You are on page 1of 12

MỞ ĐẦU

Tư bản cho vay là một khái niệm của kinh tế chính trị Marx-Lenin và là tư bản tiền
tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời
gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó (gọi là lợi tức). Tư bản cho vay là
một hình thức tư bản xuất hiện từ trước chủ nghĩa tư bản. Điều kiện tồn tại của tư
bản cho vay là sản phẩm trở thành hàng hóa và tiền tệ đã phát triển các chức năng
của mình. Trước chủ nghĩa tư bản, hình thức đặc trưng của tư bản cho vay là tư bản
cho vay nặng lãi (cho vay với lãi suất cắt cổ, lãi mẹ đẻ lãi con)
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tư bản cho vay đã xuất hiện từ rất lâu, sớm hơn cả tư bản công nghiệp, đó là tư
bản cho vay nặng lãi.Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác tư bản
cho vay nặng lãi.
Sự xuất hiện và tồn tại của tư bản cho vay là sự cần thiết và có khả năng thực hiện:
+ Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp, thường xuyên
có một bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi. Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao
nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tư bản cố định; tiền mua nguyên,
nhiên, vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua; quỹ tiền lương để trả cho công nhân
nhưng chưa đến kỳ phải trả; phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản
xuất nhưng chưa có cơ hội, V.V..
+ Nếu tiền để nhàn rỗi có nghĩa là không mang lại thu nhập cho nhà tư bản, tức là
tư bản nhàn rỗi không sinh lợi. Nhưng đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền.
Do đó họ có mong muốn cho người khác vay để kiếm lời. Đồng thời cũng chính
trong thời gian đó, có những nhà tư bản khác rất cần tiền. Ví dụ như cần tiền để
mua nguyên nhiên, vật liệu, để mở rộng quy mô sản xuất, V.V.. Do đó tất yếu các
nhà tư bản đó phải đi vay.
Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng tư
bản chủ nghĩa. Nhờ quan hệ vay mượn này mà tư bản nhàn rỗi đã trở thành tư bản
cho vay, nhiều hình thức vay mượn ra đời trong đó có bao gồm những hoạt động
tín dụng đen như cầm đồ, chơi hụi…Thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng là một
trong những quốc gia còn vướng vào hoạt động tín dụng đen, tuy nhiên nhà nước ta
cũng đã đề ra những phương án nhằm hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen.
“Tín dụng đen” được hiểu là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi
suất vượt mức lãi suất cho vay mà Nhà nước hay pháp luật quy định, được thực
hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính. Hiện
nay có một số loại vay “tín dụng đen” phổ biến như:
Vay tiền gộp (hay còn gọi là vay “Bát”), nghĩa là vay ngắn hạn, yêu cầu trả gốc và
lãi hàng ngày. “Vay nóng”, trả lãi theo ngày, trả nợ gốc vào một thời điểm ấn định,
sau đó có thể thỏa thuận gia hạn thêm.
Một loại cho vay khác là cho vay mua xổ số (hay "đề đóm"), khi con
nợ không có khả năng trả thì ép viết giấy nợ, tính lãi cao, sau đó ép phải chuyển
nhượng nhà cửa, tài sản để trừ nợ...
Ngoài ra, hiện nay cũng xuất hiện một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho
vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di
động với cách tính lãi và lãi suất tương tự như các hình thức đã nêu.
Lãi suất trong các trường hợp này được tính trung bình từ 146%/năm đến
547,5%/năm, cá biệt có vụ lãi xuất được tính tới 1095%/năm, cao gấp nhiều lần
mức lãi suất tối đa 20%/năm theo quy định của Bộ luật dân sự.
Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh
doanh, hội nhóm như: Các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê,
công ty tài chính; các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi suất cao bất
thường (chơi hụi, họ, phường…) và thường đưa ra các hình thức để thu hút vốn từ
người dân như khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái
phiếu với lãi suất cao.
Tín dụng "đen" là vấn đề được nhắc đến nhiều gần đây, tuy nhiên khái
niệm thế nào là tín dụng "đen" vẫn là còn gây tranh cãi.
Cầm đồ, cho vay nặng lãi, "bốc họ" là những thuật ngữ thường được
nhiều người hiểu là tín dụng "đen"
- một hoạt động tín dụng bất hợp pháp. Nhưng thực tế hoạt động này đã được quy
định trong Luật dân sự và các Nghị định của Chính phủ.
