You are on page 1of 150

Bài 3

CẤU THÀNH TỘI PHẠM

Giảng viên: ThS Phạm Đình Bảo


Mail: phambao27@gmail.com
VĂN BẢN QPPL
1. Nghị quyết 02/1986 của HĐTP TAND tối cao
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Khái niệm - Đặc điểm – MQH giữa TP và CTTP
II. Phân loại CTTP
III. Ý nghĩa CTTP
IV. Các yếu tố của CTTP
1. Khách thể
2. Mặt khách quan
3. Chủ thể
4. Mặt chủ quan
I. KHÁI NIỆM – ĐẶC ĐIỂM – MỐI QUAN HỆ
GIỮA TỘI PHẠM VÀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM
1. Khái niệm Cấu thành tội phạm
* Các yếu tố của tội phạm

Mặt khách quan


Mặt chủ
Chủ thể Khách thể
quan Hành vi Hậu quả

A (20 tuổi) Cố ý Giết N N chết Quyền sống

Giật dây Quyền sở


B (30 tuổi) Cố ý 10 triệu
chuyền hữu
Vi phạm luật
giao thông An toàn
C (40 tuổi) Vô ý đường bộ D chết giao thông
tông vào xe đường bộ
của D
1. Khái niệm Cấu thành tội phạm

* Các yếu tố của tội phạm

• Tội phạm rất đa dạng và phong phú, nhưng về cấu trúc


thì được hợp thành bởi 4 yếu tố:

 Khách thể

 Mặt khách quan

 Chủ thể

 Mặt chủ quan


1. Khái niệm Cấu thành tội phạm
• Cá nhân
CHỦ THỂ
• Pháp nhân thương mại

MẶT KHÁCH MẶT CHỦ


QUAN QUAN

• Biểu hiện bên • Biểu hiện bên trong của


ngoài của tội tội phạm
phạm
• Quan hệ xã hội bị tội
KHÁCH THỂ
phạm xâm hại
1. Khái niệm Cấu thành tội phạm

* Các yếu tố của tội phạm

• Một hành vi không bị coi là tội phạm nếu thiếu một trong 4
yếu tố đó

• Các yếu tố không tồn tại độc lập mà liên hệ mật thiết với
nhau
* Khái niệm Cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu


chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể
được quy định trong BLHS.
2. Đặc điểm của Cấu thành tội phạm

a. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định

• Xuất phát từ nguyên tắc pháp chế, không có tội nếu


không có luật (Điều 2)

• Tội phạm là hành vi…được quy định trong BLHS


(Điều 8)

• Các dấu hiệu CTTP phải được quy định trong BLHS

• CQNN có thẩm quyền không được tự ý thêm bớt các


dấu hiệu khi giải thích luật.
2. Đặc điểm của Cấu thành tội phạm

b. Các dấu hiệu trong CTTP có tính chất đặc trưng

• Mỗi tội phạm có những dấu hiệu đặc trưng riêng 


Các dấu hiệu trong CTTP cũng có những dấu hiệu
đặc trưng để phân biệt tội phạm này với tội phạm
khác và phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm của loại tội
phạm nhất định.

• Mỗi dấu hiệu trong CTTP đứng độc lập không phản
ánh được đầy đủ tính đặc trưng của một loại tội
phạm.
2. Đặc điểm của Cấu thành tội phạm

c. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc

• Một hành vi được coi là tội phạm khi nó thỏa mãn đầy
đủ những dấu hiệu CTTP được quy định trong LHS.

• Nếu không đáp ứng một dấu hiệu nào đó trong CTTP
thì không được coi là tội phạm đó, mà có thể cấu
thành tội khác hoặc không cấu thành tội nào.
3. Mối quan hệ giữa Tội phạm và cấu thành tội phạm

• Thực tiễn tội phạm là cơ sở để nhà làm luật xây dựng


mô hình pháp lý của các tội phạm cụ thể.

• Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý để xác định tội


phạm
II. PHÂN LOẠI CẤU THÀNH TỘI PHẠM

• Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội


của hành vi phạm tội

• Phân loại theo đặc điểm cấu trúc cuả CTTP


2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

 CTTP cơ bản

 CTTP tăng nặng

 CTTP giảm nhẹ


2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

 CTTP cơ bản: dấu hiệu định tội

 CTTP tăng nặng: dấu hiệu định tội + dấu hiệu tăng
nặng

 CTTP giảm nhẹ: dấu hiệu định tội + dấu hiệu giảm
nhẹ
2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

 CTTP cơ bản: chỉ có dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tội
phạm và cho phép phân biệt tội phạm này – tội phạm khác.

+ Có phạm tội hay không ?

+ Phạm tội gì ?

 Luôn luôn phải có 1 và duy nhất 1 CTTP cơ bản

Ví dụ: K1- Điều 141 (tội hiếp dâm): Người nào dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống cự
được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân
2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

 CTTP tăng nặng: gồm dấu hiệu định tội và những


dấu hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã
hội tăng lên đáng kể (dấu hiệu định khung tăng nặng)

Ví dụ: Khoản 2 Điều 141:

a/ Có tổ chức

b/ Đối với với người mà người phạm tội có trách nhiệm


chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh
2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

 CTTP giảm nhẹ: gồm dấu hiệu định tội và những dấu
hiệu khác phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội
giảm đi đáng kể (dấu hiệu định khung giảm nhẹ)

Ví dụ: Khoản 2 Điều 108- Tội phản bội tổ quốc


2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

****LƯU Ý

 CTTP cơ bản: Luôn luôn phải có 1 và duy nhất 1

 CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ: Có thể có hoặc


không có. Nếu có, có thể có 1 hoặc nhiều
2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

 Bài tập: Xác định cấu thành tội phạm cơ bản, CTTP tăng
nặng, CTTP giảm nhẹ của

 Điều 168 – Tội cướp tài sản

 Điều 260 – Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ
2.1 Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội

 Chú ý: Điều 123 - tội giết người

• Khoản 1: Những tình tiết đó làm tăng nặng tính nguy hiểm
của hành vi giết người  CTTP tăng nặng

• Khoản 2: CTTP cơ bản  Nhà làm luật theo hướng giản


đơn nên không mô tả chi tiết.
2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

 CTTP vật chất

 CTTP hình thức

 CTTP cắt xén (có thể xem là một hình thức của CTTP
hình thức
2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

 CTTP vật chất: Là CTTP mà mặt khách quan có các dấu


hiệu
Hành vi khách quan
Ví dụ: Điều 260 - Tội vi
Hậu quả phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ
Mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu
quả
2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

MỞ RỘNG

 CTTP vật chất:

• Mô hình 1: Dấu hiệu hậu quả xảy ra  xác định giai đoạn
phạm tội. Ví dụ: tội giết người (123)

• Mô hình 2: Dấu hiệu hậu quả xảy ra  xác định có phạm


tội hay không phạm tội. Ví dụ: Tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ (260)
2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

 CTTP hình thức: Là CTTP mà mặt khách quan có dấu


hiệu bắt buộc là

Hành vi khách quan

 Đối với các tội phạm có tính nguy hiểm cao

Ví dụ: Điều 157 - Tội bắt, giữ, giam người trái PL


2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

MỞ RỘNG

 CTTP hình thức:

• Mô hình 1: Hành vi khách quan là hành vi đơn (mặt khách


quan có 1 hành vi). Khi đó không có giai đoạn phạm tội
chưa đạt. Ngay khi thực hiện hành vi thì tội phạm hoàn
thành ngay. Ví dụ: Điều 157

• Mô hình 2: Hành vi khách quan là hành vi kép. Nếu chưa


thực hiện hết các hành vi, thì ở giai đoạn chưa đạt; nếu
thực hiện hết các hành vi, thì tội phạm hoàn thành. Ví dụ:
Điều 141
2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

ĐỌC THÊM

 Ngoài ra trong khoa học pháp lý còn có cấu thành cắt


xén: trong mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi nguy
hiểm cho xã hội nhưng dấu hiệu hành vi không phản ánh
chính hành vi phạm tội (chỉ là một phần của hành vi thực
tế). Hay nói cách khác, chỉ cần có hoạt động nhằm hướng
đến thực hiện hành vi khách quan thì tội phạm đã hoàn
thành.
ĐỌC THÊM

 Ví dụ: Điều 109 - Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
Nhân Dân

“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt …”

• Để hướng đến việc thành lập một tổ chức chống CQND thì các
đối tượng được phân công những nhiệm vụ khác nhau: A viết
cương lĩnh, B vẽ cờ, C soạn nội quy….

 Chỉ cần thực hiện những hành vi này chứ chưa cần thành lập,
tham gia tổ chức (theo quy định của điều luật) thì tội phạm đã hoàn
thành.
2.2 Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

Xác định những Điều luật sau thuộc CTTP vật chất hay
CTTP hình thức

 K1 điều 168 - Tội cướp TS

 CTTP hình thức

 K1 Điều 132- Tội không cứu giúp người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

 CTTP vật chất


*Tiêu chí Nhà làm luật xây dựng CTTP hình thức,
CTTP vật chất

 Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Tội phạm có tính
nguy hiểm cao thường được nhà làm luật xây dựng dưới dạng
CTTP hình thức;

• Một số tội phạm có tính nguy hiểm không cao nhưng vẫn có
CTTP hình thức vì hậu quả là thiệt hại phi vật chất. Ví dụ: Điều
156

• Một số tội phạm có tính nguy hiểm không cao nhưng vẫn có
CTTP vật chất vì hậu quả là thiệt hại vật chất. Ví dụ Điều 114.
303
*Tiêu chí Nhà làm luật xây dựng CTTP hình thức,
CTTP vật chất

• Yêu cầu kỹ thuật lập pháp hình sự:

Nếu chỉ có hành vi khách quan chưa thể hiện được sự nguy
hiểm đủ cần thiết của một tội phạm thì đòi hỏi phải kèm theo
dấu hiệu về hậu quả mới đáp ứng được  CTTP vật chất
*Ý nghĩa việc phân loại CTTP hình thức, CTTP vật
chất

• Là cơ sở để xác định thời điểm hoàn thành tội phạm 


Mức độ xử lý khác nhau đối với từng loại tội phạm
III. Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Ý nghĩa chính trị xã hội

• Là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự


Ý nghĩa lập pháp hình sự

• Là mô hình để Nhà nước quy định tội phạm nhằm thể chế
hóa chính sách hình sự của NN trong lĩnh lực lập pháp
hình sự.
Ý nghĩa áp dụng pháp luật hình sự

• Là cơ sở pháp lý của việc định tội danh

• Là cơ sở pháp lý của việc xác định thời điểm tội phạm


hoàn thành

• Là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt


IV. CÁC YẾU TỐ CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM

1. Khách thể

2. Mặt khách quan

3. Chủ thể

4. Mặt chủ quan


1. KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
1.1 Khái niệm

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Bảo Xâm
vệ hại
Quan hệ xã
Nhà nước Tội phạm
hội quan trọng

Khách thể của


tội phạm
1.1 Khái niệm

• Quan hệ xã hội: là quan hệ giữa người với người trong


cuộc sống

• Nhưng không phải mọi quan hệ xã hội đều là đối tượng


bảo vệ của Luật Hình sự. Chỉ có những quan hệ xã hội
quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - chính trị - xã
hội- kinh tế mới được NN bảo vệ và trở thành khách thể
của tội phạm.
1.1 Khái niệm

