You are on page 1of 39

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

---------***---------

TÊN ĐỀ TÀI NHÓM

PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU VẢI KHÔNG DỆT
GIỮA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VIỆT AN
VÀ CÔNG TY TNHH ANSHIN NHẬT BẢN

MÔN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC


TẾ GIẢNG VIÊN: Ts. NGUYỄN THANH HÙNG

THÀNH VIÊN NHÓM:


1. Lê Thị Ánh Ngà MSSV: 2121013267

2. Lê Trần Kim Ngân MSSV: 2121011724

3. Phạm Bảo Ngân MSSV: 2121012618

4. Nguyễn Thị Ái Vân MSSV: 2121002108

Thành phố Hồ Chí Minh, 2023


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt bài tập nhóm này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
quý Thầy Nguyễn Thanh Hùng, Trường Đại Học Tài Chính – Marketing đã dạy cho chúng
em nhiều kiến thước về ngành học để chúng em có thể hoàn thành bài tập nhóm này. Cảm ơn
thầy đã dành thời gian quý báu để giải đáp những thắc mắc của em trong thời gian qua.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và tụi em chưa có nhiều kinh
nghiệm nên nội dung đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được sự thông cảm, những lời góp ý và chỉ bảo tận tình của quý thầy để bài tập nhóm được
hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một
cách hiệu quả trong tương lai.
Cuối cùng nhóm em xin chúc sức khỏe đến thầy Nguyễn Thanh Hùng.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

i
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAO DỊCH
QUỐC TẾ 1
I. LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAO DỊCH QUỐC TẾ 1
1. Khái niệm 1
2. Đặc điểm 1
3. Điều kiện hiệu lực hợp đồng: 2
4. Bố cục của một hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế 2
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU: 4
I. HỢP ĐỒNG (CONTRACT) 4
II. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG 5
1. Phần mở đầu 5
2. Phần điều khoản 5
3. Phần ký kết: 5
III. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG: 5
1. Tên hàng hóa: 5
2. Đặc trưng sản phẩm 5
3. Ứng dụng: 6
4. Quy định trong hợp đồng: 6
IV. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG 6
1. Chủ thể bên bán - công ty DỊCH VỤ BẢO HÀNH ANSHIN 6
2. Chủ thể bên mua - công ty TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VIỆT ĐAN. 6
V. CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG 7
1. Điều khoản 1: Tên hàng - Số lượng - Giá cả 7
2. Điều khoản 2: Điều khoản bao bì, ký hiệu và mã hiệu bao bì 8
3. Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng 9
4. Điều khoản 4: Điều khoản thanh toán 10
5. Điều khoản 5: Điều khoản chứng từ yêu cầu 10
6. Điều khoản 6: Điều khoản trọng tài 11
7. Điều khoản 7: Điều khoản khác 11

ii
VI. NHẬN XÉT CHUNG CHO HỢP ĐỒNG: 11
CHƯƠNG III: BỘ CHỨNG TỪ và HỢP ĐỒNG: 13
I. COMMERCIAL INVOICE ( HÓA ĐƠN NGOẠI THƯƠNG) 13
II. PACKING LIST ( DANH SÁCH ĐÓNG GÓI) 15
III. CUSTOM DECLARATION FORM (TỜ KHAI HẢI QUAN) 17
IV. BILL OF LADING (VẬN ĐƠN) 20
V. DELIVERY ORDER (LỆNH GIAO HÀNG) 21
VI. ARRIVAL NOTICE (GIẤY BÁO NHẬN HÀNG) 22
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÁC BƯỚC NHẬP KHẨU MỘT LÔ HÀNG THỰC TẾ 23
CHƯƠNG V: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER (FCL)
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VIỆT ĐAN: 24
I. MÔ TẢ HÀNG HÓA: 24
II. TRA CỨU THÔNG TIN VỀ CHÍNH SÁCH HÀNG HOÁ, CHÍNH SÁCH
THUẾ 24
III. NHẬN VÀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ 25
1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 26
2. Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List): 26
3. Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L): 27
IV. NHẬN THÔNG BÁO HÀNG ĐẾN 28
V. LẤY LỆNH GIAO HÀNG EDO 28
VI. LẬP TỜ KHAI VÀ KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 29
VII. THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI KÉO HÀNG RA KHỎI CẢNG 32
VIII. GIAO HÀNG VỀ KHO CHO KHÁCH HÀNG 33
IX. THANH TOÁN 33
X. TRẢ RỖNG VỀ BÃI 34
XI. QUYẾT TOÁN VÀ LƯU CHỨNG TỪ 34
XII. NHẬN XÉT CHUNG VỀ QUY TRÌNH 35
1. Ưu điểm 35
2. Nhược điểm 35

iii
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAO
DỊCH QUỐC TẾ
I. LÝ THUYẾT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TRONG GIAO DỊCH
QUỐC TẾ
1. Khái niệm:
Hợp đồng mua bán quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế. mua
bán hàng hóa quốc tế được thực hiện thông qua các hình thức xuất nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Trong đó:
Hợp đồng mua bán hàng hóa: là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho bên mua, chuyển quyền sở hữu cho bên mua tài sản gọi là
hàng hóa và được thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa.
Yếu tố quốc tế: căn cứ vào luật việt Nam và luật quốc tế để xác định:
● Luật quốc tế: hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có các trụ sở thương
mại tại các quốc gia khác nhau, quốc tịch các bên không được xét đến khi xác
định phạm vi áp dụng của công ước này (Công ước Vienna)
● Luật Việt Nam: Hợp đồng mua bán ngoại thương có chủ thể hợp đồng là các
pháp nhân có quốc tịch khác nhau, hàng hóa dịch chuyển từ nước này sang
nước khác, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với 1 hoặc cả hai bên.
2. Đặc điểm:
Hợp đồng thương mại quốc tế có các đặc điểm cơ bản sau:
● Chủ thể của quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có trụ sở thương mại tại
các nước khác nhau hoặc có nơi cư trú khác nhau.
● Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này
đến khu vực pháp lý khác. Thông thường đối tượng của hợp đồng thương mại
quốc tế là hàng hóa chuyển qua biên giới của quốc gia, tuy nhiên, nhiều
trường hợp hàng hóa không cần qua biên giới quốc gia vẫn được xem là hoạt
động mua bán quốc tế.

