You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện 2. Mã số:
tử của giới trẻ ở các nước đang phát triển
3. Lĩnh vực nghiên cứu 4. Loại hình nghiên cứu
Tự Xã hội Giáo Kỹ Nông Y Môi Cơ bản Ứng dụng Triển khai
Nhiên Nhân văn dục thuật Lâm -Ngư Dược Trường
X
X

5. Những người tham gia thực hiện đề tài


Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ được Chữ ký
MSV giao

Nguyễn Hương Giang


KTE206.9
2215410045
Nguyễn Thị Lan Anh KTE206.9
2214410012
Lê Mai Hương
KTE206.9
2214410077
6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
6.1. Cơ sở lí thuyết

6.1.1.Mô hình chấp nhận công nghệ ( Technology Acceptance Model – TAM)

Các lí thuyết về việc chấp nhận công nghệ đã phát triển từ rất lâu về trước và một
trong những lí thuyết được chấp nhận về công nghệ nổi tiếng là TAM. Davis (1989) đã
phát triển TAM dựa trên lí thuyết về hành động hợp lí (TRA) của Ajen và Fishbein . Mục
đích của mô hình là để giải thích các yếu tố quyết định chung của việc chấp nhận máy
tính dẫn đến giải thích hành vi của người dùng công nghệ máy tính. Sự tác động đến việc
sử dụng công nghệ có hai thành tố rất quan trọng: nhận thức tính hữu ích (PU) và nhận
thức tính dễ sử dụng (PEU). PU được định nghĩa là "mức độ mà một người tin rằng sử
dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu quả công việc của mình” PEU được định nghĩa
1
là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực”.
Kết quả cho thấy PU và PEU có tác động cùng chiều lên ý định sử dụng của người dùng
máy tính, trong đó PU là một yếu tố quyết định chủ yếu và PEU là yếu tố quyết định thứ yếu.

Sự hữu ích cảm


nhận

Biến bên Thái độ Thói quen sử


Ý định
ngoài sử dụng dụng

Sự dễ sử dụng
cảm nhận

Hình 1: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được ứng dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng
khi nghiên cứu hành vi sử dụng công nghệ. Tuy nhiên, Sun & Zhang (2006) và
Venkatesh (2003) đã chỉ ra một số nhược điểm của mô hình này: (1) Độ giải thích của
mô hình không cao; (2) Mối tương quan giữa các yếu tố trong mô hình bị mâu thuẫn
trong các nghiên cứu với lĩnh vực và đối tượng khác nhau. Ngoài ra, Lee và cộng sự
(2003) còn chỉ ra một nhược điểm của mô hình TAM là chỉ được áp dụng khi nghiên cứu
một loại công nghệ, một đối tượng và một thời điểm nhất định.

Do vậy, năm 2000 Venkatesh và Davis đã phát triển mô hình TAM 2 kết hợp giữa
việc thực hiện mục tiêu trong công việc và kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ công
việc để đánh giá tinh thần người dùng. Venkatesh và Davis (2000) phát triển TAM2 đã
bổ sung thêm yếu tố bên ngoài mô hình chưa được chỉ ra ở nghiên cứu trước gồm các quy
trình xã hội (tiêu chuẩn chủ quan, sự tự nguyện, hình ảnh); quy trình công cụ nhận thức
(mức độ liên quan đến công việc, chất lượng đầu ra, kết quả thể hiện, cảm nhận dễ sử
dụng). Các biến phụ thuộc quy trình xã hội và quy trình nhận thức đều có tác động trực
tiếp và tích cực đến PU và ý định sử dụng.

