You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

BÁO CÁO

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SINH VIÊN THỂ HIỆN: ĐĂNG QUỐC CƯỜNG


Lớp: 17Q1
Mã sinh viên: 1751020004
PHỤ LỤC:

CHUYÊN ĐỀ 1: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI (PGS.TS.KTS.LƯƠNG TÚ


QUYÊN)

CHUYÊN ĐỀ 2: QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ


(.KTS.LƯƠNG TIẾN DŨNG)

CHUYÊN ĐỀ 3: VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG


TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ (TS.KTS.ĐỖ THỊ KIM THÀNH)

CHUYÊN ĐỀ 4: XU HƯỚNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN


(KTS.ĐỖ TRẦN TÍN)

CHUYÊN ĐỀ 5: QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN MỚI (TS.KTS.LÊ XUÂN HÙNG)

CHUYÊN ĐỀ 6: YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC CẢNH


QUAN VÀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG (KTS. TRẦN NHẬT KIÊN)

CHUYÊN ĐỀ 1: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI


(PGS.TS.KTS.LƯƠNG TÚ QUYÊN)

1: Các xu hướng phát triển đô thị hiện đại:

Phát triển đô thị dạng trung tâm – thành phố nén, phân tán – tái tập trung.

 Xu hướng phát triển đô thị ở các nước tiên tiến:

 Một số xu hướng phát triển đô thị :


o Phát triển tập trung:

Là quá trình phát triển sơ khai của đô thị

- Hình thái đô thị

Thành phố nén ( compact city )

- Ưu điểm : + Sử dụng hiệu quả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội


+ Phát triển đô thị với tốc độ nhanh chóng
o Phát triển phân tán :
- Phân tán là bước tiếp theo của quá trình phát triển của đô thị sau khi tập
trung cao độ. Đây là quá trình quan trọng đã phát triển cao trào ở những
nước châu Âu vào những năm 80 . Có rất nhiều quan điểm khác nhau về
những căn cứ để đánh giá sự phát triển phân tán của đo thị, song tổng kết lại
đô thị được coi là bắt đầu phát triển phân tán theo sự thay đổi của các chỉ số
sau:
+ Tỷ lệ giữa dân số và diện tích vùng ( mức độ phân bố dân cư đồng hướng
trên diện tích đô thị cố định )
+ Tỷ lệ giữa dân gia tang
+ Sự chênh lệch về dân số gia tang giữa các đô thị, giữa trung tâm với ngoại
ô, giữa vùng đô thị hóa và vùng chưa đô thị hóa
- Nguyên nhân dẫn đến sự phân tán đô thị chủ yếu do :
+ Những tiến bộ to lớn về khoa học kĩ thuật, những cải cách trong cách tổ
chức và quản lý lao động cùng với công cuộc hiện đại hóa công nghiệp đã
tạo điều kiện phát triển nền kinh tế trên quy mô to lớn với lực lượng sản xuất
được tinh giảm, quy mô các nhà máy gọn nhẹ cũng không nhất thiết phải bố
trí ở các thành phố lớn.
+ Ngành bưu chính viễn thông phát triển cùng với các thành tựu to lớn của
điện thoại di động, fax , … cho phép điều khiển và theo dõi một cách dễ
dàng từ trung tâm đầu não của thành phố đến các nhà máy bố trí ở ngoại ô .
+ Những tiến bộ của các nhành giao thông vận tải cho phép liên hệ thuận
tiện và nhanh chóng giữa trung tâm với ngoại ô cũng như giữa các vùng
ngoại ô với nhau
+ Do chế độ làm việc giảm xuống, người dân thành phố có nhiều thời gian
để đến các khu vui chơi giải trí xa trung tâm hơn, có những loại giải trí đa
dạng và gần gữi với thiên nhiên
+ Do những tiến bộ của y học, tỷ lệ tử vong giảm , số người cao tuổi tang
lên- lớp người vốn dĩ yêu thích cuộc sống ở miền ngoại ô yên tĩnh.
 Quá trình tái tập trung - tái đô thị hóa :
- Ngược lại với sự phân tán ở trên, quá trình này có những biểu hiện như:
Các dòng dịch chuyển hướng tâm
Trung tâm các đô thị và hạt nhân của thành phố tăng lại sức hấp dẫn
Không làm cho đô thị lớn lên hoặc mức độ đô thị hóa cao hơn, tạo ra
sự biến đổi cho các đô thị về kích thước và mặt độ trong khi đặc tính
của thành phố cũng như mức độ đô thị hóa vẫn là không đổi
Phân cực rõ nét giữa các vùng có cùng diện tích và mật độ
Các chức năng được liên hệ và phát triển theo phương đứng hơn là
theo phương ngang
 Nguyên nhân dẫn đến quá trình tái đô thị hóa:
Do sự ưu tiên phát triển công nghệ , khoa học kĩ thuật cao cấp, xuất
hiện 1 thế hệ trẻ làm chủ xã hội- các chuyên gia tin học, các luật sư,
các nhà quản lý kinh tế, tiếp thị nghiên cứu chính trị,… những người
sống độc lập, tự do và có khuynh hướng chuyển dịch vào các thành
phố lớn hoặc trung tâm thành phố.
Để thực hiện việc hoàn thiện sản phẩm và quản lý sản xuất, xuất hiện
tổ chức xã hội đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quá trình đổi
mới và cải tiến mẫu mã, giảm bớt những bấp bênh kinh tế trong kinh
doanh
 Quy hoạch đô thị hiện đại
 Các xu hướng phát triển đô thị hiện đại
1. Tính kết dính trong đô thị

Hiện tượng Megalopolis làm thay đổi quy hoạch truyền thống:

o Đô thị như 1 tổ chức chặt chẽ, độc lập, tách biệt nhau, tách biệt
nông thôn
o Mô hình đô thị tầng bậc, phân chia các khu chức năng tập trung và
khép kín
 Các Lý thuyết và mô hình phát triển dô thị hiện đại
o Đô thị phát triển bền vững
o Đô thị sinh thái
o Đô thị thông minh
o Đô thị xanh

Quan điểm phát triển đô thị bền vững

Khái niệm :
Là phát triển thỏa mãn nhu cầu con người không chỉ trong giai đoạn
hiện tại mà còn cho tương lai, phải đáp ứng các yêu cầu kinh tế lẫn môi
trường

Quan điểm phát triển đô thị bền vững (1999 PGS TS Trần Trọng Hanh)

