You are on page 1of 22

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Chủ đề: Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt


trong thời kỳ Covid-19 tại Singapore

Giáo viên hướng dẫn : Phan Thị Hồng Thảo


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 - FED
Lớp : K22NHA-BN
THÀNH VIÊN NHÓM

STT Mã sinh viên Họ và tên

1 22A4011374 Nguyễn Hải Dương

2 22A4011288 Đặng Huy Khánh

3 22A4011482 Tô Phương Linh

4 22A4011320 Cao Thành Nam

5 22A4011306 Đỗ Hồng Phúc

6 22A4011276 Tạ Bích Phương (NT)

7 22A4011297 Vũ Hữu Tập

8 22A4011381 Nguyễn Thị Phương Thanh

2
MỤC LỤC

A. Mở đầu: Đặt vấn đề


B. Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt
2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
3. Mục đích và vai trò của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
4. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2. Thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ
Covid-19 tại Singapore
1. Đặt vấn đề bối cảnh Covid-19 tác động đến phương pháp thanh toán của người
dân Singapore
2. Cơ sở pháp lý, cơ chế hoạt động giám sát, quản lý của nghiệp vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại Singapore
3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore
4. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore
5. Doanh số giao dịch của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore
6. Đánh giá chung nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ Covid-19
tại Singapore
Chương 3. Thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam trong bối cảnh Covid-19
1. Đặt vấn đề bối cảnh Covid-19 tác động đến phương pháp thanh toán của người
dân Việt Nam
2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
trong bối cảnh Covid-19
C. Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

3
LỜI MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ trên khắp thế giới, nhu cầu về kết nối và truy
cập vào thông tin chi tiết trong thời gian thực trong các quy trình, đối tác, sản phẩm và con
người ngày càng mạnh mẽ. Thanh toán điện tử hay còn gọi là thanh toán không dùng tiền
mặt là một trong những sản phẩm đáp ứng các yêu cầu, mong muốn của con người trong
thời đại công nghệ số này. Các quốc gia, nền kinh tế đã áp dụng thanh toán điện tử vào
chính sách, các cuộc cải cách cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, thế
nhưng thanh toán điện tử chỉ thực sự bùng nổ khi đại dịch Covid-19 bùng nổ.

Covid-19 trở thành đại dịch trên toàn cầu không chỉ ảnh hưởng đến đời sống vật lý mà
còn tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần, làm thay đổi suy nghĩ, lối sống,... của con
người. Singapore cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó, là một trung tâm thương mại, kinh
doanh quan trọng nhất tại khu vực, dựa phần lớn vào độ mở của nền kinh tế, Singapore
không thể duy trì biện pháp đóng cửa biên giới. "Đảo quốc sư tử" gần như là quốc gia đầu
tiên trên thế giới chuyển mô hình chống dịch từ “không Covid-19” sang “sống chung với
Covid-19” trên cơ sở coi đây là bệnh đặc hữu. Đồng thời chính quyền của Thủ tướng Lý
Hiểu Long đã có những biện pháp cũng như chính sách khắc phục nhược điểm của mô hình
mở cửa quốc gia. Một trong số đó chính là thúc đẩy thanh toán điện tử - điều mà quốc gia
này luôn hướng đến trước khi đại dịch xảy ra.

Các chính sách, đạo luật về thanh toán điện tử liên tiếp được đưa ra, sự phát triển của
thanh toán điện tử tại Singapore cũng nhanh chóng phát triển. Nhưng những nhược điểm
cũng dần xuất hiện bên cạnh những tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, nền kinh tế.
Cùng với việc nghiên cứu về Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ
Covid-19 tại Singapore - quốc gia có những đặc điểm tương đồng với Việt Nam, nhóm
cũng rút ra được bài học kinh nghiệm cho Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
nước ta.

4
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý thuyết

1.1. Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt


Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (dịch vụ thanh toán): bao gồm dịch vụ thanh
toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán
của khách hàng.
1.2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Có 3 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1. Thanh toán giữa các khách hàng của NHTM qua NHTM
+ Thanh toán bằng séc
+ Thanh toán bằng lệnh chi
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm thu
+ Thanh toán bằng thư tín dụng
+ Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
1.2.2. Thanh toán giữa các ngân hàng
* Thanh toán giữa các ngân hàng cùng hệ thống
+ Thanh toán liên ngân hàng
+ Thanh toán bù trừ
+ Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác cùng hệ thống để thanh toán
+ Uỷ nhiệm thu, chi hộ
+ Thanh toán chuyển tiền điện tử
* Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống
+ Thanh toán qua tài khoản mở tại NHTW
+ Thanh toán bù trừ do NHTW tổ chức
+ Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác để thanh toán
+ Uỷ nhiệm thu, chi hộ giữa các ngân hàng
+ Thanh toán chuyển tiền điện tử
1.2.3. Thanh toán qua NHTW
+ Thanh toán từng lần
+ Thanh toán bù trừ
1.3. Mục đích và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
1.3.1. Mục đích của thanh toán không dùng tiền mặt

5
+ Thúc đẩy sự vận động về vốn giữa các NHTM phát huy vai trò thanh toán của các NHTM
trong nền kinh tế từ đó góp phần thúc đẩy sự chu chuyển vốn giữa các DN, TCKT và cá
nhân;
+ Giúp quá trình thanh toán nhanh chóng, chính xác và đảm bảo được yêu cầu của nền kinh
tế;
+ Tạo nguồn vốn tín dụng cho NHTW và điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển;
+ Tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm áp lực tiền mặt, giảm chi phí lưu
thông, giúp NHTW xác định và điều tiết MB, MS chính xác.
1.3.2. Vai trò
* Đối với nền kinh tế
+ Làm giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông
+ Minh bạch hóa các giao dịch
+ Chống thất thu thuế
+ Giúp đồng vốn luân chuyển nhanh hơn
+ Huy động thêm vốn cho nền kinh tế
+ Giao dịch an toàn hơn
+ Tiết giảm chi phí quản lý, kiểm đếm, in ấn và vận chuyển tiền
+ Nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, rửa tiền
+ Kiểm soát, phát hiện các thanh toán phạm pháp
* Đối với người dân
+ Giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, giảm bớt chi phí
+ Tránh các rủi ro phát sinh: Tiền giả, nguy cơ trộm cắp, cướp giật
1.4. Các chủ thể tham gia vào thanh toán không dùng tiền mặt
Có 3 chủ thể tham gia vào thanh toán không dùng tiền mặt
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt: Ngân hàng Nhà nước, Ngân
hàng thương mại, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác xã, Chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô.
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán: Các tổ chức không phải là ngân hàng
được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán; Ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ
ví điện tử.
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ trung gian
thanh toán (người sử dụng dịch vụ): Chủ tài khoản thanh toán là cá nhân đứng tên mở tài