1
● Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên.
● Nguồn luật điều chỉnh đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống
luật khác nhau như điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ, tiền
lệ, luật quốc gia…
3. Điều kiện hiệu lực hợp đồng:
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm:
● Chủ thể của hợp đồng: bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
● Đối tượng của hợp đồng: hàng hoá được phép mua bán theo quy định của
pháp luật.
● Nội dung của hợp đồng: phải bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật
Việt Nam và luật quốc tế quy định. Thông thường các điều khoản chủ yếu của hợp
đồng bao gồm: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức
thanh toán, giao hàng.
● Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương
đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu.
4. Bố cục của một hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế
Phần mở đầu
● Tiêu đề hợp đồng thường là “Contract”, “Sales contract”
● Số và ký hiệu hợp đồng
● Thời gian ký kết hợp đồng
Phần thông tin và chủ thể hợp đồng
● Tên đơn vị: nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
● Địa chỉ đơn vị
● Các số máy: Fax, điện thoại, email
● Số tài khoản và tên ngân hàng
● Người đại diện ký hợp đồng: cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện
Nội dung chính của hợp đồng
Một bản hợp đồng hoàn chỉnh thường bao gồm 14 điều khoản sau:
● Điều khoản 1: Điều khoản tên hàng

2
● Điều khoản 2: Điều khoản số lượng/ khối lượng
● Điều khoản 3: Điều khoản chất lượng
● Điều khoản 4: Điều khoản bao bì - ký mã hiệu
● Điều khoản 5: Điều khoản giao hàng
● Điều khoản 6: Điều khoản giá
● Điều khoản 7: Điều khoản thanh toán
● Điều khoản 8: Điều khoản khiếu nại
● Điều khoản 9: Điều khoản trọng tài
● Điều khoản 10: Điều khoản bất khả kháng
● Điều khoản 11: Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng
● Điều khoản 12: Điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng
● Điều khoản 13: Điều khoản khó khăn trở ngại
● Điều khoản 14: Điều khoản thời điểm hợp đồng có hiệu lực
Phần cuối của hợp đồng
● Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản?
● Hợp đồng thuộc hình thức nào?
● Ngôn ngữ của hợp đồng
● Thời điểm hợp đồng có hiệu lực

3
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU:
I. HỢP ĐỒNG (CONTRACT)

4
II. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG
1. Phần mở đầu
● Số giấy chứng nhận: CTR-AN/VD-20012022
● Ngày ký kết: 20/02/2022
● Chủ thể của hợp đồng:
− Bên Mua: công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Việt Đan.
− Bên bán: công ty TNHH dịch vụ thương mại ANSHIN.
2. Phần điều khoản
● Điều khoản 1: Tên hàng - Số lượng - Giá cả
● Điều khoản 2: Điều khoản bao bì, ký hiệu và mã hiệu bao bì
● Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng
● Điều khoản 4: Điều khoản thanh toán
● Điều khoản 5: Điều khoản chứng từ yêu cầu
● Điều khoản 6: Điều khoản trọng tài
● Điều khoản 7: Điều khoản khác
3. Phần ký kết:
Phần ký kết bao gồm chữ ký của người đại diện, dấu mộc đỏ của hai bên công ty.
* Nhận xét: Hợp đồng được soạn thảo rõ ràng, hợp pháp, đầy đủ các thông tin cơ bản
liên quan đến giao dịch hàng hóa quốc tế, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản của hợp
đồng ngoại thương với hình thức dạng văn bản hợp pháp, được ký kết trên cơ sở tự
nguyện , có con dấu đỏ, đồng thời sử dụng tiếng anh là ngôn ngữ phổ biến và thống nhất.
III. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG:
1. Tên hàng hóa:
Nonwoven fabric (Vải không dệt)
2. Đặc trưng sản phẩm:
● Loại vải được tạo thành không phải qua quá trình dệt kim hay dệt thoi. Mà nó
được hình thành từ các phản ứng nhiệt học, hóa học, cơ học hoặc dung môi. Các hạt
Polypropylene qua các phản ứng sẽ được nung nóng chảy và tạo thành từng sợi.

5
● Vải không dệt là loại vải có cấu trúc dạng tấm, nhẹ, xốp được làm từ các sợi
riêng biệt và thường chỉ được dùng một lần.
3. Ứng dụng:
● Trong y tế: Áo khoác cách ly, Mặt nạ phẫu thuật, Áo quần phẫu thuật, Găng
tay, Khăn tắm, Bao bì y tế, Áo khoác phẫu thuật, Mũ
● Trong nông nghiệp: Vải không dệt được dùng để che đậy cây trồng, giúp bảo
vệ cây trồng khỏi côn trùng và sâu bệnh. Với trọng lượng vô cùng nhẹ nên rất dễ
cho nông dân thực hiện và không mất nhiều thời gian.
● Trong may mặc: Vải không dệt thường được dùng để may những miếng
lót cho những đồ dùng như Trang phục biểu diễn, Áo quần, Đế giày, Mũ
● Vật dụng hàng ngày: Túi vải không dệt, Túi quà tặng, Túi quảng cáo, Mặt
nạ chống khói chống bụi, Giày bảo hộ, Túi trà, Túi chân không.
4. Quy định trong hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng được quy định trong
điều khoản 1: Tên hàng – Số lượng – Giá cả.
* Nhận xét: Căn cứ vào Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa trên thuộc nhóm đối tượng tự
do xuất nhập khẩu, không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và danh mục hàng
hóa xuất nhập khẩu có điều kiện. Như vậy, đối tượng của hợp đồng hợp pháp.
IV. CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG
1. Chủ thể bên bán - công ty DỊCH VỤ BẢO HÀNH ANSHIN.
● Tên công ty: công ty TNHH dịch vụ thương mại ANSHIN.
● Tên quốc tế: ANSHIN Service Company Limited.
● Tên giao dịch: ANSHIN Co., Ltd.
● Địa chỉ: Gunma Ken Takasaki Shi Yachiyomachi 4-3-13-403 Japan
● Số điện thoại: 0273266713
● Fax: 027-326-6713
2. Chủ thể bên mua - công ty TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VIỆT ĐAN.
● Tên công ty: công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Việt Đan.
● Tên quốc tế: Viet Dan Trading Services Company Limited
● Tên giao dịch: Viet Dan Trading Services Company Limited

6
● Địa chỉ: Số 52D Đường Dương Công Khi, Ấp 6, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện
Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
● Người đại diện: Huỳnh Sơn Thanh Lâm
● Số điện thoại: 02837107967
* Nhận xét:
● Trong hợp đồng đã quy định rõ về 2 chủ thể tham gia vào ký kết và thực hiện
hợp đồng và hai chủ thể này có trụ sở ở quốc gia khác nhau: chủ thể bên mua
(Việt Nam) và chủ thể bên bán (Nhật Bản).
● Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 69/2018-NĐ-CP về quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu thì bên phía người bán là công ty TNHH ANSHIN
Service đăng ký thành lập doanh nghiệp ngày 2002, có đầy đủ tư cách pháp lý để
tham gia và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đối với bên mua, công ty
TNHH dịch vụ thương mại Việt Đan có trụ sở tại Việt Nam, là chủ thể hợp pháp
và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
● Hợp đồng chưa hiển thị đầy đủ các thông tin của 2 chủ thể: tên và chức vụ của
người đại diện công ty, số điện thoại.
V. CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
1. Điều khoản 1: Tên hàng - Số lượng - Giá cả
a. Điều khoản tên hàng
Nội dung điều khoản:
● Tên hàng hóa: Nonwoven fabric (Vải không dệt)
* Nhận xét:
● Tên hàng được ghi theo tên thương mại - tên được sử dụng trong các hợp
đồng mua bán quốc tế
● Hợp đồng cần bổ sung thêm mã HS bên cạnh tên hàng hóa để thuận lợi hơn
cho các thủ tục khác, đặc biệt là thủ tục hải quan.
b. Điều khoản Khối lượng
Nội dung điều khoản:
● Nonwoven fabric (Vải không dệt): 24,191 Tấn.

