You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA LUẬT KINH TẾ
-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

BÀI THUYẾT TRÌNH


PHÁP LUẬT VỀ
KIỂM SOÁT GIAO DỊCH NỘI GIÁN

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Thảo


LỚP HỌC PHẦN: 221PL003
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 09
1. Lê Hồng Đăng
2. Tô Hoàng Minh Nhật
3. Nguyễn Hạ Quỳnh Thy
4. Trần Phan Nhật Trinh
5. Đặng Thị Thúy Trinh

1
MỤC LỤC
I. GIAO DỊCH NỘI GIÁN 4
1. Khái niệm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2022. 4
1.1 Định nghĩa 4
1.2 Chủ thể 5
1.3 Phân loại 5
2. Đặc điểm 6
2.1 Tính nguy hại cho xã hội: 6
2.2 Tính trái pháp luật: 6
3. Ảnh hưởng của giao dịch nội gián 7
3.1. Đối với nhà đầu tư chứng khoán 7
3.2. Đối với thị trường chứng khoán 7
4. Kiểm soát giao dịch nội gián 8
4.1. Lý do kiểm soát giao dịch nội gián 8
4.2. Trách nhiệm của người quản lý công ty 8
4.3. Nghĩa vụ công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán 9
II. THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT GIAO
DỊCH NỘI GIÁN 9
1. Pháp luật Việt Nam về kiểm soát giao dịch nội gián 9
2. Thực trạng Việt Nam về kiểm soát giao dịch nội gián 13
II. SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI 15
1. Pháp luật của Mỹ về kiểm soát giao dịch nội gián 15
2. So sánh với pháp luật Việt Nam 16
2.1 Hệ thống luật để kiểm soát, xử lí hành vi giao dịch nội gián: 17
2.2 Về việc xây dựng các điều luật quy định về hành vi giao dịch nội gián: 18
III. KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHO VIỆT NAM 20
1. Hoàn thiện định nghĩa về thông tin nội bộ 20
2. Mở rộng khái niệm về “người nội bộ” để đảm bảo tương thích với thông luật
quốc tế 21

2
3. Bổ sung quy định về nhóm đối tượng không phải là “người nội bộ” nhưng đã tiếp
cận, sở hữu các thông tin nội bộ một cách trái pháp luật và sử dụng các thông tin
này để giao dịch mua bán chứng khoán. 22
4. Bổ sung các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự trong lĩnh
vực chứng khoán nói chung và khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao dịch
nội gián nói riêng. 22
5. Xây dựng khuôn khổ pháp lý 23
6. Xây dựng hệ thống giám sát thông tin nội bộ và giao dịch nội gián 23
7. Tăng cường kiểm soát nội bộ 23
8. Tăng các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm giao dịch nội gián 24

3
I. GIAO DỊCH NỘI GIÁN

1. Khái niệm

1.1 Định nghĩa

Tại Hoa Kỳ, định nghĩa về “giao dịch nội gián” được SEC (Uỷ ban giao dịch
và Chứng khoán Hoa Kỳ) đưa ra “Bất cứ ai có quyền truy cập vào thông tin không
công khai và có các hành động vi phạm các điều khoản, các quy tắc hoặc các quy
định về mua hoặc bán cổ phần dựa theo thoả thuận bảo mật khi sở hữu tài liệu, thông
tin không công khai đều có thể bị kết án thực hiện giao dịch nội gián.”.

Giao dịch nội gián có thể được xem như là một loại giao dịch tư lợi, người thực
hiện giao dịch lợi dụng vị trí của bản thân để biết được thông tin quan trọng của công
ty, từ đó thực hiện các hành vi trục lợi cho cá nhân họ hoặc bên thứ 3. Cụ thể, giao
dịch nội gián là giao dịch về chứng khoán của người nắm được TTNB của công ty mà
chỉ những người quản lý điều hành công ty mới được.

“Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng, tổ chức niêm
yết, tổ chức đăng ký giao dịch, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán
của tổ chức này” (khoản 44 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019).

Hành động giao dịch nội gián có được công nhận là hợp pháp hay không còn
tùy thuộc vào thời gian diễn ra cuộc giao dịch. Nếu thông tin, tài liệu chưa được công
bố với cộng đồng, nó sẽ bị xem là phạm pháp vì như thế là không công bằng với
những nhà đầu tư khác.

Lấy một ví dụ, Ivan Boesky là một nhà giao dịch chứng khoán người Mỹ, ông
đã trả tiền cho các nhân viên của một công ty ngân hàng đầu tư để có được thông tin
mật về các vụ sáp nhập công ty và từ đó đưa ra định hướng đầu cơ. Sau đó Boesky đã
kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc mua bán chứng khoán dựa trên thông tin của
hầu hết các thương vụ mua bán và sáp nhập này.

4
1.2 Chủ thể

Để xác định được chủ thể thực hiện giao dịch nội gián thì cần xác định được
người biết thông tin nội bộ. Theo đó:

+ Người nội bộ công ty: Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng
Giám đốc công ty, các cổ đông lớn…

+ Những nhà đầu tư bên ngoài có được những thông tin nội bộ trước khi được
công khai ra công chúng: những người như là người môi giới chứng khoán,
thậm chí là các thành viên trong gia đình của giám đốc hay môi giới cũng có
thể thực hiện được hoạt động giao dịch nội gián.

Tuy nhiên, việc chứng minh một chủ thể biết thông tin nội bộ không hề dễ
dàng. Chủ thể của tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán là tất cả cá
nhân có được thông tin nội bộ, không còn giới hạn là người nội bộ của công ty. Tuy
nhiên, việc xác định những ai có được thông tin nội bộ là rất khó khăn, bởi mối quan
hệ cá nhân hết sức phức tạp, phải dựa vào khai báo của người phạm tội hoặc có sự kết
hợp giữa các cơ quan, đơn vị với nhau mới có thể tìm ra mối liên hệ giữa các cá nhân.
Hơn nữa, người biết thông tin nội bộ thường không trực tiếp giao dịch chứng khoán
mà thông qua các mối quan hệ như bạn bè, người thân,… để đặt lệnh mua, bán chứng
khoán, gây khó khăn trong việc xác định cá nhân chịu trách nhiệm về giao dịch nội
gián và xử lý vi phạm.

