You are on page 1of 51

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ


LÀO CAI VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN NĂM
2050, Tỷ lệ 1/10000.

Lào Cai, 04/2018


MỤC LỤC
Lời giới thiệu:......................................................................................................4
Căn cứ pháp lý:....................................................................................................4
Giải thích từ ngữ:.................................................................................................5
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG.........................................................................7
1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng..........................................................................7
1.2. Ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch, quy mô diện tích và dân số.....................7
1.3. Quy định về cấu trúc tổng thể đô thị:................................................................9
1.3.1. Cấu trúc đô thị..........................................................................................10
1.3.2. Hệ thống cơ sở kinh tế vùng:....................................................................11
1.3.3. Hành lang xanh:.......................................................................................13
1.3.4. Vành đai nông nghiệp:.............................................................................13
1.3.5. Mối liên kết đô thị và nông thôn:.............................................................13
1.4. Quy định chung về hạ tầng xã hội...................................................................14
1.4.1. Đối với nhà ở............................................................................................14
1.4.2. Đối với hệ thống cơ quan, công sở...........................................................15
1.4.3. Đối với hệ thống công trình giáo dục đào tạo.........................................15
1.4.4. Đối với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng...........................15
1.4.5. Đối với hệ thống công trình văn hóa........................................................16
1.4.6. Đối với hệ thống Thể dục thể thao...........................................................16
1.4.7. Đối với hệ thống Dịch vụ du lịch.............................................................16
1.4.8. Đối với hệ thống Công nghiệp.................................................................17
1.4.9. Đối với hệ thống Thương mại..................................................................17
1.4.10. Đối với nông – lâm – ngư nghiệp.............................................................18
1.4.11. Đối với đảm bảo an ninh quốc phòng......................................................18
1.4.12. Đối với khu vực nông thôn.......................................................................19
1.5. Quy định đối với khu vực bảo tồn, cấm phát triển..........................................19
1.6. Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật..................................................................19
1.6.1. Giao thông................................................................................................19
1.6.2. Phòng chống lũ.........................................................................................20
1.6.3. Cao độ nền...............................................................................................20

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
1
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
1.6.4. Thoát nước mặt........................................................................................21
1.6.5. Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác.............................................................22
1.6.6. Cấp nước..................................................................................................23
1.6.7. Cấp điện...................................................................................................24
1.6.8. Chiếu sáng đô thị......................................................................................24
1.6.9. Hệ thống thông tin liên lạc.......................................................................24
1.6.10. Thu gom và xử lý nước thải......................................................................25
1.6.11. Quản lý chất thải rắn...............................................................................26
1.6.12. Quản lý nghĩa trang.................................................................................26
1.7. Quy định về môi trường..................................................................................26
1.7.1. Vùng công nghiệp- Trung tâm tiếp vận - kho tàng bến bãi......................27
1.7.2. Vùng trung tâm hành chính - cơ quan - Trung tâm nghiên cứu phát triển y
tế, đào tạo - đất ở hỗn hợp….................................................................................27
PHẦN II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ.....................................................................28
2.1. Khu vực kinh tế cửa khẩu - vùng phụ cận và du lịch tâm linh.......................29
2.2. Khu vực Trung tâm hành chính chính trị tỉnh Lào Cai...................................33
2.3. Khu vực đô thị sinh thái..................................................................................37
2.4. Khu vực du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao......................41
2.5. Khu vực du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao......................44
2.6. Khu vực sản xuất xanh, bền vững và dự trự phát triển...................................47
2.7. Khu vực dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị............................................50
PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.............................................................53
3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện.............................................................................53
3.2. Phân công trách nhiệm....................................................................................53
3.3. Quy định khen thưởng và xử lý vi phạm........................................................54
3.4. Quy định công bố thông tin.............................................................................54

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
2
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ LÀO CAI
VÀ VÙNG PHỤ CẬN ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN 2050.

Lời giới thiệu:

Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh QHC thành phố Lào Cai và vùng phụ cận, tỉnh
Lào Cai là văn bản pháp lý nhằm đảm bảo để mọi hoạt động đầu tư xây dựng trên địa
bàn thành phố Lào Cai tuân thủ đồ án điều chỉnh QHC thành phố Lào Cai và vùng phụ
cận được duyệt và các văn bản pháp qui hiện hành. Quy định quản lý theo đồ án điều
chỉnh QHC thành phố Lào Cai và vùng phụ cận là một thành phần của hồ sơ đồ án
điều chỉnh QHC thành phố Lào Cai và vùng phụ cận.
Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng
phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được lập theo các quy định của: Luật
Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định 37/2010/NĐ-CP, Thông tư số
12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ
và đồ án quy hoạch xây dưng và các quy định pháp luật có liên quan, trên cơ sở nội
dung đồ án đã được phê duyệt. Quy định quản lý này cùng với hồ sơ bản vẽ thuyết
minh đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
2040, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch
chi tiết, quy hoạch chuyên ngành; để các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ và
thực hiện.
Quy định quản lý theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng
phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 – tỉnh Lào Cai gồm 3 phần:
PHẦN 1 - Quy định chung: Bao gồm đối tượng, phạm vi áp dụng, ranh giới quy mô,
cấu trúc tổng thể của đô thị, và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, chuẩn bị
kỹ thuật-san nên, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, môi trường, thoát nước thải,
vệ sinh môi trường, nghĩa trang).
PHẦN 2 - Quy định cụ thể cho các khu chức năng của đô thị; bao gồm : vị trí, tính
chất, quy mô, định hướng phát triển không gian, hạ tầng đô thị, theo 03 cấp độ 1) được
phép, khuyến khích; 2) được phép có điều kiện; 3) không được phép xây dựng phát
triển, cho từng khu vực cụ thể.
PHẦN 3 - Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn về tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm
và các quy định khác có liên quan.

Căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;


- Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
- Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
3
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý
không gian xây dựng ngầm đô thị;
- Căn cứ Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch thổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào
Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 40/2016/QĐ-TTg ngày 22/9/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc mở rộng khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai;
Căn cứ Quyết định số 1020/QĐ-UBND ngày 13/4/2018 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận
đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
- Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy
định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và
quy hoạch khu chức năng đặc thù;
- Căn cứ Quyết định số 455/QĐ-BGTVT, ngày 04/02/2016 của Bộ Giao thông
Vận tải về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết cảng hàng không Lào Cai giai đoạn
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-UBND, ngày 01/7/2015 của UBND tỉnh Lào
Cai về phệ duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai đến đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 660/QĐ-UBND, ngày 30/03/2012 của UBND tỉnh Lào
Cai về phệ duyệt quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Lào Cai;
- Căn cứ Quyết định số 2305/QĐ-UBND, ngày 11/09/2012 của UBND tỉnh Lào
Cai về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai, tỉnh Lào
Cai đến năm 2030;
- Căn cứ Quyết định số 2254/QĐ-UBND, ngày 15/07/2016 của UBND tỉnh Lào
Cai về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai đến năm 2030 (để thành lập Khu công nghiệp phía Tây, thành phố Lào
Cai);
- Căn cứ Kết luận số 235-KL/TU ngày 21/6/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy tại
Hội nghị lần thứ 36 về phương án điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Lào Cai;
- Căn cứ các quyết định số 4623/QĐ-UBND, ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh
Lào Cai phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Lào Cai
và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050;
- Căn cứ quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 13/03/2018 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc phê duyệt điều chỉnh tên nhiệm vụ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng đô thị tỉnh Lào Cai, tỉnh Lào Cai đến năm 2040 (thành phố Lào Cai và vùng phụ
cận đến năm 2040);

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
4
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Căn cứ quyết định số 770/QĐ-UBND ngày 13/03/2018 của UBND tỉnh Lào Cai
về việc Quyết định Điều chỉnh danh mục lập quy hoạch;
- Căn cứ Thông báo số 404/TB-VPUBND ngày 16/11/2017 của VP UBND tỉnh
về kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp xét duyệt quy hoạch xây dựng
ngày 15/11/2017;
- Căn cứ Kết luận số 414-KL/TU ngày 29/11/2017 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy
về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Lào Cai tỉnh Lào Cai đến năm
2040;
- Căn cứ văn bản số 457/SNN-QLCT ngày 19/03/2018 của Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc tham gia ý kiến đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Tp
Lào Cai và vùng phụ cận;
- Căn cứ văn bản số 364/SGTVT-QLCL ngày 19/03/2018 của Sở Giao thông vận
tải tỉnh Lào Cai về việc tham gia ý kiến đói với đồ án: ĐIều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050;
- Căn cứ văn bản số 578/BCH-PTM ngày 19/03/2018 của Bộ chỉ huy quân sự
tỉnh Lào Cai về việc tham gia ý kiến đối với đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050;
- Căn cứ văn bản số 246/SVHTTDL-QLVH ngày 200./2018 của Sở Văn hóa, thể
thao và du lịch tỉnh Lào Cai về việc góp ý Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành
phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050;
- Căn cứ văn bản số 250/BQL-QHXD ngày 21/03/2018 của Ban quản lý khu kinh
tế về việc tham gia ý kiến đối với đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Lào
cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050;
- Căn cứ văn bản số 122/STTTT-KHTC ngày 22/03/2018 của Sở Thôn tin và
truyền thông tỉnh Lào Cai về việc tham gia ý kiến đối với đồ án: Điều chỉnh quy hoạch
chung thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050;
- Căn cứ văn bản số 345/PCLK-KT ngày 23/03/2018 của Công ty Điện lu7wjc
Lào Cai về việc đóng góp ý kiến đồ án: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Lào
Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050;
- Căn cứ văn bản số 710/SXD-QHKT ngày 23/03/2018 của Sở Xây dựng tỉnh
Lào Cai về việc tham gia ý kiến đối với đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố
Lào Cai và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn năm 2050;
- Căn cứ văn bản số 373/SYT-KHTC ngày 30/03/2018 của Sở Y tế tỉnh Lào Cai
về việc tham gia ý kiến về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Lào Cai và
vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
5
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Căn cứ hồ sơ Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Lào Cai và vùng
phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm thuyết minh tổng hợp, thuyết
minh tóm tắt, và các bản vẽ:
Giải thích từ ngữ:
Các từ ngữ dưới đây được hiểu trong khuôn khổ phạm vi của đồ án Điều chỉnh
QHC thành phố Lào Cai và Quy định quản lý như sau:
- Đô thị sinh thái: mô hình đô thị mật độ thấp, đa số được xây dựng dựa trên các thị
trấn huyện lỵ hiện hữu, là trung tâm kinh tế- xã hội của các huyện và khu vực hành
lang xanh.
- Không gian xanh toàn thành phố: bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh và nêm
xanh, hệ thống sông hồ chính của thành phố, các khu vực cảnh quan đặc thù, vùng đa
dạng sinh học, và công viên đô thị.
- Hành lang xanh: gồm toàn bộ khu vực nông thôn- nông nghiệp-lâm nghiệp- cảnh
quan tự nhiên của Thành phố (không tính vùng đất dành để phát triển đô thị). Hành
lang xanh có ý nghĩa là giới hạn phát triển của các đô thị và phân tách các đô thị với
nhau.
- Nêm xanh: là khoảng không gian chủ yếu là cây xanh nằm xen kẹp trong đô thị.
- Dự án kiểm soát đặc biệt: là các dự án được phép hình thành trong vành đai xanh,
nêm xanh, dọc theo các hành lang thoát lũ và được kiểm soát chặt chẽ về mật độ, tầng
cao xây dựng thấp. Đối với hành lang xanh, những vị trí được ký hiệu trên bản vẽ
tương tự như đối với vành đai xanh và nêm xanh thì cũng thuộc dự án kiểm soát đặc
biệt.
- Đất hỗn hợp: là đất có từ 2 chức năng trở lên, để xây dựng các công trình dân dụng
đô thị, công cộng, cơ quan, đất dịch vụ thương mại, văn phòng, khách sạn, siêu thị,
ở....

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
6
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân, trong nước, nước ngoài có
hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan trên địa bàn thành phố Lào
Cai và vùng phụ cận.
Quy định này là cơ sở để UBND thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai xây dựng Quy chế
quản lý kiến trúc quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng mới, cải
tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc và làm căn cứ để xác định nhiệm vụ Quy
hoạch cho các đồ án Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết, Thiết kế đô thị trong
phạm vi toàn đô thị đảm bảo tuân thủ định hướng của đồ án điều chỉnh QHC được phê
duyệt.
1.2. Ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch, quy mô diện tích và dân số
a. Ranh giới lập quy hoạch:
Tổng diện tích lập quy hoạch 283,93 km 2. Bao gồm: diện tích thành phố Lào Cai hiện
tại;18 thôn của xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng; toàn bộ xã Cốc San và 02 thôn Kim
Thành 1, Kim Thành 2, xã Quang Kim, huyện Bát Xát.
Ranh giới lập điều chỉnh quy hoạch như sau:
- Phía Đông: giáp xã Bản Phiệt và xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng.
- Phía Tây: giáp xã Tòng Sành và đến hết thôn Kim Thành 1, Kim Thành 2, xã Quang
Kim, huyện Bát Xát.
- Phía Nam: giáp huyện Sa Pa và giáp suối Ngòi Bo, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng.
- Phía Bắc: giáp huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
b. Ranh giới phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ ranh giới nghiên cứu vùng ảnh hưởng phát triển thành phố Lào Cai có
quy mô 60.953ha, mở rộng nghiên cứu về các khu vực:
- Phía Đông: nghiên cứu đến các khu vực sát Quốc lộ 70 bao gồm một phần thị trấn
Phong Hải, huyện Bảo Thắng;
- Phía Tây: nghiên cứu đến hết xã Tòng Sành huyện Bát Xát;
- Phía Nam: nghiên cứu đến hết ranh giới xã Gia Phú, một phần xã Sơn Hải, một
phần xã Xuân Giao (đến ngã ba Xuân Giao), huyện Bảo Thắng;
- Phía Bắc: nghiên cứu đến hết xã Bản Qua huyện Bát Xát, xã Bản Phiệt, huyện Bảo
Thắng.
c. Quy mô dân số và đất đai:
Quy mô dân số:
- Hiện trạng năm 2016 dân số toàn thành phố là 150.368 người (trong đó: dân số
thường trú 126.323 người, dân số quy đổi 24.045 người).
Bảng diện tích dân số thành phố Lào Cai phân theo xã phường năm 2016.
Dân số Mật độ dân
TT Danh mục Diện tích (ha)
(ng) số (ng/km2)
Thành phố Lào Cai 22.793,04 112.773 495
I Các phường 5.981,44 88.938 1.487
1 P. Duyên Hải 375,84 9.545 2.540

