You are on page 1of 32

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, mua bán người đang là mối hiểm hoạ lớn cho toàn
xã hội, đe doạ đến sự an ninh, an toàn của con người trên nhiều phương diện, tước
đoạt quyền tự do và quyền con người, đe doạ đến sức khoẻ nhân loại toàn cầu. Đồng
thời dịch bệnh COVID khiến cho hoạt động mua bán người xảy ra nhiều hơn. Trong
lịch sử phòng chống buôn bán người và quốc tế đã có nhiều văn bản pháp lý quy định
về vấn đề này như: Công ước về chống buôn bán nô lệ năm 1926, Công ước New
York 1949 về đấu tranh chống buôn bán phụ nữ và bóc lột mại dâm, Công ước bổ
sung về loại trừ nạn buôn bán nô lệ và buôn bán sức lao động năm 1956 tại Giơnevơ.
Tuy nhiên, chưa có văn bản nào đề cập một cách toàn diện đến tệ nạn buôn bán người
để có thể coi là cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh có hiệu quả với nạn buôn bán người
này. Tháng 12 năm 2000, Ủy ban Liên hiệp quốc đã thông qua Công ước về đấu tranh
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cùng với 2 Nghị định thư bổ sung cho
Công ước. Một trong số đó là Nghị định thư về chống buôn bán người năm 2000 lần
đầu tiên đưa ra khái niệm về “buôn bán người” và được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình mở cửa giao lưu và hội
nhập quốc tế đã góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, nhưng cũng đồng thời kéo theo
những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên
quốc gia một trong số đó là tội phạm mua bán người. Tình hình tội phạm mua bán
người ở nước ta gần đây đang diễn biến ngày càng phức tạp; thủ đoạn hoạt động ngày
càng tinh vi, xảo quyệt và tính chất các vụ việc ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhiều
trường hợp có tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia. Đáng chú ý là đã xuất hiện
một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện tư, dẫn
đến nạn nhân bị tử vong. Để đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán người, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong đó có đề cập đến vấn đề đấu
tranh phòng chống tội phạm mua bán người. Các văn bản này đã tạo dựng một khung
pháp lý quan trọng làm cơ sở cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán
người. Mặc dù đã có những quy định về hành vi mua bán người ở Điều 150 Bộ luật
hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hiện nay, tội mua bán người là tội phạm
mang tính quốc tế với những thủ đoạn tinh vi và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng,
gần đây xuất hiện tội phạm mua bán người có tính chất xuyên quốc gia. Mua bán
người không chỉ gây ra những tác hại nặng nề đối với bản thân các nạn nhân và gia
đình họ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển

Page 1
chung của đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm rõ những đặc điểm của hành vi
mua bán người quy định trong pháp luật hình sự Việt Nam, chỉ ra những bất cập qua
thực tế áp dụng nhằm đề ra giải pháp để hoàn thiện quy định về mua bán người là rất
cần thiết. Đó là lý do người viết chọn đề tài “Tội mua bán người – lý luận và thực tiễn
áp dụng”.

2. Phạm vi nghiên cứu

Với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán người, hiện nay có rất
nhiều công trình nghiên cứu khoa học về mua bán người. Dưới góc độ là một luận,
người viết tiếp cận nghiên cứu và phân tích những quy định của pháp luật hình sự quy
định về hành vi này. Trên cơ sở nêu những bất cập qua thực tế áp dụng và tìm ra giải
pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo sự ổn định về chính trị quốc gia, nâng cao
hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Qua đề tài có thể lột tả rõ bản chất nguy hiểm của tội phạm mua bán người, tính
cần thiết khi nghiên cứu đề tài này trong thời kì COVID19. Thông qua việc nghiên cứu
để làm rõ những tính chất về nội dung của quy định về mua bán người và phân tích
những bất cập trong thực tiễn áp dụng. Tìm ra phương hướng hoàn thiện những quy
định của pháp luật hình sự về mua bán người, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp phân
tích luật viết như: diễn dịch, quy nạp để phân tích các quy định của pháp luật. Ngoài
ra, còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê toán học, đối
chiếu với thực tiễn áp dụng qua đó đưa ra những bất cập nhằm tìm ra những giải pháp
để hoàn thiện các quy định của pháp luật.

5. Bố cục đề tài

Bố cục đề tài bao gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN


NGƯỜI

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
MUA BÁN NGƯỜI

Page 2
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MUA BÁN NGƯỜI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI TRONG THỜI KÌ
COVID 19

Page 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN
NGƯỜI

1.1. Khái quát chung về mua bán người

1.1.1. Mua bán người là gì?

Trong những năm gần đây, mua bán người đã trở thành một vấn nạn của toàn
cầu và diễn biến ngày càng phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong
công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em. Chúng ta
đã tăng cường phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là hợp tác với các nước
láng giềng, các nước trong khu vực để triển khai nhiều hoạt động liên quan đến phòng,
chống mua bán người. Không giống như Việt nam thuật ngữ được quốc tế sử dụng để
chỉ hành vi mua bán người là “buôn bán người”. Theo Nghị định thư về phòng ngừa,
trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em năm 2000
(Nghị định thư Palermo) quy định: “Buôn bán người có nghĩa là việc mua bán, vận
chuyển, chuyển giao, chứa chấp hoặc nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách
sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt
hay lạm quyền lực hoặc hoàn cảnh dễ bị tổn thương, hay bằng việc đưa hay nhận
tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người để kiểm soát những người
khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm người khác hoặc các
hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô
lệ hoặc những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy đi các bộ phận cơ thể” 1. Sự
đồng ý của nạn nhân với sự bóc lột sẽ không có ý nghĩa nếu như một trong các thủ
đoạn được nêu trên được sử dụng. Việc tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa
chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột cũng bị coi là “buôn bán người”
ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào được
nêu trên. Hành vi bóc lột được hiểu là bóc lột vì mục đích mại dâm hoặc các hành vi
bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những
hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hay lấy bộ phận cơ thể. Mục đích bóc lột là một trong
những yếu tố cấu thành cơ bản của hành vi buôn bán người này. Và cũng theo đó, ý
chí chấp nhận của nạn nhân sẽ không được tính đến nếu có bất kì một trong những
hành vi trên được thực hiện.

1
Nghị định thư Palermo năm 2000 (Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi mua bán người,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em)
Page 4
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm “mua bán người” vẫn là một thuật ngữ phức
tạp và trong hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa có một khái niệm chính thống về
khái niệm này. Theo điều 3 của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 chỉ quy
dịnh các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột
tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo
khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động,
lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi
đã quy định; cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi như đã quy định;
môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi đã được nêu trên; trả thù, đe
dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích
của họ hoặc người ngăn chặn hành vi theo quy định; lợi dụng hoạt động phòng, chống
mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật; cản trở việc tố giác, tố
cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này; kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn
nhân; tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện
hợp pháp của nạn nhân; giả mạo là nạn nhân; hành vi khác vi phạm các quy định của
Luật này.

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “mua bán
người” được hiểu như sau: vì mục đích mại dâm; có tổ chức; có tính chất chuyên
nghiệp; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; để đưa ra nước ngoài; đối với nhiều
người; phạm tội nhiều lần. Mua bán người là hành vi của một người coi con người như
hàng hóa để mua bán, trao đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua bán người bao
gồm hai hành vi “mua” và “bán”, mua bán là hành vi trao đổi qua lại vì mục đích tư lợi
(tiền hoặc một lợi ích vật chất khác - tức là dùng tiền, vàng, ngoại tệ hoặc bất kỳ vật
nào có giá trị đổi lấy người và hành vi dùng người đổi lấy người cũng được coi là hành
vi mua bán người. Và đối tượng của tội mua bán người là con người (cả nam và nữ) từ
đủ 16 tuổi trở lên, người dưới 16 tuổi không phải là đối tượng của tội phạm này.
1.1.2. Đối tượng là nạn nhân của hành vi mua bán người

Với tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong những
năm qua, tình trạng mua bán người ngày càng gia tăng cả về tính chất lẫn số lượng.
Đối tượng của hành vi mua bán người ngày càng mở rộng không chỉ có phụ nữ mà
nam giới cũng là nạn nhân của tội phạm này.

