You are on page 1of 12

● Tại sao chủ nợ có bảo đảm lại không có quyền yêu cầu phá sản?

Như vậy, các chủ nợ có bảo đảm thì không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản với doanh nghiệp, hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán. Vì về cơ bản, các chủ nợ
này đã có tài sản bảo đảm, nên nếu công ty không thể thanh toán được khoản nợ thì chủ nợ
có quyền thanh lý tài sản bảo đảm đó.
Chỉ có các chủ nợ không có bảo đảm hoặc chỉ được bảo đảm một phần mới có quyền
yêu cầu Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Điều này nhằm mục đích
giúp các chủ nợ lấy lại tài sản đã cho doanh nghiệp vay và bảo vệ lợi ích của họ.
I. HOÀN THIỆN HỒ SƠ
1. Ai có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản?
- Chủ nợ không có bảo đảm hoặc bảo đảm 1 phần (bên thứ 3)
- Người lao động, công đoàn (người bị quản trị yêu cầu)
- Tự yêu cầu (doanh nghiệp hoặc cổ đông hoặc thành viên trong ban quản trị tự yêu cầu)
2. Hồ sơ yêu cầu
● Chủ nợ nộp hồ sơ: (Điều 26)
- Đơn yêu cầu
- Chứng cứ để chứng minh về khoản nợ đến hạn thanh toán: các khoản nợ không thanh toán
hoặc bảo đảm 1 phần, chứng minh chứng cứ đến hạn thanh toán quá 3 tháng
- Tại sao phải nộp kèm theo đơn yêu cầu phá sản lại là chứng cứ chứ không phải tài
liệu? Chứng cứ là sự thật khách quan, thu thập theo đúng trình tự, có mối quan hệ.

