You are on page 1of 20

Chương I

TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NN VỀ ĐÔ THỊ

I- Khái niệm đô thị, đô thị hoá và quá trinh phát triển đô thị ở
Việt Nam
II- Quản lý đô thị, các chức năng của quản lý đô thị, các mô
hình quản lý đô thị
III- Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn
học

Mục tiêu: giúp SV Nắm vững khái niệm cơ bản; nội dung
quản lý đô thị, các mô hình quản lý; đối tượng, phạm vi
nghiên cứu môn học

1
I- Khái niệm đô thị, đô thị hoá và quá trinh phát triển đô thị
ở VN

1- Khái niệm đô thị và những đặc trưng của đô thị


đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao,
chủ yếu là lao động phi nông nghiệp,
có hạ tầng cơ sở thích hợp,
là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành,
có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của cả nước,
của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng.

• Để quản lý 1 đối tượng cần làm rõ khái niệm, những đặc trưng của
đối tượng… xây dựng các chính sách, biện pháp… và cần có phương
tiện...

2
Lãnh thổ đô thị gồm Nội thành. Nội thị, và ngoại ô
Chức năng và ranh giới ngoại ô: được quy định tại điều 7 của
Nghị định 72-2001-NDCP.

Ngoại ô được sử dụng để :


- Phát triển nông thôn
- Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng
- Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch;
- Vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng
sinh thái;
- Dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị.

3
2- Khái niệm đô thị hoá, biểu hiện của đô thị hoá và
đặc điểm ĐTH
Đô thị hoá là quá trình biến đổi và phân bố lại lực lượng sản xuất trong
nền kinh tế quốc dân, bố trí lại dân cư, hình thành, phát triển các hình
thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện
có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật,
tăng quy mô và mật độ dân số.
• Biểu hiện của đô thị hoá:
Mở rộng quy mô diện tích các đô thị hiện có trên cơ sở hình thành các
khu đô thị mới, các quận, phường mới
Hiện đại hoá và nâng cao trình độ các đô thị hiện có;
Hình thành các đô thị mới.
• Đặc điểm của ĐTH :
Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử
Đô thị hoá gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội

• Đô thị hoá và việc hình thành các khu đô thị mới


4
3- Quá trình phát triển đô thị Việt Nam

4- Đô thị học
Khoa học và nghệ thuật tổ chức chỉnh trạng cấu trúc môi trường
các hệ sinh thái phát triển của một đô thị hoặc vùng đô thị, liên vùng
hay một quốc gia hoặc liên quốc gia.
Đô thị học có 4 chương trình nhiệm vụ chung:
- Tạo các nguồn lực tăng trưởng và tạo thế cân bằng động hài hoà
giữa các hệ sinh thái - trong quá trình đô thị hoá.
- Giữ gìn và nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị trong điều
kiện thiên nhiên
- Sáng tạo ra môi trường, kiến trúc cảnh quan, hoà đồng với cảnh
quan thiên nhiên
- Bảo tồn tôn tạo, nâng cao giá trị sử dụng các khu đô thị cổ.

5
• Mô hình phát triển đô thị

• 4- Các mô hinh phát triển đô thị, phân loại đô thị

5
3
2
4 3 1
4

2
3
7
1 5

9 8

Mô hình thành phố phát


Mô hinh làn sóng Mô hinh đa cực triển theo khu vực

6
II- Quản lý NN về đô thị và các chức năng của quản lý đô
thị
1- Khái niệm quản lý đô thị
+ Quản lý đô thị là quá trinh tác động bằng các cơ chế, chính sách, của
các chủ thể quản lý vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy tri
hoạt động của đô thị theo hướng tích cực.
Ai quản lý cái gì? bằng cách nào? Mục đích gì?
+ UBND các cấp là các chủ thể quản lý đô thị; Các Sở chuyên môn các tổ
chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng… là những cơ quan trực
thuộc UBND
+ Quản lý cái gì: Các hoạt động đô thị như lao động sx, học tập, nghỉ ngơi,
giải trí, giao tiếp, đi lại; QUẢN LÝ Bằng cach nào? Bằng pháp luật
+ Đặc trưng của quản lý đô thị: Quản lý đô thị là khoa học về quản lý;
Quản lý đô thị không tách rời quản lý nền kinh tế quốc dân; Quản lý đô
thị là một nghề…

7
2- Các chức năng của quản lý đô thị

Theo quá trình quản lý:


chức năng quy hoạch, kế hoạch; chức năng tổ chức, thực hiện
chức năng chỉ đạo phối hợp; chức năng kiểm soát.