1. Vị trí , chức năng của đô thị phù hợp trong hệ thống đô thị cả
nước, cả vùng và địa phương
2. Các cơ sở kiinh tế- kĩ thuật tạo động lực phát triển cân đối với
quy mô của đô thị
3. Các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật , dân số xã hội và moi trường phải
đạt tương ứng với cấp và loại đô thị
4. Cơ cấu quy hoạch xây dựng đô thị mở và mềm dẻo thỏa mãn
các nhu cầu hiện tại của con người, đồng thời đáp ứng được nhu
cầu của các thế hệ mai sau
5. Cơ sở hạ tầng đồng bộ với trình độ hiện đại hoặc thích hợp, tùy
theo yeu cầu của thị trường
6. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn , cải tạo với xây dựng mới, coi
trọng việc giữ gìn giữa các bản sắc văn hóa, truyền thống lịch
sử và việc ấp dụng các tiến bộ KH- KT, công nghệ mới để tiến
đến hiện đại
7. Có kế hoạch, chương trình với hệ thống các dự án thiết thực,
khả thi, phù hợp với khả năng tạo vốn và điều kiện kinh tế xã
hội của địa phương
8. Tổ chức hợp lý môi sinh và bảo vệ môi trường, đảm bảo giữ gìn
cân bằng sinh thái đô thị , có biện pháp hữu hiệu phòng chống
thiên tai và các sự cố công nghệ có thể xảy ra
9. Đảm bảo hiệu quả công tác quản lý đô thị
10.Đảm bảo an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội.

CHUYÊN ĐỀ 2: Quản lý Quy hoạch và Xây dựng đô


thị
( TS.KTS Lương Tiến Dũng )

Phần 1: Quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị

1. Nhận thức và khái quát về quản lý đô thị:


1.1 Đối tượng quản lý dô thị

Định nghĩa:

“ Là điểm dân cư tập trung có quy mô từ 4000 người, có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp; là trung tâm thúc đẩy sự phát triển
Kinh tế - xã hội của 1 quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ”

- Đô thị bao gồm: Nội thành , ngoại thành phố hoặc nội thị, ngoại thị của thị
xã và thị trấn
- Nhận thức và sự hiểu biết về đô thị và một quá trình và mỗi giai đoạn lịch sử
đều có mô hình đô thị riêng, phù hợp với trình độ và phát triển của lực lượng
sản xuất.
1.2 Quản lý đô thị:
- Khái niệm : “+ Hình thành từ hành chính công và việc sử dụng quyền lực
hợp pháp và hợp lệ

+ Có trách nhiệm huy động, tập hợp các nguồn lực thông quan
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để phát triển đô thị
+ Có sự tham gia sâu rộng của dân cư và cộng đồng.

2 : Định nghĩa về quản lý đô thị

Là quản lý nhà nước ở đô thị , bao gồm các hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước can thiệp vào nhiều lĩnh vực, nhằm tổ chức khai thác và điều tiết sử
dụng tối ưu hóa các nguồn lực với mục tiieeu phát triển đô thị bền vững.

3 : Quản lý hành chính nhà nước ở đô thị là quản lý hành chính công , khác với
quản lý hành chính ( quản lý nội bộ )
4: Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị

(1) Giai đoạn I:


- Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị
- Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị và kinh phsi lập QHDT
(2) Giai đoạn II:
- Lập đồ án quy hoạch đô thị:
- Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị.
Đối với trường hợp đặc biệt, trước khi thực hiện trình tự trên phải có quyết
định chủ trương lập quy hoạch

5: Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
hoạt động quy hoạch đô thị.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy
hoạch kiến trúc đô thị.

1.2.2 : Lập thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị:

Lập quy hoạch xây dựng đô thị:


- Thẩm định quy hoạch đô thị
Trách nhiệm của cơ quan thẩm định

Nội dung
Thời gian thẩm định

- Điều chỉnh quy hoạch


a. Tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch
- Nội dung công việc

Công tác thực hiện và quản lý phát triển theo quy hoạch đô thị
b. Các câu hỏi cần được giải đáp,
- Tại sao cần có QHĐT?
- Lý do cần lập hoặc điều chỉnh QHĐt?
- Nhận điện các vấn đề và thách thức ?
- Những trở ngại?
- Những nhiệm vụ hoặc công việc phải làm ?
- Mô hình đô thị phù hợp
- Làm thế nào để cải thiện tiếp cận và trách tắc nghẽn
- ....................................................................................
- Làm thế nào để thiếp lập quan hệ
- Làm thế nào để biết bạn đang tạo ra ảnh hưởng
1. Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị
a. Các nguyên tắc chung
- Quản lý đầu tư và phát triển đô thị.
- Quản lý đầu tư xây dựng các công trình trong đô thị
- Cơ sở pháp lý:
Luật xây dựng 2014
Luật QH đô thị năm 2009
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của chính phủ
- Các nguyên tắc quản lý đầu tư phát triển đô thị và xây dựng các công trình đô
thị.
b. Quản lý đầu tư phát triển đô thị
Nội dung:
- Quỷ đất phát triển đô thị
- Vốn đầu tư phát triển đô thi
- Chính sách khuyến khích, hổ trợ và ưu đãi đầu tư
Xác định khu vực phát triển đô thị
- Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị
- Công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện
- Thành lập ban quản lý phát triển đô thị

c. Quản lý đầu tư xây dựng các công trình đô thị


Nguyên tắc chung:
- Đối tượng quản lý
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Nội dung quản lý xây dựng
- Quản lý nhà nước trong công trình đô thị
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các công trình đô thị
2. Các biện pháp chủ yếu bảo đảm quản lý trật tự xây dựng đô thị
a. Khái niệm
Là một quá trình đảm bảo việc đâu tư phát triển, cải tạo và xây dựng đô thị diễn ra
theo đúng quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và
các quy dịnh của pháp luật về xây dựng đô thị Nhà nước.
b. Trình tự
GĐ 1: lập CDS
GĐ 2: lập, , thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh
GĐ 3: tổ chức thực hiện
GĐ 4: quản lý đầu tư phát triển đô thị
GĐ 5: quản lý đầu tư cải tạo và xây dựng công trình trong đô thị
GĐ 6: quản lý khai thác và sử dụng các công trình đô thị

I. Quy hoạch xây dựng đô thị hướng tới đô thị xanh


1. Cơ sở khoa học quy hoạch và xây dựng đô thị
Cơ sở pháp lý
Cơ sở lý luận
Đô thị bền vững
Các mô hình đô thị bền vững
- Đô thị sinh thái
- Đô thị xanh
- Đô thị thông minh\

2. Nhận diện các vấn đề và thách thức của đô thị trở thành đô thị xanh
Đô thị bền vững của đô thị mới đạt ở mức trung bình, theo đánh giá của Ngân hàng
thế giới (WB)
Các vấn đề và thách thức
3. Tầm nhìn và các nhiệm vụ trọng tâm
Tầm nhìn 2050
- Mô hình thành phố xnah, văn minh hiện đại
- Phát triển bền vững KT-XH
Các nhiệm vụ trọng tâm
Bao gồm:

4. Một số biện pháp quy hoạch và xây dựng đô thị hướng đến đô thị xanh
- Triển khai kế hoạch hành động chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh gia
đoạn 2014-2020
- Rà soát điều chỉnh QH chung, QHPK, QHCT...
- Lập đề án đầu tư phát triển đô thị về xây dựng đô thị xanh
- Hợp tác, liên kết 1 số thành phố quốc tế
- Xây dựng diễn đàn thường niên về đô thị xanh
- Khai thác các nguồn lực, tạo ra sự đồng thuận của cộng đồng và dân cư về đô
thị xanh văn minh, hiện đại
- Lựa chọn lĩnh vực ưu tiên
CHUYÊN ĐỀ 3: Vai trò của quy hoạch đô thị trong thích
ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt
Nam.
(TS.KTS.ĐỖ THỊ KIM THÀNH)

I.Khái quát về biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong
tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất
định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi
thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một
mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất
định hay có thể xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc
biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập
tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên
toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng
các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá
mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh
thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Biến đổi khí hậu có những biểu hiện/dấu hiệu chính như sau:

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu:


Ấm lên toàn cầu, nóng lên toàn cầu, hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng
nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên
theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Trong thế kỷ XX, nhiệt độ
trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F).
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình
của Trái đất ở cuối thế kỷ XIX đã tăng +0,8 °C và thế kỷ XX tăng 0,6 ± 0,2
°C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí
hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4
°C trong suốt thế kỷ XXI. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
(IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động
của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ
Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ XX.

Sự thay đối lượng mưa toàn cầu:

Trên phạm ví toàn cầu lượng mưa tăng lên ở phía Bắc vĩ độ 30°B
(1901-2005) và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới (giữa những năm 1970). Khu
vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi 7,5% thời kỳ 1901- 2005.
Lượng mưa tăng lên ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á
và Trung Á. Tần số mưa lớn tăng lên ở nhiều khu vực (IPCC, 2007).

Sự dâng lên của nước biển toàn cầu:

Mực nước biển đang dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong
thế kỷ qua, và gần đây, trong kỷ nguyên sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác
định mực nước biển, từ năm 1993 đến 2000, mực nước biển đã dâng vào
khoảng 2,9-3,4 ± 0,4-0,6 mm/năm. Mực nước biển dâng có thể do hiện
tượng ấm lên toàn cầu - mà phần lớn là từ những tác động của con người.
Điều này sẽ làm tăng mực nước biển trong tương lai về lâu dài. Nhiệt độ gia
tăng làm nước giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và
băng lục địa khiến lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên. Dự kiến,
nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố chủ yếu làm mực nước biển dâng trong
thế kỷ tới.
Khí thải CO, làm tăng hiệu ứng nhà kính là hiện tượng do con người
gây ra trong mấy trăm năm gần đây, là nguyên nhân gây ra tình trạng trái đất
nóng lên một cách bất thường như hiện nay, làm tan những khối băng vĩnh
cửu ở hai cực và trên những đỉnh núi cao. Từ năm 1978, lượng băng trung
bình hàng năm ở Biển Bắc giảm khoảng 2,1 - 3,3% mỗi thập kỷ (IPCC,
2007). Tốc độ tan băng diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô ngày càng lớn,
như ở Nam Cực, tháng 3/2002 khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn
mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè 2002 lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so
với 1992, lên tới 655.000 m2. Hơn 1 10 sông băng và những cánh đồng băng
vĩnh cửu ở bang Montana đã biến mất trong vòng 100 năm qua. Các sông
băng sẽ biến mất khỏi dãy Albes vào năm 2050 (nếu độ tan chảy duy trì như
hiện nay)...
Các nhà khoa học về biển đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã chỉ ra rằng
đại dương đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Từ các số liệu quan
trắc trên toàn cầu cho thầy rằng mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn
1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 - 0,5 mm/năm, trong đó đóng góp do
giãn nở nhiệt khoảng 0,42 - 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 - 0,50
mm/năm (IPCC, 2007). Nghiên cứu năm 2009 cho rằng tốc độ mực nước
biển trung bình toàn cầu dâng khoảng 1.8 mm/năm (Chuch và White, 2009).
II. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5
- 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La
Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho
những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Việt Nam
được dự báo là một trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động
của biến đổi khí hậu và đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng
bằng bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới.
Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín, như: Ngân hàng
Thế giới (WB), Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường (CESR),
Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA),… Việt Nam là một trong
05 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước biển dâng. Các
số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển nước ta giai đoạn 1993 - 2010
cho thấy, mực nước trung bình ở Biển Đông tăng khoảng 4,7 mm/năm; trong
đó, riêng Việt Nam có mức tăng trung bình khoảng 2,8 mm/năm. Gần đây,
các dự báo cũng đều khẳng định, mực nước biển của nước ta có thể tăng
thêm 33,3 cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và khoảng 01 m vào năm
2100. Nếu kịch bản này diễn ra, nhiều khu vực đất liền ven biển và vùng đất
trũng sẽ bị chìm trong nước; thậm chí, có khu vực sẽ bị ngập sâu vĩnh viễn.
Ví dụ, nếu nước biển dâng cao 01 m thì 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập
vĩnh viễn, 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tỷ lệ các khu vực bị ngập
nặng theo thứ tự là, đồng bằng sông Hồng: 17,57%, các tỉnh ven biển miền
Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận): 1,47%, Thành phố Hồ Chí Minh:
17,84% và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 4,79%. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu
Long sẽ là khu vực có nguy cơ ngập cao nhất (khoảng 39,40% diện tích);
trong đó, tỉnh Kiên Giang có thể ngập đến 75% diện tích. Các đảo có nguy
cơ ngập cao nhất là: Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc.
Đây là thách thức rất lớn đối với toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng,
bởi mực nước biển dâng không những làm diện tích đất đai bị thu hẹp, mà
còn làm nhiễm mặn một số nguồn nước ngọt, tác động xấu tới sản xuất nông
nghiệp, đe dọa đến cuộc sống nhân dân. Khu vực ảnh hưởng lớn nhất là
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, dự báo vào năm 2030, khoảng
45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại nặng
nề cho ngành trồng trọt (khoảng 17 tỷ USD) cũng như hệ thống cấp nước ở
các vùng trũng của Nam Bộ.