1.3 Phân loại

Hành động giao dịch nội gián có được công nhận là hợp pháp hay không còn
tùy thuộc vào thời điểm diễn ra cuộc giao dịch. Nếu thông tin, tài liệu chưa được công
bố với cộng đồng, nó sẽ bị xem là phạm pháp vì như thế là không công bằng với
những nhà đầu tư khác. Như vậy ta có thể thấy, giao dịch nội gián được chia thành 2
loại như sau.

Giao dịch nội gián hợp pháp: Việc mua bán dựa trên thông tin nội bộ sẽ là
hợp pháp nếu như các thông tin đó đã được công bố ra ngoài và được thực hiện bởi
loại chủ thể nội gián thứ nhất (người nội bộ trong công ty), ngoài ra sau khi thực hiện
giao dịch thì họ phải báo cáo các giao dịch của họ cho Sở Giao dịch chứng khoán.

5
Vào thời điểm đó thì những người mua bán nội bộ sẽ không có lợi thế trực tiếp so với
các nhà đầu tư khác. Lấy ví dụ, Giám đốc điều hành của một tập đoàn mua 1.000 cổ
phiếu của công ty khi biết được tập đoàn chuẩn bị thực hiện một dự án lớn. Giao dịch
được thực hiện sau khi thông tin được công bố.

Giao dịch nội gián bất hợp pháp: Là hành vi giao dịch mua bán chứng khoán
không được pháp luật cho phép, người vi phạm thực hiện giao dịch khi thông tin nội
bộ chưa được công bố. Pháp luật Việt Nam tiếp cận và thể chế hoá các khía cạnh của
giao dịch nội gián theo hơi hướng là hành vi bất hợp pháp. Cụ thể tại điều 12 Luật
chứng khoán cho thấy chủ thể giao dịch nội gián thực hiện hành vi sử dụng thông tin
nội bộ để giao dịch nhằm thu lợi bất chính cho chính mình hoặc bên thứ ba; tiết lộ,
cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ
sở thông tin nội bộ là hành vi bị cấm trong thị trường chứng khoán.

Ví dụ, Một thành viên HĐQT biết về sự hợp nhất bí mật giữa công ty của anh
ta và một doanh nghiệp sinh lợi khác. Biết rằng việc sáp nhập sẽ đòi hỏi phải mua cổ
phiếu với giá cao, anh ta đã mua cổ phiếu một ngày trước khi việc sáp nhập được thực
hiện.

2. Đặc điểm

2.1 Tính nguy hại cho xã hội:

Gây thiệt hại cho nhà đầu tư, cổ đông, những người đã và đang là chủ sở hữu
đầu tư vào công ty đại chúng hay quỹ đầu tư.

Ảnh hưởng đến niềm tin và sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư phải đại diện với những rủi ro liên quan đến các khoản mục đầu tư và các
quyết định kinh doanh của mình. Mặt khác công ty sẽ mất đi uy tín và khó khăn trong
việc huy động vốn.

2.2 Tính trái pháp luật:

Hành vi giao dịch nội gián đe dọa đến sự công bằng và tính minh bạch của thị
trường, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư.

6
- Tính có lỗi: Hành vi có thể mang lỗi cố ý thông qua việc sử dụng những thông tin
nội bộ để mua bán chứng khoán cho mình, cung cấp thông tin cho người khác hoặc lỗi
vô ý để lộ thông tin nội bộ cho bên thứ 3.

- Tính chịu trách nhiệm pháp lý: Chủ thể thực hiện hành vi giao dịch nội gián sẽ phải
chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình, các chủ thể đó bao gồm:

+ Người nội bộ công ty: Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng
Giám đốc công ty, các cổ đông lớn…

+ Những nhà đầu tư bên ngoài có được những thông tin nội bộ trước khi được
công khai ra công chúng: những người như là người môi giới chứng khoán,
thậm chí là các thành viên trong gia đình của giám đốc hay môi giới cũng có
thể thực hiện được hoạt động giao dịch nội gián.

3. Ảnh hưởng của giao dịch nội gián

3.1. Đối với nhà đầu tư chứng khoán

Những cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm được nhiều thông tin mật có thể thu được
lợi nhuận cao hơn so với lợi nhuận trên thị trường. Trong khi đó, các cổ đông thiểu số,
nhà đầu tư biết được thông tin sau sẽ thu được lợi nhuận thấp, thậm chí chịu thua lỗ
khi giao dịch chứng khoán. Đối với hầu hết nhà đầu tư nhỏ lẻ trong dài hạn, lợi nhuận
từ đầu tư chứng khoán là không cao.

3.2. Đối với thị trường chứng khoán

Sự thiếu công bằng về thông tin của doanh nghiệp sẽ gây ra tình trạng mất cân
xứng giữa các nhà đầu tư với nhau. Điều này làm các nhà đầu tư không còn niềm tin
và động lực tham gia thị trường chứng khoán, ngăn cản sự phát triển của thị trường
chứng khoán nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Môi trường kinh tế thiếu đi sự công bằng, ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh,
minh bạch, công khai và an toàn của thị trường chứng khoán.

Hành động dùng thông tin nội gián nhằm kiểm soát giá chứng khoán có thể làm
cho thị trường chao đảo, các nhà đầu tư sẽ khó khăn trong việc định hướng kế hoạch
kinh doanh, họ sẽ nhận định công tác quản lý thị trường chứng khoán của cơ quan

7
chức năng có vấn đề và từ đó sẽ gây ra những hệ luỵ rất lớn đối với nền kinh tế và cả
ngoài xã hội.

4. Kiểm soát giao dịch nội gián

4.1. Lý do kiểm soát giao dịch nội gián

Các thành viên trong công ty phải trung thành với nhau và với công ty vì công
ty cổ phần được thành lập bởi nhiều chủ thể và mỗi chủ thể đều là thành viên sở hữu
đối với công ty. Điều đó có nghĩa là các thành viên công ty phải quan tâm đến lợi ích
của công ty, không được sử dụng tài sản, thông tin, uy tín, tư cách của công ty để làm
lợi riêng mình. Tựu trung, trong nội bộ công ty, kiểm soát hành vi giao dịch nội gián
nhằm bảo vệ chính họ, bảo vệ chính sự phát triển lâu dài của công ty họ.

