You are on page 1of 12

SCM01A: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn


ngân hàng điện tử của người dân miền Bắc
THÀNH VIÊN:
1. Nguyễn Thị Thanh Thư 22A4050511
2. Nguyễn Ngọc Lan 22A4010093
3. Phạm Thùy Linh 22A4010648
4. Nguyễn Thị Bắc Huyền 22A4011067
5. Quách Thị Thu Thủy 22A4010408
CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
CNTT Công nghệ thông tin
E-banking Dịch vụ ngân hàng điện tử

CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT


TRA Theory of Reasoned Lý thuyết hành vi hợp lý
Action
TAM Technology Acceptance Mô hình chấp nhận công nghệ
Model
TPB Theory of planned Lý thuyết hành vi được hoạch
behavior định
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT

1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................................4


2. Cơ sở lý luận................................................................................................................5
2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA).......................................................................5
2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)..................................................................5
2.3. Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB).............................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu..................................................6
3.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................6
3.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................7
4.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu...........................................................................7
4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................................8
4.3. Thiết kế câu hỏi khảo sát.......................................................................................8
4.4. Mẫu nghiên cứu.....................................................................................................9
4.5. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................9
4.6. Phương pháp phân tích dữ liệu..............................................................................9
5. Phân bổ thời gian và nguồn lực..................................................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................11
1.Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đã
tác động mạnh mẽ đến từng lĩnh vực, không ngoại trừ lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Trong
đó phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong
nền kinh tế hiện đại, là kết quả của quá trình phát triển CNTT trong thời đại hội nhập kinh tế
quốc tế. Dịch vụ ngân hàng điện tử được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng, hiện nay các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động
dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đối với nước ta đây là lĩnh vực hoàn toàn mới, đang có sự
cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng thương mại trong khoảng 10 năm gần đây, đặc biệt
là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tuy nhiên chỉ mới phát triển ở mức độ nhất định cả về
quy mô, chủng loại sản phẩm dịch vụ, mức độ chấp nhận của khách hàng chưa hiệu quả.
Thực tế hiện nay cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai ở tất cả các Ngân hàng
Việt Nam nhưng kết quả còn hạn chế, vì điều kiện cơ sở hạ tầng và trình độ phát triển khoa
học kỹ thuật không được như các nước phát triển, hơn nữa các dịch vụ này cũng chưa tiếp
cận được với người dân, vì thế việc phân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên cơ sở đó có giải pháp phù hợp đang là vấn đề quan
tâm hiện nay của tất cả các Ngân hàng Thương mại cũng như vai trò của Ngân hàng Nhà
nước.
Dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking) được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch
vụ ngân hàng được phân phối trên các kênh điện tử như Internet, điện thoại, mạng không
dây, … Hiểu theo nghĩa trực quan, đó là loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện
nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn,
đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với CNTT và điện
tử viễn thông. E-banking là một dạng của thương mại điện tử ứng dụng trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng.
Phát triển dịch vụ e-Banking là xu hướng ở nước ta sắp tới cũng như trên thế giới do
CNTT ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi; do những hạn chế của giao dịch trực
tiếp; do tính ưu việt của dịch vụ e-Banking và đặc biệt do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
ngân hàng trong mối quan hệ giữa phát triển khách hàng, tăng nguồn thu với việc không
tăng chi phí tương ứng,...Tuy nhiên, với đặc điểm của những nước đang phát triển, hệ thống
pháp luật, nền tảng công nghệ còn chưa hoàn chỉnh và nhận thức của người dân về công
nghệ, dịch vụ ngân hàng điện tử như nước ta vẫn còn hạn chế, đặc biệt về tính cẩn trọng,
thận trọng của những người tiêu dùng nên họ còn e ngại sử dụng các dịch vụ E-banking bởi
họ quan tâm đến những vấn đề bảo mật về thông tin cá nhân, thông tin giao dịch,... và họ có
