You are on page 1of 42

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ngày tháng năm 2022
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài mặc dù gặp phải rất nhiều những vấn đề khó
khăn song với sự hướng dẫn của thầy Trịnh Xuân Thắng cùng với sự chỉ bảo của
các thầy cô giáo Khoa Cơ– Điện tử và sự nỗ lực không ngừng của bản thân, đến nay
em đã hoàn thành đề tài. Tuy nhiên, do kiến thức của em còn hạn chế, nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp chân thành từ phía thầy Trịnh Xuân Thắng, cùng các thầy cô giáo Khoa Cơ –
Điện Tử và các bạn đọc để đề tài này của em ngày càng hoàn thiện và phát triển lên
mức cao hơn trong thời gian gần nhất.
Sau 1 thời gian thực hiện đề tài tại khoa, em đã được học hỏi rất nhiều kinh
nghiệm và kiến thức. Các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình chỉ bảo. Đặc biệt là
sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy Trịnh Xuân Thắng đã giúp em hoàn thành đề
tài này.
Em xin chân thành cám ơn!
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế là tốc độ
ra tăng không ngừng về các loại phương tiện giao thông. Sự phát triển nhanh
chóng của các phương tiện giao thông đã dẫn đến tinh trạng tắc nghẽn giao thông
xảy ra rất thường xuyên. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để đảm bảo giao thông
thông suốt và sử dụng đèn điều khiển giao thông ở những ngã tư, những nơi giao
nhau của các làn đường là một giải pháp.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế và những ham muốn hiểu biết về lĩnh
vực này , nhóm em đã chọn đồ án đề tài: “Điều khiển giám sát ngã tư đèn giao
thông”
Dưới sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy Trịnh Xuân Thắng cùng
với sự cố gắng của bản thân, sự tìm tòi nghiên cứu tài liệu đến nay đồ án của em
về mặt cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên do thời gian và kiến thức còn hạn chế
nên không tránh khỏi thiếu sót khi thực hiện đồ án này. Vì vậy chúng em rất
mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đánh giá, góp ý của thầy cô giáo, cùng bạn bè để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:

Lê Phạm Hoàng Phúc


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................I
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.........................................................II
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................III
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................IV
DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................VII
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................IX
CHƯƠNG 1..............................................................................................................1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT..................................................................................................1
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG...........................1
1.1.1 Định nghĩa.................................................................................................1
1.1.2 Ứng dụng mạch điều khiển........................................................................1
1.1.3 Xác định bài toán.......................................................................................3
1.1.4 Phân loại....................................................................................................5
1.2 GIỚI THIỆU VỀ PLC..............................................................................5
1.2.1. Giới thiệu chung về PLC..........................................................................5
1.2.2 PLC Mitsubishi FX1S-30MR....................................................................7
1.2.3 Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong đề tài...................................................12
1.2.4. Phần mềm lập trình GX WOKS2ll..........................................................21

CHƯƠNG 2.............................................................................................................39
THIẾT KẾ MÔ MẠCH VÀ MÔ HÌNH..................................................................39
2.1 THIẾT KẾ MẠCH.................................................................................39
2.1.1 Sơ đồ khối................................................................................................39
2.1.2 Giản đồ thời gian.....................................................................................39
2.1.3 Sơ đồ kết nối IN/OUT..............................................................................41
2.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH...........................................................................43
2.2.1 Hình ảnh đèn giao thông ngã tư...............................................................43
2.2.2 Hình ảnh PLC sử dụng trong đề tài..........................................................43

