You are on page 1of 4

UNIT 1

RỬA TIỀN

(Chinhphu.vn) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Nghị định sửa đổi,
bổ sung Nghị định số 116/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Nghị định 116/2013/NĐ-CP đã quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền về các biện pháp phòng,
chống rửa tiền, thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong
phòng, chống rửa tiền. Theo đó, Nghị định 116 đã giúp cho các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và các đối tượng báo cáo triển khai thực hiện một số quy định của Luật
phòng, chống rửa tiền, đưa Luật phòng, chống rửa tiền vào thực tiễn cuộc sống.

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần sớm được
chỉnh sửa, bổ sung để góp phần triển khai có hiệu quả cơ chế phòng, chống rửa tiền
của Việt Nam.

Bổ sung quy định về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro

Đối với nội dung: Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, dự thảo Nghị định bổ
sung khoản 5 Điều 6 như sau: Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng
bố tại đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo được áp dụng các biện pháp đơn giản hóa
trong việc nhận biết khách hàng đối với những khách hàng được xác định có mức rủi
ro rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố thấp. Đối tượng báo cáo quyết định áp dụng một hoặc
tất cả các biện pháp đơn giản hóa sau:

a) Không cần thu thập thông tin về mục đích, bản chất mối quan hệ kinh doanh nếu có
cơ sở nhận biết được mục đích và bản chất từ các loại giao dịch hoặc mối quan hệ
kinh doanh đã được thực hiện, thiết lập.

b) Xác thực nhận dạng khách hàng và chủ sở hữu hưởng lợi sau khi thiết lập mối quan
hệ kinh doanh.

c) Giảm tần suất cập nhật nhận dạng khách hàng.

d) Giảm mức độ theo dõi và kiểm soát giao dịch.

Đối tượng báo cáo không được áp dụng biện pháp đơn giản hóa trong trường hợp nghi
ngờ có dấu hiệu rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo yêu cầu của Khuyến nghị số 1 của Lực lượng đặc
nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), các quốc gia cần tiến hành đánh giá rủi ro
quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố và cần yêu cầu các đối tượng có liên quan tiến
hành đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của đơn vị mình để từ đó đưa ra các
biện pháp phòng, chống phù hợp, Khuyến nghị số 10 của FATF yêu cầu áp dụng các
biện pháp đơn giản hóa đối với khách hàng có rủi ro rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố
được xác định ở mức thấp.

Về giao dịch liên quan tới công nghệ mới, để phù hợp với nhu cầu áp dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động tài chính ngân hàng trong thời đại cách mạng công nghiệp
4.0, đồng thời phù hợp với thực trạng, năng lực của các đối tượng báo cáo, dự thảo
Nghị định đã sửa đổi Điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 116 theo hướng cho phép các
đối tượng báo cáo lựa chọn một trong 2 hình thức: gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp
mặt trực tiếp khách hàng; trong trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, đối
tượng báo cáo phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ phù hợp để
nhận biết và xác minh khách hàng.

Sáng ngày 15/11, Quốc Hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật phòng, chống
rửa tiền. Kết cấu của Luật phòng, chống rửa tiền là 5 chương, 53 điều. Tại phiên thảo
luận đã có 25 đại biểu phát biểu, có vị đại biểu đã được phát biểu lần thứ hai. Một
trong những nội dung được quan tâm là đối tượng điều chỉnh và kênh rửa tiền của
Luật.

Rửa tiền không chỉ một cổng duy nhất – Ngân hàng

Việt Nam đã có Nghị định 116 - quy định về cơ chế và các biện pháp phòng, chống
rửa tiền ở Việt Nam trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác; trách nhiệm của các
cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
phòng, chống rửa tiền.
Nhưng bấy lâu, “thế giới coi chúng ta như xứ sở lý tưởng cho việc rửa tiền” – theo đại
biểu Dương Trung Quốc. Bởi, “chúng ta có văn bản dưới luật về vấn đề điều chỉnh
hiện tượng rửa tiền. Đến bây giờ hầu như không thực thi được.”

Theo đánh giá của giới chuyên môn, Nghị định 74 rất đơn giản, không có khả năng
ngăn chặn, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực tế cho thấy gần 7 năm qua Việt
Nam đã có văn bản dưới luật - Nghị định 74 về phòng, chống rửa tiền, nhưng khả
năng thực hiện, khả năng phát triển, khả năng xử lý, khả năng giải quyết cũng không
có một kết quả rõ nét, thậm chí nó cũng bị chìm đắm.

Thêm vào đó, Việt Nam chỉ bàn về rửa tiền qua một cổng duy nhất, cổng phổ biến
nhất của thế giới mà họ tranh thật chắc tức là ngân hàng. Nhưng thực tế “ở Việt Nam
vô cùng nhiều cổng để rửa tiền. Chỉ cần mua một căn hộ cao cấp là chúng ta có thể
rửa hàng triệu đô la, mà hoàn toàn giao dịch bằng tiền mặt, thậm chí được khuyến
khích khuyến mại nữa, thậm chí đến thuế nhà đó cũng không ai kiểm soát” – đại biểu
Dương Trung Quốc.