Giải thể Phá sản

Mất khả năng chi trả / thanh toán các


Vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ
khoản nợ

- Phá sản áp dụng cho doanh nghiệp và hợp tác xã, không áp dụng cho cá nhân
(Điều 2)
- Theo khoản 2 Điều 4, phá sản khi:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
+ Bị Tòa án tuyên bố phá sản
- Chủ thể yêu cầu phá sản: Điều 5
- Thẩm quyền giải quyết phá sản: Điều 8
+ Chỉ có Tòa án, không có Trọng tài
+ TAND cấp tỉnh sẽ giải quyết các vụ việc phá sản: Có tài sản hoặc người ở
nước ngoài; Doanh nghiệp có chi nhánh hoặc bất động sản ở nhiều huyện,
quận, thị xã, thành phố khác nhau; Có tính chất phức tạp
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân
dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc
đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và
thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để
giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã
có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều này.
* (i) “Tài sản hoặc người ở nước ngoài” (Điều 2 Nghị quyết 03/2016) khác (ii) “yếu tố
nước ngoài” (Khoản 2 Điều 663 BLDS).
________
* Nghĩa vụ đến hạn:
1/ Xác định số / khối lượng việc phải làm
2/ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
1. Chủ thể yêu cầu phá sản:
+ Chủ thể đòi nợ: Nợ không có bảo đảm
+ Chủ thể đòi nợ: Nợ có bảo đảm một phần
+ Chủ thể tự yêu cầu
- Tài liệu thể hiện mất khả năng thanh toán (Điều 28)
+ Chủ nợ: Biên bản giao hàng, biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao kết
quả công việc, biên bản giao nhận hồ sơ yêu cầu thanh toán, chứng từ thanh
toán
+ Người lao động
+ Doanh nghiệp bị yêu cầu, thành viên công ty / HTX, cổ đông tự yêu cầu
phá sản: Biên bản họp, báo cáo tài chính, danh sách chủ nợ - con nợ
________
- Điều 3 Nghị quyết 03/2016 quy định về tính chất phức tạp.
a) Có từ trên 300 (ba trăm) lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 (một
trăm tỷ đồng) trở lên;
b) Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh
nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; → doanh nghiệp, công ty chuyên sản
phẩm dịch vụ công ích, doanh nghiệp quốc phòng an ninh
c) Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; → tập
đoàn, tổng công ty, vốn nhà nước, đầu tư nước ngoài
d) Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ
quan, tổ chức nước ngoài; → nhà nước đảm bảo khoản nợ và điều ước quốc tế
* Chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản:
(1) Chủ nợ (không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần):
● Hồ sơ: Chứng cứ (Điều 26)
(2) Người lao động / Công đoàn:
● Hồ sơ: Chứng cứ (Điều 27)
- Nộp chứng cứ chứng minh doanh nghiệp nợ lương và các thu nhập khác, tăng thêm
chuyên cần, ăn trưa, điện thoại…
(3) Tự yêu cầu (DN, chủ sở hữu, HTX):
● Hồ sơ: Tài liệu (Điều 28.3) gồm:
+ Báo cáo tài chính:
+ Bảng kê tài sản: tài sản gồm có hữu hình và tài sản vô hình
+ Danh sách chủ nợ và con nợ: tiền nợ, thời điểm phải thực hiện nghĩa vụ có
bảo đảm hay không đảm bảo; thông tin chủ nợ, con nợ gồm tên, địa chỉ,
CCCD/mã số doanh nghiệp (mã số nếu có 001/002 thì không có tư cách
pháp nhân thể hiện các chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty hạch toán phụ
thuộc); thông tin chủ sở hữu, thành viên sáng lập; bộ thay đổi đăng ký quá
trình hoạt động của doanh nghiệp
+ Bản giải trình nguyên nhân mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả khắc
phục nhưng không đáng kể:
+ Tài liệu thành lập DN
+ Kết quả kiểm kê tài sản, thẩm định giá
● Bộ báo cáo tài chính gồm bao nhiêu loại? Cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động, mã số kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, chứng minh …, báo cáo vốn
chủ sở hữu. Chú ý tới báo cáo luân chuyển tiền tệ, báo cáo vốn chủ sở hữu (xem
chủ sở hữu đã góp đủ chưa). → nhìn thấy dòng tiền, vốn chủ sở hữu góp hay vốn đi
vay.
* Tại sao Điều 26, 27 chỉ phải nộp chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, còn Điều 28, 29 lại
nộp tài liệu kèm đơn yêu cầu? → Mất khả năng thanh toán tức là đã quá 03 tháng nhưng
vẫn chưa trả nợ → Chủ DN phải biết, phải có tài liệu → Nếu không nộp tài liệu và gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trách nhiệm thuộc về cá nhân