CHƯƠNG 3.............................................................................................................45
CHẾ TẠO MẠCH VÀ MÔ HÌNH..........................................................................45
3.1 CHẾ TẠO MẠCH..................................................................................45
3.1.1 Hình ảnh ngã tư........................................................................................45
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG
1.1.1 Định nghĩa
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xã hội ngày càng văn
minh và hiện đại, sự phát triển ở đô thị ngày một đi lên. Nhu cầu về giao thông ngày
càng trở nên cấp thiết, nhất là trong các khu vực thành thị. Do nhu cầu của đời sống
con người, đặc biệt là nhu cầu đi lại, các loại phương tiện giao thông đã tăng một
cách chóng mặt. Riêng tại Việt Nam số lượng xe máy trong những năm qua tăng
một cách đột biến, mật độ xe lưu thông trên đường ngày một nhiều, trong khi đó hệ
thống đường xá tại Việt Nam còn quá nhiều hạn chế nên thường gây ra các hiện
tượng như kẹt xe, ách tắc giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông ngày càng phổ
biến trở thành mối hiếm họa cho nhiều người.
Vì lý do đó các luật giao thông lần lượt ra đời và được đưa vào sử dụng một
cách lặng lẽ rồi dần trở nên phố biến như hiện nay. Trong đó hệ thống đèn giao
thông là công cụ điều khiến giao thông công cộng thực tế và hiệu quả có vai trò rất
lớn trong việc đảm bảo an toàn và giảm thiếu tai nạn giao thông.
1.1.2 Ứng dụng mạch điều khiển
1.1.2.1 Mạch dùng IC số
Với mạch dùng IC sổ có các ưu điểm sau:
- Tổn hao công suất bé, mạch có thế dùng pin hoặc acquy.
- Giá thành rẻ.
- Mạch đơn giản dễ thực hiện. Song với việc sử dụng kỹ thuật số rất khó
khăn trong việc thay đổi chương trình. Muốn thay đổi một yêu cầu nào đó của
chương trình thì buộc lòng phải thay đối phần cứng. Do đó mỗi lần phải lắp lại
mạch dẫn đến tốn kém về kinh tế mà nhiều khi yêu cầu đó không thực hiện được
nhờ phương pháp này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành kỹ thuật số đặc biệt là cho ra đời các họ vi xử
lý, vi điều khiển hay PLC đã giải quyết được những bế tắc và kinh tế hơn mà
phương pháp dùng IC số kết nối lại không thực hiện được.
1.1.2.2 Vi mạch dùng kỹ thuật vi xử lí
Ngoài những ưu điếm như đã liệt kê trong phương pháp dùng IC số thì
phương pháp dùng kỹ thuật vi xử lý con có những ưu điểm sau:
Ta có thế thay đổi chương trình một cách linh hoạt bằng việc thay đổi phần
mềm trong khi đó phần cứng không thay đổi mà mạch dùng IC số không thế thực
hiện được mà nếu có thế thực hiện được thì cũng cứng nhắc mà người công nhân
cũng khó tiếp cận, dễ nhầm.
Số linh kiện đế sử dụng trong mạch ít hơn.
Mạch đơn giản hơn so với mạch dùng IC số. Song do phần cứng của vi xử lý
chỉ sử dụng CPU đơn chíp mà không có các bộ nhớ Ram, Rom, các bộ timer, hệ
thống ngắt. Nên việc viết chương trình gặp nhiều khó khăn. Do vậy hiện nay đế
khắc phục những nhược điểm trên hiện nay người ta thường dùng bộ vi điều khiến.
1.1.2.3 Điều khiến bằng vi điều khiến
Ngoài những ưu điểm có của hai phương pháp trên, phương pháp này còn có
những ưu điếm sau:
- Trong mạch có thế sử dụng ngay bộ nhớ trong đối với chương trình có quy
mô nhỏ, rất tiện lợi mà vi xử lý không thực hiện được.
- Nó có thể giao tiếp nối tiếp trực tiếp với máy tính mà vi xử lý cũng giao
tiếp được nhưng là giao tiếp song song nên cần có linh kiện chuyến đối dữ liệu từ
song song sang nối tiếp đế giao tiếp với máy tính. Do trong vi điều khiển có sử
dụng các bộ timer, các hệ thống ngắt, câu lệnh đơn giản nên việc lập trình đơn giản,
dễ thực hiện.
- Phù hợp với kiến thức của sinh viên.
1.1.2.4 Điều khiển bằng PLC
Với phương pháp điều khiến bằng PLC có những ưu điếm sau:
- Làm việc chắc chắn, liên tục và có tuổi thọ cao.
- Chức năng điều khiến thay đối dễ dàng bằng thiết bị lập trình (máy tính,
màn hình) mà không cần thay đổi phần cứng nếu không có yêu cầu thêm bớt các
thiết bị xuất nhập.
- Có thế làm việc trong nhiều điều kiện khác nhau.
- Hướng dẫn người sử dụng đơn giản.
-Thời gian hoàn thành một chu trình điều khiến rất nhanh (vài ms). Tuy
phương pháp này có nhiều ưu điếm hơn vi xử lý nhưng việc áp dụng trong các hệ
thống nhỏ là không thích hợp bởi giá thành rất cao.
Ví dụ hệ thống đèn giao thông hiện nay
Hình 1. 1: Khảo sát sơ bộ tại ngã tư
Hệ thống đèn giao thông tại ngã tư này gồm :
- Có 4 cột đèn.
- Thời gian sáng của các đèn T đỏ = 28 giây,T vàng = 3 giây, T xanh = 25 giây.
- Hiển thị thời gian đếm ngược bằng led ma trận.
- Gồm 3 đèn tín hiệu: Xanh, Đỏ ,Vàng.
- Chỉ hoạt động ở một chế độ.
- Không có chế độ phân làn xe ở các thời điếm.
- Với các phương pháp đã nêu ở trên ở đây chúng em lựa chọn giải pháp điều
khiển bằng vi điều khiển bởi đây là phương pháp phù hợp và tối ưu nhất với đề tài
1.1.3 Xác định bài toán
1.1.3.1 Xác định bài toán
Thiết kế hệ thống điều khiến đèn giao thông tại ngã tư dùng PLC gồm:
4 cột đèn, có đèn tín hiệu phân luồng rẽ trái trước.
Hiển thị thời gian đếm lùi trên led 7 thanh ở vị trí lưng trừng cột và trên đỉnh
của cột đèn
1.1.3.2 Yêu cầu của bài toán thiết kế hệ thống điều khiến đèn giao thông
Trước tình hình phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng không
ngừng và hệ thống giao thông nước ta ngày càng phức tạp. Dần đến tình trạng ùn
tắc và tai nạn giao thông ngày càng gia tăng.
Vì vậy để đảm bảo giao thông được an toàn và thông suốt thì việc sử dụng
các hệ thống tín hiệu đế điều khiến và phân luồng tại các nút giao thông là rất cần
thiết. Với tầm quan trọng như vậy hệ thống điều khiến tín hiệu giao thông cần đảm
bảo các yêu cầu sau:
Đảm bảo hoạt động một cách chính xác, liên tục trong thời gian dài.
- Độ tin cậy cao.
- Đảm bảo làm việc ốn định, lâu dài.
- Dễ quan sát cho người đi đường.
- Chi phí nhỏ, tiết kiệm năng lượng
Xét bài toán thì:
TH 1: Đèn 1 xanh sáng, đèn 2 đỏ sáng.
Khi đó hệ thống sẽ cho phép các hướng sau đi:
Nếu như không có phân làn, ưu tiên hướng đi thì dễ gây ra tai nạn, ùn tắc tại
các điểm giao cắt (E, F) như trên hình vẽ.
Từ thực tế đó ta thiết kế hệ thống có thêm chỉ dẫn phân làn ưu tiên cho các
hướng như sau: B1 đến C2 và D2 đến AI.
Giả sử có một ngã tư như hình vẽ:

Hình 1.2: Mô phỏng hệ thống định thiết kế


TH 2: Đèn 1 vàng sáng và đèn 2 đỏ sáng thì để cảnh báo chuyển sang.
TH 3: Đèn 1 đỏ sáng và đèn 2 xanh sáng thì ta thiết kế tương tự như TH trên.
1.1.3.3 Giải pháp công nghệ
Mạch điều khiển dùng PLC .
Hiện thị thời gian dùng led 7 đoạn, Thông số HMI
Đèn báo hướng ưu tiên dùng đèn led đơn.
Các đèn báo dùng led đơn.
Bàn phím để reset và đặt thời gian cho hệ thống (thời gian 1 chu kỳ đèn).

