You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TẬP NHÓM

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT


Môn học: Địa lý du lịch

Giảng viên: Trần Ngọc Triết


Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Thành viên:

Họ và tên MSSV

Trần Kim Thoa K214151341

Tô Lê Hiền Uyên K214150983

Nguyễn Thị Mỹ Linh K214150972

Nguyễn Thị Hương K214152117

Võ Nguyễn Ái My K214152121
K214152129
Đinh Phương Thảo
K214150966
Trương Thị Hiền Diệu
K214150977
Hoàng Hà Phương
Mục lục
1. Cơ sở hạ tầng.....................................................................................................................................1
1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng trong du lịch......................................................................................1
1.2. Vai trò cơ sở hạ tầng trong du lịch............................................................................................1
1.3. Một số loại hình cơ sở hạ tầng cơ bản trong du lịch................................................................1
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.....................................................................................................................3
2.1. Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật.................................................................................................3
2.2. Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch..........................................................................3
2.3. Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch.....................................................................3
2.4. Một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản trong du lịch.....................................................3
2.4.1. Cơ sở lưu trú du lịch.................................................................................................................3
2.4.2. Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại.................................................................6
2.4.3. Cơ sở thể thao...........................................................................................................................8
2.4.4. Cơ sở y tế chữa bệnh.................................................................................................................9
2.4.5. Cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin văn hóa..............................................................10
2.4.6. Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác................................................................................14
1. Cơ sở hạ tầng
1.1.Khái niệm cơ sở hạ tầng trong du lịch
Cơ sở hạ tầng là một tập hợp các cơ sở và các tổ chức tạo thành cơ sở vật chất và
tổ chức để phát triển du lịch. Nó bao gồm các dịch vụ cơ bản, hệ thống đường bộ, giao
thông, lưu trú, ẩm thực, dịch vụ cho các hoạt động văn hóa và giải trí, mạng lưới cửa
hàng, dịch vụ bảo vệ du lịch và khác.

1.2.Vai trò cơ sở hạ tầng trong du lịch


Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du
lịch. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm:phát triển mạng lưới và phương tiện giao
thông, phát triển thông liên lạc,...
Ngoài ra còn có phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú; phát triển hệ thống nhà
hàng; phát triển các trung tâm mua sắm, các khu bán hàng lưu niệm, các khu vui chơi,
giải trí; phát triển các công ty kinh doanh du lịch.

1.3.Một số loại hình cơ sở hạ tầng cơ bản trong du lịch


Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch, về
phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng
đầu.
- Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định.
Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông. Một đối
tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, nhưng vẫn không thể khai
thác được khi thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông, nhât là tăng
nhanh phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng
khai thác được các nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ có thông qua mạng lưới
giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ
biến trong xã hội. Ví dụ: từ khi có đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây và
đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đã rút ngắn khoảng cách đi từ TP. HCM
đến Phan Thiết chỉ còn 2 giờ thay vì 4 giờ như trước đây.

- Mỗi loại hình giao thông có những đặc điểm riêng biệt. Giao thông đường ô tô
tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa chọn. Giao
thông đường sắt rẻ tiền, dễ dàng, tất cả mọi người đều có thể đi được, nhưng
chi theo tuyến đường sẵn có. VD: Mới đây nhất, đường sắt đô thị Cát Linh -
Hà Đông dài 13km đã chính thức vận hành tại Hà Nội. Giao thông đường
không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại, tuy nhiên giá cao. Còn giao thông
đường thuỷ, mặc dù tốc độ chậm hơn nhưng có thể kết hợp với việc tham

1
quan giải trí dọc theo lộ trình trên sông hoặc ven biển. Có nhiều cảng biển
phục vụ cho giao thông đường thuỷ ví dụ: cảng HP, Cát Lái, ĐN,…

- Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế. Ngoài ra, còn có các
phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Nhiều phương tiện vận chuyển riêng
cho du lịch được sản xuất để sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch (ô tô du
lịch, tàu thuỷ chở khách du lịch, máy bay, cáp treo...). Chúng được tách ra như
một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch. Ngay các phương tiện giao thông dùng
cho du khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này (thí dụ, các tàu du
lịch có dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long).