6
khoản đối với tài khoản của cá nhân hoặc là tổ chức mở tài khoản đối với tài khoản của tổ
chức.
CHƯƠNG 2. Thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ
Covid-19 tại Singapore
2.1. Đặt vấn đề bối cảnh Covid-19 tác động đến phương pháp thanh toán của người
dân Singapore

Ảnh 1. Các banner của MAS kêu gọi sử dụng Thanh toán điện tử thay
cho sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thanh toán

Theo khảo sát của công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng Standard Chartered, gần 80%
số người được khảo sát tại Singapore cho rằng “đảo quốc Sư tử” này sẽ hoàn toàn không
dùng tiền mặt trong một thập kỷ tới. Kết quả trên là do người tiêu dùng Singapore đang
thay đổi thói quen tiêu dùng, chuyển sang giao dịch ngân hàng và mua sắm trực tuyến trong
bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. Tại Singapore, người tiêu dùng sử dụng thẻ thanh
toán đã tăng lên 50%, so với 35% trước dịch bệnh
Ngày 9 tháng 4 năm 2020, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) kêu gọi các cá nhân và
doanh nghiệp sử dụng Tài chính kỹ thuật số và Thanh toán điện tử để hỗ trợ các biện pháp
tạo khoảng cách an toàn COVID-19, đồng thời giảm thiểu việc đến thăm trụ sở của các tổ
chức tài chính (FIs).
MAS kỳ vọng các tổ chức tài chính (FIs) có thể cung cấp nhiều dịch vụ tài chính cơ bản
thông qua các kênh kỹ thuật số mà không yêu cầu sự hiện diện thực tế tại các cơ sở. Các tổ
chức tài chính (FIs) cũng đã và đang cung cấp cho khách hàng của họ các tùy chọn giao
dịch không gặp mặt khác như video hoặc hội nghị từ xa, nếu có thể, để thực hiện xác minh
khách hàng. MAS khuyến khích các FIs tích cực thúc đẩy việc sử dụng các tùy chọn kỹ
thuật số này và cung cấp cho khách hàng hướng dẫn phù hợp về cách sử dụng.
MAS cũng hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội các ngân hàng tại Singapore (ABS) để thúc đẩy
việc áp dụng thanh toán điện tử nhiều hơn giữa các cá nhân và doanh nghiệp. Được hỗ trợ
bởi MAS, ABS sẽ thực hiện một chiến dịch bền vững để thúc đẩy việc sử dụng các sản
phẩm như PayNow, PayNow Corporate và SGQR trong thời gian đại dịch tác động vào nền
kinh tế.

7
2.2. Cơ sở pháp lý, cơ chế hoạt động giám sát, quản lý nghiệp vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại Singapore của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Singapore

Ảnh 2. Các sản phẩm thanh toán giữa người mua và người bán tại Singapore
2.2.1. Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã hoàn thiện khuôn khổ quy định mới cho các dịch
vụ thanh toán ở Singapore: Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PS) là một khuôn khổ hướng tới
tương lai và linh hoạt cho các quy định của hệ thống thanh toán và các nhà cung cấp dịch
vụ thanh toán ở Singapore. Quốc hội đã thông qua Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PS) vào
ngày 14 tháng 1 năm 2019 (sau đó được bổ sung vào ngày 20/02/2019), có hiệu lực vào
ngày 28 tháng 1 năm 2020 và mở rộng quy định của MAS bao gồm các loại dịch vụ thanh
toán mới.
Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PS) mới bao gồm các loại dịch vụ thanh toán mới, về quy
định và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích sự đổi mới và tăng
trưởng của các dịch vụ thanh toán và Fintech. Nó cũng nâng cao khung pháp lý cho các
dịch vụ thanh toán ở Singapore, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy niềm tin
vào việc sử dụng thanh toán điện tử.
Đồng thời ngày 28 tháng 9, 2018 MAS cũng đưa ra Nguyên tắc bảo vệ người dùng của
E-Payments (Ngày có hiệu lực: 30 tháng 6 năm 2019, đã sửa đổi vào ngày 5 tháng 9 năm
2020), nguyên tắc này đưa ra các kỳ vọng của MAS đối với các tổ chức tài chính phải có
trách nhiệm bảo vệ khách hàng, cũng như nghĩa vụ của chủ tài khoản và người sử dụng tài
khoản (cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức) của tài khoản được bảo vệ và cung cấp hướng
dẫn về trách nhiệm đối với các tổn thất phát sinh từ các giao dịch trái phép và sai lầm.
2.2.2. Cơ chế hoạt động giám sát của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Singapore
Ngày 02/08/2017, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đưa ra thông báo rằng họ sẽ thành
lập Hội đồng Thanh toán, bao gồm 20 nhà lãnh đạo từ các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ
thanh toán, doanh nghiệp và hiệp hội thương mại. Hội đồng Thanh toán sẽ do Ông Ravi
Menon, Giám đốc Điều hành, MAS làm chủ tịch.

