You are on page 1of 41

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

Đề tài: HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Môn: Quản trị xuất nhập khẩu


Lớp Học Phần: DHMK17D - 420300156205
Giảng Viên Hướng Dẫn: Đoàn Ngọc Duy Linh

Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 03 năm 2024

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Hồ Thị Nhật Hoàng 21003531
2 Nguyễn Võ Đang Khoa 21026311
3 Nguyễn Hoàng Phi Long 21004641
4 Bùi Gia Mẫn 21006561
5 Đặng Văn Minh 21050871
6 Phạm Thị Thu Nguyệt 21000645
7 Võ Hồng Thái 21019261
8 Phạm Thị Cẩm Tiên 21006811
9 Nguyễn Trịnh Sơn 21007671
10 Đoàn Như Ý 21003491

1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn Quản trị xuất nhập khẩu vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên bộ
môn – thầy Đoàn Ngọc Duy Linh là người đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và truyền
đạt những kiến thức đáng giá cho chúng em trong suốt quá trình học tập và làm bài
vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp học của Thầy, chúng em đã được tiếp cận với
nhiều kiến thức không chỉ bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, cũng như là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang để vận dụng vào làm việc sau
này của chúng em.
Bộ môn Quản trị xuất nhập khẩu là một môn học bổ ích. Tuy nhiên, những kiến thức
về môn học này của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do đó, bài tiểu luận
khó tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét và
đóng góp ý kiến quý báu của Thầy và các bạn trong lớp để hoàn thiện và nâng cao
kiến thức hơn trong lĩnh vực này. Sau cùng, chúng em xin chúc Thầy có thật nhiều
sức khoẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết để tiếp tục thực hiện con đường giảng dạy của
mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

3
4
CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự
thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó qui định bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận
hàng.
1.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.Khái niệm.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các
bên kí kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước
này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên kí kết được
thiết lập ở các nước khác nhau.

1.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được công nhận có hiệu lực nếu nó
được thể hiện dưới một hình thức nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật áp
dụng. Đây là điều kiện bắt buộc nhằm chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Hình thức
của hợp đồng được thừa nhận và quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia.
Có hai quan điểm về hình thức của hợp đồng
- Thứ nhất: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng lời
nói, bằng văn bản, bằng hành vi hoặc các hình thức gián tiếp như đơn thư chào hàng,
đặt hàng, fax, thư điện tử (giao dịch điện tử)… do các bên tự do thỏa thuận. Các nước
theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, như Anh,
Pháp, Mỹ… Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế đã xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất, về điều kiện này Công ước
cho phép các bên có thể xác lập hợp đồng với mọi hình thức, kể cả thông qua người
làm chứng.
- Thứ hai: Một số nước lại đưa ra các yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới được công nhận hiệu lực pháp lý. Ví dụ, hợp

5
đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản, phải được
phê chuẩn, hoặc có công chứng… mới có hiệu lực. Đây là quan điểm của một số nước
đang phát triển, như Việt Nam. Nếu hợp đồng bắt buộc phải được ký bằng văn bản thì
mọi sự thay đổi, bổ sung của nó cũng phải được lập thành văn bản. Có pháp luật của
một số nước yêu cầu bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải
được lập thành văn bản, nhưng pháp luật của một số nước khác lại không có bất kì
một yêu cầu nào về hình thức hợp đồng.
Tuy nhiên, để để đảm bảo sự an toàn pháp lý trong quan hệ hợp đồng cũng như
có bằng chứng cứ, chứng cứ để giải quyết tranh chấp trong trường hợp tranh chấp
phát sinh và để có sự ràng buộc rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của hai bên thì nên lập
hợp đồng bằng văn bản.

1.3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế


Cũng như những hợp đồng khác hợp đồng mua bán quốc tế có những đặc điểm
riêng biệt sau:
- Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thông thường là
có trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Nhưng điều này là không bắt buộc và vẫn có thể
nằm trên cùng lãnh thổ của Quốc Gia, vùng lãnh thổ.Chủ thể của hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế chủ yếu là các thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh
thương mại.Ở Việt Nam theo quy định của Luật thương mại, thương nhân bao gồm
các cá nhân, pháp nhân có đủ các điều kiện do pháp luật quốc gia quy định để tham
gia vào các hoạt động thương mại và trong một số trường hợp cả chính phủ (khi từ bỏ
quyền miễn trừ quốc gia).Ở mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện
trở thành thương nhân cho từng đối tượng cụ thể, khi giao kết hợp đồng với đối tượng
ở quốc gia nào thì cần phải xem xét điều kiện chủ thể ở quốc gia đó.
- Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.
- Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có
thể là ngoại tệ đối với các bên. Các bên có quyền lựa chọn đồng tiền sử dụng trong
giao dịch mua bán. Điều này khác biệt với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là
phải dùng đồng Việt Nam.Các bên cần cân nhắc sử dụng đồng tiền nào để phù hợp
6
nhất với điều kiện của hai bên và khả năng thanh toán, khả năng thanh khoản cũng
như quy định pháp luật của mỗi nước. Thông thường, đồng Đô la Mỹ sẽ được sử dụng
bởi tính phổ dụng và khả năng thanh khoản, ổn định củ nó.
-Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được
ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh.
-Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước
ngoài. Các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường lựa chọn Trung tâm trọng tài
quốc tế để làm cơ quan giải quyết tranh chấp.Doanh nghiệp Việt Nam thường có
nhiều điểm yếu trong những vấn đề về pháp lý quốc tế, nên chúng tôi khuyến nghị
rằng, việc lựa chọn Trung tâm trọng tài nào, cơ quan nào giải quyết tranh chấp … nên
được tư vấn và hướng dẫn bởi Luật sư dày dạn trong kinh nghiệm và kỹ năng soạn
thảo hợp đồng.
-Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Các bên có thể
lựa chọn luật nội dung của một Quốc Gia mà một trong số các bên có quốc tịch, hoặc
có thể lựa chọn pháp luật của một quốc gia thứ ba. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy,
nếu các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên ở Châu Á và một bên ở Châu Âu
hoặc Châu phi thì luật áp dụng thường là luật của Anh.

1.4.Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Về điều khoản thông tin các bên: Đối với cá nhân phải điền đầy đủ thông tin
như: Tên, số chứng minh thư và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo
chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi
ký kết. Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại
diện theo pháp luật. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.
- Về điều khoản đối tượng của hợp đồng
+ Đối với hợp đồng dịch vụ hoặc gia công hàng hóa… đối tượng của nó là các
công việc cụ thể. Những công việc này phải được xác định rõ ràng: Cách thức thực
hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện.