Lý do tiếp theo cần phải kiểm soát hành vi này là để bảo vệ các nhà đầu tư, thị
trường chứng khoán hoạt động dựa trên nguyên tắc công khai. Nguyên tắc này đòi hỏi
các chủ thể tham gia phải công khai tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh
doanh của mình cũng như những thông tin có ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Tác
dụng của việc áp dụng nguyên tắc này là tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia
chứng khoán, ngăn ngừa việc kiểm soát thị trường chứng khoán, đầu cơ, trục lợi từ
việc kinh doanh chứng khoán. Nguyên tắc này được pháp luật của nước ta thể chế hóa
thành những hành vi cụ thể mà các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán không
được làm. Giao dịch nội gián là một trong những hành vi bị cấm đó.

4.2. Trách nhiệm của người quản lý công ty

Người quản lý công ty có trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan, không
được sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để tư lợi cá nhân hoặc
phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Cụ thể hơn, theo Khoản 1, khoản 2, khoản
5, Điều 291 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính
phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, người quản lý
công ty phải công khai các lợi ích liên quan; thành viên HĐQT, thành viên BKS, Tổng
giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác và những người có liên quan của các thành
viên này chỉ được sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để phục vụ

8
lợi ích của công ty; không được sử dụng hoặc tiết lộ cho người khác các thông tin nội
bộ để thực hiện các giao dịch có liên quan.

4.3. Nghĩa vụ công bố thông tin của công ty trên thị trường chứng khoán

Để hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin, tạo sự công bằng, minh bạch trên
TTCK, Luật Chứng khoán 2019 bắt buộc các đối tượng như công ty đại chúng, công
ty chứng khoán, người nội bộ,… phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin. Theo đó,

Đối với công ty đại chúng, họ có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, thông tin
bất thường về tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và công bố thông tin
theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Về thông tin định kỳ, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo
tài chính; báo cáo thường niên; báo cáo tình hình quản trị công ty; nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông thường niên và thông tin khác theo quy định của pháp luật.

+ Về thông tin bất thường, công ty đại chúng phải công bố thông tin khi xảy ra một
trong các sự kiện theo quy định tại khoản 2, Điều 120 Luật Chứng khoán 2019
như tạm ngừng kinh doanh; quyết định về việc tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể
doanh nghiệp;... Đây là những sự kiện có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động lớn đến giá chứng khoán.

Về việc công bố thông tin của người nội bộ và người có liên quan của người
nội bộ, theo đó Khoản 1, Điều 128 Luật Chứng khoán 2019 quy định: “Người nội bộ
của công ty đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này phải công bố
thông tin trước và sau giao dịch hoặc khi có thay đổi sở hữu đối với cổ phiếu, quyền
mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi.” Điều này
nhằm hạn chế tình trạng người nội bộ dựa vào vị trí của mình trong công ty sử dụng
TTNB để giao dịch chứng khoán hoặc cung cấp TTNB cho người liên quan thực hiện
hành vi mua bán chứng khoán; góp phần tạo sự “công bằng” giữa các NĐT và trên
TTCK.

9
II. THỰC TRẠNG VÀ PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT GIAO
DỊCH NỘI GIÁN

1. Pháp luật Việt Nam về kiểm soát giao dịch nội gián

Hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay về cơ bản đã có những điều luật quy
định về các giao dịch nội gián, cụ thể:

Đầu tiên, tại khoản 2 Điều 12 Luật chứng khoán 2019 có quy định hành vi
“Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người
khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng
khoán trên cơ sở thông tin nội bộ” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong
hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Như vậy, Luật chứng khoán ít
nhiều cũng đã nhận định được tính nguy hiểm của hành vi này và đưa nó vào danh
mục các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trong thị trường chứng khoán. Và khái niệm
“thông tin nội bộ” quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật này quy định: “Thông tin nội
bộ là thông tin liên quan đến công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký
giao dịch, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa được công bố
mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của tổ chức này.”.
Và đây cũng còn là một khái niệm chung, mang tính bao quát nhưng vô hình trung
khiến cho cơ quan có thẩm quyền khó khăn trong việc phân biệt, xác định rõ ràng,
nhanh chóng để tìm ra chứng cứ, chứng minh và đưa ra quyết định xử lý.

Là hoạt động đầu tư, việc mua bán chứng khoán dựa trên cơ sở tự do ý chí,
thỏa thuận giữa các bên có liên quan nhưng bao gồm yếu tố công bằng, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 156/2020 NĐ - CP
có quy định:

“Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán” là việc thực hiện hành vi
bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy
định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các
hành vi dưới đây:

a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc
cho người khác;

10
b) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán
chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.”

Điều này đồng nghĩa rằng việc thực hiện một hoặc tất cả các hành vi trên là vi
phạm điều cấm trong hoạt động và lĩnh vực chứng khoán theo quy định tại khoản 2
Điều 12 Luật Chứng khoán đã trình bày.

Và tại Điều 35 của Nghị định này đã có quy định về các biện pháp xử phạt
hành chính cho hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán:

“1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt
tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi sử dụng
thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt
tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại
khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại
khoản 2 Điều 5 Nghị định này để xử phạt.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01
tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước
ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18
tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều này.”

