You are on page 1of 12

dat

5. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm không khí.


5.1 Giải pháp chung cho vấn đề ô nhiễm môi trường không khí hiện nay.

Bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là yêu
cầu cấp thiết đặt ra với tất cá các hệ thống, chính trị các cấp, các ngành, các ngành
các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí
có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực đồng bộ các giải
pháp sau đây

 Công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường

Thực trạng môi trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý
thức con người, do nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách
nhiệm bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối
với mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường
xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân.

Tuyên truyền việc bảo vệ môi trường hiện nay ( nguồn internet)

Các hình thức của giáo dục môi trường rất đa dạng, phong phú như giáo dục theo
cá nhân, theo nhóm, theo cộng đồng; tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện
thông tin đại chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường; thực hiện các
dự án môi trường; tiến hành các hoạt động thông qua các tổ chức đoàn thể, giáo
dục trong nhà trường,…
Huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo
sự phát triển bền vững của đất nước.

 Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, thay vì dùng phương tiện cá
nhân.

Một cách thức nên áp dụng là sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Hiện
nay, việc đi xe buýt đã dễ dàng hơn nhờ các ứng dụng điện thoại. Có thể dễ dàng
biết giờ xe đến và biết các tuyến đường tiện nhất để đi lại trong thành phố.

Lợi ích khi sử dụng phương tiện công cộng ( Nguồn: nationalexpresstransit )

Nếu không tiện sử dụng xe buýt, có thể dùng chung xe với người khác. Ví dụ, khi
bạn và đồng nghiệp cần đến cùng một địa điểm, các bạn hãy đi chung xe. Việc
giảm thiểu tối đa các phương tiện giao thông cá nhân là biện pháp bảo vệ môi
trường không khí rất thiết thực.

 Hãy tắt quạt, đèn và mọi thiết bị điện khác khi đi ra ngoài.
Điều này là bởi rất nhiều nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy để tạo ra điện năng
cho mọi người sử dụng. Tại Việt Nam, nhiệt điện đóng vai trò chủ đạo trong hệ
thống điện quốc gia. Nếu tất cả mọi người cùng tiết kiệm điện, lượng điện được
tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, lượng nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy cũng
giảm xuống. Và lâu dài, chắc chắn chất lượng môi trường không khí sẽ được cải
thiện. Không chỉ giúp bảo vệ môi trường không khí, biện pháp này còn giúp tiết
kiệm chi phí cho gia đình .

 Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều giải pháp về năng lượng sạch.

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió và địa nhiệt không còn xa lạ. Tại Việt Nam,
năng lượng mặt trời hiện là năng lượng sạch được sử dụng nhiều nhất. Gia đình
nên cân nhắc sử dụng: hệ thống hòa lưới điện năng lượng mặt trời,bình nước nóng
năng lượng mặt trời, đèn năng lượng mặt trời.

Các nguồn năng lượng sạch tại Việt Nam ( nguồn : Petro times)
Đây không chỉ đơn giản là các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, mà còn là
những cách giúp ta tiết kiệm chi phí đáng kể.

 Tiết kiệm năng lượng

Ngày nay, các thiết bị điện xuất hiện ở mọi lúc và mọi nơi trong cuộc sống. Chỉ
cần thiếu đi một thiết bị, bạn có thể gặp không ít rắc rối. Trên thị trường có rất
nhiều loại thiết bị khác nhau cho bạn lựa chọn.

Bên cạnh việc cân nhắc về các tính năng của chúng, ta cũng cần cân nhắc về lượng
điện mà các thiết bị tiêu thụ. Hãy chọn các thiết bị tiêu tốn ít điện năng. Thực tế
cho thấy những thiết bị giúp tiết kiệm điện không hề có những tính năng thua kém
các thiết bị khác. Hãy xem xét danh sách các thiết bị sau đây: Điều hòa không khí,
quạt điện, tủ lạnh, bóng điện, máy bơm, bình nóng lạnh,…

Những thiết bị này được các gia đình sử dụng hàng ngày. Nếu tất cả mọi người đều
có ý thức sử dụng các thiết bị tiêu tốn ít điện năng, môi trường sẽ nhận được lợi ích
không hề nhỏ. Đây cũng là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường không
khí hữu hiệu.

