You are on page 1of 26

Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

CHƯƠNG 7: CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH KHÁC CỦA NGÂN HÀNG


1. Nghiệp vụ thanh toán qua NH
1.1. Tài khoản
1.1.1. Khái quát về tài khoản
Trong toàn bộ các công cụ của NHTM, tài khoản NH là công cụ có vị trí quan trọng
vào bật nhất. Phần lớn các nghiệp vụ đó do NH thương mại thực hiện thay cho khách hàng đều
được ghi vào tài khoản của khách hàng. Chúng ta nói « phần lớn », vì có những trường hợp,
một số người đến chỉ nhờ NH giúp một số dịch vụ riêng lẻ, như: lãnh tiền mặt một tờ cheque
mà họ là người thụ hưởng, nộp tiền để ghi vào tài khoản một khách hàng khác có mở tài khoản
tại NH, mua bán ngoại tệ…mà không cần có tài khoản riêng.
Sau khi mở tài khoản tại NH, khách hàng chuyển giao cho NH việc tiến hành về mặt kỹ
thuật các nghiệp vụ chi trả của mình. Thông qua tài khoản NH, NH cung cấp cho khách hàng
một loạt các dịch vụ, tạo khả năng to lớn để khách hàng thực hiện được các nghiệp vụ có giá trị
to lớn, cùng khắp địa phương một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn, mà bản thân
khách hàng nếu tự đứng ra thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn.
Đối với NH, tài khoản là một công cụ diệu kỳ thực hiện cơ chế tạo tiền, làm tăng sức
mạnh NH gấp nhiều lần. Chính tài khoản NH mới tạo cho đồng tiền ghi sổ (bút tệ) các khả
năng tương ứng với giấy bạc NH, nó cho phép lưu thông đồng tiền ghi sổ có nghĩa là số dư
trên tài khoản của khách hàng. Cái mà lưu thông một cách hầu như là liên tục thông qua các
bút toán, đó là các tài sản có ghi trên tài khoản của các khách hàng của NH. Các tài sản có này
chỉ cần có các bút toán trên sổ sách và có thể sự lưu thông của chúng không dưới dạng vật chất
(bằng giấy bạc NH) chuyển qua tay từ người này đến người khác. Như vậy, cơ sở của việc phát
hành séc hay thanh toán qua chuyển khoản đó chính là tài khoản tại NH. Chính các NH thanh
toán qua ghi nợ từ nguồn tài khoản, nơi có đồng tiền ghi sổ. Séc và chuyển khoản chỉ là cách
thực hiện, cho phép lưu thông đồng tiền ghi sổ ở tài khoản NH.
Về phương diện pháp lý cũng như theo thông lệ, tài khoản được định nghĩa là « một
bảng kê có mang họ tên, địa chỉ…của khách hàng và có số thứ tự, trong đó NH tuần tự ghi
chép tất cả các nghiệp vụ của NH thực hiện giúp cho khách hàng chủ tài khoản », trên đó lưu
trữ, bảo quản các ‘dấu vét’ của các nghiệp vụ và cho tổng kết tình hình kết số tiền gởi của
khách hàng.
Do đó, việc thuận nhận mở tài khoản là một hành vi hệ trọng và có ý thức về phía
khách hàng cũng như về phía NH, vì đây là sự khởi đầu cho các mối quan hệ giữa khách hàng
và NH. Nếu, theo qui định của nhà nước, khách hàng được quyền chọn NH để mở tài khoản
thuận tiện trong giao dịch thì ngược lại NH cũng có quyền cứu xét để quyết định mở tài khoản
cho một khách hàng hay không. Như vậy hành vi mở tài khoản là một hành vi biểu lộ sự tín
nhiệm hổ tương từ phía khách hàng cũng như từ phía NH. NH được quyền từ chối không mở
tài khoản đối với những đối tượng mà xét thấy không muốn đặt quan hệ khách hàng. Đó là
những đối tượng mà trong hồ sơ ‘rủi ro’ xếp vào thành phần có tư cách không rõ ràng có
những hành vi bất xứng như đã nhiều lần phát hành chi phiếu bị từ chối, không sòng phẳng
trong quan hệ tín dụng với các NH, như mượn tên để mở tài khoản…
Trên đây mới chỉ đề cập đến, việc cứu xét mở tài khoản cho khách hàng về phương
diện thuần túy nghề nghiệp trên cơ sở bình đẳng trong mối quan hệ NH – khách hàng. Thật ra
nghiệp vụ mở tài khoản NH bao gồm các giai đoạn: mở tài khoản, sử dụng tài khoản và đóng
tài khoản, đều phải được chú ý đúng mức. Về phương diện pháp lý, pháp chế các nước có qui
định khá đầy đủ các giai đoạn phát sinh, vận động và đóng tài khoản.
1.1.2. Mở tài khoản
1.1.2.1. Đối với thể nhân
a. Thủ tục xác minh lý lịch của người muốn mở tài khoản:

Trang 1
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Đây là một thủ tục khá phức tạp, đòi hỏi NH vừa phải hết sức tế nhị vừa khéo léo để
không mất khách hàng, nhưng vừa phải hết sức kiên quyết vì đây là một thủ tục pháp lý bắt
buộc đồng thời rất cần thiết cho mối quan hệ tốt đẹp này.
Văn bản pháp qui các nước có qui định rõ « trước khi thuận mở tài khoản cho khách
hàng, NH phải xác minh trước lý lịch và nơi cư trú của các đương sự qua các chứng minh do
cơ quan công quyền cấp. NH phải ghi vào sổ sách của mình nội dung của các tài liệu xuất
trình ». « Chứng minh do cơ quan công quyền cấp » có thể được hiểu là chứng minh nhân dân,
hoặc căn cước hay hộ chiếu…hoặc giấy chứng nhận công nhân viên có dán hình còn hiệu lực
và giấy chứng nhận cư trú.
Việc xác minh các giấy tờ nói trên tại nước ta tương đối dễ dàng hơn một số nước vì
công tác quản lý hộ khẩu của nước ta khá chặt chẽ.
Ngoài ra, ở một số nước, NHTW còn bắt buộc các NH thương mại trước khi thuận mở
tài khoản, cần phải tham khảo tài liệu dự trữ nơi « trung tâm rủi ro » của NH trung ương để từ
chối đối với những người đã bị xếp vào loại khách hàng có tì vết. Với tiến bộ trong ngành điện
tử và điện toán, kết quả của công tác tham khảo nói trên sẽ được cung cấp trong thời gian tối
đa là một tiếng đồng hồ qua màng lưới vi tính. Luật lệ một số nước còn nghiêm ngặt hơn: ấn
định một chế tài bằng tiền đối với các NH thương mại trong trường hợp mở tài khoản cho
khách hàng mà không tham khảo trước trung tâm rủi ro, nếu sau này khách hàng đó phát hành
séc bị từ chối.
b. Thủ tục khi mở tài khoản
Khi NH chấp thuận mở tài khoản cho khách hàng, tức là có sự phát khởi tín hiệu lẫn
nhau giữa khách hàng và NH. Tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục mở tài khoản phải chấp
hành những điểm pháp lý do luật định và các chi tiết về nghiệp vụ do NH qui định.
Trên nguyên tắc, ở các nước theo luật dân sự và đương sự, thì mọi người đều có thể mở
tài khoản tại NH, trừ những người vô năng về pháp lý gồm: những vị thành niên, những người
bị cấm quyền vì đã phạm tội hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm về hình sự, vì mắc bệnh loạn
trí và những người bị cấm hành xử một số hành vi do luật pháp hay do một văn bản của tòa án.
Áp dụng các qui định trên và theo giác độ nghiệp vụ NH, người ta phân các thể nhân
thành 3 phạm trù pháp lý:
- Các thể nhân có thể tự mình hành xử tất cả các nghiệp vụ NH: đó là những người có
đầy đủ năng lực pháp lý.
- Những người hoàn toàn vô năng lực pháp lý, đó là những người chỉ được hành xử một
vài nghiệp vụ thông qua một đệ tam nhân, nhân danh người này và được pháp luật cho phép…
- Những người có năng lực pháp lý từng phần, những người này được tự mình hành xử
một số nghiệp vụ giới hạn.
(i) Những người có đầy đủ năng lực pháp lý
(ii) Những người hoàn toàn vô năng lực pháp lý
Luật dân sự ở các nước qui định rõ những người hoàn toàn vô năng lực pháp lý gồm: vị
thành niên, những người bị cấm quyền vị mắc bệnh tâm thần, những người mà tài sản đang đặt
dưới sự cung thác, người bị khánh tận, những người đang trong tình trạng chờ phán quyết tư
pháp và cuối cùng là những người mù chữ, bại liệt và không có khả năng ký tên.
- Vị thành niên: luật pháp cấm các vị thành niên tự mình đứng ra hành xử các hành vi
pháp lý và thương mại, và có dự trù các biện pháp bảo vệ những người này. Các tài sản (động
sản và bất động sản) của người này không thể chuyển nhượng nếu không qua một số thủ tục
pháp lý đặc biệt.
- Nếu được hội đồng gia tộc cho phép với sự phê chuẩn của tòa án, người thủ hộ có thể
nhân danh vị thành niên, nhưng không được quyền chuyển nhượng nếu không có án lịnh của
tòa án cấp thẩm quyền.
- Những người thành niên vô năng lực gồm:

Trang 2
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

+ Những người bị cấm quyền vì phạm pháp: pháp luật qui định những người bị kết án
về hình sự trong thời gian thụ hình sẽ có một giám hộ với một kiến hộ để quản trị tài sản ;
+ Những người bị bệnh tâm thần, không còn lý trí để hành động được sáng suốt, không
hiểu biết, không ý thức được việc mình làm cho nên về hình sự coi là vô trách nhiệm nếu phạm
tội và về dân sự bị cấm quyền.
+ Những người bị cấm quyền có án văn của tòa án đối với những người kém trí, có
trình độ trí khôn thấp kém hoặc có những loạn chứng không bình thường, những người hoang
phí quá đáng do những sự đam mê quá độ.
+ Những người mà tài sản đang bị đặt dưới sự cung thác, những người có hành vi thù
nghịch chống phá chính quyền mà tài sản đã bị nhà nước trung thu toàn phần hay một phần.
Nhà nước chỉ định một người (hoặc cơ quan) giám hộ để quản lý tài sản của đương sự và thay
mặt đương sự mở tài khoản tại NH.
+ Những người trong tình trạng phá sản, tài khoản bị phong tỏa đến khi nào NH nhận
được tên người đại diện chủ nợ của người phá sản.
+ Những người đang trong tình trạng thanh lý tư pháp, tài khoản bị phong tỏa cho đến
khi NH nhận được người có tư cách quản lý tài sản ;
+ Những người mù mắt, mù chữ, bại liệt hoặc không đủ khả năng ký tên chỉ định mở
tài khoản dưới chữ ký tên của một người được ủy nhiệm có văn bản minh định quyền hạn và
có đăng ký tại phòng công chứng sở tại.
(iii) Những người có năng lực pháp lý từng phần
Đó là những vị thành niên được thoát quyền: sự thoát quyền do người cha quyết định ;
nếu không còn cha hay người cha thất tung, bị cấm quyền hay không hành xử hoặc bị truất bãi
phụ quyền, thì sẽ do người mẹ quyết định. Luật pháp các nước có quy định: cha hay mẹ khai
thác quyền cho con trước tòa án có thẩm quyền, nơi đây thẩm phán tiếp nhận lời khai sẽ lập
biên bản để lưu tại tòa. Nếu cha lẫn mẹ đều không còn hoặc không phát biểu được ý kiến thì do
quyết định của hội đồng gia tộc được tòa án cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
1.1.2.2. Đối với pháp nhân
Các tổ chức, cơ quan, đơn vị (gọi chung là đơn vị) có tư cách pháp nhân đều có thể mở
tài khoản tại NH và đều có thể thực hiện một số nghiệp vụ trong quan hệ với NH. Trước khi
thuận mở tài khoản cho khách hàng thuộc các đối tượng này, NH cần kiểm soát tư cách pháp
nhân đó được thành lập một cách hợp lý không ?. Dân luật và luật thương mại các nước phân
loại các pháp nhân đối với: đơn vị sản xuất kinh doanh (gọi chung là đơn vị kinh tế), các hội
đoàn, hiệp hội và các tổ chức quần chúng. Ở đây không đi sâu vào nghiên cứu chi tiết về
những qui định pháp lý của các loại hình trên, mà chỉ đề cập đến những nguyên tắc chính yếu
về mặt pháp lý trong mối quan hệ giữa NH và khách hàng, đặc biệt là tính hợp lệ của các pháp
nhân khi có yêu cầu mở tài khoản.
- Đối với công ty (được thành lập theo Luật công ty của nước Việt Nam có hiệu lực từ
15/04/1991).
- Đối với doanh nghiệp tư nhân
- Đối với các tổ chức kinh tế quốc doanh và công ty hợp doanh
- Đối với tập đoàn sản xuất, tổ hợp sản xuất
- Đối với các đoàn thể và tổ chức quần chúng
1.1.3. Điều hành tài khoản
Tài khoản phải được điều hành theo những qui định chung về ghi chép sổ sách kế toán
và quyết toán theo pháp luật về kế toán của nhà nước, nghĩa là các nghiệp vụ được thể hiện
tuần tự trên tài khoản theo thứ tự ngày tháng.
Yếu tố căn bản trong việc điều hành tài khoản là chữ ký của khách hàng mà NH lưu giữ
để so chiếu và kiểm tra trong tất cả mọi nghiệp vụ. Các chứng từ do khách hàng gởi đến NH
đều phải có chữ ký giống với chữ ký mẫu (khi mở tài khoản, hoặc khi thay đổi hoặc thông báo
kịp thời cho NH) mới hợp lệ và có hiệu lực chấp hành đối với NH.