7
+ Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa
được mua bán. Khi soạn thảo, các bên phải xác định rõ tên hàng hóa, loại hàng hóa,
chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa… tất cả các yếu tố trên phải được xác định rõ
ràng, cụ thể trong hợp đồng
- Điều khoản về đảm bảo chất lượng hàng hoá theo hợp đồng
Với những giao dịch đưa ra nhiều điều kiện về chất lượng hàng hóa, theo đánh
giá của luật sư, các thỏa thuận này nếu không nêu chi tiết và đối chiếu với các quy
định pháp luật chuyên ngành đối với từng sản phẩm cụ thể về hợp chuẩn, hợp quy.
- Điều khoản về thanh toán
+ Giá của từng loại hàng hóa, giá có bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất
nhập khẩu hay các loại phí, lệ phí khác hay không…;
+ Phương thức thanh toán: đồng tiền thanh toán, số tài khoản giao dịch, phí ngân
hàng chuyển khoản do bên nào chịu, lãi suất trả chậm…
- Điều khoản hủy bỏ hợp đồng do vi phạm giao hàng
Trong trường hợp giao hàng nhiều lần, bên bán lưu ý nếu vi phạm giao hàng ở
một lần nhất định, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi
phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi giao hàng dư số lượng, bên bán có thể gặp rủi ro bên mua không nhận phần
dôi ra, và mất chi phí đưa hàng về. Nếu bên mua nhận hàng thì bên bán sẽ được thanh
toán phần dôi ra theo giá hợp đồng.
Khi giao thiếu số lượng, bên bán phải giao tiếp phần còn thiếu theo thời hạn do
bên mua yêu cầu. Mặt khác, bên bán phải chịu rủi ro hơn khi bên mua hủy bỏ hợp
đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi giao hàng không đồng bộ, bên bán phải thay thế số hàng hóa không đồng bộ
cho bên mua. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng, bên bán phải trả lãi đối với số
tiền đã nhận trong thời gian giao hàng thay thế, và bồi thường nếu bên mua yêu cầu.
Bên cạnh đó, nếu giao hàng không đúng chủng loại, bên bán chịu rủi ro bên mua
có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Trường hợp hàng hóa gồm nhiều

8
chủng loại, bên bán không giao đúng thỏa thuận một hoặc một số loại, thì bên mua có
thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại hàng hóa đó.
- Điều khoản giải quyết tranh chấp: Các giao dịch thương mại thì ngoài Tòa
án còn có một thiết chế khác có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó là Trọng tài
thương mại. Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong hai cơ quan trên để
giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Điều khoản về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan
Các bên nên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí giữa các bên trong quá trình
giao hàng như: khi giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa
được giao cho bên mua….
Trường hợp không quy định, các bên phải chịu rủi ro về việc xác định theo chi
phí đã được công bố của cơ quan nhà nước, hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề, hoặc
theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

2. Hợp đồng gia công quốc tế


2.1.Khái niệm
Gia công quốc tế là giao dịch trong đó người đặt gia công sẽ cấp cho bên nhận
gia công các yếu tố như nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật để bên nhận gia
công thực hiện sản xuất. Sau khi hoàn thành, bên nhận gia công sẽ trả lại sản phẩm
cho người đặt gia công và nhận được một khoản phí gia công tùy theo lượng lao động
đã bỏ ra. Gia công quốc tế là một hình thức giao dịch xuất nhập khẩu liên quan đến
sản xuất.
Ví dụ về hoạt động gia công quốc tế:
• Một công ty Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hàn Quốc để gia công
may mặc.
• Công ty Việt Nam cung cấp nguyên liệu, vật liệu và thiết kế cho công ty Hàn
Quốc.
• Công ty Hàn Quốc gia công may mặc theo yêu cầu của công ty Việt Nam.

9
• Sau khi hoàn thành gia công, công ty Hàn Quốc giao thành phẩm cho công ty
Việt Nam và nhận tiền công gia công.

2.2.Đặc điểm của gia công quốc tế


Quyền sở hữu hàng hóa
• Quyền sở hữu hàng hóa không thay đổi từ bên đặt gia công sang bên nhận gia
công.
• Bên đặt gia công sở hữu toàn quyền về nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm
và thành phẩm.
• Bên nhận gia công chỉ có quyền sử dụng nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm
để gia công thành thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.
Ưu đãi về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu
• Hoạt động gia công được hưởng những ưu đãi về thuế, thủ tục xuất nhập khẩu
theo quy định của pháp luật mỗi nước.
• Mục đích của ưu đãi này là khuyến khích hoạt động gia công quốc tế, phát triển
kinh tế.
Tiền công gia công
• Tiền công gia công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản
phẩm.
• Tiền công được thanh toán theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng gia
công.
Hợp đồng gia công
• Hợp đồng gia công là một loại hợp đồng kinh tế, được ký kết giữa bên đặt gia
công và bên nhận gia công.
• Hợp đồng gia công phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và
pháp luật về hoạt động gia công quốc tế.
Một số đặc điểm khác

10
• Hoạt động gia công quốc tế thường diễn ra giữa các nước có trình độ phát triển
kinh tế khác nhau.
• Hoạt động gia công quốc tế có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
các nước tham gia.

2.3. Ưu nhược điểm của gia công quốc tế


Ưu điểm của gia công quốc tế
Đối với bên đặt gia công
• Tận dụng lợi thế về chi phí: Chi phí nhân công, nguyên liệu, phụ liệu rẻ hơn so
với nước mình.
• Tiếp cận thị trường mới: Có thể thâm nhập vào thị trường của nước nhận gia
công thông qua việc gia công sản phẩm tại nước đó.
• Tăng khả năng cạnh tranh: Giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
Đối với bên nhận gia công
• Tạo việc làm: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.
• Học hỏi công nghệ: Nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật và quản lý.
• Phát triển kinh tế: Góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Nhược điểm của gia công quốc tế
Đối với bên đặt gia công
• Mất kiểm soát chất lượng: Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm
do gia công ở nước ngoài.
• Rủi ro về sở hữu trí tuệ: Nguy cơ bị đánh cắp sở hữu trí tuệ, công nghệ.
• Phụ thuộc vào bên nhận gia công: Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu,
phụ liệu và nhân công của nước nhận gia công.
Đối với bên nhận gia công
• Ô nhiễm môi trường: Hoạt động gia công có thể gây ô nhiễm môi trường.

11
• Mâu thuẫn lao động: Mâu thuẫn giữa người lao động và chủ doanh nghiệp do
áp lực về năng suất và chất lượng sản phẩm.
• Lệ thuộc vào bên đặt gia công: Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ
liệu và thị trường của bên đặt gia công.

2.4. Các hình thức gia công quốc tế


Các hình thức gia công quốc tế có thể kể đến như:
Gia công hoàn toàn
Bên đặt gia công cung cấp toàn bộ nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm và công
nghệ cho bên nhận gia công.
Bên nhận gia công chỉ có trách nhiệm gia công thành phẩm theo yêu cầu của bên
đặt gia công.
Gia công nguyên liệu, phụ liệu do bên đặt gia công cung cấp
Bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu cho bên nhận gia công.
Bên nhận gia công tự túc công nghệ và thực hiện gia công thành phẩm theo yêu
cầu của bên đặt gia công.
Gia công nguyên liệu do bên nhận gia công cung cấp
Bên nhận gia công tự túc nguyên liệu, vật liệu và công nghệ để gia công thành
phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.
Bên đặt gia công chỉ cung cấp thiết kế và thông số kỹ thuật cho sản phẩm.
Gia công theo từng công đoạn
Hoạt động gia công được chia thành nhiều công đoạn khác nhau.
Mỗi công đoạn có thể được thực hiện bởi một bên nhận gia công khác nhau.
Gia công chuyển tiếp
Nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm được nhập khẩu vào nước để gia công
thành thành phẩm.
Sau khi hoàn thành gia công, thành phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài.

12
Gia công lắp ráp
Linh kiện, phụ tùng được nhập khẩu vào nước để lắp ráp thành sản phẩm hoàn
chỉnh.
Sau khi hoàn thành lắp ráp, sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài.
Ví dụ về các hình thức gia công quốc tế
• Gia công hoàn toàn: Một công ty Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hàn
Quốc để gia công may mặc. Công ty Việt Nam cung cấp toàn bộ nguyên liệu, vật liệu,
thiết kế và công nghệ cho công ty Hàn Quốc.
• Gia công nguyên liệu, phụ liệu do bên đặt gia công cung cấp: Một công ty
Nhật Bản ký hợp đồng với một công ty Việt Nam để gia công giày dép. Công ty Nhật
Bản cung cấp nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu cho công ty Việt Nam. Công ty Việt Nam
tự túc công nghệ và thực hiện gia công thành phẩm theo yêu cầu của công ty Nhật
Bản.