Khách thể của tội phạm là tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng
khoán xâm phạm đến quy định về quản lý chứng khoán của Nhà nước, và xâm phạm
lợi ích hợp pháp của công ty đại chúng, quỹ đại chúng. Và mặt khách quan là sử dụng
những thông tin nội bộ này nhằm mua bán chứng khoán thu lời, tiết lộ, cung cấp thông
11
tin nội bộ cho người khác mua bán chứng khoán,.. Từ những hành vi trên sẽ dẫn đến
các hình phạt quy định tại Điều 210 BLHSHH có quy định về tội sử dụng thông tin
nội bộ để mua bán chứng khoán, cụ thể:

“1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ
đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến
giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng
thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này
hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này,
thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây
thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì
bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

12
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Chủ thể của Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán có thể là cá
nhân, pháp nhân thương mại. Hình phạt cao nhất đối với cá nhân là bị phạt tiền đến 5
tỷ đồng hoặc phạt tù đến 07 năm. Hình phạt cao nhất đối với pháp nhân thương mại là
bị phạt tiền đến 10 tỷ đồng. Chế tài hình sự dành cho hành vi giao dịch nội gián trái
pháp luật đã tăng lên so với Bộ luật Hình sự cũ năm 1999, góp phần răn đe hơn cho
những người có ý định mua bán thông tin nội bộ của các công ty nhằm các mục đích
bất hợp pháp. Nhưng sự thay đổi này là điều dễ hiểu, bởi các đối tượng vi phạm ngày
nay có nhiều thủ đoạn luồn lách và khó có thể phát hiện hơn xưa.

Ta có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật nước ta tuy là đã nhận diện được và
có được những răn đe ở một mức độ nhất định cho hành vi giao dịch nội gián này, tuy
nhiên, nó chỉ dừng ở các điều luật đơn lẻ trong các văn bản như BLHS, Luật Chứng
khoán hay các nghị định về xử phạt hành chính, đi cùng với đó là các chế tài cho chủ
thể vi phạm, tuy nhiên, nhìn chung, các khung hình phạt này vẫn còn khá nhẹ tay so
với quy định của các nước, điển hình là Mỹ. Bên cạnh đó, giao dịch nội gián đáng ra
phải được kiểm soát nhiều hơn thế, hành vi này chỉ mới được pháp luật nước ta xem
xét dưới góc độ trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, và dưới góc độ của Luật
Chứng khoán, trách nhiệm dân sự vẫn chưa được đề cập, cụ thể là việc giao dịch bị
cấm sẽ xâm phạm lợi ích của các bên trong quan hệ mua bán và sẽ gây thiệt hại cho
các nhà đầu tư trong mối quan hệ giao dịch, do vậy, việc áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại sẽ xảy ra trong trường hợp hành vi giao dịch bị cấm gây thiệt hại cho
nhà đầu tư và có yêu cầu của nhà đầu tư trong việc đòi bồi thường thiệt hại.

Thêm nữa, Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) tại Diễn đàn doanh
nghiệp Việt Nam thường niên 2020, rằng các quy định của pháp luật Việt Nam về
giao dịch nội gián còn mang tính trừu tượng 1, nhóm đồng tình với quan điểm này vì
nhìn chung thỉ quy định của Luật Việt Nam về giao dịch nội gián còn chung chung,

1 Mua bán chui và giao dịch nội gián chứng khoán: Nhiều lỗ hổng pháp lý cần được lấp đầy,
https://www.uel.edu.vn/phan-bien-xa-hoi/mua-ban-chui-va-giao-dich-noi-gian-chung-khoan-nhieu-lo-hong-
phap-ly-can-duoc-lap-day-2, truy cập ngày 14/12/2022.

13
chưa đủ chi tiết, chưa đủ răn đe và bao quát hết các trường hợp cho một thực trạng
đang ngày càng hoành hành và vô cùng khó kiểm soát.

2. Thực trạng Việt Nam về kiểm soát giao dịch nội gián

Như đã để cập, các giao dịch có dấu hiệu nội gián thường dựa trên việc cố tình
lợi dụng lợi thế về việc tiếp cận được thông tin tốt hoặc xấu về hoạt động và tình hình
tài chính của công ty. Nguồn thông tin này có thể xuất phát từ các nhà lãnh đạo cấp
cao trong nội bộ công ty như: chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc/ giám đốc, phó tổng
giám đốc/ phó giám đốc, kế toán trưởng… Các giao dịch này ngày càng tinh vi, khó
chứng minh được hành vi vi phạm. Chính vì việc khó chứng minh đó cùng với hệ
thống pháp luật quy định chưa thật sự hiệu quả đã gây ra không ít khó khăn cho nhà
nước trong việc kiểm soát các giao dịch nội gián hiện nay, các vụ việc bị xử lý hình sự
thì rất ít còn các vụ bị xử lý hành chính thì mức phạt lại không đủ làm cho các chủ thể
đó phải kiêng dè vì khoản lợi ích cá nhân mà họ thu được khi thực hiện hành vi vi
phạm lớn hơn rất nhiều số tiền phạt họ phải bỏ ra.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì nhóm vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố
thông tin trong giao dịch của người nội bộ của các công ty đại chúng chiếm đến 27%
tổng số vi phạm năm 2014, tỷ lệ này tăng lên 57% năm 2017 và lên đến 71,4% năm
2019. Từ năm 2020 đến nay, dù mức chế tài có tăng lên nhưng tỷ lệ vi phạm cũng
không có những thay đổi đáng kể.

Trong giai đoạn 2014 - 2019, vi phạm nghiêm trọng liên quan đến giao dịch
chứng khoán bị phát hiện và xử phạt hành chính chủ yếu là vi phạm giao dịch nhằm
tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá (35/36 trường hợp) và chỉ có một trường hợp giao
dịch nội gián2. Như vậy ta có thể thấy được, hành vi giao dịch nội gián là một trong
những hành vi vi phạm đối với luật chứng khoán khó kiểm soát và kiểm soát kém hiệu
quả nhất, hầu như rất hiếm có trường hợp nào bị phát hiện và bị xử lý tại Việt Nam.
Việc đầu tư theo tin đồn dần trở thành một “trường phái” đầu tư với khẩu hiệu như
“tin ra là bán”. Những thông tin về tình hình tài chính, kế hoạch, dự án, lợi nhuận,
lãnh đạo… chưa được công bố chính thức nhưng lại được truyền khắp các diễn đàn
dưới dạng “tin đồn”. Điều đáng nói là không ít tin đồn hoàn toàn trùng khớp với tin
2https://www.uel.edu.vn/phan-bien-xa-hoi/mua-ban-chui-va-giao-dich-noi-gian-chung-khoan-nhieu-lo-hong-
phap-ly-can-duoc-lap-day-2, truy cập ngày 08/12/2022.