8
Việc thành lập Hội đồng thanh toán là một phần của một loạt các sáng kiến mà MAS
đang thực hiện nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về một xã hội thanh toán điện tử ở Singapore.
Hội đồng thanh toán bao gồm cả nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ thanh toán ở
Singapore. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác trong ngành thanh toán, thúc đẩy khả năng
tương tác giữa các giải pháp thanh toán điện tử, phát triển các chiến lược để thúc đẩy việc
áp dụng thanh toán điện tử một cách phổ biến, tư vấn và đưa ra khuyến nghị cho MAS về
các chính sách liên quan đến thanh toán.
Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PS) trao quyền cho MAS thu thập thông tin từ tất cả hệ
thống thanh toán ở Singapore để theo dõi sự phát triển của hệ thống thanh toán ở Singapore
và đưa ra các quyết định, chính sách sáng suốt.
MAS có thể chỉ định một hệ thống thanh toán theo Đạo luật Dịch vụ Thanh toán (PS)
nếu nó được coi là một hệ thống thanh toán quan trọng về mặt hệ thống hoặc một hệ thống
thanh toán quan trọng trong toàn hệ thống, hoặc vì lợi ích công cộng - nhằm mục đích giám
sát chặt chẽ hơn nếu hệ thống thanh toán mới này đóng vai trò quan trọng đối với sự an toàn
và hiệu quả của hệ thống tài chính.
Ngoài ra, MAS có thể chỉ định các hệ thống thanh toán quan trọng theo Đạo luật Hệ
thống Thanh toán và Giải quyết (Tính tổng kết và Mạng lưới) (FNA) để đảm bảo rằng các
hệ thống này tiếp tục hoạt động trơn tru trong thời gian bị gián đoạn. Cụ thể, FNA đảm bảo
tính cuối cùng và không thể hủy ngang của các giao dịch được thực hiện thông qua các hệ
thống này bằng cách "khắc phục" các quy tắc về khả năng mất khả năng thanh toán có liên
quan, làm hạn chế rủi ro của người sử dụng sản phẩm dịch vụ.
2. 3. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore
Thanh toán không dùng tiền mặt đang và sẽ là xu thế tất yếu của nhiều nước trên thế
giới, thế nhưng Singapore đã bắt đầu hành trình thanh toán điện tử từ nhiều năm. Để bắt kịp
với tiến bộ công nghệ và nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng đang thay đổi, cùng với những nỗ
lực hợp tác và đổi mới của ngành ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và cơ
quan quản lý, Singapore hiện đã và đang sở hữu nhiều hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt, từ cơ bản đến phức tạp:

2.3.1. Thanh toán qua tài khoản các ngân hàng liên doanh

9
2.3.1.1. Interbank Giro
GIRO được Cơ quan Tiền tệ Singapore ứng dụng từ năm 1984, đây là một cơ chế ghi nợ
trực tiếp điện tử được sử dụng bởi các tổ chức thanh toán (BO) như một phương tiện chi phí
thấp để thu các khoản thanh toán. GIRO là cơ chế ba bên giữa tổ chức thanh toán, khách
hàng và ngân hàng.
Hiện nay, GIRO được sử dụng rộng rãi để người tiêu dùng thanh toán hóa đơn cho các
cơ quan chính phủ và các BO khu vực tư nhân. GIRO đặc biệt hữu ích cho các khoản thanh
toán có tính chất thường xuyên và có số lượng cố định. Đối với nhiều khoản phí và lệ phí
khác trong khu vực công, chẳng hạn như phí học và phí khác, tiền thuê nhà, đậu xe theo
mùa và thuế thu nhập cá nhân, một phần đáng kể các khoản thanh toán cũng được thực hiện
thông qua GIRO.
Điểm bất cập là hệ thống này đòi hỏi người dân phải cung cấp chi tiết tài khoản ngân
hàng vào các mẫu và việc thanh toán qua GIRO cũng phải mất 2 ngày. Dù vậy, từ khi ra
xuất hiện đến nay, GIRO vẫn là phương thức thanh toán điện tử phổ biến nhất ở Singapore.
2.3.1.2. NETS EFTPOS
Từ năm 1985, Singapore bắt đầu chiến dịch thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt đối với các
khoản giao dịch nhỏ lẻ với sự ra đời của hệ thống EFTPOS (hệ thống Chuyển tiền điện tử
NETS tại điểm bán hàng) cho phép thanh toán tại cửa hàng bán lẻ bằng thẻ ATM.
Đây là kết quả sáng kiến kết hợp của ba ngân hàng lớn ở Singapore là DBS Bank,
OCBC Bank và United Overseas Bank (UOB), hệ thống EFTPOS đã đi đầu trong chiến
lược phát triển xã hội phi tiền mặt của Singapore. Những tiến bộ trong kết nối Internet và
công nghệ điện toán đám mây, cùng với việc áp dụng rộng rãi các thiết bị di động và ứng
dụng di động, đã tạo môi trường lý tưởng cho các giải pháp thanh toán điện tử trực tuyến.
2.3.1.3. NETS CashCard
Vào cuối những năm 1990, với việc Singapore triển khai hệ thống Định giá đường điện
tử (ERP), Chính phủ đã đưa ra quyết định về việc sử dụng ERP để thúc đẩy thanh toán điện
tử ở Singapore. Vì vậy, NETS đã tung ra CashCard vào năm 1996. Đây là thẻ vật lý có thể
được nạp tới 500 đô la để trả cho ERP và phí đỗ xe, nhưng tiếc là không có nhiều công
dụng ngoài đó.
2.3.1.4. Ez-Link Card
Năm 2002, công ty con EZ-Link của LTA đã tung ra thẻ Ez-Link để thanh toán cho các
phương tiện giao thông công cộng như xe bus, đi tàu điện MRT, LRT với giá ưu đãi và thủ
tục thanh toán rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 0,2 giây. Hiện nay nó còn được sử dụng để
thanh toán khi mua sắm tại một số cửa hàng bán lẻ, ăn uống, dịch vụ và hơn thế nữa.
2.3.1.5. NETS FLASHPAY
NETS FlashPay là một thẻ giá trị được lưu trữ đa năng mà bạn có thể sử dụng để đi xe
buýt, MRT và LRT, mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ và thanh toán ERP cũng như phí đỗ
xe. Việc tích hợp ERP và các phương thức thanh toán giao thông công cộng rất được hoan

10
nghênh. Đồng thời NETS FLASHPAY cũng có thể nạp tiền dễ dàng trên Ứng dụng NETS,
có sẵn cho cả trên thiết bị IOS hoặc Android.
Nhưng NETS EFTPOS và GIRO vẫn tiếp tục là phương thức C2B (từ người tiêu dùng
đến doanh nghiệp) ưa thích cho thanh toán điện tử, vì họ ghi nợ trực tiếp từ tài khoản ngân
hàng mà không cần nạp tiền và mọi người thấy chúng an toàn và tiện lợi.

