You are on page 1of 129

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/308210144

Cơ sở sinh thái cảnh quan trong kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất
bền vững (Ecological Landscape Architecture)

Book · January 2014

CITATION READS

1 3,864

1 author:

Nguyen An Thinh
Vietnam National University, Hanoi
47 PUBLICATIONS 203 CITATIONS

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Special Issue "Sustainable Tourism and Its Environmental and Human Ecological Effects" in IJERPH View project

Studying landscape diversity and landscape valuation for rational resource uses in the Northern mountainous region of Vietnam: case studies of Bac Ha district (Lao Cai
province) and Van Chan district (Yen Bai province) View project

All content following this page was uploaded by Nguyen An Thinh on 18 September 2016.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


M CL C

Lời mở đầu 5
Bài mở đầu. Bổ túc các khái niệm cơ bản của 7
sinh thái học và cảnh quan học
1. Sinh thái học 7
2. Cảnh quan học 9
3. Kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất bền vững 11
Bài 1. Khái niệm, lịch sử ra đời và phát triển của sinh thái cảnh quan 16
1.1. Khái niệm sinh thái cảnh quan 16
1.2. Lịch sử phát triển của sinh thái cảnh quan 18
Bài 2. Mô hình sinh thái học về các yếu tố kiến trúc cảnh quan 21
2.1. Mô hình PCM về cảnh quan 21
2.2. Kiến trúc mảnh rời rạc và hiệu ứng sinh thái 22
2.3. Kiến trúc hành lang và hiệu ứng sinh thái 28
2.4. Kiến trúc thể nền và hiệu ứng sinh thái 29
Bài 3. Metric cảnh quan 31
3.1. Khái niệm 31
3.2. Các metric phi không gian 31
3.3. Các metric không gian 34
Bài 4. Kiến trúc cảnh quan đa chức năng 47
4.1. Chức năng cảnh quan và đa chức năng 47
4.2. Kiến trúc cảnh quan đa chức năng 53
Bài 5. Kiến trúc phục hồi cảnh quan dựa trên các nguyên lý sinh thái 59
cảnh quan về quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan
5.1. Các khái niệm 59
5.2. Phân loại các quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan 60
5.3. Các nguyên lý kiến trúc phục hồi cảnh quan 62
Bài 6. Kiến trúc cảnh quan và ecotone theo mô hình 63
động lực nguồn - đích
6.1. Nguyên lý kiến trúc cảnh quan theo mô hình động lực nguồn - đích 63
6.2. Động lực nguồn - đích trong cảnh quan 64
6.3. Kiến trúc ecotone 66

3
Bài 7. Nguyên lý quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên mô hình 69
dấu chân sinh thái
7.1. Các khái niệm 69
7.2. Mô hình xác định cơ cấu sử dụng đất theo dấu chân thành phần 71
7.3. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên thước đo 72
dấu chân sinh thái
Bài 8. Cảnh quan tự nhiên và kiến trúc phỏng sinh 75
8.1. Cảnh quan tự nhiên 75
8.2. Nguyên lý phỏng sinh và kiến trúc mô phỏng cảnh quan tự nhiên 76
Bài 9. Cảnh quan văn hóa và kiến trúc bảo tồn di sản văn hóa 79
9.1. Cảnh quan văn hóa 79
9.2. Các tiêu chí xác định cảnh quan văn hóa của Ủy ban Di sản Thế giới 80
9.3. Các tiêu chí xác định di sản văn hóa và di sản tự nhiên được quy định 82
trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam
Bài 10. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo vệ, phát triển đa dạng 87
cảnh quan và đa dạng văn hóa
10.1. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo vệ, phát triển đa dạng cảnh quan 87
10.2. Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo vệ, phát triển đa dạng văn hóa 89
Bài 11. Kiến trúc cảnh quan nông thôn và đô thị 94
11.1. Đặc trưng về kiến trúc của các cảnh quan nông thôn và đô thị 94
11.2. Nguyên tắc kiến trúc cảnh quan nông nghiệp sinh thái 97
11.3. Các nguyên lý kiến trúc cảnh quan đô thị 98
Bài 12. Kiến trúc không gian xanh đô thị 103
12.1. Không gian xanh đô thị 103
12.2. Nguyên tắc kiến trúc không gian xanh đô thị 103
12.3. Các mô hình kiến trúc không gian xanh đô thị 104
Bài 13. Kiến trúc hành lang đa dạng sinh học 108
13.1. Hành lang đa dạng sinh học 108
13.2. Các mô hình kiến trúc hành lang đa dạng sinh học 110
Bài 14. Kiến trúc cảnh quan bảo tồn 113
14.1. Quy định pháp luật về cảnh quan bảo tồn tại Việt Nam 113
14.2. Kiến trúc cảnh quan bảo tồn 116
14.3. Các nguyên tắc bảo vệ nơi sống trong cảnh quan bảo tồn 125
Học liệu học tập 129

4
LỜI MỞ ĐẦU

Cuốn sách ”Cơ sở sinh thái cảnh quan trong kiến trúc cảnh quan
và quy hoạch sử dụng đất bền vững” đề cập tới cơ sở lý thuyết và ứng
dụng các nguyên lý khoa học của sinh thái cảnh quan trong công tác
kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất. Toàn bộ cuốn sách
được trình bày trong 15 bài với các nhóm chủ đề cơ bản: (i) bổ túc
các khái niệm cơ bản về sinh thái học, cảnh quan học, kiến trúc cảnh
quan và quy hoạch sử dụng đất bền vững; (ii) khái niệm và lịch sử
phát triển sinh thái cảnh quan; (iii) mô hình sinh thái học về các yếu
tố kiến trúc cảnh quan; (iv) metric cảnh quan: (v) kiến trúc cảnh quan
đa chức năng; (vi) kiến trúc phục hồi cảnh quan; (vii) kiến trúc cảnh
quan và ecotone theo mô hình động lực nguồn - đích; (viii) nguyên lý
quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên mô hình dấu chân sinh thái;
(ix) kiến trúc mô phỏng cảnh quan tự nhiên; (x) kiến trúc bảo tồn di
sản; (xi) quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo vệ, phát triển đa dạng
cảnh quan và đa dạng văn hóa; (xii) kiến trúc cảnh quan đô thị và
nông thôn; (xiii) kiến trúc không gian xanh đô thị; (xiv) kiến trúc hành
lang đa dạng sinh học; (xv) kiến trúc cảnh quan bảo tồn. Đây là
những nội dung cần thiết đối với công tác đào tạo ở bậc đại học và
sau đại học các ngành kiến trúc cảnh quan, quy hoạch xây dựng, địa
lý học, quản lý đất đai, sinh thái học, quản lý môi trường,... tại Việt
Nam. Bên cạnh nội dung lý luận, cuốn sách đề cập cụ thể tới các bài
học kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới; hệ thống câu hỏi ôn tập
và bài tập thực hành sát với nội dung lý thuyết.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn vẫn còn nhiều sai sót, tác giả
thành thật mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc, các
nhà khoa học để những lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.

Tác giả

5
6
Bài mở đầu. BỔ TÚC CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
CỦA SINH THÁI HỌC VÀ CẢNH QUAN HỌC

1. SINH THÁI HỌC


Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
“oikos” - nghĩa là “nơi sống” và ”logos” - nghĩa là “khoa học”. Theo nghĩa
phổ biến nhất, sinh thái học được hiểu là khoa học chuyên ngành sinh học
nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật với môi trường. Khái niệm
về sinh vật trong định nghĩa này bao hàm cả con người.
Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là hệ thống sống ở các cấp độ
tổ chức khác nhau: từ cá thể, quần thể, quần xã sinh vật cho đến hệ sinh thái
và sinh quyển:
- Cá thể sinh vật chỉ từng cơ thể sống, từng sinh vật riêng lẻ. Khái niệm
cá thể được xem xét ở khía cạnh loài. Loài là đơn vị sinh học cơ bản của
sinh giới, có nhiều đặc điểm hình thái, sinh hóa tương đối giống nhau và
không cách ly nhau về mặt di truyền. Dưới loài là các phân loài, thứ, dạng
mang tính chất chung của loài.
- Quần thể sinh vật, hoặc gọi đơn giản là quần thể, là một tập hợp các
cá thể thuộc cùng một loài hay dưới loài sinh sống trong một khu vực địa lý
nhất định, cách ly tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác cùng loài
nhưng không cách ly về mặt di truyền.
- Quần thể biến thái là tập hợp các quần thể phụ sống biệt lập tại các
mảnh nơi sống cách biệt trong khu phân bố của quần thể. Đây là khái niệm
mở rộng của quần thể sinh vật. Quần thể biến thái tồn tại do cơ chế du nhập
các cá thể từ quần thể phụ này tới quần thể phụ khác, tạo ra sự cân bằng
giữa tuyệt chủng địa phương và phục hồi của các quần thể phụ.
- Quần xã sinh vật, hoặc quần xã, là một tập hợp các quần thể của
nhiều loài khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng
sống trong một không gian lãnh thổ xác định, nhờ các mối quan hệ sinh học
mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
- Quần xã biến thái là tập hợp các quần xã phụ được liên kết với nhau
bằng cơ chế phát tán của một nhóm loài có khả năng tương tác với nhau.

7
- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực
vật, vi sinh vật) và môi trường phi sinh học (ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh
dưỡng,...). Đây là khái niệm không giới hạn về quy mô: từ đại dương thế
giới đến một cái ao, một gốc cây đều là hệ sinh thái. Để phân biệt quy mô
không gian, người ta sử dụng các thuật ngữ hệ sinh thái địa phương, hệ sinh
thái khu vực, hoặc hệ sinh thái toàn cầu.
- Sinh quyển là tổng tất cả các hệ sinh thái có mặt trên Trái Đất, bao
gồm tất cả các sinh vật trên Trái Đất và tương tác của chúng với các quyển
khác là thạch quyển, thổ quyển, thủy quyển và khí quyển.
Một số khái niệm quan trọng khác của sinh thái học:
- Quá trình hệ sinh thái là tương tác phức tạp giữa các yếu tố phi sinh
học và yếu tố sinh học của hệ sinh thái, bao gồm các chu trình vật chất và
dòng năng lượng. Đây là cơ chế cơ bản cho phép liên kết sinh vật với môi
trường, duy trì sự tồn tại của một hệ sinh thái.
- Nơi sống là khoảng không gian có sinh vật cư trú, trong đó, mỗi loài
đều cần có nơi cư trú tại đó đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về thức ăn,
không gian sống và những yếu tố khác đảm bảo sự sinh tồn. Khái niệm nơi
sống được sử dụng phổ biến cho một quần thể cụ thể.
- Chuỗi thức ăn là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một
mắt xích thức ăn, trong đó mỗi mắt xích thức ăn tiêu thụ mắt xích phía trước
và bị mắt xích phía sau tiêu thụ. Bản chất chuỗi thức ăn là một dòng năng
lượng từ sinh vật này tới các sinh vật tiếp theo. Trong chuỗi thức ăn, các
loài sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn đóng vai trò kiểm soát quần thể của các
loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn. Các loài này ăn các sinh vật ốm yếu, do đó
duy trì sự khỏe mạnh của quần thể các con mồi.
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau trong
quần xã, trong đó mỗi loài trong quần xã không chỉ liên hệ với một chuỗi
thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Lưới thức ăn được hình
thành trong tự nhiên do đa số các loài sinh vật có khả năng ăn được nhiều
kiểu thức ăn, vì vậy một loài có thể thuộc nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
- Quan hệ sinh học cùng loài là quan hệ sinh học được thiết lập giữa
các cá thể cùng một loài hình thành quần thể. Có 4 dạng quan hệ cơ bản là

8
hỗ trợ cùng loài, cạnh tranh cùng loài, ký sinh cùng loài và ăn thịt đồng
loại. Hỗ trợ cùng loài là quan hệ phổ biến nhất. Các mối quan hệ sinh học
cùng loài dẫn tới phân chia lãnh thổ và tổ chức xã hội trong quần thể.
- Quan hệ sinh học khác loài là quan hệ sinh học được thiết lập giữa
quần thể của các loài khác nhau hình thành nên quần xã. Cơ sở là quan hệ
về nơi ở và dinh dưỡng, có vai trò duy trì cấu trúc và chức năng của một
quần xã. Có tám dạng quan hệ cơ bản trong quần xã là:
1) Bàng quan: Cả hai loài không có quan hệ gì với nhau về nơi ở
và thức ăn.
2) Cộng sinh: Hai loài bắt buộc phải chung sống với nhau, đều
mang lại lợi ích cho nhau.
3) Hợp tác: Quan hệ mang lại lợi ích cho cả hai loài, nhưng không
bắt buộc phải cùng chung sống, sống tách rời cũng được.
4) Hội sinh: Quan hệ hợp tác giữa hai loài, nhưng loài 1 có lợi ích
cần thiết, loài 2 không có lợi cũng không có hại gì.
5) Ức chế cảm nhiễm: Loài 1 sống bình thường, nhưng gây hại cho
loài 2.
6) Cạnh tranh: Hai loài sống chung với nhau, nhưng cả hai đều
kìm hãm sự phát triển của nhau.
7) Vật ăn thịt - con mồi: Con mồi thường nhỏ, số lượng đông. Vật
ăn thịt thường lớn, số lượng ít.
8) Ký sinh - vật chủ: Vật chủ bị hại, vật ký sinh có lợi. Vật chủ
thường lớn, nhưng số lượng ít, còn vật ký sinh thường nhỏ,
nhưng số lượng đông.
2. CẢNH QUAN HỌC
Khoa học này được gọi theo nhiều cách khác nhau: cảnh quan học, địa
lý cảnh quan, khoa học về cảnh quan, học thuyết cảnh quan. Trong Công
ước Cảnh quan Châu Âu (2007), địa lý cảnh quan được định nghĩa là ”khoa
học về bảo vệ, quản lý và quy hoạch cảnh quan”.
Đối tượng nghiên cứu của cảnh quan học là các đơn vị cảnh quan hoặc
địa tổng thể. Nhà thơ Francesco Petrarca (1336) là người đầu tiên trên thế

9
giới sử dụng thuật ngữ “cảnh quan” trong lĩnh vực văn học. Cảnh quan sau
đó trở thành một chủ đề của hội họa trong thời kỳ Phục hưng tại châu Âu.
Đầu thế kỷ thứ XIX, nhà địa lý vĩ đại người Đức Humboldt (1802) đưa ra
định nghĩa khoa học đầu tiên về cảnh quan là: “Toàn bộ đặc tính của một
vùng trên Trái Đất” (nguyên bản tiếng Đức: "Der Totalcharakter einer
Erdgegend"). Hiện nay, rất nhiều lĩnh vực khoa học và nghệ thuật lấy cảnh
quan là đối tượng nghiên cứu hoặc quan tâm tới cảnh quan: kiến trúc đô thị
và công viên, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch vùng, quy hoạch không gian,
tổ chức lãnh thổ, bảo tồn phong cảnh và công viên tự nhiên, sinh thái nhân
văn, địa lý vùng, sinh thái cảnh quan,...
Tùy thuộc vào khu vực và trường phái nghiên cứu mà cảnh quan được
quan niệm theo nhiều cách khác nhau:
- Tại Liên Xô trước đây, nước Nga hiện nay và Việt Nam: Trong nghiên
cứu địa lý học, cảnh quan được xem xét ở ba khía cạnh: đơn vị địa tổng thể
(khái niệm chung), đơn vị phân kiểu (khái niệm loại hình), hoặc đơn vị cá
thể (khái niệm cá thể).
- Tại châu Âu: cảnh quan được định nghĩa theo hướng kết hợp tự nhiên
- nhân văn: “cảnh quan là một khoảnh đất đai được hình thành bởi sự kết
hợp của cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố văn hóa”. Cảnh quan được tạo hình
bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố văn hóa. Do đó, cảnh quan đảm nhiệm
nhiều chức năng quan trọng đối với con người và sinh vật, chẳng hạn: cung
cấp tài nguyên thiên nhiên, cung cấp nơi sống tự nhiên, cung cấp các lợi ích
kinh tế dưới dạng hàng hóa, dịch vụ, giải trí, các di sản văn hóa.
- Tại Bắc Mỹ: Cảnh quan được định nghĩa theo hướng gắn kết hệ sinh
thái với lãnh thổ địa lý: “Cảnh quan là một phần của lãnh thổ được tạo
thành bởi một tập hợp các hệ sinh thái tương tác với nhau và lặp lại trong
không gian” (Forman và Godron, 1986). Cảnh quan là đơn vị lãnh thổ rộng
hơn hệ sinh thái nhưng nhỏ hơn vùng và lục địa (Forman, 1995). Định nghĩa
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho phép liên kết cảnh quan (đối tượng
nghiên cứu của địa lý học) với hệ sinh thái (đối tượng nghiên cứu của sinh
thái học). Đây là cơ sở cho các nhà địa lý học hợp tác với các nhà sinh thái
học trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan.

10
3. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
BỀN VỮNG
Kiến trúc cảnh quan là ”một bộ môn khoa học tổng hợp, liên quan tới
nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau (quy hoạch không gian, quy hoạch
hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,...) nhằm giải
quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi - giải trí, thiết lập và cải
thiện nơi sống, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc” (Hàn Tất
Ngạn, 2012).
Mục tiêu của kiến trúc cảnh quan nhằm mang lại quan hệ hài hòa giữa
thiên nhiên - con người - kiến trúc trên cơ sở tạo lập hoặc phát triển các giá
trị về thẩm mỹ, hành vi xã hội hoặc môi trường trong không gian kiến trúc.
Đối tượng của kiến trúc cảnh quan là các không gian kiến trúc chứa
đựng các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo gắn kết hài hòa với
cuộc sống của con người và các loài sinh vật. Không gian kiến trúc có thể
mở rộng ở phạm vi vùng miền, cảnh quan hoặc chỉ giới hạn nhỏ hẹp trong
phạm vi nơi sống của con người hoặc sinh vật.
Kiến trúc cảnh quan gồm hai lĩnh vực chuyên sâu:
- Quy hoạch cảnh quan: nhằm giải quyết những vấn đề tổng thể về hình
thành môi trường trong phạm vi vùng miền và điểm dân cư. Hoạt động quy
hoạch cảnh quan hướng tới tổ chức các không gian chức năng, chú trọng tạo
lập hoặc phát triển hài hòa các thành phần chức năng, hình khối của thiên
nhiên (các không gian mở) và nhân tạo (các không gian xây dựng).
- Thiết kế cảnh quan: là hoạt động sáng tác, tạo lập chi tiết môi trường
bao quanh con người bằng việc tổ hợp các thành phần thiên nhiên, tạo hình
và các chi tiết hoàn thiện kỹ thuật. Đối tượng của thiết kế cảnh quan là
không gian kiến trúc ngoài trời mà con người nhận thức được bằng các giác
quan, chủ yếu là thị giác, gồm ba nhóm: Kiến trúc bề mặt đất; kiến trúc bề
mặt bao không gian (“tường”); và kiến trúc trần của không gian.
Quy hoạch sử dụng đất là một lĩnh vực của chính sách công liên quan
tới các nguyên tắc chỉ dẫn và điều chỉnh sử dụng đất đai. Viện Quy hoạch
Canada (2000) định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất là sự phân bổ một cách
khoa học, thẩm mỹ và có trật tự của đất đai, tài nguyên, cơ sở vật chất và
các dịch vụ nhằm đảm bảo tính hiệu quả về tự nhiên, kinh tế, xã hội, y tế và
phúc lợi của các cộng đồng tại đô thị và nông thôn”.

11
Phát triển bền vững là mục tiêu của sử dụng đất và quy hoạch sử dụng
đất bền vững, thực chất là hướng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất lồng
ghép năm trụ cột của phát triển bền vững, bao gồm: Xã hội, văn hóa, môi
trường, kinh tế và quản trị. Quy hoạch sử dụng đất bền vững đảm bảo đáp
ứng được cả nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu phát triển các giá trị môi
trường - xã hội.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: “Văn hóa phương tầng cao, phát triển kinh tế theo định
Tây trong kiến trúc cảnh quan hướng sản xuất xanh và tiêu dùng
và quy hoạch sử dụng đất: xanh,... có thể được coi là một nơi sống
tư tưởng sinh thái học hiện đại” lý tưởng cho cư dân địa phương và du
khách. Hoặc thiết kế cảnh quan một
Sự lan tỏa của tư tưởng sinh thái học dòng sông trong đô thị có quan tâm tới
hiện đại trong công tác kiến trúc cảnh cải thiện, tạo lập nơi sống cho các loài
quan và quy hoạch sử dụng đất ở động thực vật tự nhiên, cải tạo hoặc
phương Tây được thể hiện ở mục đích phát triển các không gian xanh và
của quy hoạch hoặc kiến trúc là tạo lập không gian mở,... cũng được coi là một
được một không gian chứa đựng các giải pháp kiến trúc cảnh quan bền vững.
nơi sống tự nhiên và cung cấp tài
nguyên thiên nhiên bền vững nhất cho
sinh vật và con người. Tùy theo yêu cầu
sinh thái và xã hội của đối tượng sinh Bài học 2: ”Văn hóa Á Đông trong
vật và con người mà có những tiêu chí kiến trúc cảnh quan và quy hoạch
hay quan niệm khác nhau về nơi sống sử dụng đất: tư tưởng ”thiên nhân
tự nhiên và nơi cung cấp tài nguyên hợp nhất” của phong thủy học”
thiên nhiên bền vững. Chẳng hạn, một Phong thủy học được coi là một bộ
thành phố có nền văn hóa đa dạng, con phận của văn hóa truyền thống Trung
người cư xử hài hòa và lịch sự, môi Hoa, nghiên cứu mối quan hệ giữa môi
trường xanh sạch đẹp, chứa đựng nhiều trường xung quanh với sự tồn tại của
cảnh quan tự nhiên phong phú, tỷ lệ tội loài người. Nội dung và tính chất của
phạm hoặc bất ổn xã hội thấp, chất phong thủy học chính là coi trọng môi
lượng dịch vụ y tế, giáo dục, cơ sở hạ

12
trường, coi trọng mối quan hệ cộng sinh kiến trúc cảnh quan, công việc chính
giữa con người với môi trường. của các nhà phong thủy là đi tìm mảnh
Phong thủy phản ánh văn hóa môi đất cát có thể tàng phong, đắc thủy, có
trường của các nước Á Đông. Tư tưởng sinh khí dùng để an táng hoặc để xây
nổi bật là “thiên nhân hợp nhất”, chú nhà ở, để con người được phát triển,
trọng tới sự cộng sinh hài hòa giữa con sinh sôi, nảy nở: “trước hết là đắc thủy,
người với thiên nhiên, trong đó con tiếp đó là tàng phong”.
người là một thành phần của thiên Kiến trúc cảnh quan vận dụng các
nhiên, sinh sống dựa vào phương thức nguyên lý phong thủy khác nhau theo
vận hành của thiên nhiên, hòa hợp với hai trường phái:
thiên nhiên thành một chỉnh thể thống - Phái Hình thế: quan tâm tới hình
nhất. Các nguyên lý phong thủy chỉ cho thế địa lý, dùng các yếu tố long, huyệt,
con người cách thức sử dụng hoặc cải sa, thủy, hướng để luận cát hung. Kiến
tạo môi trường, nơi sống theo hướng lợi trúc cảnh quan theo phái Hình thế chú
dụng thiên nhiên một cách có hiệu quả trọng tới Tứ linh chỉ sông núi xung
nhất. quanh dương trạch: “tả vi Thanh Long,
hữu vi Bạch Hổ, tiền vi Chu Tước, hậu
Tư tưởng của phong thủy cũng
vi Huyền Vũ”. Tứ Linh cần có hình
giống như tư tưởng về phát triển bền
dạng thanh tú, đẹp đẽ: núi có cỏ cây
vững, tăng trưởng xanh, tiêu dùng
tươi tốt rậm rạp, thanh nhã, tú lệ; thủy
xanh, lối sống xanh,... hiện nay đang
trong xanh, dịu dàng, long lanh, hình
được phổ biến rộng rãi. Trong lĩnh vực
dạng đầy đặn; sơn thủy hữu tình. Kiến
kiến trúc cảnh quan, lý luận và phương
trúc cảnh quan theo nguyên tắc phong
pháp phong thủy được hy vọng sẽ mang
thủy bảo địa: “yêu cầu tứ tượng đầy đủ,
lại sức sống mới cho xã hội công
chú trọng tới lai long, án sa, minh
nghiệp hóa thế hệ sau.
đường, thủy khẩu, lập hướng,..”. Khi
Tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” quy hoạch xây dựng thành phố hiện đại,
được vận dụng cụ thể trong kiến trúc cần xem xét tới toàn bộ điều kiện địa lý
cảnh quan như sau: “nơi con người sinh tự nhiên và hệ thống sinh thái của thành
sống nên là những nơi có đất rộng, núi thị. Trong không gian kiến trúc phong
non, sông ngòi là chính”, ”... là nơi có thủy bảo địa tốt nhất là tựa núi, gần
sinh khí1...”. Cũng giống như các nhà nước, thanh sơn bích thủy, phong cảnh
thanh tao: phía Bắc có dãy núi cao chạy
1
Sinh khí được quan niệm là tổng hòa của
mọi yếu tố trong tự nhiên có lợi cho sự
sống của con người, làm lan tỏa sức sống, nghỉ (có lẽ tương đương với khái niệm ổ
làm cho vạn vật phát triển không ngừng sinh thái trong sinh thái học).

13
dài; phía Nam xa gần có núi gò thấp; cũng tương tự như bác sĩ quan tâm tới
hai bên trái phải cùng có núi bảo vệ; ở sức khỏe của cơ thể con người dưới góc
giữa đường cục phân minh, địa thế rộng độ chuyên môn sâu của mình! Bác sĩ tư
lớn, có dòng nước uốn lượn bao quanh. vấn cho cả sức khỏe cá nhân và các vấn
- Phái Lý khí: chú trọng tới phương đề y tế cộng đồng. Các bác sỹ được đào
vị, kết hợp giữa Chu dịch với chiêm tạo về giải phẫu học, sinh lý học, sinh
tinh làm lý luận, dùng Bát quái, 12 Địa hóa,... để điều trị bệnh hoặc tư vấn sức
chi, Thiên tinh và Ngũ hành làm cương khỏe. Các ”bác sĩ cảnh quan” được đào
tạo về các khoa học trái đất, sinh thái
lĩnh. Thuyết Ngũ hành cho rằng “giữa
học, sinh thái cảnh quan, sinh học bảo
các yếu tố trong Ngũ hành là Kim,
tồn,... để trở thành chuyên gia thiết kế
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ luôn có quy luật
và lập quy hoạch cảnh quan.
tương sinh tương khắc”. Ngũ phương
Trong xã hội, khi cá nhân có những
được phân định theo 5 phương vị Đông,
hành động gây tổn hại đến sức khỏe của
Tây, Nam, Bắc và Trung cung, được
họ thì đây được coi là một vấn đề riêng
quy ước các đặc tính riêng: Mộc tính
tư. Tuy nhiên, nếu họ có những hành
ấm áp, thuộc phương Đông; Hỏa tính
động ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng
nóng, thuộc phương Nam; Kim tính
đồng, các hành động đó sẽ bị điều chỉnh
vắng vẻ thưa thớt, thuộc phương Tây;
bởi pháp luật. Cảnh quan là một dạng
Thổ tính hồn hậu, có lợi cho sinh dưỡng hàng hóa công cộng cần được bảo vệ và
vạn vật, có lợi cho bốn phương, nằm ở cải thiện bởi hệ thống pháp luật và hành
Trung cung. Một số lĩnh vực kiến trúc chính công. Ví dụ, cần phải can thiệp
cảnh quan, chẳng hạn kiến trúc sinh khí xử lý nếu hoạt động khai thác khoáng
hậu, phỏng theo tư tưởng của phái Lý sản gây tổn hại đến cảnh quan. Cũng
khí, quan tâm nhiều tới quan hệ giữa như bảo vệ hàng hóa công cộng hiện
Ngũ hành với Ngũ phương. có, xã hội chịu trách nhiệm tạo ra các
hàng hóa công cộng mới. Chẳng hạn,
sau khi bị tác động bởi hoạt động khai
thác khoáng sản, cảnh quan khu vực
Bài học 3: ”Bác sỹ cảnh quan và được phục hồi trở thành một dạng hàng
quy hoạch cảnh quan tích cực” hóa công cộng quan trọng. Điều này là
mục đích và hành động của quy hoạch
Các nhà quy hoạch cảnh quan xem
cảnh quan tích cực.
xét tới "sức khỏe" của các cảnh quan
dưới góc độ sinh thái học. Điều này

C©u hái «n tËp bµi më ®Çu


14
1) Hãy nêu khái niệm và mô hình về sinh thái học.
2) Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là gì? Hãy trình bày cụ thể.
3) Các mối quan hệ sinh học cùng loài được thể hiện ở cấp tổ chức sinh
học nào? Mối quan hệ nào là cơ bản nhất?
4) Các mối quan hệ sinh học khác loài được thể hiện ở cấp tổ chức sinh
học nào? Mối quan hệ nào là cơ bản nhất?
5) Hãy trình bày định nghĩa và đối tượng của cảnh quan học.
6) Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của những ngành khoa học cơ bản
và ứng dụng nào?
7) Hãy trình bày các quan niệm phổ biến về cảnh quan tại Liên Xô và Việt
Nam. Những ưu điểm và khả năng áp dụng trong thực tiễn.
8) Quan niệm về cảnh quan ở châu Âu có gì khác biệt so với tại Bắc Mỹ?
9) Những đóng góp nào về mặt lý luận cho phép các nhà địa lý học hợp
tác với các nhà sinh thái học trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan?
10) Hãy trình bày định nghĩa, mục tiêu và đối tượng của kiến trúc cảnh
quan.
11) Kiến trúc cảnh quan gồm những lĩnh vực chuyên sâu nào? Hãy trình
bày cụ thể.
12) Bản chất của quy hoạch sử dụng đất bền vững là gì? Tại sao lại nói phát
triển bền vững là mục tiêu của sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
bền vững.
13) Hãy nêu sự giống nhau và khác biệt của văn hóa phương Tây và văn
hóa Á Đông trong kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất bền
vững?

15
Bài 1. KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA SINH THÁI CẢNH QUAN

1.1. KHÁI NIỆM SINH THÁI CẢNH QUAN


Thuật ngữ và khái niệm đầu tiên về sinh thái cảnh quan (landscape
ecology) được nhà địa lý học người Đức là Carl Troll (1939) sáng tạo ra
trong công trình “Quy hoạch hàng không và khoa học môi trường đất”.
Quan điểm của Carl Troll về sinh thái cảnh quan như sau:
- Sinh thái cảnh quan không phải là một bộ môn khoa học mới, mà là
một hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa các quần xã sinh vật với môi
trường trong một không gian địa lý có quy mô khác nhau.
- Cần thiết phải kết hợp các phương pháp nghiên cứu cấu trúc lãnh thổ
của địa lý học với các phương pháp nghiên cứu chức năng và quá trình hệ
sinh thái của sinh thái học. Điều này cho phép nhà địa lý mở rộng phân tích
sinh thái học các đơn vị đất đai ở nhiều quy mô lãnh thổ, từ quy mô địa
phương cho đến quy mô vùng miền.
Mặc dù Troll được coi là cha đẻ của sinh thái cảnh quan, nhưng bản
thân ông chưa đưa ra được một định nghĩa đầy đủ về sinh thái cảnh quan.
Trong giai đoạn tiếp sau đó, sinh thái cảnh quan được phát triển mở rộng
trên toàn thế giới với tư cách là một khoa học tổng hợp và liên ngành phục
vụ công tác quản lý, quy hoạch đất đai và kiến trúc cảnh quan.
Mặc dù các công trình về sinh thái cảnh quan đều có điểm chung về
tính liên ngành địa lý học - sinh thái học và chú trọng nhiều đến các yếu tố
sinh thái - nhân sinh trong cảnh quan, nhưng có sự khác biệt về quan niệm:
a) Quan điểm sinh thái - sinh vật về sinh thái cảnh quan
Các nhà khoa học theo quan điểm này cho rằng sinh thái cảnh quan là
khoa học tổng hợp và liên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc
cảnh quan, các quá trình hệ sinh thái và sinh vật trong phạm vi cảnh quan.
Sự khác biệt về nội dung nghiên cứu của sinh thái cảnh quan với sinh
thái học truyền thống như sau:

16
- Khác biệt về quy mô không gian nghiên cứu: Sinh thái cảnh quan thực
hiện nghiên cứu trên không gian có quy mô rộng hơn nhiều so với nghiên
cứu sinh thái học truyền thống. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học là
một hệ sinh thái. Đối tượng nghiên cứu của sinh thái cảnh quan là một hệ
thống gồm nhiều hệ sinh thái tương tác với nhau trong phạm vi không gian
cảnh quan hoặc vùng.
- Khác biệt về cách thức nghiên cứu cặp quan hệ sinh vật - môi trường:
Sinh thái cảnh quan nghiên cứu tương tác giữa các yếu tố môi trường với
quần xã sinh vật theo cách trực tiếp (tương tự sinh thái học) hoặc gián tiếp
thông qua yếu tố trung gian là cấu trúc cảnh quan.

Các yếu tố Quần xã


môi trường sinh vật
(vật lý, hóa (bao gồm cả
học, sinh học) con người)

(a)

Các yếu tố CẤU Quần xã


môi trường TRÚC sinh vật
(vật lý, hóa CẢNH (bao gồm cả
học, sinh học) QUAN con người)

(b)
Hình 1.1. Sự khác biệt về định hướng nghiên cứu
giữa sinh thái học và sinh thái cảnh quan
Kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm sinh thái
- sinh vật chú trọng tới tạo lập các không gian kiến trúc có các điều kiện
thuận lợi phát triển quan hệ cộng sinh, hài hòa giữa các quần thể, quần xã
với cảnh quan và các nơi sống trong cảnh quan đó.
b) Quan điểm nhân sinh - văn hóa về sinh thái cảnh quan
Các nhà khoa học theo quan điểm này nhân sinh - văn hóa coi sinh thái
cảnh quan là khoa học tổng hợp và liên ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa
con người và cảnh quan. Naveh và Lieberman (1984) đã định nghĩa: “Sinh
thái cảnh quan là một chuyên ngành trẻ của sinh thái học hiện đại nghiên

17
cứu mối quan hệ giữa con người với các cảnh quan tự nhiên và cảnh quan
kỹ thuật”. Cảnh quan tự nhiên là cảnh quan địa lý chưa bị tác động trực tiếp
của con người. Cảnh quan kỹ thuật là cảnh quan địa lý có các yếu tố xây
dựng và công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc và chức năng cảnh
quan.
Kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm nhân
sinh - văn hóa chú trọng tới mối quan hệ hài hòa giữa xã hội con người với
không gian kiến trúc và các quá trình tự nhiên trong không gian đó.
c) Quan điểm địa lý về sinh thái cảnh quan
Theo các định hướng của cảnh quan học Xô Viết, các định nghĩa về
sinh thái cảnh quan tập trung làm rõ luận điểm sinh thái cảnh quan là một
chuyên ngành mới của cảnh quan học. Theo quan điểm của các nhà địa lý
Việt Nam, sinh thái cảnh quan là một hướng nghiên cứu cảnh quan học ứng
dụng, chú trọng các đặc trưng sinh thái học của các cảnh quan nhiệt đới gió
mùa Việt Nam. Tại Việt Nam, sinh thái cảnh quan từng được xem là một
chuyên ngành hẹp của cảnh quan học có chú trọng đến các cảnh quan tự
nhiên, nghiên cứu quan hệ giữa cảnh quan với sinh vật hoặc với con người.
Kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất theo quan điểm địa lý
chú trọng tới phân định được các không gian chức năng trong một lãnh thổ
dựa trên các tiêu chí địa lý và sinh thái phục vụ định hướng sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH THÁI CẢNH QUAN
Lịch sử hình thành và phát triển của sinh thái cảnh quan trên thế giới và
Việt Nam được tóm lược ngắn gọn như sau:
- Năm 1939: nhà địa lý Đức Carl Troll sáng tạo ra thuật ngữ sinh thái
cảnh quan và vận dụng trong công trình nghiên cứu cảnh quan Đông Phi
bằng ảnh hàng không.
- Những năm 1950 - 1960: sinh thái cảnh quan được phát triển tại các
nước nói tiếng Đức (Đức, Thụy Sĩ, Áo, Đan Mạch,...).
- Những năm 1970: sinh thái cảnh quan phát triển mở rộng trong khu
vực nói tiếng Đức và Hà Lan (chủ yếu ở Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đức).