14
được công bố. Rõ ràng, tình trạng bất cân xứng về thông tin đang rất phổ biến và trầm
trọng, ý thức của các thành viên được xem là thành viên nội bộ của công ty hay nói
thẳng ra là các nhà quản lý cấp cao hoặc các đối tượng có mối liên hệ với thông tin nội
bộ về bảo mật thông tin dường như chưa hình thành và rất vẫn thản nhiên sử dụng lợi
thế của mình thực hiện các giao dịch có lợi cho bản thân, họ đặt lợi nhuận của bản
thân lên hàng đầu bất kể cho việc làm đó là bất chính.

Mặc dù pháp luật đã có cải thiện trong các quy định so với các luật cũ về chế
tài xử lí đối với các hành vi giao dịch nội gián như nhóm đã đề cập ở phần trước,
nhưng có vẻ nó không đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi này. Theo
một nguồn tin từ tờ tạp chí VN EXPRESS vừa được phát hành vào đầu năm 2022,
việc các nhà quản trị cấp cao của công ty xem thường quy định pháp luật về kiểm soát
giao dịch nội gián càng được thể hiện rõ khi một người nói rằng “Cả cái làng này làm
thế”3 để khoe khoang về việc người đó lợi dụng một nguồn tin nội bộ để mua cổ phiếu
một doanh nghiệp, tiếp theo, viết bài đăng báo về chính doanh nghiệp đó. Sau khi bài
báo xuất bản, giá cổ phiếu tăng kịch trần vài phiên. Một trong số những chuyên gia
chứng khoán từng làm việc tại Mỹ đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi họ nhìn thấy việc
làm này tại Việt Nam vì nếu với hành vi tương tự khi xảy ra ở Mỹ sẽ bị truy tố và xử
lý rất nặng nề do đây là một hành vi gây ra hậu quả rất to lớn không chỉ với việc quản
trị nội bộ công ty nói riêng mà còn là cả một nền kinh tế nói chung.

II. SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT CÁC QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI

1. Pháp luật của Mỹ về kiểm soát giao dịch nội gián

Ở Mỹ, từ những năm 1960 trở về trước giao dịch nội gián không quá được chú
ý. Tuy nhiên trong 4 thập kỷ gần nhất, một tổ hợp lệnh cấm giao dịch nội gián liên
bang ra đời và trở thành tâm điểm của quy định pháp luật Mỹ về chứng khoán. Mặc
dù lệnh cấm giao dịch nội gián hiện đại đa phần căn cứ vào các quy định pháp luật
liên bang về chứng khoán, đặc biệt là quy tắc 10b-5 ban hành bởi Ủy ban Giao dịch và
Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) theo thẩm quyền được cấp bởi Mục 10(b) của Đạo luật

3 Nguyễn Minh Đức, Giao dịch nội gián, https://vnexpress.net/giao-dich-noi-gian-4425126.html, truy cập ngày
08/12/2022.

15
giao dịch chứng khoán, lệnh cấm thực tế phát triển thông qua một loạt các quyết định
tư pháp sau quá trình gần giống với xét theo thông luật hơn là diễn dịch theo luật định.

Về bối cảnh pháp luật, cốt lõi của lệnh cấm giao dịch nội gián xuất phát từ quy
tắc 10(b) Đạo luật giao dịch:

Một người được coi là phạm pháp nếu trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng phương
tiện hoặc công cụ về thương mại liên bang hoặc về thư tín, hoặc bất kì thiết bị
nào về giao dịch chứng khoán.

(b) Sử dụng hoặc tận dụng, liên quan đến việc mua hoặc bán bất kì loại chứng
khoán nào được đăng ký trên Sở giao dịch chứng khoán Quốc gia hoặc bất kì
loại chứng khoán nào ko được đăng ký tương tự,... tất cả hình thức và thủ đoạn
lôi kéo và lừa dối đều phạm luật và trái với quy định mà Ủy ban đưa ra để bảo
vệ lợi ích công cộng cũng như quyền lợi của nhà đầu tư.

Có 2 thứ cần lưu ý về các điều luật trên. Đầu tiên, nó ko thể tự mình thực thi.
Cho đến khi SEC thực hiện quyền lập quy và trao quyền cho quy tắc 10(b), thì
điều luật này vô dụng. Thứ 2 là điều luật này không mang tính bài trừ giao dịch
nội gián 1 cách rõ ràng.

Về các đặc điểm của lệnh cấm:

+ Sự khác biệt của thông tin nội gián so với thông tin thị trường: Thông tin nội
gián thường đến từ các nguồn nội bộ của công ty và liên quan đến các sự kiện hoặc
diễn biến ảnh hưởng đến tài sản hoặc thu nhập của tổ chức phát hành(doanh nghiệp).
Còn thông tin thị trường thường bắt nguồn từ các nguồn khác ngoài tổ chức phát hành
và liên quan đến các sự kiện, những hoàn cảnh liên quan,...

+ Tính tất yếu: Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh đối với giao dịch trên cơ sở
những thông tin trọng yếu và then chốt. Tính tất yếu được định nghĩa trong trường
hợp này có nghĩa là liệu có đáng hay không khả năng một nhà đầu tư hợp lý sẽ xem
xét trên thực tế về việc mua bán cổ phiếu của mình.

+ Nội gián là ai: Theo common law, việc cấm giao dịch nội gián tập trung vào các
nhân viên của công ty và Người đứng đầu công ty. Các hạn chế giao dịch nội gián

16
nhằm thu lợi nhuận ngắn hạn được quy định tại quy tắc 16(b) tương tự được giới hạn
cho các nhân viên, ban điều hành và cổ đông sở hữu hơn 10% cổ phần của công ty.

Cải cách pháp lý và hành pháp đối với pháp luật về giao dịch nội gián: Sự phát triển
của án lệ về giao dịch nội gián cũng đã đi cùng với những nỗ lực cải cách luật pháp và
quy định của SEC trong nhiều năm. Bắt đầu từ những năm 1980, Tòa án tối cao và
Quốc hội liên tục cho ra những luật, quy định mới:

+ Quy tắc 14e-3a: loại bỏ yêu cầu về nghĩa vụ ủy thác trong bối cảnh chào mua
công khai, khiến việc giao dịch trên cơ sở thông tin quan trọng không công khai liên
quan đến chào mua công khai đang chờ xử lý là bất hợp pháp.

