You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

VĂN
KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TIỂU LUẬN
MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: Dấu chân số - bạn phơi bày những gì trên không


gian ảo

Giảng viên:Nguyễn Thị Ngọc Thảo


Sinh viên thực hiện:Vương Diệu Linh
Mã số sinh viên:23031444
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 3


1.Lý do chọn đề tài........................................................................................................3
2.Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................3
3.Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................4
4.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
5.Kết cấu chủ đề............................................................................................................4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DẤU CHÂN SỐ.........................................5
1.Khái niệm...................................................................................................................5
2.Loại hình dấu chân số................................................................................................5
3.Tác động của dấu chân số.........................................................................................6
3.1 Đối với cá nhân....................................................................................................6
3.2 Đối với doanh nghiệp......................................................................................6
4. Tại sao dấu chân số lại vô cùng quan trọng?..........................................................7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA VIỆC ĐỂ LẠI DẤU CHÂN SỐ VÀ NHỮNG
ĐÁNH GIÁ THIẾT THỰC.............................................................................................8
1.Thực trạng của việc sử dụng và để lại dấu chân số.................................................8
2.Đánh giá.................................................................................................................... 12
PHẦN 3: GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ BÀI HỌC PHÙ HỢP......................................12
1.Giải pháp..................................................................................................................12
1.1:Hãy tử tế, hữu ích và thấu hiểu............................................................................12
1.2 Sử dụng cài đặt quyền riêng tư............................................................................13
1.3. Giới hạn về lượng dữ liệu bạn chia sẻ.................................................................13
1.4. Tránh đăng ký các trang web không an toàn.......................................................13
1.5. Tránh chia sẻ quá mức trên phương tiện truyền thông xã hội.............................14
1.6. Hiểu rằng tìm kiếm mang tính xã hội.................................................................14
1.7. Sử dụng các công cụ kỹ thuật số để quản lý dấu chân kỹ thuật số của bạn.................................15
2.Bài học...............................................................................................................................................15
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................16

2
3
LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Thế kỷ XX, thời đại phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ số đã đạt đến một
tầm cao mới so với những năm đầu và hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn nữa trong tương lai. Đã là
công dân của thời đại hiện đại hóa toàn cầu, toàn thế giới hướng đến sự hiện đại, thông minh, tiện
lợi, nhanh gọn, ta không thể không sở hữu một thiết bị điện tử để giúp ích cho cuộc sống hàng
ngày : điện thoại di động, máy tính, laptop, máy tính bảng,v.v.. Chúng có thể hỗ trỡ chúng ta về
mọi mặt trong đời sống tinh thần như: xả stress, tra cứu thông tin, học tập, làm việc,… mọi lúc
mọi nơi không giới hạn, giao tiếp với bạn bè khắp năm châu thông qua màn hình điện tử, hay có
thể hỗ trợ về vật chất khi hiện giờ ta không cần đặt chân ra ngoài đường, chỉ cần một thiết bị có
kết nói internet thì đã có thể đặt ship đến tận nơi. Vậy để có được những tiện ích đầy thú vị đó,
bạn nghĩ bạn phải trả gì cho những doanh nghiệp những tổ chức kinh doanh bằng ứng dụng qua
thiết bị công nghệ số hàng ngày bạn sử dụng? Mạng xã hội số hay thiết bị số có thể nói là con dao
hai lưỡi vô cùng sắc bén, sẽ đâm sau lưng bạn bất cứ lúc nào chỉ cần bạn bất cẩn hay sơ suất điều
gì đó qua không gian ảo. Do đó bạn có từng nghĩ rằng mọi hoạt động của mình sẽ luôn được bảo
mật hay đang ầm thầm bị theo dõi và được tiết lộ ra bởi một tổ chức bí ẩn nào đó đằng sau màn
hình điện tử? Liệu đến một ngày nào đó những thông tin ta để riêng tư sẽ bị công khai khắp nới
trên mạng xã hội? Bạn đã từng nghĩ đến chưa?

Xuất phát từ thực tiễn hiện tại, tình trạng sử dụng các thiết bị công nghệ số thời kì phát triển, tôi
chọn đề tài: “ Dấu chân số” để nghiên cứu và tìm hiểu chuyên sâu và đưa đến cho cộng đồng một
vấn đề đang được coi là khá hot trên mạng xã hội hiện nay, đang được mọi công dân số quan tâm
đặc biệt.

2.Mục tiêu nghiên cứu


“Dấu chân số” đang là một vấn đề nan giải, cần được tuyên truyền và phát động trong cộng đồng,
là chủ đề hot như vậy được quan tâm bậc nhất. Nhưng trái với độ “nóng” đó thì vẫn còn một số
công dân số khi tiếp xúc cọ sát với công nghệ thì chưa thật sự hiểu biết về chúng nên đã xảy ra
một số trường hợp đáng quan ngại.

4
Trong mỗi bài luận sẽ có tầm nhìn và sự khai thác khác nhau, chính vì vậy tiểu luận này sẽ hệ
thống hóa lại một cách khá chi tiết về vấn đề này để có thể lan tỏa trong cộng đồng.

