You are on page 1of 96

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


------------***------------

Nguyễn Trƣờng Phú

“ NGHIÊN CỨU ĐỒNG PHÂN HỦY SINH HỌC KỲ KHÍ BÙN BỂ


PHỐT, BÙN HOẠT TÍNH DƢ VÀ CHẤT THẢI GIÀU HỮU CƠ
ĐỂ SINH KHÍ METAN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà nội – năm 2020

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

Nguyễn Trƣờng Phú

“ NGHIÊN CỨU ĐỒNG PHÂN HỦY SINH HỌC KỲ KHÍ BÙN BỂ


PHỐT, BÙN HOẠT TÍNH DƢ VÀ CHẤT THẢI GIÀU HỮU CƠ
ĐỂ SINH KHÍ METAN”

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ HUYỀN NGA

Hà nội – năm 2020

2
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đồng phân hủy sinh học kỵ khí bùn bể
phốt, bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ để sinh khí metan” là một nghiên cứu
không có sự sao chép của ngƣời khác. Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nỗ lực
nghiên cứu có sự kết hợp với đề tài “Nghiên cứu đặc trƣng các chỉ tiêu hóa lý của
bùn thải đô thị trƣớc và sau phân hủy kỵ khí”, cùng các tác giả Đỗ Quang Trung, Bùi
Duy Cam, Nguyễn Thị Nhâm, Nguyễn Quang Minh; cùng với đó là sự hƣớng dẫn tận
tình của các thầy cô trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
TS. Trần Thị Huyền Nga, cũng nhƣ tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại trạm xử lý
phân bùn bể phốt UGRENCO 7 Cầu Diễn. Trong quá trình viết luận văn tôi có sự
tham khảo ở một số tài liệu đã đƣợc công bố và có nguồn gốc rõ ràng. Mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và trích dẫn thông tin trong luận
văn. Tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2020

Học viên

Nguyễn Trƣờng Phú

3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, trƣớc tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo
TS. Trần Thị Huyền Nga, ngƣời đã tận tụy hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi những kiến
thức quý báu trong quá trình nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đỗ Quang Trung, cảm ơn anh
Nguyễn Quang Minh - Nghiên cứu sinh chuyên ngành Hóa môi trƣờng, Khoa Hóa
Học - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên cùng các anh chị học viên, các bạn sinh
viên cùng thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc trƣng các chỉ tiêu hóa lý của bùn thải đô
thị trƣớc và sau phân hủy kỵ khí”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khoẻ và thành công tới các thầy giáo, cô
giáo trong Bộ môn Công nghệ Môi trƣờng, các thầy cô trong Khoa Môi trƣờng và
trong Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích về chuyên môn và cho tôi những bài
học, kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống cũng nhƣ trong suốt quá trình làm luận
văn.
Xin cảm ơn các anh chị ở Phòng thí nghiệm - Trung tâm phân tích và Chuyển
giao Công nghệ môi trƣờng – Viện Môi trƣờng Nông Nghiệp, đã hỗ trợ tôi trong quá
trình nghiên cứu, cảm ơn Công ty Môi trƣờng đô thị Hà Nội - URENCO 7 Cầu Diễn
và Trạm xử lý nƣớc thải Kim Liên đã đồng ý cung cấp mẫu bùn thải và các thông tin
về quy trình công nghệ trong suốt quá trình thực nghiệm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Học viên

Nguyễn Trƣờng Phú

4
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………..1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………...3
1.1. Tổng quan về bùn thải đô thị và thực trạng quản lý bùn thải đô thị tại Việt Nam 3
1.1.1. Nguồn phát sinh bùn thải đô thị.......................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm của bùn thải đô thị ............................................................................... 5
1.1.3. Các phƣơng pháp xử lý bùn thải đô thị ............................................................... 8
1.2. Tổng quan về tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị Việt
Nam……………………………………………………………………………….....11
1.2.3. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam .................. 15
1.4. Phƣơng pháp lên men phân hủy yếm khí 19
1.4.1. Cơ sở quá trình phân hủy yếm khí .................................................................... 19
1.4.2. Sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí - biogas.......................................... 21
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phân hủy yếm khí .................................... 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 31
2.1.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 31
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 34
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ………………………………………………………..35
2.2.1. Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu ................................................................... 35
2.2.2. Thực nghiệm ...................................................................................................... 35
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 44
3.1. Đặc tính hóa lý của bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ ……………………………..44
3.2. Kết quả đồng phân hủy sinh học kỵ khí giữa Bùn bể phốt và Bùn hoạt tính dƣ. 45
3.3. Kết quả đồng phân hủy sinh học kỵ khí giữa Bùn bể phốt, Bùn hoạt tính dƣ và
chất thải giàu hữu cơ……………………………………………………………….. 56
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………. 70
Tiếng Việt …………………………………………………………………………...70
Tiếng Anh …………………………………………………………………………...71

5
DANH MỤC PHỤ LỤC …………………………………………………………...73
Một số hình ảnh peak sắc ký khí đợt phân tích thứ 5- thí nghiệm 2 …………….....73
Phụ lục 1: Thể tích khí biogas sinh ra theo ngày của thí nghiệm 1 ………………...73
Phụ lục 2: Thể tích khí biogas sinh ra theo ngày của thí nghiệm 2………………...74
Phụ lục 3: Kết quả thành phần khí của NT - thí nghiệm 1 …………………………77
Phụ lục 4: Kết quả thành phần khí của NT - thí nghiệm 2………………………… 79
Phụ lục 5: Một số hình ảnh peak sắc ký khí đợt phân tích thứ 5- thí nghiệm 2 …...82

6
BẢNG VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Giải thích


1 BBP Bùn bể phốt
2 BHTD Bùn hoạt tính dƣ
3 BHTT Bùn hoạt tính thải
4 BOD Nhu cầu oxy sinh học
5 COD Nhu cầu oxy hóa học
6 CPSH Chế phẩm sinh học
7 CTR Chất thải rắn
8 CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
9 LCFAs Các axit béo mạch dài
10 NT Nghiệm thức
11 OFMSW Phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị
12 TLRL Tỷ lệ rắn/lỏng
13 TN Tổng Nitơ
14 TN1 Thí nghiệm 1
15 TN2 Thí nghiệm 2
16 TP Tổng Photpho
17 TVS Tổng chất rắn bay hơi
18 VK Vi khuẩn
19 VS Chất rắn bay hơi
20 VSV Vi sinh vật

7
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng biểu Tên bảng biểu Trang

Bảng 1.1 Lƣợng bùn cặn từ các công trình vệ sinh và từ hệ thống thoát nƣớc 4
tại đô thị trên cả nƣớc giai đoạn 2013-2016
Bảng 1.2 Một số đặc điểm hóa lý điển hình của bùn giai đoạn xử lý sơ bộ 6
Bảng 1.3 Một số đặc điểm hóa lý của bùn giai đoạn xử lý sinh học 6
Bảng 1.4 Thành phần có trong sản phẩm bài tiết của con ngƣời 7
Bảng 1.5 Thành phần hữu cơ của phân bùn từ một số công trình vệ sinh 7
Bảng 1.6 Các loại CTR đô thị ở Hà Nội năm 2011 12
Bảng 1.7 Khối lƣợng riêng và hàm lƣợng ẩm có trong rác thải sinh hoạt 14
Bảng 1.8 Một số đặc trƣng điển hình của bùn hoạt tính 17
Bảng 1.9 Sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí 22
Bảng 1.10 Một số chất ức chế quá trình sinh khí metan 27
Bảng 1.11 Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phân hủy yếm khí so với hiếu khí 29
Bảng 2.1 Bố trí các nghiệm thức của thí nghiệm 1 40
Bảng 2.2 Bố trí các nghiệm thức của thí nghiệm 2 40

Bảng 3.1 Một số đặc điểm hóa lý của BBP và BHTD 41


Bảng 3.2 Đặc điểm hóa lý của nguyên liệu sau phối trộn của các NT-TN1 42
Bảng 3.3 Kết quả phân tích TS trƣớc và sau phân hủy của các NT- TN1 42
Bảng 3.4 Kết quả phân tích TVS trƣớc và sau phân hủy của các NT- TN1 44
Bảng 3.5 Kết quả phân tích TP trƣớc và sau phân hủy của các NT- TN1 46
Bảng 3.6 Kết quả phân tích TN trƣớc và sau phân hủy của các NT- TN1 48
Bảng 3.7 Thể tích khí biogas sinh ra ở các NT-TN1 49
Bảng 3.8 Tỷ lệ thành phần các khí sinh ra ở Thí nghiệm 1 52
Bảng 3.9 Thể tích khí CH4 sinh ra ở các NT- thí nghiệm 1 53
Bảng 3.10 Một số đặc điểm hóa lý sau phối trộn của các nghiệm thức –TN2 53
Bảng 3.11 Sự thay đổi hàm lƣợng TS ở các nghiệm thức –TN2 54
Bảng 3.12 Sự thay đổi hàm lƣợng TVS ở các nghiệm thức –TN2 55
Bảng 3.13 Sự thay đổi hàm lƣợng TP ở các nghiệm thức –TN2 57

8
Bảng 3.14 Sự thay đổi hàm lƣợng TN ở các nghiệm thức –TN2 58
Bảng 3.15 Tổng thể tích khí biogas sinh ra ở các nghiệm thức –TN2 60
Bảng 3.16 Tỷ lệ thành phần trung bình của các loại khí sinh ra ở TN2 61
Bảng 3.17 Tổng thể tích khí CH4 sinh ra ở các NT- thí nghiệm 2 62

9
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ Tên hình vẽ Trang
Hình 1.1 Tóm tắt các phản ứng sinh hóa của quá trình phân hủy yếm khí 20
Hình 1.2 Nhiệt độ và các nhóm VSV tƣơng ứng trong phân hủy yếm khí 24
Hình 1.3 Nhóm vi sinh vật thủy phân chất hữu cơ, nhóm vi sinh vật tạo axit 25
Hình 1.4 Nhóm vi sinh vật tạo Metan 26
Hình 1.5 Chuyển đổi sinh học trong hệ thống hiếu khí và yếm khí 30
Hình 2.1 Phân bùn bể phốt tại Trạm xử lý phân bùn bể phốt Cầu Diễn 33
Hình 2.2 BHTD từ trạm xử lý nƣớc thải Kim Liên 33
Hình 2.3 Rác thải sinh hoạt khu vực chợ Mễ Trì Hạ- Nam Từ Liêm 34
Hình 2.4 Hệ thống thiết bị phân hủy yếm khí AKIZ 36
Hình 2.5 Cấu tạo bộ thiết bị phân hủy yếm khí AKIZ 37
Hình 2.6 Một số dụng cụ đong mẫu và đựng mẫu 37
Hình 2.7 Đấu nối chạc 3 vào thiết bị phân hủy yếm khí để lấy mẫu khí 38
Hình 2.8 Thiết bị phân tích khí 43
Hình 3.1 Sự thay đổi giá trị TVS các NT- TN1 trƣớc và sau phân hủy yếm khí. 45
Hình 3.2 Sự thay đổi giá trị TP của các NT-TN1 trƣớc và sau phân hủy yếm khí 47
Hình 3.3 Sự thay đổi giá trị TN của các NT- TN1 trƣớc và sau phân hủy yếm khí 48
Hình 3.4 Biểu đồ thể tích khí sinh ra ở các NT thí nghiệm 1 50
Hình 3.5 Diễn biến sinh khí trong quá trình phân hủy yếm khí các NT - TN1 50
Hình 3.6 Biểu đồ thành phần các loại khí trung bình của các NT-TN1 52
Hình 3.7 Sự thay đổi giá trị TS của các NT–TN2 trƣớc và sau phân hủy yếm khí 54
Hình 3.8 Sự thay đổi giá trị TVS của các NT-TN2 trƣớc và sau phân hủy yếm khí 56
Hình 3.9 Sự thay đổi giá trị TP của các NT-TN2 trƣớc và sau phân hủy yếm khí 57
Hình 3.10 Sự thay đổi giá trị TN của các NT-TN2 trƣớc và sau phân hủy yếm khí 58
Hình 3.11 Diễn biến sinh khí biogas của các NT trong phân hủy yếm khí TN2 60
Hình 3.12 Biểu đồ thể tích khí sinh ra ở các NT thí nghiệm 2 61
Hình 3.13 Biểu đồ thành phần các loại khí trung bình của các NT-TN2 62

10
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua nƣớc ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nƣớc, song song với đó là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ khá nhanh.
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó đã kéo theo rất nhiều các vấn đề về kinh tế xã
hội và đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái
chế, tái sử dụng chất thải đặc biệt bùn thải từ các công trình vệ sinh trong đô thị,
bùn hoạt tính dƣ thừa từ các công trình xử lý nƣớc thải và rác thải sinh hoạt giàu
hữu cơ dễ phân hủy gây ra mùi hôi thối đã và đang trở thành bài toán khó. Trong
các loại chất thải đô thị, bùn thải đô thị là loại chất thải đặc thù đƣợc phát sinh chủ
yếu từ các hoạt động nạo vét xử lý bùn bể tự hoại, bùn dƣ thừa từ các các hệ thống
xử lý nƣớc thải, rác thải sinh hoạt là một loại rác giàu hữu cơ phát sinh từ cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, khu dân cƣ, các nhà hàng, trung tâm
thƣơng mại, trƣờng học, cơ quan nghiên cứu, các cơ sở dịch vụ ăn uống ..v.v.. Hiện
nay có nhiều phƣơng pháp khác nhau để xử lý bùn thải và rác thải khác nhau nhƣ
phƣơng pháp hóa lý, hóa học, sinh hóa ..v.v....với đặc điểm đặc trƣng của bùn bể tự
hoại, bùn hoạt tính dƣ và chất thải rắn sinh hoạt là giàu hợp chất hữu cơ, bùn hoạt
tính dƣ thừa đƣợc sinh ra sau quá trình xử lý sinh học hiếu khí phần dầu mỡ có hàm
lƣợng khá cao từ 5-12% với thành phần chủ yếu là lipit, chất thải giàu lipit đƣợc
biết đến là có tiềm năng sinh khí metan cao trong 3 nguyên liệu chính của quá trình
sản sinh khí metan là lipit, protein và cacbonhydrat.
Hiện nay phƣơng pháp chôn lấp là phƣơng pháp phổ biến đƣợc áp dụng để xử
lý bùn thải và rác thải sinh hoạt…. Tuy nhiên việc chôn lấp trực tiếp mà chƣa qua
xử lý tồn tại rất nhiều những hạn chế nhƣ: cần diện tích chôn lấp lớn, không xử lý
đƣợc triệt để các tác nhân nguy hại đối với cộng đồng, lãng phí một lƣợng lớn các
chất hữu cơ có thể tái sử dụng đƣợc vì thế hiện nay xử lý bùn thải bằng phƣơng
pháp sinh học đang đƣợc các nhà khoa học và quản lý quan tâm nhiều, bởi vì bản
chất của phƣơng pháp này là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật có
ích để phân hủy chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong bùn thải. Phƣơng
pháp phân hủy yếm khí có các ƣu điểm đó là tiêu thụ rất ít năng lƣợng trong quá