1.1.2.1. Phụ nữ

Page 5
Theo một vài số liệu tách biệt theo giới có đến 95-98 % nạn nhân của tội mua
bán người là nữ. Theo ILO, phần lớn những người bị mua bán để bị bóc lột tình dục
hoặc làm lao động cưỡng bức là phụ nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ dẫn đến việc
phụ nữ có rất ít hoặc mất quyền tự quyết đối với bản thân, tình trạng mất cân bằng giới
tính, các bậc cha mẹ gả bán con gái cầu cơ hội đổi đời (phần lớn phụ nữ bị mua bán
qua biên giới phía Bắc). Nạn nhân nữ ở mọi lứa tuổi đa phần bị lạm dụng tình dục đi
kèm với bóc lột sức lao động hoặc phải tham gia bán dâm. Một số tình hình rất đáng
quan tâm như môi giới nữ lấy chồng nước ngoài vì mục đích kinh tế, du lịch tình dục
với cả nam và nữ, lừa bán nữ sinh qua mạng Internet, mua bán bào thai…Phần lớn phụ
nữ ở nông thôn và giáp biên giới không có điều kiện để được tiếp cận tiếp cận thông
tin, đặc biệt là thông tin liên quan đến nạn mua bán người. Điều này làm cho phụ nữ
dễ dàng trở thành mục tiêu của sự quấy rối, bạo lực và mua bán người. Phụ nữ thuộc
các dân tộc thiểu số và các nhóm yếu thế khác bị bóc lột nặng nề. Những phụ nữ thiếu
sự đảm bảo về kinh tế dễ dàng trở thành những mục tiêu nếu họ sẵn lòng tìm kiếm
công việc ở nơi khác. Ngoài ra, khó khăn kinh tế và thiếu sự quan tâm dạy dỗ của gia
đình dẫn đến nhiều cô gái bị bọn mua người tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ. Không ít các gia
đình mà bố mẹ chỉ biết chu cấp vật chất đầy đủ cho con cái mà thiếu sự quan tâm, dạy
dỗ. Nhiều trường hợp con bỏ nhà đi mấy ngày bố mẹ mới biết. Những bậc phụ huynh
này, có người vì quá ham kiếm tiền hoặc mải mê với những thú vui ích kỷ mà quên
mất rằng con trẻ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội phức tạp như ngày nay, rất cần có sự
che chở, yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của bố mẹ. Trong những năm 2018,2019 , một
số phụ nữ Việt Nam đã bị bắt cóc sang Thái Lan để đẻ thuê cho người nước ngoài.
Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao và ngày
càng có nhiều người sang Hàn Quốc theo hình thức môi giới hôn nhân với người nước
ngoài, sau đó thường rơi vào hoàn cảnh bị cưỡng ép lao động (kể cả làm phục vụ trong
gia đình), bị ép làm mại dâm, hoặc cả hai. Cụ thể, có những báo cáo về việc mua bán
phụ nữ từ các tỉnh nghèo, từ nông thôn ra các đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh hoặc các khu vực mới phát triển như Bình Dương. Một số cá nhân ban đầu tự
nguyện di cư, nhưng sau đó họ có thể bị bán làm lao động hoặc để bóc lột tình dục vì
mục đích thương mại.
1.1.2.1. Nam giới

Trong những năm gần đây, không riêng phụ nữ bị mua bán mà nhiều đàn ông ở
một số tỉnh biên giới cũng rơi vào tình trạng này. Hầu như những nam giới bị lừa sang
Trung Quốc đều phục vụ cho công việc khổ sai mà chính người Trung Quốc không
làm được. Mua bán đàn ông xảy ra ở Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn. Nạn

Page 6
nhân bị bán cho các chủ lò gạch, khai thác quặng tại Trung Quốc. Chẳng hạn như vụ
tại Mường Khương - tỉnh Lào Cai. Hai đối tượng lừa đảo là nữ giới đã dụ dỗ 5 nam
giới người dân tộc tuổi từ 18-25 sang Trung Quốc tìm việc làm. Tưởng thật, 5 người
đàn ông này đã đi theo họ đến một lò gạch ở huyện Dương Hà, tỉnh Tây  Nam - Trung
Quốc. Sau một thời gian làm việc họ mới biết đã bị bán đứt cho chủ lò gạch này.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng nhận được đơn tố cáo của Nguyễn Văn Hoà, 22 tuổi
, ở Hải Dương. Hoà đã bị Nguyễn Thị Hồng, ở Quảng Ninh lừa bán sang Trung Quốc,
sau một thời gian bị hành hạ và lao động khổ sai, Hoà đã trốn được về Việt Nam và tố
cáo hành vi của Hồng.
Bên cạnh đó, xuất hiện đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho
các bệnh viện tư hoặc người bị bán có thể bị giải phẫu để được bán, được mua một số
mô, bộ phận cơ thể người, đặc biệt là thận. Tiêu biểu là vào năm 2018, trên địa bàn
thành phố Cần Thơ xuất hiện thủ đoạn mua bán người mới, đối tượng thỏa thuận với
nạn nhân và đưa ra nước ngoài bán nội tạng.
1.1.3. Hậu quả của nạn mua bán người

Mua bán người được xem là vấn đề toàn cầu, là mối đe dọa lớn cho con người.
Vấn nạn mua bán người có tầm ảnh hưởng hầu như mọi quốc gia trên thế giới, hậu quả
mà nó để lại là vô cùng to lớn. Nạn nhân của mua bán người phải trả một cái giá
khủng khiếp. Sự tổn thương về tâm lý và thể chất, bệnh tật rồi phát triển lệch lạc và
thường là những di chứng vĩnh viễn. Mua bán người xâm phạm nghiêm trọng đến
quyền con người, trong đó có những quyền cơ bản nhất như quyền tự do đi lại, quyền
được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ, quyền lao động. Hậu quả của nó để lại rất
nặng nề cho cá nhân, gia đình và xã hội, nạn nhân phải hứng chịu những tổn thương về
tâm sinh lý, bị tổn hại về sức khoẻ và thậm chí cả tính mạng, đe doạ đến sự ổn định và
trật tự an toàn xã hội.

Mua bán người gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Hầu các nạn nhân đều
bị đánh đập dã man, bị bỏ đói hoặc phải ăn thức ăn dành cho động vật. Những nạn
nhân người này phần lớn đều bị bắt phải đi bán dâm. Chị Đào Thu Th (SN 1991, ở
Thanh Xuân, Hà Nội) - một nạn nhân bị bán sang Trung Quốc sau khi được giải cứu
đã chia sẻ, mỗi ngày bị đánh đập bị bắt phải bán dâm, quan hệ với 15 đến 20 khách.
Nếu không chịu tiếp khách thì sẽ bị bỏ đói hoặc sẽ bị đánh đập. Có nạn nhân về được
đến Việt Nam đã trình báo về rất nhiều trường hợp bị đánh đến chết do không chịu bán
dâm. Hầu hết chị em bị lừa bán đều bị ép buộc làm việc vất vả, lao động nặng nhọc, có
người bị ép tiêm thuốc ngừa thai vĩnh viễn… sức khỏe giảm sút, ít có khả năng lao

Page 7
động bình thường, không còn khả năng sinh con. Nhiều người mắc các bệnh xã hội.
Theo báo cáo kết quả của những nghiên cứu cho thấy, khoảng 38% nạn nhân được giải
thoát bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những
hành động bạo lực dã man làm gãy xương, mất khả năng nhận thức và hiếp dâm tập
thể. Những biến chứng liên quan đến việc phá thai, các vấn đề về dạ dày, sút cân, chấy
rận, sự phiền muộn dẫn đến muốn tự sát, nghiện rượu và nghiện ma túy. Khoảng 95%
nạn nhân đánh đập hoặc bị cưỡng bức quan hệ tình dục. Và hơn 60% nạn nhân, có các
triệu trứng về thần kinh, các vấn đề về dạ dày, đau lưng, chảy mủ âm đạo, các bệnh
truyền nhiễm phụ khoa. Những hậu quả về mặt sức khỏe ít rõ ràng hơn của tội mua
bán người vì mục đích tình dục là ung thư cổ tử cung gây nên bởi virus, là loại bệnh
phổ biến hơn ở những phụ nữ phải quan hệ tình dục với nhiều người đàn ông. Và việc
hồi phục từ các chấn thương đôi khi phải mất cả đời. Nạn nhân phải chịu những tổn
thương về mặt tâm sinh lý, bị lạm dụng, đe dọa, khủng bố gia đình và có thể là chết.

Nhưng hậu quả mà nó gây ra không chỉ cho nạn nhân mà cho toàn nó còn ảnh
hưởng đến an ninh của quốc gia. Đối với những người may mắn thoát được địa ngục
bên xứ người, khi trở về Việt Nam các nạn nhân này lại phải đối mặt với tình cảnh hết
sức bi đát. Đó là sự kỳ thị từ chính những người thân, họ hàng, bạn bè. Khi trở về,
không còn ruộng để canh tác, không còn gia đình (chồng đi lấy vợ khác, gia đình
chồng hắt hủi, đất ở đã bị bố mẹ chia hết cho các anh em). Có người trở về không lấy
được chồng, sống nương nhờ anh em, hàng xóm. Không có việc làm, không vốn kinh
doanh sản xuất. Rất nhiều trong số đó đã quay trở lại hành nghề bán dâm ngay tại Việt
Nam. Có những trường hợp khi về mang theo con nhỏ, nên kinh tế gia đình càng thêm
khó khăn, phải làm thuê, nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của quy định về mua bán người trong
pháp luật hình sự Việt Nam

1.2.1. Giai đoạn trước năm 1985

1.2.1.1. Bộ luật Hồng Đức

Trong tất cả những văn bản dược ban hành trong xã hội phong kiến thì Bộ luật
Hồng Đức (Quốc triều Hình luật) được xem là tiến bộ và hoàn thiện nhất. Bộ luật
Hồng Đức là sự tập hợp những ưu diểm của các văn bản trước đó và đưa ra những quy
định mới tiến bộ hơn. Một trong những tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức đó là việc quy
định về hành vi mua bán người và đề cao quyền lợi của phụ nữ. Hành vi bán người
trong hàng để tang từ ba tháng được liệt vào tội Bất Mục - một trong các tội Thập ác.