- Mạng lưới và phương tiện giao thông trên thế giới không ngừng được hoàn
thiện. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, mạng lưới đường ô tô,
đường sắt ngày càng vươn xa và mở rộng khắp nơi. Mạng lưới đường hàng
không dày đặc. Tất cả điều đó làm giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian
nghỉ ngơi và du lịch. Vd: Với mạng lưới tương đối rộng lớn và phủ rộng hầu
khắp các địa điểm trong thành phố cùng với giá vé rẻ và tiết kiệm, xe buýt có
nhiều ưu điểm để du khách lựa chọn sử dụng. Ngày nay nhiều tuyến đường đã
được mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là đường cao
tốc. Ví dụ: từ HCM đến Vũng tàu.
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du
lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho khách du lịch trong nước và quốc
tế. Thông tin là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội được thoả
mãn bằng nhiều loại hình truyền tin khác nhau.VD: trang web, sđt, email, mạng xã hội,
địa chỉ văn phòng, ứng dụng di động.
Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải
phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển
các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu trong
nước và quốc tế. Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại nói chung cũng như trong du
lịch nói riêng không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc. Nhờ các tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phong phú và hiện
đại. Các hệ thống cáp ngầm xuyên biển, vệ tinh thông tin, các hệ thống máy vi tính và
điện báo, điện thoại, internet ngày càng được sử dụng phổ biến và trở thành một phần
không thể thiếu của cuộc sống. Các hệ thống thông tin hiện đại cho phép truyền và nhận
thông tin, hình ảnh ở bất cứ nơi nào trên Trái Đất.
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công trình
cấp điện, nước mà sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi giải trí của
khách. VD: nhà máy thủy điện như Sơn La, sông Đà, nhà máy nhiệt điện như Vĩnh Tân 2,
Nghi Sơn, các hệ thống xử lý nước và các vườn quốc gia và công viên. Như vậy, cơ sở
hạ tầng là tiền đề và trở thành đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.
VD: Để phát triển được du lịch làng nghề cần đầu tư ban đầu vào cơ sở hạ tầng của khu

2
vực như đường giao thông đến làng nghề, đường nội bộ, khu đón tiếp, nhà trưng bày sản
phẩm - quy trình sản xuất, nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, hệ thống xử lý rác, nước
thải, hệ thống điện, nước,...
Video về việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong du lịch của một số thành phố:
https://vtv.vn/video/nhip-song-mien-trung-thua-thien-hue-dau-tu-co-so-ha-tang-thuc-day-
phat-trien-du-lich-324509.htm
https://www.youtube.com/watch?v=tp5fiYhbu04
2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật
2.1. Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm các phương tiện vật chất tham gia vào
việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách
du lịch.

2.2. Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch


Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh
được thực hiện. Mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có
một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Nói một cách khác, để có thể tiến hành
khai thác được các tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
tương ứng. Hệ thống này vừa đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch, đồng
thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó. Một quốc gia, một doanh
nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt. Do
đó, có thể nói rằng, trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện,
đồng thời cũng là thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước.

2.3. Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch


- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng
- Thời gian hao mòn thành phần chính của hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật du
lịch tương đối lâu.
- Một số thành phần của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được sử dụng
không cân đối.

2.4. Một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản trong du lịch
2.4.1. Cơ sở lưu trú du lịch
Theo điều 3, khoản 12, Luật Du lịch Việt Nam (2017) thì "Cơ sở lưu trú
du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch".
Các cơ sở lưu trú bao gồm “khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu
thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi
cắm trại du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch khác ” (điều 48, mục 3, chương IV,
Luật Du lịch Việt Nam 2017):
3
- Khách sạn (Hotel) là cơ sở lưu trú có quy mô từ mười buồng ngủ trở lên,
đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ
khách lưu trú và sử dụng dịch vụ (Thông tư số 88/TT- BVHTTDL).
Các khách sạn được phân chia thành 2 loại: khách sạn không được xếp
hạng và khách sạn được xếp hạng. Việc xếp hạng khách sạn từ 1 sao đến 5 sao là
dựa trên các tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm: vị trí và kiến trúc, trang thiết bị và
tiện nghi phục vụ; các dịch vụ và mức độ phục vụ; trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của người quản lý và nhân viên phục vụ; vệ sinh.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu du khách, loại hình khách sạn truyền thống
mặc dù vẫn rất được ưa chuộng tuy nhiên cũng không thể ngăn cản sự ra đời của
những loại hình khách sạn mới, tiện lợi và phù hợp với từng điểm đến cũng như
yêu cầu phục vụ của du khách. Như đã nêu ở trên có rất nhiều loại khách sạn, với
mỗi loại khách sạn đó sẽ phù hợp với từng đối tượng khách và mục đích khác
nhau. Trong đó có thể kể đến:
+ Khách sạn bên đường (Motel) là khách sạn được xây dựng gần đường
giao thông, kiến trúc thấp tầng (thường là 1 tầng) phục vụ khách du lịch đi bằng
xe ô tô riêng, gắn với cơ sở cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương
tiện, vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ du khách.
+ Khách sạn nổi (Floating hotel) là khách sạn di chuyển hoặc neo đậu trên
mặt nước (sông, cảng biển,...). Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy các khách sạn
dạng này ở khu vực Vịnh Hạ Long hay các thành phố vùng biển với quy mô nhỏ
hơn.
+ Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel) là khách sạn được xây dựng độc
lập thành từng khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch ở khu
vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành phục vụ nhu cầu nghỉ
dưỡng, giải trí của khách du lịch.
+ Khách sạn thương mại (Commercial hotel) là khách sạn được xây dựng
tại các đô thị, thành phố phục vụ chủ yếu khách thương gia, khách công vụ và
khách tham quan du lịch.
- Biệt thự du lịch (Tourist villa) là biệt thự được xây dựng thấp tầng, có
sân vườn, có cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi và dịch vụ cần thiết phục vụ
khách du lịch.
- Căn hộ du lịch (Tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị tiện nghi
cho khách du lịch thuê, tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Nhiều căn hộ du lịch
được xây dựng trong cùng một khối nhà hoặc nhiều khối nhà liền kề được gọi là
khu căn hộ du lịch.
- Tàu thủy lưu trú du lịch (tourist boat) là phương tiện vận tải thuỷ nội địa
có phòng ngủ hoặc buồng ngủ, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết
bị và dịch vụ cần thiết phục vụ lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch (Tourist guesthouse) là cơ sở lưu trú du lịch có trang
thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch, nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp
hạng, có quy mô dưới 15 phòng.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) là nhà dân có trang
thiết bị cần thiết phục vụ lưu trú cho khách du lịch thuê, do người trong gia đình
phục vụ.

