You are on page 1of 4

Tóm tắt nghiên cứu

Đề tài " Ảnh hưởng của smartphone đến kết quả học tập của học sinh trung học
phổ thông và sinh viên đại học" được thực hiện nhằm phân biệt được những ảnh
hưởng khác biệt trong cách sử dụng smartphone của hai nhóm đối tượng mục tiêu:
học sinh trung học và sinh viên đại học.

Nhóm nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng,
bắt đầu tiến hành nghiên cứu khảo sát với 462 tổng học sinh và sinh viên ở các
trường trung học phổ thông và trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh tham gia
để thu thập được nguồn dữ liệu phục vụ trong việc nghiên cứu. Các mẫu nghiên
cứu được phân chia đều giữa giới tính nam và nữ, cho thấy nhóm đối tượng này
chắc chắn rằng họ có sử dụng smartphone. Cơ cấu đối tượng được chia ra như sau:
Học sinh được chia theo cấp độ theo khối (khối 10, khối 11, khối 12) và sinh viên
được chia theo câps độ theo năm ( năm 1, năm 2, năm 3, năm 4). Tiếp tục tiến
hành nhập dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các dữ liệu thu thập
được.

Kết quả học tập

Để đo lường kết quả học tập, nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng điểm trung bình
(GPA) như một yếu tố nhằm đo lường kết quả học tập của học sinh và sinh viên.
Điển hình là nghiên cứu của tác giả Galiher xuất bản năm 2006, Darling 2005 hay
Amy 2000. Họ dùng GPA của đối tượng cần đo lường trong một học kỳ cụ thể để
đo lường kết quả học tập của đối tượng đó và cho ra kết luận. Một nghiên cứu
khác được thực hiện tại Mỹ cho thấy rằng những học sinh sử dụng smartphone ít
hơn sẽ có xu hướng đạt được thành tích cao hơn so với những học sinh sử dụng
smartphone trong thời gian giới hạn. Tương tự, nghiên cứu của tác giả Reynol
Junco 2012 cũng đã chứng minh mối quan hệ nghịch đảo giữa việc sử dụng
smartphone và kết quả học tập giữa các sinh viên trong trường đại học. Theo các
nghiên cứu được thực hiện và được công bố trên tạp chí khoa học Scopus, họ đã
phân tích và đưa ra kết luận chung rằng, smartphone có tác động tích cực đến hành
vi học tập của sinh viên đại học, tương tự như các nghiên cứu khác cũng kết luận
rằng smartphone và các ứng dụng của nó có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học
tập trong môi trường học tập của sinh viên. Mặc dù, còn một số ít nghiên cứu cũng
tiết lộ điều đó, nhưng vẫn còn tồn tại những tác động tiêu cực của smartphone đến
hiệu suất học tâp của sinh viên trong trường đại học, điều đó ảnh hưởng đến kết
quả học tập của họ. Vì vậy, vẫn có những tác động kép của smartphone đến hiệu
suất của học sinh và các nghiên cứu kết luận rằng mức độ nghiện smartphone cao
hơn ở học sinh có thể dẫn đến kết quả học tập thường là tiêu cực ( Ahmed và cộng
sự, 2020). Theo tác giả Sang Yup Lee 2014 , nghiên cứu này dựa trên cả lý thuyết
và bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng việc sử dụng smartphones trong giờ
giảng của sinh viên sẽ làm phân tán hoặc chuyển hướng sự chú ý của họ, điều này
sẽ khiến họ bỏ lỡ các điểm quan trọng và các chi tiết được trình bày trong lớp, dẫn
đến ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu
khác chỉ sử dụng kết quả học tập của một số môn học riêng để đo lường kết quả
học tập ( Syed Tahir Hiai & nnk., 2006).

Reynol Junco (2012). In-class multitasking and academic performance.


Computers in Human Behaviours

Ahmed, R. R., Salman, F., Malik, S. A., Streimikiene, D., Soomro, R. H., & Pahi,
M. H. (2020). Smartphone Use and Academic Performance of University Students:
A Mediation and Moderation Analysis. Sustainability

Sang Yup Lee (2014). Examining the factors that influence early adopters’
smartphone adoption: The case of college students. Telematics and Informatics

Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu

Theo báo cáo khảo sát của Statista – Đức ( 2020) , Việt Nam hiện có khoảng 61,37
triệu smartphone đang được sử dụng hiện nay và thuộc top 10 quốc gia có lượng
người sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới. Trong đó, thành phần lớn đối tượng
sử dụng smartphone là học sinh và sinh viên trên cả nước . Học sinh và sinh viên
chính là những đối tượng thường xuyên tiếp xúc và sở hữu các thiết bị công nghệ,
dễ hội nhập với những xu hướng phát triển mới của thời đại kỹ thuật số. Về cơ
bản, smartphone được sản xuất với khả năng làm đơn giản hóa công việc của
người lớn, cung cấp nhiều chức năng linh hoạt. Trong nhiều trường hợp,
smartphone được sử dụng như một giải pháp thay thế cho máy tính hoặc laptop và
trong một số trường hợp cần thiết như sử dụng để xem đài phát thanh và các
chương trình truyền hình (xem tin tức, các chương trình thể thao nổi bật, thời
sự,...) . Thậm chí, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, một số người
thậm chí còn đặc biệt thích sử dụng smartphone hơn máy tính xách tay và máy
tính cá nhân, với một chiếc smartphone, một người có thể có thể thực hiện cuộc
gọi, gửi e-mail, xem và chia sẻ ảnh hoặc video, chơi trò chơi điện tử và nghe nhạc,
theo dõi các cuộc hẹn và danh bạ, lướt Internet, sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói,
kiểm tra tin tức và thời tiết, sử dụng trò chuyện bằng các ứng dụng cho cuộc gọi
thoại và nhắn tin ( Messenger, Whatsapp,..) và tương tác trên mạng xã hội
(Instagram, Facebook, Twitter,...). Smartphone cung cấp cho mọi người một trải
nghiệm độc đáo và cho phép họ trực tuyến bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu ( Alan &
Eyuboglu, 2012). Vì thế, số lượng người dùng smartphones cũng tăng mạnh, trong
đó thành phần đối tượng thuộc độ tuổi học sinh và sinh viên sở hữu smartphone
cao, đó là một điều tất yếu. “Thiết bị điện thoại thông minh đã trở thành một phần
cuộc sống của học sinh và sinh viên. Bằng một cách nào đó, điện thoại thông minh
đã trở thành người bạn thân thiết của họ, nó có thể ảnh hưởng đến học sinh và sinh
viên theo nhiều cách tích cực hoặc tiêu cực” (Joanes, 2014). Có rất nhiều cáo buộc
chống lại smartphones, chẳng hạn như việc học sinh lãng phí thời gian và bỏ lỡ
các nghiên cứu học tập, tránh các bài tập, không cẩn thận trên đường đi bộ và lái
xe, từ đó dẫn đến chứng nghiện smartphones. Nhưng trên thực tế, giao tiếp qua các
thiết bị đã gia tăng đến mức nó ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của mọi người.
Đặc biệt ở hai nhóm đối tượng học sinh trung học và sinh viên, ở hai nhóm này đã
có sự chín chắn về mặt tâm lý và tư duy, thường xuyên sử dụng smartphone cho
việc học tập và giao tiếp cộng đồng. Sử dụng smartphone đã và đang thay đổi các
thói quen hàng ngày, hành vi xã hội, quan hệ gia đình và tương tác xã hội. Việc
liên tục kiểm tra hoặc sử dụng các ứng dụng smartphone 24 giờ một ngày sẽ ảnh
hưởng liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ, căng thằng, lo lắng, và làm suy giảm
sức khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập cũng như giảm các hoạt động
thể chất (Thomeé, Harenstam & Hagberg, 2011). Tuy nhiên chưa có những nghiên
cứu cụ thể nào cho thấy sự khác biệt trong cách sử dụng smartphone của hai đối
tượng nghiên cứu này. Việc sử dụng smartphone ảnh hưởng như thế nào đến kết
quả học tập, kinh tế, các mối quan hệ xã hội, cộng đồng đối với học sinh và sinh
viên là một vấn đề vô cùng quan trọng tại thời điểm hiện tại. Nếu biết vận dụng tốt
các thiết bị điện tử, đặc biệt là smartphone sẽ giúp học sinh và sinh viên có được
năng suất và thành tích học tập tốt hơn. Đồng thời, tạo được sự tiện lợi trong
phương thức giao tiếp, học tập online và nắm bắt tình hình xã hội một cách nhanh
chóng. Ngược lại, sử dụng smartphone không hợp lý và phản khoa học sẽ dẫn đến
việc chán nản, lười biếng trong công việc và học tập, ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh
thần và thể chất của người dùng. Do đó, việc sử dụng smartphone có thể dẫn đến
ảnh hưởng quan trọng trong việc nâng cao năng lực học tập của học sinh trung học
và sinh viên đại học vì chính thiết bị này có thể nâng cao trải nghiệm trong quá
trình học tập. Chính vì vậy, bài nghiên cứu "Ảnh hưởng của smartphone đến
kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học" cần
phải làm rõ việc sử dụng smartphone có những ảnh hưởng khác biệt như thế nào
đến học sinh trung học và sinh viên đại học. Đó là một vấn đề nghiên cứu đáng
được lưu tâm và chú ý. Thông qua nghiên cứu sẽ giúp chúng ta giải quyết được
các nhược điểm trong cách sử dụng smartphone của hai nhóm đối tượng: học sinh
trung học, sinh viên và từ đó đưa ra hướng giáo dục, giải pháp phù hợp cho cả hai.
Jogendra Kumar Nayak. (2018). Relationship among smartphone usage,
addiction, academic performance and the moderating role of gender: A study of
highter education students in India.

Alan, A. E, & Eyuboglu, E. ( January, 2012). 11th international marketing trends


congress 19-21th. Venice -Italy.

Thomeé, S., Harenstam, A., & Hagberg, M. (2011). Mobile phone use and stress,
sleep disturbances, and symptoms of depression among young adult-a prospective
cohort study. BMC public healthy, 11(1), 66.

You might also like