1
trình vận hành và có thể thu hồi đƣợc một lƣợng lớn khí metan (CH4) nhƣ một
nguồn năng lƣợng tái tạo, bùn sau xử lý có thể đƣợc sử dụng vào mục đích nông
nghiệp.
Với bản chất các loại chất thải này là giàu hợp chất hữu cơ có khả năng phân
hủy sinh học và tiềm năng sinh khí biogas tốt tạo ra nguồn năng lƣợng thay thế nhƣ
khí đốt, phát điện để phục vụ sinh hoạt sản xuất đồng thời góp phần xử lý chất thải
giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trƣờng. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề
tài:“Nghiên cứu đồng phân hủy sinh học kỵ khí hỗn hợp bùn bể phốt, bùn hoạt
tính dư và chất thải giàu hữu cơ để sinh khí Metan”. Nhằm mục tiêu đánh giá một
số đặc điểm của bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ và khả năng
phân hủy sinh học kỵ khí khi phối trộn các loại chất thải này lại với nhau để sinh
khí metan vì vậy tiến hành nghiên cứu 02 nội dung đó là đồng phân hủy sinh học kỵ
giữu 02 loại bùn bể phốt kết hợp bùn hoạt tính dƣ và đồng phân hủy sinh học kỵ khí
bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ kết hợp chất thải giàu hữu cơ để sinh khí metan.

2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về bùn thải đô thị và thực trạng quản lý bùn thải đô thị tại
Việt Nam
1.1.1. Nguồn phát sinh bùn thải đô thị
Bùn thải đô thị là thành phần chính của quá trình thoát nƣớc đô thị. Bùn thải
đô thị đƣợc sinh ra trong các công đoạn của quá trình thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải.
Bùn thải đô thị là sản phẩm của quá trình thoát nƣớc đô thị. Nguồn phát sinh chủ
yếu bao gồm: bùn phát sinh từ hệ thống bể phốt, bùn từ các trạm xử lý nƣớc thải
trong thành phố và bùn nạo vét hệ thống thoát nƣớc. Tỷ trọng của các loại bùn nêu
trên phụ thuộc vào đặc điểm riêng của hệ thống thoát nƣớc đô thị [7].

- Phân bùn bể tự hoại hay còn có cách gọi khác là phân bùn bể phốt: có nguồn
gốc từ các bể tự hoại, các nhà vệ sinh công cộng, có thành phần chủ yếu là các chất
hữu cơ và các loại vi sinh vật (chủ yếu là các vi khuẩn đƣờng ruột, trứng giun
sán...). Do có chứa hàm lƣợng chất hữu cơ cao nên phân bùn có thể đƣợc dùng
trong mục đích nông nghiệp, việc xử dụng phân bùn chƣa qua xử lý cũng trở thành
một nguy cơ lớn gây ra các bệnh về đƣờng ruột [12].

Bùn thải từ các công trình vệ sinh (bể tự hoại): Theo số liệu của Cục Hạ tầng
kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2017), lƣợng bùn thải từ bể tự hoại tại các đô thị dao động
từ vài trăm m3/năm đến trên 200.000 m3/năm. Tuy nhiên lƣợng bùn thu gom cũng
rất hạn chế, tỷ lệ thu gom có biên độ dao động lớn, từ 3% đến 97%, tỷ lệ thu gom
trung bình chỉ đạt khoảng 32%. Lƣợng bùn bể tự hoại đƣợc thu gom có thể lớn hơn
do có nhiều doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ hút bùn vể tự hoại ở quy mô nhỏ
lẻ [4].

- Bùn nạo vét: phát sinh từ công tác nạo vét cống rãnh, sông, hồ, ao nằm trong
hệ thống thoát nƣớc đô thị. Tại Việt Nam còn nhiều bất cập trong công tác quản lý
nƣớc thải đô thị, nƣớc thải sinh hoạt không đƣợc xử lý hoặc xử lý chƣa triệt để mà
xả thải trực tiếp ra môi trƣờng với lƣợng rất lớn. Do vậy lƣợng bùn cặn từ nƣớc thải

3
phát sinh với lƣợng cực kì lớn, không tập trung và có thành phần hết sức đa dạng,
phức tạp [9].

- Bùn thải từ trạm xử lý nƣớc thải sinh hoạt hay còn có thể gọi với tên gọi
khác bùn hoạt tính dƣ: Bùn hoạt tính dƣ là một trong những sản phẩm phụ lớn nhất
của quá trình xử lý nƣớc thải sinh học. Phần lớn bùn hoạt tính dƣ là lƣợng sinh khối
từ các quá trình sinh hóa của vi sinh vật. Một phần đáng kể các chất ô nhiễm đƣợc
tìm thấy trong BHTD, vì vậy không nên thải bỏ trực tiếp với lƣợng lớn ra ngoài môi
trƣờng. Đối với loại hình bùn thải phát sinh từ công tác xử lý nƣớc thải công
nghiệp, tùy vào tính chất và chất lƣợng bùn thải cần phải có quy định về quản lý
riêng và không nằm trong tập hợp bùn thải đô thị [17].

Hệ số phát sinh bùn cặn từ các công trình vệ sinh (bể tự hoại) tại đô thị là 0,04
- 0,07m3/ngƣời/năm. Chỉ số bùn cặn từ hệ thống thoát nƣớc tại các đô thị 0,146 -
0,365 m3/ngƣời/năm. Hiện nay phƣơng thức xử lý bùn chủ yếu tại các trạm xử lý
nƣớc thải đô thị Việt Nam là khử nƣớc và chở đi chôn lấp [3].
Bảng 1.1. Lƣợng bùn cặn từ các công trình vệ sinh (bể tự hoại) và từ hệ thống
thoát nƣớc tại đô thị trên cả nƣớc giai đoạn 2013-2016 [3].

TT Năm Lƣợng bùn cặn phát sinh Lƣợng bùn cặn phát sinh từ hệ
từ bể tự hoại (m3/năm) thống thoát nƣớc (m3/năm)
1 2013 1.154.996 - 2.021.243 4.215.735 - 10.539.339
2 2014 1.201.416 - 2.102.478 4.383.168 - 10.962.921
3 2015 1.242.700 - 2.174.725 4.535.855 - 11.339.638
4 2016 1.279.440 - 2.239.020 4.669.956 - 11.674.890
Nguồn: TCMT,2017

Thông thƣờng, tỷ trọng của bùn bể phốt, bùn nạo vét, bùn xử lý nƣớc thải
trong bùn thải đô thị khác nhau phụ thuộc vào mô hình thoát nƣớc, trình độ phát
triển hạ tầng đô thị của mỗi một quốc gia. Tại một số quốc gia châu Âu phát triển
thƣờng sử dụng mô hình thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải tập trung nên thành phần bùn
thải đô thị chủ yếu phát sinh từ nguồn bùn dƣ và bùn nạo vét, còn đối với bùn bể

4
phốt thì chiếm tỷ trọng nhỏ [9]. Ở Việt Nam bùn thải đƣợc phân chia thành 6 loại
nhƣ sau: bùn thải trong hệ thống thoát nƣớc thải đô thị, bùn thải trong hệ thống
thoát nƣớc thải công nghiệp, bùn thải từ các hoạt động nạo vét kênh rạch định kỳ,
bùn thải từ bể tự hoại (bùn hầm cầu), bùn thải từ trạm/ nhà máy xử lý nƣớc cấp và
bùn thải từ các công trình xây dựng trong đó tập trung chủ yếu là bùn bể tự hoại và
bùn thải từ hệ thống thoát nƣớc thải đô thị [3].

Hiện nay, việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải đặc
biệt từ bùn thải ở các hệ thống thoát nƣớc và các công trình vệ sinh trong đô thị đã
và đang trở thành bài toán khó đối với các nhà quản lý hầu hết các nƣớc trên thế
giới, đặc biệt ở các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bùn
thải đang rơi vào hiện trạng thừa thu gom thiếu xử lý, thực tế không phải tất cả các
bùn thải này đều đƣợc xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật đã đƣợc ban hành. Các cơ sở
sản xuất kinh doanh thƣờng thu gom sau đó xả bỏ tại một nơi vô định, thƣờng là
những khu vực hẻo lánh, dân cƣ thƣa thớt nhằm giảm bớt chi phí xử lý bùn thải cho
doanh nghiệp, mặc kệ hệ quả nghiêm trọng xảy ra cho môi trƣờng cững nhƣ sức
khỏe con ngƣời [3;11].

1.1.2. Đặc điểm của bùn thải đô thị


Với đặc điểm sự phát thải phụ thuộc vào mật độ dân cƣ, trình độ dân trí, trình
độ phát triển đô thị cũng nhƣ sự phát triển của hệ thống hạ tầng đô thị nên bùn thải
đô thị tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực dân cƣ có những đặc điểm khác biệt. Hơn thế
nữa, tính chất của bùn thải phụ thuộc theo đặc trƣng thời tiết khí hậu, theo mùa nên
sự khác biệt giữa các vùng miền càng thể hiện rõ rệt hơn. Ngoài ra, đặc điểm của
bùn thải tại các trạm xử lý nƣớc thải còn thể hiện ở công nghệ xử lý nƣớc thải đang
đƣợc áp dụng và bùn phát sinh từ các công đoạn xử lý khác nhau có đặc điểm riêng
biệt. Bùn thải phát sinh trong giai đoạn xử lý sơ bộ của các trạm xử lý nƣớc thải đô
thị tập trung tại Châu Âu thƣờng có các chỉ tiêu hóa lý nhƣ Bảng 1.2 [17;25].

5
Bảng 1.2. Một số đặc điểm hóa lý điển hình của bùn giai đoạn xử lý sơ bộ [17;25]

STT Chỉ tiêu hóa lý Hàm lƣợng (%)


1 pH 5–8
2 Tổng chất rắn (%) 2–8
3 Tổng chất rắn bay hơi (Tính theo %TS) 60 – 80
4 Tổng Nitơ (tính theo % TS) 1,5 – 4
5 Tổng Phốt pho (tính theo % TS) 0,8 - 2,8

Trong khi đó, bùn thải phát sinh từ giai đoạn xử lý sinh học có đặc điểm hóa lý
nhƣ Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số đặc điểm hóa lý của bùn giai đoạn xử lý sinh học [7,17].

STT Chỉ tiêu hóa lý Hàm lƣợng (%)


1 pH 6,5 – 8
2 Tổng chất rắn (%) 0,83 – 1,16
3 Tổng chất rắn bay hơi (Tính theo%TS) 59 – 88
4 Tổng Nitơ (Tính theo %TS) 2,4 – 5
5 Tổng Phốt pho (Tính theo %TS) 2,8 – 11

“Phân bùn” là hỗn hợp của bùn, phân và chất lỏng, hình thành nên từ các công
trình vệ sinh tại chỗ…Phân bùn đƣợc coi là một dạng của bùn cặn [6]. Bể tự hoại
tiếp nhận các sản phẩm bài tiết của ngƣời (phân, nƣớc tiểu) từ các công trình vệ
sinh. Trong bể tự hoại diễn ra đồng thời hai quá trình: lắng chất rắn và lên men cặn
lắng. Nƣớc thải sau khi xử lý sơ bộ từ bể tự hoại đƣợc xả vào hệ thống cống chung
hoặc trong nhiều trƣờng hợp đƣợc xả trực tiếp vào kênh mƣơng, sông ngòi. Phần
chất rắn trong bùn cặn có tỷ trọng là 660 g/kg, tỷ trọng điển hình của cặn lắng đáy
dạng bùn là 1,4-1,5 t/m3 [6;12]. Các cặn lắng hữu cơ đƣợc chuyển hoá ở phần đáy
của bể tự hoại nhờ quá trình phân huỷ yếm khí.

6
Bảng 1.4. Thành phần có trong sản phẩm bài tiết của ngƣời [12;26].

Các chất
(gam/ngƣời - ngày đêm) Nƣớc tiểu phân Phân + Nƣớc tiểu

Ni tơ 11,0 1,5 12,5


Tự hoại phốt pho 1,0 0,5 1,5
Ka li 2,5 1,0 3,5
Cacbon hữu cơ 6,6 21,4 30

Phân bùn bể phốt có thành phần các chất hữu cơ ở mức cao và có tiềm năng
phân hủy sinh học. Thành phần hữu cơ có trong bùn bể tự hoại tùy theo thời gian
lƣu giữ phân bùn trong bể, thời gian lƣu giữ trong bể càng lâu thì các chất hữu cơ
trong bể càng giảm.
Bảng 1.5. Thành phần hữu cơ của phân bùn từ một số công trình vệ sinh
[12;26].