3.Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu đề tài là từ thời đại 4.0 khi con người ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ
trong việc sản xuất, nghiên cứu, và quảng bá công nghệ số, đưa chúng đến tay người dùng một
cách hữu dụng nhất.

4.Phương pháp nghiên cứu


Trong quá trình khai thác vấn đề tôi đã sử dụng các phương pháp:

-Phương pháp thu thập dữ liệu

-Phương pháp phân tích

-Phương pháp đưa ra kết luận

5.Kết cấu chủ đề


Ngoài phần mở đầu và kết luận lại vấn đề được đưa vào nghiên cứu thì kết cấu của tôi gồm 3
phần chính:

-Phần 1: Giới thiệu khái quát về dấu chân số

-Phần 2: Thực trạng hiện nay của việc để lại dấu chấn số và đánh giá

-Phần 3: Giải pháp phù hợp và bài học

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DẤU CHÂN SỐ


1.Khái niệm
Trước hết chúng ta cần phải biết “Dấu chân số” là gì? Dấu chân số hay dấu chân điện tử có tên
tiếng Anh là Digital footprint, được hiểu là tất cả những dấu vết dữ liệu mà bạn để lại thông qua
việc sử dụng Internet, tham gia vào môi trường số hiện nay, bao gồm: những thông tin bạn để lại

5
khi mua sắm trực tuyến, hình ảnh, video, thông tin cá nhân được bạn hoặc người khác đăng lên
mạng xã hội, các trang web bạn tìm kiếm thông tin, thông tin khi bạn đăng nhập hay tham gia vào
các hội nhóm ảo,…Có thể nói rằng mọi thứ bạn nói, làm, tìm kiếm,… trên mạng xã hội qua các
thiết bị công nghệ số đều để lại dấu vết và đó được coi là “dấu chân số”.

2.Loại hình dấu chân số


Theo như tài liệu đã thu thập được, dấu chân số có thể chia thành hai loại cơ bản: dấu chân số chủ
động và dấu chân số thụ động.

-Dấu chân số chủ động có thể hiểu là những dữ liệu, thông tin, hình ảnh,… mà bản thân bản chủ
động chia sẻ chúng lên thế giới ảo nhằm mục đích cá nhân như giao lưu, giới thiệu bản thân, mua
sắm trên các sàn thương mại điện tử: Shoppee, Tiki, Amazon,.. hay đó có thể là những bài đăng
bạn muốn chia sẻ cho cộng đồng ảo, cảm xúc bạn “thả” trên các bài viết Facebook, Instagram,…

-Dấu chân số thụ động là những thông tin và dữ liệu bị lấy cắp hay được thu thập bởi một tổ chức
bí ẩn nào đó mà chính bản thân bạn cũng không hề hay biết về điều này.Ví dụ điển hình cho lý
thuyết này đó chính là các trang web sẽ sử dụng những lần bạn truy cập vào trang của họ để biết
được thông tin cũng như địa chỉ IP của bạn, biết bạn đang sống ở đâu,… hay những lần bạn tìm
kiếm một món đồ cần mua trên trang điện tử và liên tiếp những ngày sau đó sẽ có những đề xuất
quảng cáo xuất hiện về vật phẩm bạn muốn sở hữu, đó chẳng phải hành động “nghe lén, đọc lén”
hay sao, mà hầu hết người dùng lại chẳng hề hay biết hay để tâm.

3.Tác động của dấu chân số


3.1 Đối với cá nhân
-Học sinh, sinh viên việc để lại dấu chân số cũng mặt tích cực và tiêu cực đối với thế hệ học sinh
sinh viên, giúp dễ dàng trong việc trao đổi kiến thức thu thập thông tin bài học nhưng nếu để lại
những dấu chân tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng hình ảnh khi hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng tìm
kiếm và tra cứu thông tin các ứng viên và điều này sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt những
người truy cập.

- Trẻ em trong thời đại công nghệ số cũng sẽ được tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ sớm nên
việc kiểm soát của ác bậc phụ huynh cũng vô cúng quan trọng đối với con em mình, để chúng
tránh xa “vết cặn” của thế giới ảo.

3.2 Đối với doanh nghiệp


6
Dấu chân số có thể con là một kho chứa vô vàn dữ liệu và việc sử dụng chúng như thế ào sẽ còn
phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và khai thac chặt chẽ những
nguồn thông tin dữ liệu đó và đưa ra các sản phẩm và đề xuất phù hợp với từng khách hàng hay
người dùng.

a)Sẽ chọn lựa được hướng đi và chiến lược marketing phù hợp

Hiện nay thì việc chạy quảng cáo là vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ,
việc tận dụng triệt để được kho chứa ấy sẽ giúp được phần lớn trong việc quảng cáo đến người
dùng về sản phẩm của doanh nghiệp.

b)Tận dụng và thấu hiểu được mong muốn của khách hàng

Dấu chân số sẽ đóng góp không nhỏ trong việc đề xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu
và mong muốn sở hữu của từng người một thông qua các trang web họ truy cập, những video
hình ảnh họ xem và tương tác mà không cần tốn nhiều thời gian như trong việc gọi điện thoại tư
vấn từng khách hàng . Từ đó ta sẽ nắm bắt được mong muốn và như cầu thực tế của mọi người.

c) Dự đoán hiệu quả thị trường hiện nay

Từ việc nghiên cứu Digital footprint, các doanh nghiệp sẽ đề ra phương án phù hợp sản xuất các
mặt hàng hay dịch vụ thực tế nhất đối với khách hàng cũng như chuẩn bị nhân sự chạy quảng cáo
sản phẩm và đặt ra KPI cần hướng đến trong chiến dịch lần này.