1.1.3.4 Giải pháp thiết kế


- Thiết kế mô hình trên cad 2D và 3D
- Lập trình trên phần mềm GX WOKS2
- Hiển thị thông số trên HMI Weintek
1.1.3.5 Yêu cầu và giới hạn của hệ thống điều khiền đèn giao thông dùng PLC
Yêu cầu:
+ Hoạt động chính xác.
+ Mạch điện đơn giản.
+ Giá thành thấp tính ứng dụng trong thực tế cao.
+ Có khả năng mở rộng.
Giới hạn:
+ Khó liên kết với các hệ thống giám sát chung của hệ thống giao thông.
1.1.4 Phân loại
Loại 3 màu có kiểu : xanh, vàng, đỏ.
Tác dụng như sau:
- Đỏ: khi gặp đèn đỏ, tất cả các phương tiện đang lưu thông phải dừng lại ở
phía trước vạch dừng, người đi bộ được sang đường.
- Xanh: Khi gặp đèn xanh , tất cả các phương tiện được phép đi và phải chú
ý. Người đi bộ không được sang đường.
- Vàng: Đèn vàng là dấu hiệu của sự chuyển đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật
sau đèn xanh nghĩa là chuẩn bị dừng. Khi đó các phương tiện phải dừng lại trước
vạch dừng vì tiếp đó đèn đỏ sẽ sang, trường hợp đã vượt qua vạch dừng thì phải
nhanh chóng cho xe rời khỏi.
1.2 GIỚI THIỆU VỀ PLC
1.2.1. Giới thiệu chung về PLC
Trong công nghiệp sản xuất, để điều khiển một dây chuyền, một thiết bị
máy móc công nghiệp…người ta thực hiện kết nối các linh kiện điều khiển rời(rơle,
timer, contactor…)lại với nhau tùy theo mức độ yêu cầu thành một hệ thống điều
khiển. Công việc này khá phức tạp trong thi công, sửa chữa bảo trì do đó giá thành
cao. Khó khăn nhất là khi cần thay đổi một hoạt động nào đó. Một hệ thống điều
khiển ưu việt mà chúng ta phải chọn được điều khiển cho một máy sản xuất cần
phải hội tụ đủ các yêu cầu sau: giá thành hạ, dễ thi công, sửa chữa, chất lượng làm
việc ổn định linh hoạt….Từ đó hệ thống điều khiển có thể lập trình được (PLC) ra
đời đã giải quyết được vấn đề trên. Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên nó được
những nhà thiết kế cho ra đời năm 1968. Tuy nhiên, hệ thống này còn khá đơn giản
và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ thống. Vì
vậy các nhà thiết kế từng bước cải thiện hệ thống đơn giản, gọn gàng, dễ vận hành,
nhưng việc lập trình cho hệ thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị
lập trình ngoại vi hỗ trợ cho việc lập trình. Đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống
điều khiển lập trình cầm tay đầu tiên ra đời vào năm 1969. Trong giai đoạn này các
hệ thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhắm thay thế hệ thống relay và
dây nối trong hệ thống điều khiển cổ điển. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế
đã từng bước tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, tiêu chuẩn đó là: dạng
lập trình dùng giản đồ hình thang. Trong những năm đầu thập niên 1970, những hệ
thống PLC còn có thêm khả năng vận hành với những thuật toán hỗ trợ, vận hành
với các dữ liệu cập nhập. Do sự phát triển của loại màn hình dùng cho máy tính, nên
việc giao tiếp giữa người điều khiển để lập trình cho hệ thống càng trở lên thuận
tiện hơn. Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật kết nối với các hệ thống PLC
riêng lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của từng hệ thống riêng lẻ.
Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét nhanh hơn làm cho hệ thống
PLC xử lý xử lý tốt với những chức năng phức tạp, số lượng cổng ra/vào lớn. Một
PLC có đầy đủ các chức năng như: bộ đếm, bộ định thời gian, các thanh ghi và tập
lệnh cho phép thực hiện các yêu cầu điều khiển phức tạp khác nhau. Hoạt động của
PLC hội tụ phụ thuộc vào chương trình nằm trong bộ nhớ, nó luôn cập nhập tín
hiệu ngõ vào, xử lý tín hiệu để điều khiển ngõ ra.
Những ưu điểm của PLC:
- Thiết bị chống nhiễu.
- Ngôn ngữ lập trình dễ hiểu.
- Dễ lập trình và thay đổi chương trình điều khiển, sử dụng thích hợp trong
các nhà máy công nghiệp.
- Cấu trúc dạng module dễ mở rộng, dễ bảo trì và sửa chữa.
- Đảm bảo độ tin cậy trong môi trường sản xuất của các nhà máy công
nghiệp.
- Sử dụng các linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ gọn hơn mạch rơle
mà chức năng vẫn tương đương.
- Giá thành cạnh tranh.
Do các đặc điểm trên nên PLC cho phép người điều hành không mất nhiều
thời gian nối dây phức tạp khi cần thay đổi chương trình điều khiển, chỉ cần lập
trình chương trình mới thay cho chương trình cũ. Việc sử dụng PLC vào các hệ
thống điều khiển ngày càng thông dụng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng này,
các nhà sản xuất đã đưa ra hàng loạt các dạng PLC với nhiều mức độ thực hiện đủ
để đáp ứng các tiêu chuẩn chính: dung lượng bộ nhớ và số tiếp điểm vào ra của nó.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các chức năng như: bộ vi xử lý, chu kỳ xung clock,
ngôn ngữ lập trình, khả năng mở rộng số ngõ vào/ra.
1.2.2 PLC Mitsubishi FX1S-30MR
Module PLC sử dụng trong đề tài là PLC FX1S-30MR do hãng mitsubishi
sản xuất. PLC đã được tích hợp thêm bộ nguồn 24VDC bên trong.
1.2.2.1 Khái niệm
PLC là viết tắt của “Programmable Logic Controller” hay còn có thể được
gọi là Sequencer Controller
Một cách cụ thể, PLC có thể được hiểu là một thiết bị điện tử điều khiển hệ
thống qua các cổng vào/ra và chương trinh trong bộ nhớ

Hình 1.3: Bộ điều khiển PLC FX1S-30MR


1.1.2.2 Cấu trúc PLC
Cấu trúc PLC bao gồm “Bộ nhớ”, “Vùng xử lý trung tâm”, “Khối đầu vào”,
“Khối đấu ra”, “Khối nguồn”.
PLC là một thiết bị điện tử có nhiều vi xử lý, tuy nhiên dưới góc độ người
dùng chúng ta không cần quan tâm là các vi xử lý hoạt động ra sao mà có thể coi
rằng PLC là một hệ thống tích hợp có sẵn các rơle, bộ đếm thời gian, bộ đếm số
lựơng…
Khối

đầu vào/ra Khối nguồn

Vùng xử lý
trung tâm

Bộ nhớ

Hình 1.4: Cấu trúc chung của PLC


Ngoài các khối chính này, các PLC còn có các module phụ trợ như module
kết nối mạng, các module điều khiển động cơ bước, module kết nối encoder,…vv
1.1.2.3 Nguyên lý hoạt động của PLC
Khi chạy một đoạn chương trình PLC chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Đọc tín hiệu đầu vào
Giai đoạn này bộ vi xử lý chụp lại trạng thái logic của các đầu vào rồi truyền
hình ảnh nhận được vào bộ nhớ dữ liệu.
Giai đoạn 2: Thực hiện chương trình
Thực hiện các phép toán logic chứa trong bộ nhớ chương trình lần lượt từ
đầu đến cuối bằng cách sử dụng hình ảnh của trạng thái đầu vào chứa trong bộ nhớ
dữ liệu. Kết quả của mỗi phép toán logic lại được lưu lại trong bộ nhớ dữ liệu.
Giai đoạn 3: Xuất kết quả ra
Sao chép lại toàn bộ các trạng thái logic hình ảnh của đầu ra lưu trong bộ nhớ
dữ liệu ra các module đầu ra để điều khiển các thiết bị bên ngoài
Thu thập tín hiệu đầu vào

