You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HỒ CHÍ MINH

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU (RESEARCH PROPOSAL)

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT


ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH
TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA
KHÁCH HÀNG.

SVTH: Mai Lan Nhi


MSSV: 2054032278
KHOA: Đào tạo đặc biệt LỚP: TN20DB04

Môn học: Phương Pháp Nghiên Cứu

TP.HCM – HK2_2020-2021
1. Giới thiệu:
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển đáng kể với sự tiến
bộ của thương mại điện tử. Cùng với sự phát triển đó, dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng đã
có những bước tiến vượt bậc. Hiện nay, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, sự gia tăng
số lượng người sử dụng mạng internet và số lượng hàng hóa ở kênh bán lẻ trực tuyến hàng
năm chiếm tỷ trọng cao đòi hỏi một hệ thống công nghệ thanh toán trực tuyến hiện đại và
nhiều dịch vụ đa dạng để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa mô hình
kinh doanh mới này. Chính vì thế mà thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam được dự
báo sẽ phát triển mạnh với lợi thế hơn 64 triệu người dùng internet, trong đó lượng người
dùng truy cập qua thiết bị di động là 61,73 triệu người (“Vietnam Internet statistics” 2019,
2020). Thanh toán trực tuyến cho phép bạn thực hiện các giao dịch như chuyển khoản trực
tuyến, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, cách sử dụng đơn giản, tiện lợi, chi phí
thấp, dễ dàng tiếp cận và mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng... mà không cần tới
quầy giao dịch của ngân hàng cũng không cần thẻ để thao tác tại máy ATM. Bạn chỉ
cần có thiết bị kết nối Internet như laptop, điện thoại là có thể sử dụng được dịch vụ một
cách dễ dàng.
Các ngân hàng hiện nay đã triển khai hình thức Mobile Banking thông qua các ứng
dụng để khách hàng thực hiện những giao dịch này ngay trên điện thoại, chính vì thế mà hầu
hết mọi người đều tin tưởng cài đặt và sử dụng ứng dụng. Xu hướng này là tiền đề để các
ứng dụng thanh toán trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Ứng dụng được sử dụng phổ biến hiện
nay đó là ví điện tử MoMo. Dịch vụ Ví điện tử MoMo ra mắt năm 2014, ứng dụng được
phát triển bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (viết tắt M_Service), với nhiều
tiện ích về xử lý tài chính, ví MoMo có hơn 12.000 đối tác thanh toán, 100.000 nơi chấp
nhận thanh toán trên toàn quốc và liên kết trực tiếp 23 ngân hàng lớn tại Việt Nam với 43
ngân hàng trong nước (via Napas port) và thẻ quốc tế đã nâng cao khả năng thanh toán của
chính MoMo và đa dạng hóa phương thức thanh toán của các đối tác ("E-wallets are
increasingly popular in Vietnam - Vietnam Insider", 2020). Những nỗ lực không ngừng của
Ví điện tử MoMo đã mang lại kết quả như họ mong đợi.
Tuy nhiên, lượng người dùng truy cập vào ứng dụng này không đáng kể do nhiều
nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán ví điện tử. Để tạo điều kiện thúc
đẩy thanh toán thông qua Ví điện tử MoMo tại Việt Nam, việc tìm hiểu và xác định những
mối quan tâm của khách hàng cũng như nhận dạng, đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của

