You are on page 1of 5

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

1. Khách thể của tội phạm


1.1 Khái niệm
- Là QHXH được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại (gây thiệt hại/đe
dọa gây thiệt hại ở mức độ đáng kể).
- Phân tích:
+ Khách thể của tội phạm trước hết phải là các quan hệ xã hội
+ Các QHXH này phải là các QHXH được luật hình sự bảo vệ: Điều 1 và
khoản 1 Điều 8 BLHS.
+ Các QHXH được Luật Hình sự bảo vệ phải bị tội phạm xâm hại.
*LƯU Ý:
- Phân biệt QHXH được luật hình sự bảo vệ và QHXH được luật hình sự điều
chỉnh:
+ QHXH được luật hình sự bảo vệ là các QHXH được luật hình sự của một
quốc gia tuyên bố bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm. Các QHXH này
khi bị hành vi phạm tội xâm hại sẽ trở thành khách thể của tội phạm. Đó là
các QHXH được quy định tại Đ1 và K1 Đ8 BLHS.
VD: A giết B. QHXH đc LHS bảo vệ là quyền con người
+ QHXH được luật hình sự điều chỉnh là QHXH phát sinh giữa Nhà nước
và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi người, pháp nhân
thương mại này thực hiện tội phạm. Đây chính là QHPLHS, đồng thời là
đối tượng điều chỉnh của luật hình sự.
VD: A giết B. QHXH là giữa NN và người phạm tội
1.2 Ý nghĩa của khách thể tội phạm
- Về mặt chính trị xã hội: Thể hiện bản chất giai cấp của luật hình sự, bản chất
của chế độ xã hội.
- Trong hoạt động lập pháp hình sự:
+ Là cơ sở để xây dựng Phần thứ hai Các tội phạm trong BLHS.
+ Là yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng cấu trúc của CTTP.
- Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự:
+ Là yếu tố để định tội
+ Là căn cứ để phân biệt các tội phạm trong BLHS
1.3 Các loại khách thể của tội phạm
1.3.1 Khách thể chung
- Là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của
tội phạm.
- Được quy định tại Đ1 và K1 Đ8 BLHS.
=> Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung.
- Ý nghĩa:
+ Phản ánh bản chất giai cấp của LHS, một phần chính sách hình sự của
nhà nước.
+ Giúp người dân dễ dàng nhận biết phạm vi các QHXH được luật hình sự
bảo vệ
1.3.2 Khách thể loại của tội phạm
- Là nhóm QHXH có cùng tính chất được nhóm các QPPLHS bảo vệ khỏi sự
xâm hại của nhóm tội phạm.
- Được quy định tại mỗi chương thuộc Phần thứ hai Các tội phạm trong BLHS
(14 chương).
- Ý nghĩa:
+ Là căn cứ để phân chia các tội phạm thành các chương khác nhau trong
BLHS.
+ Xác định tính chất của các QHXH và là dấu hiệu để phân biệt các tội
phạm có các dấu hiệu khác giống nhau.
+ Là một căn cứ để đánh giá tính chất nguy hiểm của từng nhóm tội phạm
1.3.3 Khách thể trực tiếp của tội phạm
- Là QHXH cụ thể được pháp luật hình sự bảo vệ và bị một tội phạm cụ thể
trực tiếp xâm hại.
- QHXH cụ thể: thể hiện rõ nhất, đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xh của
tội phạm
=> Quy định trong CTTP cụ thể
=> Sai khách thể trực tiếp, sai tội danh vì 1 hành vi phạm tội đc thực hiện có
thể ảnh hưởng tới nhiều qhxh khác nhau.
VD: A giết B. Khách thể trực tiếp là tính mạng của B; A gây thương tích cho
B, khách thể trực tiếp là sức khỏe của B.
Một tội phạm có mấy khách thể trực tiếp?
=> Tất cả các tội phạm trong BLHS đều có khách thể trực tiếp.
=> Thông thường, mỗi tội phạm có một khách thể trực tiếp.
=> Tuy nhiên, có một số tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp (từ 2 trở lên mà
thông thường là 2). Đó là trường hợp hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại đến
nhiều QHXH khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi QHXH chỉ thể hiện
được một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất cả
các QHXH bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện được đầy đủ bản chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó.
- Ý nghĩa: slide
- Mối quan hệ giữa khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp: là
mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất
2. Đối tượng tác động của tội phạm
2.1 Khái niệm
- Là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến
để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể
bảo vệ của Luật hình sự
- Bộ phận của khách thể: 3 bộ phận
+ Chủ thể của QHXH: Con người
+ Nội dung của QHXH: Là hoạt động bình thường của chủ thể khi tham gia
vào các QHXH (quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào
QHXH)
+ Đối tượng vật chất của QHXH: Là các sự vật hoặc các lợi ích mà qua đó
QHXH phát sinh và tồn tại.
2.2 Các loại đối tượng tác động của tội phạm
- Con người
VD: A giết B. Khách thể là tính mạng của B, đối tượng tác động là B
- Đối tượng vật chất: tài sản/sự vật
VD: A lẻn vào nhà B lấy xe máy 20tr. Khách thể là quyền sở hữu của B đối với
xe máy. Đối tượng tác động là xe máy
- Hoạt động bình thường của chủ thể: quyền và nghĩa vụ của chủ thể
VD: A phạm tội. A biết B là thẩm phán sẽ xét xử mình. Trước khi xét xử A
mang đến cho B 100tr, yêu cầu cho hưởng án treo. B cho A hưởng án treo. Vậy
hành vi hối lộ của A đã làm thay đổi hoạt động bình thường của B (đáng lẽ B
ko xử cho A đc hưởng án treo)
- Cơ chế xâm hại đến khách thể của tội phạm thông qua việc tác động đến mỗi
loại đối tượng tác động của tội phạm: Hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho khách thể của TP thông qua việc tác động vào ĐTTĐ của
tội phạm, làm biến đổi tình trạng bình thường của ĐTTĐ của tội phạm.
- Phân biệt sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của TP với
những biến đổi của đối tượng tác động của TP:
+ Đối với khách thể: Hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho khách thể của tội phạm.
+ Đối với ĐTTĐ: Hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của
ĐTTĐ (không phải mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho ĐTTĐ của tội phạm). Có các trường hợp:
++ Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể nhưng không
làm xấu đi tình trạng ban đầu của ĐTTĐ.
VD: A lẻn vào nhà B trộm xe máy 20tr. A dắt xe ra khỏi nhà B. Vì sợ
bị phát hiện nên A cất vào trong phòng mình => B ko thực hiện đc các
quyền hợp pháp đối với tài sản của mình, đối tượng tác động là xe máy
ko bị làm xấu đi tình trạng ban đầu.
++ Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể đồng thời làm
cho ĐTTĐ của tội phạm xấu đi so với tình trạng ban đầu
VD:
2.3 Ý nghĩa đối tượng tác động
- Ý nghĩa định tội.
- Ý nghĩa định khung hình phạt.
- Ý nghĩa quyết định hình phạt.

You might also like