18
- Từ những năm 1980: sinh thái cảnh quan được phát triển mạnh mẽ tại
khu vực các nước nói tiếng Anh thuộc châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 1982, Hiệp
hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế được thành lập. Hai cuốn sách đầu tiên trên
thế giới về sinh thái cảnh quan của Naveh và Lieberman (”Sinh thái cảnh
quan: lý thuyết và ứng dụng”, 1984), của Forman và Godron (”Sinh thái
cảnh quan”, 1986) được xuất bản.
- Từ những năm 1990: sinh thái cảnh quan được phát triển ở châu Á và
châu Đại Dương. Tại Việt Nam, Chi hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế tại
Việt Nam (tên quốc tế là VN-IALE) được thành lập vào năm 1992, là một
trong ba chi hội quốc tế về lĩnh vực này tại châu Á (cùng với Nhật Bản và
Trung Quốc).
- Những năm đầu thế kỷ thứ XXI: sinh thái cảnh quan phát triển mở
rộng sang lục địa châu Phi và Nam Mỹ với sự hỗ trợ về kinh nghiệm nghiên
cứu và tài chính của các nhà khoa học Tây Âu và Bắc Mỹ.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: ”Sinh thái cảnh quan cuốn sổ tay liệt kê và minh họa ngắn
là công cụ quan trọng và hữu ích gọn các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh
cho các nhà hoạch định sử dụng đất vực này, trình bày nhiều ví dụ cụ thể áp
và kiến trúc sư cảnh quan” dụng các nguyên lý sinh thái cảnh quan
áp dụng cho nhiều loại cảnh quan ở các
“Trong thập niên qua, sinh thái
quy mô khác nhau trên Trái Đất. Những
cảnh quan đã nổi lên trở thành một
nội dung cụ thể bao gồm: mảnh rời rạc,
công cụ quan trọng và hữu ích cho các
biên, hành lang, kết nối cảnh quan cùng
nhà hoạch định sử dụng đất và kiến
một số nghiên cứu mẫu ở nhiều vùng
trúc sư cảnh quan. Mặc dù các chuyên
khác nhau trên thế giới” (Lời tựa của
gia đã kết hợp được nhiều khía cạnh
các tác giả Dramstad, Olson và Forman,
của lĩnh vực mới này trong công tác
năm 1995, trong ấn phẩm: “Các nguyên
chuyên môn, tuy vậy cần có một cuốn
lý sinh thái cảnh quan trong kiến trúc
sách tóm tắt các nguyên tắc cơ bản và
cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất”).
hướng dẫn cách thức có thể vận dụng
trong thiết kế và quy hoạch. Đây là một

19
“...Kiến trúc sư công trình và kiến việc theo phương pháp mô phỏng tự
trúc sư cảnh quan có chung quan điểm nhiên theo đúng quy trình và chức năng
và sự đồng thuận về hệ thống tự nhiên - vận hành của nó. Công trình đang cố
con người.... Điểm quan trọng thực sự gắng trở nên thích nghi như một thực
của sự đồng thuận này nằm ngoài vấn thể sống hơn, cũng giống như một loài
đề chuyên môn... là việc chúng tôi xem động vật được thở... để xem rằng các
mình là một phần của tự nhiên... công trình làm sao có thể bắt chước
...Không có một cách thức nào có hoặc tuân theo các quy luật tự nhiên
thể tách biệt mối liên hệ giữa vật thể này một cách tốt hơn... (chia sẻ của
kiến trúc và cảnh quan với nhau. Cả 2 Kiến trúc sư Diana Balmore, Hiệp hội
chuyên gia, kiến trúc sư công trình và Kiến trúc Cảnh quan Hoa Kỳ).
kiến trúc sư cảnh quan đều bắt đầu làm

C©u hái «n tËp bµi 1


1) Trình bày quan điểm của Carl Troll về sinh thái cảnh quan.
2) Trình bày quan điểm sinh thái - sinh vật về sinh thái cảnh quan. Vẽ và
phân tích sơ đồ mô tả sự khác biệt về định hướng nghiên cứu giữa sinh
thái học và sinh thái cảnh quan. Nêu nội dung ứng dụng quan điểm này
trong công tác kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất.
3) Trình bày quan điểm nhân sinh - văn hóa về sinh thái cảnh quan. Nêu nội
dung ứng dụng quan điểm này trong công tác kiến trúc cảnh quan và quy
hoạch sử dụng đất.
4) Trình bày quan điểm địa lý về sinh thái cảnh quan. Nêu nội dung ứng
dụng quan điểm này trong công tác kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử
dụng đất.
5) Trình bày nội dung lịch sử phát triển của sinh thái cảnh quan trên thế
giới. Nêu những nét khái quát về sinh thái cảnh quan tại Việt Nam.

20
Bài 2. MÔ HÌNH SINH THÁI HỌC VỀ
CÁC YẾU TỐ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

2.1. MÔ HÌNH PCM VỀ CẢNH QUAN


2.1.1. Nguyên lý Forman về cảnh quan và vùng
Forman (1995) phát biểu nguyên lý đầu tiên của sinh thái cảnh quan
như sau: “Cảnh quan là một khoảnh đất đai bao gồm các hệ sinh thái địa
phương hoặc các loại hình sử dụng đất phân bố lặp lại và đan xen. Đồng
thời, cảnh quan lại là yếu tố cơ bản cấu tạo nên vùng ở quy mô không gian
rộng hơn. Các cảnh quan tạo vùng có cấu trúc bất đồng nhất, không lặp lại
và khác biệt với các cảnh quan xung quanh”.
Những nội dung cụ thể của nguyên lý này áp dụng trong công tác kiến
trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất như sau:
- Cảnh quan và vùng là một phần diện tích bề mặt Trái Đất, được nhận
biết và chịu tác động của con người.
- Cảnh quan và vùng được cấu tạo bởi các yếu tố không gian: cảnh
quan được cấu tạo bởi các yếu tố cảnh quan; vùng được cấu tạo bởi các
cảnh quan.
- Cảnh quan là một khoảnh đất đai, được phân chia để xác định cơ cấu
hoạt động kinh tế của cư dân địa phương. Chẳng hạn, cảnh quan ngoại thành
được cấu tạo bởi các khoanh đất ở, trường học, sân vận động, khu mua sắm,
đường giao thông, công viên nhỏ, đất canh tác,... có kích thước, hình dạng
khác biệt.
2.1.2. Mô hình PCM của Forman
Mô hình PCM (Patch-Corridor-Matrix) được phát triển bởi Forman và
Godron (1986) và Forman (1995), là mô hình sinh thái học được sử dụng
phổ biến trong công tác kiến trúc cảnh quan và lập quy hoạch sử dụng đất,
có những đặc điểm sau đây:
- Cảnh quan được cấu tạo bởi 4 yếu tố cảnh quan dạng đường và dạng
vùng là mảnh rời rạc (patch), hành lang (corridor), thể nền (matrix) và thể
khảm (mosaic).

21
- Các mảnh rời rạc được kết nối với nhau bởi hệ thống hành lang, xung
quanh được bao bọc bởi thể nền.
- Các cảnh quan khác nhau do khác biệt về kích thước, hình dạng, quy
luật sắp xếp không gian của các yếu tố cảnh quan.
- Các đơn vị sử dụng đất hoặc lớp phủ mặt đất thường được sử dụng để
phân định ranh giới các yếu tố cảnh quan. Một số yếu tố không gian khác
như các đơn vị địa mạo, thổ nhưỡng, thảm thực vật,... cũng được sử dụng để
phân định ranh giới yếu tố cảnh quan trong một số trường hợp đặc biệt.

Hình 2.1. Các yếu tố cảnh quan trong mô hình PCM


(P1, P2 là mảnh rời rạc; C là hành lang; M là thể nền)
Phân biệt được các yếu tố dạng đường và dạng vùng trong phạm vi
cảnh quan cho phép áp dụng được mô hình PCM trong công tác kiến trúc
cảnh quan định hướng sinh thái học. Trong đó, xử lý kiến trúc các yếu tố
cảnh quan cần được quan tâm trong mọi phương án kiến trúc cảnh quan.
Ví dụ, trong một bản quy hoạch đô thị, mảnh rời rạc là các khu đô thị
được quy hoạch xây mới hoặc cần cải tạo, các khu đất kinh doanh, dịch vụ,
giải trí,..; hành lang là hệ thống đường giao thông kết nối các khu đô thị với
nhau, hoặc hàng cây xanh, hệ thống sông suối; thể nền là vùng đất nông
nghiệp chưa được quy hoạch xây dựng; thể khảm là khu vực đan xen giữa
đất ở, đất sản xuất và đất sử dụng cho các mục đích khác.
2.2. KIẾN TRÚC MẢNH RỜI RẠC VÀ HIỆU ỨNG SINH THÁI
2.2.1. Kiến trúc mảnh rời rạc
Mảnh rời rạc là “một yếu tố cảnh quan có hình dạng không hẹp, tương
đối đồng nhất và khác biệt với xung quanh”.

22
Mảnh rời rạc có những đặc trưng sau:
- Kích thước dao động từ rất lớn (chẳng hạn một khu rừng) cho tới rất
nhỏ (chẳng hạn một cây riêng lẻ).
- Số lượng lớn, phân bố tập trung dày đặc hoặc rải rác trong cảnh quan.
- Vị trí phân bố và chất lượng của mảnh rời rạc có thể có lợi hoặc
không có lợi về mặt sinh thái cho toàn bộ không gian kiến trúc. Ví dụ, một
khoảnh rừng được duy trì trong vùng đất nông nghiệp sẽ có lợi về mặt sinh
thái; ngược lại, một bãi thải bên cạnh một hệ sinh thái đất ngập nước sẽ
không có lợi.
- Mảnh rời rạc gồm hai bộ phận: vùng lõi và vùng biên. Biên là phần
ngoài cùng có môi trường khác biệt đáng kể so với vùng lõi. Biên được xác
định đơn giản là đường tiếp giáp nhau giữa mảnh rời rạc với yếu tố cảnh
quan lân cận (mảnh rời rạc - mảnh rời rạc, hoặc mảnh rời rạc - thể nền).
- Mảnh nơi sống là mảnh rời rạc có kích thước lớn hơn hoặc bằng diện
tích nơi sống tối thiểu với đầy đủ tiêu chí đáp ứng là nơi sống của con người
hoặc sinh vật. Ngược lại, mảnh rời rạc có chất lượng thấp sẽ không đảm bảo
các yêu cầu là nơi sống và nơi cung cấp tài nguyên.
Mảnh rời rạc chỉ thị cho các yếu tố kiến trúc cảnh quan và quy hoạch
sử dụng đất sau đây:
- Yếu tố tàn tích: một khoảnh đất còn sót lại từ một khoảnh đất có diện
tích lớn trước đó. Chẳng hạn, một khoảnh rừng, một vạt đất nông nghiệp,...
trong một khu vực đô thị hóa.
- Yếu tố du nhập: chẳng hạn một khu đô thị được quy hoạch phát triển
trong một vùng đất canh tác cây trồng nông nghiệp.
- Yếu tố bị xáo trộn: chẳng hạn một vạt đất bị đốt cháy trong một khu
rừng, một khoảng trống được tạo ra do gió bão,...
- Các không gian cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ môi
trường: đất ngập nước trong một thành phố, ốc đảo trong sa mạc,... được
xếp vào nhóm yếu tố này.
2.2.2. Hiệu ứng sinh thái
Hiệu ứng sinh thái của mảnh rời rạc biểu thị tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp của cấu trúc mảnh rời rạc đó tới nơi sống và nguồn tài nguyên của

23
sinh vật và con người. Trong đó, kích thước, hình dạng, số lượng và cấu tạo
biên của mảnh rời rạc tạo ra hiệu ứng sinh thái rõ rệt nhất.
a) Hiệu ứng kích thước
Hiệu ứng kích thước mảnh được phát biểu như sau: “Trong các mảnh
rời rạc có chất lượng như nhau, mảnh có diện tích lớn hơn sẽ chứa nhiều
loài sinh vật hơn so với mảnh có diện tích nhỏ hơn”. Hiệu ứng này tuân theo
định luật 1 Địa sinh học đảo về quan hệ phi tuyến diện tích - số loài
(MacArthur và Wilson, 1967).

Hình 2.2. Kích thước và hình dạng mảnh rời rạc có ý nghĩa
quan trọng trong kiến trúc cảnh quan: các mảnh rời rạc
hình tròn hoặc được kết nối bởi hành lang được coi là tối ưu.
Hiệu ứng kích thước mảnh có nguồn gốc sâu xa từ tương quan giữa
diện tích vùng biên và diện tích vùng lõi của một mảnh rời rạc:
- Về mặt hình học, với một trị số độ sâu biên cố định cho trước, một
mảnh lớn luôn có diện tích ở vùng lõi cao hơn và diện tích ở vùng biên nhỏ
hơn so với tổng diện tích lõi và tổng diện tích biên của nhiều mảnh rời rạc
nhỏ có tổng diện tích tương đương.
- Diện tích nơi sống ở vùng biên và vùng lõi: mảnh lớn có kích thước
nơi sống ở vùng lõi cao, ở vùng biên thấp; ngược lại, nhiều mảnh nhỏ có
tổng kích thước nơi sống ở vùng lõi thấp hơn, ở vùng biên cao hơn.
- Mảnh rời rạc có kích thước quá nhỏ sẽ không có vùng lõi, do đó
không đáp ứng được yêu cầu là nơi sống.

24
Hình 2.3. Mảnh rời rạc kích thước lớn có diện tích nơi sống ở vùng lõi lớn
(trường hợp A); sự phân mảnh làm giảm hoặc làm mất hoàn toàn diện tích
nơi sống trong vùng lõi, tăng diện tích vùng biên (trường hợp B và C)
b) Hiệu ứng hình dạng
Hiệu ứng hình dạng mảnh được phát biểu như sau: “Trong các mảnh
rời rạc có chất lượng và kích thước như nhau, mảnh có hình dạng cân đối
hoặc hình cầu gai sẽ chứa nhiều nhóm loài hơn mảnh hình dạng phức tạp”.

1 3
2

5
4 6

7 8

Hình 2.4. Hiệu ứng hình dạng: (a) các mảnh rời rạc thích hợp là nơi sống:
hình dạng cân đối (kiểu 1 - 3) và hình cầu gai (kiểu 7 - 8); (b) các mảnh rời
rạc không thích hợp là nơi sống: hình dạng phức tạp (kiểu 4 - 6).
c) Hiệu ứng độ phong phú mảnh
Độ phong phú mảnh được xác định theo tổng số mảnh cùng kiểu loại
hoặc khác kiểu loại có trong một cảnh quan. Chẳng hạn, tổng số mảnh rừng
tự nhiên còn sót lại (cùng kiểu loại), hay tổng số khoảnh rừng và khoanh đất
nông nghiệp (khác kiểu loại) trong một cảnh quan nông nghiệp.

25
Cảnh quan có độ phong phú mảnh rời rạc khác nhau tác động tới sinh
vật và con người tạo ra hiệu ứng độ phong phú mảnh: “Các cảnh quan có độ
phong phú mảnh khác nhau sẽ ảnh hưởng tới đa dạng nơi sống, độ phong
phú loài, động lực quần thể trong cảnh quan”. Trong kiến trúc cảnh quan,
hiệu ứng độ phong phú mảnh quy định đặc tính đa chức năng của cảnh
quan. Kiến trúc sư cảnh quan căn cứ vào hiệu ứng này để quyết định khả
năng thực hiện các mục tiêu kiến trúc khác nhau trong một cảnh quan.
d) Hiệu ứng biên
Biên của mảnh rời rạc có những đặc trưng sau:
- Cấu trúc của biên không đồng nhất trong cùng một mảnh rời rạc. Xét
về cấu trúc đứng, vùng biên ở phía bắc và phía nam sẽ nhận được ít hoặc
nhiều ánh sáng hơn phía đối diện, dẫn đến hình thành các thảm thực vật có
cấu trúc khác nhau. Xét về cấu trúc ngang, thảm thực vật luôn có xu hướng
mở rộng ra phía ngoài theo các vị trí thuộc vùng biên tương ứng với các
hướng khác nhau. Giá trị độ sâu biên được sử dụng để đo độ bất đồng nhất
về cấu trúc ngang của biên, được tính bằng khoảng cách từ điểm ngoài cùng
tới điểm trong cùng của biên tại lát cắt cần xác định.
- Thảm thực vật ở vùng biên phổ biến các loài cây ưa sáng, cây chịu
khô hạn, các loài cây bụi và dây leo. Động vật sống ở biên có hai loại là
động vật biên (loài động vật chỉ sống ở vùng biên) và động vật đa nơi sống
(loài động vật di chuyển thường xuyên giữa hai hoặc nhiều nơi sống).
Chẳng hạn, bìa rừng (vùng biên của rừng) có chế độ ánh sáng dồi dào, thực
vật có chiều cao thấp là trảng cỏ và cây bụi chiếm ưu thế, kéo theo sự phát
triển của các động vật ăn cỏ tại khu vực này.
Biên có cấu trúc khác nhau, dẫn tới khả năng lọc khác nhau, làm hạn
chế nhiều tác động từ bên ngoài vào vùng lõi tạo ra hiệu ứng biên: “biên
đóng vai trò là vật lọc, làm thay đổi hướng, cường độ hoặc bản chất của các
dòng dinh dưỡng, dòng nước, dòng năng lượng, dòng chảy sinh vật và dòng
giao thông vượt qua”.
Căn cứ vào hiệu ứng biên, có 6 kiểu mô hình kiến trúc vùng biên là:
- Biên biến đổi: không làm thay đổi hướng và cường độ, nhưng làm
thay đổi hoàn toàn bản chất của dòng vào.

26
- Biên lan truyền: không làm thay đổi hướng, nhưng làm thay đổi bản
chất và giảm cường độ tác động của dòng vào.
- Biên hấp thụ: làm triệt tiêu hoàn toàn tác động của dòng vào.
- Biên phản xạ: làm thay đổi hướng, bản chất và cường độ tác động của
dòng vào.
- Biên trung tính: hoàn toàn không tác động đến dòng vào.
- Biên khuếch đại: làm tăng cường độ tác động của dòng vào.

(a) biến đổi (b) lan truyền (c) hấp thụ

(d) phản xạ (e) trung tính (f) khuếch đại

Hình 2.5. Các mô hình kiến trúc vùng biên


Có hai hệ quả của hiệu ứng biên:
- Lợi ích của hiệu ứng biên: trong mảnh rời rạc, biên là nơi sống cho
phép nhiều loài thực vật và động vật từ các quần xã lân cận có thể tiếp cận
dễ dàng nhất, làm tăng tính đa dạng sinh học của khu vực. Điều kiện ánh
sáng dồi dào dọc theo đường biên tạo điều kiện cho thực vật phát triển, làm
gia tăng sản lượng sinh vật sơ cấp. Do vậy, độ đa dạng và phong phú về côn
trùng ăn cỏ, các loài chim và động vật ăn thịt tương đối cao ở vùng biên.
- Hệ quả tiêu cực của hiệu ứng biên: hiệu ứng biên cũng gây ra các hạn
chế đối với đa dạng sinh học. Một khu vực có đường biên quá rộng hoặc
phát triển quá mức sẽ hạn chế sự phát triển của nhiều loài sinh vật. Mật độ
vật ăn thịt tăng cao dọc theo đường biên. Hiệu ứng biên gây ra những biến
đổi môi trường phi sinh học và sinh học, hệ quả là làm mất nơi sống thích
hợp hoặc tạo ra nhiều nơi sống không thích hợp cho sinh vật và con người.

27
2.3. KIẾN TRÚC HÀNH LANG VÀ HIỆU ỨNG SINH THÁI
2.3.1. Kiến trúc hành lang
Hành lang là “một kiểu yếu tố cảnh quan cơ bản dạng tuyến có chức
năng kết nối các mảnh nơi sống”.
Kiến trúc hành lang tạo ra đường dẫn thuận lợi cho các dòng chảy trong
cảnh quan. Ví dụ, ở quy mô toàn cầu, hành lang kết nối các châu lục bao
gồm eo đất Panama, hoặc các cầu đất như ở eo biển Bering đã xuất hiện và
biến mất do thay đổi mực nước biển trong hàng triệu năm. Ở quy mô lục
địa, hành lang tự nhiên kết nối các hệ sinh thái rừng ở miền nam Mexico với
Panama; dãy núi Rocky được quy hoạch là hành lang kết nối khu vực
Yellowstone ở bắc Wyoming với các vùng Yukon và Alaska. Các dải cây
xanh dọc theo đường giao thông hay các hành lang tự nhiên trong các khu
bảo tồn là những ví dụ điển hình về kiến trúc hành lang quy mô địa phương.
2.3.2. Hiệu ứng sinh thái
Các hiệu ứng sinh thái quan trọng của kiến trúc hành lang là:
- Đường để đi (người), di chuyển hoặc phát tán (dòng chảy sinh vật):
với kiến trúc dạng tuyến, hành lang cung cấp đường lưu thông cho dòng
chảy sinh vật và dòng giao thông giữa các mảnh nơi sống khác nhau. Sự có
mặt của các kiến trúc hành lang sẽ làm tăng độ kết nối trong cảnh quan.
- Vật lọc hoặc rào cản: hành lang là rào cản hoặc vật lọc đối với các
dòng chảy dựa trên nguyên tắc cản trở các dòng chảy có hướng vuông góc
hoặc gần vuông góc với hướng của hành lang.
- Nơi sống: hành lang tạo ra các nơi sống tạm thời hay vĩnh viễn.
- Nguồn ảnh hưởng đến thể nền xung quanh: hành lang đóng vai trò là
một nguồn tác động gây ảnh hưởng đến thể nền thông qua biến đổi năng
lượng, dòng dinh dưỡng, dòng chảy, phát thải các chất dinh dưỡng hoặc chất
ô nhiễm vào thể nền bao quanh.

Hình 2.6. Hiệu ứng đường đi và hiệu ứng vật lọc của hành lang

28
2.4. KIẾN TRÚC THỂ NỀN VÀ HIỆU ỨNG SINH THÁI
Thể nền là “yếu tố cảnh quan đặc trưng bởi bề mặt mở rộng, độ kết nối
cao và tương đối đồng nhất trong cảnh quan”. Trong kiến trúc cảnh quan
và quy hoạch sử dụng đất, các yếu tố cảnh quan có diện tích lớn nhất, bao
quanh các yếu tố còn lại được khoanh định là thể nền.
Thể nền có các đặc điểm sau:
- Là yếu tố cấu trúc cảnh quan mở rộng và kết nối nhất.
- Trong hầu hết các cảnh quan, thể nền là yếu tố cấu trúc cảnh quan có
biểu hiện bên ngoài rõ ràng nhất, dễ được phát hiện nhất.
- Nhận dạng một yếu tố kiến trúc cảnh quan có phải là thể nền hay
không phụ thuộc vào quy mô không gian kiến trúc. Chẳng hạn, ở quy mô
không gian nhỏ, thể nền là lớp phủ rừng có diện tích lớn nhất, các mảnh đất
trống và đất nông nghiệp xen kẹp bên trong là mảnh rời rạc; tuy nhiên, khi
tăng quy mô không gian, đất nông nghiệp trở thành thể nền với các mảnh rời
rạc là các khoảnh rừng xen kẹp bên trong.
Hiệu ứng sinh thái của thể nền được thể hiện đây là yếu tố điều khiển
chủ đạo động lực của toàn bộ cảnh quan. Do đó, trong kiến trúc cảnh quan,
xử lý thể nền là yêu cầu quan trọng, cần thiết vì một thể nền có chất lượng
tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến môi trường và kiến trúc mảnh rời rạc và hành lang
cả ở khía cạnh xã hội, môi trường và thẩm mỹ.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: ”Mô hình quy hoạch tâm, mật độ trung bình; khu đô thị phía
chung xây dựng đô thị Bình Dương” Bắc có diện tích 21.060 ha, xây dựng
theo mô hình đô thị vệ tinh, mật độ
Theo bản đồ án quy hoạch chung
thấp. Các khu vực đô thị được kết nối
xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn
với nhau bởi hệ thống hành lang giao
2030, đô thị Bình Dương được chia làm
thông, hành lang xanh, hành lang sông
3 khu vực: khu đô thị phía Nam có diện
suối (theo Hội Quy hoạch Phát triển Đô
tích 14.400 ha, xây dựng theo mô hình
thị Việt Nam).
đô thị nén, mật độ cao; khu đô thị trung
tâm có diện tích 50.040 ha, xây dựng
theo mô hình đa chức năng - đa trung

29
Bài học 2: ”Mô hình quy hoạch chung nông thôn, vùng đa dạng sinh học, di
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm tích tôn giáo và hệ thống làng xóm,
2030 và tầm nhìn đến năm 2050” làng nghề, hệ thống sông hồ, mặt nước,
Trong mô hình, thủ đô Hà Nội mở hệ thống công viên cây xanh ven đô của
rộng được quy hoạch phát triển theo mô Hà Nội,... (theo Hội Quy hoạch Phát
hình đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, triển Đô thị Việt Nam).
các thị trấn và vùng nông thôn, được
kết nối bằng hệ thống giao thông đường
vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có
mối liên kết với mạng lưới giao thông
vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm
được phân cách với các đô thị vệ tinh,
các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm
70% diện tích đất tự nhiên). Hành lang
xanh là ý tưởng quan trọng của bản quy
hoạch nhằm đảm bảo Thủ đô phát triển
cân bằng và bền vững. Hành lang xanh
còn được đưa ra để bảo tồn và tạo thế
ổn định cho các vùng nông nghiệp –

C©u hái «n tËp bµi 2


1) Trình bày và phân tích nội dung nguyên lý đầu tiên của sinh thái cảnh
quan về cảnh quan và vùng.
2) Vẽ và phân tích mô hình PCM của Forman. Ý nghĩa của mô hình PCM
trong công tác kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất. Lấy một ví
dụ cụ thể.
3) Trình bày kiến trúc mảnh rời rạc. Lấy một ví dụ minh họa.
4) Trình bày hiệu ứng kích thước mảnh rời rạc.
5) Trình bày hiệu ứng hình dạng mảnh rời rạc. Nêu mối quan hệ giữa hiệu
ứng hình dạng và hiệu ứng kích thước mảnh rời rạc.
6) Trình bày hiệu ứng độ phong phú mảnh rời rạc.
7) Trình bày hiệu ứng biên của mảnh rời rạc.
8) Trình bày kiến trúc hành lang và hiệu ứng sinh thái.
9) Trình bày kiến trúc thể nền và hiệu ứng sinh thái.

30
Bài 3. METRIC CẢNH QUAN

3.1. KHÁI NIỆM


Metric cảnh quan là “phép đo một hoặc nhiều yếu tố trong cảnh quan
được sử dụng để mô tả định lượng đặc điểm thành phần và cấu trúc không
gian của cảnh quan”. Metric cảnh quan còn được gọi là độ đo cảnh quan
hoặc chỉ thị cảnh quan.
Metric cảnh quan được coi là một công cụ hiệu quả trợ giúp công tác
kiến trúc cảnh quan, quy hoạch sử dụng đất và ra quyết định quản lý lãnh
thổ. Lý do cơ bản là metric cảnh quan hàm chứa ý nghĩa sinh thái học do
khả năng định lượng được hiệu ứng sinh thái của các yếu tố kiến trúc cảnh
quan và khả năng dự báo sự phát triển của cảnh quan.
Metric cảnh quan được áp dụng cho nhiều mức đối tượng: một mảnh
rời rạc cụ thể (một khoảnh rừng đóng vai trò là nơi sống của sinh vật, một
khoảnh đất canh tác, một khu đô thị,...), một kiểu lớp phủ riêng biệt (đất đô
thị, đất rừng, đất nông nghiệp,...), hoặc toàn bộ cảnh quan.

(a) (b) (c)


Hình 3.1. Các mức đối tượng áp dụng metric cảnh quan: (a) một mảnh rời
rạc; (b) một kiểu lớp phủ riêng biệt là tập hợp các mảnh rời rạc có
cùng bản chất cấu tạo được ký hiệu A1,... A5; (c) toàn bộ cảnh quan
là tập hợp tất cả các kiểu lớp phủ có ký hiệu A,...E.

3.2. CÁC METRIC PHI KHÔNG GIAN


3.2.1. Khái niệm
Các metric phi không gian được phát triển với mục đích khảo sát định
lượng các thuộc tính phi không gian của cảnh quan.

31
Các metric phi không gian có những đặc trưng sau:
- Chỉ áp dụng cho toàn bộ cảnh quan.
- Đo đạc các đặc trưng liên quan tới số lượng và xác suất bắt gặp của
các yếu tố cảnh quan; không đo được các đặc trưng về sự sắp xếp hoặc vị trí
trong không gian của các yếu tố này.
- Có thể áp dụng cho các yếu tố cấu trúc cảnh quan (mảnh rời rạc, hành
lang, thể nền, thể khảm) hoặc cho các mức tổ chức sinh vật (quần thể, quần
xã sinh vật, hệ sinh thái).
Một số lớp metric phi không gian phổ biến bao gồm:
- Lớp metric độ phong phú
- Lớp metric độ đa dạng
3.2.2. Lớp metric độ phong phú
Lớp metric độ phong phú là tập hợp các metric cảnh quan được xây
dựng dựa trên các biến về số lượng và kiểu loại mảnh mảnh rời rạc trong
cảnh quan nhằm đánh giá định lượng hiệu ứng độ phong phú mảnh rời rạc.
Lớp metric độ phong phú được áp dụng cho toàn bộ cảnh quan hoặc
một kiểu lớp phủ riêng biệt.
Bảng 3.1. Lớp metric độ phong phú
Công thức tính Đặc trưng
1. Độ giàu mảnh rời rạc (PR): • PR ≥ 1
PR = m • PR = 1 trong trường hợp
Trong đó: PR là độ giàu mảnh rời rạc; m là số cảnh quan có một kiểu lớp
kiểu lớp phủ có trong cảnh quan. phủ, hoặc chỉ một mảnh rời
rạc duy nhất.
2. Mật độ giàu mảnh rời rạc (PRD): • PRD > 0
100 × PR
PRD =
TLA
Trong đó: PRD là mật độ giàu mảnh rời rạc
(kiểu mảnh rời rạc/100 ha); PR là độ
giàu mảnh rời rạc; TLA là tổng diện
tích cảnh quan (ha).
3. Độ giàu mảnh rời rạc tương đối (RPR): • 0% < RPR ≤ 100%
m • Giá trị RPR xấp xỉ bằng 0%
RPR = × 100 %
m max khi số lượng kiểu lớp phủ

32
Trong đó: RPR là độ giàu mảnh rời rạc tương tiềm năng vô cùng lớn.
đối (%); m là số kiểu lớp phủ có trong • Giá trị RPR = 100% khi và
cảnh quan; mmax là số lượng kiểu lớp chỉ khi tất cả các kiểu mảnh
phủ tiềm năng lớn nhất có thể có trong rời rạc tiềm năng đều có
cảnh quan. mặt trong cảnh quan.
4. Độ phong phú đơn giản (S): •S≥0
m
• S = 0 khi và chỉ khi trong
S = ∑ ni cảnh quan hoàn toàn không
i =1
phát hiện được mảnh rời
Trong đó: S là độ phong phú đơn giản; ni là số rạc quan tâm.
lượng mảnh rời rạc thuộc kiểu lớp phủ i;
m là số kiểu lớp phủ có trong cảnh quan.
5. Độ phong phú tương đối (R): •R ≥0
S • R = 0% khi và chỉ khi trong
R= × 100 % cảnh quan hoàn toàn không
S max
phát hiện được mảnh rời
Trong đó: R là độ phong phú tương đối (%); S rạc quan tâm, hoặc tổng số
là độ phong phú đơn giản; Smax là độ mảnh rời rạc tiềm năng vô
phong phú đơn giản cực đại, thể hiện cùng lớn.
tổng số mảnh rời rạc tiềm năng trong
cảnh quan.
3.2.3. Lớp metric độ đa dạng
Lớp metric độ đa dạng là tập hợp các metric cảnh quan được xây dựng
dựa trên các biến về xác suất bắt gặp các mảnh rời rạc hoặc mảnh nơi sống
nhằm đánh giá định lượng đa dạng cảnh quan và đa dạng sinh học.
Lớp metric đa dạng được áp dụng cho toàn bộ cảnh quan, không áp
dụng cho một mảnh rời rạc hay một kiểu lớp phủ riêng biệt.
Bảng 3.2. Lớp metric độ đa dạng
Công thức tính Đặc trưng
1. Chỉ số đa dạng Shannon-Weaver • 0 ≤ SHDI ≤ lnm
(SHDI): • Giá trị SHDI = 0 biểu thị không có sự
m đa dạng trong cảnh quan. Điều này xảy
SHDI = − ∑ p ln p
i i ra trong trường hợp cảnh quan chỉ có
i =1 một mảnh rời rạc hoặc chỉ có một kiểu
Trong đó: SHDI là chỉ số đa dạng lớp phủ duy nhất.
Shannon-Weaver; pi là xác • Giá trị SHDI cao chỉ thị cảnh quan có
suất bắt gặp các mảnh rời nhiều mảnh rời rạc có bản chất cấu tạo
rạc thuộc kiểu lớp phủ i khác nhau (tương đương với độ giàu
trong cảnh quan (%); m là mảnh rời rạc PR có giá trị lớn), hoặc
tổng số kiểu lớp phủ trong phân bố tỷ lệ về diện tích giữa các kiểu
cảnh quan. mảnh rời rạc hợp lý.

