You are on page 1of 7

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
---o0o---
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI NGHIÊN CỨU


ẢNH HƯỞNG CỦA VÍ ĐIỆN TỬ ĐẾN HÀNH VI MUA
HÀNG TÙY HỨNG CỦA GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thanh Hằng - 31201025323


Nguyễn Phương Vũ - 31201025444
Huỳnh Phan Gia Hân - 31201025225
Lớp học phần : 22C1ECO50101102
GVHD : Nguyễn Ngọc Danh

Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2022


2
Tóm tắt đề tài
Ví điện tử đang trở nên phổ biến và dần thay thế cho ví vật lý và tiền mặt. Việc nhận biết những yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng Ví điện tử, cũng như sự hài lòng đó tác
động thế nào đến hành vi mua hàng tùy hứng của họ là những vấn đề đáng để khám phá. Bài nghiên
cứu được thực hiện dựa trên 200 phản hồi hợp lệ thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến, từ người
đã và đang sử dụng Ví điện tử trong độ tuổi từ 18 - 30. Qua quá trình phân tích nhân tố khám phá
EFA và nhân tố khẳng định (CFA) cũng như mô hình hồi quy bội (MLR), kết quả cho thấy rằng
tương tác cảm nhận, tính bải mật, sự hấp dẫn thị giác và chuẩn chủ quan trong quá trình sử dụng Ví
điện tử có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng tùy hứng của giới trẻ Việt Nam. 
Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ lấp đầy khoảng trống cần thiết trong tài liệu và định hướng cho các
nghiên cứu khác trong tương lai.

TỪ KHÓA: Ví điện tử, mua hàng tùy hứng, tương tác cảm nhận, tính bảo mật, sự hấp dẫn thị giác,
chuẩn chủ quan.

1. Phần mở đầu
Sự рhát triển mạnh mẽ củа công nghệ thông tin đã đặt nền móng cho cho sự ra đời và phát triển của
các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (Teoh Teng Tenk et al., 2020), (Cocosila & Trabelsi,
2016); trong đó, ví điện tử được dự đoán sẽ trở thành phương thức thanh toán phổ biến nhất. Theo
ước tính, vào năm 2024, số lượng ví điện tử sẽ đạt giá trị giao dịch 4,4 tỷ và số lượng người sử dụng
sẽ tăng lên 51.7% so với 2020. Đồng thời, sự tăng trưởng của ví điện tử được dự đoán sẽ còn tiếp
tục bùng nổ trong tương lai, theo Merchant Machine.
Ví điện tử đang dần thay thế cho tiền mặt bởi sự tiện lợi, chi phí thấp, giao dịch nhanh chóng và an
toàn (Subaramaniam et al., 2020). Nhờ những lợi ích này, trong suốt đại dịch Covid-19, việc ứng
dụng giao dịch từ xa đã đóng vai trò như một cú huých giúp thị trường ví điện tử tăng trưởng vượt
bậc. Tại Việt Nam, đến tháng 4-2022, tổng số ví điện tử đã kích hoạt đạt mức tăng 10,37% so với
thời điểm cuối năm 2021 (Ngân hàng Nhà nước), với Momo, Moca và ZaloPay là ba ví điện tử đang
dẫn đầu thị phần quốc gia (PWC Việt Nam, 2021). Sự thay đổi thói quen thanh toán của người Việt,
đặc biệt là giai đoạn sau đại dịch, chính là cơ sở cho bài nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu các tác
động đến hành vi mua hàng của giới trẻ hiện nay.
Theo nghiên cứu, hơn 50% hành vi mua hàng được xuất phát từ sự ngẫu hứng (Liu et al., 2013);
(Zheng et al., 2019). Dưới góc nhìn của (Rook, 1987), mua hàng ngẫu hứng xảy ra “khi người tiêu
dùng trải nghiệm một cảm giác bất chợt, mang tính thôi thúc mua một cái gì đó ngay lập tức”.