2.3.1.6. FAST
Ngày 17/03/2014, Cơ quan Tiền tệ Singapore cho ra mắt FAST (Chuyển khoản Nhanh
và An toàn) là một dịch vụ chuyển tiền điện tử mới cho phép khách hàng của các ngân hàng
tham gia chuyển tiền Đô la Singapore từ ngân hàng này sang ngân hàng khác ở Singapore
gần như ngay lập tức và không bị gián đoạn (24/7).
FAST được giới thiệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và các
doanh nghiệp về việc chuyển tiền nhanh hơn và hiệu quả hơn. Trước đó, có thể mất đến ba
ngày làm việc để khách hàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân
hàng khác giữa các ngân hàng.
2.3.1.7. UPOS (Điểm bán hàng hợp nhất)
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được người Singapore sử dụng rộng rãi nhưng điều kiện áp
dụng tại các cửa hàng còn hạn chế. Năm 2016, ABS đã khai thác ngành công nghiệp thanh
toán để phát triển một thiết bị đầu cuối điểm bán hàng thống nhất (Unified Point-Of-Sale)
hay còn gọi tắt là UPOS, có thể chấp nhận tất cả các thương hiệu thẻ lớn, bao gồm cả những
thương hiệu không tiếp xúc hoặc được tích hợp với điện thoại thông minh. Các thiết bị đầu
cuối UPOS đã được triển khai tại các cửa hàng bán lẻ và các chuỗi siêu thị lớn như Cold

11
Storage, FairPrice, Sheng Shiong... Người bán chỉ cần một thiết bị đầu cuối để chấp nhận
tất cả các khoản thanh toán bằng thẻ từ người tiêu dùng.
2.3.1.8. PayNow
Sự tiện lợi của người tiêu dùng đã có một bước tiến nhảy vọt vào năm 2017 với sự ra đời
của PayNow. PayNow không cần phải biết số tài khoản ngân hàng của một người khi bạn
thực hiện chuyển khoản. Khách hàng chỉ cần số điện thoại di động hoặc số NRIC là có thể
sử dụng dịch vụ chuyển, nhận tiền. Vì vậy, PayNow có thể thanh toán cho khách hàng bằng
ba bước đơn giản trên điện thoại di động của tôi, sử dụng ứng dụng và danh sách liên hệ
trên điện thoại của tôi.
Sau hơn 1 năm ra mắt (tính đến 20/06/2018) PayNow có hơn 1,4 triệu lượt đăng ký và
gần 900 triệu đô la đã được giao dịch qua hình thức này.
2.3.1.9. NETSPay và NETSQR
Sự ra đời của PayNow trong năm 2017 đã cho phép người dân Singapore chuyển tiền
liên ngân hàng và tạo điều kiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, sự
thành công của NETSPay và NETS QR trong các khu vực sử dụng nhiều tiền mặt như trung
tâm bán hàng rong (hawker centres) được đánh giá là động lực chính để khuyến khích giao
dịch giá trị nhỏ áp dụng thanh toán điện tử.
Ví di động NETSPay cho phép khách hàng thực hiện thanh toán bằng điện thoại thông
minh của mình. NETS QR tích hợp tất cả các giao dịch thanh toán bằng mã QR trong một
thiết bị thanh toán điện tử duy nhất, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ phi tiếp xúc và các
thiết bị đầu cuối dựa trên chip và mã QR giúp tiết kiệm không gian giao dịch của cửa hàng.
2.3.1.10. SGQR
Mã phản hồi nhanh để thanh toán của Singapore (SGQR) đã được MAS chính thức ra
mắt vào ngày 17/09/2018. Đây là lần đầu tiên trên thế giới có hệ thống kết hợp nhiều mã
QR thanh toán thành một nhãn SGQR duy nhất, giúp thanh toán di động dựa trên mã QR
trở nên đơn giản cho cả người tiêu dùng và thương nhân. SGQR sẽ được thông qua bởi 27
phương thức thanh toán bao gồm PayNow, NETS, GrabPay, Liquid Pay và Singtel DASH.
SGQR sẽ giúp đơn giản hóa việc thanh toán điện tử cho cả người dùng lẫn thương gia ở
“đảo quốc Sư Tử”.
2.4. Các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Singapore
2.4.1. Cơ quan quản lý tham gia vào nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Singapore
Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) được thành lập như một hội đồng theo luật định theo
Đạo luật Cơ quan tiền tệ Singapore vào năm 1970. Nhiệm vụ của nó là thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế không lạm phát bền vững và một khu vực dịch vụ tài chính lành mạnh và tiến bộ.
MAS hoạt động như một đại lý thanh toán cho các tổ chức ngân hàng ở Singapore, bằng
cách cho phép chuyển tiền diễn ra trên các tài khoản thanh toán của các ngân hàng được tổ
chức với MAS.

12
2.4.2. Các cơ quan khu vực tư nhân và công cộng khác tham gia vào nghiệp vụ thanh
toán không dùng tiền mặt tại Singapore
2.4.2.1. Hiệp hội Nhà thanh toán bù trừ Singapore (SCHA)
SCHA là một hiệp hội, được thành lập vào tháng 12 năm 1980, nhằm thiết lập, quản lý
và điều hành các dịch vụ và phương tiện thanh toán bù trừ cho séc và các khoản ghi nợ và
tín dụng của các thành viên. Nó bao gồm MAS và các ngân hàng thương mại ở Singapore
muốn trở thành thành viên. SCHA thiết lập các quy tắc về quyền và trách nhiệm của các
ngân hàng tham gia cũng như các nhà cung cấp dịch vụ cho các hệ thống thanh toán bù trừ;
nó cũng chịu trách nhiệm về Tổ chức thanh toán bù trừ tự động Singapore (SACH), đơn vị
vận hành Hệ thống thanh toán bù trừ séc đô la Singapore, Hệ thống thanh toán bù trừ séc đô
la Mỹ và Hệ thống GIRO liên ngân hàng.
2.4.2.2. Hiệp hội các ngân hàng tại Singapore (ABS)
ABS bao gồm các ngân hàng thành viên được rút ra từ nhiều tổ chức ngân hàng được
MAS cấp phép. Nó đại diện cho lợi ích của các thành viên, đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu về
thông lệ tốt cho các thành viên này và hỗ trợ các dự án cùng có lợi.
ABS cũng tổ chức các cuộc thảo luận thường xuyên với MAS về các vấn đề trong ngành
và việc thúc đẩy một hệ thống tài chính lành mạnh ở Singapore. ABS cung cấp đầu vào cho
luật pháp và hướng dẫn liên quan đến ngành, bao gồm cả về hệ thống thanh toán và quyết
toán.
2.4.2.3. Ủy ban kỹ thuật thanh toán điện tử (EPTC)
EPTC là một nhóm hoạt động trong ngành được thành lập bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Công
nghệ Thông tin (ITSC) dưới sự bảo trợ của Ban Tiêu chuẩn và Năng suất Singapore và Cơ
quan Phát triển Infocomm của Singapore.
Nhiệm vụ của nó là xác định, xem xét và đề xuất các tiêu chuẩn để áp dụng ở Singapore
trong những điều sau:
+ Hệ thống / dịch vụ xuất trình và thanh toán hóa đơn điện tử
+ Cơ sở hạ tầng, hệ thống và dịch vụ thanh toán điện tử
+ Thương mại điện tử
+ Thương mại di động
+ Nhận dạng khóa công khai / Cơ sở hạ tầng cơ quan cấp chứng chỉ, khả năng tương tác và
kết nối.
2.4.2.4. Kiểm soát viên của Tổ chức chứng nhận (CCA)
Như được quy định trong Đạo luật giao dịch điện tử, CCA giám sát hoạt động của các tổ
chức cấp chứng chỉ (CA), bằng cách cấp phép, chứng nhận, giám sát sự phát triển và sử
dụng các biện pháp kiểm soát khác. CCA được thành lập dưới sự quản lý của Cơ quan Phát
triển Infocomm của Singapore.