2
Hình 2: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM2 (Venkatesh và Davis, 2000)

6.1.2. Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ ( Unified Theory of Acceptance and Use
of Technology – UTAUT)

Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được phát triển bởi Venkatesh và các
cộng sự (2003) dựa trên tám mô hình/lý thuyết : Thuyết hành động hợp lý (TRA), Thuyết
hành vi dự định (TPB), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM, TAM2), Mô hình động cơ thúc
đẩy (MM), Mô hình kết hợp (TAM&TPB), Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU),
Thuyết lan truyền sự đổi mới (IDT) và Thuyết nhận thức xã hội (SCT). Mục đích của mô hình
là kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống nhất hơn, cung cấp nền
tảng lý thuyết hợp nhất trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu chấp nhận và
đổi mới hệ thống thống tin (IS)/ công nghệ thông tin (IT). UTAUT được xây dựng dựa trên 4
nhân tố chính: hiệu quả kì vọng, nỗ lực kì vọng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi. Vậy
nên có thể nói, UTAUT là một mô hình được đổi mới và phát triển từ TAM.

Hình 3: Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Venkatesh và các cộng sự, 2003)

3
6.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một số lí thuyết lâu đời đã chỉ ra tác động của việc sử dụng ví điện tử tới giới trẻ.
Trong suốt giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ, đã có rất nhiều nghiên cứu
chứng minh sự ảnh hưởng của việc sử dụng ví điện tử đến giới trẻ hiện nay. Một số
nghiên cứu tiêu biểu được tác giả tìm hiểu và khái quát sau đây:

Nghiên cứu “Factors Influencing the Use of E-wallet as a Payment Method among
Malaysian Young Adults” của Md Wasiul Karim và các cộng sự (2020) với mục đích chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ như một phương tiện để
thanh toán ở khu vực Klang Valley, Malaysia. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng bằng việc áp dụng phương pháp cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần
(PLS – SEM). Bắng cách sử dụng mô hình TAM, kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra mối
quan hệ đồng biến giữa nhận thức tính hữu ích (PU) và thực tế sử dụng (AU), bởi việc sử
dụng ví điện tử tiết kiệm thời gian và thuận tiện để thực hiện bất kì khoản thanh toán nào.
Ngoài ra, nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức tính hữu
ích ( PU) và ý định sử dụng (BI), đồng thời cho ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa PU và
PEU.

Một nghiên cứu khác của Halim và các cộng sự (2020) được thực hiện ở thành phố
Pematangsiantar, Indonesia để tìm ra các yếu tố thúc đẩy việc thanh toán bằng cách sử
dụng ví điện tử của giới trẻ trong thời đại công nghệ 4.0. Bằng việc sử dụng mô hình
chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), kết quả nghiên cứu đã chỉ ra PEU không chỉ
ảnh hưởng đến thói quen sử dụng mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người dùng để đưa
ra quyết định có tái sử dụng sản phẩm hay không. Ngược lại, PU lại không có ảnh hưởng
tích cực đến việc lựa chọn sử dụng ví điện tử của giới trẻ. Tuy nhiên, do dữ liệu sử dụng
còn quá nhỏ so với số lượng các bạn trẻ đang sử dụng ví điện tử ngày nay, nghiên cứu
chưa chỉ ra được sự tác động của một số yếu tố khác nên kết quả có thể thiếu chính xác.

Dựa trên mô hình TAM, Rahmadhani và các cộng sự (2020) đã nghiên cứu những
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử ở giới trẻ ở Jakarta, Indonesia. Bằng
cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), tác giả đã khẳng định PEU và PU có
mối quan hệ đồng biến, đồng thời ảnh hưởng xã hội tác động đến PEU nhưng không tác

4
động đến PU. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được liệu tính bảo mật có ảnh hưởng
đến ý định sử dụng ví điện tử của giới trẻ hay không.

