You are on page 1of 46

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT

VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH


I. KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH
VÀ KHÁCH DU LỊCH

1. Du lịch
- Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều
mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm
việc làm và trong thời gian đó phải tiêu tiền mà
họ đã kiếm được
- Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những
mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn
nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh
du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa
phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách
du lịch
* Mối quan hệ giữa 4 chủ thể trong du lịch

Du khách Nhà cung ứng dịch vụ du lịch

Chính quyền địa phương


Dân cư sở tại
nơi đón khách du lịch
* Chức năng cơ bản của du lịch
- Chức năng văn hóa
- Chức năng xã hội
- Chức năng kinh tế
- Chức năng chính trị
- Chức năng sinh thái
2. Khách du lịch
- Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình trên 24h và nghỉ qua
đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại
trừ mục đich kiếm tiền
- Vậy để trở thành một khách du lịch, con người
phải hội tụ các điều kiện sau:
+ Có thời gian rỗi
+ Có khả năng thanh toán
+ Có nhu cầu cần được thỏa mãn
+ Có sức khỏe để thực hiện chuyến đi
* Phân biệt khách du lịch
và khách tham quan
Khách du lịch Khách tham quan

Khoảng cách Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên

Thời gian Trên 24 giờ và không quá 1 năm Dưới 24 giờ (không lưu lại qua đêm)

Mục đích Nghỉ ngơi, giải trí…ngoại trừ kiếm tiền


* Phân loại
• Khách du lịch quốc tế (International Tourist)
- Trên đường đi thăm một hoặc một số nước, khác
với nước mà họ cư trú thường xuyên;
- Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng
hoặc nghỉ ngơi không quá thời gian 3 tháng;
- Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao
tại nước đến;
- Sau khi kết thúc đợt tham quan phải rời khỏi nước
đến tham quan để về nước nơi cư trú của mình
hoặc đi đến một nước khác.
- Khách du lịch quốc tế gồm:
+ Inbound Tourist: Là người nước ngoài và người
của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác
vào quốc gia đó đi du lịch
+ Outbound Tourist: Là công dân của một quốc
gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia
đó đi ra nước ngoài du lịch
Những trường hợp nào sau đây được xem là
khách du lịch quốc tế?
- Đi tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế, các đại
hội thể thao….
- Những người đi sang nước khác để hành nghề,
những người tham gia vào các hoạt động kinh
doanh ở các nước đến
- Những người đi ký kết hợp đồng, tìm hiểu thị
trường….
- Những người nhập cư, du học sinh….
• Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist)
- Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách
du lịch quốc tế ở chỗ nơi đến của họ cũng
chính là nước mà họ cư trú thường xuyên
- Khách du lịch nội địa được qui định khác nhau
ở các nước khác nhau:
+ những người đi cách nơi ở thường xuyên
ít nhất 80km
+ những người đi cách nơi ở thường xuyên
tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng
+ những người đi cách nơi ở thường xuyên
40km
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN KHÁC

1. Tài nguyên du lịch (Tourism resources)


Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di
tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng
tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
(Luật du lịch Việt Nam 2005)
2. Điểm du lịch (places of interest)
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn
- Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu 100.000 lượt khách du
lịch một năm
- Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch và các dịch vụ
khác đáp ứng yêu cầu của khách du lịch
- Đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, vệ
sinh môi trường theo quy định của pháp luật
3. Khu du lịch (Tourist area)
Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu
thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy
hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
đang dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả
về kinh tế - xã hội và môi trường
* Phân biệt khu du lịch địa phương
và khu du lịch quốc gia
Khu du lịch địa phương Khu du lịch quốc gia

Có diện tích tối thiểu là 200 hecta Có diện tích tối thiểu là 1000 hecta

Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu
100.000 lượt khách du lịch/năm 1.000.000 lượt khách du lịch/năm

Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Do Thủ tướng Chính phủ quyết định công
công nhận nhận
4. Tuyến du lịch (Tour itinerary)
Là lộ trình kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ
sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy,
đường hàng không tạo thành một lộ trình đi du
lịch nhất định.
Tuyến du lịch quốc gia Tuyến du lịch địa phương

Nối các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong
có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với phạm vi địa phương
các cửa khẩu quốc tế

Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch
dọc theo tuyến
5. Đô thị du lịch (Tourist city)
Là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch
có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị
* Các đô thị du lịch ở Việt Nam
Đô thị du lịch Thuộc
1. Sapa a. Lào Cai
2. Đồ sơn b. Hải Phòng
3. Hạ Long c. Quảng Ninh
4. Sầm Sơn d. Thanh Hóa
5. Cửa Lò e. Nghệ An
6. Huế f. Thừa Thiên Huế
7. Đà Nẵng J. Thành phố Đà Nẵng
8. Hội An h. Quảng Nam
9. Nha Trang i. Khánh Hòa
10. Phan Thiết g. Bình Thuận
11. Đà Lạt k. Lâm Đồng
12. Vũng Tàu l. Bà Rịa Vũng Tàu
6. Trung tâm du lịch (Tourist center)
- Là hạt nhân của vùng du lịch;
- Có nguồn tài nguyên du lịch tương đối dồi dào
và được khai thác ở mức độ cao;
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tương đối đầy
đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để phục
vụ và lưu khách lại một thời gian dài
* Một số trung tâm du lịch nổi tiếng
ở Việt Nam
7. Vùng du lịch
Bao gồm một tập hợp các hệ thống lãnh thổ
du lịch thuộc mọi cấp có quan hệ với nhau và
các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt
động của các hệ thống lãnh thổ du lịch
* 7 vùng du lịch Việt Nam
- Vùng trung du miền núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh và thành
phố)
- Vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông
Bắc (gồm 11 tỉnh và thành phố)
- Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh và thành phố)
- Vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ (8 tỉnh và thành
phố)
- Vùng du lịch Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh và thành phố)
- Vùng du lịch Đông Nam Bộ (6 tỉnh và thành phố)
- Vùng du lịch Tây Nam Bộ (13 tỉnh và thành phố)
8. Chương trình du lịch (tour program)
Là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương
trình được định trước cho chuyến đi của khách
du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi
9. Hướng dẫn viên du lịch (tour guide)
- Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp (tour
guide): là những người hướng dẫn đoàn khách
thực hiện chương trình tham quan du lịch của
một hãng, công ty cụ thể nào đó (Hướng dẫn viên
du lịch suốt tuyến)
- Hướng dẫn viên tại điểm (on site guide): là
người hướng dẫn du khách thực hiện chuyến tour
trong một vài giờ ở các công trình nổi bật
- Hướng dẫn viên thành phố (city guide): là
người hướng dẫn khách thực hiện chuyến tham
quan thành phố trên phương tiện di chuyển
(Hướng dẫn viên du lịch địa phương)
- Hướng dẫn viên công tác (Step – on guide): là
những người am hiểu kiến thức chuyên ngành,
nắm được tuyến điểm tham quan du lịch được
thuê theo hợp đồng
* Lưu ý
- Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho
khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa
- Hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho
khách du lịch nội địa là người Việt Nam và không
được hướng dẫn cho khách du lịch là người
nước ngoài
10. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Là các đơn vị cung cấp các chương trình du
lịch cho khách du lịch bằng cách kết nối các tài
nguyên du lịch, các dịch vụ du lịch và sắp xếp
thành sản phẩm du lịch nhất định
* Phân loại
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
(International travel agency) là những công ty
chuyên về xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho
khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam hoặc đưa
khách du lịch ra nước ngoài
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
(Domestic travel agency) là đơn vị phục vụ khách
du lịch nội địa và không được kinh doanh lữ
hành quốc tế
11. Dịch vụ du lịch (travel service)
Là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông
tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch
12. Kinh doanh du lịch
- Là kinh doanh các tài nguyên du lịch đã được
tổ chức thành các chương trình du lịch cụ thể
bán cho khách hàng
- Kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn,
kinh doanh vận chuyển du lịch, kinh doanh thông
tin du lịch….
13. Cơ sở lưu trú du lịch (lodging)
Là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp
các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó
khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu
* Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm

- Khách sạn (hotel): có quy mô từ 10 buồng ngủ


trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách
lưu trú và sử dụng dịch vụ
+ Khách sạn thành phố (city hotel): được xây
dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách
thương gia, khách công vụ, khách tham quan du
lịch
+ Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) là khách
sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần
thể các biệt thự, căn hộ, bungalow ở khu vực có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu
nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du
lịch
+ Khách sạn nổi (floating hotel) là khách sạn di
chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước
+ Khách sạn bên đường (motel): là khách sạn
được xây dựng gần đường giao thông, gắn với
việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa
phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ
cần thiết phục vụ khách du lịch
- Làng du lịch (tourist village) là cơ sở lưu trú du
lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại
cơ sở lưu trú khác như căn hộ, bungalow, bãi
cắm trại được xây dựng ở nơi có tài nguyên du
lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống
dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy ba, cửa hàng
mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các
tiện ích khách phục vụ khách du lịch
- Biệt thự du lịch (tourist villa) là biệt thự có
trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê,
có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
- Căn hộ du lịch (tourist apartment) là căn hộ có
trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê,
có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú
- Bãi cắm trại du lịch (tourist camping) là khu vực
đất được được quy hoạch ở nơi có cảnh quan
thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ
khách cắm trại
- Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở
lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần
thiết phục vụ khách du lịch nhưng không đạt
tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
(homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu
hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê
lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho
khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ
khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà
14. Sản phẩm du lịch (tourism products)
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
trong chuyến đi du lịch
15. Marketing du lịch (the marketing of tourism)
Là toàn bộ hoạt động tiếp thị, quảng cáo
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong
ngành du lịch
16. Du lịch bền vững
Là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du
khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những
khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
tương lai

You might also like