Những năm gần đây, hành vi muа hàng ngẫu hứng đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế
giới, tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ уếu được thực hiện ở nước ngоài. Tại Việt Nаm, một
số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được thực hiện nhưng chưа có nghiên cứu nàо đi sâu vào
những ảnh hưởng của phương thức thanh toán điện tử đối với hành vi mua hàng ngẫu hứng, cũng
như tập trung vàо đối tượng khách hàng là giới trẻ. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ hướng đến tìm hiểu
mối liên hệ giữa thanh toán bằng Ví điện tử và hành vi mua hàng ngẫu hứng của giới trẻ hiện nay,
cụ thể là tại Việt Nam.
Như vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là: (1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của
dùng trong quá trình sử dụng Ví điện tử; (2) Xem xét và đánh giá các trải nghiệm đó có ảnh hưởng
thế nào đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của giới trẻ Việt Nam hiện nay.
2. Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 
2.1. Cơ sở lý thuyết
Ảnh hưởng của Ví điện tử đến hành vi mua hàng tùy hứng
3
Ví điện tử hoạt động như một Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến (Kasirye & Mahmudul 2021),
bằng cách liên kết với Tài Khoản ngân hàng, nạp tiền vào Ví là có thể thanh toán bất kì dịch vụ có
liên kết một cách đơn giản và tiện lợi (Kasirye & Masum, 2021); (Junadiª, 2015). Do đó, Ví điện tử
giúp người dùng tiết kiệm cả về thời gian và tiền bạc.
Những năm gần đây, thanh toán bằng Ví kỹ thuật số đã được phát hiện có ảnh hưởng rất lớn đến
hành vi mua sắm trực tuyến và mua sắm tùy hứng. Tại Indonesia, một nhóm nghiên cứu đã chỉ ra
rằng hành vi mua hàng tùy hứng của người tiêu dùng nước này bị ảnh hưởng đáng kể bởi Ví điện tử
(Handayani & Rahyuda, 2020). Tương tự, Ví điện tử cũng được xác định là một trong những
nguyên nhân chính thúc đẩy hành vi mua hàng trực tuyến của người dân tại Malaysia (Handayani &
Rahyuda, 2020). Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu sẽ đánh giá trải nghiệm sử dụng Ví điện tử của
người trẻ tại Việt Nam; đồng thời xem xét thêm liệu việc áp dụng hình thức thanh toán bằng Ví điện
tử có dẫn đến hành vi mua hàng tùy hứng hay không.
2.2. Mô hình nghiên cứu

2.2.1. Tương tác cảm nhận (Perceived Interactivity)


Theo (Park & Yoo, 2020),  tương tác cảm nhận được định nghĩa là những trải nghiệm cảm nhận của
người dùng trong quá trình tương tác với một đối tượng nhất định. Khái niệm tương tác cảm nhận
vẫn đang được phát triển, nên có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong các trường hợp
khác nhau. 
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tương tác cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người
dùng đối với dịch vụ trên điện thoại di động (Yoon, 2016). Cụ thể, đối với dịch vụ Ví điện tử, “khả
năng phản hồi” (responsiveness) được phát hiện là mối quan tâm hàng đầu của người dùng, dựa trên
cơ sở đánh giá liệu có giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức hay không. Ví dụ, trong trường hợp
giao diện của Ví điện tử dễ sử dụng, người dùng sẽ có xu hướng cảm thấy thoải mái bởi thao tác
không đòi hỏi họ quá nhiều nỗ lực; ngược lại, trong trường hợp giao diện khó sử dụng, người dùng
cần bỏ ra nhiều nỗ lực hơn để hoàn tất quy trình tương tác, khả năng gây ra bực bội và khó chịu là
rất cao (Lin & Lo, 2016).