Page 8
Thập ác là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:

 Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2,
411), mưu bạn (phản bội tổ quốc-điều 412), đại bất kính (điều 430, 431).
 Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch (điều 416), bất
hiếu (nhiều điều, chẳng hạn điều 475), bất mục, bất nghĩa, nội loạn.
 Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo (điều
420 và 421).

Với hành vi bán người ít tuổi từ hàng cơ thân trở xuống thì có thể bị tội Giảo
(thắt cổ) và nếu còn có thêm hành vi cướp của hoặc đồ vật thì có thể bị chém đầu (điều
43, quyển IV), đối với hành vi bắt người đem bán làm nô tì cho người nước ngoài
cũng bị tội chém. Như vậy, tội mua bán người trong luật Hồng Đức được xem như là
tội rất nghiêm trọng và hình phạt cao nhất phải chịu là chém bêu đầu (chỉ thấp hơn bậc
lăng trì). Bộ luật Hồng Đức được xem như là văn bản đầu tiên của nước ta quy định về
mua bán người trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam.

1.2.1.2. Trước khi pháp luật hình sự Việt Nam được pháp điển hóa

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 miềm Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
Do bị chiến tranh tàn phá nên điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn và tình hình tội
phạm diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều tội phạm mới xuất hiện. Một trong số đó là
hành vi mua bán người. Tuy nhiên, trước khi pháp luật hình sự Việt nam được pháp
điển hóa năm 1985, không có một văn bản pháp lý nào đề cập tới vấn đề này. Kể cả
báo cáo tổng kết công tác và các chuyên đề xét xử năm 1964 chỉ hướng dẫn nên tạm
thời áp dụng điểm 3 thông tư 442/TTCP ngày 19 tháng 01 năm 1955 của Thủ tướng
Chính Phủ để xét xử.

Phải đến năm 1985, với việc pháp điển hóa pháp luật Hình sự Việt Nam thì
những quy định về tội mua bán phụ nữ mới được hình thành.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến 2014

Sau năm 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng và đất nước ta được thống
nhất. Tuy nhiên do Nhà nước vừa mới được thống nhất và tình hình tội phạm ngày
càng diễn biến phức tạp. Trước nhu cầu bảo vệ Tổ Quốc, đấu tranh và phòng chống tội
phạm đòi hỏi một đạo luật để điều chỉnh. Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Quốc Hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của
nước ta. Lần đầu tiên tội mua bán phụ nữ (điều 115) được đưa vào trong luật và xếp
Page 9
vào nhóm tội phạm nghiêm trọng mức hình phạt tối đa của hai loại tội phạm này là 20
năm tù. Bộ luật Hình sự năm 1985 đã trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào các năm
1989 và năm 1997. Tuy nhiên với thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi và tính nghiêm
trọng ngày càng tăng thì những quy định của Bộ luật hình sự không đáp ứng được tính
răng đe trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Đến năm 1999, Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đã điều chỉnh lại những thiếu
sót của Bộ luật hình sự năm 1985. Bộ luật Hình sự năm 1999 có 2 điều luật quy định
về tội phạm trực tiếp liên quan đến việc mua bán người đó là: Tội mua bán phụ nữ
(Điều 119) và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120).

“ Điều 119. Tội mua bán phụ nữ

1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm
đến hai mươi năm:

a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để đưa ra nước ngoài;

đ) Mua bán nhiều người;

e) Mua bán nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

Mua bán phụ nữ được xác định là những tội phạm hết sức nghiêm trọng xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người. Do vậy, hình phạt đối
với các tội phạm này được quy định rất nghiêm khắc (phạt tù đến 07 năm đối với tội
mua bán phụ nữ); phạm tội trong các trường hợp có tình tiết tăng nặng thì hình phạt có
thể lên đến 20 năm tù (đối với tội mua bán phụ nữ). Tuy nhiên, qua thực tế áp dụng Bộ
luật hình sự 1999 cho thấy những hạn chế chưa có chế tài đối với hành vi mua bán
nam giới, mua bán người để lấy nội tạng.

Mãi cho đến năm 2009, Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung. So
với Bộ luật hình sự 1985 và năm 1999 thì Bộ luật hình sự hiện hành đã bổ sung thêm
một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Như vậy, Bộ luật Hình sự hiện hành đã
Page 10
quy định một cách tương đối toàn diện phần lớn các tội phạm thường xảy ra trong quá
trình mua bán phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, trong hệ thống luật hiện hành không có định
nghĩa pháp lý của tội mua bán phụ nữ và tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho cách hiểu chung “mua bán phụ nữ , trẻ em” là
việc chuyển giao phụ nữ, trẻ em từ một người hoặc một nhóm người sang một người
hoặc một nhóm người khác vì mục đích tư lợi (tiền hoặc một lợi ích vật chất khác). Do
đó, các chế tài hình sự hiện hành đối với hành vi mua bán và các hành vi có liên quan
có một số bất cập sau: cách hiểu hiện hành về tội mua bán phụ nữ quá đơn giản, không
chính xác, dễ chồng chéo với các tội khác. Do đó rất cần phải có định nghĩa pháp lý về
mua bán người, trong đó chỉ rõ hành vi, cách thức, mục đích của tội này để không bỏ
lọt tội phạm cũng như không trừng trị oan.

1.2.3. Giai đoạn từ 2014 đến nay

Theo quy định tại Điều 150 – Bộ luật hình sự về tội mua bán người được quy định như
sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực
hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại
điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15
năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Đối với từ 02 đến 05 người;
g) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Page 11
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.

Đây là một trong những điểm sáng của bộ Luật Hình Sự của Việt Nam khi mà bộ luật
đã đưa ra giải thích rõ ràng tỉ mi khi đưa ra bộ luật mới giải quyết những bất cập của
bộ luật cũ. Đồng thời đưa ra những sự bổ sung thông tư nghị định theo năm từ đó ngày
càng phòng tránh được nạn buôn người.

Page 12
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI
MUA BÁN NGƯỜI

2.1. Tội mua bán người được quy định tại điều 119, Bộ luật Hình sự Việt nam
hiện hành

“Điều 150. Tội mua bán người


1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực
hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất
khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại
điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15
năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì động cơ đê hèn;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Đối với từ 02 đến 05 người;
g) Phạm tội 02 lần trở lên.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
đ) Đối với 06 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ
tài sản.”
“Điều 151: Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Page 13
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12
năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi
ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định
tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội;
c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Vì động cơ đê hèn;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31%
trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
e) Đối với 06 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.”

2.1.1. Dấu hiệu pháp lý

2.1.1.1. Khách thể


Page 14
Tội phạm này xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của con người. Tội mua bán
người xâm phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người - quyền được
người khác tôn trọng về danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ và hơn hết là quyền tự do
của con người.

Đối tượng của nhóm tội phạm này là chủ thể có quyền được tôn trọng về danh
dự và nhân phẩm của con người. Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định cụ thể đạt độ
tuổi bao nhiêu là 16 thì là người lớn. Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Khách quan

 Hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội phạm biểu hiện ở hành vi mua hoặc bán con người.
Hành vi mua, bán người là việc dùng tiền, vàng ngoại tệ hoặc bất kỳ vật nào có giá trị
để đổi lấy hàng hóa là con người. Ở đây người phạm tội có ý thức coi con người như
hàng hóa để trao đổi và mua bán. Cũng xem là hành vi mua bán người khi dùng một
người đổi lấy người khác. Trường hợp nạn nhân có thể biết hoặc không biết về việc
mua bán này, thậm chí là nạn nhân đồng ý để cho người khác mua bán thì người đó
vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Ý chí có hay không của nạn nhân trong
việc bị mua bán không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Và để thực hiện
được hành vi mua bán người trước đó người phạm tội có thể thực hiện nhiều hành vi
khác như: lừa gạt, dụ dỗ, ép buộc dưới nhiều hình thức và thủ đọan khác nhau. Tội
phạm hoàn thành khi việc thỏa thuận mua bán xong mà không cần thêm giai đoạn trao
người và nhận tiền.

Trường hợp đối tượng tác động của tội phạm là trẻ em thì không cấu thành tội
phạm này mà tùy trường hợp có thể xem xét tội danh khác như tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em (điều 152) khi trẻ em dưới 1 tuổi. Hành vi chiếm đoạt trẻ em
(điều 153) cũng được xem là xét tội danh khác

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực ti ễn cho thấy, các công ty vì nhu
cầu công việc đã “chuyển nhượng” các nhân viên giỏi của mình cho nhau thì không
phạm tội này. Việc con người có thỏa thuận mình trở thành “hàng hóa” để mua bán
hay không không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tội này là tội chiếm đoạt
người (Điều 153). Tội phạm hoàn thành khi có hành vi mua hoặc bán người diễn ra,
nghĩa là từ khi thỏa thuận mua bán đã xong (về người đó, giá trị), không cần việc trao
người – tiền được diễn ra trên thực tế.