*Phân biệt khách thể và đối tượng điều chỉnh của LHS

• Đối tượng điều chỉnh của LHS: Là QHXH phát sinh giữa
NN và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm
(hay còn gọi là Quan hệ pháp luật hình sự)

• Khách thể: Là những QHXH được luật hình sự bảo vệ và


bị tội phạm xâm hại
1.1 Khái niệm

*Phân biệt khách thể và đối tượng điều chỉnh của LHS

A trộm xe máy
của B Quan hệ PLHS
giữa
Nhà nước và A
A xâm phạm Phát sinh
quyền sở hữu
của B (Đối tượng điều
(Khách thể của chỉnh của LHS)
Tội phạm)
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

Khách thể
CHUNG

Khách thể
LOẠI

Khách thể
TRỰC TIẾP
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

Khách thể
CHUNG • Khách thể chung của tội phạm là tổng thể
các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ khỏi sự
xâm hại của tội phạm

• Quy định tại Điều 1 và khoản 1 Điều 8

• Mỗi hành vi phạm tội khi xâm hại đến bất kỳ


QHXH nào đều gián tiếp xâm hại đến khách
thể chung.
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

Khách thể
CHUNG
• Ý nghĩa: Phản ánh tính giai cấp của luật hình
sự, một phần chính sách hình sự của Nhà
nước
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

Khách thể • Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ
LOẠI xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy
phạm pháp luật hình sự khỏi sự xâm hại của
nhóm tội phạm.

• Bất kỳ một tội phạm nào cũng xâm hại đến


một nhóm xã hội nhất định

• Hiện nay trong BLHS có 14 nhóm khách thể


loại, tương ứng với 14 chương (từ chương
13 đến chương 26)
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

Khách thể
LOẠI
• Ý nghĩa: Là cơ sở để phân loại các loại tội
phạm (từng chương trong phần các tội
phạm)
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

Khách thể • Khách thể trực tiếp của tội phạm là nhóm
TRỰC TIẾP quan hệ xã hội cụ thể được PLHS bảo vệ và
bị một tội phạm trực tiếp xâm hại.

Ví dụ: A giết B

 Khách thể loại: quyền được bảo vệ về tính


mạng

 Khách thể trực tiếp: quyền được sống

• Trong một khách thể loại có thể có một hoặc


nhiều khách thể trực tiếp.Ví dụ: Chương An
toàn công cộng – chương XXI
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

Khách thể
TRỰC TIẾP *Ý nghĩa:

• Thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho XH


của hành vi.

• Là cơ sở để gộp hoặc tách những loại hành


vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể vào một hoặc
nhiều tội danh và xếp chúng vào những
chương nhất định trong BLHS (phần các tội
phạm)

• Là cơ sở để định tội danh


An toàn GT đường bộ

An toàn GT đường sắt

An toàn GT đường hàng


An toàn không Khách
công cộng thể
An toàn GT đường thủy
Trực
Khách thể An toàn mạng viễn thông, phương Tiếp
loại tiện điện tử

An toàn lao động

……..
1.2 Các loại khách thể của tội phạm

• Một tội phạm có thể xâm hại nhiều khách thể


nhưng không phải lúc nào các khách thể đó
cũng được xem là KT trực tiếp.
Khách thể
• Khách thể trực tiếp là yếu tố thể hiện đầy đủ
TRỰC TIẾP
bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi

• Việc xác định khách thể trực tiếp căn cứ vào


nhiều yếu tố: mục đích của người phạm tội,
tầm quan trọng của khách thể được LHS bảo
vệ.
Ví dụ: A cắt và trộm đường dây điện thoại liên tỉnh
(thuộc danh mục công trình quan trọng về an ninh quốc
gia của Chính Phủ).

• Hành vi của A vừa xâm phạm đến quan hệ sở hữu,


vừa gây thiệt hại cho an toàn thông tin liên lạc

• Nhưng thiệt hại cho an toàn thông tin liên lạc mới thể
hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm của hành vi phạm
tội Điều 303 – Tội phá hủy công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
1.3 Đối tượng tác động của tội phạm

• Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ


Khái niệm phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi
phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho các QHXH là khách
thể bảo vệ của LHS.
1.3 Đối tượng tác động của tội phạm

Chủ thể

Khách thể
Đối
Là QHXH Nội dung tượng
được LHS (quyền và tác động
bảo vệ và bị nghĩa vụ của
chủ thể)
tội phạm
xâm hại

Đối tượng
vật chất
*Một số đối tượng tác động của tội phạm

Chủ thể Con người

Khách thể
Hoạt động
Là QHXH Nội dung bình
được LHS (quyền và
thường
bảo vệ và bị nghĩa vụ của
chủ thể) của chủ
tội phạm thể
xâm hại

Đối tượng
Vật chất
vật chất
Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

• A lẻn vào nhà B trộm xe máy trị giá 30 triệu đồng

 Khách thể: Quyền sở hữu

 Đối tượng tác động: Xe máy

• A cầm dao chém B gây ra tỷ lệ thương tích 15%

 Khách thể: Quyền được bảo vệ về sức khỏe

 Đối tượng tác động: Con người


Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

• A đưa hối lộ thẩm phán B 10 lượng vàng

 Khách thể: Hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp

 Đối tượng tác động: Hoạt động bình thường của chủ thể
(hoạt động xét xử của thẩm phán)
Lưu ý về đối tượng tác động của TP

1. Hành vi phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho khách thể thông qua việc tác động vào đối tượng tác
động.

2. Phân biệt Khách thể - Đối tượng tác động:

+ Khách thể: là quan hệ xã hội

+ Đối tượng tác động: là 1 bộ phận của khách thể


Lưu ý về đối tượng tác động của TP

3. PHÂN BIỆT ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG VỚI CÔNG CỤ,


PHƯƠNG TIỆN PHẠM TỘI

• Đối tượng tác động: Là đối tượng bị hành vi phạm tội tác
động đến: con người; vật chất; sự hoạt động bình thường
của chủ thể.