2.5. Hợp đồng gia công quốc tế


Hợp đồng gia công quốc tế là một thỏa thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận
gia công để thực hiện quá trình sản xuất gia công. Dưới đây là một số điều khoản
quan trọng cần có trong hợp đồng gia công quốc tế:
• Tên, địa chỉ các bên: Hợp đồng cần ghi rõ tên và địa chỉ của cả bên đặt gia
công và bên nhận gia công.
• Điều khoản về sản phẩm: Hợp đồng cần mô tả chi tiết về sản phẩm được gia
công, bao gồm tên, số lượng, phẩm chất và quy cách đóng gói.
• Nguyên liệu: Nguyên liệu chính (fabric material) là nguyên liệu chủ yếu do
bên đặt gia công cung cấp, trong khi nguyên liệu phụ (accessory material) là những
nguyên liệu bổ sung để hoàn thành sản phẩm, thường do bên nhận gia công lo liệu.
• Định mức: Hợp đồng cần xác định số lượng sản phẩm hoặc định mức sản xuất
cụ thể.
• Về máy móc thiết bị: Hợp đồng cần quy định về máy móc, thiết bị sẽ được sử
dụng trong quá trình gia công.

13
• Cách giải quyết khi kết thúc hợp đồng: Hợp đồng cần xác định cách giải
quyết đối với thiết bị, nguyên liệu thừa hoặc máy móc thiết bị gia công sau khi hợp
đồng kết thúc.
• Thời gian và địa điểm giao hàng: Hợp đồng cần quy định thời gian và địa
điểm giao nhận hàng hóa.
• Giao gia công: Hợp đồng cần mô tả chi tiết quy trình gia công và các yêu cầu
kỹ thuật liên quan.
• Nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm: Hợp đồng cần quy định nhãn hiệu và kiểu
dáng của sản phẩm.
• Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng cần xác định thời gian có hiệu lực
của hợp đồng.
Để đảm bảo sự thực hiện hợp đồng gia công, có thể áp dụng các biện pháp sau:
• Sử dụng bảo lãnh ngân hàng.
• Sử dụng thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit): Loại thanh toán này
có hiệu lực theo thời hạn của hợp đồng. Nếu không có giao hàng đủ, bên đặt gia công
có thể đưa chứng từ giao nguyên liệu cho ngân hàng để thanh toán phần nguyên liệu
chưa được giao. Nếu giao hàng đủ, thư tín dụng sẽ mất hiệu lực, nhưng nếu giao hàng
không đủ, L/C sẽ bị trừ phần giá trị còn thiếu.

3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ


3.1.Khái niệm
Theo nghĩa rộng ( theo nghĩa khách quan ), hợp đồng chuyển giao công nghệ là
tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh từ hoạt động chuyển giao công nghệ..
Theo nghĩa hẹp ( theo nghĩa chủ quan ), Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giao công nghệ có nghĩa vụ chuyển giao cho bên
nhận công nghệ nhất định và bên nhân công nghệ có nghĩa vụ trả phí.

14
3.2. Chủ thể hợp đồng chuyển giao công nghệ
Các bên chủ thể của hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm bên chuyển giao
công nghệ và bên nhận chuyển giao công nghệ.
• Bên chuyển giao công nghệ là cá nhân, tổ chức, bao gồm:
+ Chủ sở hữu công nghệ: Chủ sở hữu công nghệ có thể là tác giả công nghệ đồng
thời là tác giả công nghệ hoặc người không phải là tác giả của công nghệ. Chủ sở hữu
công nghệ đồng thời là tác giả công nghệ khi họ trực tiếp sáng tạo ra công nghệ bằng
chi phí của họ.
+ Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển. giao quyền sở
hữu, quyền sử dụng công nghệ, bao gồm: tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công
nghệ ủy quyền chuyển giao công nghệ; tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử
dụng công nghệ, sau đó chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho chủ thể khác
với sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ.
• Bên nhận công nghệ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sở hữu, sử dụng công nghệ
và có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ trả phí cho bên chuyển giao công nghệ
theo sự thỏa thuận giữa họ.

3.3. Đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối tượng của hợp đồng chuyển giao
công nghệ bao gồm:
Đối tượng công nghệ được chuyển giao, bao gồm:
–Bí quyết kỹ thuật ( là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất
lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ );
– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công
nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ
đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
– Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

15
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối
tượng sở hữu công nghiệp.
• Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao
Nhà nước khuyến khích chuyển giao và áp dụng các biện pháp ưu đãi cho hoạt
động chuyển giao những công nghệ sau: công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng
một trong các yêu cầu: tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao; tạo ra ngành công
nghiệp, dịch vụ mới; tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; sử dụng năng lượng mới,
năng lượng tái tạo, Bảo vệ sức khỏe con người công nghệ sạch ); phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh; sản xuất sạch, thân thiện môi trường, phát triển ngành, nghề truyền
thống. Danh mục đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao được quy định
tại phụ lục số 1, ban hành kèm theo Nghị định số 133 / 2008 / NĐ – CP ngày 31 tháng
12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
• Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao
Trong một số trường hợp nhằm mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ sức
khỏe con người, bảo vệ giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên,
môi trường; thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên, Nhà nước quy định về một số đối tượng công nghệ hạn chế
chuyển giao. Danh mục đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao được quy định tại
phụ lục số II, ban hành kèm theo Nghị định số 133 / 2008 / NĐ – CP ngày 31 tháng
12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
• Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao
Nhà nước cấm chuyển giao những công nghệ sau đây:
– Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an tòan lao động, vệ
sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
– Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và
ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

16
– Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác
Trong những năm gần đây, đối tượng chuyển giao công nghệ là đặc quyền kinh
doanh đã xuất hiện tương đối phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam nhượng
quyền thương mại đang còn mới mẻ cả ở phương diện thực tiễn. Nếu trong hợp đồng
các bên chỉ thỏa thuận đối tượng của hợp đồng là một hoặc một số đối tượng kể trên,
chẳng hạn thỏa thuận về việc chuyển giao những đối tượng độc lập: công thức, thông
số kỹ thuật, sơ đồ bản vẽ, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu… thì hợp đồng này
không phải là hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3.4. Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ
Nội dung của hợp đồng là những điều khoản mà các bên trong quan hệ hợp đồng
thỏa thuận được, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các thuận của các bên. Tùy vào đối
tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ và sự thỏa thuận của các bên mà hợp
đồng chuyển giao công nghệ sẽ có những nội dung chủ yếu ( bắt buộc ) sau đây:
Công nghệ được chuyển giao – đối tượng của hợp đồng:
Một trong những điều khoản chủ yếu của bất kỳ quan hệ hợp đồng nào là điều
khoản về đối tượng của hợp đồng. Trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ, đối
tượng của hợp đồng phụ thuộc vào các yếu tố như: mục đích, nhu cầu của các bên
trong quan hệ hợp đồng, năng lực tài chính và khả năng, trình độ của bên nhận công
nghệ.
– Tên công nghệ được chuyển giao;
– Mô tả chi tiết: đặc điểm, nội dung, mức độ an toàn, vệ sinh lao động của công
nghệ được chuyển giao. Nếu chuyển giao công nghệ bao gồm cả máy móc, thiết bị,
tính năng kỹ thuật, ký, mã hiệu nước chế tạo, năm chế tạo, tình trạng, chất lượng.
Về đối tượng của hợp đồng, các bên cần xác định rõ nội dung công nghệ được chuyển
giao, tiến độ, thời hạn chuyển giao. Nếu cần thiết, có thể có phụ lục hợp đồng thể hiện

