You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA MARKETING- KINH DOANH QUỐC TẾ

--------------------

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế

Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm sinh viên:


Họ và tên MSSV Lớp
1. Văn Thi Hồng Điệp (NT) 1911766328 19DKQB2
2. Trần Thị Hoàng Nhân 1911761289 19DKQA4
3. Mai Vân Phương 1911765263 19DKQB2
4. Nguyễn Khánh Thục 1911765382 19DKQB2
5. Phạm Vủ Tường Vi 1911765288 19DKQB2
6. Trương Thị Vũ Nhi 1911760851 19DKQB1
DANH SÁCH NHÓM 1

STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoạt động

Văn Thị Hồng Điệp 5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quốc tế 100%
1
(Nhóm trưởng)

Trần Thị Hoàng 3. Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 100%
2
Nhân quốc tế

6. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm do vi 100%


3 Mai Vân Phương
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nguyễn Khánh 2. Ký kết và điều chỉnh về hợp đồng 100%


4
Thục

Phạm Vủ Tường 4. Khái quát và các biện pháp chế tài 100%
5
Vy

1.Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng 100%


6 Trương Thị Vũ Nhi
hóa quốc tế
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VÀ KÍ KẾT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ.......................................................................................................................................1

1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ...................1

1.1. Định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:...........................................................1

1.2. Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế:..........................................................................1

1.3. Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế.......................................................................1

1.4. Hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế:......................................................................2

1.5. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.............................................................3

1.6. Cơ sở pháp lí của hợp đồng mua bán hh quốc tế.................................................................4


1.6.1. Điều ước quốc tế...........................................................................................................4
1.6.2. Pháp luật quốc gia.........................................................................................................5

2. KÍ KẾT VÀ ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:...6

2.1. Kí kết về hợp đồng hợp đồng thương mại quốc tế:..............................................................6
2.1.1. Đàm phàn trực tiếp giữa các bên:.................................................................................6
2.1.2. Đề nghị giao kết hợp đồng............................................................................................8
2.1.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng...........................................................................8

2.2. Điều chỉnh về hợp đồng hợp đồng thương mại quốc tế:......................................................9
2.2.1. Nhu cầu điều chỉnh nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế:................................9
2.2.2. Những điều khoản thường sử dụng cho phép điều chỉnh nội dung của hợp đồng........9

3. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ...................................9

3.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế..........................................9
3.1.1. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng...............................................................................9
3.1.2. Điều kiện về nội dung của hợp đồng..........................................................................10
3.1.3. Điều kiện về hình thức của hợp đồng.........................................................................10
3.1.4. Điều kiện về đối tượng hàng hóa hợp đồng................................................................11

3.2. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lí do hợp đồng vô hiệu...............................................11
3.2.1. Hợp đồng vô hiệu........................................................................................................11
3.2.2. Hậu quả pháp lý do hợp đồng vô hiệu hóa.................................................................13
CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ...........................................................................................................................15

4. KHÁI QUÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI....................................................................15

4.1. Khái quát:...........................................................................................................................15


4.1.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng...................................................................................16
4.1.2. Tạm ngừng và đình chỉ thực hiện hợp đồng...............................................................18
4.1.3. Hủy hợp đồng..............................................................................................................19

5. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ...................................................20

5.1. Bồi thường thiệt hại............................................................................................................20

5.2. Phạt vi phạm.......................................................................................................................22

6. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.....................................................................................................22

6.1. Trường hợp bất khả kháng..................................................................................................22

6.2. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia..............................................23

6.3. Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.................................................23

6.4. Thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm..................................................24

6.5. Do lỗi của người thứ ba......................................................................................................24


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VÀ KÍ KẾT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1.1. Định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
   Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên
kí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này
sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên kí kết được thiết
lập ở các nước khác nhau. 
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa mà trong đó, hàng
hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một quốc gia, vùng lãnh thổ. Biên
giới có thể là biên giới lãnh thổ địa lý hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch
chuyển về lãnh thổ.
Theo quy định của Luật Thương Mại hiện hành, thì mua bán hàng hoá quốc tế phải được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương.
Cũng theo quy định của Luật Thương Mại hiện hành, thì mua bán hàng hoá quốc tế được
thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập
và chuyển khẩu.
1.2. Chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế:
Trên thực tế thì pháp luật thương mại quốc tế không có sự điều chỉnh đặc biệt nào đối với
chủ thể của hợp đồng thương mại quốc tế. Điều này được giải thích bởi chủ thể của hoạt
động này (pháp nhân và cá nhân- thương nhân) có được quyền kí kết hợp đồng thương
mại quốc tế phù hợp với pháp luật quốc gia áp dụng đối với các chủ thể đó. Theo qui định
của pháp luật Việt Nam, hợp đồng thương mại quốc tế được coi là hợp pháp khi chủ thể
của hợp đồng hợp pháp tức là có năng lực pháp luật và người kí kết có năng lực hành vi
và thẩm quyền kí kết hợp đồng.
Theo quy định của Điều 8 Nghị định 57/1998/NĐ- CP ngày 31/07/1998 được sửa đổi bởi
Nghị Định 44/2001/ NĐ- CP ngày 2/8/2001, thương nhân được phép xuất khẩu tất cả các
loại hàng hóa không phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng được ghi trong chứng nhân đăng
kí kinh doanh. Trước khi tiến hàng hoạt động xuất, nhập khẩu, chủ thể kinh doanh phải
đăng kí mã số kinh doanh xuất, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
1.3. Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế
Sự phát triển của thương mại quốc tế đã mở rộng các loại đối tượng của nó. Nếu như
trong thời kì mà hoạt động thương mại quốc tế mới hình thành thì nó chỉ có một đối

1
tượng duy nhất đó là hàng hóa hữu hình (hàng hóa có khối lượng, chất lượng, thể tích và
loại hàng hóa đặc biệt là tiền), thì vào cuối thế kỉ 19 đối tượng của hoạt động thương mại
quốc tế được mở rộng bao gồm cả hàng hóa vô hình. Trước hết là quyền tài sản, mà cụ
thể là các quyền đặc biệt đối với kết quả của hoạt động trí tuệ, đối với công việc và dịch
vụ cũng như các quyền liên quan đến các loại giấy tờ có giá trị như tài sản.
Về mặt nguyên tắc, đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế giống với đối tượng của
hoạt động thương mại được pháp luật Việt Nam qui định vì giao dịch thương mại quốc tế
theo bản chát là môt laoij giao dịch thương mại. Tuy nhiên có một số đối tượng của hợp
đồng thương mại không được coi là đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế theo qui
định của pháp luật Việt Nam. Việc loại bỏ một đối tượng nào đó ra khỏi hoạt động
thương mại quốc tế có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam không được phép kí kết hợp
đồng thương mại quốc tế liên quan đến đối tượng đó. Ví dụ, theo quyết định số 46/2001/
QĐ-TTg ngày 4-4-2001 của Thủ tường chính phủ về quản lí xuất nhập khẩu hàng hóa
thời kì 2001-2005 thì gỗ tròn, gỗ xẻ, củi, than làm từ gỗ rừng tự nhiên không thể là đối
tượng của xuất khẩu, một số hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, phương tiện vận tải tay lái
nghich, một số vật tư, phương tiện đã qua sử dụng không thể là đối tượng của nhập khẩu.
1.4. Hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế:
Hợp đồng có hiệu lực khi nó được các bên kí kết theo hình thức do luật định. Pháp luật
của nhiều nước cho phép các bên được tự do trong việc lựa chọn hình thức của hợp đồng
ngoại trừ một số trường hợp pháp luật bắt buộc phải tuân thủ theo hình thức nhất định. Sự
không tuân thủ theo hình thức của hợp đồng không phải là căn cứ để tranh cãi về hiệu lực
của hợp đồng, nếu như luật không trực tiếp qui định những hậu quả khác của việc không
tuân thủ hình thức do luật định. Theo quy định khaorn 4 Điều 81 Luật Thương Mại 1997
thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được kí kết bằng văn bản, còn Luật Thương
Mại 2005 quy định này không được tìm thấy. Tuy nhiên, có thể nói rằng hợp đồng
Thương Mại nói chung và hợp đồng quốc tế nói riêng, trong mọi trường hợp, phải được
kí kết bằng văn bản.
Sự tuân thủ hình thức của hợp đồng được luật quy định (chủ yếu là hình thức văn bản)
được chế ước trước hết bằng một số chế tài nhất định trong trường hợp không tuân thủ
qui định này: Hình thức với nguy cơ hợp đồng không có hiệu lực; hình thức với mục đích
là chứng cứ; hình thức để đạt được kết quả nhất định của hành vi pháp lý. Nguyên tắc tự
do lựa chọn hình thức của hợp đồng cũng được áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc
tế. Ví dụ, Bộ Luật Dân sự của Pháp khi quy định hình thức văn bản băt buộc với mục
đích là bằng chứng trong trường hợp giá trị của hợp đồng lướn hơn phạm vi luật định và
quy định này không áp dụng đối với hợp đồng thương mại.
Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế:
Trong thực tiễn căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế có thê rtajm phân