 Hạn chế các hoạt động đốt cháy

Than, dầu hỏa và nhiên liệu đốt nói chung đều là những tài nguyên thiên nhiên có
hạn. Quá trình đốt than, dầu hỏa làm sản sinh ra CO2 - Một loại khí gây hiệu ứng
nhà kính. Ngoài ra, hoạt động đốt cháy cũng làm sản sinh các loại bụi mịn trong
không khí, gây ra các loại bệnh về hô hấp.

Theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế thế giới WHO, lượng bụi mịn trong không
khí ở Hà Nội và TP.HCM hiện tại đều vượt quá ngưỡng an toàn. Kiểm tra AQI
hàng ngày AQI là viết tắt của Air Quality Index, chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm
không khí trong không khí. Tra cứu dự báo ô nhiễm không khí hàng ngày của địa
phương. Bạn có thể biết khi nào chất lượng không khí trong khu vực của mình
không tốt bằng các dự báo được mã hóa bằng màu sắc. Các bản tin thời tiết trên
báo, đài và truyền hình địa phương nằm trong số các nguồn này. Các hoạt động đốt
cháy xảy ra trong nhà có thể làm giảm chất lượng không khí.

Các hoạt động đó bao gồm: đốt bếp than, đốt bếp củi, đốt lò sưởi, hút thuốc lá,…
Người dân xã Ngọc Mỹ, huyện Thanh Oai đang đốt rơm trên thửa ruộng của gia
đình.( Ảnh: Phương Nga )

Những hoạt động đốt cháy này làm tăng lượng bụi mịn trong không khí. Người
thân trong gia đình sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Hãy nghĩ cho
chính mình, gia đình và xã hội, và hạn chế các hoạt động này khi không cần thiết.

 Cây xanh giúp thanh lọc không khí cả trong và ngoài nhà.

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Hiện tượng Trái đất nóng lên, ô nhiễm về tiếng ồn, ánh sáng, khói
bụi... ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Nguyên nhân chủ
yếu là do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế cũng như chặt phá rừng, đất trống
đồi trọc, công nghệ khiến con người phải thường xuyên đối mặt với tình trạng ô
nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng càng lúc càng nặng nề của thiên tai. Vì vậy
việc trồng và bảo vệ cây xanh là giải pháp góp phần chống ô nhiễm, môi trường
không khí ở Việt Nam.
Mặc dù cây xanh có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với môi trường không khí và
tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, nhưng trên thực tế vẫn còn một số cá nhân
thiếu ý thức bảo vệ, chăm sóc và có hành vi gây hại đến sự khỏe mạnh của cây,
nhất là cây cổ thụ như: Đổ rác, phóng uế bừa bãi dưới các gốc cây, đóng đinh treo
biển quảng cáo một cách tự do hoặc đóng đinh căng dây làm trụ treo dẫn dây cáp
điện, điện thoại, làm nơi gửi xe, làm nơi đổ vật liệu xây dựng, thậm chí chặt phá,
hủy diệt cây xanh. Đó là những hành vi thiếu văn minh, sống thiếu trách nhiệm với
môi trường nói chung, cây xanh nói riêng. Chính vì thế, hiện nay một số cây không
còn gặp ngay cả ở Hà Nội như: Cây ô môi, cây gụ mật, cây đào tiêu, cây bơ, cây
phượng tím...

Lãnh đạo huyện Bình Chánh tham gia trồng cây xanh dọc rạch Cầu Suối (xã Vĩnh
Lộc B)

Nếu đang sống ở nơi đô thị chật hẹp, hãy cố gắng để nhiều chậu cây trong các
phòng và cầu thang. Nếu sống ở những không gian rộng hơn, hãy đảm bảo khuôn
viên trong trồng thật nhiều cây xanh. Bên cạnh đó, việc duy trì, chăm sóc, bảo vệ
và phát triển các quần thể cây xanh trên đường phố, đại lộ, trên các bờ sông, bờ
biển, trên đường làng, hẻm phố, các vùng xây dựng nông thôn mới chưa được quan
tâm đúng mức. Nhờ đó, không chỉ được sống trong không khí trong sạch mà còn
góp phần cải thiện chất lượng không khí nói chung.