thể không đủ khả năng để giao dịch với các ứng dụng của dịch vụ này.
Từ những giải thích về các hạn chế trên và thực tế đã có một số nhóm nghiên cứu viết
về đề tài này nhưng triển khai ở một số địa phương khác nhỏ lẻ nên nhóm nghiên cứu quyết
định tổng hợp lại và nghiên cứu chuyên sâu thông qua đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến
sự lựa chọn ngân hàng điện tử của người dân miền Bắc”. Sở dĩ lựa chọn miền Bắc là do tính
trọng yếu của khu vực: quy mô rộng để nghiên cứu cũng như phần lớn các tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, mật độ dân cư cao, thu nhập đầu người đa dạng.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)
Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action- TRA) được đề xuất bởi Ajzen
và Fishbein (1980), thể hiện sự bao hàm và sự sắp đặt phối hợp các thành phần của thái độ
trong một cấu trúc mà được thiết kế dự đoán và giải thích tốt hơn cho hành vi người tiêu
dùng trong xã hội dựa trên hai khái niệm cơ bản là thái độ của người tiêu dùng đối với việc
thực hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng. Trong đó, chuẩn mực
chủ quan có thể được đánh giá thông qua hai yếu tố cơ bản: mức độ ảnh hưởng từ thái độ
của những người có liên quan đối với việc mua sản phẩm, thương hiệu của người tiêu dùng
và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người liên quan. Thái độ
của những người liên quan càng mạnh và mối quan hệ với những người liên quan ấy càng
gần gũi thì xu hướng mua của người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng nhiều.
2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Mô hình Chấp nhận Công nghệ TAM được để xuất bởi Davis và cộng sự (1989). Theo
mô hình này, ý định sử dụng một sản phẩm, công nghệ mới có tương quan chặt chẽ với
chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và thái độ sử dụng. Hai yếu tố chi phối gián
tiếp là cảm nhận về sự hữu ích và dễ dàng sử dụng của sản phẩm, công nghệ.
Dựa trên các mô hình lý thuyết trên mà các nghiên cứu thực nghiệm đã dùng để kiểm
định hành vi chấp nhận, ý định sử dụng một sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới của người
tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, mô hình TAM nhận được nhiều sự đồng thuận và
ứng dụng rộng rãi. Trong nghiên cứu này, sự kết hợp giữa hai mô hình TAM và TRA được
sử dụng nhằm dự báo ý định lựa chọn ngân hàng.
2.3. Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB)
Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB) là một lý thuyết mở rộng của lý thuyết hành
vi hợp lý (TRA) (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975), lý thuyết này được tạo
ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do
kiểm soát lý trí. Cũng giống như lý thuyết hành vi hợp lý, nhân tố trung tâm trong lý thuyết
hành vi được hoạch định là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.
Ý định được cho là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi, nó là chỉ báo cho việc con người sẽ cố
gắng đến mức nào, hay dự định sẽ dành bao nhiêu nỗ lực vào việc thực hiện một hành vi cụ
thể. Như quy luật chung, ý định càng mạnh mẽ thì khả năng hành vi được thực hiện càng
lớn. Điều này là rõ ràng. Tuy nhiên, việc ý định thực hiện hành vi trở thành hành vi thực chỉ
được nhìn thấy trong những hành vi nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của lý trí (ví dụ cá
nhân quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi đó bằng lý chí). Trong thực tế có
những hành vi thỏa mãn điều kiện này, tuy nhiên việc thực hiện hầu hết các hành vi dù ít
hay nhiều đều phụ thuộc vào những nhân tố cản trở như sự sẵn có của những nguồn lực hay
những cơ hội cần thiết (ví dụ thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác với những người
khác,...(Ajzen, 1985)). Những nhân tố này đại diện cho sự kiểm soát hành vi trong thực tế
cá nhân. Nếu các nguồn lực hay cơ hội cần thiết được thỏa mãn sẽ làm nảy sinh ý định hành
động và cùng với ý định hành động thì hành vi sẽ được thực hiện. Như vậy, trong học thuyết
này, các tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: (1) thái độ
đối với hành vi, (2) chuẩn mực chủ quan và (3) nhận thức về kiểm soát hành vi. Thái độ là
cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của các nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định.
Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử nào cho phù hợp với
yêu cầu của xã hội. Nhận thức về kiểm soát hành vi là nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng
hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn.
3. Mục tiêu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngân hàng của người miền Bắc là gì?
Mức độ ảnh hưởng như thế nào?
Giải pháp đưa ra để nâng cao khả năng lựa chọn ngân hàng điện tử là gì?
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng e-
banking của người dân miền Bắc. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 100 quan sát qua
bảng hỏi là khách đã và đang sử dụng dịch vụ e-banking. Qua việc sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá kết hợp hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 08
nhóm nhân tố có sự ảnh hưởng nhất định đến hành vi quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng
điện tử của người dân gồm: tính hữu dụng; tính dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm
soát hành vi, thái độ, cảm nhận rủi ro, hình ảnh ngân hàng, quyết định sử dụng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu để từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị giải pháp cho các
ngân hàng thương mại hoàn thiện dịch vụ ngân hàng điện tử của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
a. Hình ảnh ngân hàng
Một nghiên cứu trong nước về đề tại này đươc thực hiện tại Đà Lạt của Phạm Thị Tâm
& Phạm Ngọc Thúy (2010) cũng chỉ ra rằng mức độ nhận biết thương hiệu có tác động rất
lớn đến xu hướng lựa chọn ngân hàng, trong nghiên cứu này mức độ nhận biết thương hiệu
của khách hàng nói chung chủ yếu dừng lại ở việc nhận biết tên hiệu, logo, hình ảnh, nhãn
hiệu, chương trình quảng cáo và khuyến mãi của thương hiệu,…
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng danh tiếng của ngân hàng là một tiêu chí rất quan
trọng đối với lựa chọn một ngân hàng. Khi phân tích tiêu chí để lựa chọn một ngân hàng
Aldlaigan & Butile (2001), Kennington và cộng sự (1996) cũng cho thấy rằng uy tín, danh
tiếng của các ngân hàng là rất quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng. Trong nghiên cứu
của Boyd (1994) danh tiếng thậm chí còn được coi là những tiêu chí lựa chọn quan trọng
nhất ở Mỹ.
Các ngân hàng lớn có nhiều ưu thế khi thu hút khách hàng nhờ danh tiếng đã được xây
dựng. Những ngân hàng nhỏ khó khăn hơn trong việc tiếp cận với khách hàng vì còn trong
giai đoạn xây dựng thương hiệu, danh tiếng để thu hút sự tin cậy của khách hàng và với tâm
lý đảm bảo an toàn tài sản, khách hàng luôn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một ngân
hàng đáng tin cậy.
b. Tính hữu dụng
Theo các nhà nghiên cứu sự hữu dụng có liên quan đến thực tế là các ngân hàng có
mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch lớn, gần nhà hoặc nơi làm việc, thời gian giao dịch
thuận tiện, số lượng và vị trí lắp đặt máy ATM, máy POS thuận tiện hay bãi gửi xe rộng
rãi… Điều này cho thấy các ngân hàng lớn có hiều ưu thế hơn vì chi nhánh của nó nhiều và
trải rộng toàn quốc. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới tùy thuộc rất lớn vào tình hình năng
lực của mỗi ngân hàng. Trong giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng như hiện nay thì việc mở
rộng mạng lưới ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ hơn bởi Ngân hàng nhà nước.
Yếu tố hữu dụng được đưa ra lần đầu tiên bởi Anderson (1972) tại Mỹ, sau đó được tiếp
tục ủng hộ bởi các nghiên cứu của Laroche (1986), Tan & Chua (1986), Rao (2010),
Hedayatinia (2011), Ukena (2012), Phạm Thị Tâm & Phạm Ngọc Thúy (2010) và Nguyễn
Ngọc Hương và cộng sự (2012).
4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào mô hình lý thuyết và các tài liệu nghiên cứu như mô hình TRA của Ajzen &
Fishbein (1975), mô hình TPB của Ajzen (1991), mô hình chấp nhận công nghệ TAM và
các nghiên cứu có liên quan. Tác giả đề xuất các giả thuyết và mô hình như sau:
H1: Có mối tương quan dương giữa yếu tố hữu dụng và quyết định lựa chọn ngân
hàng.
H2: Có mối tương quan dương giữa yếu tố dễ sử dụng và quyết định lựa chọn ngân
hàng.
H3: Có mối tương quan dương giữa yếu tố chuẩn chủ quan và quyết định lựa chọn
ngân hàng.
H4: Có mối tương quan dương giữa yếu tố kiểm soát hành vi và quyết định lựa chọn
ngân hàng.
H5: Có mối tương quan dương giữa yếu tố thái độ và quyết định lựa chọn ngân hàng.
H6: Có mối tương quan dương giữa yếu tố cảm nhận rủi ro và quyết định lựa chọn
ngân hàng.
H7: Có mối tương quan dương giữa yếu tố hình ảnh và quyết định lựa chọn ngân hàng.
4.3. Thiết kế câu hỏi khảo sát
Bảng khảo sát gồm 30 câu hỏi, trong đó có 27 câu hỏi sử dụng thang đo Likert với 5
mức độ: (Rất không đồng ý, Không đồng ý, Bình thường, Đồng ý, Rất đồng ý) cho đối
tượng khảo sát được lựa chọn. Dựa trên thang đo mà nhóm xây dựng, thiết kế bảng câu hỏi
gồm 27 biến quan sát
4.4. Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện, khảo sát phiếu online đối với đối tượng
nghiên cứu của đề tài là những người dân miền Bắc, những người đã và đang sử dụng dịch
vụ ngân hàng điện tử.
Xác định cỡ mẫu: Nhóm nghiên cứu dự định phát 100 phiếu khảo sát online,
4.5. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Thu thập qua phiếu điều tra chứ bảng hỏi mà nhóm nghiên cứu thiết kế.
4.6. Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp chính là định lượng để kiểm thử mô hình
dựa trên các giả thuyết đã đề ra.
Thu thập thông tin khảo sát online và thực hiện phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết
quả phản hồi sau khi thu thập, được chọn lọc và làm sạch nhằm loại bỏ những bảng câu trả
lời thiếu thông tin và câu trả lời có thiên hướng điền không chính xác. Bài nghiên cứu
dùng phần mềm Excel để làm sạch dữ liệu bằng câu lệnh sort và phần mềm STATA, để
phân tích dữ liệu.
Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo. Phân tích ước
lượng hồi quy nhằm tìm ra các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
sự gắn kết. Và một số phương pháp ước lượng.
5. Phân bổ thời gian và nguồn lực
STT Công việc Thời gian Người thực hiện