17
các sơ đồ, bản vẽ, bảng kê chi tiết nội dung công nghệ và các yêu cầu về cơ sở vật
chất để bên nhận chuyển giao có thể tiếp nhận công nghệ.
– Kết quả cụ thể sau khi nhận chuyển giao như: chất lượng sản phẩm, định mức
kinh tế kỹ thuật, năng suất
Về mục đích của hợp đồng, bên nhận chuyển giao công nghệ cần được đảm bảo
rằng công nghệ chuyển giao hay đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ mang lại kết quả
như họ mong muốn. Vì vậy, kết quả chuyển giao công nghệ hay mục đích sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp cần được ghi rõ trong hợp đồng. Hợp đồng cũng nên xác
định rõ trách nhiệm của bên chuyển giao công nghệ trong trường hợp kết quả hay mục
đích của hợp đồng không đạt được như thỏa thuận giữa các bên.

3.5. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa
thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác:
Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có hiệu lực từ thời điểm
được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký có hiệu lực từ thời
điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn,
sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ sung
chuyển giao công nghệ.
Trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công
nghệ, Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc một trong những trường hợp sau đây
phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
• Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
• Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;

18
• Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách
nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

19
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
2.1.Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
• Chủ thể ký hợp đồng là người mua và bán có cơ sở đăng ký kinh doanh ở 2
quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, quốc tịch cũng không phải là yếu tố để phân biệt,
chẳng hạn nếu bạn có quốc tịch khác nhau nhưng thực hiện giao dịch mua bán ở
trong một quốc gia thì cũng không mang tính chất quốc tế.
• Hợp đồng ngoại thương được ký kết dựa trên sự nguyện của cả bên bán và bên
mua.
• Đối tượng của hợp đồng là các loại hàng hóa được chuyển hoặc sang nhượng từ
nước này sang nước khác.
• Đồng tiền thanh toán trong giao dịch là ngoại tệ của một trong 2 bên hoặc sử
dụng của cả 2 bên. Thông thường, trong quá trình thực hiện giao dịch 2 bên sẽ lựa
chọn đồng tiền thanh toán tự do có thể chuyển đổi được và có tỷ lệ lạm phát thấp.
• Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng là tòa án hay trọng tài thương mại.
Trong khi đó, tòa án là cơ quan quyền lực của nhà nước, các phán quyết của tòa án sẽ
mang tính pháp lý và buộc các bên đều phải thực hiện. Đối với tòa án trọng tài thương
mại là tổ chức phi chính phủ, các phán quyết của tổ chức này không mang tính pháp
lý và không mang tính bắt buộc phải thực hiện.
• Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng phức tạp, đa dạng bao gồm cả luật quốc gia và
quốc tế.

2.2.Phân loại hợp đồng ngoại thương


Với các loại hợp đồng ngoại thương sẽ được phân loại dựa trên 3 tiêu chí đó là
theo thời gian thực hiện hợp đồng, theo nội dung kinh doanh của hợp đồng, theo hình
thức của hợp đồng. Cụ thể:
Theo thời gian thực hiện hợp đồng
• Hợp đồng ngắn hạn: Hợp đồng này sẽ ký kết trong một khoảng thời gian ngắn
và chỉ sau một lần ký kết là cả 2 bên sẽ hoàn thành nghĩa vụ.
20
• Hợp đồng dài hạn: Được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian
này việc trao đổi hàng hóa được thực hiện nhiều lần.
Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng
• Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho người nước ngoài nhằm thực
hiện việc chuyển giao hàng hóa ra nước ngoài. Đồng thời, chuyển quyền sở hữu hàng
hóa sang cho người mua ở nước ngoài.
• Hợp đồng nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng từ nước ngoài và đưa hàng hóa
vào trong nước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa hoặc mua nguyên, vật liệu từ các
quốc gia khác để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
• Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu hàng hóa trước kia đã nhập từ
nước ngoài vào và những sản phẩm này không qua chế biến, sản xuất ở trong nước.
• Hợp đồng tái nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng hóa do nước mình sản xuất và
đã bán qua nước ngoài, những sản phẩm này đều phải chưa qua quá trình chế biến hay
sản xuất ở nước ngoài.
• Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: Là những hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu
từ nước ngoài về nước để lắp ráp, gia công hoặc chế biến thành sản phẩm và tiêu thụ
ở nước nhập nguyên liệu. Điều này đồng nghĩa với việc, những sản phẩm này sẽ
không phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở nước sản xuất.
Phân loại theo hình thức hợp đồng
Đối với hợp đồng ngoại thương phân chia theo hình thức hợp đồng sẽ có 3 loại là
hợp đồng văn bản hợp đồng theo hình thức mặc nhiên và hợp đồng miệng. Trong 3
loại này thì hợp đồng văn bản vẫn được ưu tiên bởi nó bảo đảm sự an toàn, toàn diện
và rõ ràng trong bản hợp đồng.

2.3.Vai trò của hợp đồng ngoại thương


Hợp đồng ngoại thương sẽ bảo đảm được tính công bằng, quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên tham gia vào bản hợp đồng
Hợp đồng ngoại thương có vai trò cực kỳ quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc
tế. Về cơ bản, hợp đồng thương mại sẽ bảo đảm được tính công bằng, quyền lợi và

21
nghĩa vụ của các bên tham gia vào bản hợp đồng. Bên cạnh đó, sẽ làm tiền đề cho
quan hệ hợp tác lâu dài trong tương lai.
Thực tế, các công ty đa quốc gia sẽ sử dụng hợp đồng ngoại thương đối với các
nhà sản xuất ở những quốc gia khác, điều này dễ hiểu vì những thỏa thuận này sẽ giúp
các doanh nghiệp giảm được chi phí bỏ ra cho lao động trong nước. Bên cạnh đó, các
công ty này cũng sẽ tham gia vào các hiệp định thương mại để thực hiện các hoạt
động xuất, nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài vào. Hiện tại, có một số Hiệp định
thương mại cho phép hợp đồng ngoại thương giữa các quốc gia với mục đích vận
chuyển các mặt hàng khoáng sản, đá quý, dầu mỏ…tại những quốc gia không tồn tại.
Ngoài ra, hợp đồng ngoại thương còn liên quan đến các tổ chức phi chính phủ,
doanh nghiệp quốc gia liên quan đến dịch vụ được cung cấp từ các quốc gia khác. Các
thỏa thuận này thường liên quan đến việc sử dụng lao động như các chuyên gia lành
nghề, nhà khoa học, kỹ sư. Họ sẽ sử dụng chuyên môn, năng lực của mình để làm
việc ở những quốc gia có ít chuyên gia hơn.