Chất hữu cơ
Loại bùn cặn Nitơ(%TS) Photpho(%TS)
(%TS)
Bể tự hoại thời gian 1-3 năm 71-81 2,4 – 3,0 2,7 – 2,9
Bể tự hoại thời gian > 3 năm 30,4 0,97 – 1 0,71–0,85
Phân tƣơi 85 – 88 3,2 – 3,7 2,6 – 2,8

Một số đặc điểm hóa lý của bùn thải có sự khác nhau giữa các loại bùn thải
cũng nhƣ sự khác nhau giữa các vùng miền và quốc gia nhƣng điểm chung là bùn
thải đô thị có chứa thành phần các chất dinh dƣỡng nhƣ nitơ, phốt pho khác .
Dựa vào đặc điểm dễ bị phân hủy do vi sinh vật có trong nƣớc, ta có thể phân
các chất hữu cơ thành hai nhóm:
- Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy: Đó là các hợp chất protein, cacbohydrat,
chất béo nguồn gốc động vật và thực vật. Đây là các chất gây ô nhiễm chính có
nhiều trong bùn thải sinh hoạt, bùn thải từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm.

7
- Các chất hữu cơ khó bị phân hủy: Các chất loại này thuộc các chất hữu cơ có
vòng thơm, các chất đa vòng ngƣng tụ, các hợp chất clo hữu cơ, phốt pho hữu cơ …
Trong số các chất này có nhiều hợp chất là các chất hữu cơ tổng hợp. Hầu hết chúng
đều có độc tính đối với con ngƣời và sinh vật. Chúng tồn tại lâu dài trong môi
trƣờng và trong cơ thể sinh vật. Với hàm lƣợng dinh dƣỡng có ích cao nhƣ nitơ,
phốt pho và các chất hữu cơ khác.
Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực sử dụng nguồn bùn thải để tái sử dụng
trong nông nghiệp nhằm giảm thiểu lƣợng chất thải mang đi chôn lấp. Tuy nhiên, do
đặc điểm tích tụ nhiều chất gây ô nhiễm mà các phƣơng án quản lý bùn thải đô thị
tại các quốc gia trở nên hết sức khó khăn. Các tác nhân gây ô nhiễm tồn tại trong
bùn thải đô thị với hàm lƣợng cao là rào cản trong việc sử dụng bùn thải đô thị cho
mục đích nông nghiệp [9]. Tiềm năng thu hồi tài nguyên, tái sử dụng bùn thải là rất
lớn, cần chú trọng nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ phù hợp để xử lý và
tận dụng hiệu quả bùn thải.
1.1.3. Các phƣơng pháp xử lý bùn thải đô thị

Hiện nay, việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải đặc
biệt bùn cặn thải từ hệ thống thoát nƣớc và các công trình vệ sinh ở đô thị đang trở
thành bài toán khó đối với hầu hết các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là đối với các
nƣớc có nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong tất cả các loại bùn
cặn trên, bùn cặn trong mạng lƣới thoát nƣớc (cống thoát nƣớc, kênh mƣơng và hồ)
không tập trung, rất khó thu gom và có thành phần phức tạp nhất. Các loại bùn cặn
này dễ gây ô nhiễm môi trƣờng sông hồ, làm sụt giảm hàm lƣợng oxy và mất cân
bằng sinh thái trong nguồn nƣớc mặt.
Trên thế giới hiện nay đã và đang áp dụng nhiều phƣơng pháp xử lý bùn thải
đô thị khác nhau. Sự lựa chọn áp dụng phƣơng pháp xử lý nào là phụ thuộc vào đặc
điểm bùn thải, đặc điểm về văn hóa, lịch sử, không gian vị trí địa lý, luật pháp,
chính trị và tình hình kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền. Các phƣơng pháp
xử lý bùn thải đô thị phổ biến hiện nay bao gồm một số phƣơng pháp chủ yếu sau
[9].

8
- Chôn lấp tại bãi chôn lấp tập trung chất thải.
- Xử lý bằng phƣơng pháp nhiệt.
- Sử dụng trong cải tạo đất nông nghiệp.
- Phƣơng pháp sinh học.
Do thành phần chủ yếu của bùn thải là các vi sinh vật cùng với hàm lƣợng
chất hữu cơ, nito và photpho cao. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tận dụng đƣợc
thành phần dinh dƣỡng trong bùn thải để thay thế cho môi trƣờng nhân tạo đắt tiền
thƣờng đƣợc sử dụng trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm
sinh học có ích nhƣ chế phẩm sinh học cho cải tạo đất, thuốc trừ sâu sinh học, mạng
PE, hóa chất keo tụ ..v.v
Phƣơng pháp sinh học có thể đƣợc chia thành hai loại phổ biến là phƣơng
pháp phân hủy trong điều kiện hiếu khí và trong điều kiện yếm khí:
+/ Phƣơng pháp phân hủy hiếu khí là phƣơng pháp có thời gian phân hủy
nhanh và triệt để các hợp chất hữu cơ Theo báo cáo của Cục bảo vệ môi trƣờng liên
bang Hoa Kỳ.
+/ Phân hủy yếm khí là phƣơng pháp xử lý đã đƣợc chứng minh là có hiệu quả
làm giảm hàm lƣợng hữu cơ trong bùn, cải thiện khả năng tách nƣớc của bùn, giảm
thiểu mầm bệnh cao, giảm khối lƣợng bùn. Phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi
nhất trong việc ổn định bùn thải phát sinh từ các trạm xử lý nƣớc thải cũng nhƣ bùn
thải đô thị nói chung . Phƣơng pháp phân hủy yếm khí là phƣơng pháp phân giải
triệt để các tác nhân gây ô nhiễm có nguồn gốc hữu cơ trong bùn thải. Hơn nữa,
phƣơng pháp phân giải yếm khí tại nhiệt độ 55ºC có khả năng tiêu diệt triệt để mầm
gây bệnh nguy hại [14;15]. Ngoài mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm trong bùn thải,
phƣơng pháp phân hủy trong điều kiện yếm khí còn sinh ra sản phẩm biogas cung
cấp nhƣ nguồn năng lƣợng tái sinh. Vì vậy, trong xử lý bùn thải đô thị thƣờng kết
hợp xử lý các loại chất thải khác chủ yếu là rác thải hữu cơ nhằm tối ƣu quá trình
sinh biogas cũng nhƣ hỗ trợ quá trình phân hủy yếm khí diễn ra trong điều kiện tối
ƣu nhất.

9
Ngày nay, có nhiều nghiên cứu đƣợc triển khai nhằm phát triển các phƣơng
pháp, kỹ thuật mới hoặc kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau trên một mô hình xử lý
bùn thải đô thị bằng phƣơng pháp lên men yếm khí nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy
nhiên, để đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn, các mô hình cần đƣợc xác lập dựa
trên điều kiện cụ thể của từng vùng miền, từng quốc gia khác nhau trên thế giới.
Quản lý bùn thải là một trong những hạng mục tốn kém nhất trong các nhà
máy xử lý nƣớc thải nhỏ. Việc xử lý và loại bỏ các loại bùn thải chiếm khoảng một
nửa tổng chi phí xử lý nƣớc thải. Sự lựa chọn phƣơng pháp xử lý bùn đƣợc sử dụng,
trong thực tế, ảnh hƣởng mạnh mẽ bởi các yếu tố phi công nghệ nhƣ vị trị và chi phí
vận chuyển. Hầu hết các trạm xử lý nƣớc thải nhỏ sử dụng công nghệ bùn hoạt tính
không đƣợc trang bị một thiết bị lắng sơ cấp. Do đó, bùn thải từ những trạm xử lý
nƣớc thải này chỉ gồm có bùn hoạt tính thải. Phân hủy yếm khí của bùn thải là một
công nghệ đƣợc biết đến rộng rãi, cho phép giảm đƣợc hàm lƣợng chất rắn trong
bùn thải, thu hồi đƣợc một phần năng lƣợng giảm lƣợng mầm bệnh và cải thiện
đƣợc khả năng lắng tách nƣớc của bùn. Tuy nhiên, bùn hoạt tính dƣ ít phân huỷ sinh
học hơn bùn sơ cấp (bùn lắng từ quá trình xử lý sơ bộ nƣớc thải đô thị) và tiềm năng
khí metan sinh học (biochemical methane potential - BMP) của bùn hoạt tính dƣ
thấp hơn đáng kể so với bùn thải sơ cấp [16]. Do tiềm năng khí metan thấp và chi
phí xây dựng và vận hành cao nên các hệ thống phân hủy yếm khí cho bùn hoạt tính
dƣ không đem lại lợi nhuận, do đó biện pháp xử lý này đƣợc sử dụng khá ít trong
các công trình xử lý nƣớc thải nhỏ. Các phƣơng pháp tiền xử lý có thể đƣợc sử dụng
để tối ƣu hóa quá trình này phân hủy này và tăng sản lƣợng khí sinh học, nhƣng
chúng liên quan đến việc sử dụng thêm năng lƣợng và hóa chất. Giải pháp đƣợc
nhiều ngƣời hƣớng tới là đồng phân hủy yếm khí kết hợp bùn hoạt tính dƣ với một
hoặc nhiều chất nền với giá trị tiềm năng khí sinh học cao hơn, và phân bùn bể phốt
là mục tiêu đƣợc hƣớng đến. Phân bùn bể phốt có tiềm năng khí sinh học lớn, cùng
với các thành phần dinh dƣỡng nhƣ nitơ, photpho ở mức cao là sự lựa chọn thích
hợp để làm bùn nguyên liệu kết hợp sử dụng trong đồng phân hủy yếm khí với một

10
loại chất nền có khả năng sinh khí biogas và phân hủy sinh học kém hơn nhƣ bùn
hoạt tính dƣ
1.2. Tổng quan về tình hình phát sinh và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở đô
thị Việt Nam
Nhìn chung, việc phát sinh chất thải rắn luôn đi đôi với quá trình sản xuất và
sinh hoạt của con ngƣời. Trên phạm vi toàn quốc lƣợng chất thải rắn (CTR) phát
sinh tăng khoảng 10-16% mỗi năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tiếp theo
[2;3]. Trong thành phần của CTR đô thị thì CTR sinh hoạt là chủ yếu, chiếm
khoảng 60-70% lƣợng chất thải rắn phát sinh. Thành phần có trong CTR sinh hoạt
phụ phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị, tỷ lệ CTR đƣợc chôn lấp hiện chiếm
khoảng 76-82% lƣợng CTR thu gom đƣợc (trong đó, khoảng 50% đƣợc chôn lấp
hợp vệ sinh và 50% là chôn lấp không hợp vệ sinh) [1;3].
Song song với lƣợng chất thải rắn phát sinh trong đó CTR sinh hoạt là chủ yếu
thì phát sinh những vấn đề liên quan đến môi trƣờng sống nhƣ ô nhiễm không khí,
mùi hôi thối do quá trình phân hủy rác thải có đặc tính là các chất hữu cơ…v.v…
1.2.1. Nguồn gốc phát sinh CTR sinh hoạt ở đô thị Việt Nam

CTR sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công
cộng ( đƣờng phố, chợ, các trung tâm thƣơng mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu,
trƣờng học…). CTR sinh hoạt đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 – 77%, chất thải
có thể tái chế ( thành phần nhựavà kim loại) chiếm khoảng 8-18% [2].
Chất thải rắn sinh hoạt có thể đƣợc phân loại theo các cách sau:
Theo thành phần hóa học và theo tính chất vật lý
Theo vị trí hình thành
Theo bản chất nguồn tạo ra chất thải rắn
Theo mức độ nguy hại
Thành phần của rác thải sinh hoạt: Thành phần lý, hóa học của chất thải
rắn đô thị rất khác nhau, tùy thuộc vào từng khu vực, vào các mùa khí hậu, vào
điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.

11
Tình hình phát sinh và xử lý CTR ở khu vực đô thị vẫn là một trong những
vấn đề môi trƣờng nổi cộm trong nhiều năm qua. Theo báo cáo môi trƣờng quốc gia
năm 2017 lƣợng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân số của
đô thị. Ƣớc tính lƣợng CTR sinh hoạt ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc mỗi năm
một năm. Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt đô thị bình quân trên đầu ngƣời tăng theo
mức sống, ở các đô thị có mức sống cao nhƣ các đô thị loại 1, chỉ số phát sinh CTR
sinh hoạt trung bình là 1,3kg/ngƣời/ngày [1].
Tại Hà Nội: tổng lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố năm
2017 khoảng 7.500 tấn/ngày. Trong đó tỷ lệ thu gom của 12 quận và thị xã Sơn Tây
đạt 98%, 17 huyện ngoại thành đạt 89%. CTR sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các hộ
gia đình, khu tập thể, chợ, trung tâm thƣơng mại, văn phòng, cơ sở nghiên cƣu,
trƣờng học…(nguồn: URENCO Hà Nội,2017)
Bảng 1.6. Các loại CTR đô thị ở Hà Nội năm 2011 [2;3]
TT Loại chất Khối lƣợng
T thải phát sinh Nguồn gốc Biện pháp xử lý
(Tấn/ ngày)
- Các chất vô cơ: gạch - Chôn lấp hợp vệ
1 đá vụ, tro xỉ than tổ sinh
CTR sinh ~ 6.500 ong… - Sản xuất phân hữu
hoạt - Các chất hữu cơ: rau cơ vi sinh: 60
củ quả, rác nhà bếp hƣ tấn/ngày
hỏng….. - Tái chế: 10%, tự
- Một số loại khác phát tại các làng nghề.
Cặn sơn, dung môi, bùn Một phần đƣợc xử lý
2 CTR công ~ 1.950 thải công nghiệp, dầu tại khu xử lý chất thải
nghiệp mỡ, dầu thải... Công nghiệp.
Bông băng, dụng cụ y Xử lý bằng công nghệ
3 CTR y tế ~ 15 tế nhiễm khuẩn lò đốt Delmonego 20-
Italia:100%

12
1.2.2. Tính chất vật lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt
Những tính chất hóa lý quan trọng của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khối
lƣợng riêng, độ ẩm, kích thƣớc, khả năng giữ nƣớc và độ xốp (độ rỗng) của rác.

a. Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn thƣờng đƣợc biểu diễn theo một trong hai cách: tính
theo thành phần phần trăm khối lƣợng ƣớt và thành phần phần trăm khối lƣợng khô.
Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, phƣơng pháp khối lƣợng ƣớt thông dụng hơn.

b. Kích thước và sự phân bố kích thước


Kích thƣớc và sự phân bố kích thƣớc của các thành phần có trong chất thải rắn
đóng vai trò quan trọng đối với quá trình thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng
phƣơng pháp cơ học nhƣ sàng quay và các thiết bị tách loại từ tính.
c. Khả năng tích ẩm
Khả năng tích ẩm của chất thải rắn là tổng lƣợng ẩm mà chất thải có thể tích
trữ đƣợc. Đây là thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định lƣợng rò rỉ sinh
ra từ bãi chôn lấp phần nƣớc dƣ vƣợt quá khả năng tích trữ của chất thải rắn sẽ thoát
ra ngoài thành nƣớc rò rỉ. Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén ép
rác và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng tích ẩm của chất thải rắn sinh
hoạt của khu dân cƣ và khu thƣơng mại trong trƣờng hợp không nén ra đƣợc có thể
dao động trong khoảng 50-60% [11].

d. Khối lượng riêng


Khối lƣợng riêng đƣợc định nghĩa là khối lƣợng vật chất trên một đơn vị thể
tích, tính bằng kg/m3. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng, khối lƣợng riêng của chất
thải rắn sinh hoạt sẽ rất khác nhau tùy từng trƣờng hợp: rác để tự nhiên không chứa
trong thùng, rác chứa trong thùng và không nén, rác chứa trong thùng và nén. Do
đó, số liệu khối lƣợng riêng của chất thải rắn sinh hoạt chỉ có ý nghĩa khi đƣợc ghi
chú kèm theo phƣơng pháp xác định khối lƣợng riêng. Khối lƣợng riêng của một số
thành phần chất thải có trong rác sinh hoạt chứa trong thùng, có nén, hoặc không
nén. Khối lƣợng riêng của rác sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí địa lí, mùa trong năm,

13
thời gian lƣu trữ,… Do đó, khi xác định giá trị khối lƣợng riêng cần phải xem xét cả
những yếu tố để giảm bớt sai số kéo theo cho các phép tính toán. Khối lƣợng riêng
của rác sinh hoạt ở các khu đô thị khoảng từ 178kg/m3 đến 415kg/m3 [9].

Bảng 1.7. Khối lƣợng riêng và hàm lƣợng ẩm có trong rác thải sinh hoạt [9].

Khối lƣợng riêng (kg/m3) Độ ẩm (% khối lƣợng)

Khoảng dao động Đặc trƣng Khoảng dao động


Loại chất thải ĐặcTrƣng
Rác khu dân cƣ (không nén)
Thực phẩm 132 – 485 294 50-80 70
Giấy 42 – 132 90 4-10 6
Carton 42 – 81 51 4-8 5
Nhựa 42 – 132 66 1-4 2
Vải 42 – 132 66 6-15 10
Cao su 102 – 204 132 1-4 2
Da 102 – 264 162 8-12 10
Rác vƣờn 60 – 228 102 30-80 60
Gỗ 132 – 324 240 15-40 20
Thủy tinh 162 – 485 198 1-4 2
Lon thiếc 51 – 162 90 2-4 3
Nhôm 66 – 243 162 2-4 2
Các kim loại khác 132 – 1163 324 2-4 3
Bụi, tro 324 – 1010 485 6-12 8
Tro 656 – 839 752 6-12 6
Rác rƣởi 90 – 183 132 5-20 15
Rác vƣờn
Lá (xốp và khô) 30 – 150 60 20-40 30
Cỏ tƣơi (xốp và ƣớt) 210 – 300 240 40-80 60
Cỏ tƣơi (ƣớt và nén) 60 – 839 599 50-90 80
Rác vƣờn (vụn) 270 – 360 300 20-70 50
Rác vƣờn 270 – 330 330 40-60 50

14
Các thành phần cơ bản trong chất thải rắn trong sinh hoạt cần phân tích bao
gồm C (carbon), H (hydro), O (oxy), N (nitơ), S (lƣu huỳnh) và tro. Thông thƣờng,
các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng đƣợc xác định do các dẫn xuất của clo tồn
tại trong thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này
đƣợc sử dụng để xác định công thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong
chất thải rắn sinh hoạt cũng nhƣ xác định tỷ lệ C/N thích hợp cho quá trình làm
phân compost.

e. Tính chất hóa học của chất thải rắn sinh hoạt.

Đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phƣơng án xử lý và thu hồi
nguyên liệu. Ví dụ, khả năng cháy phụ thuộc vào tính chất hóa học của chất thải rắn,
đặc biệt trong trƣờng hợp chất thải là hỗn hợp của các thành phần cháy đƣợc và
không cháy đƣợc. Ví dụ, nếu muốn xử lí chất thải rắn làm nhiên liệu, cần xác định
những tính chất cơ bản đối với thành phần cháy đƣợc trong chất thải rắn bao gồm:

+/ Độ ẩm (phần nƣớc mất đi khi sấy ở 105oC trong thời gian 1 giờ)

+/ Thành phần các chất rắn bay hơi (phần khối lƣợng mất đi khi nung ở 950oC
trong lò nung kín)

+/ Thành phần cacbon cố định (thành phần có thể cháy đƣợc còn lại sau khi
thải các chất có thể bay hơi)

+/ Tro (phần khối lƣợng còn lại khi đốt trong lò hở).
1.2.3. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam
Công tác thu gom CTR sinh hoạt đô thị trong những năm gần đây đã đƣợc các
cấp chính quyền quan tâm nhƣng do lƣợng chất thải ngày càng tăng, năng lực thu
gom còn hạn chế cả về thiết bị lẫn nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chƣa đạt yêu cầu
cụ thể: tổng lƣợng CTR sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom, xử lý năm 2016 khoảng
33.100 tấn, đạt tỷ lệ khoảng 85,5% [3].
Theo báo cáo của Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng tính đến tháng 11/2016
cả nƣớc có khoảng 35 nhà máy xử lý CTR tập trung tại các đô thị đƣợc đầu tƣ xây
dựng và đi vào vận hành. Tổng công xuất sử lý theo thiết kế khoảng 7.500 tấn/ngày.

15
Các công nghệ xử lý chủ yếu là sản xuất phân compost (25 cơ sở), đốt (4 cơ sở) và
kết hợp. Bên cạnh các cơ sở xử lý CTR tập trung trong năm 2016, cả nƣớc có
khoảng 660 bãi chôn lấp CTR sinh hoạt và phần lớn rác tại các bãi chôn lấp chƣa
đƣợc phân loại tại nguồn [5].
- Phƣơng pháp phân loại rác: Trƣớc khi đƣa rác đi xử lý cần đƣợc phân loại
rác ngay tại hộ gia đình. Việc phân loại CTR tại nguồn chƣa có chế tài áp dụng và
không đồng bộ cho các công đoạn thu gom, xử lý. Hiện công tác phân loại CTR tại
nguồn mới đƣợc thực hiện thí điểm ở một số phƣờng ở các đô thị lớn [1].
- Phƣơng pháp thu gom rác: Hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt
tại các đô thị đƣợc cung cấp chủ yếu bởi các công ty dịch vụ công ích, công ty môi
trƣờng đô thị, công trình đô thị và một phần do các doanh nghiệp tƣ nhân thực hiện.
Ví dụ, tại thành phố Hồ Chí Minh, 50% lƣợng CTR sinh hoạt đô thị đƣợc thu gom
bởi các công ty tƣ nhân hoặc các hợp tác xã, tổ đội; tại Hà Nội, tỷ lệ này khoảng
20% do các công ty tƣ nhân, hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trƣờng thực hiện [5].
Các phƣơng pháp xử lý: Hiện nay đã có 05 công nghệ xử lý CTR đã đƣợc bộ
xây dựng công nhận gồm: 02 công nghệ ủ sinh học làm phân hữu cơ( Seraphin và
An sinh - ASC); 01 công nghệ MBT-CD.8 (tạo viên nhiên liệu RDF); 02 công nghệ
đốt (công nghệ ENVIC và BD-ANPHA).
Một số công nghệ đƣợc áp dụng phổ biến ở Việt Nam nhƣ: phƣơng pháp chôn
lấp, chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ ủ sinh học sản xuất phân hữu cơ từ
chất thải rắn sinh hoạt ….[3].
Trong các phƣơng pháp xử lý và tiêu hủy CTR sinh hoạt trên thế giới nói
chung và tại Việt Nam nói riêng, hiện nay chôn lấp là phƣơng pháp phổ biến và đơn
giản nhất. Phƣơng pháp này đã đƣợc áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nƣớc trên thế
giới. Tuy nhiên đây vẫn là một phƣơng pháp còn chƣa đƣợc tối ƣu bởi nó tốn nhiều
diện tích, xử lý không triệt để…. Nên các phƣơng pháp phân hủy đã và đang đƣợc
quan tâm rất nhiều hiện nay bởi các nhà khoa học và các nhà quản lý.
1.3. Tổng quan về bùn hoạt tính dƣ và tác dụng
1.3.1. Bùn hoạt tính dƣ (BHTD)

16
BHTD hay có thể hiểu với tên gọi khác là Bùn hoạt tính thải là một trong
những sản phẩm phụ lớn nhất của quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh
học. Việc xử lý thứ cấp, chuyển hóa chất thải hòa tan thành vi sinh vật, thƣờng đƣợc
gọi là sự chuyển hóa các chất nền thành sinh khối. Chất thải bùn hoạt tính bao gồm
một lƣợng lớn sinh khối hình thành từ quá trình xử lý sinh học. Một số tế bào vật
chất của sinh khối không thể bị phân hủy do tính chất hóa lý và vật lý của chất cấu
tạo nên nó [17].
Bảng 1.8. Một số đặc trƣng điển hình của bùn hoạt tính [17].
Các đặc trƣng Khoảng giá trị (%TS)
Tổng chất rắn TS 0,4 - 1,2
Tổng chất rắn bay hơi 60 – 85
Dầu mỡ (Grease) 5 – 12
Photpho 1,5 - 3,0
Nitơ 2,4 - 7,0
Protein 32 – 41
pH 6,5 - 8,0

Chất lƣợng và số lƣợng của BHTD hình thành tại một nhà máy xử lý đƣợc thể
hiện bởi các hoạt động vận hành hệ thống xử lý nhƣ: hiệu quả của việc xử lý sơ bộ,
tỷ lệ tổng lƣợng chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hoá sinh học, nhu cầu oxy hóa học
trong nƣớc thải cùng với các thông số thiết kế thứ cấp, thời gian lƣu giữ chất rắn
bùn hoạt tính và nhiệt độ. BHTD và các loại bùn sinh học khác có có bản chất đặc
trƣng khó khăn trong việc cô đặc lại, lắng tách nƣớc so với bùn từ quá trình xử lý sơ
bộ.
Phần dầu mỡ có trong BHTD với hàm lƣợng khá cao từ 5 – 12 % với thành
phần chủ yếu là các lipit. Chất thải giàu lipit đƣợc biết đến là có giá trị BMP tiềm
năng khí metan sinh học cao trong ba nguyên liệu chính của quá trình sản sinh khí
metan là lipit, protein và cacbohydrat [17]. Tuy nhiên sự thoái hóa của việc phân

17
hủy chất nền nhƣ vậy dẫn đến việc hình thành nên các axit béo mạch dài (LCFAs)
trong thiết bị phân hủy có thể làm mất ổn định quá trình theo các cách nhƣ:
1) Hấp thụ LCFAs lên bùn, ảnh hƣởng đến sự vận chuyển và các chức năng
bảo vệ của lớp màng sinh học của vi khuẩn ; hình thành nên một lớp kỵ nƣớc của
LCFAs xung quanh khối lƣợng sinh khối. Hiện tƣợng này làm giảm đáng kể sự tiếp
xúc của vi sinh vật yếm khí với các chất hữu cơ trong bùn nguyên liệu .
2) Trong các hệ thống phân hủy yếm khí mẻ phản ứng làm việc liên tục, việc
bẫy LCFAs trong các khối lƣợng sinh khối có thể dẫn đến sự tồn lƣu sinh khối trong
lò phản ứng, sinh khối chƣa kịp đƣợc phân hủy đã bị thải ra ngoài và kết quả là sự
rò rỉ sinh khối, thất thoát một lƣợng đáng kể vi sinh vật.
3) Giá trị C/N của chất thải giàu lipit thƣờng cao hơn rất nhiều so với giá trị
tối ƣu 25/1 đƣợc xác đinh bởi Parkin và Owen 1986 [21], dẫn đến việc thiếu chất
dinh dƣỡng thiết yếu cho suốt quá trình phân hủy yếm khí.
1.3.2. Đồng phân hủy yếm khí sử dụng bùn hoạt tính dƣ trong xử lý bùn
thải đô thị.
Đồng phân hủy yếm khí là sự phân hủy yếm khí đồng thời hỗn hợp của hai
hay nhiều chất hữu cơ, hoặc hỗn hợp bùn thải giàu hợp chất hữu cơ. Đã có nhiều
nghiên cứu cho thấy lợi ích của đồng phân hủy yếm khí, ví dụ sự pha loãng tiềm
năng các hợp chất có tính độc hại, cải thiện sự cân bằng các chất dinh dƣỡng, ảnh
hƣởng kết hợp của vi sinh vật và mầm bệnh, tăng tải trọng chất hữu cơ phân hủy
sinh học và năng suất khí sinh học tốt hơn. Gần đây, việc đồng phân hủy yếm khí
của nƣớc thải và chất thải hữu cơ là một tiêu chuẩn thực hành ở Châu Âu [19].
Giữa các nguyên liệu hữu cơ đƣợc nghiên cứu, sự đồng phân hủy yếm khí của
bùn hoạt tính dƣ và phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị hay cách gọi khác là chất
thải sinh học là chủ đề nghiên cứu phổ biến nhất để sản xuất hydro và metan. Các
nghiên cứu này cho thấy hàm lƣợng N của bùn thải có thể bổ sung cho sự thiếu hụt
các chất dinh dƣỡng trong cùng một chất nền (ví dụ nhƣ chất thải sinh học), trong
khi khả năng phân huỷ sinh học cao hơn của chất thải sinh học cho phép tăng khả
năng sản sinh khí biogas. Ngoài ra, phƣơng pháp này còn tự cung cấp một nguồn