• Công cụ, phương tiện: là những vật mà chủ thể dùng để


tác động đến đối tượng tác động
Ý nghĩa của đối tượng tác động của TP

1. Là căn cứ để định tội danh

2. Định lượng của ĐTTĐ có ý nghĩa trong việc định tội, định
khung hình phạt và quyết định hình phạt
2. MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

2.1 Hành vi khách quan

2.2 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

2.3 Mối quan hệ nhân quả

2.4 Các biểu hiện khác của mặt khách quan


• Mặt khách quan của tội phạm là những
biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại
bên ngoài thế giới khách quan.
Khái
niệm • Mặt khách quan gồm:

 Hành vi nguy hiểm cho XH (BẮT BUỘC)

 Hậu quả nguy hiểm cho XH

 MQH nhân quả giữa hành vi- hậu quả

 Các điều kiện bên ngoài: Thời gian, địa


điểm, công cụ, phương tiện..
• Hành vi khách quan của tội phạm là
2.1 những xử sự có sự kiểm soát của ý thức
Hành
vi và sự điều khiển của ý chí của con người
khách được thể hiện ra thế giới khách quan dưới
quan
những hình thức nhất định, gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.

 HVKQ là dấu hiệu phải có trong mọi


cấu thành tội phạm
ĐẶC ĐIỂM

 Hành vi khách quan của tội phạm phải có


tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
2.1
Hành  Hành vi khách quan là hoạt động có ý chí
vi
và ý thức của con người
khách
quan  Hành vi khách quan của tội phạm là hành
vi trái PLHS
ĐẶC ĐIỂM

 Hành vi khách quan của tội phạm phải có


2.1 tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội (tức
Hành
phải gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại)
vi
khách  Phân biệt hành vi phạm tội với hành vi vi
quan
phạm PL khác
ĐẶC ĐIỂM

 Hành vi khách quan là hoạt động có ý chí


và ý thức của con người:
2.1
-Ý chí: mong muốn (kiểm soát)
Hành
vi -Ý thức: khả năng nhận thức (điều khiển)
khách
quan  Hành vi KQ phải là hành vi của chủ thể nhận
thức và điều khiển được xử sự của mình
MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT CỦA Ý
MỨC ĐỘ TNHS
THỨC VÀ Ý CHÍ

Hành vi được thực hiện trong sự TNHS trọn vẹn


kiểm soát hoàn toàn
Ở mức độ hạn chế vì nguyên TNHS hạn chế
nhân khách quan
Nằm ngoài sự kiểm soát của ý TNHS được loại trừ
chí và ý thức
ĐẶC ĐIỂM

 Hành vi khách quan của tội phạm là hành


vi trái PLHS
2.1 • Hiện nay có một số hành vi khách quan tuy
Hành
vi có gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng
khách chưa được luật HS quy định nên cũng
quan không được xem là HVKQ của tội phạm. Ví
dụ: Nhận tội thay, phá thai vì lý do giới tính
thai nhi…

 Hành vi khách quan phải có đầy đủ cả 3


đặc điểm
Những biểu hiện của con người ra thế giới khách quan nhưng
không phải là HV phạm tội

• Biểu hiện của con người không có chủ định: phản xạ


không điều kiện

• Không có năng lực trách nhiệm hình sự: bị bệnh rối


loạn tâm thần nghiêm trọng mất khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi.

• Tình trạng bất khả kháng: 1 người băng ngang qua


đường ray tàu đang chạy gần đến.

• Tình trạng cưỡng bức: thân thể, tinh thần (tùy trường
hợp)
TÌNH TRẠNG BỊ CƯỠNG BỨC

• Là trường hợp bị ép làm hoặc không làm một việc gây


thiệt hại cho xã hội khi không còn cách nào khác để
tránh gây thiệt hại lớn hơn mà người đe dọa sẽ gây ra
cho người bị đe dọa (người bị đe dọa không còn sự
lựa chọn nào khác)

• Bao gồm:

 Cưỡng bức về thân thể

 Cưỡng bức về tinh thần


Trường hợp nào sau đây thuộc trường hợp bị cưỡng bức ?

1. (Bài tập 8 file bài tập) A là bảo vệ của Bách hóa xanh.
Một đêm, A đang ngủ tại cửa hàng để canh thì có 5
tên trộm lẻn vào cầm dao kề cổ A và yêu cầu A đưa
chìa khỏa mở khay đựng tiền nếu không chúng sẽ giết
chết A ngay lập tức. Chúng nhét khăn vào miệng A và
trói A lại rồi lấy đi 100 triệu đồng.

 HVKQ của anh A không bị coi là tội phạm

 Đây là tình trạng bị cưỡng bức


Trường hợp nào sau đây thuộc trường hợp bị cưỡng bức ?

2. (Bài tập 9 file bài tập) B là thủ quỹ mới vào làm của một
công ty Y, C là đồng nghiệp cũ của B tại công ty X. C đã đòi
B đưa 5 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo hành vi tham ô của
B tại công ty cũ (công ty X). Lo sợ điều đó, B đã tự ý lấy
trong tiền quỹ của công ty 5 triệu và đưa cho C.