Theo các lĩnh vực quản lý:


- Quản lý kinh tế đô thị (Quản lý theo ngành, theo thành phần kinh tế ..)
- Quản lý xây dựng đô thị (góc độ kỹ thuật)
- Quản lý đất đai và nhà ở đô thị (Góc độ hành chính kinh tế –thuế)
- Quản lý kết cấu hạ tầng đô thị (Kỹ thuật và xã hội)
- Quản lý dân số, lao động và việc làm đô thị (góc độ xã hội –kinh tế)
-Quản lý môi trường đô thị (kinh tế xã hội )

Kết hợp quản lý theo ngành & theo lãnh thổ


8
3- Các mô hình quản lý đô thị
1) Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý xã hội làm chủ
đạo
Đặc trưng của mô hình:
•Trọng tâm quản lý là môi trường pháp lý và các vấn đề đối ngoại;
•Quản lý gián tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh;
•Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò bổ sung.
Điều kiện vận dụng:
•Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trình độ dân trí cao, hệ thống tài chính
ngân hàng hiện đại
•Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, Hệ thống thông tin hiện đại, giao
thông tốt
Ưu điểm của mô hình:
•Các doanh nghiệp, tổ chức tự chủ sản xuất kinh doanh; Tự do cạnh
tranh; Bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả cao, trật tự xã hội tốt.
•Nhược điểm: nguy cơ cao khủng hoảng, thất nghiệp.

9
2- Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm
chủ đạo
Đặc trưng của mô hình:
•Chính quyền đô thị trực tiếp quản lý kinh tế thông qua các sở, ban
ngành chức năng;
•Quản lý bằng kế hoạch, chủ trương của chính quyền cấp trên.
•Hoạt động quản lý mang nặng tính hành chính;
•Hệ thống pháp lý chung cho đô thị và nông thôn; Thành phần kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Điều kiện vận dụng : Các nước quản lý nền kinh tế kiểu tập trung
theo kế hoạch của chính phủ; trình độ đô thị thấp, luật pháp chưa
hoàn chỉnh, Cơ sở hạ tầng thấp kém không đồng bộ

10
• Ưu điểm của mô hình : Tạo điều kiện phát triển đô thị có trọng tâm
trong điều kiện tài chính hạn chế, tránh phân tán nguồn vốn

• Nhược điểm của mô hình: Môi trường pháp lý bị xem nhẹ, các doanh
nghiệp nhà nước kém chủ động, tệ tham nhũng, lãng phí xuất hiện.
Quản lý bị chồng chéo, thông tin bị sai lệch do qua nhiều lớp trung gian
Bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả.

11
3) Mô hình quản lý đô thị hỗn hợp

Đặc trưng của mô hình:


•Quản lý kinh tế và xã hội được coi trọng như nhau.
•Chính quyền đô thị quản lý kinh tế thông qua các sở ban chuyên ngành :
Kế hoạch kết hợp thị trường, tạo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của
nhà nước.
•Điều tiết gián tiếp các doanh nghiệp không phải Nhà nước thông qua công
cụ tài chính và hoạt động của thị trường.

•Tăng cường hệ thống pháp lý: Từng bước pháp luật hoá các hoạt động
kinh tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động,
phát triển kinh tế nhiều thành phần.

12
Điều kiện vận dụng:
•áp dụng cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt nam
•Hệ thống đô thị có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh
•Nền kinh tế chưa phát triển, dân trí chưa cao
•Hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc chưa hiện đại
Ưu điểm của mô hình:
•ổn định kinh tế xã hội, không gây xáo trộn lớn. Nhờ có chủ trương cổ
phần hoá những doanh nghiệp Nhà nươc làm ăn kém hiệu quả mà
chính quyền đô thị chuyển dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội
•Có khả năng tập trung vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng điểm.

13
Nhược điểm của mô hình:
•Quản lý chồng chéo : Mỗi doanh nghiệp bị UBND quản lý thông qua
sở chuyên ngành, sở chuyên ngành bị Bộ chủ quản quản lý … Mỗi
vấn đề của đô thị như đất đai, công trình bị nhiều cơ quan quản lý
•Pháp luật lỏng lẻo : như ở Việt nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân
nhưng bị lấn chiếm, khi thu hồi Nhà nước lại phải đền bù như là mua
với giá cao.
•Tình trạng buôn lậu, trốn thuế , tham nhũng gia tăng. ở Việt nam,
Cộng hoà liên bang Nga trong thời kỳ chuyển đổi, nạn buôn lậu, trốn
thuế phát triển nhanh chóng.