2.4.Bố cục một văn bản hợp đồng ngoại thương


Phần mở đầu hợp đồng
• Tên hợp đồng và mã số hợp đồng
• Thời gian thành lập hợp đồng
• Thông tin cá nhân của bên mua hàng và bên bán hàng
Nội dung chính của hợp đồng
• Mô tả chi tiết về hàng hóa, sản phẩm bao gồm: số lượng, chất lượng, giá thành,
đơn vị tính, quy cách đóng gói, tổng số tiền của lô hàng,…
• Những điều kiện để tiến hành giao hàng, thanh toán chi phí, bảo hiểm bảo
hành, hình thức vận chuyển, cảng xuất cảng nhập,…
Phần cuối của hợp đồng
• Thời gian quy định có hiệu lực của hợp đồng
• Chữ ký và đóng dấu mộc của phía đại diện hai bên

22
Những nội dung chính trong Hợp đồng ngoại thương
Nội dung của bản Hợp đồng ngoại thương sẽ có khá nhiều thông tin cực kỳ quan
trọng mà cả bên bán lẫn bên mua cần phải chú ý. Nếu thiếu đi phần nội dung nào đó
thì có thể sẽ ảnh hưởng đến những quyền lợi của một trong hai bên. Do đó, trước khi
đưa ra hợp đồng, doanh nghiệp cần kiểm tra thật kỹ những mục sau:
• Commodity: Phần mô tả tổng quan về hàng hóa, sản phẩm.
• Quality: Phần mô tả về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm.
• Quantity: Phần đưa ra số lượng hay trọng lượng, dựa vào đơn vị tính toán
được quy định sẵn cho hàng hóa, sản phẩm.
• Price: Đơn giá cần được ghi rõ ràng, dựa trên những điều kiện về thương mại
đã chọn lọc, cũng như tổng số tiền trong hợp đồng cần được thanh toán đầy đủ.
• Shipment: Phần này mô tả thời gian cũng như địa điểm giao hàng.
• Payment: Phương thức thanh toán, chú ý phải là phương thức quốc tế mới có
thể tiến hành thanh toán.
• Packing and Marking: Nêu ra những quy cách đóng gói đối với bao bì, cũng
như phần nhãn mác của hàng hóa, sản phẩm.
• Warranty: Nêu ra tất cả những nội dung chính sách bảo hành hàng hóa, sản
phẩm của bên bán hàng.
• Insurance: Bên bán hàng sẽ có những chính sách bảo hiểm cho hàng hóa, sản
phẩm dành cho bên mua, dựa vào bên nào sẽ mua, mua theo những điều kiện như thế
nào, đến nơi nào để có thể khiếu nại và đòi lại tiền bồi thường bảo hiểm?,…
• Arbitration: Những quy định, luật lệ của hợp đồng và đối tượng (trọng tài) nào
sẽ được chọn để giải quyết cho cả hai bên khi xảy ra vi phạm hợp đồng.
• Claim: Điều khoản về những trường hợp muốn khiếu nại trong quá trình giao
dịch, mua bán hàng hóa, sản phẩm.
• Force Majeure: Điều khoản về những trường hợp, tình huống bất khả kháng
hoặc được miễn trách nhiệm, chỉ có thể hủy bỏ hoặc không tiếp tục thực hiện hợp
đồng.
23
• Penalty: Phần mô tả những quy định về việc phạt và bồi thường hàng hóa, sản
phẩm trong trường hợp xảy ra các vấn đề vì có một bên nào đó vi phạm hợp đồng.
• Other terms and conditions: Những quy định khác được thêm vào bên ngoài
các điều khoản ở trên.

2.5. Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương
- Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp
Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có tư cách pháp lý thì
việc ký kết mới có ý nghĩa.Tư cách pháp lý của các bên thể hiện ở việc cá nhân hoặc
pháp nhân đó có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, quy định
liên quan đến việc xác định năng lực pháp lý và hành vi dân sự lại là khác nhau giữa
các quốc gia. Do đó lưu ý đầu tiên đối với các bên khi ký kết hợp đồng là phải đảm
bảo đối tác của mình có tư cách pháp lý khi ký kết hợp đồng.
- Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải hợp pháp
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường có hai quan điểm:
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có
thể được ký kết bằng miệng, bằng văn bản hoặc bằng bất cứ hình thức nào tùy các
bên, người bán và người mua tự do thỏa thuận. Những nước theo quan điểm này hầu
hết là những nước phương Tây, đặc biệt là những nước có nền kinh tế thị trường phát
triển như Pháp, Anh
+ Quan điểm thứ hai cho rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký
kết bằng văn bản. Những nước theo quan điểm này thường là những nước có nền kinh
tế bao cấp phi thị trường đang chuyển đổi ví dụ như Việt Nam
Sự bất đồng về quan điểm này khiến cho Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế đã phải công nhận cả hai điều khoản liên quan đến hình thức
của hợp đồng.
- Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải hợp pháp
Khi nói đến tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
có cần lưu ý đến vấn đề sau:

24
+ Vấn đề thứ nhất: nội dung hợp đồng phải hợp pháp nghĩa là hợp đồng đó phải
có các điều khoản chủ yếu của hợp đồng và điều khoản chủ yếu của hợp đồng này
cũng tùy thuộc vào từng luật khác nhau. Ví dụ như Việt Nam có 6 điều khoản được
gọi là điều khoản chủ yếu của hợp đồng là tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả,
phương thức thanh toán, giao hàng và điều kiện giao hàng.
+ Vấn đề thứ hai: là ngoài các điều khoản chủ yếu nói trên, bất cứ một điều
khoản nào khác được các bên đưa vào hợp đồng mua bán được gọi là các điều khoản
khác, điều khoản thông thường (ví dụ điều khoản bao bì, ký mã hiệu, …). Cả hai điều
khoản trên làm thành nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa đều phải hợp pháp, tức là
phải phù hợp với quy định của Việt Nam.
- Đối tượng – hàng hóa mua bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế –
phải hợp pháp
Các bên phải lưu ý rằng đối tượng khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải
hợp pháp. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp không được phép mua bán quốc tế những
mặt hàng bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Danh mục các mặt hàng này không bất
biến mà thường thay đổi qua các năm, do đó các bên cần lưu ý khi ký kết phải kiểm
tra lại thật kỹ đối tượng của hợp đồng.

25
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NGOẠI THƯƠNG
1.Tổ chức hợp đồng xuất khẩu
1.1.Khái niệm
Hợp đồng xuất khẩu là một thỏa thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nhau, theo định nghĩa của ngành xuất nhập khẩu.
Theo thỏa thuận này, bên xuất khẩu (hay bên bán) cam kết chuyển quyền sở hữu cho
bên nhập khẩu (hay bên mua) một tài sản cụ thể được gọi là hàng hóa. Trong thời gian
thực hiện hợp đồng, bên nhập khẩu có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán tiền
tương ứng theo điều kiện đã thỏa thuận.