2
chia hợp đồng thương mai quốc tế thành 4 nhóm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hợp đồng TMQT liên quan đến mua bán, troa đổi hàng hóa. Loại này là loại
hợp đồng chủ yếu trong TMQT bao gồm:
 Hợp đồng mua bán hàng hóa;
 Hợp đồng trao đổi hàng hóa
 Mua bán thông qua đấu thầu, đấu giá.
Ngoài ra, các loại Hợp đồng TMQT khác hoặc là trực tiếp gắn liền với hoạt động mua
bán ( như hợp đồng vân chuyển hàng hóa, bảo hiềm hàng hóa, thanh toán….) hoặc là một
loại hình cuả hoạt động mua bán (như hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng cung
cấp dịch vụ; hợp đồng đặc quyền thương mại) hoặc là trong một mức độ nào đó có những
yếu tố của hợp đồng mua bán.
Thứ hai, các loại hợp đồng liên quan đến việc cung cấp các loại dịch vụ khác nhau bao
gồm:
 Hợp đồng vận tải hàng hóa
 Hợp đồng bảo hiềm;
 Hợp đồng gia công
 Hợp đồng thuê tài chính
 Hợp đồng bao thanh toán;
 Bảo lãnh ngân hàng….
Thứ ba, các loại hợp đồng TMQT liên quan đến việc tổ chức kinhd doanh ở nước ngoài
bao gồm:
 Hợp đồng đại diện thương mại;
 Hợp đồng chuyển giao công nghệ (Li –xăng)
 Hợp đồng nhượng quyền thương mại (Franchise)
Trong hoạt động TMQT nói chung và trong hoạt động thương mại ở nước ta nói riêng, có
một số loại hợp đồng liên quan đến cẩ thương mại hàng hóa, cả thương mại dịch vụ và sở
hữu trí tuệ ví dụ: Hợp đồng độc quyền phân phối (Solo- distribution Agreement).
1.5. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Cũng như những hợp đồng khác hợp đồng mua bán quốc tế có những đặc điểm riêng biệt
sau:
- Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thông thường là có trụ sở ở
các quốc gia khác nhau. Nhưng điều này là không bắt buộc và vẫn có thể nằm trên cùng
lãnh thổ của Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
chủ yếu là các thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại.
Ở Việt Nam theo quy định của Luật thương mại, thương nhân bao gồm các cá nhân, pháp
nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham gia vào các hoạt động
thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia).

3
Ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện trở thành thương nhân cho
từng đối tượng cụ thể, khi giao kết hợp đồng với đối tượng ở quốc gia nào thì cần phải
xem xét điều kiện chủ thể ở quốc gia đó.
- Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.
- Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là
ngoại tệ đối với các bên. Các bên có quyền lựa chọn đồng tiền sử dụng trong giao dịch
mua bán. Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là phải dùng
đồng Việt Nam.
Các bên cần cân nhắc sử dụng đồng tiền nào để phù hợp nhất với điều kiện của hai bên và
khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản cũng như quy định pháp luật của mỗi nước.
Thông thường, đồng Đô la Mỹ sẽ được sử dụng bởi tính phổ dụng và khả năng thanh
khoản, ổn định của nó.
-Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết
bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
-Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Các hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế thường lựa chọn Trung tâm trọng tài quốc tế để làm cơ quan
giải quyết tranh chấp..
-Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Các bên có thể lựa chọn luật
nội dung của một Quốc Gia mà một trong số các bên có quốc tịch, hoặc có thể lựa chọn
pháp luật của một quốc gia thứ ba. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu các hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa một bên ở Châu Á và một bên ở Châu Âu hoặc Châu phi thì luật
áp dụng thường là luật của Anh.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế có một số tập quán quốc tế và văn
bản có tính chất quốc tế có thể điều chỉnh nếu các bên có lựa chọn, như Công ước Viên
về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG).
1.6. Cơ sở pháp lí của hợp đồng mua bán hh quốc tế

1.6.1. Điều ước quốc tế


- Hiện nay trên thế giới có nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh các loại hợp đồng thương
mại khác nhau. Ví dụ: CÔng ước Viên 1980 điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng háo quốc
tế; Công ước Ottawa 1988 điều chỉnh hợp đồng thuê tài chính và hợp đồng nhượng quyền
yêu cầu thanh toán; Công ước Hamburg 1978 điều chỉnh hợp đồng vân tải biển….
Điều ước quốc tế được áp dụng theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng thương mại quốc tế ký kết hay tham
gia điều ước quốc tế tương ứng. Theo nguyên tắc chung, trong trường hợp điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác

4
với quy định của Bộ Luật Dân sự hay Luật Thương mại thì các bên trong hợp đồng áp
dụng quy định của điều đó.
Thứ hai, mặc dù quốc gia của các chủ thể trong hợp đồng không tham gia kí kết hay phê
chuẩn điều ước quốc tế, nhưng các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế để điều
chỉnh quan hệ của các bên theo hợp đồng. Trong trường hợp này, việc ấp dụng điều ước
quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc của việc áp dụng tập quán thương mại, điều này có
nghĩa là nếu quy định nào đó của điều ước trái với quy định của Việt Nam thì phải áp
dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, điều ước quốc tế cũng có thể được áp dụng trong trường hợp nếu chỉ có quốc
gia của một trong hai chủ thể tham gia điều ước quốc tê nhưng các chủ thể của hợp đồng
thỏa thuận áp dụng luật của quốc gia này. (Điều 1 (b) Công Ước Viên 1980).

1.6.2. Pháp luật quốc gia


Trong hợp đồng TMQT, quyền và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi Pháp luật
quốc gia trong lĩnh vực dân sự 1 (Pháp luật nhiều quốc gia không phân chia pháp luật dân sự
và luật thương mại, ở những nước này các quy định điều chỉnh các loại hợp đồng đều
được xây dựng trong bộ luật dân sự, ví dụ pháp luật của nhiều nước thuộc Liên Xô cũ..),
thương mại. Ví dụ, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương Mại Việt Nam và một số văn bản pháp
luật khác.
Các quy phạm quốc gia được điều chỉnh trong hợp đồng TMQT được chia thành hai
nhóm:
Thứ nhất, các quy phạm bắt buộc, ví dụ: các quy phạm về chủ thể kí kết hợp đồng, hình
thức của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng…Các quy phạm loại này có hiệu lực pháp lí
trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào việc luật áp dụng cho hợp đồng là luật của
quốc gia nào, điều ước quốc tế hay tập quán TMQT. Ví dụ, thương nhân Việt Nam kí kết
hợp đồng thương mại với chủ thể nước ngoài, các bên thỏa thuận luật áp dụng cho hợp
đồng là luật quốc gia của chủ thế nước ngoài, mặc dù luật quốc gia của chủ thể nước
ngoài cho phép Hợp đồng thương mại được kí kết trong mọi hình thức, kể cả bẳng lời,
tuy nhiên để hợp đồng được coi là có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, hợp đồng bắt buộc
phải được kí bằng văn bản.
Thứ hai, quy phạm nội dung tức là quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng. Việc áp dụng các quy phạm này xuất phát từ:
Sự thỏa thuận của các bên, vsi dụ các bên thỏa thuận sẽ áp dụng Luật Thương Mại Việt
Nam để điều chỉnh hợp đồng.
Xuất phát từ nguyên tắc xung đột pháp luật, ví dụ các bên không thỏa thuận luật áp dụng
thì luật áp dụng sẽ là luật ở nơi hợp đồng được thực hiện hay luật có quan hệ mật thiết
với hợp đồng….