Đây được coi là một công cụ được các đoàn thể doanh nghiệp sử dụng nhiều mỗi lần đề ra các
phương án mới.

4. Tại sao dấu chân số lại vô cùng quan trọng?


- Chúng tương đối lâu dài và một khi dữ liệu được công khai – hoặc thậm chí là bán công khai

- Dấu chân số có thể xác định được danh tính số của một người, được coi là điều quan trọng.

- Nhà tuyển dụng có thể truy cập và kiểm tra dấu chân số của nhân viên trước khi được nhận , đặc
biệt là phương tiện truyền thông xã hội của họ, có thể phần nào biết được tính cách của người xin
việc.

- Các trường cao đẳng và đại học cũng đã sử dụng dấu chân số để kiểm tra sinh viên của họ.

7
- Và đặc biệt là tội phạm mạng có thể truy cập và lấy cắp thông tin của bạn vào những mục đích
trái pháp luật như giả dạng, lừa đảo bằng chính danh tính của bạn

- Vì những lý do này, đáng để xem xét dấu chân kỹ thuật số của bạn nói gì về bạn. Nhiều người cố
gắng quản lý dấu vết kỹ thuật số của họ bằng cách thận trọng với các hoạt động trực tuyến của họ
để kiểm soát dữ liệu có thể được thu thập ngay từ đầu.

- Do đó ai cũng nên có cho mình những hiểu biết cơ bản về việc bảo vệ dấu chân số cũng như sử
dụng chúng một cách hiệu quả và tránh những rủi ro không đáng có sẽ xảy ra.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HIỆN NAY CỦA VIỆC ĐỂ LẠI DẤU CHÂN SỐ VÀ
NHỮNG ĐÁNH GIÁ THIẾT THỰC
1.Thực trạng của việc sử dụng và để lại dấu chân số.
Là công dân của thời đại công nghệ số, tần suất ta tiếp xúc với các thiết bị công nghệ và thế giới
ảo là vô cùng lớn. Có thể nói ai trong cộng đồng cũng đều sở hữu riêng cho mình một chiếc
smartphone có kết nối Internet để có thể truy cập vào các trang mạng xã hội. Như đã phân tích thì
sử dụng mạng xã hội cũng như các trang web không chỉ có một mặt tích cực mà còn có vô vàn
những nguy cơ xấu không thể tránh khỏi.

Theo tờ báo Thanh Niên: “Kaspersky vừa chính thức ra mắt dịch vụ bảo mật Kaspersky Digital
Footprint Intelligence (DFI), giúp các nhà phân tích bảo mật phát hiện các mối đe dọa tấn công
tiềm ẩn kịp thời và điều chỉnh kế hoạch phòng thủ.”(Báo Thanh Niên, 2022)

DFI viết tắt của Digital Footprint Intelligence, sử dụng các kỹ thuật trong việc thu nhận thông tin
công khai kết hợp với những nền tảng dữ liệu từ Kaspersky và những phân tích Surface, Deep và
Dark Web, xác định các lỗ hổng có thể bị khai thác và cảnh báo các cuộc tấn công đã được lên kế
hoạch của những đối tượng tin tặc và cung cấp những thông tin cần thiết về các loại hình đe dọa
đang gặp phải, bao gồm: rò rỉ dữ liệu, các phần mềm độc hại đang đe dọa, hay ngay cả những đe
dọa liên quan đến những trang web đen( Dark Web).

“Chương trình nâng cao năng lực mạng của Kaspersky hoàn toàn toàn diện và thiết thực cho các
cơ quan chính phủ và mọi tổ chức. Chúng ta đang sống trong thời đại số hóa và những công nghệ
đột phá; do đó, lời kêu gọi nâng cao kỹ năng và cơ chế an ninh mạng là rất quan trọng. Trung tâm

8
An ninh mạng Quốc gia Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ Kaspersky trong chương trình này cũng
như các hoạt động an ninh mạng khác.”

( Ông Trần Quang Hưng NCSC Việt Nam, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông,
Chính phủ Việt Nam,2022)

Tính đến 3/2022 theo những dữ liệu đã được KNS công bố họ đã bảo vệ 24,2% người dùng Việt
Nam khỏi lừa đảo và các mối đe dọa trực tuyến. Chính vì vậy có thể nói rằng thực trạng lừa đảo
trên (Olinder et al., 2020)mạng ảo qua dấu chân số đang ngày càng tăng và việc tạo ra những hệ
thống cảnh báo về mối nguy hiểm đang rình rập luôn được nghiên cứu và phát triển.