33
2. Chỉ số đa dạng Simpson (SIDI): • 0 ≤ SIDI < 1
m
• Giá trị SIDI = 0 trong trường hợp cảnh
SIDI = 1 − ∑p 2
i quan chỉ có một mảnh rời rạc hoặc
i =1
một kiểu lớp phủ duy nhất.
Trong đó: SIDI là chỉ số đa dạng
Simpson; pi là xác suất bắt • Giá trị SIDI xấp xỉ bằng 1 trong
gặp các mảnh rời rạc thuộc trường hợp cảnh quan có số lượng rất
kiểu lớp phủ i trong cảnh lớn các mảnh rời rạc có bản chất cấu
quan (%); m là tổng số kiểu tạo khác nhau (tương đương với độ
lớp phủ có trong cảnh quan. giàu mảnh rời rạc PR có giá trị lớn),
hoặc phân bố tỷ lệ về diện tích giữa
các kiểu mảnh rời rạc hợp lý.

3.3. CÁC METRIC KHÔNG GIAN


3.3.1. Khái niệm
Các metric không gian được phát triển với mục đích mô tả đặc điểm
phân bố không gian, vị trí, định hướng và hình dạng của các yếu tố cấu trúc
trong cảnh quan.
Các đặc điểm của mô hình metric không gian:
- So với thành phần các yếu tố cảnh quan, đặc điểm sắp xếp trong
không gian của các yếu tố cảnh quan khó định lượng hơn.
- Phần lớn metric không gian được xây dựng dựa trên các biến cơ sở về
chu vi, diện tích và xác suất bắt gặp mảnh rời rạc trong cảnh quan. Do đó,
cho phép định lượng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các hiệu ứng sinh thái
quan trọng (hiệu ứng kích thước mảnh, hiệu ứng hình dạng mảnh, hiệu ứng
độ phong phú mảnh, hiệu ứng biên,...).
- Một số mô hình thống kê toán học được áp dụng để xây dựng các
metric cảnh quan cao cấp, phổ biến nhất là mô hình về giá trị trung bình
(MN), độ lệch chuẩn (SD) và hệ số biến thiên (CoV).
- Metric không gian được xây dựng và áp dụng cho từng mảnh rời rạc,
một kiểu lớp phủ hoặc toàn bộ cảnh quan. Tùy thuộc vào tính chất của từng
metric mà áp dụng cho từng mức độ hoặc cho cả ba mức độ.
- Các metric được xây dựng theo định hướng không gian nên được áp
dụng mở rộng cho các yếu tố cấu trúc cảnh quan khác (hành lang, thể nền,
thể khảm). Tuy nhiên, các metric này khó áp dụng cho các mức tổ chức sinh
vật (quần thể, quần xã sinh vật, hệ sinh thái).

34
Một số lớp metric không gian phổ biến bao gồm:
- Lớp metric kích thước/mật độ/biên
- Lớp metric vùng lõi
3.3.2. Lớp metric kích thước/mật độ/biên
Lớp metric kích thước/mật độ/biên gồm một tập hợp các metric cảnh
quan được xây dựng theo ba biến cơ bản là diện tích, chu vi và số lượng
mảnh rời rạc.
Lớp metric này được sử dụng để định lượng hiệu ứng hình dạng, hiệu
ứng kích thước, hiệu ứng độ phong phú và hiệu ứng biên của mảnh rời rạc.
Bảng 3.3. Lớp metric diện tích/mật độ/biên
Công thức tính Đặc trưng
1. Kích thước mảnh rời rạc (PS):
PS = aij
Trong đó: PS là kích thước mảnh rời rạc (ha); • PS> 0
aij là diện tích mảnh rời rạc thứ i thuộc
kiểu lớp phủ j (ha).
2. Chu vi mảnh rời rạc (PERIM):
PERIM= pij
Trong đó: PERIM là chu vi mảnh rời rạc (m); • PERIM > 0
pij là chu vi của mảnh rời rạc thứ i
thuộc kiểu lớp phủ j (m).
3. Tổng diện tích cảnh quan (TLA):
TLA = A
• TLA > 0
Trong đó: TLA là tổng diện tích cảnh quan (ha);
A là tổng diện tích cảnh quan (ha).
4. Số mảnh rời rạc (NumP):
• NumP ≥ 1.
NumP = N
• NumP = 1 trong trường hợp
Trong đó: NumP là số mảnh rời rạc; N là
cảnh quan chỉ có một mảnh
tổngsố mảnh rời rạc có trong cảnh
rời rạc duy nhất.
quan.
5. Mật độ mảnh rời rạc (PD):
NumP
PD = × 100
TLA • PD > 0.
Trong đó: PD là mật độ mảnh rời rạc
(mảnh/100ha); NumP là số mảnh rời rạc;
TLA là tổng diện tích cảnh quan (ha).

35
6. Tổng chiều dài đường biên (TE):
TE = e
Trong đó: TE là tổng chiều dài đường biên (m); • TE > 0
e là tổng chiều dài đường biên của các
mảnh rời rạc trong cảnh quan (m).
7. Mật độ đường biên (ED)
TE
ED = × 100
TLA • ED > 0
Trong đó: ED là mật độ đường biên (m/100ha);
TE là tổng chiều dài đường biên (m);
TLA là tổng diện tích cảnh quan (ha).
8. Giá trị trung bình kích thước mảnh rời rạc
(MPS)
m n

∑∑ a
i =1 j =1
ij • MPS > 0
MPS = • Cảnh quan bị phân mảnh
NumP cao có giá trị MPS thấp và
Trong đó: MPS là giá trị trung bình kích thước ngược lại.
mảnh rời rạc (ha); aij là diện tích mảnh
rời rạc thứ i thuộc kiểu lớp phủ j (ha);
NumP là tổng số mảnh rời rạc.

3.3.3. Lớp metric vùng lõi


Lớp metric vùng lõi là một tập hợp các metric cảnh quan được xây
dựng dựa trên các biến về diện tích vùng lõi và diện tích vùng biên của
mảnh rời rạc nhằm đánh giá định lượng hiệu ứng biên của mảnh rời rạc.
Giá trị diện tích lõi và diện tích biên biểu thị kích thước mảnh rời rạc;
giá trị chu vi biểu thị chiều dài đường biên của mảnh rời rạc. Về mặt hình
học, tỷ lệ diện tích lõi và diện tích biên trong một mảnh rời rạc phụ thuộc
vào hai yếu tố:
- Hình dạng của mảnh rời rạc: một mảnh rời rạc có hình dạng đều đặn
(hình tròn, elip, vuông, chữ nhật) có tỷ lệ diện tích lõi so với diện tích biên
cao hơn một mảnh rời rạc có hình dạng phức tạp có cùng diện tích.
- Giá trị độ sâu biên lý thuyết: được đo bằng khoảng cách từ rìa ngoài
vùng lõi tới rìa ngoài vùng biên. Nếu hai mảnh rời rạc có hình dạng và kích
thước như nhau, mảnh có độ sâu biên lý thuyết nhỏ hơn sẽ tạo ra vùng lõi có
diện tích lớn hơn và vùng biên có diện tích nhỏ hơn.

36
độ sâu biên
lý thuyết

vùng biên

vùng lõi

Hình 3.2. Các biến mảnh rời rạc trong lớp metric hình dạng. Chú ý rằng
mảnh tròn trong ví dụ này có độ sâu biên lý thuyết lớn, do đó tạo ra
vùng biên có diện tích lớn và vùng lõi có diện tích nhỏ; ngược lại,
mảnh chữ nhật có độ sâu biên lý thuyết nhỏ, diện tích vùng biên nhỏ
và diện tích vùng lõi lớn.

Bảng 3.4. Lớp metric vùng lõi


Công thức tính Đặc trưng

1. Diện tích lõi mảnh rời rạc (CORE) • CORE ≥ 0


• Giá trị CORE bằng 0
CORE = aijc
trong trường hợp tất cả
Trong đó: CORE là diện tích lõi của một mảnh các điểm trong mảnh rời
rời rạc (ha); a ijc là diện tích lõi của mảnh rạc đều thuộc đường mở
rời rạc thứ i thuộc kiểu lớp phủ j được biên lý thuyết.
xác định theo độ sâu biên lý thuyết c (ha).
2. Số lượng lõi mảnh rời rạc (NCORE) • NCORE ≥ 0
• NCORE = 0 khi và chỉ
NCORE = nijc
khi CORE = 0 và ngược
Trong đó: NCORE là số lượng vùng lõi của một lại.
mảnh rời rạc; n ijc là số lượng vùng lõi • Số lượng lõi phụ thuộc
tách rời trong mảnh rời rạc thứ i thuộc vào hình dạng của mảnh
kiểu lớp phủ j được xác định theo độ sâu rời rạc. Một mảnh rời rạc
biên lý thuyết c. có thể chứa 1 hoặc nhiều
lõi. Giá trị NCORE > 1
chỉ thị một mảnh rời rạc
chứa nhiều lõi tách rời.

37
3. Chỉ số diện tích lõi mảnh rời rạc (CAI) • 0% ≤ CAI < 100%
ac • CAI = 0% khi và chỉ khi
CAI = × 100%
ij
NCORE = 0, hoặc CORE
aij
= 0 và ngược lại.
Trong đó: CAI là chỉ số diện tích lõi của một • Giá trị CAI bằng 100%
mảnh rời rạc (%); a ijc là diện tích vùng trong trường hợp độ sâu
lõi của mảnh rời rạc thứ i thuộc kiểu lớp biên lý thuyết c = 0 và
phủ j dựa trên độ sâu biên lý thuyết c vùng lõi chiếm toàn bộ
(ha); aij là diện tích của mảnh rời rạc thứ diện tích mảnh rời rạc.
i thuộc kiểu lớp phủ j (ha).
4. Tổng diện tích lõi (TCA) • TCA ≥ 0
m n • TCA = 0 trong trường
TCA = ∑∑ aijc hợp lớp phủ được xét
i =1 j =1
hoặc toàn bộ cảnh quan
Trong đó: TCA là tổng diện tích lõi của một kiểu
hoàn toàn không có diện
lớp phủ hoặc toàn bộ cảnh quan (ha); a ijc tích lõi thích hợp là nơi
là diện tích vùng lõi của mảnh rời rạc thứ sống của sinh vật.
i thuộc kiểu lớp phủ j dựa trên độ sâu
biên lý thuyết c (ha).
5. Phần trăm diện tích lõi (CPLAND) • 0% ≤ CPLAND < 100%
n

∑a j =1
c
ij

CPLAND = × 100%
TLA
Trong đó: CPLAND là phần trăm diện tích lõi
của cảnh quan (%); a ijc là diện tích vùng
lõi của mảnh rời rạc thứ i thuộc kiểu j
dựa trên độ sâu biên lý thuyết c (ha); TLA
là tổng diện tích cảnh quan (ha).
6. Số lượng phân đoạn lõi (NDCA) • NDCA ≥ 0
m n
NDCA = ∑∑n c
ij
i = j j =1

Trong đó: NDCA là số lượng phân đoạn lõi;


n ijc là số lượng vùng lõi tách rời trong
mảnh rời rạc thứ i thuộc kiểu j được xác
định theo độ sâu biên lý thuyết c.

38
7. Mật độ phân đoạn lõi (DCAD) • DCAD ≥ 0
m n
• DCAD và NDCA được sử
100 × ∑∑ nijc
i =1 j =1
dụng kết hợp trong trường
DCAD = hợp so sánh các cảnh
TLA
quan có kích thước khác
Trong đó: DCAD là mật độ phân đoạn lõi của
nhau.
một cảnh quan (số lượng/100 ha); n ijc là
số lượng vùng lõi tách rời trong mảnh rời
rạc thứ i thuộc kiểu lớp phủ j được xác
định theo độ sâu biên lý thuyết c; TLA là
tổng diện tích cảnh quan (ha).
8. Giá trị trung bình của CORE, DCA và CAI (COREMN, DCAMN,
CAIMN)
m n

∑∑ x
i =1 j =1
ij

MN =
NumP
Trong đó: MN là giá trị trung bình của một trong các metric diện tích lõi
(CORE, DCA và CAI); xij là một trong các metric diện tích lõi tương
ứng của mảnh rời rạc thứ i thuộc kiểu lớp phủ j (ha); NumP là tổng số
mảnh rời rạc.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: “Thước đo sự thành công công của một ý tưởng thiết kế mặt bằng
của ý tưởng thiết kế mặt bằng tổng thể, vì thế, sẽ là mức độ hài hòa,
kiến trúc cảnh quan tổng thể” khả năng giữ lại được nét đẹp của tự
nhiên trong bố cục của công trình”
“Kiến trúc sư cảnh quan là người
(chia sẻ của ông Alphonse
thiết kế cảnh quan tổng thể của công
Rukaburandekwe, Trưởng phòng Thiết
trình xây dựng... Nhiệm vụ của kiến
kế Quy hoạch, Dự án bất động sản
trúc sư cảnh quan giúp cho những cư
VinaProjects, Quỹ đầu tư Vinacapital).
dân ở thành thị được hưởng thụ, được
gần gũi nhất có thể với cuộc sống thiên
nhiên. Thước đo để đánh giá sự thành

39
Bài học 2: “Cái chết và cuộc sống đủ lớn cho phát triển dịch vụ hạ tầng để
của các thành phố lớn Hoa Kỳ” dành quỹ đất cho cảnh quan cây xanh,
Cuốn sách này được bà Jane Jacobs trường học. Các khối nhà cao và thấp
viết năm 1961, được coi là mở đường tầng chỉ được phân định bằng giao
cho tư duy phát triển đô thị mới hiện thông đi bộ mang tính ước lệ. Quy
đại. Nội dung cuốn sách phân tích sâu hoạch cần có sự cân đối giữa các tiện
sắc về sự cần thiết và lợi ích của mật độ ích ở với các dịch vụ khác như: trường
cao cũng như việc sử dụng hỗn hợp đất học, thương mại, văn phòng. Loại bỏ
đai đô thị khiến cho đô thị thêm tính đa tối đa mô hình nhà ở chia lô phổ biến
dạng, ít tắc nghẽn giao thông, có không hiện nay, tuy thuận tiện cho kinh doanh
gian công cộng ấm cúng để mọi người buôn bán nhỏ nhưng rất lãng phí đất,
giao tiếp. băm nát cảnh quan đô thị, giảm diện
tích cây xanh.
Quy hoạch tổ chức tạo ra một lõi
tập trung mật độ cao, các khu ở bám
Bài học 3: “Thước đo sự cân bằng xung quanh, bên cạnh khu cảnh quan
giữa mật độ và tiện nghi đô thị” cây xanh đủ lớn để tác động mạnh đến
Giải pháp quy hoạch khu đô thị mới tiện nghi sống của khu đô thị. Tổ chức
với các nhóm nhà bị chia nhỏ tách biệt hệ thống giao thông cơ giới không giao
với đường giao thông chia cắt và bao cắt ngang khu đô thị. Sử dụng hệ thống
quanh đang dần bộc lộ các nhược điểm đường vành đai chạy xung quanh và hệ
cần sửa chữa. Trong đó, mô hinh khu thống đường cụt dẫn đến các điểm dừng
đô thị mới có mật độ cao, có hạ tầng đỗ xe tập trung. Sử dụng mạnh hình
dịch vụ đô thị hoàn chỉnh, quy hoạch thức đi bộ từ bãi đỗ xe và các tiện ích
theo kiểu mảng lớn, chỉ có đường giao dịch vụ khác đến các khối nhà ở trong
thông bao quanh, không có giao thông bán kính phù hợp (khoảng 100 - 200 m)
xuyên tâm có thể coi là mô hình mới (chia sẻ của Kiến trúc sư Trần Nguyễn
khắc phục các nhược điểm hiện tại. Quảng, Tổng Giám đốc Công ty liên
Trong phạm vi khu ở, quy hoạch doanh Sunjin Việt Nam, Tạp chí Kiến
nên hướng đến có sử dụng giải pháp trúc Việt Nam số 12/2012).
nén mật độ cư dân để tạo sức sống và

C©u hái «n tËp bµi 3


1) Trình bày khái niệm metric cảnh quan. Nêu ý nghĩa của metric cảnh
quan trong công tác kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất.

40
2) Phân biệt metric không gian và metric phi không gian.
3) Trình bày khái niệm các lớp metric phi không gian: lớp metric độ phong
phú và lớp metric độ đa dạng.
4) Trình bày khái niệm các lớp metric không gian: lớp metric kích
thước/mật độ/biên và lớp metric vùng lõi.
5) Vẽ và phân tích mô hình lõi - biên của mảnh rời rạc.
6) Cho biết tỷ lệ diện tích lõi và diện tích biên trong một mảnh rời rạc phụ
thuộc vào những yếu tố nào? Hãy trình bày cụ thể.

Bµi tËp thùc hµnh bµi 3


Bài 1: Cho một cảnh quan gồm 5 kiểu yếu tố với: n1 = 12; n2 = 10; n3 = 6;
n4 = 12; n5 = 24. Biết độ phong phú đơn giản cực đại là 88. Độ
phong phú tương đối của cảnh quan đó là (lựa chọn 1 đáp án đúng):
a. 27,27%; b. 40,905%; c. 54,54%; d. 72,72%
Bài 2: Cho mật độ mảnh rời rạc của cảnh quan là 20 (mảnh/100 ha). Tổng
diện tích cảnh quan là 250 ha. Biết số mảnh rời rạc lớn nhất trong
cảnh quan là 80. Hãy xác định mật độ giàu mảnh rời rạc tương đối
(RPR) của cảnh quan đó.
Bài 3: Tìm giá trị lớn nhất của chỉ số đa dạng Shannon-Weaver (SHDI).

Bài 4: Cho một cảnh quan gồm ba kiểu mảnh rời rạc A, B, C trên hình vẽ.
Hãy xác định:
a) giá trị chỉ số đa dạng Shannon-Weaver (SHDI).
b) giá trị chỉ số đa dạng Simpson (SIDI)

A A B C

A A B C

C C C C

Bài 5: Cho một cảnh quan gồm bốn kiểu mảnh rời rạc A, B, C, D như hình
vẽ. Hãy xác định độ đa dạng Shannon-Weaver của cảnh quan này.

41
A A A A A B

D A A B B B

D A A A B B

D A A A B B

D D A C C C

D D D C C C

Bài 6: Cho một cảnh quan gồm bốn kiểu mảnh rời rạc A, B, C, D như hình
vẽ. Hãy xác định: giá trị chỉ số đa dạng Shannon-Weaver (SHDI) và
giá trị chỉ số đa dạng Simpson (SIDI) của cảnh quan này.

A A A C

A A B C

B B B C

D C C C

Bài 7: Cho một cảnh quan gồm ba kiểu mảnh rời rạc A, B, C như hình vẽ
dưới đây. Hãy xác định giá trị của chỉ số đa dạng Simpson (SIDI).

A A B B

A B B B

C C C C

C C C C

42
Bài 8: Cho xác suất xuất hiện của các kiểu mảnh rời rạc trong một cảnh
quan như bảng dưới đây:
Kiểu mảnh rời rạc A B C
Tỷ lệ 0,2 0,5 0,3
Hãy xác định giá trị chỉ số đa dạng Simpson (SIDI) của cảnh quan này.
Bài 9: Cho xác suất xuất hiện của các kiểu mảnh rời rạc trong một cảnh
quan như bảng dưới đây:
Kiểu mảnh rời rạc A B C D
Tỷ lệ 0,25 0,1 0,25 0,4
Hãy xác định giá trị chỉ số đa dạng Shannon-Weaver (SHDI) của cảnh
quan này.
Bài 10: Cho xác suất xuất hiện của các kiểu mảnh rời rạc trong 1 đơn vị
cảnh quan như bảng dưới đây:
Kiểu mảnh rời rạc A B C D
Tỷ lệ 0,25 0,1 0,25 0,4
Hãy xác định giá trị chỉ số đa dạng Simpson (SIDI) của cảnh quan này.
Bài 11: Cho xác suất xuất hiện của các kiểu mảnh rời rạc trong một cảnh
quan như bảng dưới đây:
Kiểu mảnh rời rạc A B C D
Tỷ lệ 0,25 0,1 0,25 0,4
Hãy xác định giá trị chỉ số đa dạng Shannon-Weaver của cảnh quan này.
Bài 12: Cho một cảnh quan có diện tích là 25 ha có chứa 4 mảnh rời rạc
kiểu A. Hãy xác định mật độ mảnh rời rạc kiểu A của cảnh quan
theo một trong các đáp án sau đây:
a. 8 mảnh/100 ha b. 16 mảnh/100 ha
c. 24 mảnh/100 ha d. 48 mảnh/100 ha
Bài 13: Một cảnh quan có diện tích là 5 ha có chứa 8 mảnh rời rạc kiểu B.
Hãy xác định mật độ mảnh rời rạc cảnh quan kiểu B của cảnh quan
theo một trong các đáp án sau đây:

43
a. 160 mảnh/100 ha b. 220 mảnh/100 ha
c. 180 mảnh/100 ha d. 200 mảnh/100 ha
Bài 14: Cho một mảnh rời rạc có diện tích 10 ha và bao phủ bởi một đường
biên có tổng kích thước 1500 m. Hãy xác định mật độ đường biên
của mảnh rời rạc theo một trong bốn đáp án sau đây:
a. 150 (m/ha) b. 15 (m/ha)
c. 45 (m/ha) d. 30 (m/ha)
Bài 15: Cho một mảnh rời rạc có diện tích 21 ha và bao phủ bởi một đường
biên có tổng kích thước 2800 m. Hãy xác định mật độ đường biên
của mảnh rời rạc theo một trong bốn đáp án sau đây:
a. 133,33 (m/ha) b. 113,33 (m/ha) c. 123,33 (m/ha) d. 143,33 (m/ha)
Bài 16: Cho diện tích các mảnh rời rạc của cảnh quan như bảng dưới đây:
Mảnh rời rạc A B C D
2
Diện tích mảnh rời rạc (m ) 40 20 50 65
Hãy xác định giá trị trung bình kích thước của các mảnh rời rạc theo
một trong bốn đáp án sau đây:
a. 43,75 m2/mảnh b. 47,35 m2/mảnh
c. 45 m2/mảnh d. 54 m2/mảnh
Bài 17: Cho một mảnh rời rạc gồm biên và vùng lõi như hình vẽ. Cho diện
tích lõi của mảnh là 9 ha và diện tích toàn bộ của mảnh là 25 ha. Hãy
xác định độ sâu biên lý thuyết từ biên tới lõi của mảnh rời rạc này.

44
Bài 18: Cho một mảnh hình vuông có diện tích 25 ha, độ sâu biên lý thuyết
là 100 m. Hãy xác định chỉ số diện tích lõi của mảnh rời rạc này.

Bài 19: Cho một mảnh hình vuông có độ sâu biên lý thuyết là 100 m với
diện tích ô lưới là 1 ha. Hãy xác định tổng diện tích lõi của mảnh rời
rạc. Cho biết 1 ha = 10.000 m2.

Bài 20: Cho phân bố vùng biên và vùng lõi của một Vườn Quốc gia như
hình vẽ dưới đây. Cho biết độ sâu biên lý thuyết là 100 m và giá trị
diện tích mỗi ô lưới là 1 ha. Hãy xác định mật độ phân đoạn lõi của
Vườn Quốc gia này theo một trong bốn đáp án dưới đây:
a. 7,14 lõi/100 ha b. 8,14 lõi/100 ha
c. 9,14 lõi/100 ha. d. 6,14 lõi/100 ha.

45
Bài 21: Cho 2 bản quy hoạch cảnh quan một khu đô thị mới như sau:

(Phương án 1) (Phương án 2)

Trong bản quy hoạch có khu biệt thự (BT), khu chung cư cao tầng
(CT), khu thương mại - dịch vụ (DV), khu trường học (TH), khu hồ điều hòa
(HD). Bằng tính toán chỉ số đa dạng Simpson (SIDI), hãy so sánh mức độ
đa dạng cảnh quan của 2 bản quy hoạch này.

46
Bài 4. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐA CHỨC NĂNG

4.1. CHỨC NĂNG CẢNH QUAN VÀ ĐA CHỨC NĂNG


4.1.1. Các khái niệm
a) Chức năng cảnh quan
Chức năng cảnh quan là “khả năng cảnh quan cung cấp các hàng hóa
và dịch vụ thỏa mãn trực tiếp hoặc gián tiếp các nhu cầu của con người”.
Khả năng cung cấp các sản phẩm cây trồng, khả năng hóa giải chất ô
nhiễm,... là những biểu hiện cụ thể của chức năng cảnh quan. Các dạng hàng
hóa và dịch vụ được cung cấp bởi cảnh quan đều có lợi ích cho con người.
Chẳng hạn, con người có thể lấy được thức ăn, nước sạch và các lợi ích tái
tạo từ cảnh quan.
b) Đa chức năng
Đa chức năng là “tiềm năng và khả năng thực tế cung cấp nhiều dạng
hàng hóa vật chất và phi vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội hoặc đáp
ứng các yêu cầu xã hội”. Khái niệm đa chức năng gần đây được sử dụng
nhiều trong quy hoạch và thiết kế cảnh quan, đặc biệt phổ biến ở châu Âu
dựa trên Công ước Cảnh quan châu Âu của Hội đồng châu Âu (2000, 2007).
Đa chức năng là đặc tính mong muốn, được con người kỳ vọng sử dụng
hợp lý, hiệu quả cảnh quan. Ví dụ, tại châu Âu, khu vực nông thôn chiếm
khoảng 80% tổng diện tích đất tự nhiên. Bên cạnh chức năng sản xuất nông
nghiệp và quần cư nông thôn, không gian của cảnh quan nông thôn châu Âu
còn được phát triển cho nhiều mục đích quan trọng khác, chẳng hạn lưu trữ
các giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, bảo vệ đa dạng sinh học, du
lịch sinh thái và văn hóa.
Đa hóa chức năng một cảnh quan được quy hoạch là xu thế chủ đạo của
kiến trúc cảnh quan trong thời kỳ hậu công nghiệp hiện nay.
4.1.2. Hệ thống phân loại chức năng cảnh quan
Hệ thống phân chia chức năng cảnh quan do De Groot (1992) phát
triển, sau đó Costanza (1997) và de Groot (2002) bổ sung, được áp dụng

47
chủ yếu cho các cảnh quan tự nhiên và bán tự nhiên. Trong hệ thống này,
5 nhóm chức năng và 30 chức năng cảnh quan cụ thể được phân chia:
- Chức năng điều tiết: trong các nhóm chức năng, chức năng điều tiết
đóng vai trò quan trọng nhất, cung cấp điều kiện tiên quyết cho tất cả các
nhóm chức năng còn lại. Về mặt lý thuyết, số lượng chức năng điều tiết
không có giới hạn, bao gồm chức năng điều hòa không khí, điều hòa khí
hậu, ngăn ngừa các xáo động, điều hòa môi trường nước, cung cấp nước,
bảo vệ đất, hình thành đất, điều tiết chất dinh dưỡng, xử lý chất thải, thụ
phấn, điều khiển sinh học,... Ở quy mô toàn cầu, chức năng điều tiết cho
phép cung cấp và duy trì các điều kiện cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.
- Chức năng nơi sống: chức năng này cho phép các cảnh quan tự nhiên
và bán tự nhiên cung cấp nhà ở cho con người; cung cấp nơi sống, nơi ẩn
náu và sinh sản cho các loài sinh vật trong tự nhiên, đóng vai trò quan trọng
trong bảo tồn nội vi. Chức năng nơi sống có quan hệ mật thiết với đa dạng
cảnh quan và đa dạng sinh học.
- Chức năng sản xuất: các chức năng cụ thể bao gồm: cung cấp thức
ăn, nguyên liệu hữu cơ, tài nguyên di truyền, dược liệu. Sinh vật sản xuất sử
dụng năng lượng bức xạ Mặt Trời, CO2, nước và các chất dinh dưỡng tạo ra
sản lượng sinh vật sơ cấp (thông qua quá trình quang hợp), sau đó được các
vật tiêu thụ sử dụng để tạo sản lượng sinh vật thứ cấp, hình thành lượng sinh
khối lớn trong cảnh quan. Sinh khối là nguồn tài nguyên có giá trị sử dụng
to lớn đối với con người: nguồn thức ăn, vật liệu sản xuất - sinh hoạt, nguồn
năng lượng, vật liệu di truyền.
- Chức năng thông tin: các chức năng này cung cấp các thông tin về
giá trị thẩm mỹ, tiêu khiển, văn hóa, mỹ thuật, tâm linh, lịch sử, khoa học,
giáo dục,... của cảnh quan, làm tăng vốn kiến thức cho con người.
- Chức năng tải: hầu hết các hoạt động phát triển của con người đều
diễn ra trong không gian hoặc môi trường thích hợp. Điều này phản ánh
chức năng tải của cảnh quan. Các chức năng tải cụ thể bao gồm cư trú, trồng
trọt và chăn nuôi, chuyển hóa năng lượng, khai thác khoáng sản, hóa giải
chất thải, giao thông, du lịch,... Trên thực tế, khả năng cung cấp các dịch vụ
này của cảnh quan thường bị hạn chế bởi các hoạt động sử dụng không hợp
lý của con người.

48
Bảng 4.1. Chức năng, giá trị hàng hóa và dịch vụ của cảnh quan tự nhiên
và bán tự nhiên (de Groot, 1992; Costanza, 1997 và de Groot, 2002)
Các thành phần và các
Ví dụ về giá trị hàng hóa
Chức năng quá trình hệ sinh thái
và giá trị dịch vụ
trong cảnh quan
(I) Chức năng Duy trì các quá trình thiết yếu của hệ sinh thái
điều tiết và các hệ thống phục vụ sự sống.
Vai trò của hệ sinh thái 1.1. Tầng ozon ngăn cản tia cực tím.
1. Điều hòa trong chu trình sinh địa 1.2. Duy trì chất lượng không khí.
không khí hóa (cân bằng CO2/O2, 1.3. Ảnh hưởng tới khí hậu (xem mục
bảo vệ tầng ozon,...). chức năng 2).
Duy trì chế độ khí hậu thích hợp (nhiệt
2. Điều hòa Ảnh hưởng của biến đổi - ẩm, ánh sáng, gió,...) đối với các hoạt
khí hậu sử dụng đất tới khí hậu. động sản xuất, cư trú và sinh hoạt của
con người.
3.1. Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển
Ảnh hưởng của cấu trúc khỏi tác hại của nước biển dâng, bão,
3. Ngăn ngừa
cảnh quan tới các xáo sóng thần,...
các xáo động
động. 3.2. Hệ thống rừng đầu nguồn ngăn
ngừa lũ lụt.
4. Điều hòa Vai trò của lớp phủ thực
môi trường vật trong điều tiết dòng Tưới, tiêu, thoát nước tự nhiên.
nước chảy.
5. Cung cấp Lọc, duy trì và lưu trữ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản
nước nước sạch. xuất.
Vai trò của hệ rễ cây và 6.1. Duy trì tầng đất canh tác.
6. Bảo vệ đất vi sinh vật trong bảo vệ 6.2. Ngăn ngừa thiệt hại do xói mòn,
đất. bồi lấp.
7.1. Duy trì khả năng sản xuất của
7. Hình thành Phong hóa đá, tích lũy
tầng đất canh tác.
đất vật liệu hữu cơ.
7.2. Duy trì năng suất tự nhiên của đất.
Vai trò của khu hệ sinh
8. Điều tiết
vật trong lưu trữ và tái Duy trì độ phì của đất và năng suất
chất dinh
tuần hoàn các chất dinh của các hệ sinh thái.
dưỡng
dưỡng (N, P, S,...).
Thảm thực vật và khu hệ 9.1. Điều khiển chất ô nhiễm, chất độc
sinh vật có vai trò loại hại.
9. Xử lý
bỏ hoặc phá hủy các
chất thải 9.2. Lọc bụi trong không khí.
chất thải và các chất
dinh dưỡng bị rửa trôi. 9.3. Làm giảm ô nhiễm tiếng ồn.

49
Các thành phần và các
Ví dụ về giá trị hàng hóa
Chức năng quá trình hệ sinh thái
và giá trị dịch vụ
trong cảnh quan
Vai trò của khu hệ sinh 10.1. Thụ phấn của các loài thực vật tự
10. Thụ phấn vật trong việc thụ phấn nhiên.
của thực vật. 10.2. Thụ phấn của các cây trồng.
Điều khiển quần thể
11. Điều khiển bằng các quan hệ sinh Điều khiển vật hại và bệnh tật (thiên
sinh học học trong chuỗi và lưới địch - sâu bệnh).
thức ăn.
(II) Chức năng Cung cấp nơi sống tự nhiên (không gian sống thích hợp)
nơi sống cho các sinh vật và con người
12. Cung cấp Không gian sống thích
Duy trì đa dạng sinh học - cơ sở cho
nơi cư trú và hợp cho các sinh vật
phần lớn các chức năng khác.
nơi ẩn náu trong tự nhiên.
13. Chức năng Nơi sống thích hợp cho Duy trì các loài được khai thác cho
nuôi dưỡng sinh vật sinh sản. mục đích thương mại.
(III) Chức
Cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
năng sản xuất
Chuyển hóa năng lượng
bức xạ Mặt Trời, tạo sản 14.1. Săn bắn, hái lượm.
14. Thức ăn lượng sơ cấp và thứ cấp 14.2. Sản xuất nông nghiệp và
phù hợp với nhu cầu tiêu nuôi trồng thủy sản ở quy mô nhỏ.
thụ của con người.
Chuyển hóa năng lượng
bức xạ Mặt Trời thành
15.1. Xây dựng và chế biến.
15. Nguyên năng lượng tích trữ
15.2. Nhiên liệu và năng lượng.
liệu hữu cơ trong sinh khối, cung
15.3. Phân bón.
cấp nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất.
16.1. Tăng khả năng đề kháng của cây
Vật liệu di truyền và tiến
16. Tài nguyên trồng đối với dịch bệnh, vật hại.
hóa của các sinh vật
di truyền 16.2. Các ứng dụng khác (chăm sóc
trong tự nhiên.
sức khỏe,...).
Các hợp chất hóa sinh 17.1. Dược liệu.
17. Dược liệu học và các cách sử dụng 17.2. Các mô hình và công cụ hóa học.
khu hệ sinh vật tự nhiên. 17.3. Các sinh vật thí nghiệm.