Do đó, trong bối cảnh mua sắm trực tuyến hiện nay, tương tác cảm nhận được nhấn mạnh là yếu tố
quan trọng và đáng lưu tâm để đánh giá hành vi của người tiêu dùng. Một nghiên cứu trước đây đã
chỉ ra rằng, hành vi tùy hứng của các cá nhân có thể xảy ra nếu họ cảm thấy thỏa mái trong quá trình
thực hiện tương tác trên thiết bị di động (Bressolles et al., 2007). Và nhóm tác giả này đã đi đến kết
4
luận rằng, tính tương tác của Ví điện tử có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thanh toán
của mua sắm tùy hứng diễn ra. 
Điều này có nghĩa là, nếu thái độ của người dùng đối với tính tương tác trên Ví điện tử tích cực, thì
họ sẽ dễ dàng ra quyết định mua hàng tùy hứng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết:
H1: Tương tác cảm nhận có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng tùy hứng. 
2.2.2. Tính bảo mật (Security)
Tính bảo mật được (Kar et al., 2015) mô tả là “mức độ mà một cá nhân tin rằng sử dụng một dịch vụ
cụ thể sẽ không có rủi ro”. Theo (Marimuthu & Roseline, 2020), Ví điện tử đang ngày càng phổ
biến nhờ lợi ích giao dịch dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề thiếu hụt kiến thức công nghệ và nỗi lo liên
quan đến tính bảo mật của người tiêu dùng khi thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến là
những vấn đề đáng được lưu tâm. 
Khách hàng không có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, hoặc không tin tưởng các nhà cung
cấp dịch vụ Ví điện tử, có thể sẽ từ chối thực hiện bất kì giao dịch trực tuyến nào liên quan (Gitau &
Nzuki, 2014). Nguyên nhân chính được đưa ra là do lo ngại về vấn đề xâm phạm danh tính và đánh
cắp thông tin (Kaur et al., 2018). Do đó, ý định ngừng sử dụng Ví điện tử, đặc biệt là sử dụng vào
mục đích thanh toán mua sắm là rất cao, nếu họ nhận thấy những rủi ro về tính bảo mật (Milberg et
al., 2000).
Tuy nhiên, giới trẻ tại Việt Nam ngày nay có sự hiểu biết ngày càng cao đối với các hình thức thanh
toán trực tuyến. Sự hiểu biết này giúp họ hiểu được quy trình vận hành cũng như lợi ích mà dịch vụ
thanh toán trực tuyến mang lại; qua đó, nhận thức được mức độ an toàn khi thực hiện giao dịch (Lim
et al., 2019). Bằng chứng là Ví điện tử đã trở thành kênh thanh toán chiếm ưu thế đối với giới trẻ,
thói quen mua sắm thanh toán qua ví điện tử nhanh chóng được tạo lập thay thế tiền mặt. Khi kiến
thức và cảm nhận về sự an toàn của khách hàng đối với Ví điện tử được nâng cao, thì cảm giác yên
tâm khi chấp nhận thanh toán trực tuyến tăng lên, tạo điều kiện cho hành vi mua hàng tùy hứng. Dựa
vào các dữ liệu trên, giả thuyết được đề xuất như sau:
H2: Tính bảo mật có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng tùy hứng.
2.2.3. Sự hấp dẫn về thị giác (Visual appeal)
Theo (Parboteeah et al., 2009), sự hấp dẫn về thị giác đề cấp đến các yếu tố về phông chữ và các yếu
tố về hình ảnh khác như đồ họa, bố cục và thiết kế, giúp nâng cao sự thu hút của trang web đối với
người tiêu dùng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hấp dẫn thị giác có ảnh hưởng đến hành vi mua
hàng tùy hứng (Loiacono et al., 2002); (Wells et al., 2011).
