You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU


Đề tài: NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG SMARTPHONE Ở
TRẺ EM TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ
Số từ: 2190

Danh sách thành viên nhóm 7:


1. Nguyễn Thị Chung - 030534180017
2. Phan Hồng Ngọc - 030834180154
3. Nguyễn Thị Thuý Hường - 030134180195
4. Đặng Kiều Vân – 030134180625

Lớp HP: PPNCKH - D16


GVHD: Lê Hoàng Long

1
MỤC LỤC
I. Giới thiệu đề tài ......................................................................................................... 3
1.1. Tổng quan đề tài: ................................................................................................. 3
1.2. Lý do lựa chọn đề tài: .......................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 4
II. Lược khảo lý thuyết: ............................................................................................... 4
III. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 5
Bảng câu hỏi: .............................................................................................................. 5
Tài liệu tham khảo: ....................................................................................................... 7

2
I. Giới thiệu đề tài
1.1. Tổng quan đề tài:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0 thì những chiếc điện thoại
thông minh cũng ngày càng đa dạng và đang trở nên rất phổ biến trong cuộc sống của con
người. Theo số liệu từ Hiệp hội Di động toàn cầu (GSMA), ⅔ dân số thế giới đang sử dụng
smartphone với khoảng 5 tỷ người (quý II, năm 2017). Ở Việt Nam, theo nghiên cứu thì vào
cuối năm 2019, có khoảng 43.7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone. Quả không
sai khi gọi chúng là “smartphone” vì ngoài những tính năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin thì
những chiếc điện thoại thông minh ngày nay còn giúp chúng ta kết nối với bạn bè một cách dễ
dàng, giải tỏa căng thẳng, nhận, gửi email, sắp xếp lịch trình, thanh toán hóa đơn… chỉ với một
vài thao tác đơn giản. Hiện nay, không chỉ người lớn đang sử dụng smartphone để phục vụ cho
công việc và cuộc sống thì những đứa trẻ cũng được tiếp xúc với smartphone từ rất sớm.

Theo một nghiên cứu của Sell Cell, trẻ con dành khoảng 30 tiếng mỗi tuần để sử dụng
smartphone, điều đó có nghĩa là hơn 1500 tiếng mỗi năm chỉ để lướt và xem smartphone. Với
một công cụ đa dạng tính năng như smartphone liệu những đứa trẻ có kiểm soát được mức độ
chúng sử dụng smartphone hay không. Việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ giúp chúng tìm hiểu
được những kiến thức mới, phát triển kỹ năng, học ngôn ngữ tuy nhiên những tác động tiêu
cực là không thể tránh khỏi.

1.2. Lý do lựa chọn đề tài:


Ngày nay, chỉ cần có một chiếc smartphone được kết nối internet thì chúng ta có thể
tìm kiếm mọi thứ một cách dễ dàng. Điều đó đồng nghĩa với việc không chỉ có những yếu tố
tích cực mà rất nhiều những điều xấu, tiêu cực đang nằm trên chính những chiếc smartphone
mà con trẻ bạn sử dụng hằng ngày. Những đứa trẻ thì chưa đủ tuổi để có thể quyết định được
những hành vi của mình, điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của trẻ. Chính vì
vậy, việc biết được thời gian cũng như mục đích mà những đứa trẻ sử dụng smartphone hiện
nay là vô cùng cần thiết để giúp chúng ta tìm ra những giải pháp nhằm tránh được những tiêu
cực và tận dụng được những lợi ích mà smartphone mang lại.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc trẻ em sử dụng smartphone là vô cùng phổ biến.
Bố mẹ chúng thì luôn bận bịu với công việc của mình nên việc kiểm soát được hành vi sử dụng
smartphone ở trẻ còn có nhiều bất cập. Smartphone có những thứ tuyệt vời mà những đứa trẻ
thì hay tò mò và chúng có thể dành hàng giờ liền chỉ đề ngồi xem smartphone và bố mẹ sẽ
không mất công trông coi chúng hay sợ chúng quấy khóc ảnh hưởng đến công việc của mình. .
Ngày nay, có thể thấy rất nhiều đứa trẻ ít ra ngoài chơi những trò chơi, hoạt động ngoài trời mà
thay vào đó chúng lại ở nhà chơi trên thế giới ảo với chiếc smartphone. Một khi nếu không có
sự kiểm soát của bố mẹ thì những thứ không lành mạnh trên smartphone và internet có thể dễ
dàng tiếp cận với trẻ. Việc sử dụng các thiết bị đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhất là