Trong nghiên cứu về các vấn đề ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử cho các
giao dịch trực tuyến của giới trẻ Việt Nam “Factors affecting the intention to use e-
wallets in online payments of the Vietnamese young people” của Đàm Thị Phương Thảo,
Bùi Thị Phương Anh, Lê Phương Linh và Nguyễn Thị Anh Thở của Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội, các tác giả có sử dụng kết hợp mô hình TAM và UTAUT để
có thể đưa ra kết luận rằng có năm yếu tố là sự hữu dụng, dễ sử dụng, bảo mật, sự phổ
biến trong xã hội và cuối cùng là độ tin cậy là năm yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử
dụng ví điện tử ở giới trẻ. Trong đó độ bảo mật được xem là lý do quan trọng nhất với
29.9% trong khi sự phổ biến trong xã hội chỉ chiếm 19.6% mức độ ảnh hưởng, thấp nhất
trong tổng năm nhân tố. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là hầu hết tác giả đều đến
từ khu vực miền Bắc của Việt Nam (80%) và 80% lượng phản hồi cũng là từ các khu vực
phía Bắc và với sự khác biệt về văn hoá giữa các vùng miền thì kết quả của nghiên cứu
này có thể chỉ ứng dụng được ở miền Bắc thay vì miền Trung hay miền Nam của Việt
Nam.
Một nghiên cứu khác về sự phát triển và sự chấp nhận ví điện tử ở giới trẻ “E-
wallets: an innovation and perception among youth” của Dr. Dilip Singh và Ms.
Aishwarya Singh từ Đại học Rajasthan đã dùng phương pháp mô tả và thăm dò các trải
nghiệm sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng. Và cuối cùng nghiên cứu này đã chỉ ra
rằng cảm nhận của người tiêu dùng về ví điện tử tỉ lệ thuận với số đông những người
tham gia khảo sát, đó là việc thanh toán này nhanh hơn, dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn và
đặc biệt là không cần phải đem theo tiền mặt. Sự hạn chế trong việc sử dụng tiền mặt đòi
hỏi các nơi phải chuyển sang hình thức thanh toán trực tuyến. Mặc dù vẫn còn tồn đọng
một vài khuyết điểm như là khả năng tương tác hay là sự tiêu chuẩn hoá bảo mật và định
dạng, tuy nhiên thì hiện nay mọi người vẫn đang có cách nhìn khá khách quan đến hình
thức thanh toán này.
Nếu nhắc đến vấn đề rủi ro trong việc sử dụng ví điẹn tử thì nghiên cứu của Nurul
Nabilah Mohd Razif, Masnita Misiran, Hasimah Sapiri, Zahayu Md Yusof có tên
“Perceived risk for acceptance of e-wallet platform in Malaysia among youth: Sem
pproach” đã chỉ ra rằng có tới bảy yếu tố liên quan chặt chẽ tới việc chấp nhận ví điện tử
5
ở người tiêu dùng trẻ tuổi đó là ý định hành vi, nhận thức rủi ro về quyền riêng tư, nhận
thức về sự hữu dụng, sự tin cậy, nhận thức về rủi ro tổng thể và rủi ro hiệu suất. Trong
khi đó, nhận thức về bảo mật được cho là không mấy ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện
tử ở giới trẻ. Trong sáu nhân tố đó, sự tin cậy và nhận thức về sự hữu dụng là có liên
quan chặt chẽ tới nhau bởi theo một nghiên cứu của David et al (1989) thì quyết định
đồng ý sử dụng ví điện tử của khách hàng là dựa trên cơ sở những lợi ích mà họ nhận
được từ nó. Bên cạnh đó, rủi ro về quyền riêng tư và hiệu năng lại được xem là một cặp
như là một cách để thấu hiểu mong muốn của khách hàng.
Nghiên cứu “E-Wallet Acceptance among Undergraduates in Malaysia in
Malaysia” của Kowang và các cộng sự khác (2020) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng cùng mô hình TAM để chỉ ra mục đích của giới trẻ  tại Malaysia. Qua bài
nghiên cứu, ta có thể thấy 5 biến trong khung nghiên cứu đó là: Thông tin được cung cấp
> độ uy tín > Hiệu suất phần mềm > Tốc độ giao dịch > quyền riêng tư > Cơ chế mã hóa
được sắp xếp theo chế độ giảm dần mức độ. Qua nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng việc
triển khai ví điện tử ở Malaysia đã mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho doanh nghiệp địa
phương vì chúng đã mang lại phương tiện thanh toán tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Nghiên cứu cũng giúp các nhà sản xuất ví điện tử tìm ra cách tiếp cận các tệp khách hàng
mới khác nhau bằng cách tìm hiểu những điều họ quan tâm khi nhắc đến thanh toán điện
tử.
Một nghiên cứu khác đến từ nhóm của Dewan Ahmed Muhtasim tại Đại học Khoa
học và Công nghệ Malaysia thì lại đánh giá, phân tích các nhân tố khác trong việc sử
dụng mạng xã hội của giới trẻ, đó chính là mảng kĩ thuật và bảo mật của các loại ví điện
tử như tốc độ giao dịch, độ uy tín, thông tin phần mềm,... Với việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của 6 biến liên quan đến kỹ
thuật trong khung nghiên cứu ảnh hưởng quan trọng đến trải nghiệm và sự hài lòng của
khách hàng. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu trên lại chỉ đề cập đến nhóm khách hàng tại
Malaysia nói chung và giới trẻ nói riêng, hơn nữa đây đều là những đối tượng đã có nhận
thức về ví điện tử sẵn, chưa hề mang tính bao quát nên không thể áp dụng tất cả vào giới
trẻ tại Việt Nam
Đến với bài nghiên cứu tiếp theo đến từ nhóm học sinh từ Việt Nam năm 2020, họ
đã từ phỏng vấn trực tiếp các đối tượng từ các độ tuổi để tìm ra những vấn đề giới trẻ
6
Việt Nam quan tâm khi sử dụng ví điện tử cũng như cách họ sử dụng. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu, số lượng phỏng vấn vẫn còn là rất ít nên hoàn toàn không mang tính bao quát
cho toàn bộ học sinh, sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, trong 3 năm từ 2020 đến 2023, con
người đã trải qua đại dịch Covid-19, điều này đã khiến mảng thanh toán không tiền mặt
phát triển một cách bùng nổ, nhiều người biết đến và quan tâm sử dụng hơn, nên các
nghiên cứu trong bài trở nên lỗi thời.
Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua tóm tắt những nghiên cứu đã được thực hiện ở trên thế giới và Việt Nam, có
thể thấy còn nhiều khoảng trống nghiên cứu trong lĩnh vực tiêu dùng. Đa số các bài
nghiên cứu chỉ nghiên cứu trên một khu vực nhỏ, chưa có tính bao quát rộng rãi trên thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hơn thế nữa, đại dịch Covid – 19 kéo dài ba năm
từ năm 2019 – 2022, nhiều bài nghiên cứu trở nên thiếu chính xác và lỗi thời do sự phát
triển vượt bậc của việc sử dụng ví điện tử để mua sắm trong suốt thời gian giãn cách vì
dịch bệnh.