5
2. KÍ KẾT VÀ ĐIỀU CHỈNH VỀ HỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ:
2.1. Kí kết về hợp đồng hợp đồng thương mại quốc tế:

Thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế cho thấy rằng, hượp đồng thương mại quốc tế
được kí kết chủ yếu bằng hai phương thức sau:
 Đàm phàn trực tiếp giữa các bên;
 Trao đổi chào hàng và chấp nhận chào hàng;
Trong việc kí kết hợp đồng thương mại quốc tế, nguyên tắc tự do ý chí (tự do hợp đồng)
đươc thể hiện đặc biệt rõ nét và ở mức độ cao hơn nguyên tắc tự ý chí trong việc kí kết
hợp đồng thương mại trong nước. Trong việc ký kết hợp đồng TMQT, nguyên tắc tự do ý
chí của các bên không những chỉ được thể hiện trong việc xác định nội dung của hợp
đồng mà còn được thể hiện trong hai vấn đề sau:
Thứ nhất, các bên hoàn toàn tự do trong việc xác định luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ
của họ phát sinh từ hợp đồng;
Thứ hai, các bên hoàn toàn tư dotrong việc thỏa thuận hình thức giải quyết tranh chấp có
thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như pháp luật áp dụng cho thủ tuc
giải quyết tranh chấp.
Thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế cho thấy rằng, hợp đồng thương mại quốc tế
được ký kết chủ yếu bằng hai phương thức sau:
Đàm phán trực tiếp giữa các bên;
Trao đổi đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng) và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
(chấp nhận chào hàng);

2.1.1. Đàm phàn trực tiếp giữa các bên:


Cũng như mọi hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế có thể được ký kết
thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên. Trong nhiều trường hợp các bên gặp nhau để
tiến hành đàm phán, sự đàm phán này thường được khởi xướng bằng việc chào hàng của
một trong các bên. Trong quá trình đàm phán các bên thỏa thuận, thống nhất từng điều
khoản. Khi điều khoản cuối cùng được thống nhất, các bên có thể ký trực tiếp vào hợp
đồng. Trong trường hợp này không thể xác định cái nào là chào hàng, cái nào là chấp
nhận chào hàng. Phương thức ký kết nào có ưu điểm là các bên tham gia ký kết có điều
kiện bàn bạc, thống nhất kỹ lưỡng từng điều khoản của nội dung của hợp đồng, các bên
có thể tránh được những sai sót, đặc biệt là sự tránh hiểu lầm ý định của nhau. Tuy nhiên
để áp dụng phương thức kí kết này các bên phải chịu chi phí khá lớn cho việc đi lai, ăn ở.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, phương thức này được áp dụng chủ
yếu được ký kết giữa những loại hợp đồng thương mại quốc tế phức tạp dưới góc độ pháp
lý, có giá trị lớn dưới góc độ kinh tế. Ví dụ như hợp đồng nhượng quyền thương mại

6
(Franchise) hợp đồng li-xăng, hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng xây dựng nhà máy xí
nghiệp, hợp đồng thành lập công ty có vốn đâu tư nước ngoài, hợp đồng mua bán máy
móc, mua bán thiết bị đặc chủng.
Đàm phán trực tiếp được tiến hành dựa trên cơ sở các bên đưa ra những đề nghị cho
nhau. Mỗi một bên đưa ra những yêu cầu nhất định, đồng thời có sự nhượng bộ phù hợp
đối với các điều kiện của hợp đồng tương lai mà mình đưa ra. Đàm phán có thể được tiến
hành bằng thư tín thông qua những cuộc găp gỡ giữa các bên hay đại diện của họ.
Trong các cuộc gặp mặt trực tiếp giữa các bên thường có sự tham gia của các chuyên gia
(chuyên gia kỹ thuật, luật pháp, tài chính) và phiên dịch của cả hai bên. Tuy nhiên những
người này chỉ đóng vai trò tư vấn, bởi vì chỉ có các bên mới có quyền đưa ra quyết định
cuối cùng.
Điều kiện quan trọng nhất mà các bên phải thỏa thuận trước hết đó là đối tượng của hợp
đồng (tên gọi, khối lượng, chất lượng), vì vậy trước hết các bên phải thỏa thuận điều kiện
này. Sau khi đã thỏa thuận thống nhất đối với đối tượng của hợp đồng, các bên bắt đầu đi
vào thỏa thuận các điều khoản còn lại. Ví dụ như giá cả, phương thức thanh toán, địa
điểm và thời gian thực hiện nghãi vụ; trách nhiệm của các bên do không thực hiện hay
thực hiện không đúng nghĩa vụ; luật áp dụng cho hợp đồng.
Trước khi bắt đầu cuộc đàm phán hoặc trong quá trình đàm phán các bên có thể xác định
mục dích và ý định của mình (nhiều khi không phải một lần) trong một hình thức được
goi là văn bản về chủ định (letter of intent). Hiệu lực cũng như hậu quả pháp lý của các
văn bản này đươc đánh giá khác nhau trong pháp luật của các nước khác nhau. Trong một
số trường hợp, các văn bản này có thể đưa đến việc ký kết hợp đồng sơ bộ, nếu chúng
thỏa thuận các điều kiện được quy định cho hợp đồng sơ bộ.
Việc tham gia vào quá trình đàm phán không bắt buộc các bên phải ký hợp đồng với các
điều kiện là đối tượng của cuộc đàm phán, có nghĩa là một trong các bên có quyền kết
thúc cuộc đàm phán trong trường hợp họ thấy rẳng, họ không thể đạt đươc mục đích của
mình nếu tiếp tục cuộc đàm phán. Theo thông lệ, trong quá trình đàm phán, các bên phải
hành động một cách thiện chí, trung thực, ngoài ra phải có nghĩa vụ giữ bí mật của cuôc
đàm phán, không cho phép kéo dài cuộc đàm phán mà không có ý định ký kết hợp đồng
cụ thể (ví dụ, một trong các bên cố tình kéo dài cuộc đàm phán với mục đích cản trở phía
bên kia ký kết hợp đồng với đối thủ cạnh tranh của mình), người nào làm như vậy thì
được coi là lạm dụng lòng tin của đối tác và được coi là thực hiện hành vi có lỗi, hay nói
cách khác là không trung thực khi đàm phán hơp đồng. Trong trường hợp này, bên bị
thiệt hại có quyền yêu cầu phía bên kia bồi thường thiệt hai, mặc dù cơ sở của bồi thường
thiệt hại (trong hợp đồng và ngoài hợp đồng) cũng như phạm vi bồi thường cũng được
xem xét khác nhau trong pháp luât của các nước khác nhau.
Theo quy định của một số nước, hợp đồng coi là đã ký kết khi các bên đã đat được thỏa
thuận về các điều khoản cơ bản của hợp đồng, còn những điều kiện khác thì xuất phát từ

7
quy phạm pháp luật, tập quán thương mại hay những thông lệ khác.
Pháp luật của một số nước khác cho rằng nếu các bên tiến hành đàm phán với mục đích
ký kết hợp đồng cụ thể, thì hợp đồng coi là được ký kết khi các bên đã đạt được thảo
thuận về tất cả các điều kiện là đối tượng của đàm phán.

2.1.2. Đề nghị giao kết hợp đồng


Trước đây, pháp luật Việt Nam chúng ta đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đè nghị
giao kết hợp đồng được quy định trong hai văn bản pháp luật: Bô luât Dân sự 1995 và
Luật Thương Mại 1997. Hiện nay những vấn đề này chỉ được quy định chung trong Bộ
Luật Dân Sự sửa đổi năm 2005.
Theo quy định khoản 1 Điều 390 Bộ Luật Dân sự 2005, đề nghị giao kết hơp đồng là việc
thể hiện ro ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị
đối với bên đã được xác định cu thể.