1
từng nhân tố tới việc sử dụng dịch vụ thanh toán MoMo có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy các
yếu tố nào tác động đến quyết định sử dụng thanh toán Ví điện tử MoMo? Đề tài nghiên
cứu“ Các yếu tố tác động đến quyết định của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ thanh
toán Ví điện tử MoMo” sẽ trả lời cho câu hỏi trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Bài báo này có mục tiêu chính là xem xét, nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán Ví điện tử MoMo của người tiêu dùng dịch vụ.
Từ đó, làm nền tảng cần thiết để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ví điện tử nói
chung và Công ty phát triển ứng dụng Ví điện tử MoMo nói riêng có cái nhìn tổng
quan về thị trường ví điện tử và có thể đưa ra các giải pháp phù hợp giúp phát triển
bền vững ngành thanh toán điện tử tại Việt Nam.
2.2 Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Kỳ vọng hiệu quả có tác động tích cực đến quyết định trong việc sử dụng dịch vụ thanh
toán Ví điện tử MoMo.
H2: Kỳ vọng dễ dàng có tác động tích cực đến quyết định trong việc sử dụng dịch vụ thanh
toán Ví điện tử MoMo. 
H3: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định trong việc sử dụng dịch vụ thanh
toán Ví điện tử MoMo.
H4: An toàn và bảo mật có tác động tích cực đến quyết định trong việc sử dụng dịch vụ
thanh toán Ví điện tử MoMo.
H5: Chi phí cảm nhận có tác động tiêu cực đến quyết định trong việc sử dụng dịch vụ thanh
toán Ví điện tử MoMo.
H6: Điều kiện thuận lợi có tác động tích cực đến quyết định trong việc sử dụng dịch vụ
thanh toán Ví điện tử MoMo.
3. Cở sở lý thuyết:
3.1 Thế nào là thanh toán Ví điện tử MoMo?
Theo M_Service (MoMo, 2020), Ví điện tử MoMo là ứng dụng tài chính trên điện
thoại thông minh có trên cả hệ điều hành iOS và Android cho phép chuyển tiền nhanh
chóng, dễ sử dụng, an toàn tuyệt đối. Là một nền tảng thanh toán di động, Ví điện tử MoMo
thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt, cung cấp trải nghiệm thanh toán một chạm cho
người tiêu dùng. Với hơn hàng trăm tiện ích giúp thanh toán mọi nhu cầu mọi lúc, mọi nơi,

2
dễ quản lý chi tiêu và hoàn toàn miễn phí như nạp tiền cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ
di động, thanh toán hóa đơn điện nước - internet - vay tiêu dùng, vé xem phim, vé máy bay
và hàng trăm dịch vụ khác. Hiện nay, Ví điện tử MoMo đã được nhiều ngân hàng sử dụng,
cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến thông qua các phương tiện
như máy vi tính, điện thoại di động hay các thiết bị trợ giúp cá nhân khác...Qua đó, khách
hàng có thể truy cập vào ứng dụng mọi thời điểm mà không cần phải đến ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của nền kinh tế, xu thế phát triển
của dịch vụ thanh toán trực tuyến là một xu thế tất yếu. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau
về “thanh toán trực tuyến”. Song nhìn chung “thanh toán trực tuyến” còn được gọi là “thanh
toán điện tử” là một loại hình thương mại về tài chính với sự trợ giúp của công nghệ thông
tin. Có nhiều hình thức thanh toán điện tử tại Việt Nam như thanh toán qua thẻ được coi là
hình thức thương mại đặc trưng nó chiếm tới 90% các giao dịch thương mại điện tử, thanh
toán bằng điện thoại di động thông minh (SmartPhone), thanh toán qua các cổng điện tử,…
Tuy nhiên, hình thức thanh toán được mọi người ưu chuộng hiện nay đó là thanh toán bằng
ví điện tử, đặc biệt là Ví điện tử MoMo. Với nhu cầu tiết kiệm thời gian luôn được ưu tiên
hàng đầu, Ví điện tử MoMo cho phép khách hàng có thể truy cập từ xa các thông tin, thực
hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng liên kết
với ứng dụng.
 Mô hình UTAUT
Có nhiều mô hình lý thuyết về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (TRA; TPB;
TAM; UTAUT), đây là những mô hình lý thuyết kinh điển để đo lường ý định hành vi và
hành vi sử dụng thực tế công nghệ của người tiêu dùng. Trong đó, Venkatesh & cộng sự
(2003) dựa trên các lý thuyết như TRA; TPB; TAM; tích hợp TPB và TAM, lý thuyết sự đổi
mới (IDT), mô hình động lực thúc đẩy (MM), mô hình sử dụng máy tính (MPCU), và lý
thuyết nhận thức xã hội (SCT) đề xuất một lý thuyết mới gọi là lý thuyết về chấp nhận và
sử dụng công nghệ (The unified theory of acceptance and use of technology -UTAUT) 
nhằm mục đích giải thích ý định và hành vi sử dụng công nghệ. UTAUT chịu ảnh hưởng
nhiều nhất của các lý thuyết TRA, TPB và TAM. Venkatesh & cộng sự (2003) đề xuất rằng
các phản ứng cá nhân trong việc sử dụng công nghệ tác động trực tiếp đến ý định sử dụng
của cá nhân, tiếp đến tác động đến việc sử dụng thực tế. Qua đó, Venkatesh & cộng sự
(2003) chứng minh mô hình này là tối ưu trong việc giải thích ý định hành vi sử dụng công
nghệ.