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
7
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Dân số Mật độ dân
TT Danh mục Diện tích (ha)
(ng) số (ng/km2)
2 P. Lào Cai 329,11 1.809 550
3 P. Phố Mới 450,57 11.600 2.575
4 P. Cốc Lếu 118,00 8.509 7.211
5 P. Kim Tân 244,61 18.142 7.417
6 P. Bắc Lệnh 286,88 4.458 1.554
7 P. Pom Hán 182,81 7.751 4.240
8 P. Xuân Tăng 337,50 2.075 615
9 P. Bình Minh 972,80 7.594 781
10 P. Thống Nhất 249,75 1.418 568
11 P. Bắc Cường 1.284,71 10.818 842
12 P. Nam Cường 1.148,86 5.219 454
II Các xã 16.811,60 23.835 142
1 X. Đồng Tuyển 1.513,48 3.954 261
2 X. Vạn Hòa 2.045,38 3.333 163
3 X. Cam Đường 1.539,79 5.302 344
4 X. Tả Phời 8.940,82 6.552 73
5 X. Hợp Thành 2.772,13 4.694 169
Nguồn: niên giám thống kê Tp Lào Cai năm 2016, số liệu phòng thống kê Tp Lào Cai
Dự báo du lịch đến thành phố Lào Cai
TT Hạng mục Đơn vị 2016 2025 2035 2040
B Thành phố Lào Cai
1000 1469,7
1 Lượng khách thăm quan 4.200 5.000 5.200
lk 9
Khách nội địa 1000 lk 1416 3.780 4.250 4.160
Khách Quốc tế 1000 lk 53,79 420 750 1.040
2 Lượng khách lưu trú
1000
Khách nội địa nghỉ lại 3.020 3.610 3.540
lk
1001
Khách Quốc tế nghỉ lại 420 750 1.040
lk
Nhu cầu phòng khách
3
sạn
3.1 Tổng số phòng Phòng 2760 23.500 38.900 43.600
Đối với phòng khách nội
- Phòng 18.400 27.500 26.500
địa
Đối với phòng khách
- Phòng 5.100 11.400 17.100
Quốc tế

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
8
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
TT Hạng mục Đơn vị 2016 2025 2035 2040
Số ngày lưu trú trung
3.2 Ngày 2 3 3
bình/ khách
Công suất sử dụng
3.3 % 45 45 50
phòng/năm
Số giường trung bình Giườn
3.4
/phòng g
Đối với phòng khách nội
2 2 2
địa
Đối với phòng khách
1 1 1
Quốc tế
Lao 151.71 170.04
4 Dự báo về lao động 91.650
động 0 0
107.25 103.35
4.1 Lao động phòng nội địa 71.760
0 0
- Lao động trực tiếp 23.920 35.750 34.450
- Lao động gián tiếp 47.840 71.500 68.900
4.2 Lao động phòng quốc tế 19.890 44.460 66.690
- Lao động gián tiếp 6.630 14.820 22.230
- Lao động trực tiếp 13.260 29.640 44.460
- Quy mô dân số đến năm 2020: toàn thành phố có khoảng 350.000 người (bao gồm
dân số thường trú và quy đổi):
+ Dân số nội thị: 260.000 người ;
+ Dân số ngoại thị: 90.000 người;
- Quy mô dân số đến năm 2025: toàn thành phố có khoảng 500.000 người (bao gồm
dân số thường trú và quy đổi):
+ Dân số nội thị: 400.000 người ;
+ Dân số ngoại thị: 100.000 người;
- Quy mô dân số đến năm 2040: toàn thành phố có khoảng 550.000 người (bao gồm
dân số thường trú và quy đổi):
+ Dân số nội thị: 445.000 người ;
+ Dân số ngoại thị: 105.000 người;
- Quy mô dân số tầm nhìn đến năm 2050: toàn thành phố có khoảng 600.000 người
(bao gồm dân số thường trú và quy đổi):
+ Dân số nội thị: 490.000 người ;
+ Dân số ngoại thị: 110.000 người;
Bảng dự báo dân số đến năm 2040 tầm nhìn 2050:

Hiện Tầm
T Đơn
Danh mục trạng201 Năm Năm Năm nhìn
T vị
6 2020 2025 2040 2050
I Tỷ lệ tăng dân số %
Tỷ lệ tăng dân số 16,29- 2,94- 0,87- 0,87-
TB toàn đô thị % 1,72 20 5.0 1.5 1.5
a Tỷ lệ tăng tự % 0,82 0,85- 0,83- 0,75- 0,75-

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
9
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hiện Tầm
T Đơn
Danh mục trạng201 Năm Năm Năm nhìn
T vị
6 2020 2025 2040 2050
nhiên 1.5 1.2 1.3 1.3
15,44- 2,11- 0,12- 0,12-
b Tỷ lệ tăng cơ học % 0,9 20 5,0 0,15 0,15
350.00 500.00 550.00 600.00
II Tổng dân số 126.323 0 0 0 0
Dân số tăng tự
nhiên theo quy Ngườ 131.00 137.00 143.00 200.00
1 luật i 0 0 0 0
Dân số tăng do Ngườ 100.00 200.00 225.00 235.00
2 nhu cầu lao động i 0 0 0 0
Thành phần dân
số khác (dân số Ngườ 119.00 163.00 182.00 165.00
3 quy đổi) i 0 0 0 0
Trong đó:
Khách du lịch Người 60.000 70.000 75.000 80.000
Các thành phần 107.00
khác Người 59.000 93.000 0 85.000
* Định hướng dân số năm 2040, tầm nhìn đến 2050 toàn thành phố khoảng
550.000 -600.000 người, trong đó dân số nội thị chiếm khoảng 80% tổng dân số.
+ Diện tích đất công nghiệp khoảng 1300 ha, nhu cầu lao động sẽ cần khoảng
130.000 lao động (100 lao động/ha), trong đó 50% lao động thu hút từ bên ngoài tương
đương khoảng 65.000-150.000 lao động. (số người đi theo khoảng 30.000-100.000)
diện tích này còn tăng khi thành phố mở rộng sáp nhập các khu vực lân cận. Như bảo
Thắng, Bát xát...
+ Du lịch thu hút khoảng 5,2-6.2 triệu lượt khách năm 2040 do đó cần khoảng
140.000-190.000 lao động phục vụ trực tiếp và gián tiếp, trong đó 50% thu hút từ bên
ngoài thành phố, tương đương 68.500 lao động (số người đi theo khoảng 1,5 lần
khoảng102.75)
+ Số học sinh, sinh viên... khoảng 20.000 -30.000 người.
Vậy tổng dân số cơ học đến năm 2040 khoảng 243.000 người.
* Dân số quy đổi:
+ Khách du lịch 5,2-6.2 triệu lượt khách, với ngày lưu trú 3 ngày, tỷ lệ lưu trú
75%-80%. Số khách quy đổi 140.000 người.
+ Số bệnh nhân, người nhà đi thăm, người đi công tác, công nhân xây dựng tự do
... khoảng 70.000 -80.000người
(giai đoạn 2020, 2025, 2040 lượng dân quy đổi có thêm 1 lượng lớn công nhân
xây dựng do giai đoạn này thành phố đang tập trung xây dựng mạnh).
Đặc biệt trong giai đoạn 2020, 2020, 2030 dân số tăng cao do nhu cầu phát triển
kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ,... tăng do nhu cầu trong giai đoạn xây dựng
thành phố. Và thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, tầm nhìn năm 2050 dân số tương
tăng tương đối ổn định do vào thời kỹ hậu công nghiệp, tăng thương mại dịch vụ, du
lịch, cách mạng công nghiệp 4.0, và 5.0.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
10
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
1.3. Quy định về cấu trúc tổng thể đô thị:
Thành phố Lào Cai được tổ chức theo mô hình cấu trúc đô thị dạng chuỗi gồm
chuỗi các đô thị hiện hữu, trung tâm hành chính chính trị, đô thị sinh thái và vùng
nông thôn được kết nối bằng hệ thống các trục giao thông, đường vành đai và hành
lang xanh.

Sơ đồ cấu trúc

Thành phố trong rừng

Rừng trong thành phố

Sơ đồ cơ cấu Đô thị Lào Cai

1.1.3. Cấu trúc đô thị


- Cấu trúc giao thông: là cấu trúc quan
trọng, có vai trò liên kết vùng để đảm bảo vai
trò của thành phố Lào Cai trong cấu trúc không
gian tổng thể tỉnh Lào Cai, vùng tỉnh Lào Cai và
vùng trung du miền núi phía Bắc.
- Mạng lưới: Hình thành mạng lưới giao
thông thành phố xây dựng theo mạng kết hợp
với 06 trục Bắc – Nam (trục dọc) và các trục
Đông – Tây (trục ngang). Các trục đường trong
khu thành phố cũ sẽ được cải tạo và nâng cấp,
hè đường và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đi
kèm phải được hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn
của đô thị loại I.
- Quy hoạch 06 Trục Bắc – Nam (trục dọc)
bao gồm:

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
11
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
(1) Trục đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ Đại lộ Trần Hưng Đạo đến bến xe
trung tâm ) lộ giới 40m kết nối các tiểu khu đô thị hiện có.
(2) Trục Đại lộ Trần Hưng Đạo ( Đoạn từ ngã 6 đi Gia Phú): Là trục chính đô thị,
lộ giới 53m – 58,5m;
(3) Trục đường Hoàng Liên – Hoàng Quốc Việt: Kết nối các khu dân cư hiện
hữu, lộ giới 27m – 35m.
(4) Trục đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (Đoạn đầu phía Nam đến cửa khẩu
Kim Thành) có lộ giới 24m, định hướng mở rộng 08 làn xe.
(5) Trục đường bán vành đai 1 (Trục công nghiêp): Kết nối các khu cụm công
nghiệp, khu tiếp vận logistic, khu nghiên cứu công nghệ cao. Lộ giới 28m.
(6) Trục đường bán vành đai 2 (Trục nông nghiêp – du lịch): Kết nối các trung
tâm xã, các khu nuôi trồng nông sản và các khu Du lịch sinh thái, trải nghiệm. Lộ giới
22.5m.
- Quy hoạch 08 Trục Đông – Tây (trục ngang) qua đường cao tốc Nội Bài – Lào
Cai bao gồm:
(1) Trục đường tỉnh lộ 156 giữ nguyên hiện trạng: từ thành phố đi huyện Bát Xát.
Thiết kế nút giao lên xuống với đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai..
(2) Nâng cấp tuyến đường kết nối từ tỉnh lộ 156 qua thôn 8 xã Đồng Tuyển (hầm
chui qua đường cao tốc) tạo hướng kết nối thứ 2 đi huyện Bát Xát có lộ giới 27m.
(3) Xây mới tuyến đường kết nối từ khu đô thị phường Duyên Hải mới (phương
án hầm chui qua đường cao tốc) với khu cụm công nghiệp xã Đồng Tuyển có lộ giới
22,5m.
(4) Xây mới tuyến đường từ khu vực bệnh viện đa khoa thành phố Lào Cai
(phương án hầm chui qua đường cao tốc) kết nối kết nối khu vực nội thị cũ (các
phường Cốc Lếu, Kim Tân, Lào Cai) với trung tâm tiếp viện logistic xã Đồng Tuyển
và đi trung tâm xã Cốc San, có lộ giới 27m.
(5) Trục đường Quốc lộ 4D: kết nối khu vực điểm đầu đại lộ Trần Hưng Đạo qua
đường Ngô Minh Loan đi trung tâm xã Cốc San, bến xe Cốc San và đi huyện Sa Pa,
nâng cấp lên lộ giới 29m.
(6) Xây mới tuyến đường từ đường mùng 1 -5, phường Nam Cường (phương án
hầm chui qua đường cao tốc): để kết nối khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, xã Vạn
Hòa đi xã Tả Phời, đi huyện Sa Pa; kết nối khu vực hành chính nội thị phía Đông sang
khu công nghệ cao, khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái phía Tây, tạo động lực phát triển
mở rộng khu vực nội thị thành phố. Tuyến đường mới có lộ giới 27m.
(7) Xây mới 03 tuyến đường từ quốc lộ 4E, phường Bình Minh, Xuân Tăng,
(phương án hầm chui qua đường cao tốc) kết nối với khu cụm công nghiệp phía Nam
thành phố, khu vực nông nghiệp sạch và trung tâm xã Hợp Thành. Tạo thuận lợi việc
vận chuyển phục vụ sản xuất công nghiệp đồng thời kết nối với các khu du lịch sinh
thái nghỉ dưỡng tại các xã Tả Phời, Hợp Thành, với các lộ giới từ 22,5m – 27m.
(8) Xây mới 02 tuyến đường từ quốc lộ 4E, xã Thống Nhất mới (xã Gia Phú sát
nhập về thành phố) với phương án hầm chui qua đường cao tốc để kết nối khu vực xã
Thống Nhất sang Trục dọc nông nghiêp – du lịch phía Tây thành phố, với các lộ giới
từ 24m – 33m.
- Cấu trúc hệ thống không gian mở: có vai trò là giới hạn để kiểm soat phát
triển của đô thị, và là cấu trúc không gian lõi (mặt nước, công viên) của đô thị, có vai

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
12
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
trò điều tiết mực nước trong điều kiện ngập lụt, tạo cảnh quan đô thị và bộ mặt đặc
trưng của đô thị xanh – cảnh quan.
+Trục cảnh quan : có ý nghĩa chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững của
đô thị về quản lý rủi ro ngập lụt bằng giải pháp cảnh quan. Sông Hồng đoạn qua địa
bàn vừa là trục cảnh quan vừa là trục tiêu quan trọng của Vùng, Thành phố và đồng
thời là nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, là tuyến giao thông thủy quan
trọng.
+ Trục chức năng:
Là hệ thống hạ tầng môi trường (thu gom nước mưa, sử lý nước thải, tái sử dụng nước
mưa, mở rộng công xuất điều tiết nước trong điều kiện thời tiết khô hạn hoặc ngập
lụt).
Là hệ thống công viên sinh thái đa chức năng (bảo tồn đa dạng sinh học, giáo dục môi
trường, cảnh quan) và nông nghiệp đô thị
+ Hệ thống cảnh quan trong đô thị (vườn hoa, công viên…): được kết nối với
Trục cảnh quan chính này để tạo tính liên hoàn và tối ưu của hệ thống hạ tầng, môi
trường.
+ Hệ thống công viên khu vực được
phân bổ theo cấu trúc đơn vị ở mới, đảm
bảo cân bằng giữa không gian xây dựng
tổng thể của Thành phố và của từng khu
vực.
- Sự kết hợp của cấu trúc giao
thông và không gian mở sẽ đảm bảo mục
tiêu phát triển cạnh tranh, linh hoạt và đa
dạng của Thành phố. Nó tạo tiền đề để tạo
ra được nhiều các hình thái tổ chức không
gian thích ứng với cảnh quan và yêu cầu
cụ thể về liên kết và khai thác hạ tầng theo
từng giai đoạn.
+ Cấu trúc giao thông vành đai và
các trục trung tâm đô thị là các trục cảnh
quan được xây dựng theo hướng khuyến
khích sử dụng giải pháp kết hợp cảnh
quan mặt nước sẵn có và hệ thống công
viên để tạo ra nét đặc trưng của một
Thành phố của Rừng - Sông - Núi.
1.1.4. Hệ thống cơ sở kinh tế vùng:
Hệ thống cơ sở kinh tế Vùng trên địa bàn Thành phố là một bộ phận của hệ
thống cơ sở kinh tế của Tỉnh được phân bố trên nguyên tắc đảm nhận được vai trò hỗ
trợ và chia sẻ chức năng về công nghiệp, đào tạo và chăm sóc sức khỏe, dịch vụ hạ
tầng Vùng (CTR, nghĩa trang, năng lượng) với Vùng tỉnh, đồng thời cũng tạo ra động
lực tăng trưởng mới, nhiều tiềm năng của Thành phố.
Hệ thống cơ sở kinh tế vùng bao gồm:

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
13
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Trung tâm đào tạo : có chức năng cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho
khu vực đô thị trung tâm về công nghiệp, dịch vụ... gắn với các khu công nghiệp, khu
thương mại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và trình độ lực lượng lao động.
- Tổ hợp y tế vùng : có chức năng cung cấp dịch vụ nghiên cứu, khám chữa
bệnh cho địa bàn Thành phố và Vùng tỉnh, với hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh, dược
phẩm được trang bị đầy đủ, phù hợp.
- Trung tâm TDTT thành phố: được đặt tại trung tâm hệ thống không gian mở
của đô thị, có vai trò là lá phổi xanh và có chức năng như không gian phòng chống
thiên tai khi phát sinh vấn đề, xảy ra thiên tai, sự cố. Bên cạnh đó, chức năng chỉnh của
khu là phục vụ tổ chức các hoạt động thể thao cấp Thành phố, Tỉnh và Vùng gồm : thi
đấu, đào tạo, huấn luyện, làng Olympic, nghỉ dưỡng v.v..
- Trung tâm tiếp vận:
+ Trung tâm tiếp vận khu vực IC18/IC17: khai thác lợi thế về vị trí là khu vực
có nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai thực hiện chức năng trung chuyển,
phân phối hàng hóa qua khu vực, kết hợp hệ thống kho bãi.
+ Trung tâm tiếp vận Ga đường sắt: có vị trí lân cận với ga đường sắt, khai thác
lợi thế giao thông đường bộ và đường sắt, có chức năng trung chuyển, phân phối hàng
hóa qua khu vực kết hợp hệ thống kho bãi.
- Khu công nghiệp Tây Nam Thành phố có vị trí rất thuận lợi liên kết với giao
thông Vùng thông qua cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Khu công nghiệp có chức năng bố trí
công nghiệp di dời từ khu vực đô thị trung tâm và phát triển công nghiệp phụ trợ, công
nghiệp công nghệ cao, khai khoáng và công nông nghiệp xanh.
1.1.5. Hành lang xanh:
- Khu vực hành lang xanh được xác
định là các vùng đồi núi hai bên đường
cao tốc và bên trong đô thị gồm có các đồi
cảnh quan, hệ sinh thái hai bên sông
Hồng.
- Khu vực cần được bảo tồn và phát
huy những giá trị hiện có đảm bảo hình
thành nên hành lang xanh có tác dụng là
vùng đệm ngăn cách, giới hạn, kiểm soát
phát triển đô thị giữa thành phố và khu
vực phát triển công nghiệp – khai khoáng,
giảm thiểu sự ảnh hưởng từ khu vực này
đến đô thị nhằm đảm bảo phát triển đô thị
trên cơ sở bảo tồn, cân bằng và bền vững.
- Khuyến khích phát triển theo
hướng khai thác phát huy giá trị cảnh quan
tự nhiên để xây dựng công viên, hệ thống
cây xanh đô thị, du lịch sinh thái.
1.1.6. Vành đai nông nghiệp:
- Là khu vực bao gồm các xã Hợp Thành, Tả Phời, Cốc San, Đồng Tuyển và
Vạn Hòa. Sự phát triển ở các khu vực này cần được kiểm soát và quản lý theo hướng
Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
14
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất, dịch vụ … thân thiện với môi trường
như nông nghiệp công nghệ cao và du lịch sinh thái.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, triển khai lập các đồ án quy hoạch phân khu
và quy hoạch chi tiết cho từng khu vực trong Vành đai nông nghiệp đảm bảo hình
thành các hành lang pháp lý, quy chế quản lý phù hợp theo quy định hiện hành.
1.1.7. Mối liên kết đô thị và nông thôn:
- Do đặc điểm điều kiện địa hình tự nhiên, thành phố Lào Cai sẽ có hướng phát triển
mở rộng về phía Bắc và phía Nam dọc theo sông Hồng trong tương lai.
- Đô thị sẽ có cấu trúc mở rộng về phía Bắc và phía Nam, được liên kết với vùng xung
quanh thông qua hệ thống giao thông quan trọng theo trục Bắc – Nam (các trục dọc)
và Đông – Tây (các trục ngang).
- Các trục liên kết này có vai trò liên kết đô thị với không gian cảnh quan và hệ thống
dân cư nông thôn lân cận và định hình hệ thống khung của đô thị phát triển mở rộng
cho tương lai.
- Khu vực ngoại thị phía Tây và phía Nam có chức năng cân bằng sinh thái, cung cấp
quỹ đất dự trữ, hệ thống hạ tầng khung và các sản phẩm du lịch sinh thái làng nghề,
nông nghiệp chất lượng cao cho khu vực đô thị, không gian bảo tồn quỹ đất sản xuất
nông nghiệp, hệ thống công trình di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng...
1.2. Quy định chung về hạ tầng xã hội
Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển
của Đô thị theo định hướng tuân thủ định hướng của QHC thành phố Lào Cai.
1.2.3. Đối với nhà ở
- Mạng lưới hạ tầng xã hội được
phát triển và hình thành theo hệ thống
phân cấp tầng bậc trong toàn thành phố
như cấp trung ương, cấp thành phố, cấp
quận, cấp phường, các đơn vị ở và cấp
nhóm ở.
- Phát triển nhà ở phù hợp với
tiềm năng phát triển đô thị, đặc điểm
không gian đô thị và đặc thù về địa hình
và cơ cấu dân cư của mỗi khu vực.
Khuyến khích phát triển các loại hình
nhà ở linh hoạt, nhà ở sinh thái, tiết
kiệm năng lượng và thân thiện với môi
trường thiên nhiên.
- Phát triển nhà ở mới hiện đại,
tiện nghi, hài hòa với không gian, theo
các dự án đô thị mới đảm bảo môi
trường phát triển bền vững, đồng bộ về
hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã
hội. Dành nhiều diện tích cho không gian công cộng và không gian mở, diện tích giao
thông tĩnh và giao thông cho xe đạp và đi bộ.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
15
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Phát triển nhà ở mới gắn với các khu vực có nhu cầu sử dụng lao động như
khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ, trường đại học... để cung cấp chỗ ở tại chỗ
cho các đối tượng lao động và hạn chế việc phải di chuyển thường xuyên cắt ngang
thành phố gây quá tải hệ thống hạ tầng giao thông.
- Hình thành các cộng đồng dân cư bền vững, an toàn, thân thiện và đảm bảo
các chỉ tiêu tiện nghi tiêu chuẩn như diện tích ở, diện tích cây xanh, diện tích hạ tầng,
bán kính phục vụ…
- Khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội vào phát triển quỹ nhà ở, đặc biệt
là nguồn lực từ vốn nhân dân. Thành lập các quỹ hỗ trợ, quỹ tiết kiệm phát triển nhà ở,
cung cấp các khoản vay dài hạn có lãi suất thấp nhằm kích thích các hoạt động cải tạo,
đầu tư, xây dựng nhà ở của người dân.
- Xây dựng kế hoạch lộ trình nghiên cứu lập các quy chế quản lý kiến trúc, xây
dựng đối với loại hình nhà ở dân tự xây để giảm bớt tình trạng xây dựng lộn xộn hiện
nay.
- Thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp (gồm cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học,
cao đẳng, trung học và các đối tượng thu nhập thấp khó khăn về nhà ở). Thực hiện xã
hội hóa phát triển nhà ở xã hội.
- Cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và xã hội đối với khu vực làng xóm đô thị
hóa và khu vực làng xóm hiện có theo hướng đảm bảo về bán kính phục vụ.
- Bảo tồn và lưu giữ nét truyền thống của nhà ở tại các làng xóm đô thị hóa, đặc
biệt là trong các làng nghề truyền thống có lịch sử phát triển lâu đời góp phần phục vụ
phát triển kinh tế khai thác du lịch, văn hóa, lịch sử địa phương.
- Đảm bảo chỉ tiêu diện tích sàn ở theo quy định đến năm 2040 định hướng và
tầm nhìn đến năm 2050.
1.2.4. Đối với hệ thống cơ quan, công sở
- Phát triển hệ thống công sở phù hợp với yêu cầu và xu hướng phát triển tổ
chức hành chính mới và định hướng phát triển của Đô thị.
- Kết hợp giữa phát triển khu vực các cơ quan hành chính tập trung, cải tạo
nâng cấp cơ sở hiện có và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để đáp ứng yêu
cầu phát triển của hệ thống trụ sở thuộc tỉnh và thành phố.
1.2.5. Đối với hệ thống công trình giáo dục đào tạo
- Phát triển các cơ sở đào tạo dạy nghề cho nhu cầu lao động của Thành phố,
Tỉnh và Vùng tỉnh. Đặc biệt phát triển hệ thống các trung tâm đào tạo, nghiên cứu
công nghệ sinh học, công nghệ ứng dụng sản xuất nông nghiệp và chế biến sản phẩm
nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững.
- Đối với hệ thống giáo dục phổ thông, mầm non: Bố trí hệ thống trường học
theo từng khu vực dân cư nhằm tạo điều kiện học tập, đi lại thuận tiện. Xây dựng, bố
trí đủ hệ thống các trường phổ thông theo quy chuẩn và tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu
giáo dục toàn diện : Trí-Đức-Thể-Mỹ. Phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra về
chỉ tiêu các cơ sở giáo dục đào tạo đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn.
- Tại các khu vực dân cư hiện trạng, tiến hành cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất
các trường hiện có. Đối với các đơn vị ở phát triển mới, kiểm soát chặt chẽ việc bố trí

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
16
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
quỹ đất xây dựng trường học phổ thông theo tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng hiện
hành.
- Bố trí quỹ đất cho cho các cơ sở giáo dục phổ thông phù hợp với quy mô dân
số và dự trữ cho các kế hoạch phát triển dài hạn.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trung tâm dạy
nghề.
1.2.6. Đối với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Cụm công trình y tế đa chức năng có thể nâng cấp thành cơ sở ý tế cấp vùng tại
khu vực nghiên cứu hiện đang có bệnh viện đa khoa Tỉnh/Thành phố Lào Cai.
- Xây dựng và phát triển hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao gắn với
nghiên cứu khoa học; mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa các bệnh viện. Tăng cường
phối hợp với các bệnh viện lớn của trung ương để hình thành các bệnh viện vệ tinh.
- Cải tạo, nâng cấp trạm y tế hiện có phục vụ cho khu vực, đảm bảo các chỉ tiêu kiến
trúc, quy hoạch theo tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người dân theo nguyên tắc đảm bảo bán kính phục vụ.
- Nâng cao chất lượng phục vụ của bệnh viện huyện, đồng thời có giải pháp bảo đảm
về môi trường, tránh gây ảnh hưởng đến các khu dân cư lân cận.
- Có kế hoạch, giải pháp di dời các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường ra ngoài phạm
vi khu vực phát triển đô thị đồng thời nghiên cứu chuyển đổi quỹ đất để lại theo
hướng xây dựng các không gian phục vụ các hoạt động chung của cộng đồng dân
cư khu vực.
- Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác phát triển hệ
thống y tế tư nhân.
1.2.7. Đối với hệ thống công trình văn hóa
- Hoàn chỉnh mạng lưới công trình văn hóa theo tầng bậc từ cấp đô thị đến cấp khu
ở, cải tạo chỉnh trang công trình văn hóa hiện có đáp ứng toàn diện yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của người dân
và du khách.
- Thiết lập hệ thống quảng trường văn hóa, các không gian giao lưu cộng đồng, các
không gian đi bộ gắn với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường
nghệ thuật lớn gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành
chính công cộng, cơ quan công sở, khu vui chơi giải trí.
- Dành quỹ đất, vị trí thích hợp trong trung tâm thành phố hoặc nơi có cảnh quan đẹp
để xây dựng những công trình văn hóa tiêu biểu của thành phố.
- Tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển
du lịch.
1.2.8. Đối với hệ thống Thể dục thể thao
- Nghiên cứu xây mới Trung tâm thể thao cấp vùng trên địa bàn Thành phố phù hợp
với các quy định hiện hành.
- Xây dựng bổ sung, nâng cấp công trình thể dục thể thao cấp xã, phường; Quy
hoạch hệ thống cây xanh hợp lý, hướng tới phát triển thành phố xanh, sạch, đẹp.
- Trồng cây dọc hai bên bờ sông Hồng, hình thành dải xanh ven các con suối Ngòi
Đum, Ngòi Đường, Ngòi Bo.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
17
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Đảm bảo xây dựng, bổ sung, nâng cấp các công trình thể thao cấp quận huyện, sân
thể thao đơn vị ở theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam.
1.2.9. Đối với hệ thống Dịch vụ du lịch
- Xây dựng thành phố trở thành điểm du lịch năng động, độc đáo cấp quốc gia tập
trung vào việc phát triển mở rộng các tuyến du lịch ngoại ô thành phố, các liên kết
du lịch ngoại tỉnh và quốc tế, khai thác thị trường du lịch ngoài nước, của tuyến
trục sông Hồng và hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng –
Quảng Ninh.
- Xây dựng và hình thành các sản phẩm du lịch của thành phố như: du lịch văn hóa,
lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch công vụ. Phát triển du lịch gắn
với bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo, cảnh quan.
- Trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cũ, các di tích đền chùa, di tích lịch
sử cách mạng đặc biệt quan trọng, các di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo gắn với quá
trình hình thành và phát triển thành phố.
- Gắn với bảo vệ khu vực nông thôn và các di sản văn hóa truyền thống đặc biệt là
các di tích và làng nghề truyền thống vùng nôn thôn.
- Xây dựng các trung tâm và các trạm cung cấp thông tin dịch vụ tự động 24/24h
trên địa bàn thành phố
1.2.10. Đối với hệ thống Công nghiệp
- Xây dựng nền công nghiệp hiện đại trước năm 2025; Phát triển công nghiệp dựa
trên nền tảng kinh tế tri thức, có trình độ khoa học công nghệ và nguồn nhân lực có
trình độ cao.
- Phát triển công nghiệp gắn với khoa học công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết
kế chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn.
Tạo nên các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, như Công nghệ sinh học, công
nghiệp nhiên liệu mới, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược-
mỹ phẩm, chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, da, vật liệu xây dựng, nội thất
cao cấp, công nghiệp điện… có khả năng cạnh tranh và đáp ứng mọi tiêu chuẩn
tiên tiến của các nước phát triển theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường.
- Xây dựng kế hoạch từng bước di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi
trường nằm trong khu vực phát triển đô thị theo định hướng của QHC thành phố
Lào Cai.
- Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp được chuyển đổi chức năng theo quy
hoạch tổ chức không gian và sử dụng đất của đô thị: Một phần dành để giải quyết
sự mất cân đối về hệ thống hạ tầng xã hội trong khu vực và một phần để khai thác
phát triển các khu dân cư, thương mại, dich vụ...
- Phát triển TTCN gắn với ngành nghề nông thôn, chú trọng bảo vệ môi trường; Quy
hoạch các cụm làng nghề truyền thống theo các nhóm nghề, kết hợp với bảo tồn và
khai thác du lịch.
1.2.11. Đối với hệ thống Thương mại