Trang 3
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Có hai người được quyền điều hành tài khoản: chủ tài khoản theo thủ tục mở tài khoản
nói trên và người thụ ủy (được chủ tài khoản ủy quyền hợp lệ và có hiệu lực). Do đó, về mặt
pháp lý cần phân biệt hai trường hợp:
- Trường hợp là chủ tài khoản: Nếu là thể nhân chỉ căn cứ vào chữ ký mẫu lúc mở tài
khoản. Nếu là pháp nhân: phải là chữ ký của người có thẩm quyền theo quyết định thành lập,
điều lệ, biên bản hội đồng quản trị…Thông thường, để điều hành tài khoản có hai hoặc ba chữ
ký hữu quyền.
- Trường hợp là người thụ ủy: thì có chữ ký của người được ủy nhiệm, theo tập tục các
nước trước chữ ký thường có ghi « thừa ủy nhiệm ». Đối với NH, người thụ ủy không phải
chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ NH. Do đó, nếu chủ tài khoản ủy quyền cho người bị cấm
quyền mà NH vì ngay tình không biết được thì NH cũng không chịu trách nhiệm những hậu
quả do người này gây nên. Những lỗi lầm này, nếu có, thì chủ tài khoản phải gánh chịu vì
quyền phản tố của chủ tài khoản trong trường hợp này bị hạn chế bởi luật pháp.
1.1.4. Sự ủy quyền điều hành tài khoản
Như đã nói ở trên, hoạt động của một tài khoản thể hiện mối tương quan pháp lý phát
sinh do một hợp đồng song phương và đặc biệt giữa khách hàng và NH. Tuy nhiên, trong việc
điều hành tài khoản của mình, chủ tài khoản có thể ủy nhiệm cho đệ tam nhân điều hành nhân
danh mình.
Có hai phương thức ủy quyền:
- Ủy quyền tổng quát: người được ủy nhiệm có thể thực hiện tất cả những nghiệp vụ để
điều hành như chủ tài khoản.
- Ủy quyền đặc biệt: chủ tài khoản chỉ ủy quyền cho người thụ ủy làm một số nghiệp vụ
nhất định được ghi trong tờ ủy quyền.
1.1.5. Hoạt động của tài khoản
Mọi nghiệp vụ đều được ghi chép vào tài khoản. Tài khoản được chia làm 2 cột:
- Bên Có: ghi các bút toán làm tăng phần tài sản của khách hàng như: tiền mặt, séc, hối
phiếu, lệnh phiếu…do chính khách hàng hoặc đệ tam nhân ký gởi hoăc nhờ NH hành thâu. Có
khi do khách hàng nộp vào như: tiền bán chứng khoán, thâu thương phiếu, thâu cổ tức…hộ cho
chủ tài khoản.
- Bên Nợ: ghi các bút toán làm giảm phần tài sản của khách hàng như: rút tiền mặt, chi
trả séc, chuyển tiền đi nơi khác, tiền lời hoặc hoa hồng trả cho NH, mua các loại chứng khoán,
thanh toán các thương phiếu… hộ cho khách hàng.
Sai biệt của hai phần nói trên là phần số Dư (hoặc kết số), có thể là:
Dư Có: về mặt pháp lý là số nợ của NH đối với khách hàng.
Dư Nợ: là số nợ của khách hàng đối với NH.
Để phục vụ cho việc điều hành của NH cũng như của khách hàng được nhanh chóng,
thuận lợi, an toàn, việc ghi chú vào tài khoản vừa kịp thời vừa chính xác, thể hiện bằng « phiếu
tình hình tài khoản » của khách hàng được lưu giữ tại bộ phận ngân quỹ. Với tiến bộ của khoa
học về điện tử và vi tính, các công tác nói trên sẽ được thực hiện qua hệ thống máy vi tính một
cách nhanh chóng, thuận tiện, khỏi phải ghi chép một lần nữa nơi bộ phận kế toán NH.
1.1.6. Đóng tài khoản
1.1.6.1. Lý do đóng tài khoản: Về mặt pháp lý có 4 nguyên nhân đóng tài khoản
(i) Đóng do sai áp chi phó
(ii) Khi một trái chủ được biết người thiếu nợ của mình có một tài khoản tại NH, có thể
xin án lệnh của tòa án cho sai áp tài khoản đó để bảo tồn số dư nơi tài khoản trong khi chờ đợi
phán quyết của tòa.
(iii) Đóng tài khoản do có sự thỏa thuận
Nói chung là tài khoản được đóng là do ý muốn chung của các bên hoặc chỉ do ý muốn
của một phía, vì khi mở tài khoản, NH cũng như khách hàng không có khoản cam kết nào về
thời hạn trong mối quan hệ của họ.

Trang 4
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Thông thường, về phía khách hàng, họ chỉ rút hết số dư Có nơi tài khoản mà không
biểu hiện ý muốn đóng tài khoản. Về phương diện pháp lý, hành vi này không có nghĩa là
khách hàng đã đóng tài khoản. Tài khoản chỉ nhất thời ngưng hoạt động và sẽ hoạt động trở lại
khi khách hàng tiếp tục nộp tiền vào.
Còn về phía NH, nếu muốn chấm dứt mối quan hệ với khách hàng bị coi là bất xứng,
NH phải thực hiện một số thủ tục cần thiết như: thông báo cho khách hàng trong thời gian nhất
định, vẫn phải chi trả các séc đang còn lưu hành, số dư Có phải hoàn lại cho khách hàng, số Dư
nợ phải được khách hàng thanh toán và không còn đương nhiên sinh lời.
NH không phải chỉ có thể đóng một tài khoản của một khách hàng, mà có khi phải
đóng một loạt tài khoản của các khách hàng trong trường hợp NH đóng cửa hay đổi một chi
nhánh của mình.
Luật lệ các nước có qui định NH không được lạm dụng quyền đơn phương đóng tài
khoản của khách hàng làm thiệt hại quyền lợi của người này hay đối với người đệ tam.
(iiii) Tài khoản đương nhiên bị đóng: Sự kết toán tài khoản tại NH có tính bắt buộc
trong các trường hợp sau:
Chủ tài khoản chết: tài khoản của một thể nhân đương nhiên đóng nhưng phải tiếp tục
chi trả các séc mà do đương sự phát hành trước ngày qua đời (căn cứ khai tử). Số Dư có còn lại
được phong tỏa chờ chứng minh các thừa kế hợp pháp.
Chủ tài khoản trở thành vô năng lực pháp lý hoặc bị cấm quyền: khách hàng loạn trí, bị
câu lưu, sự ngăn cản hợp pháp của người vợ hay người chồng của chủ tài khoản, đàn ông hoặc
đàn bà góa tái giá…
Chủ tài khoản là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc trong tình trạng thanh toán tài
khoản. Trường hợp này tài khoản chỉ có thể hoạt động dưới hình thức tài khoản thanh toán với
sự phối hợp chữ ký của người được cơ quan pháp luật chỉ định làm quản lý tài chính và chủ tài
khoản.
Tài khoản bị đóng do sự qua đời của một thành viên có thẩm quyền trong một công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân chết, tài khoản sẽ đương nhiên đóng để chờ phán quyết của
cơ quan pháp luật.
Một thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chết, NH cần đóng tạm thời tài khoản
của công ty để chờ quyết định mới của các thành viên còn lại hoặc của Hội đồng quản trị, nếu
công ty có 12 thành viên trở lên.
Đối với công ty cổ phần, sự qua đời của chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc công ty,
nếu Chủ tịch không kiêm nhiệm, thậm chí để thận trọng hơn cả đối với sáng lập viên, NH cũng
cần phải đóng tài khoản của công ty và chờ quyết định của HĐQT của công ty có biên bản
chính thức.
1.1.6.2. Hậu quả của việc đóng tài khoản
Khi đóng tài khoản, NH phải lập bảng cân đối thâu xuất và cho số dư. Nếu đôi bên
không đồng ý về số dư đó, thì tòa án (trọng tài kinh tế) sẽ phân định. Khi số dư đã ấn định,
theo tương thuận hay do quyết định của tòa thì kết số này không thể xét lại.
Nếu số dư tài khoản được ấn định theo tòa án, muốn điều chỉnh lại, chỉ có quyền dùng
thủ tục điều chỉnh trong 4 trường hợp: lầm lẫn, sai sót, giả mạo hay ghi chép hai lần và nghiệp
vụ bút toán bị tranh chấp cần đúng chứng minh bằng chứng từ có kiểm nhận.
Nếu số dư tài khoản được ấn định bằng tương thuận, thì không có thể dùng thủ tục điều
chỉnh vì sự tương thuận theo luật pháp là nguyên tắc tối thượng của mọi điều qui ước, trừ phi
dẫn chứng ngược lại là sự tương thuận đó không hề có.
Khi tài khoản đã đóng, cần phải thanh toán ngay số dư Có hoặc Nợ của tài khoản. Tuy
nhiên, số dư của tài khoản chỉ bị hết hiệu lực thi hành, tùy theo pháp luật của mỗi nước, sau
thời gian từ 10 đến 30 năm, quá thời hạn này có dư Có không được lãnh sẽ thuộc về tài sản
quốc gia.
1.1.7. Các loại tài khoản

Trang 5
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Tuy luật lệ không minh thị các loại tài khoản, nhưng để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách
hàng ngày càng được thuận tiện và hiện hữu hơn cũng như sự thuận tiện trong việc hạch toán
của NH, các NH thương mại thường có thông lệ phân loại các tài sản như sau:
1.1.7. 1. Phân theo tính chất đồng sở hữu
1.1.7.2. Phân theo mục đích mở tài khoản
- Mở tài khoản để hưởng dịch vụ NH bằng cách ký gởi tiền vào tài khoản có sinh lời
hay không có sinh lời.
- Mở tài khoản ngoài mục đích hưởng dịch vụ NH, còn có mục đích để được NH cho
vay: đó là tài khoản vãng lai.
- Mở tài khoản để bảo đảm cho một khách hàng của NH vay
Chú ý về tính thống nhất của tài khoản
Nếu nhiều người có thể có chung một tài khoản, thì một người có thể có nhiều tài
khoản tại ngay một NH. Theo nguyên tắc, số dư của các tài khoản đó không được bù trừ lẫn
nhau, vì mỗi tài khoản mang một tính chất riêng biệt.
Nếu muốn bù trừ số dư của các tài khoản thuộc một khách hàng của cùng một NH, NH
yêu cầu khách hàng đó ký gởi « văn thơ kết hợp tài khoản » trong đó nêu rõ lý do thuận tiện,
các nghiệp vụ được bút toán vào các tài khoản khác nhau. Tuy nhiên, các tài khoản này vẫn là
một tổng thể bất khả phân, liên đới với nhau và có thể bù trừ cho nhau.
Ngoài cách phân loại trên, luật lệ và tập quán NH các nước thường phân tài khoản
thành hai loại chính:
Tài khoản vãng lai thường được mở cho các doanh nhân, đơn vị kinh tế sản xuất kinh
doanh và sự thu nộp và chi trả thường bằng các chứng phiếu có tính cách thương mại. Tài
khoản này vừa thể hiện tiền gởi của khách hàng vừa thể hiện các khoản NH cho vay, vì vậy tài
khoản này có khi có số dư Có, có khi có số dư Nợ. Tài khoản vãng lai là một khế ước có tính
cách đặc biệt, trong đó khách hàng và NH cam kết trả nợ lẫn nhau bằng phương pháp bù trừ.
Tài khoản tiền gởi thường mở cho các thể nhân muốn dùng séc làm phương tiện chi trả,
điều động đồng vốn của mình ký gởi tại NH. Tài khoản này còn được gọi là tài khoản séc. Tài
khoản này có số dư Có, tức là khách hàng không được sử dụng quá số tiền Có của tài khoản.
Vì tính cách quan trọng của tài khoản tiền gởi và tài khoản vãng lai đối với NH, nên
cần tìm hiểu thêm về hai loại tài khoản này.
Tài khoản tiền gởi
Tài khoản tiền gởi là một tài khoản đơn, được mở cho khách hàng để ký gởi các khoản
tiền tại NH và bút toán những nghiệp vụ tài chính mà NH thực hiện cho khách hàng. Do đó, tài
khoản tiền gởi lúc nào cũng phải có số Dư, không thể có số dư Nợ được. Mỗi nghiệp vụ ghi
vào tài khoản đều có tính cách riêng biệt.
Tính chất pháp lý của tài khoản tiền gởi
Về phương diện pháp lý, sự ký gởi là một hành vi pháp lý phát sinh nhiều hậu quả pháp
lý. Sự ký gởi được thực hiện bằng một khế ước mặc nhiên hay chính thức giữa hai bên ; bên
gởi và bên nhận. Bên nhận có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho bên gởi tài vật được ký gởi trong
tình trạng nguyên khởi. Đó là một khế ước ký thác thông thường.
Tuy nhiên, hành vi mở tài khoản tiền gởi tại NH là một loại hợp đồng, không phải là
loại khế ước ký gởi thông thường, vì nếu thuộc loại khế ước này thì tiền gởi của chủ tài khoản
phải được lưu giữ nguyên trạng, như vậy NH khó có thể thực hiện đúng được. Sở dĩ NH nhận
tiền ký gởi của các thể nhân là để có thể dùng các khoản tiền đó làm phương tiện hoạt động
tạm thời. Ngược lại, người gởi tiền ngoài việc hưởng một số lãi nhất định, họ còn được cung
ứng một số tiện ích về dịch vụ NH trong việc giữ nguồn vốn đó một cách có hiệu quả và an
toàn nhất. ….
Tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai mà một tài khoản tương phản do sự thỏa thuận giữa NH và khách
hàng. NH cam kết cho khách hàng vay tiền và khách hàng cam kết sẽ gởi vào tài khoản những

