You are on page 1of 7

2.

Tìm hiểu và trình bày về một hệ thống thanh toán điện tử nổi tiếng hoặc mới nổi
trong thời gian gần đây. Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và đưa
ra nhận định về tiềm năng phát triển trong tương lai.

* Tìm hiểu và trình bày về một hệ thống thanh toán điện tử nổi tiếng hoặc mới nổi
trong thời gian gần đây:

Ứng dụng Ví điện tử MoMo là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực
tuyến (M_Service). Ứng dụng cho phép bạn tạo và nạp tiền vào tài khoản MoMo để
thanh toán cho hơn 200 dịch vụ như nạp tiền điện thoại, thanh toán điện nước, thanh toán
vay tiêu dùng, v.v...

M_Service là đối tác chiến lược của Vietcombank, OCB, VPBank, Vietinbank, TPBank,
ACB, Eximbank, Sacombank, VIB, BIDV và Shinhan Bank. Từ ngày 16/10/2015,
M_Service được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Ví điện
tử số 16/GP-NHNN.

Ví MoMo là sản phẩm của Công ty M_Service. Khách hàng có thể sử dụng Ví MoMo để:
Nạp tiền điện thoại tất cả nhà mạng, thanh toán các loại hóa đơn, thanh toán vay trả góp,
mua sắm online, thanh toán dịch vụ ăn uống - giải trí…Ví MoMo được cấp giấy phép và
quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời là đối tác chiến lược của các Ngân hàng lớn:
Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, ACB, TPBank, VPBank, Eximbank, OCB,
VIB, Shinhan Bank, SCB, Thẻ nội địa Sacombank, VRB, BAOVIET Bank, ABBANK,
OceanBank, MBBank, PVcomBank, VietCapital Bank, Nam Á Bank, SHB, Bac A Bank,
HDBank, SAIGONBANK, Vietbank, Indovina Bank, KienlongBank, SeABank.
Đặc biệt,
MoMo sở hữu mạng lưới hơn 4.000 điểm giao dịch tài chính trải rộng khắp 45 tỉnh thành
trên cả nước, cho phép hơn 1.5 triệu khách hàng tại các vùng sâu vùng xa, nơi dịch vụ
ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các dịch vụ tài
chính.

Vào năm 2007, khởi đầu là một startup được sáng lập bởi 4 thành viên, Công ty
M_Service hiện đang là đơn vị sở hữu Ví điện tử MoMo chính thức ra đời và cung cấp
dịch vụ nạp tiền điện thoại. MoMo là viết tắt của Mobile Money. Năm 2008, nhóm khởi
nghiệp đã trình Đề án Ví điện tử MoMo lên Ngân hàng Nhà nước. Và mãi cho tới năm
2010, MoMo mới chính thức có mặt trên thị trường.
Tầm nhìn và sứ mệnh của MoMo là trở thành một công cụ tài chính cho mọi người dân
Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, thậm chí cả cho những người thu nhập thấp, và
những tiểu thương chưa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tài chính.

*Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này:

+ Ưu điểm:

- Tiện lợi và nhanh chóng: Momo cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tiền
mặt, chuyển tiền và thanh toán các hóa đơn chỉ trong vài bước đơn giản trên điện
thoại di động
- An toàn và bảo mật: Momo áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để đảm bảo an
toàn cho thông tin và giao dịch của người dùng. Hệ thống sử dụng mã OTP (One-
Time Password) để xác nhận giao dịch, giúp ngăn chặn các hoạt động gian lận và
truy cập trái phép.
- Đa dạng các tính năng: Momo cung cấp nhiều tính năng hữu ích như thanh toán
hóa đơn, mua vé xem phim, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền nhanh, mua hàng trực
tuyến và rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận Momo.
- Hỗ trợ đa nền tảng: Momo có thể sử dụng trên các thiết bị di động thông dụng như
điện thoại thông minh và máy tính bảng, và hỗ trợ cả hệ điều hành Android và
iOS.
- Ưu đãi và khuyến mãi: Momo thường cung cấp các chương trình ưu đãi, giảm giá
và khuyến mãi hấp dẫn cho người dùng khi sử dụng ví điện tử này trong việc
thanh toán và mua sắm.
- Kết nối dễ dàng với ngân hàng: Momo liên kết với nhiều ngân hàng lớn để người
dùng có thể nạp tiền vào ví từ tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền từ ví sang tài
khoản ngân hàng dễ dàng.
- Dịch vụ 24/7: Momo cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng trong suốt cả ngày, giúp
người dùng giải đáp các thắc mắc hoặc xử lý các vấn đề kỹ thuật liên quan đến
việc sử dụng ví điện tử.