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
18
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Xây dựng Lào Cai thành trung tâm thương mại, tài chính- ngân hàng, giao
dịch quốc tế ở khu vực và có vai trò quan trọng trong cả nước. Đáp ứng văn minh
thương mại, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của dân cư.
- Thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ theo
hướng văn minh hiện đại; Phát triển hài hòa giữa thị trường thành thị và nông thôn,
giữa thương mại truyền thống và hiện đại; Gắn kết hiệu quả với mạng lưới thương
mại- dịch vụ trong Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ cũng như đảm bảo các chức năng
trong Vùng.
- Nâng cao khả năng hoạt động của mạng lưới bán buôn, bán lẻ trong việc điều
phối liên kết giữa sản xuất với thương mại và tiêu dùng trên địa bàn Thành phố.
- Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại tại các khu
vực trọng tâm phát triển của đô thị, trong đó một số công trình có tiêu chuẩn ngang
tầm với các nước trong khu vực và quốc tế.
- Tập trung phát triển nhanh các ngành dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa,
hiện đại và hội nhập quốc tế lớn về thương mại- dịch vụ của khu vực ASEAN – Trung
Quốc tại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.
- Đưa thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có tốc độ phát
triển nhanh; ưu tiên phát triển hệ thống phân phối hiện đại gồm các trung tâm thương
mại, dịch vụ tổng hợp, siêu thị, trung tâm vận chuyển giao nhận hàng hóa; đầu tư phát
triển hệ thống chợ đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
- Khuyến khích đầu tư sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có hiệu quả
kinh tế cao như khoáng sản, nông lâm thổ sản, các sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu tại
chỗ, hàng nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Hình thành mạng lưới các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... theo các cấp
phục vụ kết hợp với việc cải tạo và nâng cấp các công trình đã có, chú trọng đáp ứng
nhu cầu diện tích bãi đỗ xe.
- Cải tạo và xây dựng mới các tuyến và trục phố thương mại, chú trọng đến
không gian đi bộ. Tăng cường các cơ sở thương mại, siêu thị và Minimart tại quỹ đất
tái sử dụng để giảm thiểu chợ nhỏ lẻ trong các ngõ xóm, kinh doanh thương mại trên
đường phố.
- Cải tạo và nâng cấp mạng lưới chợ truyền thống, chú trọng đầu mở rộng các
khu vực thu mua nông sản. Hình thành mạng lưới trung tâm mua sắm- thương mại
dịch vụ tổng hợp, siêu thị vừa và nhỏ, chợ bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, và tạp hóa...
- Hình thành mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng gắn với các
vùng nông nghiệp chất lượng cao, rau, hoa, quả sản lượng cao.
- Hình thành mạng lưới trung tâm bán buôn và mua sắm cấp vùng gắn với khu
vực đô thị trung tâm và các đầu mối giao thông liên Vùng.
1.2.12. Đối với nông – lâm – ngư nghiệp
- Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh quy mô lớn như: trồng
rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh… theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, gắn với
hệ thống dịch vụ phân phối hàng nông lâm thổ sản, cung cấp thuận tiện đến các khu
vực dân cư.
- Khuyến khích trồng các loại rau cao cấp có giá trị kinh tế cao như súp lơ xanh,
đậu lai, su su…. Phát triển vùng chuyên canh hoa, vùng trồng chè Tuyết San, vùng
trồng cây cao su, trồng cây ăn quả.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
19
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Bảo tồn diện tích rừng ở khu vực Tả Phời, Hợp Thành, Cốc San nâng cao vai
trò, hiệu quả chính của rừng trong nâng cao, bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch.
- Phát triển nhân rộng các mô hình nuôi cá Hồi và hoạt động sản xuất ngư
nghiệp áp dụng công nghệ cao.
1.2.13. Đối với đảm bảo an ninh quốc phòng
- Đảm bảo đáp ứng về mặt an ninh và phù hợp với kế hoạch phòng thủ bảo vệ
Thành phố và vùng xung quanh.
- Quỹ đất quốc phòng cơ bản giữ nguyên như hiện trạng; Trong khu vực đô thị
hóa mật độ cao, tùy từng vị trí cụ thể có thể chuyển đổi thành đất đô thị.
- Các cơ sở an ninh quốc phòng hiện hữu cần được nâng cấp, tăng cường khả
năng thích ứng với công tác an ninh quốc phòng. Các điểm cao của Thành phố cần
được ưu tiên kiểm soát và bảo vệ để phục vụ công tác an ninh quốc phòng.
- Trên cơ sở định hướng phát triển không gian mà quy hoạch chung đã xác
định, các cơ quan hữu quan cần phải lập quy hoạch an ninh quốc phòng để bảo vệ cho
Thành phố trong mọi tình huống;
- Quỹ đất an ninh quốc phòng chuyển đổi chức năng sang đất dân dụng thì phải
tuân thủ theo đúng quy định hiện hành và quy hoạch tại khu vực
1.2.14. Đối với khu vực nông thôn
- Phát triển trên cơ sở duy trì sự ổn định của hệ thống khu dân cư làng xóm hiện
có. Đồng thời phát triển các khu vực dân cư mở rộng (các khu giãn dân, các trung tâm
xã) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nội tại của khu vực nông thôn.
- Từng bước cải tạo và mở rộng không gian công cộng truyền thống tại các thôn
xóm nhằm đáp ứng những hoạt động cộng đồng, phát huy sắc thái văn hoá cộng đồng
ở từng địa phương.
- Phát triển nông thôn bền vững. Cần cân đối giữa nhu cầu phát triển các không
gian chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời duy trì bảo vệ hệ sinh thái
nông thôn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại chỗ. Không gian dân cư nông thôn phải đáp
ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương như sản xuất nông
nghiệp hàng hoá và phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Bố trí các điểm dịch vụ thương mại hàng hoá tại các trung tâm cụm xã và
trung tâm các xã, nhằm khuyến khích phát triển trao đổi sản phẩm nông nghiệp hàng
hoá.
- Quy hoạch các khu dân cư mới theo nhu cầu thực tế của từng xã nhưng phải
được dựa trên quy hoạch và được đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng và gắn kết
hài hòa với khu cũ.
- Các khu dân cư quy mô quá nhỏ hình thành tự phát không phù hợp và cản trở
quy hoạch chung sẽ từng bước di chuyển về khu được quy hoạch dãn dân tập trung.
- Đảm bảo đồng bộ giữa nhu cầu ở, dịch vụ với phát triển sản xuất nông nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp và nghỉ ngơi giải trí.
1.3. Quy định đối với khu vực bảo tồn, cấm phát triển
- Các khu di tích lịch sử được xếp hạng cần bảo tồn chỉnh trang cải tạo; nghiên
cứu các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị, quy hoạch cải
tạo chỉnh trang tái phát triển ở các nghiên cứu chuyên ngành cụ thể hơn, để xác định
ranh giới kiểm soát và hành làng bảo vệ.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
20
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Không gian, cảnh quan, cây xanh, mặt nước xung quanh và trong khuôn viên
các công trình kiến trúc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh phải tuân thủ
các quy định pháp luật về di sản văn hóa và phải được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.
- Bảo tồn đối với các di sản di tích lịch sử văn hóa và hệ thống làng nghề truyền
thống trong khu vực đô thị và nông thôn.
- Kiểm soát tầng cao, mật độ xây dựng của các công trình xung quanh công
trình cần bảo tồn; phát huy các giá trị cảnh quan đặc trưng, công trình di tích gắn với
mặt nước, các công trình kiến trúc có giá trị, nhà cổ, các công trình tôn giáo, di tích
lịch sử xếp hạng….
1.4. Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật
1.4.3. Giao thông
Tuân thủ Nghi định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010 quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nghị định số 100/NĐ-CP về
bổ xung một số điều của nghi định 11/2010/NĐ-CP.
Quy định về quản lý phát triển đường đối ngoại:
+ Mạng lưới giao thông quốc gia tuân theo các quy hoạch chuyên ngành giao thông,
hành lang an toàn các tuyến đường hiện trạng cần bảo đảm, các tuyến mới cần tuân thủ
đúng theo quy hoạch, cụ thể như sau:
+ Tuyến kè dọc hai bên bờ sông Hồng: Toàn tuyến cần nâng cấp cải tạo, bảo đảm hành
lang an toàn theo quy định, đặc biệt trong mùa mưa lũ; nghiên cứu phương án kết hợp
với đường giao thông dọc sông, bố trí các bến tàu phù hợp phục vụ hoạt động giao
thông, khai thác du lịch cảnh quan sông Hồng.
+ Điểm giao cắt giữa đường sắt và cao tốc, giữa đường đô thị và đường cao tốc phải tổ
chức giao nhau khác cốt (trực thông hoặc liên thông), nghiên cứu xây dựng các tổ hợp
công trịnh có chức năng công cộng, thương mại, dịch vụ hình thành các điểm nhấn tại
khu vực.
Quy định về quản lý phát triển mạng lưới đường trong đô thị:
+ Các tuyến đường cần bảo đảm hành lang an toàn và lộ giới theo quy hoạch, các
tuyến được quy hoạch mới cần đảm bảo quỹ đất theo lộ giới tuyến.
+ Các tuyến đường chính đô thị cần có phân tách đường dành riêng cho giao thông cơ
giới và giao thông thô sơ.
+ Vị trí xây dựng các công trình phục vụ giao thông như nút giao thông khác cốt, bến
xe, cảng, cần bảo đảm quỹ đất theo quy hoạch.
Quy định về quản lý phát triển đường sắt, thủy.
+ Đường sắt Hà Nội – Lào Cai giữ nguyên hướng tuyến, thực hiện cải tạo nâng cấp
mở rộng khổ đường sắt theo dự án riêng theo hướng bảo đảm an toàn, hành lang bảo
vệ đường sắt.
+ Tuyến đường thuỷ trên sông Hồng qua địa bàn Thành phố cần được cải tạo luồng,
lạch nhằm đáp ứng các loại tàu qua lại. Cần cải tạo, nâng cấp hệ thống cảng, điểm lên
xuống tàu v.v.. đảm bảo đủ năng lực phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa và hành
khách theo định hướng của QHC đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
1.4.4. Phòng chống lũ