2.1.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng


Điều 393 BLDS quy định thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là sự trả lời
của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung, điều kiện quy định trong hợp
đồng theo lời đề nghị của bên đề nghị giao kết hợp đồng.
Sự trả lời được coi là sự chấp nhận nếu như nó thể hiện sự đồng ý với đề nghị của người
đề nghị. Điều này có nghĩa là người được đề nghị phải đồng ý với tát cả các điều kiện của
đề nghị giao kết hợp đồng và không được đưa ra bất kì một điều kiện bổ sung, thay đổi
hay hạn chế nào ngay cả khi những bổ sung đó là điều khoản có lợi cho người đề nghị.
Việc đưa vào chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng những điều kiện mới có nghĩa là bên
được đề nghị đã khước tư đề nghị giao kết hợp đồng cũ và đưa ra đề nghị gaio kết hợp
đồng mới. Pháp luật của các nước khác nhau có sự đánh giá giá trị pháp lý của chấp nhận
giao kết hợp đồng có sự thay đổi, bổ sung không giống nhau. Theo quy định của Điều
395 Bộ luật dân sự quy định, khi bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị
mới, không phụ thuộc vào tích chất và mức độ của những thay đổi hay bổ sung đó. Công
ước viên 1980 cũng quy định rằng trong trường hợp trả lời có chứa đựng những thay đổi
hay bổ sung nhưng những thay đổi hay bổ sung này không làm thay đổi bản chất, nội
dung cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng thì vẫn được coi là sự chấp nhận nếu như bên
đề nghị không phản đối ngay bằng lời những thay đổi này cho phía bên kia (Khoản 2
Điều 19 Công ước viên 1980). Trong trường hợp này điều kiện của hợp đồng sẽ là những
điều kiện được thay đổi, bổ sung trong chào hàng. Khoản 3 Điều 19 Công ước viên 1980
quy định những thay đổi bổ sung liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán, khối
lượng và chất lượng của hàng hóa, địa điểm và thời gian giao hàng, phạm vi trách nhiệm
của một bên trước bên kia cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp được coi là những thay

8
đổi cơ bản so với điều kiện chào hàng. Bộ Luật Dân sự 1995 cũng có những quy định
tương tự.
2.2. Điều chỉnh về hợp đồng hợp đồng thương mại quốc tế:

2.2.1. Nhu cầu điều chỉnh nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế:

2.2.2. Những điều khoản thường sử dụng cho phép điều chỉnh nội dung của hợp
đồng

3. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
3.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi theo cách gọi truyền thống trước đây là
hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, mang những đặc điểm
của hợp đồng mua bán trong nước.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế muốn có hiệu lực phải thỏa mãn bốn điều kiện hiệu
lực mà luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ
thể phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải
hợp pháp và hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện.

3.1.1. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng


Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về phía nước ngoài, có thể là tự nhiên
nhân hoặc pháp nhân nước ngoài. Tự nhiên nhân và pháp nhân nước ngoài phải có năng
lực pháp lý và năng lực hành vi. Năng lực hành vi của tự nhiên nhân nước ngoài về
nguyên tắc chung, do luật quốc tịch của người đó quy định.
VD: Một thương nhân Hồng Kông ký hợp đồng với một tổ chức của Việt Nam. Muốn
xem xét thương nhân Hồng Kông đó có năng lực hành vi hay không thì phải xem thương
nhân đó mang quốc tịch nước nào. Nếu thương nhân đó mang quốc tịch Hồng Kông thì
phải căn cứ vào luật của Hồng Kông để xét tuổi có năng lực hành vi của thương nhân đó.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về phía Việt Nam là các thương nhân
Việt Nam. Họ cũng có thể là tự nhiên nhân và pháp nhân Việt Nam. Tự nhiên nhân Việt
Nam, muốn được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trước hết phải có năng lực
pháp lý và năng lực hành vi. Tuổi có năng lực hành vi, theo luật Việt Nam, là 18 tuổi
(Điều 20 và Điều 21 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định: người có năng lực hành vi
là người thành niên, tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên).
Tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi có đủ bốn điều kiện sau đây:
 Được thành lập một cách hợp pháp;
 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
 Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản

9
đó;
 Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 74
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015).

3.1.2. Điều kiện về nội dung của hợp đồng


Khi nói đến tính hợp pháp, về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần lưu
ý đến hai vấn đề:
 Vấn đề thứ nhất, nội dung hợp đồng phải hợp pháp, nghĩa là hợp đồng đó phải có
các điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
VD: Theo Luật của Anh điều khoản chủ yếu gồm đốì tượng (ghi rõ tên hàng, số lượng và
phẩm chất hàng). Theo Luật của Pháp: đối tượng và giá cả. Theo Công ước Viên 1980 có
7 điều khoản (Điều 19 khoản 3).
 Vấn đề thứ hai, ngoài các điều khoản chủ yếu nói trên, bất kỳ một điều khoản nào
khác được các bên đưa vào hợp đồng mua bán được gọi là các điểu khoản khác,
điều khoản thông thường (ví dụ các điều khoản về bao bì, ký mã hiệu, các điều
khoản về giám định hàng hóa, về các căn cứ miễn trách...), cả điều khoản chủ yếu
lẫn điều khoản thông thường làm thành nội dung hợp đồng mua bán đều phải hợp
pháp, tức là phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam.
Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ là nội dung của hợp đồng không được vi
phạm những điều cấm của pháp luật, không được trái đạo đức xã hội. Vì vậy, nội dung
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do các doanh nghiệp Việt Nam ký với các doanh
nghiệp nước ngoài phải tuân thủ quy định này.

3.1.3. Điều kiện về hình thức của hợp đồng


Khi nói đến hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường có hai quan điểm.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được
ký kết bằng miệng, bằng văn bản hay bằng bất kỳ hình thức nào khác tùy các bên, người
bán và người mua tự do thỏa thuận. Những nước nêu ra quan điểm này là hầu hết các
nước phương Tây và đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ví dụ như
Pháp, Anh... Trong khi đó, một số nước có nền kinh tế bao cấp phi thị trường đang
chuyển đổi, ví dụ như Việt Nam, quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải
được ký kết dưới hình thức văn bản.
Điều 27 khoản 2 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương”.
Điều 3 khoản 15 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Các hình thức có giá trị tương
đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật”.

10
Vấn đề tưởng như đơn giản song trong thực tế, sự bất đồng về quan điềm này đã khiến
cho Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải công nhận cả
hai điều khoản liên quan đến hình thức hợp đồng (Điều 11 của Công ước quy định rằng
hợp đồng mua bán ngoại thương có thể được ký kết bằng miệng và không cần thiết phải
tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức hợp đồng. Còn Điều 12 và Điều 96 thì
lại cho phép các quốc gia bảo lưu không áp dụng Điều 11 nếu luật pháp quốc gia của họ
quy định hình thức văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

3.1.4. Điều kiện về đối tượng hàng hóa hợp đồng


Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên phải lưu ý rằng đối tượng phải
hợp pháp, ở Việt Nam các doanh nghiệp Việt Nam không được phép mua bán với nước
ngoài những mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu. Theo Nghị định số
69/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn luật quản lý ngoại thương, đại lý, gia
công, quá cảnh hàng hóa với mước ngoài, trong số các mặt hàng cấm xuất có:
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự;
 Đồ cổ;
 Các loại ma túy;
 Các loại hóa chất độc;
 Gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước; củi; than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn
gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
 Các loại máy móc chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng
trong phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước;
 Các loại động vật hoang dã và động vật, thực vật quý hiếm.
Ngoài ra, khi quy định điều khoản về đối tượng hợp đồng mua bán ngoại thương, các
doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập
khẩu, hàng hóa quản lý bằng hạn ngạch (như gạo, hàng dệt xuất khẩu vào EU v.v...); danh
mục hàng hóa xuất - nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương, theo quy chế quản
lý chuyên ngành v.v...
Danh mục các loại hàng hóa nói trên không bất biến mà được thay đổi thường xuyên,
hàng năm theo chính sách và sự điều tiết của Chính phủ Việt Nam.
3.2. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lí do hợp đồng vô hiệu

3.2.1. Hợp đồng vô hiệu


Hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp
luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
các bên.
Căn cứ để xác định Hợp đồng thương mại quốc tế vô hiệu hóa cũng như hậu quả pháp lý
của nó không được quy định cụ thể trong Công ước viên 1980 mà chỉ nói đến trong các

11
nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 1994. Tuy nhiên các nguyên
tắc UNIDROIT không có hiệu lực pháp lý như một văn bản pháp luật chính thức mà chỉ
có tính chất giới thiệu để các quốc gia tham khảo khi xây dựng luật quốc gia trong lĩnh
vực hoạt động thương mại quốc tế.
Khác với Luật Thương Mại 1997 Việt Nam, Luật Thương Mại Việt Nam 2005 không có
qui định liên quan đến hợp đồng vô hiệu hóa. Điều này có nghĩa là khi xem xét hiệu lực
của hợp đồng thương mại quốc tế cần phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự
(Điều 410).