7
* Nhận xét:
● Hợp đồng quy định đơn vị đo lường cụ thể (Tấn), thuộc hệ đo lường quốc tế
● Hợp đồng chưa đề cập đến phương pháp xác định khối lượng, người và địa
điểm xác định khối lượng. Theo đó, địa điểm xác định khối lượng cần được nêu rõ là
theo trọng lượng bốc/ dỡ để phù hợp với điều kiện cơ sở giao hàng là CFR.
c. Điều khoản giá cả:
Nội dung điều khoản:
● Đơn giá: 1300.00 (USD/Tấn)
● Điều kiện tính giá: CFR
● Tổng giá (bằng số): 31,448.30 USD
* Nhận xét:
● Hợp đồng quy định rõ về đơn giá với đồng tiền thanh toán là dollar và đơn vị
tính là tấn
● Đồng tiền tính giá là dollar, đây là đồng ngoại tệ mạnh, ổn định, có giá trị và
tiện lợi cho 2 bên trong thanh toán giữa các ngân hàng
● Thông tin ghi rõ tổng đơn giá dưới dạng số nhưng chưa ghi giá dạng chữ.
● Phương pháp quy định giá được sử dụng là giá cố định - phù hợp với mặt
hàng vải, là mặt hàng có ít sự biến động về giá trong thời gian nhất định và thời hạn
hợp đồng ngắn.
● Điều kiện cơ sở giao hàng là CFR nhưng chưa nói rõ chi phí nào đã bao gồm
và chưa bao gồm trong giá.
● Thiếu dẫn chiếu phiên bản Incoterms mà hai bên thỏa thuận để sử dụng.
2. Điều khoản 2: Điều khoản bao bì, ký hiệu và mã hiệu bao bì
Nội dung điều khoản:
● Đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu
● Nguyên bản: Nhật Bản.
*Nhận xét:

8
● Hợp đồng quy định chung chung về điều kiện bao bì, chưa quy định cụ thể
yêu cầu về chất lượng bao bì: chất liệu, kích thước, hình thức, yêu cầu về số lớp của
bao bì,...
● Hợp đồng chưa quy định về phương thức cung ứng và cách tính giá cả của
bao bì.
● Hợp đồng chưa quy định về nội dung điều khoản ký hiệu và mã hiệu bao bì.

3. Điều khoản 3: Điều khoản giao hàng


Nội dung điều khoản:
● Phương thức vận tải chính: Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
● Thời gian giao hàng: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng (Ngày kí
kết hợp đồng: 20/02/2022)
● Cảng bốc hàng: NAGOYA Port , Nhật Bản.
● Cảng dỡ hàng: Cát Lái Port, Việt Nam.
● Chuyển tải: Được cho phép
* Nhận xét:
● Sử dụng phương thức quy định thời gian giao hàng theo định kỳ. Quy định
thời gian giao hàng này thuận tiện cho cả người mua và người bán, và là cách quy
định được sử dụng rộng rãi trong nhiều hợp đồng. Người bán có thể giao hàng vào
bất kỳ ngày nào thấy phù hợp với mình hoặc tính toán làm sao để việc giao nhận hàng
hóa một cách thuận tiện nhất. Trong điều kiện nếu hàng hóa đã sẵn sàng được bốc mà
điều kiện thời tiết hoặc khách quan khác có thể gây ảnh hưởng thì người bán có thể
linh hoạt lùi thời gian một vài ngày miễn là trong vòng 20 ngày kể từ ngày ký kết hợp
đồng.
● Hợp đồng sử dụng cách quy định lựa chọn địa điểm là quy định một địa điểm
bốc hàng và dỡ hàng cụ thể. Ngoài ra, còn cho phép chuyển tải. Điều này sẽ giúp rút
ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, làm giảm nguy cơ rủi ro về hàng hóa.
● Hợp đồng không quy định về thông báo giao hàng (ai là người thông báo, số
lần thông báo, nội dung thông báo và thời điểm mỗi lần thông báo).

9
4. Điều khoản 4: Điều khoản thanh toán
Nội dung điều khoản:
● Thanh toán TTR 100% giá trị hóa đơn cho người bán trong vòng 60 ngày kể từ ngày
ký kết hợp đồng
*Nhận xét:
● Hợp đồng đã quy định đầy đủ về phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán.
● Hợp đồng chưa ghi rõ các thông tin về Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo,
Ngân hàng trả tiền, Ngân hàng xác nhận,...; thông tin của bên thụ hưởng, ngân hàng
của bên thụ hưởng ( tên ngân hàng, mã ngân hàng, địa chỉ, chi nhánh, số điện thoại,
địa chỉ fax. ).
● Hợp đồng chưa quy định về chế tài chậm thanh toán.

5. Điều khoản 5: Điều khoản chứng từ yêu cầu


Nội dung điều khoản:
● Ba bản gốc hóa đơn thương mại phải được ký phát.
● Danh sách đóng gói (bảng kê chi tiết hàng hóa) nằm trong ba bản hóa đơn.
● Bên thứ ba: Được phép tham gia.
● Đủ bộ 3 bản gốc vận đơn gồm cả bản gốc vận đơn sạch, hàng bốc lên tàu
được đánh dấu “Cước trả sau” ký kết cũng như thông báo cho người mua.
Nhận xét:

● Vận đơn đường biển: Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại
diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người
gửi hàng, trong đó xác nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.
Khi sử dụng điều kiện CFR Incoterms, người bán có nghĩa vụ thuê phương tiện vận
tải và cung cấp trọn bộ chứng từ vận tải thông thường được phát hành trong thời hạn
giao hàng quy định giúp người mua nhận hàng hoặc bán hàng trên hành trình. Người
mua yêu cầu người bán phải có Vận đơn trong bộ chứng từ L/C để người mua có thể
nhận hàng tại cảng.
● Hóa đơn, bảng kê chi tiết hàng hóa là các loại giấy tờ người mua yêu cầu để
kiểm tra hàng hóa.Trong điều khoản trên, quy định về các loại chứng từ đã cụ thể,
chi

10
tiết. Đồng thời nên bổ sung thêm về chứng nhận chất lượng và số lượng, phiếu đóng
gói và hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành
● Hợp đồng đã quy định chi tiết về những giấy tờ trong bộ chứng từ yêu cầu, đây
đều là những giấy tờ cần thiết, bắt buộc phải có khi thực hiện phương thức thanh toán
quốc tế.
6. Điều khoản 6: Điều khoản trọng tài
Nội dung điều khoản: Mọi tranh chấp liên quan đến hợp đồng hai bên không tự giải quyết
được mà sẽ được đưa ra Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương Mại
& Công nghiệp Việt Nam. Phán quyết mềm (VIAC) sẽ là quyết định cuối cùng và ràng buộc
các bên. Phí trọng tài sẽ đánh vào tài khoản của bên thua cuộc. (Chi phí trọng tài sẽ do bên
thua kiện chi trả)
*Nhận xét:
● Hợp đồng sử dụng điều khoản trọng tài ràng buộc. Điều khoản trọng tài trong
hợp đồng đã nêu rõ tên trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và luật điều
chỉnh để hai bên không có hiểu lầm trong việc thực hiện hợp đồng và đã quy định rõ
nghĩa vụ chi trả các khoản phí cho việc giải quyết tranh chấp chính là bên thua cuộc.
7. Điều khoản 7: Điều khoản khác
Nội dung điều khoản: Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng này, việc sửa đổi
phải được lập thành văn bản và được các bên xác nhận. Hợp đồng này được lập thành bốn
bản gốc có giá trị như nhau bằng từ tiếng Anh và sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký bằng Fax.
Nhận xét:

● Hợp đồng cần bổ sung dựa trên phiên bản Incoterms nào
VI. NHẬN XÉT CHUNG CHO HỢP ĐỒNG:
- Hợp đồng được ký kết ngày 20/02/2022 giữa hai bên chủ thể là CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ANSHIN và CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG
MẠI VIỆT ĐAN thể hiện ý chí tự do và tự nguyện giữa hai bên mua và bên bán,
đồng thời đáp ứng đủ bốn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế:
● Chủ thể hợp đồng có đủ tư cách pháp lý;

11
● Đối tượng của hợp đồng hợp pháp;
● Nội dung của hợp đồng hợp pháp;
● Hình thức của hợp đồng hợp pháp.
- Bản hợp đồng cho thấy hai bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quá trình
thực hiện hợp đồng, đảm bảo nguyên tắc công bằng, thiện chí trong giao dịch.
Quy định rõ ngôn ngữ là tiếng Anh, phù hợp với khả năng của cả hai bên.
- Nhìn chung, hợp đồng có đầy đủ các điều khoản cơ bản để hình thành một hợp
đồng mua bán hợp pháp, đảm bảo quyền lợi của hai bên tham gia. Tuy nhiên,
vẫn còn thiếu 1 số quy định, điều khoản cần bổ sung để giúp cho hợp đồng minh
bạch, tránh mâu thuẫn không đáng có. Hợp đồng nên bổ sung thêm những điều
khoản quy định trách nhiệm của các bên cũng như cơ sở để giải quyết tranh chấp,
khiếu nại khi rủi ro xảy ra. Cụ thể như sau:
● Điều khoản chất lượng;
● Điều khoản phạt/ bồi thường thiệt hại;
● Điều khoản về trường hợp bất khả kháng;
● Điều khoản khiếu nại;
● Điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng

12
CHƯƠNG III: BỘ CHỨNG TỪ VÀ HỢP ĐỒNG:
I. COMMERCIAL INVOICE ( HÓA ĐƠN NGOẠI THƯƠNG)

13
Nội dung hóa đơn:
Nội dung của hóa đơn bao gồm:
(1) Bên bán:Công ty TNHH dịch vụ thương mại ANSHIN , Địa chỉ: Gunma Ken
Takasaki Shi Yachiyomachi 4-3-13-403 Japan
(2) Bên mua: Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Việt Đan, Địa chỉ: Số 52D
Đường Dương Công Khi, Ấp 6, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
(3) Số hiệu và ngày lập hóa đơn: Số hóa đơn: INV-AN/VD-22012022; Ngày
lập: 04/03/2022
(4) Số hiệu và ngày lập hợp đồng: CTR-AN/VD-20012022; Ngày lập: 20/02/2022
(5) Điều khoản vận chuyển: FCR
(6) Cảng bốc hàng: Cảng NAGOYA, Nhật bản
(7) Cảng chuyển đổi: Cái Mép TCIT
(8) Cảng trả hàng: Cảng CÁT LÁI, Việt Nam
(9) Số tàu/Chuyến đi: NYK THESEUS/061E
(10) Điều kiện tính giá: CFR
(11) Thông tin hàng hóa:Vải không dệt (Mã HS: 56039200)
Số lượng: 34 cuộn; Trọng lượng: 24.191 Tấn
Đơn giá: 1300.00USD; Tổng giá trị đơn hàng: 31,448.30 USD
(12) Dấu mộc đỏ, chữ kí.
Nhận xét: Chưa có thời gian tàu dự kiến rời cảng, Hóa đơn thương mại đầy đủ, đúng
với như hợp đồng yêu cầu. Điều khoản vận chuyển đã có đầy đủ và địa điểm cảng.
Phần mô tả về sản phẩm có đề tên, mã sản phẩm có mã HS , Chưa có thời gian tàu dự
kiến rời cảng, dẫn chứng phiên bản Incoterm năm bao nhiêu.

14
II. PACKING LIST ( DANH SÁCH ĐÓNG GÓI)

15
Nội dung của hóa đơn bao gồm:
(1) Bên bán:Công ty TNHH ANSHIN Service, Địa chỉ: Gunma Ken Takasaki Shi
Yachiyomachi 4-3-13-403 Japan
(2) Bên mua: Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Việt Đan, Địa chỉ: Số 52D
Đường Dương Công Khi, Ấp 6, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, Thành phố
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
(3) Số hiệu và ngày lập hóa đơn: Số hóa đơn: INV-AN/VD-22012022; Ngày
lập: 04/03/2022
(4) Số hiệu và ngày lập hợp đồng: CTR-AN/VD-20012022; Ngày lập: 20/02/2022
(5) Đóng gói: Trong gói. Khối lượng một lô hàng: 55 (mét khối), Số lượng:34 cuộn.
(6) Điều kiện tính giá: CFR.
(7) Cảng bốc hàng: Cảng NAGOYA, Nhật bản
(8) Cảng chuyển đổi: Cái Mép TCIT
(9) Cảng trả hàng: Cảng CÁT LÁI, Việt Nam
(10) Số tàu/Chuyến đi: NYK THESEUS/061E
(11) Điều kiện tính giá: CFR
(12) Thông tin hàng hóa: Vải không dệt (Mã HS: 56039200)
Số lượng: 34 cuộn;
Trọng lượng: 24.191 Tấn

(13) Dấu mộc đỏ của công ty


Nhận xét: Chưa có thời gian tàu dự kiến rời cảng, Hóa đơn thương mại đầy đủ, đúng với như
hợp đồng yêu cầu. Điều khoản vận chuyển đã có đầy đủ và địa điểm cảng. Phần mô tả về sản
phẩm có đề tên, mã sản phẩm có mã HS , Chưa có thời gian tàu dự kiến rời cảng, dẫn chứng
phiên bản Incoterm năm bao nhiêu.

16
III. CUSTOM DECLARATION FORM (TỜ KHAI HẢI QUAN)

17
18
19
IV. BILL OF LADING (VẬN ĐƠN)

20
V. DELIVERY ORDER (LỆNH GIAO HÀNG)

21
VI. ARRIVAL NOTICE (GIẤY BÁO NHẬN HÀNG)

22
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÁC BƯỚC NHẬP KHẨU MỘT LÔ HÀNG
THỰC TẾ
1. Đàm phán & ký kết hợp đồng
2. Xin giấy phép xuất khẩu
3. Nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu
4. Kiểm tra bộ chứng từ và theo dõi lịch tàu về
5. Mua bảo hiểm hoặc đăng ký kiểm tra chuyên ngành
6. Khai tờ báo Hải quan trên phần mềm Ecus
7. Sắp xếp và kiểm tra bộ chứng từ đầy đủ trước khi làm thủ tục hải quan
8. Lấy lệnh giao hàng ( D/O - EDO ) & cược cont ( Nếu lấy hàng là FCL )
9. Điều xe và chuẩn bị kho bãi để nhận hàng
10. Đóng Eport
11. Đăng ký tờ khai hải quan và thông quan hàng hóa tại
cảng Gồm các bước cơ bản như sau:
● Đóng thuế
● Đăng ký tờ khai và giá thuế
● In phiếu giao nhận cont ( phiếu EIR - Tại phòng thương vụ cảng )
● Chuyển bãi kiểm hóa, cắt seal, kiểm hóa ( nếu hàng luồng đỏ)
● Lấy tờ khai
● In mã vạch qua khu vực giám sát.
12. Lấy hàng và trả cont rỗng
13. Lấy tiền cược cont tại hãng tàu ( sau khi có hạ rõng )
14. Nhận kết quả kiểm tra giấy phép chuyên ngành nếu có bước 5 và nộp cho Hải quan
để thông quan tờ khai
15. Thu tiền khách hàng nếu là công ty dịch vụ Logistic.