III.Vai trò của quy hoạch trong thích ứng với biến đổi khí hậu và nước
biển dâng.
Đối với khu vực các đô thị miền núi, các địa phương cần rà soát, xác định
các khu vực xây dựng trên sườn đồi có nguy cơ sạt trượt khi mưa, lũ; xem
xét hạn chế hoặc không quy hoạch, cấp phép xây dựng công trình tại các khu
vực này; tập trung rà soát hệ thống tiêu thoát nước đô thị kết hợp với hệ
thống công trình thủy lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác nhằm bảo
đảm việc phân vùng, thoát lũ, chống ngập úng đô thị và chống trượt, lở đất...
Rà soát, đánh giá các chương trình phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng đô
thị, hạ tầng kỹ thuật; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các giải pháp thích ứng
nhằm khắc phục thiên tai, BĐKH và nước biển dâng…
Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án về phòng chống
thiên tai và BĐKH. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học
của Bộ phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, khung chính sách, các quy
chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định liên quan đến xây dựng
phát triển đô thị và công trình hạ tầng kỹ thuật thích ứng với tình hình thiên
tai, BĐKH và nước biển dâng.
Cần nhận thức toàn diện về BĐKH và tác động của nó đối với mối quan hệ
giữa các yếu tố tạo lập đô thị, gồm: yếu tố tự nhiên, công trình nhân tạo,
hoạt động kinh tế – văn hoá, xã hội, mọi cá nhân, cộng đồng và xã hội ở đô
thị;
Đổi mới phương pháp quản lý phát triển đô thị mang tính đơn ngành, nặng
về phát triển hình thái không gian vật chất, thiếu linh hoạt,..sang phương
pháp tiếp cận phát triển đô thị bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu;
Đổi mới phương pháp, nội dung lập, tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị:
trên cơ sở cách tiếp cận nêu trên, xây dựng, phát triển các đô thị “xanh” hơn,
thân thiện với môi trường với lượng phát thải thấp, khai thác và bảo tồn tài
nguyên bền vững;
Đổi mới thể chế quy hoạch đô thị: Các yêu cầu về phát triển bền vững đã
được các Luật: Bảo vệ Môi trường, Đất đai, Xây dựng, Nhà ở, Kinh doanh
Bất động sản, Qui hoạch đô thị, Xây dựng

IV.Kết luận
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là vấn đề nhức nhối được nhắc
đến nhiều trên toàn thế giới. Chính vì vậy chung tay bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của cộng đồng. Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ
tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí
trong lành, hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Đối với quy hoạch bảo vệ
môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội cấp tỉnh cũng phải thể hiện được các nội dung chính giống như
quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia.
VD1: Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích
ứng với biến đổi khí hậu
Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt với các thách thức nghiêm trọng
của biến đổi khí hậu : nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn, lũ thất
thường.

Thách thức từ biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long:
+ Gia tăng nhanh chóng các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và sự hạn
chế của tư duy, mô hình phát triển, của công tác quy hoạch, kế hoạch, hạn
chế của những cơ chế, chính sách hiện nay đối với đồng bằng sông Cửu
Long và thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng như các hoạt
động trên thượng nguồn sông Mê Công ngoài biên giới nước ta.
+ Hoạt động phát triển kinh tế-xã hội ở phía thượng nguồn, phát triển kinh
tế - xã hội nội tại của đồng bằng sông Cửu Long
+ Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng dẫn đến làm thay đổi
dòng chảy ở các lưu vực sông, suy giảm lượng phù sa, sạt lở bờ sông, sụt lún
đất do khai thác nước ngầm quá mức, sự gia tăng xâm nhập mặn, hạn hán;…
+ Hạn chế trong quy hoạch phát triển vùng cũng như sự lỏng lẻo trong thực
hiện quy hoạch phát triển vùng. Do thiếu sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa
các địa phương cũng như tính “cục bộ” trong phát triển, dẫn đến tình trạng
quy hoạch tổng thể vùng không được bảo đảm; đầu tư dàn trải, sự chồng
chéo, cạnh tranh nhau trong cơ cấu phát triển ngành nghề của mỗi địa
phương làm cho nguồn lực bị phân tán, tiềm năng của cả vùng không được
phát huy.
Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long:

*Việc đảm bảo sinh kế cho người dân phải được xác định là nhiệm vụ trọng
tâm

+ Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng trên cơ sở chủ động thích ứng,
chuyển hóa được những thách thức, biến thách thức thành cơ hội, bảo đảm
được cuộc sống ổn định và khá giả của người dân cũng như bảo tồn được
những giá trị truyền thống, văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long.
+ Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần
túy sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ số lượng sang chất lượng gắn với
chuỗi giá trị; từ sản xuất nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ và
công nghệ cao. Chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn
với phát triển kinh tế nông nghiệp.
+ Tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, tránh
can thiệp thô bạo vào tự nhiên, phát triển bền vững theo phương châm chủ
động sống chung với lũ, sống chung với mặn, khô cạn, thiếu nước, phù hợp
với điều kiện thực tế.
Giải pháp:
+ Phân tích, nhận diện đầy đủ các thách thức do biến đổi khí hậu, quá trình
phát triển nội tại của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các hoạt động sử
dụng nguồn nước ở thượng nguồn. Dự báo được các xu thế tác động chính,
nhận diện được các cơ hội trong ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở cho định
hình mô hình phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như các định
hướng chuyển đổi lớn.
+ Chú trọng quy hoạch định hướng chuyển đổi nông nghiệp bền vững cho
các tiểu vùng tại đồng bằng sông Cửu Long; định hướng thủy lợi phát triển
bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; các giải
pháp chuyển đổi sinh kế bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long; thực trạng
sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp ứng
phó; các cách tiếp cận chuyển đổi có tính đến rủi ro khí hậu để thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long;
+ Xây dựng cơ chế, chính sách đổi mới có tính đột phá nhằm tận dụng cơ
hội chuyển hóa các thách thức thúc đẩy quá trình chuyển đổi, phát triển bền
vững đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, tập trung vào các cơ chế về đất
đai, thuế, kiến tạo thị trường, xúc tiến đầu tư, khoa học - công nghệ, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực.
+ Huy động các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp
tục quan tâm và hỗ trợ thích đáng cả về kỹ thuật và tài chính cho vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
VD1: Phân tích đánh giá vấn đề ô nhiễm trong đồ án quy hoạch TT. Sìn Hồ -
Lai Châu

* Các vấn đề ô nhiễm môi trường chính:

- Ô nhiễm nguồn nước: Do chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập
trung, nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý sơ bộ qua các bể phốt ngầm của
các hộ gia đình, các cơ quan và thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung
gây ô nhiễm cục bộ các ao hồ xung quanh.
- Ô nhiễm chất thải rắn: Chưa có điểm thu gom và xử lý rác thải tập trung,
các điểm thu gom rác tự phát và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Ô nhiễm không khí: Quá trình xây dựng gây ra ô nhiễm không khí. Và do
một số lễ hội cổ truyền của đồng bào dân tộc Dao như lễ hội Cấp Sắc,..
* Mục tiêu:

- Giảm cơ bản, kiểm soát mức độ gia tăng các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái tài nguyên.

- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm, nâng cao chất lượng
môi trường sống của đô thị.