+ Đạo luật trừng phạt giao dịch nội gián năm 1983: đã sửa đổi Đạo luật Giao
dịch để tăng số tiền phạt dân sự có thể được áp dụng đối với hành vi vi phạm và tăng
tiền phạt hình sự tối đa từ $10,000 lên $100,000.

+ Đạo luật chống gian lận chứng khoán và giao dịch nội gián 1988: tập trung
vào việc răn đe, bao gồm tăng hình phạt hình sự, cả bằng cách tăng mức án tối đa từ 5
năm lên 10 năm tù và bằng cách tăng mức phạt tối đa 100.000 đô la được thông qua
trong ITSA lên 1.000.000 đô la.

+ Đạo luật quy định giao dịch nội gián: định nghĩa giao dịch nội gián.

2. So sánh với pháp luật Việt Nam

Nhìn chung thì việc thành lập, xây dựng và áp dụng pháp luật quy định về các
hành vi giao dịch nội gián dù ở Việt Nam hay Mỹ đều gặp những có khăn nhất định,
đều có xuất phát điểm ở chỗ không có quy định cụ thể, rõ ràng hướng đến giao dịch
nội gián chính vì vậy họ đã phải chịu sự không chắn chắc và mơ hồ khi kiểm soát
những hành vi này. Tuy nhiên nếu chỉ xét ở phạm vi hai quốc gia thì pháp luật củng
có những khía cạnh rạch ròi nhất định. Chúng ta có thể nhìn nhận và so sánh pháp luật
của hai quốc gia thông qua một số yếu tố sau đây:

17
2.1 Hệ thống luật để kiểm soát, xử lí hành vi giao dịch nội gián:

Việt Nam Mỹ

- Không có một văn bản quy phạm pháp - Hành vi này được quy định trong các
luật cụ thể, riêng biệt để kiểm soát hành văn bản Luật giao dịch nội gián có thể kể
vi giao dịch nội gián; Pháp luật nước ta đến như:
quy định vấn đề này trong Luật Chứng + Các Án lệ thông qua việc xét xử của các
khoán, các nghị định hướng dẫn về xử Thẩm phán;
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
+ Các quy tắc của SEC (Ủy ban chứng
giao dịch chứng khoán. Như vậy có thể
khoán Hoa Kỳ) như quy tắc 10b5 - 1 và
thấy, Pháp luật Việt Nam chỉ mới xem
10b5 - 2;
xét và kiểm soát loại hành vi này như
các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực + Các đạo luật như Đạo luật cấm giao
chứng khoán, các qui định còn khá dịch nội gián 1987, 2015; Đạo luật cổ
chung chung và mang tính trừu tượng, phiếu 2012;

- Ta có thể thấy, hệ thống pháp luật Mỹ


về loại hành vi này được hình thành từ rất
sớm và không ngừng phát triển hoàn
thiện. Chính vì vậy pháp luật Mỹ về kiểm
soát giao dịch nội gián nhìn chung trước
hết đã vượt xa pháp luật Việt nam về quy
mô, độ chi tiết và tính logic.

2.2 Về việc xây dựng các điều luật quy định về hành vi giao dịch nội gián:

Việt Nam Mỹ

18
- Cách tiếp cận về chủ thể vi phạm - Pháp luật Mỹ mong muốn loại bỏ yêu
hành vi trong pháp luật Việt Nam bao cầu “lợi ích cá nhân” để mở rộng phạm vi
gồm chính người đó hoặc những người đối tượng. Bên cạnh đó, khác với Luật
khác có hành vi sử dụng thông tin nội Việt Nam, cách xác định của họ còn dựa
bộ chưa được công bố để mua, bán trên việc xác định trạng thái tinh thần và
chứng khoán. yêu cầu về kiến thức của những đối tượng
vi phạm. Cụ thể việc xác định trạng thái
tinh thần và yêu cầu kiến thức của đối
tượng vi phạm là “cố ý” hay “liều lĩnh”,
trong vấn đề này có đề cập đến một loại
đối tượng mà Luật Việt Nam chưa đề cập
đến là nhưng người được đút lót để có thể
lan truyền hoặc xâm phạm đến thông tin
nội bộ của tổ chức. Cụ thể:

+ Nếu như người được đưa tiền nên biết


rằng người đưa tiền đã thu thập hoặc
truyền đạt thông tin một cách sai trái thì
khi đó trạng thái của họ đang ở dạng cố ý
và họ phải chịu trách nhiệm hình sự;

+ Nếu như người được đưa tiền xem


thường, không quan tâm tính quan trọng
của hành vi, trạng thái đó gọi là liều lĩnh.
Họ phải chịu trách nhiệm dân sự.

- Pháp luật nước ta tập trung vào các - Pháp luật Mỹ tập trung vào việc răn đe,
trách nhiệm hành chính quy định trong lấy dẫn chứng là Đạo luật thực thi gian
Nghị định 159/2020 NĐ - CP và hình lận chứng khoán và giao dịch nội gián
sự trong Điều 210 BLHSHH đối với năm 1988 đã tăng mức án tối đa từ 5 năm

19
hành vi này như phần pháp luật mà lên 10 năm tù và bằng cách tăng mức phạt
nhóm đã đề cập. tối đa 100.000 đô la được áp dụng trong

- Cách để xác định các loại trách nhiệm ITSA lên 1.000.000 đô la. Cơ quan này
tùy thuộc vào tính nghiêm trọng của vụ cũng ủy quyền cho SEC trả tới 10 phần
việc. trăm tổng số tiền được thu hồi cho những
người tố giác đã cung cấp thông tin dẫn
đến việc áp dụng các hình phạt đó.4 Như
vậy so với Việt Nam thì pháp luật Hoa Kì
từ sớm đã tập trung vào việc nâng cao
mức phạt tiền và phạt tù cho những hành
vi này nhằm mục đích rắn đe và cho tới
nay các chế tài đó vẫn ngày càng được
xem xét tăng lên để phù hợp với hoàn
cảnh kinh tế hiện đại.