Khoản 5 Điều 28: vừa là quyền vừa là trách nhiệm -> nếu ko nộp thì phải chịu trách nhiệm
trước PL -> phải BTTH (cá nhân) => Vì khi DN bị mất khả năng thanh toán là 1 khoản nợ
mà DN quá hạn 3 tháng ko thể trả mà CN/NLĐ/công đoàn chủ yếu là người bên ngoài, ko
có nhiều tài liệu về chứng cứ mà chủ yếu là những khoản nợ cụ thể (nợ, nợ lương lđ). Còn
với DN, CSH thì có đầy đủ tài liệu và dự liệu đc khả năng trả nợ của mình.
Mất khả năng thanh toán là: khoản nợ này quá 3 tháng chưa thanh toán, thì chủ doanh
nghiệp biết và chắc chắn có tài liệu nên phải nộp để không kéo dài thời gian, nếu không
làm thì bồi thường thiệt hại, BTTH này mang tính chất cá nhân được quy định tại điều 4.1
2. Nộp đơn yêu cầu phá sản (Điều 30, 31, 32):
- 02 hình thức:
+ Trực tiếp tại TA → Ngày nộp đơn kể từ ngày TA nhận đơn
+ Thông qua bưu điện → Ngày nộp đơn kể từ ngày có dấu bưu điện nơi gửi
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án
phân công Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán xem xét đơn. (Đ32)
- Thẩm phán xử lý đơn trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân
công
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì ra thông báo nộp lệ phí phá sản (căn cứ vào NQ 326
Đ.22) và tạm ứng chi phí phá sản (ND 22 Điều 23
+ Nếu hồ sơ không đủ, không đúng thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung (Đương sự:
không quá 10 ngày, gia hạn không quá 15 ngày → không quá 25 ngày)
(Đ34)
+ Nếu không thuộc thẩm quyền thì chuyển sang TA có thẩm quyền (Đ33)
+ Nếu không đáp ứng đủ điều kiện thì trả đơn về (D35)
● Người nộp đơn không đúng
● Người nộp đơn không sửa đổi, bổ sung. Mặc dù đã sửa đổi bổ sung
nếu không nộp được chứng cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả
năng thanh toán → vẫn thành không sửa đổi, bổ sung
● Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản;
● Người nộp đơn rút đơn;
● Người nộp đơn không nộp lệ phí, tạm ứng chi phí, trừ trường hợp
không phải nộp.
- Thương lượng giữa chủ nợ với DN, HTX (Điều 37): Không quá 20 ngày. Thẩm
phán sẽ ra quyết định thụ lý hay không thụ lý sau khi các bên thương lượng.
- Quyền quyết định không phụ thuộc vào chủ thể yêu cầu nữa mà phụ thuộc vào tất
cả chủ nợ của doanh nghiệp → Hội nghị chủ nợ
- Nếu TA ra quyết định thụ lý thì phải gửi thông báo đến các bên tham gia, cơ
quan thi hành án, VKS và các TA khác
- Ngay sau khi đơn yêu cầu được thụ lý thì tất cả các hoạt động phải tạm đình chỉ.
Luật phá sản cho thẩm phán quyền này và các bên có quyền này, vì sau khi ra thông
báo nộp tạm ứng thì họ đã nộp rồi, thì tòa án sẽ thụ lý (ngay sau khi tòa án thụ lý thì
tất cả vụ việc, vụ án, thi hành án đối với tài sản của công ty phải tạm đình chỉ của
công ty phải tại điều 41, kể cả hoạt động của doanh nghiệp phải hoạt động không
quá phạm vi, gây thiệt hại
● Sau khi tòa án thụ lý thủ tục phá sản thì người yêu cầu thủ tục phá sản còn
được rút đơn hay không?
-
- Sau khi thụ lý đối với chủ thể chủ nợ; người lao động, công đoàn, Thẩm phán chưa
đủ tài liệu để xem xét toàn diện. TP phải xác minh cung cấp báo cáo tài chính 2
năm gần nhất, hỏi cơ quan bảo hiểm xã hội về số lượng lao động, đóng bh con nợ
hay không, danh sách nợ bao nhiêu, ntn; Doanh nghiệp còn nợ thuế không → báo
cáo tài chính, BHXH, cơ quan thuế → Gửi cho thi hành án, tham gia với tư cách 1
trong các chủ nợ
- Đối với doanh nghiệp thi công xây dựng thì có thuế vãng lai.
3. Mở thủ tục phá sản:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc
không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem
xét lại, VKS cùng cấp có quyền kháng nghị.
- TAND cấp trên giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ kèm theo đơn đề nghị
xem xét lại, kháng nghị, TAND cấp trên chỉ định Tổ Thẩm phán xem xét:
+ Nếu quyết định không mở là đúng thì DN, HTX hoạt động bình thường
+ Nếu quyết định không mở là sai thì trả về cho TA cấp sơ thẩm
+ Nếu quyết định mở là đúng thì giữ nguyên
+ Nếu quyết định mở là sai thì hủy quyết định và trả về TA cấp sơ thẩm để
xem xét lại
→ Nếu TA ra quyết định mở thủ tục phá sản thì những vụ việc bị tạm đình chỉ
chuyển thành đình chỉ giải quyết và đồng thời chuyển hồ sơ đến tòa án đang giải
quyết phá sản (Đ71.2)