- Do đặc điểm là địa hình thung lũng có độ cao chênh lệch lớn, 3 con suối trong khu vực
vào mùa lũ nước chảy nhanh, rút nhanh nên khi thực hiện quy hoạch trong khu vực này
cần chú trọng tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, khi xây dựng
các công trình cần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Khu vực dân cư (1) :

Quy mô: 38,35 ha

+ Khu vực dân cư tập trung:

Chủ yếu là dân tộc Kinh ở nội thị trấn, và một số ít dân tộc H'mông Đen, Dao Khâu. Do
nằm gần các trục giao thông chính nên thường xảy ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn. Rác
thải sinh hoạt chưa được thu gom, hiện tượng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và
gây mất mĩ quan khu vực.

Hình 31: Rác thải sinh hoạt bừa bãi trên vỉa hè
+ Khu vực dân cư làng xóm phân tán:

Gồm các bản làng người Dao Khâu, H'Mông phân tán rải rác thành các bản, cụm dân cư
nhỏ xen kẽ khu vực canh tác.

Khu chăn nuôi, sản xuất gắn với nơi ở không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp tới
môi trường sống của người dân.

Nước thải sinh hoạt thoát ra trên bề mặt gây ô nhiễm mặt nước.

Hình 32: Khu vực bản làng (chăn nuôi sản xuất gắn với nơi ở)
Chấy thải rắn:

Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua các bể phốt ngầm của các hộ dân cư, các cơ
quan và thải ra hệ thống thoát nước chung.

CTR sinh hoạt tại thị trấn Sìn Hồ đã được thu gom rác (do phòng Kinh tế hạ tầng của
huyện quản lý) thu gom và vận chuyển đến bãi rác. Tổng lượng CTR thu gom được
khoảng 9 tấn/ngày.

Công tác chôn cất được thực hiện ở bãi rác nằm ngoài ranh giới thị trấn Sìn Hồ, trên địa
phận xã Phăng Xô Lin cách thị trấn khoảng 7km.

CHUYÊN ĐỀ 4: XU HƯỚNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ VÀ THIẾT


KẾ CẢNH QUAN
(THS.KTS.ĐỖ TRẦN TÍN)

I. Khái niệm.
Thiết kế đô thị là công việc tiếp theo của quy hoạch đô thị, đi sâu hơn và
cụ thể hóa Quy Hoạch đô thị
Thiết kế đô thị vừa chú trọng đến sự hài hoà tổng thể của một không gian
trên quy mô lớn nhưng đồng thời cũng quan tâm tới cấp độ từng chi tiết.
Thiết kế đô thị được coi là một môn học về nghệ thuật sáng tác, tập hợp, tổ
chức không gian tạo mối liên kết về công năng sử dụng, tạo sự hài hòa
trong thiết kế kiến trúc giữa các công trình, tạo môi trường sống tốt và
hình ảnh đô thị có sắc thái
Các dạng đồ án thiết kế đô thị.
- Bảo tồn đô thị.
- Thiết kế đô thị mới.
- Cải tạo đô thị.
II. Phương pháp phân tích và các lý luận của thiết kế đô thị.
- Phân thích địa điểm.
- Lý luận về quy trình phân tích làm và các ản phẩm của thiết kế
đô thị.
- Lý luận về địa điểm.
- Lý luận hình ảnh đô thị(Kenvin Lynch): Tuyến, Điểm nhấn., Nút, Khu
vực, Cạnh biên.
III. Quy trình thiết kế đô thị.
IV. Nội dung thiết kế đô thị(Điều 33).
- Để đô thị như quy hoạch thì nội dung thiết kế đô thị cần được đầu tư và
quan tâm một cách cụ thể.

1.Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án QHC: xác định các vùng kiến
trúc cảnh quan trong đô thị, đề xuất tổ chức không gian trong các khu trung
tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian trong các khu trung tâm, khu
vực cửa ngõ đô thị, trục không gian chính quảng trường lớn, không gian cây
xanh mặt nước và điểm nhấn trong đô thị

2.Nội dung TKĐT trong đồ án QHPK: xác định chỉ tiêu khống chế
khoảng lùi, cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính, khu vực trung tâm,
các khu vực không gian mở, các công trinhf điểm nhấn và từng ô phố cho
khu vực thiết kế.
3.Nội dung TKĐT trong đồ án QHCT: bao gồm việc xác định các
công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn,
tầng cao xây dựng công trình cho từng lô đất và cho toàn khu vực, khoảng
lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố, xác định khối màu sắc
hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh,
mặt nước, quảng trường

4.Nội dung TKĐT của đồ án TKĐT: xác định tầng cao xây dựng cho
từng công trình, khoảng lùi công trình trên từng đường phố và ngã phố, xac s
định màu sắc, vật liệu, hình thức, chi tiết kiến trúc của các công trình và các
vật thể kiến trúc khác, tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh
đường phố và mặt nước.

Các bước thực hiện thiết kế đô thị:


TKĐT:
Thiết kế đô thị can thiệp vào đô thị trên mọi kích cỡ

Thiết Kế Đô Thị Can thiệp vào đô thị trên mọi kích cỡ

Tính dặc trưng:

Tái tạo cấu trúc đô thị

Các đặc tính tự nhiên: cảnh quan, kiểu dạng điạ hình. Các đặc tính do con
người: vùng biên, ranh giới, lịch sử, văn hóa, niên giám thống kê. Công trình
kiến trúc: màu sắc, họa tiết, tuổi thọ công trình, tính liên tục-đóng mở, điểm
nhìn + mặt tiền, không gian công cộng.

Khung thiết kế đô thị tổng thể:


- Hình thái cấu trúc đô thị – kiến trúc đô thị
- Giao thông không gian mở – môi trường

Áp dụng đồ án tốt nghiệp:

Áp dụng các đề tài không gian trong thiết kế đô thị trong đồ án thiết kế đô
thị hoặc các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các cảnh quan khu
vực:

+ Với các đề tài như tái sinh các không gian công cộng, xây dựng các sân
chơi,

Một đô thị được tạo bởi tập hợp các công trình xây dựng. Nhưng sự sống
thực sự nó lại nằm ở khoảng trống giữa các công tình chứ không phải bản
thân công trình.
VD: QUY HOẠCH THỊ XÃ HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020
Chuyên đề 5: Quy hoạch xây dựng đáp ứng yêu cầu
phát triển nông thôn mới
(TS.KTS. LÊ XUÂN HÙNG )