Việc nghiên cứu và đưa đến tay người dùng các hệ thống cảnh báo là vậy nhưng trên thực tế toàn
cầu vẫn còn xuất hiện rất nhiều những lần bị lộ thông tin đến từ các doanh nghiệp lớn . “Hơn 237
nghìn nhân viên chính phủ Mỹ bị lộ thông tin cá nhân.Tin tặc đã tấn công hệ thống TRANServe
cung cấp phúc lợi cho các nhân viên chính phủ, lấy cắp thông tin của 114 nghìn người đang làm
việc và 123 nghìn người từng làm việc cho các cơ quan liên bang.” (Báo Nhân Dân, 2023). Đây là
những thông tin được bảo mật vô cùng chặt chẽ bới chính phủ Mỹ nhưng cũng đã bị đánh cắp bởi
tin tặc. Vậy dấu chân số ta để lại một cách dễ dàng như vậy, sẽ có thể gây ra những hậu quả khôn
lường như thế nào?

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao những người lừa đảo lại có được nhiều thông tin về số điện
thoại để có thể gọi đến như vậy? Đã có biết bao nhiêu vụ việc liên quan đến lừa đảo qua số điện
thoại bằng nhiều hình thức khác nhau. Thực tế rằng, số điện thoại của bạn được ghi lại khi mua
hàng trực hay gián tiếp hay qua những cuộc khảo sát nhanh trên mạng xã hội khi bạn vô tình để
lại phương thức liên lạc, và hơn nữa có thể thông tin của bạn đang được mua bán một cách bất
hợp pháp mà bạn không hề hay biết.

Một thực tế đáng đau lòng hơn rằng, việc bạn vô tư để lại dấu chân số mà không hề suy tính đến
hậu quả sau này sẽ ảnh hưởng không ngờ đến cuộc sống sau này. Ví dụ điển hình nhất cho việc
này là một nữ cảnh sát người Mỹ năm 2013 đã mất việc khi “dấu chân số” của cô đã được tìm
thấy, đó là những bài tweet cô đã đăng tải trên mạng xã hội và chúng được nhiều người cho rằng
có sự phân biệt chủng tộc và kỳ thị người đồng tính (Tạp chí Thông tin và Truyền thông,2018).

9
Tất cả những hành động bạn làm trên thế giới ảo thông qua các thiết bị điện tử, công nghệ đều sẽ
bị ghi lại: email bạn đã gửi, bài viết bạn đã tương tác, món đồ bạn đã mua, thông tin bạn đã tìm
kiếm qua các trang web, những video hay hình ảnh bạn đã lưu,… “Hiện đại nhưng thật hại điện”
cộng đồng số phát triển ai cũng có thể chia sẻ và lan tỏa những thông tin hình ảnh video hay và
đầy thú vị nhưng hiện nay lại tràn lan những trang web đen, những bài đăng có nội dung nhảy
cảm chỉ để câu like và trở nên nổi tiếng, con người ta đắm chìm vào những nút like ảo mà không
hề dứt ra được. Việc chia sẻ những điều mình muốn trên mạng xã hội là nhu cầu của mỗi cá
nhân , là quyền tự do của mỗi công dân, nhưng luôn phải tuân theo quy định của pháp luật đề ra
về an ninh mạng. Đừng chỉ vì câu like mà để lại những dấu chân không đáng có. Dễ nhận thấy
nhất hiện nay là việc lan truyền thông tin sai sự thật. Theo Luật số:24/2018/QH14 về an ninh
mạng, điều 8: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động
kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”. Những “dấu chân này”
để lại hậu quả khôn lường và sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của luật pháp Việt Nam. Nhất là
trong thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ta có thể thấy tràn lan trên mạng
những thông tin sai sự thật về ca nhiễm cũng như về biến thể của viruss về cách chữa trị mà
không hề cần đến vắc-xin điều trị, các đối tượng lan truyền và khởi nguồn đã được lực lượng
chức năng làm việc và xử phạt về hành vi xuyên tạc thông tin sai sự thật và gây hoang mang trong
cộng đồng, Nhân dân.

Lời ăn tiếng nói luôn luôn phải cẩn thận nhất là trên mạng xã hội, dạo gần đây khi các cuộc thi
hoa hậu ngày xuất hiện càng nhiều thì cộng đồng mạng đã bông đùa rằng: cô gái nào đăng quang
thì hãy “khóa facebook” kẻo “lên thớt”. Đúng là như vậy, trong tiềm thức thì hoa hậu không chỉ là
cuộc thi về sắc đẹp mà còn là về trí thức và tài năng, sự đoan trang, thục nữ của một người con
gái. Có những cô nàng sau khi đăng quang đã bị cộng đồng mạng “khui” ra những bài viết, câu
bình luận, lời nói trên mạng xã hội thời còn chưa nổi tiếng. Tích cực thì ít mà tiêu cực thì nhiều
việc để lại những câu nói tục tĩu thuở còn đi học, hay những bức hình không phù hợp lứa tuổi khi
đó, những phát ngôn không đúng mực trên mạng chính là nguồn cơn của những lời chỉ trích từ
dân mạng. Có thể nói đên hoa hậu Ý Nhi khi đã có những phát ngôn chưa thực sự được suy nghĩ
kĩ càng nên đã khiến cô bị bạo lực mạng một cách nghiêm trọng, gia đình cô còn muốn “trả lại

10
vương miện”.Như vậy ta có thể nhận thấy rằng việc để lại dấu chân số một cách không suy nghĩ
sẽ khiến ta vô cùng hối hận trong tương lai, dẫn đến những hậu quả không ngờ sau này.