Vì vậy, đề tài “Sự phát triển của ví điện tử ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ?”
đáp ứng nhu cầu thực tiễn về mặt ứng dụng và nghiên cứu

Tài liệu tham khảo


1. Nurul Nabilah Mohd Razif, Masnita Misiran, Hasimah Sapiri, Zahayu Md Yusof
(2020), “Perceived Risk for Acceptance of E-Wallet Platform in Malaysia Among
Youth: Sem Approach”, Management Research Journal
2. Dr. Dilip Singh, Ms. Aishwarya Singh (2022), “E-wallet: an innovation and its
perception among youth”, EPRA International Journal of Environmental Economics,
Commerce and Educational Management (ECEM)
3. Dewan Ahmed Muhtasim, Siok Yee Tan, Md Arif Hassan, Monirul Islam Pavel,
Samiha Susmit (2022), “Customer Satisfaction with Digital Wallet Services: An Analysis
of Security Factors”, International Journal of Advanced Computer Science and
Applications
4. Tan Owee Kowang, Fatinsyakila binti Abdul Aziz , Ong Choon Hee , Goh Chin Fei ,
Lim Kim Yew , Mohd Saiful Izwaan Bin Saadon, Choi Sang Long (2020), “E-Wallet
Acceptance among Undergraduates in Malaysia”, TEST engineering & management