- Ngoài dựa vào tính nghiêm trọng của vụ


việc, các nhà làm luật còn căn cứ vào
trạng thái tinh thần và mức độ kiến thức
của những chủ thể vi phạm.

- Luật Việt Nam tiếp cận hành vi giao - Luật Mỹ đã và đang hướng đến tập trung
dịch nội gián bằng các khái niệm quy vào vấn đề “thông tin truyền đạt một cách
định trong luật, xoay quanh các yếu tố sai trái” hay “có được thông tin một cách
như “thông tin nội bộ”, “người nội bộ” sai trái”, rõ ràng ở đây họ không chỉ muốn
hay các hành vi mua bán chứng khoán đánh vào các đối tượng nội bộ trong công
dựa trên thông tin nội bộ chưa được ty và còn là các đối tượng bên ngoài họ có
công bố. mối liên hệ như thế nào và có được thông

- Luật Việt Nam đã có phân định được tin đó bằng cách nào? Ngoài ra, các
hành vi giao dịch nội gián với các hành nguyên tắc của SEC còn đánh vào lòng tin

4 https://corpgov.law.harvard.edu/2020/02/13/report-on-insider-trading-by-the-bharara-task-force/, truy cập


ngày 15/12/2022.

20
vi thao túng, lừa đảo tại các khoản của và sự tôn trọng được đặt ở các đối tượng
Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 dưới vi phạm.
dạng định nghĩa. Nhìn chung các hành - Các nhà làm luật Mỹ đã tận dụng lí
vi này được trình bày khá rõ ràng và thuyết “sai trái” cho mục đích giao dịch
không quá khó khăn để phân biệt. nội gián để có thể tách bạch hành vi giao
dịch nội gián khỏi các hành vi “lừa dối”,
“thao túng”.

III. KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CHO VIỆT NAM

Thực tế cho thấy, một số các nhà đầu tư lớn ở Việt Nam đã lợi dụng sự lỏng lẻo
của pháp luật để trục lợi thông qua các giao dịch nội gián. Nhiều người sẵn sàng chấp
nhận mức phạt ít ỏi để thu được lợi ích lớn hơn nhiều từ các giao dịch nội gián. Ngoài
ra, việc điều tra giao dịch nội gián chưa mở rộng đến nhiều nhóm đối tượng khác cũng
khiến cho phạm vi giám sát trở nên rất hẹp. Từ đây, nhóm đưa ra gợi mở cho việc
hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh giao dịch nội gián như sau:

1. Hoàn thiện định nghĩa về thông tin nội bộ

Khoản 44 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 Việt Nam quy định về
thông tin nội bộ. Theo nhóm, quy định này còn khá chung chung, sẽ gây trở ngại cho
các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xác định các giao dịch nội gián. Chúng mình
cho rằng, pháp luật chứng khoán Việt Nam cần bổ sung quy định cụ thể về các trường
hợp “thông tin nội bộ”.

Ví dụ: Cần quy định cụ thể những thay đổi về hoạt động kinh doanh hoặc tình
hình tài chính quan trọng của doanh nghiệp là những thông tin về:

+ Các thay đổi trong phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty;

+ Các khoản đầu tư, hợp đồng quan trọng có giá trị lớn so với tổng tài sản của
công ty; các khoản khoản nợ lớn, thâm hụt lớn hoặc thua lỗ lớn;

+ Các thay đổi nhân sự quản lý quan trọng của công ty;

+ Thay đổi về cổ đông lớn;

21
+ Các vi phạm pháp luật hoặc các vụ kiện tụng lớn liên quan đến công ty;…

Trên thực tế, hầu hết các thông tin nêu trên đều bắt buộc phải công bố theo quy
định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc
pháp luật chưa xác định rõ đây là các “thông tin nội bộ” dẫn đến trường hợp xảy ra vi
phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể tiến thành xử lý vi phạm về công
bố thông tin mà chưa đủ căn cứ để xử lý hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán
chứng khoán, trong khi đó, mức xử phạt đối với vi phạm về công bố thông tin là thấp
hơn nhiều so với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán.

Ngoài ra, cần phải có quy định về loại trừ những thông tin không phải là thông
tin nội bộ, ví dụ các thông tin được đưa ra từ việc nghiên cứu hay phân tích và có tính
phổ cập thì không phải là thông tin nội bộ.

2. Mở rộng khái niệm về “người nội bộ” để đảm bảo tương thích với thông luật
quốc tế

Theo quy định của khoản 45 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019, khái niệm
“người nội bộ” ở Việt Nam mới dừng lại ở nhóm đối tượng là người giữ vị trí quan
trọng trong bộ máy quản trị, điều hành của doanh nghiệp và người nội bộ của quỹ đại
chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, trong khi còn nhiều chủ thể có khả
năng tiếp cận và sở hữu được các thông tin quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá
chứng khoán của doanh nghiệp.

Những chủ thể đó có thể là:

+ Nhân viên, cổ đông lớn của công ty, công ty con hoặc người quản lý của
công ty con;

+ Đối tác, bạn hàng, luật sư tư vấn, bên mua lại doanh nghiệp, bên tham gia các
giao dịch lớn với doanh nghiệp;

+ Người cung cấp các dịch vụ về chứng khoán (công ty chứng khoán, sở giao
dịch chứng khoán, tổ chức lưu ký chứng khoán, tổ chức bảo lãnh phát hành…);

+ Người làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán.

22
Những chủ thể này cần được đưa vào phạm vi “người nội bộ” nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình điều tra và xử lý giao
dịch nội gián, đồng thời nâng cao trách nhiệm và ý thức của các chủ thể khi tham gia
giao dịch trên thị trường.

3. Bổ sung quy định về nhóm đối tượng không phải là “người nội bộ” nhưng đã
tiếp cận, sở hữu các thông tin nội bộ một cách trái pháp luật và sử dụng các
thông tin này để giao dịch mua bán chứng khoán.