Chạy chương trình

Cập nhập đầu ra

Hình 1.5: Chu trình làm việc của PLC


1.1.2.4 Cấu trúc bộ nhớ
Bộ nhớ của FX1S-30MR được chia làm 3 vùng nhớ gồm:
+ Vùng chương trình: là miền bộ nhớ được sử dụng để lưu giữ các lệnh
chương trình.
+ Vùng nhớ tham số: là miền lưu giữ các tham số như địa chỉ trạm…
+ Vùng dữ liệu: là miền nhớ động, có thể truy cập theo từng bit, từng byte.
Được dùng để lưu trữ các thuật toán, các hàm truyền thông, lập bảng,các hàm dịch
chuyển, xoay vòng thanh ghi, con trỏ địa chỉ.
1.1.2.5 Đặc tính kỹ thuật
Bảng 1.1: Đặc tính kỹ thuật của PLC
Mục Đặc điểm Ghi chú
Xử lí chương trình Thực hiện quét chương trình tuần hoàn
Cập nhập ở đầu và cuối
Phương pháp xử lí vào/ra ( I/O) chu kì quét ( khi lệnh END Có lệnh làm tươi ngõ ra
thi hành )
Đối với các lệnh cơ bản: 0,55:0,7µs
Thời gian xử lí lệnh
Đối với các lệnh ứng dụng 3,7: khoảng 100 µs
Ngôn ngữ ladder và Có thể tạo chương trình
Ngôn ngữ lập trình
Instruction loại SFC
Có thể chọn tùy ý bộ
Dung lượng chương trình 2000 bước EEPROM nhớ ( như FXIN-
EEPROM-8L)
Số lệnh cơ bản: 27
Có tối đa 167 lệnh ứng
Số lệnh Số lệnh Ladder: 2
dụng được thi hành
Số lệnh ứng dụng: 85
Tổng các ngõ vào/ra được nạp bởi chương trình xử lý
Cấu hình vào/ra (I/O) chính
( Max, total I/O set by Main Processing Unit )
Rơ le phụ trợ Thông thường Số lượng: 384 Từ M0:M383
(M) Chốt Số lượng:128 Từ M383:M511
Đặc biệt Số lượng: 256 Từ M8000:M8255
Rơ le trạng Thông thường Số lượng: 128 Từ S0:S127
thái (S) Khởi tạo Số lượng: 10 ( tập con ) Từ S0:S9
Bộ định thì Khoảng định thì: 0:3276,7
timer (T) 100 mili giây giây Từ T0:T62
Số lượng: 63
Khoảng định thì: 0:327,67
Từ T32:T62 (khi
10 mili giây giây
M8028 = ON)
Số lượng: 31 (tập con)
Khoảng định thì:
1 mili giây 0,001:32,767 giây T63
Số lượng: 1
Bộ đếm (C) Khoảng đếm: 1 đến 32767 Từ C0:C15
Thông thường
Số lượng: 16 Loại: bộ đếm lên 16bit

Khoảng đếm: 1 đến 32767 Từ C16:C31


Chốt
Số lượng: 16 Loại: Bộ đếm lên 16bit

Bộ đém tốc độ 1 pha Khoảng đếm: - Từ C235:C240


cao (HSC) 1 pha hoạt 2.147.483.648 đến
động bằng ngõ 2.147.483.647 Từ C241:C245
vào 1pha: Tối đa 60kHz cho
2 pha phần cứng của Từ C246:C250
Pha A/B HSC( C235, C236,C246) Từ C251:C255
Tối đa 10kHz cho
phần mềm của HSC
( C237:C245, C247:C250 )
2pha: Tối đa 30kHz cho
phần cứng của HSC
( C251 )
Tối đa 5kHZ cho
phần mềm của HSC
( C252:C255 ) Từ D0:D127
Loại: Cặp thanh ghi lưu
Thông thường Số lượng:128
trữ dữ liệu 16bit dùng
cho thiết bị 32bit
Từ D128:D255
Loại: Cặp thanh ghi lưu
Chốt Số lượng: 128
trữ dữ liệu 16bit dùng
cho thiết bị 32bit
Thanh ghi dữ Dữ liệu chuyển từ biến
Được điều
liệu (D) Trong khoảng 0:255 trở điều chỉnh điện áp
chỉnh bên
Số lượng: 2 đặt ngoài vào thanh ghi
ngoài
D8030 và D8031
Từ D8000:D8255
Số lượng: 256 ( Kể cả
Đặc biệt Loại: Thanh ghi dữ liệu
D8030, D8031)
16bit
Từ V0:V7 và Z0:Z7
Chỉ mục Số lượng: 16 Loại: Thanh ghi dữ liệu
16bit
Dùng với lệnh
Số lượng: 64 Từ P0:P63
CALL
Con trỏ (P) 100 đến 150 ( kích
Dùng với các
Số lượng: 6 cạnh lên =1, kích
ngắt
cạnh xuống =0 )
Số mức lồng Dùng với lệnh
Số lượng: 8 Từ N0:N7
nhau (N) MC/MCR
16bit: -32768 đến 32767
Hằng số Thập phân (K) 32bit: -2.147.483.648 đến
2.147.483.647
16bit:0000 đến FFFF
Thập lục phân
32bit: 00000000 đến
(H)
FFFFFFFF
1.1.2.6 Định nghĩa chương trình
Chương trình là một chuỗi các lệnh nối tiếp nhau được viết theo một ngôn
ngữ mà PLC có thể hiểu được. Có ba dạng chương trình: Instruction, Ladder và
SFC/STL. Không phải tất cả các công cụ lập trình đề có thể làm việc được cả ba
dạng trên. Nói chung bộ lập trình cầm tay chỉ làm việc được với dạng Instruction
trong khi hầu hết các công cụ lập trình đồ họa sẽ làm việc được ở cả dạng
Instruction và Ladder. Các phần mềm chuyên dùng sẽ cho phép làm việc ở dạng
SFC.
1.1.2.7 Các thiết bị cơ bản dùng trong lập trình
Có 6 thiết bị lập trình cơ bản. Mỗi thiết bị có công dụng riêng. Để dể dàng
xác định thì mỗi thiết bị được gán cho một kí tự:
X: dùng để chỉ ngõ vào vật lý gắn trực tiếp vào PLC
Y: dùng để chỉ ngõ ra nối trực tiếp từ PLC
T: dùng để xác định thiết bị định thì có trong PLC
C: dùng để xác định thiết bị đếm có trong PLC
M và S: dùng như là các cờ hoạt động bên trong PLC
Tất cả các thiết bị trên được gọi là “Thiết bị bit”, nghĩa là các thiết bị này có
2 trạng thái: ON hoặc OFF, 1 hoặc 0
1.2.3 Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong đề tài
      Ngôn ngữ Instruction, ngôn ngữ dòng lệnh, được xem là ngôn ngữ lập trình
cơ bản dễ học, dễ sử dụng. Nhưng cũng mất nhiều thời gian kiểm tra đối chiếu để
tìm ra mối quan hệ giữa đoạn chương trình lớn với chức năng nó thể hiện. Hơn nữa,
ngôn ngữ Instruction của từng nhà chế tạo PLC có cấu trúc khác nhau. Nếu sử dụng
PLC của nhiều hãng khác nhau trên cùng một thiết bị có thể dẫn đến kết quả là phải
làm việc trên tập lệnh ngôn ngữ Instruction không đồng nhất.
Một ngôn ngữ khác được ưa chuộng hơn là ngôn ngữ ladder, ngôn ngữ bậc
thang. Ngôn ngữ này có dạng đồ họa cho phép nhập chương trình có dạng một sơ
đồ mạch điện logic, dùng các ký hiệu điện để biểu diễn các contact logic đầu vào và
relay logic đầu ra. Ngôn ngữ này gần gũi với người sử dụng hơn ngôn ngữ
Instruction và được xem như như là ngôn ngữ cấp cao. Phần mềm lập trình sẽ được
biên dịch các ký logic trên thành mã máy và lưu vào bộ nhớ của PLC. Sau đó, PLC
sẽ thực hiện các tác vụ điều khiển theo logic thể hiện trong chương trình.
1.2.3.1 Cấu trúc của một lệnh chương trình
Cấu trúc của một lệnh chương trình bao gồm một lệnh và một hoặc nhiều
(trong trường hợp lệnh ứng dụng) những toán hạng, mà PLC sẽ tham chiếu tới các
thiết bị đó. Một số lệnh được tự ý kích hoạt mà không có toán hạng nào (đây là
những lệnh dùng để điều khiển chương trình hoạt động trong PLC.
Mỗi lệnh đều được gán một số bước xác định trong chương trình. Điều này
rất quan trọng vì nó dùng để xác định các lệnh giống nhau khi cùng tham chiếu đến
cùng một thiết bị trong chương trình.
Lệnh mô tả việc gì sẽ được làm, ví dụ chức năng mà bạn muốn bộ điều khiển
thực hiện. Toán hạng hay thiết bị là cái mà chúng ta muốn vận hành. Toán hạng hay
thiết bị bao gồm 2 thành phần: tên thiết bị và địa chỉ thiết bị.