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
21
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
-Đảm bảo hành lang thoát lũ sông Hồng đã được xác định trong quy hoạch
chuyên ngành và các quy định của Luật Đê điều.
-Nạo vét hệ thống kênh tiêu thủy lợi kết hợp nâng cấp và xây dựng mới các
trạm bơm tiêu trong khu vực, hệ thống không gian cây xanh sinh thái ven sông kết hợp
hồ điều hòa đảm bảo nhu cầu tiêu thoát của đô thị.
- Nạo vét khơi thông hệ thống sông trên địa bàn để khai thác du lịch và thoát
nước vào mùa mưa.
- Khơi thông các dòng chảy để thoát lũ nhanh khi đến mùa mưa.
- Kè các đoạn sông chảy qua đô thị để nâng cấp cảnh quan đô thị dọc hai bên
sông nhằm tránh sạt lở, lấn chiếm đồng thời tạo khả năng khai thác phục vụ du lịch,
các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của người dân khu vực, thành phố và khách
du lịch. Trong đó cần đặc biệt lưu ý đối với các vị trí xung yếu trong công tác triển
khai kè sông.
1.4.5. Cao độ nền
- Khu vực Thành phố Lào Cai có cao độ chung ≥ +83 m. Khu vực tiếp giáp với
công trình hiện hữu phải đảm bảo cao độ nền hài hòa với các công trình đã xây dựng
ổn định, không ảnh hưởng tới công tác thoát nước và mỹ quan chung của đô thị; nếu
nền xây dựng mới chênh cốt >0,5m, cần thiết kế khoảng đệm cây xanh hoặc mái taluy
phủ cỏ, chân taluy bố trí mương nắp đan thu nước mưa, hạn chế tối đa úng ngập cục
bộ cho khu vực đã xây dựng.
- Khu vực Cam Đường ≥ +82,0m;
- Các khu vực đồi thoải có độ dốc 6% < i< 10% san gạt theo địa hình tự nhiên,
không san lớn mà chỉ tạo mặt bằng công trình và mặt bằng đường để đảm bảo độ dốc
tối đa. Chỉ tạo mặt bằng lớn khi thật sự cần thiết.
- Khu vực địa hình có độ dốc 10%<= i<20% : là địa hình ít thuận lợi cho xây
dựng. Khi phát triển đô thị trên địa hình này cần xây dựng theo thềm và hạn chế tạo
mặt bằng xây dựng lớn đồng thời phải đầu tư các giải pháp chống sạt lở. Hướng san
gạt cục bộ để tránh khối lượng đào đắp lớn, cố gắng giữ địa hình tự nhiên, môi trường
cảnh quan.
- Khu vực có địa hình thấp cần tôn nền tới cao độ xây dựng khống chế
- Nghiếm cấm xây dựng ven suối, chỉ được phép khai thác theo chỉ giới thoát
lũ.
1.4.6. Thoát nước mặt
- Lựa chọn hệ thống:
+ Đối với những khu vực của thành phố đã xây dựng hệ thống thoát nước chung
sẽ tiệp tục sử dụng hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt.
Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị cần phải xây dựng bể tự hoại tại các
hộ gia đình và công trịnh công cộng theo đúng quy chuẩn để xử lý nước thải trước khi
xả vào hệ thống cống chung đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định hiện hành có
liên quan.
+ Đối với các khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng
theo hướng đảm bảo yêu cầu của QC, TC và các quy định hiện hành có liên quan.
Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
22
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Hướng thoát chính của TP Lào Cai là thoát ra sông Hồng.
- Toàn TP có 2 lưu vực chính: lưu vực bờ phải và lưu vực bờ trái.
+ Lưu vực 1 (bờ phải sông Hồng): gồm một số tiểu lưu vực, thoát về các ngòi
Đum, ngòi Đường, ngòi Tùng Tung, suối Ngàn…sau đó chảy ra sông Hồng.Khu vực
nội thị TP Lào Cai thoát trực tiếp ra sông Hồng.Khu vực Bắc Cường-Nam Cường:
thoát về suối Tùng Tung rồi ra ngòi Đường sau đó thoát ra song Hồng
Khu vực Cam Đường: thoát về các ngòi Đường, Tùng Tung, suối Bát và các
ngòi nhỏ khác sau đó thoát ra song Hồng
+ Lưu vực 2 (bờ trái sông Hồng): phường Phố Mới, phường Lào Cai và xã Vạn
Hòa một phần thoát trực tiếp ra sông Hồng qua các tuyến cống thoát nước, một phần
thoát ra các khe suối tụ thủy sau đó thoát ra sông Hồng.
+ Trục tiêu chính là các hồ, các suối trên địa bàn thành phố và sông Hồng.
+ Nạo vét các suối, xây dựng hành lang thoát lũ (tối thiểu cách hai bờ suối
40m) và kè những đoạn qua đô thị (ngòi Dum, ngòi Đường.….).
+ Xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ mạng thoát nước mưa tại các khu xây dựng
mới tập trung.
+ Xây dựng bổ sung cống dọc các tuyến phố nội thị chưa có cống.
+ Nạo vét, cải tạo các tuyến cống hiện có.
+ Xây dựng bổ sung giếng thu nước mưa, giếng thăm tại các tuyến cống đang
thiếu hoặc tại các vị trí hay ngập úng cục bộ.
- Kết cấu: hỗn hợp gồm cống tròn BTCT, cống hộp, mương xây hở. Cống
BTCT dọc theo các tuyến phố, mương xây hở đón nước tại các khu vực xây dựng theo
thềm.
- Xây dựng đồng bộ các tuyến cống thoát nước dọc theo các trục đường giao
thông. Các tuyến cống kích thước cống nhỏ cần có phương án cải tạo để tăng khả năng
thoát nước tránh úng cục bộ.
1.4.7. Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác
- Kè sông Hồng:
+ Tiếp tục thực hiện kè bờ sông Hồng những đoạn qua các khu vực xây dựng và
phát triển đô thị dọc hai bên sông.
+ Cải tạo hệ thống kè hiện có, lưu ý các vị trí xung yếu kết hợp đường giao
thông trên phục vụ nhu cầu đi lại và khai thác phục vụ du lịch, nghỉ ngơi của người
dân và khách du lịch;
+ Củng cố các công trình cống tiêu, đập điều tiết dọc các theo tuyến Sông chạy
qua thành phố phục vụ công tác quản lý thủy văn, thủy lợi.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
23
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
+ Đảm bảo hành lang an toàn dọc tuyến sông qua thành phố theo quy định của
Luật đê điều, chỉ giới thoát lũ sông Hồng đồng thời tuân thủ theo định hướng của các
quy hoạch chuyên ngành đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tận dụng hệ thống kênh thủy lợi hiện hữu tham gia thoát nước trong quá trình
phát triển đô thị.
- Có giải pháp bảo vệ không gian hồ, hài hòa cảnh quan khu vực.
- Dự trữ quỹ đất xây dựng trạm bơm đầu mối và các công trình phụ trợ (hồ đầu
mối, kênh dẫn) đảm bảo tính khả thi khi đầu tư nâng cấp, xây mới trong tương lai.
- Đối với hồ dự kiến xây dựng mới dùng hệ thống phai đóng mở hợp lý để xả
nước vào mùa mưa và tích nước cho mùa khô.
+ Kè các hồ, các ngòi, suối trong khu vực đô thị để chống xói lở, lấn chiếm
dòng chảy. Giải pháp kè cần đảm bảo cảnh quan đô thị.
+ Nạo vét định kỳ và kè bờ các đoạn suối,ngòi, các hồ trong đô thị.
+ Khi xây dựng công trình có tải trọng lớn, công trình cao tầng cần tính đến
kháng chấn theo cấp động đất 7 đã được cảnh báo.
+ Xây dựng các mương đón nước từ các sườn đồi dẫn về các hồi, suối.
+ Xây tường chắn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở, các khu vực xây dựng theo
thềm.
1.4.8. Cấp nước
a) Nguồn nước:
- Nguồn nước cấp cho khu vực nghiên cứu là lấy từ sông Nậm Thi và từ giếng
khoan thuộc phường Bắc Lệnh. Nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước trong
tương lai lấy từ nguồn nước của Sông Nậm Thi, suối Ngòi Đum, suối Làng Chiềng,
suối Ngòi Bo
- Nguồn nước cấp cho thành phố Lao Cai là nguồn nước mặt là chính nhưng tập
trung phát triển theo dạng phân tán với nguồn cung cấp nước là các suối có nguồn gốc
nội địa . Tuy nhiên cần phải xử lý nước trước khi sử dụng.
b) Công trình đầu mối:
- Nhà máy nước Lào Cai: lấy nước từ sông Nậm Thi, công suất hiện tại : 12.000
m3/ngđ, mở rộng nâng công suất nhà máy lên 14.000 m3/ngđ.
- Mở rộng công suất Nhà máy nước Cốc San, sử dụng nguồn nước từ suối Ngòi
Đum, công suất thiết kế là 18.000 m3/ngày đêm, nâng công suất nhà máy lên 20.000
m3/ngđ.
- Xây dựng mới Nhà máy nước Cốc San 2, sử dụng nguồn nước mặt hồ Cốc San,
công suất ngắn hạn 16.000m3/ngđ, công suất dài hạn 34.000m3/ngđ.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
24
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Xây dựng mới Nhà máy nước Bình Minh tại phường Bình Minh, sử dụng nguồn
nước mặt sông Hồng, công suất dự kiến 12.000m3/ngđ.
- Xây dựng mới nhà máy nước Bến Đèn, sử dụng nguồn nước suối Ngòi Bo,
công suất ngắn hạn 30.000m3/ngđ. Công suất dài hạn 43.000m3/ngđ.\
+ Nhà máy nước Cam Đường 1 lấy nước từ giếng khoan. Công suất thiết kế là
2.500 m3/ngày đêm, hiện tại khai thác là 2.000 m3/ngày đêm, giữ nguyên công suất
khai thác hiện tại.
+ Nhà máy nước Cam Đường 2 lấy nước từ suối ngòi Bo. Công suất giai đoạn I
là 1.200 m3/ngày đêm.
c) Mạng lưới đường ống:
- Mạng lưới đường ống bố trí dạng vòng, cụt kết hợp thuận tiện cho việc phân
phối nước đến các điểm tiêu thụ.
- Vật liệu ống cấp nước: sử dụng ống gang kết hợp uPVC, HDPE, độ sâu đặt ống:
Tối thiểu 0,7m, bố trí hố van tại các điểm nút tính toán.
d) Cấp nước chữa cháy:
- Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy cho khu vực nghiên cứu lấy theo bảng 12
của TCVN 2622 : 1995 về Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình
- Trên các tuyến ống có đường kính từ 100mm bố trí đặt các họng cứu hỏa.
Họng cứu hỏa đặt nổi. Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là 150m.
- Dùng phương pháp chữa cháy áp lực thấp. Khi có cháy xe cứu hoả đến lấy
nước tại các họng cứu hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m.
- Với số dân là 350.000 người, số đám cháy đồng thời là 3 đám cháy. Lưu
lượng nước cấp cho một đám cháy phải đảm bảo ≥15l/s. Tổng lượng nước cần dung để
chữa cháy đồng thời Qch = 45 l/s. Hệ thống nước chữa cháy dung áp lực lực thấp. Áp
lực tự do trong mạng lưới cấp nước chữa cháy phải đảm bảo ≥10m.
1.4.9. Cấp điện
-Quy định về quản lý không gian công trình điện: lưới điện trung thế, hạ thế
trong trung tâm đô thị và các khu vực phát triển mới đồng bộ phải đi ngầm. Các khu
vực hiện hữu cải tạo, khu vực ngoại thị khuyến khích xây dựng hệ thống điện ngầm
đồng bộ với các công trình hạ tầng đô thị.
- Các tuyến đường dây cao thế 110kV, 220kV đi nổi phải quản lý hành lang an
toàn tuyến, cấm xâm phạm và xây dựng các công trình vi phạm hành lang an toàn.
1.4.10. Chiếu sáng đô thị
- Quy định về chiếu sáng cảnh quan: trung tâm hành chính, chính trị, phố
thương mại, di tích có giá trị, công trình cao tầng điểm nhấn, quảng trường và không
gian mở gắn với hoạt động có đông người phải được chiếu sáng cảnh quan.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
25
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Khuyến khích chiếu sáng lễ hội theo ngày lễ, dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần tại
khu vực thương mại và giải trí, khu sinh hoạt cộng đồng tập trung đông người. Chiếu
sáng thông tin tín hiệu, quảng cáo tại các tuyến phố chính hướng tâm vào đô thị.
- Hạn chế chiếu sáng cảnh quan tại các khu vực nghỉ ngơi, khu ở, khu trường
học, bệnh viện, khu công nghiệp; Cấm chiếu sáng tập trung quá quy định theo quy
chuẩn… để tránh ô nhiễm ánh sáng.
- Phát triển các công nghệ mới cho chiếu sáng đô thị nhằm tiết kiệm năng lượng
như đèn dùng pin mặt trời, đèn LED…
1.4.11. Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo độ tin cậy về thông tin đến người dân, đặc
biệt là chất lượng thông tin phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng
- Công trình thông tin – liên lạc công cộng nên được ưu tiên sử dụng không gian,
mặt đất, lòng đất, sông ngòi... Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết
hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường điện để thuận tiện cho việc lắp
đặt, sửa chữa, bảo dưỡng công trình. Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
được ưu tiên đặt tại nơi tập trung đông người để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
- Nghiêm cấm xâm phạm công trình viễn thông.
- Đảm bảo hạ tầng thông tin liên lạc có tính thống nhất, đồng bộ với các hạ tầng
kỹ thuật khác
- Đối với các doanh nghiệp khai thác dịch vụ viễn thông cần phải phối hợp với
các cơ quan có liên quan và các doanh nghiệp khác xây dựng và sử dụng chung hạ
tầng viễn thông. Đặc biệt là mạng ngoại vi và trạm thu phát tín hiệu
- Đối với trạm chuyển mạch: Đáp ứng được nhu cầu hiện tại và sẵn sàng chuyển
sang công nghệ thế hệ sau (NGN)
- Đối với mạng truyền dẫn: Nên sử dụng công nghệ quang có khả năng cung cấp
giao diện STM-1đến STM-4 và E1, đảm bảo tốc độ tối thiểu.
- Đối với kết cấu hệ thống mạng: Hạ ngầm toàn bộ cáp liên đài (trung kế) cũng
như cáp ngoại vi trong khu vực trung tâm thị trấn và phần mở rộng mới. Hệ thống
cống bể, bể cáp, hầm cáp và bể cáp cần phải đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn ngành cũng
như tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Trong trường hợp không thể hạ ngầm được mới sử
dụng cáp treo
- Trạm thu phát sóng: khi xây dựng trạm thu phát sóng (BTS) cần phải đảm bảo
đầy đủ thủ tục cũng như tiêu chuẩn hiện hành của bộ Xây Dựng và bộ Thông tin-
Truyền thông. Đặc biệt là tiêu chuẩn TCVN 3718-1-2005 về an toàn bức xạ sóng radio
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ mới để tích hợp với các thiết bị viễn thông
nhằm cung cấp đa dịch vụ.
1.4.12. Thu gom và xử lý nước thải
a. Yêu cầu về chất lượng nước thải sau khi xử lý:
- Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý phải đạt loại B các tiêu chuẩn, quy
chuẩn Việt Nam có hiệu lực: TCVN 7222 - 2002 Yêu cầu chung về môi trường, các
trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; QCVN:14:2008/BTNMT ở khu vực chưa có
TXLNT tập trung trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Nước thải từ khu vệ sinh của các

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
26
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
khu nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng phải xử lý cục bộ bằng bể tự hoại hợp quy
cách.
- Chất lượng nước thải công nghiệp sau khi xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn cần thiết
giới hạn B của QCVN 40:2011, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
trước khi xả ra nguồn.
- Nước thải các bệnh viện phải xử lý riêng, đạt QCVN 28: 2010/BTNMT trước
khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
- Phải tuân thủ quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch đô thị về khoảng cách
ly, vệ sinh môi trường và các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thoát nước thải về hướng,
tuyến, cao độ, độ dốc, đặc biệt là trạm làm sạch nước thải, trạm bơm nước thải.
b. Quản lý phát triển hệ thống thoát nước thải:
- Tiêu chuẩn nước thải tính 90% tiêu chuẩn cấp nước.
Xây dựng hệ thống thoát nước thải hỗn hợp bao gồm:
+ Khu vực xây dựng mới xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn.
+ Khu vực dân cư hiện hữu: xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng. Xây dựng
hệ thống cống bao và các giếng tách, thu nước thải về trạm xử lý tập trung. Khuyến
khích cải tạo thành hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn nếu có điều kiện.
+ Xây dựng các trạm bơm trung chuyển dẫn nước thải về trạm làm sạch tập
trung.
+ Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 33.000m3/ngày tại tại khu
đất hạ tầng phía tây đô thị.
* Nước thải công nghiệp:
- Xây dựng hệ thống thoát nước và trạm làm sạch tập trung theo dự án riêng của
từng loại hình công nghiệp.
* Nước thải y tế:
Bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng đạt QCVN 28:
2010/BTNMT trước khi xả ra hệ thống thoát nước đô thị.
1.4.13. Quản lý chất thải rắn
- Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Lào Cai cần được
tổ chức thu gom, phân loại tại nguồn và đổ rác đúng theo quy định.
- Khu xử lý chất thải rắn của thành phố được đầu tư xây dựng với công suất 150
tấn /ngày và được xây dựng tại khu vực bãi chôn lấp CTR hiện tại, cách trung tâm
thành phố 6 km (thôn Tòng Mòn – xã Đồng Tuyển). Diện tích khu xử lý chất thải rắn
là 10 ha.
- Chất thải rắn y tế và công nghiệp: Chất thải rắn thông thường sẽ thu gom xử lý
chung với chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn nguy hại sẽ xử lý bằng lò đốt.
- Trên các trục đường chính, các khu thương mại, khu công viên, các bến xe và các
nơi công cộng khác phải bố trí nhà vệ sinh công cộng, đảm bảo không gây ô nhiễm
môi trường và mỹ quan đô thị.
1.4.14. Quản lý nghĩa trang
- Không xây dựng nghĩa trang mới trong phạm vi đô thị.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
27
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Đối với nghĩa trang hiện có không đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường cần có kế
hoạch đóng cửa, tiến hành trồng cây xanh cách ly đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh
quan.
- Bố trí nhà tang lễ tập trung phục vụ nhu cầu Thành phố và khu vực theo quy
hoạch.
- Khuyến khích người dân thị trấn sử dụng hỏa táng theo chủ trương chung của
thành phố.

1.5. Quy định về môi trường


1.5.3. Vùng công nghiệp- Trung tâm tiếp vận - kho tàng bến bãi
- Đối với các cụm CN – làng nghề: Lựa chọn công nghệ tiên tiến, ít hoặc không
có chất thải để đầu tư vào các khu vực công nghiệp, sản xuất. Quy hoạch diện tích cây
xanh trong cụm công nghiệp, khu sản xuất đạt tối thiểu 15% tổng diện tích; áp dụng
các biện pháp xử lý khí thải tại nguồn.
- Đối với trung tâm tiếp vận, kho tàng bến bãi: Đảm bảo vùng đệm xanh giữa khu
vực với các khu chức năng khác.
1.5.4. Vùng trung tâm hành chính - cơ quan - Trung tâm nghiên cứu phát triển
y tế, đào tạo - đất ở hỗn hợp…
- Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế san gạt khu vực sông để gìn giữ đa dạng sinh
học của hệ tính thái, bảo vệ cảnh quan tự nhiên.
- Bảo vệ cảnh quan, cải thiện giao thông đô thị, giảm nhẹ tác động do thay đổi sử
dụng đất, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo việc làm, tái định cư, kiểm soát ô nhiễm
môi trường đô thị và công nghiệp. Kiểm soát ô nhiễm, nông nghiệp sinh thái, xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi xây dựng mô hình đô thị sinh thái. Xây dựng công
trình quy mô nhỏ, thấp tầng phục vụ hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu tự nhiên cho
khách du lịch.
- Xử lý nước thải cục bộ bằng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường không
làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
28
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
PHẦN II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Tp Lào Cai được phân thành 7 phân khu có tính chất, quy mô diện tích, dân số
và chức năng khác nhau đó là:
Phân khu H1: Khu kinh tế cửa khẩu - vùng phụ cận và du lịch tâm linh ( trung
tâm lịch sử ) bao gồm ranh giới: phường Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường
Lào Cai mới( phường Lào Cai + phường Phố Mới ) và phường Kim Tân.
Phân khu H2: Trung tâm hành chính, chính trị tỉnh Lào Cai bao gồm ranh giới: 1
phần phường Bắc Cường, 1 phần phường Nam Cường, phường Bắc Lệnh, phường
Pom Hán, phường Bình Minh và 1 phần xã Cam Đường.
Phân khu H3: Đô thị sinh thái bao gồm ranh giới: phường Xuân Tăng, 1 phần xã
Cam Đường và 1 phần Xã Thống Nhất.
Phân khu H4: Du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với nông nghiệp công nghệ cao
bao gồm ranh giới: xã Tả Phời, Xã Hợp Thành và 1 phần xã Thống Nhất.
Phân khu H5: Du lịch sinh thái và dự trữ phát triển đô thị bao gồm ranh giới: xã
Đồng Tuyển và xã Cốc San.
Phân khu H6: Công nghiệp xanh công nghệ cao và dự trữ phát triển bao gồm
ranh giới: 1 phần phường Bắc Cường, 1 phần phường Nam Cường, 1 phần xã Cam
Đường và 1 phần xã Hợp Thành.
Phân khu H7: Dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị bao gồm toàn bộ ranh giới
xã Vạn Hòa.