Phạm vi của giao dịch nội gián cũng cần được nhà nước quy định rõ để xác
định nội gián là ai. Ví dụ, một luật sư biết được thông tin nội bộ của khách hàng; một
nhà báo biết thông tin từ quá trình tác nghiệp, hay một người phụ trách in ấn một bản
hồ sơ đấu giá cổ phần nắm được thông tin nội bộ, tất cả họ đều tham gia vào giao
dịch nội gián và trục lợi thì họ cũng bị quy về tội Giao Dịch Nội Gián. Bởi vì những
đối tượng này vi phạm nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, tham gia các giao dịch mà họ
bị cấm hay việc họ công bố hoặc lạm dụng thông tin nội bộ để trục lợi hoặc tạo điều
kiện cho người khác trục lợi.

Do đó, Việt Nam cần phải bổ sung vào các trường hợp sử dụng thông tin nội bộ
để mua bán chứng khoán nhằm đảm bảo bao quát được hết các nguy cơ xuất hiện giao
dịch nội gián. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc thời điểm bổ sung quy định này hợp lý
để đảm bảo khả năng thực thi trên thực tế.

4. Bổ sung các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục khởi kiện dân sự trong lĩnh
vực chứng khoán nói chung và khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao
dịch nội gián nói riêng.

Luật pháp nhiều quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển đã quan tâm đến
việc xây dựng khung pháp lý để nhà đầu tư tiến hành khởi kiện dân sự khi bị thiệt hại
bởi các giao dịch nội gián. Pháp luật chứng khoán Việt Nam, bên cạnh quy định về
trách nhiệm hành chính, hình sự, cần bổ sung quy định trách nhiệm dân sự của các chủ
thể khi thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán. Tòa án
nhân dân tối cao cần nghiên cứu đưa ra các hướng dẫn cụ thể để nhà đầu tư có thể
khởi kiện trong một vụ việc độc lập khi bị thiệt hại do hành vi giao dịch nội gián,

23
trong đó cần xác định rõ: chủ thể được khởi kiện, đối tượng bị khởi kiện, các tài liệu
chứng cứ cần cung cấp, phương thức tính toán thiệt hại.

5. Xây dựng khuôn khổ pháp lý

Nhà nước cần phải đưa ra các quy định pháp lý một cách chi tiết, cụ thể hơn để
giúp các doanh nghiệp dễ dàng hiểu rõ quyền thông tin của mình, nghĩa là các doanh
nghiệp sẽ biết được những thông tin quan trọng nào mới chuyển qua Sở giao dịch
chứng khoán và doanh nghiệp niêm yết mới là người đóng vai trò thiết yếu trong việc
công bố thông tin. Đồng thời, việc công bố thông tin phải được thực hiện chính xác,
đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật và khi công bố thông tin, doanh nghiệp
phải báo cáo cho Ủy ban chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán. Như vậy, khi
hiểu rõ quyền thông tin của mình các doanh nghiệp sẽ chủ động được thông tin và tình
trạng bất bình đẳng thông tin sẽ giảm thiểu đáng kể.

6. Xây dựng hệ thống giám sát thông tin nội bộ và giao dịch nội gián

Ủy ban chứng khoán Nhà nước tăng cường giám sát thông qua mọi hình thức
như: tin đồn, báo cáo và kiểm tra trực tiếp. Nâng cấp hệ thống công nghệ giám sát.
Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu là máy hoạt động chỉ cho ra dữ liệu về những giao dịch
có nghi vấn, quan trọng hơn hết vẫn là yếu tố con người. Chính vì vậy, cần phải tăng
cường công tác giáo dục tuyên truyền, chọn lọc đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng
lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn
nhằm nâng cao trình độ của cán bộ giám sát, thanh tra có đạo đức nghề nghiệp nhưng
chưa thạo về kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, cần tăng thêm quyền gắn liền với trách
nhiệm cho Ủy ban chứng khoán, vì khi tăng thẩm quyền mà Ủy ban chứng khoán
không hạn chế được tình trạng giao dịch nội gián thì Ủy ban chứng khoán Nhà nước
chính là chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm nặng hơn tương xứng với phần thẩm quyền
mà họ nhận được.

7. Tăng cường kiểm soát nội bộ

Tình trạng giao dịch nội gián xảy ra là do rò rỉ thông tin nội bộ. Vì vậy trước
hết công ty cần phải có những biện pháp hạn chế rò rỉ thông tin nội bộ ra bên ngoài.
Mặc dù trách nhiệm bảo mật thông tin của công ty thường được pháp luật ghi nhận là

24
nghĩa vụ bắt buộc của các nhân viên (trong trường hợp các bên không có bản hợp
đồng hay bất kỳ thỏa thuận nào về vấn đề này). Tuy nhiên để nâng cao ý thức của
nhân viên trong việc giữ kín thông tin thì các Công ty nên ký với các họ các hợp đồng
tín nhiệm. Mặt khác, sự tồn tại của các hợp đồng tín nhiệm sẽ giúp công ty có thêm
điều kiện thuận lợi để quy trách nhiệm và yêu cầu bồi thường khi xảy ra trường hợp
bị rò rỉ thông tin.

Bên cạnh đó các Công ty phải có biện pháp kiểm soát việc tiếp cận thông tin,
giới hạn càng ít người biết thông tin này càng tốt, có biện pháp kiểm soát việc tiếp
cận những nơi mà thông tin nhạy cảm được lưu trữ ( cài password, lắp đặt hệ thống
giám sát những nơi có lưu trữ,…),

8. Tăng các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm giao dịch nội gián

Chế tài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đối với Giao Dịch
Nội Gián chưa đa dạng và đủ mạnh để ngăn ngừa và chống loại tội phạm tài chính
này. Cần tăng nặng hình phạt tài chính, bởi lẽ mục đích hướng tới khi tham gia vào
hoạt động giao dịch nội gián của các chủ thể đa phần là vì trục lợi về mặt tài chính,
khi hình phạt cao hơn so với số tiền mà họ thu về được sau giao dịch nội gián thì khi
đó họ sẽ cân nhắc, hạn chế được tình trạng giao dịch nội gián xảy ra.

25

You might also like