1 Tìm kiếm tài liệu 1 tuần Phạm Thùy Linh


Nguyễn Ngọc Lan
Quách Thị Thu Thủy
2 Thiết kế bảng hỏi 1 tuần Nguyễn Thị Thanh Thư
Nguyễn Thị Bắc Huyền
Quách Thị Thu Thủy
3 Thu thập số liệu 4 ngày Nguyễn Thị Bắc Huyền
Phạm Thùy Linh
Quách Thị Thu Thủy
4 Phân tích dữ liệu 2 tuần Nguyễn Thị Thanh Thư
Nguyễn Ngọc Lan
Phạm Thùy Linh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Châu và Đào Lê Kiều Oanh(2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng ví điện tử của người dùng Việt Nam, Tạp chí Công Thương, truy cập ngày 15 tháng 10
năm 2021, <http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-quyet-dinh-su-
dung-dich-vu-ngan-hang-dien-tu-cua-khach-hang-ca-nhan-tai-tinh-ben-tre-73254.htm>
2. Nguyễn Thị Liên Hương và cộng sự( 2021), Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
ví điện tử của người dùng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 18, truy cập ngày 15
tháng 10 năm 2021, <https://kinhtevadubao.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-hanh-vi-su-
dung-vi-dien-tu-cua-nguoi-dung-viet-nam-19076.html?
fbclid=IwAR3TMiEzXyb6_5dkoPzFT5kC74MS9KueSHtFqYvKUrqt2SB_CQr7UfbdepU>
3. Nguyễn Thị Ngà và cộng sự (2021),”Các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng dịch
vụ ngân hàng số”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, truy cập ngày 3 tháng 10 năm
2021,<https://thitruongtaichinhtiente.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-chap-nhan-su-dung-
dich-vu-ngan-hang-so-37275.html>
4. Đỗ Thị Ngọc Anh (2016),Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet Banking của
khách hàng ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân.

You might also like