 HVKQ của B là hành vi phạm tội

 Vì B không thuộc trường hợp bị cưỡng bức để phải


tránh gây thiệt hại lớn hơn thiệt hại mà C ép buộc.
Trong trường hợp này B còn nhiều cách xử sự khác:
ví dụ báo công an, mượn tiền…
Dạng
Làm điều pháp luật cấm
hành
động
2.1.1 • Do PL quy định
Các Chủ thể có • Quyết định của
hình nghĩa vụ phải CQNN có thẩm
thực hiện một quyền
thức công việc nhất • Chức năng nghề
thể định nghiệp
hiện Dạng
HVKQ không
hành
• Độ tuổi
động • Thể lực
Chủ thể có đủ
khả năng để • Trình độ văn hóa,
thực hiện chuyên môn,
Không làm điều
nghiệp vụ….
mà PL yêu cầu
phải làm dù có
điều kiện
• nhiều hành vi khác loại

Tội • xảy xa đồng thời


ghép • xâm phạm nhiều khách thể khác
2.1.2
nhau
Các
dạng
cấu • Nhiều HVKQ cùng loại
trúc Tội liên
đặc • Xảy ra kế tiếp nhau
tục
biệt • Cùng xâm hại 1 QHXH
của
HVKQ
• Một HVKQ
Tội
• Diễn ra trong thời gian dài, không
kéo dài
gián đoạn
• Là tội phạm được tạo bởi nhiều hành vi khách
quan xảy ra trong cùng một thời gian, mỗi hành vi
xâm hại đến một khách thể khác nhau, nhưng

Tội hợp lại chúng cấu thành một tội phạm cụ thể.
ghép
• Ví dụ: Tội cướp Tài sản (Điều 168) gồm 2 nhóm
hành vi:

- Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dung vũ lực….: xâm


hại đến quan hệ nhân than

- Hành vi chiếm đoạt tài sản: xâm hại đến quan hệ


sở hữu
• Là tội phạm mà hành vi khách quan của nó
được hợp thành bởi nhiều hành vi cùng
Tội liên loại, diễn ra kế tiếp nhau về mặt thời gian,
tục
cùng xâm hại đến một khách thể với cùng 1
ý định phạm tội thống nhất.

• Hay nói một khách khác, phạm tội liên tục


là sự tổng hợp của nhiều hành vi cụ thể và
hậu quả cũng là sự tổng hợp của các hành
vi phạm tội đó.

• Ví dụ: Tội hành hạ người khác (Điều 140)


PHẠM • Phạm tội nhiều lần là thực hiện một tội phạm

TỘI mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó một lần

NHIỀU mà và chưa bị xét xử.

LẦN • Ví dụ: A thực hiện 2 vụ cướp tài sản


• Chủ thể phạm từ 2 tội khác nhau cùng một

PHẠM thời gian hoặc khác thời gian, chưa tội nào

NHIỀU bị truy cứu TNHS, chưa hết thời hiệu truy

TỘI cứu TNHS và bị đưa ra xét xử cùng 1 lần.

(Điều • Ví dụ: Vì mâu thuẫn nên A giết B. Sau khi B


55) chết, A móc túi và lấy đi điện thoại Iphone
của B.
• Là tội phạm mà hành vi khách quan của nó
diễn ra không gián đoạn trong một khoảng
Tội
kéo dài thời gian nào đó từ thời điểm phạm tội đến
khi bị phát hiện.

• Ví dụ: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy


(Điều 249)
2.2
Hậu
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi
quả
nguy phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật
hiểm
hình sự bảo vệ (Khách thể)
cho

hội
Thiệt hại thể
chất
Đối tượng tác động Chủ thể (tính mạng,
sức khỏe)

Khách thể Thiệt hại phi


Nội dung vật chất Hậu
(quyền và (danh dự, quả
Đối tượng tác động nghĩa vụ của nhân phẩm, nguy
chủ thể) uy tín, tinh hiểm
thần) cho
XH

Đối tượng Thiệt hại vật


Đối tượng tác động chất
vật chất
(tài sản)
Thiệt hại thể
Mức độ thiệt hại thường được xác
chất
(tính mạng, định bằng số lượng người chết
sức khỏe) hoặc theo tỷ lệ thương tật

Thiệt hại phi


Hậu vật chất Mức độ thiệt hại thường được xác
quả (danh dự, định thông qua hoạt động tư duy
nguy nhân phẩm, của con người nên thường mang
hiểm uy tín, tinh
tính tương đối
cho thần)
XH

Thiệt hại vật


Mức độ thiệt hại thường được xác
chất
(tài sản) định bằng trị giá tài sản quy ra tiền
2.2 *Ý NGHĨA CỦA DẤU HIỆU HẬU QUẢ
Hậu
quả • Ý nghĩa trong việc định tội: Có tội hay
nguy
hiểm không có tội
cho
xã • Ý nghĩa trong việc xác định giai đoạn phạm
hội tội
2.3
MQH
nhân Hành vi
quả Hậu quả của
khách quan
giữa tội phạm
hành (Nguyên
vi và (Kết quả)
hậu nhân)
quả
• MQH nhân quả giữa HV và HQ là để
chứng minh hậu quả gây ra là do hành vi
2.3
nguy hiểm của người phạm tội
MQH
nhân • Căn cứ để xác định MQH nhân quả:
quả
giữa  Hành vi phạm tội phải xảy ra trước hậu
hành
vi và quả về mặt thời gian
hậu
quả  Giữa hành vi và hậu quả phải có mối
quan hệ nội tại tất yếu
2.3
MQH • Căn cứ để xác định MQH nhân quả:
nhân
quả  Hành vi phạm tội phải xảy ra trước hậu
giữa
hành quả về mặt thời gian
vi và
hậu
quả
2.3
MQH  Giữa hành vi và hậu quả phải có mối
nhân
quả quan hệ nội tại tất yếu
giữa
hành  Trong Luật hình sự, việc chứng minh đôi
vi và khi khó khăn
hậu
quả
Cần phân biệt NGUYÊN NHÂN và
ĐIỀU KIỆN
Vd1: Ông A bị bệnh tim nặng. Lúc chiều ông A đi
làm về hoàn toàn bình thường. 1 đám thành
2.3
niên cầm gậy gộc đánh nhau chạy vào sân nhà
MQH
nhân ông A. Ông A hoảng loạn, lên cơn nhồi máu cơ
quả tim và tử vong
giữa
• Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của
hành
vi và ông A không phải do hành vi của đám thanh
hậu niên mà là do bệnh tim.
quả
• Hành vi của đánh thanh niên là điều kiện,
thúc đẩy để dẫn đến cái chết. Vì vậy ko có
MQH nhân quả trong trường hợp này.
Cần phân biệt NGUYÊN NHÂN và
ĐIỀU KIỆN
Vd2: Anh A đánh chị B trúng mắt, đuôi mắt sưng
2.3
phù. Chị C là hàng xóm khuyên chị B nên đắp
MQH
những loại lá cây rừng nhưng không đỡ. Chị B
nhân
quả đến bệnh viện khám và được bác sĩ D kê thuốc.
giữa Chị B uống theo đúng hướng dẫn nhưng tình
hành trạng ngày càng nặng và dẫn đến mù bên mắt.
vi và
• Nguyên nhân gây ra việc mù mắt của chị B là
hậu
quả do sử dụng lá cây rừng