1.2.3.2 Biến
Biến là một phần tử ảo cho việc lập trình bộ điều khiển CPU, tương tự các
phần tử (như tiếp điểm và cuộn cảm) mà nó viết nên một chương trình. 
Bảng 1.2: Các biến trong chương trình
Các dạng Mô tả Ghi chú

Gửi các lệnh và dữ liệu đến bộ điều khiển Biến bít


khả trình thông qua các thiết bị ngoài như Chủ yếu là tín
X Đầu vào
nút bấm, chuyển mạch lựa chọn, chuyển hiệu bật/tắt
mạch giới hạn và chuyển mạch số.

Các đầu ra đưa đến các cuộn dây, khởi


Y Đầu ra
động từ và các đèn chỉ thị và chỉ thỉ số.

Rơ-le phụ bên trong bộ điều khiển nó


M Rơ-le nội 
không thể đưa trực tiếp ra thiết bị ngoài. 

Rơ-le phụ họat động liên tục bên trong bộ


L Rơ-le chốt điều khiển nó không thể đưa trực tiếp ra
thiết bị ngoài.

Rơ-le trong cho liên kết dữ liệu nó không


Rơ-le liên thể đưa trực tiếp ra thiết bị ngoài. Tại đây
B
kết không được quy định bởi thông tin liên kết
ban đầu mà được sử dụng như rơ-le trong. 

F Bộ chỉ Được sử dụng để phát hiện lỗi. Thiết lập


báo một chương trình phát hiện lỗi trước và
khởi động chương trình trong khi bộ điều
khiển chương trình đang chạy để lưu trữ
các giá trị số vào một thanh ghi riêng D

Rơ-le biên Rơ-le trong lưu trữ các kết quả


V Rơ-le biên
hoạt động

Rơ-le đặc
SM Rơ-le trong mà lưu trữ trạng thái CPU.
biêt

Rơ-le liên
Rơ-le trong cho liên kết dữ liệu mà nó biểu
SB kết đặc
thị một trạng thái giao tiếp hoặc lỗi.
biệt

Rơ-le trong mà nó giữ dữ liệu bật tắt và


Đầu vào
FX được ghi bởi một lệnh gọi chương trình
chức năng
con trong một chương trình con. 

Rơ-le mà nó chuyển kết quả hoạt động từ


Đầu ra
FY chương trình con sang một nguồn gọi
chức năng
chương trình con.

Bộ định thời bao gồm dạng: định thời tốc Biến dạng từ
Bộ định
T(ST) độ thấp, định thời tốc độ cao, bộ tích phân Chủ yếu là dữ
thời 
tốc độ thấp và bộ tích phân tốc độ cao. liệu
Một từ gồm 16
Bộ đếm gồm hai dạng: bộ đếm cho các
bit.
C Bộ đếm chương trình PLC và bộ đếm cho các
Có thể được
chương trình PLC xử lý ngắt.
ghi bởi đầu
Thanh ghi Bộ nhớ lưu trữ dữ liệu bộ điều khiển khả vào ~.* (* = 0
D đến F (cơ số
dữ liệu trình.
16)).
Thanh ghi
W Thanh ghi dữ liệu cho liên kết dữ liệu. 
liên kết

Thanh ghi Thanh ghi mở rộng cho thanh ghi dữ liệu,


R
tệp  nó sử dụng RAM hoặc thẻ nhớ.

Thanh ghi
SD Thanh ghi lưu trữ trạng thái CPU. 
đặc biệt

SW Thanh ghi Thanh ghi dữ liệu cho liên kết dữ liệu nó


liên kết dữ lưu trữ trạng thái giao tiếp và thông tin lỗi.
liệu
Thanh ghi Thanh ghi trao đổi dữ liệu giữa nguồn gọi
FD chức vòng lặp chương trình con này với chương
năng  trình con khác.

Thanh ghi Thanh ghi thay đổi biến (X, Y, M, L, B, F,


Z
chỉ số T, C, D, W, R, K, H, và P)

Hiển thị kiến trúc được lồng của bộ điều


N Lồng 
khiển chủ

Xác định vị trí nhảy của các nhánh chỉ dẫn


P Con trỏ
(CJ, SCJ, CALL và JMP). 

Con trỏ Xác định một vị trí nhảy tương ứng với hệ
I
ngắt số ngắt khi một hoạt động ngắt diễn ra.

Mạng số.
Sử dụng để chỉ rõ số mạng trong lệnh liên
J Đặc điểm
kết dữ liệu. 
thiết bị

Được sử dụng để chỉ ra số I/O trong


U Số I/O .  module chức năng thông minh dành cho
các lệnh

Được sử dụng để chỉ ra các: giá trị thiết


Hằng số lập bộ đếm định thời, số con trỏ, số con trỏ
K
thập phân ngắt, số chữ số của biến bit và các giá trị
lệnh cơ bản.