3.2.1.1 Hợp đồng được ký kết do nhầm lẫn sẽ bị coi là vô hiệu


Nhầm lẫn khi kí kết hợp đồng thương mại quốc tế là việc các bên thể hiện không chính
xác ý muốn đích thực của mình khi xác lập hợp đồng. Theo quy định Điều 3.4 nguyên tắc
kí kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, nhầm lẫn có thể:
 Chỉ có một bên nhầm lẫn
 Cả hai bên cùng nhẫm lẫn về một sự việc hay điều luật
 Cả hai bên cùng nhầm lẫn nhưng đối tượng nhầm lẫn của mỗi bên lại khác nhau;

3.2.1.2 Hợp đồng được kí kết do bị đe dọa cũng được xem là vô hiệu
Đe dọa có thể là đe dọa về thể chất hoặc về tinh thần.
Pháp luật của Việt Nam không quy định về dấu hiệu của sự đe dọa, còn theo nguyên tắc
UNIDROIT một hành vi được coi là đe dọa trong khi ký kết hợp đồng phải có các dấu
hiệu sau:
 Đe dọa phải có tính tức thời và nghiêm trọng. Tính tức thời và nghiên trọng này
thể hiện ở chỗ bên bị đe dọa không còn sự lựa chọn nào khác tốt hơn là phải ký
hợp đồng, tức là ký hợp đồng trái với ý muốn của mình. Tính tức thời và nghiêm
trọng được đánh giá theo các tiêu chuẩn khách quan và chủ quan và tùy thuộc vào
từng trường hợp cụ thể;
 Sự đe dọa không có lý do chính đáng;
 Đe dọa làm ảnh hưởng đến uy tín, đến lợi ích kinh tế;

3.2.1.3 Hợp đồng được ký kết do một trong các bên bị lừa dối cũng bị coi là vô hiệu
Theo quy định tại Bộ Luật Dân Sự 2015, tại điều 132: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi
cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể,
tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó”. Quy
định này của pháp luật là một trong những sự thể hiện của nguyên tắc tự do, tự nguyện
giao kết hợp đồng, thể hiện được sự phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng như
thực tiễn.
Hành vi lừa dối của các chủ thể có thể mang tính chủ động hoặc mang tính bị động.
Lừa dối mang tính chủ động khi người lừa dối thực hiện những hành vi tổ chức thực hiện

12
hoặc đồng lõa với việc cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng tài liệu giả, nói dối… làm
cho người bị lừa dối nghĩ về sự việc quá lên so với thực tế khách quan.
Ví dụ, người bán nói dối về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa bán.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có trường hợp khi kinh doanh, các thương nhân thường tìm
cách giới thiệu mặt hàng của mình bằng những quảng cáo hấp dẫn nhiều khi xa với thực
tế. Những lời quảng cáo này không bị xem là hành vi lừa dối bởi lẽ, một mặt, bản thân
người mua cũng phải có nghĩa vụ cẩn trọng hay nói cách khác, nghĩa vụ tự tìm hiểu và
đánh giá thông tin; mặt khác, vì sự ổn định của các giao lưu dân sự, thương mại, luật
pháp không thể đi xa tới mức bảo vệ đến cả sự “ngây thơ” của một bên giao kết.
Lừa dối được coi mà tính bị động trong trường hợp người lừa dối im lặng không bày tỏ
quan điểm của mình về một yếu tố quan trọng của giao dịch nhằm hưởng lợi từ việc
người bị lừa dối chấp nhận xác lập giao dịch dân sự. Để xem xét một hành vi có phải sự
lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không, người ta căn cứ vào các yếu tố sau:
Một là, phải có sự cố ý đưa ra thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên.
Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó.
Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch đó do một bên đưa ra trong giao kết hợp đồng

3.2.2. Hậu quả pháp lý do hợp đồng vô hiệu hóa


- Về giá trị pháp lý của Hợp đồng.
Hợp đồng vô hiệu có hệ quả là:
 Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên kể từ thời
điểm giao kết;
 Làm cho Hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù Hợp
đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.

- Về mặt lợi ích vật chất.


 Khi Hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại
cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng
tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qua định khác.

 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Hợp đồng bị vô hiệu.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các
thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại do Hợp đồng vô hiệu không phải là một
loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng.

 Xử lý các khoản lợi thu được từ Hợp đồng vô hiệu.

13
 Hoàn trả các lợi ích thu được từ Hợp đồng vô hiệu.

Những hoa lợi, lợi tức thu được từ việc tuyên bố Hợp đồng vô hiệu, nếu thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được nhận lại, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
 Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi Hợp đồng bị vô hiệu.
Trong một số trường hợp, tuy bên có quyền bị vi phạm được yêu cầu Tòa án bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng Tòa án có thể xem xét để bảo vệ quyền lợi của
người ngay tình (Điều 133 BLDS 2015):
Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không
phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ
ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại
Điều 167 BLDS 2015.
Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký mà
chưa được đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người
thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ
sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

14
CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
4. KHÁI QUÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHẾ TÀI
4.1. Khái quát:
Trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng TMQT không phải lúc nào các bên cũng đạt
được mục đích đặt ra khi ký kết hợp đồng, điều này có nghĩa là một trong các bên không
thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng và
như vậy, gây thiệt hại cho phía bên kia. Trong những trường hợp như vậy, pháp luật của
tất cả các nước cũng như các văn bản pháp lý quốc tế quy định những biện pháp chế tài
đối với bên vi phạm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của bên bi thiệt hại. Điều 292 Luật
Thương Mại 2005 của Việt Nam quy định các biện pháp chế tài trong trường hợp một
trong các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa vi phạm nghãi vụ được quy dịnh trong
hợp đồng, bao gồm:
1. Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng
2. Phạt vi phạm
3. Buộc bồi thường thiệt hại;
4. Tạm ngưng thực hiện hợp đồng
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
6. Hủy hợp đồng
Khi xem xét đánh giá, so sánh quy định trên của Luật Thương Mại có thể nhận thấy rằng,
thứ nhất, khác với luật Thương Mại 1997, Luật thương mại 2005 quy định thêm hai loại
chế tài mới là: tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng; thứ hai,
khác với luật thương mại, pháp luật của nhiều nước coi phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại là hai hình thức của một loại chế tài- chế tài trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Việc áp dụng chế tài nào trong các chế tào nói trên có thể nói là sự phụ thuộc vào sự lựa
chọn của bên bị vi pham, tuy nhiên pháp luật cũng có một quy định nhằm hạn chế quyền
lựa chọn của các bên, Điều 293 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 quy định, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng các chế tài tạm ngưng thực
hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoặc hủy hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản. Có
thể nói rằng quy định nói trên của luật Thương Mại có vẻ như đã quá rõ ràng. Tuy nhiên
khi áp dụng quy định này thực tiễn sẽ găp phải sự khó khăn vừa mang tính pháp lý vừa
mang tính thực tiễn, dựa trên những tiêu chí nào để phân biệt vi phạm nào là cơ bản và vi
phạm nào là không cơ bản.
Quy định của luật thương mại 2005 về các chế tài do vi phạm hợp đồng cũng được áp
dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế nếu các bên thỏa thuận chọn pháp luật Việt Nam
với tư cách là luật áp dụng cho hợp đồng.

