You are on page 1of 5

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO

TRONG THANH TOÁN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Giới thiệu:

1.1. Chủ đề nghiên cứu:

Việc sử dụng ví điện tử MoMo của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh

1.2. Các vấn đề có thể nghiên cứu:

- Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo trong thanh toán của sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh
- Thực trạng sử dụng thanh toán bằng ví điện tử Momo hiện nay của sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh
- Bảo mật thông tin cá nhân trong việc sử dụng ví điện tử MoMo
- Tiềm năng phát triển của ví điện tử momo trong tương lai ở khu vực Thành phố
Hồ Chí Minh
- Nguyên nhân khiến người dùng chọn thanh toán trên ví điện tử momo thay vì
thanh toán bằng ngân hàng

1.3. Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, Internet và các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại thông
minh được xem là một phần cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Theo báo cáo
PWC Việt Nam năm 2021 cho thấy Đông Nam Á có vị trí thuận lợi cho quá trình
chuyển đổi sang thanh toán không tiền mặt và đối mới mạnh mẽ hơn trong hệ thống
dịch vụ kỹ thuật số. Khu vực Đông Nam Á được mong đợi là nền kinh tế lớn thứ 4 với
số lượng người dùng là 623 triệu người vào năm 2030. Là một trong những nền kinh
tế mới nổi ở Đông Nam Á, Việt Nam có rất nhiều năng lực để phát triển thanh toán
điện tử. Ước tính tổng giá trị giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam sẽ đạt 15 tỉ
USD vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng hằng năm dự kiến là 15,7% vào năm
2025. Theo Pay NXT360, Vietnam Mobile Wallet và Payment Market Opportunities,
ngành thanh toán điện tử của Việt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ CAGR là 22,8% (tốc độ
tăng trưởng kép hàng năm) lên 27,6935 tỉ USD vào năm 2025. Giá trị của thanh toán
di động sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 23% từ năm 2018 đến năm 2025. Trong
giai đoạn 2022-2025, số lượng và chất lượng người dùng thanh toán điện tử tại Việt
Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng. Báo cáo cập nhật năm 2022 về Digital payment
users tại Việt Nam 2017-2025 của Statista cho thấy sẽ có 51,8 triệu người dùng
thương mại điện tử tại Việt Nam vào năm 2021. Theo Statista, số lượng người dùng ở
phân khúc này sẽ tăng lên 70,9 triệu người vào năm 2025.
Nghiên cứu về thanh toán điện tử tại Nghiên cứu Việt Nam năm 2020-2027 của
Allied Market Research cho thấy thanh toán di động đang trở thành xu hướng và tăng
tốc. CAGR tốc độ của thanh toán di động tại Việt Nam giai đoạn 2020-2027 là 30,2%.
Thống kê cập nhật tháng 10/2021 cho thấy, trong giai đoạn 2020 - 2025, có 4 loại hình
toán thanh di động đáng chú ý và phát triển nhất cùng với các phương thức thanh toán
điện tử khác là MoMo, Viettelpay, Shopeepay, Zalopay. Như vậy, đến năm 2025, số
người Việt Nam sử dụng MoMo sẽ đạt khoảng 59 triệu người; Viettelpay có khoảng
28 triệu người dùng; Shopeepay có khoảng 12 triệu người dùng; Zalopay có khoảng 6
triệu người dùng. Tuy có nhiều cạnh tranh từ đối thủ trong ngành nhưng MoMo hiện
đang là thị trường ví điện tử dẫn đầu tại Việt Nam. Với tính tiện lợi và đa dạng các
dịch vụ thanh toán, MoMo đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là sinh viên ở
khắp thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo
trong thanh toán của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục
đích hiểu rõ hơn về việc sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện
tử Momo đối với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Mục tiêu của nghiên cứu là
cung cấp cho các nhà quản lý nền tảng có thể hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng
và từ đó tạo ra các chiến lược để cải thiện hiệu quả hơn cho người dùng.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Ví điện tử là gì? Các khái niệm hành vi, hành động người tiêu dung có tác động như
thế nào đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của sinh viên?
- Thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định, các nhà cung cấp dịch vụ cần làm
gì để cải thiện và nâng cao chất lượng cho người dùng?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện nhằm chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví
điện tử Momo trong thanh toán của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng sử dụng ví điện tử Momo của sinh viên khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay
- Chỉ ra các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử của
sinh viên
- Đưa ra các giải pháp, các khuyến nghị để ví điện tử Momo nâng cao chất lượng,
tính năng và dịch vụ giúp đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng hoặc có hiểu biết
về ví điện tử Momo
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sinh viên sống và học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh đang sử dụng hoặc có hiểu biết
về ví điện tử Momo

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Hoàn


thành
34 Phạm Thị Ngọc 050610221424 Tổng hợp, chỉnh sửa nội 100%
Trà dung, Tìm câu hỏi, vấn đề,
mục tiêu nghiên cứu
33 Nguyễn Quỳnh 050610221430 Làm câu hỏi nghiên cứu, 100%
Trang mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu
12 Đinh Thị Kim 050610221097 Làm chủ đề nghiên cứu, vấn 100%
Nên đề nghiên cứu, giới thiệu

11 Phạm Hoàng 050610221079 Làm câu hỏi nghiên cứu, 100%


Trúc Minh mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu
10 Võ Lê Thị Trúc 050610221075 Làm chủ đề nghiên cứu, vấn 100%
Mai đề nghiên cứu, giới thiệu

You might also like