4
- Bãi cắm trại du lịch (Tourist camping) là khu vực có diện tích đủ rộng,
được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật và dịch vụ cần thiết (lều, trại) phục vụ khách du lịch cắm trại
(thường là học sinh, sinh viên, thanh niên).
- Các loại hình lưu trú khác mà phổ biến hơn cả là Bungalow. Đó là nhà 1
tầng, vật liệu chủ yếu bằng gỗ hay vật liệu nhẹ (thường có ở vùng núi hoặc ven
biển), có thể bố trí đơn lẻ hay thành dãy, cụm trong làng du lịch, tại khu khách sạn
nghỉ dưỡng, bãi cắm trại du lịch..., nội thất không sang trọng nhưng đầy đủ, chủ
yếu phục vụ du lịch gia đình.
Trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch thì khách sạn đóng vai trò quan trọng
và mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất. Chính vì vậy trong kinh doanh lưu trú du
lịch, kinh doanh khách sạn chiếm vị trí hàng đầu.
Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch ngày càng được đầu tư, đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của lượng khách du lịch ngày
càng tăng. Năm 1990, cả nước mới có 350 cơ sở lưu trú du lịch với 16.700 buồng
thì đến năm 2019 cả nước đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng.
Như vậy, sau 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ
thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam đã tăng 85 lần về số
lượng cơ sở lưu trú du lịch và tăng 39 lần về số lượng buồng.
Biểu đồ: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, giai đoạn 1990 - 2019

Nguồn: Tổng cục Du lịch


Qua quá trình tích lũy trong nhiều năm và những nỗ lực vượt bậc trong
những năm gần đây, đến nay hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam đã vươn
tầm phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, giai đoạn 2015-2019, du
lịch Việt Nam chứng kiến sự phát triển sôi động của thị trường với sự ra đời hàng
loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, hiện đại nhờ sự tham gia của nhiều tập

