You are on page 1of 2

Tổng quan tài liệu : Nguyễn Ánh Ngọc

Ngày nay , khi Việt Nam đang ngày càng phát triển , mạng xã hội ngày càng
trở nên phổ biến và đa dạng trong các lĩnh vực : Học tập ,vui chơi, giải trí , kinh tế
,….Nó trở thành nhu cầu kết nối được nhiều người lựa chọn sử dụng , trong đó bao
gồm cả sinh viên. Những ảnh hưởng của MXH đang là một vấn đề nhận được
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu do sự phổ biến và ngày càng liên hệ
chặt chẽ của nó với cá nhân trong xã hội .
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Bá về “Việc sử dụng mạng xã hội
và kết quả học tập của sinh viên “ tại Đai học Quốc gia Hà Nội , đã cho thấy :
Phương tiện mà sinh viên dùng để truy cập mạng xã hội hầu hết là máy tính và
điện thoại , có trường hợp sử dụng ti vi thông minh có chức năng như máy tính .
Hầu hết , sinh viên sử dụng MXH tại nhà với số liệu là 94% . Số lượng MXH mà
sinh sử dụng rất đa dạng : Facebook , Zalo, Twitter , Youtube , Tiktok, Instagram,
…. Trong đó , Facebook là mạng xã hội được sinh sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ
100% , theo sau đó là Youtube 96,7%, và Zalo có 84,9% . Theo số liệu khảo sát thì
thời gian trung bình sinh viên sử dụng MXH là 4 tiếng 1 ngày , tuy nhiên có những
sinh viên đã dành hầu hết thời gian trong ngày để sử dụng mạng xã hội mà thay
vào đó họ không sử dụng khoảng thời gian ấy cho mục đích học tập. Thông qua
việc tìm hiểu về hoạt động sử dụng MXH của sinh viên, có thể xác định được có
hay không có mối liên hệ giữa mục đích sử dụng MXH và cá hoạt động học tập
của sinh viên . Mục đích sử dụng MXH của sinh viên rất đa dạng, họ thường sử
dụng MXH với 4 mục đích chính là cập nhật thông tin chiếm 81,6%, trò chuyện
76,2% , học tập 75% và giải trí 82,8% . Ngoài những mục đích được đề cập thì như
đã nói ở trên, thông qua số liệu thu thập được thì có tới 20,8% sinh viên được hỏi
cho rằng họ truy cập MXH chỉ do thói quen, tức là truy cập mà không có mục đích
nào cả . Theo nghiên cứu của tác giả , sinh viên được khảo sát dành ít thời gian cho
việc tự học hơn là thời gian sử dụng MXH hàng ngày .Theo số liệu , trung bình
sinh viên dành 1 tiếng rưỡi cho việc học và việc sử dụng MXH là 5 tiếng /ngày ,
gấp khoảng 3 lần thời gian sinh viên tự học . Từ số liệu cũng có thể thấy rằng hầu
hết các sinh viên được khảo sát đều có học lực khá tốt, có rất ít sinh viên có học
lực không tốt, chỉ có 6,6% sinh viên được khảo sát là có học lực trung bình, nếu
tính trên tổng số lượng sinh viên cung cấp thông tin về học lực thì chỉ có 11,1%
sinh viên là có học lực trung bình, còn lại có đến 78,3% sinh viên có học lực khá
và giỏi, và có 10,6% sinh viên có học lực xuất sắc. Như vậy, nghiên cứu này đã chỉ
ra dù bị tốn nhiều thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội nhưng các sinh viên lại
có kết quả học tập không quá tệ, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng MXH
hoàn toàn có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập, cũng như trợ giúp cho sinh viên
trong việc đạt được kết quả học tập tốt nếu như ta có thể tìm ra các phương pháp và
sử dụng MXH đúng cách.
Theo 1 nghiên cứu khác của Trần Thị Hoàn ,Nguyễn Thị Nhung –“Tìm hiểu
1 số tác động của mạng xã hội đối với sinh viên Việt Nam hiện nay” -Diễn đàn
giáo dục và trao đổi kinh nghiệm cũng chỉ ra 1 số ảnh hưởng của MXH đến sinh
viên cho thấy : Đến năm 2020 ,số lượng người Việt Nam sử dụng MXH là 68,17
triệu người , trong đó có hơn 22 triệu người là học sinh , sinh viên.Trên cơ sở khảo
sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu ra rằng trong tổng số sinh viên được khảo
sát có 26% số người sử dụng MXH dưới 1 giờ /ngày ,40% sử dụng từ 1-3 giờ . Về
mục đích sử dụng , hầu hết sinh viên sử dụng MXH để giao lưu , kết bạn ,trò
chuyện,nhắn tin chiếm trên 92% , cập nhật thông tin trên 82% ,phục vụ cho học tập
và làm việc là khoảng 81% ,….Như vậy , giới trẻ và đặc biệt là sinh viên đang là
lực lượng đông đảo sử dụng MXH. Nghiên cứu cũng chỉ ra những tác động tích
cực của MXH đến sinh viên :Thứ nhất , MXH giúp sinh viên tìm kiếm thông tin
phục vụ cho học tập ; thứ hai , giúp sinh viên kết nối , mở rộng mối quan hệ ; thứ
ba, MXH đa dạng nhiều hình thức học tập cho sinh viên ; thứ tư , MXH phục vụ
cho nhu cầu giải trí ,….. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực , MXH còn có những
tác động tiêu cực đến sinh viên : Khiến sinh viên bị xao nhãng , lơ đãng trong học
tập , nếu tâm lí không vững vàng có thể bị lôi kéo vào những tệ nạn , những thói
hư tật xấu . Nghiên cứu này đã khẳng định chỉ khi sinh viên nhận thức đúng đắn
được mặt tích cực và tiêu cực của MXH thì mới có thể phát huy được hiệu quả của
MXH .

You might also like