14
4- Vai trò của Nhà nước trong quản lý đô thị
-Tạo hành lang pháp lý : Tạo hệ thống văn bản pháp lý
-Phối hợp các cơ quan, địa phương, đô thị
- Điều tiết lợi ích các bên
- Duy trì & phat triển các lĩnh vực quan trọng đặc biệt
- Hợp tác quốc tế
- Thanh tra kiểm tra
- Nghiên cứu quản lý những vấn đề mới phát sinh:
Quản lý đô thị trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu
Gắn với Các vấn đề pt bền vững
Quản lý các mối quan hệ giữa khối tư nhân và Nhà nước
Đổi mới cấu trúc và chức năng của chính quyền đô thị.
Sắp xếp tổ chức nội bộ quá trình quản lý đô thị.
Đổi mới hệ thống tài chính đô thị nhà nước.
Nông thôn quản lý đô thị

15
III- Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
môn học

1- Đối tượng môn học:


Quản lý nhà nước về đô thị là một môn khoa học quản lý, nghiên cứu
cách thức can thiệp của chính quyền bằng cơ chế, chính sách và các
biện pháp vào các hoạt động của đô thị nhằm điều tiết các hoạt động
của các lĩnh vực kinh tế - xã hội đô thị.

Quản lý nhà nước về đô thị là quản lý bằng pháp luật;

Chủ thể quản lý là UBND và các cơ quan, tổ chức thuộc UBND các cấp
ở đô thị

Quản lý nhà nước về đô thị Góp phần xây dựng các cơ chế, chính sách,
các biện pháp và khả năng thực hiện các cơ chế chính sách

16
2- Nội dung nghiên cứu của môn học:
Quản lý đô thị nghiên cứu các nội dung, phương pháp:
•Tổ chức bộ máy quản lý; Quy hoạch và thực hiện quy hoạch;

•Quản lý đất và nhà ở đô thị; Quản lý kinh tế đô thị;

•Quản lý dân số, lao động và việc làm;

•Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng;

•Quản lý các vấn đề văn hoá xh;

•Giao thông và thông tin đô thị;

•Quản lý môi trường; Quản lý tài chính.

17
3- Phương pháp nghiên cứu môn học
a- Cơ sở lý luận và phương pháp luận của quản lý đô thị

- Kinh tế học và Kinh tế học đô thị là những môn khoa học


nghiên cứu bản chất , quy luật của các hiện tượng kinh tế xã hội nói
chung và ở đô thị nói riêng. Các biện pháp, chính sách trong quản
lý phải hợp quy luật kinh tế, có như vậy các hiện tượng mới có thể
tồn tại và phát triển.

- Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những môn
KH và là phương pháp nghiên cứu.

- Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời
kỳ…

18
b- Cơ sở tổ chức của quản lý đô thị
•Bộ máy quản lý Nhà nước tại đô thị: UBND, và các sở, ban, ngành
•Yếu tố con người
•Yếu tố cơ sở vật chất: điều kiện để nâng cao năng suất lao động,
hiệu quả quản lý.
• Yếu tố cơ chế hoạt động

c- Xác định chủ thể, khách thể và biện pháp quản lý cho các đối
tượng Quản lý cái gì? Ai là người quản lý ? Quản lý bằng phương
pháp nào?

d- Môn học Quản lý đô thị có liên quan đến nhiều môn


học khác

19
• Tóm tắt chương:
Đô thị là không gian cư trú của con người, ở đó mật độ dân số cao, lao
động chủ yếu phi nông nghiệp, CSHT hiện đại, là trung tâm tổng hợp
hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của vùng
Đô thị hóa là quá trình hình thành và tăng cường các yếu tố đô thị.
Quản lý là sự tác động của chủ thể bằng các công cụ quản lý vào các
đối tượng. Quản lý đô thị là sự tác động của chính quyền bằng pháp
luật vào các đối tượng trên địa bàn đô thị.
Có 3 mô hình phát triển đô thị và cũng có 3 mô hình quản lý đô thị
Quản lý đô thị nghiên cứu các nội dung, phương pháp tổ chức bộ máy
quản lý; Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Quản lý đất và nhà ở đô
thị; Quản lý kinh tế đô thị …
Cơ sở lý luận và phương pháp luận của quản lý đô thị là Kinh tế học và
kinh tế học đô thị, triết học, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước trong từng thời kỳ

20

You might also like