15
Công ước viên 1980 dành một phần tương đối lớn các điều khoản trong phần III để quy
định các chế tài được áp dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng: Mục III Chương II
quy định các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng;
Mục III Chương III quy định các biện pháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người mua
vi phạm hợp đồng; Mục II Chương V quy định bồi thường thiệt hại. Điều 78 quy định
việc trả lãi và Mục V Chương V quy định hâu quả của việc hủy hợp đồng. Tuy nhiên
khác với pháp luật của Việt Nam và pháp luật của các nước châu Âu lục địa, Công ước
Viên 1980 không quy đinh phạt vi phạm như là một biện pháp chế tài do vi phạm hợp
đồng.

4.1.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng


Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh.
 Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp
đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp
đồng. 
 Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải
loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay
thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền
hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp
thuận của bên bị vi phạm.
 Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định thì bên bị vi phạm
có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng
loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền
chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của
hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
 Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch
vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định.
 Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền,
nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp
đồng và trong Luật Thương mại 2005.
Khi áp dụng những chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ, người mua có thể cho người bán
một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ của mình. (Điều 298
Luật Thương Mại Việt Nam, Điều 47,63 Công ước Viên 1980).
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là đặc trưng của hệ thống pháp luật của các nước châu
Âu lục địa bởi vì họ cho rằng mục đích chính của người mua khi ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa là nhận hàng. Cũng chính xuất phát từ mục đích đó mà pháp luật trao

16
cho người mua trước hết là quyền yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ thực tế đồng
thời trả tiền phạt vi phạm (Điều 341 Bộ luật thương mại Đức; Khoản 2 Điều 1229 Bộ
luật Dân sự Đức) trong trường hợp vi phạm được coi là vi phạm nghiên trong hay
trong thời hạn bổ sung mà người bán không thực hiện nghĩa vụ thì mới có quyền hủy
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Pháp luật Anh- Hoa Kỳ cho rằng, mục đích của việc mua bán hàng hóa là thu lợi
nhuận, vậy nên trong trường hợp người bán giao hàng chậm thì người mua được giao
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, việc thực hiện hợp đồng cũng có thể được coi là
một biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người mua, việc áp dụng biện pháp này phụ
thuộc vào sư nhìn nhận, xem xét của tòa án. Theo Điều 2-716 Bộ Luật Thương Mại
Thống Nhất Hoa Kỳ, người mua có quyền thực hiện yêu cầu nghĩa vụ chỉ trong trường
hợp nếu không thể mua được hàng thay thể mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp hay đối
tượng của hợp đồng là hàng đặc tính.
Công Ước Viên 1980 quy định rằng, người mua hay người bán không mất quyền đòi
bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 45,
Khoản 2 Điều 47, Điều 48, Khoản 2 Điều 61, Khoản 2 Điều 63).
Các quy định nói trên của Công ước Viên 1980 và của pháp luật các nước khác nhau
với quy định của Luật Thương Mại 1997 của Việt Nam. Theo quy định của Khoản 1
Điều 225 Luật Thương Mại 1997, trong trường hợp không có thỏa thuận khác thì trong
thời gian áp dụng chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng. Để
đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế về thương mại cũng như để phù hợp với
thực tiễn hoạt động thương mại nói chung, hoạt động thương mại ở Việt Nam nói
riêng, Luật Thương Mại 2005 của Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể trong việc
quy định mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng với các loại chế tài
khác. Điều 299.1 Luật Thương Mại 2005 quy đinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
trong thời gian áp dụng các chế tài khác, trừ chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại. Có thể nói rằng, quy định này của Luật Thương Mại 1997, thể hiện được sự tiến
bộ trong tư duy làm luật của những người soan thảo.
Rõ ràng rằng, trong mọi trường hợp, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện
đúng nghĩa vụ thì không thể áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Nhưng bên bị thiệt hại
không có quyền áp dụng chế tài phạt hợp đồng hay bồi thường thiệt hại trong trường
hợp này thì rõ rảng là không công bằng cho bên bị vi phạm. Khi so sánh các quy định
của Điều 223 với quy định của Điều 225.1 Luật Thương Mại 1997 có thể thấy rằng, rõ
ràng có sự mâu thuẫn, Điều 223 bắt buộc bên vi phạm phải chịu mọi phí tổn phát sinh
khi bị áp dụng chế tài thực hiện nghĩa vụ thực tế, còn Điều 225.1 lại không cho phép
bên bị vi phạm áp dụng chế tài phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hai khi đã áp dụng
chế tài buộc thực hiện hợp đồng. Cần phải hiểu rằng, những phí tổn phát sinh do vi
phạm hợp đồng cũng chính là thiệt hại, và cũng cần phải hiểu thiệt hại chính là những

17
phí tổn mà bên bị thiệt hại đã bỏ ra hoặc sẽ phải bỏ ra để khôi phục lại quyền lợi bị vi
phạm của mình. Mặt khác, ví dụ người bán chậm thực hiện nghĩa vụ giao hàng của
mình cho người mua, trong trường hợp này người mua hoàn toàn có quyền:
 Thứ nhất, yêu cầu người bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng nếu họ cho rằng sự
chậm giao hàng chưa nghiêm trọng đến mức cần thiết để yêu cầu hủy hợp đồng
hoặc trên thực tế người mua không thể mua hàng khác cùng loại để thay thế;
 Thứ hai, người mua có quyền yêu cầu người bán trả tiền phạt vi phạm nếu các
bên có thỏa thuận hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp người bán giao hàng kém chất lượng và người mua buộc người
bán phải thực hiện đúng nghĩa vụ tức là phải sửa chữa khuyết tật của hàng hóa hay
là thay hàng bị khuyết tật bằng hàng hóa có chất lượng khác. Nếu việc sửa chữa
khuyết tật hay thay đổi hàng được người bán thực hiện trong thời hạn hợp đồng thì
người mua không có quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng hay đòi bồi
thường thiệt hại trong trường hợp này, còn nếu việc sửa chửa khuyết tật thay đổi
hàng kém chất lượng bằng hàng khác được người bán thực hiện khi thời hạn của
hợp đồng đã hết thì người mua hoàn toàn có quyền yêu cầu trả tiền phạt hợp đồng
hay đòi bồi thường thiệt hại.
Hậu quả pháp lý cũng tương tự nếu người bán bắt đầu sửa chữa khuyết tật hay thực
hiện việc thay hàng hóa hàng hóa kém phẩm chất trong thời hạn hợp đồng mà công
việc sửa chữa hay thay thế hàng chưa kết thúc thì người mua có quyền yêu cầu trả
tiền phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại
- Trong trường hợp người mua không thực hiện một nghĩa vu nào đó, thì
người bán có thể:
 Yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác;
 Cho người mua một thời hạn bổ sung để thực hiện nghĩa vụ. Trong thời
gian gia hạn này, người bán không được áp dụng một biện pháp bảo hộ
pháp lý nào trừ trường hợp người mua trực tiếp tuyên bố không thực hiện
nghĩa vụ. Tuy nhiên trong trường hợp này người bán không mất quyền yêu
cầu trả tiền phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận hay đòi bồi thường thiệt
hại do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ.