 Qua các phương tiện thông tin đại chúng


Hướng dẫn, tổ chức để nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo
hướng tích cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi
trường. Qua các phương tiện: các cuộc hội nghị, hội thảo; tuyên truyền qua tập
huấn theo từng chuyên đề; qua các mô hình điểm; các cuộc thi tìm hiểu; qua báo,
đài truyền hình; pa-nô, áp-phích, khẩu hiệu, tờ rơi… gắn với từng nội dung, phong
trào tại mỗi thời điểm.

Ảnh minh họa: Nguồn internet

 Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào.

Tạo các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo
vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh
hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường. Cấp xã, phường, thôn xóm tổ chức về một
chủ đề cụ thể như: thói quen sử dụng nước sạch, thói quen dùng thuốc bảo vệ thực
vật, hướng dẫn trồng rừng, cải tạo môi trường nước, làm sạch đại dương... Ở đó,
người dân được tham gia và giao tiếp với nhau, họ là chủ thể của hình thức truyền
thông được thiết kế như một buổi sinh hoạt tập thể, hay với hình thức trò chơi.
Tạo một chương trình hành động dài hơi, quy mô, như: Chương trình quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới, chương trình triển khai
mô hình du lịch sinh thái, du lịch xanh… Lõi của mô hình là một mục tiêu có tính
chiến lược, đối tượng thụ hưởng trên diện rộng.
Ở tầm vĩ mô, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đều vào cuộc
thông tin, tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Ở cấp vi mô, từng địa phương,
cộng đồng có thể triển khai các hoạt động cụ thể. Các doanh nghiệp, các nhà khoa
học, hội - đoàn thể cùng tham gia từ góc độ trách nhiệm và khả năng của mình.

Đội Garyy Lee của Trường THPT Đinh Thiện Lý, Quận 7, TPHCM đạt giải Nhất cuộc thi

Ô nhiễm không khí ở TP.HCM đang là vấn đề nghiêm trọng. Để khắc phục, việc
nâng cao ý thức người dân là rất quan trọng. Chúng ta cần tăng cường các chương
trình giáo dục về môi trường, nhấn mạnh tác hại của ố nhiễm không khí và lợi ích
của việc bảo vệ môi trường

5.2 Công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra giám sát về môi trường
(thường xuyên, định kì, đột xuất); phối hợp chặt chẽ với các chuyên môn, nhất là
giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các
cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô
nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời nâng cao năng lực chuyên
môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang
bị các phương tiện kỹ thuật hiện tại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực
lượng này.
UBND tỉnh cần yêu cầu thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý
nghiêm vi phạm trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ theo quy định; xây dựng công trình bảo vệ môi trường, xử lý
chất thải; lắp đặt thiết bị quan trắc liên tục tự động và giám sát môi trường; chủ
động theo dõi, giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, nhất là các cơ sở
có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm
công nghiệp.

Theo đó, thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Đồng thời,
thanh tra đột xuất được tiến hành theo quy định khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; theo yêu cầu của việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao. Việc thanh tra đột xuất
không được công bố trước trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, Luật cũng quy
định, trừ trường hợp thanh tra đột xuất theo quy định, số lần thanh tra về bảo vệ
môi trường không quá không quá một lần trong một năm đối với tổ chức cá nhân.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường các cấp có trách nhiệm chuyển hồ sơ trường hợp có dấu hiệu tội phạm về
môi trường cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp
luật; phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm
tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức cá nhân khi có
yêu cầu. Cũng theo Luật Bảo vệ Môi trường, hoạt động kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp kiểm tra để giải quyết các thủ
tục hành chính quy định tại Luật này. Hoạt động kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi
trường bảo đảm không chồng chéo, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ bình thường của tổ chức, cá nhân; có sự phối hợp của cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm
về môi trường và các cơ quan khác có liên quan.