Hình ảnh: Ranh giới 7 Phân khu chức năng.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
29
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
2.1. Khu vực kinh tế cửa khẩu - vùng phụ cận và du lịch tâm linh (Phân khu H1)
a. Vị trí – Quy mô:
Phân khu 1 có ranh giới bao gồm phường
Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường Lào
Cai mới ( phường Lào Cai + phường Phố
Mới ) và phường Kim Tân.
Quy mô diện tích 1.951,33 ha đất đơn vị ở
khoảng 431,46ha, dân số đến năm 2040
khoảng 155.000 người.
b. Tính chất, chức năng:
• Là khu vực đô thị cũ của thành phố
Lào Cai gắn với khu Cửa khẩu Quốc tế Lào
Cai, khu kinh tế Kim Thành, nơi tập trung
các di tích lịch sử, di tích văn hóa có tiềm
năng khai thác dịch vụ du lịch – tâm linh.
• Phát triển đô thị gắn với Khu kinh tế
Lào Cai, trong đó xây dựng khu vực cảnh
quan bên bờ sông Hồng phía đối diện với
huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam – Trung
Quốc) là khu vực đô thị đối ngoại khang
trang, hiện đại.
• Có chức năng hình thành một quần thể du lịch tâm linh - tín ngưỡng, nòng cốt là
khu vực Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Cấm, Đền Quan, chùa Tân Bảo và dự kiến xây
dựng tượng đài Trần Hưng Đạo đại vương tại đỉnh đồi 117.

Hạng
Quy định quản lý
mục
Quy Chỉ tiêu sử dụng

Số tầng
Diện Mật Hệ số Tần
T Tần
Danh mục các loại đất tích độ sử sử g
T g
(ha) dụng dụng cao
cao
đất đất trun
tối
g
đa
bình
1.951,
Tổng diện tích tự nhiên
33
I Diện tích đất xây dựng 820,09
30-
1 Đất ở đô thị 431,46 1,2-2,4 4 7
60
Đất công cộng, thương mại, 40-
2 34,93 1,6-2,4 4 10
dịch vụ 60
40-
3 Đất hỗn hợp 155,59 0,4-0,6 10 30
60

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
30
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
30-
4 Đất cơ quan 29,47 1,2-2,0 4 10
50
20-
5 Đất giáo dục, trường học 24,83 0,6-1,2 3 5
40
25÷4
6 Đất y tế, bệnh viện 0,83 1-1,6 4 -
0
50- 0,75-
7 Đất công nghiệp 51,45 1,5 4
60 0,9
50- 0,75-
8 Đất kho tàng 44,05 1 1
60 0,9
9 Đất khai khoáng 26,58
10 Đất công trình đấu mối HTKT 7,91
11 Đất di tích, tôn giáo 12,33
Đất công viên cây xanh,
13 0,66 5 0,05 1 -
TDTT
1.131,
II Đất khác
24
1Đất cây xanh cách ly 56,43
2Đất cây xanh cảnh quan 242,01
3Đất nghĩa trang 5,11
Đất khác (lâm nghiệp, mặt
4 827,69
nước…)
Định - Mạng lưới GTCC là liên kết chính của các hoạt động đô thị, đảm bảo tất cả
hướn khu vực đều được phục vụ với bán kính 500m.
g - Khu trung tâm có mật độ xây dựng cao nhất, công trình cao tầng nhất và
cung cấp loại hình sử dụng đất hỗn hợp. Tầng cao 15-25 tầng.
chính - Hệ số sử dụng đất tăng dần đối với khu vực giáp hệ thống GTCC và các
trục giao thông chính.
- Các loại hình sử dụng đất bao gồm: hành chính, văn phòng, thương mại,
nhà ở, công viên, hỗn hợp thương mại-văn phòng-nhà ở, khách sạn, nhà
hàng, vui chơi giải trí, mặt nước, di tích.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống trong kiến trúc, không gian của
khu vực các làng xóm hiện có, khu vực phố cổ phố cũ trong khu vực đồng
thời với công tác nâng cấp, cải tạo, bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị theo
hướng đảm bảo bán kính phục vụ.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ
phát huy, phát triển kinh tế mậu biên.
- Thực hiện chuyển đổi, di dời các nhà máy, cơ sở công nghiệp không phù
hợp, gây ô nhiễm ra khỏi khu vực, tập trung phát triển hoạt động sản xuất
công nghiệp theo hướng lấy mậu biên làm trọng tâm bên cạnh việc phát

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
31
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
triển hệ thống công nghiệp phụ trợ làm động lực.
- Nhà ở: nhà phố thương mại, tổ hợp nhà ở và dịch vụ, nhà chung cư.
Hạ - Uu tiên bổ xung không gian phòng chống thiên tai hỏa hoạn, các điểm thu
tầng gom trung chuyển và tập kết rác thải, vườn hoa, bãi đỗ xe, quảng trường.
- Khuyến khích tổ chức hệ thống đường khu vực tiếp cận đến không gian di
xã hội tích, mặt nước, cây xanh hiện hữu, tạo thành các không gian công cộng phụ
vụ dân cư khu vực.
- Đảm bảo hành lang xây dựng, hành lang an toàn các tuyến đường chính;
Hạ
- Cao độ xây dựng khu đô thị mới: ≥+83m; khu vực xây dựng tiếp giáp công
tầng
trình hiện hữu, nếu chênh cốt ≥+0.5m, cần xây dựng khoảng đệm xanh hoặc
kỹ
mái taluy phủ cỏ, chân taluy bố trí thoát nước tránh ngập úng khu vực đã
thuật
xây dựng.

- Đối với khu vực làng xóm đô thị hóa, xây dựng hệ thống đường bao quanh
môi
kết hợp hệ thống cống bao, vườn hoa để giảm thiểu ngập úng
trườn
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý
g
CTR tập trung của Thành phố.
Các • Tầng cao: Khuyến kích xây dựng công trình nhiều tầng và cao tầng tại các
chỉ điểm đón trục, các trục giao thông chính, khu văn phòng dịch vụ hỗn hợp
tiêu khu vực trung tâm
về • Mật độ xây dựng 30-55%
quy • Khuyến khích điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng sinh thái, tiết
hoạch kiệm năng lượng
• Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp
Được
• Khuyến khích các hình thức tổ chức không gian cảnh quan có hình thức
phép,
kiến trúc hiện đại (sáng tạo, kiến trúc mới, kiến trúc xanh) cho các không
khuyế
gian công cộng.
n
• Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất dân cư hiện trạng thành
khích
thương mại, dịch vụ tại các trục đường lớn.
• Phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ kỹ
thuật lạc hậu và không phù hợp với kinh tế mậu biên.
Khôn • Các hoạt động xây dựng làm thay đổi và phá vỡ: quy mô, tính chất, cảnh
g quan không gian và các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc, lịch sử.
được • Thay đổi mặt cắt đường theo hướng thu hẹp mặt cắt; Xây dựng công trình
phép đường dây, đường ống đi nổi theo các trục đường phố.
• Xây dựng các cổng trào (Khu phố văn hóa) và các bảng tin, hiển hiệu,
biển chỉ dẫn cơ quan, đơn vị... trên đường đô thị làm cản trở giao thông.
• Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều
kiện di dời tiếp tục vận hành, nhưng phải đảm bảo sử dụng công nghệ sạch
Được
không ô nhiễm.
phép
• Bổ sung bãi đỗ xe, ưu tiên xây dựng điểm đỗ xe ngầm và các tiện ích đô

thị như chiếu sáng công cộng, an toàn kết cấu các công trình và hệ thống
điều
các công trình HTKT và phải hài hoà với cảnh quan khu phố.
kiện
• Xây dựng các khu nhà ở mới đồng bộ về hạ tầng đô thị.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
32
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
2.2 Khu vực Trung tâm hành chính chính trị tỉnh Lào Cai (Phân Khu H2)
a. Vị trí – Quy mô:
- Phân khu H2 có ranh giới bao gồm
một phần phường Bắc Cường, một phần
phường Nam Cường, phường Bắc Lệnh,
phường Pom Hán, phường Bình Minh và
một phần xã Cam Đường.
- Quy mô diện tích 2.453,13 ha đất đơn
vị ở khoảng 800,53ha, dân số đến năm
2040 khoảng 130.000 người.
b. Tính chất , chức năng :
Là trung tâm hành chính – chính trị tổng hợp
của Thành phố cũng như của tỉnh Lào Cai, tập
trung các sở ban ngành, các cơ quan hành chính
quan trọng của tỉnh và thành phố có trụ sở trên
địa bàn thành phố Lào Cai. Bên cạnh đó là khu
vực tập trung chuỗi đô thị hiện đại bên sông
Hồng và dọc trục đại lộ Trần Hưng Đạo, xen kẽ
là các công viên, lâm viên và các khu rừng cảnh
quan sinh thái.

Hạng
Quy định quản lý
mục
Quy mô Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 2.453,31 100,00
I Diện tích đất xây dựng 1.284,96 52,38
1 Đất ở đô thị 800,53 32,63
Đất công cộng, thương mại, dịch
2 161,49 6,58
vụ
3 Đất hỗn hợp 12,55 0,51
4 Đất cơ quan 111,84 4,56
5 Đất giáo dục, trường học 108,04 4,40
6 Đất y tế, bệnh viện 30,36 1,24
7 Đất công nghiệp 0,07 0,00
8 Đất công trình đấu mối HTKT 5,78 0,24
9 Đất di tích, tôn giáo 4,60 0,19
10 Đất quân sự 44,44 1,81
11 Đất công viên cây xanh, TDTT 5,26 0,21
II Đất khác 1.168,35 47,62

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
33
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
1 Đất cây xanh cách ly 111,51 4,55
2 Đất cây xanh cảnh quan 386,19 15,74
3 Đất nghĩa trang 0,32 0,01
Đất khác (lâm nghiệp, mặt
27,32
4 nước…) 670,33
- Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến giao thông nội thị, kết hợp các công trình
dịch vụ thương mại tạo thành không gian gắn kết giữa khu kinh tế cửa khẩu
và khu trung tâm hành chính, chính trị tỉnh.
- Các cơ quan hành chính chính trị bố trí dọc trục đường Trần Hưng Đạo,
với hình thức kiến trúc đồ sộ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và địa thế
đồi cao cũng là một trong những điểm nhấn cảnh quan đặc sắc. Đối với khu
vực tập trung các cơ quan ban ngành thì mật độ xây dựng thưa hơn, tầng
cao công trình lớn hơn.
- Chuyển đổi tuyến đường sắt công nghiệp thành tuyến GTCC chính đô thị
với các hình thức như: brt, tramway hay Đường sắt đô thị ...
- Xây dựng hoàn thiện các công trình thương mại và trung tâm văn hóa thể
thao với kiến trúc hiện đại có quy mô lớn.
Định - Phát triển các khu dân cư mới đồng bộ, hiện đại về kiến trúc công trình
hướng cũng như hạ tầng kỹ thuật, thân thiện với môi trường.
chính - Tạo dựng hệ thống công viên cây xanh, lâm viên, rừng cảnh quan sinh thái
với quy mô và không gian rộng lớn, thiết kế đẹp tạo điểm nhấn đô thị, hình
thành đô thị Xanh – Sinh thái gắn với định hướng “Thành phố trong rừng,
rừng trong thành phố”.
- Các loại hình sử dụng đất bao gồm: hành chính, văn phòng, thương mại,
nhà ở, công viên, hỗn hợp thương mại-văn phòng-nhà ở, khách sạn, nhà
hàng, vui chơi giải trí, mặt nước, di tích.
- Thiết lập không gian đô thị mới hiện đại, đồng bộ trên trục đường Trần
Hưng Đạo. Ưu tiên phát triển hình thức thương mại dịch vụ hỗn hợp.
Không gian hướng đến là khu vực với mật độ xây dựng tương đối lớn, các
công trình được thiết kế với lối kiến trúc hiện đại, chiều cao công trình thấp
dần về phía ven sông Hồng. Tuy nhiên với tính chất và đặc điểm chung của
toàn thành phố vẫn cần chú trọng đến các vùng đệm xanh, tận dụng các yếu
tố địa hình tự nhiên để hình thành các công viên cây xanh lớn trong lòng
khu vực.
Hạ - Nhà ở: nhà phố thương mại và tổ hợp nhà ở và dịch vụ
tầng - Ưu tiên bổ xung không gian cứu hỏa, điểm thu gom rác, vườn hoa, bãi đỗ
xã hội xe nhỏ, quảng trường và các điểm nhấn đô thị tại các nút giao thông chính

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
34
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
của khu vực.
- Khuyến khích tổ chức hệ thống đường khu vực tiếp cận đến không gian di
tích, mặt nước, cây xanh hiện hữu, thành các không gian công cộng khu
dân cư.
- Đảm bảo hành lang xây dựng, hành lang an toàn các tuyến đường chính;
- Cao độ xây dựng khu đô thị mới: ≥+83m; khu vực xây dựng tiếp giáp
Hạ
công trình hiện hữu, nếu chênh cốt ≥+0.5m, cần xây dựng khoảng đệm
tầng
xanh hoặc mái taluy phủ cỏ, chân taluy bố trí thoát nước tránh ngập úng
kỹ
khu vực đã xây dựng.
thuật
- Đối với khu vực làng xóm đô thị hóa, xây dựng hệ thống đường bao
và môi
quanh kết hợp hệ thống cống bao, vườn hoa để giảm thiểu ngập úng
trường
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý
CTR tập trung của Thành phố.
• Tầng cao: Khuyến kích xây dựng công trình nhiều tầng và cao tầng tại
Các các điểm đón trục, các trục giao thông chính, khu văn phòng dịch vụ hỗn
chỉ hợp khu vực trung tâm
tiêu
• Mật độ xây dựng 30-55%
về quy
hoạch • Khuyến khích điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng sinh thái, tiết
kiệm năng lượng
• Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp
Được
phép, • Khuyến khích các hình thức tổ chức không gian cảnh quan có hình thức
kiến trúc hiện đại (sáng tạo, kiến trúc mới, kiến trúc xanh) cho các không
khuyế gian công cộng.
n
khích • Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất dân cư hiện trạng thành
thương mại, dịch vụ tại các trục đường lớn.
Không
được • Phát triển công nghiệp;
phép
Được - Khu vực quảng trường và Cây xanh trung tâm là không gian mở đô thị,
phép các không gian xung quanh khu vực này bao gồm : Trung tâm hành chính
có chính trị, khối cơ quan đoàn thể, khối công trình văn hóa, thương mại dịch
điều vụ và là không gian giao tiếp cộng đồng. Đây là một không gian quan
kiện trọng, đa chức năng, thể hiện được sự trang nghiêm, tính văn hóa cao, đồng
thời hòa nhập với với không gian dịch vụ, giao tiếp cộng đồng. Hồ nước và
không gian xanh phải là các yếu tố gắn kết các không gian xung quanh khu
vực này.

- Bổ sung bãi đỗ xe, ưu tiên xây dựng điểm đỗ xe ngầm và các tiện ích đô

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
35
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
thị như chiếu sáng công cộng, an toàn kết cấu các công trình và hệ thống
các công trình HTKT và phải hài hoà với cảnh quan khu phố.