18
carbon dễ phân hủy sinh học, một lƣợng chất hoạt hóa đƣợc bổ sung của các giai
đoạn khử nito và photpho. Do đó sự đồng phân hủy yếm khí của bùn thải và chất
thải sinh học là chìa khóa để tiếp cận thực hiện các phƣơng pháp xử lý kết hợp bùn
hoạt tính thải từ quá trình xử lý nƣớc thải đô thị và chất thải sinh học [19].
Nhƣ vậy trƣớc thực trạng về các loại bùn thải và chất thải phát sinh ngày càng
lớn và những ƣu điểm của phƣơng pháp phân hủy kỵ khí nên tôi tiến hành nghiên
cứu về khả năng đồng phân hủy kỵ khí bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ từ trạm xử lý
nƣớc thải và chất thải rắn sinh hoạt giàu hữu cơ để xử lý các loại bùn thải, rác thải
nhằm thu hồi khí CH4. Khí CH4 là một loại khí có thể tái sử dụng làm khí đốt, phát
điện, giảm chi phí trong xử lý chất thải và bảo vệ môi trƣờng.
1.4. Phƣơng pháp lên men phân hủy yếm khí
1.4.1. Cơ sở quá trình phân hủy yếm khí
Quá trình phân huỷ sinh học yếm khí là quá trình chuyển hóa sinh hóa các hợp
chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy với sự tham gia tích cực của các vi sinh
vật yếm khí. Sản phẩm của quá trình này là các loại khí metan, khí cacbonic, khí
hydrosunfua, khí hydro và một số sản phẩn trung gian khác. Trong quá trình phân
hủy, một phần chất hữu cơ đƣợc các vi sinh vật sử dụng vào các hoạt động sinh
trƣởng và phát triển của chúng. Bản chất quá trình phân hủy sinh học yếm khí rất
phức tạp vì có rất nhiều loại vi sinh vật tham gia vào quá trình tạo khí metan và
đồng thời cũng có nhiều loại cơ chất hữu cơ có khả năng bị chuyển hóa thành khí
sinh học. Quá trình phân hủy yếm khí đã đƣợc phát hiện và nghiên cứu cùng với
quá trình sinh học hiếu khí. Từ thế kỷ 20, công nghệ sinh học yếm khí đƣợc ứng
dụng để xử lý cặn bã thải cũng nhƣ các loại nƣớc thải có hàm lƣợng chất bẩn cao
với các công trình bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bể tạo khí sinh học mê tan, các loại bể
lọc sinh học yếm khí [6;15].
Quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ rất phức tạp liên quan đến rất nhiều
phản ứng và sản phẩm trung gian. Tuy nhiên, ngƣời ta thƣờng đơn giản hóa chúng
bằng phƣơng trình sau đây:
Lên men
Chất hữu cơ CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S
Yếm khí

19
Quá trình phân hủy yếm khí đƣợc chia thành ba giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn 1: Thủy phân.
- Giai đoạn 2: Lên men axit.
- Giai đoạn 3: Metan hóa.

Chất hữu cơ

Vi
Protein
Aminoaxit khuẩn
Amôn

Cacbonhydrat Đƣờng Axetat CO2


đơn Tổng axit
CH4
bay hơi
Chất béo Tổng axit H2

CO2

Thủy phân Lên men axit Sinh metan

Hình 1.1. Tóm tắt các phản ứng sinh hóa của quá trình phân hủy yếm khí
 Giai đoạn 1: Thủy phân
Các chất hữu cơ có trong chất thải phần lớn là các chất hữu cơ cao phân tử nhƣ
protein, lipit, cacbohydrat, xenlulozơ, lignin v.v….các chất này có thể tồn tại ở dạng
hòa tan hoặc không hòa tan. Ở giai đoạn này, các chất hữu cơ cao phân tử bị phân
hủy bởi các Enzym ngoại bào thành các chất hữu cơ đơn giản có phân tử lƣợng nhỏ,
hòa tan đƣợc sẽ làm nguyên liệu cho các vi khuẩn ở giai đoạn tiếp theo [7].
Các phản ứng thủy phân ở giai đoạn này biến đổi protein thành abumoz,
pepton, peptit và axit amin; cacbohydrat thành các đƣờng đơn; chất béo thành các
axit béo chuỗi dài. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu nạp,
mật độ vi khuẩn trong thiết bị và các yếu tố môi trƣờng nhƣ pH, nhiệt độ….[7;8;9].
Các phản ứng ở giai đoạn thủy phân:

Tinh bột amylaza Glucozơ

Xenlulozơ zenlulaza Mantozơ + Glucozơ

20
Lipit lipaza Tổng axit + Rƣợu đa chức

Protein proteaza Peptit proteaza Axit amin

 Giai đoạn 2: lên men axit


Các chất hữu cơ đơn giản sinh ra ở giai đoạn thủy phân sẽ chuyển hóa thành
axít axetic, hyđro và cacbonic bởi vi khuẩn lên men axit.. Axit axetic là sản phẩm
chính của quá trình lên men cacbohydrat. Các sản phẩm tạo ra thay đổi tùy theo loại
vi khuẩn cũng nhƣ điều kiện nuôi cấy nhƣ nhiệt độ, pH, khả năng oxy hóa và khử
hóa. Vi khuẩn tạo axit axetic chuyển các axit no nhƣ axit propionic, butyric và rƣợu
thành axit axetic, hidro và CO2 những chất này sẽ đƣợc sử dụng bởi nhóm vi khuẩn
tạo metan.
Trong giai đoạn này BOD và COD giảm không đáng kể do đây chỉ là giai
đoạn phân cắt các chất phức tạp thành các chất đơn giản hơn và chỉ có một phần rất
nhỏ chuyển thành CO2 và NH3, đặc biệt độ pH của môi trƣờng có thể giảm.
 Giai đoạn 3: Sinh khí Metan
Các sản phẩm của giai đoạn 2 sẽ đƣợc chuyển hóa thành CH4 và các sản phẩm
khác bởi nhóm vi khuẩn metan. Vi khuẩn metan là những vi khuẩn yếm khí bắt
buộc có tốc độ sinh trƣởng chậm hơn các vi khuẩn ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Các
vi khuẩn metan sử dụng axit axetic, methanol, CO2 và H2 để sản xuất metan, trong
đó axít axetic là nguyên liệu chính với 70% metan đƣợc sinh ra từ nó. Phần metan
còn lại đƣợc sản xuất từ CO2 và H2, một ít từ axit formic nhƣng phần này không
quan trọng vì các sản phẩm này chiếm số lƣợng ít trong quá trình lên men yếm khí.
Sản phẩm metan hình thành trong quá trình yếm khí trên cở sở tiêu hao chất
hữu cơ và vì vậy tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa lƣợng chất hữu cơ đã phân hủy
và lƣợng metan tạo thành.

1.4.2. Sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí - biogas
Sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí còn gọi là khí sinh học sản sinh ra
từ sự phân hủy các hợp chất hữu cơ dƣới tác động của vi khuẩn trong môi trƣờng
yếm khí, Trong hỗn hợp khí biogas ta thấy khí CH4 chiếm một số lƣợng lớn và là

21
khí đƣợc sử dụng chủ yếu để tạo ra năng lƣợng khi đốt. thành phần chủ yếu của
Biogas gồm:
Bảng 1.9. Sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí [23].

Sản phẩm Ký hiệu hóa học Tỷ lệ %


Khí metan CH4 55 – 65%

Khí cacbonic CO2 35 – 45%

Khí nitơ N2 0 – 3%

Khí hydro H2 0 – 1%

Khí hiđrosunfua H2 S 0 – 1%

Lƣợng CH4 chịu ảnh hƣởng bởi quá trình sinh học và nguyên liệu mà ta sử
dụng. Về mặt lý thuyết, khí CH4 có thể đƣợc sản sinh từ bất kỳ một trong ba thành
phần của chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học là cacbohydrat, protein và
lipit; nhƣng hàm lƣợng lipit có ảnh hƣởng rất lớn đến lƣợng khí CH4 đƣợc sinh ra,
theo sau đó là protein, và sau đó mới là cacbohydrat. Sự phân hủy các hợp chất hữu
cơ trong điều kiện yếm khí có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra khí metan [24].
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phân hủy yếm khí
Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phân hủy yếm khí bao gồm: điều kiện môi
trƣờng phân hủy (nhiệt độ, pH), mức độ khuấy trộn (chuyển khối), đặc trƣng ô
nhiễm của nƣớc thải, thành phần dinh dƣỡng, các yếu tố gây độc, ức chế vi khuẩn
hoạt động và chế độ vận hành (tải lƣợng thủy lực, tải lƣợng hữu cơ…..).
 Ảnh hƣởng của pH và độ kiềm
Vi sinh yếm khí thuộc loại nhạy cảm với pH, trong đó vi khuẩn metan hóa là
loại nhạy cảm nhất với khoảng pH tối ƣu cho nó là 6,8 – 7,4. Do sự nhạy cảm của vi
khuẩn metan hóa và sự dịch chuyển cân bằng của quá trình oxy hóa nên hệ sẽ hoạt
động không ổn định trong vùng pH thấp. Ví dụ ở nồng độ axit cao trong hệ xử lý
khi vận hành với hàm lƣợng hữu cơ cao. Nếu tốc độ hình thành axit cao hơn tốc độ
metan hóa (chỉ sử dụng axit axetic và H2) thì lƣợng axit tích lũy sẽ làm giảm pH.

22
Giảm pH tiếp tục ảnh hƣởng tiêu cực lên VK metan hóa và tiếp tục làm giảm pH
môi trƣờng phản ứng, pH thấp không những có tác động tiêu cực đến hoạt động của
VSV mà trong điều kiện đó một loạt các chát hóa học có tính khử (chất cho điện tử)
tồn tại ở trạng thái dễ bay hơi: axit hữu cơ, hiđrosun phua ở dạng trung hòa gây
mùi, tại pH cao chúng tồn tại ở dạng phân ly.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ không chỉ ảnh hƣởng đến tốc độ phân hủy mà còn ảnh hƣởng tới cả
hiệu quả xử lý. Vi sinh vật sinh khí metan có các loại (xung quanh khoảng 10ºC, ƣa
ấm và ƣa nhiệt) ở các khoảng nhiệt độ khác nhau ví dụ với vi sinh vật sinh khí
metan loại ƣa ấm chúng phát triển mạnh nhất trong khoảng 25- 40 ºC, nhiệt độ tối
ƣu cho sự phân hủy là ở 35 ºC, loại ƣa nhiệt phát triển mạnh trong khoảng 50- 65
ºC, nhiệt độ tối ƣu là 55 ºC. Hệ thống phân hủy ƣa ấm và ƣa nhiệt là hai hệ thống
thích hợp nhất cho quá trình phân hủy yếm khí, trong đó thì hệ thống ƣa nhiệt có
khả năng sinh nhiều khí biogas hơn [15;16].
Tăng nhiệt độ đối với phản ứng phân hủy yếm khí thu đƣợc nhiều ích lợi. Khi
tiến hành lên men ở điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng hòa tan của các
hợp chất hữu cơ, tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa và tăng cƣờng khả năng tiêu
diệt mầm bệnh. Theo nghiên cứu của tác giả Bolzonella và cộng sự (2012) [15] khi
tiến hành phân hủy yếm khí bùn hoạt tính trong điều kiện ƣa ấm (35ºC) và ƣa nhiệt
(55ºC), kết quả cho thấy hiệu quả loại bỏ COD tăng từ 35% trong điều kiện ƣa ấm
lên đến 45% trong điều kiện ƣa nhiệt. Nghiên cứu của tác giả Cecchiet và cộng sự
(1991), khi tiến hành xử lý bùn thải trong hai điều kiện phân hủy yếm khí với quá
trình nạp liệu liên tục (thời gian thí nghiệm là 20 ngày) cho thấy tổng lƣợng chất rắn
(VS) bị loại bỏ tăng từ 20% trong điều kiện ƣa ấm lên 44% trong điều kiện ƣa nhiệt
[15;16]. Tuy nhiên, tiến hành phản ứng phân hủy yếm khí ở điều kiện nhiệt độ cao
cũng có một số yếu tố bất lợi nhƣ làm tăng nồng độ NH3 tự do dẫn đến ức chế khả
năng hoạt động của vi sinh vật; các axít béo dễ bay hơi đƣợc sinh ra làm tăng pKa
sẽ gây ức chế cho hệ phản ứng. Tiến hành phản ứng ở nhiệt độ cao thƣờng phải duy
trì nhiệt độ ổn định nên khó khống chế hơn so với tiến hành ở nhiệt độ trung bình

23
[15]. Điều quan trọng trong tiến hành xử lý bằng phƣơng pháp phân hủy yếm khí cả
trong điều kiện ƣa nhiệt hay ƣa ấm là phải duy trì một nhiệt độ ổn định, sự thay đổi
nhiệt độ đột ngột hay dao động đều đặn lên xuống trong một khoảng rộng cũng sẽ
ảnh hƣởng đến hoạt động của vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn sinh CH4 [15].

