You are on page 1of 3

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÍ SINH HỌC


(Biogas Production Technology)
1. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Công nghệ sản xuất khí sinh học
- Mã môn học: 211313
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: Tự chọn
- Các môn học tiên quyết: Sinh hóa học
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 16 tiết
+ Làm bài tập trên lớp: 5 tiết
+ Thảo luận: 4 tiết
+ Thực hành, thực tập (tham quan): 5 tiết
+ Tự học: 60 tiết
2. Mục tiêu của môn học
Môn học giúp sinh viên ngành Công nghệ Sinh học giải thích cơ chế, yếu tố điều hòa
các tiến trình hoạt động của xử lý chất thải; các phương pháp xử lý chất thải và thiết kế hệ
thống xử lý chất thải thích hợp; phân tích mối liên hệ giữa hệ thống xử lý chất thải với môi
trường bên ngoài; hướng dẫn tổ chức chuyển giao công nghệ xử lý chất thải cho người dân.
Qua môn học này, sinh viên biết vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất khí sinh học; biết tổ
chức đánh giá tác động môi trường và quy trình cơ bản trong quản lý chất thải nhằm hạn chế
ô nhiễm môi trường; hiểu biết về sinh thái môi trường, rèn luyện kỹ năng hiểu biết về thực tế
sản xuất nông nghiệp gây tác động môi trường và các phương pháp xử lý chất thải thích hợp.
3. Tóm tắt nội dung môn học
Trình bày khái quát lịch sử và xác định đối tượng của môn học. Thảo luận cơ chế, yếu tố
điều hòa các tiến trình hoạt dộng của xử lý chất thải, vai trò của vi sinh vật trong phân hủy
chất thải. Các phương pháp xử lý chất thải và thiết kế hệ thống xử lý chất thải thích hợp.
Hướng dẫn tham quan thực tế một số kiểu thiết kế biogas.
4. Nội dung chi tiết môn học
Chƣơng 1: Giới thiệu môn học
Chƣơng 2: Nguồn gốc, lƣu lƣợng và chất lƣợng nƣớc thải
2.1. Nguồn gốc nước thải
2.2. Lưu lượng nước thải, độ dao động, định hướng thiết kế
2.3. Chất lượng nước thải:
2.3.1. Thành phần và tính chất của cặn có trong nước thải
2.3.2. BOD, COD
2.3.3. Oxy hòa tan
2.3.4. Vật chất khô
2.3.5. Trị số pH
2.3.6. Các hợp chất N và P
2.3.7. Các hợp chất vô cơ
2.3.8. Thành phần vi sinh: vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường, vi sinh vật gây bệnh, ký
sinh trùng gây bệnh, vi sinh có lợi
Chƣơng 3: Phƣơng pháp xử lý chất thải, một số chỉ tiêu cho phép xử dụng nƣớc thải
3.1. Các phương pháp xử lý chất thải
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá cho phép xử dụng chất thải
3.3. Đánh giá tác động môi trường
Chƣơng 4: Xử lý sơ bộ
4.1. Tiền xử lý

96
4.2. Xử lý sơ bộ
4.3. Hướng dẩn thiết kế
Chƣơng 5: Xử lý sinh học hiếu khí
5.1. Các phương pháp xử lý sinh học
5.2. Lập các công thức tính toán bể Aerotank, phản ứng hiếu khí
5.3. Thiết kế hệ thống Aerotank: tính toán nhu cầu, lượng oxy cần thiết…
5.4. Khử hợp chất N và P bằng phương pháp sinh học
Chƣơng 6: Xử lý sinh học yếm khí
6.1. Đặc điểm về xử lý sinh học yếm khí
6.2. Các hệ thống xử lý sinh học yếm khí
6.3. Ưu, khuyết điểm của hệ thống
6.4. Thiết kế hệ thống xử lý sau yếm khí
6.4.1. Bể lắng sau
6.4.2. Hồ sinh học
6.4.3. Bơm hiếu khí
6.4.4. Kết hợp các phương pháp
6.4.5. Đánh giá hiệu quả và tác động môi trường của hệ thống
Chƣơng 7: sử dụng chất thải sau khi qua xử lý yếm khí
7.1. Phân sinh học phục vụ cây trồng
7.2. Thức ăn cho nuôi trồng thủy sản
Chƣơng 8: Nghiên cứu tái sử dụng khí sinh học
6.4.6. Năng lượng đun nấu
6.4.7. Năng lượng chạy máy phát điện
6.4.8. Giảm phát thải
6.4.9. Xây dựng mô hình VAC-Biogas
6.4.10. Xây dựng qui trình Chứng chỉ Cơ chế phát triển sạch CDM (Clean development
mechanism)
Chƣơng 9: Đánh giá tác động của hệ thống sản xuất khí sinh học
5. Học liệu
5.1.Học liệu bắt buộc
1. Dương Nguyên Khang. 2008. Bài giảng Công nghệ xử lý chất thải. Đại học Nông
Lâm Tp. HCM.
2. Dương Nguyên Khang. Kỹ thuật túi ủ phân làm chất đốt. Tài liệu hướng dẫn.
ĐHNL.
3. Trịnh Xuân Lan. 2000. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB xây
dựng Hà Nội.
4. Ngô Kế Sương và Nguyễn Lân Dũng. 1997. Sản xuất khí đốt (Biogas) bằng kỹ thuật
lên men kỵ khí. . NXB Nông nghiệp Tp. HCM.
5. Dương Thị Ngọc Yến. Hướng dẫn sử dụng sản xuất và sử dụng khí đốt sinh vật.
1984. NXB Đồng Nai.
6. Sổ tay xử lý nước. 1999. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
5.2. Học liệu tham khảo
1. Dương Nguyên Khang. 1999. Phim video “Kỹ thuật túi ủ phân làm chất đốt”. Đại
học Nông Lâm Tp. HCM.
2. Dự án chương trình khí sinh học cho ngnh chăn nuôi Việt nam. 2006. Phim video
“Xây dựng thiết bị khí sinh học nấp cố định KT1 và KT2”. Cục chăn nuôi, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổ chức phát triển Hà lan SNV-VN.
6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
Sinh viên có mặt 75% số tiết, bài tập và thảo luận: sinh viên có mặt 100% số tiết. Sinh viên
dịch thuật ít nhất 2 tài liệu khoa học (bài báo, chương mục của sách) do giáo viên cung cấp.

97
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Lý thuyết giảng trên lớp, 1 seminar và 2 buổi tham quan
Kiểm tra - đánh giá cuối kì: 100% gồm 2 phần: lý thuyết (50%) bài tập thực hành (50%).
Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: Bài tập phải được tính toán thiết kế chính xác nhằm
mục đích thi công xây dựng do đó yêu cầu phải hiểu rõ lý thuyết và thực tế sản xuất để tính
toán xây dựng công trình xử lý chất thải.

98

You might also like