Page 15
 Thủ đoạn của bọn tội phạm:

Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân tại các vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu
thông tin, hiểu biết xã hội. Bọn tội phạm lợi dụng những phụ nữ ở các vùng nông thôn
nghèo, có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại lang thang thất nghiệp
bằng việc hứa tìm việc làm thích hợp ở thành phố với mức lương ổn định, sau đó tìm
mọi cách đưa qua biên giới để bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước
ngoài. Ví dụ: Qua quen biết 1 đối tượng tên là Lao Sử ở Vân Nam, Trung Quốc, Khu
đã thỏa thuận về việc bán những người phụ nữ Việt Nam cho Sử với giá từ 3.000 đến
5.000 nhân dân tệ. Và, bằng những lời dụ dỗ về việc có việc làm nhàn hạ lại nhiều
tiền, Khu đã lừa chị Chẻo U M. – một cô gái mới bước qua tuổi 17 bán qua biên giới
lấy 5.000 nhân dân tệ. Trường hợp chị Nguyễn Thị L. (Ba Vì, Hà Nội) được đưa đi
làm giúp việc tại Ả rập Xeut. Tuy nhiên, khi sang tới nơi chị bị bán vào một nhà chứa.
Do đã quá tuổi nên chị thường xuyên bị đánh đập. Rất may, chị tình cờ gặp một cán bộ
ngoại giao và được vị này cứu khỏi nơi giam cầm.

Lợi dụng việc yêu đương với các cô gái trẻ sau đó tiến đến hôn nhân và lừa bán
ra nước ngoài. Bọn tội phạm lừa gạt “vờ yêu” với một số phụ nữ để gây lòng tin, dụ
dỗ đi biên giới thăm quan, du lịch, mua hàng hóa rẻ rồi lừa bán nạn nhân đưa qua biên
giới. Một số đối tượng đã lợi dụng chính sách mở cửa và hội nhập của nước ta để làm
quen, tạo mối quan hệ thân thiện với phụ nữ, thậm chí muốn đi tới hôn nhân với người
Việt Nam sau một thời gian quan hệ, hứa hẹn, tạo lòng tin, chúng lừa nạn nhân đi du
lịch nước ngoài, chúng bán cho bọn mua người. Đối tượng Giàng Seo Vu, trú tại xã
Phong Hải (Bảo Thắng, Lào Cai) đã sang tận Hà Giang, giả vờ yêu rồi dẫn người nhà
đến hỏi cưới cô gái trẻ ở huyện Xín Mận. Khi cả hai họ đã yên tâm về chàng rể quý thì
gã này dẫn cô dâu sắp cưới sang bán bên Trung Quốc. Hay việc Đào Văn Dương, trú
tại xã Nhật Tựu (Kim Bảng, Hà Nam) lại đóng giả một trùm mua quần áo Lạng Sơn -
Hà Nội, đến các quán bar, cà phê, vờ "vung tiền" để mua chuộc tình cảm của những
sinh viên nghèo phải đi phục vụ ngoài giờ học tại các quán. Khi đã chiếm được tình
cảm của các cô gái, gã lừa bán các cô sang Trung Quốc. Khi bị Phòng PC45 Công an
TP Hà Nội bắt giữ, Dương khai đã kịp lừa 8 cô gái trẻ bằng thủ đoạn này. Một số
trường hợp, bọn tội phạm lợi dụng phong tục tập quán “kéo vợ” của người Mông để
lừa gạt nạn nhân.

Giả làm đám cưới để lừa đảo phụ nữ đem bán; đối tượng mua, bán và môi giới
phối hợp với nhau gặp gỡ nạn nhân để cùng lừa đảo. Các đối tượng chỉ mất khoảng từ
5 đến 7 triệu đồng để dụ dỗ, giả làm đám cưới và với thủ đoạn này thì nạn nhân hoàn
Page 16
toàn tin tưởng và nghe theo. Điển hình như nạn nhân Hồ Thị Kiến Thiên (sinh năm
1989, trú tại xã Vị Thắng - huyện Vị Thuỷ - tỉnh Hậu Giang) đã làm đám cưới với một
người Trung Quốc khoảng trên 40 tuổi; đám cưới được diễn ra chóng vánh chỉ với vài
mâm cơm trong gia đình và cũng không có đăng ký kết hôn. Chỉ sau vài ngày, Hồ Thị
Kiến Thiên đã được người chồng làm hộ chiếu và cùng lên máy bay ra Nội Bài – Hà
Nội; tại đây có một phụ nữ lên là Lan ở Bắc Giang đón và đưa lên cửa khẩu Hữu Nghị
- Lạng Sơn. Tại cửa khẩu Hữu Nghị, có một đối tượng là người Trung Quốc khác chờ
sẵn và nói rằng do hai người chưa đăng ký kết hôn nên không thể sang Trung Quốc
được nên đối tượng này nhận giúp đưa Thiên sang. Nạn nhân đi theo và không nghi
ngờ gì. Tuy nhiên, đối tượng đã dẫn Thiên vào sâu trong nội địa và bán cho một người
đàn ông khác với giá 60 triệu đồng để làm vợ. Do không bán được, đối tượng trên đã
đưa nạn nhân về Việt Nam và để ở một nơi kín đáo rồi dùng điện thoại di động bằng
sim Trung Quốc gọi về cho gia đình Thiên ở Hậu Giang đòi tiền chuộc. Qua lời khai
của nạn nhân thì những người môi giới, mua, bán và thậm chí là cả người chồng Thiên
đều không biết rõ tên, tuổi, quê quán.

Thông qua việc tuyển dụng lao động làm việc tại nước ngoài và kể cả trong
nước. Nạn nhân với trình độ tay nghề và học vấn hạn chế, lại khát khao có được công
việc thu nhập cao ở nước ngoài nhưng ít được tiếp cận với thông tin…khiến nhiều
người lao động nông thôn trở thành nạn nhân của các công ty lừa đảo xuất khẩu lao
động. Bọn tội phạm sử dụng các khoản nợ làm một hình thức để cưỡng ép hay đe dọa.
Một số công ty xuất khẩu lao động Việt Nam áp dụng mức phí cao hơn mức phí mà
luật pháp quy định. Đôi khi người lao động phải trả cho các công ty tuyển dụng mức
phí lên đến 10.000 đô-la Mỹ để sang nước ngoài làm việc, họ phải gánh những khoản
nợ thuộc loại lớn nhất trong số những công nhân châu Á làm việc tại nước ngoài,
khiến họ dễ rơi vào tình trạng bị lao động trừ nợ và lao động cưỡng bức. Khi sang đến
nước đến, một vài công bị bắt buộc phải làm việc trong những điều kiện dưới chuẩn,
được trả lương rất ít hoặc không được trả lương và không được tiếp cận với kênh trợ
giúp pháp lý đáng tin cậy nào.

Đối tượng đã dùng “chiêu” làm quen qua điện thoại lừa gạt, dụ dỗ nạn nhân,
thậm trí có đối tượng rất liều lĩnh, manh động tổ chức bắt cóc, dùng các công cụ để
khống chế, tiêm thuốc mê vào nạn nhân, sau đó đưa qua biên giới bán... Hoạt động tội
phạm mua bán người diễn ra trên địa bàn rộng, nơi xuất phát hầu hết từ các tỉnh, huyện
trong nội địa, các đối tượng lấy địa bàn biên phòng là nơi tập kết để chuyển tiếp qua
biên giới. Tiêu biểu trường hợp, một hôm chị Tráng Thị Ch (trú tại Bắc Hà, Lào Cai)

Page 17
nhận được điện thoại làm quen của thanh niên tự giới thiệu là Lý Seo Lử, quê ở Lầu
Thí Ngài, Bắc Hà. Những ngày sau đó, Lý Seo Lử liên tục gọi điện mời Ch đi chơi
chợ. Ngày 19-2-2012, sau khi gặp gỡ ở phiên chợ Bắc Hà Ch đã nói phải về nhà,
nhưng Lử vẫn phớt lờ và cố tình bám theo. Sau khi Lử thuyết phục, Ch đã đồng ý để
Lử chở đi bằng xe máy với lời giải thích “Cứ lên xe đi rồi khắc biết”. Khi Ch lên xe,
Lử đã đưa cô qua bên kia biên giới bán cho nhà chứa.