Hằng số
Được sử dụng để chỉ các giá trị lệnh cơ
H thập lục
bản/ứng dụng. 
phân

Hằng số
E Được sử dụng để chỉ ra số thực của lệnh
thực

“Chuồi kí Hằng số Được sử dụng để chỉ chuỗi kí tự như các


tự” chuỗi kí tự lệnh

Jn\X Jn\ Biến liên Biến có thể truy xuất trực tiếp đến một Biến bit
Y Jn\B kết trực biến liên kết của một mô-đun mạng. (Làm Tín hiệu on/off
Jn\SB tiếp  mới các tham số thiết lập không được yêu .
Jn\W Jn\
cầu) 
SW

Mô-đun Biến dạng từ


chức năng Biến có thể truy xuất trực tiếp bộ nhớ đệm Dữ liệu
Un\G
thông của một mô-đun chức năng thông minh. Một từ gồm 16
minh bit

1.2.3.3 Các lệnh cơ bản


Lệnh AND, lệnh ANI (AND Inverse)
Bảng 1.3: Các lệnh AND, ANI
Lệnh gợi nhớ Chức năng Chức năng
AND (AnD) Nối tiếp các công tắc NO (thường mở),
có thể nối nhiều công tắc cùng một lúc.
ANI (And Nối tiếp các công tắc NC (thường đóng),
Inverse) có thể nối nhiều công tắc cùng một lúc.
Ví dụ về lệnh AND:

Hình 1.6: Lệnh AND


Ví dụ về lệnh ANI:

Hình 1.7: Lệnh ANI


1.2.3.4 Lệnh OR, lệnh ORI (OR Inverse)
Bảng 1.4: Các lệnh OR, ORI
Lệnh gợi nhớ Chức năng Dạng mẫu

Nối song song các công tắc NO (thường mở), Tối


OR
đa là 10 nhánh song song cho một cuộn dây.

Nối song song các công tắc NC (thường mở), Tối


ORI (OR Inverse)
đa là 10 nhánh song song cho một cuộn dây.

Hình 1.8: Ví dụ chương trình


1.2.3.5 Lệnh PLS (Pulse-lệnh bắt sườn lên) và PLF(PuLse Falling – lệnh bắt sườn
xuống)
Trong trong hợp một tác vụ được thực hiện khi có cạnh lên của tín hiệu đầu
vào, không hoạt động theo mức thì lệnh PLS là một lệnh rất hữu dụng.
Hình 1.9: Câu lệnh sườn lên
Nếu đầu vào X0 kích trực tiếp lệnh PLS thì M0 = 1 chỉ trong chu kỳ quét.
M0 được gọi là rơle logic phụ trợ.
Hình dưới lập trình mạch phát hiện cạnh xuống. Mạch này xuất ra một xung
M0 có độ rộng xác định bằng với chu kỳ quét của chương trình . Một xung M0 xuất
hiện tương ứng với trường hợp có cạnh xuống của đầu vào X0. Sử dụng các công
tắc logic trong chương trình PLC.

Hình 1.10: Câu lệnh sườn xuống


1.2.3.6 Bộ định thời gian (Timer)
- Giới thiệu bộ Timer
Bộ định thì về bản chất là một bộ đếm xung có chu kỳ xác định (được trình
bày sau). Khi được kích hoạt, bộ định thì thực hiện việc đếm xung cho đến khi đủ
số xung tương ứng với thời gian cần định thì. Trong PLC có lệnh kích hoạt bộ định
thì rất đơn giản về lập trình và sử dụng.
Bộ định thì được ký hiệu C và được đánh số thập phân. Ví dụ: C0, C32, D63.
Cơ chế hoạt động của bộ định thì như sau: (giả sử dùng bộ định thì T0)
Khi T0 chưa được kích hoạt thì T0 có logic 0; khi T0 được kích hoạt thì T0
vẫn có logic 0 cho đến khi hoàn tất thời gian định thì thì T0 có logic 1.
Chú ý: Điều kiện kích hoạt bộ định thì phải được duy trì trong suốt thời gian
định thì. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn thì bộ định thì ngưng được kích
hoạt, nghĩa là không định thì.
Phương pháp lập trình cho bộ định thì thường là xác định khoảng thời gian
và các điều kiện để kích hoạt hay dừng bộ định thì. Trong hình 2.19 điều kiện kích
hoạt bộ định thì có thể là các tín hiệu bên trong hoặc bên ngoài PLC. Trong ví dụ
này bộ định thì T0 được kích hoạt bởi công tắc Y1010. vì vậy, T0 chỉ bắt đầu định
thì khi Y10 có logic 1. trong khi đó, Y000 được kích hoạt bởi công tắc thường mở
X0 và thường đóng X1. khi bị kích hoạt, bộ định thì đếm xuống từ giá trị định
trước, trong trường hợp này là 3 giây, đến khi bằng 0: khi đó các công tắc kết hợp
với bộ định thì đó sẽ hoạt động.
Như với mọi công tắc khác trong PLC, công tắc được điều khiển bởi bộ định
thì cũng được sử dụng ở vị trí nào trong chương trình ladder. Trong trường hợp này
công tắc T0 điều khiển ngõ ra Y111. mạch logic dùng để kích hoạt bộ định thì cũng
là mạch logic dùng để dừng bộ định thì. Đây là trường hợp thường sử dụng trên các
PLC loại nhỏ. Mạch kích hoạt bộ định thì có thể nhiều công tắc có liên hệ với nhau
hoặc chỉ một công tắc.

Hình 1.11: Mạch cơ bản về bộ định thì


Thông số giá trị định thì thay đổi tuỳ thuộc loại PLC của từng hãng, thường
ta nhập vào hằng số (K) với đơn vị là 10 miligiây hay 100 miligiây. Thời gian định
thì không cố định vì tuỳ thuộc vào độ phân giải của bộ định thì sử dụng, độ phân
giải thấp thì thời gian định thì lớn nhưng cấp chính xác nhỏ, độ phân giải cao thì
thời gian định thì nhỏ, cấp chính xác cao. (đối với dòng Q, muốn độ phân giải 10
miligiây) ta dùng lệnh H space T space Kx.
Bảng 1.5: Thông số giá trị định thì
Độ phân giải Thời gian định thì tối đa Độ phân giải
100 mili giây 3276,7 giây 100 mili giây
10 mili giây 327,67 giây 10 mili giây
1 mili giây 32,767 giây 1 mili giây
Do thời gian định thì có giới hạn nên để có thể định thì được thời gian lớn
hơn ta có thể sử dụng nhiều bộ định thì nối tiếp.
1.2.3.7 Mạch định thì Long – time
Dùng hai bộ định thì nối tiếp để định thì thời gian lớn hơn. Trong ví dụ hình
1.12, độ phân giải của T0 và T1 là 100 mili giây. Như vậy, tổng thời gian định thì
là: 3200 + 3200 = 6400 giây = 106,67 phút.

Hình 1.12: Mạch định thì long – time


1.2.3.8 Mạch Flicker
Trong hình 1.13, mạch định thì được kích và đóng mở liên tục cho đến khi
X000= 0 làm hở mạch. Hoạt động được giải thích: khi X000 = 1 làm đóng công tắc
thường mở X000,nó kích bộ định thì T0 (1 giây). Khi đạt đến thời gian định thì,
công tắc T0 đóng làm kích hoạt bộ định thì T1 (1.5 giây) ở nhánh kế. Sau 1.5 giây,
T1 = 1, công tắc thường làm khởi động lại T1. Công tắc T1 đóng làm kích hoạt lại
T0. Quá trình trên lặp liên tục cho đến khi công tắc X000 hở, tức X000 = 0.