3
Trong mô hình UTAUT, 4 yếu tố đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chấp
nhận và sử dụng của người tiêu dùng, bao gồm: Kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng dễ dàng, ảnh
hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi. Ngoài ra còn các yếu tố ngoại vi (Giới tính, độ tuổi, sự
tự nguyên và kinh nghiệm) điều chỉnh đến ý định sử dụng.

Kỳ vọng hiệu quả

Ý định Hành vi
Kỳ vọng dễ dàng

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

Giới tính Độ tuổi Kinh nghiệm Sự tự nguyện

Hình 1. Mô hình UTAUT


3.2 Các nghiên cứu trước đây
Nhìn chung, trong thời gian trước, TAM, TPB và IDT đã sử dụng phổ biến để điều
tra những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán Ví điện tử MoMo so
với mô hình khác (Yu, 2012). Tuy nhiên, thời gian gần dây UTAUT đã thu hút sự chú ý của
các nhà nghiên cứu hành vi và ý định sử dụng ứng dụng công nghệ (Oliveira &ctg, 2014)
đang dần được áp dụng các nghiên cứu trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Điều này có
thể được hình dung qua một số nghiên cứu cụ thể sau. Ví dụ, nghiên cứu của Yu (2012) kết
luận rằng mục đích của người tiêu dùng tại Đài Loan về việc chấp nhận thanh toán Ví điện
tử MoMo bị tác động lớn bởi ảnh hưởng xã hội, nhận thức về chi phí tài chính, kỳ vọng hiệu
quả, nhận thức uy tín theo thứ tự ảnh hưởng từ cao xuống thấp. Hành vi thì bị ảnh hưởng
bởi ý định và điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, theo Zhou & ctg (2010) nghiên cứu và nhận
thấy rằng kỳ vọng hiệu quả, sự tương thích công nghệ với nhiệm vụ, ảnh hưởng xã hội và
điều liện thuận lợi ảnh hưởng quan trọng đối với sự chấp nhận của người dùng tại Trung
4
Quốc. Mặt khác, theo Oliveria & ctg (2014) đã thực hiện nghiên cứu tại Bồ Đào Nha và
nhận thấy rằng điều kiện thuận lợi và ý định ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ
thanh toán Ví điện tử MoMo. Niềm tin ban đầu, kỳ vọng hiệu quả, đặc điểm công nghệ và
sự phù hợp công nghệ với nhiệm vụ có tác động mạnh đến ý định sử dụng của người dùng.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu sử dụng lý thuyết UTAUT để nghiên cứu về nhân tố tác
động đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán Ví điện tử MoMo của người tiêu dùng
được như nghiên cứu của Slade & cộng sự (2015a, 2015b), Baptista (2016), Abrahão &
cộng sự (2016), Manaf & Ariyanti (2017); Tossy (2014); Yeh và Tseng (2017). Nguyễn &
Nguyễn (2016) đã sử dụng UTAUT kết hợp thêm nhân tố sự tin tưởng và nhận thức rủi ro,
kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự mở rộng linh hoạt của UTAUT trong từng trường hợp
nghiên cứu.
3.3 Các biến trong mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học, các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán Ví điện tử MoMo gồm 6 yếu tố:
Nhận thức về hiệu quả sử dụng là “mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng việc
sử dụng hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ” (Davis và cộng sự, 1989; Dai và
Palvia, 2009; Chong và cộng sự 2012). Ứng dụng có nhiều tiện ích như tiết kiệm thời gian,
chuyển tiền dành, dễ sử dụng, an toàn bảo mật mang lại nhiều lợi ích và trải nghiệm tuyệt
vời giúp cho công việc, cuộc sống của người tiêu dùng đạt hiệu suất tốt nhất.
Nhận thức về tính dễ sử dụng là "mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng
một hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức" (Davis, 1989). Tính dễ sử dụng được cảm
nhận khi người tiêu dùng cảm thấy ứng dụng ví điện tử MoMo không khó hiểu, không khó
học và dễ sử dụng. Việc thiết lập ứng dụng có giao diện dễ nhìn, nội dung phù hợp, chức
năng hữu ích, thông báo lỗi, câu lệnh rõ ràng, dễ hiểu là rất cần thiết, giúp cho khách hàng ở
các mức thu nhập và trình độ học vấn khác nhau vẫn có thể dễ dàng sử dụng.
Tác động xã hội là “nhận thức của một cá nhân về các áp lực xã hội để thực hiện
hoặc không thực hiện một hành vi "(Ajzen, 1991). Các tác động xã hội có ảnh hưởng tích
cực đến việc ra quyết định hành vi. Đó là khi các cá nhân nhận thấy kỳ vọng xã hội cao hơn
đối với một hành vi cụ thể; người tiêu dùng sẵn sàng nhận lời khuyên từ những người giới
thiệu và có xu hướng tuân theo các quy tắc chủ quan mạnh hơn của hành vi, do đó, có một
quyết định để thực hiện hành vi đó (Ajzen 1985, 1991) Hartwick và Barki (1994) cũng ủng
hộ mối quan hệ giữa ảnh hưởng xã hội liên quan đến việc sử dụng và quyết định sử dụng.