Ngoài ra học sinh, sinh viên là thế hệ được tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ số cũng như
mạng xã hội ảo từ rất sớm. Tuổi trẻ nhanh nhẹn, thông minh, chọn lọc, tiếp thu rất nhanh mọi thứ
về hiện đại ngày nay, cũng là độ tuổi sử dụng kỹ thuật số nhiều nhất hiện nay, khi mà toàn cầu
hóa phát triển việc học đã trở nên tiện lợi hơn thông qua việc sử dụng smartphone, laptop,…
không quá tốn sức khi ta tìm kiếm tài liệu học tập trực tuyến qua thư viện điện tử, đi học qua ứng
dụng học online. Sau thời gian học căng thẳng các bạn trẻ có thể giải trí bằng cách truy cập vào
Facebook, Tiktok,… để xem những video hay bài viết giúp giải tỏa căng thẳng, đăng một hai bài
viết, like, tim, chia sẻ những điều thú vị. Nhưng đây cũng có mặt trái khi các bạn sử dụng mạng
xã hội với tần suất quá mức cho phép, đây là chất gây nghiện rất nhanh, là nơi các bạn thỏa sức
sáng tạo nội dung số, thể hiện điểm mạnh của bản thân, chia sẻ cho mọi người biết đến mình.
Nhưng cũng có xuất hiện những trường hợp chia sẻ quá mức, khi không hề ngần ngại đăng tải
những hình ảnh nhạy cảm của bản thân lên mạng mà không hề hay biết những thế lực xấu vẫn
luôn rình rập phía sau chiếc màn hình đó. Có nhiều bạn trẻ đã bị ăn cắp hình ảnh cá nhân, thông
tin cá nhân bởi hacker, rồi sau đó đi lừa đảo, tống tiền, chiếm đoạt tài sản và bị cắt ghép vào
những video có nội dung nhạy cảm, tràn lan khắp mạng xã hội gây mất hình ảnh cá nhân cũng
như hình ảnh cộng đồng lành mạnh.

Tại hội thảo “Năng lực số cho sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại học” do
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, Hiệp hội các trường ĐH-CĐ
Việt Nam cùng Tập đoàn Meta đồng tổ chức đã đề ra vấn đề khi cơ hội tìm việc và tương lai của
sinh viên sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những “dấu chân số” đã được lưu trữ lại trên không gian
mạng ảo. Chia sẻ với thính giả tại hội thảo, TS Đỗ Văn Hùng- Giám đốc Trung tâm công nghê
thông tin của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nói: “Khi mỗi chúng ta tham gia nền
tảng internet, chỉ gõ một từ khoá tìm kiếm, bình luận trên mạng xã hội, hoặc xem một bức ảnh
hay phim trên Youtube… thì tất cả đều được lưu lại và trở thành ‘dấu chân số’. Những ‘dấu chân
số’ ấy sẽ không thể xóa bỏ và là một tập hợp tạo nên ‘danh tính số’ của bạn"(Flis Media, 2022) .
Chính vì lý do đó mà đã có nhiều trường hợp sinh viên học sinh bị lừa đảo, bạo lực mạng,… Theo
ông thì việc trang bị những kỹ năng cần thiết khi sử dụng thế giới ảo là vô cùng cần thiết, hiện

11
nay tại các trường đại học đã đưa các môn học có liên quan mật thiết như: năng lực thông tin,
Năng lực số nâng cao,… vào chương trình đào tạo dành cho sinh viên nhằm đào tạo bài bản về
kiến thức cũng như trang bị hành trang cần có, giúp sinh viên tránh xa được các nguy cơ xấu
không đáng có. Ngoài bạo lực mạng hay rò rỉ thông tin, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những lời
cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn khi những điều đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống thực một cách đáng
ngờ. Hiện nay, có đa số các nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu về các ứng viên thông qua dấu chân số các
bạn để lại trên mạng xã hội, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của bản thân, ảnh hưởng đến việc
được tiếp nhận công việc, đặc biệt là đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường đang bấp bênh
trong việc tìm kiếm một công việc sẽ gắn bó với mình cả đời.