50
Các thành phần và các
Ví dụ về giá trị hàng hóa
Chức năng quá trình hệ sinh thái
và giá trị dịch vụ
trong cảnh quan
Sinh vật trong hệ sinh Nguồn tài nguyên cho trang phục,
thái tự nhiên được khai hàng thủ công, đồ trang sức, vật nuôi,
18. Trang sức
thác, sử dụng để vật thờ phụng, quà tặng (gỗ, da, sinh
trang trí. vật cảnh,...).
(IV) Chức
Cung cấp các cơ hội phát triển nhận thức
năng thông tin
19. Thông tin Các đặc trưng hấp dẫn
Hưởng thụ phong cảnh.
thẩm mỹ của cảnh quan.
Các cảnh quan hấp dẫn Các hình thức du lịch sinh thái: nghỉ
20. Tiêu khiển phục vụ nhu cầu giải trí dưỡng, tham quan ngắm cảnh, nghiên
của con người. cứu khoa học.
21. Thông tin Các đặc trưng tự nhiên Tự nhiên được thể hiện trong các hoạt
văn hóa và của cảnh quan có giá trị động văn hóa và mỹ thuật (vẽ tranh,
mỹ thuật văn hóa và mỹ thuật. quay phim, văn hóa dân gian,...).
22. Thông tin Các đặc trưng tự nhiên Sử dụng tự nhiên cho mục đích tôn
tâm linh và của cảnh quan có giá trị giáo và lịch sử (giá trị di sản của các
lịch sử tâm linh và lịch sử. cảnh quan tự nhiên).
Các đặc trưng tự nhiên
23. Khoa học Sử dụng các hệ thống tự nhiên trong
của cảnh quan có giá trị
và giáo dục giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
khoa học và giáo dục.
(V) Chức năng Cung cấp giá thể thích hợp hoặc môi trường cho hoạt động
giá thể và cơ sở hạ tầng của con người.
Không gian sinh sống, từ các khu
24. Cư trú quần cư nhỏ cho tới các khu đô thị
Phụ thuộc vào các loại rộng lớn.
hình sử dụng đất đặc
25. Trồng trọt thù, những yêu cầu khác Thức ăn và các nguyên liệu hữu cơ từ
và chăn nuôi nhau đối với các điều đất trồng trọt và chăn nuôi.
26. Chuyển hóa kiện môi trường diễn ra Các nguồn năng lượng (Mặt Trời, gió,
năng lượng hoạt động (ví dụ, độ ổn nước,...).
27. Khai thác định và độ phì của đất, Khoáng sản, dầu mỏ, kim loại quý
khoáng sản chất lượng không khí và hiếm,...
28. Chất thải nước, địa chất, địa hình, Không gian chứa đựng chất thải rắn.
29. Giao thông khí hậu,...). Giao thông thủy, giao thông bộ.
30. Du lịch Các hoạt động du lịch.

51
4.1.3. Tương tác đa chức năng trong cảnh quan
Đa chức năng chịu ảnh hưởng bởi các kiểu tương tác giữa các chức
năng cảnh quan với nhau. Tương tác này được gọi là tương tác đa chức năng
trong cảnh quan, là “ảnh hưởng của một chức năng cảnh quan tới chức
năng cảnh quan khác” (Willemen, 2008).
Mối quan hệ giữa các chức năng cảnh quan là quan hệ tương tác, phụ
thuộc vào tác động của đặc tính cảnh quan và vai trò của mỗi chức năng
riêng biệt, ảnh hưởng tới khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của cảnh
quan. Kiến trúc cảnh quan và quy hoạch sử dụng đất bền vững hướng tới
mục tiêu quản lý tốt tương tác đa chức năng trong cảnh quan.
Tương tác đa chức năng trong cảnh quan được chia thành ba kiểu:
- Tương tác xung đột: xảy ra trong trường hợp kết hợp các chức năng
sẽ làm giảm khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của một cảnh quan.
Chẳng hạn, cung cấp nơi cư trú cho con người và cung cấp nơi sống cho
sinh vật là các chức năng cảnh quan xung đột, vì sự có mặt của chức năng
cư trú có xu thế làm giảm hoặc loại trừ chức năng nơi sống của sinh vật.
- Tương tác bổ trợ: một chức năng cảnh quan cung cấp trực tiếp các
điều kiện thích hợp cho một chức năng khác và tạo ra hiệu ứng hỗ trợ.
Chẳng hạn, một khu vực trong cảnh quan có chức năng là nơi sống tự nhiên
cho sinh vật và phát triển du lịch sinh thái, thì các chức năng nơi sống sẽ bổ
trợ cho chức năng du lịch; ngược lại, du lịch sinh thái sẽ cải thiện chất lượng
nơi sống tự nhiên.
- Tương tác tương thích: các chức năng cảnh quan cùng tồn tại mà
không làm giảm hoặc cải thiện một chức năng khác.
Tương tác đa chức năng trong cảnh quan ảnh hưởng tới khả năng cung
ứng dịch vụ của cảnh quan đa chức năng:
- Tương tác bổ trợ làm tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ của cảnh
quan, càng hiệu quả hơn khi số lượng chức năng trong cảnh quan càng lớn.
- Tương tác xung đột sẽ làm giảm khả năng cung ứng dịch vụ của cảnh
quan, càng giảm hơn nữa khi tổng số chức năng càng tăng.
- Tương tác tương thích không làm thay đổi khả năng cung ứng dịch vụ
của cảnh quan, cả trong trường hợp tổng số chức năng cảnh quan thay đổi.

52
- Cảnh quan đơn chức năng có khả năng cung ứng dịch vụ không đổi
do không xảy ra tương tác đa chức năng.
Khả năng cung ứng dịch vụ

ĐƠN CHỨC NĂNG


Tương tác bổ trợ
CẢNH QUAN

CẢNH QUAN
ĐA CHỨC NĂNG

Tương tác tương thích

Tương tác xung đột

0
1 2 Tổng số chức năng

Hình 4.1. Khả năng cung ứng dịch vụ của


cảnh quan đơn chức năng và cảnh quan đa chức năng
4.2. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐA CHỨC NĂNG
Cảnh quan mang nhiều chức năng có khả năng cung cấp nhiều giá trị
hàng hóa và dịch vụ được gọi là cảnh quan đa chức năng. Ngược lại, cảnh
quan đơn chức năng là cảnh quan chỉ có một chức năng duy nhất. Các cảnh
quan đa chức năng có lợi ích nhiều mặt đối với xã hội loài người, bao gồm
các giá trị sinh thái, kinh tế và văn hóa - xã hội. Một số ít cảnh quan nhân
sinh là cảnh quan đơn chức năng, hiện nay đang có xu thế tăng lên, chủ yếu
do các hoạt động quy hoạch của con người.
Kiến trúc cảnh quan đa chức năng là một hướng tiếp cận phát triển bền
vững. Khi con người chỉ chú trọng khai thác một dịch vụ cụ thể của cảnh
quan đa chức năng, thì sẽ làm cảnh quan đó chuyển thành cảnh quan đơn
chức năng. Các cảnh quan đơn chức năng yêu cầu con người cung cấp năng
lượng đầu vào lớn để tiếp tục duy trì giá trị và chức năng của chúng, do đó
kém bền vững hơn so với các cảnh quan đa chức năng. Tuy nhiên, những lợi
ích do các cảnh quan đa chức năng mang lại thường ít được tính đến. Trong
nhiều dự án quy hoạch, các cảnh quan đa chức năng bị chuyển thành các
cảnh quan có cấu trúc đơn giản hơn hoặc có ít chức năng (chẳng hạn, cảnh
quan nông nghiệp, cảnh quan công nghiệp,...), hoặc chuyển thành các cảnh
quan có mức độ ô nhiễm cao, hay xảy ra các xáo động (chẳng hạn, khu vực
bị xói mòn đất sau khi chặt phá rừng, hoặc các khu vực biển bị ô nhiễm và
đánh bắt quá mức).

53
Tương tác đa chức năng tạo ra các “điểm lạnh” (cold spot) và ”điểm
nóng” (hot spot) về chức năng:
- Điểm lạnh chức năng: Một điểm lạnh có các chức năng xung đột với
nhau. Hiện tượng này thường xảy ra giữa các chức năng cung cấp dịch vụ
hàng hóa cho con người và chức năng nơi sống của sinh vật. Chẳng hạn,
trong cảnh quan ngập nước ven biển, các điểm lạnh tương ứng với vị trí các
hệ sinh thái rừng ngập mặn, bởi vì tại đây xảy ra xung đột giữa chức năng
nuôi trồng thủy sản và chức năng cung cấp nơi sống tự nhiên cho chim trú
đông.
- Điểm nóng chức năng: Một điểm nóng có các chức năng cảnh quan
bổ trợ cho nhau. Chẳng hạn, trong rừng nhiệt đới, các hệ sinh thái rừng kín
tạo ra các điểm nóng, do các hệ sinh thái này có chức năng du lịch và chức
năng nơi sống tự nhiên của sinh vật bổ trợ cho nhau.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: “Khuynh hướng đa hóa gồm một trung tâm chính và các trung
chức năng trong kiến trúc tâm phụ; Hệ thống cổng và giao thông,
công viên hiện đại” bao gồm: cổng chính và các cổng phụ,
đường chính và đường liên hệ giữa các
Công viên là một loại hình quan
vùng, đường ranh giới giữa các vùng và
trọng của không gian xanh trong đô thị.
đường trong từng vùng.
Chức năng của công viên được phân bổ
- Khuynh hướng đa hóa chức năng
trong quy hoạch mặt bằng theo hai công viên: Phân vùng chức năng quá
khuynh hướng: rành rọt không còn thích hợp với thời
- Khuynh hướng chức năng hóa kỳ hậu công nghiệp. Thiết kế công viên
công viên: Phù hợp với từng chức năng, để thỏa mãn các nhu cầu luôn phát triển
khu đất công viên được phân chia giới và đa dạng hóa của con người, hoàn
hạn rõ ràng. Công viên bao gồm các thiện điều kiện tiện nghi trong hoạt
thành phần thiết kế sau: Các vùng chức động nghỉ ngơi, giải trí của con người
năng được phân chia rõ ràng, thường trong thời gian ngắn nhất. Các chức
nằm ở khu vực biên của công viên; năng của công viên với bên ngoài có
Vùng lõi (một hoặc nhiều khu vực mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ và phát
trung tâm) của công viên, có thể bao huy tác dụng lẫn nhau. Trong công viên

54
và giữa công viên với khu xây dựng lượng, giao thông xanh, thân thiện với
bao quanh cần có sự đan xen các chức môi trường.
năng tạo thành các vùng liên chức năng Một số thành phố trên thế giới,
với một số chức năng chủ đạo. chẳng hạn Curitiba (Braxin), Stockhom
Cơ cấu quy hoạch theo khuynh (Thụy Điển), Singapo, Yokohama
hướng này bao gồm các thành phần sau: (Nhật Bản),... đã xây dựng đô thị theo
Các công trình hoặc hợp thể công trình mô hình này.
chức năng; Trung tâm công viên (hoặc Đô thị đạt chuẩn Eco2 Cities yêu
hệ thống trung tâm trong những trường cầu phải đạt những chỉ tiêu sau: Có diện
hợp công viên có quy mô lớn và phức tích cây xanh cao, tính trên đầu người
tạp). Trong đó bao gồm một trung tâm 12 - 15 m2, có mảng xanh, bãi cỏ bờ
chính và các trung tâm phụ; Hệ thống sông, khoảng cách giữa khu dân cư và
cổng và giao thông chính, bao gồm công nghiệp. Các trục lộ giao thông
cổng chính và đường trục chính nối cũng cần cây xanh, cây che bóng mát
cổng với trung tâm, các cổng phụ nối ngăn chặn tiếng ồn, bụi và tăng cường
với các hợp thể chức năng bằng các trao đổi ôxy. Bảo đảm nguồn nước cấp
đường giao thông phụ (nguồn: ”Kiến 150 - 200 lít/ngày/người; xử lý triệt để
trúc cảnh quan”, 2012, Hàn Tất Ngạn). nước thải. Hệ thống giao thông và
những phương tiện giao thông đảm bảo
tiêu chuẩn và mật độ đường trên số dân,
dành khoảng 30% diện tích cho lưu
Bài học 2: ”Mô hình Eco2 Cities thông, không gian thoáng. Bố trí quy
về quy hoạch đô thị sinh thái hoạch khu nhà ở, khu làm việc, khu
của Ngân hàng Thế giới” dịch vụ, thương mại, vui chơi giải trí
Đô thị kinh tế sinh thái (viết tắt là hợp lý; mức độ tăng dân số và phát
Eco2 Cities) là mô hình được Ngân triển kinh tế xã hội của đô thị được giữ
hàng Thế giới giới thiệu trong cuốn ở mức phù hợp với khả năng chịu tải
sách cùng tên, trong đó hướng tới các của môi trường và tài nguyên thiên
tiêu chí xây dựng, quy hoạch và phát nhiên; hạn chế sử dụng năng lượng
triển đô thị sinh thái đồng bộ và tổng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng năng
thể, định hướng phát triển bền vững, có lượng Mặt Trời, năng lượng gió tự
quan hệ hài hòa với thiên nhiên, mật độ nhiên. Diện tích mặt nước cân đối với
xây dựng hợp lý, có công trình và hạ diện tích dân số đô thị để tạo cảnh quan
tầng kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu sinh thiên nhiên (theo "Các đô thị kinh tế
thái. Đồng thời, có nền công nghiệp sinh thái (Eco2 Cities)", Ngân hàng
phát triển hiệu quả, sản xuất sạch, áp Thế giới, 2012).
dụng thành công các giải pháp về năng

55
Bài học 3: ”Vấn nạn “đô thị - ”...các dự án khu đô thị mới phần lớn
phòng ngủ” trong quy hoạch vẫn là “đô thị - phòng ngủ” do các nhà
các khu đô thị mới tại Việt Nam” đầu tư nhỏ lẻ với kiểu đầu tư nông cạn,
“Hệ thống dịch vụ công cộng đô thị chỉ đủ sức chia lô bán nền nhà ở. Sáng
là thước đo chất lượng sống. Nếu nhìn ra, toàn bộ dân cư ở các khu đô thị mới
vào thước đo này, trong khi chưa có này lên đường làm việc, đến trường
giải pháp khả dĩ nhằm ổn định mạng học, bệnh viện, đi chợ, giao dịch... ở
lưới dịch vụ công cộng đô thị cũ, Việt các trung tâm đô thị cũ. Chiều tối, dòng
Nam đã phải đương đầu với hiện tượng người này lại trở về, gây ách tắc giao
xây dựng các khu đô thị mới kiểu “đô thông, ô nhiễm khói xe... Chưa kể nạn
thị - phòng ngủ” từ khắp nơi có quỹ đất mua bán tại các vỉa hè khiến đô thị thật
nông nghiệp...” (Hội thảo về Hệ thống sự hỗn độn” (quan điểm của Kiến trúc
dịch vụ công cộng đô thị do Tổng hội sư Nguyễn Hồng Thục).
Xây dựng Việt Nam tổ chức).

Hình 4.2. ”Đô thị phòng ngủ” - một kiểu cảnh quan đơn chức năng phổ biến điển
hình ở các đô thị lớn ở Việt Nam: các khu đô thị mới được xây dựng tràn
lan từ đầu thế kỷ XXI chỉ chú trọng phát triển các khu đất ở, ít quan tâm
tới hoàn chỉnh hệ thống dịch vụ công cộng như việc làm tại chỗ, chợ,
trường học, cơ quan hành chính, bệnh viện,... làm thu hẹp nhiều giá trị vật
chất, tinh thần đối với cư dân.

56
Bài học 4: ”Đô thị nén - một loại hình dân khu đô thị buồn tẻ và ít hoạt động,
đô thị tăng trưởng thông minh” khiến cho các giải pháp hạ tầng đô thị
Đô thị nén là loại hình thái đô thị do kém về hiệu suất sử dụng và thậm chí là
Dantzig và Saaty đưa ra năm 1973. đắt đỏ. Trong xu hướng mới, một mô
hình khu đô thị mới năng động, cân
Trên quan điểm sử dụng đất, đô thị nén
bằng giữa công năng đa chức năng với
là đô thị có mật độ tương đối cao sẽ sử
gia tăng mật độ nén của khu đô thị
dụng hỗn hợp đất đai một cách hiệu
được xem như sự thay thế hữu hiệu cho
quả, chú trọng giao thông công cộng, mô hình đơn chức năng đã lỗi thời.
khuyến khích đi bộ và xe đạp,... Mật độ
Kế thừa cấu trúc nén của đô thị
có thể được tính là mật độ xây dựng,
truyền thống được coi là cánh cửa hữu
mật độ dân cư hoặc là tỷ lệ của các
hiệu cho hướng quy hoạch và phát triển
hạng mục giao thông, cây xanh, dịch vụ
các khu đô thị để giảm thiểu những khu
tiện ích,...
đô thị ”ma” - sản phẩm của chủ nghĩa
Giới hạn tối đa của mật độ phụ quy hoạch duy ý chí, góp phần tạo nên
thuộc vào sức tải của đô thị, được xác một tương lai khu đô thị thịnh vượng và
định thông qua năng lực của hệ thống giàu bản sắc.
kết cấu hạ tầng hoặc bằng phương pháp
Các thách thức tương tự mà các đô
phân tích dấu chân sinh thái. Sử dụng thị châu Âu cũng thường xuyên phải đối
hỗn hợp đất đai tức là phát triển các khu mặt chính là việc phát triển rất nhiều các
vực đô thị đa chức năng (cư trú, làm khu đô thị hiện đại dựa trên các ý tưởng
việc, học hành, mua sắm và giải trí) để quy hoạch phi tập trung hay đơn chức
tạo điều kiện cho phần lớn người dân năng trong đó phân chia rạch ròi và
hàng ngày có thể đến các nơi cần thiết riêng biệt không gian ở, không gian làm
chỉ bằng đi bộ hay đi xe đạp,... Mức tối việc, hoạt động thể chất và văn hóa,... tạo
thiểu đối với đô thị nén theo tiêu chuẩn nên rất nhiều các khu đô thị tuy mới
tại Hoa Kỳ là 247 người/ha. nhưng ”chết hoàn toàn” vào thời điểm
sau giờ làm việc. Ở nghịch cảnh ngược
lại cũng có những khu ở ”không một
bóng người” vào các giờ hành chính
Bài học 5: ”Cấu trúc nén của trong ngày bởi một lý do rất đơn giản
đô thị truyền thống trong kiến trúc trường học và nơi làm việc nằm ở các địa
cảnh quan đô thị hiện đại” điểm quá xa nhau...” (chia sẻ của kiến
”...Những đô thị ”chết” là sản trúc sư Stig Mikkenlsen, Tổng giám đốc
phẩm của cách quy hoạch tiêu cực và Công ty Kiến trúc Mikkenlsen Architects,
duy ý chí làm nên những cộng đồng cư Đan Mạch).

57
C©u hái «n tËp bµi 4
1) Chức năng cảnh quan là gì? Cho ví dụ minh họa.
2) Đa chức năng là gì? Tại sao lại nói đa hóa chức năng một cảnh quan
được quy hoạch là xu thế chủ đạo của kiến trúc cảnh quan trong thời kỳ
hậu công nghiệp hiện nay?
3) Trong hệ thống phân loại chức năng cảnh quan của de Groot có bao
nhiêu chức năng và bao nhiêu nhóm chức năng. Nhóm chức năng nào
đóng vai trò quan trọng nhất, tại sao?
4) Phân tích nhóm chức năng điều tiết. Cho ví dụ minh họa.
5) Phân tích nhóm chức năng nơi sống. Cho ví dụ minh họa.
6) Phân tích nhóm chức năng sản xuất. Cho ví dụ minh họa.
7) Phân tích nhóm chức năng thông tin. Cho ví dụ minh họa.
8) Phân tích nhóm chức năng tải. Cho ví dụ minh họa.
9) Tương tác đa chức năng trong cảnh quan là gì? Có mấy kiểu tương tác
đa chức năng trong cảnh quan. Hệ quả của tương tác đa chức năng
trong cảnh quan.
10) Phân tích mô hình khả năng cung ứng dịch vụ của cảnh quan đơn chức
năng và đa chức năng.
11) Trình bày nội dung của kiến trúc cảnh quan đa chức năng.

58
Bài 5. KIẾN TRÚC PHỤC HỒI CẢNH QUAN DỰA TRÊN
CÁC NGUYÊN LÝ SINH THÁI CẢNH QUAN VỀ QUÁ
TRÌNH KHÔNG GIAN GÂY BIẾN ĐỔI CẢNH QUAN

5.1. CÁC KHÁI NIỆM


5.1.1. Biến đổi cảnh quan
Biến đổi cảnh quan là ”sự tạo mới hoặc làm mất đi các thuộc tính cũ
của cảnh quan bởi hoạt động nhân sinh hoặc do tác động của các quá trình
tự phát triển”. Biến đổi cảnh quan biểu thị những thay đổi về cấu trúc và
chức năng của cảnh quan theo thời gian. Hệ quả là xuất hiện các cảnh quan
mới có cấu trúc và chức năng khác với các cảnh quan ban đầu.
5.1.2. Quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan
Các quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan được xác định dựa
trên so sánh cấu trúc không gian của cảnh quan ở tối thiểu hai thời điểm
trước và sau khi biển đổi. Mỗi quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan
có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến đổi cấu trúc cảnh quan, giá trị các
metric không gian (biểu thị hệ quả cảnh quan) và nơi sống (biểu thị hệ quả
sinh thái):
- Hệ quả cảnh quan: mỗi quá trình không gian có ảnh hưởng khác
nhau đến cấu trúc cảnh quan, là nguyên nhân gây biến đổi cấu trúc cảnh
quan, làm thay đổi giá trị các metric cảnh quan và các chỉ thị về nơi sống.
- Hệ quả sinh thái: cấu trúc không gian của nơi sống ảnh hưởng đến
sự tồn tại của các loài. Sự tồn tại của các quần thể sinh vật phụ thuộc chặt
chẽ vào sức tải môi trường và tổng diện tích nơi sống. Tất cả các quá trình
không gian nêu trên đều có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống sinh vật. Đây là
những nguyên nhân chính dẫn đến mất nơi sống, suy giảm diện tích và chất
lượng nơi sống, cách ly về nơi sống. Trong các nguyên nhân gây mất, phân
mảnh nơi sống tự nhiên và mất đa dạng sinh học trên Trái Đất, hoạt động sử
dụng đất của con người là nguyên nhân quan trọng nhất. Sau khi bị phân
mảnh, các nơi sống bị phân tán và cách ly, dẫn đến các quần thể địa phương
của một loài khó tiếp cận được với nhau để tiến hành trao đổi di truyền.

59
Ví dụ, nguyên nhân của các quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan
rừng tại Việt Nam bao gồm mất rừng, phân mảnh rừng, suy giảm diện tích và
chất lượng rừng. Có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp, trong đó yếu tố quan trọng nhất làm suy giảm tính đa dạng sinh học của
rừng là do hoạt động của con người. Đất nông nghiệp xâm lấn vào đất rừng,
chăn thả gia súc quá mức, canh tác nương rẫy, quản lý rừng không bền vững,
sinh vật ngoại lai xâm lấn, phát triển cơ sở hạ tầng (làm đường, nhà máy thủy
điện, đô thị hóa, khai thác mỏ, khai thác dầu khí) trong các khu vực tự nhiên,
cháy rừng, phát thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường, biến đổi khí hậu,...
làm suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong rừng.
5.2. PHÂN LOẠI CÁC QUÁ TRÌNH KHÔNG GIAN GÂY BIẾN
ĐỔI CẢNH QUAN
Forman và Godron (1986) và Forman (1995) phân chia các quá trình
không gian liên quan đến biến đổi cảnh quan thành các dạng sau:
- Quá trình xuyên thủng: quá trình không gian được đặc trưng bởi mất
diện tích cảnh quan ở vùng lõi. Hệ quả làm tăng số lượng mảnh rời rạc, tổng
chiều dài đường biên (tương tác +), làm giảm kích thước trung bình của
mảnh rời rạc và diện tích nơi sống trong vùng lõi (tương tác -), không ảnh
hưởng đến độ kết nối trong cảnh quan (tương tác 0). Quá trình không gian
này được quan tâm đặc biệt trong nghiên cứu các cảnh quan bảo tồn, do là
nguyên nhân chính làm mất diện tích vùng lõi có giá trị nơi sống của nhiều
loài sinh vật quý hiếm. Sự hình thành và mở rộng của các khu vực khai
trường và bãi thải chính là quá trình xuyên qua gây biến đổi mạnh mẽ các
cảnh quan khu vực khai thác khoáng sản.
- Quá trình chia cắt và phân mảnh: các quá trình không gian gây biến
đổi cảnh quan được đặc trưng bởi sự hình thành nhiều mảnh rời rạc có diện
tích nhỏ từ một mảnh nơi sống có diện tích lớn hơn. Quá trình phân mảnh
tạo ra các mảnh rời rạc mới, có kích thước nhỏ hơn, tách biệt với nhau bởi
thể nền. Ngược lại, quá trình chia cắt tạo ra các mảnh rời rạc mới có kích
thước nhỏ hơn nhưng không tách biệt với nhau bởi thể nền. Hệ quả làm tăng
số lượng và tổng chiều dài đường biên mảnh rời rạc (tương tác +), giảm kích

60
thước trung bình của mảnh rời rạc và tổng diện tích nơi sống trong vùng lõi,
giảm độ liên kết về nơi sống của sinh vật (tương tác -).
- Quá trình co rút: quá trình không gian được đặc trưng bởi mất diện
tích cảnh quan ở vùng biên. Quá trình này làm giảm kích thước trung bình
mảnh rời rạc nhưng không ảnh hưởng đến số lượng mảnh rời rạc trong cảnh
quan. Hệ quả làm tổng diện tích nơi sống trong vùng lõi và tổng chiều dài
đường biên mảnh rời rạc trong cảnh quan giảm (tương tác -). Quá trình đô
thị hóa dẫn đến mở rộng diện tích đất đô thị, đồng thời thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở đô thị là một biểu
hiện của quá trình này.
- Quá trình biến mất: quá trình không gian làm mất đi một số mảnh rời
rạc trong cảnh quan. Hệ quả làm tăng kích thước trung bình của các mảnh
rời rạc (tương tác +), giảm số lượng mảnh rời rạc, tổng diện tích nơi sống
trong vùng lõi và tổng chiều dài ranh đường biên mảnh rời rạc (tương tác -).
Tại nhiều khu vực vùng cao trong lãnh thổ Việt Nam, cư dân địa phương
đốt, chặt trắng, chuyển đổi rừng sang đất nương rẫy làm mất nhiều khoảnh
rừng, trong khi đó diện tích và số lượng các khoảnh nương rẫy tăng lên.
Bảng 5.1. Tác động sinh thái của các quá trình không gian
Hệ quả cảnh quan Hệ quả
(các metric cấu trúc cảnh quan) sinh thái
Quá trình
không gian Số lượng Kích thước Tổng Tổng chiều Độ Mất Cách ly
mảnh mảnh trung diện tích dài đường kết nơi nơi
(NumP) bình (MPS) lõi biên (TE) nối sống sống

Xuyên qua
0 - - 0 0 + 0

Chia cắt
+ - 0 + - + +

Phân mảnh
+ - - + - + +

Co rút
0 - - - - + +

Biến mất
- +/0/- - - - + +

(trong đó: ”+”: tác động tăng cường; ”-”: tác động giảm; “0”: không tác động hoặc tác động không đáng kể)

61
5.3. CÁC NGUYÊN LÝ KIẾN TRÚC PHỤC HỒI CẢNH QUAN
Hiệu ứng sinh thái do các quá trình được nêu ra ở trên được biểu
hiện ở độ che phủ còn lại, mức độ biến đổi nơi sống, xu thế thay đổi độ kết
nối trong cảnh quan và thay đổi hiệu ứng biên. Phục hồi cảnh quan ở đây
được hiểu là phục hồi cả cấu trúc và chức năng cảnh quan, theo các bước:
- Thu thập thông tin về khu vực cần phục hồi tối thiểu ở 2 thời điểm:
thời điểm hiện tại và thời điểm cần phục hồi.
- Xác định các quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan theo các
khu vực cụ thể trong vùng quy hoạch.
- Phân chia các không gian cần phục hồi dựa trên các quá trình
không gian trong cùng một cảnh quan.
- Định hướng giải pháp phục hồi cảnh quan dựa trên nguyên tắc
chuyển ngược quá trình không gian gây biến đổi cảnh quan nhằm đạt được
các lợi ích sinh thái. Các metric cảnh quan được sử dụng để đánh giá hiệu
quả của bản quy hoạch phục hồi.

C©u hái «n tËp bµi 5


1) Hãy nêu và phân tích khái niệm
về biến đổi cảnh quan. Biến đổi
sử dụng đất có phải là biến đổi
cảnh quan hay không? Giải thích
tại sao?
2) Trình bày nội dung và những hệ
quả của các quá trình không gian
gây biến đổi cảnh quan.
3) Hình dưới đây minh họa các quá
trình không gian quy mô lớn gây
biến đổi rừng ở miền Đông và
miền Tây Hoa Kỳ. Hãy trình bày
nguyên lý phục hồi rừng có thể
áp dụng cho khu vực này.

62
Bài 6. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ ECOTONE
THEO MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC NGUỒN - ĐÍCH

6.1. NGUYÊN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THEO MÔ HÌNH


ĐỘNG LỰC NGUỒN - ĐÍCH
Sự vận động của vật chất trong cảnh quan, quan trọng nhất là trầm tích,
chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm được giải thích bằng mô hình động lực
nguồn - đích. Trong mô hình, cảnh quan được mô phỏng là một không gian
lãnh thổ khép kín, chứa các hệ sinh thái bộ phận. Mỗi hệ sinh thái bộ phận
phân bố tại một vị trí cụ thể trong cảnh quan, được phân chia thành hệ sinh
thái nguồn, hệ sinh thái đích, hệ sinh thái trung gian và hệ sinh thái đệm.
Dòng vật chất được vận chuyển từ hệ sinh thái nguồn, đi qua các hệ sinh
thái trung gian và hệ sinh thái đệm tới điểm cuối cùng là hệ sinh thái đích.
- Hệ sinh thái nguồn và hệ sinh thái đích: hướng vận động của dòng vật
chất trong cảnh quan luôn tuân theo quy luật từ hệ sinh thái nguồn tới hệ
sinh thái đích.
- Hệ sinh thái trung gian: nằm ở vị trí giữa hệ sinh thái nguồn và hệ
sinh thái đích. Chẳng hạn, hành lang được coi là một hệ sinh thái trung gian.
- Hệ sinh thái đệm: nằm giữa hệ sinh thái trung gian và hệ sinh thái
đích có vai trò thu giữ vật chất, nên làm giảm được mức độ xâm nhập trầm
tích, các chất dinh dưỡng, các chất ô nhiễm từ các hệ sinh thái nguồn vào
các hệ sinh thái đích. Ecotone (hệ chuyển tiếp) là một dạng hệ sinh thái đệm
điển hình.
Tất cả các hệ sinh thái nguồn, đích, trung gian và đệm đều chỉ được xác
định một cách tương đối:
- Một hệ sinh thái vừa đóng vai trò là nguồn đối với chất này, nhưng lại
là đích hoặc trung gian đối với chất khác. Chẳng hạn, một cảnh quan bao
gồm các hệ sinh thái trên cạn, các hệ sinh thái đất ngập nước và các hệ sinh
thái thủy vực. Các hệ sinh thái trên cạn và ngập nước được coi là nguồn,
đích hoặc trung gian. Trong khi đó, các hệ sinh thái thủy vực có thể là đích
hoặc trung gian đối với các chất cụ thể.

63
- Tùy thuộc vào đặc điểm di động phi sinh học hay di động sinh học
của vật chất mà phân biệt hệ sinh thái nguồn và hệ sinh thái đích.

Hình 6.1. Mô hình động lực nguồn - đích: cảnh quan được
chia nhỏ thành các lưới ô vuông; dòng nước, các chất dinh dưỡng hoặc
các chất ô nhiễm có hướng từ nguồn qua trung gian, đệm xuống đích.
Mô hình động lực nguồn - đích được áp dụng trong kiến trúc cảnh quan
và quy hoạch bảo vệ môi trường nhằm mục đích sau:
- Giám sát và dự báo hướng vận động của dòng vật chất.
- Định lượng cường độ của dòng vật chất.
6.2. ĐỘNG LỰC NGUỒN - ĐÍCH TRONG CẢNH QUAN
6.2.1. Hướng vận động của dòng vật chất
Vật chất trong cảnh quan vận động theo hai cơ chế: di động phi sinh
học hay di động sinh học:
- Sự di động phi sinh học của vật chất trong cảnh quan: sự di động này
được hình thành do trọng lực với nước là yếu tố trung gian vận chuyển, do
đó chỉ theo một hướng đi xuống. Hệ sinh thái nguồn nằm ở địa thế cao hơn,
hệ sinh thái đích ở địa thế thấp hơn. Chẳng hạn, trong một lưu vực sông, các
hệ sinh thái trên đỉnh phân thủy là nguồn, các hệ sinh thái nằm dưới thung
lũng sông là đích. Các hoạt động diễn ra ở trên thượng nguồn ảnh hưởng tới
chất lượng nước dưới hạ nguồn.
- Sự di động sinh học của vật chất trong cảnh quan: Sự di động này
được thực hiện theo cơ chế khác hẳn do yếu tố trung gian vận chuyển vật
chất không phải là nước. Hệ sinh thái nguồn có thể nằm ở địa thế thấp hơn
hệ sinh thái đích.

64
Chẳng hạn, cơ chế vận chuyển của dòng phát tán của sinh vật, dòng các
chất dinh dưỡng trong chuỗi và lưới thức ăn ít phụ thuộc vào địa thế. Trong
trường hợp dòng phát tán của sinh vật, cơ sở phân chia các hệ sinh thái
nguồn, đích, trung gian và đệm theo địa thế chỉ có ý nghĩa tương đối. Đối
với các loài cây phát tán nhờ động vật, nguồn có thể phân bố ở địa thế thấp
hơn so với đích.
Tương quan dòng ra - dòng vào là tiêu chí chức năng quan trọng nhất
phân định hệ sinh thái trung gian và hệ sinh thái đệm: hệ sinh thái trung
gian có dòng ra - dòng vào cân bằng nhau; hệ sinh thái đệm có dòng ra
thấp hơn rất nhiều so với dòng vào.
6.2.2. Cường độ của dòng vật chất
Trong mô hình động lực nguồn - đích, cường độ của dòng vật chất
được đánh giá dựa trên giá trị về sản lượng ròng của các hệ sinh thái bộ
phận. Sản lượng ròng được tính bằng lượng vật chất chuyển đi khỏi hệ sinh
thái (dòng ra, biểu thị khả năng sản xuất vật chất) trừ đi lượng vật chất được
bổ sung vào hệ sinh thái đó (dòng vào, biểu thị khả năng tiếp nhận vật chất),
theo công thức:
Sản lượng ròng = dòng ra (Out) - dòng vào (Int)
Giá trị sản lượng ròng khác nhau đối với các hệ sinh thái bộ phận:
- Hệ sinh thái nguồn: sản lượng ròng dương do lượng vật chất chuyển
đi vượt quá lượng bổ sung. Hệ sinh thái nguồn có cường độ vận chuyển vật
chất càng lớn, giá trị sản lượng ròng càng cao.
- Hệ sinh thái đích: sản lượng ròng âm do lượng vật chất được bổ sung
vào vượt quá mức so với lượng vật chất bị chuyển đi. Hệ sinh thái đích có
cường độ vận chuyển vật chất càng lớn, giá trị sản lượng ròng càng nhỏ.
- Hệ sinh thái trung gian: sản lượng ròng bằng hoặc xấp xỉ giá trị 0 do
lượng vật chất bị chuyển đi và lượng vật chất được bổ sung thêm tương
đương hoặc bằng 0. Do đó, hệ sinh thái trung gian không ảnh hưởng tới
cường độ vận chuyển vật chất trong cảnh quan.
- Hệ sinh thái đệm: cũng giống như hệ sinh thái đích, sản lượng ròng
của hệ sinh thái đệm luôn âm do lượng vật chất chuyển đi thấp hơn nhiều so
với lượng được bổ sung vào. Điều khác biệt ở đây là hệ sinh thái đệm có

65
khả năng hóa giải vật chất cao: hóa giải các chất dinh dưỡng hoặc chất ô
nhiễm bằng các phản ứng hóa học, hấp thu sinh học hoặc do con người can
thiệp vào. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì sự có mặt của hệ sinh thái đệm
sẽ làm giảm lượng vật chất bổ sung vào hệ sinh thái đích.
Cường độ của dòng vật chất vận động trong cảnh quan phụ thuộc nhiều
vào bản chất của lớp phủ thực vật, hiện trạng sử dụng đất, các hoạt động
nhân sinh, cấu trúc địa hình và cấu trúc thổ nhưỡng. Một lưu vực có độ dốc
lớn và lớp thổ nhưỡng dễ bị xói mòn, thì cường độ dòng vận chuyển các
chất dinh dưỡng và trầm tích từ nguồn xuống thủy vực tăng nhanh hơn.