1. Những thay đổi căn bản của Quy hoạch xây dựng nông thôn mới khác với quy
hoạch xây dựng trước đây. (ntn, ở điểm nào)
o Quy hoạch ngành: quy hoạch cục bộ mang tính chất quy hoạch riêng
o Quy hoạch tích hợp (phải đồng bộ nông nghiệp, xây dựng và đất đai)
(2010-Sự ra đời của chương trình xây dựng nông thôn mới, bước chuyển quan
trọng căn bản trong xây dựng nông thôn)
( thay đổi để thấy qh nông thôn k chỉ nhìn khía cạnh mà còn nhìn tổng hợp, còn
nhiều khó khăn tạo ra độ khó cho nhà làm quy hoạch ms đưa ra giải pháp
cho nhà quy hoạch)
 Những vấn đề cho QHXD nông thôn thường nhận được nhiều quan tâm trước
năm 2010
 Những vấn đề cho QHXD nông thôn thường nhận được nhiều quan tâm trước
năm 2010
o Bảo tồn cảnh quan làng quê/ các giá trị vật thể.(làng cổ đường lâm)
o Bảo tồn khung cảnh làng quê/ các giá trị tinh thần.(chợ xưa)
o Bảo tồn đời sống làng quê/ các giá trị văn hóa
 Những vấn đề cho QHXD nông thôn mới hiện nay
o Phát triển nông nghiệp với đô thị hóa
o Kinh tế nông nghiệp và sinh kế hộ gia đình
o Cải thiện cảnh quan và môi trường nông thôn
2. Vấn đề cốt lõi trong phát triển nông thôn mới.(cho ai cho đối tượng nào)

(Sinh kế là mục tiêu hàng đầu)


 So sánh thu nhập thành thị-nông thôn và So sáng khả năng tích lũy giữa
Thành thị-nông thôn

 So sánh tốc độ tăng thu nhập giữa Thành thị-nông thôn


 Thống kê về chuyển dịch hoạt động kinh tế nông thôn

 So sánh với Châu âu


3. Quy hoạch xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới.(sẽ phải làm
những j, làm ntn)

 Phát triển sinh kế - có thể coi là mục tiêu cấp bách hiện nay
o Mục tiêu 1: Phát triển lấy Nông Nghiệp là trọng tâm và phát triển các hoạt
động kinh tế bổ trợ
- Vai trò của QHXD:
 Bảo đảm các không gian cho hoạt động nông nghiệp. Xóa bỏ, giảm bớt
hoặc thay đổi chức năng cần xem xét tới tính bảo toàn hoạt động của chuỗi
liên kết chứ không suy diễn thuần túy và đề xuất cảm tính.
 Bố trí thêm các không gian cho hoạt động bổ trợ như Kho bãi thu mua, lưu
chứa hàng hóa nông sản, Cụm công nghiệp chế biến, Nhà máy bao bì,...
o Mục tiêu 2: Phát triển hoạt động kinh tế bổ trợ hỗ trợ lao động dư thừa và lao
động nhàn rỗi (Không gian làng gốm, nông nghiệp trải nghiêm,...)
- Vai trò của QHXD:
 Tổ chức không gian cho các hoạt động Nghề truyền thống
 Tổ chức không gian đẩm bảo phát triển các hoạt động du lịch trải nghiệm
 Phân bố sắp xếp các khu tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp, kho bãi
 Bảo vệ môi trường – có thể coi là mục tiêu bền vững
o Mục tiêu 1: Bảo vệ giá trị từ môi trường Nông Nghiệp – Tự Nhiên
- Vai trò của QHXD:
 Duy trì, hạn chế thu hẹp các diện tích nông nghiệp. Đặc biệt là đất trồng
lúa. Có thể xác lập các khu vực chuyên canh, thâm canh theo định hướng
phát triển cây, con của địa phương.
 Duy trì và hạn chế tác động thay đổi hướng dòng chảy của hệ thống thủy
nông. Lưu ý xử lý ô nhiễm nước từ các phân bón hữu cơ ảnh hưởng đến
môi trường sống của dân cư.
 Cải tạo, mở rộng chỉnh trang mạng giao thông nội đồng hiện có. Mạng lưới
đường nội đồng được gắn với hệ thống thủy lợi.
o Mục tiêu 2: Bảo vệ giá trị từ môi trường Văn hóa- xã hội Làng Xã

- Vai trò của QHXD:


 Hạn chế can thiệp, Bảo tồn cấu trúc và không gian truyền thống
 Tái thiết, phục dựng các không gian văn hóa truyền thống như: Sân lễ, Sân
hội, Tuyến rước lễ,..
 Phát triển Bình đẳng – có thể coi là mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống
o Mục tiêu 1: Hoàn thiện hệ thống Hạ tầng xã hội
- Vai trò của QHXD:
 Phân tích, lựa chọn địa điểm đánh giá tiềm năng khai thác các chức năng
Phi nông nghiệp.
 Bổ sung các chức năng mới như NVH, sân chơi, nhà trẻ, y tế theo các thiết
chế văn hóa hiện đại
 Áp dụng các tiêu chuẩn đô thị, tiêu chuẩn ngành vào tổ chức không gian,
quy hoạch sử dụng đất
o Mục tiêu 2: Cải thiện hệ thống Hạ tầng kỹ thuật
- Vai trò của QHXD:
 Cải tạo cơ sở hạ tầng như giao thông, bến bãi dầu mối HTKT để cung cấp
cho khu dân cư
 Cải thiện chất lượng phục vụ của các đầu mối HT phục vụ sản xuất
4. Những vấn đề tổ chức không gian điểm dân cư nông thôn.(đặc điểm hình
thành, vấn đề bảo tồn,hình thái phát triển, vấn đề gắn với phát triển nông thôn)

CHUYÊN ĐỀ 6: Văn hóa trong kiến trúc cảnh quan


và quy hoạch xây dựng.
( TS.KTS.TRẦN NHẬT KIÊN )

I.Vấn đề đô thị Việt Nam đương đại.

Đô thị hóa dẫn đến:


+ Tắc đường
+ Ô nhiễm(môi trường,tiếng ồn)
+ Rác thải
+ Dân số tăng
+ Thiếu không gian công cộng
+ Ngập lut
+ Phi bản sắc
+ Lãng phí tài nguyên đất

II.Văn hóa và quy hoạch xây dựng.

1.Âm dương:

Là khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập và luôn chuyển hóa cho nhau. Thí
dụ như Trắng Đen, Nóng Lạnh, Vui Buồn, Bắc Nam ...Học thuyết âm dương
là nền tảng tư duy nhận thấy sự vật luôn luôn có mâu thuẫn, nhưng thống
nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hóa để phát sinh, phát triển và
tiêu vong gọi là học thuyết âm dương.

Cân bằng đặc – rỗng đã được đặt ra từ lâu trong quy hoạch – kiến trúc – nội
thất. Cao ốc được xây chen chúc ở trung tâm phố cổ hay trang trí nội thất
rườm rà, chi chít… đều là chuyện cân bằng đặc – rỗng, rộng ra là cân bằng
âm – dương, hài hòa tự nhiên trong phong thủy.
2.Phong thủy.

Phong thủy: là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, chuyên
nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời
sống họa hay phúc của con người. Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là
"gió", là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là "nước",
là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn
lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở,
thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng,
hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến
cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy
hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.