1.2.Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu


Bước 1: Kiểm tra L/C:
Bước kiểm tra L/C (Letter of Credit) là một phần quan trọng trong quá trình thực
hiện hợp đồng xuất khẩu, đặc biệt khi liên quan đến thanh toán và giao nhận hàng
hóa.
Một số nội dung cần kiểm tra khi nhận và xác minh L/C:
• Thông tin bên mở L/C:
Xác định thông tin về ngân hàng mở L/C, bao gồm tên ngân hàng, địa chỉ, và
thông tin liên lạc. Đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy của ngân hàng.
• Điều kiện thanh toán:
Xác định hình thức thanh toán, ví dụ như thanh toán không điều kiện, thanh toán
sau ngày chứng từ, thanh toán theo trạng thái hàng hóa.
Kiểm tra phạm vi và cách thức thanh toán, ví dụ như các yêu cầu về chứng từ,
ngày hết hạn thanh toán, và đơn vị tiền tệ sử dụng.
• Thông tin về hàng hóa:
Xác minh các yêu cầu về sản phẩm, số lượng, chất lượng, và tiêu chuẩn kỹ thuật.
26
Đảm bảo rằng mô tả hàng hóa trong L/C khớp với thông tin trong hợp đồng xuất
khẩu.
• Chứng từ yêu cầu:
Xác định các chứng từ cần thiết để đáp ứng yêu cầu của L/C, bao gồm hóa đơn
xuất khẩu, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng từ kiểm tra chất lượng, và các chứng từ
khác.
Đảm bảo rằng các chứng từ được định rõ và tuân thủ các quy định và điều kiện
của L/C.
• Điều khoản pháp lý:
Kiểm tra các điều khoản pháp lý liên quan đến L/C, bao gồm các quy tắc và tiêu
chuẩn quốc tế như Incoterms, UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits), và quy định của ICC (International Chamber of Commerce).
Đảm bảo rằng các điều khoản pháp lý được tuân thủ và không có bất kỳ xung đột
nào với hợp đồng xuất khẩu.
Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu:
Giấy phép xuất khẩu là một tài liệu pháp lý quan trọng để thực hiện các hoạt
động xuất khẩu hàng hóa. Quản lý xuất nhập khẩu được nhà nước thực hiện thông qua
việc áp dụng hạn ngạch và quy định pháp luật đối với hàng hóa. Hàng hóa được quản
lý theo ba mức độ sau:
• Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu.
• Hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại.
• Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành.
Quy trình cấp giấy phép:
Khi có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa và yêu cầu giấy phép, doanh nghiệp cần
chuẩn bị hồ sơ xin phép gồm:
• Bản sao hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
• Giải trình về mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có).

27
• Đơn xin cấp giấy phép.
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, bản sao hạn ngạch và đơn xin
phép cũng cần được đính kèm. Sau khi hoàn tất thủ tục, hồ sơ sẽ được gửi đến cơ
quan cấp giấy phép (thường là Bộ Thương mại), và sau đó Bộ Thương mại sẽ chuyển
hồ sơ đến các bộ quản lý chuyên ngành liên quan để xem xét và cấp giấy phép.
Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Để thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cần
chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu một cách cẩn thận. Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
dựa trên các yếu tố chính như hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với đối tác nước ngoài và
L/C (nếu hợp đồng yêu cầu thanh toán bằng L/C).
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm ba công việc chủ yếu:
• Thu gom tập trung hàng hóa thành lô hàng xuất khẩu,
• Đóng gói bảo bì
• Gắn ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
Bước 4: Làm kiểm tra chất lượng hàng hóa:
Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa về chất
lượng, bao bì, số lượng, trọng lượng và các yếu tố khác liên quan (được gọi là kiểm
nghiệm). Đối với hàng hóa xuất khẩu là động vật hoặc thực vật, cần tiến hành kiểm
tra khả năng lây lan bệnh tật (được gọi là kiểm dịch động vật và kiểm dịch thực vật).
Quá trình kiểm nghiệm và kiểm dịch được thực hiện ở hai cấp độ: tại cơ sở và tại
cửa khẩu. Trong đó, việc kiểm tra tại cơ sở do phòng Kiểm soát chất lượng tiến hành
có vai trò quyết định và ảnh hưởng lớn nhất. Còn việc kiểm tra tại cửa khẩu có tác
dụng xem xét lại kết quả kiểm tra tại cơ sở và thực hiện các thủ tục quốc tế.
Qua việc kiểm nghiệm và kiểm dịch, người xuất khẩu đảm bảo rằng hàng hóa
đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, an toàn và tuân thủ các quy định. Quá trình này
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe công cộng, đảm bảo sự tin tưởng
và đáng tin cậy của hàng hóa xuất khẩu.
Bước 5: Thuê phương tiện vận tải:

28
Nội dung của bước này gồm:
• Xác định loại phương tiện vận tải
• Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải
• Thỏa thuận điều khoản và điều kiện
• Lập hợp đồng vận tải
• Theo dõi và quản lý vận chuyển
Bước 6: Mua bảo hiểm hàng hóa:
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể sẽ gặp phải một số rủi ro, tổn
thất. Vì vậy cần mua bảo hiểm hàng hóa đường biển để tránh những rủi ro không
đáng có.
Bước 7: Làm thủ tục Hải quan:
Đây là một qui định bắt buộc đối với mọi loại hàng hoá, và gồm ba bước chính:
• Khai báo hải quan: Người xuất khẩu có trách nhiệm đầy đủ và trung thực trong
việc khai báo thông tin về hàng hoá. Tờ khai hải quan phải chứa đầy đủ chi tiết về loại
hàng hoá, tên hàng, số lượng, giá trị, phương tiện vận chuyển và quốc gia nhập khẩu.
Tờ khai này sẽ được nộp đến cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ hỗ trợ như hợp
đồng xuất khẩu và giấy phép đóng gói.
• Xuất trình hàng hoá: Hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách gọn gàng
và tiện lợi để cơ quan hải quan có thể kiểm tra dễ dàng. Hàng hoá cần được xếp đúng
theo quy định và phân loại sao cho rõ ràng, giúp giám sát viên hải quan có thể thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra hiệu quả.
• Thực hiện quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra, cơ quan hải quan sẽ ra
quyết định về việc tiếp nhận hàng hoá và hoàn thành các thủ tục hải quan. Quyết định
này có thể là xác nhận xuất khẩu hoặc yêu cầu điều chỉnh, bổ sung thông tin hoặc
kiểm tra bổ sung. Người xuất khẩu phải tuân thủ và thực hiện đúng các quyết định
này để hoàn thành quá trình hải quan.
Bước 8: Giao hàng:

29
Hiện nay, phần lớn hàng hoá xuất khẩu được vận chuyển bằng đường biển và
đường sắt. Các công việc cần được thực hiện theo từng phương thức vận chuyển:
• Giao hàng bằng đường biển:
Căn cứ vào chi tiết hàng hoá, chủ hàng lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho
nhà vận tải, nhằm đảm bảo việc sắp xếp và vận chuyển hàng hóa.
Trao đổi thông tin với cơ quan điều độ của cảng để biết lịch trình tàu và quá trình
bốc hàng lên tàu.
Sau khi hàng hoá được bốc lên tàu, chủ hàng nhận biên lai thuyền phó và đổi nó
lấy vận đơn đường biển, có chức năng chứng nhận việc gửi hàng và hợp đồng vận
chuyển.
Vận đơn đường biển là tài liệu chứng nhận sở hữu hàng hoá và có khả năng
chuyển nhượng.
Ngoài ra, có thể yêu cầu vận đơn đường biển sạch con, là chứng nhận rằng hàng
hoá đầy đủ, bao bì, chất lượng và số lượng hàng hoá hoàn hảo, để thuận lợi cho việc
chuyển nhượng hàng.
• Giao hàng bằng container:
Khi hàng hoá đủ để lấp đầy một container (FCL), chủ hàng ký hợp đồng thuê
container, đóng gói hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container.
Trong trường hợp hàng không đủ để lấp đầy một container (LCL), chủ hàng phải
lập một bản “Đăng ký chuyên chở”. Sau khi đăng ký được chấp nhận, chủ hàng giao
hàng đến ga container cho người vận tải.
• Giao hàng bằng đường sắt:
Chủ hàng phải đăng ký với cơ quan đường sắt để yêu cầu cấp toa xe phù hợp với
tính chất và khối lượng hàng hoá. Sau khi bốc xếp hàng, chủ hàng niêm phong kẹp chì
và làm các chứng từ vận tải, nhận vận đơn đường sắt.
Việc thực hiện các thủ tục trên đảm bảo việc giao nhận hàng hoá theo điều kiện
đã được thỏa thuận trong hợp đồng xuất khẩu.
Bước 9: Thanh toán
30
Thanh toán là khâu quan trọng và là kết quả cuối cùng trong quá trình kinh
doanh xuất khẩu. Hiện nay, hai phương thức thanh toán phổ biến được sử dụng là
bằng thư tín dụng (L/C) và bằng phương thức nhờ thu.