6.3. KIẾN TRÚC ECOTONE


Ecotone là hệ chuyển tiếp hoặc vùng chuyển tiếp giữa hai hệ sinh thái
hoặc hai khu vực. Ecotone được phân loại theo quy mô hoặc nguồn gốc:
- Theo quy mô: ecotone rộng hoặc hẹp; quy mô địa phương (bìa rừng,
dải đất chuyển tiếp giữa khu vực canh tác và rừng) hoặc quy mô vùng (vùng
chuyển tiếp giữa rừng và đồng cỏ).
- Theo nguồn gốc: ecotone nguồn gốc tự nhiên (khu vực chuyển tiếp
giữa rừng - đầm lầy, rừng - đồng cỏ, đất - nước, tương tác như những khu
vực ven sông trong rừng) hoặc có nguồn gốc nhân tạo (chuyển đổi rừng
thành đất canh tác tạo ra một ecotone rừng - đất canh tác).
Kiến trúc ecotone nhằm mục đích tạo ra hệ sinh thái đệm, có chức năng
đệm các dòng chất dinh dưỡng, chất ô nhiễm thông qua cơ chế bẫy vật chất.
Vật chất di chuyển từ hệ sinh thái nguồn vào hệ sinh thái đích phần lớn bị
thu giữ (bị bẫy) trong ecotone. Chẳng hạn, trong một lưu vực, bảo vệ tốt
thảm thực vật ven thung lũng sông sẽ hạn chế được rửa trôi trầm tích, chất
dinh dưỡng, chất ô nhiễm từ khu vực dân cư và khu vực canh tác nông
nghiệp ở phía trên xuống hạ nguồn. Trong trường hợp bị phá hủy cấu trúc,
ecotone sẽ bị mất chức năng bẫy vật chất, có thể chuyển thành hệ sinh thái
trung gian.
Có 8 mô hình kiến trúc ecotone phổ biến:
- Ecotone đơn giản có diện tích và bề mặt đồng nhất ở cả hai phía (kiểu
1 và 2);

66
- Các ecotone phức tạp (kiểu 3 và 4);
- Các ecotone được kéo dài nhưng không làm thay đổi quá mức điều
kiện môi trường (kiểu 5 và 6);
- Ecotone được tạo bởi sự thâm nhập của các yếu tố tự nhiên và nhân
sinh, tương tự như cấu trúc một bìa rừng (kiểu 7);
- Ecotone được hình thành bởi động vật làm thay đổi môi trường của nó
(kiểu 8).

Hình 6.2. Các kiểu ecotone phổ biến trong tự nhiên


Ba metric cảnh quan quan trọng để đánh giá hiệu quả đệm của ecotone
là độ rộng, độ kết nối và độ đồng nhất theo chiều rộng của ecotone:
- Độ rộng và độ kết nối của ecotone tỷ lệ thuận với khả năng lưu giữ
vật chất. Một ecotone quá hẹp hoặc phân mảnh cao sẽ không thực hiện tốt
chức năng bẫy vật chất.
- Tính đồng nhất theo chiều rộng của ecotone đóng vai trò quan trọng
hơn độ rộng. Trong các ecotone có tính đồng nhất không cao, có nhiều
khoảng trống song song với hướng di chuyển của dòng vật chất sẽ tạo thuận
lợi cho vật chất di chuyển qua ecotone.

67
BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học: "Dòng vận chuyển chết sau khi đẻ trứng, khi phân hủy thì
chất dinh dưỡng ở khu vực ven biển giải phóng chất dinh dưỡng vào môi
Thái Bình Dương thuộc Bắc Mỹ” trường nước. Tuy nhiên, điều này lại ít
Tại khu vực ven biển Thái Bình ảnh hưởng tới các hệ sinh thái thủy vực
Dương thuộc Bắc Mỹ, mỗi năm có mà ảnh hưởng nhiều tới các hệ sinh thái
hàng triệu cá thể cá hồi di chuyển trên cạn. Gấu và đại bàng thường mang
ngược từ đại dương vào các sông nước cá hồi lên trên cạn để ăn. Các kết quả
ngọt để sinh sản. Đây là nguồn thức ăn phân tích đồng vị phóng xạ đã chỉ ra
quan trọng cho nhiều loài ăn thịt như rằng, các chất dinh dưỡng có nguồn gốc
đại bàng trắng (Haliaeetus từ biển, qua cơ thể cá hồi, xâm nhập
leucocephalus), gấu nâu (Ursus arctos) vào chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh
và gấu đen (Ursus americanus). Các vật thái thủy vực và di chuyển lên các khu
ăn thịt tập trung dọc theo sông suối khu vực đất liền.
vực đẻ trứng của cá hồi. Cá hồi thường

C©u hái «n tËp bµi 6


1) Trình bày nguyên lý kiến trúc cảnh quan theo mô hình động lực nguồn -
đích.
2) Có phải trong mọi trường hợp động lực nguồn - đích luôn chịu ảnh
hưởng của trọng lực hay không? Cho ví dụ.
3) Trình bày công thức tính sản lượng ròng. So sánh giá trị sản lượng ròng
của các hệ sinh thái bộ phận.
4) Cường độ của dòng vật chất vận động trong cảnh quan phụ thuộc vào các
yếu tố gì? Cho một ví dụ minh họa.
5) Trình bày khái niệm và phân loại ecotone.
6) Trình bày các mô hình kiến trúc ecotone phổ biến.
7) Để đánh giá hiệu quả đệm của ecotone, người ta sử dụng những metric
cảnh quan nào, hãy phân tích cụ thể.

68
Bài 7. NGUYÊN LÝ QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT BỀN VỮNG DỰA TRÊN MÔ HÌNH
DẤU CHÂN SINH THÁI

7.1. CÁC KHÁI NIỆM


7.1.1. Dấu chân sinh thái
Khái niệm và mô hình dấu chân sinh thái được hai tác giả là
Wackernagelvà Rees thuộc Đại học Tổng hợp British Columbia, Hoa Kỳ
phát triển trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ thứ XX.
Wackernagel và Rees (1996) định nghĩa: “dấu chân sinh thái là một khái
niệm biểu thị diện tích sản xuất tương ứng của các hệ sinh thái trên cạn và
hệ sinh thái thủy vực cần thiết để tái tạo tài nguyên đã sử dụng và đồng hóa
các chất thải của một cộng đồng dân cư xác định với mức sống vật chất
nhất định, bất kể diện tích đó phân bố ở đâu trên Trái Đất”.
Dấu chân sinh thái được coi là thước đo về lượng tài nguyên thiên
nhiên con người tiêu thụ và lượng chất thải do con người thải ra từ các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt. Sự tăng trưởng kinh tế của con người đã làm các
nguồn tài nguyên của Trái Đất đang dần cạn kiệt. Trong khi đó, dân số thế
giới và lượng chất thải từ các hoạt động của con người tiếp tục tăng cao. Cư
dân thuộc các quốc gia phát triển có mức tiêu thụ cao nên có dấu chân sinh
thái lớn; ngược lại, cư dân các nước kém phát triển hơn có dấu chân sinh
thái nhỏ hơn. Dựa trên các tính toán khoa học, tổ chức Mạng lưới Dấu chân
Toàn cầu khuyến cáo, để đảm bảo mức tiêu thụ bền vững của nhân loại, giá
trị dấu chân sinh thái trung bình toàn cầu nên giới hạn ở mức 1,86
gha/người, nghĩa là trung bình một người trên Trái Đất chỉ nên sử dụng
1,86 hecta đất để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ và hóa giải chất thải của mình.
7.1.2. Dấu chân cacbon và dấu chân nước
Dấu chân cacbon và dấu chân nước là hai thước đo định lượng mức
tiêu thụ tài nguyên và hóa giải chất thải liên quan tới hoạt động quy hoạch:
- Dấu chân cacbon: là toàn bộ lượng phát thải các khí nhà kính do một
cá nhân, doanh nghiệp, sự kiện hoặc một sản phẩm gây ra. Trên thực tế, dấu

69
chân cacbon thường được coi là một thước đo lượng khí nhà kính phát thải
ra môi trường từ các hoạt động của con người. Giá trị này thường được tính
bằng hàm lượng CO2, hoặc các khí nhà kính khác do một cá nhân, một
doanh nghiệp, một lãnh thổ phát thải ra. Chẳng hạn, theo tính toán của tổ
chức Carbon Trust, trung bình một cá nhân để lại dấu chân cacbon tương
đương với khoảng 11 - 19 tấn CO2 ra môi trường. Do đó, thước đo này là cơ
sở khoa học tin cậy đề xuất chiến lược giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Gần đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp Columbia đã phát triển
một bộ công cụ kỹ thuật tính toán dấu chân cacbon dựa trên công cụ Phân
tích Vòng đời Sản phẩm (LCA), cho phép ước tính nhanh lượng phát thải
CO2 khi một sản phẩm được sản xuất, đóng gói, phân phối và xử lý; từ đó,
đề ra các biện pháp giảm tác động môi trường của các sản phẩm này.
Quy hoạch trồng rừng, kiến trúc đô thị sinh thái, quy hoạch sử dụng đất
lồng ghép tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững,... hiện là những giải pháp sinh thái quan trọng
nhằm làm giảm giá trị dấu chân cacbon đối với một lãnh thổ cụ thể.
- Dấu chân nước: là tổng lượng nước sạch được sử dụng để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ bởi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một
lãnh thổ. Chẳng hạn, dấu chân nước của một quốc gia là tổng lượng nước
dùng trong sản xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ được cư dân của quốc gia
đó tiêu thụ. Dấu chân nước trung bình toàn cầu là 1.240 m3/người/năm;
Hoa Kỳ có dấu chân nước là 2.480 m3/người/năm; Trung Quốc có dấu chân
nước là 700 m3/người/năm.
Dấu chân nước bao gồm ba thành phần:
+ Dấu chân nước màu xanh lam: là tổng lượng nước sạch được sử
dụng từ nguồn nước mặt và nước ngầm để sản xuất hàng hóa và các dịch vụ
tiêu thụ bởi các cá nhân, doanh nghiệp hoặc lãnh thổ.
+ Dấu chân nước màu xanh lá cây: là tổng lượng nước sử dụng từ
nguồn nước mưa chứa trong đất.
+ Dấu chân nước màu xám: là tổng lượng nước bị ô nhiễm do sinh hoạt
và sản xuất hàng hóa, và được xác định theo các tiêu chuẩn môi trường,
khác nhau đối với từng quốc gia.

70
7.2. MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT THEO
DẤU CHÂN THÀNH PHẦN
Trong quy hoạch sử dụng đất cho một khu vực cụ thể, cơ cấu sử dụng
đất hợp lý được xác định thông qua 6 dấu chân sinh thái thành phần:
- Dấu chân đất trồng trọt: là diện tích đất cần thiết để tạo ra toàn bộ
sản phẩm từ cây trồng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân tại một lãnh
thổ cụ thể. Theo số liệu thống kê của FAO, diện tích đất trồng trọt trên thế
giới năm 2007, đạt khoảng 1,55 tỷ ha. Tổ chức Mạng lưới Dấu chân Toàn
cầu tính toán dấu chân đất trồng trọt dựa trên cơ sở dữ liệu về 164 danh mục
cây trồng khác nhau. Sản lượng của đất trồng trọt được tính toán cho từng
loại cây trồng.
- Dấu chân đất đồng cỏ chăn nuôi: là diện tích đất cần thiết cung cấp
các sản phẩm chăn nuôi (thịt, bơ sữa, da, lông,...) thỏa mãn được nhu cầu
tiêu dùng cho cư dân tại một lãnh thổ cụ thể. Theo số liệu thống kê của
FAO năm 2007, toàn thế giới có 3,38 tỷ ha diện tích đất đồng cỏ chăn nuôi.
Việc tiếp cận tính toán dấu chân đất đồng cỏ chăn nuôi phụ thuộc vào
phương pháp và dữ liệu. Trong tính toán trên, đất chăn thả được chia thành
hai phần: đất chăn thả và chăn nuôi mục đích thương mại.
- Dấu chân đất rừng: là diện tích đất cần thiết để tạo ra các sản phẩm
gỗ (gỗ, củi, giấy,...) thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng cho cư dân tại một
lãnh thổ cụ thể. Theo số liệu thống kê của FAO năm 2007, toàn thế giới có
3,94 tỷ ha diện tích đất rừng. Dữ liệu tính toán dấu chân đất rừng gồm các
số liệu về tài nguyên rừng của FAO và các sản phẩm làm từ gỗ cung ứng
toàn cầu.
- Dấu chân đất mặt nước nuôi trồng thủy sản: là diện tích đất mặt nước
cần thiết để tạo ra các sản phẩm từ thủy sản (cá, giáp xác, thân mềm,...)
thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng cho cư dân tại một lãnh thổ cụ thể. Theo
thống kê của FAO, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ ha diện tích đất mặt nước,
bao gồm cả 0,4 tỷ ha diện tích đất mặt nước nội địa.
- Dấu chân CO2: là diện tích đất liền hoặc mặt nước cần thiết để hấp
thụ toàn bộ lượng CO2 phát thải từ các hoạt động tiêu thụ năng lượng của
toàn bộ cư dân trong một lãnh thổ cụ thể, bao gồm các hoạt động đốt nhiên
liệu, giao thông, tiêu thụ điện,... Lượng CO2 phát thải vào khí quyển từ các

71
nguồn hoạt động của con người (đốt nhiên liệu hóa thạch, sử dụng đất,...) và
các nguồn tự nhiên (cháy rừng, núi lửa, hô hấp của sinh vật,...).
- Dấu chân đất xây dựng: là diện tích đất cần thiết để xây dựng cơ sở
hạ tầng (nhà ở, đường xá, khu công viên, công sở,…) phục vụ cho đời sống
của cư dân trong một lãnh thổ cụ thể. Theo số liệu của FAO năm 2007, diện
tích đất xây dựng của thế giới là 169,59 triệu ha. Dấu chân đất xây dựng
được tính dựa trên số liệu về diện tích đất có cơ sở hạ tầng của con người.
7.3. NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
DỰA TRÊN THƯỚC ĐO DẤU CHÂN SINH THÁI
Quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên nguyên tắc sắp xếp và phân
chia lại sử dụng đất có định hướng phục vụ phát triển bền vững và tăng
trưởng xanh. Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng
không gây tổn hại tới nhu cầu phát triển của thế hệ tương lai, giảm phát thải
khí nhà kính, quy hoạch sử dụng đất cần chú trọng tới các biện pháp bảo vệ
sức tải sinh học hoặc làm giảm thâm hụt sinh thái, bao gồm:
- Giảm thiểu tác động tiêu cực tới các hệ sinh thái và môi trường tự
nhiên trong định hướng quy hoạch sử dụng đất.
- Duy trì các thửa đất có khả năng sản xuất các sản phẩm thiết yếu đối
với đời sống con người hoặc có khả năng hấp thụ CO2.
- Chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái bản địa.
- Cân đối giữa tỷ lệ diện tích đất xây dựng với diện tích đất có khả năng
sản xuất tự nhiên, không gian xanh và không gian mở.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: ”Phân chia thế giới sinh thái, cân bằng hoặc sinh thái.
theo mức tiêu thụ: xã hội cân bằng Trong đó, nhóm phi sinh thái bao gồm
hay phi sinh thái ?” các quốc gia phát triển nhất; ngược lại,
nhóm sinh thái bao gồm các quốc gia
Dựa trên thước đo dấu chân sinh kém phát triển nhất trên thế giới. Nhóm
thái, tổ chức Mạng lưới Dấu chân Toàn quốc gia cân bằng có giá trị dấu chân
cầu phân chia các quốc gia và vùng sinh thái bằng hoặc xấp xỉ giá trị 1,86
lãnh thổ trên thế giới thành nhóm phi gha/người như được khuyến cao:

72
- Nhóm 11 quốc gia có hệ thống xã thấp hơn trung bình của thế giới (2,7
hội phi sinh thái nhất: Hoa Kỳ: 9,57 gha/người), trong khi đó sức tải sinh
gha/người; Các tiểu vương quốc Ả Rập học chỉ đạt mức 0,86 gha/người.
thống nhất: 8,97; Canada: 8,56; Na Uy:
8,17; Niu Dilân: 8,13; Cô-oét: 8,01;
Thụy Điển: 7,95; Australia: 7,09; Phần
Bài học 3: ”Một trường hợp khảo sát
Lan: 7,00; Pháp: 5,74.
cụ thể cấp địa phương: khác biệt về
- Một số quốc gia tiếp sau đó: Nga: dấu chân sinh thái của các cộng đồng
4,28; Đức: 4,26; Cộng hòa Séc: 4,24. cư dân của Vương Quốc Anh”
- Một số quốc gia cân bằng: Costa Nghiên cứu của Chambers và cộng
Rica: 1,91; Azecbaizan: 1,91; Panama: sự (2004) xác định giá trị dấu chân sinh
1,89; Gabông 1,87; Iran: 1,85; Ecuado: thái bình quân đầu người của Vương
1,77; Syri: 1,74. quốc Anh là 5,45 gha, tuy nhiên có sự
- Nhóm 13 quốc gia có chỉ số khiêm khác biệt lớn giữa các vùng: từ 4,8 gha
tốn nhất: Ấn Độ: 0,76; Ănggôla: 0,76; (xứ Wales) tới 5,56 gha (vùng Đông
Acmenia: 0,75; Pakistan: 0,67; Etiopia: nước Anh). Kiến trúc sư Bill Dunster
0,67; Tajikistan: 0,65; Malauy: 0,64; và nhóm tư vấn phát triển bền vững
Burundi: 0,63; Cộng hòa Cônggô: 0,62; thiết kế khảo sát dấu chân sinh thái của
Haiti: 0,62; Nepan: 0,57; Mozambic: ba nhóm cư dân:
0,56; Bănglađet: 0,50. - Nhóm cư dân BedZED tại vùng
Nam London có kiến trúc nơi ở định
hướng sản xuất năng lượng tái tạo tại
Bài học 2: ”Thâm hụt sinh thái chỗ, kiến trúc tiết kiệm năng lượng,
tại Việt Nam” thực thi chương trình lối sống xanh,
Tổ chức Mạng lưới Dấu chân Toàn tiêu biểu là câu lạc bộ chia sẻ phương
cầu đánh giá mức độ thâm hụt sinh thái tiện giao thông cá nhân đầu tiên của
tại Việt Nam dựa trên tính toán dấu London,... có giá trị dấu chân sinh thái
chân sinh thái và sức tải sinh học trong là 3,2 gha. Sau khi xây dựng hoàn thành
giai đoạn 1961 - 2007. Giá trị dấu chân vào năm 2002, khu vực này có trung
sinh thái năm 2003 là 0,91 gha/người, bình 15.000 khách du lịch đến thăm
thấp hơn nhiều so với sức tải sinh học quan làm tăng thêm dấu chân sinh thái.
(1,86 gha/người) và dấu chân sinh thái - Cộng đồng dân cư nông thôn sinh
trung bình toàn cầu (2,2 gha/người). sống tại làng sinh thái Findhorn thuộc
Năm 2007, giá trị dấu chân sinh thái vùng Moray, Scotland có giá trị dấu
trung bình trên đầu người của Việt Nam chân sinh thái là 2,56 gha, bao gồm cả
mặc dù đã tăng lên 1,4 gha, nhưng vẫn du khách tham gia các khóa học cộng

73
đồng và trong khuôn viên trường Cao - Cộng đồng cư dân Keveral Farm
đẳng Cluny Hill gần đó. Cư dân bản địa sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại vùng
có giá trị dấu chân sinh thái là 2,71 gha, Cornwall có một dấu chân chỉ là 2,4
chỉ bằng một nửa so với mức trung bình gha. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể
của Vương quốc Anh, thuộc nhóm cộng về giá trị dấu chân giữa các nhóm hộ.
đồng có giá trị dấu chân sinh thái thấp
nhất trong thế giới công nghiệp.

C©u hái «n tËp bµi 7


1) Trình bày các khái niệm dấu chân sinh thái, dấu chân cacbon và dấu chân
nước. Đơn vị đo dấu chân sinh thái là gì?
2) Bản chất sâu xa của thước đo dấu chân sinh thái là gì?
3) Nêu nguyên tắc của quy hoạch sử dụng đất bền vững dựa trên thước đo
dấu chân sinh thái.

Bµi tËp thùc hµnh bµi 7


Bài 1: Tính giá trị dấu chân cacbon của cá nhân người học. Yêu cầu:
- Cài đặt và chạy phần mềm Carbon Footprint Calculator v.1.0.
- Gửi lại kết quả đã được chuyển sang dạng pdf.
- Đúc kết bài học kinh nghiệm từ bản thân: hành vi tiêu thụ nhiên liệu,
hành vi phát thải và những hệ lụy đối với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bài 2: Tính giá trị dấu chân nước của cá nhân người học. Yêu cầu:
- Sử dụng công cụ ”water-footprint-calculator” trên trang chủ
NATIONAL GEOGRAPHIC.
- Đúc kết những bài học kinh nghiệm từ bản thân: hành vi tiêu thụ nước
và an ninh nước.
Bài 3: Tính giá trị dấu chân sinh thái của cá nhân người học. Yêu cầu:
- Sử dụng công cụ ”Footprint Calculator” trên trang chủ của GLOBAL
FOOTPRINT NETWORK.
- Đúc kết những bài học kinh nghiệm từ bản thân về hành vi tiêu thụ.

74
Bài 8. CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
VÀ KIẾN TRÚC PHỎNG SINH

8.1. CẢNH QUAN TỰ NHIÊN


Cảnh quan tự nhiên là cảnh quan địa lý chưa bị tác động trực tiếp của
con người. Cảnh quan tự nhiên có những đặc điểm sau:
- Cảnh quan tự nhiên được xem xét theo các yếu tố cấu tạo chưa bị tác
động của con người. Các yếu tố sinh học và phi sinh học trong cấu trúc cảnh
quan còn được bảo tồn nguyên vẹn trong cảnh quan tự nhiên.
- Hoạt động và biến đổi cảnh quan tự nhiên tuân theo các quy luật tự
nhiên mà hầu như không chịu ảnh hưởng của con người.
- Sau khi không còn chịu tác động của con người, một cảnh quan đã bị
con người tác động lại tiếp tục được đặt dưới sự điều khiển của các quá trình
tự nhiên, phục hồi và trở lại trạng thái cảnh quan tự nhiên.

CÁC NHÂN T THÀNH PH N C U T!O


Khí h u
Đ a ch t Đ t đai
C-NH
b m t
Khí h u th nh ng QUAN
TH I GIAN n c
T/
Th m th c v t khoáng v t
Bi&n và đư*ng b* NHIÊN
Th m th c v t

Hình 8.1. Mô hình của Sauer (1925) về cảnh quan tự nhiên


Diện tích các cảnh quan tự nhiên hiện còn lại trên Trái Đất đang bị thu
hẹp đáng kể bởi các hoạt động phát triển của con người. Các cảnh quan tự
nhiên còn sót lại thường phân bố ở những môi trường khắc nghiệt nhất, khó
tiếp cận nhất hoặc được bảo vệ nghiêm ngặt: sa mạc, vùng cực, đỉnh núi
cao, các khu bảo tồn thiên nhiên. Sa mạc Sahara (khô cằn nhất), Bắc Cực và
Nam Cực (lạnh nhất), vùng núi Himalaya (cao nhất), rừng Amazon (được
bảo vệ nghiêm ngặt) chứa đựng các cảnh quan tự nhiên đặc sắc nhất trên
Trái Đất. Các cảnh quan tự nhiên rừng mưa nhiệt đới thuộc đồng bằng châu
thổ sông Amazon được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ
nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học, tạo nơi dự trữ sinh quyển nơi

75
đây luôn được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền
vững của nhân loại.
8.2. NGUYÊN LÝ PHỎNG SINH VÀ KIẾN TRÚC MÔ PHỎNG
CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
8.2.1. Nguyên lý phỏng sinh của Benyus
Nguyên lý phỏng sinh (hoặc mô phỏng thiên nhiên) được nhà sinh học
Hoa Kỳ là Benyus (1997) đưa ra trong cuốn sách "Phỏng sinh, những cải
tiến lấy cảm hứng từ thiên nhiên” (Biomimicry, innovation inspired by
nature). Benyus cho rằng: “Phỏng sinh (biomimicry) đơn giản là phương
pháp thực tế nhằm giải quyết vấn đề bằng cách mô phỏng thiên nhiên”. Ý
tưởng mô phỏng thiên nhiên không phải là vấn đề mới, nhưng chỉ thực sự
được các nhà thiết kế, nhà phát minh, nhà kinh doanh,... quan tâm sau khi
nguyên lý Benyus được phát biểu.
Ví dụ, tòa nhà Trung tâm Cửa Đông tại thành phố Harare, Zimbabwe
được thiết kế luôn có nhiệt độ ổn định mà không cần hệ thống điều hòa
nhiệt độ. Nhiệt độ bên ngoài vào ban ngày xấp xỉ 400C, vào ban đêm thấp
hơn 100C. Trong tòa nhà, khí lạnh còn lại từ ban đêm lưu chuyển từ thấp lên
cao, còn khí nóng thoát ra từ các ống thông hơi giữ cho tòa nhà mát mẻ vào
ban ngày. Ban đêm nhiệt tích trữ trong kết cấu tòa nhà sẽ tỏa ra giúp nhiệt
độ ổn định.
Kiến trúc sư Mick Pearce thiết kế các tòa nhà dựa trên mô phỏng tổ
mối. Mối xây những lỗ thông hơi xung quanh và trên đỉnh tổ. Khi một làn
gió thổi qua, hơi mát đi vào trong tổ, hơi nóng thoát ra từ đỉnh. Các con mối
cũng tham gia điều khiển nhiệt độ bằng cách đóng hay mở các lỗ thông hơi
nói trên. Nhờ hệ thống phỏng sinh này, nhiệt độ trong nhà luôn ổn định.
8.2.2. Kiến trúc mô phỏng cảnh quan tự nhiên
Kiến trúc cảnh quan các khu du lịch sinh thái và văn hóa, công viên,
vườn hoa, sân vườn,... nhằm gắn kết con người với thiên nhiên, thường theo
tiếp cận mô phỏng kiến trúc của các cảnh quan tự nhiên.
Các nguyên tắc kiến trúc mô phỏng cảnh quan tự nhiên như sau:
- Chú trọng sự kết hợp giữa một thể nền kết nối cao bao quanh một số
ít các mảnh rời rạc và hành lang tự nhiên.

76
- Ranh giới giữa các yếu tố cảnh quan mềm mại, ít khi có ranh giới
thẳng và thường không rõ ràng;
- Kiến trúc số lượng lớn mảnh rời rạc là nơi sống nguồn, có khả
năng sản xuất hoặc tái sản xuất sinh học cao.
- Có thể kiến trúc một số ít mảnh rời rạc hình thành do xáo động.
Mảnh rời rạc có kích thước lớn, giá trị biến thiên cao thể hiện sự khác
biệt lớn về kích thước giữa các khoảnh rừng tự nhiên và quy mô khu vực
bị xáo động.
- Sông, suối là những kiến trúc hành lang phổ biến.
- Sinh khối được tích lũy ở mức tối đa. Cường độ quang hợp của thực
vật rất cao và phần lớn năng lượng được sử dụng để sản xuất sinh khối. Tuy
nhiên, tốc độ phân huỷ sinh khối cao nên sản lượng tinh có khả năng cung
cấp cho con người chỉ ở mức thấp.
- Quá trình rửa trôi các chất dinh dưỡng xảy ra với tốc độ nhỏ.
- Các hệ sinh thái, quần xã có độ đa dạng loài, độ phong phú loài cao.
Kiến trúc mô phỏng cảnh quan tự nhiên cũng cần chú trọng tới thiết kế
và quy hoạch giảm thiểu tác động của các nhân tố tác động cơ bản là chăn
thả gia súc, chuyển đổi đất rừng sang đất canh tác,... Trên thực tế, các tác
động này tạo ra các yếu tố cảnh quan mới có mô hình phân bố phân tán với
những đặc trưng cơ bản sau:
- Mật độ hành lang và mảnh rời rạc tăng, độ kết nối trong thể nền giảm.
- Các loài động vật bản địa yêu cầu nơi sống tự nhiên bị đe dọa.
- Vật nuôi, động vật bản địa, thực vật nhập cư và con người có khả
năng xâm nhập dễ dàng vào khu vực bao quanh trước đây khó tiếp cận.
- Vị trí xuất hiện các yếu tố cảnh quan mới cũng chính là vị trí từ đó
phát động và tăng cường các tác động nhân sinh, mở rộng diện tích cơ sở hạ
tầng sang phạm vi ranh giới thể nền tự nhiên. Các yếu tố này còn được gọi
là "hạt nhân” của các hoạt động phát triển.

77
BµI HäC KINH NGHIÖM

"...biomimicry (phỏng sinh) không thiên nhiên. Biomimicry không chỉ là


phải là biotechnology (kỹ thuật sinh một ngành khoa học mà còn là một triết
học). Biomimicry không đơn thuần là lý sống. Con người cần từ bỏ tham vọng
dùng vi sinh vật và các quá trình sinh chinh phục và cải tạo thiên nhiên để trở
học để tạo ra cái con người muốn. Nó về với thiên nhiên và học từ thiên
còn nhắm đến mục đích cao hơn là mô nhiên...” (chia sẻ của Benyus, tác giả
phỏng kỹ thuật và thiết kế hoàn hảo của của nguyên lý phỏng sinh, 2007).

C©u hái «n tËp bµi 8


1) Trình bày và phân tích khái niệm cảnh quan tự nhiên
2) Trình bày nguyên lý phỏng sinh của Benyus. Cho ví dụ minh họa.
3) Kiến trúc mô phỏng cảnh quan tự nhiên nhằm mục đích gì? được áp dụng
cho các đối tượng nào?
4) Nêu các nguyên tắc kiến trúc mô phỏng cảnh quan tự nhiên.

Bµi tËp thùc hµnh bµi 8


Bài 1: Hãy thu thập tài liệu để minh chứng cho giá trị di sản thiên nhiên thế
giới của vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(chọn 01 trong 02 khu vực).
Bài 2: Hãy thu thập tài liệu để minh chứng cho giá trị di sản thiên nhiên của
một cảnh quan tự nhiên tại địa phương.

78
Bài 9. CẢNH QUAN VĂN HÓA VÀ
KIẾN TRÚC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA

9.1. CẢNH QUAN VĂN HÓA


Cảnh quan văn hóa là "cảnh quan địa lý được tạo thành từ một cảnh
quan tự nhiên bởi một nhóm văn hóa, trong đó văn hóa là tác nhân, tự nhiên
là môi trường và cảnh quan văn hóa là kết quả".
Cảnh quan văn hóa có những đặc điểm sau:
- Không phải bất kỳ cảnh quan nào bị con người biến đổi cũng là cảnh
quan văn hóa. Cảnh quan được hình thành do những tác động của con người
tới cảnh quan tự nhiên được gọi chung là cảnh quan nhân sinh.
- Cảnh quan văn hóa cũng là cảnh quan bị biến đổi bởi hoạt động kinh
tế của con người (điểm này tương tự với cảnh quan nhân sinh), nhưng bị
biến đổi có mục đích cụ thể, là kết quả của những hoạt động văn hoá lên
cảnh quan tự nhiên, và phải cung cấp được những dịch vụ có lợi và có giá trị
gia tăng cho cả xã hội con người và thiên nhiên.
- Trong cảnh quan văn hóa, tự nhiên đóng vai trò là môi trường xảy ra
các hoạt động văn hóa của con người. Cảnh quan tự nhiên là trung gian,
chịu tác động của văn hóa theo thời gian hình thành cảnh quan văn hóa.

THÀNH PH N C U T!O
Dân s7
m tđ
đ ng l c C-NH
NHÂN T TRUNG GIAN Nhà c8a QUAN
V2n hóa TH I GIAN C nh quan quy ho ch
t nhiên c u trúc V?N
S n xu t
HÓA
Truy=n thông

Hình 9.1. Mô hình của Sauer (1925) về cảnh quan văn hóa
Trong Công ước Di sản Thế giới của UNESCO năm 1992, các cảnh
quan văn hóa trên Trái Đất được xác định theo nội dung của di sản văn hóa
và di sản hỗn hợp.

79
(i) Di sản văn hóa: gồm di tích và di chỉ.
- Di tích là các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các
yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá
và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết
lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong
cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật
và khoa học.
- Di chỉ là các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự
kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo, các khu vực trong đó có các di chỉ
khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân
tộc học hoặc nhân chủng học.
(ii) Di sản hỗn hợp: còn gọi là cảnh quan văn hóa, thể hiện mối quan hệ
tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của các khu di sản.
9.2. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CẢNH QUAN VĂN HÓA CỦA ỦY
BAN DI SẢN THẾ GIỚI
Ủy ban Di sản Thế giới đã xác định và liệt kê danh sách các di sản là
các cảnh quan văn hóa có giá trị lớn đối với nhân loại. Để được đưa vào
danh sách di sản thế giới, các cảnh quan được đề cử phải có giá trị nổi bật
toàn cầu và đáp ứng được ít nhất 1 trong 10 tiêu chí. Trong bản hướng dẫn
năm 2002, trong bộ tiêu chí lựa chọn có 6 tiêu chí về văn hóa và 4 tiêu chí
về tự nhiên. Năm 2005, Ủy ban Di sản Thế giới đưa ra bộ tiêu chí mới gồm
10 tiêu chí lựa chọn như sau:
(i) Biểu thị một tuyệt tác sáng tạo của con người.
(ii) Biểu hiện sự chuyển đổi quan trọng các giá trị nhân văn, ảnh hưởng
đến một thời kỳ hoặc trong một khu vực văn hóa của thế giới, đến sự phát
triển trong kiến trúc hoặc kỹ thuật, nghệ thuật đồ sộ, quy hoạch đô thị hoặc
thiết kế cảnh quan.
(iii) Mang tính độc nhất vô nhị, hoặc tối thiểu là một bằng chứng độc
đáo về một truyền thống văn hóa hoặc về một nền văn minh đang tồn tại
hoặc đã mất.
(iv) Là một ví dụ nổi bật của một loại hình xây dựng, quần thể hoặc
cảnh quan kiến trúc hoặc kỹ thuật điển hình cho một hoặc nhiều giai đoạn
quan trọng trong lịch sử loài người.