13
2.4.3. Các trung gian tài chính tham gia vào nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền
mặt tại Singapore
2.4.3.1. Ngân hàng
Bối cảnh thanh toán của Singapore chủ yếu là lĩnh vực của các ngân hàng. Các ngân
hàng thương mại ở Singapore được phép tham gia vào một loạt các dịch vụ tài chính. Các
ngân hàng thương mại được cấp phép theo Luật Ngân hàng (Chương 19). Các hoạt động
của họ cũng được điều chỉnh bởi các Thông báo của MAS cho các Ngân hàng và các hướng
dẫn được ban hành theo thời gian. Có ba loại ngân hàng thương mại ở Singapore: ngân
hàng toàn nghiệp vụ (full banks); ngân hàng bán buôn; và các ngân hàng nước ngoài.
Các ngân hàng hiện là tổ chức duy nhất có thể xử lý trên tất cả các phân đoạn của chuỗi
quy trình thanh toán (mua lại, xử lý, thanh toán bù trừ và thanh toán). Tuy nhiên, các nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán mới dự kiến sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong những năm tới.
2.4.3.2. Các ngân hàng trực tuyến (IOB)
MAS đã ban hành một tuyên bố chính sách về ngân hàng trực tuyến vào tháng 7 năm
2000. MAS chuẩn bị cấp giấy phép ngân hàng mới cho các nhóm ngân hàng được thành lập
tại Singapore để thành lập các công ty con ngân hàng riêng biệt (bao gồm các tổ chức liên
doanh) để theo đuổi các mô hình kinh doanh mới, bao gồm ngân hàng chỉ sử dụng internet,
bên ngoài các thực thể ngân hàng hiện có của họ. Hiện có một ngân hàng đang hoạt động
theo mô hình kinh doanh IOB.
2.4.3.3. Các tổ chức tài chính
Theo Đạo luật Ngân hàng của Singapore cũng như Luật dịch vụ thanh toán 2019, các
công ty tài chính được cấp phép theo Đạo luật Công ty Tài chính hay bất kỳ tổ chức tài
chính nào khác có thể đảm bảo điều kiện theo luật đều có thể tham gia.
2.4.4. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Đây là những chủ thể tham gia được đảm bảo bởi Nguyên tắc bảo vệ người dùng của E-
Payments của MAS, nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích cũng như phòng ngừa các rủi ro trong
thanh toán không dùng tiền mặt.
2.5. Doanh số giao dịch của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore
2.5.1. Doanh số giao dịch của hệ thống thanh toán bù trừ tự động tại Singapore
Cơ quan Tiền tệ Singapore đã thống kê doanh số giao dịch của hệ thống thanh toán bù
trừ tự động tại Singapore trong các năm, ta cùng nhìn vào các số liệu từ khi dịch Covid-19
bắt đầu ảnh hưởng lên nền kinh tế các quốc gia trên thế giới tới thời điểm hiện tại.
4 hệ thống thanh toán bù trừ tự động chính có khối lượng giao dịch lớn đã được MAS
thống kê gồm Thanh toán séc Dollar Singapore, Thanh toán séc Dollar Mỹ, Thanh toán qua
Interbank GIRO và Thanh toán sử dụng FAST:

14
Hệ thống thanh toán bù 2019 2020 2021
trừ tự động
Quý 1 Quý 2 Cả năm Quý 1 Quý 2 Cả năm Quý 1 Quý 2 Cả năm
Thanh toán séc Dollar
Singaopre
Khối lượng giao dịch (tr) 23 22 45 16 14 31 13 11 24
Giá trị giao dịch (tr SGD) $259,462 $246,141 $505,603 $195,637 $185,375 $381,012 $192,914 $201,996 $394,910
Trung bình $11,170 $11,149 $11,160 $12,098 $12,797 $12,428 $15,248 $18,281 $16,662
Thanh toán séc Dollar
Mỹ
Khối lượng giao dịch (tr) 0.38 0.38 0.76 0.3 0.25 0.54 0.23 0.22 0.45
Giá trị giao dịch (trSGD) $23,422 $24,139 $47,561 $18,840 $17,387 $36,227 $18,077 $18,108 $36,185
Trung bình $61,783 $63,746 $62,764 $63,830 $70,700 $66,952 $77,225 $84,138 $80,537
Inter-bank GIRO
Khối lượng giao dịch (tr) 55 57 112 55 54 108 54 54 107

Giá trị giao dịch (trSGD) $222,571 $228,867 $451,438 $228,439 $225,070 $453,509 $247,835 $252,799 $500,634

Trung bình $4,020 $4,038 $4,029 $4,168 $4,201 $4,184 $4,623 $4,705 $4,664

FAST

Khối lượng giao dịch (tr) 40 53 93 61 86 147 107 119 226

Giá trị giao dịch (trSGD) $68,336 $79,719 $148,055 $97,461 $113,334 $210,795 $138,995 $157,320 $296,315

