You are on page 1of 7

9/27/2023

Chương 6
CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN
TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI

1. Rửa tiền
• Rửa tiền” là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hành
vi cố gắng che giấu tiền có được thông qua các hành
vi phạm tội.
• Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống rửa tiền
2012, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm
hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà
có.

Nguồn gốc của “tiền bẩn”


• Buôn lậu, mua bán vũ khí, ma túy, các hàng hóa bị
cấm
• Tiền đánh bạc
• Tống tiền
• Trộm cắp
• Tham nhũng, hối lộ

1
9/27/2023

GIAI ĐOẠN RỬA TIỀN


• Giai đoạn sắp xếp (placement): tội phạm tìm cách đưa
các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội vào hệ
thống tài chính để chuẩn bị thực hiện bước tiếp theo.
• Giai đoạn phân tán (layering): các khoản tiền đã được
đưa vào hệ thống tài chính sẽ được chuyển đổi qua lại
giữa các tài khoản ngân hàng, các quốc gia, đầu tư dự
án, mua bán qua lại... nhằm che giấu nguồn gốc của tài
sản.
• Giai đoạn quy tụ (integration): các khoản tiền chính
thức nhập vào nền kinh tế hợp pháp và có thể sử dụng
cho tất cả các mục đích

QUY TRÌNH RỬA TIỀN

Rủi ro đối với ngân hàng khi liên


quan đến rửa tiền
• Rủi ro danh tiếng – một ngân hàng tham gia vào
một giao dịch rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố sẽ bị
thiệt hại về danh tiếng.
• Rủi ro pháp lý – các hình phạt cho các vi phạm liên
quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố có thể bao
gồm phạt tiền và phạt tù.

2
9/27/2023

Khung hình phạt tội rửa tiền


đối với pháp nhân thương mại
• Phạt tiền từ 01 – 05 tỷ đồng nếu số tiền dưới 200
triệu VND
• Phạt tiền từ 05 – 10 tỷ đồng nếu phạm tội có tổ chức
và số tiền từ 200 – 500 triệu VND
• Phạt tiền từ 10 – 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt
động từ 01 – 03 năm nếu số tiền trên 500 triệu VND

Lưu ý: Người chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt tù từ 6


tháng đến 3 năm

Các quốc gia có rủi ro rửa tiền cao nhất

Các tổ chức quốc tế


• Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF)
• Nhóm Wolfsberg
• Cơ quan tình báo các nước

3
9/27/2023

Nguồn luật về phòng, chống rửa tiền


 Quốc tế
• Công ước Viên năm 1988
• Công ước 141 về tội phạm rửa tiền;
• Công ước Palermo năm 2000
• 40+9 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài
chính về chống rửa tiền quốc tế (FATF)
 Việt Nam
• Luật phòng chống rửa tiền 2012

2. TÀI TRỢ KHỦNG BỐ


• Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền,
tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá
nhân khủng bố.

Luật về phòng chống tài trợ khủng


bố
• Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
• Nghị định số 122/2013/NĐ-CP của Chính phủ

4
9/27/2023

Các thủ đoạn rửa tiền và tài trợ


khủng bố
• Ghi hóa đơn cao hơn
• Ghi giá trị hóa đơn thấp hơn
• Xuất nhiều hóa đơn
• Giao hàng thiếu
• Giao hàng thừa
• Cố tình che giấu loại hàng
• Không giao hàng

Phân biệt rửa tiền và tài trợ khủng bố

Rửa tiền Tài trợ khủng bố

Giống nhau Đều là các loại hình tội phạm tài chính

Khác nhau Nguồn gốc của tiền là bất Nguồn gốc của tiền
hợp pháp. Mục đích của có thể là hợp pháp
rửa tiền là biến những hoặc bất hợp pháp.
đồng tiền bất hợp pháp Mục đích sử dụng
này thành tiền sạch của tiền là bất hợp
pháp

3. Gian lận thương mại


• Gian lận thương mại là hành vi dối trá, sử dụng
mánh khóe, lừa đảo trong lĩnh vực thương
mại nhằm mục đích thu lợi bất chính.
• Chủ thể của gian lận thương mại là người mua,
người bán hoặc cả người mua và người bán.

5
9/27/2023

Các hành vi gian lận thương mại


• Trốn thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước;
• Sản xuất và buôn bán hàng giả, Đầu cơ, thao túng
thị trường chứng khoán,…
• Hành vi vi phạm của các doanh nghiệp chủ yếu là
kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng đầu ra của các
hàng hóa hoặc dịch vụ do mình kinh doanh;
• Xác định không chính xác mức giảm trừ cho bản
thân và giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu
nhập cá nhân.

Tác động của gian lận thương mại

• Kìm hãm sự phát triển của sản xuất.


• Gây thất thu ngân sách.
• Ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh.
• Làm mất lòng tin của người tiêu dùng.
• Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

Xử phạt đối với hành vi gian lận


thương mại
• Xử lý vi phạm hành chính:
 Cá nhân: phạt tiền lên tới 200 triệu VND
 Tổ chức: phạt lên tới 400 triệu VND

• Xử lý hình sự
 Tội buôn bán hàng cấm: tù từ 1 đến 15 năm
 Tội trốn thuế: tù từ 3 tháng đến 7 năm
 Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm: tù từ 1 đến 7
năm

6
9/27/2023

You might also like