You are on page 1of 6

ĐÔ THỊ DU LỊCH

I MỞ ĐẦU
II NỘI DUNG
1, Khái niệm:
Khoản 6 Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định: “Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển
du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.”
Tại Luật Quy hoạch đô thị giải thích: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ
cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành
chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội
của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của
thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.” (Khoản 1 Điều 3)
Tổng kết lại có thể hiểu đô thị du lịch chính là khu vực tập trung dân cư sinh sống, là trung
tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và có lợi thế du lịch, hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực du lịch, cũng như việc du lịch có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của đô thị đó.
2, Điều kiện công nhận khu đô thị du lịch:
* Đáp ứng các quy định về đô thị theo quy định của pháp luật.
Đô thị du lịch xuất phát hình thành từ đô thị. Đô thị đã được thành lập theo quy định của
pháp luật, hoạt động ổn định, phải đáp ứng các điều kiện về dân số, khu vực địa lý, tình hình
kinh tế, xã hội, chính trị,….

* Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc khu vực liền kề với ranh giới đô
thị.

Tài nguyên du lịch ở đây chính là những nét hấp dẫn của đô thị du lịch. Các tài nguyên du
lịch này có thể là tài nguyên tự nhiên hay tài nguyên nhân tạo hoặc có thể là các sự kiện có
sức hấp dẫn đến với du khách. Các tài nguyên du lịch này chính là những điểm hấp dẫn du
lịch. Các điểm hấp dẫn trong đô thị du lịch là đặc trưng của một khu vực trở thành một nơi,
một điểm hoặc một tiêu điểm của các hoạt động du lịch. Các khu vực chứa đựng tài nguyên
du lịch được thiết lập để thu hút khách du lịch hoặc khách tham quan từ thị trường du lịch và
cư dân địa phương. Các khu vực này cung cấp sự tiêu khiển, giải trí và các cách thức để khách
sử dụng thời gian rỗi của du khách và cung cấp các tiện nghi và dịch vụ ở mức độ phù hợp
nhằm đáp ứng và chăm sóc sở thích, nhu cầu và cầu của khách thăm…. Các điểm hấp dẫn có
xu hướng là các đơn vị lẻ, các vị trí độc lập hoặc được xác định rõ ràng là các khu vực địa lý
có phạm vi nhỏ, tức trong phạm vi đô thị. Các điểm hấp dẫn, tài nguyên du lịch có mối quan
hệ chặt chẽ với điểm đến, các tiện nghi và dịch vụ hổ trợ, các hoạt động bổ sung ở điểm đến
du lịch. Các điểm hấp dẫn du lịch, tài nguyên du lịch trong đô thị du lịch có thể kể đến như:
các điểm hấp dẫn gắn với đặc điểm của môi trường tự nhiên; các tòa nhà, công trình và điểm
xây dựng nhân tạo được thiết kế nhằm mục đích thờ cúng, tôn giáo mà không phải thu hút
khách nhưng hiện tại đang hấp dẫn một lượng khách thăm đáng kể; hoặc các tòa nhà, công
trình và điểm xây dựng được thiết kế nhằm mục đích thu hút khách như các công viên chủ đề
và các sự kiện đặc biệt. Các điểm hấp dẫn du lịch. tài nguyên du lịch thực sự là phần không
thể thiếu đồng thời là cơ sở để tồn tại và phát triển của đô thị du lịch.

* Có đường giao thông thuận tiện đến các khu du lịch, điểm du lịch;
Hệ thống giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận điểm đến của các thị
trường khách du lịch và cũng là nhân tố tạo nên sự thành công của các đô thị du lịch. Nếu
những đô thị du lịch được phát triển hệ thống giao thông với việc sử dụng đa dạng các loại
phương tiện thì sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thị trường khách du lịch và đô thị đó.
Khách du lịch sẽ cảm thấy thuận tiện và dễ dàng hơn khi đi du lịch tại đó. Ngoài ra việc cung
cấp các dịch vụ vận chuyển và giao thông địa phương phục vụ tham quan hoặc chuyên chở
khách đến các cơ sở lưu trú cũng rất quan trọng. Nó cũng góp phần tạo nên sự tiện nghi, hấp
dẫn và thú vị đối với du khách. Sự sáng tạo trong việc phát triển các dịch vụ vận chuyển tại
điểm đến như: đi cáp treo, xe điện để ngắm phong cảnh, đi xe ngựa, cưỡi voi, xe buýt hai
chiều cho khách bộ hành,.. làm cho điểm đến du lịch càng thêm thu hút khách. Hiện nay một
số nơi cần đầu tư hợp lý cho hệ thống giao thông đi lại tạo điều kiện để phát triển đô thị du
lịch.

* Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch;

Cơ sở hạ tầng chủ yếu là các cơ sở lưu trú, ăn uống. Những dịch vụ này không chỉ cung
cấp nơi ăn, chốn nghỉ mang tính vật chất mà còn tạo cảm giác chung về sự đón tiếp nồng
nhiệt và ấn tượng khó quên về các món ăn hoặc đặc sản của địa phương.Khi thực hiện qui
hoạch phát triển các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ của khách, ngoài việc tính đến sự đa dạng
còn phải xem xét qui mô, sức chứa có thể phục vụ nhu cầu của thị trường khách đến nhằm tạo
ra sự sẵn sàng đón tiếp, an tâm cho khách du lịch. Một đô thị du lịch có nhiều điểm hấp dẫn
nhưng nếu dịch vụ ăn nghỉ không đảm bảo thì chắc chắn không thể khai thác khách tốt được.
Những cơ sở lưu trú, ăn uống được đầu tư, xây dựng gắn với giá trị tài nguyên du lịch và tạo
điều kiện thuận tiện cho việc tham quan du lịch của khách.Bên cạnh đó cũng cần quan tâm
đến các trung tâm thương mại bán lẻ, y tế, ngân hàng, nơi đổi tiền,… và các dịch vụ về an
toàn, bảo hiểm để phục vụ du khách. Các cơ sở này thường nằm gần các điểm hấp dẫn chính
của điểm đến nhằm thuận tiện cho khách khi sử dụng.

* Có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, tiện nghi đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
do cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
khách du lịch trong nước và quốc tế.

Việc cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ sẽ tạo cảm giác hài lòng cho khách du lịch ở tất cả
các điểm du lịch trong đô thị du lịch. Bởi khi du lịch trong đô thị du lịch, du khách không chỉ
đến một địa điểm du lịch trong đô thị mà còn đến các địa điểm khác nhau. Nếu chỉ một địa
điểm du lịch có cơ sở vật chất, kỹ thuật tiện nghi đạt tiêu chuẩn mà các cơ sở khác lại không
đạt chuẩn, sẽ gây ra sự không hài lòng về các điểm du lịch đó, dẫn đến giảm khả năng phát
triển du lịch đồng đều giữa các điểm đến du lịch. Do vậy, cần phải có sự đồng bộ, hài hòa
giữa cơ sở ở các điểm đến khác nhau.

3, Đặc điểm của đô thị du lịch:


*Đặc điểm đô thị du lịch được thể hiện khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Về
cơ bản, đô thị du lịch có một số đặc điểm nổi bật sau:
- Du lịch đô thị chỉ được diễn ra trong không gian đô thị.
- Không phải đô thị nào cũng được định hướng phát triển trở thành du lịch đô thị.
- Du lịch đô thị vận động không ngừng, dễ dàng nắm bắt những xu hướng mới trong phát triển
đô thị và du lịch, thể hiện sự gắn kết giữa phát triển du lịch và bản quy hoạch phát triển thành
phố.
- Sự phát triển của du lịch đô thị có kết hợp của các hoạt động thương mại và văn hóa trong
khu vực.
- Đô thị vừa là nơi sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vừa là khu vực cung cấp hệ thống dịch vụ
du lịch chất lượng cao
*Trong khuôn khổ điểm đến của đô thị có số lượng, tính đa dạng và quy mô đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển du lịch đô thị. So với các yếu tố tự nhiên, các yếu tố di sản văn hóa
và dân cư được đánh giá là quan trọng hơn trong phát triển đô thị.
- Du lịch đô thị là một trong những hoạt động kinh tế thuộc thành phố, đô thị. Chính vì thế, nó
cũng cạnh tranh với một số ngành công nghiệp khác về nguồn lực như: đất đai, nguồn lao
động,...
- Phát triển du lịch nhằm hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế khác tại khu vực.
- Du lịch đô thị phát triển giúp nâng cao chất lượng sống người dân tại địa phương.
- Khả năng kết hợp sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin hiện có để triển khai kế hoạch
phát triển thành phố thông minh có tính cạnh tranh, giá trị bền vững và tiếp cận với nhiều tệp
khách hàng hơn.
- Tính hợp cư là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với mục đích thăm thân
cũng rất nhiều giá trị tiềm năng, đây cùng là một trong những đặc điểm của người dân ở khu
đô thị.
- Thị trường khách đô thị du lịch thường khá đa dạng với những người có chuyên môn cao
nên sẽ các yếu tố thu hút sẽ tập trung vào các di sản văn hóa của thành phố.
4, Phân loại đô thị du lịch:
Đô thị du lịch ở Việt Nam có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như
vị trí địa lý, quy mô, tiềm năng du lịch, hoặc các yếu tố văn hóa lịch sử, bao gồm:
*Phân loại theo quy mô:
- Đô thị du lịch quốc gia:
• Là các thành phố hoặc khu vực du lịch quy mô lớn, có nhiều điểm đến du lịch quan trọng và
thu hút lượng lớn du khách từ cả trong nước và quốc tế.
• Ví dụ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- Đô thị du lịch vùng:
• Là các thành phố hoặc khu vực du lịch quy mô vừa và nhỏ, có điểm đến du lịch độc đáo và
thu hút du khách trong và ngoài khu vực đó.
• Ví dụ: Đà Lạt, Ninh thuận
* Theo loại hình du lịch:
- Đô thị du lịch văn hóa: Các thành phố có di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo và nhiều bảo
tàng, lễ hội, triển lãm văn hóa.
• Đặc điểm: Những thành phố này có di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo và nhiều bảo tàng, lễ
hội, triển lãm văn hóa. Chúng thường là điểm đến cho những người quan tâm đến lịch sử,
nghệ thuật và văn hóa.
• Ví dụ: Hà Nội, thành phố thủ đô của Việt Nam, là một điểm đến du lịch quan trọng. Hà Nội
có nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cổ, phố cổ và ẩm thực độc đáo. Du khách có thể khám phá
các di tích lịch sử, thưởng thức ẩm thực địa phương và tham gia vào các lễ hội truyền thống.
- Đô thị du lịch biển: Các thành phố nằm ven biển, có bãi biển đẹp và cung cấp các hoạt động
nghỉ dưỡng và thể thao nước.
• Đặc điểm: Những thành phố nằm ven biển, có bãi biển đẹp và cung cấp các hoạt động nghỉ
dưỡng và thể thao nước. Du khách thường tới đây để tận hưởng nắng, biển và các hoạt động
liên quan đến nước.
• Ví dụ: Nha Trang, Đà Nẵng và Phú Quốc là ba thành phố nghỉ dưỡng biển phổ biến ở Việt
Nam. Với bãi biển tuyệt đẹp, khí hậu ôn hòa và các khu nghỉ dưỡng sang trọng, các thành phố
này thu hút du khách đến thư giãn, tắm biển và tham gia vào các hoạt động thể thao nước.
-Đô thị du lịch lịch sử: Các thành phố có di tích lịch sử quan trọng và kiến trúc cổ
• Những thành phố này có di tích lịch sử quan trọng và kiến trúc cổ. Du khách thường tới đây
để khám phá và hiểu về quá khứ lịch sử của một khu vực hoặc một quốc gia.
• Các thành phố như Huế, Hà Nội, Hội An và Thăng Long-Hà Nội được UNESCO công nhận
là di sản thế giới, với các di tích lịch sử, cung điện, đền đài và quần thể kiến trúc đáng ngạc
nhiên.
* Theo đặc điểm địa lý:
- Đô thị du lịch núi: Các thành phố nằm trong khu vực núi, có khí hậu mát mẻ và cung cấp các
hoạt động dã ngoại núi.