23
CHƯƠNG V: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU NGUYÊN
CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VIỆT ĐAN:
Nhận và kiểm tra chứng từ -> Nhận thông báo hàng đến-> Lấy lệnh giao hàng EDO->
Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng-> Khai báo hải quan điện tử và nhân kết
quả phân luồng -> Làm thủ tục hải quan tại cảng -> Thuê phương tiện vận tải kéo hàng
ra khỏi càng -> Trả container rỗng về bãi -> Quyết toán và lưu chứng từ.
I. Mô tả hàng hóa:
● Người xuất khẩu: Công ty TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
ANSHIN (ANSHIN CO.,LTD)
● Địa chỉ: GUNMA KEN TAKASAKI SHIYACHIYOMACHI 4-3-13-403 JAPAN
● TEL: 027-326-6713
● Người nhập khẩu: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT
ĐAN (VIET DAN TRADING SERVICES COMPANY LIMITED)
● Địa chỉ: Số 52D Đường Dương Công Khi, Ấp 6, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện
Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
● Cảng đi: NAGOYA Port , JAPAN
● Cảng đến: CAT LAI Port, VIET NAM
● Điều kiện giao hàng: CFR HO CHI MINH PORT
● Mặt hàng: Vật liệu Vải không dệt
● Trọng lượng lô hàng: 24.191 TNE (Tấn)
● Số lượng: 34 cuộn
● Giá trị lô hàng: 31,448.30 USD
II. Tra cứu thông tin về chính sách hàng hoá, chính sách thuế:
Sau khi nhận thông tin về lô hàng nhập khẩu, công ty sẽ tiến hành tra cứu các chính
sách hàng hóa, chính sách thuế liên quan đến lô hàng. Theo đó, công ty cần xác định hàng
hóa nhập khẩu có thuộc diện cấm nhập khẩu hay không và có cần những loại giấy phép, điều
kiện nào kèm theo. Công ty sẽ trả thông tin ở:

24
● Phụ lục I “Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” kèm theo Nghị định
số 69/2018/NĐ-CP và các công bố chi tiết có liên quan
● Phụ lục III “Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép điều kiện” kèm
theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và các công bố chi tiết có liên quan
Tiếp đến, công ty sẽ tra mã HS code cho hàng hóa để xác định mức thuế suất được áp cho
hàng hóa ở Biểu thuế XNK 2022. Mã HS code của mặt hàng nhập khẩu thực tế là:
● Vật liệu vải không dệt (NONWOVEN FABRIC) HS Code: 56039200
III. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Sau khi hoàn thành việc giao hàng lên tàu, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ
ANSHIN liên hệ với nhân viên chứng từ Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Việt Đan
và gửi bộ chứng từ để tiến hành kiểm tra. Để công việc giao nhận được tiến hành nhanh
chóng và thuận lợi thì ngay khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên chứng từ Công ty TNHH
dịch vụ thương mại Việt Đan cần kiểm tra nhanh tính chính xác, đồng nhất và tính hợp lệ
của mỗi chứng từ. Một bộ chứng từ được xem hợp lệ khi các nội dung liên quan đến hàng
hóa, điều kiện giao hàng, người bán và người mua, dữ liệu khai báo đều trùng khớp với
nhau. Bộ chứng từ nhận được gồm có:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): (01) bản gốc

- Vận đơn đường biển (Bill Of Lading): (01) bản gốc


- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin): (01) bản gốc
- Phiếu đóng gói (Parking list): bản chính
- Một số chứng từ liên quan khác.
Bên cạnh đó, nhân viên giao nhận ký xác nhận là đã nhận bộ chứng từ, sao chụp bộ chứng
từ ra thành nhiều bản để phục vụ cho công việc, lưu lại trên máy tính đề phòng trường hợp
mất chứng từ
Cần kiểm tra kỹ và đủ số lượng các loại chứng từ, đảm bảo về mặt chính xác, nếu có bất
kỳ sai lệch gì hay không hợp lệ giữa các chứng từ thì hải quan sẽ không chấp nhận đăng ký
tờ khai nhập khẩu, các thông tin khác nhau giữa các loại chứng từ phải đảm bảo về mặt
logic. Thông thường, khi bộ chứng từ được gửi đến công ty thì đều đã được khách hàng
kiểm tra trước, tính hợp lệ cũng như chỉnh sửa những sai sót. Khi bên công ty TNHH dịch

25
vụ thương mại Việt Đan nhận được bộ chứng từ từ Công ty TNHH Thương mại dịch vụ
ANSHIN nhân viên trong bộ phận chứng từ sẽ kiểm tra lại những nội dung quan trọng của
04 loại chứng từ bảo gồm: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa, vận
đơn đường biển. Xem xét chúng có khớp nhau về: tên, số vận đơn, tên hàng, khối lượng,
cảng dỡ hàng, cảng bốc hàng, điều kiện thanh toán...Với mỗi loại chứng từ, nhân viên sẽ tiến
hành từng mục khác nhau, cụ thể như sau:
1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice):
Khi kiểm tra hóa đơn, cần kiểm tra các thông tin sau:
● Người xuất khẩu: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ANSHIN
● Địa chỉ: GUNMA KEN TAKASAKI SHIYACHIYOMACHI 4-3-13-
403 JAPAN
● Người nhập khẩu: Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Việt Đan
● Địa chỉ: Số 52D Đường Dương Công Khi, Ấp 6, Xã Xuân Thới Sơn,
Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
● Số hóa đơn: INV-AN/VD-22012022
● Ngày lập hóa đơn: 04-03-2022
● Mô tả hàng hóa, Mã HS: NONWOVEN FABRIC (Vật liệu vải không dệt)
- HS Code: 56039200
● Trọng lượng hàng hóa: 24.191 TNE
● Quy cách đóng gói: 34 cuộn
● Tổng giá trị thanh toán theo điều kiện CFR: 31,448.30 USD
=> Sau khi kiểm tra và đối chiếu thì thấy thông tin trên hóa đơn hoàn toàn trùng
khớp với những thông tin trên hợp đồng và đây là chứng từ hợp lệ. Sau đó tiến hành kiểm tra
bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List).
2. Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing List):
Kiểm tra các thông tin sau trên phiếu đóng gói hàng hóa:
● Kiểm tra số Commercial Invoice trên Packing List: PKL-AN/VD-22012022
● Ngày lập hóa đơn: 04-03-2022
● Người xuất khẩu: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ANSHIN