Trung bình $1,690 $1,510 $1,588 $1,600 $1,317 $1,434 $1,302 $1,321 $1,312

Có thể thấy cùng là các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng cả thanh
toán bằng séc Dollar Singapore hay Dollar Mỹ đều có sự sụt giảm đáng kể từ năm 2019 (từ
45 triệu giao dịch năm 2019 còn 24 triệu giao dịch năm 2021 và từ 0,76 triệu giao dịch năm
2019 còn 0,45 triệu giao dịch năm 2021). Thanh toán bằng séc bị hạn chế hơn bởi tác động
của dịch Covid 19 bởi lẽ thanh toán séc vẫn yêu cầu chuyển giao và người nhận tiền hoặc
người thu hộ xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định.
Dù Interbank GIRO là phương thức thanh toán điện tử phổ biến nhất tại Singapore
nhưng dịch Covid-19 đã khiến GIRO phải chuyển giao vị trí ấy cho FAST. Tại năm 2019,
khối lượng giao dịch của GIRO là 112 triệu, FAST là 93 triệu nhưng đến 2021 GIRO chỉ
khiêm tốn với 107 triệu giao dịch, FAST tăng trưởng hơn 140% với 226 triệu giao dịch. Sự
thay đổi này bởi hạn chế về thủ tục và thời gian chuyển tiền của GIRO trong khi tính chất
24/7 - ngay lập tức của FAST hoàn toàn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
thời gian giãn cách xã hội. Tuy sụt giảm về khối lượng giao dịch nhưng giá trị của GIRO lại
tăng trưởng do được sử dụng chính trong thanh toán các hóa đơn nằm trong khu vực công,
thuế phí của, trung bình giá trị giao dịch trên khối lượng giao dịch của GIRO cũng gấp 4 lần
FAST.
2.5.2. Doanh số giao dịch các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã đưa ra những số liệu thống kê những sản phẩm
thanh toán không dùng tiền mặt:

15
2019 2020 2021
Số liệu thống kê
Quý 1 Quý 2 Cả năm Quý 1 Quý 2 Cả năm Quý 1 Quý 2 Cả năm
E-money
Khối lượng giao dịch (tr) 1,725 1,691 3,416 1,063 1,198 2,262 1,179 1,071 2,250
Giá trị giao dịch (tr SGD) $1,499 $1,496 $2,995 $912 $988 $1,900 $952 $883 $1,835
Trung bình $0.87 $0.88 $0.88 $0.86 $0.82 $0.84 $0.81 $0.83 $0.82
Thanh toán thẻ POS (Tín
dụng và thanh toán)
Khối lượng giao dịch (tr) 185 214 399 166 197 363 202 215 417
Giá trị giao dịch (tr SGD) $20,840 $22,197 $ 43,037 $14,286 $17,141 $31,427 $17,105 $18,668 $35,772
Trung bình $112 $104 $108 $86 $87 $87 $85 $87 $86
Thanh toán thẻ CNP (Tín
dụng và thanh toán)
Khối lượng giao dịch (tr) 88 106 194 109 127 237 132 143 275

Giá trị giao dịch (tr SGD) $11,041 $12,938 $23,979 $12,342 $12,978 $25,320 $13,360 $14,838 $28,199

Trung bình $125 $122 $124 $113 $102 $107 $101 $103 $103
Thanh toán thẻ POS (Ghi
nợ)
Khối lượng giao dịch (tr) 194 211 405 175 219 394 229 244 474

Giá trị giao dịch (tr SGD) $13,911 $11,910 $25,821 $10,887 $13,068 $23,955 $12,487 $12,486 $24,973
Trung bình $72 $57 $64 $62 $60 $61 $55 $51 $53
Thanh toán thẻ CNP
(Ghi nợ)
Khối lượng giao dịch (tr) 78 93 171 99 121 220 150 146 296

Giá trị giao dịch (tr SGD) $4,450 $5,083 $9,533 $5,021 $5,870 $10,888 $6,328 $7,944 $14,272

Trung bình $57 $54 $56 $51 $49 $50 $42 $55 $48

Thanh toán các loại thẻ

Khối lượng giao dịch (tr) 546 624 1,170 543 664 1,213 713 749 1,462

Giá trị giao dịch (tr SGD) $50,242 $52,128 $102,370 $41,985 $49,056 $91,592 $49,280 $53,936 $103,216
Trung bình $92 $84 $87 $77 $74 $76 $69 $72 $71

Rút tiền mặt tại ATM

Khối lượng giao dịch (tr) 102 103 205 84 88 172 86 84 170

Giá trị giao dịch (tr SGD) $30,810 $30,246 $61,056 $24,435 $24,404 $48,839 $24,535 $23,699 $48,234

Trung bình $302 $393 $298 $292 $276 $283 $284 $283 $284

Thống kê doanh số thanh toán qua các loại thẻ (bao gồm Credit Card; Debit Card;
Charge Card qua POS và CNP) tăng nhẹ từ 1.170 triệu giao dịch (2019) lên 1.462 triệu giao
dịch (2021) ngược lại thanh toán tiền điện tử lại có sự sụt giảm mạnh từ 3.426 triệu giao
dịch (2019) còn 2.250 triệu giao dịch. Có thể thấy tiền điện tử không còn được ưa chuộng
khi các phương thức thẻ hiện đại có liên kết với nhiều mặt trong đời sống xã hội hơn, cả
POS và CNP đều được MAS thúc đẩy trong việc ứng dụng vào thực tiễn, do đó nó tăng
16
trưởng hơn trong thời gian người dân Singapore dần thích ứng với đại dịch Covid-19.
Lượng tiền mặt rút từ ATM cũng giảm do nhu cầu tiền mặt của người dân suy giảm, từ 205
triệu giao dịch xuống còn 170 triệu giao dịch.
Từ các so sánh, phân tích về doanh số của các phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt tại Singapore giai đoạn 2019-2021, có thể thấy đại dịch đã tác động đa chiều vào nhu
cầu sử dụng thanh toán cũng như việc lựa chọn sản phẩm thanh toán trong thời kỳ Covid-
19.
2.2.6. Đánh giá chung nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ Covid-
19 tại Singapore
2.2.6.1. Kết quả đạt được trong thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ Covid-
19
Singapore bắt đầu chiến dịch thúc đẩy thanh toán phi tiền mặt đối với các khoản giao
dịch nhỏ lẻ từ năm 1985. Có thể thấy Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã liên tục đưa ra
những văn bản, quy định cũng như các đạo luật để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của thanh
toán không dùng tiền mặt, tránh xảy ra rủi ro cho cả nhà cung cấp lẫn người dùng. MAS đã
ban hành Đạo luật Thanh toán (PS) năm 2019 và Nguyên tắc bảo vệ người dùng của E-
Payments (Ngày có hiệu lực: 30 tháng 6 năm 2019, đã sửa đổi vào ngày 5 tháng 9 năm
2020). MAS cũng ban hành Hướng dẫn về việc Cung cấp Dịch vụ Mã thông báo Thanh
toán Kỹ thuật số cho Công chúng theo Đạo luật Dịch vụ Thanh toán vào ngày 17/01/2022.
Đây là một trong những nỗ lực của Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) nhằm đẩy mạnh việc
phát triển thanh toán điện tử tại quốc gia này.
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình số hóa của các cơ quan nhà nước
Singapore, giúp giảm thời gian đi lại, giảm tiếp xúc trực tiếp và giảm thanh toán tiền mặt,
nhằm hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp Singapore. MAS đã đẩy mạnh đưa vào
hoạt động các ngân hàng điện tử để nhanh chóng khai thác đối tượng khách hàng mới là các
doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ của các nước trong ASEAN và khu vực châu
Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, Cơ quan tiền tệ Singapore đã cấp phép cho 2 Ngân hàng
điện tử, một là liên doanh Grab-Singtel và SEA.
Kết quả to lớn nhất của Cơ quan Tiền tệ Singapore đó là việc quốc gia không loay hoay
vì trì trệ kinh tế trong đại dịch do đã có chiến lược chuyển đổi kinh tế số từ rất sớm, các
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới luôn được MAS tạo điều kiện thuận lợi
để phát triển, đến nay Singapore sở hữu nhiều hình thanh toán không dùng tiền mặt đa
dạng, phục vụ nhiều nhu cầu từ tiêu dùng cho đến kinh doanh.
2.2.6.2. Hạn chế trong thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ Covid-19
Nhìn vào thực trạng phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay ở Singaopre,
câu hỏi đặt ra cho Chính phủ cũng như Cơ quan Tiền tệ Singapore gồm:
+ Làm thế nào để ươm mầm, phát triển và thúc đẩy sự đổi mới trong thanh toán không dùng
tiền mặt?
+ Làm thế nào để người sử dụng dịch vụ thanh toán rời xa các công cụ dựa trên giấy?
+ Làm thế nào để hạ thấp chi phí cho nền kinh tế?