2.3 Khu vực đô thị sinh thái (Phân khu H3)


a. Vị trí – quy mô:
- Phân khu 3 có ranh giới bao gồm:
phường Xuân Tăng, 1 phần xã Cam
Đường và 1 phần Xã Thống Nhất.
- Quy mô diện tích 2.822,29ha đất đơn vị
ở khoảng 563,64ha, dân số đến năm
2040 khoảng 110.000 người.
b. Tính chất, chức năng:
- Là khu vực cữa ngõ, đầu mối giao
thông với các huyện phía Nam của tỉnh
Lào Cai và các tỉnh trong cả nước.
- Là khu đô thị sinh thái mới mang đặc
trưng của đô thị miền núi phía Bắc với
tỉ lệ cây xanh trong đô thị cao tạo môi
trường sống trong lành, ôn hòa, giảm
thiểu ô nhiễm cho trung tâm thành phố.
- Là khu vực tập trung các khu đô thị mới dân cư mật độ thấp gắn liền với cảnh quan
thiên nhiên và xây dựng thích ứng với điều kiện địa hình đặc thù của khu vực
nghiên cứu.
Hạng
Quy định quản lý
mục
Quy mô Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 2.822,29 100,00
I Diện tích đất xây dựng 1.112,20 39,41
1 Đất ở đô thị 563,64 19,97
2 Đất công cộng, thương mại, dịch vụ 74,59 2,64
3 Đất hỗn hợp 113,85 4,03
4 Đất cơ quan 21,73 0,77
5 Đất giáo dục, trường học 27,78 0,98
6 Đất y tế, bệnh viện 3,50 0,12
7 Đất du lịch sinh thái 94,75 3,36

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
36
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)

8 Đất công nghiệp 158,20


9 Đất công trình đấu mối HTKT 38,43 1,36
10 Đất di tích, tôn giáo 1,03 0,04
11 Đất quân sự 0,95 0,03
12 Đất công viên cây xanh, TDTT 13,75 0,49
II Đất khác 1.710,09 60,59
1 Đất cây xanh cách ly 144,07 5,10
2 Đất cây xanh cảnh quan 795,92 28,20
3 Đất nghĩa trang 27,05 0,96
Đất khu vực phát triển nông nghiệp
4 sạch 220,66
5 Đất trồng dược liệu 30,84 1,09
6 Đất khác (lâm nghiệp, mặt nước…) 491,55 17,42
Định - Khu vực đô thị mới được hình thành với hình thức chính là đô thị sinh thái
hướng xanh, nằm bên cạnh bờ tả sông Hồng xây dựng nhà ở thấp tầng gắn liền với
chính các đồi cảnh quan xanh và các dịnh vụ thương mại, vui chơi giải trí.
- Khu vực đô thị được hình thành với mục đích thu hút sự phát triển của
thành phố về phía Nam tạo nên đô thị Lào Cai phát triển một cách đồng
đều và cân bằng. Đặc biệt là khu vực mở rộng địa giới hành chính cảu
thành phố gồm 18 thôn của xã Gia Phú.
- Xây dựng các khu dân cư thấp tầng gắn với các đồi cảnh quan song song
với việc thực hiện đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí cấp đô thị.
- Phát triển các khu trung tâm tiếp vận, chợ đầu mối ... các khu vực có chức
năng đô thị phức hợp tại vị trí cửa ngõ phía Nam là hướng tiếp cận từ khu
vực phố Lu vào thành phố và khu vực nút giao IC18 với cao tốc Hà Nội –
Lào Cai.
- Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến giao thông nội thị, kết hợp các công trình
dịch vụ thương mại tạo thành không gian gắn kết với các khu vực khác của
thành phố.
- Chuyển đổi tuyến đường sắt công nghiệp thành tuyến GTCC chính đô thị
với các hình thức như : brt, tramway hay Đường sắt đô thị v.v..
- Xây dựng hoàn thiện các công trình thương mại và trung tâm văn hóa thể
thao với kiến trúc hiện đại có quy mô lớn.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
37
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
- Phát triển các khu dân cư mới đồng bộ, hiện đại về kiến trúc công trình
cũng như hạ tầng kỹ thuật, thân thiện với môi trường.
- Xây dựng khu công viên, cây xanh với quy mô lớn tạo điểm nhấn đô thị.
- Các loại hình sử dụng đất bao gồm: hành chính, văn phòng, thương mại,
nhà ở, công viên, hỗn hợp thương mại-văn phòng-nhà ở, khách sạn, nhà
hàng, vui chơi giải trí, mặt nước, di tích.
- Các làng xóm hiện có trong khu vực được giữ lại theo hướng nâng cấp, cải
tạo và bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị đảm bảo bán kính phục vụ và hoàn
thiện các tuyến giao thông kết nối giữa khu vực với các chức năng lân cận
của Khu trung tâm.
- Nhà ở: nhà phố thương mại và tổ hợp nhà ở và dịch vụ
- Ưu tiên bổ xung không gian cứu hỏa, điểm thu gom rác, vườn hoa, bãi đỗ
Hạ
xe nhỏ, quảng trường.
tầng
xã hội - Khuyến khích tổ chức hệ thống đường khu vực tiếp cận đến không gian di
tích, mặt nước, cây xanh hiện hữu, thành các không gian công cộng khu
dân cư.
- Đảm bảo hành lang xây dựng, hành lang an toàn các tuyến đường chính;
- Cao độ xây dựng khu đô thị mới: ≥+83m; khu vực xây dựng tiếp giáp
Hạ
công trình hiện hữu, nếu chênh cốt ≥+0.5m, cần xây dựng khoảng đệm
tầng
xanh hoặc mái taluy phủ cỏ, chân taluy bố trí thoát nước tránh ngập úng
kỹ
khu vực đã xây dựng.
thuật
- Đối với khu vực làng xóm đô thị hóa, xây dựng hệ thống đường bao
và môi
quanh kết hợp hệ thống cống bao, vườn hoa để giảm thiểu ngập úng
trường
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý
CTR tập trung của Thành phố.
• Tầng cao: Khuyến kích xây dựng công trình nhiều tầng và cao tầng tại
Các các điểm đón trục, các trục giao thông chính, khu văn phòng dịch vụ hỗn
chỉ hợp khu vực trung tâm
tiêu
• Mật độ xây dựng 25-35%
về quy
hoạch • Khuyến khích điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng sinh thái, tiết
kiệm năng lượng
• Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp
Được
phép, • Khuyến khích các hình thức tổ chức không gian cảnh quan có hình thức
kiến trúc hiện đại (sáng tạo, kiến trúc mới, kiến trúc xanh) cho các không
khuyế gian công cộng.
n
khích • Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất dân cư hiện trạng thành
thương mại, dịch vụ tại các trục đường lớn.
Không • Phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ kỹ
được thuật lạc hậu và không phù hợp với kinh tế mậu biên.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
38
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
phép
• Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều
kiện di dời tiếp tục vận hành, nhưng phải đảm bảo sử dụng công nghệ
Được sạch không ô nhiễm
phép
- Bổ sung bãi đỗ xe, ưu tiên xây dựng điểm đỗ xe ngầm và các tiện ích đô
có thị như chiếu sáng công cộng, an toàn kết cấu các công trình và hệ thống
điều các công trình HTKT và phải hài hoà với cảnh quan khu phố.
kiện
• Xây dựng các khu nhà ở mới đồng bộ về hạ tầng đô thị.

2.4 Khu vực du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao (Khu vực 4)
a. Vị trí:
- Nằm trong khu vực thuộc địa
giới hành chính của các xã Tả
Phời – Hợp Thành – Cốc San.
Vị trí khu vực này đã được
nghiên cứu và đánh giá là khu
vực có nhiều cảnh quan thiên
đẹp và không khí trong lành
mát mẻ thích hợp phát triển
du lịch.
- Quy mô diện tích 12.882,05ha
đất đơn vị ở khoảng 566,64ha,
dân số đến năm 2040 khoảng
90.000 người.
b. Tính chất chức năng:
Là khu du lịch sinh thái trải
nghiệm kết hợp, với nhiều hình
thức như trải nghiệm văn hóa các
dân tộc, trải nghiệm thực tế
homestay.
Hình thành các khu vực nuôi trồng nông sản công nghệ cao, là nguồn cung cấp
thực phẩm sạch cho thành phố và các vùng phụ cận.
Hạng
Quy định quản lý
mục
Quy mô Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 12.881,23 100,00
I Diện tích đất xây dựng 1.727,40 13,41
1 Đât làng xóm 566,64 4,40

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
39
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Đất công cộng, thương mại, dịch
2 2,17 0,02
vụ
3 Đất cơ quan 5,19 0,04
4 Đất giáo dục, trường học 1,21 0,01
5 Đất du lịch sinh thái 1.149,00 8,92
6 Đất di tích, tôn giáo 0,99
7 Đất công trình đấu mối HTKT 2,20 0,02
II Đất khác 11.153,83 86,59
1 Đất cây xanh cách ly 108,14 0,84
2 Đất cây xanh cảnh quan 1,03 0,01
3 Đất nông nghiệp 871,40 6,76
Đất khác (lâm nghiệp, mặt
78,98
4 nước…) 10.173,26
Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 12.881,23 100,00
- Phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên cơ sở khai thác tiềm
năng cảnh quan tự nhiên đẹp, có giá trị.
- Xây dựng nhà ở thấp tầng gắn liền với các đồi cảnh quan xanh và các dịnh
vụ thương mại, vui chơi giải trí.
- Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến giao thông nội bộ, kết nối khu vực với các
Định khu vực khác của thành phố.
hướng - Phát triển các khu dân cư mới đồng bộ, hiện đại về kiến trúc công trình
chính cũng như hạ tầng kỹ thuật, thân thiện với môi trường.
- Các loại hình sử dụng đất bao gồm: nhà hàng, khách sạn, resort, nhà ở,
công viên, vui chơi giải trí, mặt nước, di tích.
- Các làng xóm hiện có trong khu vực được giữ lại theo hướng nâng cấp, cải
tạo và bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị đảm bảo bán kính phục vụ và hoàn
thiện các tuyến giao thông kết nối giữa khu vực với các chức năng lân cận
của Khu trung tâm..
- Nhà ở: nhà phố thương mại và tổ hợp nhà ở và dịch vụ
Hạ - Ưu tiên bổ xung không gian cứu hỏa, điểm thu gom rác, vườn hoa, bãi đỗ
tầng xe nhỏ, quảng trường.
xã hội - Khuyến khích tổ chức hệ thống đường khu vực tiếp cận đến không gian di
tích, mặt nước, cây xanh hiện hữu, thành các không gian công cộng khu
dân cư.
Hạ - Đảm bảo hành lang xây dựng, hành lang an toàn các tuyến đường chính;
Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
40
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục

- Cao độ xây dựng khu đô thị mới: ≥+83m; khu vực xây dựng tiếp giáp
tầng công trình hiện hữu, nếu chênh cốt ≥+0.5m, cần xây dựng khoảng đệm
kỹ xanh hoặc mái taluy phủ cỏ, chân taluy bố trí thoát nước tránh ngập úng
thuật khu vực đã xây dựng.
và môi - Đối với khu vực làng xóm đô thị hóa, xây dựng hệ thống đường bao
trường quanh kết hợp hệ thống cống bao, vườn hoa để giảm thiểu ngập úng
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý
CTR tập trung của Thành phố.
• Tầng cao: Khuyến kích xây dựng công trình nhiều tầng và cao tầng tại
Các các điểm đón trục, các trục giao thông chính, khu văn phòng dịch vụ hỗn
chỉ hợp khu vực trung tâm
tiêu
• Mật độ xây dựng 30-55%
về quy
hoạch • Khuyến khích điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng sinh thái, tiết
kiệm năng lượng
• Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp
Được
phép, • Khuyến khích các hình thức tổ chức không gian cảnh quan có hình thức
kiến trúc hiện đại (sáng tạo, kiến trúc mới, kiến trúc xanh) cho các không
khuyế gian công cộng.
n
khích • Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất dân cư hiện trạng thành
thương mại, dịch vụ tại các trục đường lớn.
Không • Phát triển công nghiệp;
được • Phát triển các hình thức nhà chia lô, nhà phố tại các trục đường chính đô
phép thị
Được
• Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều
phép
kiện di dời tiếp tục vận hành, nhưng phải đảm bảo sử dụng công nghệ
có sạch không ô nhiễm
điều
• Xây dựng các khu nhà ở mới đồng bộ về hạ tầng đô thị.
kiện
2.5 Khu vực du lịch sinh thái kết hợp nông
nghiệp công nghệ cao (Khu vực 5)
a. Vị trí:
- Thuộc ranh giới hành chính xã Đồng
Tuyển – Cốc San.
- Quy mô diện tích 3,386.51ha đất đơn vị ở
khoảng 491.54ha, dân số đến năm 2040
khoảng 30.000 người.
b. Tính chất, chức năng:

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
41
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Là khu đô thị sinh thái mới gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí và công
nghiệp công nghệ cao tạo việc làm, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Hạng
Quy định quản lý
mục
Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 3.119,37 100,00
I Diện tích đất xây dựng 1.042,22 33,41
1 Đất ở đô thị 11,00 0,35
2 Đât làng xóm 411,84 13,20
Đất công cộng, thương mại, dịch
3 33,59 1,08
vụ
4 Đất hỗn hợp 0,34 0,01
5 Đất cơ quan 6,45 0,21
6 Đất giáo dục, trường học 10,32 0,33
Quy mô 7 Đất du lịch sinh thái 259,83 8,33
8 Đất công nghiệp 187,25 6,00
9 Đất kho tàng 100,00 3,21
10 Đất công trình đấu mối HTKT 5,20 0,17
11 Đất quân sự 16,40 0,53
II Đất khác 2.077,15 66,59
1 Đất cây xanh cách ly 194,53 6,24
2 Đất cây xanh cảnh quan 87,51 2,81
3 Đất dự trữ phát triển 117,04 3,75
4 Đất nông nghiệp 550,08 17,63
Đất khác (lâm nghiệp, mặt
5 36,16
nước…) 1.127,99
- Phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên cơ sở khai thác tiềm
năng cảnh quan tự nhiên đẹp, có giá trị.
- Xây dựng nhà ở thấp tầng gắn liền với các đồi cảnh quan xanh và các dịnh
vụ thương mại, vui chơi giải trí.
- Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến giao thông nội bộ, kết nối khu vực với các
khu vực khác của thành phố.
Định
- Phát triển các khu dân cư mới đồng bộ, hiện đại về kiến trúc công trình
hướng
cũng như hạ tầng kỹ thuật, thân thiện với môi trường.
chính
- Các loại hình sử dụng đất bao gồm: nhà hàng, khách sạn, resort, nhà ở,
công viên, vui chơi giải trí, mặt nước, di tích.
- Các làng xóm hiện có trong khu vực được giữ lại theo hướng nâng cấp, cải
tạo và bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị đảm bảo bán kính phục vụ và hoàn
thiện các tuyến giao thông kết nối giữa khu vực với các chức năng lân cận
của Khu trung tâm.
Hạ - Nhà ở: nhà phố thương mại và tổ hợp nhà ở và dịch vụ
tầng - Ưu tiên bổ xung không gian cứu hỏa, điểm thu gom rác, vườn hoa, bãi đỗ

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
42
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
xe nhỏ, quảng trường.
- Khuyến khích tổ chức hệ thống đường khu vực tiếp cận đến không gian di
xã hội
tích, mặt nước, cây xanh hiện hữu, thành các không gian công cộng khu
dân cư.
- Đảm bảo hành lang xây dựng, hành lang an toàn các tuyến đường chính;
- Cao độ xây dựng khu đô thị mới: ≥+83m; khu vực xây dựng tiếp giáp
Hạ
công trình hiện hữu, nếu chênh cốt ≥+0.5m, cần xây dựng khoảng đệm
tầng
xanh hoặc mái taluy phủ cỏ, chân taluy bố trí thoát nước tránh ngập úng
kỹ
khu vực đã xây dựng.
thuật
- Đối với khu vực làng xóm đô thị hóa, xây dựng hệ thống đường bao
và môi
quanh kết hợp hệ thống cống bao, vườn hoa để giảm thiểu ngập úng
trường
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý
CTR tập trung của Thành phố.
• Tầng cao: Khuyến kích xây dựng công trình nhiều tầng và cao tầng tại
Các
các điểm đón trục, các trục giao thông chính, khu văn phòng dịch vụ hỗn
chỉ
hợp khu vực trung tâm
tiêu
• Mật độ xây dựng 30-55%
về quy
• Khuyến khích điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng sinh thái, tiết
hoạch
kiệm năng lượng
• Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp
Được
• Khuyến khích các hình thức tổ chức không gian cảnh quan có hình thức
phép,
kiến trúc hiện đại (sáng tạo, kiến trúc mới, kiến trúc xanh) cho các không
khuyế
gian công cộng.
n
• Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất dân cư hiện trạng thành
khích
thương mại, dịch vụ tại các trục đường lớn.
Không • Phát triển công nghiệp;
được • Phát triển các hình thức nhà chia lô, nhà phố tại các trục đường chính đô
phép thị
Được
• Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều
phép
kiện di dời tiếp tục vận hành, nhưng phải đảm bảo sử dụng công nghệ

sạch không ô nhiễm
điều
• Xây dựng các khu nhà ở mới đồng bộ về hạ tầng đô thị.
kiện
2.6 Khu vực sản xuất xanh, bền vững
và dự trự phát triển (Khu vực 6)
a. Vị trí – quy mô:
- Phân khu 6 có ranh giới bao gồm:
Một phần phường Bắc Cường, một
phần phường Nam Cường, một phần
xã Cam Đường, một phần xã Tả Phời
và một phần xã Hợp Thành.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
43
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
- Quy mô diện tích 2,814.62ha đất đơn vị ở khoảng 145.34ha, dân số đến năm 2040
khoảng 20.000 người.
b. Tính chất, chức năng:
Hình thành khu công nghiệp hoạt động tập trung theo mô hình công nghệ cao,
xanh, sạch thân thiện với môi trường.