26
● Địa chỉ: GUNMA KEN TAKASAKI SHIYACHIYOMACHI 4-3-13-
403 JAPAN
● Người nhập khẩu: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Việt Đan
● Địa chỉ: Số 52D Đường Dương Công Khi, Ấp 6, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện
Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
● Trọng lượng hàng hóa: 24.191 TNE

=> Sau khi đối chiếu những nội dung trên phiếu đóng gói hàng hóa thi hoàn toàn trùng khớp
với những thông tin trên hóa đơn thương mại. Đây là chứng từ hợp lệ.
3. Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L):
- Người xuất khẩu: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ANSHIN
- Địa chỉ: GUNMA KEN TAKASAKI SHIYACHIYOMACHI 4-3-13-403 JAPAN
- Người nhập khẩu: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Việt Đan
- Địa chỉ: Số 52D Đường Dương Công Khi, Ấp 6, Xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Số vận đơn: YMLUE 144343380
- Ngày vận đơn: 04-03-2022
- Tên tàu: NYK THESEUS
- Số chuyến: 061E
- Cảng xếp hàng: NAGOYA Port, JAPAN
- Cảng chuyển tải: CAI MEP TCIT
- Cảng đích: CAT LAI Port, VIET NAM
- Trọng lượng cả bì: 24.191 TNE
- Tổng thể tích: 55.00 CBM
- Hình thức vận chuyển: đường biển
=> Sau khi đối chiếu, so sánh các thông tin trên vận đơn đường biển (B/L) với hợp đồng,
hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói thì các thông tin đều trùng khớp và hợp lệ. Đây là
chứng từ hợp lệ.

27
IV. Nhận thông báo hàng đến
Khi tàu chuẩn bị cập cảng, công ty sẽ gửi thông báo hàng qua email. Theo đó công ty sẽ
tiến hành kiểm tra một số thông tin trên thông báo hàng đến như:
- Người gửi hàng (nhà xuất khẩu):Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ANSHIN
- Tên tàu: NYK THESEUS
- Số chuyến: 061E
- Cảng xếp hàng: NAGOYA Port, JAPAN
- Cảng chuyển tải: CAI MEP TCIT
- Cảng dỡ hàng: CAT LAI Port, VIET NAM
- Ngày tàu đến dự kiến: 20/3/2022
- Vận đơn chính: YMLUE 144343380
Ngoài ra, công ty còn lưu ý đến những khoản phí cần được thanh toán để có thể lấy được
lệnh giao hàng điện tử. Một số phí như: phí D/O, phí vệ sinh container, phí CIC, phí THC,
phí HANDLING.
*Nhận xét:
Điểm hoàn thiện: Ở bước này không phải mất thời gian để đến lấy thông báo hàng đến mà
chỉ cần nhận qua email nên tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
V. Lấy lệnh giao hàng EDO
Sau khi thanh toán các khoản phí, công ty sẽ gửi email cho hãng tàu yêu cầu lệnh giao
hàng điện tử. Mail gửi đi sẽ được đính kèm thông báo hàng đến, vận đơn và minh chứng đã
trả tiền cho hãng tàu. Nhân viên chứng từ tiến hành đóng các khoản phí local charge cho
hãng tàu và gửi giấy đăng ký nhận EDO. Sau đó nhân viên chứng từ sẽ viết mail cho hãng
tàu để đề nghị gửi EDO. Nhân viên hãng tàu kiểm tra thông tin và gửi EDO cho công ty. Khi
nhận được lệnh giao hàng, các thông tin cần chú ý:
- Người nhận hàng: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Việt Đan
- Mã bảo mật: TGBU5515719
- Nơi trả container rỗng về bãi: Cát Lái
- Hạn lệnh (free DET): 23:59 giờ ngày 29/03/2022
Theo đó, container rỗng phải được trả về bãi trước thời gian hạn lệnh (free DET).

28
Sau thời gian này, tức 23:59 ngày 29/03/2022, nếu hàng không được lấy ra khỏi cảng, công
ty phải chịu khoản phí lưu container tại cảng.
*Nhận xét:
Đối với bước này do hầu hết các hãng tàu hiện nay đều áp dụng EDO và công ty
TNHH Dịch vụ Thương Mại Việt Đan cũng sử dụng phần lớn là EDO nên quy trình thực
hiện được rút ngắn hơn nhiều so với lấy lệnh bằng giấy như trước đây, mọi thủ tục ở bước
này đều thực hiện thông qua internet. Do đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn, nhân viên thực
hiện nhanh hơn ở bước nước, không phải tốn chi phí đi lại nhiều lần đến hãng tàu.
Đăng kí các chứng nhận liên quan đến lô hàng
Mỗi loại hàng hóa sẽ có những quy định về giấy chứng nhận chuyên ngành khác
nhau. Công ty căn cứ vào nghị định, thông tư có liên quan đến hàng hóa để xin cấp giấy
chứng nhận. Ví dụ hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi,...
nhiều khả năng phải kiểm dịch và xin cấp giấy kiểm dịch thực vật. Công ty sẽ đến cơ quan
chuyên trách, làm thủ tục hồ sơ để được cấp giấy. Tuy nhiên đối với lô hàng nhập khẩu
nêu trên, bước này không cần thực hiện.
VI. Lập tờ khai và khai báo hải quan điện tử
Công ty chuẩn bị các hồ sơ có liên quan (Hợp đồng gia công; Hóa đơn thương
mại; Phiếu đóng gói hàng hóa) để tiến hành khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu bằng
phần mềm khai báo hải quan điện tử ECUS5VNACCS. Đối với những khách hàng lần đầu
nhập khẩu, công ty phải tiến hành đăng ký thông tin khách hàng, bao gồm các công việc:
● Công ty phải đăng ký thông tin mua chữ ký số hay còn gọi là USB Token cho
khách hàng.
● Đăng ký tài khoản khai báo VNACCS: tài khoản này gắn liền với chữ ký số đã
đăng ký. Tài khoản khai báo VNACCS giống như Account kết nối với Hải quan
trên hệ thống khai báo điện tử, mỗi chữ ký số sẽ được đăng ký là một tài khoản khai
báo VNACCS (User ID).
● Sau khi đăng ký và có các thông số VNACCS, công ty sẽ thiết lập thông số khai
báo trên phần mềm ECUS5VNACCS.