Giai đoạn trước khi mua và sử dụng, sự hấp dẫn về thị giác (Visual appeal) là một yếu tố quan trọng
trong việc thúc đẩy người mua tìm kiếm thông tin (Zheng et al., 2019) và nâng cao ý định hành vi
(Lee & Kacen, 2008). Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng “thẩm mỹ” là yếu tố quan
trọng để khách hàng đánh giá các ứng dụng di động (Zheng et al., 2019); (Okazaki & Mendez,
2013). Tương tự, (Lazard et al., 2016) cũng cho rằng sự hấp dẫn về thị giác cũng là một yếu tố quyết
định thông tin đến việc sử dụng hệ thống. “Các yếu tố kích thích (ví dụ: các yếu tố tình huống),… có
tác động chứng minh và hệ thống hóa các hành vi hiện tại” (Zheng et al., 2019). Do đó, nghiên cứu
này coi sự hấp dẫn về thị giác như một yếu tố kích thích ảnh hưởng đến phản ứng tình cảm và nhận
thức của người tiêu dùng (Zheng et al., 2019); (Liu et al., 2013).
Về mặt hình ảnh, sự hấp dẫn về thị giác của hệ thống thông tin hoặc nền tảng trực tuyến sẽ ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng đối với hệ thống (Ramírez-Correa et al., 2018). Hơn nữa,
sự hấp dẫn về thị giác trong nội dung và bố cục gợi lên những cảm xúc tích cực và do đó hành động
mua hàng sẽ được thúc đẩy (Liu et al., 2013), đặc biệt là ở những người tiêu dùng trẻ tuổi
(Djafarova & Bowes, 2021). Ủng hộ tiền đề này, (Mishra & Shukla, 2020) đã lưu ý rằng sự hấp dẫn
về thị giác thể hiện mức độ hài lòng của người mua với trợ lý giọng nói thông minh trên điện thoại
thông minh. 
5
Theo (Verhagen & Van Dolen, 2011), nếu một trang web được xem là dễ sử dụng thì có thể làm
tăng thêm sự cảm nhận tích cực từ người tiêu dùng, từ đó hành vi mua hàng ngẫu hứng có khả năng
sẽ xảy ra. Theo (Liu et al., 2013), nhận thức trang web dễ sử dụng là yếu tố quan trọng cho việc thúc
đẩy hành vi mua hàng ngẫu hứng từ người tiêu dùng, và tác động thông qua sự hấp dẫn thị giác. 
Dựa vào các cơ sở trên nghiên cứu này đề xuất rằng thông qua cảm nhận về sự thích thú và hài lòng
đối với ví điện tử, sự hấp dẫn về thị giác có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng tùy hứng của
người trẻ Việt Nam. Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất: 
H3: Sự hấp dẫn thị giác có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng tùy hứng. 
2.2.4. Chuẩn chủ quan (Subjective norm) 
Theo (Ajzen & Driver, 1991), chuẩn chủ quan là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối
với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi. Chuẩn chủ quan có thể được hình thành thông
qua cảm nhận các niềm tin mang tính chuẩn mực từ những người hoặc các nhân tố xã hội có ảnh
hưởng đến người dùng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc phương tiện truyền thông,…
(Fishbein & Ajzen, 1977).
(Zheng et al., 2019) cho rằng chuẩn chủ quan đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy hành vi sử dụng
một dịch vụ trực tuyến của các cá nhân, đặc biệt là ở các quốc gia theo chủ nghĩa tập thể. Trên thực
tế, Việt Nam được coi là nền văn hóa tập thể; tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam dễ bị ảnh hưởng
bởi “hiệu ứng bầy đàn”. Nguyên nhân là do thông tin chưa được nắm bắt đầy đủ và chính xác
(Thông, 2014), nên người tiêu dùng thường thông qua việc quan sát hành vi của mọi người xung
quanh để tìm hiểu và đưa ra quyết định. Niềm tin vào những người xung quanh càng mạnh thì sức
ảnh hưởng tới quyết định sử dụng của người tiêu dùng càng lớn. Vì vậy, xu hướng sử dụng Ví điện
tử của người Việt Nam rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chuẩn chủ quan.