2.Đánh giá.
Dấu chân số là thành quả của công nghệ số phát triển vượt bậc trong thời đại 4.0, đây là một
mảnh ghép quan trọng cho việc đi lên của môi trường ảo, đem lại cho người dùng những lợi ích
nhất định khi ta có thể xem lại hoạt động của mình trên mạng xã hội, lưu trữ thông tin một cách
nhanh chóng, là kho tàng chứa đựng dữ liệu khổng lồ của nhân loại. Chúng tác động không hề
nhỏ đến sự phát triển cũng như suy thoái của công nghệ hiện đại, toàn cầu hóa. Nhưng việc sử
dụng như thế nào để đem lại hiệu quả tối ưu nhất và tránh xa được những rủi ro nhất định thì các
công dân trong cộng đồng số luôn phải trang bị hành trang về dấu chân số để ứng biến trong
những trường hợp khác nhau sẽ xảy đến. Có thể nói, tất cả mọi thứ đều có hai mặt tốt và xấu, dấu
chân số cũng vậy nếu không biết sử dụng chúng ta có thể sẽ bị chi phối và trở thành nô lệ cho
chúng, người dùng phải thật cảnh giác và nhận thức được về dấu chân số.

PHẦN 3: GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ BÀI HỌC PHÙ HỢP.


1.Giải pháp.
1.1:Hãy tử tế, hữu ích và thấu hiểu
Hay nói cách khác, thể hiện quyền công dân kỹ thuật số.

Đây có vẻ không phải là một cách thực tế để 'quản lý dấu chân kỹ thuật số của bạn', nhưng một
phần của việc quản lý dấu chân kỹ thuật số của bạn không chỉ là về quyền riêng tư và ẩn danh, mà
đó còn là việc để lại “dấu chân số tốt” trên mạng xã hội. Hãy thấu hiểu về thế giới ảo và thật tử tế
trên mạng, chia sẻ những thông tin hữu ích nhất tránh lan truyền những thứ tiêu cực làm xấu hình
ảnh bản thân cũng như cộng đồng.
12
1.2 Sử dụng cài đặt quyền riêng tư
Cài đặt quyền riêng tư trên phương tiện truyền thông xã hội cho phép bạn kiểm soát những người
xem bài đăng của bạn. Xem lại các cài đặt này và đảm bảo chúng được cài đặt ở mức mà người
dùng cảm thấy dễ chịu thoải mái.

Chúng ta hãy nói về Facebook nhé?Có rất nhiều công dân số có thể được tính trong số 1,3 tỷ
người dùng hoạt động hàng tháng của gã khổng lồ truyền thông xã hội và thực tế không có trang
web nào khác chứa thông tin cá nhân rộng và sâu như vậy.Khuyến khích sinh viên hạn chế sử
dụng tất cả các tài khoản truyền thông xã hội, bao gồm cả Facebook, có thể là bước quan trọng
nhất để giúp họ quản lý dấu chân kỹ thuật số của mình. Xem xét các mẹo về quyền riêng tư độc
quyền của Facebook.

1.3. Giới hạn về lượng dữ liệu bạn chia sẻ


Mỗi khi bạn truy cập vào thông tin gì đó, cung cấp dữ liệu cá nhân của mình cho một tổ chức hay
một đơn vị doanh nghiệp nào đó, thì bạn đã mở rộng dấu chân kỹ thuật số của mình hơn. Và cũng
vô tình làm tăng khả năng việc các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thông tin bạn để lại
một cách trái phép , vào mục đích khoonh chính đáng hay thâm chí là vi phạm pháp luận, chuẩn
mực đạo đức. Đưa những dữ liệu đó cung cấp và mua bán trái phép cho người xấu. Vì vậy, hãy
nhận thức kịp thời và suy nghĩ kĩ càng trước khi đặt sự an toàn của bản thân vào tay người lạ, xem
những thứ đó có xứng đáng không? Dịch vụ hay sản phẩm đó có thực sự hữu ích để bạn để lại
thông tin dữ liệu của bạn thân lại để đổi lấy chúng không.

1.4. Tránh đăng ký các trang web không an toàn


Khắp nơi trên mạng đều đang xuất hiện tràn lan những trang web không chính thống, không thực
sự an toàn và không có tính bảo mật về quyền riêng tư cho người dùng. Việc bị ăn cắp thông tin
qua những lần vô tình truy cập vào những trang không an toàn đang ngày càng tăng lên. Đảm bảo
rằng các trang bạn click chuột vô đều có các URL bắt đầu bằng https:// . “s” là viết tắt của cụm
tiếng Anh “secure” nghĩa là bảo mật, điều đó đồng nghĩa với việc đây là trang web có chứng chỉ
bảo mật. Bên cạnh đó cũng cần có biểu tưởng ổ khóa trên thanh địa chỉ. Không bao giờ chia sẻ
thông tin cá nhân cho những trang web không có bảo mật nhất là những dữ liệu liên quan đến
thanh toán.