7
5. Dao Tran Minh Anh, Duong Thanh Ngan (2020), “The adoption of e-wallet among
youngsters in Vietnam: an exploratory study”, Research Coach in Social Science
6. Fitria Halim , Efendi , Marisi Butarbutar, Anne Rumondang Malau, Acai Sudirman
(2020), “Constituents Driving Interest in Using E-Wallets in Generation Z”, IC –SMART
Amit Kumar Nag , Bhumiphat Gilitwala (2019), “E-Wallet- Factors Affecting Its
Intention to Use”, International Journal of Recent Technology and Engineering

7. Md Wasiul Karim; Ahasanul Haque; Mohammad Arije Ulfy; Md Alamgir Hossain;


Md Zohurul Anis (2020), “Factors Influencing the Use of E-wallet as a Payment Method
among Malaysian Young Adults”, Journal of International Business and Management

8. Safitri Dwi Rahmadhani, Agung Darmawan Buchdadi, Muhammad Fawaiq,


BudiAgung Prasetya (2020), “Determinants of intention to use e-wallet in Generation Z”,
BISMA

7. Tính cấp thiết của đề tài


Trong thời đại số hóa, hiện đại hóa, trên con đường cách mạng công nghiệp 4.0 và
đang tiến tới 5.0, chúng ta có thể nhận thấy công nghệ đang được phát triển rất nhanh
chóng và mạnh mẽ. Con người chúng ta, với sự trợ giúp của Internet, đang ngày càng
sống đơn giản hơn và làm mọi thứ theo cách tinh giản, tiết kiệm hơn với hiệu suất cao
hơn, và điều này đúng với cả cách con người ta thanh toán những chi phí hàng ngày.
Nhóm chúng tôi nhìn nhận được trong thời buổi hiện nay, khi mà ai ra đường cũng mang
theo điện thoại thông minh thì việc thanh toán điện tử đang ngày càng phổ biến, gây nên
kết quả là sự ra đời của ví điện tử. Thêm vào đó, giới trẻ hiện đại nắm bắt xu thế, đặc
biệt là các loại công nghệ mới rất nhanh, điều này tạo nên sự phát triển vượt bậc cả về số
lượng và chất lượng của các loại ví điện tử trên toàn Thế giới, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Nhận thấy được tầm quan trọng của xu thế này, nhóm chúng tôi quyết
định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ ở các
nước đang phát triển” làm đề tài nghiên cứu.
Sự phát triển về chất lượng của ví điện tử một mặt sẽ khiến cho người dùng an tâm
về độ an toàn hay thuận tiện để từ đó yên tâm sử dụng, mặt khác nó sẽ giúp các nhà phát
8
triển có thể mở rộng quy mô hay tạo động lực phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, các tệp
khách hàng với độ tuổi hay công việc khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau về việc
sử dụng ví điện tử, chính vì thế nên ví điện tử đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận về
sự ứng dụng của nó.
Nhóm chúng tôi nhận thấy ví điện tử đang được công nhận và sử dụng nhiều trong
cộng đồng giới trẻ nên đã chọn họ để làm phạm vi nghiên cứu. Cùng với đó cũng chọn
các nước đang phát triển để nghiên cứu vì nhìn thấy được tiềm năng phát triển của công
nghệ của các nước chưa được khai thác triệt để. Qua xử lý và phân tích dữ liệu đã được
thống kê cho quá trình nghiên cứu, kết quả bài nghiên cứu đạt được hy vọng mang đến
cho người dùng thêm thông tin về các loại ví điện tử, mặt khác cũng cung cấp cho các
nhà phát triển ví một cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân tố mang lại sự hài lòng cho người
dùng, cụ thể hơn là trong giới trẻ. Từ đó giúp các nhà phát triển định hướng hay bổ sung
được chính sách, chức năng trong việc sử dụng ví điện tử để ví được sử dụng một cách
hiệu quả nhất.