17
Hệ sinh thái thanh toán Singapore có những đặc trưng riêng, điều này đã gây ra một số
vấn đề:
+ Các quy trình không hiệu quả, sự tin tưởng hạn chế và phụ thuộc vào một số công cụ
thanh toán điện tử nhất định.
+ Các khuôn khổ pháp lý cần tập trung nâng cao vào bảo vệ người tiêu dùng, cạnh tranh
song hành với đổi mới, và tiêu chuẩn hóa.
+ Hệ thống không thể tương tác hoàn toàn dẫn đến trải nghiệm người dùng không nhất quán
+ Chi phí thanh toán tương đối cao.
Những điều này gây thách thức đến nền kinh tế quốc gia Singapore - quốc gia hướng tới
việc thanh toán điện tử đạt 80% giao dịch tới năm 2030.
CHƯƠNG 3: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt tại Việt Nam trong bối cảnh Covid-19
3.1. Đặt vấn đề bối cảnh Covid-19 tác động đến phương pháp thanh toán của người
dân Việt Nam
Theo các chuyên gia, đại dịch Covid-19 với thanh toán không dùng tiền mặt tại
Singapore, Việt Nam cũng không nằm ngoài những thay đổi ấy, đại dịch tạo ra thời cơ vàng
để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại các nước dân số trẻ như Việt Nam.
Khi đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, theo đại diện các ngân hàng,
từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ lệ tăng trưởng giao dịch điện tử tăng từ 20-25% so với cùng kỳ
năm trước. Cho đến thời điểm hiện tại khi mà dịch Covid hầu như đã được kiểm soát thì
người dân Việt Nam vẫn giữ cho mình thói quen đó do đã duy trì trong một khoảng thời
gian dài. Thống kê của NHNH T10/2021 giá trị giao dịch đã tăng 85% thanh toán thẻ tăng
14% đặc biệt là mã QR tăng đến 120% vì tính tiện lợi. Chính phủ Việt Nam cũng đã đặt
mục tiêu đến 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt tăng gấp 25 lần so với GDP.
Những nỗ lực đó đã được phản ánh qua số liệu tăng trưởng, cụ thể: 04 tháng đầu năm
2022, giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 32,37% về giá trị; hệ
thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 88,42% số lượng và 139,8% về giá trị
so với cùng kỳ năm 2021. Mạng lưới thiết bị, điểm chấp nhận thanh toán được mở rộng,
bao phủ cả nước có 20.552 ATM và 347.374 POS và hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh
toán QR Code. Đến tháng 4/2022, giao dịch TTKDTM tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về
giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di
động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62%
so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm
2021.
3.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong
bối cảnh Covid-19
Từ việc phân tích Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore, nắm rõ tác
động của đại dịch Covid-19 vào việc ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam, nhóm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của thanh toán không dùng tiền
mặt:
3.2.1. Nâng cao trải nghiệm dịch vụ, kích cầu tiêu dùng