3
các bệnh về mắt, khung xương, có thể gây tổn thương não. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến
khả năng học tập, giao tiếp của trẻ

1.3. Mục tiêu nghiên cứu:


- Mục tiêu tổng quan: phân tích hành vi sử dụng smartphone ở trẻ em trong thời
đại công nghệ.
- Mục tiêu cụ thể:
• Phân biệt sự khác nhau giữa việc sử dụng và nghiện smartphone.
• So sánh mức độ sử dụng điện thoại của trẻ em trước khi công nghệ chưa
phát triển và hiện nay.
• Tìm hiểu mức độ sử dụng điện thoại thông minh giữa trẻ em nông thôn và
thành thị.
• Kiểm tra thái độ, sự quan tâm của bố mẹ đối với việc trẻ dùng smartphone.
• Tìm hiểu khả năng sử dụng và kiến thức của trẻ về smartphone.
II. Lược khảo lý thuyết:

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 15% học sinh dưới 15 tuổi nghiện điện thoại
thông minh ở Đài Loan (Chang, F. C et al., 2019) và khoảng 35.6% trẻ vị thành niên ở Hàn
Quốc mắc chứng nghiện điện thoại thông minh (Lee, C., & Lee, S. J, 2017). Điều này cho thấy
số lượng trẻ em sử dụng smartphone hiện nay là rất lớn. Việc sử dụng smartphone hoàn toàn
khác với việc nghiện smartphone (Haug, S et al, 2015). Sử dụng điện thoại thông minh với thời
gian dài hơn mức cho phép được cho là nghiện, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc nghiện
smartphone sẽ đến nhiều nhất từ mạng xã hội. Theo Park., C. & Park., Y. R (2014) trẻ em chưa
đủ tuổi để đưa ra những quyết định hợp lý, điều đó dẫn đến việc chúng dễ dàng bị nghiện điện
thoại thông minh. Trẻ em có xu hướng bắt chước theo những gì bố mẹ nó làm (Sawar., S, 2016)
nên việc bố mẹ dùng smartphone cũng khiến trẻ làm theo.

Cho trẻ sử dụng smartphone được phân thành 3 nhóm lợi ích đó là học tập, giữ trẻ và
giải trí (Chen., W, Teo., M. H & Nguyen., D, 2019). Điện thoại thông minh giúp họ trông nom
con cái, điều này đồng nghĩa rằng bố mẹ đang tự nguyện cho con mình sử dụng smartphone vì
họ cảm thấy thật dễ dàng khi đưa cho nó một chiếc smartphone và chúng sẽ ngồi yên, không
la hét hay quấy khóc. Khi việc trông con không còn là mối bận tâm thì họ sẽ có thời gian làm
các công việc khác. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nếu bố mẹ có thái độ tích cực và quan
tâm đến việc trẻ sẽ làm gì khi nó sở hữu một chiếc smartphone có đầy đủ mọi thứ trên đời hơn
là việc chỉ dùng nó để khiến trẻ ngồi yên thì smartphone lúc đó trở nên thật hữu dụng. Nhiều
bậc phụ huynh khẳng định rằng điện thoại thông minh, máy tính bảng tạo sự linh hoạt trong
việc học cho con mình. Nhiều kiến thức mới được tìm hiểu mà không bị giới hạn bởi không
gian hay thời gian. Họ cũng cho rằng những video trên Youtube mang tính giáo dục cao ví dụ
như video dạy về hình dạng, con số, bảng chữ cái hay dạy ngoại ngữ cho trẻ…. Không thể phủ
nhận rằng smartphone mang lại nhiều lợi ích cho trẻ và bố mẹ của chúng, tuy nhiên nếu các