8. Mục tiêu đề tài


Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví
điện tử của giới trẻ tại các nước đang phát triển hiện nay. Từ đó đề xuất các phương
hướng phát triển cho các công ty công nghệ nhằm tối ưu hóa, thúc đẩy việc sử dụng ví
điện tử trong giới trẻ hiện nay.
Mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu bao gồm:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ
- Thứ hai, xác định nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
ví điện tử ở cộng đồng trẻ tại các nước đang phát triển.
- Cuối cùng là đưa ra đề xuất nhằm đẩy mạnh việc sử dụng ví điện tử và vạch ra
phương hướng cho các nhà phát triển.
9. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
9.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là .... Khách thể nghiên cứu được xác định là người

9
tiêu dùng/sản xuất/người dân,... trên địa bàn/trong khu vực.
9.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung xác định và phân tích ….
- Phạm vi thời gian: Đề tài dự kiến thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến (vấn đề nghiên cứu)
trong khoảng 5-10 năm trở lại đây (2012 – 2022) và số liệu sơ cấp (nếu có) trong khoảng thời
gian từ 1/2022 – 12/2022 về …..
- Phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu (vấn đề…) trên địa bàn thành phố Hà Nội/tại
trường ĐH Ngoại thương, ….
9.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Phương pháp này được sử dụng nhằm rà soát,
đánh giá các tài liệu, các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới những nhân tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ .Cụ thể, các tài liệu được đưa vào
nghiên cứu tại bàn bao gồm các bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, các báo
cáo quốc gia, khu vực về vấn đề những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử
của giới trẻ, cùng với đó chính là các nghiên cứu điển hình (case studies) thành công ở
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này sử dụng mô hình phương
trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLS – SEM) để kiểm tra giả thuyết. PLS
có thể đóng góp nhiều tiện ích cho phân tích hành vi và nghiên cứu hành vi. Ngoài ra,
PLS cũng được công nhận về khả năng hoạt động tốt với các kích thước mẫu nhỏ (200 –
300), những nghiên cứu có ít lý thuyết nền và dữ liệu không cần phân phối chuẩn. Bởi
vậy, phần mềm SmartPLS 3.0 đã được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Phương pháp này được sử dùng
nhằm tổng hợp, mô tả và đánh giá thực trạng sử dụng ví điện tử của thế hệ trẻ hiện nay
tại các nước đang phát triển. Cụ thể, các dữ liệu đưa vào nghiên cứu được phản ánh qua
các khía cạnh khác nhau nhằm phát hiện ra những xu hướng chung của đối tượng nghiên
cứu, trên cơ sở đó đánh giá được mặt hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra biện pháp tối
ưu nhất.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu
10
thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi về vấn đề sử dụng ví điện tử của giới trẻ, dữ liệu nhân
khẩu học ở Hà Nội nhằm mục đích (1) phân tích thực trạng sử dụng ví điện tử của giới trẻ
hiện nay, (2) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ.
Nghiên cứu dự kiến thu được khoảng 200 – 300 mẫu.

- Phương pháp thống kê, mô tả: Dữ liệu thống kê liên quan đến thực trạng sử dụng
ví điện tử của giới trẻ hiện nay sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê, mô tả, so
sánh để đảm bảo tính đại diện và dự phòng cho những mẫu trả lời không hợp lệ. Không
chỉ vậy, phương pháp này nhằm tóm tắt, đơn giản hóa những thông tin cơ bản và xử lí bộ
dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ một cách khoa
học.