5
đoàn lớn, các nhà đầu tư chiến lược như Sun Group, Vingroup, FLC, BIM,
BRG…
Tính đến hết năm 2019, có 484 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5
sao trên toàn quốc với hơn 100.000 buồng. Ở một số điểm du lịch như Đà Nẵng,
Hội An, Nha Trang, Phú Quốc,... đã xuất hiện những khu nghỉ dưỡng sang trọng
đẳng cấp hàng đầu thế giới, là điểm đến của những người nổi tiếng có nhu cầu trải
nghiệm sản phẩm độc đáo, chất lượng cao. Cùng với đó là xu hướng hình thành
các tổ hợp/quần thể nghỉ dưỡng, giải trí quy mô lớn cung cấp hoàn chỉnh các dịch
vụ cho khách từ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí, tham quan... nhằm kéo dài thời gian lưu
trú và chi tiêu của khách.
Bên cạnh đó, các hình thức lưu trú du lịch khác cũng được mở rộng, đáng
chú ý là loại hình lưu trú kết nối qua airbnb, homestay, boutique hotel, mô hình
timeshare... Dấu ấn về công nghệ số hiện hữu ngày càng rõ nét trong lĩnh vực
kinh doanh lưu trú với xu hướng gia tăng đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử,
công nghệ thông minh được áp dụng trong quản lý và cung cấp tiện ích phục vụ
khách tại cơ sở lưu trú.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn đọng trong mảng cơ sở lưu trú du
lịch:
- Vấn đề môi trường: Việc phát triển nóng ngành du lịch và dịch vụ lưu trú
đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Tại nhiều địa điểm du lịch đã
xuất hiện các chất thải rắn, rác thải, nước thải chưa được xử lý triệt để, ô nhiễm
không khí, nước, tiếng ồn, thay đổi cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống của
sinh vật. Nước thải chưa qua xử lý tại một số các cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch
đang xả trực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ. Sự
xung đột về lợi ích kinh tế căng thẳng giữa các chủ thể kinh tế và ngành kết hợp
với tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới nhiều tài nguyên du lịch
bị tàn phá, dẫn đến những nguy cơ như xói mòn đường bờ biển, làm suy thoái hệ
sinh thái rừng và biển đảo. Những vấn đề trên đã làm môi trường xuống cấp, gây
ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.
- Vấn đề nhân sự: Thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là lao động chất
lượng cao hoạt động trong ngành dịch vụ lưu trú đang là bài toán khó giải quyết
với các doanh nghiệp. Lực lượng lao động trực tiếp khối cơ sở lưu trú du lịch
đang thiếu hụt rất lớn khi chỉ đáp ứng hơn 70% nhu cầu với công suất trung bình
dưới 50%, định mức chưa tới 0.6 lao động/buồng. Tại các cơ sở lưu trú du lịch đạt
đủ tiêu chuẩn, hiện mức trung bình chỉ khoảng 0.4 lao động/buồng, đặc biệt còn
có tình trạng thiếu hụt nhân sự vào thời gian cao điểm như nghỉ lễ, Tết, cuối tuần.
Sự mất cân đối nhân lực theo vùng/miền như vậy đã khiến nhiều khu vực tăng
trưởng nóng về khách du lịch tuy nhiên chất lượng dịch vụ lại thấp hơn hẳn khu
vực khác và không đạt được sự ổn định. Giải thích cho khó khăn này, đại dịch
Covid - 19 đã khiến hàng loạt các khách sạn trên toàn quốc đóng cửa vì không có
khách, nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch gặp vô vàn khó khăn. Nhiều
người đã thất nghiệp, rời bỏ nghề, tạm nghỉ việc hoặc chật vật chuyển sang hoạt
động trong lĩnh vực khác để duy trì cuộc sống. Tình trạng này dẫn đến việc thất
thoát nhân lực trầm trọng đối với lĩnh vực du lịch. Dịch COVID-19 không chỉ ảnh
hưởng đến nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp, mà còn tác động rất lớn đến công
tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch. Điều này cũng có nghĩa

6
trong vài năm tới, số lượng lao động bổ sung mới cho ngành du lịch sẽ bị thiếu
hụt.