• Việc anh A đánh vào mắt chị B không phải là


nguyên nhân dẫn đến mù mắt
CÁC DẠNG MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ

• MQH nhân quả đơn trực tiếp


2.3
MQH 1 hành vi 1 Hậu quả
nhân
quả
giữa • MQH nhân quả kép trực tiếp
hành
vi và Nhiều Hậu
1 hành vi
hậu quả
quả

Nhiều
1 Hậu quả
hành vi
 Phương tiện, công cụ phạm tội
2.4
Những
biểu
hiện
khác  Phương pháp, thủ đoạn phạm tội
thuộc
Mặt
khách
quan
 Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội
phạm

Sai

 Hậu quả chỉ là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP vật chất

2. Hậu quả là thiệt hại gây ra cho khách thể của tội phạm

Đúng
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI

3. Một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu quả nguy


hiểm cho xã hội là tội phạm có cấu thành vật chất.

Sai

 Phải xem xét quy định của BLHS, vì nếu tội phạm có
CTTP hình thức nhưng trên thực tế vẫn có thể gây ra hậu
quả nguy hiểm cho xã hội
3. CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

3.1 Các dấu hiệu của chủ thể phạm tội là Cá nhân

3.2 Chủ thể đặc biệt của tội phạm

3.3 Vấn đề nhân thân của người phạm tội


• Chủ thể của tội phạm là người có năng lực
Khái
niệm trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định,
đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc là pháp
nhân thương mại phạm tội.
Cần phân biệt chủ thể của tội phạm với chủ thể
của quan hệ pháp luật hình sự

• Chủ thể QHPL hình sự: Nhà nước (Cơ quan


điều tra, tòa án, viện kiểm sát, Cơ quan thi hành
án hình sự)

• Chủ thể của tội phạm: Cá nhân, pháp nhân


thương mại
Đủ tuổi luật định

Cá Có NLTNHS: có khả năng nhận


nhân thức và điều khiển hành vi

Chủ
thể
• HVPT thực hiện nhân danh
của
PNTM
tội
phạm • HVPT được thực hiện vì lợi ích
Pháp của PNTM
nhân • Có sự chỉ đạo, điều hành hoặc
thương
chấp thuận của PNTM
mại
• Chưa hết thời hiệu truy cứu
TNHS
3.1 Có năng lực trách
Các
dấu nhiệm hình sự
hiệu
của
chủ
thể tội
phạm
là CÁ
NHÂN Đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự
Khái niệm: Năng lực trách nhiệm hình sự là
a. khả năng của một người tại thời điểm thực hiện
Năng
lực hành vi nguy hiểm cho XH nhận thức được tính
TNHS nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực
hiện và điều khiển được hành vi đó.
• BLHS Việt Nam không quy định thế nào là
Năng lực TNHS, chỉ quy định thế nào là
không có năng lực TNHS
a.
Năng
 Như vậy, người có NLTNHS là người
lực
TNHS không rơi vào trường hợp không có NLTNHS
quy định tại Điều 21 – BLHS.
*Khái niệm ( Điều 21 BLHS)
a.1
Tình Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trạng
trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh
ko có
Năng khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
lực
năng điều khiển hành vi của mình, thì không
TNHS
phải chịu trách nhiệm hình sự.
• Kinh niên
Bệnh tâm thần
Dấu hiệu • Rối loạn tâm
y học thần tạm thời
(Điều kiện
cần) • Động kinh, viêm
màng não, rối
a.1 Bệnh khác
Tình loạn tuần hoàn,
trạng khối u sọ não..
ko có
Năng Thực tế
lực (Mộng du)
TNHS Mất khả
Dấu hiệu Ý thức
năng nhận
tâm lý Ý nghĩa
thức
XH
(Điều kiện
đủ)
Mất Khả năng điều khiển HV
Ý chí (tâm thần phân liệt)
a.2 Năng lực TNHS của người say do sử dụng rượu bia hoặc
chất kích thích khác

Họ tự tước bỏ khả năng nhận thức và


Quan điểm 1
điều khiển hành vi của mình, tự đặt mình
Vẫn bị coi là có
NLTNHS vào tình trạng say + Họ không bị mắc
bệnh tâm thần, bệnh khác

Quan điểm 2
Không có Nhưng vẫn phải chịu TNHS – trường hợp
NLTNHS thực tế đặc biệt
a.2 Năng lực TNHS của người say do sử dụng rượu bia hoặc
chất kích thích khác

Quy định của BLHS Việt Nam

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích
mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu,
bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự.