+ Thực hiện cải thiện môi trường sống nông thôn đồng thời từng bước hình thành
các trung tâm dịch vụ.
+ Khu vực có quỹ đất dự trữ phát triển đô thị lớn.
Hạng
Quy định quản lý
mục
Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 3.083,18 100,00
I Diện tích đất xây dựng 1.264,84 41,02
1 Đât làng xóm 123,48 4,00
Đất công cộng, thương mại, dịch
2 0,52 0,02
vụ
3 Đất giáo dục, trường học 0,93 0,03
Quy mô 4 Đất du lịch sinh thái 232,86 7,55
5 Đất trung tâm nghiên cứu đào tạo 315,00
6 Đất công nghiệp 592,05 19,20
II Đất khác 1.818,34 58,98
1 Đất cây xanh cách ly 367,05 11,90
2 Đất cây xanh cảnh quan 14,16 0,46
3 Đất dự trữ phát triển 609,88 19,78
Đất khác (lâm nghiệp, mặt
4 26,83
nước…) 827,25
- Khai thác quỹ đất nông nghiệp hiện có để đầu tư mô hình nông nghiệp
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch của thành phố
và khu vực. Cải thiện môi trường sống nông thôn.
- Hình thành khu cụm công nghiệp tập trung với diện tích khoảng 800ha
với đa dạng các ngành nghề sản xuất, hoạt động theo hình thức công
Định
nghiệp sạch và thân thiện với môi trường. Khu công nghiệp tập trung lớn
hướng này được hình thành dọc theo tuyến giao thông công nghiệp kết nối với
chính các điểm công nghiệp khác trong thành phố cũng như sẽ kết nối với khu
công nghiệp Tằng Loong của huyện Bảo Thắng.
- Xây dựng khu công nghệ cao, trung tâm giáo dục đào tạo là nơi tập
trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động
phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu – triển khai khoa
học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan.
Hạ tầng - Nhà ở: nhà ở phục vụ người lao động trong khu vực.
xã hội - Ưu tiên bổ xung không gian cứu hỏa, điểm thu gom rác, vườn hoa, bãi đỗ

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
44
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
xe nhỏ, quảng trường.
- Khuyến khích tổ chức hệ thống đường khu vực tiếp cận đến không gian di
tích, mặt nước, cây xanh hiện hữu, thành các không gian công cộng của khu
vực.
- Đảm bảo hành lang xây dựng, hành lang an toàn các tuyến đường chính;
- Cao độ xây dựng khu đô thị mới: ≥+83m; khu vực xây dựng tiếp giáp
công trình hiện hữu, nếu chênh cốt ≥+0.5m, cần xây dựng khoảng đệm xanh
Hạ tầng
hoặc mái taluy phủ cỏ, chân taluy bố trí thoát nước tránh ngập úng khu vực
kỹ thuật
đã xây dựng.
và môi
- Đối với khu vực làng xóm đô thị hóa, xây dựng hệ thống đường bao quanh
trường
kết hợp hệ thống cống bao, vườn hoa để giảm thiểu ngập úng
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý
CTR tập trung của Thành phố.
• Tầng cao: Khuyến kích xây dựng công trình nhiều tầng và cao tầng tại các
điểm đón trục, các trục giao thông chính, khu văn phòng dịch vụ hỗn hợp
Các chỉ khu vực trung tâm
tiêu • Mật độ xây dựng 30-55%
về quy • Khuyến khích điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng sinh thái, tiết
hoạch kiệm năng lượng
• Mật độ xây dựng trong từng ô đất không quá 60%;
• Chiều cao xây dựng tối đa: 15 tầng
• Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp
Được • Khuyến khích các hình thức tổ chức không gian cảnh quan có hình thức
phép, kiến trúc hiện đại (sáng tạo, kiến trúc mới, kiến trúc xanh) cho các không
khuyến gian công cộng.
khích • Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất dân cư hiện trạng thành
thương mại, dịch vụ tại các trục đường lớn.
Không • Phát triển công nghiệp;
được • Thay đổi mặt cắt đường theo hướng thu hẹp mặt cắt. Xây dựng công trình
phép đường dây, đường ống đi nổi theo các trục đường.
Được • Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều
phép kiện di dời tiếp tục vận hành, nhưng phải đảm bảo sử dụng công nghệ sạch
có điều không ô nhiễm
kiện • Xây dựng các khu nhà ở mới đồng bộ về hạ tầng đô thị.
2.5. Khu vực dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị (Khu vực 7)

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
45
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
a. Ranh giới - vị trí:
- Ranh giới phân khu 7 bao gồm toàn
bộ ranh giới xã Vạn Hòa.
- Quy mô diện tích 2,082.46ha đất đơn
vị ở khoảng 82.06ha, dân số đến năm
2040 khoảng 15.000 người.
b. Tính chất, chức năng:
Là khu vực đất dự trữ phát triển đô thị
trong tương lai cho thành phố Lào
Cai phát triển mở rộng sau 2040 tầm
nhìn đến năm 2050.

Hạng
Quy định quản lý
mục
Tỷ lệ
TT Danh mục các loại đất Diện tích (ha)
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 2.082,33 100,00
I Diện tích đất xây dựng 450,30 21,62
1 Đất ở đô thị 75,63 3,63
2 Đât làng xóm 5,10 0,24
Đất công cộng, thương mại, dịch
3 14,20 0,68
vụ
4 Đất cơ quan 0,86 0,04
5 Đất giáo dục, trường học 4,00 0,19
Quy mô 6 Đất y tế, bệnh viện 0,46
7 Đất du lịch sinh thái 190,08 9,13
8 Đất công nghiệp 153,45 7,37
9 Đất công trình đấu mối HTKT 2,63 0,13
10 Đất di tích, tôn giáo 0,60 0,03
11 Đất công viên cây xanh, TDTT 3,29 0,16
II Đất khác 1.632,03 78,38
1 Đất cây xanh cách ly 21,00 1,01
2 Đất cây xanh cảnh quan 28,28 1,36
3 Đất nghĩa trang 4,50 0,22
4 Đất trại giam 25,81 1,24
Định - Thực hiện giữ đất đảm bảo quỹ đất dự trữ phát triển của Thành phố trong
hướng tương lại.
chính - Phát triển khu trung tâm hội nghị, nghỉ dưỡng kết hợp sân golf cao cấp tại

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
46
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
khu vực phía Đông Nam xã Vạn Hòa.
- Nghiên cứu phương án di dời trại tạm giam trong khu vực, chuyển đổi quỹ
đất hiện có sang phát triển đô thị trong tương lai.
- Các làng xóm hiện có trong khu vực được giữ lại theo hướng nâng cấp, cải
tạo và bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị đảm bảo bán kính phục vụ và hoàn
thiện các tuyến giao thông kết nối giữa khu vực với các chức năng lân cận
của Khu trung tâm.
- Nhà ở: nhà phố thương mại và tổ hợp nhà ở và dịch vụ
Hạ - Ưu tiên bổ xung không gian cứu hỏa, điểm thu gom rác, vườn hoa, bãi đỗ
tầng xe nhỏ, quảng trường.
xã hội - Khuyến khích tổ chức hệ thống đường khu vực tiếp cận đến không gian di
tích, mặt nước, cây xanh hiện hữu, thành các không gian công cộng khu
dân cư.
- Đảm bảo hành lang xây dựng, hành lang an toàn các tuyến đường chính;
- Cao độ xây dựng khu đô thị mới: ≥+83m; khu vực xây dựng tiếp giáp
Hạ
công trình hiện hữu, nếu chênh cốt ≥+0.5m, cần xây dựng khoảng đệm
tầng
xanh hoặc mái taluy phủ cỏ, chân taluy bố trí thoát nước tránh ngập úng
kỹ
khu vực đã xây dựng.
thuật
- Đối với khu vực làng xóm đô thị hóa, xây dựng hệ thống đường bao
và môi
quanh kết hợp hệ thống cống bao, vườn hoa để giảm thiểu ngập úng
trường
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, thu gom 100% và chuyển đến khu xử lý
CTR tập trung của Thành phố.
• Tầng cao: Khuyến kích xây dựng công trình nhiều tầng và cao tầng tại
Các các điểm đón trục, các trục giao thông chính, khu văn phòng dịch vụ hỗn
chỉ hợp khu vực trung tâm
tiêu
• Mật độ xây dựng 30-55%
về quy
hoạch • Khuyến khích điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất theo hướng sinh thái, tiết
kiệm năng lượng
• Khuyến khích hình thức sử dụng đất hỗn hợp
Được
phép, • Khuyến khích các hình thức tổ chức không gian cảnh quan có hình thức
kiến trúc hiện đại (sáng tạo, kiến trúc mới, kiến trúc xanh) cho các không
khuyế gian công cộng.
n
khích • Khuyến khích chuyển đổi chức năng sử dụng đất dân cư hiện trạng thành
thương mại, dịch vụ tại các trục đường lớn.
Không • Phát triển công nghiệp;
được • Phát triển các hình thức nhà chia lô, nhà phố tại các trục đường chính đô
phép thị
Được • Các cơ sở sản xuất hiện hữu, tiểu thủ công nghiệp làng nghề chưa có điều

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
47
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
Hạng
Quy định quản lý
mục
phép
kiện di dời tiếp tục vận hành, nhưng phải đảm bảo sử dụng công nghệ
có sạch không ô nhiễm
điều
• Xây dựng các khu nhà ở mới đồng bộ về hạ tầng đô thị.
kiện

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
48
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
PHẦN III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện
1. UBND thành phố Lào Cai:
- Thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển đô thị,
quản lý phát triển cải tạo và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan theo đúng đồ án
được duyệt và chịu trách nhiệm về công tác thực hiện theo quy hoạch;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, quy định quản lý có liên quan đã ban
hành phù hợp với quy hoạch chung và quy định quản lý theo đồ án QHC đã được phê
duyệt;
- Tổ chức thực triển khai lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết,
quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc sau QHC đúng các quy định của pháp luật về quy
hoạch đô thị.
2. Ủy ban nhân dân các phường, xã chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư
XD và phát triển cải tạo không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trong phạm vi địa giới
hành chính do mình quản lý.
3. Tại các khu vực có các dự án xây dựng phát triển đô thị, đơn vị được phép
đầu tư xây dựng dự án chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong công tác quản lý
không gian kiến trúc thuộc phạm vi dự án đảm bảo đúng quy hoạch được phê duyệt
đến khi bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý.
4. Phòng Quản lý đô thị và các phòng chuyên môn tại các cấp phường, xã là cơ
quan giúp việc UBND Thành phố trong quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị và các lĩnh vực chuyên ngành, thực hiện theo QHCT trong khu vực địa phương
mình quản lý.
5. Cán bộ chuyên trách xây dựng tại cấp xã, phường có trách nhiệm giúp chính
quyền xã, phường quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc các khu dân cư
trong khu vực xã phường quản lý.
3.2. Phân công trách nhiệm
1. UBND thành phố Lào Cai có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phát triển
đô thị theo đúng quy hoạch chung được duyệt.
2. UBND thành phố giao các đơn vị trực thuộc căn cứ vào quy hoạch chung
được phê duyệt tổ chức lập và trình UBND thành phố phê duyệt quy hoạch phân khu
các khu vực đô thị và quy hoạch chi tiết một số khu vực đặc biệt. UBND thành phố
phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức lập quy hoạch chuyên ngành, quy
hoạch đặc thù phù hợp với định hướng quy hoạch chung Thành phố Lào Cai được phê
duyệt, đồng thời triển khai thực hiện các nội dung khác theo qui định của pháp luật
(thiết kế đô thị, quy chế quản lý …).

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
49
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000
3. UBND cấp xã tổ chức lập và trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch
xây dựng nông thôn phù hợp với phân cấp và theo qui định của pháp luật.
4. Đối với việc điều chỉnh cục bộ một số nội dung trong quy hoạch chung,
UBND thành phố Lào Cai có trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch cục bộ trên nguyên tắc không làm thay đổi các nội dung cơ bản của quy hoạch
chung và có sự thỏa thuận của các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
3.3. Quy định khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành
vi không cung cấp thông tin quy hoạch, cố tình cung cấp sai thông tin quy hoạch, quản
lý xây dựng không theo quy hoạch, xây dựng các dự án trái với quy hoạch.
2. Thanh tra xây dựng của Thành phố Lào Cai có trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt
động xây dựng trên địa bàn quản lý và báo cáo kịp thời với UBND Thành phố các
hành vi liên quan đến các hoạt động xây dựng trái với quy hoạch được phê duyệt.
UBND Thành phố quyết định xử phạt đối với các vi phạm nêu trên trong phạm vi
thẩm quyền của mình, có trách nhiệm báo cáo lên UBND tỉnh Lào Cai các trường hợp
ngoài thẩm quyền để Chủ tịch UBND Thành phố Lào Cai quyết định.
3. Khuyến khích và có hình thức khen thưởng phù hợp đối với các tổ chức cá
nhân thực hiện nghiêm túc các hoạt động về quản lý và đầu tư xây dựng theo đúng quy
hoạch, phát hiện và tố giác kịp thời các hành vi cố ý làm trái quy hoạch.
4. Theo định kỳ hàng năm phải họp kiểm điểm 1 lần về việc thực hiện Quy định
quản lý theo đồ án Quy hoạch chung báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền
liên quan theo quy trình, quy định hiện hành.
3.4. Quy định công bố thông tin
1. Cơ quan quản lý QHXD của Thành phố có trách nhiệm công bố thông tin và
nội dung đồ án quy hoạch được duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ
chức triển lãm đồ án quy hoạch công khai tại các trụ sở hành chính công cộng để toàn
bộ người dân được biết giám sát và thực hiện.
2. Cơ quan quản lý QHXD của Thành phố là đầu mối có trách nhiệm giúp lưu
giữ hồ sơ Quy hoạch chung để phục vụ công tác quản lý và cung cấp các thông tin quy
hoạch cho các tổ chức, cá nhân nếu có yêu cầu, cung cấp thông tin về quy hoạch chung
được duyệt cho UBND cấp xã để phục vụ công tác quản lý theo quy hoạch.
4. Cơ quan quản lý QHXD của Thành phố định kỳ hàng năm cập nhật tình hình
các dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch báo cáo UBND Thành phố tình hình thực
hiện./.

Quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Lào Cai và vùng phụ cận đến năm
50
2040, tầm nhìn năm 2050, Tỷ lệ 1/10.000

You might also like