Việc cầm cố tài sản và hoạt động cầm đồ được quy định trong Luật dân sự 2005 và
Nghị định 96/2016 của Chính phủ. Theo đó, hoạt động cầm đồ được định nghĩa là
kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay phải có tài sản hợp pháp để cầm cố.
Trong khi đó, dây họ, hụi được định nghĩa trong Nghị định 19/2019 là một họ hình
thành trên cơ sở thỏa thuận giữa những người tham gia về thời gian, phần họ, thể
thức góp, lĩnh họ, quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Dây họ có lãi là hình thức
chơi họ mà các thành viên sau khi lĩnh họ phải trả lãi cho các thành viên khác.
Cầm đồ, chơi họ hay tín dụng tiêu dùng có nhiều đặc điểm tương đồng, như lãi suất
cao, hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, thời gian giải ngân nhanh. Và về
bản chất, nếu theo đúng những quy định này thì các hoạt động trên sẽ là hợp pháp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những hình thức cho vay này bị biến tướng
thành tín dụng "đen.
Hai hình thức điển hình cho sự biến tướng này là cầm đồ và cho vay nặng lãi.
Cầm đồ về khái niệm là việc mang các tài sản hợp pháp để cầm cố nhưng trên thực
tế, tín dụng "đen"
biến tướng dưới dạng cầm đồ thường cho người vay cầm cố bằng các giấy tờ định
danh, ví dụ chứng minh thư hay sổ hộ khẩu. Khách hàng có thể vay nóng vài triệu
cho tới vài chục triệu đồng chỉ bằng những giấy tờ này. Tuy nhiên, khi không có
khả năng chi trả, bên cho vay sẽ không thanh lý tài sản mà gây áp lực với người đi
vay hoặc nhân thân của họ bằng nhiều thủ đoạn đòi nợ manh động. Nguyên nhân
của thực trạng “tín dụng đen”
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động “tín dụng đen” sau đây:
Một là, trong thực tế, không phải ai cũng có thể tiếp cận được với nguồn tín dụng
ngân hàng, vì nguồn tín dụng hợp pháp này đòi hỏi những điều kiện rất chặt chẽ.
Trong khi đặc trưng cơ bản của “tín dụng đen” là có lãi suất cho vay cao nhưng thủ
tục thực hiện thì vô cùng đơn giản. Khách hàng của các hoạt động “tín dụng đen”
đa dạng, từ những chủ cửa hàng lớn, đến người “cùng quá hóa quẫn”, sẵn sàng
chấp nhận mọi điều kiện, miễn có tiền giải quyết nhu cầu nóng và thường không
nhận thức được mối nguy hiểm từ "tín dụng đen".
Hai là, thủ đoạn phạm tội càng ngày càng tinh vi để đối phó với cơ quan chức
năng. Một số bị hại trong quá trình vay mượn thường giấu thông tin, thậm chí
không hợp tác với CQĐT; hoặc bị các đối tượng đe dọa khống chế nên không dám
tố giác, trình báo do sợ bị trả thù, sợ bị làm rõ việc vay tiền dùng vào một số việc
bất chính… Khi cơ quan Công an phát hiện thì sự việc xảy ra đã quá lâu, kéo dài
nên chứng cứ thu thập được bị hạn chế, khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.
Ba là, một số vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật gây khó khăn cho công
tác đấu tranh với loại tội phạm này, như: Thời hạn điều tra ngắn, việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn cũng gặp nhiều khó khăn vì theo quy định của BLHS thì đây chỉ là
tội phạm ít nghiêm trọng; nhận thức chưa thống nhất của các cơ quan tiến hành tố
tụng tại địa phương về số tiền “Thu lời bất chính”, đây chính là những khó khăn,
vướng mắc làm ảnh hưởng đến công tác mở rộng điều tra xác minh các tình tiết
trong vụ án.
Bốn là, trình độ chuyên môn của Điều tra viên, Kiểm sát viên, cán bộtrực tiếp đấu
tranh với loại tội phạm này vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tiễn việc xử lý hình sự đối
với loại tội này chưa nhiều, do đó quá trình điều tra xử lý cũng còn lúng túng, chưa
chủ động. Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ cho việc điều tra vẫn còn thiếu và
chưa đồng bộ.

Gần đây, tại nhiều địa phương xuất hiện hình thức chơi hụi, họ khá phổ biến.