4
bậc phụ huynh không kiểm soát được việc trẻ sử dụng smartphone thì có thể gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực. Những cám dỗ từ điện thoại là điều không thể tránh khỏi, trẻ có thể nghiện
smartphone và không thể sống thiếu nó, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần như bất ổn cảm
xúc, thiếu tập trung, trầm cảm, tức giận và thiếu kiểm soát; các vấn đề về thể chất như suy giảm
thị giác, thính giác, xúc giác (Park., C. & Park., Y. R, 2014). Nếu trình độ học vấn của bố mẹ
thấp, sự nhận biết về mức độ nguy hiểm của việc sử dụng smartphone ở trẻ thấp hơn nên họ dễ
dàng đưa smartphone cho con họ dẫn đến việc chúng bị nghiện sẽ cao hơn. Nếu thu nhập của
bố mẹ ở mức thấp họ khó có thể mua được điện thoại thông minh vì vậy tỷ lệ sử dụng sẽ thấp
hơn (Park., C. & Park., Y. R, 2014). Những tác động tiêu cực từ việc sử dụng điện thoại thông
minh ở trẻ có thể được giảm thiểu nhờ vào thái độ của bố mẹ (Cho., K. S & Lee., J. M, 2017).

Nghiên cứu về thực trạng trẻ em sử dụng smartphone hiện nay, các nhà nghiên cứu sử
dụng các bảng câu hỏi với các câu hỏi có lựa chọn và câu hỏi mở cho trẻ để thống kê tỷ lệ các
đặc tính về việc sử dụng cũng như nghiện sử dụng smartphone như: việc chúng giành bao nhiêu
tiếng mỗi ngày hay mỗi tuần để sử dụng smartphone? Hay là bạn thường xem gì trên
smartphone?... Nghiên về mức độ quan tâm của bố mẹ đến việc con cái mình sử dụng điện
thoại thông minh cũng được áp dụng để đưa ra những nguyên nhân khiến trẻ nghiện
smartphone.
Những nghiên cứu trên chỉ ra rằng, việc trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử thông minh
như smartphone hay máy tính bảng đang rất phổ biến và hiện tượng trẻ em nghiện smartphone
đang là một vấn đề nóng và cần quan tâm trong thời đại công nghệ và internet phát triển mạnh
mẽ như hiện nay. Thái độ, thu nhập, trình độ học vấn của bố mẹ ảnh hưởng đến việc con họ sử
dụng smartphone như thế nào. Nếu biết sử dụng smartphone đúng cách lợi ích mà nó mang lại
rất lớn và ngược lại, nếu trẻ bị nghiện có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
cũng như tinh thần và khả năng học tập cũng như năng lực của trẻ. Nghiên cứu về mục đích sử
dụng smartphone ở mỗi độ tuổi khác nhau của trẻ (trẻ dưới 6 tuổi, từ 6-10 tuổi, từ 10 - dưới 18
tuổi….) để phân tích hành vi và thói quen sử dụng smartphone của từng đối tượng trẻ em khác
nhau. Ngoài ra, nghiên cứu về mức độ thành thạo của trẻ đối với smartphone cũng sẽ giúp
chúng ta nắm được khả năng tìm kiếm thông tin của trẻ để nhận biết được chúng đang dùng nó
với mục đích là vui chơi, giải trí hay học tập….
III. Phương pháp nghiên cứu:

Đề xuất sử dụng phương pháp định tính bằng cách đưa ra bảng câu hỏi khảo sát cho trẻ
cũng như bố mẹ của trẻ để thống kê về mức độ sử dụng, hành vi sử dụng, mục đích sử dụng và
ảnh hưởng của bố mẹ đến việc trẻ sử dụng smartphone.
Bảng câu hỏi:

3.1. Khảo sát những đứa trẻ về mức sử dụng điện thoại di động?
1. Em bao nhiêu tuổi?

5
2. Em đang sống ở thành phố hay sống ở tỉnh?
3. Em có biết chơi các trò chơi dân gian không?
4. Em có đang sở hữu hoặc đang dùng một chiếc điện thoại thông minh?
5. Một ngày em giành khoảng mấy tiếng để xem điện thoại thông minh?
6. Bố mẹ có quản lý việc em sử dụng điện thoại thông minh không?
7. Em thường dùng điện thoại thông minh để làm gì?
8. Em có biết cách cài đặt các ứng dụng trên điện thoại hay không? Em thường tải các
ứng dụng liên quan đến giải trí hay học tập?
9. Em đang sử dụng các trang mạng xã hội nào (Facebook, Instagram, Twitter,
Youtube…)?
10. Em có hay chơi game trên điện thoại thông minh hay không? Game đó thuộc thể
loại như thế nào (game đố vui, game trí tuệ, game hành động)?
11. Nếu không có điện thoại thì em sẽ cảm thấy như thế nào và em sẽ làm gì?
3.2. Khảo sát bố mẹ về mức độ quan tâm của họ đối với việc con em mình sử dụng smartphone:
1. Bạn có con đang ở độ tuổi dưới 18 tuổi hay không?
2. Con bạn có đang sử dụng smartphone hay không?
3. Trung bình mỗi ngày con bạn sử dụng smartphone bao nhiêu tiếng?
4. Bạn có thường sử dụng smartphone trước mặt con không?
5. Bạn có hay tổ chức các hoạt động giải trí ngoài trời thay cho việc cho trẻ sử dụng
smartphone không?
6. Bạn có thường cùng con xem smartphone không và thường xem về vấn đề gì?
7. Bạn có cho phép con mình sử dụng smartphone trong bữa ăn hay không?
8. Con bạn có chơi game trên smartphone hay không? Chúng thường chơi những thể
loại game gì (game đố vui, game trí tuệ, game hành động)?
9. Bạn có biết được sự khác biệt giữa việc chơi và học trên smartphone hay không?
10. Những loại ứng dụng mà bạn cho con mình sử dụng?
11. Con bạn thích sử dụng những loại ứng dụng nào trên smartphone?

6
Tài liệu tham khảo:
1. Chang, F. C., Chiu, C. H., Chen, P. H., Chiang, J. T., Miao, N. F., Chuang, H. Y., &
Liu, S. (2019). Children's use of mobile devices, smartphone addiction and parental mediation
in Taiwan. Computers in Human Behavior, 93, 25-32.
2. Sarwar, S. (2016). Influence of parenting style on children's behaviour. Journal of
Education and Educational Development, 3(2).
3. Lee, C., & Lee, S. J. (2017). Prevalence and predictors of smartphone addiction
proneness among Korean adolescents. Children and Youth Services Review.
4. Park, C., & Park, Y. R. (2014). The conceptual model on smartphone addiction among
early childhood. International Journal of Social Science and Humanity, 4(2), 147.
5. Cho, K. S., & Lee, J. M. (2017). Influence of smartphone addiction proneness of young
children on problematic behaviors and emotional intelligence: Mediating self-assessment
effects of parents using smartphones. Computers in Human Behavior, 66, 303-311.
6. Chen, W., Teo, M. H., & Nguyen, D. (2019). Singapore Parents’ Use of Digital Devices
with Young Children: Motivations and Uses. The Asia-Pacific Education Researcher, 28(3),
239-250.
7. Haug, S., Castro, R. P., Kwon, M., Filler, A., Kowatsch, T., & Schaub, M. P. (2015).
Smartphone use and smartphone addiction among young people in Switzerland. Journal of
behavioral addictions, 4(4), 299-307.

You might also like