2.4.2. Mạng lưới cửa hàng ăn uống, dịch vụ thương mại


Đây là một bộ phận trong cơ cấu cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch.
Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu về ăn uống, mua sắm hàng hoá của khách
du lịch (trong nước cũng như quốc tế) bằng việc bán các mặt hàng đặc trưng cho
du lịch, hàng thực phẩm và các hàng hoá khác.
Do khách du lịch đông, lại từ nhiều nơi đến nên nhu cầu về ăn uống và
hàng hoá của họ rất phong phú, đa dạng, tùy theo đặc điểm tiêu dùng như tính
truyền thống, tính dân tộc,... Từ đó cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trên
cũng đa dạng, từ cửa hàng ăn uống (restaurant và bar), cửa hàng thực phẩm, rau
quả, cửa hàng bán đồ lưu niệm đến các cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch,
bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay nội tệ). Các cửa hàng có thể bố trí trong
khách sạn, tại khu du lịch hoặc ở đầu mối giao thông.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch
Khái niệm: là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch
Tiêu chuẩn cấp biểu hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch như sau:
 Vị trí dễ tiếp cận, có quầy bar;
 Đủ điều kiện phục vụ tối thiểu năm mươi khách; có trang thiết bị phù hợp
đối với từng loại món ăn, đồ uống; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
 Có thực đơn, đơn giá và bán đúng giá ghi trong thực đơn;
 Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
 Bếp thông thoáng, có trang thiết bị chất lượng tốt để bảo quản và chế biến
thực phẩm;
 Nhân viên mặc đồng phục phù hợp với từng vị trí công việc, đeo phù hiệu
trên áo;
 Có phòng vệ sinh riêng cho khách;
 Thực hiện niêm yết giá và chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Việt Nam có hơn 300.000 nhà hàng và quán cà phê. Mạng lưới cửa hàng
ăn uống ở Việt Nam đa dạng và phong phú, từ các quán ăn đường phố đến nhà
hàng cao cấp, cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn. Hội nhập quốc tế thúc
đẩy các cơ sở vật chất của ngành du lịch phát triển, cùng với sự phát triển của hệ
thống cơ sở lưu trú, lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống liên tục phát
triển. Nhiều cửa hàng ở Việt Nam có giá cả phải chăng, phù hợp với người dân
địa phương cũng như du khách. Việt Nam nổi tiếng với sự đa dạng của ẩm thực từ
các vùng miền khác nhau. Mạng lưới cửa hàng ăn uống cung cấp một loạt các
món ăn từ mọi miền đất nước, từ món phở truyền thống, bánh mì, bún chả Hà
Nội, mì Quảng, cơm hến, bún bò Huế cho đến cơm tấm, bánh tráng trộn,... hay
những thức uống quen thuộc của người Việt Nam như cà phê, nước mía, cà phê
trứng… Điều này không chỉ thú vị cho người dân địa phương mà còn thu hút sự
quan tâm của du khách quốc tế. Cửa hàng cà phê địa phương như "Cộng Cà Phê"
đã trở thành một biểu tượng của văn hóa cà phê tại Việt Nam, thu hút cả du khách
nước ngoài và người dân địa phương với không gian đẹp và menu đa dạng. Tháng
6/2023, cẩm nang ẩm thực nổi tiếng thế giới Michelin Guide đã gắn sao cho 4 nhà

7
hàng Việt Nam, trong đó có 3 nhà hàng tại Hà Nội và 1 nhà hàng tại TP.HCM.
Đánh giá về giá trị ẩm thực trong phát triển du lịch, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc
gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho rằng: Việc Michelin Guide gắn sao cho 4
nhà hàng đã tạo ra thương hiệu cho du lịch ẩm thực Việt Nam thu hút du khách
quốc tế lựa chọn nước ta làm điểm đến.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như việc sử
dụng nhiều hộp xốp, cốc, ống hút, thìa bằng nhựa; túi nilon không phân hủy ở một
số cơ sở ăn uống có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Hay vẫn còn tồn tại một số
cửa hàng có vấn đề về vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Ví
dụ như vụ việc tháng 9/2023, đã có gần 150 người bị ngộ độc thực phẩm tại bánh
mì Phượng Hội An. Vì vật, cần có các chính sách để hạn chế việc ô nhiễm môi
trường cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều nơi có tình trạng chặt
chém khách du lịch cả khách du lịch nội địa cũng như khách du lịch quốc tế.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch:
Tiêu chuẩn cấp biểu hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch như sau:
 Hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo chất lượng; không bán hàng
giả, hàng không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện
niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; có túi đựng hàng hóa cho khách
bằng chất liệu thân thiện với môi trường; có trách nhiệm đổi, nhận lại hoặc
bồi hoàn cho khách đối với hàng hóa không đúng chất lượng cam kết;
 Nhân viên mặc đồng phục, đeo phù hiệu tên trên áo; thái độ phục vụ tận
tình, vui vẻ, chu đáo, không nài ép khách mua hàng hóa; có nghiệp vụ và
kỹ năng bán hàng; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất gây
nghiện;
 Cửa hàng có vị trí dễ tiếp cận; diện tích tối thiểu năm mươi mét vuông;
trang trí mặt tiền, trưng bày hàng hóa hài hòa, hợp lý; có hệ thống chiếu
sáng cửa hàng và khu vực trưng bày hàng hóa; có hộp thư hoặc sổ góp ý
của khách đặt ở nơi thuận tiện; có nơi thử đồ cho khách đối với hàng hóa
là quần áo; có phòng vệ sinh;
 Chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Các cơ sở kinh đoanhịch vụ mua sắm như cửa hàng bán đồ lưu niệm, các
cửa hàng bán đồ chuyên dùng cho du lịch, bán hàng tiêu dùng (bằng ngoại tệ hay
nội tệ) không chỉ giúp du khách lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ từ chuyến đi mà
còn thúc đẩy nền văn hóa du lịch. Đồ lưu niệm thường mang trong mình những
giá trị văn hóa và truyền thống đặc trưng của địa phương, giúp du khách hiểu rõ
hơn về đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên ở một số nơi, các đồ lưu
niệm, đồ dùng chưa được đa dạng về sản phẩm, mẫu mã, chất lượng sản phẩm
không đảm bảo. Các điểm kinh doanh hàng lưu niệm rải rác, thiếu tập trung, gây
khó khăn cho du khách trong việc tìm kiếm, đặc biệt đối với khách quốc tế. Ngoài
ra, giá các mặt hàng lưu niệm cũng thường có sự phân biệt giữa khách quốc tế và
khách nội địa.