KHÁI QUÁT VỀ HỤI, HỌ, BIÊU, PHƯỜNG
Khái niệm về họ, hụi, biêu, phường Hụi, họ, biêu, phường là một loại giao dịch về
tài sản theo tập quán hình thành từ rất lâu trong đời sống của nhân dân ta ở khắp tất
cả các miền. Miền Bắcthường gọi là họ; Miền Trung thường gọi là biêu, phường;
Miền Nam thường gọi là hụi. Một số nơi còn có cách gọi khác là bưu, huê, hội,...
Tuy vậy, cách gọi “hụi” thường phổ biến cả một số nơi Miền Bắc, Miền Trung và
trên các sách báo, tạp chí. Mặc dù cách gọi khác nhau, nhưng về bản chất là giống
nhau . Căn cứ tại Điều 471 BLDS 2015 quy định về hụi, họ, biêu, phường thì được
gọi chung là họ. Họ là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả
thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số
tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
Từ đó, ta thấy được theo pháp luật Việt Nam điều chỉnh về quan hệ này thì gọi
chung là quan hệ giao dịch họ.theo tập quán tham gia chơi hụi của người dân trên
địa bàn thì thuật ngữ “hụi” đã trở thành thuật ngữ của địa phương.. Định nghĩa hụi
được nêu tại Điều 471 BLDS 2015 khá đầy đủ và ngắn gọn. Qua định nghĩa đó ta
thấy, trên cơ sở tự nguyện, một nhóm người tập hợp nhau lại, thường thì số người
này thỏa thuận một thành viên trong nhóm làm chủ hụi và những người còn lại là
các thành viên trong dây hụi hay gọi là hụi viên. Cũng có trường hợp một người
đứng ra làm chủ hụi và kêu gọi những người khác tham gia dây hụi của mình. Các
thành viên sẽ góp tiền hoặc tài sản khác như lúa, vàng,… theo từng phần hụi thông
qua chủ hụi. Một
thành viên sẽ nhận được toàn bộ các phần đóng góp này gọi là lĩnh hụi. Hụi, họ,
biêu, phường theo Pháp luật dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng. Tới
kỳ tiếp theo sẽ đến lượt thành viên khác lĩnh hụi tạo thành một vòng luân phiên
theo chu kỳ nhất định. Tuỳ theo loại hụi mà việc xác định thành viên lĩnh hụi thông
qua hình thức bốc thăm hay thoả thuận (đối với hụi khôngcó lãi) hoặc thông qua
hình thức bỏ lãi, ai bỏ lãi cao sẽ được lĩnh hụi trước (đối với hụi có lãi). Một người
có thể làm chủ nhiều dây hụi hoặc tham gia nhiều phần hụi (chân hụi) trong một
dây hụi. Cũng có thể nhiều người cùng nhau tham gia một phần hụi nếu các hụi
viên nhất trí. Hụi có nhiều loại khác nhau tuỳ theo sự thoả thuận giữa chủ hụi và
các thành viên như hụi ngày, hụi tuần, hụi tháng, hụi 3 tháng, 6 tháng, hụi mùa vụ,
hụi năm,… Tuỳ theo loại hụi mà có chu kỳ đóng hụi và khui hụi (lĩnh hụi) khác
nhau, chẳng hạn hụi ngày thì mỗi ngày đóng và khui hụi một lần, hụi tuần thì 7
ngày đóng và khui hụi một lần, hụi tháng thì mỗi tháng đóng và khui hụi một lần,
… đối với hụi mùa vụ thì khi đến mùa thu hoạch các thành viên sẽ thống nhất đóng
hụi và khui hụi vào một ngày nhất định nào đó, một năm thường có 2 lần đóng và
khui hụi nhưng tuỳ thuộc vào vụ thu hoạch mà khoảng cách mỗi lần đóng và khui
hụi là 3 tháng hoặc 6 tháng chứ không có một ngày tháng nhất định nào cả.
Chúng ta tìm hiểu một số thuật ngữ cơ bản thường gặp trong lĩnh vực này:
Phần hụi (Chân hụi): Là số tiền hoặc tài sản khác đã được xác định theo thoả thuận
mà thành viên phải góp trong mỗi kỳ mở hụi. Phần hụi phải là tài sản có thể giao
dịch được. Dây hụi: Gọi chung cho tất cả phần hụi của thành viên chơi hụi.