Trang 6
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

khoản tiền thu được trong việc kinh doanh của mình. Do đó có sự đóng góp hỗ tương giữa NH
và khách hàng, mối quan hệ tương hỗ này thường xuyên phát sinh xen kẽ nhau.
Giới doanh nhân và NH thuận mở tài khoản vãng lai vì:
- Sự điều động nguồn vốn được đơn giản, việc thanh toán thường được thực hiện bằng
cách bù trừ, và chỉ khi kết toán số dư mới cần chuyển vận tài nguyên.
- Tính cách tài khoản vãng lai giúp đơn giản hóa các tương quan pháp lý giữa đôi bên.
Khi được bút toán vào tài khoản, các bút toán bị tước bỏ đặc tính riêng để nhập vào bên Nợ
hay bên Có của tài khoản.
- Tính cách tài khoản vãng lai cho phép NH bù trừ các món nợ đòi được với các trái
khoản chưa đáo hạn, khỏi thiệt thòi khi chủ tài khoản bị phá sản khi một mặt phải trả trọn số
nợ của mình chịu chủ tài khoản, mặt khác chỉ được thanh toán món nợ chủ tài khoản buộc
mình trong khuôn khổ khối chủ nợ của chủ tài khoản.
Vài nhận xét về sự phân loại tài khoản tiền gởi và tài khoản vãng lai
Việc phân loại này có hai điều bất tiện:
Thứ nhất, quan niệm pháp lý về tài khoản vãng lai là hoàn toàn độc lập với tên gọi của
tài khoản: một tài khoản gọi là séc trên thực tế có thể là một tài khoản vãng lai và ngược lại
một tài khoản vãng lai mặc dù có các điều kiện minh bạch cũng có thể - trên thực tế - chỉ là
một tài khoản ký thác thường.
Mặc khác, không có một qui định cụ thể nào cho việc phân biệt các tài khoản của các
người hành nghề tự do. Có thể các vị này muốn có một tài khoản riêng để sử dụng cho các
nghiệp vụ nghề nghiệp và một tài khoản khác để dùng cho các nghiệp vụ cá nhân. Sự phân biệt
này thường không được tôn trọng và do đó các nghiệp vụ nghề nghiệp có khi được ghi vào tài
khoản cá nhân và ngược lại.
Gần đây, do ảnh hưởng của pháp chế, việc phân loại các tài khoản có phần chính xác
hơn. Hiện nay, NH phân biệt hai loại tài khoản: các tài khoản cá nhân và các tài khoản của tổ
chức.
Loại tài khoản cá nhân chỉ được sử dụng cho các thể nhân không có hay không còn
hoạt động sản xuất (như nội trợ, nghỉ hưu…) hoặc cho những người làm việc tại công ty, xí
nghiệp công hay tư.
Loại tài khoản xí nghiệp và linh tinh bao gồm các pháp nhân kể cả các nghiệp hội, công
đoàn và các nhà thầu cá thể (bao gồm cả thợ thủ công và nghề nghiệp tự do). Các nhà thầu cá
thể có thể được phép mở một tài khoản để « chi dùng riêng » được xếp vào các loại tài khoản
cá thể. Các tài khoản « xí nghiệp và linh tinh » được phân ra làm xí nghiệp, nhà thầu cá thể
(dùng vào mục đích nghề nghiệp và linh tinh). Quan niệm tài khoản thường được thay thế bằng
‘tài khoản hoạt kỳ’.

1.2. Các thể thức thanh toán qua NH


1.2.1. Thể thức thanh toán bằng séc
1.2.1.1. Khái niệm
Séc được hình thành trên cơ sở lưu thông tín dụng NH. Những người có tiền gởi không
kỳ hạn có tính chất thanh toán ở NH đều có thể yêu cầu NH trích tiền từ tài khoản của mình để
trả cho người khác. Yêu cầu này được làm thành văn bản dưới một hình mẫu nhất định, đó là
Séc. Năm 1931, khoảng 26 nước đã họp tại Geneve để ký một công ước quốc tế về séc. Tuy
nhiên có 2 nước có tầm quan trọng lớn lao về kinh tế là Mỹ và Anh đã không tham gia vào
Công uớc này. Vì vậy lại phải phân biệt Luật Séc Geneve và Luật Séc Mỹ, Anh. Hiện nay,
Công ước Geneve về séc năm 1931 được nhiều nước áp dụng và là văn bản pháp lý quốc tế cơ
bản trong quá trình sử dụng séc.
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho NH trích từ
tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc trả
cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

Trang 7
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Những điều kiện thành lập Séc: Việc thành lập Séc phải thoả mãn những điều kiện
sau:
- Người phát hành séc phải có tiền trong tài khoản mở tại NH. Số dư trên tài khỏan
phải đảm bảo đầy đủ và khả dụng. Đầy đủ nghĩa là ít nhất phải bằng số tiền ghi trên tờ séc.
Khả dụng nghĩa là số tiền đó sử dụng được cho mục đích chi trả của tờ séc. Thời điểm để xem
xét số tiền trên tài khoản có đầy đủ và khả dụng hay không là khi tờ séc được xuất trình tại NH
thụ lệnh.
- Ngoài ra, người ký phát séc phải có một cuốn séc (Cheque book) thông qua một hợp
đồng sử dụng séc đối với NH giữ tài khoản của mình. Theo Công ước Geneve 1931, người
phát hành séc có thể phát hành séc mà trên tài khoản của họ vào lúc phát hành không còn tiền
nữa (no provision), nhưng miễn sao lúc thanh toán, trên tài khoản của họ có tiền là được, còn
nếu không có tiền thì tờ séc vẫn có giá trị, song người phát hành séc sẽ chịu các hình thức
phạt.
- Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ, cho nên séc phải được làm bằng văn
bản và phải có đầy đủ những nội dung bắt buộc theo luật định. Thông thường séc được in
thành mẫu sẵn (mỗi NH có mẫu sec riêng), người phát hành chỉ việc điền vào những dòng
trống những yêu cầu của mình bằng bút mực không phai, tốt nhất là bằng máy chữ. Séc có thể
được phát hành để trả tiền cho một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức hoặc nhiều người, séc
cũng có thể do một NH phát hành để trả tiền cho một NH khác.
1.2.1.2. Hình thức của séc
- Tiêu đề “Sec”. Nếu không có tiêu đề này, NH sẽ từ chối thực hiện lệnh của người
phát hành séc. Lệnh trả vô điều kiện một số tiền nhất định. Trên tờ séc phải ghi số tiền tối
thiểu 2 lần bằng số và bằng chữ và không được phép kèm theo điều kiện chi trả. NH trả tiền,
địa điểm trả tiền. Ngày tháng và địa điểm phát hành séc. Tài khoản trích tiền. Tên, địa chỉ, tài
khoản người hưởng lợi. Chữ ký của người phát hành séc. Ngoài ra tuỳ theo từng loại séc mà có
thêm một số nội dung khác.
- Thời hạn hiệu lực của séc: Đặc điểm đáng chú ý của séc là nó có tính thời hạn,
nghĩa là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực chưa hết, qua thời hạn hiệu lực
thì NH sẽ từ chối thanh toán tờ sec đó. Thời hạn hiệu lực của séc thông thường là tuỳ thuộc
vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung,
séc lưu hành trong nội địa thì thời hạn ngắn hơn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế. Luật
thống nhất về séc năm 1931 quy định thời hạn hiệu lực của séc như sau: 8 ngày làm việc kể từ
ngày phát hành nếu séc lưu thông trong cùng một nước. 20 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở
các nước trong cùng một châu lục. 70 ngày làm việc nếu séc lưu hành ở các nước không cùng
một châu lục, tức qua đại dương. Theo luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam thì thời hạn
xuất trình séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát. Điều 71, mục 4 của luật này còn quy định nếu séc
được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 6 tháng kể từ ngày ký
phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông
báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán.
Theo luật Anh-Mỹ thì không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể của séc mà séc phải xuất trình
để lãnh tiền trong “thời hạn hợp lý” do NH xác định.
1.2.1.3. Những người có liên quan đến séc:
Người phát hành (Drawer): là người có tài khoản ở các TCTD, thực hiện việc phát
hành séc. Người thụ lệnh (Drawee): NH hay các định chế tài chính khác, là người thực hiện trả
tiền tờ séc. Người hưởng thụ (Beneficiary): là người nhận được tiền theo sự chỉ định của người
phát lệnh được ghi trên tờ séc. Người chuyển nhượng. Người được chuyển nhượng.
1.2.1.4. Phản kháng và việc từ chối thanh toán séc
1.2.1.5. Một số loại séc
Theo tính chất chuyển nhượng:

Trang 8
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

- Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người hưởng lợi. Bất cứ ai cầm tờ séc này cũng
có thể lĩnh tiền của tờ séc ở NH. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng cách trao tay.
- Séc đích danh: là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi. Loại séc này không thể chuyển
nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu, chỉ có ngưòi ghi tên trên tờ séc mới được lãnh
tiền.
- Séc ký danh: là loại séc ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi. Loại này có thể chuyển
nhượng bằng thủ tục ký hậu như cách ký hậu của HP.
Theo cách thanh toán:
- Séc tiền mặt: NH thanh toán sẽ trả bằng tiền mặt.
- Séc chuyển khoản: NH thanh toán sẽ chi trả tiền qua việc ghi Có vào tài khoản của
người thụ hưởng.
Theo tính chất bảo đảm:
- Séc không có bảo đảm
- Séc có bảo đảm.
Một số loại séc đặc biệt:
- Séc chuyển tiền: séc do NH phát hành.
- Séc du lịch: đây là loại séc do NH phát hành và được trả tiền tại bất cứ một chi nhánh
hay đại lý nào của NH đó.
- Séc gạch chéo: người hưởng lợi chỉ được thanh toán qua chuyển khoản, không được
thanh toán tiền mặt. Gồm2 loại: Séc gạch chéo có ghi tên: phần giữa 2 đường gạch chéo trên tờ
séc có ghi tên một hoặc một số NH. Điều này có nghĩa là chỉ có các NH đó mới được phép thu
hộ số tiền trên tờ séc cho người hưởng lợi. Séc gạch chéo không ghi tên: phần giữa 2 đường
gạch chéo trên tờ séc không ghi tên một NH nào. NH bất kỳ nào cũng được phép thu hộ số tiền
trên tờ séc cho người hưởng lợi. Việc chuyển nhượng, từ chối, kháng nghị séc tương tự như
HP. Sinh viên có thể xem thêm trong công ước giơ-ne-vơ về séc hoặc luật các công cụ chuyển
nhượng Việt Nam, quy chế cung ứng và sử dụng séc.
1.2.2. Thể thức thanh toán bằng thẻ thanh toán
1.2.2.1. Khái niệm
Thẻ thanh tóan ra đời vào năm 1949 do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người
Mỹ sáng chế. Có một lần sau khi dùng bữa tối tại một nhà hàng ở NewYork, ông Mc Namara
bỗng phát hiện mình không đem theo tiền mặt. Ông phải gọi điện thọai cho vợ mình đem tiền
đến để thanh tóan. Chính tình trạng khó xử lần đó đã khiến ông mày mò chế tạo một phương
tiện chi trả không dùng tiền mặt trong những trường hợp tương tự như trên. Thế là lần đầu tiên
Mc Namara cho ra đời lọai thẻ mang tên “Diners Club”.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán mà người chủ sở hưũ thẻ có thể sử dụng nó
để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM, DAB), các quầy tự động của NH (GAB)
hoặc có thể sử dụng thẻ để thanh tóan tiền hàng hóa và dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thanh
toán thẻ. Hiện nay các lọai thẻ được sử dụng chủ yếu để phục vụ tiêu dùng, sinh họat cá nhân,
trong TTQT phục vụ việc XNK hàng hóa vai trò của các lọai thẻ chưa rõ nét. Ở Việt Nam có
một số loại thẻ quốc tế đang áp dụng phổ biến hiện nay như: Visa Card, Master Card, JCB
Card, American Express Card.
1.2.2.2. Mô tả thẻ về mặt kỹ thuật
Hầu hết các loại thẻ quốc tế hiện nay đều bằng nhựa cứng (plastic) có hình chữ nhật
chung một kích cỡ 96mm*54mm*0.76mm, có góc tròn gồm 2 mặt:
Mặt trước của thẻ bao gồm: Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ: Visa, Master,
JCB, american express..., Biểu tượng của thẻ, ví dụ: Biểu tượng Visa là hình con chim bồ câu
đang bay trong không gian ba chiều. Tên và biểu tượng là yếu tố cho biết NH phát hành. Biểu
tượng này do NH phát hành thiết kế và in lên bề mặt. Đây là biểu tượng rất khó giả mạo do
vậy nó cũng được xem như yếu tố an ninh chống giả mạo. Số thẻ: Đây là phần dành riêng cho
mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên thẻ, số này sẽ được in lại trên hoá đơn khi chủ thẻ đi mua

