You are on page 1of 1

* GSK hãng dược phẩm hàng đầu trên thế giới, được coi là thủ lĩnh trên thị

trường, có
điều kiện chi phối, nắm tương quan thế lực trong ngành với nhiều ưu thế cạnh tranh.
Trên thị trường dược phẩm Việt Nam GSK đã tận dụng tối đa các điểm mạnh, nắm bắt
các cơ hội, khắc phục điểm yếu và vượt qua các thử thách, sử dụng các chiến lược
kinh doanh một cách hiệu quả. Các chiến lược của công ty được tập trung trong hai
lĩnh vực chủ yếu: Marketing và nhân sự.Trong đó
– Các chiến lược marketing đi sâu vào chiến lược sản phẩm khẳng định vị thế của
công ty thông qua các sản phẩm mới với hoạt chất mới, sản phẩm mới với công dụng
mới kết hợp với phát triển sản phẩm theo chiều sâu. Dựa vào những điểm mạnh đó
công ty đưa ra các chiến lược giả thích ứng: chiến lược giá xâm nhập cao nhằm tối đa
hóa lợi nhuận, chiến lược một giá bảo đảm doanh số và khẳng định uy tín với khách
hàng, chiến lược liên doanh liên kết giảm giá thành tạo lợi thế cạnh tranh. Song song
với hai chiến lược trên là chiến lượcphân phối chọn lọc và các chiến lược xúc tiến và
hỗ trợ kinh doanh, nổi bật trong đó là các hoạt động PR được diễn ra dưới nhiều hình
thức khác nhau với quy mơ lớn nhỏ tùy theo từng từng mục tiêu cụ thể.
- Các chiến lược về nhân sự được công ty đẩy mạnh, phối hợp chặt chẽ với các chiến
lược marketing. Cơ cấu tổ chức được bố trí gắn chặt với các chiến lược kinh doanh.
Các chính sách thu hút nhân lực được công ty xây dựng bài bản từ quy trình phỏng
vấn đến các loại hình đào tạo phong phú. Duy trì và phát huy nguồn lực được thực
hiện rõ ràng thông qua các chế độ đãi ngộ bằng vật chất và phi vật chất kết hợp với
một môi trường làm việc độc lập nhưng gắn bó và thân thiện.
* GSK đã thực sự thành công trên thị trường Việt nam khi xây dựng trong tâm trí
khách hàng một hình ảnh là "một hãng dược phẩm hàng đầu, với các sản phẩm gốc,
uy tín về chất lượng, và phong cách làm việc chuyên nghiệp, bài bản”.

You might also like