Ƣa nhiệt
Ƣa ấm

Ƣa lạnh

Hình 1.2. Nhiệt độ và các nhóm vsv tương ứng trong phân hủy yếm khí [15]
 Thời gian lƣu trong quá trình phân hủy yếm khí
Đối với phân động vật thời gian phân huỷ hoàn toàn có thể kéo dài tới vài
tháng. Đối với nguyên liệu thực vật, thời gian này kéo dài tới hàng năm. Tuy nhiên
tốc độ sinh khí chỉ cao ở thời gian đầu, càng về sau tốc độ sinh khí càng giảm. Quá
trình phân huỷ của nguyên liệu xảy ra trong một thời gian nhất định. Vì thế ngƣời ta
phải lựa chọn thời gian lƣu sao cho trong khoảng thời gian này tốc độ sinh khí là
mạnh nhất và sản lƣợng khí thu đƣợc chiếm khoảng 75% tổng sản lƣợng khí của
nguyên liệu.
 Một số loại vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy yếm khí
Những vi khuẩn yếm khí gặp ở tất cả mọi nơi trong thiên nhiên đặc biệt ở
những nơi rác bẩn, cống rãnh…, ở những nơi có nhiều chất hữu cơ bị phân hủy.
Các nhóm vi khuẩn tham gia vào quá trình phân hủy yếm khí đƣợc chia thành
hai nhóm: Nhóm vi khuẩn tạo axit và nhóm vi khuẩn sinh metan.
Nhóm vi khuẩn tạo axit: Nhóm này bao gồm cả vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn yếm
khí không bắt buộc.

24
Hình 1.3. Nhóm vi sinh vật thủy phân chất hữu cơ, nhóm vi sinh vật tạo axit [15].

Các vi khuẩn yếm khí loại này thƣờng là gram (-), không sinh bào tử, chuyển
hóa Polysacarit thành axit axetic, axit butyric và CO2, có một số loài còn sinh ra H 2
[15].
Nhóm vi khuẩn sinh Metan: Những vi khuẩn này sống kỵ khí nghiêm ngặt, rất
mẫn cảm với oxi, sinh trƣởng và phát triển chậm. Các loài vi khuẩn sinh metan nói
chung có đặc tính là gram(-), không di động, đa số không sinh bào tử và kị khí rất
nghiêm ngặt.

Hình 1.4. nhóm vi khuẩn tạo Metan [15]

25
 Ảnh hƣởng của thành phần nguyên liệu ban đầu
Trong nƣớc thải tồn tại thành phần chất hữu cơ tan và không tan.Thành phần
hữu cơ tan đƣợc phân chia tiếp tục thành loại dễ và khó sinh hủy. Thành phần khó
phân hủy là những chất hữu cơ có phân tử lƣợng lớn, cần đƣợc chuyển hóa thành
loại nhỏ hơn qua quá trình thủy phân để vi khuẩn axit hóa có thể tiêu thu đƣợc. Để
phân hủy các thành phần trên cần hệ hoạt động với tuổi bùn cao. Đặc trƣng quan
trọng nhất của hệ xử lý yếm khí cao tải là khả năng tích lũy bùn, tăng thời gian lƣu
tế bào.
Hàm lƣợng tổng chất rắn (TS) của mẫu ủ có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu suất
phân hủy, hàm lƣợng chất rắn hòa tan quá cao không đủ hòa tan các chất cũng nhƣ
không đủ pha loãng các chất trung gian khiến hiệu quả sinh khí giảm. Hàm lƣợng
tổng chất rắn bay hơi (VS) thể hiện bản chất của chất nền [12].
Tỷ lệ cacbon và nitơ (C/N): Vi khuẩn yếm khí tiêu thụ cacbon nhiều hơn nitơ
khoảng 20 – 30 lần, tƣơng ứng với đó là tỷ lệ C/N trong vùng thích hợp cho quá
trình phân hủy yếm khí là 20/1 đến 30/1 và tỷ lệ C/N của nguyên liệu bằng 25/1 là
tối ƣu [17;21;25]. Tỷ lệ này quá cao thì không đủ dinh dƣỡng cung cấp cho vi sinh
vật và quá trình phân huỷ xảy ra chậm. Ngƣợc lại, tỷ lệ này quá thấp thì quá trình
phân huỷ ngừng trệ vì tích luỹ nhiều amoniac là một độc tố đối với vi khuẩn ở nồng
độ cao.
Quá trình phân hủy sinh học yếm khí có sự tham gia của rất nhiều vi khuẩn
khác nhau, trong đó các vi khuẩn sinh metan là những vi khuẩn quan trọng nhất,
chúng là những vi khuẩn yếm khí bắt buộc. Quá trình phân hủy yếm khí cũng đòi
hỏi thành phần dinh dƣỡng nhƣ là photpho, nitơ, lƣu huỳnh, vitamin và các yếu tố vi
lƣợng nhƣ Fe, Ni, Mg, Ca, Ba, Tu, Mo, Se, Co. Các yếu tố này nếu ở hàm lƣợng
thấp sẽ kích thích sự sinh trƣởng của vi sinh vật. Tuy nhiên nếu ở hàm lƣợng cao sẽ
trở thành yếu tố ức chế hoặc gây chết vi sinh vật. Các yếu tố gây độc đến vi sinh vật
yếm khí rất nhiều nhƣ là oxi, hydrocarbon có Clo, hợp chất có vòng benzen,
focmandehit, axit bay hơi, axit mạch kéo dài, kim loại nặng.
Trong quá trình phân hủy yếm khí, khi có đủ thành phần hữu cơ dễ phân hủy
sẽ tạo điều kiện cho quá trình phân hủy diễn ra ổn định. Sự phân hủy yếm khí xảy ra
nhanh hơn đối với các chất hữu cơ có khối lƣợng phân tử nhỏ, dễ phân hủy và chậm

26
hơn đối với các chất có khối lƣợng phân tử lớn, khó phân hủy. Ví dụ: rác nhà bếp và
rác vƣờn sẽ khác nhau về khả năng phân hủy bởi rác vƣờn chủ yếu là cành lá cây
với thành phần lignocenlulo khá lớn sẽ khó phân hủy hơn so với rác nhà bếp có độ
ẩm cao, chứa nhiều chất dinh dƣỡng và có cấu trúc xốp hơn. Hơn nữa, các chất ức
chế có trong thành phần nguyên liệu đầu vào có thể làm giảm sự sinh trƣởng của hệ
vi sinh vật hoặc làm ngừng toàn bộ hoạt động của chúng. Trong quá trình lên men
yếm khí xử lý chất thải hữu cơ, các chất ức chế nhƣ: chất kháng khuẩn và khử
trùng, muối ăn, kim loại nặng ở nồng độ cao cần phải đƣợc loại bỏ nếu có thể. Tuy
nhiên, trong quá trình phân hủy yếm khí vi sinh vật vẫn cần sử dụng các yếu tố vi
lƣợng thiết yếu cho sự phát triển của chúng nên trong một số trƣờng hợp cần bổ
sung thêm các yếu tố vi lƣợng nhƣ các kim loại thiết yếu cho sự hoạt động của vi
sinh vật nếu nguyên liệu đầu vào bị hạn chế quá mức các yếu tố này.
Bảng 1.10. Một số chất ức chế quá trình sinh khí metan (US.EPA,1979) [12]

Nhân tố Nồng độ gây ức chế mg/L


Axit hữu cơ > 2000(a) 1500 -3000 (ở pH > 7,6)
Nitơ amôn > 2000
Sulfide (hòa tan) > 3000 gây độc
Ca 2500 – 4500 và 8000 ức chế mạnh
Mg 1000 – 1500 và 3000 ức chế mạnh
K 2500 – 4500 và 12000 ức chế mạnh
Na 3500- 5500 và 8000 ức chế mạnh
Đồng 0,5
Cadimi 150
Sắt 1710
Cr6+ 3
Cr3+ 500
(b)
Nikel 2
Ghi chú:
(a)
Trong khoảng pH từ 6,6 - 7,4 và với khả năng đệm thích ứng, các VK có thể
chịu được nồng độ axit hữu cơ từ 6000- 8000mg/L.

27
(b)
Nikel ở nồng độ thấp làm tăng quá trình sinh khí metan.
Qua tìm hiểu đặc điểm sinh lý các vi sinh vật tham gia xử lý nƣớc thải bằng
phƣơng pháp yếm khí ta nhận thấy có một số chất gây ảnh hƣởng đến quá trình
phân hủy yếm khí:
+/ Một số các hợp chất nhƣ CCl4, CHCl3, CH2Cl2… và các ion tự do của các
kim loại nặng có nồng độ 1 mg/l sẽ thể hiện tính độc đối với các vi sinh vật yếm
khí.
+/ Các hợp chất nhƣ formandehit, SO2, H2S với nồng độ 50 – 400mg/l sẽ gây
độc hại với các vi sinh vật yếm khí trong công trình xử lý nƣớc thải.
+/ S2- đƣợc coi là tác nhân gây ức chế quá trình tạo metan. Vì S2- làm kết tủa
các nguyên tố vi lƣợng nhƣ Fe, Ni, Co, Mo… do đó hạn chế sự phát triển của vi
sinh vật, đồng thời các electron giải phóng ra từ quá trình oxi hóa các chất hữu cơ
sử dụng cho quá trình sunfat hóa và làm giảm quá trình sinh khí metan.
+/ Các ion kim loại nặng, chúng đóng vai trò là các nguyên tố vi lƣợng giúp
cho các vi sinh vật phát triển thuận lợi nhƣng nếu vƣợt quá các giá trị cho phép sẽ
gây độc cho các vi sinh vật yếm khí. Ngƣời ta xác định đƣợc tính độc của các ion
kim loại đến vi sinh vật này nhƣ sau: Cr > Cu > Zn > Cd > Ni.
 Quá trình phân hủy yếm khí và hiếu khí
Với cùng chung mục đích xử lý hợp chất hữu cơ, ta có so sánh giữa xử lý hiếu
khí và xử lý yếm khí thì xử lý yếm khí có những lợi thế nhƣ ít tốn kém năng lƣợng
vận hành, lƣợng bùn thải thấp, nhu cầu về thành phần dinh dƣỡng (N, P, K) thấp,
mức độ chịu tải cao, thu hồi nhiên liệu ở dạng khí metan. Nhƣợc điểm của phƣơng
pháp thể hiện qua các đặc trƣng: tốc độ chậm, dễ nhạy cảm bởi các độc tố, sản
phẩm tạo thành có mùi hôi, tính ăn mòn cao và không bền, hoạt động trong vùng pH
hẹp, không chịu đƣợc pH thấp. Các ƣu và nhƣợc điểm của phân hủy yếm khí đƣợc
thể hiện nhƣ ở Bảng 1.11 sau.

28
Bảng 1.11: Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phân hủy yếm khí so với hiếu khí [11].
Ƣu điểm Nhƣợc điểm
- Giá thành vận hành thấp - Giá thành xây dựng cao
- Lƣợng bùn hình hành thấp - Thƣờng phải cấp thêm nhiệt
- Ít gây phát tán dạng sol khí - Thời gian lƣu thủy lực dài
- Bùn có tính bền cao - Hình thành sản phẩm gây mùi hổi và
- Sản phẩm metan sử dụng làm nhiên ăn mòn cao.
liệu. - Khả năng diệt khuẩn gây bệnh kém.
- Nhu cầu dinh dƣỡng thấp do tốc độ - Hình thành khí H2S
phát triển chậm và mức độ phân hủy nội - Tốc độ phát triển chậm dẫn đến kéo
sinh cao. dài thời gian khởi động hệ xử lý.
- Vi khuẩn có thể hoạt động theo mùa do - Chỉ sử dụng làm giai đoạn tiền xử lý
khả năng tồn tại dài ngày trong điều kiện
bị bỏ đói.

70-90% biogas
40-50% CO2

Hệ thống Hệ thống
yếm khí hiếu khí

COD đầu COD đầu COD đầu COD đầu


vào 100% ra 10-30% vào 100% ra 10-30%

Bùn thải Bùn thải


5-15% 50-60%

Hình 1.5. Chuyển đổi sinh học trong hệ thống hiếu khí và yếm khí [12]

29
Với cùng một nguồn COD đầu vào mô hình xử lý hiếu khí tạo ra sản phẩm khí
là CO2 và lƣợng bùn thải ra là 50 - 60% nhƣng với yếm khí thì lại tạo ra 70 - 90%
khí biogas và lƣợng bùn thải ra rất thấp 5 - 15%. Do đó xử lý yếm khí có ƣu thế về
mặt thực hiện cũng nhƣ hiệu quả kinh tế cao hơn xử lý hiếu khí.

Một trong những khác biệt quan trọng giữa xử lý yếm khí và hiếu khí là xử lý
yếm khí thực hiện trong không gian kín, môi trƣờng khí do chính hoạt động của
chúng tạo thành và có thành phần khác hẳn so với không khí. Sản phẩm chính hình
thành từ sự phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí là khí cacbonic và metan.
Nhƣ vậy trƣớc thực trạng về các loại bùn thải và chất thải phát sinh ngày càng
lớn, trong khi đó với những ƣu điểm của phƣơng pháp phân hủy kỵ khí nên tôi tiến
hành nghiên cứu về khả năng đồng phân hủy kỵ khí bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ từ
trạm xử lý nƣớc thải và chất thải rắn sinh hoạt giàu hữu cơ để xử lý các loại bùn
thải, rác thải nhằm đánh giá khả năng thu hồi khí metan có giá trị nhƣ một nguồn
năng lƣợng tái tạo.