Trang 9
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

hàng. Tuỳ theo từng loại thẻ mà có chữ số khác nhau và cách cấu trúc theo nhóm cũng khác
nhau. Ngày hiệu lực của thẻ: đây là thời hạn mà thẻ được lưu hành. Họ và tên của chủ thẻ: in
bằng chữ nổi. Số mật mã đợt phát hành: số này không bắt buộc và thường chỉ thẻ Amex in số
này.Trên mặt trước còn có một số đặc điểm riêng của từng loại thẻ. Ví dụ: thẻ Visa luôn có
chữ V in sau ngày hiệu lực. Cụ thể CV hay PV để chỉ loại thẻ thường, RV hay GV để chỉ loại
thẻ vàng.
Mặt sau của thẻ: Dãy băng từ có khả năng lưu trữ những thông tin như: Số thẻ, Ngày
hiệu lực, Tên chủ thẻ, Tên NH phát hành, Mã số bí mật của cá nhân. Dãy băng từ được cấu tạo
từ 2 đến 3 rãnh, những rãnh này sẽ được đọc bởi những thiết bị chuyên dùng. Riêng rãnh thứ 3
thì được sử dụng cho máy ATM để KH rút tiền mặt thông qua mã số PIN. Băng chữ ký: trên
băng giấy này là chữ ký của chủ thẻ. Khi lập hoá đơn thanh toán cơ sở chấp nhận thẻ sẽ đối
chiếu chữ ký trên hoá đơn với chữ ký mẫu để so sánh. Băng chữ ký này được làm từ một
nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn cản mọi cố gắng tẩy xoá, sửa đổi trên bề mặt của nó và
được ép chặt trên nền thẻ, không thể dùng tay cạy lên được. Số thẻ còn có thể in nổi một lần
nữa.
1.2.2.3. Phân loại thẻ thanh toán
Căn cứ theo tính chất thanh toán:
- Thẻ tín dụng: NH cấp một hạn mức tín dụng cho chủ thẻ, KH không cần thiết phải ký
quỹ tại NH.
- Thẻ ghi nợ: Đối với loại thẻ này, đòi hỏi chủ thẻ phải có một tài khoản tiền gởi thanh
toán và có số dư trên tài khoản đó.
Căn cứ theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do NH phát hành,
- Thẻ do các tổ chức phi NH phát hành.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- Thẻ trong nước,
- Thẻ quốc tế
1.2.2.4. Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ
Một số khái niệm cơ bản
- Cơ sở chấp nhận thẻ: (Merchant): Là đơn vị bán hàng hóa hay dịch vụ có ký kết với
NH thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: cửa hàng, khách sạn, nhà hàng...Các đơn
vị này được trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền hàng, dịch vụ, trả nợ
thay tiền mặt.
- NH đại lý hay NH thanh toán (Acquirer): NH thanh toán là NH trực tiếp ký hợp đồng
với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình.
Một NH có thể vừa đóng vai trò NH thanh toán vừa đóng vai trò NH phát hành.
- NH phát hành thẻ (Issuer): NH phát hành thẻ là thành viên chính thức của các tổ chức
thẻ quốc tế, là NH chuẩn bị thẻ cho KH. NH phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin
cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh
toán cuối cùng của chủ thẻ.
- Chủ thẻ (Cardholder): Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả, thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ thay tiền mặt. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà
thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ về hàng hóa, dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ
phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui định và lập biên lai thanh toán. Một chủ thẻ có
thể sở hữu một hay nhiều thẻ.
- Danh sách bulletin: còn gọi là danh sách báo động khẩn cấp, là một danh sách liệt kê
những số thẻ không được phép thanh toán. Đó là những thẻ tiêu dùng quá hạn mức, thẻ giả
mạo đang lưu hành, thẻ bị lộ số mật mã cá nhân (PIN), thẻ bị mất cắp, thất lạc, thẻ bị loại bỏ...
Danh sách này được lập ra nhằm mục đích thông báo cho những cơ sở chấp nhận trên thế giới
không chấp nhận thanh toán cho những thẻ “đen” có số trong danh sách trên. Danh sách

Trang 10
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Bulletin được lập ra trên cơ sở tập hợp từ những dữ liệu các thành viên phát hành trong hệ
thống từng loại thẻ. Danh sách được cập nhật liên tục và gởi đến cho tất cả NH thanh toán để
họ thông báo kịp thời cho cơ sở chấp nhận.
- Thương vụ: được hiểu là vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, trả nợ bằng thẻ hoặc
các vụ rút tiền mặt tại quầy hoặc qua máy ATM do chủ thẻ thực hiện.
- Hạn mức tín dụng (Credit limit): Hạn mức tín dụng được hiểu là tổng số tín dụng tối
đa mà NH phát hành cấp cho chủ thẻ sử dụng đối với từng loại thẻ.
- Tài khoản thẻ (Card account): Là tài khoản được mở riêng cho việc sử dụng và thanh
toán thẻ của chủ thẻ.
- Số PIN (Personnal Identificate Number): PIN là số mã cá nhân riêng của chủ thẻ để
thực hiện giao dịch rút tiền tại máy ATM. Mã số này do NH phát hành thẻ cung cấp cho chủ
thẻ khi phát hành. Đối với mã số PIN, các cá nhân phải giữ bí mật, chỉ một mình mình biết.
- BIN (Bank Identificate Number): BIN là mã số để chỉ NH phát hành thẻ. Trong hiệp
hội thẻ có nhiều NH thành viên, mỗi NH thành viên có một mã số riêng giúp thuận lợi trong
việc thanh toán và truy xuất.
- Ngày hiệu lực: Ngày sao kê (Statement date): là ngày NH phát hành thẻ lập các sao
kê về khoản chi tiêu mà chủ thẻ phải thanh toán trong tháng. Ngày đáo hạn (Due date): là ngày
mà NH phát hành qui định cho chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ hoặc một phần trong trị giá trên
sao kê.
Các bên liên quan: Trong qui trình sử dụng thẻ tổng quát gồm có nhiều bên nhưng
khái quát chung có các bên như sau:
- NH phát hành: NH phát hành là thành viên chính thức của các hiệp hội thẻ đối với
Visa và Master Card hoặc là chi nhánh đối với các tổ chức phát hành như JCB và AMEX. NH
phát hành có trách nhiệm:Xem xét việc phát hành thẻ cho chủ thẻ, hướng dẫn chủ thẻ cách sử
dụng và các qui định cần thiết khi sử dụng thẻ. Thanh toán ngay số tiền trên hóa đơn do NH
đại lý chuyển đến khi NH này thực hiện đúng thủ tục do NH phát hành qui định. Đăng ký các
thẻ vào danh sách (warning billetin) để báo cho NH đại lý và cơ sở tiếp nhận. Cấp phép cho
các thương vụ thanh toán vượt hạn mức thông qua trung tâm dữ liệu. Khấu trừ trực tiếp vào tài
khoản chủ thẻ đối với thẻ ghi nợ (debit card). Từng định kỳ lập bảng sao kê ghi rõ các khoản
cụ thể đã sử dụng và yêu cầu thanh toán đối với thẻ tín dụng (credit card). Hoàn lại tiền ký quỹ
nếu chủ thẻ không sử dụng hết đối với thẻ tiền mặt (cash card). Cung cấp các vật dụng dùng
vào mục đích quảng cáo thẻ (giấy dán quảng cáo, biểu quảng cáo...)
- Chủ thẻ: là người được các NH phát hành sau khi xem xét xử lý hồ sơ, phát hành thẻ
để sử dụng. Chủ thẻ là người duy nhất được quyền sử dụng thẻ của mình. Chủ thẻ có thể sử
dụng thẻ của mình tại các quầy của NH đại lý để rút tiền mặt hay tại các máy ATM. Hoặc có
thế sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ như: các cửa
hàng, khách sạn, hay sân bay... Chủ thẻ có trách nhiệm: Bảo quản thẻ không để người khác lấy
cắp số hoặc lợi dụng. Sử dụng thẻ đúng mục đích qui định. Không giao thẻ và mật mã thẻ cho
người khác, chủ thẻ phải chịu rủi ro, không thể kiện NH phát hành thẻ khi để xảy ra việc giả
mạo thẻ để rút tiền. Có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả các khoản đã sử dụng và lãi cho NH
phát hành nếu là thẻ tín dụng. Khi mất thẻ phải báo ngay cho NH phát hành thẻ (tên, địa chỉ,
số series ghi ở mặt sau của thẻ) để kịp thời xử lý.
- NH thanh toán: là những NH xin gia nhập vào hiệp hội thẻ quốc tế hoặc những NH
chỉ làm chức năng trung gian thanh toán giữa chủ thẻ và NH phát hành. NH đại lý có trách
nhiệm: Trong phạm vi một ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán, phải trả tiền
vào tài khoản của cơ sở tiếp nhận thẻ và khi việc thanh toán thẻ đúng qui định thì phải nhận
thanh toán ngay với trung tâm phát hành thẻ nơi NH đại lý nhận làm đại lý. Có trách nhiệm
cung cấp các máy móc thiết bị, các hóa đơn thanh toán (sale slip) và các bảng kê hóa đơn
(deposit slip), các tài liệu hướng dẫn cách tiếp nhận thẻ, kiểm tra thẻ, các thông báo mới của
NH phát hành về thay đổi hạn mức thanh toán... cho cơ sở tiếp nhận

Trang 11
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

- Cơ sở tiếp nhận (chấp nhận) thẻ:Cơ sở chấp nhận sau khi ký hợp đồng phải tuân theo
các qui định về tiếp nhận thanh toán thẻ của NH thanh toán và các tổ chức thẻ quốc tế. Cơ sở
tiếp nhận có trách nhiệm: Chỉ chấp nhận thanh toán các thẻ đóng mẫu do NH thanh toán và
NH phát hành hay hiệp hội thẻ qui định. Chỉ thanh toán các thẻ đã kiểm tra đúng mật mã, và
qui định về kỹ thuật an toàn của NH đại lý và NH phát hành. Sau khi giao hàng hoặc cung ứng
dịch vụ theo thẻ, trong phạm vi số ngày làm việc qui định phải nộp biên lai thanh toán vào NH
đại lý để đòi tiền. Để quá hạn, nếu gặp rủi ro NH đại lý không chịu trách nhiệm. Có trách
nhiệm thường xuyên trưng bày các biểu tượng của thẻ mà cơ sở chấp nhận thanh toán.
Các thiết bị có liên quan: Thanh toán bằng thẻ là một hình thức thanh toán hiện đại,
sử dụng chủ yếu bằng máy móc. Các máy móc này đòi hỏi phải thiết kế với kỹ thuật tinh vi
mới thực sự đảm bảo an toàn. Máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc thanh toán được đơn giản và
nhanh gọn. Các thiết bị hỗ trợ có rất nhiều nhưng hiện nay chủ yếu là các loại sau:
- Máy chà hóa đơn (Imprinter) : là những thiết bị dùng để in lại những thông tin cần
thiết được dập nổi trên thẻ lên hóa đơn như : số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực của thẻ... từ đó
hóa đơn được xem như bằng chứng xác đáng về việc tiêu dùng của chủ thẻ đồng thời là cơ sở
pháp lý giải quyết tranh chấp giữa các đối tượng có liên quan (nếu có). Máy chà hóa đơn do
NH thanh toán cung cấp cho các cơ sở tiếp nhận thẻ sử dụng khi có thương vụ thanh toán bằng
thẻ hoặc khi chủ thẻ muốn rút tiền mặt tại các quầy của NH đại lý thanh toán. Máy được cấu
tạo gọn nhẹ, đơn giản, hình chữ nhật, kích thước khoảng 30cm*20cm*4cm, gồm một mặt
phẳng nằm ngang trên có những khấc qui định vị trí đặt thẻ và hóa đơn. Dọc hai bên cạnh là
hai rãnh nhỏ, trên có một tay cầm có thể trượt qua lại theo rãnh này.
- Máy cấp phép tự động (Veriphone, point of sale terminal - P.O.S terminal): là một
thiết bị điện tử được trang bị cho các cơ sở tiếp nhận thẻ để trực tiếp xin cấp phép từ các trung
tâm cấp phép của các loại thẻ khác nhau trên thế giới. Máy này rất tiện lợi, nó giúp cho các
thương vụ được thực hiện trong suốt 24 giờ ngay cả trong những giờ mà NH đóng cửa. Máy
được cấu tạo đặc biệt có bộ phận đọc giải băng từ trên thẻ. Việc đọc này còn giúp cho việc
kiểm tra tính chất thật giả trên thẻ. Trên máy có màng hình nhỏ hiển thị các thông tin vừa đọc
và có các bàn phím để nhập số tiền xin cấp phép. Sau khi gởi thông tin đi, máy sẽ nhận được
trả lời trực tiếp từ trung tâm xử lý cấp phép.
- Máy rút tiền tự động: ATM là thành quả tự nhiên của thẻ tín dụng NH được ứng dụng
vào cuối thập niên 60 và rất được KH của NH tán thành. Trước đây khi muốn rút tiền người ta
phải đến NH trước giờ đóng cửa. Hiện nay không nhất thiết phải như vậy vì máy ATM làm
việc suốt 24 giờ trong ngày. Tính phổ biến của ATM là do sự tiện lợi và tính linh hoạt của nó
đem lại. Thông qua máy ATM, KH có thể rút tiền mặt, chi trả các khoản vay, kiểm tra số dư
tài khoản của mình tại NH...
- Các thiết bị liên quan khác: như Hệ thống vi tính: là một trong những thiết bị điện tử
hiện đại, hổ trợ rất lớn cho các nhân viên trong việc quản lý và thực hiện công tác thanh toán
thẻ. Tại mỗi NH đều có cài đặt một chương trình quản lý riêng để quản lý các thương vụ thanh
toán bằng thẻ qua NH. Máy vi tính còn hổ trợ cho nhân viên NH quản lý các cơ sở chấp nhận
thẻ, làm công tác thống kê, xử lý và lập chứng từ một cách nhanh chóng trong công tác kế
toán. Nhờ vậy mà nhiều thương vụ thanh toán qua NH bằng thẻ đã giảm được chi phí về nhân
sự. Máy telex, điện thoại, fax... Trong quá trình xử lý thì telex cũng là một thiết bị quan trọng,
hầu hết các NH là thành viên của tổ chức thẻ đều phải liên hệ với nhau bằng telex. Telex thực
ra đó là một hình thức chuyển thông tin, liên lạc bằng điện. Máy telex giúp cho việc xin cấp
phép được thực hiện nhanh chóng, thường chỉ tốn vài giây. Máy telex trong NH thường được
nối trực tiếp với trung tâm điện báo địa phương và từ đó nối ra toàn thế giới. Nếu không có
máy telex thì có thể liên lạc bằng điện thoại nhưng như thế rất lâu vì chúng ta phải xác định
được NH phát hành và chi phí cấp phép sẽ cao.
Quy trình chấp nhận và thanh toán thẻ