1.3.Những lưu ý khi tổ chức hợp đồng xuất khẩu


• Hiểu rõ hợp đồng: Đọc kỹ và hiểu rõ nội dung của hợp đồng xuất khẩu. Xác
định rõ các yêu cầu, điều kiện, thời gian và trách nhiệm của cả hai bên.
• Chất lượng hàng hoá: Đảm bảo chất lượng hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn,
quy định và yêu cầu của quốc gia nhập khẩu. Kiểm tra hàng hoá trước khi xuất khẩu
để đảm bảo chất lượng và tránh các vấn đề sau này.
• Bảo hiểm hàng hoá: Mua bảo hiểm hàng hoá để bảo vệ chúng khỏi rủi ro trong
quá trình vận chuyển và lưu trữ. Điều này sẽ giúp bảo vệ tài sản của bạn và giảm thiểu
rủi ro tài chính.
• Thủ tục hải quan: Tuân thủ các quy định và thủ tục hải quan của cả nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu. Đảm bảo việc khai báo và xử lý hải quan được thực hiện
đúng hạn và chính xác.
• Vận chuyển và giao nhận hàng hóa: Chọn đúng phương thức vận chuyển phù
hợp với loại hàng hoá và yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo quá trình vận chuyển và
giao nhận hàng hoá được tiến hành đúng hẹn và an toàn.
• Thanh toán: Đảm bảo việc thanh toán được thực hiện theo các điều khoản đã
thỏa thuận trong hợp đồng. Kiểm tra và lưu giữ các chứng từ thanh toán một cách
chính xác để đảm bảo nhận được tiền hàng theo đúng cam kết.
• Pháp lý và luật pháp: Tuân thủ các quy định pháp lý và luật pháp liên quan đến
xuất khẩu, bảo vệ quyền và lợi ích của cả hai bên. Đảm bảo rằng các điều khoản trong
hợp đồng xuất khẩu tuân thủ quy định pháp luật.
• Giao tiếp và giải quyết tranh chấp: Duy trì giao tiếp tốt với khách hàng và sẵn
sàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều này
giúp duy trì mối quan hệ tốt và đảm bảo thành công của giao dịch xuất khẩu.

31
2. Tổ chức hợp đồng nhập khẩu
2.1.Khái niệm
Hợp đồng nhập khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các
quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu), theo
đó một bên gọi là bên mua (bên nhập khẩu ) có ngiao hàngĩa vụ nhận quyền sở hữu từ
một bên khác gọi là bên bán (bên xuất khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa.
Bên mua có ngiao hàngĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.

2.2. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Có 8 bước thực hiện quy trình hợp đồng nhập khẩu
Bước 1: Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán
Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C thì cần làm những việc sau đây:
-Làm đơn đề ngiao hàngị/giấy yêu cầu phát hành L/C
-Thực thi ký quỹ để mở L/C
*Thư tín dụng chứng từ (L/C) (Letter of Credit) là hình thức phổ biến hiện nay,
đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người
xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người
xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui
định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.
Bước 2: Thuê phương tiện vận tải
Nếu trong hợp đồng xuất nhập khẩu quy định: hàng được giao ở nước người
xuất khẩu, phương tiện vận tải do người mua lo (EXW, FAS, FCA, FOB) thì người
mua sẽ thuê phương tiện vận tải.
Bước 3: Mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu
Khi mua hàng theo các điều kiện EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT nhà nhập
khẩu cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhà nhập khẩu cần làm những công việc
sau:

32
– Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm: nhà nhập khẩu cần căn cứ vào đặc
tính của hàng hóa, cách đóng gói, phương tiện vận chuyển… để chọn điều kiện bảo
hiểm thích hợp: đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đạt hiệu quả kinh tế cao.
– Lấy giấy yêu cầu bảo hiểm: Điền đầy đủ các nội dung trong giấy yêu cầu bảo
hiểm
+Tên người được bảo hiểm
+Tên hàng hóa cần bảo hiểm
+Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm
+Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần bảo hiểm
+Tên tàu biển hoặc phương tiện vận chuyển
+Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu
+Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải và nơi nhận hàng hóa được bảo hiểm
+Ngày, tháng phương tiện chở hàng được bảo hiểm bắt đầu rời bến
+Điều kiện bảo hiểm
+Nơi thanh toán bồi thường
– Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm: Sau khi người bảo hiểm tính
phí bảo hiểm, nhà nhập khẩu đóng phí bảo hiểm và nhận chứng thư bảo hiểm theo yêu
cầu.
Bước 4: Nhận hàng
Thủ tục nhận hàng:
Nhận hàng rời (số lượng không lớn, không đủ 1 tàu) hoặc hàng container rút ruột
tại cảng (gửi theo phương thức LCL): chủ hàng đến cảng hoặc chủ tàu (nếu hãng tàu
đã thuê bao kho) để đóng phí lưu kho và xếp dỡ, lấy biên lai.
Sau đó đem: Biên lai lưu kho, 3 bản D/O, Inhân viênoice và Packing list, đến văn
phòng đại lý hãng tàu tại cảng để ký xác nhận D/O, tìm vị trí để hàng, tại đây lưu 1
D/O. Chủ hàng mang 2 D/O còn lại đến bộ phận vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận
này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
33
Đem 2 phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riêng
hàng hóa để chờ hải quan kiểm tra, đến hải quan cảng mời hải quan kho bãi giám sát
việc nhận hàng. Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” hàng được
xuất kho, mang ra khỏi cảng để đưa về địa điểm quy định.
Nhận nguyên container, hải quan kiểm tra tại kho riêng: Cần làm những
việc sau đây:
-Làm đơn xin kiểm hàng tại kho riêng, nộp cùng bộ hồ sơ đăng ký thủ tục hải
quan. Container chỉ được phép đưa về kho riêng khi đã đăng ký trước với hải quan và
kho đã được hải quan công nhận đủ điều kiện và cấp giấy phép
-Làm thủ tục mượn container tại hãng tàu, đóng tiền, ký quỹ, phí xếp dỡ, tiền
vận chuyển container từ cảng về kho riêng
-Đem BCT gồm:
+ D/O (3 bản) có chữ ký của nhân viên hải quan khâu đăng ký thủ tục, đóng dấu
“đã tiếp nhận tờ khai”
+ Biên lai thu phí xếp dỡ và phí vận chuyển của hãng tàu
+ Đơn xin mượn container đã được chấp thuận đến văn phòng đại lý hãng tàu để
làm giấy phép xuất container khỏi bãi.
Tại đây giữ 1 D/O. Cùng nhân viên phụ trách bãi tìm container, kiểm tra tính
nguyên vẹn của container và SEAL (kẹp chì). Nhận 2 bản “Lệnh vận chuyển” của
nhân viên kho bãi. Mang toàn bộ hồ sơ đến hải quan kho bãi để nhân viên hải quan
kiểm tra, ký xác nhận số container và số seal, tờ khai và lệnh vận chuyển. Xuất
container ra khỏi bãi, nộp 1 lệnh vận chuyển cho hải quan cổng cảng, 1 cho bảo vệ
cảng, đưa container về kho riêng. Đến phòng giám quản, hải quan thành phố để đón
hải quan đi kiểm tra. Kiểm hóa xong, nếu không có vấn đền gì sẽ được xác nhận
“Hoàn thành thủ tục hải quan”.
Nhận nguyên tàu hoặc nhận hàng với số lượng lớn
Sau khi nhận D/O, nộp hồ sơ cho hải quan, nhận NOR (Notice of readliness)
thông báo sẵn sàng bốc hàng, nhân viên giao nhận tiến hành nhận hàng hóa. Trước
khi mở hầm tàu cần có đại diện các cơ quan:
34
-Đơn vị nhập hàng
-Đại diện người bán (nếu có VP đại diện tại VN)
-Cơ quan kiểm định hàng hóa
-Đại diện tàu, đại lý tàu
-Hải quan giám sát, hải quan kiểm hóa
-Bảo hiểm (nếu ngiao hàngi ngờ hàng có bảo hiểm bị hư hỏng)
Bước 5: Làm thủ tục hải quan
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm các bước:
1.Người khai hải quan tiến hành khai hải quan – hải quan tiếp nhận, kiểm tra,
đăng ký phân luồng tờ khai
2. Kiểm tra chi tiết hồ sơ (đối với hàng luồng vàng, đỏ)
3. Kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với hàng luồng đỏ)
4. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan, thu thuế, lệ phí hải quan
5. Giải phóng hàng hóa, thông quan.
Bước 6: Kiểm tra hàng nhập khẩu
Cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ
hàng ra khỏi phương tiện. Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp đặt không theo vị trí
vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập biên bản giám định. Nếu
hàng chuyên chở đường biển mà thiếu hụt mất mát thì phải có “biên bản kết toán nhận
hàng với chủ tàu”, còn nếu có đổ vỡ phải có “biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng”
Đơn vị kiểm duyệt với tư cách là 1 bên đứng trên vận đơn, phải lập thư dự kháng
(letter of reservation) nếu ngiao hàngi ngờ thực sự thấy hàng có tổn thất, thì phải yêu
cầu lập biên bản giám định (survey report) nếu hàng hóa thực sự bị tổn thất, thiếu hụt,
không đồng bộ, không phù hợp với hợp đồng…
Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu
là động vật và thực vật.
Bước 7: Khiếu nại
35
-Khiếu nại người bán: người mua có quyền khiếu nại người bán khi người bán
không giao hàng hoặc giao hàng chậm, giao thiếu… hoặc phẩm chất hàng hóa không
phù hợp với quyết định của hợp đồng, bao bì xấu, ký mã hiệu sai, không giao hoặc
giao chậm tài liệu kỹ thuật
-Thể thức và hồ sơ khiếu nại: Đơn khiếu nại = VB: thư, fax, talex. Nếu dùng fax
hay talex thì sau đó phải có thư bảo đảm xác nhận
-Nội dung thư khiếu nại:
+Tên, địa chỉ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại.
+Cơ sở pháp lý của việc khiếu nại
+Lý do khiếu nại
+Yêu sách cụ thể đối với người bán
Trong hồ sơ khiếu nại, còn có các chứng từ kèm theo làm bằng chứng khiếu nại,
thông thường gồm:
+ Hợp đồng mua bán
+ Vận đơn
+ Biên bản giám định
Khiếu nại người vận tải
Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở
Hồ sơ khiếu nại gồm: đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo. Đơn khiếu nại
phải làm bằng văn bản. Nội dung đơn gồm: tên và địa chỉ của bên khiếu nại, bên bị
khiếu nại, số hợp đồng, khiếu nại về cái gì, yêu sách cụ thể:
Chứng từ kèm theo đơn khiếu nại:
+hợp đồng chuyên chở hàng hóa
+Vận đơn đường biển
+Phiếu kiểm kiện của bên giao hàng và bên nhận hàng
+Biên bản kiểm toán