Chẳng hạn, một dây hụi tháng có mỗi phần hụi phải nộp là 500.000 đồng và có 10
phần hụi thì 10 phần hụi này gọi chung là dây hụi có tiền góp tối đa một tháng là
5.000.000 đồng.
Kỳ mở hụi: Là thời điểm được xác định theo thỏa thuận của các thành viên chơi
hụi mà tại thời điểm đó từng thành viên được lĩnh hụi. Kỳ mở hụi được xác định
bằng khoảng thời gian giữa người lĩnh hụi kỳ trước và người lĩnh hụi ngay kỳ sau
đó, có thể là một tuần, nửa tháng, một tháng, một năm hoặc theo mùa.
Hụi sống: Là phần hụi mà thành viên nộp hàng tháng nhưng chưa được lĩnh hụi.
Nếu hụi có lãi thì thành viên chưa lĩnh hụi chỉ phải góp phần hụi sau khi đã trừ đi
tiền lãi do thành viên được lĩnh hụi trả cho các thành viên.
Hụi chết: Là phần hụi mà thành viên đã hốt hụi, người này không có quyền hốt tiếp
trong những kỳ mở hụi sau đó nhưng có nghĩa vụ phải đóng lại đúng số tiền của
phần hụi. Hụi chết luôn bằng phần hụi đã được ấn định lúc đầu. Đặc điểm của quan
hệ giao dịch hụi:
Một là, hụi là một giao dịch dân sự. Đó chính là sự thỏa thuận để xác định quyền
và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào giao dịch này tại Điều 116 BLDS 2015.
Khi tham gia hụi, các bên có sự thỏa thuận nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hai là, giao dịch hụi là một dạng hợp đồng dân sự. Do đó hụi có đầy đủ đặc trưng
của một hợp đồng dân sự. Vì vậy, hụi có đầy đủ các đặc trưng của hợp đồng dân sự
theo quy định tại Điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Đó chính là sự thỏa
thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ khi tham gia hụi mà sự thỏa thuận đó phải
cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ
thể khác tôn trọng. Bên cạnh đó, cá nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực nhưng không được xâm
phạm đến lợi ích
quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
theo quy định tại Điều 3 BLDS 2015 Ba là, điều kiện để giao dịch hụi có hiệu lực.
Cá nhân khi chơi hụi mà bị đe dọa không phù hợp với ý chí của bản thân hoặc
không có đủ các điều kiện theo quy định khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; + Mục đích và nội dung
của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì xem giao
dịch đó là vô hiệu căn cứ tại Điều 122 BLDS 2015.
Bốn là, giao dịch hụi có tính chất tương tự như một dạng hợp đồng vay tài sản.
Được quy định tại Điều 463 BLDS 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên
vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng
và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Nhưng giao dịch
hụi lại có một số điểm khác so với hợp đồng vay tài sản thông thường, chẳng hạn
như hoạt động
vay mượn tài sản trong hụi không chỉ là sự diễn ra ở bên cho vay và đi vay mà có
sự hoán đổi vị trí với nhau. Ở kỳ lĩnh hụi này thì hụi viên là người đi vay nhưng ở
kỳ lĩnh hụi sau hụi viên đó chính là người cho vay. Và quan hệ vay mượn trong
giao dịch hụi thì giữa nhiều cá nhân vay một cá nhân và ngược lại thì một cá nhân
đi vay của nhiều cá nhân luân phiên giữa các thành viên trong một dây hụi. Đặc
biệt, trong giao dịch hụi thì cá nhân đi vay tài sản tự đặt ra mức lãi suất thông qua
hình thức bỏ lãi (thành viên nào bỏ lãi cao nhất thì được hốt hụi trước). Bản chất
trong hụi thì lại khác hoàn toàn so với hợp đồng vay tài sản thông thường vì người
cho vay áp đặt lãi suất đối với người đi vay còn hụi thì ngược lại.