18
Đây cũng là thời điểm cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới thông qua triển
khai các dịch vụ mới để nâng cao trải nghiệm và tiện dụng. Cụ thể ở Việt Nam thì các
doanh nghiệp thương mại điện tử đồng loạt triển khai các gói kích cầu tiêu dùng quy mô lớn
đối với các giao dịch thanh toán ứng dụng ví điện tử/tài khoản ngân hàng.
VD: Shoppe khuyến kích thanh toán qua ví điện tử để nhận voucher mua sắm giảm giá 20-
50%, hay hoàn xu cho các đơn hàng .
3.2.2. Đưa các dịch vụ ngân hàng hiện đại đến vùng sâu vùng xa
Thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh ở các thành phố. Ngược lại ở
vùng sâu vùng xa, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều khó khăn vì
vẫn còn số lượng nhiều người dân khu vực này chưa có tài khoản ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đã cho phép triển khai thí điểm các mô hình thanh toán không
dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn với 3 mô hình gồm ngân hàng hợp tác với các tập đoàn
viễn thông, cửa hàng xăng dầu để cung ứng dịch vụ chuyển tiền nhanh tới người dân ở khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng. Từ đó, tạo
điều kiện thuận lợi để người dân vùng sâu vùng xa tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại và
bắt nhịp xu thế thanh toán không dùng tiền mặt
3.2.3. Thúc đẩy cơ sở hạ tầng của thanh toán không dùng tiền mặt
Singapore đã bắt đầu xây dựng nền tảng cơ sở hạn tầng của thanh toán không dùng tiền
mặt từ rất sớm, Việt Nam dù bắt đầu muộn hơn rất nhiều nhưng không ngừng cố gắng. Một
số biện pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng trong thanh toán không dùng tiền mặt:
+ Phát triển điểm bán hàng hợp nhất: Thúc đẩy việc phát triển và triển khai các thiết bị đầu
cuối của điểm bán hàng hợp nhất tại các doanh nghiệp để tạo ra trải nghiệm liền mạch cho
người tiêu dùng.
+ Xây dựng mạng lưới ATM: Mạng lưới ATM ở Singapore và sự liên kết giữa các doanh
nghiệp lớn tạo cơ hội xác định giá trị của việc hợp nhất các mạng ATM hiện có thành một
mạng ATM quốc gia duy nhất. Đây cũng là một phương hướng Việt Nam có thể ứng dụng
nhằm nâng cao tiện ích, thuận lợi cho người tiêu dùng.
3.2.4. Xây dựng khung cơ sở pháp lý vững chắc cho thanh toán không dùng tiền mặt
Một khung quy định mô-đun duy nhất trung lập về công nghệ và dựa trên hoạt động sẽ
cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiếp cận thị trường một cách chắc chắn về
mặt pháp lý, có tính linh hoạt cao hơn để cung cấp phạm vi hoạt động thanh toán rộng hơn.
Với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới, các cơ quan quản lý và một số quốc gia đang cố
gắng hơn để đáp ứng nhu cầu của thay đổi bối cảnh thanh toán.
+ Điều chỉnh khuôn khổ pháp lý vững chắc cho việc thanh toán không dùng tiền mặt
trong tương lai, đặc biệt đối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Trên hết, các nhà
cung cấp dịch vụ thanh toán bán lẻ cung cấp phải mang tính trung lập về công nghệ và dựa
trên các hoạt động thanh toán hơn là các sản phẩm thanh toán.
+ Tạo ra một môi trường cạnh tranh và bình đẳng cho các doanh nghiệp tư nhân đổi mới
và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Duy trì bảo mật khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
3.2.5. Tăng cường áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt

19
Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm giảm bớt sự phụ thuộc hơn nữa vào các công cụ dựa
trên giấy tờ và tạo điều kiện cho việc chuyển sang các phương pháp điện tử minh bạch và
hiệu quả hơn.
+ Giảm sự phụ thuộc vào tiền mặt và séc của người tiêu dùng, doanh nghiệp bằng cách
ứng dụng ưu đãi hợp tác giữa các tổ chức khu vực công và khu vực tư.
+ Loại bỏ phụ phí cho việc sử dụng thẻ thanh toán: Bằng cách loại bỏ phụ phí ở cấp
quốc gia, việc chuyển sang áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt sẽ diễn ra nhanh chóng
hơn.

20
KẾT LUẬN

Từ những phân tích về thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore và Việt Nam trong
thời kỳ COVID-19, có thể thấy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang
khẳng định được vai trò trong nhiều mặt của cuộc sống. Với sự giúp đỡ của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam nói riêng và toàn hệ thống các Ngân hàng nói chung, nền kinh tế hiện đã có
nhiều biện pháp phát triển thanh toán điện tử dựa trên nền tảng công nghệ số. Các biện pháp
được triển khai thanh toán điện tử khá toàn diện, từ hoàn thiện môi trường pháp lý, hoàn
thiện các quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh đầu tư công nghệ và hạ tầng kỹ thuật thanh toán
tiện ích và hiện đại, đến đào tạo cán bộ và giới thiệu, hướng dẫn và tư vấn sử dụng cho
khách hàng.

Hoạt động thanh toán ở nước ta ngày càng hiện đại, tiết kiệm được chi phí, an toàn bảo
mật, đem lại lợi ích to lớn, nâng cao sự trải nghiệm và giá trị thiết thực cho khách hàng. Để
thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán số nói riêng tại Việt Nam tiếp tục
tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục nâng
cấp, hoàn thiện hạ tầng thanh toán, tăng cường tích hợp, kết nối với các ngành và lĩnh vực
khác để cung ứng dịch vụ thanh toán tiện ích nền tảng số. Cùng với đó là sự vào cuộc của
các tổ chức, ngân hàng có liên quan và cả người sử dụng dịch vụ sẽ đảm bảo sự phát triển
vượt bậc hơn nữa của thanh toán điện tử tại nước ta.

Tóm lại, muốn phát triển kinh tế toàn diện là phải phát triển đồng bộ cả về năng lực
thanh toán và phương thức thanh toán. Hệ thống thanh toán có hiện đại mới có thể thúc đẩy
cả các quan hệ giao thương quốc tế. Vì vậy, cần xây dựng văn hoá thanh toán không dùng
tiền mặt trong toàn dân kết hợp với nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán để thanh toán
không dùng tiền mặt thực sự trở thành một phần trong cuộc sống của mỗi người dân.

21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. VBHN số 10/VBHN-NHNN

2. Tài liệu học tập môn Ngân hàng Trung ương. Bộ môn Tiền tệ, Khoa ngân hàng,
Học viện ngân hàng.

3. Monetary Authority of Singapore (Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore) Available


at: <https://www.mas.gov.sg/>.

4. Linh, P., 2022. Ngày không tiền mặt 2022” – Hướng tới chuyển đổi số, khởi đầu
từ thay đổi trong thanh toán. [online] Sbv.gov.vn. Available at: <https://www.sbv.gov.vn>
[Accessed 20 May 2022].

5. Thanh, L., 2022. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn. [online]
TUOI TRE ONLINE. Available at: <https://tuoitre.vn > [Accessed 20 May 2022].

6. Hả, T., 2022. Phát triển thanh toán điện tử trên nền tảng công nghệ số trong bối
cảnh đại dịch COVID-19. [online] TapChiTaiChinh. Available at:
<https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-thanh-toan-dien-tu-tren-nen-
tang-cong-nghe-so-trong-boi-canh-dai-dich-covid19-344084.html> [Accessed 20 May
2022].

7. Chi, P., 2022. Phát triển đồng bộ hạ tầng thanh toán có tính kết nối nhằm thúc đẩy
thanh toán không dùng tiền mặt. [online] Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ. Available
at: <https://thitruongtaichinhtiente.vn/phat-trien-dong-bo-ha-tang-thanh-toan-co-tinh-ket-
noi-nham-thuc-day-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-36181.html> [Accessed 20 May
2022].

22

You might also like