30
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu


2.1.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu trong khuôn khổ của luận văn đƣợc thực hiện trên 03
loại chất thải:
- Bùn bể phốt (bùn bể tự hoại)
- Bùn hoạt tính dƣ (bùn hoạt tính thải)
- Chất thải giàu hữu cơ (chất thải rắn sinh hoạt)
Hiện nay, các hệ thống xử lý nƣớc thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội
đã và đang đƣợc Xí nghiệp Quản lý các nhà máy xử lý nƣớc thải xây dựng và cho đi
vào hoạt động. Đi cùng với một lƣợng lớn nƣớc thải sẽ đƣợc xử lý , lƣợng bùn hoạt
tính phát sinh từ quá trình xử lý bằng phƣơng pháp sinh học hiếu khí cũng sẽ ngày một
tăng lên, bao gồm lƣợng dƣ sinh khối, thành phần chính là các vi sinh vật cùng hàm
lƣợng chất hữu cơ cao nhƣ: protein, lipit, cacbohydrat..., các thành phần dinh dƣỡng
nhƣ nito, photpho, kali... ở mức cao, nhƣng đồng thời cũng tồn tại các yếu tố độc hại
nhƣ các kim loại nặng, mầm bệnh, dƣ lƣợng kháng sinh... Phƣơng pháp chính để xử lý
bùn hoạt tính thải đƣợc áp dụng hiện nay là thêm vào các hóa chất chuyên dụng, ép
tách nƣớc cơ học, trộn cùng với polyme rồi đem chôn lấp trực tiếp. Nếu chỉ thu gom,
vận chuyển về các bãi đổ với cách xử lý đơn giản nhƣ đang thực hiện sẽ gây ảnh
hƣởng đến môi trƣờng , tốn diện tích chôn lấp , hơn nữa là gây lãng phí nguồn dinh
dƣỡng có ích trong bùn hoạt tính thải. Mục tiêu đặt ra là cần nghiên cứu một phƣơng
pháp xử lý thích hợp, tích hợp đƣợc các tiêu chí: giảm thiểu ô nhiễm; tiết kiệm chi phí;
có thể tận dụng đƣợc sản phẩm sau xử lý vào mục đích khác; và quan trọng là có thể
sử dụng các kết quả nghiên cứu thu đƣợc để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo.
Tại Hà Nội, cùng với các vấn đề xung quanh việc xử lý nƣớc thải, vấn đề môi
trƣờng đƣợc quan tâm chú ý là quản lý phân bùn bể tự hoại. Hiện nay Hà Nội đã có
một số đơn vị thu gom phân bùn bể tự hoại, một lƣợng nhỏ đƣợc thu gom và xử lý tại
Công ty môi trƣờng đô thị URENCO 7 - Cầu Diễn. Với đặc điểm là một nƣớc nông
nghiệp, việc tái sử dụng phân bùn bể tự hoại là rất phổ biến ở Việt Nam, nhƣng phần

31
lớn phân bùn không đƣợc sử dụng đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh môi
trƣờng. Tuy rằng trong phân có chứa hàm lƣợng lớn các chất hữu cơ có khả năng phân
hủy sinh học, thành phần dinh dƣỡng nito, photpho ở mức cao, nhƣng nó cũng một
lƣợng đáng kể các mầm bệnh nhƣ: vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh, giun sán... là
nguyên nhân gây bệnh ở ngƣời. Do đó việc sử dụng phân trong nông nghiệp hoặc nuôi
trồng thuỷ sản có thể gây nguy hại thực sự đến sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy cần phải
có một hệ thống thu gom và công nghệ xử lý phù hợp hơn với điều kiện của Hà Nội.
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến xử lý các loại bùn thải thì lƣợng chất thải rắn
sinh hoạt cũng là một vấn đề hết sức cấp thiết. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh ở các đô thị chiếm tỷ lệ đến 60-70% lƣợng CTR, chất thải rắn sinh hoạt này có tỷ
lệ hữu cơ cao (khoảng 54-77%) có tiềm năng phân hủy sinh học [1].
Từ những lý do kể trên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đồng phân
hủy sinh học kỵ khí hỗn hợp hai loại bùn thải kể trên và chất thải giàu hữu cơ. Đƣợc
biết đến là phƣơng pháp xử lý sinh học có khả năng làm giảm hàm lƣợng các chất hữu
cơ và các tác nhân độc hại có trong bùn nguyên liệu, đồng thời sản sinh khí metan có
giá trị nhƣ một nguồn năng lƣợng tái tạo; phân hủy kỵ khí hỗn hợp hai loại bùn thải và
chất thải giàu hữu cơ kể trên hứa hẹn sẽ là một bƣớc đi đúng đắn.
Trong phạm vi của luận văn, việc nghiên cứu đồng phân hủy kỵ khí đƣợc thực
hiện trên quy mô thí điểm pilot, với việc sử dụng bùn hoạt tính dƣ từ trạm xử lý nƣớc
thải Kim Liên; phân bùn bể phốt từ Công ty Môi trƣờng đô thị Hà Nội URENCO 7 -
Cầu Diễn và chất thải giàu hữu cơ đƣợc thu gom là chất thải rắn sinh hoạt từ khu vực
chợ Mễ Trì Hạ - Nam Từ Liêm – Hà Nội đƣợc tập trung nghiên cứu.
 Chuẫn bị nguyên liệu:
a/ Bùn bể phốt
Bùn bể phốt hay còn đƣợc gọi là bùn bể tự hoại, bùn bể phốt sử dụng trong
nghiên cứu đƣợc lấy tại bể điều hòa của hệ thống 3 bể lắng tách cặn trong quy trình công
nghệ tại trạm xử lý phân bùn bể phốt Cầu Diễn – công ty môi trƣờng đô thị Hà Nội –
URENCO 7.

32
Hình 2.1. Phân bùn bể phốt tại trạm xử lý phân bùn bể phốt Cầu Diễn
Bùn bể phốt đƣợc múc tại bể lắng tách cặn bằng gàu thép không gỉ. Tiến hành
đồng thời lọc thô bằng rổ nhựa có kích thƣớc lỗ khoảng 0,5cm để loại bỏ các loại rác
có kích thƣớc lớn và đã có sự pha loãng bớt để thuận lợi cho việc lọc thô. Sau đó
chuyển vào thùng dung tích 20 lít, đậy nắp và vận chuyển về phòng thí nghiệm đặt
trong khuôn viên của trạm xử lý phân bùn bể phốt Cầu Diễn trƣớc ngày dự kiến thực
hiện 1-2 ngày.
b/ Bùn hoạt tính dƣ
Bùn hoạt tính dƣ hay còn có thể gọi là bùn hoạt tính thải đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu là bùn dƣ thừa từ quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học
hiếu khí. BHTD đƣợc lấy từ bể chứa bùn của Trạm xử lý nƣớc thải Kim Liên.

Hình 2.2. Bùn hoạt tính dư từ Trạm xử lý nước thải Kim Liên

33
Bùn đƣợc lấy bằng gàu múc thép không gỉ sau đó đƣợc chuyển vào can nhựa,
thùng nhựa 30 lít, sau khi loại bỏ hết rác có kích thƣớc lớn nổi trên bề mặt, bùn đồng
thời đƣợc lọc thô quá giá có kích thƣớc lỗ khoảng 0,5cm, đổ vào can nhựa có dung
tích 20 lít và vận chuyển về phòng thí nghiệm.
c/ Chất thải giàu hữu cơ
Chất thải giàu hữu cơ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ở đây là Chất thải rắn sinh
hoạt đƣợc thu gom tại khu vực chợ Mễ Trì Hạ và một số hộ dân cửa hàng ăn uống ở
Phƣờng Mễ Trì – Quận Nam từ Liêm – Hà Nội.
Sau quá trình phân loại, tách sơ bộ và loại bỏ các thành phần nhƣ gạch đá, túi ni
lông, dây nhựa… xác định đƣợc các thành phần chính của CTR sinh hoạt đƣa vào thí
nghiệm nhƣ sau: cuống các loại rau khoảng 75%, cơm thừa, bún dƣ thừa từ các của
hàng ăn uống khoảng 15%, số còn lại là tổng hợp của các loại nhƣ vỏ trái cây, ..v.v…
khoảng 10%. Để thuận lợi cho việc trộn đều nguyên liệu cũng nhƣ tính toán lƣợng
CTR sinh hoạt đƣa vào thí nghiệm thì chất thải này đƣợc xay nhỏ bằng máy xay sinh
tố.

Hình 2.3. Rác thải sinh hoạt khu vực chợ Mễ trì hạ- Nam từ liêm
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Từ các cơ sở khoa học về đặc điểm đặc trƣng của các loại bùn thải và chất thải
giàu hữu cơ đã nêu tại phần tổng quan và tiềm năng phân hủy sinh học kỵ khí của các
loại chất thải, luận văn tập trung vào một số nội dung nghiên cứu nhƣ sau:
a/ Thí nghiệm 1: Tiến hành bố trí thí nghiệm đồng phân hủy sinh học kỵ khí
giữa BBP và BHTD để xác định khả năng sinh khí khí metan.

34
b/ Thí Nghiệm 2: Tiến hành thí nghiệm đồng phân hủy sinh học kỵ khí giữa
BBP, BHTD và chất thải giàu hữu cơ để xác định khả năng sinh khí metan.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu
- Thu thập tài liz-+++ệu, thông tin về phƣơng pháp phân hủy yếm khí, đồng phân
hủy yếm khí hỗn hợp bùn thải, rác thải.
- Tìm hiểu các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về phân hủy yếm khí có
sử dụng bùn nguyên liệu là chất thải bùn hoạt tính, bùn bể tự hoại và chất thải rắn sinh
hoạt giàu hữu cơ.
- Tìm hiểu, áp dụng các phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu, thông số hóa lý của
bùn nguyên liệu và bùn sau phân hủy.
2.2.2. Thực nghiệm
a/ Nguyên liệu:
- Bùn bể bể phốt: Trƣớc khi đƣa vào các nghiệm thức của thí nghiệm đƣợc đổ
vào một thùng lớn và tiến hành khuấy đảo đều để đảm bảo tƣơng đối tính đồng nhất
các thành phần có trong bùn. Bùn bể phốt sau khi đảo đều đƣợc tiến hành thu mẫu
vào chai nhựa sạch và chuyển về phòng thí nghiệm Trung tâm phân tích và Chuyển
giao công nghệ Môi trƣờng để xác định một số tính chất hóa lý nhƣ: TS, TVS, TN, TP
của bùn nguyên liệu đầu vào.
- Bùn hoạt tính dƣ: Trƣớc khi đƣa vào các nghiệm thức của thí nghiệm cũng đƣợc
đổ vào một thùng lớn và tiến hành khuấy đảo đều để đảm bảo tƣơng đối tính đồng nhất
các thành phần có trong bùn. Bùn hoạt tính dƣ sau khi đảo đều đƣợc tiến hành thu
mẫu vào chai nhựa sạch và chuyển về phòng thí nghiệm Trung tâm phân tích và
Chuyển giao công nghệ Môi trƣờng để xác định một số tính chất hóa lý nhƣ: TS, TVS,
TN, TP của bùn nguyên liệu đầu vào.
- Chất thải giàu hữu cơ: chất thải giàu hữu cơ sau khi thu nhặt đƣợc từ khu vực
chợ về và xử lý sơ bộ thì đƣợc nghiền nhỏ bằng máy say, sau đó mẫu đƣợc cho vào
thùng chứa tiến hành trộn đều các thành phần rác lại với nhau.

35
b/ Thiết bị và dụng cụ thực nghiệm
- Thiết bị phân hủy yếm khí: Hệ thiết bị phân hủy sử dụng trong quá trình
nghiên cứu là bộ thiết bị phân hủy yếm khí của dự án AKIZ do Cộng hòa liên bang
Đức thiết kế chế tạo đặt trong khuôn viên của trạm xử lý phân bùn bể phốt Cầu Diễn.

Hệ thiết bị phân hủy yếm khí AKIZ bao gồm 6 bộ thiết bị phân hủy hiện đại,
đƣợc kết nối với bộ đo khí tự động. Sơ đồ cấu tạo của một bộ thiết bị phân hủy đƣợc
trình bày trong Hình 2.4 sau:

Hình 12: Hệ thiết bị phân hủy yếm khí AKIZ

Hình 2.4. Hệ thiết bị phân hủy yếm khí AKIZ do Cộng hòa liên bang Đức thiết kế chế tạo

36
Cấu tạo của một thiết bị phân hủy bao gồm:
(1) Bình phân hủy 50L; (2) Cửa nạp bùn; (3) Mô-tơ cánh khuấy; (4) Van xả bùn;
(5) Bình thu khí 1,5L; (6) Van an toàn; (7) Van xả khí; (8) Đồng hồ đo áp suất khí; (9)
Sensor - cảm biến, điều chỉnh đóng/xả khí; (10) Hộp điện đo khí tự động đƣợc thể hiện
cụ thể nhƣ Hình 2.5 sau:

3
9 10
5 6

7 1
2

Hình 2.5. Cấu tạo 1 bộ thiết bị phân hủy yếm khí AKIZ
- Dụng cụ thực nghiệm:
+/ Ca nhựa, xô nhựa các chủng loại 1L, 2L
+/ Cốc đong các loại 200ml, 500ml
+/ Vial - Lọ đựng đựng mẫu khí loại 10ml
+/ Xilanh loại 20ml,
+/ khóa chạc 3 (lấy từ bộ bình truyền nƣớc- thiết bị y tế) để lấy mẫu khí từ thiết bị
phân hủy yếm khí.