5.3 Công tác quy hoạch


Chú trọng công tác quy hoạch, phát triển các khu, cụm, điểm, công nghiệp, các
làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng,
toàn diện các xu thế phát triển, Quy hoạch các trạm quan trắc, kiểm soát ô nhiễm
nước, không khí… Quy hoạch các rừng phòng hộ đầu nguồn; Quy hoạch bảo tồn
đa dạng sinh học; Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý
nước thải; Quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh… từ đó có chính sách
phù hợp;tránh trường hợp quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo.
Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường sẽ giúp tạo điều kiện để nâng cao hiệu
quả của đánh giá môi trường chiến lược trong vai trò là công cụ phân tích, dự báo
những tác động đến môi trường của những quy hoạch phát triển trong quá trình lập
quy hoạch và đánh giá mức độ phù hợp của những định hướng, mục tiêu, giải pháp
phát triển với những yêu cầu về quản lý và bảo vệ môi trường nhằm mục đích để
đảm bảo phát triển bền vững. Không quá một lần trong một năm đối với một tổ
chức, nhân.

5.4 Thẩm định, đánh giá tác động môi trường

Đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo
vệ môi trường tại một cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó cơ quan chuyên môn
tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay
không các giấy phép đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch các quý hoạch, các
dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản
biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó

5.5 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.


Năm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong đó
những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạn để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà
máy, các khu công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt
chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người. Tiếp
tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình rà soát, sửa đổi các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo tính khả thi và phù hợp
với thực tiễn trong quá trình triển khai.
Cùng với đó, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng, ban hành hoặc báo cáo Thủ
tướng Chính phủ ban hành các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến hạn
chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy
sinh học tại chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; quản lý, xử lý các tấm quang
năng thải, bỏ từ các nhà máy điện mặt trời; tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng
đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường...

https://moitruong.net.vn/cong-tac-tuyen-truyen-giao-duc-voi-viec-bao-ve-moi-
truong-thuc-trang-va-giai-phap-20701.html ( 5.1)
https://sunny-eco.vn/bien-phap-bao-ve-moi-truong-khong-khi-ma-ban-nen-ap-
dung/ 5.1
https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/loi-ich-cua-viec-
trong-va-bao-ve-cay-xanh-giup-giam-thieu-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-o-viet-
nam-660141.html 5.1
https://baolangson.vn/da-dang-cac-hinh-thuc-tuyen-truyen-bao-ve-moi-truong-
1429240.html 5.1
https://kinhtevadubao.vn/hoat-dong-truyen-thong-long-ghep-bao-ve-moi-truong-
trong-thuc-hien-chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-thuc-trang-va-giai-phap-
21999.html 5.1
https://thanhtravietnam.vn/xa-hoi/thuong-xuyen-thanh-tra-kiem-tra-giam-sat-ve-
bao-ve-moi-truong-203800.html 5.2
https://binhphuoc.gov.vn/vi/bqlkkt/moi-truong/quy-dinh-ve-kiem-tra-thanh-tra-ve-
cong-tac-bao-ve-moi-truong-kiem-toan-trong-linh-vuc-moi-truong-235.html 5.2
https://accgroup.vn/quy-hoach-bao-ve-moi-truong-la-gi 5.3
https://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/52187/mot-so-van-de-quy-hoach-moi-truong-do-thi-
va-giai-phap-tich-hop-quy-hoach-moi-truong-trong-quy-hoach-do-thi.aspx 5.3
https://binhphuoc.gov.vn/vi/bqlkkt/moi-truong/quy-dinh-ve-kiem-tra-thanh-tra-ve-
cong-tac-bao-ve-moi-truong-kiem-toan-trong-linh-vuc-moi-truong-235.html 5.4
https://congthuong.vn/hoan-thien-chinh-sach-phap-luat-ve-bao-ve-moi-truong-
266351.html 5.5

You might also like