Trang 12
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

a. Chấp nhận thẻ: Khi KH xuất trình thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ; các cơ sở chấp
nhận thẻ phải xem thương vụ có số tiền thanh toán bằng hạn mức do NH thanh toán qui định
hay không. Trường hợp số tiền thanh toán lớn hơn hạn mức thì cơ sở chấp nhận phải xin giấy
phép. Thông thường cơ sở chấp nhận thẻ khi chấp nhận thanh toán phải qua các công việc như
sau:
Bước 1: Kiểm tra: Kiểm tra tính thật giả của thẻ. Thẻ thật thường là thẳng, chữ nổi
không bị mòn, không có vết lồi lõm, chữ sắc nét, không bị bẻ cong, hàng chữ ký mẫu không bị
tẩy xóa hay sửa chồng lên, các biểu tượng của thẻ, dang chữ và số dập nổi trên thẻ. Kiểm tra số
thẻ xem số mặt trước và số mặt sau có trùng nhau không ? Số thẻ này có nằm trong danh sách
đen hay không ? Nếu có phải tịch thu và từ chối thanh toán. Kiểm tra xem người cầm thẻ có
phải là chủ thẻ hay không (việc kiểm tra này thường theo cách đánh giá, cách cư xử của chủ
thẻ vì theo nguyên tắc là không yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân). Thường ở Việt Nam hiện
nay vẫn yêu cầu xuất trình Passport đối với thương vụ rút tiền mặt. Kiểm tra hạn mức thương
vụ xem có được thanh toán hay phải xin cấp phép.
Bước 2: Lập hóa đơn thanh toán: Khi lập hóa đơn bắt buộc cơ sở chấp nhận phải sử
dụng máy chà hóa đơn hoặc máy in tự động để lập hóa đơn. Không chấp nhận hóa đơn có số
thẻ viết bằng tau, trừ trường hợp đặc biệt. Sau khi hóa đơn được lập, nhân viên sử dụng bút bi
để viết số tiền thương vụ thanh toán, tên mã số của cơ sở chấp nhận. Trường hợp phải xin cấp
phép thì phải ghi thêm số code (số nhận được khi NH cấp phép trả lời, sẽ trình bày kỹ ở phần
cấp phép). Cơ sở chấp nhận yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hóa đơn, phải so sánh chữ ký trên hóa
đơn và chữ ký trên mẫu thẻ. Nếu KH phải nhìn vào thẻ mới ký tên hoặc ký chậm như viết thì
có thể nghi ngờ về người sở hữu thẻ. Thường thì hóa đơn được lập thành 4 liên để đủ chứng từ
trong thanh toán.
Bước 3: Trả thẻ lại cho chủ thẻ cùng một liên hóa đơn thanh toán, cơ sở chấp nhận
thanh toán giữ một liên hóa đơn để lưu làm chứng từ khi có tranh chấp (thường được lưu giữ
trong một năm), còn hai liên hóa đơn nộp lại cho NH thanh toán. Sau khi trả cho chủ thẻ hóa
đơn, cơ sở chấp nhận không được tự ý sửa số tiền trên hóa đơn. Điều này nếu bị phát hiện ra
(do chủ thẻ còn lưu giữ một liên) cơ sở chấp nhận sẽ không được thanh toán toàn bộ số tiền.
Bước 4: Lập bảng kê hóa đơn (deposit) và đề nghị thanh toán. Sau một khoản thời gian
nhất định (thường là một tuần) các cơ sở chấp nhận sẽ lập bảng kê cho từng loại thẻ để nộp
NH đề nghị thanh toán. Lập bảng kê các cơ sở chấp nhận cũng dùng máy chà hóa đơn. Bảng
kê được lập thành 4 liên, một liên để lưu còn 3 liên kèm với hóa đơn gởi NH thanh toán.
Thông thường một bảng kê không quá 100 hóa đơn, số tiền trên hóa đơn là tổng số tiền chưa
trừ phí. Bảng kê được nộp vào NH thanh toán càng sớm càng tốt, tuy nhiên không được để quá
10 ngày kể từ ngày lập hóa đơn. Các bảng kê hóa đơn và hóa đơn phải lập theo mẫu do NH
thanh toán cung cấp.
b. Qui trình thanh toán: Nguyên tắc chung của qui trình thanh toán thẻ tín dụng quốc
tế là ghi Nợ trước và ghi Có sau. Tùy theo mỗi NH ở mỗi nước mà có hai cách hạch toán riêng
nhưng đều phải đảm bảo nguyên tắc này. Các bước thanh toán tổng quát:
- Tại các cơ sở tiếp nhận thẻ, sau khi cấp phép tiến hành thanh toán bằng thẻ, lập hóa
đơn, lập bảng sao kê nộp NH thanh toán, việc nộp hóa đơn không được quá 5 ngày kể từ khi
thương vụ xảy ra.
- Tại NH thanh toán; khi tiếp nhận hóa đơn và bảng kê phải tiến hành kiểm tra tính hợp
lệ các thông tin trên hóa đơn, phải tiến hành ngay việc ghi Nợ vào tài khoản của mình và ghi
Có vào tài khoản của đơn vị tiếp nhận thẻ trong ngày.
- NH thanh toán tổng hợp dữ liệu gởi đến trung tâm xử lý dữ liệu (trong trường hợp nối
mạng trực tiếp). Nếu NH thanh toán không được nối mạng trực tiếp thì gởi hóa đơn chứng từ
đòi tiền đến NH mà mình làm đại lý thanh toán.
- Tại trung tâm sẽ tiến hành chọn lọc dữ liệu, phân loại để bù trừ giữa các NH thanh
toán và NH phát hành đồng thời thực hiện báo Có và báo Nợ trực tiếp cho các NH thành viên.

Trang 13
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Việc xử lý bù trừ, thanh toán được thực hiện thông qua NH thanh toán (settlement bank) và
NH bù trừ.
NH phát hành thẻ khi nhận thông tin dữ liệu từ trung tâm sẽ tiến hành thanh toán. Nếu
có vấn đề tranh chấp đòi tiền cũng phải thực hiện thông qua trung tâm xử lý dữ liệu. Định kỳ
trong tháng, NH tiến hành lập bảng sao kê báo cho chủ thẻ các khoản chủ thẻ đã sử dụng và
yêu cầu chủ thẻ thanh toán.
1.2.3. Thể thức thanh toán ủy nhiệm chi
- Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh
thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu
cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
- UNC- chuyển tiền
1.2.4.Thể thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu
- Ủy nhiệm thu (hay nhờ thu) là chứng từ đề nghị của bên thụ hưởng đối với ngân hàng
nhờ thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên
thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên
thụ hưởng .
- Việt Nam: Thông tư số 46/2014/TT-NHNN
1.2.5. Thể thức thanh toán thư tín dụng
Thư tín dụng (Letter of Credit - viết tắt là L/C) là một cam kết thanh toán có điều kiện
bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng
L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ
hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C,
phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong
thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ
trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP)
1.3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
+ Phương thức thanh toán là cách thức thanh toán giữa NH chi hộ và NH thu hộ
+ Các phương thức thanh toán
- Thanh toán liên hàng
- Thanh toán bù trừ
- Thanh toán qua TK tiền gởi tại NHNN
- Thanh toán qua NH đại lý
- Thanh toán qua ủy nhiệm thu chi hộ
- Thanh toán kết hợp giữa các phương thức trên
2. Bảo Lãnh ngân hàng
2.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau:
- Xét theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng chữ ký, là
hoạt động không dùng đến vốn của ngân hàng
- Theo luật TCTD Việt Nam quy định bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức
cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên
có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực
hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
- Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ
ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm
nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.
Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba thành phần sau: Người bảo lãnh là người
phát hành bảo lãnh (ngân hàng). Người được bảo lãnh là người yêu cầu bảo lãnh. Người thụ
hưởng bảo lãnh là người nhận cam kết bảo lãnh. Như vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn

Trang 14
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

thuần là quan hệ giữa NHBLvà người hưởng bảo lãnh mà còn bao hàm những mối quan hệ, đó
là:
- Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. Đây là mối quan hệ gốc
phát sinh yêu cầu bảo lãnh , trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc
phải thực hiện đối với người hưởng bảo lãnh.
- Quan hệ giữa NHBLvới người được bảo lãnh. Đây là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín
dụng với khách hàng hưởng tín dụng.
2.2. Chức năng bảo lãnh ngân hàng
* Bảo lãnh là công cụ bảo đảm:
* Bảo lãnh là công cụ tài trợ:
2.3. Các loại bảo lãnh ngân hàng
2.3.1. Theo bản chất của bảo lãnh
- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ:
- Bảo lãnh độc lập:
2.3.2. Theo mục đích bảo lãnh
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: nhằm chống đỡ rủi ro cho người thụ hưởng trong
trường hợp người cung cấp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh này được
thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề nghị với người cung ứng để bảo đảm bồi
thường vi phạm hợp đồng. Hiệu lực hợp đồng bảo lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh hoàn
thành nghĩa vụ cung ứng hàng hoá của họ.
- Bảo lãnh hoàn thanh toán: đây là loại bảo lãnh mà ngân hàng cam kết sẽ trả lại số
tiền cho người mua đã ứng cho người bán hay người cung cấp dịch vụ khi người bán vi phạm
hợp đồng, ngân hàng tạo niềm tin cho người mua và giúp cho người bán thoát khỏi những khó
khăn về tài chính tạm thời (số tiền bảo lãnh tương ứng với số tiền dã ứng trước, kể cả lãi và
tiền bị phạt nếu có).
- Bảo lãnh trả chậm: loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết
bị hàng hoá trả chậm hay còn gọi bảo lãnh thanh toán. Quan hệ giữa người bán và người mua
là quan hệ tín dụng thương mại. Để tránh rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của
người mua, người bán yêu cầu bảo lãnh trả chậm của ngân hàng.
- Bảo lãnh dự thầu: mục đích của bảo lãnh này nhằm bù đắp những thiết hại về thời
gian và chi phí cho người tổ chức đấu thầu do những vi phạm của bên tham gia dự thầu như rút
đơn dự thầu, không ký tiếp hợp đồng sau khi trúng thầu, bổ sung các điều kiện khi ký hợp
đồng so với bản dự thầu. Đây là phương tiện thay thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự
thầu nên giá trị của bảo lãnh được quy định theo mức ký quỹ do người tổ chức thầu đưa ra.
- Các loại bảo lãnh tài chính khác: những loại bảo lãnh này được sử dụng nhằm đảm
bảo thanh toán những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp họ vi phạm, người
hưởng bảo lãnh thường là các cơ quan công quyền như hải quan, toà án, cơ quan thuế,...,.
2.3.3. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh
- Bảo lãnh trực tiếp:
- Bảo lãnh gián tiếp:
- Đồng bảo lãnh:
2.3.4. Theo điều kiện thanh toán của bảo lãnh
- Bảo lãnh theo yêu cầu: là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ
hưởng bảo lãnh chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành. Yêu cầu thanh
toán có thể là văn bản yêu cầu thanh toán hoặc văn bản yêu cầu thanh toán kèm với tờ trình về
sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh (các văn bản này do người thụ hưởng lập và
không xác nhận của bên thứ ba độc lập hoặc người được bảo lãnh)
- Bảo lãnh kèm chứng từ: Điều kiện thanh toán ở đây là phải có chứng từ xác nhận của
bên thứ ba (thường là 1 bên độc lập có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận). Chứng từ có thể
được xuất trình theo 1 trong 2 cách sau:

Trang 15
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

+ Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ từ phía
người được bảo lãnh
+ Người thụ hưởng xuất trình yêu cầu thanh toán, ngoài ra không cần phải xuất trình
bất cứ 1 chứng từ nào khác như bảo lãnh theo yêu cầu. tuy nhiên, quyền thanh toán của người
này bị đình lại nếu người được bảo lãnh cung cấp chứng từ của bên thứ ba xác nhận việc hoàn
thành hợp đồng.
- Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc của toà án: Điều kiện thanh toán ở đây
là người thụ hưởng phải cung cấp một phán quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi
phạm nghĩa vụ của người được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng.
2.4. Nội dung văn bản bảo lãnh
Việc soạn thảo văn bản bảo lãnh là công việc rất quan trọng trong toàn bộ quy trình bảo
lãnh. Do yêu cầu bảo lãnh xuất phát từ hợp đồng nên các yếu tố từ văn bản bảo lãnh không
phải do ngân hàng tự sáng tạo hoặc đề xuất mà phải xây dựng từ nội dung hợp đồng giao dịch
và giấy đề nghị của khách hàng. Hợp đồng gốc được xem là hợp đồng cơ sở và việc nghiên
cứu nó phải được thực hiện thận trọng trước khi soạn thảo văn bản bảo lãnh. Hợp đồng bảo
lãnh thường có hình thức của một thư bảo đảm, gởi trực tiếp cho người thụ hưởng (hoặc thông
qua ngân hàng thông báo). Không có mẫu văn bản bảo lãnh thống nhất cho tất cả các loại bảo
lãnh và cho tất cả ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, nội dung hợp đồng bảo lãnh chứa đựng
những yếu tố sau:
1. Chỉ định các bên tham gia: tên của người được bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh,
ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo.
2. Mục đích của bảo lãnh: tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng gốc, tên gọi văn bản
bảo lãnh thống nhất với mục đích bảo lãnh và cần phải tham chiếu đến số hiệu hợp đồng gốc.
3. Số tiền bảo lãnh: là giới hạn mức thanh toán của NHBL đối với người thụ hưởng khi
xảy ra sự cố. Số tiền bảo lãnh quy định mức tối đa và xác định dựa trên bản chất của giao dịch
và giá trị của hợp đồng gốc, thường ghi một số tiền cụ thể. Cần phải đưa vào hợp đồng bảo
lãnh các điều khoản giảm giá trị bảo lãnh nếu có để tránh sự lạm dụng của người thụ hưởng.
4. Các điều kiện thanh toán: quy định các chứng từ cần thiết phải xuất trình làm cơ sở
cho việc thực hiện cam kết thanh toán của ngân hàng bảo lãnh. Khi các điều kiện này thoả
mãn, NHBLphải thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh. Việc quy định các loại chứng từ
xuất trình tuỳ thuộc vào việc lựa chọn điều kiện thanh toán của bảo lãnh mà cơ sở là sự thoả
thuận giữa người thụ hưởng và người được bảo lãnh trong hợp đồng chính. Để thực hiện tốt vai
trò kiểm tra trước khi thanh toán, các chứng từ thanh toán cần phải quy định cụ thể.
5. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: là khoảng thời gian mà ngân hàng chịu trách nhiệm
thực hiện cam kết thanh toán bất kỳ khi nào điều kiện thanh toán được thoả mãn. Thời hạn hiệu
lực được quy định cụ thể trong văn bản bảo lãnh. Thời hạn bắt đầu có hiệu lực thường ngay khi
phát hành, hoặc sau một sự kiện cụ thể nào đó (sau khi hợp đồng chính được ký,,..). Thời hạn
chấm dứt hiệu lực có các cách xác định như: ấn định vào một ngày cụ thể, hoặc cộng thêm 1
khoảng thời gian sau khi hợp đồng chính hết hiệu lực hoặc kết hợp cả hai. Ngoài ra, thời hạn
hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh chấm dứt khi hợp đồng gốc vô hiệu hoặc khi bảo lãnh được
huỷ bỏ (có sự đồng ý của người hưởng bảo lãnh) hoặc khi người được bảo lãnh thực hiện xong
nghĩa vụ hay NHBL thực hiện xong nghĩa vụ.
6. Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm của NH bảo lãnh
7. Tham chiếu luật áp dụng: nội dung này cho biết cơ sở để phát hành và giải quyết
những tranh chấp trong quan hệ bảo lãnh. Điều này rất cần để bảo vệ cho các bên có liên quan.
2.2. Nội dung phân tích đề nghị bảo lãnh
2.2.1. Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của các giấy tờ có liên quan
Ngân hàng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Hồ sơ này bao
gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh

Trang 16
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

- Các tàI liệu chứng minh khả năng tàI chính của khách hàng
- Các tàI liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh
- Các tàI liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh.
2.2.2. Phân tích hợp đồng gốc
* Phân tích bản chất của giao dịch: Sẽ quyết định loại bảo lãnh được phát hành và số
tiền bảo lãnh tối đa của ngân hàng. Nếu bảo lãnh phát hành nhằm đảm bảo cho nhiều rủi ro
khác nhau (bảo lãnh trọn gói) thì ngân hàng cần phải thận trọng hơn khi nghiên cứu hợp đồng
gốc nhằm tránh tình trạng phát hành nhiều bảo lãnh để đảm bảo đồng thời cho nhiều loại rủi ro.
Số tiền bảo lãnh trong các giao dịch thường được tính bằng toàn bộ giá trị giao dịch (kể cả lãi
và tiền phạt nếu có). Đối với các giao dịch phi tài chính, số tiền bảo lãnh chỉ tính bằng mức bồi
thường vi phạm hợp đồng.
* Phân tích nghĩa vụ của người được bảo lãnh: Khi bảo lãnh, nghĩa vụ của ngân hàng
và nghĩa vụ của người được bảo lãnh là cùng vi phạm. Vì vậy, ngân hàng cần phải tìm hiểu
nghĩa vụ mà khách hàng phải thực hiện trong hợp đồng có phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh
trong giấy phép của họ không, năng lực thực hiện nghĩa vụ đó như thế nào, với tình huống nào
thì nghĩa vụ được coi là vi phạm. Điều này ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng khi chấp nhận
bảo lãnh.
* Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gốc: Bảo lãnh là sản phẩm của hợp đồng gốc nên
thời hạn hiệu lực hợp đồng gốc chi phối thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh. Thời hạn
hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh không trùng với thời hạn hiệu lực hợp đồng gốc mà thường
kéo dài hơn, bằng thời hạn hiệu lực của hợp đồng gốc cộng với thời gian dành cho người thụ
hưởng bảo lãnh chuẩn bị yêu cầu thanh toán.
2.3. phát hành và thực hiện cam kết bảo lãnh
* Phát hành văn bản bảo lãnh: Sau khi soạn thảo xong văn bản bảo lãnh, bản chính sẽ
được chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng hoặc thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng
phát hành cần thực hiện các công việc sau:
- Thu phí phát hành bảo lãnh từ người được bảo lãnh: Phí bảo lãnh thường tính theo tỷ
lệ % trên số tiền bảo lãnh và thời gian bảo lãnh, phí có thể giảm theo số tiền ký quỹ và uy tín
của người được bảo lãnh.
- Quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản riêng: tuỳ theo uy tín của khách hàng mà tỷ lệ ký
quỹ có thể dao động từ 10 đến 100% số tiền bảo lãnh.
- Tiến hành các thủ tục nhận bảo đảm
- Ghi giá trị bảo lãnh vào sổ theo dõi (ngoại bảng)
* Thực hiện cam kết bảo lãnh
- Kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán:Tương tự như nghiệp vụ thư tín dụng, ngân
hàng phát hành cần kiểm tra các chứng từ xuất trình trước khi thanh toán, nếu chứng từ bất hợp
lệ hoặc không đáp ứng đúng các điều kiện quy định, ngân hàng từ chối thanh toán, nếu có
những điểm không rõ ràng ngân hàng cần phải xác minh lại. Trong bảo lãnh đồng nghĩa vụ,
NHBL được quyền viện dẫn những tranh chấp có thực trong hợp đồng gốc để ngưng việc
thanh toán đối với người thụ hưởng. Luật cho phép ngân hàng miễn trách nhiệm thanh toán
trong các trường hợp:
+ Có sự thay đổi trong hợp đồng gốc mà không được NHBL chấp nhận.
+ Người được bảo lãnh được miễn nghĩa vụ khi có sự vi phạm của người được hưởng
bảo lãnh và NHBL mặc nhiên được giải phóng khỏi nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
+ Có sự dàn xếp giữa người hưởng bảo lãnh và người được bảo lãnh theo hướng bù trừ
nghĩa vụ cho nhau.
* Thanh toán cho người thụ hưởng: Sau khi kiểm tra các chứng từ yêu cầu thanh toán
và chấp nhận, NHBL sẽ chi trả cho người thụ hưởng theo mức tối đa hoặc được giảm thiểu
theo các điều kiện tiết giảm có ghi trong văn bản bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực khi
ngân hàng thanh toán tiền cho người thụ hưởng.

Trang 17
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

* Đòi bồi hoàn từ phía người được bảo lãnh: Sau khi đã thanh toán cho người thụ
hưởng, NHBL trở thành chủ nợ và có quyền đòi tiền bồi hoàn từ khách hàng (lưu ý khi cam kết
bảo lãnh được thực hiện thì nó trở thành một khoản cho vay thực sự). Nếu ký quỹ 100% thì
việc thu nợ tương đối thuận lợi, nếu không NHBL áp dụng các biện pháp thu nợ như trong cho
vay và áp dụng các biện pháp thích hợp xử lý rủi ro.
3. Các dịch vụ uỷ thác của NH
3.1. Các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng thực hiện đối với cá nhân
3.1.1. Thanh lý tài sản
TS của những người đã mất phải được chia theo luật pháp, một số người khi chết để lại
di chúc nói lên ý muốn của họ trong việc phân chia TS. Trong di chúc của mình, họ chỉ định
người thực hiện di chúc của mình và thường người được chỉ định là bộ phận ủy thác của NH.
Tuy nhiên, cũng có người không để lại di chúc, người thực hiện phân chia TS (người quản lý
TS) do tòa án chỉ định và thường người được chỉ định là bộ phận ủy thác của NH. Ngoài việc
thực hiện di chúc, bộ phận ủy thác NH có thể phục vụ 2 khả năng khác:(1) Là nhà quản lý TS
bằng di chúc, Hoặc (2) Là nhà quản lý việc thanh lý TS.
Khi chúc thư không ghi tên người thực hiện, hoặc người thực hiện có tên không muốn
hoặc không thể phục vụ thì toàn án sẽ chỉ định người. Trách nhiệm của họ là xin phép toàn án
để hành động, thu thập và bảo vệ TS, chi trả các chi phí điều hành và các khoản nợ, trả thuế,
phân phát TS ròng và cung cấp các dịch vụ cá nhân cho các thành viên trong gia đình. Bao
gồm các công việc sau:
- Nhận văn tự di chúc từ tòa án,
- Thu gom và Bảo vệ TS có thể: Thu gom TS là thực hiện các công việc như TK ở NH
phải được xác định, các TK môi giới phải được thanh toán, các két sắt an toàn phải được mở,
các chính sách bảo hiểm nhân mạng phải được thực hiện, BĐS, cây trồng, gia súc chưa thu
hoạch phải thống kê, chăm sóc, các lợi tức KD phải được giám sát và tiếp tục hoạt động, các
TS trong nhà phải được thống kê và bảo vệ,.. Bảo vệ TS: đây là công việc nặng nề nhất như
hàng hóa phải được chăm sóc và bán với mức thiệt hại thấp nhất. Chăm sóc DN, CK, BĐS sinh
lợi cao nhất và Bán nó với mức giá
- Cung cấp các dịch vụ cá nhân cho gia đình người đã mất như tổ chức tang lễ, chi trả
các chi phí điều hành và các khoản nợ, trả thuế.
- Phân chia TS
3.1.2. Điều hành, bảo vệ và bảo quản các tài sản
Ủy thác này nảy sinh từ một thỏa thuận giữa người ủy thác và người thụ thác bao gồm
việc chuyển nhượng TS từ người ủy thác sang người thụ thác để họ nắm giữ và điều hành TS
vì lợi ích của người ủy thác. Ví dụ: người ủy thác lập 1 hợp đồng ủy thác với NH (là người thụ
thác) và giao cho NH các TS nhất định, NH nắm giữ, đầu tư và sử dụng lợi tức và vốn gốc phù
hợp với thỏa thuận.
Ủy thác cá nhân thường được tạo ra bằng các điều khoản trong di chúc. Trong hầu hết
các trường hợp, người lập ủy thác giữ lại 1 phần kiểm soát bao gồm quyền bổ sung hoặc hủy
bỏ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp là hợp đồng ủy thác không hủy ngang và người lập ủy thác
không có quyền kiểm soát nó hoặc ủy thác không hủy ngang trong 1 thời gian nhất định và sau
đó có thể hủy ngang
3.1.3. Đóng vai trò người giám hộ và người bảo quản tài sản
Người ở tuổi vị thành niên được xem là người không có năng lực pháp lý về quản lý và
nắm giữ TS. Khi người này kế thừa TS phải có một người giám hộ được chỉ định nắm giữ TS
vì lợi ích của người ấy. Việc giám hộ còn được thực hiện khi người thừa kế thiếu năng lực
pháp lý. Trách nhiệm giám hộ và bảo quản TS này thường được giao cho NH.
3.1.4. Thực hiện các dịch vụ đại diện