13
1.5. Tránh chia sẻ quá mức trên phương tiện truyền thông xã hội
Phương tiện truyền thông xã hội giúp bạn dễ dàng kết nối với những người khác ở khắp nơi trên
toàn cầu nhưng cũng có thể khiến việc chia sẻ quá mức trở nên dễ dàng nếu bạn không kiểm soát
được. Hãy cân nhắc kỹ càng trước khi chia sẻ thông tin cá nhân về chuyến du lịch hay nơi bạn
sinh sống, vị trí hiện tại của bạn, cũng như vậy tránh việc công khai số điện thoại và địa chỉ email
cá nhân trên phần giới thiệu ở các trang mạng xã hội đó sẽ là mục tiêu của những kẻ xấu trong
việc tiếp cận đến bạn.Hay thậm chí là số tài khoản ngân hàng, hiệu thuốc bạn hay đến, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe,… tất cả cũng có thể là con đường dẫn lối cho chúng tìm và hiểu biết sâu hơn
về thông tin của bạn.

1.6. Hiểu rằng tìm kiếm mang tính xã hội


Ngoài ra còn có một mặt khác đối với dấu chân kỹ thuật số của bạn - không phải lúc nào bạn cũng
chọn công khai thông tin. Hãy nhớ rằng, dù có hoặc không có kiểm soát quyền riêng tư, Facebook
vẫn ghi lại và sử dụng mọi mẩu thông tin có được để xác định rõ hơn nhân khẩu học tiếp thị của
người dùng và có thể sẽ đề xuất đến bạn những sản phẩm hay dịch vụ tiếp thị bạn đang bận tâm.
Tin nhắn ở Messenger tưởng chừng như vô cùng bảo mật và an toàn nhưng biết đâu đó các nhân
viên tại Meta đang xem bạn trò chuyện hàng ngày và lưu trữ lại chúng. Giống như dữ liệu
HIPAA, quyền riêng tư của dữ liệu kỹ thuật số rất quan trọng – do đó có luật GDPR gần đây.

Google thực hiện thủ thuật tương tự với thói quen tìm kiếm và duyệt web. Nếu một sinh viên
đăng nhập vào tài khoản Google của họ, dịch vụ sẽ theo dõi mọi từ khóa họ tìm kiếm, mọi trang
web họ truy cập và mỗi lần họ truy cập Youtube.

Mặc dù được quan tâm bậc nhất nhưng quyền riêng tư khi sử dụng không gian mạng luôn là điều
gì đó vô cùng xa vời, vì vậy hãy thật cẩn trọng trong việc để lại dấu chân số.

1.7. Sử dụng các công cụ kỹ thuật số để quản lý dấu chân kỹ thuật số của bạn
Một loạt tiện ích mở rộng của trình duyệt và tiện ích bổ sung của ứng dụng cũng có thể hạn chế
việc lén lút thu thập thông tin cá nhân.

2.Bài học
Khi tham gia vào môi trường số chính là chúng ta đã ngầm chấp nhận việc thông tin của bản thân
sẽ được lưu trữ lại tại rất nhiều nơi do ta chủ động hoặc có thể là ta cũng chẳng hề hay biết về
những thế lực đã và đang sở hữu dữ liệu của mình. Vậy bài học cần có trong thời đại công nghệ

14
tiên tiến này là gì? Đó là sự cẩn trọng, thông minh, nhân thức tốt, kỹ năng, kiến thức luôn phải có
sẵn trong người. Tiến sĩ Đỗ Văn Hùng nhấn mạnh: “"Bạn sẽ dùng công nghệ để nâng tầm mình
lên, hay bạn sẽ phải chịu mất việc làm? Làm thế nào để làm chủ công nghệ, dùng công nghệ để
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chúng ta. Trường đại học là nơi có thể giúp sinh viên tìm câu trả
lời”(Báo Yên Bái, 2022). Việc bị lưu trữ dữ liệu cá nhân là không thể tránh khỏi đặc biệt là đối
với sinh viên hiện nay, sử dụng thiết bị công nghệ điện tử là tiếp cận với thời đại số đang phát
triển, nhưng một sự thật rằng người dùng không thể làm chủ và kiểm soát được chúng, đôi khi sẽ
bị chi phối ngược lại bởi những thứ công nghệ số đó. Phải thật sáng suốt trong việc sử dụng công
nghệ số, để lại những dấu chân tốt, tránh để lại những điều tiêu cực khiến chúng ảnh hưởng đến
chúng ta trong tương lai. Hãy là một công dân số, một người dùng công nghệ thông minh và sáng
suốt!

15
KẾT LUẬN
Môi trường kỹ thuật số ngày nay đáp ứng nhu cầu cá nhân thông qua môi trường trực tuyến hoặc
ngoại tuyến. Ở cuối của mỗi giao dịch được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số đều đóng góp
vào việc hình thành một số ghi lại một cách có ý thức hoặc vô thức. Nói cách khác, dấu chân kỹ
thuật số được để lại. Đang xem xét từ quan điểm này, cần nhớ rằng các cá nhân có trách nhiệm
quan trọng trong quá trình này trong khi thực hiện một số giao dịch trong môi trường kỹ thuật số.
Vì vậy, nhận thức kỹ càng là kỹ năng cần được nuôi dưỡng trong người dùng môi trường kỹ thuật
số để họ có thể sử dụng thế giới ảo một cách có ý thức.