• Đô thị du lịch núi là những đô thị nằm trong khu vực núi, nổi tiếng với cảnh quan núi non
hùng vĩ và hoạt động leo núi. Những đô thị này thu hút du khách bằng việc cung cấp cảnh
quan thiên nhiên đẹp và các hoạt động liên quan đến núi.
• Các thành phố như Đà Lạt, Đà Nẵng, Tam Đảo và Sa Pa nằm ở vùng núi cao có khí hậu mát
mẻ và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Du khách có thể tham gia leo núi, đi bộ, thăm các
vườn hoa, hồ, thác nước và tận hưởng không gian yên tĩnh.
5, Vai trò của đô thị du lịch:
Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, phát triển du lịch. Đô thị du lịch có vai trò quan trọng
trong thúc đẩy phát triển nền kinh tế, văn hóa và xã hội của khu đô thị đó. Bởi việc phát triển
du lịch cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Là đòn bẩy để
phát triển các nghành nghề kinh doanh, dịch vụ phụ trợ và là tiền đề giúp tạo nên sự bứt phá
cho ngành du lịch. Tạo công ăn việc làm, đào tạo phát triển kĩ năng, đóng góp quan trọng vào
công tác an sinh xã hội và phát triển cộng đồng bền vững. Vừa là nguồn tài nguyên để phát
triển sản phẩm du lịch vừa cung cấp hệ thống dịch vụ cho khách du lịch thụ hưởng những sản
phẩm du lịch đó. Chất lượng và số lượng của các yếu tố trong du lịch đô thị là những nhân tố
trong việc xác định sự thành công của du lịch.
6, Thực trạng đô thị du lịch:
Tại các đô thị du lịch, thị trường khách du lịch quốc tế biến động theo từng năm, vài năm sau
Covid-19 trở lại đây đã thu hút được lượng lớn đông đảo khách nước ngoài đổ về. Đây cũng
có thể coi là thành tựu từ kết quả đổi mới nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước mà ngành
du lịch đã khai thác.Đồng thời, lượng khách nội địa cũng tăng đáng kể sau thời kì dịch bệch
nhờ vào những chính sách đổi mới, sáng tạo những tour, địa điểm du lịch như tour đêm Hà
Nội. Vài năm trở lại đây để thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, nhóm nhạc Hàn
Quốc BlackPink có chuyến lưu diễn 2 ngày tại Hà Nội đã thu lại tổng lượng khách du lịch đến
Hà Nội khoảng hơn 170.000 lượt, trong đó khách du lịch quốc tế đạt hơn 30.000 lượt, khách
du lịch nội địa hơn 140.000 lượt khiến cho các dịch vụ nhà hàng, khách sạn không còn phòng.
Tuy nhiên các đô thị ở Việt Nam như Sa Pa, Hạ Long, Hội An... cho thấy sự gia tăng lượng
khách đến các đô thị trong mùa du lịch, đã gây nên những áp lực không nhỏ đến hạ tầng đô
thị, nhất là hệ thống xử lý chất thải, trong khi năng lực thu gom và xử lý chất thải ở phần lớn
các đô thị Việt Nam còn nhiều hạn chế. Sự gia tăng về lượng khách cũng gây áp lực đối với
hệ thống giao thông đô thị vốn đã quá tải do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhất là ở các
thành phố lớn. Bên cạnh đó, sự phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí để đáp
ứng nhu cầu khách du lịch tại các đô thị còn dẫn đến xâm lấn không gian sống với người dân
địa phương, khiến quỹ đất thu hẹp, giá bất động sản tăng cao... Cùng với đó là sự gia tăng giá
cả sinh hoạt, gia tăng các vấn đề xã hội gây tác động tiêu cực đến các di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể ở đô thị. Mâu thuẫn phát sinh giữa việc tăng số lượng khách tại các đô thị, nhất
là ở những đô thị có lịch sử lâu đời với việc bảo tồn các giá trị vốn có ngày càng trở nên trầm
trọng hơn. Đây là thực trạng mà hầu hết các đô thị du lịch trên thế giới đều phải đối mặt và
tìm cách giải quyết thông qua xây dựng các cơ chế, giải pháp chia sẻ linh hoạt, phù hợp với
từng điạ bàn, bảo đảm du lịch tại các đô thị phát triển bền vững hơn.
7, Khó khăn trong phát triển du lịch:
-Các yếu tố tác động đến đô thị du lịch
Chính sách đối với phát triển đô thị nói chung và đô thị du lịch nói riêng, theo đó ngoài các
quy định chung về đô thị cần có những quy định mang tính đặc thù của du lịch trong phát
triển đô thị. Ví dụ, tỷ lệ hợp lý đối với không gian “xanh” để tạo cảnh quan du lịch; tỷ lệ hợp
lý các công trình dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, khu vui chơi giải trí,… đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch; tỷ lệ hợp lý về hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển
công cộng phục vụ yêu cầu đi lại tham quan của khách du lịch; v.v. Đặc biệt cần có hệ thống
giao thống kết nối giữa đô thị du lịch với các điểm tham quan, vui chơi giải trí du lịch ở vùng
phụ cận.
Năng lực quản lý của chính quyền đô thị, theo đó ngoài yêu cầu về trình độ quản lý đô thị, đội
ngũ cán bộ quản lý đô thị còn phải có được hiểu biết về du lịch, hiểu biết về tương tác giữa