Trang 18
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Các bộ phận ủy thác của NH còn thực hiện các dịch vụ đại diện cho các cá nhân, trong
đó, quan trọng nhất là đóng vai trò người cất giữ, người quản trị TS và người đại diện tố tụng
thực thụ.
Dịch vụ đại diện khác với dịch vụ ủy thác. Trong ủy thác, quyền hành động với TS giao
cho người thụ thác nhưng trong dịch vụ đại diện, quyền hành động với TS không chuyển giao
cho người đại diện mà vẫn nằm trong tay người sở hữu. Dịch vụ đại diện diễn ra khi 1 người
(gọi là người ủy nhiệm) cho phép người khác làm người đại diện và hành động thay cho mình.
Một dich vụ đại diện tiêu biểu là sự dàn xếp hợp đồng, trước khi hành động theo khả năng này,
NH đòi hỏi một sự thỏa thuận dịch vụ giữa 2 bên hay thư chỉ định của người ủy nhiệm.
Người cất giữ: Người đại diện có trách nhiệm cất giữ, tiếp nhận và bảo quản các TS. Ví
dụ: Khi nhận được CK, bộ phận ủy thác thu lợi tức và thông báo cho KH về tất cả các khoản
thu, ngoài ra, bộ phận ủy thác có thể tiến hành thu vốn gốc đối với các trái phiếu, tín phiếu
hoặc CK thế chấp, các CK trao đổi đã đến hạn, thậm chí mua bán, nhận và phân chia CK.
Người đại diện về quản trị TS: Hình thức này chính là sự mở rộng quyền cất giữ, họ
không những có quyền nắm giữ CK, thu lợi tức mà còn có quyền quản lý các khoản đầu tư của
người ủy nhiệm hoặc các công việc KD. Họ có quyền chi trả các hóa đơn cho người ủy nhiệm,
thực hiện việc mua bán CK, trả thuế, đổi mới các chính sách bảo hiểm, nhận lợi tức từ tất cả
các nguồn và thực hiện các quyền khác gắn với vốn cổ phần.
Người đại diện tố tụng thực thụ: Người đã được người ủy nhiệm giao quyền thực hiện
các chức năng pháp lý nhất định thay cho người ủy thác, là người đại diện thường tồn tại dưới
1 hợp đồng dịch vụ đại diện quản trị và cất giữ. Đại diện cho người ủy nhiệm để thực hiện
quyền đại diện tố tụng. Bộ phận ủy thác thường có những quyền như quyền tự rút séc, bối thự
đối với các tài liệu đòi hỏi có bối thự, vay vốn, chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, điều hành
các chứng thư và thuê mua.
3.2. Các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng thực hiện đối với công ty
4. Dịch vụ ngân hàng điện tử
4.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử
Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking), hiểu theo nghĩa
trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến
quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một
số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. E-
Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nói ngắn gọn, "Ngân hàng điện tử" là hình thức thực
hiện các giao dịch tài chính ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử.
* Các hình thái phát triển của NHĐT:
- Brochure-ware: Là hình thái đơn giản nhất của ngân hàng điện tử. Việc đầu tiên
chính là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, đưa sản phẩm lên trên
mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc… Thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo
mới ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình… Mọi giao dịch của
ngân hàng vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống.
- E-commerce: Ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những
dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán…
internet ở đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự thuận lợi thêm cho
khách hàng.
- E-business: Các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách hàng và phía người quản
lý đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt
bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu
cầu và quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân
hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet, mạng không dây…Giúp cho việc xử
lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn.

Trang 19
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

- E-bank: Chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế
điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những
ngân hàng này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các
giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.
4.2. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử
4.3. Các dịch vụ ngân hàng điện tử
4.3.1. Call center
Call center là dịch vụ ngân hàng qua điê ̣n thoại, Call center có nhiệm vụ sau:
- Tư vấn tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, bao gồm: tiền gởi
thanh toán, tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền v.v…
- Đăng ký vay khách hàng cá nhân qua điện thoại.
- Tư vấn đăng ký làm thẻ qua điện thoại.
- Thực hiện thanh toán các hoá đơn tiền điện nước, điện thoại, Internet, truyền hình
cáp, bảo hiểm, … và các hình thức chuyển tiền khác.
- Tiếp nhận qua điện thoại khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng sản phẩm,
dịch vụ.
Nhược điểm của Call center là phải có người trực 24/24 giờ.
4.3.2. Phone banking
Là dịch vụ cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn toàn tự động. Các loại
thông tin được ấn định trước bao gồm: tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá
nhân của khách hàng như: Số dư tài khoản, liệt kê 5 giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các
thông báo mới nhất…Hệ thống cũng tự động gửi fax khi khách hàng yêu cầu cho các loại
thông tin trên. Hiện nay thì thông tin đã được cập nhật, khác với trước kia là chỉ có thông tin
cuối ngày hôm trước. Hệ thống Phone Banking mang đến cho khách hàng một tiện ích ngân
hàng mới, khách hàng có thể mọi lúc - mọi nơi dùng điện thoại cố định, di động đều có thể
nghe được các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông tin tài khoản cá nhân.
Phone Banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24h, khách hàng nhấn vào các
phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định để yêu cầu hệ thống trả lời các
thông tin cần thiết. Với hệ thống Phone Banking khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian không
cần đến ngân hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình mọi lúc
kể cả ngoài giờ hành chính.
Khách hàng chỉ cần phương tiện đơn giản là điện thoại kết nối vào hệ thống Phone
Banking để nghe các thông tin về ngân hàng theo yêu cầu ở mọi nơi trong phạm vi cả nước và
quốc tế. Phone Banking phục vụ khách hàng hoàn toán miễn phí. Quý khách đến ngân hàng
đăng ký sử dụng dịch vụ để được cấp mã số truy cập, mật khẩu. Sơ đồ mô hình chức năng hệ

Trang 20
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

thống ngân hàng điện thoại Phone Banking


Hệ thống Phone banking

Quản trị khách hàng Ngân hàng điện thoại

Hỗ trợ Tra cứu số dư TK

Đăng ký sử dụng Lịch sử giao dịch

Hỗ trợ kỹ thuật Tra cứu thông tin chung

Thông tin khách hàng


Lãi suất

Hồ sơ người sử dụng
Tỷ giá hối đoái

Thay đổi mã số Pin


Sơ đồ : Mô hình chức năng dịch vụ ngân hàng điện thoại
Sơ đồ sau mô tả các chức năng của dịch vụ ngân hàng điện thoại của Ngân hàng. Một
số tính năng khác có thể được phát triển tiếp theo khi có nhu cầu.  Các chức năng giao dịch. Hệ
thống dịch vụ ngân hàng điện thoại sẽ cung cấp các giao dịch sau:
- Thay đổi số PIN: Khách hàng tự đổi số PIN của mình, bằng điện thoại
- Tra cứu số dư tài khoản: khách hàng có thể tra cứu số dư tài khoản của mình như tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn
- Tra cứu lịch sử giao dịch: khách hàng truy vấn thông tin giao dịch cuối cùng của tài
khoản, bao gồm giao dịch tiền đi và giao dịch tiền đến.
- Truy vấn thông tin chung: thông tin về các sản phẩm và dịch vụ khác của ngân hàng
như: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, chương trình khuyến mại ...
Quản lý người sử dụng:
- Thêm/bớt người sử dụng.
- Điều chỉnh hồ sơ khách hàng...
Cơ chế PhoneBanking kết nối với hệ thống dữ liệu của ngân hàng: Thông tin tài khoản
khách hàng cũng như lịch sử giao dịch có thể dược thực hiện theo một trong hai cách thức sau:
- Online: Hệ thống PhoneBanking có thể được truy nhập trực tiếp online với cơ sở dữ
liệu ngân hàng qua liên kết.
- Offline: Định kỳ thông tin trong CSDL ngân hàng được chuyển sang CSDL offline
của PhoneBanking.
4.3.3. Mobile banking
Là hình thức thanh toán trực tuyến qua điện thoại di động, hình thức này ra đời nhằm
giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ hoặc những dịch vụ tự động không
có người phục vụ.
Nhiệm vụ của Mobile banking là:
- Kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch tài khoản tiền gởi thanh toán.
- Biết thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái.

Trang 21
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

- Thông tin hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm…
- Trích tiền từ tài khoản thanh toán sang thẻ (Visa Electron, Master Electronic,
Citimart)…
- Ngoài ra, tùy vào từng ngân hàng mà có các nhiệm vụ có thể linh hoạt khác nhau.
Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký để trở thành thành viên chính thức
trong đó quan trọng là cung cấp các thông tin cơ bản như: số điện thoại di động, tài khoản cá
nhân dùng trong thanh toán. Sau đó khách hàng được cung cấp một mã số định danh (ID).
Cùng với mã số định danh khách hàng còn được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng
xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp yêu cầu. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết
thì khách hàng sẽ là thành viên chính thức và đủ điều kiện để thanh toán thông qua điện thoại
di động. Mobile - Banking không cần dùng tiền mặt, có thể đặt lệnh giao dịch chứng khoán.
Dịch vụ Mobile - Banking là tiện ích của ngân hàng cung cấp cho khách hàng có tài
khoản tại ngân hàng có thể dùng tiền trên tài khoản của mình thanh toán hóa đơn dịch vụ, mua
sắm hàng hóa dịch vụ đơn giản, an toàn, mọi lúc mọi nơi không dùng tiền mặt.
Khách hàng có thể lựa chọn thêm các tiện ích như thông báo số dư tài khoản khi có
phát sinh giao dịch giúp khách hàng giám sát liên tục số dư , tình hình hoạt động trên tài khoản
của mình.
Tham gia giao dịch chứng khoán thông qua hệ thống Mobile - Banking khách hàng có
thể đặt lệnh mua bán chứng khoán, theo dõi số dư chứng khoán tại công ty chứng khoán, tình
hình biến động giá chứng khoán.
Ví dụ: Để đăng ký ở ngân hàng SeAbank cần: Đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để
nhận mã số truy cập và mật khẩu. Mật khẩu có thể thay đổi trên Phone Banking hoặc Internet
Banking.
Nhưng cũng lưu ý là: Mật khẩu sử dụng để kiểm tra số dư, yêu cầu là số từ 6 đến 20 ký
tự. Mật mã sử dụng để thanh toán hóa đơn. Mã số truy cập và mật mã có thể dùng chung với
các dịch vụ của ngân hàng điện tử khác như: Internet Banking, Mobile Banking, Phone
Banking. Tuy nhiên để tham gia vào dịch vụ Mobile banking khách hàng cần tuân thủ một số
quy tắc do ngân hàng đặt ra.
4.3.4. Home banking
Được gọi là ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là
mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. Để sử dụng được dịch vụ Homebanking
khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nối với hệ thống máy tính của ngân
hàng thông qua modem-đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện
thoại và chỉ những số điện thoại này với được kết nối với hệ thống HB của ngân hàng.
Thông qua dịch vụ HB, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngay ở tại nhà thông
qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của ngân hàng bao gồm:
- Chuyển khoản (Funds transfer): Cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền
gửi thanh toán đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác.
- Thanh toán hóa đơn (Bill payment): Khách hàng thanh toán các hóa đơn thanh toán
cước phí điện, nước, điện thoại, internet,... đã được đăng ký trước với ngân hàng
- Chuyển tiền (Money transfer): Khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh
toán mở tại ngân hàng đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác hoặc chuyển tiền đến người
nhận tiền mặt bằng CMND, passport, thẻ ...trong hoặc ngoài hệ thống.
- Chuyển đổi ngoại tệ (Foreign exchange): Khách hàng có thể chuyển đổi ngoại tệ của
mình sang tài khoản tiền gửi thanh toán việt nam đồng.
- Khách hàng có thể tra cứu thông tin như xem số dư tài khoản, liệt kê các giao dịch
trên tài khoản
Một trong những tiện dụng nhất của HB đối với các công ty xuất nhập khẩu là bạn có
thể lập chứng từ mở L/C ngay tại văn phòng. Khi truy cập vào trang web của ngân hàng có
dịch vụ HB, khách hàng sẽ được hướng dẫn khai báo L/C theo mẫu rồi chuyển cho phía ngân