5
Cảm nhận độ tin cậy là “đánh giá của cá nhân về các vấn đề bảo mật và an toàn
của hệ thống ví di động” (Amin, 2009). Độ tin cậy được cảm nhận đề cập đến hai thành
phần quan trọng, bao gồm an toàn và bảo mật (Wang và cộng sự, 2003). Độ tin cậy cảm
nhận (PCr) đã được chỉ ra rằng nó ảnh hưởng đến ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến của
khách hàng cá nhân (Wang và cộng sự, 2003; Yuen và cộng sự, 2011); và về Ngân hàng di
động (Laurn & Lin, 2005; Yu, 2012; Amin và cộng sự, 2008).
Chi phí cảm nhận là “chi phí liên quan đến số tiền mà một cá nhân tin rằng họ phải
trả cho việc sử dụng các dịch vụ công nghệ mới” (Luarn & Lin, 2005). Chi phí có thể bao
gồm phí giao dịch, phí duy trì của nhà cung cấp dịch vụ; phí điện thoại / mạng internet và
chi phí máy tính / điện thoại di động. Chi phí cảm nhận (PCo) được chứng minh là có tác
động đến ý định sử dụng dịch vụ tài chính điện tử của khách hàng cá nhân trong ngân hàng
trực tuyến (Chong và cộng sự, 2010) và ngân hàng di động (Laurn & Lin, 2005; Yu, 2012)

4. Phương pháp nghiên cứu:


4.1 Mô hình nghiên cứu

Nhận thức về hiệu quả sử dụng


5.

