You are on page 1of 2

Giả thuyết

1. Cảm nhận rủi ro: Ngoài những lợi ích của mua sắm trực tuyến người tiêu dùng cũng
rất quan tâm đến rủi ro của các sản phẩm hàng hóa dịch vụ như sự không trung thực
của người bán hàng, vấn đề thanh toán, đổi trả hàng hóa. Vấn đề về rủi ro sản phẩm
hàng hóa dịch vụ trong mua sắm trực tuyến đặc biệt với những người tiêu dùng mới
tham gia hoặc người tiêu dùng mới tìm hiểu, do người tiêu dùng không thể kiểm tra
chất lượng sản phẩm trước khi ra quyết định mua sản phẩm (Hsu và cộng sự, 2013).
Bên cạnh đó, Lin và cộng sự (2010) cũng cho rằng, nguy cơ rủi ro mất tiền khi thanh
toán, không nhận được hàng, giao hàng không đúng với sản phẩm thật có tác động
tiêu cực đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là: Giả thuyết 1 (H1 ): Cảm nhận độ rủi ro khi mua
sắm trực tuyến tác động ngược chiều đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng.

2. Nhận thức tính hữu ích: Mua sắm trực tuyến bao gồm sự tiện lợi, sự lựa chọn sản
phẩm và dịch vụ với nhiều giá cả khác nhau, thông tin phong phú, sinh động. Đa số
các nghiên cứu đã chỉ ra sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian là những lý do chính khiến
người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Thực tế đã chứng minh, việc tìm kiếm các sản
phẩm, dịch vụ qua Internet nói chung và các trang web nói riêng sẽ tiện lợi, nhanh
chóng và giảm nhiều công sức cũng như chi phí khác. Vào cùng một thời gian đó,
người tiêu dùng có thể khám phá ra nhiều loại hàng hóa dịch vụ, nhiều thương hiệu
khác nhau, đây là điểm khác biệt rất lớn của mua sắm trực tuyến so với mua sắm
truyền thống (Tunsakul, 2020).
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là: Giả thuyết 2 (H2 ): Nhận thức về tính hữu ích ảnh
hưởng tích cực đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

3. Ảnh hưởng độ tuổi: Đây là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong số các công trình
nghiên cứu trước. Kết quả của một số các nghiên cứu chứng minh quyết định và hành
vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác (Doolin
và cộng sự, 2005; Hernández và cộng sự, 2011; Teo, 2001). Trong đó, kết quả nghiên
cứu của Sorce và cộng sự (2005) cho rằng số lượng mua sắm trực tuyến của người lớn
tuổi và người trẻ tuổi là như nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu này lại cho rằng người
lớn tuổi thích mua sắm trực tuyến hơn người trẻ tuổi (Bhatnagar và cộng sự, 2000;
Liebermann và Stashevsky, 2009). Ngược lại, một số công trình nghiên cứu cho rằng
người trẻ thích mua sắm trực tuyến hơn người lớn tuổi (Gong va cộng sự, 2013;
Joines và cộng sự, 2003; Swinyard và Smith, 2003; Yoh và cộng sự, 2003). Zhou và
cộng sự (2007) cho rằng mâu thuẫn trong kết quả của các nghiên cứu này có thể do
không có sự phân loại độ tuổi giữa các người tiêu dùng trong nghiên cứu.
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là: Giả thuyết 3 (H3 ): Ảnh hưởng độ tuổi của người
tiêu dùng lớn tuổi và trẻ tuổi đến ý định mua sắm trực tuyến.
4. Tính an toàn, bảo mật: Đây là vấn đề đáng lo ngại của người tiêu dùng trong bảo mật
thông tin cá nhân, bảo mật thông tin thẻ/ tài khoản ngân hàng cũng góp phần ảnh
hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Trong nghiên cứu của
Datta và Acharjee (2018), niềm tin, an toàn và bảo mật thông tin cá nhân được người
tiêu dùng quan tâm và lo lắng nhất. Thực tế đã chứng minh, nhiều trường hợp thông
tin cá nhân của người tiêu dùng đã bị bán cho bên ngoài, bị sử dụng cho mục đích
khác có cả những mục đích xấu, làm cho người tiêu dùng lo ngại mỗi khi cung cấp
thông tin cá nhân trên các trang web mua sắm trực tuyến và điều này làm họ thấy đắn
đo khi thực hiện các giao dịch trực tuyến (Lin và cộng sự, 2010).
Giả thuyết nghiên cứu được đề xuất là: Giả thuyết 4 (H4 ): Tính an toàn của trang web
có tác động cùng chiều đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

You might also like