Ngoài ra bọn tội phạm còn dùng một số thủ đoạn khác như:

- Tội phạm tích cực lợi dụng công nghệ viễn thông hiện đại thông qua mạng
Internet, điện thoại di động để lừa những người có trình độ học vấn cao ra nước
ngoài bán hoặc thiết lập các đường dây mua bán gái gọi qua mạng, qua điện
thoại di động, tổ chức chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia.
- Giúp đỡ gia đình phụ nữ, trẻ em trả các khoản nợ, cho vay tiền, tài sản hoặc đẩy
nạn nhân vào cảnh nợ nần, túng quẫn rồi đe doạ ép buộc nạn nhân phải theo
chúng.
- Lợi dụng sự sơ hở trong quy định pháp luật, nhất là trong tư vấn môi giới hôn
nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, tham quan du lịch, thăm thân,
đi hợp tác lao động, xuất nhập cảnh… để lừa gạt đưa phụ nữ ra nước ngoài bán.
- Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin như Internet, điện thoại di động
để thiết lập các đường dây đưa phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài để bán; tổ chức các
chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia.
- Thuê phụ nữ để sinh con, rồi bán cả mẹ lẫn con.
2.1.1.2. Chủ quan
Mặt chủ quan của tội mua bán người là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đối
với tội phạm này thì đây là tội phạm cấu thành hình thức nên vấn đề thấy trước hay
không thấy trước hậu quả không được đặt ra. Lỗi cố ý trực tiếp là khi người phạm tội
thực hiện hành vi mua bán hoặc trao đổi người, nhận thức rõ việc mình đang làm là
mua bán hoặc trao đổi người và mong muốn thực hiện, mong muốn việc mua bán, trao
đổi diễn ra. Lỗi cố ý gián tiếp là khi khi người phạm tội thực hiện hành vi mua bán
hoặc trao đổi người, nhận thức rõ việc mình đang làm là mua bán hoặc trao đổi người
và có ý thức để mặc nó diễn ra. Trên thực tế, các đối tượng mua bán người không chỉ
được lợi từ khoản tiền thu được từ việc mua bán người mà còn hưởng lợi từ việc bắt
nạn nhân bán dâm, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể… Tuy nhiên mục đích
bóc lột không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm như theo Nghị định thư về

Page 18
phòng, chống buôn bán người. Dấu hiệu, động cơ và mục đích cũng không phải là dấu
hiệu bắt buộc của tội phạm này.

2.1.1.3. Chủ thể

Thông qua cụm từ “người nào” cho thấy chủ thể thực hiện tội phạm mua bán
người không phải là chủ thể đặc biệt, có nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách
nhiệm hình sự và thỏa mãn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của
tội phạm này. Năng lực trách nhiệm hình sự được hợp thành từ hai yếu tố bao gồm khả
năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi; và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội
cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151
(tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản);
Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ
trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều
251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma
túy);
Page 19
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái
phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết
bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán
chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động
của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm
nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử
của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự).”

Vậy chủ thể của tội mua bán người (Điều 150 Bộ luật hình sự) phải là người có
năng lực nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, khả năng điều khiển hành
vi đó, không thuộc trường hợp mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và đạt độ
tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể
chịu trách nhiệm hình sự khi họ phạm tội theo quy định tại khoản 2 điều này.

2.1.2. Trách nhiệm hình sự

Khung hình phạt cho tội mua, bán người được chia làm 2, đối với người trên 16
tuổi và người dưới 16 tuổi.

a) Đối với người trên 16 tuổi

Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa
đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ và hành vi, người phạm
tội phải chịu một trong các khung hình phạt sau:

Khung hình phạt thứ nhất: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Page 20
Điều kiện cấu thành tội phạm: người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ
đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để
giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người
để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục
đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện
hành vi nêu trên.

Khung hình phạt thứ hai: bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ
chức; vì động cơ đê hèn; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn
tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu
không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đưa nạn nhân ra khỏi
biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đối với từ 02 người đến 05
người; phạm tội 02 lần trở lên.

Khung hình phạt thứ ba: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tính
chất chuyên nghiệp; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Gây thương tích, gây tổn hại
cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương
cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; Đối với 06 người trở lên; tái phạm
nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản.

b) Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi

Tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự
năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ và hành vi,
người phạm tội phải chịu một trong các khung hình phạt sau:

Khung hình phạt thứ nhất: bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm

Điều kiện cấu thành tội phạm: người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:
Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người
Page 21
dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục
đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực
hiện hành vi nêu trên.

Khung hình phạt thứ hai: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn; lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; đối với từ 02
người đến 05 người; Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phạm
tội 02 lần trở lên; vì động cơ đê hèn; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc
gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Khung hình phạt thứ ba: bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ
chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây
rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Đã
lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở
lên; tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.

Page 22
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ MUA BÁN NGƯỜI

3.1. Thực trạng mua bán người ở Việt Nam hiện nay

Như đã báo cáo trong các bản thống kê 5 năm qua, bọn buôn người bóc lột các nạn
nhân trong nước và nước ngoài ở Việt Nam và bóc lột các nạn nhân từ Việt Nam đi ra
nước ngoài. Đàn ông và phụ nữ Việt Nam di cư ra nước ngoài để lao động không
chính thức hoặc thông qua các công ty tuyển dụng lao động của nhà nước hoặc các
công ty tuyển dụng lao động do nhà nước quản lý. Một số công ty tuyển dụng không
hồi đáp các yêu cầu trợ giúp của người lao động trong những trường hợp họ bị bóc lột,
và một số công ty thu phí quá cao khiến cho người lao động dễ bị rơi vào tình trạng
buộc phải lao động trừ nợ. Bọn buôn người biến các nạn nhân trở thành đối tượng của
cưỡng bức lao động trong các ngành xây dựng, ngư nghiệp, nông nghiệp, khai thác
mỏ, công nghiệp hàng hải, khai thác gỗ và công nghiệp chế tạo, chủ yếu ở Đài Loan,
Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, và một số vùng ở châu Âu và Vương quốc Anh
với mức độ ít hơn (ví dụ trong các cửa hàng làm móng và các trang trại trồng cần sa).
Ngày càng có nhiều báo cáo về nạn nhân buôn người là người lao động Việt Nam ở
châu Âu lục địa, Trung Đông, và trong các ngành công nghiệp hàng hải Thái Bình
Dương. Bọn buôn người bóc lột phụ nữ và trẻ em Việt Nam là nạn nhân của tình trạng
buôn bán nô lệ tình dục ra nước ngoài; nhiều người bị lừa gạt về các cơ hội lao động
và sau đó bị bán cho các nhà thổ ở vùng biên giới Trung Quốc, Campuchia, Lào và các
nước châu Á khác. Một số phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài để kết hôn theo môi giới
quốc tế hoặc để làm việc trong các nhà hàng, cơ sở mát-xa, quán bar karaoke – bao
gồm ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ả rập Xê út,
Singapore, và Đài Loan – trở thành đối tượng bị cưỡng bức lao động trong ngành giúp
việc gia đình hoặc buôn bán người vì mục đích tình dục. Bọn buôn người ngày càng
gia tăng việc sử dụng internet, các trang web chơi game và đặc biệt là mạng xã hội để
nhử các nạn nhân, lan rộng hoạt động buôn người, và kiểm soát nạn nhân bằng cách
hạn chế họ truy cập mạng xã hội, mạo danh họ phát tán thông tin sai lệch trên mạng.
Đàn ông thường dụ dỗ phụ nữ trẻ và trẻ em gái vào các mối quan hệ hẹn hò trên mạng
và thuyết phục họ ra nước ngoài, sau đó biến họ thành nạn nhân buôn bán người vì
mục đích cưỡng bức lao động hoặc mại dâm. Có báo cáo về việc một kẻ buôn người
đăng hình ảnh của mình giống như cảnh sát trên mạng xã hội để chiếm được lòng tin
của nạn nhân. Trong quá trình di cư, các băng nhóm tội phạm ở châu Âu và bọn buôn
người thường bóc lột nạn nhân Việt Nam dưới hình thức cưỡng bức lao động hoặc bóc
lột tình dục trước khi nạn nhân đến được đích cuối cùng. Trong năm 2020, chính phủ
Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ báo cáo về tình trạng gia tăng số nạn nhân
buôn người là phụ nữ và trẻ em gái người Campuchia quá cảnh Việt Nam để sang
Trung Quốc.

Ở trong nước, bọn buôn người đôi khi lại chính là cha mẹ, thành viên trong gia đình,
hoặc là các mạng lưới buôn người quy mô nhỏ; những đối tượng này bóc lột đàn ông,
phụ nữ và trẻ em Việt Nam – trong đó có trẻ em lang thang và trẻ em khuyết tật – biến
họ thành nạn nhân của cưỡng bức lao động, mặc dù có rất ít thông tin về các vụ việc
này. Một nghiên cứu cho thấy 5.6% trẻ em Việt Nam có thể đã từng bị cưỡng bức lao

Page 23
động hoặc bóc lột có dấu hiệu của buôn người hoặc trong bối cảnh di cư, trong đó trẻ
em nông thôn và các cộng đồng nghèo đói có nguy cơ đặc biệt cao. Bọn buôn người
bóc lột trẻ em và người đã thành niên dưới hình thức cưỡng bức lao động trong ngành
may mặc, tại đó công nhân bị ép buộc làm việc thông qua hình thức đe dọa và hăm
dọa. Bọn buôn người ép buộc trẻ em hành nghề bán rong và ăn xin trên đường phố ở
các trung tâm đô thị lớn. Bọn buôn người biến một số trẻ em trở thành nạn nhân của
cưỡng bức lao động hoặc lao động để trừ nợ trong các nhà máy gạch, các gia đình ở đô
thị và các mỏ vàng ở nông thôn do tư nhân khai thác. Bọn buôn bán nô lệ tình dục
nhắm mục tiêu vào nhiều trẻ em đến từ các vùng nông thôn nghèo và ngày càng nhiều
phụ nữ đến từ tầng lớp trung lưu và khu vực đô thị. Bọn buôn người cũng ngày càng
gia tăng bóc lột trẻ em gái thuộc các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, bao
gồm trong ngành mại dâm và giúp việc gia đình, bằng cách lợi dụng tập quán bắt cóc
cô dâu truyền thống để thực hiện hoạt động tội phạm của chúng. Trong năm 2020, các
vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19 như giảm cơ hội việc làm, hạn chế đi lại, và
các yếu tố gây sức ép về kinh tế-xã hội khác đã làm tăng nguy cơ xảy ra buôn bán
người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em ở các vùng nông thôn và vùng dân tộc thiểu
số. Khách du lịch tình dục trẻ em – được cho là đến từ châu Á, Vương quốc Anh và
các nước khác ở châu Âu, Úc, Canada và Hoa Kỳ – có các hành vi bóc lột trẻ em ở
Việt Nam. Chính phủ Bắc Triều Tiên có thể đã cưỡng bức người lao động Bắc Triều
Tiên làm việc ở Việt Nam.