hoạt động phát triển đô thị với môi trường và các hệ sinh thái xung quanh để qua đó có được
phương thức quản lý phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch là ngành kinh tế chủ lực của
đô thị.
Nguồn nhân lực du lịch, theo đó với tư cách là một ngành kinh tế dịch vụ, nguồn nhân lực du
lịch cần được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng vì đây là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh
hưởng đến mức độ hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ du lịch. Điều này còn trở nên có ý nghĩa
khi nguồn nhân lực du lịch là điều kiện đầu tiên mà các nhà đầu tư sẽ xem xét khi quyết định
đầu tư phát triển điểm đến du lịch .Ví dụ: theo thống kê, ngành du lịch của Việt Nam ta đang
thiếu trầm trọng nhân lực có chuyên môn cao về ngoại ngữ. Bởi các trường đào tạo mũi nhọn
về Du lịch chưa thể quốc tế hóa chương trình giảng dạy, dẫn đến số lương sinh viên ra trường
có trình độ ngoại ngữ không đủ để đáp ứng thời kì hội nhập quốc tế hiện nay của ngành Du
lịch.
Môi trường du lịch, theo đó nếu như bản thân đô thị là nơi môi trường tự nhiên luôn chịu áp
lực lớn bởi sự tập trung dân cư và cũng là nơi phát sinh nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến
môi trường xã hội thì đối với đô thị du lịch áp lực này sẽ lớn hơn nhiều do có sự gia tăng du
khách, đặc biệt vào mùa du lịch. Nếu môi trường du lịch không được đảm bảo thì sự phát
triển du lịch sẽ không thể được đảm bảo và phát triển du lịch sẽ không tương xứng với vai trò
của mình trong phát triển kinh tế – xã hội đô thị. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc đô thị du
lịch sẽ mất dần chức năng du lịch khi môi trường du lịch xuống cấp. Ví dụ: Theo Sở VH-TT
Hà Nội, trong số gần 6.000 di tích thì có hơn 2.000 di tích xuống cấp các hạng mục chính và
hơn 200 di tích trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng bởi thời gian và đồng thời tiếp nhận
lượng khách lớn nhưng không có chính sách bảo tồn, tu bổ thích hợp.
Khả năng thích ứng của đô thị với ảnh hưởng của môi trường xung quanh như: thiên tai, lũ
lụt, hạn hán, ô nhiễm, biến đổi khí hậu..... Gần đây có thể lấy ví dụ Hà Nội đô thị du lịch thu
hút nhiều du khách đến thăm nay đã có những dấu hiệu của ô nhiễm không khí cảnh báo gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động phát triển và cải tạo đô thị du lịch thủ đô.
8, Giải phát phát triển bền vững đô thị du lịch:
Phát triển du lịch bền vững tại các đô thị hiện đang là mối quan tâm hàng đầu và cũng là
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn ngành Du lịch, bởi nguồn thu to lớn mà du lịch đô thị
mang lại, cũng như nhằm đáp ứng xu hướng du lịch bền vững tất yếu tại nước ta và trên thế
giới.Theo Phó Cục trưởng Phạm Văn Thủy, phát triển du lịch đô thị thời gian qua đã bộc lộ
một số vấn đề đáng lưu ý, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững như: gia tăng sức ép đến môi
trường, giao thông tại các khu, điểm du lịch, nhất là vào mùa cao điểm; quy hoạch cảnh quan
đô thị có thể bị phá vỡ bởi các dự án xây dựng hạ tầng du lịch; và một số vấn đề xã hội khác.
Đồng tình, TS Trương Sỹ Vinh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cũng
nhận định: Thực tế phát triển du lịch tại các đô thị ở Việt Nam như Sa Pa, Hạ Long, Hội An...
cho thấy sự gia tăng lượng khách đến các đô thị, nhất là vào mùa cao điểm, góp phần gây nên
những áp lực không nhỏ đến hạ tầng đô thị.Bên cạnh các vấn đề giao thông, môi trường, sự
phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí để đáp ứng nhu cầu khách du lịch tại
các đô thị đã dẫn đến xâm lấn không gian sống với người dân địa phương, quỹ đất thu hẹp,
giá bất động sản tăng cao…Trong thập kỷ hiện tại, ngành Du lịch Việt Nam định hướng thực
sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng vẫn phải bảo đảm phát triển du lịch bền vững và
bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu
phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2030. Trong đó, các sản phẩm du lịch đô thị vẫn là một trong những hướng ưu tiên chính. Để
hiện thực hoá các quan điểm, mục tiêu trên, các chuyên gia cho rằng cần phải tìm kiếm những
giải pháp mới, sáng tạo hơn, linh hoạt và phù hợp hơn. Đặc biệt, cần quan tâm đến chính sách
đối với phát triển đô thị mang tính đặc thù cho du lịch; phát triển năng lực quản lý của chính
quyền đô thị theo hướng xanh và thông minh; tăng cường khả năng đáp ứng của hạ tầng đô
thị, môi trường, nguồn nhân lực,…
III KẾT THÚC:
1, Tài liệu tham khảo:

You might also like