2.4.3. Cơ sở thể thao

8
Là một bộ phận của cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch, giúp tăng hiệu quả sử
dụng của khách sạn, khu nghỉ ngơi và làm phong phú thêm các loại hình hoạt
động du lịch.
Các cơ sở thể thao gồm có các công trình thể thao, các phòng thể thao hay
trung tâm thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho mỗi loại
( bể bơi, cầu trượt nước, cho thuê xe ô tô,..
Ví dụ: Với tổng diện tích 1,680m2, trung tâm thể dục thể thao của khách
sạn Lotte Hà Nội bao gồm: phòng gym, phòng tập yoga, đường tập golf trong
nhà, phòng tắm hơi, bể sục jacuzzi, sân bóng rổ, đường dạo bộ, và đặc biệt là bể
bơi ngoài trời cung cấp cho khách những tiện nghi phong phú ngay tại khách sạn.

( Phòng gym )

(Bể bơi Ngoài trời)

9
2.4.4. Cơ sở y tế chữa bệnh
Mục đích: phục vụ du lịch chữa bệnh và cung cấp dịch vụ bổ sung tại các điểm du
lịch.
Cơ sở vật chất-kỹ thuật ở đây bao gồm các trung tâm chữa bệnh ( bằng nước
khoáng, ánh nắng mặt trời, bùn, các món ăn kiêng…), các phòng y tế với các
trang thiết bị trong đó ( phòng tắm hơi, massage, …)
Ví dụ: Nằm giữa lòng thành phố Bảo Lộc, Tea Resort cung cấp nhiều dịch vụ
như: Tea House – Khu vực trà đạo, Tea Resort Restaurant, Oolong Villa, Tắm
bùn, Tắm bể bơi, Spa & Massage,… đem lại cho du khách một chuyến du lịch
nghỉ dưỡng đáng nhớ và thư giãn nhất.

( Tắm thảo dược & xông hơi tại Tea Resort )

2.4.5. Cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin văn hóa
Các cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin văn hóa là một bộ phận trong cơ
cấu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nhằm mục đích giúp cho khách vui chơi, giải
trí, mở rộng kiến thức văn hóa xã hội, tạo điều kiện giao tiếp, quảng bá về truyền
thông, thành tựu văn hóa của các dân tộc. Chúng bao gồm cơ sở vui chơi giải trí,
cũng như các trung tâm văn hóa, thông tin, phòng chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ,
phòng triển lãm và có thể được bố trí hoặc trong khách sạn, hoặc hoạt động một
cách độc lập tại các trung tâm du lịch.
Hoạt động văn hóa thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu
nghị, hội hóa trang, đêm ca nhạc, tuần lễ biển, buổi gặp gỡ trao đổi giữa những
khách du lịch có cùng một nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham quan viện bảo
tàng,... Các cơ sở này có ý nghĩa nhất định đối với quá trình phục vụ du lịch.
Chúng giúp cho khách du lịch có thể kéo dài thời gian lưu trú hoặc sử dụng thời
gian một cách hợp lý, làm cho họ cảm thấy thoải mái trong chuyến đi du lịch.
Tại Việt Nam, các cơ sở này phát triển nhanh chóng và được du khách đón nhận
tích cực, đã được đầu tư phát triển tại nhiều thành phố lớn, các địa bàn trọng điểm
về du lịch như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…song vẫn
còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập tồn tại, những vấn đề này nếu
không được khắc phục sẽ gây khó khăn cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Cụ thể
Phát triển nhanh chóng