Trong các năm trước đây, đã có các báo cáo về việc một số cán bộ nhà nước Việt
Nam, chủ yếu ở cấp xã và thôn, đồng lõa và giúp sức cho việc buôn bán hoặc bóc lột
nạn nhân bằng cách nhận hối lộ của bọn buôn người, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo
buôn người, và moi tiền để đổi lấy việc nạn nhân được đoàn tụ với gia đình.Năm 2019,
chính phủ công bố đã chấm dứt tình trạng cưỡng bức lao động đối với người sử dụng
ma túy tại 105 trung tâm cai nghiện. Một pháp lệnh năm 2014 yêu cầu việc đưa người
sử dụng ma túy vào cai nghiện trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc phải thông qua
quy trình tự tố tụng tư pháp; pháp lệnh này cũng quy định người bị giữ trong các trung
tâm đó chỉ phải làm việc tối đa bốn giờ một ngày. Đã có các báo cáo trước đây về việc
tù nhân, trong đó có những người bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo, bị
cưỡng bức lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế tạo và các ngành
nghề độc hại như chế biến hạt điều.

3.2.Thực trạng hoạt động truy tố

Chính quyền đã tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật. Điều 150 Bộ luật Hình sự
tội phạm hóa hành vi buôn bán người lao động và buôn người vì mục đích tình dục đối
với nạn nhân là người đã thành niên và quy định hình phạt tù từ 5 đến 10 năm và phạt
tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng Việt Nam (VNĐ) ($867 đến $4.330). Điều 151 tội
phạm hóa hành vi buôn bán người lao động và buôn người vì mục đích tình dục đối
với nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi và quy định hình phạt tù từ 7 đến 12 năm và phạt
tiền từ 50 triệu đến 200 triệu VNĐ ($2.170 đến $8.670). Các hình phạt này đủ mức độ
nghiêm khắc, và hình phạt đối với hành vi buôn người vì mục đích tình dục tương
xứng với các hình phạt quy định cho các tội phạm nghiêm trọng khác như tội hiếp
dâm. Điều 150 không thống nhất với pháp luật quốc tế, áp dụng đối với trẻ em từ 16
tuổi đến 17 tuổi và yêu cầu phải có thủ đoạn ép buộc, lừa gạt, hoặc cưỡng bức thì mới
Page 24
cấu thành hành vi buôn người vì mục đích tình dục; do đó, quy định này không tội
phạm hóa tất cả các hình thức buôn bán trẻ em vì mục đích tình dục. Theo báo cáo
trước đây của xã hội dân sự, điều này dẫn đến sự lúng túng về cách thức xử lý các vụ
việc liên quan đến trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi, đặc biệt là các vụ việc liên quan đến buôn
bán người lao động, và dẫn đến hậu quả là các nạn nhân bị đối xử như người đã thành
niên.

Chính phủ tăng số lượng khởi tố và truy tố đối với tội phạm buôn người, nhưng giảm
số vụ điều tra và kết án tội phạm buôn người trong kỳ báo cáo. Trong kỳ báo cáo, tòa
án đôi khi phải đóng cửa do đại dịch; tuy nhiên, để bảo đảm rằng các vụ án hình sự –
bao gồm các vụ án về buôn bán người – được xét xử kịp thời, Tòa án nhân dân tối cao
đã chỉ đạo các tòa án lên lịch xét xử vào cuối tuần, thuê thêm địa điểm hoặc sử dụng
các địa điểm ngoài trời để tổ chức các phiên họp, và ưu tiên mở các phiên tòa sắp hết
thời hạn xét xử. Mặc dù có những thách thức nêu trên, lần đầu tiên, chính phủ cung
cấp dữ liệu thực thi pháp luật được bóc tách theo loại hình buôn người, bao gồm số vụ
điều tra, truy tố, kết án tội phạm buôn người vì mục đích bóc lột lao động và buôn
người vì mục đích tình dục. Theo Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, nhà chức trách đã
điều tra 110 vụ buôn người, bắt 144 đối tượng bị cáo buộc buôn bán người trong kỳ
báo cáo, giảm so với 175 vụ buôn người được điều tra trong kỳ báo cáo trước. Năm
2020, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã khởi tố 180 đối tượng bị tình nghi phạm tội
buôn người trong 106 vụ án, tăng so với 152 đối tượng trong 84 vụ án năm 2019, theo
Điều 150 và 151. Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 161 đối tượng
về tội buôn người trong 102 vụ án, tăng so với 156 đối tượng và 91 vụ án năm 2019.
Điều này cho thấy số lượng đối tượng bị khởi tố và truy tố về tội buôn người trong kỳ
báo cáo tăng lên. Trong số 102 vụ án buôn người được truy tố năm 2020, 79 vụ liên
quan đến bóc lột tình dục, 18 vụ liên quan đến lao động cưỡng bức, và 5 vụ còn lại liên
quan đến buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động hoặc buôn người vì mục đích
tình dục. Năm 2020, hệ thống tòa án đã kết án 136 bị cáo (giảm so với 174 bị cáo năm
2019) trong 84 vụ án theo Điều 150 và 151, trong đó bao gồm 71 vụ “bóc lột tình
dục”, 10 vụ cưỡng bức lao động và 3 vụ buôn người lao động hoặc buôn người vì mục
đích tình dục. Các bản án tuyên phạt bọn buôn người từ dưới 3 năm đến 20 năm tù
theo cả Điều 150 và 151. Việt Nam vẫn duy trì tỷ lệ kết án cao và tiếp tục áp dụng
hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm buôn người. Các quan chức tỉnh Hà Giang,
một tỉnh biên giới phía bắc với những quan ngại về nạn buôn người, báo cáo có sự
tăng lên đáng kể số vụ điều tra, truy tố và kết án về tội buôn người, điều này là nhờ
tăng cường sự phối hợp liên ngành và hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức phi chính phủ.
Theo báo cáo, các cán bộ thực thi pháp luật đã tham gia các vụ điều tra tội phạm buôn
người trong khu vực và các hoạt động phối hợp khác thông qua hiệp định song phương
và đa phương theo từng vụ việc, số lượng cụ thể các vụ án này chưa được xác định.
Chính phủ không nhận được yêu cầu dẫn độ nào liên quan đến các vụ buôn bán người
trong năm 2020.

Chính phủ không công bố bất cứ vụ điều tra, truy tố, kết án nào đối với các cán bộ nhà
nước đồng lõa trong các vụ buôn người. Các quan chức chính phủ thừa nhận rằng yếu
kém về thu thập và quản lý dữ liệu, giám sát các cơ sở kinh doanh tiếp tay cho hoạt
động mại dâm, thu thập chứng cứ trong các vụ án buôn người xuyên quốc gia, và giám
Page 25
sát các vụ án buôn người và các xu hướng đang phát triển đã cản trở các nỗ lực của
chính phủ trong việc chống nạn buôn người. Tuy nhiên, chính phủ tiếp tục cung cấp
các khóa đào tạo về chống buôn người – đôi khi với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,
các tổ chức phi chính phủ và chính phủ nước ngoài – cho các cán bộ nhà nước, bao
gồm các cán bộ thực thi pháp luật, các lực lượng bảo vệ biên giới, kiểm sát viên, thẩm
phán và các nhân viên công tác xã hội ở cấp huyện, tỉnh và xã.