- Khi DN yêu cầu chỉ định QTV / DN quản lý, thanh lý, nếu họ thuộc Điều 14 thì TA
đương nhiên chỉ định
- Nếu TA ra quyết định mở thủ tục phá sản mà DN không yêu cầu chỉ định QTV /
DN quản lý, thanh lý thì Thẩm phán phải ra quyết định chỉ định trong thời hạn 03
ngày làm việc
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải
gửi giấy đòi nợ
+ QTV / DN sẽ lập danh sách chủ nợ & con nợ. CSPL: Điều 66, 67, 68
**Mục đích chỉ định QTV, DN thanh lý ts
• Quản lý, thanh lý ts (các hđ ra vào của ts trong qtrinh thực hiện TTPS) bằng cách lập
danh sách. Tìm kiếm, phát hiện những ts mà DN che giấu. Có những biện pháp tạm thời
để xử lý gấp những ts nhanh hư, hỏng -> tránh thiệt hại => bảo toàn ts còn lại của DN phá
sản
- 30 ngày kể từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản → gửi giấy nợ cho QTV/DN,
TA) → QTV sẽ lập danh sách → niêm yết tại trụ sở TA, công thông tin điện tử
TA/ĐKDN, các chủ nợ → triệu tập HỘI NGHỊ CHỦ NỢ (lúc này quyền quyết định
không còn phụ thuộc vào người yêu cầu nữa mà phụ thuộc vào tất cả các chủ nợ
của DN này)
Nếu hết thời hạn này mà các chủ nợ ko gửi giấy đòi nợ thì hậu quả pháp lý là gì?
> Sẽ ko có tên trong danh sách chủ nợ -> sẽ ko đc gửi danh sách -> mất quyền đòi nợ
Tại sao phải niêm yết danh sách này?
Tránh TH trong quá trình lập sẽ có sự sai sót -> niêm yết công khai để người nộp xem xét.
* Triệu tập hội nghị chủ nợ:
+ Nguyên tắc tiến hành: (Đ76)
❖ Tôn trọng thỏa thuận của người tham gia
❖ Bình đẳng quyền và nghĩa vụ của người tham gia → Bình đẳng theo tỉ lệ
khoản nợ không có bảo đảm.
❖ Công khai
● Tại sao lại quy định những nguyên tắc này?
- Bình đẳng là bình đẳng theo tỷ lệ phần nợ không có đảm bảo vì bản chất của phá
sản là xử lý, thu hồi tài sản còn lại của DN mà những chủ nợ theo LDN thì được
xem là những nhà đầu tư cho công ty → phần tài sản còn lại tương ứng với tài sản
cho nợ → bình đẳng về phần vốn góp
+ Chủ thể tham gia: (Đ77,78)
❖ Chủ nợ có tên trong danh sách
❖ Đại diện NLĐ, công đoàn
❖ Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho DN: có chủ thể này vì
❖ Người yêu cầu
❖ QTV / DN quản lý, thanh lý
● Đối với những chủ thể có quyền thì có cần phải gửi giấy đòi nợ ko? Tại sao?
- Trong hồ sơ giải quyết tại tòa án, chủ thể quyền đã yc DN bị phá sản phải trả nợ ->
khi chuyển hồ sơ thì họ ko phải gửi nữa vì nó đã có sẵn trong hồ sơ (giấy đòi nợ -
Điều 66) (tương tự như thi hành án, trong TH TĐC thì khi chuyển tòa án cũng đã
chuyển luôn giấy đòi nợ)
- Không được quyền kê biên phát mãi tài sản của doanh nghiệp
● Cơ quan thi hành án đại diện cho khoản nợ nào?
- Khoản nợ không có đảm bảo: đại diện cho án phí giải quyết tranh chấp của bản án
có hiệu lực pháp luật
● Thu được tiền của người phải thi hành án (đấu giá …) rồi thì phải trả cho ai
trước?
- Án phí giải quyết tranh chấp/ lệ phí giải quyết việc dân sự → số tiền còn lại gửi vào
NSNN (kho bạc) theo quyết định của tòa án. Phần tiền còn lại sẽ trừ vào chi phí thi
hành án (kê biên, thẩm định tài sản, đấu giá tài sản …) → trả cho chủ thể có quyền
yêu cầu thi hành án → nếu còn tiền thì trả cho người thi hành án.
- Trong trường hợp này, thi hành án đại diện cho khoản nợ là án phí giải quyết
tranh chấp trong vụ án đã được tòa án giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực
pháp luật
+ Điều kiện hợp lệ để tiến hành:
❖ Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo
đảm. Chủ nợ có thể tham gia hoặc không tham gia, nếu không tham gia thì
phải gửi ý kiến bằng văn bản cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị
chủ nợ.
● Tại sao phải có ý kiến?
● => khi triệu tập HNCN, QTV phải làm giấy triệu tập phải có chương trình của hội
nghị để giải quyết xem có phá sản luôn ko? Phương án thực hiện? => ý kiến phải là
có/ko chứ ko đc trung lập
→ Có ý kiến giải quyết phá sản (Đ83)
❖ Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải
quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
+ Tỷ lệ thông qua: (Đ81.2)
❖ Phải có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt
❖ Những người đó phải đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở
lên biểu quyết tán thành. (người có mặt và không có mặt nhưng có ý kiến
bằng văn bản theo điều 79.1)
________
* XỬ LÝ TÀI SẢN:
- Tài sản đảm bảo được xử lý như thế nào?