Ông Dương Trung Quốc cho rằng, với thiết kế như hiện nay Luật có ra thì sẽ không
cải thiện được tình hình xảy ra ở Việt Nam, họ vẫn đi cửa khác, họ không đi cửa này.
Ngoài ra, ông khá e ngại tính thực thi của luật bởi Việt Nam “còn sử dụng nhiều tiền
mặt và vàng như thế này thì vô phương cứu chữa.”

Băn khoăn đến từ Luật chống rửa tiền giao cho Ngân hàng soạn thảo

Dự án Luật chống rửa tiền được giao cho ngân hàng soạn thảo,các nội dung của luật vì
vậy cũng phần lớn bàn về việc chống rửa tiền qua cửa ngân hàng. Đại biểu Dương
Trung Quốc cho rằng, tất cả những nội dung trong bản điều luật này chỉ giống như là
một quy chế của nội bộ ngân hàng để bảo vệ cho chính mình.

Theo đại biểu Dương Trung Quốc: Không hiếm trường hợp thế giới ngân hàng được
dựng lên chủ yếu để rửa tiền, nhất là thành phần ngân hàng rất phức tạp, ngoài Ngân
hàng Nhà nước ra, còn rất nhiều thành phần khác, họ sẽ biến đó thành một ưu thế để
cạnh tranh đối với khách hàng của mình và nó lại mở ra một kênh để người ta có thể
rửa tiền ngay chính qua kênh ngân hàng để thu lợi nhuận, cho dù đấy là lợi nhuận phi
pháp.

“Nếu ngân hàng lại chính là cơ quan điều chỉnh pháp luật này thì rõ ràng là không
phải chỉ "vừa đá bóng, vừa thổi còi" mà bản thân chính chúng ta giao cho họ một con
dao hai lưỡi.”

Rửa tiền qua hoạt động xuất nhập khẩu và kiều hối?

Hàng năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng mức 150% GDP.
Liệu rằng việc rửa tiền có nằm ẩn trong hoạt động xuất nhập khẩu không?

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Tp. Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong năm trước hoạt động
xuất nhập khẩu chiếm tới 160 tỷ USD, năm nay doanh số xuất nhập khẩu chuyển ra và
chuyển vào để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu khoảng 200 tỷ USD.
Như vậy tôi có e ngại việc rửa tiền nó sẽ nằm ẩn ở trong hoạt động xuất nhập khẩu
này.”

Rõ ràng, doanh số hoạt động xuất nhập khẩu chuyển tiền ra vào Việt Nam là rất lớn,
cũng có thể xem là nơi ẩn của hoạt động rửa tiền. Nhưng dự thảo luật chỉ dành có 3
dòng để phòng, chống rửa tiền ở lĩnh vực này. Như vậy, có quá ít so với tỷ trọng,
doanh số giao dịch xuất nhập khẩu hiện nay? Đại biểu Ngân cũng chia sẻ thêm: Thời
gian vừa qua việc hậu kiểm trong vấn đề thanh toán quốc tế - chuyển tiền xuất nhập
khẩu cũng rất hạn chế. Các NHTM quan tâm nhiều đến khoản phí họ thu được trong
hoạt động XNK, cho nên có tình trạng có chứng từ là họ thanh toán ngay, nhưng sau
đó hàng hóa có vào Việt Nam hay không thì chúng ta thấy không kiểm tra được. Hoặc
hàng lậu vào, ma túy vào, nhưng cuối cùng hợp thức hóa thông qua các hợp đồng
thanh toán xuất nhập khẩu đó.

Ở mức độ nào đó, đây có thể xem là hình thức rửa tiền thông qua hoạt động xuất nhập
khẩu.

Một hình thức khác của rửa tiền là tiền tích cóp từ người Việt ở nước ngoài từ công
việc nhỏ, không giao dịch qua hệ thống giao dịch chính thức ở nước ngoài để trốn
thuế được gửi về nước; sau đó người trong nước gửi tiền sang cho họ. Tiền này trở
thành tiền sạch và có thể mua nhà, đóng tiền học phí.

Theo ông Dương Trung Quốc: cầm một đống tiền lẻ đó không thể nào chi tiêu được,
đó cũng là một cách rửa tiền, mục đích cũng không phải cái gì quá tội phạm. Nhưng
bởi vì ở chúng ta quá lỏng lẻo trong vấn đề quản lý thì đương nhiên nó trở thành một
kênh giao dịch mang tính chất quốc tế, không phải chỉ riêng cho giao dịch đối với
cộng đồng người Việt.

Rõ ràng, Luật phòng, chống rửa tiền để chúng ta giải quyết một vấn đề mặt trái của xã
hội, chúng ta đảm bảo ổn định, sự công bằng và cam kết quốc tế là cần thiết. Tuy
nhiên, cần thiết phải nhìn một cách chính xác đối tượng nào là đối tượng điều chỉnh và
các cổng mà đối tượng có thể rửa tiền.
Q. Nguyễn
Nguồn Tài liệu Văn phòng Quốc Hội

Theo TTVN, Chinhphu.vn


NOTES
rửa tiền (n): money laundry/laundering
Luật phòng, chống rửa tiền: anti-money laundry law
Nghị định 74: Decree 74
văn bản dưới luật: under law dossier
kiều hối: remittance

You might also like