3.3. Thực trạng hoạt động bảo vệ nạn nhân

Chính phủ duy trì các nỗ lực trong việc bảo vệ nạn nhân nhưng xác định và cung
cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân với số lượng ít hơn. Năm 2020, chính phủ công bố đã
xác định 121 nạn nhân buôn người, trong đó có 112 người là phụ nữ và 9 người là nam
giới; 32 nạn nhân là trẻ em. Điều này cho thấy số lượng nạn nhân được xác định giảm
liên tiếp so với các kỳ báo cáo trước (300 nạn nhân được xác định năm 2019, 490 nạn
nhân được xác định năm 2018 và 670 nạn nhân được xác định năm 2017). Chính phủ
áp dụng các tiêu chí xác định nạn nhân theo Sáng kiến phối hợp cấp bộ trưởng về
phòng, chống buôn người khu vực tiểu vùng sông Mê kông và quy trình theo thông tư
liên tịch năm 2014 để xác định nạn nhân; tuy nhiên, chính phủ không sử dụng các tiêu
chí và quy trình này một cách chủ động hoặc rộng rãi để xác định nạn nhân trong số
những người hành nghề mại dâm, những người quá cảnh qua biên giới, người lao động
trong ngành ngư nghiệp và chế biến hải sản, người lao động di trú từ nước ngoài trở về
và lao động trẻ em. Hơn nữa, các văn bản hướng dẫn kém hiệu quả về quy trình xác
định nạn nhân đã ngăn cản bộ đội biên phòng, cán bộ thực thi pháp luật và các cán bộ
khác trong việc phát hiện một cách đầy đủ số nạn nhân và cung cấp trợ giúp cho họ.
Quy trình xác định nạn nhân vẫn còn quá rắc rối và phức tạp, yêu cầu sự xác nhận của
nhiều bộ để nạn nhân có thể chính thức được xác định và hỗ trợ. Ví dụ, mặc dù tiến
hành hơn 31.000 cuộc thanh tra các cơ sở kinh doanh tiếp tay cho hoạt động mại dâm
– như quán bar karaoke và cơ sở mát xa – nơi những người hành nghề mại dâm có
nguy cơ cao trở thành nạn nhân buôn người, nhà chức trách không xác định bất kỳ nạn
nhân buôn người vì mục đích tình dục nào trong các cuộc thanh tra nói trên.

Trong số 121 nạn nhân được xác định, 67 người là công dân Việt Nam ban đầu được
xác định ở biên giới trên bộ bởi lực lượng bộ đội biên phòng hoặc nhà chức trách
Trung Quốc. Trong số 67 người này, 4 người là nạn nhân bị “bóc lột tình dục”, 60
người là nạn nhân của tình trạng “kết hôn bất hợp pháp” – mà có thể sau đó dẫn đến
việc buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động hoặc buôn người vì mục đích tình
dục, nhưng chính phủ không công bố những chi tiết này – và 3 người là nạn nhân của
tình trạng “nuôi con nuôi bất hợp pháp”, một trường hợp nằm ngoài định nghĩa quốc tế
về buôn bán người. Chính phủ không công bố thêm chi tiết nào về 54 nạn nhân còn lại
đã được xác định. Trong số 67 nạn nhân nói trên, nhà chức trách đã chuyển 25 người
đến các trung tâm bảo trợ xã hội, 20 người đến cơ quan công an, 19 người đến một tổ
chức phi chính phủ và 3 người đến Trung tâm phát triển phụ nữ thuộc Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, trong số 121 nạn nhân được xác định, 84 người đã yêu
cầu và nhận được các dịch vụ hỗ trợ do chính quyền và các tổ chức phi chính phủ cung

Page 26
cấp, bao gồm hỗ trợ y tế và tâm lý, trợ giúp pháp lý, chỗ ở tại các trung tâm bảo trợ xã
hội và dịch vụ đào tạo nghề. Chính phủ duy trì một quy trình chuyển tuyến nạn nhân
chính thức trên toàn quốc; tuy nhiên, chính phủ không chuyển nạn nhân đến các cơ sở
bảo vệ nạn nhân một cách có hệ thống do quy trình chuyển tuyến nạn nhân còn khiếm
khuyết, ví dụ một số cán bộ địa phương chưa quen thuộc với các quy tắc và chính sách
chống tội phạm buôn người, thiếu sự hợp tác giữa các vùng, năng lực hạn chế của các
nhân viên công tác xã hội. Mặc dù có những thách thức này, trong suốt kỳ báo cáo,
nhà chức trách tỉnh Hà Giang, phối hợp với một tổ chức phi chính phủ, đã thiết lập quy
trình chuyển tuyến nạn nhân cấp tỉnh và nâng cao năng lực, đào tạo cho các nhân viên
công tác xã hội để cung cấp sự chăm sóc dài hạn và toàn diện cho các nạn nhân buôn
người, bao gồm chăm sóc y tế, tâm lý – xã hội, đào tạo nghề, nhà ở, hỗ trợ tài chính và
trợ giúp pháp lý; thông qua các quy trình này – lần đầu tiên – nhà chức trách tỉnh Hà
Giang đã chuyển tuyến hoặc trực tiếp cung cấp nhiều loại dịch vụ chăm sóc ngắn hạn
và dài hạn bao gồm cả hỗ trợ về tài chính cho 35 nạn nhân buôn người.

3.4 Thực trạng phòng ngừa

Chính phủ đã tăng cường các nỗ lực phòng ngừa tình trạng buôn người. Ban chỉ
đạo do một phó thủ tướng làm trưởng ban, bộ trưởng và một thứ trưởng Bộ Công an
làm phó ban, tiếp tục chỉ đạo công tác chống buôn người của Việt Nam. Tháng 2 năm
2021, chính phủ thông qua Chương trình phòng, chống buôn bán người giai đoạn
2021-2025. Chính quyền trung ương, bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung
ương, tiếp tục tổ chức một số chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng về chống
buôn người trên quy mô lớn, nhiều chiến dịch trong số đó được sự hỗ trợ tài chính và
kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài. Là một phần trong các
nỗ lực này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi tin nhắn nâng cao nhận thức công
chúng về chống buôn người đến tất cả 126 triệu thuê bao điện thoại di động ở Việt
Nam – đây là lần đầu tiên có một chiến dịch có quy mô trên toàn quốc như vậy ở Việt
Nam. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ, TB và XH), với kinh phí được tài
trợ, tiếp tục vận hành đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ dành cho nạn nhân của tội
phạm, trong đó có nạn nhân buôn người, với các nhân viên trực tổng đài nói tiếng
Việt, tiếng Anh và 7 ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Đường dây nóng đã nhận được tin báo
về 59 vụ việc có dấu hiệu buôn người trong năm 2020, tăng so với kỳ báo cáo trước;
đường dây nóng đã chuyển các vụ việc này cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ
chức dịch vụ của nhà nước. Bộ LĐ, TB và XH phối hợp với các bộ khác, các tổ chức
quốc tế và tổ chức phi chính phủ đã tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức để
quảng bá về đường dây nóng trong kỳ báo cáo. Chính phủ không chia sẻ các đánh giá
đầy đủ về tình trạng buôn người với công chúng. Trong kỳ báo cáo, Bộ Ngoại giao đã
tổ chức tập huấn cho 200 cán bộ ngoại giao và lãnh sự về xác định và trợ giúp nạn
nhân trước khi đi nhận nhiệm vụ ở nước ngoài.

Tháng 11 năm 2020, chính quyền thông qua Luật số 69 về người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), cấm thu phí môi giới từ người lao
động và mở rộng phạm vi bảo vệ đối với người lao động, trong đó có quy định quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động. Theo báo cáo, các công ty tuyển

Page 27
dụng lao động, hầu hết có liên hệ với các doanh nghiệp nhà nước và các bên môi giới
không có giấy phép đã thu phí của người lao động tìm kiếm việc làm ở nước ngoài với
mức cao hơn so với mức luật cho phép. Nhiều người lao động bị mắc nợ nần nhiều và
có nguy cơ cao hơn bị trở thành lao động cưỡng bức, trong đó có việc bị ép buộc lao
động để trừ nợ. Trong năm 2020, Bộ LĐ, TB và XH đã thanh tra 84 doanh nghiệp đưa
người lao động đi nước ngoài, xử phạt 32 doanh nghiệp do vi phạm hành chính, rút
giấy phép kinh doanh do vi phạm Luật năm 2006 về đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Bộ LĐ, TB và XH cũng đã giải quyết 160 trong
tổng số 180 đơn khiếu nại về dân sự của người lao động nước ngoài liên quan đến
tuyển dụng lao động. Điều này thể hiện các nỗ lực gia tăng của chính phủ so với kỳ
báo cáo trước. Trong năm 2019, Bộ LĐ, TB và XH thanh tra 55 doanh nghiệp đưa
người lao động đi nước ngoài, xử phạt 21 doanh nghiệp, rút 2 giấy phép và giải quyết
120 đơn khiếu nại về dân sự, tất cả đều liên quan đến lao động di trú. Bộ LĐ, TB và
XH phối hợp với 7 tỉnh tổ chức 10 khóa đào tạo cho gần 800 cán bộ cấp huyện và cấp
xã để nâng cao kỹ năng tư vấn và chia sẻ thông tin cho người lao động đi làm việc ở
nước ngoài; Bộ cũng tổ chức 3 khóa đào tạo cho gần 250 nhân viên của các doanh
nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài. Bộ LĐ, TB và XH cũng nâng
cao nhận thức về pháp luật lao động và các thực tiễn lao động di cư an toàn cho hơn
470 trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp. Năm 2020, Bộ LĐ, TB và XH tiếp
tục đàm phán với chính phủ Ixraen và Cô-oét để ký kết các thỏa thuận hợp tác về lao
động. Trong kỳ báo cáo, chính phủ Việt Nam hợp tác với chính phủ Đài Loan thành
lập trung tâm tuyển dụng lao động trực tiếp ở Đài Loan để đưa người lao động Việt
Nam sang Đài Loan và thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các khiếu nại của người
lao động. Chính phủ cũng duy trì các thỏa thuận về lao động di trú – được ký kết trong
kỳ báo cáo trước – với Chính phủ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất về người lao
động giúp việc gia đình và với Chính phủ Nhật Bản về công nhân kỹ thuật lành nghề
và thực tập sinh. Chính phủ cũng tiếp tục duy trì Biên bản ghi nhớ về hợp tác với
Chính phủ Nhật Bản trong năm 2017 về tăng cường bảo vệ công dân Việt Nam tham
gia Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật của Nhật Bản trong bối cảnh vẫn tiếp
tục có các báo cáo về tình trạng bóc lột nghiêm trọng người lao động Việt Nam. Chính
phủ không nỗ lực nhằm làm giảm nhu cầu mua dâm hoặc du lịch tình dục trẻ em.
Chính phủ không thực hiện các biện pháp từ chối nhập cảnh đối với những người Mỹ
đã từng phạm tội về tình dục. Tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công
ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