1. Xác định giá trị tài sản
- Xác định thời điểm (Điều 51)
- Xác định lãi (Điều 52)
- Nợ có bảo đảm (Điều 53):
+ Tài sản để phục hồi kinh doanh
+ Tài sản không để phục hồi kinh doanh
❖ Nợ < giá trị tài sản bảo đảm
❖ Nợ = giá trị tài sản bảo đảm
❖ Nợ > giá trị tài sản bảo đảm

2. Thứ tự phân chia tài sản (Điều 54)


3. Trả / nhận TS
- Trả: Tài sản thuê / mượn → Từ khi thông báo phá sản đến nghĩa vụ chứng minh là
10 ngày làm việc
- Nhận lại hàng hóa đã bán → Bên mua là DN mất khả năng thanh toán:
+ TH1: Hàng hóa đã gửi nhưng chưa nhận & chưa thanh toán
+ TH2: Hàng hóa đã giao, đã nhận & chưa thanh toán
* QUY TRÌNH KIỂM KÊ, ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN:
- Khái niệm kiểm kê tài sản: Điều 40 Luật kế toán
- Nguyên tắc định giá: Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2014
TANDTC/VKSNDTC/BTP/BTC
1. Kiểm kê tài sản: Sau khi nhận quyết định mở thủ tục phá sản
(1) Chủ thể tiến hành: Điều 65
(2) Thời hạn: 30 ngày (Điều 65.1)
(3) Kết quả [Điều 65 (3), (4)]
(4) Hoạt động kiểm kê: Điều 62.3 Thông tư 01/2016/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung
Thông tư 12/2017/TT-NHNN
2. Định giá tài sản: Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản và DN phải có tài sản
(1) Chủ thể định giá: Điều 122, 123
(2) Thời hạn: <= 10 ngày (Điều 122)
(3) Nguyên tắc: Điều 4 NĐ 30/2018
(4) Nộp tạm ứng, chi phí: Điều 163, 164 Bộ luật TTDS

________
* BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
- Khái niệm: Điều 292 BLDS. BPBD được đặt ra Khi không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ
- Khi đăng ký giao dịch bảo đảm phát sinh quyền đối kháng với bên thứ 3. vd: A đã
đăng ký đảm bảo tài sản cho khoản nợ đối với bên thứ 3, nên nếu A đem tài sản đó
đi vay của C thì khi tranh chấp phát sinh → C là chủ nợ không đảm bảo
- Thứ tự thanh toán/ trả nợ: (Đ54)
+ Chi phí phá sản
+ Bảo hiểm xã hội, lương
+ Nợ dùng để phục hồi kinh doanh. Nợ có đảm bảo mà không dùng cho phục
hồi sản xuất kinh doanh
+ Nghĩa vụ tài chính với nhà nước, nợ không có đảm bảo
● Khi tòa án thụ lý thì tất cả các biện pháp để xử lý tài sản của doanh nghiệp đều
bị tạm đình chỉ (đ41), vậy đối với tài sản bảo đảm được ký kết trước thời điểm
thụ lý xử lý như thế nào?
→ Không phải tài sản nào cũng được thẩm phán xem xét theo điều 59 (đối với tài sản đảm
bảo trong thời hạn trước 6 tháng khi ra quyết định mở thủ tục phá sản thì tài sản này sẽ bị
vô hiệu → chủ nợ này sẽ chuyển thành chủ nợ không có đảm bảo
-

- Đăng ký giao dịch bảo đảm (Khoản 1 Điều 3 NĐ 99/2022)


+ Trường hợp phải đăng ký: Điều 25 NĐ 99/2022
+ Hồ sơ đăng ký: Điều 27 NĐ 99/2022
+ Nơi nộp hồ sơ: Điều 10 NĐ 99/2022
+ Cách thức nộp hs: Điều 13 NĐ 99/2022
+ Chi phí phải nộp: NQ 01/2023/NQ-HĐND
- Chủ thể (Điều 3.1, Điều 3.2 NĐ 21/2021):
+ Bên bảo đảm
+ Bên nhận bảo đảm
- Xử lý khoản nợ có bảo đảm: Điều 53
- Ý nghĩa:
+ Căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán
+ Đối kháng với bên thứ ba có liên quan
+ Bảo toàn TS của DN (Điều 69)
* Không phải tài sản nào đăng ký / giao kết trước thời điểm thụ lý cũng đều được Tòa
án cho phép xử lý.
* Tài sản của DN nhưng lại đem đi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ 3, tình
huống này xử lý như thế nào? → CSPL: Khoản 2 Điều 55.
* BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
- Chủ thể có quyền quyết định: Tòa án
- Chủ thể yêu cầu:
+ Chủ thể có quyền, nghĩa vụ theo Điều 5
+ Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý
→ Khi yêu cầu phải nộp kèm đơn và chứng cứ
- Đối tượng: Tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán
- Các biện pháp: Điều 70.1
- Thủ tục yêu cầu: Điều 70.2
+ Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở TTPS: Điều 70.1
+ Trường hợp do tình thế khẩn cấp: Điều 5.1 NQ 03/2016
→ Thẩm phán / Tổ Thẩm phán được phân công giải quyết TTPS:
❖ Chấp nhận: Ra QĐ áp dụng BPKCTT → Có hiệu lực ngay lập tức →
Chuyển đến CQ thực hiện / CQ thi hành án
❖ Không chấp nhận: Không đủ căn cứ để áp dụng\
-

You might also like