10. Đề cương chi tiết và tiến độ thực hiện


10.1. Đề cương chi tiết

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯƠNG


ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA GIỚI TRẺ

1.1. Một số vấn đề lý luận về việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ ở các nước đang phát triển

1.1.1 Khái niệm


1.1.2 Tầm quan trọng của việc sử dụng ví điện tử
1.1.3 Xu hướng sử dụng ví điện tử ở các nước đang phát triển
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng ví điện tử của giới trẻ
1.2.1. Cơ sở lí thuyết
1.2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TỐ ẢNH HƯƠNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ CỦA GIỚI TRẺ

2.1. Mô hình nghiên cứu

2.2. Các biến số và nguồn dữ liệu

2.2.1. Các biến số

2.2.2. Mô tả thống kê các biến

11
2.3. Kết quả mô hình và thảo luận kết quả nghiên cứu

2.3.1. Kết quả ước lượng

2.3.2. Kiểm định độ tin cậy với hệ số đo Cronbach Alpha

2.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ


CỦA GIỚI TRẺ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

3.1.Quan điểm của Chính phủ một số nước đang phát triển về việc sử dụng ví điện tử ở giới trẻ

3.2. Một số giải pháp khuyến khích việc sử dụng ví điện tử ở giới trẻ ở các nước đang phát triển
10.2. Tiến độ thực hiện
Nội dung Thời gian thực hiện Dự kiến kết quả
Bản thuyết minh chi tiết đề
Xây dựng thuyết minh Tháng 6 - 7/2021
tài
Thu thập tài liệu về các vấn
Tập hợp các tài liệu liên
đề lý luận và thực tiễn liên Tháng 7 – 8/2021
quan
quan đến đề tài
Viết nội dung 1: Cơ sở lý
luận về tiêu dùng sản phẩm Tháng 8-12/2021 Hoàn thành nội dung 1
thân thiện môi trường
Thiết kế bảng khảo sát và Bảng hỏi khảo sát người tiêu
khảo sát người tiêu dùng về dùng về nhân tố ảnh hưởng
nhân tố ảnh hưởng đến việc Tháng 7-8/2021 đến thực trạng việc sử dụng
sử dụng túi mua sắm thân túi mua sắm thân thiện môi
thiện môi trường trường.
Phỏng vấn chuyên gia và Tháng 9 – 10/2021 Phỏng vấn 2 chuyên gia kinh
phỏng vấn nhóm đối với tế, 2 nhà sản xuất/cung cấp
người tiêu dùng về vấn đề sử túi thân thiện môi trường, 2
dụng túi mua sắm thân thiện nhóm người tiêu dùng (mỗi
môi trường, đặc điểm túi nhóm 5 người tiêu dùng).
mua sắm thân thiện môi Kết quả là danh sách đặc
12
điểm túi thân thiện môi
trường, các mức độ của từng
đặc điểm để sử dụng cho
trường mà người tiêu dùng việc thiết kế gói lựa chọn
quan tâm cho phương pháp thử
nghiệm lựa chọn rời rạc (sử
dụng cho một phần Nội
dung 2 và Nội dung 3)
Bảng hỏi gồm các gói lựa
Thiết kế bảng khảo sát và
chọn (Choice sets) để khảo
khảo sát người tiêu dùng về
sát người tiêu dùng về đặc
đặc điểm túi ảnh hưởng đến Tháng 1 – 3/2022
điểm túi ảnh hưởng đến sự
sự sẵn sàng sử dụng túi mua
sẵn sàng sử dụng túi mua
sắm thân thiện môi trường
sắm thân thiện môi trường.
Viết nội dung 2: 1/2022 – 5/2022 Hoàn thành nội dung 2
Viết nội dung 3: 06/2022 – 12/2022 Hoàn thành nội dung 3
Viết nội dung 4: Một số đề
xuất nhằm khuyến khích
việc sử dụng túi mua sắm 1/2023 – 5/2023 Hoàn thành nội dung 4
thân thiện môi trường ở Việt
Nam
Viết báo cáo tổng kết 6/2023 – 10/2023 Hoàn thiện sản phẩm

13

You might also like