3.5 Các khuyến nghị

Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội dân sự để rà soát và sửa
đổi Luật phòng chống mua bán người và cơ chế chuyển tuyến dịch vụ dành cho nạn
nhân buôn bán người cấp quốc gia •Truy tố nghiêm khắc tất cả các hình thức buôn
người, kết án và trừng trị bọn buôn người, bao gồm các vụ án liên quan đến lao động
cưỡng bức hoặc có cán bộ nhà nước đồng lõa; • Sửa đổi bộ luật hình sự để tội phạm
hóa tất cả các hình thức buôn bán nô lệ tình dục trẻ em 16 tuổi và 17 tuổi phù hợp với

Page 28
pháp luật quốc tế. • Tiếp tục đào tạo cán bộ về các văn bản hướng dẫn thi hành Điều
150 và Điều 151 Bộ luật Hình sự, tập trung vào việc xác định và điều tra các vụ án về
cưỡng bức lao động và buôn người trong nước, bao gồm cả các vụ việc mà nạn nhân là
nam giới. • Phối hợp với các tổ chức xã hội dân sự nhằm cập nhật các văn bản hướng
dẫn thi hành về xác định nạn nhân nhằm giảm các rào cản hành chính quan liêu cản trở
việc phát hiện nạn nhân và đào tạo các cán bộ liên ngành về việc sử dụng các văn bản
hướng dẫn này. • Phối hợp và thực thi có hiệu quả các chính sách giữa các cơ quan
chính phủ để xác định và trợ giúp nạn nhân trong số các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng
hạn như người lao động di cư, người hành nghề mại dâm, lao động trẻ em, công dân
Bắc Triều Tiên và đào tạo các cán bộ có liên quan về các thủ tục này. • Chủ động sàng
lọc và xác định nạn nhân buôn người trong số phụ nữ và trẻ em gái được phát hiện
trong các cuộc kiểm tra đột xuất và thanh tra của cảnh sát đối với các cơ sở kinh doanh
tiếp tay cho hoạt động mại dâm. • Từng bước xóa bỏ hoàn toàn tất cả các khoản phí
tuyển dụng lao động và các hình thức tuyển dụng lao động có tính chất săn mồi đối với
người lao động di cư ra nước ngoài hoặc di cư đến Việt Nam, bằng việc tăng cường
các nỗ lực giám sát các công ty tuyển dụng lao động và bên thứ ba môi giới lại lao
động, truy tố các mạng lưới môi giới lại lao động có tính chất săn mồi hoặc bất hợp
pháp. • Mở rộng đào tạo cho các nhân viên công tác xã hội, các cán bộ có trách nhiệm
phản ứng đầu tiên với nạn buôn người và tòa án về các phương pháp tiếp cận lấy nạn
nhân làm trung tâm khi làm việc với nạn nhân buôn người, trong đó có sự quan tâm hỗ
trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm lý. • Tăng ngân sách trung ương cho chính
quyền cấp tỉnh để cung cấp các dịch vụ cho nạn nhân buôn người tái hòa nhập cộng
đồng. • Thực thi và phân bổ đủ nguồn lực cho kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn
2021-2025. • Mời các chuyên gia độc lập xác minh về việc chấm dứt tình trạng lao
động cưỡng bức trong các trung tâm cai nghiện ma túy và cung cấp kết quả xác minh.

Page 29
KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây tình hình tội phạm ở Việt Nam vô cùng nhức nhối,
đặc biệt là trong thời kì hậu COVID, một trong số đó là tội phạm mua bán người. Mua
bán không còn là tội phạm diễn ra trong phạm vi của một khu vực, mà nó đang ngày
càng lan rộng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo nguyệt, có tổ chức tội phạm xuyên
quốc gia. Tội phạm mua bán người qua biên giới đã trở thành vấn đề nóng bỏng đặc
biệt là khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Mua bán người đã xâm phạm
nghiêm trọng đến quyền con người, trong đó có những quyền cơ bản nhất như quyền
tự do đi lại, quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ, quyền lao động. Nó để lại
hậu quả vô cùng to lớn cho sức khỏe và tâm lý của nạn nhân, cướp đi hạnh phúc của
nhiều gia đình, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, tiềm ẩn những nhân tố xấu về
an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Nhằm đáp ứng công cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có đề cập đến vấn
đề mua bán người trong đó có bộ luật hình sự. Hành vi mua bán người lần đầu tiên
được hình sự hóa ở Bộ luật Hình sự 1985 với tội mua bán phụ nữ, nhưng do tình hình
tội phạm ngày càng phức tạp nhiều hành vi phạm tội không có cơ sở pháp lý để xử lý..
Theo Điều 150, mua bán người được hiểu là dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để
trao đổi, mua bán người như một thứ “hàng hóa”, không bao gồm các hành vi tuyển
mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người (là những hành vi khác bên
cạnh hành vi mua bán xảy ra trong toàn bộ quá trình buôn bán được bao hàm trong
định nghĩa về buôn bán người tại Điều 3 Nghị định thư Palermo năm 2000), không
quy định phương thức bọn tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, hay nói
cách khác là động cơ, mục đích, thủ đoạn không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành
tội phạm mua bán người. Và đối tượng của tội mua bán người là người từ đủ 16 tuổi
trở lên. Nhưng qua thực tế áp dụng cho thấy nhiều hạn chế rất khó cho các cơ quan tố
tụng trong việc chứng minh một hành vi là mua bán người, trong nhiều trường hợp rất
khó phân biệt giữa hành vi mua bán với một số hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác
có cùng dấu hiệu gây khó khăn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội mua bán
người…. Để phù hợp với pháp luật quốc tế và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm mua bán người, Bộ luật Hình sự nên được sửa đổi cấu thành tội phạm hành vi
mua bán người bao gồm bao gồm bất cứ hành vi nào trong quy trình mua bán người,
từ tuyển mộ, vận chuyển đến chuyển giao, chứa chấp (che giấu), nhận người. Những
hành vi trên phải được thực hiện bằng những thủ đoạn như dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hay các thủ đoạn ép buộc khác, lừa gạt, lạm dụng quyền lực, lợi dụng tình trạng
quẫn bách hay bất kỳ thủ đoạn nào khác để bóc lột nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Page 30
Yếu tố này không áp dụng trong trường hợp đối tượng bị mua bán là trẻ em. Và bổ
sung mục đích “bóc lột” là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Việc sửa đổi điều
luật như trên sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế vừa nêu trên, tăng tính răng
đe, góp phần hạn chế tội phạm mua bán người tăng hiệu quả trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập và
toàn cầu hóa của pháp luật hình sự nước ta.

Page 31
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO

 Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Hình sự năm 1985

2. Bộ luật Hình sự năm 1999

3. Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009

4. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004

5. Luật Phòng chống mua bán người năm 2011

6. Bộ luật Hình sự năm 2015

 Điều ước quốc tế

Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi mua bán người, đặc biệt là
phụ nữ và trẻ em năm 2000.

 Trang thông tin diện tử

1. Tiếp nhận và hỗ trợ 14 công dân bị mua bán từ Lào về Việt Nam, X.Linh,
http://bocongan.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?ItemID=31210,[truy cập ngày
1/5/2022]
2. Báo cáo tình hình buôn người năm 2021, USA, https://vn.usembassy.gov/vi/2021-
tipreport/?
fbclid=IwAR2SFtv8PBjtAedNfJz3NT1dCGqL95Ld62SIgWgapP82keRTMIVGS
bhMu8Y, [truy cập ngày 1/5/2022].
3. Đại dịch COVID-19 đang tạo thời cơ cho tội ác mua bán người, H.Hương -
N.Sánh, http://tongdai111.vn/tin/dai-dich-covid19-dang-tao-thoi-co-cho-toi-ac-
mua-ban-nguoi, [truy cập ngày 30/4/2022].
4. Dùng thủ đoạn "dụ" 11 phụ nữ sang TQ bán dâm, Minh Sơn,
http://hcm.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/dung-thu-doan-du-11-phu-nu-sang-tq-ban-
dam-c51a534855.html, [truy cập ngày 15/3/2013].
5. Mối nguy về nạn mua bán người ở ASEAN trong mùa dịch COVID-19, Phương
Mai, http://pctnxh.molisa.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=3265,
[truy cập ngày 28/4/2022].

Page 32

You might also like