You are on page 1of 3

CẤU THÀNH TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

NAM

1. Lý do chọn đề tài


Từ xưa cho đến nay, tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Tội phạm
xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia
thành giai cấp đối kháng. Theo quy định trong Bộ luật hình sự, tội phạm là hành vi do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý mang tính chất nguy hiểm đến với xã hội. Vì thế, để bảo vệ quyền lợi
của giai cấp thống trị, nhà nước đã áp dụng trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với
người nào thực hiện hành vi đó.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính
chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và cần phải được
xử lý bằng các biện pháp khác. Chúng ta cần phải xác định rõ khái niệm tội phạm,
những dấu hiệu cần và đủ để cấu thành tội phạm tránh trường hợp nhầm lẫn, mất công
bằng trong xã hội. Hiểu rõ cấu thành tội phạm sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật hình
sự được chính xác hiệu quả, phản ánh quan điểm đường lối đúng đắn chính sách hình
sự của Nhà nước trong từng giai đoạn của lịch sử, củng cố và duy trì trật tự pháp luật,
bảo vệ các lợi ích của toàn thể nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung
cấu thành tội phạm, chúng em quyết định nghiên cứu về đề tài: “ Cấu thành tội phạm
theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Việc nghiên cứu này không chỉ giúp nâng
cao kiến thức về pháp luật hình sự mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với xã hội
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm rõ khái niệm cấu thành tội phạm và nội dung cơ bản về các yếu tố cấu thành tội
phạm bao gồm khái niệm đặc điểm và cấu trúc. Đồng thời phân biệt các trường hợp
loại trừ tội phạm.Qua đó khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu cấu
thành tội phạm và tìm ra một số biện pháp để phòng chống hành vi tội phạm.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận
xét, đánh giá.
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và
tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.
4. Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về cấu thành tội phạm và nội dung về các yếu tố cấu
thành tội phạm
1.1 Khái niệm về cấu thành tội phạm
1.2 Các yếu tố cấu thành tội phạm
1.2.1 Khách thể
1.2.2 Chủ thể
1.2.3 Mặt khách quan
1.2.4 Mặt chủ quan
1.3 Phân biệt các trường hợp loại trừ tội phạm
Chương 2: Thực trạng và những giải pháp trong phòng chống hành vi tội phạm
2.1 Thực trạng hành vi tội phạm ở Việt Nam hiện nay
2.2 Những giải pháp phòng chống hành vi tội phạm

You might also like