4.1.2. Tạm ngừng và đình chỉ thực hiện hợp đồng


Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm
thời không thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp, khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên
đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hay một bên vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng trừ trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp
đồng do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận. Khi hợp đồng bi tạm ngừng thực
hiện thì nó vẫn còn hiệu lực. Việc tạm ngừng có nghĩa vụ là các bên sẽ không phải thực

18
hiện nghĩa vụ của mình trong một thời hạn cụ thể nào đó, thông thường, thời hạn này
hoàn toàn do các bên thỏa thuận vì luật không quy định. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực
hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại nếu có.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong
trường hợp khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ
hợp đồng hoặc một bên vi phạ cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, trừ trường hợp bên vi phạm
được miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng do pháp luật quy định hay do các
bên thỏa thuận. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hiệu lực của hợp đồng chấm dứt từ
thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thưc hiện nghĩa vụ hợp đồng có quyền yêu cầu bên kia thanh
toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng, ngoài ra bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi
phạm bồi thường thiệt hại. Khác với tam ngưng thực hiện hợp đồng, khi áp dụng chế tài
đình chỉ hợp đồng pháp luật bắt buộc bên yêu cầu phải thông báo cho phía bên kia biết
về việc đình chỉ hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4.1.3. Hủy hợp đồng


Khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì phải chịu trách nhiệm dân sự trước
trái chủ. Trách nhiệm dân sự được biểu hiện thông qua sáu chế tài dân sự, là phạt vi
phạm, buộc thực hiện đúng hợp đồng, buộc bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng, tạm
ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 292 Luật Thương mại
năm 2005).
Chế tài hủy bỏ hợp đồng là chế tài nặng nhất mà trái chủ có quyền áp dụng khi thụ trái vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Muốn áp dụng chế tài này, cần tuân theo một số điều kiện nhất định. Điều kiện để áp
dụng chế tài hủy hợp đồng được quy định không giống nhau tùy theo luật pháp các nước.
Ví dụ, theo luật pháp của Pháp, khi thụ trái vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
trái chủ có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu sự vi phạm đó của thụ trái là sự vi phạm cơ
bản hợp đồng. Tương tự như Pháp, Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế cũng đưa ra điều kiện thụ trái có sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở
cho việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng (Điều 25 và Điều 49 khoản 1 mục i). Trong khi
đó, luật pháp của Anh quy định rằng trái chủ có quyền hủy hợp đồng khi thụ trái vi phạm
các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định
rằng một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy
hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận (Điều 312 khoản 4 mục a) hoặc một bên vi phạm cơ
bản nghĩa vụ hợp đồng (Điều 312 mục b).
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng
của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích
của việc giao kết hợp đồng (Điều 3, khoản 13).

19
Luật pháp của tất cả các nước còn quy định rằng để cho việc áp dụng chế tài hủy hợp
đồng có giá trị pháp lý, trái chủ - người muốn áp dụng chế tài này phải thông báo cho thụ
trái biết về việc mình sẽ hủy hợp đồng. Đây cũng là một điều kiện bắt buộc. Ví dụ, Điều
315 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rằng, bên hủy bỏ hợp đồng phải
thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng, nếu không thông báo ngay mà
gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường.
Việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng sẽ đưa lại những hậu quả pháp lý nhất định. Cụ thể,
khi hợp đồng bị hủy, hai bên sẽ trở lại trạng thái ban đầu: người bán trả lại tiền cho người
mua, người mua trả lại hàng cho người bán, mọi chi phí liên quan do thụ trái gánh chịu.
Nếu hợp đồng đã được thực hiện một phần hay toàn bộ thì các bên có quyền đòi lại toàn
bộ hoặc một phần đã được thực hiện đó. Mọi chi phí, thiệt hại và các phí tổn phát sinh do
việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng gây ra đều do thụ trái - người đã vi phạm cơ bản hợp
đồng - gánh chịu.
Muốn áp dụng chế tài hủy hợp đồng, cần thỏa mãn đủ các điều kiện để áp dụng chế tài
này theo quy định của luật pháp các nước. Tuy nhiên, khi đã có đủ điều kiện để hủy hợp
đồng, trái chủ có quyền hoặc là áp dụng chế tài này hoặc có quyền đòi bồi thường thiệt
hại. Việc áp dụng chế tài nào là do trái chủ tự quyết định, căn cứ vào lợi ích của từng chế
tài và hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài đó đối với bản thân mình.
5. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG QUỐC TẾ
5.1. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế bản chất là một loại trách
nhiệm dân sự nên nó có đầy đủ đặc điểm của trách nhiệm dân sự như do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng, áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn
mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế
nhà nước… Bên cạnh đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương
mại quốc tế còn có những đặc điểm riêng sau đây:
* Chủ thể bị áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
thương mại quốc tế
Trong trường hợp một bên không thực hiện hay thực hiện ko đúng nghĩa vụ của mình
được quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế, gây thiệt hại cho phía bên kia thì
chính bên trực tiếp có hành vi gây thiệt hại sẽ phải chịu các chế tài do pháp luật quy định
nói chung và chế tài bồi thường thiệt hại nói riêng. Chế tài bồi thường thiệt hại được đặt
ra là nhằm mục đích bồi hoàn những mất mát cho bên bị vi phạm nên bên vi phạm thì sẽ
phải chịu trách nhiệm với những thiệt hại mà họ gây ra đó.
* Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế có thể do
các bên tự thỏa thuận hoặc do luật định
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế chịu sự điều

20
chỉnh của các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Khi một bên trong hợp
đồng vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên đó phải bồi thường thiệt hại theo các quy định
của pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật thương mại quốc tế cũng cho
phép các bên thỏa thuận về hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra vi phạm
của một bên trong hợp đồng. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tự do, bình đẳng thỏa
thuận của các bên trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, các thỏa thuận đó
phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và được duy trì bởi ý chí của các bên.
* Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế được áp dụng khi thỏa
mãn các điều kiện nhất định
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế thường gây ra các hậu quả
bất lợi về tài sản cho bên vi phạm. Vì thế, khi xác định trách nhiệm này cần dựa trên các
cơ sở nhất định. Thông thường, các căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng thương mại quốc tế bao gồm các yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt
hại xảy ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được đặt ra với một bên nếu bên đó vi
phạm nghĩa vụ (nghĩa vụ theo luật định hoặc theo thỏa thuận) trong hợp đồng thương mại
quốc tế, và sự vi phạm đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại cho bên kia. Sự vi
phạm nghĩa vụ có thể biểu hiện qua việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không
đầy đủ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Sự vi phạm này làm xâm hại đến
quyền và lợi ích của bên bị vi phạm và theo đó, chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng
nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của bên bị vi phạm trong hợp đồng thương mại
quốc tế.
Bên cạnh đó, nếu bên vi phạm chứng minh được họ thuộc các trường hợp miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế (ví dụ như sự kiện
bất khả kháng, hành vi vi phạm do lỗi của bên bị thiệt hại, hành vi vi phạm do thực hiện
quyết định của cơ quan nhà nước…) thì bên vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho bên kia.
* Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu là trách nhiệm
về tài sản
Theo quan điểm pháp lý của một số nước trên thế giới, thiệt hại được bồi thường do vi
phạm hợp đồng thương mại quốc tế có thể bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại tinh
thần. Trong khi đó, ở một số nước khác, thiệt hại được bồi thường chỉ bao gồm thiệt hại
vật chất mà không bao gồm thiệt hại tinh thần. Điều này cho thấy bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế chủ yếu là trách nhiệm về tài sản. Tính chất này
thể hiện ở việc dù hành vi vi phạm gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho bên bị vi
phạm thì bên vi phạm luôn phải bồi thường bằng tài sản để bù đắp những thiệt hại đã gây
ra. Khoản đền bù này đều được quy ra vật chất vì dù đó là những tổn thất về danh dự, uy
tín thì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí thiệt hại to lớn tới lợi ích kinh tế.