Năm là, việc chơi hụi cũng thể hiện hình thức tín dụng trong nhân gian. Trong chơi
hụi, có một người - chủ hụi - đứng ra làm trung gian tài chính làm đầu mối huy
động vốn và hưởng lợi nhuận, vì vậy việc chơi hụi thực chất là một quan hệ tín
dụng - tín dụng dân gian2 . Vì một người là chủ hụi với vai trò là trung gian tài
chính sẽ huy động vốn. Người có thể được làm chủ hụi trong thực tế là người
thường có uy tín và được mọi người tin tưởng để tham gia hụi nếu người đó kêu
gọi nhiều người khác tham gia hoặc được bầu ra để làm chủ hụi nếu nhiều người tự
lập ra và thỏa thuận một người làm chủ hụi. Vai trò của việc tham gia quan hệ giao
dịch hụi Thông qua việc tham gia hụi, nếu nhìn theo phương diện tích cực, có thể
xem bản chất việc tham gia hụi khá hay, tạo điều kiện để các cá nhân có thể có
được một số tiền lớn vay từ những thành viên trong dây hụi, thay vì phải đi vay của
ngân hàng, lại không cần thủ tục phiền phức, tốn kém thời gian. Hình thức góp, trả
cũng đơn giản, nhẹ nhàng,nhanh chóng, thuận tiện. Có nhiều cá nhân nhờ vào việc
chơi hụi họ có thể sắm được nhiều vật dụng trong gia đình hoặc giải quyết những
khó khăn trong cuốc sống khi lĩnh hụi, có vốn để đầutư sản xuất, kinh doanh, mua
bán... Tham gia hụi ngoài việc mọi người có thể vừa giúp đỡ nhau khi gặp khó
khăn mang tính chất tương thân, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống hằng ngày. Nó
còn giúp cho mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm càng trở nên khắng khít, đoàn kết
hơn. Qua thực tế tìm hiểu và thu thập thông tin trên địa bàn thì nhiều phụ huynh có
con đang học đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,… thì việc tham gia hụi
dường như đã trở nên rất quen thuộc đối với họ. Mục đích của họ tham gia hụi là
để tích lũy tiền mỗi khi đến tháng con cần tiền trang trải việc học hoặc đến học kì
mới con cần phải đóng tiền học phí.Thậm chí nhiều người lớn tuổi cũng tham gia
hụi với mục đích dành dụm khoản tiền tiết kiệm để khi ốm đau bất ngờ thì số tiền
đó sẽ có tác dụng mà không phải nhờ đến con cháu. Bên cạnh đó, việc tham gia hụi
một phần giúp cho đời sống nhân dân nâng lên và ổn định nếu việc tham gia hụi
diễn ra suôn sẻ, pháp luật bảo vệ và tất cả thành viên đều có trách nhiệm với nhau
trong việc góp hụi. Hạn chế áp
lực cho cán bộ địa phương về việc hỗ trợ vốn làm ăn cho các cá nhân có hoàn cảnh
khó khăn. Hơn nữa, việc tham gia hụi của người dân góp phần giảm sức ép cho các
ngân hàng trong việc giải quyết vốn vay cho nhân dân. Người dân tham gia hụi thì
họ sẽ ít tìm đến vay tại các ngân hàng với thủ tục phức tạp và khó khăn.
Tuy nhiên, những lợi ích mang lại từ việc tham gia hụi chỉ xảy ra nếu hụi được
công nhận là một giao dịch hợp pháp và được bảo vệ như các hình thức giao dịch
khác. Bởi trong thực tế thì việc tham gia hụi gặp rất nhiều rủi ro. Nhất là đối với
hụi có lãi, một khi rủi ro xảy ra thì kéo theo đó rất nhiều hệ lụy đối với bản thân
người tham gia. Vỡ hụi không còn là chuyện mới và khi có tranh chấp xảy ra thì
kéo theo nhiều tiêu cực, làm ly tán tình thân, phá vỡ hạnh phúc gia đình, nợ nần
chồng chất. Có nhiều người vì ham lãi hụi cao họ sẵn sàng vay tiền nơi khác về để
đầutư vào hụi, họ hốt hụi này đắp qua hụi kia. Một khi vỡ hụi họ không chỉ mất
tiền hụi mà họ còn nợ một khoản tiền vay nơi khác nữa. Một số người phải bán tài
sản mình hiện có để bù vào khoản nợ đó. Một số người trở nên điêu đứng vì không
có tiền trả nợ đành phải chịu ngồi chờ hi vọng sẽ lấy lại được tiền hụi từ dây hụi đã
bị vỡ đó và chấp nhận mang nợ.