Bên cạnh đó, (Moreno et al., 2017) chỉ ra rằng, nhờ việc tiếp cận Internet, quá trình quyết định mua
hàng của giới trẻ hiện nay diễn ra nhanh hơn so với những thế hệ trước. Do đó, khi thói quen sử
dụng Ví điện tử được hình thành (bằng việc bị thúc đẩy bởi các yếu tố chuẩn chủ quan), thì những
lợi ích mà Ví điện tử mang lại có thể ảnh hưởng tích cực đến thái độ của của người sử dụng, khiến
cho quyết định mua hàng càng trở nên nhanh chóng, và hành vi mua hàng tùy hứng dễ dàng xảy ra.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đề xuất các yếu tố chuẩn chủ quan có thể ảnh hưởng đến hành vi mua
hàng tùy hứng của người trẻ Việt Nam thông qua quá trình sử dụng Ví điện tử. Vì vậy, giả thuyết
nghiên cứu được đề xuất là:
H4: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng tùy hứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ajzen, I., & Driver, B. L. (1991). Prediction of leisure participation from behavioral,
normative, and control beliefs: An application of the theory of planned behavior.
Leisure sciences, 13(3), 185-204.
Bressolles, G., Durrieu, F., & Giraud, M. (2007). The impact of electronic service quality's
dimensions on customer satisfaction and buying impulse. Journal of Customer
Behaviour, 6(1), 37-56.
Cocosila, M., & Trabelsi, H. (2016). An integrated value-risk investigation of contactless
mobile payments adoption. Electronic Commerce Research and Applications, 20,
159-170.
Djafarova, E., & Bowes, T. (2021). ‘Instagram made Me buy it’: Generation Z impulse
purchases in fashion industry. Journal of Retailing and Consumer Services, 59,
6
102345.
Fishbein, M., & Ajzen, I. (1977). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to
theory and research. Philosophy and Rhetoric, 10(2).
Gitau, L., & Nzuki, D. (2014). Analysis of determinants of m-commerce adoption by online
consumers. International Journal of Business, Humanities and Technology, 4(3), 88-
94.
Handayani, N. S., & Rahyuda, K. (2020). Website quality affects online impulse buying
behavior (OIBB): Moderating effects of sales promotion and digital wallet use (A
Study on Tokopedia E-Commerce). SSRG International Journal of Economics and
Management Studies, 7(12), 16-24.
Junadiª, S. (2015). A model of factors influencing consumer’s intention to use e-payment
system in Indonesia. Procedia Computer Science, 59, 214-220.
Kar, D., Fang, F., Delle Fave, F., Sintov, N., & Tambe, M. (2015). " A Game of Thrones"
When Human Behavior Models Compete in Repeated Stackelberg Security Games.
Proceedings of the 2015 International Conference on Autonomous Agents and
Multiagent Systems,
Kasirye, F., & Masum, S. M. H. (2021). The effects of e-wallet among various types of users
in Malaysia: A comparative study. Asian Journal of Research in Business and
Management, 3(2), 26-41.
Kaur, R., Li, Y., Iqbal, J., Gonzalez, H., & Stakhanova, N. (2018). A security assessment of
HCE-NFC enabled e-wallet banking android apps. 2018 IEEE 42nd Annual
Computer Software and Applications Conference (COMPSAC),
Lazard, A. J., Watkins, I., Mackert, M. S., Xie, B., Stephens, K. K., & Shalev, H. (2016).
Design simplicity influences patient portal use: the role of aesthetic evaluations for
technology acceptance. Journal of the American Medical Informatics Association,
23(e1), e157-e161.
Lee, J. A., & Kacen, J. J. (2008). Cultural influences on consumer satisfaction with impulse
and planned purchase decisions. Journal of Business Research, 61(3), 265-272.