80
(v) Là một ví dụ nổi bật của một khu quần cư, sử dụng đất, hoặc sử
dụng biển truyền thống của con người đại diện cho một hoặc nhiều nền văn
hóa, hoặc con người tương tác với môi trường, đặc biệt là khi mối quan hệ
này đã trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những thay đổi không thể
phục hồi.
(vi) Liên hệ trực tiếp, rõ ràng với các sự kiện hoặc sinh hoạt truyền
thống, với những ý tưởng, tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có
tầm quan trọng nổi bật.
(vii) Chứa đựng các hiện tượng hoặc các khu vực tự nhiên cao nhất
hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và giá trị thẩm mỹ quan trọng.
(viii) Là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn chính của lịch sử Trái
Đất, bao gồm lược sử sự sống, các quá trình địa chất quan trọng đang diễn
ra trong sự phát triển của địa hình, các đặc trưng địa mạo hoặc địa lý tự
nhiên quan trọng.
(ix) Là các ví dụ nổi bật đại diện cho các quá trình sinh học và sinh thái
học quan trọng đang diễn ra trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh
thái, các quần xã động thực vật trên đất liền, nước lục địa, ven biển và đại
dương.
(x) Chứa đựng các nơi sống tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất đối
với bảo tồn nội vi đa dạng sinh học, bao gồm những nơi sống có chứa loài bị
đe dọa có các giá trị phổ biến nổi bật theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Tính đến thời điểm tháng 9/2012, Ủy ban Di sản Thế giới đã đưa vào
danh sách 962 di sản thế giới với các giá trị nổi bật toàn cầu. Trong danh
sách này có 745 di sản văn hóa, 188 di sản thiên nhiên và 29 di sản hỗn hợp
thuộc 157 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Italia là quốc gia có số
lượng di sản thế giới nhiều nhất (47 di sản), tiếp theo là Tây Ban Nha (44 di
sản) và Trung Quốc (43 di sản).
Vườn Quốc gia Tongariro, New Zealand (1993) là khu vực đầu tiên
trên thế giới được ghi nhận trong danh sách di sản thế giới theo các tiêu chí
mô tả cảnh quan văn hóa. Vườn Quốc gia có các núi lửa hoạt động hoặc đã
ngưng hoạt động, các hệ sinh thái đa dạng và các cảnh quan kỳ vĩ. Hệ thống
núi ở trung tâm Vườn Quốc gia có tầm quan trọng văn hóa và tôn giáo đối

81
với tộc người Maori và là biểu tượng của sự liên hệ tinh thần giữa cộng
đồng này với môi trường.
Đối với Việt Nam, hiện có 7 di sản thế giới đã được Ủy ban Di sản Thế
giới công nhận, bao gồm 2 di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long, Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) và 5 di sản văn hóa thế giới (quần thể di
tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, khu di tích trung tâm
Hoàng thành Thăng Long và khu di tích thành nhà Hồ). Trong đó, Vịnh Hạ
Long được công nhận hai lần về giá trị thẩm mỹ (năm 1994, theo tiêu chuẩn
vii) và giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo (năm 2000, theo tiêu
chuẩn viii).

9.3. CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DI SẢN VĂN HÓA VÀ DI SẢN
TỰ NHIÊN ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT DI SẢN VĂN HÓA
CỦA VIỆT NAM
Ở quy mô quốc gia, xác định và bảo vệ các di sản văn hóa được quy
định trong luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10 và luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12. Quốc hội Việt Nam
khóa X đã xác định ”di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại,
có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”.
9.3.1. Luật Di sản Văn hóa số 28/2001/QH10
Các tiêu chí xác định đối với các di sản văn hóa đã được đưa ra tại điều
28 và điều 32 thuộc mục 1, chương IV trong luật Di sản Văn hóa số
28/2001/QH10 như sau:
- Di tích lịch sử - văn hoá: di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa
điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được xác định theo năm tiêu
chí sau đây:
(i) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu
trong quá trình dựng nước và giữ nước.
(ii) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.

82
(iii) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
(iv) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
(v) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh: danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc
có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học, được xác định theo 2 tiêu chí sau đây:
(i) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
(ii) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng
những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất.

9.3.2. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản Văn hóa
số 32/2009/QH12
Tại Điều 1 trong luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Di sản Văn
hóa số 32/2009/QH12 đã đưa ra một số sửa chữa, bổ sung về xếp hạng các
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi chung là di tích) như sau:
- Di tích cấp tỉnh: là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
(i) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan
trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự
phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
(ii) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương.
(iii) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương.
(iv) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong
phạm vi địa phương.

83
- Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
(i) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan
trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động
chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng
đối với tiến trình lịch sử của dân tộc.
(ii) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.
(iii) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát
triển của văn hóa khảo cổ.
(iv) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên
nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ
sinh thái đặc thù.
- Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
quốc gia, bao gồm:
(i) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước
chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng
dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử
của dân tộc.
(ii) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.
(iii) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát
triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới.
(iv) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa
cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt
của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

84
BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: "Hợp tác giữa Tổ chức


Du lịch Thế giới và UNESCO trong
phát triển du lịch di sản văn hóa”
Bài học 2: "Di sản thế giới là nguồn
Một trong những ví dụ điển hình lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
nhất về mối quan tâm toàn cầu trong tại các khu vực khó tiếp cận”
phát triển du lịch di sản văn hóa là hiệp Những con số thống kê sơ bộ tại các
định hợp tác đầu tiên giữa Tổ chức Du khu di sản thế giới đã phản ánh lượng
lịch Thế giới (WTO) và Tổ chức Giáo khách du lịch tại các khu di sản tăng vọt
dục, Khoa học và Văn hóa của Liên ngay trong năm đầu tiên trở thành di
Hiệp quốc (UNESCO) vào ngày sản thế giới, hàng năm lượng khách du
26/2/1996. Trong đó, cam kết được lịch đều tăng nhanh, năm sau nhiều hơn
thỏa thuận giữa hai tổ chức này hướng năm trước. Lượng khách tham quan di
tới hợp tác với nhau cùng thúc đẩy du sản tăng nhanh kéo theo sự phát triển
lịch văn hóa và bảo vệ di tích lịch sử nhanh chóng của du lịch tại địa phương
trên toàn thế giới. Nhiều dự án và gói có di sản thế giới và ngành du lịch quốc
tour du lịch đã được hình thành trên cơ gia nói chung.
sở hợp tác này, chẳng hạn gói tour du
lịch sinh thái dọc theo Con đường Tơ
lụa, các tuyến caravan cổ liên kết châu "...Trong một thế giới ngày càng bị
Âu và châu Á mà nhà du lịch nổi tiếng các lực lượng toàn cầu hoá và đồng
Marco Polo đã từng khám phá, gói du nhất hoá đe doạ, và trong một thế giới
lịch di sản định hướng giáo dục du mà việc lần tìm bản sắc văn hoá đôi khi
khách về di tích lịch sử liên quan đến lại được biểu thị thông qua một chủ
buôn bán nô lệ châu Phi,... Nhiều dự án nghĩa dân tộc cực đoan và loại bỏ văn
được định hướng dựa trên phát triển hoá của các tộc người thiểu số, thì đóng
bền vững di tích lịch sử và môi trường góp chủ yếu của việc cân nhắc tính xác
tự nhiên nhằm cung cấp các liên kết thực trong công cuộc bảo vệ di sản văn
hữu hình giữa quá khứ, hiện tại và hoá là làm sáng tỏ và thắp sáng lên ký
tương lai. ức tập thể của nhân loại...” (trích điều
4 trong văn kiện NARA về tính xác
thực, 1994).

85
C©u hái «n tËp bµi 9
1) Trình bày khái niệm và đặc điểm của cảnh quan văn hóa.
2) Nêu các nội dung xác định các cảnh quan văn hóa trong Công ước Di
sản Thế giới của UNESCO năm 1992.
3) Trong các tiêu chí xác định cảnh quan văn hóa của Ủy ban Di sản Thế
giới có bao nhiêu tiêu chí tự nhiên và tiêu chí văn hóa?
4) Phân tích các tiêu chí tự nhiên để lựa chọn di sản văn hóa.
5) Phân tích các tiêu chí văn hóa để lựa chọn di sản văn hóa.
6) Nội dung xác định di sản văn hóa trong Luật Di sản Văn hóa số
28/2001/QH10.
7) Nội dung xác định di sản văn hóa trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12.

Bµi tËp thùc hµnh bµi 9


Bài 1: Hãy thu thập tài liệu để minh chứng cho giá trị di sản thiên nhiên thế
giới của một di sản văn hóa thế giới của Việt Nam.
Bài 2: Hãy thu thập tài liệu để minh chứng cho giá trị của một di sản văn
hóa tại địa phương.

86
Bài 10. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP
BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG CẢNH QUAN
VÀ ĐA DẠNG VĂN HÓA

10.1. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP BẢO VỆ,


PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG CẢNH QUAN
10.1.1. Khái niệm đa dạng cảnh quan
Khái niệm đầu tiên về đa dạng cảnh quan được hai nhà sinh học Hoa
Kỳ là Romme và Knight (1982) đề cập tới trong tác phẩm ”Đa dạng cảnh
quan: khái niệm áp dụng cho Vườn Quốc gia Yellowstone”. Trong điều kiện
thực tiễn của Việt Nam, đa dạng cảnh quan được hiểu là:
- Đa dạng các yếu tố thành tạo cảnh quan: số lượng các yếu tố thành
tạo cảnh quan.
- Đa dạng các đơn vị phân vùng cảnh quan: số lượng các đơn vị cảnh
quan trong phạm vi một vùng.
- Đa dạng các đơn vị phân kiểu cảnh quan: số lượng và hình thái các
kiểu yếu tố cấu trúc cảnh quan trong phạm vi vùng và từng đơn vị cảnh
quan cụ thể.
10.1.2. Mục đích quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo vệ, phát
triển đa dạng cảnh quan
Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo vệ, phát triển đa dạng cảnh quan
là một định hướng phát triển bền vững, có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá
cơ cấu tài nguyên của một lãnh thổ, phục vụ trực tiếp cho công tác bảo vệ
cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển giá trị các dịch vụ cảnh quan
phục vụ đời sống của sinh vật và con người.
Bốn mục đích quy hoạch sử dụng đất lồng ghép cụ thể như sau:
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép phục vụ công tác bảo tồn và phát
triển đa dạng sinh học: Hướng quy hoạch này hiện nay phát triển mạnh tại
Bắc Mỹ. Ban đầu, khái niệm đa dạng cảnh quan ra đời nhằm phục vụ cho
mục đích bảo tồn sinh học. Cảnh quan là lãnh thổ chứa đựng các nơi sống
của sinh vật, nên tính đa dạng của cảnh quan biểu thị đa dạng về nơi sống

87
của sinh vật. Một lãnh thổ có độ đa dạng cảnh quan cao phản ánh mức độ
giàu có và phong phú về nơi sống, quy định độ đa dạng sinh học cao.
Xét về bản chất, đa dạng cảnh quan được biểu thị bởi tổ hợp của đa
dạng các thành phần phi sinh học và nền tảng rắn (các thành phần này ít có
ý nghĩa là nơi sống của sinh vật, nhưng có vai trò thành tạo các nơi sống của
sinh vật) và đa dạng các hệ sinh thái (có ý nghĩa tạo nơi sống, quy định đa
dạng loài). Đa dạng hệ sinh thái thể hiện tính đa dạng về kiểu loại các yếu tố
cấu trúc cảnh quan. Do đó, hướng quy hoạch này có ưu thế trong bảo tồn và
phát triển đa dạng cảnh quan, đa dạng sinh học tại một khu vực.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và phát triển kinh tế: Quan điểm này xuất phát từ thực tế cảnh
quan là không gian lãnh thổ chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên khác
nhau, chẳng hạn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên khí hậu, tài nguyên
nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật,... Mỗi hợp phần cảnh quan chứa
đựng một hay nhiều dạng tài nguyên. Lãnh thổ có độ đa dạng cảnh quan cao
thường chứa nhiều dạng tài nguyên, phục vụ cho nhiều lĩnh vực phát triển
kinh tế của con người.
Xét ở khía cạnh phát triển kinh tế, đa dạng cảnh quan có quan hệ chặt
chẽ với quy hoạch cảnh quan đa chức năng. Đa dạng tài nguyên phản ánh
đặc tính đa chức năng của cảnh quan. Cảnh quan đa chức năng thường là
cảnh quan có độ đa dạng cao cả về cấu trúc và cơ cấu tài nguyên. Ngược lại,
cảnh quan đơn chức năng có độ đa dạng thấp và tài nguyên nghèo nàn.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép phục vụ định hướng bảo vệ các giá
trị đa dạng nhân văn và các di sản văn hóa: Cảnh quan và con người luôn
cùng tồn tại dựa trên mối quan hệ cộng sinh. Cảnh quan là vùng đất có các
cộng đồng dân tộc sinh sống với các nét văn hóa độc đáo và những sáng tạo
nghệ thuật khác nhau được phát triển qua nhiều thế hệ. Trong lãnh thổ miền
núi Việt Nam luôn tồn tại mối quan hệ đặc biệt của các nhóm dân tộc thiểu
số với tài nguyên đất đai và đa dạng sinh học. Lãnh thổ có độ đa dạng cảnh
quan cao thường có giá trị đa dạng sinh học cao, đa dạng nhân văn cao và
giàu có về các di sản văn hóa.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép phục vụ công tác kiến trúc cảnh
quan: Hướng này hiện nay phát triển mạnh ở Bắc Mỹ và khối Liên minh

88
Châu Âu. Các phương án quy hoạch và thiết kế cảnh quan được dựa trên
những phân tích đa dạng cảnh quan và các hiệu ứng sinh thái của mảnh rời
rạc, hành lang, thể nền và thể khảm, hoặc dựa trên các nguyên lý của sinh
thái cảnh quan. Mối quan hệ giữa sinh vật và các yếu tố ngoại cảnh với đa
dạng cảnh quan cũng được xét đến, tuy nhiên sinh vật và các yếu tố ngoại
cảnh không phải là đối tượng của công tác quy hoạch và thiết kế cảnh quan.
10.2. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LỒNG GHÉP BẢO VỆ, PHÁT
TRIỂN ĐA DẠNG VĂN HÓA
10.2.1. Đa dạng văn hóa
Đa dạng văn hóa được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, đa dạng
văn hóa được hiểu là sự phong phú và sự khác biệt về văn hóa của con
người trên phạm vi toàn thế giới hoặc trong một cộng đồng cư dân. Theo
nghĩa hẹp, đa dạng văn hóa biểu thị sự đa dạng trong một nhóm nhỏ hoặc
một tổ chức kinh tế, xã hội.
Về nguồn gốc, theo UNESCO (2002), đa dạng văn hóa thể hiện tất cả
những sản phẩm của xã hội con người, bao gồm các sản phẩm phi vật chất
(ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị) và sản phẩm vật chất (nhà cửa, quần áo, các
phương tiện,...). Ngoài ra, văn hóa không chỉ chứa đựng các giá trị về văn
học và nghệ thuật, mà còn phản ánh lối sống và phương thức chung sống
với thiên nhiên. Trong một nền văn hóa, sự khác biệt về độ tuổi, điều kiện
sống, giai cấp xã hội,... đã hình thành nên các tiểu văn hóa khác với văn hóa
thống trị, cơ sở chính tạo ra đa dạng văn hóa.
Đa dạng văn hóa là yếu tố quyết định cách thức con người tương tác
với tự nhiên. Khoảng 4% dân số thế giới sống trong các vùng địa lý hoặc
nơi sống có độ đa dạng sinh học cao (UNESCO, 2002). Con người tác động
đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học thông qua ảnh hưởng của hoạt
động văn hóa của con người đến các vùng địa lý hoặc nơi sống kể trên.
Lãnh thổ Việt Nam có sự phân hóa đặc biệt sâu sắc về điều kiện tự nhiên,
con người và văn hóa; do đó, nơi đây có mức độ đa dạng cao về cảnh quan,
nhân văn và văn hóa (55 nhóm dân tộc có các tiểu văn hóa đặc sắc phân bố
ở các vùng địa lý khác nhau). Đa dạng văn hóa được phản ánh bởi mối liên
hệ giữa con người với đất đai và môi trường ở các vùng miền. Sự pha trộn

89
của những nền văn hóa khác nhau được thực hiện trong bối cảnh sự ổn định
và bền vững về môi trường.
10.2.2. Tuyên ngôn toàn cầu về đa dạng văn hóa của UNESCO
Trong Tuyên ngôn Toàn cầu về Đa dạng văn hóa, UNESCO (2001) đã
đưa ra 12 điều cơ bản sau đây:
- Điều 1: Đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại.
- Điều 2: Từ sự đa dạng văn hóa đến đa nguyên văn hóa.
- Điều 3: Đa dạng văn hóa là một nhân tố trong quá trình phát triển.
- Điều 4: Nhân quyền là yếu tố đảm bảo đa dạng văn hóa.
- Điều 5: Các quyền về văn hóa là môi trường thuận lợi cho đa dạng
văn hóa.
- Điều 6: Hướng tới khả năng tiếp cận đa dạng văn hóa ở mọi khía cạnh.
- Điều 7: Di sản văn hóa là khởi nguồn của sự sáng tạo.
- Điều 8: Hàng hóa và dịch vụ văn hóa là một loại hình hàng hóa và
dịch vụ độc đáo.
- Điều 9: Chính sách văn hóa là chất xúc tác của sự sáng tạo.
- Điều 10: Tăng cường năng lực sáng tạo và phổ biến đa dạng văn hóa
trên toàn thế giới.
- Điều 11: Xây dựng quan hệ hợp tác giữa khu vực công, tư nhân và
các tổ chức xã hội dân sự trong bảo vệ và phát triển đa dạng văn hóa.
- Điều 12: Khẳng định vai trò quan trọng của UNESCO trong bảo vệ và
phát triển đa dạng văn hóa toàn cầu.
10.2.3. Văn kiện NARA về tính xác thực: tính đa dạng văn hoá và
đa dạng di sản
Văn kiện Nara về tính xác thực được thảo ra bởi 45 người tham gia Hội
thảo Nara về Tính xác thực trong khuôn khổ Công ước Di sản Quốc tế, được
tổ chức tại Nara, Nhật Bản từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11 năm 1994, theo
lời mời của Vụ Văn hoá (Chính phủ Nhật Bản) và Quận Nara. Vụ Văn hoá
tổ chức Hội thảo Nara với sự hợp tác của UNESCO, CCROM và ICOMOS.
Các điều từ 5 - 8 trong văn kiện này đề cập tới tính đa dạng văn hóa và
đa dạng di sản:

90
- Điều 5: Tính đa dạng của văn hoá và di sản văn hoá là một nguồn trí
tuệ và tinh thần phong phú không thể thay thế được đối với toàn thể nhân
loại. Việc bảo vệ và làm nổi bật tính đa dạng văn hoá và di sản cần phải
được thúc đẩy tích cực thành một nhân tố cơ bản của sự phát triển nhân loại.
- Điều 6: Tính đa dạng văn hoá và di sản tồn tại trong thời gian lẫn
không gian, nó đòi hỏi phải có sự tôn trọng đối với các văn hoá khác và với
mọi mặt trong hệ thống tín ngưỡng của các văn hoá đó. Trong trường hợp
các giá trị văn hoá có vẻ như là xung đột lẫn nhau, thì sự tôn trọng tính đa
dạng văn hoá đòi hỏi phải thừa nhận tính chính đáng của các giá trị văn hoá
riêng của mọi bên.
- Điều 7: Mọi văn hoá và xã hội đều bắt nguồn từ những hình thái và
phương thức biểu thị hữu hình và vô hình riêng, tạo nên di sản của họ. Các
hình thái và phương thức đó cần phải được tôn trọng.
- Điều 8: di sản văn hoá của mỗi một bộ phận là di sản văn hoá của
toàn thể. Trách nhiệm đối với di sản văn hoá và việc quản lý di sản đó, trước
hết, là thuộc cộng đồng văn hoá đã sản sinh ra nó, và sau đó là thuộc về
cộng đồng trông nom nó. Mỗi cộng đồng cần suy xét cân nhắc các yêu cầu
của mình với những yêu cầu của các cộng đồng văn hoá khác sao cho khi
thực hiện, không phá hoại các giá trị văn hoá cơ bản của các cộng đồng kia.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: ”Khảo sát của Cơ quan hòa, con người thân thiện, môi trường
Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu thuộc đa văn hóa, cảnh quan đẹp, các dịch vụ
tạp chí The Economist (2013): Đa tiện ích và giáo dục đẳng cấp. Là một
dạng văn hóa tạo cho Melbourne là thành phố đa dạng nhất về văn hóa,
thành phố đáng sống nhất thế giới” người dân từ trên 200 quốc gia gọi
Khảo sát được đưa ra với 140 thành Melbourne là quê hương của họ. Mọi
phố trên toàn thế giới với tiêu chí về sự người đều có mối liên kết với một nền
ổn định, hệ thống chăm sóc sức khỏe, văn hóa khác, được chứng tỏ qua việc
văn hóa, môi trường và giáo dục. Số chấp nhận thức ăn, nền văn hóa và
điểm tối đa để đánh giá xếp loại là 100. truyền thống khác nhau của Melbourne.
Melbourne giành vị trí số 1 do đáp Đa dạng văn hóa đã làm cho cuộc sống
ứng các tiêu chí về môi trường sống ôn trở nên phong phú và được tôn vinh qua

91
các lễ hội gồm: Tết của người Hoa, Guinea (xếp thứ nhất), Tanzania (2),
Diwali - Lễ Hội Ánh Sáng của người Cộng hòa Congo (3), Uganda (4),
Ấn, Tết của người Việt, Ngày hội và Liberia (5), Cameroon (6), Togo (7),
Tuần lễ Đa dạng Văn hóa của người Nam Phi (8), Congo (9), Madagascar
Mỹ La tinh gốc Tây Ban Nha,... (10).
Danh sách 10 thành phố đáng sống - Mười quốc gia và vùng lãnh thổ có
nhất thế giới 2013 (kèm theo điểm số): đa dạng dân tộc thấp nhất: Yemen
1. Melbourne, Australia (97,5) (150), Hà Lan (151), Hy Lạp (152), Ba
2. Vienna, Áo (97,4) Lan (153), Bồ Đào Nha (154), Italia
3. Vancouver, Canada (97,3) (155), Tunisia (156), Nhật Bản (157),
4. Toronto, Canada (97,2) Hàn Quốc (158), Bắc Triều Tiên (159).
5. Calgary, Canada (96,6) - Mười quốc gia có đa dạng văn hóa
5. Adelaide, Australia (96,6) cao nhất: Cameroon xếp thứ nhất (giá
trị chỉ số đa dạng văn hóa là 0,733), tiếp
7. Sydney, Australia (96,1)
sau đó là Cộng hòa Chad (0,727),
8. Helsinki, Phần Lan (96,0)
Sudan (0,698), Afghanistan (0,679), Ấn
9. Perth, Australia (95,9)
Độ (0,667), Bolivia (0,662), Nigeria
10. Auckland, New Zealand (95,7)
(0,66), các tiểu vương quốc Ả Rập
Ở chiều ngược lại, những thành phố thống nhất (0,65), Uganda (0,647) và
ở cuối bảng xếp hạng với các tiêu chí Liberia (0,644).
đánh giá trên gồm có: Tehran (Iran),
- Mười quốc gia có đa dạng văn hóa
Douala (Cameroon), Tripoli, Karachi,
thấp nhất: Cuba (0,02), Nhật Bản
Algiers, Harare, Lagos, Port Moresby
(0,012), Hàn Quốc (0,004), Bắc Triều
(Papua New Guinea), Dhaka
Tiên (0,002), Cộng hòa Dominican (0),
(Bangladesh) và Damascus (Syria).
Argentina (0), Uruguay (0), Rwanda
(0), Ai Cập (0), Haiti (0).
Trong danh sách, Việt Nam xếp
Bài học 2: ”Phân chia các quốc gia hạng thứ 122/159 về đa dạng dân tộc và
trên thế giới theo chỉ số đa dạng 122/215 về đa dạng văn hóa.
dân tộc và đa dạng văn hóa”
Fearon (2003) đã thực hiện xếp loại
các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
”...Ngôn ngữ bản địa bị biến mất và
giới theo chỉ số đa dạng dân tộc và chỉ
quá trình đô thị hóa là hai nguyên nhân
số đa dạng văn hóa:
quan trọng nhất đe dọa công cuộc bảo
- Mười quốc gia và vùng lãnh thổ có vệ đa dạng văn hóa. Hiện nay trên thế
đa dạng dân tộc cao nhất: Papua New

92
giới có gần 7.000 ngôn ngữ. Tác động các nhóm ngôn ngữ phổ biến toàn cầu
tổng hợp của các yếu tố xã hội, nhân lại phát triển theo chiều hướng ngày
khẩu, chính trị,... đang làm biến mất càng đa dạng và phức tạp. Một ngôn
nhiều ngôn ngữ bản địa. Quá trình đô ngữ bản địa bị mất đi sẽ kéo theo sự
thị hóa nhanh chóng đã dẫn tới sự đồng biến mất các thông tin quý giá về văn
hóa về văn hóa của các cộng đồng xã hoá và dân tộc học, làm giảm tính đa
hội nhỏ hơn vào văn hóa quốc gia và dạng văn hóa của toàn cầu...” (trích
toàn cầu. Hệ quả, trong bối cảnh nhiều Tuyên ngôn toàn cầu về đa dạng văn
nhóm ngôn ngữ của các cộng đồng hóa của UNESCO).
thiểu số đang có nguy cơ bị biến mất thì

C©u hái «n
«n tËp bµi 10
1) Nêu và phân tích các nội dung cơ bản của đa dạng cảnh quan.
2) Nêu và phân tích các mục đích của quy hoạch sử dụng đất lồng ghép bảo
vệ, phát triển đa dạng cảnh quan.
3) Nêu và phân tích các nội dung cơ bản của đa dạng văn hóa.
4) Tuyên ngôn Toàn cầu về Đa dạng văn hóa của UNESCO (2001) có bao
nhiêu điều? Hãy nêu các nội dung cụ thể.
5) Nêu và phân tích những nội dung cơ bản của đa dạng văn hoá và đa dạng
di sản trong Văn kiện NARA về tính xác thực.

93
Bài 11. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ

11.1. ĐẶC TRƯNG VỀ KIẾN TRÚC CỦA CÁC CẢNH QUAN


NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ
11.1.1. Kiến trúc cảnh quan nông nghiệp
Cảnh quan nông nghiệp là một hệ thống lãnh thổ phức tạp bao gồm các
khu quần cư nông thôn, các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
phân bố phân tán trong khu canh tác nông nghiệp rộng lớn. Cảnh quan
nông nghiệp được con người xây dựng nhằm mục đích sản xuất lương thực
thực phẩm thông qua hoạt động canh tác và phát triển các hệ thống cây
trồng vật nuôi.
Cảnh quan nông nghiệp có đặc trưng cơ bản về kiến trúc như sau:
- Thể nền là khu vực canh tác nông nghiệp, có độ kết nối thấp do số
lượng mảnh rời rạc và hành lang chiếm ưu thế. Thể nền chiếm diện tích lớn
trong nền nông nghiệp đơn canh, chỉ canh tác một hoặc số ít loài cây trồng.
Ngược lại, trong trường hợp nền nông nghiệp đa canh và xen canh, thể nền
có diện tích nhỏ hoặc khó xác định loại yếu tố cảnh quan nào là thể nền.
- Các yếu tố cảnh quan dạng tuyến chiếm ưu thế trong cảnh quan nông
nghiệp. Ở khu vực đồng bằng, các yếu tố dạng tuyến là đường giao thông,
bờ ruộng, hệ thống tưới tiêu,... Ở miền núi, các yếu tố dạng tuyến có hình
thái sắc nét kết hợp với đường cong tự nhiên của địa hình hoặc các hệ thống
thoát nước tự nhiên.
- Mảnh rời rạc gồm 2 loại: (i) mảnh đất canh tác nông nghiệp có số
lượng lớn cao, giá trị biến thiên kích thước mảnh thấp, biểu hiện sự khác
biệt không lớn về kích thước giữa các mảnh. Số lượng mảnh rời rạc bị phá
hủy ít; ngược lại, số lượng mảnh đất canh tác nông nghiệp luôn chiếm ưu
thế; (ii) các khu quần cư nông thôn (làng, bản, thôn, xóm,...) có hình dạng
đường thẳng, đường tròn hoặc hình mạng lưới. Cấu trúc các khu quần cư
thường ổn định trong khoảng thời gian dài, có thể hàng thế kỷ. Cấu trúc này

94
có thể bị phá vỡ bởi các tai biến thiên nhiên, chẳng hạn lũ lụt, xói lở bờ
biển, xâm nhập mặn,...
- Mạng lưới hành lang thường chiếm ưu thế và dễ quan sát thấy. Một
số ít hành lang sông suối còn sót lại dưới dạng tàn tích. Các hành lang
đường giao thông phổ biến, kết nối các khu quần cư nông thôn;
11.1.2. Kiến trúc cảnh quan đang đô thị hóa
Cảnh quan đang đô thị hóa là cảnh quan có cấu trúc và chức năng
mang tính chuyển tiếp giữa cảnh quan đô thị và cảnh quan nông thôn.
Cảnh quan đang đô thị hóa có các đặc trưng cơ bản về kiến trúc sau:
- Thể nền: so với các cảnh quan khác, diện tích thể nền và độ kết nối
của thể nền có giá trị thấp nhất; tuy nhiên, độ bất đồng nhất và độ đa dạng
cảnh quan lại có giá trị cao nhất.
- Mảnh rời rạc: gồm một tập hợp các mảnh rời rạc có bản chất khác
nhau, bao gồm các khu dân cư, các trung tâm thương mại, các vùng đất canh
tác, các thảm thực vật tự nhiên, các khu vực đất trống,... Mật độ đất phi
nông nghiệp thấp, các khoanh đất phi nông nghiệp phân bố phân tán hoặc bị
phân mảnh cao do phát triển đô thị.
- Hành lang dạng đường và mạng lưới chiếm tỷ lệ cao, hành lang sông
suối chiếm tỷ lệ thấp.
- Sản lượng tinh trung bình của cảnh quan thấp, phân bố không đồng
đều trong không gian. Do áp lực của gia tăng dân số, các thửa đất nông
nghiệp dần bị chuyển đổi sang các mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Dòng dinh dưỡng khoáng diễn biến phức tạp do cảnh quan có cấu trúc
bất đồng nhất không gian cao.
- Động lực phát triển của cảnh quan nhanh, có xu thế lan tỏa từ trung
tâm ra xung quanh.
- Độ đa dạng loài cao, trong nhiều trường hợp lớn hơn đa dạng loài của
cảnh quan tự nhiên. Nguyên nhân do sự có mặt của nhiều loài sinh vật đặc
trưng của cả khu vực tự nhiên và khu vực nuôi trồng nhân tạo. Các loài thực
vật và động vật từ vườn ươm, vườn hoa, sinh vật cảnh trong cửa hàng và
trong hộ gia đình tạo ra độ đa dạng loài cao. Không gian xây dựng là nơi
sống của nhiều sinh vật xâm lấn, các loài sâu bệnh, ký sinh trùng, cỏ dại.

95
11.1.3. Kiến trúc cảnh quan đô thị
Cảnh quan đô thị là cảnh quan địa lý đã đô thị hóa có cấu trúc và chức
năng liên hệ chặt chẽ với sự phát triển thành phố. Cảnh quan đô thị là dạng
cảnh quan văn hóa được cải biến mạnh nhất bởi hoạt động của con người.
Cảnh quan đô thị có các đặc trưng cơ bản về kiến trúc như sau:
- Thể nền: là đất xây dựng với mật độ cao, được quy hoạch, thiết kế và
tổ chức xây dựng với dòng vật chất, năng lượng và thông tin đặc thù.
- Mảnh rời rạc và hành lang: hệ thống đường giao thông tạo ra một
mạng lưới hành lang mở rộng. Các mảnh rời rạc có hình thái đều đặn, kích
thước nhỏ, mật độ rất cao. Các kiểu mảnh và hành lang khác chỉ chiếm tỷ lệ
rất nhỏ.
- Các yếu tố cảnh quan đô thị đặc biệt: bao gồm hành lang dòng chảy
tạm thời, không gian mở đô thị, không gian xanh đô thị,... đóng vai trò quan
trọng đặc biệt đối với sức khỏe con người và hệ sinh vật.
- Các quá trình hệ sinh thái trong cảnh quan đô thị: sản lượng ròng
trung bình của cảnh quan đô thị thường có giá trị âm. Điều này phản ánh
toàn bộ hoạt động cơ bản của cảnh quan phải dựa vào nguồn thức ăn và
nguồn tài nguyên được đưa từ bên ngoài vào. Đầu vào cảnh quan đô thị là
ánh sáng Mặt Trời, nước, nhiên liệu, thực phẩm, hàng hoá sản xuất. Đầu ra
là nước thải, chất thải rắn, nước, nhiệt và các chất gây ô nhiễm khác nhau.
- Đa dạng sinh học: đa dạng loài động vật và thực vật nhìn chung thấp.
Tại một số điểm đặc biệt, chẳng hạn công viên, vườn hoa, cửa hàng sinh vật
cảnh,... đa dạng các loài sinh vật ngoại lai cao.
- Dòng chảy sinh vật trong cảnh quan đô thị: các loài sinh vật ngoại lai
được đưa vào đô thị thông qua con đường giao thông, vận chuyển, trồng
trọt,... Trong đô thị có nhiều loài động thực vật khác lạ với tỷ lệ có mặt cao
nhất ở khu vực trung tâm đô thị. Tỷ lệ nhập cư và tỷ lệ tuyệt chủng địa
phương thường không cân đối ở các khu vực khác nhau trong đô thị.
- Kết nối nơi sống tự nhiên trong cảnh quan đô thị: hiện tượng phân
mảnh nơi sống do đô thị hóa và tác động của con người được thể hiện rất rõ
trong cảnh quan đô thị. Các mảnh rời rạc có bản chất cấu tạo thích hợp là
nơi sống của sinh vật thường có kích thước nhỏ và cách ly với nhau bởi thể

96
nền là các khu vực đất xây dựng. Do đó cấu trúc cảnh quan đô thị thường
cản trở sự phát tán của nhiều sinh vật. Mức độ cách ly các mảnh nơi sống
khác nhau giữa các loài sinh vật. Diện tích và tính chất kết nối của các
không gian xanh đóng vai trò quan trọng đối với các loài sinh vật tự nhiên
trong đô thị. Đây là đặc điểm quan trọng cần được quan tâm trong các
phương án kiến trúc không gian xanh trong cảnh quan đô thị.
- Diễn thế sinh thái trong cảnh quan đô thị: do diện tích các mảnh nơi
sống đô thị nhỏ, nên các pha diễn thế có thể dễ dàng quan sát được. Các nơi
sống đô thị phân bố rời rạc, được kết hợp với tác động nhân sinh ở các mức
độ khác nhau, tạo ra nhiều trạng thái diễn thế sinh thái trong các mảnh nơi
sống rời rạc. Trong đô thị có thể quan sát thấy cả trạng thái diễn thế sinh
thái ban đầu (trảng cỏ, cây bụi) và trạng thái cao đỉnh (các mảnh thực vật
địa phương còn sót lại). Trong một số trường hợp đặc biệt, các mảnh rời rạc
liền kề còn biểu hiện các trạng thái diễn thế sinh thái rất khác nhau. Đặc
điểm này tạo ra độ đa dạng cảnh quan cao thường thấy ở các khu vực đô thị.
11.2. NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NÔNG
NGHIỆP SINH THÁI
Cảnh quan nông nghiệp có 2 chức năng chính là: (i) Chức năng sản
xuất: cung cấp lương thực; (ii) Chức năng phi sản xuất: cung cấp các dịch
vụ khác ngoài lương thực. Sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng nhu cầu
lương thực, thực phẩm không những cho hiện nay mà còn trong tương lai.
Chức năng chính của một cảnh quan nông nghiệp sinh thái là sản xuất lương
thực. Đồng thời, kiến trúc cảnh quan nông nghiệp sinh thái nhằm đạt được
mục tiêu phi sản xuất là định hướng phát triển bền vững cảnh quan hiện nay.
Các nguyên tắc cơ bản trong kiến trúc khu canh tác trong cảnh quan
nông nghiệp sinh thái là:
- Kết hợp sản xuất nông nghiệp với bảo tồn một số loài động vật hoang
dã, bảo vệ đa dạng sinh học, giải trí, ngắm cảnh,...
- Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống chọn lọc nhân tạo,...
vẫn được áp dụng, nhưng giới hạn ở mức hợp lý nhất.
- Tiếp tục phát huy nền nông nghiệp truyền thống, tránh những giải
pháp kỹ thuật công nghệ đem đến sự hủy hoại môi trường.