29
● Sau đó chọn tab Hệ thống, vào mục Thông tin doanh nghiệp, sau đó điền những
thông tin về Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ANSHIN.
● Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc hình thức gia công xuất khẩu thì khi khai báo hải
quan cần thực hiện nhiều bước hơn nhập khẩu hàng hóa thông thường.Trước khi
đăng ký mới tờ khai nhập khẩu ở tab Tờ khai hải quan, công ty tiến hành thực hiện
các bước khai sau:

❖ Đăng ký hợp đồng gia công: Với hợp đồng gia công số 100576565302
● Vào tab Loại hình → Gia công → Đăng ký hợp đồng gia công
● Tại màn hình giao diện Đăng ký hợp đồng gia công, nhân viên khai báo điền tất cả
● các thông tin cần thiết (Chi cục hải quan; Nước thuê gia công; Số hợp đồng; Ngày
hợp
● đồng; Tổng trị giá sản phẩm; Tổng trị giá tiền công...)
● Lưu ý: Chi cục hải quan : cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp;
● Tổng trị giá tiền công (ước lượng) = 10% * Tổng giá trị sản phẩm

❖ Đăng ký danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu gia công
● Vào tab Loại hình → Gia công → Đăng ký phụ kiện → Chọn số hợp đồng → Đăng
ký danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu gia công.
● Công ty điền tất cả thông tin về nguyên liệu cần nhập (Mã nguyên phụ liệu,
Tên, Nguồn nguyên liệu,...)
● Lưu ý: Mã nguyên phụ liệu do doanh nghiệp tự quy định
● Sau đó, công ty tiến hành đăng ký mới tờ khai hải quan khi hoàn thành hai bước trên.
● Điền những thông tin các thông phải điền trên tờ khai như: loại hình, phương thức
nhập
● khẩu, người xuất khẩu, người nhập khẩu, thông tin vận đơn, số lượng hàng, trọng
lượng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng container, số hợp đồng, hóa đơn,
đơn giá, tên hàng, quy cách, mã HS code, trị giá hải quan, xuất xứ, thuế suất và các
tiêu chí khác. Tuy nhiên, nhân viên chứng từ cần lưu ý một số điểm sau khi khai
báo hải quan cho nguyên phụ liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu.

30
● Sau khi hoàn thành những bước khai chi tiết, nhân viên chứng từ tiến hành khai trước
thông tin tờ khai rồi gửi cho công ty Đan Việt để kiểm tra tính chính xác của các
thông tin trên tờ khai (xem chi tiết tờ khai ở phụ lục đính kèm). Nhân viên chứng từ
tiến hành khai chính thức tờ khai sau khi nhận được phản hồi từ công ty Đan Việt và
nhận kết quả phân luồng.
● Kết quả phân luồng có ba phần luồng: luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh tương ứng
với mức độ tăng dần trong quản lý rủi ro. Cụ thể:
● Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
● Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
● Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
● Đối với lô hàng này thì tờ khai nhận kết quả luồng vàng – kiểm tra thực tế chứng từ.
Nhân viên hiện trường liên hệ với Chi Cục Hải Quan Quản Lý Hàng Đầu Tư để tiến
hành mở tờ khai cho lô hàng.
Lập thủ tục hải quan tại cảng
Vì lô hàng trên thuộc luồng vàng nên hải quan tiến hành kiểm tra chứng từ nhưng miễn
kiểm tra chi tiết hàng hóa. Quy trình thực hiện như sau:
- Sau khi có kết quả phân luồng nhân viên giao nhận tiến hành đăng ký mở tờ khai tại
Cảng Cát Lái. Nộp bộ hồ sơ bao gồm:
• Tờ khai hải quan nhập khẩu
• Invoice (1 bản chính)
• Packing list (1 bản chính)
• Vận đơn đường biển (sao y)
• Giấy giới thiệu, giấy ủy quyền của công ty
- Hải quan tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Hải quan sẽ yêu cầu sửa chữa
lại, còn nếu đã hợp lệ thì tiến hành thu tiền thuế nhập khẩu (nếu có) và thông quan hàng hóa.
- Sau khi kiểm tra và đóng dấu xong Hải quan sẽ chuyển hồ sơ qua cửa trả tờ khai hải
quan. Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm tờ khai thông quan hàng hóa nhập khẩu. Tuy
nhiên trong thực tế tờ khai thông quan có thể tự lấy trên phần mềm ECUS5/VNACCS và mã
vạch cũng có thể tự lấy được trên web.

31
*Nhận xét:
Điểm hoàn thiện: Thực tế hiện nay việc làm thủ tục hải quan tại cảng đơn giản hơn
trước nhiều vì hầu hết là sử dụng các hệ thống, ứng dụng công nghệ, phần mềm. Đối với
luồng xanh, nhân viên thực hiện nhanh gọn, thủ tục đơn giản. Đối với hai luồng còn lại, thủ
tục được thực hiện trôi chảy hơn khi nhân viên giao nhận của công ty là người đã có kinh
nghiệm từ 3 năm trở lên, nắm rõ các quy định, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức có liên
quan.
Điểm chưa hoàn thiện: Thỉnh thoảng xảy ra các vấn đề về thiếu sót hồ sơ trong khi làm
thủ tục, kéo dài thời gian thông quan lô hàng.
VII. Thuê phương tiện vận tải kéo hàng ra khỏi cảng
Công ty thuê một bên vận tải nội địa để có thể kéo container hàng ra khỏi cảng.
Công ty thông báo thời gian, địa điểm kho khách hàng, gửi lệnh giao hàng cho công ty
vận tải. Công ty vận tải sẽ căn cứ vào thông tin được cung cấp, sắp xếp đầu kéo xe container
phù hợp.
Do container hàng được Cảng quản lý ra vào nên trước tiên công ty sẽ tiến hành khai
Eport trên hệ thống của Cảng
Khai Eport - https://eport.saigonnewport.com.vn/
Hiện tại, Eport đã triển khai Đăng ký nhận container bằng lệnh giao hàng điện tử, người
dùng chỉ cần điền thông tin đăng ký theo lệnh nhận được từ hãng tàu, sau đó thanh toán, xác
thực và vào thẳng cổng Cảng nhận container mà không cần phải đem lệnh đến quầy thủ tục
xác nhận như trước.
Các thông tin: số container, số vận đơn, tên khách hàng, mã nhận container (mã bảo
mật), Số lệnh, Hạn lệnh được hiện lên, yêu cầu phải nhập đúng tất cả thì mới Lưu thành
công.
Mỗi số container sẽ được cấp số đăng ký duy nhất trên hệ thống, nên khi có một bên nào
đó đăng ký cho số Container này thì bên khác sẽ không đăng ký được nữa.
Phải đối chiếu tờ khai với hệ thống, khi nào tờ khai được thông quan, hệ thống sẽ hiện
đối chiếu “khớp”, nhưng thao tác này phải do công ty tác động đối chiếu.