36
+Giấy chứng nhận hàng thiếu
+Biên bản giám định khối lượng theo mớn nước
+Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng
+Biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu
+Biên bản kiểm hóa của hải quan
Khiếu nại bảo hiểm
Những chứng từ cần thiết cho hồ sơ khiếu nại gồm có:
+hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm gốc
+Vận đơn gốc
+Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hóa đơn CP
+Chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng hàng
+Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại
Ngoài ra cần đính kèm them các chứng từ sau đây cho từng trường hợp khiếu
nại
1.Đối với hàng hóa bị hư hỏng hay mất mát:
+Biên bản giám định do bảo hiểm hoặc đại lý của bảo hiểm cấp
+Biên bản đổ vỡ do tàu gây ra (COR)
2. Đối với hàng hóa bị thiếu nguyên kiện:
+Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
+Xác nhận hàng thiếu của VOSA (CSC)…
3. Đối với tổn thất chung:
+Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu
+Bảng tính toán phân bổ tổn thất chung của lý toán sư
+Các văn bản có liên quan khác
4. Đối với hàng hóa bị tổn thất toàn bộ
37
+Thư thông báo của NCC cho người nhận về tổn thất toàn bộ
+Xác nhận của NCC về lô hàng đã được xếp lên tàu
+Thư khiếu nại hang tàu (nếu có)
Bước 8: Thanh toán
-Là nghĩa vụ chủ yếu của người mua trong quá trình mua bán. Tùy theo từng
phương thức, công việc thanh toán sẽ khác nhau
-Nếu hợp đồng quyết định thanh toán = L/C thì: khi nhận BCT do bên bán
chuyển tới, NH mở L/C sẽ kiểm tra kỹ lưỡng.
+ Nếu chứng từ hoàn hảo thì NH thanh toán và thông báo cho người mua, mời
họ lên thanh toán lại cho NH, rồi nhận BCT đi lấy hàng.
+ Nếu chứng từ không hoàn hảo thì hỏi ý kiến người mua, tùy lỗi nặng nhẹ mà
có phương pháp xử lý thích hợp.

38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 https://luatminhkhue.vn/hop-dong-buon-ban-hang-hoa-quoc-te-quy-dinh-
nhu-the-nao.aspx#2-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te
 https://hvtlogistics.vn/kinh-nghiem/gia-cong-quoc-te-la-gi.html#:~:text=H
%E1%BB%A3p%20%C4%91%E1%BB%93ng%20gia%20c%C3%B4ng
%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%20l%C3%A0%20m
%E1%BB%99t%20th%E1%BB%8Fa%20thu%E1%BA%ADn,v
%C3%A0%20b%C3%AAn%20nh%E1%BA%ADn%20gia%20c
%C3%B4ng.
 https://www.lawfirms.vn/dich-vu-so-huu-tri-tue/hop-dong-chuyen-giao-
cong-nghe-theo-quy-dinh.html
 https://luatminhkhue.vn/quy-dinh-chung-ve-hop-dong-chuyen-giao-cong-
nghe-mau-hop-dong-chuyen-giao-cong-nghe.aspx
 https://www.finlogistics.vn/hop-dong-ngoai-thuong/
 https://thongtien.com/tin-tuc/hop-dong-ngoai-thuong/
#Dac_diem_cua_hop_dong_ngoai_thuong
 https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/hop-dong-ngoai-thuong.html#:~:text=H
%E1%BB%A3p%20%C4%91%E1%BB%93ng%20ngo%E1%BA%A1i
%20th%C6%B0%C6%A1ng%20c%C3%B2n,ti%E1%BB%81n%20cho
%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a%20%C4%91%C3%B3.
 https://thutucxuatnhapkhau.com/cac-buoc-thuc-hien-hop-dong-xuat-khau/
 https://vietship.net/quy-trinh-to-chuc-thuc-hien-hop-dong-nhap-khau.html/

39
40

You might also like