Hình 1.13: Mạch Ficker phát chuỗi xung dùng hai bộ định thì
Hoạt động của mạch trên có thể được thấy rõ hơn từ sơ đồ thời gian bên
dưới. Sơ đồ này cho thấy mạch trên thực hiện việc phát xung 1.5 giây ON/1 giây
OFF nhận được ở nhánh T1 hay nhánh song song Y000.
1.2.3.9 Lệnh timer DELAY
Cú pháp:----- (Tx Ky)
Trong đó: Tx: là tên của bộ timer (x=0÷2047)
                 Ky: giá trị đặt của timer (ms)
- Bộ timer DELAY ON
Hình 1.14: Delay ON
- Bộ timer được kích hoạt khi có tin hiệu đầu vào từ nút nhấn x0. Sau khi
được kích hoạt bộ đếm timer T0 thì bộ đếm chạy từ 0 đến điểm đặt là 100ms. Ban
đầu khi vừa kích hoạt cho đến trước khi kết thúc thời gian đặt thì T0 vẫn có mức
logic bằng 0, sau khi thời gian đạt thời gian đặt thì mức logic của T0 bằng 1. Khi T0
đã có mức logic bằng 1 thì tiếp điểm T0 đóng lại, đầu ra Y10 có tín hiệu.
- Bộ timer DELAY OFF

Hình 1.15: Delay OFF


- Bộ timer và đầu ra Y10 được kích hoạt khi có tin hiệu đầu vào từ nút nhấn
x0. Sau khi được kích hoạt bộ đếm timer T0 thì bộ đếm chạy từ 0 đến điểm đặt là
100ms. Ban đầu khi vừa kích hoạt cho đến trước khi kết thúc thời gian đặt thì T0
vẫn có mức logic bằng 0, sau khi thời gian đạt thời gian đặt thì mức logic của T0
bằng 1. Khi T0 đã có mức logic bằng 1 thì tiếp điểm T0 mở ra, đầu ra Y10 mất tín
hiệu.
- Bộ timer có nhớ
Cú pháp:------- (STx Ky)
Trong đó: STx là tên bộ timer có nhớ
                 Ky giá trị đặt thời gian ( ms )

Hình 1.16: Bộ Time ST0


- Bộ timer có nhớ ST0 được kích hoạt bởi nút nhấn X0, khác với bộ timer
thường Tx là khi ngắt tín hiệu từ nút nhấn X0 thì bộ timer ST0 sẽ nhớ giá trị thời
gian đã chạy được tại thời điểm ngắt xung. Cho đến khi cấp lại xung từ X0 thì bộ
định thời ST0 sẽ tiếp tục đếm từ giá trị đã lưu khi ngắt xung đến giá trị thời gian
đặt.
1.2.4. Phần mềm lập trình GX WOKS2ll
GX Works2 là một công cụ lập trình dùng để thiết kế, gỡ lỗi, và duy trì
chương trình trên Window
 GX Works2 đã cải thiện chức năng và khả năng thao tác, với những tính
năng dễ sử dụng hơn khi so sánh với GX Developer đã có.
Phần mềm GX Works2 là một phần mềm lập trình cho PLC Mitsubishi dòng
Q dưới dạng LAD (Ladder Diagram), STL (Statement List Programming) và FBD
(Function Block Diagram). Phần mềm này rất tiện ích, có hỗ trợ mô phỏng và mình
có thể quan sát được từng bước hoạt động chương trình, có thể thay đổi giá trị của
các đầu vào mà không cần kết nối trực tiếp với PLC.
- Chức năng chính của GX Works2 :
GX Works2 quản lý các chương trình và thông số đầu vào của dự án cho mỗi
CPU điều khiển khả trình.
1.2.4.1 Lập trình
Chương trình có thể được tạo ra trong một Dự án đơn giản theo cách tương
tự với GX Developer.
Lập trình cấu trúc trong một dự án cấu trúc cũng khả thi với GX Works2

Hình 1.17: Cấu trúc câu lệnh


1.2.4.2 Cài đặt tham số
Tham số cho CPU điều khiển khả trình và tham số cấu hình mạng có thể được
đặt với GX Works2.
Tham số cho khối chức năng thông minh cũng có thể được cài đặt. 
Hình 1.18: Cài đặt tham số
1.2.4.3 Viết/đọc dữ liệu đến/từ một CPU điều khiển khả trình :
Tạo chương trình tuần tự có thể được viết/đọc từ một CPU điều khiển khả
trình sử dụng Read từ PLC/Write của chức năng PLC. Đồng thời, với chương trình
thay đổi chức năng trực tuyến, chương trình tuần tự có thể bị thay đổi ngay cả khi
CPU điều khiển khả trình đang chạy (RUN).

Hình 1.19: Giao tiếp


1.2.4.4 Quan sát/soát lỗi
Tạo chương trình tuần tự có thể được viết cho CPU điều khiển khả trình và
giá trị của thiết bị khi hoạt động của nó đang được theo dõi trực tuyến/ngoại tuyến.
Hình 1.20: Biên dịch chương trình
1.2.4.5 Chuẩn đoán
Trạng thái lỗi hiện tại và lịch sử lỗi của CPU điều khiển khả trình có thể
được chuẩn đoán. 
Với chức năng chuẩn đoán, công việc khôi phục có thể được hoàn thành
trong thời gian ngắn. 
Với chức năng theo dõi hệ thống (cho QCPU (Q mode)/LCPU), thông tin cụ
thể trong module chức năng thông tin có thể được lấy về. Điều này giúp cho rút
ngắn thời gian phục hồi dữ liệu khi hệ thống đang lỗi.

Hình 1.21: Chuẩn đoán lỗi


1.2.4.6 Sử dụng phần mềm GX Works2
- Khởi động GX Works 2
1) Click biểu tượng

2) Click [MELSOFT ].
3) Click [GX Works2].

4) GX Works2 khởi động.

Hình 1.22: Khởi động phần mềm


- Tạo một dự án mới
1) Click  trên thanh công
cụ hoặc chọn [Project] →
[New Project] ( Ctrl + N ).

2) Click danh sách "PLC


Series".
3) Danh mục "PLC Series"
hiện lên. Select "QCPU (Q
mode)".

4) Click vào nút "PLC


Type".
5) Danh sách "PLC Type"
hiện ra. Chọn "Q06UDH"..

6) Click vào "Project


Type".
7) Danh mục "Project
Type" hiện lên. Chọn
"Simple Project".
8) Click vào "Language".
9) Danh mục "Language"
hiện lên. Chọn "Ladder".
10) Click vào “ OK ”

11) Một dư án mới được


tạo ra.