10
Không chỉ còn là những trải nghiệm xa xỉ như cách đây một thập kỷ, nay các
công viên chủ đề tầm cỡ quốc tế ngay tại Việt Nam đã trở thành một trải nghiệm
khá phổ thông, với mức giá thấp hơn và các trò vui cũng hấp dẫn không kém. Từ
Sa Pa, Hạ Long, Đà Nẵng, cho đến Phú Quốc…., có thể nói, chính các công viên
chủ đề đã từng bước mang thế giới về Việt Nam và góp phần đưa du lịch Việt
Nam ghi danh trên bản đồ thế giới. Cụ thể, các công viên mang thương hiệu Sun
World đều là thành viên của Hiệp hội các công viên giải trí và du lịch quốc tế
IAAPA, và liên tục đón nhận các giải thưởng quốc tế danh giá.
Chẳng hạn, Sun World Ba Na Hills tại Đà Nẵng với những hệ thống cáp treo đạt
nhiều kỷ lục Guinness từng được World Travel Awards vinh danh “Khu du lịch
biểu tượng hàng đầu thế giới 2021”, “Công viên chủ đề hàng đầu châu Á 2021”,
và sở hữu Cầu Vàng – “Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới 2021”.
Bên cạnh đó, Vingroup cũng mạnh tay đầu tư để tổ chức các nhạc hội hoành tráng
và mời những nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế đến biểu diễn tại các khu resort của họ. Có
thể kể đến như đại nhạc hội 8Wonder cùng Charlie Puth tại VinWonders Nha
Trang và Maroon5 tại GrandWonder Phú Quốc. Những đại nhạc hội này đều gây
ấn tượng bởi sân khấu hoành tráng, hệ thống âm thanh ánh sáng tiêu chuẩn quốc
tế và dàn khách mời quốc tế cũng như trong nước ấn tượng.
Giá cả cạnh tranh
Đi chơi công viên giải trí tầm cỡ thế giới, vốn dĩ giá vé chưa bao giờ rẻ và hình
ảnh hàng dài người chờ đợi cả tiếng để vui chơi không lạ. Để có thể tham quan 7
vùng đất trong Walt Disney Hong Kong mức giá vé phải trả là 639 HK$ (tương
đương 1.890.000 đồng). Tất nhiên, du khách sẽ không có đủ sức trong một ngày
để có thể chơi quá 6-7 trò chơi và “tiêu” hết số tiền vé đã chi trả.
Trong khi đó, ở Việt Nam, với mức giá giao động từ 600.000 đến hơn 800.000
đồng, các công viên giải trí đã mở ra một thế giới trải nghiệm bất tận. Tuy nhiên,
với số lượng khách không quá lớn, thời gian chờ đợi của du khách chủ yếu là khi
mua vé vào cổng hay xếp hàng lên cáp treo ở các Sun World, còn thời gian chờ
tới lượt chơi game, theo nhiều du khách và đại diện các công viên cho biết thì chỉ
khoảng hơn 10 phút.
Tương tự, tại Sun World Ba Na Hills, 825.000 đồng là mức phí phải trả để du
khách được thoải mái trải nghiệm tất cả các hạng mục vui chơi giải trí tại đây như
khu hơn 100 trò chơi tại khu vui chơi trong nhà Fantasy Park, xem phim tại rạp
chiếu phim Airship ở Lâu đài Mặt Trăng, hay thưởng thức show diễn hoành tráng
và đậm tính nghệ thuật “Trận chiến tại Vương quốc Mặt Trăng” quy tụ hàng trăm
diễn viên quốc tế.
Tăng cường trải nghiệm du lịch tiện ích
Các cơ sở vui chơi giải trí như công viên, khu vui chơi, rạp chiếu phim, và trung
tâm văn hóa cung cấp trải nghiệm giải trí độc đáo và thú vị cho du khách, giúp họ
tạo ra những kỷ niệm không quên trong chuyến đi của mình.