Trang 22
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

hàng xem trước. Nếu có sai sót, ngân hàng sẽ gửi lại bản thông báo chi tiết những chỗ cần sửa.
Điều này giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót cho DN khi mở L/C. Khi mẫu này đã
chuẩn, DN chỉ việc in ra và mang thẳng đến ngân hàng.
Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ tại chi nhánh, mỗi khách hàng sẽ được hệ thống HB
của ngân hàng cung cấp hai loại User có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau, được phân quyền
như sau: 1 user được phép soạn thảo lệnh nhưng không được phép xác nhận lệnh (thường cấp
cho kế toán trưởng) và 1 user được phép xác nhận lệnh nhưng không được soạn thảo lệnh
(thường cấp cho giám đốc). Việc xác nhận của user được thực hiện qua chữ ký số (đã đăng ký
với ngân hàng). Các giao dịch được chấp nhận là giao dịch phải có đủ hai chữ ký. Trường hợp
lệnh chuyển tiền chưa được lãnh đạo xác nhận, nhân viên kế toán có thể xóa lệnh. Trường hợp
lệnh chuyển tiền đã xác nhận xong nhưng ngân hàng chưa xử lý, cấp lãnh đạo có thể xóa lệnh.
Điều này đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa kế toán trưởng, giám đốc và ngân hàng. Ngoài
ra, ngân hàng sẽ thống nhất với doanh nghiệp một số quy định khác nhằm đảm bảo sự an toàn
cho tài khoản như: hạn mức giao dịch (bao nhiêu lần/ngày; số tiền/giao dịch); số người xác
nhận lệnh...
So với Internet Banking, Home Banking có tính bảo mật cao bởi 2 yếu tố:
- Thứ nhất là mô hình kết nối trực tiếp vào mạng của ngân hàng qua số điện thoại và
mã số truy nhập
- Thứ hai là việc áp dụng chữ ký số trong các giao dịch của HB.
4.3.5. Internet Banking
Dịch vụ IB giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như
kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của
ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, thu thập thông tin cần thiết. Thông tin rất phong
phú, đến từng chi tiết giao dịch của khách hàng cũng như thông tin khác về ngân hàng. Khách
hàng có thể truy cập vào website khác để mua hàng và thực hiện thanh toán với ngân hàng.
IB là một kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà,
văn phòng. Khách hàng với máy tính kết nối Internet có thể truy cập vào IB ở bất cứ nơi nào
và bất kỳ lúc nào sẽ được cung cấp, hướng dẫn đầy đủ tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng. Khách hàng có tài khoản tại ngân hàng với mã số truy cập và mật khẩu do ngân hàng cấp
có thể xem số dư tài khoản của mình và liệt kê phát sinh giao dịch trên tài khoản của mình.
Thông qua IB khách hàng có thể gởi tất cả các thắc mắc, góp ý về sản phẩm, dịch vụ của ngân
hàng. Ngân hàng sẽ trả lời và giải quyết mọi thắc mắc, góp ý của khách hàng.
5. Hợp đồng tín dụng phái sinh
Chứng khoán hóa TS, bán nợ và bảo lãnh TD giúp NH hạn chế RRTD của danh mục
cho vay, đồng thời các hoạt động này cũng hạn chế quy mô RR lãi suất mà NH phải đối mặt.
Tuy nhiên, nghiệp vụ bán nợ và chứng khoán hóa TS nhìn chung không linh hoạt, đặc biệt là
trong trường hợp NH có nhiều khoản cho vay với những đặc điểm khác nhau (những khoản
cho vay KD thường không giống nhau về kế hoạch thanh toán cũng như mức độ RR dự tính).
Các công cụ TD phái sinh (credit derivative) – các hợp đồng TC bảo vệ người thụ hưởng trong
trường hợp khoản nợ không thể được thanh toán – có thể được sử dụng hiệu quả trong việc
giảm RRTD cũng như giảm RR lãi suất của NH.
5.1. Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit Swap)
Hợp đồng hoán đổi tín dụng là một trong những hình thức điển hình nhất của các công
cụ TD phái sinh. Hợp đồng hoán đổi tín dụng là hợp đồng trong đó hai tổ chức cho vay thỏa
thuận trao đổi cho nhau một phần các khoản thanh toán theo các hợp đồng TD của mỗi bên.
Ví dụ: NH A và NH B tìm được 1 trung gian là công ty bảo hiểm, đồng ý lập 1 hợp
đồng trao đổi TD cho 2 bên. Sau đó, NH A sẽ tiến hành chuyển 1 lượng tiền (100 triệu USD)
bao gồm cả lãi và vốn mà NH thu từ những người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tương tự,
NH B sẽ tiến hành chuyển 1 lượng tiền (100 triệu USD) bao gồm cả lãi và vốn mà NH thu từ

Trang 23
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

những người vay vốn cho tổ chức trung gian. Tổ chức trung gian cuối cùng chuyển những
khoản tiền này cho các bên ký kết hợp đồng.
Các tổ chức trung gian sẽ hưởng 1 khoản phí cho dịch vụ trung gian mà họ thực hiện. tổ
chức trung gian cũng có thể thực hiện bảo đảm cho các bên về việc hợp đồng sẽ được hoàn tất
để nhận được những khoản phí bổ sung.
Đối với các bên tham gia hợp đồng, họ có thể nâng cao tính đa dạng hóa của danh mục
cho vay, đặc biệt là đối với những NH hoạt động trong những thị trường khác nhau, từ đó cho
phép các NH có thể nhận được các khoản thanh toán từ hệ thống thị trường rộng hơn, giảm sự
phụ thuộc của NH vào một thị trường truyền thống.
Ví dụ về hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập
Vốn + lãi Vốn + lãi

NH A Tổ chức trung NH B
gian
Vốn + lãi Vốn + lãi
Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập (Total return swap) (hiện sử dụng phổ biến) là một
dạng khác của hợp đồng hoán đổi tín dụng. Ví dụ, tổ chức trung gian bảo đảm cho NH A có
một tỷ lệ thu nhập trên khoản cho vay KD cao hơn mức lãi suất trái phiếu dài hạn của chính
phủ là 3%. Như vậy, NH A đã đổi những khoản thu nhập RR từ khoản TD lấy những khoản
thu nhập ổn định hơn.
Hợp đồng trao đổi tổng thu nhập được xây dựng trên cơ sở một khoản cho vay thương
mại mà NH A vừa thực hiện. NH A sau đó đồng ý thanh toán cho NH toàn bộ các khoản thu từ
món vay (vốn gốc và lãi, cả những phần tăng giá trị thị trường của khoản vay). NH B sẽ cam
kết thanh toán cho NH A tiền lãi (theo LS Libor + LS bổ sung) và vốn gốc (cả mức giảm giá trị
thị trường của khoản vay). Về bản chất, NH B chấp nhận toàn bộ RRTD và RR lãi suất gắn với
khoản vay của NH A giống như NH B là người cho vay. Hợp đồng này có thể chấm dứt sớm
nếu người di vay mất khả năng thanh toán.
Ví dụ về hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập
Vốn + lãi + mức tăng giá
NH A (bên NH B (bên
thụ hưởng) bảo đảm)
Libor + lãi suất bổ sung +
mức giảm giá

Khách hàng
vay vốn
5.2. Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options)
Đây là công cụ TD phái sinh được sử dụng phổ biến hiện nay. Công cụ này giúp NH
bảo vệ trước những tổn thất trong giá trị TS TD, hoặc giúp NH bù đắp mức chi phí vay vốn cao
hơn khi chất lượng TD của NH giảm sút.
- Hợp đồng quyền TD là công cụ bảo vệ NH trước những tổn thất trong giá trị TS TD.
Một NH lo lắng về chất lượng của một khoản TD (100 triệu USD) mới thực hiện, NH
sẽ có thể ký kết hợp đồng quyền TD với 1 tổ chức KD quyền (option dealer). Hợp đồng này sẽ
đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu như khoản cho vay này giảm giá đáng kể hay
không thể được thanh toán. Nếu KH trả nợ theo kế hoạch thì hợp đồng quyền này sẽ không
được sử dụng và NH sẽ mất toàn bộ chi phí trả cho hợp đồng quyền này.

Trang 24
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

NH cũng thực hiện các hợp đồng quyền tương tư để bảo vệ danh mục đầu tư trong
trường hợp những tổ chức phát hành chứng khoán không hoàn thành trách nhiệm thanh toán
hoặc trong trường hợp giá trị thị trường của CK giảm sút đáng kể do chất lượng của tổ chức
phát hành thay đổi.
Ví dụ về hợp đồng quyền TD
Phí trả cho HĐ quyền

Ngân Tổ chức kinh doanh hợp


hàng đồng quyền tín dụng
Thực hiện TToán nếu chi phí TD
tăng quá mức hay chất lượng TD
giảm dưới mức thỏa thuận
- Hợp đồng này giúp NH bảo vệ trước rủi ro chi phí vay vốn tăng khi chất lượng TD
của NH giảm sút.
Một NH lo ngại rằng, mức xếp hạn TD của nó sẽ giảm trước khi NH phát hành các trái
phiếu dài hạn để huy động thêm vốn và NH sẽ phải trả 1 lãi suất huy động cao hơn. Do vậy,
NH tiến hành mua 1 hợp đồng quyền bán với mức chênh lệch lãi suất cơ bản cam kết trong hợp
đồng (được xác định là mức lãi suất phổ biến trên trên thị trường hiện tại áp dụng đối với mức
RRTD hiện tại của NH). Giống như bất kỳ hợp đồng quyền khác, hợp đồng quyền RRTD cũng
mang mức chênh lệch lãi suất cơ bản. Hợp đồng quyền sẽ thanh toán toàn bộ phần chênh lệch
lãi suất cơ bản thực tế (so với CK không có RR) vượt trên phần chênh lệch lãi suất cơ bản
được thỏa thuận.
Ví dụ: 1 NH dự tính chi phí vay vốn của nó sẽ cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ 5
năm là 1%. Do sự giảm sút chất lượng TD của mình hay do nền kinh tế trì trệ, mức chênh lệch
lãi suất mà NH sẽ phải thanh toán tăng tới là 2 % so với trái phiếu chính phủ. Nếu điều này xảy
ra, hợp đồng quyền bán sẽ trở nên có lợi vì nó giúp NH hạ thấp mức lãi suất phải thanh toán
gần với mức chênh lệch 1% so với trái phiếu chính phủ. Ngược lại, nếu chênh lệch lãi suất cơ
bản giảm (có thể do chất lượng TD của NH tăng hay nền kinh tế phát triển). hợp đồng này sẽ
không còn hiệu lực và NH sẽ mất toàn bộ phần chi phí mua quyền.
5.3. Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro
NH muốn ngăn chặn tổn thất do giá trị TS giảm thường sử dụng Hợp đồng trao đổi các
khoản tín dụng rủi ro. Thông qua những nhà môi giới, NH sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối
với một bộ phận của danh mục cho vay hay danh mục đầu tư.
Ví dụ: NH vừa thực hiện một số khoản cho vay (100 triệu USD) phục vụ cho việc xây
dựng một số dự án đầu tư. Do lo ngại những khoản cho vay bất động sản này sẽ có vấn đề
trong điều kiện nền kinh tế địa phương đang gặp khó khăn, NH quyết định mua hợp đồng
quyền bán để phong ngừa trường hợp các tổ chức vay vốn không trả được nợ. Và do đó, với
mỗi khoản cho vay không thể thu hồi, NH sẽ nhận được phần chênh lệch của 1 triệu USD trừ
đi giá trị thanh lý của TS dùng làm vật thế chấp cho khoản vay.

Trang 25
Môn học: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Các khoản phí phải trả


NH A (bên NH B (bên
thụ hưởng) bảo đảm)
Thanh toán nếu khoản cho
vay không thể thu hồi

Khách hàng Nếu khoản cho vay không thể thu hồi, NH B phải TToán
vay vốn cho NH A phần giá trị tổn thất của khoản vay hoặc TT theo
1 tỷ lệ nhất định của khoản vay được xác định khi ký HĐ
NH cũng có thể tìm một tổ chức đảm bảo cho các khoản cho vay trong trường hợp
không thể thu hồi vốn.
Ví dụ: NH A quyết định lập Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng với NH B đối với
khoản cho vay xây dựng trị giá 100 triệu USD. Theo hợp đồng này, NH A sẽ phải trả cho NH
B một khoản phí nhất định (0,5% giá trị khoản cho vay). Về phía NH B sẽ cam kết thanh toán
cho NH A 1 số tiền nhất định hay 1 tỷ lệ nhất định của khoản vay nếu như NH A không thể thu
hồi được nợ.
5.4. Trái phiếu ràng buộc (Credit – linded Notes - CLN)
Trái phiếu ràng buộc là một công cụ TD phái sinh mới xuất hiện, kết hợp đặc tính của
các khoản nợ thông thường với HĐ quyền TD, Trái phiếu này giúp cho tổ chức vay vốn có thể
linh hoạt hơn trong quá trình thanh toán. TP ràng buộc tạo cho tổ chức phát hành một đặc
quyền trong việc giảm mức thanh toán nếu như có những thay đổi lớn trong 1 số yếu tố.
Ví dụ: 1 NH phát hành TP để huy động vốn tài trợ cho 1 nhóm các khoản cho vay với
mức LS là 10% năm. Tuy nhiên, TP ràng buộc có 1 điều khoản quy định rằng nếu tỷ lệ tổn thất
TD trên các khoản nợ quá lớn (ví dự trên 7% dư nợ) thì NH chỉ thanh toán cho nhà đầu tư một
tỷ lệ lãi là 7%. Như vậy, NH đã phanà nào có được sự bảo đảm từ phía người đầu tư đối với
các khoản TD của mình.
------------------- Hết -------------------

Trang 26

You might also like