+ Nhược điểm:

- Phí rút tiền khá cao: Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất không chỉ của
ví điện tử Momo mà còn của nhiều ví điện tử khác nữa. Nếu bạn rút tiền mặt từ tài
khoản ngân hàng chỉ mất khoảng 1000 đ nhưng khi rút tiền mặt ở ví điện tử Momo
bạn có thế mất phí lên đến 35.000 đ. Cụ thể biểu phí ở bảng sau:
Không những thế nếu bạn muốn rút tiền mặt bạn sẽ phải đến những điểm nạp/rút của ví
Momo mà những điểm nạp rút này thì không hề phổ biến như các cây ATM nên bạn phải
tìm chúng thông qua app ví điện tử Momo.

Tương tự thì bạn cũng sẽ mất phí khi rút tiền từ ví vào tài khoản ngân hàng nhưng là từ
lần thứ 4 trở đi. 3 lần rút tiền đầu tiên của bạn trong tháng sẽ được miễn phí.Từ lần thứ 4
trở đi phí rút tiền tính theo bảng sau:

- Chiết khấu khi mua thẻ điện thoại thấp: Khi mua điện thoại tại ví Momo bạn sẽ
được nhận chiết khấu trong khoảng từ 2%-5%. Mức chiết khấu này là khá thấp so
với một số ví điện tử khác như Zalopay(3,2%-6,8%), VTC Pay (4,4%-9%),…

* Đưa ra nhận định về tiềm năng phát triển trong tương lai:

- Tiềm năng phát triển của MoMo trong tương lai rất lớn. Một số yếu tố có thể thúc
đẩy sự phát triển của MoMo bao gồm:

 Sự gia tăng của số lượng và chất lượng người sử dụng thanh toán điện tử tại Việt
Nam.
 Thanh toán di động sẽ trở thành phương thức thanh toán chủ đạo tại Việt Nam.
 Sự tăng trưởng của số lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam.

Mặc dù, Việt Nam đang tồn tại nhiều phương thức thanh toán điện tử khác nhau, nghiên
cứu của Allied Market Research về thanh toán điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2020 --
2027 lại cho thấy, thanh toán di động sẽ trở thành xu hướng và tốc độ tăng trưởng kép
CAGR của thanh toán di động tại Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2027 là 30,2%. Thống
kê của Statista cập nhật tháng 10/2021 cho thấy, giai đoạn 2020 - 2025, có 5 loại hình của
thanh toán di động đáng chú ý và có sự phát triển mạnh nhất so với các phương thức
thanh toán điện tử khác là: MoMo, Viettelpay, Airpay, Zalopay và Grappay. Theo đó, đến
năm 2025, số lượng người Việt Nam sử dụng MoMo đạt khoảng 59 triệu người;
Viettelpay có khoảng 28 triệu người dùng; Airpay của Shopee có khoảng 12 triệu người
dùng; Zalopay có khoảng 6 triệu người dùng và Grappay có khoảng 2 triệu người dùng.

Trước sự xuất hiện của 2 doanh nghiệp đến từ Singapore, MoMo bắt đầu mở rộng mạng
lưới dịch vụ, phân nhánh sang mảng cho vay tiêu dùng hoặc bảo hiểm. Dự báo thống kê
của Statista cũng cho thấy, trong giai đoạn từ 2020 - 2025, số lượng người dùng ví di
động MoMo sẽ tăng hơn 200%, đánh dấu sự số hóa nhanh chóng trong thanh toán của
Việt Nam.

Sự phát triển của công nghệ di động cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của MoMo.
Hiện nay, điện thoại di động đã trở thành một thiết bị phổ biến tại Việt Nam. Người tiêu
dùng sử dụng điện thoại di động để giải trí, học tập, làm việc và thanh toán. MoMo là
một ví điện tử được thiết kế để sử dụng trên điện thoại di động. Người tiêu dùng ngày
càng có xu hướng sử dụng các phương thức thanh toán điện tử thay cho các phương thức
thanh toán truyền thống như tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. MoMo là một ví điện tử
cung cấp nhiều tính năng thanh toán tiện lợi, nó phù hợp với nhu cầu của người tiêu
dùng.
Chính vì vậy, MoMo là một ví điện tử có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.
MoMo có nhiều ưu điểm như tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và đa dạng tính năng. MoMo
đang được sử dụng bởi ngày càng nhiều người dùng tại Việt Nam.

*Link tham khảo:


Giới thiệu chung về ví điện tử MoMo - Ví điện tử MoMo (vimomo.net)
Momo: Hơn 10 năm mang giấc mộng kỳ lân, chinh phục thị trường Fintech (yan.vn)
https://momo.vn/hoi-dap/momo-co-nhung-dich-vu-gi
CEO MoMo: MoMo sẽ là công cụ tài chính cho mọi người Việt, "đo ni đóng giày" cho
người Việt (brandsvietnam.com)
https://tiencuatoi.vn/mot-so-nhuoc-diem-cua-vi-momo.html
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam-giai-doan-2022-
2025-trien-vong-thach-thuc-va-mot-so-giai-phap-phat-trien-89400.htm

You might also like