You are on page 1of 4

Thống kê số liệu:

Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động trong giới trẻ:


Theo ITU(tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế ), 23/10/2022
73% dân số toàn cầu từ 10 tuổi trở lên sở hữu điện thoại di
động; ở các nước có thu nhập thấp, tỉ lệ sở hữu điện thoại di
động cao hơn tỉ lệ sử dụng Internet…
Theo Hội thảo Môi trường Internet an toàn: Giải pháp trong trường học,
sáng 11/3 tại Hà Nội, ông Trần Đăng Khoa, Phó cục trưởng An toàn
thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định hiện nay, phụ huynh
cho con em sử dụng hoặc sở hữu thiết bị di động từ rất sớm. Trung
bình cứ 9 tuổi, trẻ em Việt Nam được sở hữu điện thoại di động, trong
khi độ tuổi tương tự trên thế giới là 13.

Thời gian sử dụng điện thoại trung bình:


Ngày 21/3, Q&Me - được điều hành bởi Asia Plus (Nhật bản) công bố báo
cáo Ứng dụng di động phổ biến nhất Việt Nam 2023. Theo báo cáo, người
Việt Nam dành khoảng 6,2 giờ/ngày cho việc sử dụng điện thoại thông minh.
Trung bình trong một tuần, mỗi người Việt sử dụng 20,5 ứng dụng.

Trong đó, 2/3 thời gian được sử dụng cho các ứng dụng mạng xã hội và nhắn
tin. Cụ thể, 6/10 cái tên xuất hiện trong top 10 ứng dụng di động phổ biến
nhất, có số lượng người dùng đều là các ứng dụng quen thuộc như
Facebook, Messenger, TikTok, Youtube, Instagram…

Mà trong thời điểm dịch bênh từ năm 2021 trở đi thì con số này còn có
thể cao hơn nữa

chỉ cần theo 2 số liệu trên thì cx biết đc sức ảnh hưởng lớn của điện
thoại đối với giới trẻ việt nam ròi.

Chứng nghiện điện thoại:

Theo một nghiên cứu gần đây tại Hàn Quốc, trong gần 1.000 học sinh tham gia
khảo sát thì có đến 72% em trong độ tuổi 11-12 có sử dụng điện thoại trung bình
5,4 giờ một ngày. 25% em trong số này được chẩn đoán mắc chứng nghiện
smartphone. Nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng stress là dấu hiệu chính cho thấy
một người bị mắc chứng bệnh này.

Về lâu dài, nếu bạn cứ bật điện thoại lên mỗi khi gặp các tình huống hay cảm giác khó chịu sẽ khiến bạn dễ
đầu hàng trước áp lực.

Bên cạnh đó, một báo cáo của Viện Khoa học Thần kinh Hành vi và Tâm lý học
California (Hoa Kỳ) được đăng tải trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc
gia Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tác động tiêu cực của điện thoại di động đối với
bệnh nhân đang mắc bệnh trầm cảm. 

Những người mắc bệnh trầm cảm thường ngại giao tiếp, nên điện thoại và mạng xã hội là
nơi người bệnh "trốn" vào để thoát khỏi những vấn đề muộn phiền và căng thẳng trong
thế giới thực. Điều này dẫn đến việc phụ thuộc vào điện thoại, khi "rời xa" khỏi thiết bị di
động, người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ, chán nản, khiến bệnh trầm cảm nặng
hơn.

Hiện nay, ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các bệnh viện tâm thần đều
ghi nhận những ca bệnh của người trẻ có nguyên nhân xuất phát từ việc "nghiện"
smartphone (chủ yếu là để chơi game online, lướt mạng xã hội).

You might also like