32
Về phần tính phí, Công ty sẽ trao đổi với nhà xe thời gian có thể kéo container hàng ra
khỏi cảng để chốt hạ phí. phí sẽ được thanh toán online qua thẻ tài khoản ngân hàng của
công ty.
Công ty gửi số đăng ký, số container đã đăng ký cho nhà xe để vào Cảng lấy container
hàng. Sau khi ra khỏi Cảng, container hàng sẽ được Cảng gửi lại phiếu giao nhận container
(EIR nguyên - EIR full)
Phiếu giao nhận container (EIR - Equipment Interchange Receipt) là một loại chứng từ
ghi lại tình trạng của container, các thông tin về số container, thông tin xe kéo cont vào/ ra
khỏi cảng bãi. Phiếu EIR này còn được coi như bằng chứng khi chuyển giao container giữa
các bên, sau này có phát sinh vấn đề gì, ví dụ như phát hiện cont bị thủng thì sẽ căn cứ vào
phiếu này để xác định bên nào có lỗi và phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại. Công ty có
thể tra cứu phiếu EIR trên hệ thống Eport.
VIII. Giao hàng về kho cho khách hàng
Sau khi kéo container hàng ra khỏi cảng, tài xế lái xe container sẽ cho xe chạy đến kho
của khách hàng, nơi mà được cho địa chỉ trước đó và công ty theo dõi tiến trình giao hàng
gián tiếp thông qua người chủ xe.
Công ty sẽ nhờ khách hàng chụp hình lại quá trình từ khi mở container, hàng hóa ban
đầu, xếp dỡ xuống phân nửa hàng và cuối cùng là hình ảnh container rỗng khi đã xuống
hàng xong. Mục đích của việc này là để đảm bảo: hàng hóa có nguyên vẹn, an toàn,
container còn nguyên vẹn hay bị hư hại, thủng, rách nóc do xếp dỡ hàng hóa gây ra, đôi khi
người đóng hàng, xếp dỡ không cẩn thận làm hư container, hãng tàu bắt phạt sửa chữa, phát
sinh thêm chi phí ngoài ý muốn.
IX. Thanh toán
Thanh toán bằng TTR trong vòng 60 ngày sau khi giao hàng. Ở nghiệp vụ thanh toán
bằng TTR này, nhân viên phòng Xuất-Nhập Khẩu và Phòng Kế Toán hỗ trợ nhau để nắm bắt
những thông tin, điều khoản trong hợp đồng. Bộ phận Kế toán sẽ trực tiếp giao dịch với
Ngân hàng.

Đồng tiền thường dùng để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu của công ty là USD
vì đây là đồng tiền của nước xuất khẩu và được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế.

33
Công ty luôn dự trữ một lượng ngoại tệ nhất định trước khi ký hợp đồng ngoại thương để
tránh gia tăng chi phí do ảnh hưởng của tỷ giá.

X. Trả rỗng về bãi


Container sẽ được trả rỗng về nơi được chỉ định trên lệnh giao hàng hoặc giấy hạ rỗng.
Nếu trước đó nhà xe xem xét nơi trả rỗng không thuận tiện, nhà xe sẽ nhờ công ty liên hệ
Hãng tàu để có thể hạ container ở nơi thuận tiện hơn. Công ty mail Hãng tàu xin đổi và nếu
được chấp nhận, hãng tàu sẽ gửi lại lệnh giao hàng đã thay đổi nơi trả rỗng hoặc cấp phiếu
hạ rỗng theo như yêu cầu. Sở dĩ phải làm như vậy là vì, container chỉ được phép hạ rỗng
theo quy định, nếu không có chứng từ thể hiện container được phép hạ ở nơi đó thì container
tất nhiên sẽ không được hạ.
Sau khi hạ rỗng, phải thanh toán phí nâng hạ container tại nơi mà container được hạ, và
sẽ cấp cho phiếu EIR, nhưng lần này phiếu EIR được gọi là phiếu EIR rỗng - EIR empty.
Ngoài ra, có thể phát sinh thêm khoản cược container về phí cược sửa chữa. Sau khi
đóng khoản phí này, nhà xe sẽ được nhận lại phiếu tạm thu, thường khoản thu này phát sinh
là do container có xảy ra hư hỏng, phía Hãng tàu phải sửa chữa lại container.
XI. Quyết toán và lưu chứng từ
Sau khi kết thúc quá trình giao nhận và đưa hàng hóa về công ty Công ty TNHH Dịch
vụ và thương mại Việt Đan thì nhân viên giao nhận của công ty cần kiểm tra và hoàn chỉnh
lại tất cả bộ chứng từ và bàn giao lại cho khách hàng. Công ty sẽ nhận phí dịch vụ từ khách
hàng dựa trên hợp đồng đã ký kết. Nhân viên giao nhận mang bộ hồ sơ Hải Quan và các hóa
đơn liên quan tới lô hàng bao gồm: các khoản chi phí của khách hàng, giấy thỏa thuận mượn
container, phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa, và các khoản chi phí phát sinh khác,... Sau đó
quyết toán với bộ phận kế toán để tiến hành giải chi và bàn giao bộ chứng từ. Khi đó nhân
viên giao nhận của công ty TNHH dịch vụ và Thương mại Việt Đan cũng phải lưu trữ một
bộ hồ sơ tương tự.
Bộ phận kế toán của công ty TNHH dịch vụ và thương mại căn cứ vào hợp đồng đã ký
kết đối với khách hàng là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ANSHIN và mang toàn bộ
chứng từ cùng với giấy báo nợ quyết toán với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ
ANSHIN.

34
XII. Nhận xét chung về quy trình
Nhìn chung quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container đường biển của
Công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Việt Đan hiện tại vẫn đang ở mức khá. Bên cạnh
những tiêu chí mà Việt Đan tự tin sẽ đáp ứng tốt trong khi thực hiện quy trình như: an toàn,
tin cậy, chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất,...thì cũng có những khía cạnh chưa được
hoàn thiện và được đánh giá ở mức điểm thấp. Những điểm này chủ yếu do sự bố trí nhân
viên, thiếu hụt về phương tiện vận chuyển, sai lệch chứng từ và tốn nhiều thời gian chỉnh
sửa. Về lâu dài, với những điểm không hoàn thiện đã nêu trên sẽ gây ra những ảnh hưởng,
bất cập, làm cho sự phát triển về lĩnh vực dịch vụ này của công ty chậm lại, khó có thể cạnh
tranh với các đối thủ cùng ngành.
1. Ưu điểm
- Nghiệp vụ thông quan có sự kết hợp chặt chẽ của các phòng ban liên quan tạo nên sự
chuyên nghiệp hóa, thời gian được phân bổ đồng đều và đảm bảo hiệu suất tốt nhất.
- Nhờ sự cải tiến về kỹ thuật mà hiện nay việc thực hiện nghiệp vụ thông quan đã được
rút gọn nhưng vẫn chính xác và hiệu quả hơn, trong đó việc sử dụng khai Hải quan điện tử,
cụ thể là phần mềm ECUS5/VNACCS có rất nhiều cải tiến so với trước
- Tích hợp khai báo dịch vụ công trực tuyến: Giúp doanh nghiệp tiện lợi quản lý khai
báo các thủ tục hồ sơ. Với đầy đủ các thủ tục nghiệp vụ như hủy tờ khai, khai báo bổ
sung hồ sơ hải quan,…
2. Nhược điểm
- Việc thông quan hàng hóa nhập khẩu trở nên khó khăn do các thủ tục, yêu cầu của
Hải Quan có phần rườm rà, bên cạnh đó những nhân viên chứng từ chưa có kinh nghiệm dễ
bị nhầm lẫn, làm sai quy trình nhất là ở phần khai trị giá và khai danh sách hàng hóa.
- Chính sách, quy định, nghị định về xuất nhập khẩu, thủ tục Hải Quan luôn có sự thay
đổi làm ảnh hưởng đến quá trình khai báo. Chính sách thuế của nhà nước tác động đến việc
lưu chuyển hàng hóa
Từ những thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container (FCL)
bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Việt Đan làm cơ sở để công ty
tổng hợp những kiến nghị cá nhân nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu hàng hóa tại công ty một cách hoàn chỉnh nhất.

35

You might also like