Hình 1.23: Tạo project mới


- Cấu hình màn hình trong GX Works2

Hình 1.24: Cấu hình chương trình


- Thanh tiêu đề
- Thanh tiêu đề thể hiện tên của dự án đang sử dụng

Hình 1.25: Hiển thị tên project


- Thanh Menu
- Thanh menu được sử dụng khá thường xuyên khi làm việc với GX Works2.
Click vào thanh menu để chọn những chức năng khác nhau từ thanh menu
- Thanh công cụ
Thanh công cụ gồm những biểu tượng rất trực quan và dễ sử dụng cho những
chức năng thông dụng. Nó khiến các thao tác nhanh hơn.
Hình 1.26: Hiển thị trạng thái monitor
- Tab
 Khi làm việc với nhiều cửa sổ đang mở, nó thể hiện theo dạng trình duyệt
tab. Click vào tab sẽ kích hoạt cửa sổ làm việc tương ứng.
- Xem nội dung hiển thị
  Xem nội dung hiển thị thể hiện nội dung của trình hiển thị hiện tại.
- Xem vùng đang chọn
  Xem vùng đang chọn vùng thể hiện nội dung của vùng hiện tại.
- Màn hình chỉnh sửa (cửa sổ làm việc)
  Màn hình chỉnh sửa thể hiện nhiều loại màn hình như màn hình tạo chương
trình và màn hình tạo comment để chỉnh sửa biểu đồ lader, chú thích, và tham số.
- Cửa sổ đầu ra
  Cửa sổ đầu ra thể hiện sự biên dịch và kiểm tra kết quả (như lỗi và cảnh báo).
- Thanh trạng thái
  Thanh trạng thái thể hiện thông tin trạng thái của GX Works2.

Hình 1.27: Hiển thị thông tin trạng thái phần mềm
- Chỉnh sửa ladder
Phần này nói về màn hình làm việc của GX Works2 chỉnh sửa ladder và hoạt
động cơ bản của nó.
- Chỉnh sửa màn hình

Hình 1.28: Chỉnh sửa trên màn hình


- Thay đổi kích thước màn hình trên màn hình chỉnh sửa.
Kích thước màn hình của màn hình chỉnh sửa bị thay đổi.
1)      Click [View] →
[Zoom].
Hộp thoại Zoom xuất hiện.

1)      Chọn [View] → [Text


Size] → [Bigger]/[Smaller].
 Cỡ chữ được thay đổi mỗi
lần thực hiện bước này trong
phạm vi 10 lần..

Ví dụ:

Hình 1.29: Chương trình sau khi chỉnh sửa


- Hiện/ẩn chú thích
Ghi chú thiết bị (nhãn ghi chú), ghi chú, và biểu ngữ có thể hiện ra hoặc ẩn
đi.

1) Chọn [View] →
[Comment]/[Statement]/[Note].

Hình 1.30: Hiển thị chú thích câu lệnh


- Đặt số dòng và cột để hiện comment
Cài đặt Option cho phép thay đổi chỗ số hàng và cột để hiện ghi chú thiết bị.
- Đổi tên nhãn hiển thị và thiết bị hiển thị
Một chương trình sử dụng nhãn có thể đổi giữa tên nhãn và tên thiết bị.
Chú thích nhãn và chú thích thiết bị được sử dụng sẽ cho chú thích trên màn
hình tương ứng.
Những thiết bị sử dụng với trình biên dịch có thể chuyển đổi chế độ hiển thị
tên nhãn sang hiển thị tên thiết bị.
Màn hình để cài đặt Display Format cho biểu đồ hình thang hiện ra.
Ví dụ :
- Ẩn một khối ladder
Khối ladder sau khi biến đổi có thể ẩn đi Khối ladder đi cùng với câu lệnh
được đặt ẩn đi còn câu lệnh hiện lên.
+ Ẩn một khối ladder

2) Click [View] → [Display


Ladder Block] → [Hide
Ladder Block].
Hình 1.31: Xoá câu lệnh
+ Hủy bỏ lệnh ẩn khối ladder

2) Click [View] → [Display


Ladder Block] → [Display
Ladd,er Block].
Hình 1.32: Huỷ bỏ câu lệnh
THIẾT KẾ MÔ MẠCH VÀ MÔ HÌNH
2.1 THIẾT KẾ MẠCH
2.1.1 Sơ đồ khối
2.1.1.1 Sơ đồ khối

Khối Tín Hiệu Khối Xử Lý Khối Chấp


Đầu Vào Trung Tâm Hành

Khối
Nguồn

Hình 2.1: Sơ đồ khối


2.1.1.2 Giải thích sơ đồ khối
- Khối nguồn: Cung cấp nguồn cho thiết bị xử lý và các mạch điện trong
khối tín hiệu đầu vào và khối chấp hành
- Khối tín hiệu đầu vào: Cung cấp các mức tín hiệu cho khối xử lý trung tâm
- Khối xử lý trung tâm: Xử lý các tín hiệu đầu vào bằng các câu lệnh và
chương trình được lập trình trước để đạt được các mức tín hiệu điều khiển dầu ra
mong muốn
- Khối chấp hành: Gồm các cơ cấu chấp hành nhận tín hiệu hoạt hoạt động từ
tâm xử lý
2.1.2 Giản đồ thời gian
2.1.2.1 Giản đồ thời gian

Hình 2.2: Giản đồ thời gian hệ thống đèn giao thông


2.1.2.2 Giải thích giản đồ thời gian
- Khi nhấn CĐ1: đèn ĐA và đèn XB cùng sáng, đèn XB sau khi sáng 20s tự
động tắt và đèn VB sáng, sau khi đèn ĐA sáng 25s và đèn VB sáng 5s thì cùng tắt,
khi đó đèn ĐB và đèn XA cùng sáng, đèn XA sau khi sáng 20s thì đèn VA sáng, khi
đèn ĐB và đèn VA cùng tắt thì quá trinh hoạt động của các đèn lại lặp lại như khi
vừa nhấn CĐ1
- Khi nhấn CĐ2: các đèn XB,ĐB XA,ĐA đều tắt và đèn VA,VB bật tắt liên
tục với thời gian đặt trước
- Khi nhấn stop thì toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu đều tắt
Bảng 2.1: Bảng thời gian chế độ 1
Xanh A=20(s) Vàng A=5(s) Đỏ A=25(s)

Xanh B=20(s) Vàng B=5(s) Đỏ B=25(s)


Bảng 2.2: Bảng thời gian chế độ 2
Xanh A=0(s) Vàng A=1(s) Đỏ A=0(s)

Xanh B=0(s) Vàng B=1(s) Đỏ B=0(s)


2.1.3 Sơ đồ kết nối IN/OUT
Bảng 2.3: Các tiếp điểm IN/OUT sử dụng trong bài
Kí hiệu Địa chỉ Chú thích
STOP X000 Nút nhấn dừng toàn bộ
CĐ1 X001 Nút nhấn bật chế độ 1
CĐ2 X002 Nút nhấn bật chế độ 2
XA X000 Đèn xanh tuyến A
VA Y001 Đèn vàng tuyến A
ĐA Y002 Đèn đỏ tuyến A
XBA Y003 Đèn xanh đi bộ tuyến A
ĐBA Y004 Đèn đỏ đi bộ tuyến A
XB Y005 Đèn xanh tuyến B
VB Y006 Đèn vàng tuyến B
ĐB Y007 Đèn đỏ tuyến B
XBB Y010 Đèn xanh đi bộ tuyến B
ĐBB Y011 Đèn đỏ đi bộ tuyến B
2.1.3.1 Sơ đồ kết nối IN/OUT

Hình 2.3: Sơ đồ kết nối IN/OUT

You might also like