 Đây là tình tiết tăng nặng TNHS: Điều 260, 267, 272.
a.2 Năng lực TNHS của người say do sử dụng rượu bia hoặc
chất kích thích khác

LƯU Ý

Người say rượu do bệnh lý (dạng bệnh tâm thần) 


Không có NLTNHS
Cơ sở xác định tuổi TNHS:

• Sự phát triển tâm sinh lý của con người


b.
Tuổi • Truyền thống lập pháp
chịu
• Chính sách hình sự
TNHS
• Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm

• Sự ảnh hưởng của các quốc gia


ĐIỀU 12 BLHS

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách


b.
Tuổi nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội
chịu phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
TNHS
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150,
151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,
251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303
và 304 của Bộ luật này.
Trong những trường hợp sau, A đã “từ đủ 14 tuổi”
hay chưa?

1. A sinh ngày 01/01/2008. Ngày 01/01/2022 A cầm dao


đâm B bị thương ?

2. A sinh ngày 30/01/2008. Ngày 15/01/2022 A cầm dao


đâm B bị thương ?

3. A sinh ngày 01/01/2008. 23 giờ 55 phút Ngày


31/12/2021 A cầm dao đâm B bị thương ?
CÁCH XÁC ĐỊNH TUỔI- NGHỊ QUYẾT
02/1986 HĐTP TANDTC

b. • Dựa trên các giấy tờ có giá trị pháp lý: giấy khai
Tuổi sinh, CMND…
chịu
TNHS • Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp
pháp mà vẫn không xác định được chính xác
ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi
của họ được xác định như sau:

1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể


nhưng không xác định được ngày thì trong tháng
đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày
sinh của bị can, bị cáo.
2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm,
nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý
đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong
b. quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
Tuổi
3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay
chịu
nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng
TNHS
nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy
ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của
năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng


không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo
thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh
của bị can, bị cáo.

5. Trường hợp không xác định được năm sinh của bị


can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành
giám định để xác định tuổi của họ.
1. A sinh THÁNG 01/2008.

 Ngày cuối cùng của tháng đó (31/01/2008)

2. A sinh NĂM 2008.

 Ngày 31/12/2008
BT1: A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản (Điều 173)
BLHS. Trong các trường hợp sau đây, A có phải chịu
TNHS hay không ?

1) A dưới 14 tuổi

2) A từ đủ 14 tuổi phạm tội theo khoản 1 Điều 173

3) A từ đủ 14 tuổi phạm tội theo khoản 2 Điều 173

4) A từ đủ 14 tuổi phạm tội theo khoản 3 Điều 173

5) A từ đủ 14 tuổi phạm tội theo khoản 4 Điều 173


BT2: A thực hiện hành vi được quy định tại khoản 2
Điều 260. A có phải chịu TNHS không ?

1) A 16 tuổi 5 tháng

2) A 15 tuổi 6 tháng
3.2
Chủ
thể
• Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các
đặc
dấu hiệu của chủ thể thường còn có thêm dấu hiệu
biệt
của đặc biệt
tội
phạm
3.2
Chủ Dấu hiệu của Dấu hiệu
thể Chủ thể thường đặc biệt
đặc
biệt • Chức
• Đủ tuổi vụ,
của
quyền hạn
tội • Có NLTNHS
• Nghề nghiệp
phạm
• Nghĩa vụ

• Tuổi

• Quan hệ gia
đình
3.2
Chủ
• Trong các vụ án đồng phạm, chủ thể đặc biệt chỉ
thể
bắt buộc đối với người thực hành. Những người
đặc
biệt đồng phạm khác không bắt buộc phải có dấu hiệu
của của chủ thể đặc biệt.
tội
phạm
3.3 KHÁI NIỆM
Vấn
đề Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những
nhân
đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý
thân
người nghĩa đối với việc giải quyết các vấn đề
phạm trách nhiệm hình sự của họ.
tội
3.3 CÁC NHÓM ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN
Vấn
1. Nhóm được dùng làm dấu hiệu của chủ thể đặc
đề
biệt (giới tính, độ tuổi..)
nhân
thân 2. Nhóm ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho
người
hành vi: lợi dụng chức vụ, quyền hạn…
phạm
tội 3. Nhóm phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục học:
phạm tội lần đầu, người phạm tội tự thú, thành
khẩn khai báo, tái phạm, tái phạm nguy hiểm

4. Nhóm phản ánh hoàn cảnh đặc biệt: người chưa


thành niên, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ
dưới 36 tháng tuổi….
Ý NGHĨA
3.3
Vấn • Dấu hiệu nhân thân người phạm tội khi được quy
đề định là dấu hiệu đặc biệt  Dấu hiệu định tội
nhân
thân • DHNT có thể là dấu hiệu định khung hình phạt
người
• DHNT có thể là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ
phạm
tội TNHS

• Là một trong những căn cứ quyết định hình phạt


(Điều 50 BLHS)

• Là một trong những yếu tố để cân nhắc các biện


pháp xử lý hình sự.
4. MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

4.1 Lỗi

4.2 Động cơ, mục đích

4.3 Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với TNHS
- Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong
Khái
niệm của tội phạm, bao gồm các dấu hiệu:

• Lỗi (mọi trường hợp tội phạm đều phải có)

• Động cơ

• Mục đích
KHÁI NIỆM

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi


4.1 nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu
Lỗi
quả do hành vi đó gây ra, được thể hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý.
Nhận thức đối với hành vi
Ý thức
(nhận thức) Nhận thức đối với khả năng
phát sinh hậu quả
Nội
dung
Lỗi

Mong muốn đối với hành vi


Ý chí
(mong muốn)
Mong muốn đối với hậu quả
Cố ý trực tiếp

CỐ Ý
Cố ý gián tiếp

Các
hình
thức
LỖI Vô ý vì quá tự tin

VÔ Ý

Vô ý do cẩu thả
Nhận thức rõ HV của mình là nguy
hiểm cho XH

Lý trí
Thấy trước hậu quả của hành vi đó

Cố ý
trực tiếp

Ý chí Mong muốn hậu quả xảy ra


Nhận thức rõ HV của mình là nguy
hiểm cho XH

Lý trí
Thấy trước hậu quả của hành vi đó

Cố ý
gián tiếp
• Không mong muốn
Ý chí • Nhưng có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra
Nhận thức rõ HV của mình là nguy
hiểm cho XH
 Giống với lỗi cố ý, nhưng mức độ
nhận thức thấp hơn
Lý trí

Thấy trước hậu quả của hành vi đó

Vô ý vì
quá tự
tin
Nhưng cho rằng hậu quả sẽ không
xảy ra hoặc khi xảy ra có thể ngăn
Ý chí ngừa được
Không mong muốn hậu quả  Giống
lỗi cố ý gián tiếp
• Không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã
hội do hành vi của mình gây ra.