-Tầm long:
Long mạch là gì và tìm long mạch như thế nào?
Theo sách Địa lý đại thành, sơn pháp toàn thư của Diệp Cửu Thăng có ghi:
“Long là gì? Chính là sơn mạch… đất là thịt của rồng, đá là xương của rồng,
cỏ cây là râu tóc của rồng”. Cũng trong cuốn Âm Dương nhị trạch toàn thư
có ghi: “Địa mạch đi đứng nhấp nhô là rồng”.
Một cách khác, long mạch được hiểu là địa mạch mạnh mẽ, mềm mại, thoát
ăn thoát hiện như rồng. Địa mạch lấy hướng núi sông làm tiêu chí, vì vậy
các nhà phong thủy học gọi địa mạch là long mạch, là khí mạch đi theo
mạch núi. Mạch của đất gọi là long mạch, việc tìm đất gọi là tầm long, công
cụ định thế và hướng đất là cái tróc long. Trước khi táng mộ người ta thường
kiếm 1 thầy địa lý giỏi để đến tìm huyệt tróc long. Theo pháp đầm long
trong phong thủy truyền thống, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi dò theo long
mạch mà tìm đến huyệt.

Ý tưởng thiết kế theo thuyết Tầm long, điểm huyệt tại Công viên nghĩa trang Sài Gòn
Thiên Phúc
Nhìn thế đi của núi non để tìm long mạch, trong phong thủy là nghiên cứu
về nguồn gốc của long mạch đến, cũng tức là liên quan đến sinh khí. Hoàng
Diệu ứng đời Tống đã viết trong tác phẩm “Bát sơn thiên”: “Phương pháp
tìm long, tìm tổ tông, tìm nơi ở của tổ tông, phụ mậu là phương pháp cao
siêu”. Tức ý nói là tìm long trước tiên phải tìm núi tổ tông, sau đó tìm núi
phụ mẫu. Núi tổ tông là nơi quần sơn phát mạch, núi phụ mẫu là đầu vào của
sơn mạch ở huyệt trường.
Thông thường bắt đầu từ nơi quần sơn phát mạch, sự sắp xếp của các núi là:
“Trước tiên đỉnh nhô cao là tổ, đỉnh thứ đến là tông, sau đó hai đỉnh bên trái
bên phải là phụ mẫu”, “Bắt đầu từ tổ tông mà thấy thai tức dựng dục của phụ
mẫu”, cuối cùng “xem xét hình thế mà tìm huyệt”. Long lớn thế lớn, đó là
điều trong phong thủy thường yêu cầu. Người ta đã dựa vào hình thái của
dãy núi để chia long mạch ra làm 9 hình thức là:
• Hồi long: Hình thế uốn lượn, hướng về tổ tông giống như rồng
khoanh hổ ngồi.
• Xuất dương long: Hình thế uốn lượn vươn tới giống như con thú ra
khỏi rừng, con thuyền vượt biển.
• Giáng long: Hình thế sừng sững uy nghi, núi cao dốc đứng, giống như
nhập triều đại tọa, phi ngựa phất cờ
• Sinh long: Hình thế cong lượn, tầng tầng lớp lớp, như con rết dương
chân, như chuỗi ngọc, như dây leo.
• Phi long: Hình thế bay lượn, trầm bổng nhanh nhẹn, như con nhạn vút
lên, như chim ưng sải cánh, hai cánh mở rộng như phượng múa loan bay.
• Ngọa long: Hình thế vững vàng chắc chắn như hổ ngồi, như voi đứng,
như trâu ngủ, như tê giác nằm.
• Ẩn long: Hình thế bàng bạc, mạch lý tiềm tàng, hiện lên như tấm thảm
trải dài ra.
• Đằng long: Hình thế cao xa, to lớn hiểm trở như vút lên trời cao, mây
mù giăng tỏa.
• Lãnh quần long: Hình thế dựa theo, thưa dầy tụ hợp như bầy hươu,
bầy cừu chạy, như bầy cá bơi, như bầy chim bay.

-Điểm huyệt:

Nguyên tắc điểm huyệt trong phong thủy


Huyệt trong phong thủy cũng gần giống như huyệt vị trong cơ thể con
người, là nơi có thể lấy được khí ra, khu được khí về, cũng giống như huyệt
vị của cơ thể con người thông với kinh lạc, huyệt vị của phong thủy cũng
thông với sinh khí của long mạch.
Các nhà phong thủy cho rằng, điểm huyệt là khâu quan trọng nhất trong
phong thủy nên cần đặt biệt coi trọng, muốn cảm thụ được sinh khi của long
mạch, phải tìm được chân huyệt. Điểm huyệt nếu không chính xác thì cho dù
là cát địa cũng không có tác dụng gì. An táng mà độ nông sâu không đúng
thì thậm chí phúc có thể trở thành họa.
Muốn điểm đúng chân huyệt phải tuân theo nguyên tắc: “Thừa kỳ sở lai,
thẩm kỳ sở phế, trạch kỳ sở tướng, tỵ kỳ sở hại“. Điều này có nghĩa là:
• Thừa kỳ sở lai: Tìm đúng chỗ ngừng của hình thế long mạch chân khí,
khiến mạch không rời huyệt, huyệt không rời mạch; xét kỹ âm – dương,
thuận – nghịch, hư – thực của long mạch để xác định trước – sau, phải – trái
của địa điểm, kích thước tăng giảm để đạt được mục đích nội tiếp sinh khí,
ngoại trừ uế khí.
• Thẩm kỳ sở phế: Chỉ hình thể vốn tự nhiên nhưng thường bị con
người phá hoại, gia súc dẫm đạp, bị khai khẩn trồng trọt hoặc bị cuốc đào
làm hư hỏng thế “tam phân tam hợp”, thế đất tốt. Nếu tìm được chân long
chính cục, thủy tịnh sa minh; trước có núi triều, sau có sa bọc.
Trạch kỳ sở tướng: Cái gọi là “tướng” tức là “giúp đỡ”. Việc điểm huyệt
phải quan sát thiền dực (gò đất cánh ve sầu), dòng nước
• “tam phân tam hợp” để định táng khẩu.
• Tỵ kỳ sở hại: Tránh tử khí để cầu sinh khí, chú trọng âm dương, sinh
tử, lớn nhỏ, sâu nông, hướng bối, cầu tam cát, tránh lục xung, tránh ngũ bất
táng và thập bần.

II. Tính khoa học của Phong thủy

Phong thuỷ theo cách hiểu phổ biến là một bộ môn khoa học phương Đông
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường, cảnh quan thiên nhiên, ảnh
hưởng của các yếu tố địa lý xung quanh nhà ở đến cuộc sống của con người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, phong thuỷ đang được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó tiêu biểu là trong kiến trúc xây dựng
và kinh doanh. Người ta có thể thông qua Phong thuỷ của nhà ở, văn phòng,
cơ sở thương mại để dự đoán sự thành đạt của các tổ chức xã hội, kinh tế và
nhân sinh. Tuy nhiên, trong việc ứng dụng phong thuỷ hiện nay còn nhiều
vấn đề cần được làm rõ cả về nhận thức và thực tiễn. Trước tiên là tính khoa
học của phong thuỷ.