Mặt khác, xét đến thực tế là môi trường kỹ thuật số chủ yếu được giới trẻ sử dụng, điều đó có thể
nói lên vấn đề dấu chân kỹ thuật số cần được nhấn mạnh quá mức đối với giáo dục của sinh viên
đại học. Trong bối cảnh này, nghiên cứu cố gắng xác định nhận thức và trải nghiệm về dấu chân
kỹ thuật số của sinh viên. Cần đưa vào chương trình đào tạo các môn học liên quan đến năng lực
thông tin số và tăng cường các buổi hội thảo cho sinh viên về công nghệ số cũng như các kỹ năng
cần có và cần biết khi trở thành một công dân trong thời đại số.

Kết quả đầu tiên của nghiên cứu là sinh viên đại học có mức độ dấu chân kỹ thuật số cao hơn
nhận thức. Mặt khác, khái niệm “dấu chân kỹ thuật số” lại không được nhiều người biết đến và sử
dụng.Surmelioglu, Y. & Seferoglu, S. S. (2019). Kiểm tra nhận thức về dấu chân kỹ thuật số và
trải nghiệm kỹ thuật số của sinh viên đại học.

Tạp chí Thế giới về Công nghệ Giáo dục: Các vấn đề hiện tại. 11(1), 48–64.63 sinh viên giáo dục.
Sinh viên đại học có mức độ trải nghiệm thấp hơn về kỹ thuật số môi trường. Trải nghiệm của họ

16
trong môi trường kỹ thuật số chủ yếu bao gồm việc gặp phải các tìm kiếm được thực hiện trong
môi trường kỹ thuật số dưới dạng quảng cáo trong các môi trường khác nhau. Nhận thức về dấu
chân kỹ thuật số của sinh viên đại học không khác nhau tùy theo giới tính. Trên mặt khác, trải
nghiệm về dấu chân kỹ thuật số khác nhau tùy theo giới tính và nam giới có mức độ hiểu biết cao
hơn những trải nghiệm. Nói cách khác, nam giới có nhiều trải nghiệm hơn về dấu chân kỹ thuật
số để lại trong thế giới kỹ thuật số hơn phụ nữ.

Theo các đánh giá liên quan đến biến số độ tuổi, trong khi nhận thức về dấu chân kỹ thuật số là bị
ảnh hưởng bởi độ tuổi, trải nghiệm dấu chân kỹ thuật số không bị ảnh hưởng bởi điều này. Dấu
chân kỹ thuật số nhận thức tăng lên song song với sự gia tăng của tuổi tác.

Dấu chân số là một kho tàng dữ liệu lớn, lưu trữ lại tất cả các hoạt động qua mạng xã hội ,các
thiết bị công nghệ và từ đó tích lũy thành “danh tính số” của mỗi cá nhân. Nó sẽ nói lên con
người của bạn khi tham gia vào thế giới của kỹ thuật số, công nghê cao. Không giới hạn độ tuổi
hay giới tính, tất cả mọi người đều có thể truy cập vào Internet thông qua một chiếc điện thoại
cầm tay. Tích cực vô vàn nhưng tiêu cực cũng không thiếu nên ta luôn phải cân nhắc kỹ trước khi
hành động bất cứ điều gì trên mạng. Chỉ là lời nói bông đùa hôm nay nhưng ngày mai sẽ trở thành
vấn đề lớn hơn lúc nào không hay.

Về vấn đề của học sinh, sinh viên cần:

-Thu thập dữ liệu từ các sinh viên đại học trên cơ sở khoa của họ và kiểm tra nhận thức hoặc kinh
nghiệm về dấu chân kỹ thuật số theo các phòng ban.

-Kiểm tra nhận thức hoặc trải nghiệm về dấu chân kỹ thuật số của học sinh trung học, những ứng
cử viên ,học sinh đại học theo loại hình trường trung học phổ thông.

-Kiểm tra nhận thức hoặc trải nghiệm về dấu chân kỹ thuật số theo các biến số khác nhau.

17
Tài liệu tham khảo

1. Báo Yên Bái. (2022). “Dấu chân số” có thể ảnh hưởng cơ hội việc làm của sinh
viên. https://baoyenbai.com.vn/266/254961/Dau-chan-so-co-the-anh-huong-co-hoi-
viec-lam-cua-sinh-vien.aspx
2. Boyle, J. (2014). 11 Tips For Students To Manage Their Digital Footprints. In
Te@chthough. http://www.teachthought.com/technology/11-tips-for-students-
tomanage-their-digital-footprints/
3. Flis Media. (2022). de-lai-dau-chan-so-tren-mang-sinh-vien-co-the-bi-anh-huong-
co-hoi-viec-lam. https://sim.ussh.vnu.edu.vn/vi/news/hoat-dong-cua-du-an/de-lai-
dau-chan-so-tren-mang-sinh-vien-co-the-bi-anh-huong-co-hoi-viec-lam-272.html
4. Olinder, N., Tsvetkov, A., Fedyakin, K., & Zaburdaeva, K. (2020). Using digital
footprints in social research: An interdisciplinary approach. Wisdom, 16(3).
https://doi.org/10.24234/WISDOM.V16I3.403

18
19

You might also like