You are on page 1of 2

[3]Nguyễn Thị Song Hà - Đặng Ngọc Minh Quang (2022).

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý


định sử dụng ví điện tử của sinh viên - Nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử MoMo.
Tạp chí Công thương, số 13, tr.168-174.

Tên tác giả, năm Nguyễn Thị Song Hà – Đặng Ngọc Minh Quang (2022)
Tên bài báo Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện của sinh
viên, nghiên cứu thực nghiệm với ví điện tử Momo
Các khái niệm Ý định, ví điện tử, sinh viên

Phương pháp NC Khảo sát trên 1966 sinh viên của 15 trường đại học trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Luận điểm - Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử
của sinh viên.
- Ví điện tử Momo

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên , nghiên cứu
thực nghiệm với ví điện tử Momo , Nguyễn Thị Song Hà, Đặng Ngọc Minh Quang (2022) đã
thực hiện khảo sát trên 1966 sinh viên của 15 trường đại học trên địa bàn của thành phố Hà
Nội bằng bảng câu hỏi với các nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện
tử Momo từ ngày 13/11/2021 cho đến ngày 27/2/2022. Kết quả họ thu được như sau: Về tần
suất mà sinh viên sử dụng thì khảo sát mức độ sử dụng ví điện tử Momo từ 1 đến 5 lần trên
một tuần ( chiếm 83,4%) vì sinh viên chưa xem ví điện tử Momo là ứng dụng để truy cập
hàng ngày mà học chỉ xem nó là phương tiện để thanh toán. Song song bên cạnh đó, một số ít
sinh viên trả lời rằng không sử dụng ví điện tử Momo lâu dài ( chiếm 9,1% ). Và cũng theo
kết quả nghiên cứu thì yếu tố “ Ảnh hưởng xã hội “ là yếu tố quan trọng nhất cho việc hình
thành ý định sử dụng ví điện tử Momo. Nguyên nhân là do thời điểm khảo sát trùng vào
khoảng thời gian đại dịch Covid-19 , sinh viên hầu như gặp khó khăn trong việc làm thêm,
thu nhập, và sinh viên muốn dành thời gian cho hoạt động nghiên cứu kiến thức học tập trên
giảng đường nên hầu như sinh viên trả lời rằng chưa có thu nhập, mục đích chủ yếu của sinh
viên sử dụng ví điện tử là nhận và chuyển tiền,…
[4]Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thùy Dương, Tăng Yến Vi, Lê Hồng Quyết, Trần Nhật
Trường (2021). Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dùng
Việt Nam. Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh, số 22, tr.12-20.

Tên tác giả, năm Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thuỳ Dương, Tăng Yến Vi,
Lê Hồng Quyết, Trần Nhật Trường (2021)
Tên bài báo Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử
của người dùng Việt Nam
Các khái niệm Ý định, ví điện tử, người dùng

Phương pháp NC Khảo sát 500 phiếu từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021 trên
3 miền của Việt Nam.
Luận điểm - Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử
của người dùng Việt Nam

Nguyễn Thị Liên Hương, Vũ Thuỳ Dương, Tăng Yến Vi, Lê Hồng Quyết, Trần Nhật Trường
(2021) đá thực hiện một khảo sát về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử
của người dùng Việt Nam. Thông qua bảng câu hỏi, khảo sát này được thực hiện tại 3 miền
của Việt Nam với 500 phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 cho đến tháng 2/2021,
trong khoảng thời gian là 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ý định của việc sử dụng
ví điện tử về giới tính thì khảo sát có sự chênh lệch đáng kể giữa nam và nữ , nếu nam có 115
người tham gia ( chiếm 29,6%) thì nữ có đến 274 người tham gia ( chiếm 70,4% ) điều này
cho thấy phụ nữ sử dụng ví điện tử cao hơn nam giới do phụ nữ đóng vai trò chính trong việc
mua sắm cho cá nhân và cho gia đình. Nhóm tuổi từ 18-22 là nhóm tham gia khảo sát nhiều
nhất 227 người ( chiếm 58,4%), nhóm tuổi từ 23-40 với 108 người tham gia ( chiếm 27,8% ),
nhóm tuổi từ 41-60 có 18 người tham gia ( chiếm 9,8%) và cuối cùng là nhóm độ tuổi trên 60
có 16 người tham gia ( chiếm 4,1%) kết quả cho thấy rằng giới trẻ chiếm tỷ lệ cao hơn so với
người lớn tuổi. Nhóm người có trình độ học vấn bậc Đại học và Cao đẳng ( chiếm 69,2% )
chiếm cao nhất, tiếp đến là sau Đại học ( chiếm 11,1% ), đối tượng tốt nghiệp THPT , Trung
cấp và dạy nghề lần lượt sẽ là 9,5% và 6,9%. Và sau cùng là nhóm chưa tốt nghiệp THPT và
đối tượng khác chiếm 1,5% và 1,8% trong tổng thể mẫu khảo sát nghiên cứu. Nguyên nhân
đối với nhóm đối tượng về giới tính thì phụ nữ có ý định sử dụng ví điện tử cao hơn nam vì
đóng vai trò chính quan trọng trong việc mua sắm trong gia đình và mua sắm cho bản thân,
nhóm đối tượng về độ tuổi thì giới trẻ chiếm tỷ lệ cao hơn so với người lớn tuổi vì họ sẵn
sàng hơn trong việc thử nghiệm những cái mới và họ có kinh nghiệm tiếp cận tốt hơn về công
nghệ, và quan trọng nhất trong việc khảo sát này cho thấy được nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất
đến ý định sử dụng ví điện tử là niềm tin của người tiêu dùng,…

You might also like