Bởi việc tham gia vào một dây hụi hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa
các
hụi viên và chủ hụi, không có tài sản thế chấp bảo đảm, nên hầu như ít có sự ràng
buộc pháp lý giữa các bên. Điều này dễ dẫn đến tình trạng vỡ hụi vì khi một mắt
xích trong dây hụi bị đứt và không có khả năng góp hụi tiếp, khiến vòng tròn hụi
không thể xoay vòng như thỏa 24 thuận ban đầu, dẫn đến dây hụi bị “đứt gánh”
giữa đường, hoặc khi các hụi viên đã đóng hụi gần đến kỳ hạn mà chủ hụi bỗng
dưng biến mất. Một khi việc tham gia hụi gặp rủi ro dễ dẫn đến tình trạng các
thành viên không kiềm chế được mà dẫn đến cãi nhau, thậm chí xảy ra xô xát, cần
đến sự can ngăn của chính quyền địa phương. Điều đó làm mất trật tự địa phương,
mất tình làng nghĩa xóm. Khi hợp đồng xảy ra rủi ro các thành viên cùng nhau nộp
đơn khởi kiện người đã vi xử lý nếu không được pháp luật thừa nhận và có những
quy định hướng dẫn giải quyết những tranh chấp từ hụi. Một số người lợi dụng
tham gia hụi để phạm tội cho vay nặng lãi.
Nhưngviệc phát hiện cũng như điều tra, xử lý về tội phạm này thực sựlà chuyện
không dễ dàng. Chủ thể tham gia trong quan hệ giao dịch hụi Chủ thể tham gia
trong quan hệ hụi phải là cá nhân, được thể hiện dưới vai trò là chủ hụi và thành
viên tham gia hụi (hụi viên) được quy định như sau:
+ Theo quy định tại Điều 5 NĐ144 quy định cụ thể thì chủ hụi là người tổ chức,
quản lý hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi
trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc hụi, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Chủ hụi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đó là khả năng của chủ
hụi bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ trong khi tham gia
giao dịch hụi.
+ Theo quy định tại Điều 6 NĐ144 quy định thì thành viên tham gia hụi là người
tham gia hụi, góp phần hụi và được lĩnh hụi. Thành viên có thể góp một hoặc nhiều
phần hụi trong một dâyhụi. Phân loại hụi Theo quy định tại Nghị định 144 của
Chính phủ thì hụi được chia làm hai loại là hụi không có lãi và hụi có lãi, hụi có lãi
gồm hai loại là hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng.
PHÁP LUẬT VỀ HỤI
Căn cứ tại Điều 471 BLDS 2015 quy định mang tính nguyên tắc chung về hụi, họ,
biêu, phường như sau: “Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình
thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người
tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể
thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Việc tổ chức họ nhằm
mụcđích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ
luật này. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi”. Tại Điều 2
NĐ 144 cũng quy định: “Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ
nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các
văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. Nghiêm cấm việc tổ
chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái
pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác”.
Như vậy theo các quy định này thì pháp luật nước ta thừa nhận và bảo hộ việc chơi
hụi có mục đích lành mạnh, mang tính tương thân tương ái, mà không nhằm mục
đích kinh doanh, trục lợi. Nhà nước nghiêm cấm việc tổ chức hụi dưới hình thức
cho vay nặng lãi. Đây là mục đích tốt đẹp của hụi họ mà nhà nước hướng tới và
cũng chính là nguồn gốc ban đầu khi hụi họ ra đời. Tuy nhiên cùng với thời gian,
ngày nay hình thức hụi có lãi đã phát triển nhanh chóng và được nhiều người chơi
ưa chuộng lựa chọn. Vì vậy ngoài mục đích tiết kiệm hay giúp đỡ lẫn nhau thì một
bộ phận người dân chơi hụi rõ ràng nhằm mục đích kinh doanh có lãi. Bởi vì một
số người tham gia chơi hụi nhưng không hề quen biết các thành viên khác trong
dây hụi mà chỉ thông qua chủ hụi, như vậy nói hụi chỉ nhằm mục đích tương thân,
tương
ái là không chính xác.
Một số giải pháp
Xét về mặt tích cực, tín dụng đen hoặc nguồn vốn không chính thức như một “liều
thuốcbcấp cứu”, giúp một số cá nhân và doanh nghiệp vượt qua “cơn nguy kịch”.
Tuy nhiên,thực tế tín dụng đen không chỉ tồn tại ngoài xã hội mà còn luôn tìm cách
len lỏi vào hệ thống ngân hàng, biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi. Điều này
không chỉ khó khăn cho công tác đấu tranh giải quyết với vấn nạn tín dụng đen mà
còn gây rủi ro cho chính cho các ngân hàng.