H1
Nhận thức về tính dễ sử dụng
6.
H2

Tác động xã hội Quyết định sử


H3 dụng dịch vụ
thanh toán ví
H4 điện tử MoMo
Độ tin cậy được cảm nhận của khách hàng
H5

Chi phí cảm nhận

4.2 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu


Vì trọng tâm của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến quyết định sử
dụng dịch vụ thanh toán Ví điện từ MoMo tại Việt Nam. Công cụ chính của nghiên cứu là

6
một bảng câu hỏi, một số cuộc phỏng vấn được thực hiện để tra mức độ tác động của từng
yếu tố đến ý định sử dụng Ví điện tử MoMo của người tiêu dùng.
Dựa trên các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng, tác giả đã thiết kế bảng
câu hỏi khảo sát gồm 3 phần: phần đầu là thông tin hỏi mức độ hiểu biết của người tiêu
dùng về Ví điện tử MoMo; phần sau là các câu hỏi điều tra xem yếu tố nào tác động đến ý
định của người tiêu dùng, được đo lường bằng cách sử dụng thang đo Likert 5 điểm; phần
cuối câu hỏi về thông tin cá nhân để tiến hành mô tả mẫu. Tất cả các biến được đo lường
bằng cách sử dụng thang điểm Likert 5 điểm trong đó (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2)
Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.
Những người trả lời được yêu cầu đánh giá mức độ ý nghĩa của biến số được cho là
đóng vai trò trong việc đánh giá tra mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng Ví
điện tử MoMo trên thang điểm Likert 5 điểm, từ rất quan trọng đến rất quan trọng trong
phần thứ hai của cuộc khảo sát.
4.3 Nguồn dữ liệu thu thập
Những người tham gia khảo sát là người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến thanh
toán điện tử và có hiểu biết cụ thể về Ví điện tử MoMo. Dữ liệu được thu thập thông qua
các hình thức khảo sát (trực tuyến) và sử dụng phương pháp chọn mẫu. Với phương pháp
chọn mẫu, trong nghiên cứu ta sẽ có kích thước mẫu bằng một con số nhất định. Các thang
đo này được kiểm định về độ tin cậy Cronbach's Alpha để kiểm tra tính liên kết và tương
quan giữa các biến quan sát. Để đánh giá các nhân tố được cho là phù hợp, sử dụng phân
tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định; Ngoài ra, sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa
biến để điều tra mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng ví điện tử của người
tiêu dùng.
Phỏng vấn cá nhân được sử dụng để hoàn thành bảng câu hỏi. Nếu không có cuộc
phỏng vấn trực tiếp, phương pháp tiếp cận "thả và thu thập" được ưu tiên hơn. Giao thức
này được chọn vì nó được kỳ vọng sẽ mang lại tỷ lệ phản hồi cao. Trong trường hợp không
có bất kỳ giá trị nào hoặc thiếu, chúng tôi sẽ thông báo cho họ, gọi điện thoại cho những
người được hỏi để yêu cầu họ bổ sung những cái còn thiếu. Hai mươi cuộc phỏng vấn bán
chính thức sẽ được thực hiện cùng với dữ liệu định lượng thu được thông qua bảng câu hỏi.
Sau đây là những thông tin cơ bản để thu thập dữ liệu của việc sử dụng dịch vụ
thanh toán Ví điện tử MoMo:
Thông tin Tỷ lệ

7
 Giới tính
 Nam
 Nữ

 Độ tuổi
 Dưới 22 tuổi
 Trên 40 tuổi
 Trình độ học vấn
 Sơ cấp
 Trung học cơ sở / phổ thông
 Cao đẳng / Đại học
 Nghề nghiệp
 Sinh viên
 Doanh nhân
 Cán bộ hoặc nhân viên kỹ thuật
 Các ngành nghề khác
 Thu nhập
 Dưới 5 triệu đồng / tháng
 Từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng
 Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng
 Trên 20 triệu đồng

5. Đóng góp của nghiên cứu:


Từ những điều trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị đối với Ví điện tử MoMo
nhằm giúp công ty đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự
phát triển của ngành thanh toán điện tử tại Việt Nam:
Thứ nhất, đối với yếu tố “ Nhận thức về hiệu quả sử dụng ”, Ví điện tử MoMo
cần hiểu và nắm bắt kịp thời nhu cầu thanh toán điện tử ngày càng mở rộng của khách hàng
cũng như tích hợp nhiều tiện ích thanh toán đa dạng trong nhiều lĩnh vực như thanh toán
hóa đơn sinh hoạt, thanh toán vé điện tử, thanh toán đặt chỗ du lịch, thanh toán học phí và
thậm chí cả chuyển / nhận tiền hoặc thanh toán quốc tế cho các sản phẩm / dịch vụ được
mua ở các quốc gia khác. Để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc, Ví điện tử
8
MoMo nên tích hợp ví điện tử vào tiện ích gợi ý tự động tìm kiếm và định giá, giúp gợi ý
cho người tiêu dùng mức giá ưu đãi nhất của sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn mua.
Thứ hai, đối với yếu tố “ Nhận thức về tính dễ sử dụng ”, MoMo cần liên tục cải
tiến kỹ thuật, công nghệ để giảm thiểu các bước cài đặt, đăng ký giúp khách hàng ở mọi độ
tuổi đều có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng Ví điện tử MoMo. Bên cạnh đó, MoMo nên cải
tiến quy trình, tăng khả năng tự động điền thông tin trên đơn hàng / hóa đơn điện tử để rút
ngắn thời gian. Điều này khiến người dùng cảm thấy thoải mái và dễ dàng hơn mỗi khi thực
hiện các giao dịch bằng Ví điện tử MoMo. Cuối cùng, MoMo cần cung cấp hướng dẫn rõ
ràng và cụ thể cho người dùng trước và trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán.
Thứ ba, đối với yếu “ Tác động xã hội ”, Ví điện tử MoMo nên thúc đẩy các tác
động xã hội. MoMo nên tận dụng sức lan tỏa của các phương tiện truyền thông, truyền hình
để giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến dịch vụ của mình bằng cách tài trợ cho các chương
trình được trình chiếu trong khung giờ vàng cũng như chạy quảng cáo có nội dung được chú
ý. Hơn nữa, công ty nên đưa ứng dụng MoMo đến gần hơn với người tiêu dùng thông qua
các quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, các diễn đàn trực tuyến). Cuối
cùng, công ty nên cân nhắc tận dụng sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng, uy tín để
quảng bá Ví điện tử MoMo đến với người tiêu dùng.
Thứ tư, đối với yếu tố “ Độ tin cậy được cảm nhận ”, Ví điện tử MoMo phải nâng
cao uy tín để duy trì sự tin cậy của khách hàng đối với dịch vụ. Các dịch vụ cần liên tục
được cải tiến, nâng cấp công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo mật thông tin, an toàn
trong xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu điện tử, tránh trường hợp bị hack tài khoản hoặc thông
tin người dùng. Đối với việc xác thực mật khẩu tài khoản trong giao dịch thanh toán, bên
cạnh các hình thức xác thực mật khẩu một lần (OTP), cần nâng cấp ma trận mật khẩu
(VITOS) để cho phép khách hàng nhập mật khẩu từ bàn phím ảo hoặc quét ảnh người dùng.
Điều này có thể giảm thiểu việc lộ thông tin tài khoản và mật khẩu bởi phần mềm gián điệp
ghi lại thông tin được nhập từ bàn phím vật lý.
Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến ý định sử dụng Ví điện tử MoMo của người tiêu
dùng là “ Chi phí cảm nhận ”. Để thu hút khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh của
MoMo so với các phương thức thanh toán điện tử khác (Internet banking, Mobile banking,
thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ), MoMo cần xây dựng và duy trì chính sách chi phí thấp,
cũng cung cấp các chương trình khuyến mãi khác nhau cho người dùng đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, MoMo cần chủ động kết nối, hợp tác với các nhà cung cấp sản

9
phẩm, dịch vụ để đưa ra các chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng mỗi khi
thanh toán bằng Ví điện tử MoMo.
6. Thời gian dự kiến thực hiện:
Để thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này, tôi đề xuất thời gian như sau:

Kiểm tra vấn Thu6thập


tháng
dữ Xử lý số
2 tháng
Phân tích, thảo Chỉnh sửa, điều
đề và phương liệu luận các kết quả
pháp đã đề ra liệu chỉnh và hoàn tất
nghiên cứu
báo cáo
2 tuần 1 tháng 2 tháng

7. Tài liệu tham khảo:


Ajzen, I. (1988). Attitudes, personality, and behaviour. McGraw-Hill Education
(UK).
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organisational behavior and
human decision processes, 50(2), 179-211.
Amin, H. (2008). Factors affecting the intentions of customers in Malaysia to use
mobile phone credit cards. Management Research News.
Amin, H. (2009). Mobile wallet acceptance in Sabah: an empirical analysis.
Labuan Bulletin of International Business and Finance, 7, 33.
Bandura, A. (1986). Social foundations of thought and action. Englewood
Cliffs, NJ, 1986, 23-28.
CATTEL, R. (1978). The scientific use of factor analysis in behavioral and life
science plenum press. New York.
Chong, A. Y. L., Ooi, K. B., Lin, B., & Tan, B. I. (2010). Online banking adoption:
an empirical analysis. International Journal of bank marketing.
Compeau, D. R., & Higgins, C. A. (1995). Application of social cognitive
theory to training for computer skills. Information systems research, 6(2), 118-143.
Compeau, D., Higgins, C. A., & Huff, S. (1999). Social cognitive theory and
individual reactions to computing technology: A longitudinal study. MIS quarterly, 145-
158.
10
Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user
acceptance of information technology. MIS quarterly, 319-340.
Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1992). Extrinsic and intrinsic
motivation to use computers in the workplace 1. Journal of applied social psychology,
22(14), 1111-1132.
E-wallets are increasingly popular in Vietnam - Vietnam Insider. (2020).
Retrieved 1 August 2020, from https://vietnaminsider.vn/e-wallets-are-increasingly-
popular-in-vietnam/
Fishbein, M., & Ajzen, I. (1977). Belief, attitude, intention, and behavior: An
introduction to theory and research.
Green, S. B. (1991). How many subjects does it take to do a regression
analysis. Multivariate behavioral research, 26(3), 499-510.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R.(2006).
Multivariate data analysis . Uppersaddle River.
Hoàng Trọng, C. N. (2008). Phân tích dữ liệu với SPSS. NXB Hồng Đức .
Jaruwachirathanakul, B., & Fink, D. (2005). Internet banking adoption strategies
for a developing country: the case of Thailand. Internet research.
Lee, Y., Kozar, K. A., & Larsen, K. R. (2003). The technology acceptance model:
Past, present, and future. Communications of the Association for information systems,
12(1), 50.
Linh, T. H. (2011). Báo cáo thương mại điện tử. Cục Thương mại Điện tử Việt
Nam.
Luarn, P., & Lin, H. H. (2005). Toward an understanding of the behavioral intention
to use mobile banking. Computers in human behavior, 21(6), 873-891.
Miller, N. E., & Dollard, J. (1941). Social learning and imitation.
MoMo, V. (2020). Giới thiệu Công ty Cổ phần Dịch vụ Di Động Trực Tuyến (viết
tắt M_Service). Retrieved 1 August 2020, from https://momo.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-
chung.
Moore, G. C., & Benbasat, I. (1991). Development of an instrument to
measure the perceptions of adopting an information technology innovation. Information
systems research, 2(3), 192-222.
Nguyễn, Đ. T. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