21
Việc chỉ bù đắp bằng các giá trị vật chất vừa phần nào giúp bên bị vi phạm khắc phục các
hậu quả trên thực tế, vừa là áp lực để bên bị vi phạm không tái vi phạm trong tương lai.
5.2. Phạt vi phạm
Phạt hợp đồng là việc bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền do đã có hành
vi vi phạm hợp đồng. Phạt hợp đồng chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng đã có thỏa
thuận về vấn đề này. 
Các hệ thống pháp luật của mỗi nước là không giống nhau khi xử phạt vi phạm về hợp
đồng quốc tế, trên cơ sở đó các hệ thống pháp luật của các nước phải dựa vào căn cứ để
xác định trách nhiệm như vi phạm hợp đồng, thiệt hại, lỗi của bên vi phạm và mối quan
hệ nhân quả giữa sự vi phạm hợp đồng và thiệt hại. 
Trong hợp đồng mua bán quốc tế, chế tài phạt hợp đồng được quy định nhằm mục đích
răn đe, buộc các bên chủ thể phải triệt để tuân thủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Chính vì mục
đích này nên chế tài phạt hợp đồng không thể được áp dụng trong mọi trường hợp mà chỉ
áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận trước về chế tài này. 
Theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 cũng có quy định rõ về mức phạt vi phạm,
đối với hợp đồng kinh doanh, mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự thỏa thuận
nhưng không được vượt quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nếu trong hợp đồng
các bên có thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm thì phần
vượt qua đó bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật nên vô hiệu. Đây là trường hợp hợp
đồng bị vô hiệu một phần, do đó chỉ phần có hiệu lực pháp luật mới được thừa nhận.
Chính vì vậy, các bên chỉ được phạt với mức 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
ngay cả khi trong hợp đồng có ghi nhận mức phạt cao hơn. Điều cần lưu ý là mức phạt
8% được xác định dựa trên phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm chứ không phải toàn bộ
giá trị hợp đồng. 
6. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
6.1. Trường hợp bất khả kháng
Bên vi phạm được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi, bằng
cách chỉ ra những hoàn cảnh bất khả kháng cho mình không thể thực hiện hợp đồng hoặc
không thể thực hiện đúng hợp đồng. 
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005, bên vi phạm hợp
đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có
nghĩa là hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn tới
việc vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.
Tuy nhiên, quy định trên không quy định cụ thể thế nào là sự kiện bất khả kháng và điều
kiện áp dụng. Có thể dẫn chiếu quy định của Bộ luật Dân sự về sự kiện bất khả kháng để
áp dụng trong lĩnh vực thương mại như sau: Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy

22
định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường
trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép”. Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng thường được hiểu có thể là
những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất,
sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công,
cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên việc chứng minh có tồn tại sự
kiện bất khả kháng thuộc về nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng và việc bên đó được hay
không miễn trừ sẽ phụ thuộc vào bên bị vi phạm hoặc cơ quan chức năng chấp nhận nó là
sự kiện bất khả kháng hay không.
6.2. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005, bên vi phạm hợp
đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do
lỗi của bên kia. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên vi phạm và
sự vi phạm của một bên có nguyên nhân từ lỗi của phía bên kia, ví dụ: bên vi phạm đã
làm theo những chỉ dẫn không rõ ràng của bên bị vi phạm dẫn đến thiệt hại. Trong trường
hợp này, bên vi phạm đã loại trừ lỗi cấu thành nên hành vi vi phạm, bên vi phạm sẽ chịu
những rủi ro về thiệt hại này.
Tuy nhiên, khi áp dụng căn cứ này việc vi phạm hợp đồng của một bên chỉ được coi là
căn cứ miễn trách nhiệm cho bên kia (cũng có hành vi vi phạm) khi việc vi phạm này là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm. Cần xác định lỗi của bên kia trong
trường hợp này phải là nguyên nhân trực tiếp và là tiền đề của việc không thực hiện nghĩa
vụ.
6.3. Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Quyết định của các cơ quan nhà nước trong một số trường hợp cũng có thể được coi là
miễn trừ trách nhiệm. Cơ sở miễn trừ trách nhiệm loại này chiếm vị trí đặc biệt trong học
thuyết pháp lý về miễn trừ trách nhiệm do có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Ví dụ, để
bảo vệ công ty thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước ban hành lệnh cấm nhập hoặc xuất loại
hh nào đó khi thấy công ty của mình không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Những quyết
định được nói đến ở trên có thể là quyết định đơn phương của cơ quan quyền lực nhà
nước, cũng có thể là quyết định của tổ chức quốc tế (như Liên Hợp Quốc). Như vậy,
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ có thể được pháp sinh do nhà nước cấm xuất, nhập
khẩu một loại hàng hóa nào đó hay Liên Hiệp Quốc thực hiện cấm vận thương mại đối
với quốc gia đó.
Những quyết định của chính phủ có tính chất cấm đoán nhưng không xuất phát từ việc
đảm bảo an ninh quốc gia trong một lĩnh vực nào đó (an ninh lương thực, an ninh xã
hội…) không thể được coi là trường hợp bất khả kháng. Ví dụ, ngày 10-04 Bộ Thương
Mại nước ta có văn bản (571-TM/XNK) yêu cầu môt số doanh nghiệp hủy hợp đồng mua

23
bán gạo đã kí trước đó với công ty Toepfer International. Đây không thể được coi là
trường hợp miễn trừ trách nhiệm.
6.4. Thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm
Theo nguyên tắc chung, các điều kiện của hợp đồng do các bên tự thỏa thuận, nếu không
trái luật thì đều có giá trị pháp lý bắt buộc. Trong thực tiễn hoạt đồng kinh doanh thương
mại trong nhiều trường hợp vì nhiều lí do khác nhau các bên thường đưa vào hợp đồng
những thỏa thuận nhằm hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm
Thỏa thuận của các bên về miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được điều chỉnh
không giống nhau trong pháp luật của quốc gia. Theo quy định của khoản a điều 294 Luật
Thương Mại Việt Nam, các bên sẽ không chịu trách nhiệm do không tưc hiện hay thực
hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp
miễn trách nhiệm đó. 
Trong vấn đề này pháp luật quốc tế có một số qui định khác với pháp luật của Việt nam.
Pháp luật Anh coi thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiêm có hiêu lực
pháp lí, tuy nhiên những thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm do vi phạm những điều kiện cơ
bản của hợp đồng thì được coi là không có hiệu lực pháp lí.
Pháp luật của công hòa Pháp hiện nay chính thức vẫn chưa có quy phạm nào để điều
chỉnh sự thỏa thuận của các bên về các trường hợp miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, năm
1959 Tòa phúc thẩm qui định, thỏa thuận của các ben về miễn trừ trách nhiệm được coi là
có hiệu lực pháp lí nếu sự không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ không
phải do lỗi cố ý hay vô y nghiêm trọng. Điều này có nghĩa là trong trường hợp vi phạm
do lỗi cố ý hay vô ý nghiêm trọng thì thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm không có hiệu lực
pháp lí. 
Pháp luật của Đức cũng có những qui định tương tư như với Công hòa Pháp. Điều 276
Bộ luật dân sự Đức quy định, bên vi phạm không thể được miễn trừ trách nhiệm trong
tương lai do cố ý, điều này có nghĩa là thảo thuận miễn trừ trách nhiệm sẽ không có hiệu
lực trong trường hợp cố ý vi phạm hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hóa
thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm đối với khuyết tật của hàng hóa sẽ không có hiệu lực
pháp lí nếu người bán đã biết hàng hóa có khuyết tật nhưng cố tình im lặng, không thông
báo cho người mua biết (Điều 476 Bộ luật Dân sự Đức).
6.5. Do lỗi của người thứ ba

Trong Bộ luật dân sư cũng như trong luật Thương Mại Việt Nam không có điều khoản
nào quy định lỗi của người thứ ba là căn cứ miễn trừ trách nhiệm do không thực hiện hay
thực hiện không đúng hợp đồng. Lỗi của người thứ ba được coi là căn cứ miễn trừ trách
nhiệm được quy định trong Điểm 4 Mục II QUy chế tạm thời số 4794 ngày 31/7/1991 và
Điều 7 Quyết định số 299- TMDL ngày 9/4/1992 về việc kí kết và quản lí hợp đông mua

24
bán ngoại thương thì lỗi của người thứ ba cũng được coi là căn cứ miễn trừ trách nhiệm
Khác với văn bản pháp luật của Việt Nam nói trên. Công ước Viên 1980 (Khoản 2 Điều
79) quy định cụ thể những trường hợp, theo đó bên không thực hiện hay thực hiện nghĩa
vụ không đúng đó do lỗi của người thứ ba, cụ thể, nếu người thứ ba không thực hiện
nghĩa vụ của mình do trường hợp bất khả kháng gây ra.
Ví dụ, người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho người mua theo hợp
đồng mua bán hh do bên gia công đã không thực hiên nghĩa vụ của mình đối với người
bán theo hợp đồng gai công sản phẩm. Trong trường hợp này khoản 2 Điều 79 Công ước
viên 1980 đã quy định rõ, người bán không chịu trách nhiệm với người mua do không
thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vu theo hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ trong
trường hợp, nếu người gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán
theo hợp đồng gia công sản phẩm là do trường hợp bất khả kháng. Pháp luật của Việt
Nam không có quy định chi tiết như vậy.

25

You might also like