11
Với tiêu chí một điểm đến đa dịch vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách là
đến ít điểm, nhưng mỗi điểm sẽ sử dụng, trải nghiệm tối đa các dịch vụ, các tổ
hợp vui chơi, giải trí như vậy tại Hạ Long đã xuất hiện ngày càng nhiều, với đa
dạng các loại dịch vụ phục vụ ăn uống, check-in, biểu diễn ca nhạc, khu vui chơi,
trải nghiệm workshop nghệ thuật…Sun World Hạ Long (phường Bãi Cháy, TP
Hạ Long) - tổ hợp công viên vui chơi giải trí mang đẳng cấp quốc tế, bao gồm 2
khu vực chính: Tổ hợp vui chơi ven biển và tổ hợp vui chơi trên đỉnh Ba Đèo -
được kết nối với nhau bởi hệ thống cáp treo độc đáo. Trong đó, tổ hợp vui chơi
ven biển nằm trên bờ biển Bãi Cháy xinh đẹp với nhiều hạng mục giải trí hấp dẫn
như công viên Rồng - thế giới trò chơi mạo hiểm; công viên nước. Cáp treo vượt
biển dài 2km sẽ đưa du khách đến với tổ hợp vui chơi Ba Đèo - quần thể các điểm
du ngoạn và các hoạt động giải trí kỳ thú, như vườn Nhật, khu trò chơi trong nhà
Lâu đài huyền bí, vòng quay Sun Wheel… Cùng với đó, hệ thống nhà hàng tại
Sun World Hạ Long phong phú từ đặc sản địa phương đến những hương vị ẩm
thực quốc tế, đáp ứng đầy đủ khẩu vị đa dạng của quý du khách.
Giới thiệu, bảo tồn di sản và thúc đẩy giao lưu văn hóa
Các cơ sở vui chơi giải trí và hoạt động thông tin văn hóa tại Việt Nam không chỉ
đóng vai trò trong việc giới thiệu và bảo tồn di sản văn hóa mà còn thúc đẩy giao
lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương. Thông qua việc trưng bày
và giới thiệu về di sản văn hóa của đất nước, từ các bảo tàng đến các buổi biểu
diễn nghệ thuật, du khách không chỉ có cơ hội hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa
của Việt Nam mà còn được tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa. Giao
lưu văn hóa giữa du khách và cộng đồng địa phương không chỉ là cơ hội để trao
đổi và chia sẻ về văn hóa, truyền thống và lối sống mà còn tạo ra một môi trường
giao tiếp và kết nối sâu sắc. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng
giữa các nền văn hóa, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và xây dựng cầu nối
gắn kết giữa du khách và địa phương. Các cơ sở tiêu biểu có thể kể đến như bảo
tàng áo dài Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, Nhà Hát Múa Rối Thăng
Long….
Bên cạnh những điểm tích cực đó, các cơ sở vui chơi giải trí, hoạt động thông tin
văn hóa của nước ta còn nhiều hạn chế, cụ thể
Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn
Bên cạnh những khu vui chơi đẳng cấp quốc tế như Vinpearl hay Sunworld được
các tập đoàn tư nhân đầu tư khủng, thì những công trình giải trí công như công
viên Nghĩa Đô, công viên Thống Nhất ở Hà Nội có tình trạng xuống cấp trầm
trọng, các thiết bị gần như ko thể hoạt động

12
Các rạp phim quốc gia hay những sân khấu như nhà hát lớn, sân khấu kịch TP.
HCM cũng chịu chung số phận khi bị hư hại nặng nề, có thể gây nguy hiểm cho
nghệ sĩ biểu diễn

Pháp lý và quản lý
Pháp lý và quản lý cũng là yếu tố cản trở sự phát triển của những cơ sở vui chơi
giải trí, hoạt động thông tin văn hóa. Ví dụ điển hình là quy định về kinh doanh
dịch vụ giả trí đêm còn nhiều hạn chế. Cụ thể, theo quy định tại Điều 36 Quy chế
hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo

13
Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6-11-2009 của Chính phủ, thì: Tổ chức, cá
nhân tổ chức hoạt động văn hóa, các hình thức vui chơi giải trí không thuộc các
lĩnh vực: Kinh doanh vũ trường; kinh doanh karaoke; hoạt động kinh doanh trò
chơi điện tử tại nơi công cộng nhằm mục đích kinh doanh hoặc không nhằm mục
đích kinh doanh không được hoạt động quá 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng. Các quy
định về phát triển kinh tế đêm còn khá hạn chế và chỉ phổ biến ở các thành phố
lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng,... Từ đó làm cho du lịch đêm tại Việt Nam
phần nào bị kìm hãm.

2.4.6. Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác


Các cơ sở này là điều kiện bổ sung, giúp cho khách sử dụng hiệu quả hơn thời
gian du lịch, tạo thêm sự thuận tiện khi họ lưu trú tại điểm du lịch.
Các dịch vụ bổ sung bao gồm trạm xăng dầu, trạm cấp cứu (ở biển hoặc núi),
xưởng sửa chữa dụng cụ thể thao, hiệu cắt tóc, giặt là, tiệm thẩm mỹ, cửa hàng
dịch vụ về anh,...
Tại các điểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính đồng bộ của hệ thống dịch vụ
du lịch. Chính các dịch vụ này trong hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật có ý nghĩa
quan trọng trong việc tạo ra và thực hiện toàn bộ sản phẩm du lịch. Chúng tồn tại
một cách độc lập nhưng đồng thời lại có mối quan hệ khăng khít với nhau, góp
phần nâng cao tính đồng bộ, tính hấp dẫn của du lịch
Hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hay lưu trú đều tích hợp các dịch vụ
này, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào giá thành mà khách hàng đã bỏ ra.

14

You might also like