97
11.3. CÁC NGUYÊN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN ĐÔ THỊ
a) Thuyết đô thị học cảnh quan
Đô thị học cảnh quan (landscape urbanism) là một học thuyết quy
hoạch đô thị được ra đời vào giữa những năm 1990. Thuyết này cho rằng
”cách tốt nhất để tổ chức không gian một thành phố là thông qua thiết kế
cảnh quan của thành phố, không phải là thiết kế của các tòa nhà”.
Thuyết đô thị học cảnh quan đề cập tới các nội dung chính sau:
- Chú trọng tới các yếu tố kiến trúc theo chiều ngang: sử dụng các
tuyến công trình theo chiều ngang trong cảnh quan có vai trò quan trọng hơn
là dựa vào thiết kế các cấu trúc thẳng đứng.
- Cơ sở hạ tầng: nên ít nhấn mạnh vào những cơ sở hạ tầng đô thị được
sử dụng truyền thống (đường giao thông, sân bay,...). Chú trọng nhiều tới
việc sử dụng có hệ thống, có phối hợp các cơ sở hạ tầng.
- Kỹ thuật: các kỹ thuật quy hoạch cần phải thích hợp với môi trường
trong đô thị cần quy hoạch.
- Ý tưởng sinh thái: ý tưởng rằng cuộc sống của con người luôn có mối
liên hệ hữu cơ với môi trường xung quanh, do đó chúng ta nên tôn trọng
điều này khi tạo ra một môi trường đô thị.
b) Nguyên lý thiết kế cảnh quan xanh
Kiến trúc cảnh quan đô thị theo thiết kế cảnh quan xanh dựa trên các
nguyên tắc chung sau đây:
- Vật liệu có tác động thấp nhất tới môi trường và sức khỏe: sử dụng
vật liệu không độc hại, vật liệu sản xuất hoặc tái chế bền vững, đòi hỏi ít
năng lượng để xử lý.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả: sử dụng quy trình sản xuất và sản
phẩm chế biến đòi hỏi tiêu tốn ít năng lượng.
- Thiết kế lâu bền: giảm tiêu thụ và lãng phí tài nguyên bằng cách tăng
mối quan hệ bền chặt giữa con người và sản phẩm thiết kế.
- Thiết kế để tái sử dụng và tái chế: Sản phẩm, quy trình, và hệ thống
cần được thiết kế theo hướng chú trọng tái sử dụng và tái chế.
- Các giải pháp thiết kế cần chú trọng tới dấu chân carbon và đánh giá
vòng đời sản phẩm (LCA).

98
- Phỏng sinh: thiết kế lại các hệ thống công nghiệp đến dây chuyền
sinh học,... tạo điều kiện cho tái sử dụng liên tục các nguyên liệu trong một
chu kỳ khép kín liên tục.
- Sử dụng các dịch vụ thay thế: thay đổi chế độ tiêu thụ từ sở hữu cá
nhân các sản phẩm để cung cấp dịch vụ cung cấp các chức năng tương tự,
chẳng hạn, chuyển từ phương thức sử dụng ô tô riêng sang dịch vụ chia sẻ
phương tiện. Một hệ thống như vậy khuyến khích sử dụng tài nguyên tối
thiểu trên một đơn vị tiêu dùng.
- Khả năng tái tạo: các nguyên liệu phải đến từ quản lý bền vững các
nguồn gần đó (địa phương hoặc vùng sinh học), năng lượng tái tạo có thể
được tái tạo khi không còn được sử dụng.
- Thiết kế sinh thái: các nguyên tắc thiết kế sinh thái cần được áp dụng.
c) Các nguyên lý quy hoạch đô thị bền vững
Quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch thành phố bền vững chú trọng tới sử
dụng các nguyên lý, kỹ thuật thiết kế thành phố và cơ sở hạ tầng, bao gồm:
- Thuyết tăng trưởng thông minh: lý thuyết giao thông và quy hoạch đô
thị tập trung vào sự phát triển trong các điểm lấp đầy khoảng trống trong
một cơ sở hạ tầng sẵn có của một thành phố nhằm ngăn ngừa bành trướng
đô thị; đồng thời chủ trương phát triển giao thông theo định hướng, phát
triển đô thị nhỏ gọn, ưu tiên các kiến trúc phục vụ cho người đi bộ, xe đạp,
tăng cơ hội lựa chọn nhà ở của cộng đồng cư dân.
- Nguyên lý phát triển theo định hướng giao thông: Phát triển giao
thông theo định hướng cố gắng để tối đa hóa khả năng sử dụng các phương
tiện giao thông công cộng và do đó làm giảm nhu cầu đối với phương tiện
cá nhân.
- Nguyên lý quy hoạch hạ tầng đô thị bền vững: đây là một phương
pháp thiết kế trong đó khuyến khích phát triển các khu bảo tồn, tòa nhà tiết
kiệm năng lượng, hành lang đa dạng sinh học, giảm thiểu sự tăng trưởng của
các cơ sở hạ tầng tập trung, sử dụng nhiều năng lượng và sản sinh nhiều
chất thải đô thị.
- Trào lưu đô thị học hiện đại: đây là một trào lưu thiết kế đô thị đảm
bảo khía cạnh bền vững xã hội và chú trọng tới yếu tố thẩm mỹ, chú trọng
tăng tính đa dạng về sử dụng đất và đa dạng văn hóa, phát triển hạ tầng đi
bộ và giảm sử dụng phương tiện xe cơ giới trong thành phố. Một số giải

99
pháp cụ thể bao gồm: bảo vệ các yếu tố cảnh quan thiên nhiên còn sót lại
trong quá trình xây dựng đô thị; bảo tồn di tích văn hóa - lịch sử; cải tạo các
yếu tố cảnh quan có chất lượng thấp, ít có giá trị thẩm mỹ, gây ô nhiễm môi
trường hoặc gây hủy hoại các hệ sinh thái tự nhiên.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: ”Bài học kinh nghiệm phần của vùng Pennsylvania, New York
từ thất bại trong quy hoạch cảnh quan và Quebec. Siêu đô thị này kéo dài từ
đô thị hóa: sự hình thành các hành lang Milwaukee - Chicago đến
siêu đô thị tại Hoa Kỳ” hành lang Detroit - Toronto, có tổng
Khái niệm về siêu đô thị dân số 54 triệu người vào năm 2000.
(megalopolis) được nhà địa lý học - Siêu đô thị Boston - Washington
người Pháp là Gottmann đưa ra để mô trải dài từ vùng ngoại ô phía nam
tả một khu vực đô thị lớn có mức độ tập Washington DC đến vùng ngoại ô phía
trung dân cư tăng cao quá mức. Đây là Bắc của Boston, Massachusetts. Siêu đô
một hệ thống tích hợp được tạo bởi sự thị này có số dân khoảng 49,6 triệu
kết hợp của nhiều cảnh quan thành phố người (năm 2000), mật độ dân số
và ngoại ô có cấu trúc và chức năng khoảng 360 người/km2, cao gấp gần 12
tương đối khác biệt nhau. lần so với mật độ dân số trung bình của
Hoa Kỳ (31 người/km2).
Siêu đô thị tại Hoa Kỳ được hình
Độ ổn định và bền vững của siêu đô
thành do đô thị hóa xảy ra theo nhiều
thị không cao, do các nguyên nhân:
hướng làm một thành phố tiếp tục mở
- Do nhu cầu tiêu thụ và phát thải
rộng ranh giới theo tất cả các hướng.
rất lớn, nên sự tồn tại của siêu đô thị
Kết quả dẫn tới hình thành một cảnh
phụ thuộc đặc biệt chặt chẽ vào các hệ
quan đô thị hóa có kích thước rất lớn
thống cung ứng xung quanh, cao hơn
với một số thành phố phân bố rải rác
nhiều so với các cảnh quan khác.
trong đó. Hai siêu đô thị điển hình tại
- Cần cung cấp lượng lớn nước và
Hoa Kỳ là:
nhiên liệu hóa thạch duy trì hoạt động.
- Siêu đô thị Hồ Lớn bao gồm một
- Phản ứng với các sự cố môi trường
nhóm các vùng đô thị thuộc vùng Trung
hoặc khả năng phục hồi chậm hơn,
Tây Hoa Kỳ, vùng Hồ Lớn và vùng
phân hóa không gian rõ ràng hơn với
Nam Ontario của Canada, cùng một

100
mức hiệu quả thấp hơn nhiều so với các - Có quan hệ chặt chẽ tới hiện trạng
cảnh quan khác. và quy hoạch mạng lưới cơ sở hạ tầng,
- Thoái hóa là một trong những đặc biệt hệ thống đường giao thông.
nguy cơ đe dọa nghiêm trọng nhất đối - Đi kèm với tăng không gian cư trú
với siêu đô thị. Điểm cuối cùng trong của con người, tăng mức tiêu thụ năng
quá trình tập hợp siêu đô thị được gọi là
lượng bình quân trên đầu người, cải
thành phố toàn cầu (planetopolis) hoặc
biến hàng loạt các yếu tố cấu trúc cảnh
thành phố không giới hạn
quan cơ bản để tạo ra một hệ thống hoạt
(ecumenopolis).
động ít phụ thuộc vào nguồn tài nguyên
địa phương.
Bài học 2: ”Bài học kinh nghiệm - Quá trình mở rộng đô thị theo
trong quản lý phát triển đô thị yếu chiều rộng, dẫn tới nhiều hạn chế về
kém tại các nước đang phát triển: chất lượng cuộc sống của cư dân, chất
sự bành trướng đô thị” lượng cơ sở hạ tầng và nảy sinh các vấn
Bành trướng đô thị xảy ra phổ biến đề ô nhiễm môi trường, đe dọa phát
ở các quốc gia đang phát triển, do phát triển bền vững của đô thị.
triển đô thị kém hiệu quả, tăng trưởng
đô thị không cân đối hoặc phát triển đô
thị nhảy vọt quá mức.
"...khi quy hoạch đô thị, yếu tố xanh
Các đặc trưng và hệ lụy của bành
cần được đặt lên hàng đầu... Một đô thị
trướng đô thị như sau:
xanh hiện nay phải đạt 7 tiêu chí:
- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi sử không gian xanh, công trình xanh, giao
dụng đất theo hướng tăng diện tích đất thông xanh, công nghiệp xanh, chất
phi nông nghiệp. lượng môi trường đô thị xanh, bảo tồn
- Quá trình phát triển cảnh quan cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng
không theo quy hoạch, tăng trưởng đất cảnh, công trình lịch sử, văn hóa, cộng
xây dựng không đồng đều, sử dụng tài đồng dân cư sống thân thiện với môi
nguyên đất thiếu hiệu quả. trường và thiên nhiên...” (chia sẻ của
- Mở rộng các khu đô thị có mật độ ông Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội
thấp lan tỏa từ một trung tâm sang các Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam).
khu vực nông nghiệp xung quanh.

101
C©u hái «n tËp bµi 11
11
1) Phân tích các đặc trưng kiến trúc của cảnh quan nông nghiệp.
2) So sánh kiến trúc của cảnh quan đang đô thị hóa với cảnh quan đô thị.
3) Trình bày nguyên tắc kiến trúc cảnh quan nông nghiệp sinh thái.
4) Trình bày thuyết đô thị học cảnh quan. Nêu khả năng vận dụng thuyết
này trong quy hoạch cảnh quan đô thị.
5) Trình bày nguyên lý thiết kế cảnh quan xanh. Nêu khả năng vận dụng
nguyên lý này trong quy hoạch cảnh quan đô thị.
6) Trình bày các nguyên lý quy hoạch đô thị bền vững. Nêu khả năng vận
dụng các nguyên lý này trong quy hoạch cảnh quan đô thị.
7) Bành trướng đô thị xảy ra phổ biến ở khu vực nào trên thế giới? Trình
bày các đặc trưng và hệ lụy của bành trướng đô thị.
8) Sự hình thành các siêu đô thị xảy ra phổ biến ở khu vực nào trên thế
giới? Trình bày các đặc trưng và hệ lụy của siêu đô thị.

102
Bài 12. KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ

12.1. KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ


Không gian xanh đô thị là những mảnh rời rạc hoặc hành lang có lớp
phủ thực vật tự nhiên hoặc nhân tạo được phân bố trong khu vực đô thị
hoặc khu vực quy hoạch đô thị. Không gian xanh đô thị thường gắn liền với
không gian mở đô thị. Không gian xanh đô thị rất đa dạng về chủng loại,
bao gồm dải cây xanh đường phố, công viên, vườn hoa, các điểm vui chơi
giải trí, các khoảnh thảm thực vật bản địa còn sót lại, các nơi sống đặc biệt
trong đô thị như các khu đất chưa sử dụng hoặc đã được quy hoạch nhưng
chưa tiến hành xây dựng.
Kiến trúc không gian xanh đô thị là hợp phần không thể tách rời trong
quy hoạch đô thị do những lợi ích không thể thay thế về mặt sinh thái, môi
trường, xã hội. Đây là một bộ phận thiết yếu của đô thị, đóng vai trò quan
trọng trong nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị, cho phép liên
kết con người với thiên nhiên. Những lợi ích này xuất phát từ các chức năng
cơ bản sau:
- Điều hòa khí hậu đô thị, hạn chế tiếng ồn, làm sạch không khí, xử lý ô
nhiễm nguồn nước mặt.
- Chỉ thị cho các biến đổi môi trường.
- Tham gia vào chu trình các chất dinh dưỡng;
- Bảo vệ đa dạng sinh học, duy trì các loài cây đô thị có giá trị, nơi trú
ẩn cho các loài sinh vật di cư từ vùng nông thôn, hành lang phát tán.
- Phát triển các giá trị xã hội và văn hóa, là không gian thiết yếu trong
đô thị tạo ra môi trường xanh - sạch - đẹp làm nâng cao sức khỏe, nghỉ
dưỡng, các giá trị thẩm mỹ, các hoạt động ngoài trời, di sản văn hóa, giáo
dục của cư dân đô thị.
- Kết nối các bộ phận của cảnh quan đô thị.

103
12.2. NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ
Kiến trúc không gian xanh và không gian mở đô thị cần tuân thủ các
nguyên lý sinh thái sau đây:
- Đảo nhiệt: nhiệt độ trong các vùng mật độ nhà cửa cao thường cao
hơn đáng kể so với các vùng nông thôn do sự sinh nhiệt của nhiên liệu sử
dụng, sự hấp thụ và tích lũy nhiệt mạnh của vật liệu nhà cửa (tạo thành các
bề mặt không thấm), bức xạ làm mát của bầu trời kém và vận tốc gió giảm.
- Hiệu quả của không gian xanh: do tác động tổng hợp của bay hơi,
phản xạ, che bóng và tích lũy lạnh nên nhiệt độ trong khu cây xanh có thể
thấp hơn nhiệt độ khu xây dựng khoảng 6 - 80C. Cây xanh làm giảm nhiệt
độ không khí, đồng thời làm tăng độ ẩm. Đối với khí hậu nóng, hiệu quả
làm mát là do hiệu ứng bốc hơi. Đối với khí hậu nóng ẩm, hiệu ứng che
bóng có ý nghĩa hơn.
- Hiệu quả của công viên: khi các công viên đặt trong thành phố, không
khí nóng của khu mật độ cao sẽ bốc lên cao, không khí mát của khu cây
xanh sẽ tới thay thế.
- Hiệu quả của các không gian xanh và không gian mở kích thước nhỏ:
các không gian xanh và không gian mở kích thước nhỏ phân bố đều có hiệu
quả làm mát lớn hơn các công viên lớn. Các thành phố cần hướng vào các
không gian này để đón không khí mát và trong lành.
- Không gian xanh trong thành phố lớn: đối với thành phố một triệu
dân, diện tích không gian xanh cần chiếm trên 10 - 20% tổng diện tích thành
phố. Nhiệt độ không khí giảm tối thiểu 3,3 - 3,90C và cực đại giảm 5 - 5,60C
trong trường hợp diện tích cây xanh chiếm 20 - 50% diện tích thành phố.
12.3. CÁC MÔ HÌNH KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ
Một số mô hình không gian xanh đô thị được phát triển ở nhiều quốc
gia trên thế giới phục vụ cho công tác quy hoạch đô thị:
- Hành lang sinh học: không gian xanh có chức năng bảo vệ dòng động
vật hoang dã và tham gia vào bảo tồn tự nhiên, áp dụng trong quy hoạch
hành lang sinh học Chichinautzin, bang Morelos, Mexico.
- Vùng đất thấp sinh học: không gian xanh có chức năng lọc các chất ô
nhiễm do dòng chảy, được áp dụng thiết kế cho khu vực tây bắc thành phố
Seattle, Hoa Kỳ.

104
- Hành lang bảo tồn: không gian xanh có chức năng bảo vệ các nguồn
tài nguyên sinh học, cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu các tác động của
lũ lụt; được thiết kế cho khu vực đông bắc Wisconsin, Hoa Kỳ.
- Hành lang phát tán: không gian xanh có chức năng duy trì dòng động
vật hoang dã lưu thông trong đô thị. Được áp dụng trong dự án xây dựng
hành lang phát tán cho loài cú ở vùng Juncrook thuộc dãy Hood ở vùng
Oregon, Hoa Kỳ; hành lang phát tán biển cho loài cua xanh ở vùng vịnh
Chesapeake.
- Hành lang sinh thái: không gian xanh có chức năng duy trì dòng động
vật di chuyển, dòng thực vật phát tán và các quá trình sinh thái học trong đô
thị; được áp dụng xây dựng hành lang sinh thái cho quần đảo Patagonian,
Nam Mỹ.
- Mạng lưới sinh thái: không gian xanh có chức năng duy trì dòng chảy
sinh vật và các quá trình hệ sinh thái trong cảnh quan đô thị; được áp dụng
xây dựng mạng lưới sinh thái ở Trung và Đông Âu.
- Hành lang môi trường: không gian xanh có chức năng bảo vệ chất
lượng môi trường; được áp dụng kiến trúc hành lang môi trường khu vực
Đông Nam bang Wisconsin, Hoa Kỳ.
- Vành đai xanh: không gian xanh có chức năng bảo vệ các vành đai
đất nông nghiệp và đất tự nhiên để hạn chế hoặc định hướng sự phát triển
của đô thị; được áp dụng trong quy hoạch thành phố Boulder, bang
Colorado (Hoa Kỳ), thành phố London (Anh), thành phố Hà Nội.
- Không gian xanh mở rộng: không gian xanh có chức năng tạo điều
kiện cho cư dân đô thị hàng ngày tiếp cận với tự nhiên thông qua một hệ
thống kết hợp giữa các không gian xanh công cộng với dải cây xanh đường
phố và dải cây xanh ven sông; được áp dụng trong bản quy hoạch thành phố
Nam Kinh, Trung Quốc.
- Khung xanh: không gian xanh có chức năng cung cấp một mạng lưới
không gian xanh cho các đô thị lớn; được áp dụng cho quy hoạch thành phố
San Mateo, California (Hoa Kỳ) và thành phố Addis Ababa (Ethiopia).
- Không gian xanh vùng lõi: không gian xanh có chức năng bảo vệ một
diện tích không gian xanh lớn trong vùng lõi với xung quanh là các khu vực
đã phát triển đô thị; được áp dụng trong quy hoạch đô thị ở Hà Lan.

105
- Hạ tầng xanh: không gian xanh đa lợi ích gắn liền với cơ sở hạ tầng
đô thị; được áp dụng trong các dự án quy hoạch đô thị ở tiểu bang Maryland
và tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ.
- Đường kết nối xanh: không gian xanh có chức năng kết nối các không
gian xanh đô thị riêng rẽ; được áp dụng trong quy hoạch kết nối các mảnh
nơi sống cách biệt ở vùng đồng bằng thấp, bang British Columbia, Canada.
- Không gian xanh: không gian xanh được quy hoạch với mục đích phi
phát triển; trong một số trường hợp được sử dụng tương tự như ”không gian
mở”; từng được sử dụng rất phổ biến trong các dự án quy hoạch đô thị ở rất
nhiều đô thị trên thế giới.
- Công trình kiến trúc xanh: không gian xanh có chức năng kết nối các
không gian xanh tách biệt và cung cấp các công trình kiến trúc xung quanh
các khu vực hiện trạng hoặc được quy hoạch phát triển đô thị. Kiểu không
gian xanh này rất phổ biến ở châu Âu; từng được ứng dụng trong bản quy
hoạch thành phố Copenhagen, Đan Mạch.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học: ”Tổng thống Lee Myung-bak được xây dựng lên trên mang tính biểu
và dự án phục hồi suối tượng cho công nghiệp hóa của Hàn
Cheonggyecheon trong Quốc lúc bấy giờ. Vào tháng 7/2003,
lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc” ông Lee khởi xướng một đề án đầy
Tổng thống Hàn Quốc đời thứ 10 tham vọng: gỡ bỏ con đường cao tốc
Lee Myung-bak, khi còn là thị trưởng trên cao và phục hồi dòng suối đã bị san
của thành phố Seoul, đã thực hiện ba dự lấp từ lâu. Dự án phục hồi
án cải thiện môi trường là phục hồi suối Cheonggyecheon được hoàn thành vào
Cheonggyecheon, xây dựng rừng Seoul tháng 9/2005, đã tạo ra được một hành
và xây dựng công viên rừng Seoul từ lang xanh dọc suối Cheonggyecheon
năm 2003. Cheonggyecheon (còn gọi là dài 5,8 km ở trung tâm thành phố Seoul
Thanh Khê Xuyên) là một dòng suối - một giải pháp quy hoạch đa lợi ích có
nhỏ chảy qua thủ đô Seoul trước khi đổ hiệu quả lâu dài. Dự án này được đánh
vào sông Hàn. Cuối những năm 1950, giá là một minh chứng về định hướng
dòng suối bị san lấp làm đường; đến phát triển thủ đô này hướng tới giá trị
năm 1968, một đường cao tốc trên cao chất lượng cuộc sống của cư dân đô thị

106
và chức năng của các hệ sinh thái tự trọng của đô thị Seoul vốn đã từng bị
nhiên, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng xuống cấp nghiêm trọng trong quá khứ.
kinh tế và phát triển một phần quan

Hình 12.1. Kiến trúc đô thị xung quanh suối Cheonggyecheon xưa và nay

C©u hái «n tËp bµi 12


1) Trình bày khái niệm không gian xanh đô thị. Tại sao lại nói kiến trúc
không gian xanh đô thị là hợp phần không thể tách rời trong quy hoạch
đô thị.
2) Trình bày các nguyên tắc kiến trúc không gian xanh đô thị.
3) Trình bày các mô hình kiến trúc không gian xanh đô thị nổi bật trên thế
giới. Mô hình nào được áp dụng trong quy hoạch đô thị Hà Nội.
4) Từ bài học kinh nghiệm của tổng thống Lee Myung-bak và dự án phục
hồi suối Cheonggyecheon trong lòng thủ đô Seoul, Hàn Quốc, hãy liên
hệ với trường hợp thủ đô Hà Nội.

107
Bài 13. KIẾN TRÚC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC

13.1. HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH HỌC


13.1.1. Khái niệm hành lang đa dạng sinh học
Một trong những giải pháp khắc phục hậu quả tiêu cực của phân mảnh
cảnh quan là xây dựng các hành lang đa dạng sinh học tái kết nối các nơi
sống cách biệt. Đây là một giải pháp sinh thái được ứng dụng hiệu quả tại
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới.
Hành lang đa dạng sinh học còn được gọi là hành lang kết nối, hành
lang tự nhiên, hành lang cứu hộ hoặc hành lang xanh. Tại Việt Nam, hành
lang đa dạng sinh học được định nghĩa cụ thể trong Luật Đa dạng Sinh học
Việt Nam số 20/2008/QH12, ban hành ngày 13/11/2008: ”hành lang đa
dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các
loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau”.
13.1.2. Các lợi ích sinh thái của hành lang đa dạng sinh học
Kiến trúc hành lang đa dạng sinh học là một bộ phận quan trọng trong
quy hoạch bảo tồn, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch giao thông do
những lợi ích sinh thái sau đây:
- Làm tăng lưu lượng dòng chảy sinh vật vào cảnh quan, duy trì hoặc
làm tăng sự phong phú và đa dạng loài; tạo ra ”hiệu ứng cứu hộ" hoặc cho
phép tái thiết lập các quần thể đã tuyệt chủng địa phương. Đặc tính này cho
phép hành lang đa dạng sinh học ngăn ngừa những tác động có hại đối với
các quần thể bị cách ly do lai gần và giảm đa dạng di truyền. Kiến trúc hành
lang đa dạng sinh học sẽ thúc đẩy tái thành lập quần thể đã bị suy giảm hoặc
loại bỏ các xáo động ngẫu nhiên, chẳng hạn cháy rừng hoặc dịch bệnh.
- Làm tăng diện tích cư trú và khả năng tìm kiếm thức ăn của nhiều loài
sinh vật.
- Cung cấp nơi ẩn náu cho các loài con mồi di chuyển giữa các mảnh
rời rạc.
- Cung cấp các nơi sống dễ dàng tiếp cận và các pha diễn thế cho
những loài có yêu cầu nhiều nơi sống khác nhau trong một chu kỳ sống.

108
- Cung cấp cho các sinh vật nơi trú ẩn an toàn khỏi các xáo động quy
mô lớn, cường độ mạnh, ví dụ lửa rừng.
- Cung cấp vành đai xanh hạn chế sự bành trướng đô thị, giảm nhẹ ô
nhiễm, cung cấp các cơ hội giải trí, nâng cao chức năng thẩm mỹ của cảnh
quan và giá trị đất đai.
Bên cạnh những lợi ích sinh thái đạt được, trong một số trường hợp
ngoại lệ, duy trì hoặc xây dựng thêm các hành lang đa dạng sinh học trong
cảnh quan có thể dẫn tới các tác động tiêu cực sau đây:
- Tăng lưu lượng dòng chảy sinh vật vào cảnh quan, do đó cũng có thể
tạo điều kiện cho dịch bệnh, vật hại, các sinh vật ngoại lai, cỏ dại,... xâm
nhập vào cảnh quan.
- Làm tăng khả năng lan truyền các xáo động, ví dụ lửa rừng,...
- Tăng xác suất gặp giữa con mồi và vật ăn thịt, giữa các vật cạnh tranh
với nhau, động vật hoang dã với con người,...
- Trong một số trường hợp, là vật cản trở sự phát tán của một số loài
động vật giữa các mảnh nơi sống.
- Xung đột với các chiến lược bảo tồn nơi sống của loài nguy cấp
(trường hợp chất lượng của một nơi sống hành lang ở mức thấp).
13.1.3. Các nguyên lý kiến trúc hành lang đa dạng sinh học
Kiến trúc hành lang đa dạng sinh học cần tuân thủ những nguyên tắc
khoa học sau đây:
- Hành lang liên tục tốt hơn so với hành lang bị đứt đoạn: những khu
vực gián đoạn trong hành lang động vật di chuyển, đặc biệt đối với những
loài sống ở bên trong hành lang.
- Hành lang rộng tốt hơn hành lang hẹp: hành lang rộng giảm thiểu
được hiệu ứng biên đối với cá thể và quần thể khi di chuyển trong đường
biên. Tuy nhiên, hành lang rộng quá cũng có thể gây hại cho động vật do
chúng phải tốn nhiều thời gian khi vượt qua đường biên và điều đó có thể
gia tăng tỷ lệ tử vong nói chung.
- Nên duy trì và phục hồi các liên kết tự nhiên: ngăn ngừa phân cắt các
hành lang tự nhiên ít tốn kém hơn là phục hồi chúng.

109
- Các kết nối nhân tạo nên có nghiên cứu kỹ càng: các quần thể của
một loài sống biệt lập nhau trong thời gian dài thường phát triển các thích
ứng di truyền đặc biệt đối với môi trường sống của chúng. Việc kết nối các
quần thể như thế lại với nhau có thể làm mất đi những thích ứng đó.
- Nhiều hành lang kết nối giữa hai mảnh nơi sống biệt lập tốt hơn là
một hành lang: nếu có nhiều hành lang cho động vật di chuyển từ nơi sống
này đến nơi sống khác thì chúng sẽ dễ dàng thực hiện cuộc hành trình. Động
vật có thể không nhận ra hành lang như là đường dẫn đến đích, chúng chỉ
nhận ra đó như là một nơi cư trú liên tục và khi ở trong hành lang, sự di
chuyển của chúng bị giới hạn theo đường thẳng. Thường thì tình cờ chúng
đi từ đầu này tới đầu kia và càng nhiều cơ hội như vậy thì việc di chuyển
của chúng sẽ dễ xảy ra hơn.
13.2. CÁC MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HÀNH LANG ĐA DẠNG SINH
HỌC
Hành lang đa dạng sinh học có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc do con
người tạo ra. Trong tự nhiên, một số kiểu kiến trúc hành lang đa dạng sinh
học điển hình được đưa vào quy hoạch phục hồi:
- Hành lang chó sói: năm 2001, một hành lang tự nhiên được phục hồi
đi qua một sân golf ở Vườn Quốc gia Jasper, Alberta, phía tây Canada, tạo
điều kiện cho các đàn chó sói đi qua. Sau khi phục hồi, các đàn chó sói
thường xuyên di chuyển qua hành lang này. Đây là một trong những minh
chứng đầu tiên về hành lang được sử dụng cho mục đích bảo tồn sinh vật
hoang dã, làm giảm những tác động do phân mảnh nơi sống.
- Hành lang dãy núi. dãy Sierra Nevada ở đông Califorlia (dài 600 km)
và dãy Appanlachian (dài 2.574 km) ở miền Đông Hoa Kỳ là hai ví dụ điển
hình cho kiểu hành lang thường xuyên được các loài chim sử dụng vào mùa
đông và mùa hè. Các loài chim hoặc được kết nối liên tục trong một dãy núi
chính, hoặc trong một dãy núi cách ly và là một dãy tách rời. Các loài chim
rời khỏi khu vực đó, di cư bằng cách di chuyển theo từng bước nhảy nối liền
với dãy núi chính, hoặc phải bay qua các khu vực không kết nối với hành
lang tự nhiên. Do vậy, chúng có thể di trú trên hành lang này theo cách dừng
lại tìm kiếm, bắt gặp hoặc không gặp nơi sống cần thiết.

110
Trong xây dựng đường giao thông, hành lang đa dạng sinh học được
tạo ra dựa trên thiết kế hệ thống đường giao cắt tự nhiên có vai trò tái kết
nối nơi sống, cho phép các loài động vật vượt qua đường giao thông an toàn.
Đường giao cắt tự nhiên đầu tiên được xây dựng tại Pháp trong những năm
1950. Hiện nay, các công trình này được thiết kế phổ biến trong hệ thống
giao thông ở châu Âu và Bắc Mỹ nhằm bảo vệ và tái thiết các khu vực
hoang dã. Tại Bắc Mỹ, hệ thống đường giao cắt tự nhiên được xây dựng phổ
biến. Hàng nghìn đường giao cắt tự nhiên được xây dựng từ năm 1980 tại
Hoa Kỳ. Một số quốc gia châu Âu là Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức và Pháp đã thiết
kế các hệ thống này để làm giảm xung đột giữa các loài sinh vật sống trong
tự nhiên với hoạt động xây dựng, sử dụng đường giao thông, đồng thời xây
dựng nhiều cầu vượt và đường hầm để bảo vệ các loài bò sát, lửng, động vật
móng guốc, động vật không xương sống và các loài động vật nhỏ khác.
Đường giao cắt tự nhiên có những dạng chính sau:
- Các công trình ngầm: đường ngầm cho động vật lưỡng cư di chuyển.
- Cầu vượt: dành cho các động vật lớn hoặc động vật sống bầy đàn.
Các hệ thống được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới là hệ thống 24
đường giao cắt tự nhiên được thiết kế ở Vườn Quốc gia Banff thuộc vùng
Alberta (Canada) vào năm 1978. Tại đó, hệ thống cầu vượt thảm thực vật
tạo thành hành lang an toàn vượt qua đường cao tốc liên Canada cho gấu,
nai sừng tấm Bắc Mỹ, hươu, chó sói và nhiều loài khác.
- Cầu cạn: hệ thống hành lang dẫn, hệ thống cầu và hệ thống cầu vượt,
được thiết kế để bảo vệ linh dương núi ở Montana, kỳ giông đốm ở
Massachusetts, cừu hoang ở Colorado, rùa sa mạc ở California và loài báo
sư tử quý hiếm ở Florida.
- Đường hầm: dành cho động vật lưỡng cư, các loài động vật nhỏ (rái
cá, nhím, lửng,...).
- Hệ thống vòm cây xanh: dành cho các loài biết bay (bướm, chim).
- Hệ thống thang lên cho cá: đây là một dạng hành lang tự nhiên đặc
biệt từng được thiết kế dành cho dòng di cư của cá hồi. Các đập nước được
xây dựng dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc
Mỹ đã làm giảm sản lượng cá hồi do ngăn cản đường bơi ngược dòng của cá
hồi để đẻ trứng. Cá hồi non cũng bị ngăn cản khi chúng bơi ra biển do phải

111
chui qua các turbine. Một số khu vực đã xây dựng hệ thống thang lên cho cá
để cho cá hồi ngược dòng đẻ trứng và chuyển cá hồi con xuôi dòng tại
những thời điểm nhất định trong năm.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học: "Lợi ích kinh tế của kiến trúc kinh tế và sinh thái đạt được. Hệ thống
hành lang đa dạng sinh học” đường giao cắt tự nhiên tạo ra những
Trong công tác bảo tồn, mặc dù lợi ích do giảm thiểu được va chạm
phải bỏ ra chi phí thiết kế và xây dựng giữa động vật hoang dã với các phương
các hành lang tự nhiên, nhưng những tiện giao thông, và làm tăng khả năng
lợi ích về kinh tế và sinh thái mang lại vượt qua các đường giao thông một
là không phải bàn cãi. Chi phí chủ yếu cách an toàn của các loài động vật
là đầu tư xây dựng và bảo dưỡng, trung hoang dã (đặc biệt đối với các loài
bình chỉ chiếm 7 - 8% tổng chi phí dự móng guốc và một số loài động vật ăn
án xây dựng. Những lợi ích thu được do thịt). Sự kết hợp của hệ thống đường
xây dựng hệ thống đường giao cắt tự giao cắt tự nhiên và các hàng rào giao
nhiên là mở rộng các hành lang di cư tự thông đã làm giảm tỷ lệ tử vong của các
nhiên. Về mặt kinh tế, chi phí tiền tệ loài động vật hoang dã.
không đáng kể so với những lợi ích về

C©u hái «n tËp bµi 13


1) Trình bày khái niệm hành lang đa dạng sinh học. Tại sao phải quan tâm
tới kiến trúc hành lang đa dạng sinh học trong các dự án phát triển?
2) Phân tích các lợi ích sinh thái của hành lang đa dạng sinh học.
3) Trình bày các nguyên lý kiến trúc hành lang đa dạng sinh học.
4) Nêu các mô hình kiến trúc hành lang đa dạng sinh học.
5) Phân tích những lợi ích kinh tế của kiến trúc hành lang đa dạng sinh học.
Công cụ kinh tế nào thích hợp có thể được sử dụng để đánh giá những lợi
ích này?