Sim Lim - Singapore


Phong thủy không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nó bắt nguồn từ
ngay trong thực tiễn cuộc sống. Hàng ngàn năm trước, cuộc sống của con
người chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên cần Thủy (nước) và Thổ (đất).
Chính vì vậy, mà con người ngay từ khi ra đời đã biết chọn những vị trí cư
trú có núi non che chở, bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Sự tranh
giành quyền lực, đất đai của các bộ lạc, dân tộc dẫn đến những nhìn nhận về
nơi an cư, lạc nghiệp mà nhất là phía sau gần núi dễ tạo sự an toàn thuận lợi
cho việc phòng thủ. Từ đó hình thành nên khái niệm Tọa sơn hướng thủy.
Gần thủy để tiện sinh nhai, gần núi để dễ được che chở, bảo vệ. Các câu phú
Sơn quản nhân đinh thủy quản tài cũng xuất phát từ chính trong những nhu
cầu sinh tồn đó.
Trải qua thời gian, những học thuyết Phong thủy dần dần được hình thành.
Qua chiêm nghiệm thực tế, người ta đã bắt đầu gạn bỏ những gì không hợp
lý, phát huy những gì đúng đắn nhất. Khoa học phong thuỷ vì thế mà ngày
càng hoàn thiện hơn trên phương diện lý luận.
Bước sang thời hiện đại, với sự phát triển như vũ bão của nền khoa học kỹ
thuật phương Tây, Phong thuỷ vẫn không những không mất đi vị thế mà còn
thể hiện được tính ưu việt của mình trên nhiều phương diện. Và điều quan
trọng là những nguyên lý của Phong thuỷ hoàn toàn không mâu thuẫn với
những bộ môn khoa học hiện đại của phương Tây.
Nếu phương Đông có môn Phong thủy thì phương Tây cũng có những môn
khoa học tương ứng nghiên cứu về thổ nhưỡng, khí hậu ảnh hưởng tới đời
sống con người.
Có thể kể đến là môn Vật lý kiến trúc nghiên cứu về sự vận động của gió
trong nhà. Theo môn này thì không nên để các cửa thẳng hàng nhau sẽ kém
thông thoáng, vi khuẩn yếm khí phát sinh. Còn Phong thủy phương Đông
môn phái Loan đầu cũng có lời khuyên tương tự rằng nếu để ba cửa đối
nhau dễ phát sinh tai họa.
Những tỷ lệ vàng trong kiến trúc Tây phương cũng có những nét tương đồng
đối với những con số coi là đẹp trong Phong thủy Huyền không học.
Phong thủy tương đồng với khoa học hiện đại Tây phương và chúng ta hãy
nhìn nhận nó dưới góc độ khoa học và đừng khoác nên nó tấm áo thần bí.

Ví dụ : Hình Sắc của biệt thự dưới đây (Hình 1) là Hình Hoả : Đầu hồi, nóc
tam giác, hình sắc nhọn .Vì vậy chủ nhà đã chọn màu sơn là màu Xanh
(Mộc) và vật liệu đá thô màu vàng sét (Thổ) để làm giảm tính hoả và cũng là
những màu phù hợp theo Ngũ Hành tương sinh.Ngoài ra những chi tiết sê nô
, mái hiên bê tông ngang thấp phía dưới và hàng cây lá xanh phẳng lặng
(Hình Mộc) làm cho tổng thể công trình cân đối hài hoà.Chính nhờ những
yếu tố đó mà ngôi nhà này luôn gây được một cảm giác nhẹ nhàng , yên bình
cho gia chủ hay khách đến thăm
Hình 2 :
Biệt thự này có mái nhà vòm : Hình kim , phù hợp với những ban công uốn
lượn nhẹ nhàng (Hình Thuỷ), cửa sổ, cửa đi hình vuông (Hình Thổ).
Hình 3

Hình 4
Hình 3,4 : Các biệt thự này cũng có mái ngói nhọn , đầu hồi tam giác :Hình
Hoả ,nên cũng sử dụng nhiều đá tự nhiên và sơn nước màu vàng,nâu đất
( Thổ) để quân bình. Nếu nhà có vườn hoặc sân trước thì phải lưu ý cắt tỉa
cây lá gọn gàng , quang đãng mới tạo được cho người đi vào có cảm giác
thoải mái, nhẹ nhàng.Tránh để thùng rác , đồ vật phế thải trên lối đi vào tạo
xù khí và vẻ suy tàn.Sinh khí môi trường tư nhiên thông thường thâm nhập
vào nhà từ cửa sổ, cửa đi nhưng nguồn dưỡng khí quan trọng nhất vẫn qua
cửa chính.Cho nên vị trí đặt cửa chính ở mặt tiền cũng cần hết sức lưu tâm .
Tránh thiết kế cổng hướng thẳng vào cửa chính nhà để tránh sát khí xông
thẳng vào nhà Nên thiết kế lối đi lượn vòng từ cổng đến cửa chính vào nhà ,
lối vào uốn lượn dẫn sinh khí từ tốn vào nhà, đường cong cũng có thể biến
sát khí thành sinh khí.

Hình 5
Biệt thự này được thiết kế có lối vào từ cổng qua 1 quãng sân dài mới đến
gara để xe, còn lối vào cửa chính được rẽ ngang và đi lên cao men theo
mảng tường đá ,đây là mảng tường chặn và chuyển hoá sát khí thành sinh
khí dẫn vào nhà.
Hình 6

Hình 7
Hình 6,7: Những lối đi dạo quanh co trong vườn tạo thêm nét uyển chuyển ,
mềm mại cho căn nhà và dẫn dắt người đi tò mò khám phá những vẻ đẹp ẩn
nấp sau những khúc quanh.
Hình 8
Trước sân nhà nếu thiết kế được một dòng suối nước (Thuỷ) chảy lượn
quanh thì rất tốt , dọc bờ suối đặt vài trụ đèn sắt (Kim) trang trí,len giữa đá
là những bụi cây (Mộc và Thổ) được điểm thêm vài cụm hoa đỏ, tím ,
hồng( Hoả).Đây là một mẫu sân vườn lý tưởng vì quy tụ được Ngũ Hành
(Hình 8).
Hình 9
Tương tự , sân vườn Hình 9 cũng hội đủ Ngũ Hành với hồ nước hình tròn
thái cực ở giữa (Thuỷ) hoà quyện với những đường đi dạo uốn lượn , dọc
đường đi dạo lát đá tràn ngập cỏ, cây ( Thổ,Mộc), lam sắt trang trí + trụ đèn
hai bên đường (Kim) tạo những khoảng nhấn ,cùng với ánh sáng vàng ấm
phát ra từ đèn và vài bụi hoa Trang màu đỏ (Hoả) đã tạo ra nên một bức
trang phong cảnh nhẹ nhàng, mềm mại.

You might also like