Vô ý do  Phân biệt với các hình thức lỗi khác


cẩu thả
• Nhưng Người phạm tội phải thấy trước và có
thể thấy trước
BT1: A có nhiệm vụ quản lý rừng bạch đàn, B vào trộm
gỗ và bị A bắt quả tang, B xin tha nhưng A không chấp
nhận và giải B về đồn. Trên đường đi, lợi dụng sơ hở, B
dùng rìu chém vào đầu A làm A té quỵ. B tiếp tục chém
vào ngực và mặt của A. Thấy A bất động, B bỏ đi. Một
lúc sau, A được người khác phát hiện và cứu sống. Kết
quả giám định cho thấy A bị thương tật với tỷ lệ 65%.

Xác định lỗi của B ?

 CỐ Ý TRỰC TIẾP
• Là trường hợp trong cấu thành tội phạm có hai
loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với các

Hỗn tình tiết khách quan khác nhau. Trong đó:

hợp - Người phạm tội cố ý đối với hành vi


lỗi
- Vô ý đối với hậu quả của hành vi đó (Hậu
quả xảy ra nằm ngoài dự kiến của họ)

• Chỉ có ở tội phạm có cấu thành tăng nặng.


• Ví dụ: Anh A dùng dao chém vào tay B với mục
đích gây thương tích. Trên đường đi cấp cứu
Hỗn
hợp do vết thương không cầm máu, mất máu quá
lỗi nhiều nên B tử vong

 Trường hợp này A thực hiện hành vi với lỗi cố


ý. Nhưng cái chết của B là ngoài ý muốn – lỗi vô
ý
• Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại
Sự
cho xã hội trong trường hợp không thể thấy
kiện
trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu
bất
ngờ quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
(Điều
20)  Người có hành vi gây thiệt hại không có lỗi
Lỗi vô ý do cẩu thả Sự kiện bất ngờ
Sự
kiện Chủ thể không thấy trước được hậu quả

bất nguy hiểm cho XH mà hành vi của mình


Giống nhau
ngờ đã gây ra

(Điều
Người phạm tội phải Chủ thể không có
20)
thấy trước và có thể nghĩa vụ phải thấy
Khác nhau thấy trước hậu quả trước hậu quả
nguy hiểm cho XH.
BT2: Do bỏ nhà theo trai, khi trở về nhà B bị cha mình là M cầm
dao rượt. B chạy vào vườn nhà hang xóm, thấy cái giếng nên B
nhảy xuống trốn (B biết giếng không có nước) không may nhảy
xuống trúng cổ anh H - thợ khoan giếng đang kiểm tra đường
nước làm anh H chết tại chổ do gãy cổ

B có lỗi hay không? Nếu có xác định lỗi của B ?

 B KHÔNG CÓ LỖI

 ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP GÂY THIỆT HẠI DO SỰ KIỆN BẤT


NGỜ:

+ B không thể thấy trước hậu quả do hành vi của mình

+ B không có nghĩa vụ phải thấy


4.2 ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI
Động
• Là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội
cơ,
mục thực hiện hành vi phạm tội cố ý.
đích
phạm • Lỗi vô ý thì không có động cơ phạm tội
tội
• Ý nghĩa:

- Dấu hiệu định tội


ĐỘNG
- Tình tiết định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ

- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS
MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI
4.2
• Là kết quả trong ý thức mà người phạm tội
Động
cơ, mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm.
mục (hậu quả là kết quả thực tế)
đích
phạm • Mục đích chỉ có ở hành vi phạm tội với lỗi cố ý
tội trực tiếp

• Ý nghĩa:
MỤC - Dấu hiệu định tội
ĐÍCH
- Dấu hiệu định khung

- Quyết định hình phạt


4.3 Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với TNHS

KHÁI NIỆM “SAI LẦM”

Sai lầm là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp
lý hoặc tính chất thực tế của hành vi mà người đó
thực hiện
Sai
lầm • Là sự hiểu lầm của chủ thể về tính
về
chất pháp lý của hành vi mà người đó
pháp
luật thực hiện

SAI
LẦM
Sai
• Là sự hiểu lầm của chủ thể về tình tiết
lầm
thực thực tế về hành vi mà người đó thực
tế hiện
• Tưởng là tội phạm nhưng Pháp luật quy định ko là
tội phạm  KHÔNG PHẢI CHỊU TNHS

Sai • Tưởng không là tội phạm nhưng Pháp luật quy


lầm định là tội phạm  PHẢI CHỊU TNHS
về - Không đòi hỏi người PT nhận thức được tính trái pháp
pháp
luật
luật
- Chỉ đòi hỏi người PT nhận thức được tính nguy hiểm của
hành vi

• Hiểu lầm về hậu quả pháp lý (tội danh, loại và


mức Hình phạt)  PHẢI CHỊU TNHS
Sai lầm về khách thể

Sai Sai lầm về đối tượng


lầm
thực
tế Sai lầm về quan hệ nhân
quả

Sai lầm về công cụ,


phương tiện
HẾT

You might also like