112
Bài 14. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN BẢO TỒN

14.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẢNH QUAN BẢO TỒN TẠI
VIỆT NAM
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính
phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Rừng đặc dụng là một loại rừng được thiết lập theo quy định của
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên,
mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu
khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
2. Ban quản lý rừng đặc dụng là tổ chức do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thành lập theo quy định tại Điều 50 của Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng; Điều 44 của Nghị định số 23/CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng và các quy định có liên quan của Nhà nước.
3. Vùng đệm là khu vực rừng, đất có dân cư sinh sống, đất ngập nước,
khu vực biển tiếp giáp ranh giới ngoài hoặc nằm trong khu rừng đặc dụng,
có chức năng ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại đối với khu rừng đặc dụng
bằng các biện pháp quản lý, bảo tồn gắn với các hoạt động nâng cao sinh kế
cho cộng đồng dân cư và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
4. Khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có cả hệ
sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung của rừng
đặc dụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.
5. Khu bảo tồn loài, sinh cảnh là khu vực có hệ sinh thái rừng hoặc có
cả hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái biển, ngoài các chức năng chung
của rừng đặc dụng, được xác lập chủ yếu để bảo tồn bền vững các loài sinh
vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

113
6. Khu bảo vệ cảnh quan là khu rừng hoặc có một phần diện tích đất
ngập nước, biển, ngoài các chức năng chung của rừng đặc dụng, được xác
lập để bảo tồn các giá trị cao về lịch sử, văn hóa, cảnh quan tự nhiên.
7. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học là khu rừng hoặc có
một phần diện tích đất ngập nước, biển được xác lập để nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo.

Điều 4. Phân loại rừng đặc dụng


1. Theo chức năng bảo tồn, rừng đặc dụng gồm:
a) Khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.
b) Khu bảo tồn loài, sinh cảnh.
c) Khu bảo vệ cảnh quan.
d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
2. Theo quy mô và mức độ quan trọng, các khu rừng đặc dụng có:
a) Vườn quốc gia.
b) Khu dự trữ thiên nhiên.
c) Khu bảo tồn loài, sinh cảnh.
d) Các khu rừng đặc dụng khác.
3. Theo phân công và phân cấp quản lý, các khu rừng đặc dụng gồm:
a) Khu rừng đặc dụng do các Bộ, ngành ở Trung ương quản lý.
b) Khu rừng đặc dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
c) Khu rừng đặc dụng do các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo,
các quan quản lý di tích lịch sử, danh thắng quản lý.

Điều 5. Tiêu chí xác lập các loại rừng đặc dụng
Việc xác lập các khu rừng đặc dụng phải đáp ứng các tiêu chí đối với
từng loại rừng đặc dụng dưới đây.

1. Khu dự trữ thiên nhiên


a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái rừng tự nhiên chưa hoặc ít bị biến đổi; trong
trường hợp đặc biệt nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải đảm bảo diễn thế
phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ sinh thái tự nhiên.

114
b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài sinh vật là các loài động,
thực vật nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
c) Diện tích liền vùng tối thiểu trên 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện
tích là các hệ sinh thái tự nhiên (hoặc nếu là rừng trồng thì khu rừng đó phải
đảm bảo diễn thế phát triển ổn định tiếp cận và từng bước tái tạo hệ sinh thái
tự nhiên).
2. Khu bảo tồn loài, sinh cảnh
a) Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu là nguy cấp, quý, hiếm theo quy
định của pháp luật.
b) Có sinh cảnh tự nhiên đảm bảo các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh
sản,… để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.
c) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài
sinh vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
3. Khu rừng bảo vệ cảnh quan cần đáp ứng ít nhất một trong ba điều
kiện sau đây:
a) Khu rừng có giá trị cao về lịch sử, văn hoá, trong đó có di tích lịch
sử, văn hoá được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
b) Khu rừng có giá trị cao về cảnh quan, trong đó có danh lam thắng
cảnh cần được bảo vệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
c) Khu rừng do cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ theo phong tục tập
quán, hoặc theo truyền thống và tín ngưỡng có giá trị đặc sắc được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận.
4. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
a) Có các hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa
học của các tổ chức khoa học, đào tạo có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu,
thực nghiệm khoa học lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
b) Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.
5. Vườn Quốc gia cần đáp ứng ít nhất một trong ba tiêu chí sau đây:
a) Nếu là khu rừng dự trữ thiên nhiên có ít nhất 01 mẫu chuẩn hệ sinh
thái đặc trưng của một vùng sinh thái hoặc của quốc gia, quốc tế; Có diện

115
tích liền vùng tối thiểu trên 10.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các
hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư nhỏ hơn 5%.
b) Nếu là khu bảo tồn loài, sinh cảnh có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu
của Việt Nam hoặc có thể bảo tồn sinh cảnh trên 05 loài sinh vật nguy cấp,
quý, hiếm theo quy định hiện hành của Nhà nước; có diện tích liền vùng tối
thiểu trên 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự
nhiên; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.
c) Nếu là khu rừng bảo vệ cảnh quan hoặc Khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học có vị trí đặc biệt quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính
phủ quyết định.

14.2. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN BẢO TỒN


14.2.1. Các yếu tố kiến trúc của cảnh quan bảo tồn
Cảnh quan bảo tồn được tạo bởi
các yếu tố kiến trúc sau:
- Mảnh nơi sống: là mảnh rời
rạc đáp ứng được yêu cầu nơi sống
của sinh vật về các tiêu chí kích
thước, hình dạng, chất lượng,...
Mảnh nơi sống được chia thành hai
phần: vùng lõi và vùng đệm.
- Hành lang: đóng vai trò kết
nối các mảnh nơi sống rời rạc. Có
hai kiểu hành lang trong cảnh quan
bảo tồn: hành lang đa dạng sinh học
và bậc thang sinh thái.
- Khu vực sử dụng bền vững:
khu vực liên thông, bao quanh nơi
Hình 14.1. Các yếu tố kiến trúc
sống và hành lang, có thể sử dụng của một cảnh quan bảo tồn
cho các mục đích phát triển kinh tế.

116
14.2.2. Kiến trúc mảnh nơi sống
Kiến trúc mảnh nơi sống nhằm tạo lập, duy trì hoặc nâng cao hiệu ứng
sinh thái của mảnh nơi sống, được thực hiện tuần tự theo các bước sau:
1) Xử lý kích thước mảnh nơi sống.
2) Xử lý hình dạng mảnh nơi sống.
3) Xử lý độ phong phú của mảnh nơi sống.
4) Xử lý biên của mảnh nơi sống.
a) Xử lý kích thước mảnh nơi sống
Kiến trúc cảnh quan bảo tồn chú trọng nhiều tới việc tạo lập hoặc duy
trì các mảnh nơi sống có kích thước lớn nhằm các mục đích sau:
- Tạo môi trường cư trú thuận lợi cho cho các loài cư trú trong vùng lõi.
- Cung cấp nhiều kiểu nơi sống và tài nguyên, đáp ứng được yêu cầu
sinh thái của nhiều loài, duy trì độ đa dạng sinh học ở mức cao.
- Cung cấp nhiều nơi sống trong vùng lõi.
- Duy trì các quá trình địa lý tự nhiên và chế độ xáo trộn tự nhiên.
- Bảo vệ chất lượng nước ngầm.
- Bảo vệ khu vực hạ du khỏi các tác động do nước.
Các mảnh rời rạc kích thước nhỏ được tạo lập hoặc duy trì nhằm các
mục đích sau đây:
- Kiến trúc các bậc thang sinh thái cho dòng di chuyển trong thể nền.
- Trong trường hợp không thể kiến trúc được mảnh kích thước lớn,
mảnh rời rạc nhỏ có thể chứa được một số loài phổ biến.
- Kiến trúc mảnh nhỏ nhằm bổ trợ về mặt chức năng cho các mảnh rời
rạc kích thước lớn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, khi xuất hiện các sự cố có tính chất
lan truyền đe dọa hủy hoại đa dạng sinh học, có thể sử dụng biện pháp chia
cắt một mảnh nơi sống lớn thành nhiều mảnh nơi sống có kích thước nhỏ
hơn, để tạo vật cản xáo động sẽ ngăn chặn hữu hiệu sự lây lan xáo động.

117
Bảng 14.1. Nguyên tắc xử lý kích thước mảnh nơi sống
K1. Nơi sống ở vùng biên, vùng lõi và sinh vật:
phân chia một mảnh lớn thành hai mảnh nhỏ hơn tạo
thêm diện tích nơi sống ở biên, dẫn đến tăng kích
thước quần thể và tăng số loài sống ở vùng biên.
Ngược lại, giảm kích thước nơi sống trong vùng lõi,
dẫn đến giảm kích thước quần thể và số loài sống
trong vùng lõi.
K2. Xác suất tuyệt chủng địa phương: mảnh lớn
thường chứa quần thể có kích thước lớn. Nếu tính
đến cân bằng động trong quần thể, xác suất tuyệt
chủng địa phương của quần thể trong mảnh nhỏ cao
hơn so quần thể trong mảnh lớn.

K3. Tuyệt chủng: quần thể cư trú trong mảnh nhỏ


hoặc mảnh có chất lượng nơi sống thấp, sẽ có xác suất
tuyệt chủng địa phương lớn hơn so với ở mảnh lớn.

K4. Đa dạng nơi sống: mảnh lớn thường chứa nhiều


nơi sống (độ đa dạng nơi sống cao), do đó chứa
nhiều loài hơn so với mảnh nhỏ.

K5. Vai trò vật cản đối với các xáo động: khoảng
trống được tạo ra do phân chia một mảnh lớn thành
hai mảnh nhỏ hơn có vai trò như là một vật cản sự
lan tỏa và cường độ của các xáo động (trong hình
minh họa xáo động do cháy rừng).
K6. Lợi ích của mảnh lớn: mảnh lớn chứa thảm
thực vật tự nhiên có lợi trong bảo vệ tầng chứa nước
và kết nối các mạng lưới sông suối, duy trì sự tồn tại
của các quần thể sinh vật trong vùng lõi, cung cấp
nơi sống trong vùng lõi và nơi ẩn náu cho nhiều loài
động vật có xương sống có bán kính hoạt động rộng.
K7. Lợi ích của mảnh nhỏ: Các mảnh nhỏ phá vỡ
không gian liên tục và trải rộng của thể nền, do đó
đóng vai trò là những bậc thang sinh thái cho sự di
chuyển của các sinh vật. Nhiều mảnh nhỏ là nơi sống
của một số loài quý hiếm rất ít khi có mặt ở trong
mảnh lớn.
(Nguồn: Dramstad và cộng sự, 1996)

118
b) Xử lý hình dạng nơi sống
Kiến trúc hình dạng mảnh nơi sống được xem xét với hai nội dung cơ
bản là:
- Hình dạng mảnh rời rạc quy định mức độ tác động của các yếu tố từ
bên ngoài tới các loài sống trong đó. Xét về mặt hình học, với một diện tích
cho trước, mảnh rời rạc hình tròn sẽ có kích thước đường biên nhỏ nhất nên
chịu tác động thấp nhất từ các yếu tố bên ngoài. Ngược lại, các mảnh rời rạc
có hình phức tạp hơn sẽ có kích thước đường biên lớn, do đó chịu tác động
lớn hơn từ các yếu tố bên ngoài.
- Hiệu ứng hình dạng làm tăng cường hoặc giảm nhẹ tác động của hiệu
ứng kích thước đến sinh vật và các xáo động. Trong công tác bảo tồn sinh
học, hiệu ứng kích thước và hiệu ứng hình dạng được quan tâm đồng thời.
Bảng 14.2. Nguyên tắc xử lý hình dạng mảnh nơi sống
H1. Ảnh hưởng biên và các loài trong vùng lõi:
mảnh có hình dạng phức tạp thì sẽ có diện tích nơi
sống ở vùng biên cao, ở vùng lõi thấp. Hệ quả, số
loài sống ở vùng biên tăng; số loài sống ở vùng lõi,
bao gồm cả các loài quý hiếm cần được bảo tồn, có
xu thế giảm.

H2. Tương tác với các yếu tố cảnh quan cơ bản


xung quanh: mảnh càng có hình dạng phức tạp,
càng chịu các tác động đa chiều, bao gồm cả các
tác động tích cực hoặc tiêu cực, xảy ra giữa mảnh
rời rạc với thể nền bao quanh.

H3. Hình dạng và định hướng: Mảnh dài có


hướng song song với hướng phát tán của sinh vật
sẽ có xác suất cư trú hoặc tái cư trú thấp hơn so
với mảnh dài có hướng vuông góc với hướng phát
tán của sinh vật.

(Nguồn: Dramstad và cộng sự, 1996)

119
c) Xử lý độ phong phú mảnh nơi sống
Độ phong phú mảnh được xác định theo tổng số mảnh cùng kiểu loại
hoặc khác kiểu loại có trong một cảnh quan. Chẳng hạn, tổng số mảnh rừng
tự nhiên còn sót lại (cùng kiểu loại), hay tổng số khoảnh rừng và khoanh đất
nông nghiệp (khác kiểu loại) trong một cảnh quan nông nghiệp. Xử lý độ
phong phú mảnh nhằm tăng cường những lợi ích của hiệu ứng sinh thái của
độ phong phú mảnh đến nơi sống, độ phong phú và động lực của các quần
thể sinh vật trong cảnh quan.
Bảng 14.3. Nguyên tắc xử lý độ phong phú mảnh nơi sống
P1. Mất nơi sống của sinh vật: di dời hoặc loại bỏ một
mảnh rời rạc là nguyên nhân làm mất nơi sống (gây giảm
kích thước quần thể sống phụ thuộc vào nơi sống đó),
hoặc làm giảm độ đa dạng nơi sống (gây giảm số lượng
loài).
P2. Động lực quần thể biến thái: di dời hoặc loại bỏ
một mảnh rời rạc sẽ làm giảm độ kết nối giữa các mảnh.
Hệ quả làm giảm kích thước của quần thể biến thái, tăng
xác suất tuyệt chủng địa phương, làm giảm khả năng tái
cư trú vào nơi sống, giảm tính ổn định của quần thể biến
thái.

P3. Số lượng các mảnh lớn: đối với kiểu mảnh lớn chứa
được phần lớn loài trong cảnh quan (tỷ lệ 90 - 95%), số
lượng mảnh tối thiểu cho duy trì độ giàu loài là 2. Tuy
nhiên, trong kiểu mảnh nhỏ hơn chỉ chứa một số loài hữu
hạn (tỷ lệ 40 - 75%), số lượng mảnh tối thiểu là 4-5.

P4. Các mảnh rời rạc tương đồng phân bố gần nhau
sẽ đóng vai trò là một nơi sống: đối với nhiều loài rộng
sinh thái, trường hợp nơi sống trong một mảnh lớn bị phá
hủy, vẫn có thể tồn tại trong một số mảnh nhỏ phân bố
gần nhau. Mặc dù mỗi mảnh nhỏ có điều kiện sống
không lý tưởng như đối với mảnh lớn, nhưng một nhóm
mảnh nhỏ gần nhau cũng thích hợp là nơi sống của sinh
vật nếu được kết nối tốt.
(Nguồn: Dramstad và cộng sự, 1996)

120
d) Xử lý biên của mảnh nơi sống
Các nhà kiến trúc cảnh quan bảo tồn chú trọng kiến trúc nơi sống ở
biên vì hầu hết các loài sinh vật đều thích hợp với điều kiện nơi sống ở vùng
biên và vị trí kề nhau của các nơi sống khác nhau sẽ làm tăng độ đa dạng
loài. Tuy nhiên, cần lưu ý tới các giải pháp hạn chế những tác động bất lợi
do hiệu ứng biên gây ra. Sự thay đổi về vi khí hậu, thảm thực vật, các quần
thể động vật không xương sống, các quan hệ sinh học có tính chất đối kháng
(vật ăn thịt - con mồi, ký sinh - vật chủ, vật cạnh tranh) dọc theo bìa rừng có
thể gây suy giảm kích thước của một số quần thể động vật có xương sống
phụ thuộc vào điều kiện môi trường của vùng lõi.
Bảng 14.4. Nguyên tắc xử lý biên của mảnh nơi sống

B1. Đa dạng sinh học ở vùng biên: thảm thực vật ở


vùng biên đặc trưng bởi độ đa dạng cao về cấu trúc
ngang và cấu trúc đứng, do đó tương đối giàu có về
số lượng loài động vật.

B2. Độ rộng vùng biên: các điểm khác nhau của


vùng biên có giá trị độ sâu biên khác nhau, phía có
hướng gió chủ đạo và hướng chiếu của Mặt Trời
thường có vùng biên rộng hơn.

B3. Ranh giới tự nhiên và ranh giới hành chính:


ranh giới hành chính của khu bảo tồn thường không
trùng với ranh giới tự nhiên. Do đó, khu vực giữa các
ranh giới này thường trở nên khác biệt, có thể tồn tại
như một vùng đệm, giảm thiểu nhiều tác động từ
xung quanh đến vùng lõi của khu vực được bảo vệ.

B4. Vùng biên có chức năng lọc: vùng biên của các
mảnh có chức năng giống như một màng bán thấm,
làm hạn chế những tác động từ xung quanh đến vùng
lõi của các mảnh.

121
B5. Độ hiểm trở của vùng biên: vùng biên có độ
hiểm trở cao có xu hướng làm tăng cường độ các
dòng di chuyển dọc theo đường biên. Ngược lại, độ
hiểm trở của biên thấp thích hợp với sự di chuyển
ngang qua vùng biên.

B6. Đặc điểm đường biên tự nhiên và đường biên


nhân sinh: hầu hết các đường biên tự nhiên đều có
hình dạng cong và mềm mại. Trong khi đó, đường
biên do con người tạo ra có hình dạng đơn giản,
chẳng hạn đường thẳng hay đường gần thẳng.

B7. Hình dạng biên và dòng chảy sinh vật: biên


thẳng sẽ có nhiều loài di chuyển dọc theo. Trong khi
đó, biên cong và phức tạp thích hợp đối với sự di
chuyển cắt ngang.

B8. Ranh giới thô và ranh giới mềm mại: so sánh


với một ranh giới thẳng giữa hai vùng, một ranh giới
mảnh nhỏ cong có một số lợi ích về sinh thái và môi
trường: hạn chế xói mòn đất, có diện tích sử dụng
làm nơi sống tự nhiên lớn hơn.

B9. Độ cong và độ rộng của đường biên: kết hợp


giữa độ cong và độ rộng của đường biên quyết định
tổng diện tích nơi sống trong vùng biên của một
mảnh.

B10. Các vi kiến trúc: sự có mặt của các vi kiến trúc


tạo ra đa dạng nơi sống cao hơn so với đường biên
thẳng, do đó có độ đa dạng loài cao hơn.

(Nguồn: Dramstad và cộng sự, 1996)

122
14.2.2. Kiến trúc hành lang và bậc thang sinh thái
Mục đích kiến trúc hệ thống hành lang trong cảnh quan bảo tồn nhằm
kết nối các quần thể động vật hoang dã từng bị chia cắt do hoạt động phát
triển của con người (xây dựng đường giao thông, chặt phá rừng), do cấu trúc
của cảnh quan bảo tồn hoặc do các sự cố môi trường xảy ra trong cảnh quan
bảo tồn. Điều này cho phép trao đổi cá thể giữa các quần thể, giúp ngăn
ngừa các tác động tiêu cực của giao phối cận huyết và giảm đa dạng di
truyền thường xảy ra trong các quần thể bị cô lập. Hành lang cũng tạo thuận
lợi cho việc tái lập quần thể từng bị suy giảm hoặc tuyệt chủng địa phương
do sự kiện ngẫu nhiên như hoả hoạn, bệnh tật.
Các yếu tố thuộc tính kiến trúc của hành lang bao gồm:
- Độ rộng: Một hành lang đủ rộng sẽ đảm bảo duy trì tốt tất cả các hiệu
ứng sinh thái. Hành lang quá hẹp sẽ làm giảm diện tích nơi sống nhưng một
hành lang quá rộng cũng không thuận lợi cho dòng chảy sinh vật.
- Độ cao: biểu thị khả năng lọc của hành lang. Hành lang càng cao
càng cho phép nhiều loài động vật di chuyển, bao gồm cả động vật lớn,
động vật nhỏ, động vật bay,...
- Một số thuộc tính quan trọng khác: chiều dài, độ cao tuyệt đối, đa
dạng sinh học trong quần xã,...
Bảng 14.5. Các nguyên tắc xử lý hệ thống hành lang
C1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chức năng
của hành lang: độ rộng và độ kết nối là các
yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới các hiệu ứng
M c cao đ"i v i t t c$ sinh thái của hành lang (từ trên xuống dưới):
các ch c n%ng (1) nơi sống cho nhiều loài, một số ít loài
sống trong vùng lõi di chuyển qua được, rào
chắn không có hiệu quả cao, nguồn phát tán
thuận lợi, khả năng tiếp nhận một số loài sinh
vật phát tán đến.
M c th p đ"i v i
(2) nơi sống cho một số loài sinh vật, một số
m t s" ch c n%ng
ít loài vùng lõi di chuyển qua được, rào chắn
không có hiệu quả cao, nguồn phát tán không
thuận lợi, hạn chế khả năng tiếp nhận các loài
M c th p đ"i v i phát tán đến.
t t c$ các ch c n%ng (3) mức thấp đối với tất cả các hiệu ứng.

123
C2. Sự bất hiệu quả khoảng trống: một
khoảng trống trong hành lang ảnh hưởng tới
sự di chuyển của một loài phụ thuộc vào độ
rộng của khoảng trống đó tỷ lệ với quy mô di
chuyển của loài, sự khác biệt giữa hành lang
và khoảng trống.

C3. Nét tương đồng giữa cấu trúc hành


lang và hệ thực vật: nét tương đồng trong
cấu trúc thảm thực vật và thành phần loài
thực vật tạo ra sự phù hợp giữa hành lang và
các mảnh rời rạc kích thước lớn. Nét tương
đồng này tạo ra sự thuận lợi cho sự di chuyển
giữa các mảnh rời rạc kích thước lớn của các
loài sinh vật sống trong vùng lõi.

(Nguồn: Dramstad và cộng sự, 1996)

Bảng 14.6. Các nguyên tắc xử lý hệ thống bậc thang sinh thái

T1. Kết nối trong hệ thống bậc thang sinh thái:


một chuỗi bậc thang sinh thái (gồm các mảnh rời
rạc kích thước nhỏ) là yếu tố trung gian kết nối
giữa một hành lang và không có hành lang, có
chức năng tạo thuận lợi để các loài sống trong
vùng lõi di chuyển giữa các mảnh rời rạc.
T2. Khoảng cách giữa các bậc thang sinh
thái: đối với các loài định hướng trực quan cao,
khoảng cách hiệu quả đối với sự di chuyển giữa
các bậc thang sinh thái được xác định bởi khả
năng nhận biết được các bậc thang.
T3. Mất một bậc thang sinh thái: mất một
mảnh nhỏ có chức năng là bậc thang sinh thái
cho dòng di chuyển giữa các mảnh rời rạc khác,
nhiều trường hợp sẽ cản trở dòng di chuyển và
làm tăng mức độ cách ly giữa các mảnh rời rạc.

124
T4. Cụm bậc thang sinh thái: sắp xếp không
gian hợp lý của một cụm bậc thang sinh thái
giữa các mảnh rời rạc có kích thước lớn sẽ tạo ra
sự thay đổi hoặc làm tăng các hướng di chuyển,
trong khi đó vẫn duy trì một chuỗi đường đi
thẳng giữa các mảnh rời rạc kích thước lớn.

(Nguồn: Dramstad và cộng sự, 1996)


14.3. CÁC NGUYÊN TẮC BẢO VỆ NƠI SỐNG TRONG CẢNH
QUAN BẢO TỒN
Bảo vệ nơi sống dựa trên kiến thức về sự tương tác giữa sinh vật và cấu
trúc cảnh quan, bao gồm kích thước mảnh của cảnh quan, hiệu ứng biên,
liên kết nơi sống, vai trò của các quá trình tự nhiên có ảnh hưởng chặt chẽ
đến duy trì các quá trình sinh thái trong hệ sinh thái. Các nguyên tắc này
được áp dụng ở quy mô cảnh quan và quy mô dưới cảnh quan.
a) Các nguyên tắc bảo vệ nơi sống ở quy mô cảnh quan
1. Giữ gìn các cảnh quan có kích thước mảnh lớn, không sứt mẻ, có các
loài thực vật bản địa trên cơ sở ngăn chặn phân mảnh cảnh quan do hoạt
động phát triển.
2. Thiết lập quyền ưu tiên cho việc bảo vệ loài và bảo vệ nơi sống dựa
trên đặc điểm phân bố và sự phong phú của các loài này.
3. Bảo vệ các phần tử cảnh quan hiếm có. Hướng dẫn phát triển đối với
những vùng có cảnh quan có những đặc tính chung.
4. Giữ gìn sự liên kết giữa các nơi sống tự nhiên trên cơ sở xác định và
bảo vệ các cảnh quan hành lang thuận lợi cho sự di chuyển của động vật.
5. Giữ gìn các quá trình sinh thái quan trọng trong các vùng được bảo
vệ, ví dụ các tai biến thiên nhiên và nhân sinh (lửa rừng, lũ lụt).
6. Đảm bảo vùng phân bố thuận lợi cho các loài quý hiếm trên cơ sở
bảo vệ nơi sống địa phương của loài đó.
7. Cân bằng cơ hội giải trí của cộng đồng với nơi sống cần có của cuộc
sống hoang dã.

125
b) Các nguyên tắc bảo tồn tự nhiên ở quy mô dưới cảnh quan
1. Duy trì vùng đệm giữa các vùng phát triển kinh tế và vùng lõi là nơi
sống của sinh vật hoang dã.
2. Tạo thuận lợi cho sự di chuyển của động vật qua các vùng phát triển
kinh tế.
3. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc của con người tới các loài thú ăn thịt lớn
bản địa.
4. Điều khiển số lượng thú ăn thịt cỡ trung bình, ví dụ vật nuôi hoặc
một số loài động vật có liên quan đến vùng phát triển kinh tế của con người.
5. Khuyến khích các khu vực phát triển duy trì, xây dựng các cảnh quan
có đặc tính giống với đặc tính của các cảnh quan tự nhiên địa phương.

BµI HäC KINH NGHIÖM

Bài học 1: ”Tranh luận SLOSS” Các nhà bảo tồn ủng hộ quan điểm
Từ những năm 1980, vấn đề ”thiết xây dựng khu bảo tồn có kích thước lớn
kế một số ít các khu bảo tồn có diện tích cho rằng chỉ có những khu bảo tồn lớn
lớn hay thiết kế nhiều khu bảo tồn có mới có thể chứa đủ số lượng các loài có
diện tích nhỏ hơn”được tranh luận rộng kích thước lớn, phạm vi hoạt động rộng
rãi trên các diễn đàn khoa học về bảo và mật độ thấp để duy trì quần thể.
tồn, kéo dài nhiều thập niên, đến mức Trường hợp này áp dụng chủ yếu cho
được giới khoa học đặt tên là tranh luận các sinh vật tiêu thụ bậc cao, điển hình
SLOSS (cụm từ viết tắt của ”Single là các loài thú ăn thịt. Các loài này cần
Large Or Several Small”, nghĩa là ”một có khu bảo tồn có diện tích đủ lớn để
diện tích lớn hay nhiều diện tích nhỏ”). duy trì các quần thể con mồi của chúng.
Bài toán thực tế được đặt ra là liệu độ Một khu bảo tồn lớn còn làm giảm nhẹ
giàu loài sẽ đạt được giá trị cực đại được hiệu ứng biên, đồng thời chứa
trong một khu bảo tồn lớn hay trong nhiều loài sinh vật hơn trong vùng lõi.
một hệ thống các khu bảo tồn nhỏ có Một số nhà bảo tồn còn cho rằng không
tổng kích thước tương ứng? Chẳng hạn, nên thiết lập các khu bảo tồn nhỏ vì các
nên thành lập một khu bảo tồn có diện khu này không có khả năng duy trì sự
tích 20.000 ha hay là nên thành lập bốn tồn tại lâu dài của các quần thể.
khu bảo tồn có diện tích 5.000 ha đối Quan điểm của các nhà bảo tồn ủng
với mỗi khu? hộ việc xây dựng nhiều khu bảo tồn nhỏ

126
là: xây dựng khu bảo tồn nhỏ sẽ có nhóm 20 quốc gia có độ đa dạng sinh
nhiều lợi thế do chứa nhiều kiểu hệ sinh học cao nhất thế giới, đồng thời cũng là
thái, nhiều quần thể của các loài quý quốc gia sớm quan tâm đến vấn đề bảo
hiếm hơn so với một khu bảo tồn lớn có tồn đa dạng sinh học. Trước năm 1975,
diện tích tương đương. Xây dựng nhiều khu bảo tồn đầu tiên được thành lập tại
khu bảo tồn sẽ tránh cho quần thể khỏi miền Bắc là Vườn Quốc gia Cúc
bị hủy diệt toàn bộ khi xảy ra các xáo Phương (vào năm 1962); trong khi đó
động như dịch bệnh, cháy rừng, các loài miền Nam đã thành lập được 07 khu
ngoại lai xâm nhập,... Ngoài ra các khu bảo tồn với tổng diện tích 753.050 ha.
bảo tồn nhỏ nằm gần các khu dân cư sẽ Hiện nay, đã có 128 khu rừng đặc dụng
là những trung tâm nghiên cứu và giáo được thành lập, 15 khu bảo tồn biển và
dục lý tưởng về bảo tồn thiên nhiên. 68 khu bảo tồn đất ngập nước được đề
xuất tại Việt Nam. Tổng diện tích rừng
đặc dụng khoảng 2,4 triệu ha với 30
Bài học 2: ”Thực trạng kiến trúc Vườn Quốc gia, 38 Khu bảo vệ cảnh
các cảnh quan bảo tồn” quan, 60 Khu bảo tồn thiên nhiên. Phần
lớn các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam
Theo thống kê của Ủy ban Thế giới
có diện tích nhỏ: 14/128 khu bảo tồn có
về các Khu Bảo tồn (WCPA), đến năm
diện tích dưới 1000 ha; 52/128 có diện
2000, trên toàn thế giới đã có khoảng
tích dưới 10.000 ha; chỉ có 12/128 khu
30.000 khu bảo tồn được thành lập với
có diện tích trên 50.000 ha. Rừng đặc
tổng diện tích khoảng 13,25 triệu km2,
dụng phân bố phân tán, liên kết giữa
trong đó, có đến 59% số các khu bảo
các khu rừng đặc dụng còn yếu, chưa
tồn này có diện tích dưới 100 ha.
hình thành được các hành lang tự nhiên
Nằm ở vành đai đa dạng sinh học
kết nối các khu bảo tồn nhỏ có đặc
nhiệt đới và xích đạo, Việt Nam thuộc
trưng giống nhau.

C©u hái «n tËp bµi 14


1) Trình bày các khái niệm được nêu trong Nghị định số 117/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ
thống rừng đặc dụng: rừng đặc dụng; vùng đệm; khu dự trữ thiên
nhiên; khu bảo tồn loài, sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng
nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
2) Nêu các hệ thống phân loại rừng đặc dụng được quy định tại Việt Nam.
3) Trình bày tiêu chi xác lập các loại rừng đặc dụng.

127
4) Cảnh quan bảo tồn được tạo bởi những yếu tố kiến trúc nào? Vẽ sơ đồ
và phân tích cụ thể.
5) Vẽ và phân tích các nguyên tắc xử lý kích thước mảnh nơi sống.
6) Vẽ và phân tích các nguyên tắc xử lý hình dạng mảnh nơi sống.
7) Vẽ và phân tích các nguyên tắc xử lý độ phong phú mảnh nơi sống.
8) Vẽ và phân tích các nguyên tắc xử lý biên của mảnh nơi sống.
9) Vẽ và phân tích các nguyên tắc xử lý hệ thống hành lang.
10) Vẽ và phân tích các nguyên tắc xử lý hệ thống bậc thang sinh thái.
11) Nêu các nguyên tắc bảo vệ nơi sống ở quy mô cảnh quan.
12) Nêu các nguyên tắc bảo tồn tự nhiên ở quy mô dưới cảnh quan.
13) Phân tích kinh nghiệm một bản quy hoạch rừng đặc dụng.

128
HỌC LIỆU HỌC TẬP

1) Hàn Tất Ngạn (2011). Kiến trúc cảnh quan. NXB Xây dựng. 224 trang.
2) Phạm Đức Nguyên (2010). Kiến trúc sinh khí hậu (thiết kế sinh khí hậu
trong kiến trúc Việt Nam). NXB Xây dựng. 264 trang.
3) Phạm Kim Giao (2011). Quy hoạch vùng. NXB Xây dựng. 200 trang.
4) Odum (1953). Cơ sở sinh thái học (bản dịch). NXB Khoa học và Kỹ
thuật. Tập 1.
5) Vũ Trung Tạng (2007). Sinh thái học hệ sinh thái. NXB Giáo dục.
6) Nguyễn An Thịnh (2010). Bài giảng điện tử môn học ”Cơ sở sinh thái
cảnh quan”. Đại học Quốc gia Hà Nội (Đĩa DVD).
7) Nguyễn An Thịnh (2013). Sinh thái cảnh quan: lý luận và ứng dụng
thực tiễn trong môi trường nhiệt đới gió mùa. NXB Khoa học và Kỹ
thuật. 1040 trang.
8) Đàm Thu Trang (2006). Thiết kế, kiến trúc cảnh quan khu ở. NXB Xây
dựng.
9) Dramstad W.E. (author), J.D. Olson, R.T.T. Forman (1996). Landscape
Ecology Principles in Landscape Architecture and Land-use Planning.
Island Press, 1996. 80 pages.
10) Forman R.T.T., M. Godron (1986). Landscape Ecology. Wiley Press.
New York. 619 pages.

129

View publication stats

You might also like