11
Nhậm, H. N. (2008). Giáo trình kinh tế lượng. NXB Lao động - Xã hội.
Rogers, E. M. (2010). Diffusion of innovations. Simon and Schuster.
Sun, H., & Zhang, P. (2006). The role of moderating factors in user technology
acceptance. International journal of human-computer studies, 64(2), 53-78.
Swilley, E.(2010). Technology rejection: the case of the wallet phone. Journal
of Consumer Marketing.
Tan, M., & Teo, T.S.(2000). Factors influencing the adoption of Internet banking.
Journal of the Association for information Systems, 1(1), 5.
Taylor, S., & Todd, P. (1995). Assessing IT usage: The role of prior experience.
MIS quarterly, 561-570.
Taylor, S., & Todd, P. A. (1995). Understanding information technology usage: A
test of competing models. Information systems research, 6(2), 144-176.
Thompson, R. L., Higgins, C. A., & Howell, J. M. (1991). Personal computing:
toward a conceptual model of utilisation. MIS quarterly, 125-143.
Tornatzky, L.G., & Klein, K. J. (1982). Innovation characteristics and innovation
adoption-implementation: A meta-analysis of findings. IEEE Transactions on engineering
management, (1), 28-45.
Triandis, H. C. (1977). Interpersonal Behavior. Brooks. Cole, Monterey.
Vallerand, R. J. (1997). Toward a hierarchical model of intrinsic and extrinsic
motivation. In Advances in experimental social psychology (Vol. 29, pp. 271-360).
Academic Press.
Venkatesh, V., & Davis, F. D. (2000). A theoretical extension of the technology
acceptance model: Four longitudinal field studies. Management science, 46(2), 186-204.
Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance
of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478.
Vietnam Internet statistics 2019. (2020). Retrieved 1 August 2020, from
https://vnetwork.vn/en/news/cac-so-lieu-thong-ke-internet-viet-nam-2019
Wang, Y.S., Wang, Y. M., Lin, H. H., & Tang, T. I. (2003). Determinants of user
acceptance of Internet banking: an empirical study. International journal of service
industry management.

12
Zhao,W., & Othman , M. N. (2010). Predicting and Explaining Complaint Intention
and Behavior of Malaysian Consumers: An Application of The Planned Behavior Theory.
Advances in International Marketing, 9(1), 229-252

13
QUI ĐỊNH

Thời gian nộp: Theo lịch thi của nhà trường thông báo
Địa điểm nộp: SV nộp cho cán bộ coi thi của phòng khảo thí theo lịch thi của nhà trường và ký
tên vào danh sách. SV không nộp đúng theo qui định này xem như bỏ thi.

Nội dung yêu cầu:


1. Hình thức trình bày
- Khổ giấy A4 (210 x 297 mm);
- Phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; paragraph 1,5 line; lề trái 2cm; lề trên, lề dưới,
lề phải 2 cm.
- Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía dưới.
- Không gạch dưới các từ, các câu
- In một mặt, không cần đóng bìa cứng
2. Cấu trúc đề xuất nghiên cứu cá nhân
- Trang bìa (Đề Xuất Nghiên Cứu Cá Nhân - Tên Đề Tài Nghiên Cứu, Tên SV, MSSV, Lớp,
Môn học)
1. Giới Thiệu (2 trang)
- Ý tưởng nghiên cứu, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
- Xác định vấn đề nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu (phải có)
- Câu hỏi nghiên cứu (nếu có)
- Các giả thuyết nghiên cứu (nếu có)
3. Cở sở lý thuyết (4-5 trang)
- Khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu (ngắn gọn các biến chính trong mô hình nghiên
cứu)
- Lý thuyết nền (1 trang)
- Kết quả các nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu (2-3 trang)
4. Phương pháp nghiên cứu (1-2 trang)
- Mô hình nghiên cứu thực nghiệm
- Các biến trong mô hình nghiên cứu (các biến được đo lường như thế nào)
- Nguồn dữ liệu thu thập
14
5. Đóng góp của nghiên cứu
- Đóng góp của nghiên cứu cho doanh nghiệp, xã hội,…
6. Thời gian dự kiến thực hiện
- Phân bổ cụ thể thời gian dự kiến thực hiện và hoàn thành nghiên cứu (vẽ timeline)
7. Tài liệu tham khảo
Nguồn tài liệu trích dẫn theo chuẩn APA

15

You might also like