Lim, S. H., Kim, D. J., Hur, Y., & Park, K. (2019). An empirical study of the impacts of
perceived security and knowledge on continuous intention to use mobile fintech
payment services. International Journal of Human–Computer Interaction, 35(10),
886-898.
Lin, S.-W., & Lo, L. Y.-S. (2016). Evoking online consumer impulse buying through virtual
layout schemes. Behaviour & Information Technology, 35(1), 38-56.
Liu, Y., Li, H., & Hu, F. (2013). Website attributes in urging online impulse purchase: An
empirical investigation on consumer perceptions. Decision support systems, 55(3),
829-837.
Loiacono, E., Chen, D., & Goodhue, D. (2002). WebQual TM revisited: Predicting the intent
to reuse a web site. AMCIS 2002 Proceedings, 46.
Marimuthu, M., & Roseline, A. (2020). A Study On Consumer Perception Towards E-
Wallet. Our Heritage, 68(17), 283-288.
Milberg, S. J., Smith, H. J., & Burke, S. J. (2000). Information privacy: Corporate
management and national regulation. Organization science, 11(1), 35-57.
Mishra, A., & Shukla, A. (2020). Psychological determinants of consumer’s usage,
satisfaction, and word-of-mouth recommendations toward smart voice assistants.
International working conference on transfer and diffusion of IT,
Moreno, F. M., Lafuente, J. G., Carreón, F. Á., & Moreno, S. M. (2017). The
characterization of the millennials and their buying behavior. International Journal of
Marketing Studies, 9(5), 135-144.
Okazaki, S., & Mendez, F. (2013). Exploring convenience in mobile commerce: Moderating
effects of gender. Computers in Human Behavior, 29(3), 1234-1242.
7
Parboteeah, D. V., Valacich, J. S., & Wells, J. D. (2009). The influence of website
characteristics on a consumer's urge to buy impulsively. Information systems
research, 20(1), 60-78.
Park, M., & Yoo, J. (2020). Effects of perceived interactivity of augmented reality on
consumer responses: A mental imagery perspective. Journal of Retailing and
Consumer Services, 52, 101912.
Ramírez-Correa, P. E., Rondán-Cataluña, F. J., & Arenas-Gaitán, J. (2018). Student
information system satisfaction in higher education: the role of visual aesthetics.
Kybernetes.
Rook, D. W. (1987). The buying impulse. Journal of consumer research, 14(2), 189-199.
Subaramaniam, K., Kolandaisamy, R., Jalil, A. B., & Kolandaisamy, I. (2020). The impact
of E-Wallets for current generation. J. Adv. Res. Dyn. Control Syst, 12(1), 751-759.
Teoh Teng Tenk, M., Yew, H. C., & Heang, L. T. (2020). E-wallet Adoption: A case in
Malaysia. International Journal of Research In Commerce and Management Studies
(ISSN: 2582-2292), 2(2), 216-233.
Thông, V. H. (2014). Giáo trình hành vi người tiêu dùng. In: Đại học Kinh tế Quốc dân.
Verhagen, T., & Van Dolen, W. (2011). The influence of online store beliefs on consumer
online impulse buying: A model and empirical application. Information &
Management, 48(8), 320-327.
Wells, J. D., Parboteeah, V., & Valacich, J. S. (2011). Online impulse buying: understanding
the interplay between consumer impulsiveness and website quality. Journal of the
Association for Information Systems, 12(1), 3.
Yoon, H.-Y. (2016). User acceptance of mobile library applications in academic libraries: an
application of the technology acceptance model. The Journal of Academic
Librarianship, 42(6), 687-693.
Zheng, X., Men, J., Yang, F., & Gong, X. (2019). Understanding impulse buying in mobile
commerce: An investigation into hedonic and utilitarian browsing. International
Journal of Information Management, 48, 151-160.

You might also like