Để hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen, Nhà nước và các cơ quan quản lý cần đẩy
mạnh phát triển các loại hình tín dụng chính thống, tăng nguồn cung tín dụng, nới
lỏng các điều kiện cho vay. Cùng với đó, nghiên cứu điều chỉnh khung pháp lý,
ban hành các điều khoản, chế tài đủ mạnh để răn đe các đối tượng huy động và cho
vay tín dụng đen.
Trước mắt, cần triển khai một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, phát triển tín dụng chính thức cả chiều rộng và chiều sâu, thu hẹp thị
phần của tín dụng đen. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng
thương mại, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng triển khai mạnh
mẽ chính sách tín dụng phục vụ sản xuất và đời sống như:
- Các tổ chức tín dụng khi được giao nhiệm vụ thực hiện cho vay để đẩy lùi tín
dụng đen,cần tách bạch nhiệm vụ này với các nhiệm vụ khác; đồng thời, cần áp
dụng những quyđịnh riêng cho loại tín dụng đặc biệt này, còn gọi là “tín dụng cấp
thiết”.
- Mức độ độ rủi ro của “tín dụng cấp thiết” cao hơn tín dụng thông thường, nên các
ngânhàng, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các chế độ ưu đãi đặc biệt để có nguồn
bù đắp rủiro. Theo đó, các tổ chức tín dụng cần được trích lập một nguồn vốn, quỹ
cho vay riêng đủ để đảm bảo quy mô nhiệm vụ cho vay trong từng thời kỳ. Nguồn
vốn này có thể do ngân sách nhà nước tạm ứng, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn
với lãi suất thấp, hoặc tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần được tự ấn định lãi suất cho vay cùng
với việc nới lỏng tối đa các điều kiện, thủ tục cho vay trên tinh thần thỏa thuận với
các đối tượng vay vốn, đảm bảo bù đắp rủi ro và mức lợi nhuận của ngân hàng mà
không vi phạm luật pháp. Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng cần chú trọng
công tác tiếp thị, quảng cáo để các đối tượng vay vốn dễ dàng tiếp cận các sản
phẩm, gói vay, nhằm đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi của tín dụng đen.
Thứ hai, tiếp tục siết chặt công tác kiểm tra phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen; tăng cường
giám sát các tổ chức tài chính tín dụng, tiệm cầm đồ, các hình thức hụi, họ… có
biểu hiện cho vay tín dụng đen.
Thứ ba, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật, phổ biến kiến thức
tài chính tín dụng cho người dân.

Thứ tư, phát huy vai trò bảo lãnh tín chấp của các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính
trị - xã hội, hội nghề nghiệp cấp cơ sở trong việc cho vay và thu hồi vốn “tín dụng
cấp thiết”.
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để hạn chế tín dụng đen: Giữ nguyên
khung lãi suất cho vay theo Bộ luật Dân sự (tức không quá 20%/năm) nhưng thu
hẹp khung lãi suất cho vay tối đa theo Bộ luật Hình sự. Cụ thể là giảm mức lãi suất
từ gấp 5 lần xuống gấp 3 lần so với lãi suất tối đa theo Bộ luật Dân sự (tức không
quá 60%/năm), như vậy mới đủ mạnh để răn đe các tổ chức, cá nhân cho vay tín
dụng đen. Tăng mức xử phạt các đối tượng lừa đảo trong việc huy động vốn và cho
vay tín dụng đen, để răn đe và xử lý thích đáng đối với các đối tượng này.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Các tổ chức tín dụng hợp nhất, Số 07/VBHN-VPQH, ngày 12/12/2017;
2. Chung Thủy, Giải pháp nào đẩy lùi tín dụng đen?, https://vietnambiz.vn, ngày
30/09/2018;
3. Chân Luận, Quan điểm trái chiều về tín dụng đen, www.Cafef.vn, ngày
22/08/2018;
4. T. Hòa - X. Mai, Cần có biện pháp mạnh để ngăn chặn cơn bão " tín dụng
đen",
www.cand.com.vn, ngày 3/9/2013;
5. An Nhi, Cả nước xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen trong giai
đoạn
2015-2018, http://tapchitaichinh.vn, ngày 31/10/2018;
6. Chân Luận, Có nên hợp pháp hóa tín dụng đen?, http://enternews.vn, ngày
26/08/2018.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 6/2019

You might also like