37
Hình 2.6. Một số dụng cụ đong mẫu, đựng mẫu

Hình 2.7. Đấu nối khóa chạc 3 vào thiết bị phân hủy yếm khí để lấy mẫu khí
Nguyên tắc xác định thể tích khí sinh ra của hệ thống
Khí biogas sinh ra từ thiết bị phân hủy sẽ đƣợc dẫn qua một cảm biến và tới bình
đo có dung tích 1,5L. Trong bình đo, khí biogas sẽ đƣợc lƣu đến áp suất chênh lệch
với áp suất môi trƣờng xung quanh là 50 mbar. Khi áp suất đạt đến áp suất Po+50
mbar, cảm biến sẽ tự động mở van xả khí và khí biogas sẽ đƣợc giải phóng khỏi bình
đo vào môi trƣờng xung quanh. Áp suất trong buồng đo sẽ giảm trở lại Po mbar. Sự
chênh lệch về áp suất sẽ đƣợc phát hiện bởi đồng hồ đo áp suất “Jumo etront ” đƣợc
kết nối với đầu dò áp suất và cảm biến điều khiển việc đóng/mở van xả khí. Khi khí
biogas đƣợc xả ra hết, cảm biến đóng van xả lại, khí sinh ra lại tiếp tục chạy từ thiết bị

38
phân hủy đến buồng đo. Điều này đảm bảo rằng một phép đo thể tích không đổi đƣợc
đảm bảo. Với mỗi một phép đo, bộ đếm tự động tại tủ điện sẽ nhận đƣợc một xung xác
định các biogas đƣợc thải ra ngoài và tự động nhảy một đơn vị đo.
c/ Thiết lập các thí nghiệm.
Để nghiên cứu khả năng đồng phân hủy yếm khí của hỗn hợp bùn hoạt tính dƣ
kết hợp phân bùn bể phốt và chất thải giàu hữu cơ, trƣớc hết cần nắm rõ đặc điểm, các
thông số hóa lý của cả ba loại nguyên liệu, sau đó mới tiến hành phối trộn ở các tỷ lệ
khác nhau.
Tại phòng thực nghiệm, các nguyên liệu đƣợc đổ riêng biệt vào bồn chứa dung
tích 50 lít, khuấy thật đều để đảm bảo mẫu nguyên liệu đƣợc đồng nhất. Tiếp theo hai
loại bùn và chất thải giàu hữu cơ đƣợc phối trộn ở những tỷ lệ theo yêu cầu của từng
thí nghiệm trong các thùng nhựa khác nhau. Khuấy trộn đều rồi tiến hành lấy mẫu bùn
đầu vào, bảo quản trong chai nhựa kín ở 4ºC trƣớc khi đem phân tích các thông số hóa
lý cần thiết. Sau đó bùn sau phối trộn đƣợc nạp vào thiết bị phân hủy đánh số tƣơng
ứng. Khóa chặt các van xả đáy, các van khí của hệ thống đo khí, bật máy khuấy ở tốc
độ 16 vòng/phút và bắt đầu theo dõi thể tích khí sinh ra hằng ngày.
Ở thí nghiệm 1(nội dung 1), đồng phân hủy sinh học kỵ bùn bể phốt và bùn hoạt
tính dƣ để sinh khí metan. Hàng ngày theo dõi thể tích khí biogas sinh ra, quan sát và
khắc phục các sự cố xảy ra. Tiến hành lấy mẫu khí ở các nghiệm thức thí nghiệm định
kỳ 03 ngày/lần để xác định thành phần khí sinh ra ở các nghiệm thức thí nghiệm. Phân
tích các thông số hóa lý nhƣ hàm lƣợng tổng chất rắn (TS), tổng chất rắn bay hơi
(TVS), tổng Nitơ (TN), tổng photpho (TP) của hỗn hợp bùn, chất thải giàu hữu cơ
trƣớc và sau phân hủy. Để đƣa ra những kết luận cụ thể về quá trình phân hủy kỵ khí
của từng thí nghiệm.
Ở thí nghiệm 2(nội dung 2), đồng phân hủy sinh học kỵ bùn bể phốt, bùn hoạt
tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ để sinh khí metan. Hàng ngày theo dõi thể tích khi
biogas sinh ra, quan sát và khắc phục các sự cố xảy ra. Tiến hành lấy mẫu khí ở các
nghiệm thức thí nghiệm định kỳ 05 ngày/lần để xác định thành phần khí sinh ra ở các
nghiệm thức thí nghiệm. Phân tích các thông số hóa lý nhƣ hàm lƣợng tổng chất rắn

39
(TS), tổng chất rắn bay hơi (TVS), tổng Nitơ (TN), tổng photpho (TP) của hỗn hợp
bùn, chất thải giàu hữu cơ trƣớc và sau phân hủy để đƣa ra những kết luận cụ thể về
quá trình phân hủy kỵ khí của từng thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng đồng phân hủy kỵ khí của sự kết hợp giữa 2
loại bùn nguyên liệu là BBP và Bùn hoạt tính dƣ để sinh khí metan.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu “nghiên cứu khả năng đồng phân hủy yếm khí
hỗn hợp bùn hoạt tính thải và bùn bể tự hoại trong xử lý bùn thải đô thị” [7], ở tỷ lệ
bùn bể tự hoại và bùn hoạt tính thải ở tỷ lệ 2:1 cho hiệu quả đồng phân hủy cao nhất vì
vậy tôi tiến hành bố trí 05 nghiệm thức xoay quanh tỷ lệ 2:1 này để bố trí các nghiệm
thức thí nghiệm trên 5 bộ thiết bị phân hủy, thể tích là 20L/1thiết bị với các tỷ lệ (%)
phối trộn tƣơng ứng nhƣ Bảng 2.1
Bảng 2.1. Bố trí các nghiệm thức ở thí nghiệm 1
(Đơn vị: % thể tích)
Tỷ lệ phối trộn BBP: BHTD (%)
Nghiệm thức BBP BHTD
NT1 100 0
NT2 80 20
NT3 70 30
NT4 50 50
NT5 30 70

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng đồng phân hủy yếm khí của sự kết hợp giữa
3 loại nguyên liệu BBP, Bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ để sinh khí metan.
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm 1 xác định đƣợc đồng phân hủy sinh học kỵ khí
giữa BBP và BHTD ở tỷ lệ 80:20 cho hiệu quả sinh khí tốt nhất vì vậy tôi tiến hành bố
trí 05 nghiệm thức trên 5 bộ thiết bị phân hủy yếm khí trên nguyên tắc ở mỗi nghiệm
thức tỷ lệ giữa BBP và BHTD là 80:20.
Thể tích nạp nguyên liệu là 30L/1 thiết bị với các tỷ lệ (%) phối trộn tƣơng ứng
đƣợc thể hiện nhƣ Bảng 2.2 sau:

40
Bảng 2.2. Bố trí các nghiệm thức thí nghiệm 2
(Đơn vị: % thể tích)
Nghiệm Tỷ lệ phối trộn BBP: BHTD: CTRSH
thức BBP BHTD RTSH
NT1 72 18 10
NT2 64 16 20
NT3 56 14 30
NT4 48 12 40
NT5(lặp
NT1) 72 18 10

d/ Các phƣơng pháp phân tích


 Tổng chất rắn TS và tổng chất rắn dễ bay hơi TVS : Xác định tổng chất rắn
bằng phương pháp SMEWW 2540.B:2005: Cân 1 lƣợng chính xác bùn nguyên liệu
vào cốc thủy tinh 250 ml đã đƣợc sấy khô, thể tích bùn 100ml để đồng thời xác định
khối lƣợng riêng của bùn. Đem sấy khô ở 105ºC thời gian 24h, để nguội về nhiệt độ
phòng sau đó đem cân đến khối lƣợng không đổi. Giá trị của TS là khối lƣợng chất rắn
còn lại trong cốc và độ ẩm là hàm lƣợng nƣớc đã bay hơi. Độ ẩm, TS đầu vào và đầu
ra xác định tƣơng tự nhau theo các bƣớc nêu trên.
Nghiền nhỏ mẫu sau cân kích thƣớc 0,2 mm bảo quản trong túi đựng mẫu để
phân tích các chỉ tiêu tiếp theo nhƣ TVS, TN, TP.
 Tổng chất rắn bay hơi bằng phương pháp SMEWW 2005 (2540 E): cân 1 lƣợng
chính xác mẫu TS trong chén nung trên cân phân tích đem nung ở 550ºC thời gian 1h,
để nguội và cân đến khối lƣợng không đổi.
 Nitơ tổng (TN): xác định hàm lƣợng N tổng số có trong mẫu bùn sau khi sấy
theo TCVN 6624-2:2000 (ISO 11905-2:1997) đã đƣợc cải biến để phù hợp với loại
mẫu sử dụng để phân tích.
Nguyên tắc: Chuyển hóa các hợp chất nitơ hữu cơ trong mẫu bùn đã sấy khô về
dạng muối amoni (NH4+) bằng cách đun nóng trong dung dịch acid sulfuric đậm đặc

41
(H2SO4) với sự có mặt của hỗn hợp xúc tác K2SO4 và CuSO4 (10:1), Oxy hóa mẫu
dung dịch chứa nitơ bằng cách đốt trong khí oxy ở 1000 oC để chuyển nitơ thành oxit
nitric phản ứng với ozon cho nitơ dioxit hoạt hóa (NO2*). Định lƣợng nồng độ nitơ
bằng huỳnh quang.
 Photpho tổng (TP) : xác định Photpho tổng số theo TCVN 8563 : 2010 : Phân
bón - phƣơng pháp xác định photpho tổng số.
Nguyên tắc: Sử dụng hỗn hợp hai axit H2SO4 và HClO4 để phân hủy và chuyển
hóa các hợp chất photpho trong mẫu thành photpho dƣới dạng axit orthophotphoric,
rồi xác định hàm lƣợng photpho trong dung dịch mẫu theo phƣơng pháp trắc quang.
Đo màu vàng của phức chất tạo thành giữa photpho và vanadomolypdat do phản ứng
của photpho với molypdat tạo thành phức đa dị vòng khi bị khử, từ đó suy ra hàm
lƣợng photpho trong mẫu. Phƣơng pháp “đo màu vàng vanadomolypdat” thích hợp
cho các dung dịch mẫu có nồng độ photpho cao.
 Xác định thể tích khí sinh ra theo ngày nhƣ phƣơng pháp đã trình bày tại mục a
trên
c/ Nạp mẫu vào hệ thống phân hủy yếm khí
Tại phòng thí nghiệm, các mẫu bùn và CTR sinh hoạt đƣợc đổ riêng biệt vào bồn
chứa dung tích 50 lít, khuấy thật đều để đảm bảo mẫu bùn đƣợc đồng nhất. Tiếp theo
bùn đƣợc pha loãng để thuận lợi cho việc nạp mẫu vào thiết bị, phối trộn ở những tỷ lệ
theo yêu cầu của từng thí nghiệm trong các thùng nhựa 20 lít khác nhau. Khuấy trộn
đều rồi tiến hành lấy mẫu bùn đầu vào, bảo quản trong chai nhựa kín ở 4ºC trƣớc khi
đem phân tích các thông số hóa lý cần thiết. Sau đó bùn sau phối trộn đƣợc nạp vào
thiết bị phân hủy và đánh số tƣơng ứng. Khóa chặt các van xả đáy, các van khí của hệ
thống đo khí, bật máy khuấy ở tốc độ 16 vòng/phút và bắt đầu theo dõi thể tích khí
sinh ra hằng ngày.
Tiến hành theo dõi các thí nghiệm: hàng ngày theo dõi thể tích khí biogas sinh ra,
quan sát và khắc phục các sự cố sảy ra. Phân tích các thông số hóa lý nhƣ hàm lƣợng
tổng chất rắn, tổng chất rắn bay hơi, tổng Nitơ, tổng photpho của hỗn hợp bùn trƣớc và

42
sau phân hủy để đƣa ra những kết luận cụ thể về quá trình phân hủy yếm khí của từng
thí nghiệm.
e/ Xác định thành phần khí sinh ra
Bƣớc 1: Chuẩn bị các lọ đựng mẫu khí, ghi ký hiệu mẫu lên các lọ  cắm van
chạc 3 cạnh có ống nối vào bình thí nghiệm  mở khóa và cắm xilanh vào van ba
chạc tiến hành kéo xilanh hút khí vào, xả ra 3-5 lần sau đó mới tiến hành thu mẫu khí
trong xilanh vào lọ 10ml và nén chặt.
- Đối với nội dung 1 đồng phân hủy sinh học kỵ khí BBP và BHTD định kỳ
đƣợc thu mẫu 03 ngày/1 lần, cách thức thực hiện nhƣ Bƣớc 1 trên.
- Đối với nội dung 2 đồng phân hủy sinh học kỵ khí BBP, BHTD và chất thải
giàu hữu cơ định kỳ đƣợc thu mẫu 05 ngày/1 lần, cách thức thực hiện nhƣ Bƣớc 1 trên.
Bƣớc 2: Tiến hành đƣa mẫu đã lấy về phòng thí nghiệm - Trung tâm phân tích và
chuyển giao công nghệ môi trƣờng- Viện môi trƣờng Nông nghiệp để gửi mẫu phân tích.
Khí của các nghiệm thức thí nghiệm đƣợc tiến hành thu mẫu định kỳ 5
ngày/1lần. Đƣợc phân tích trên hệ thống sắc ký khí GC – 2014 (Shimadzu Nhật Bản)
ghép nối với các detector ion hóa ngọn lửa (Flame Ionization Detector: FID) và
detector cảm biến nhiệt (Thermal Conductivity Detector: TCD). Cột tách sử dụng
đồng thời ba loại cột: Molecular Sieve, Porapak N và Porapak Q). Khí mang nitơ (độ
tinh khiết lớn hơn 99,95%). Thể tích mẫu khí đƣa vào hệ thống là 10 mL.

Hình 2.8. Thiết bị phân tích khí

43
Nguyên tắc hoạt động: Hỗn hợp khí đƣợc đƣa vào hệ thống sắc ký từ cổng bơm
mẫu, nhờ dòng khí mang hỗn hợp khí đƣợc đẩy qua cột. Tại đây, xảy ra quá trình tách
các chất khí trong đó có CH4 và CO2. Khi ra khỏi cột tách, khí CO2 đƣợc dẫn qua cột
methaonzer (nạp Shimahte Niken) để chuyển hóa thành CH4 để tính lƣợng CO2 trong
mẫu khí. Khí CH4 khi ra khỏi cột tách đƣợc dẫn trực tiếp đến detector TCD để xác
định (phƣơng pháp chung là có thể xác định đồng thời thêm các khí H2, O2, N2). Cũng
dựa vào phƣơng pháp chuẩn để xác định đƣợc hàm lƣợng khí CH4 có trong mẫu khí.

44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc tính hóa lý của bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ
Đặc tính hóa lý của Bùn bể phốt, BHTD đƣợc tiến hành kiểm tra bao gồm các
nguyên tố: tổng chất rắn, tổng chất rắn bay hơi, nitơ tổng, phốt pho tổng đƣợc đƣa
đi kiểm tra ngay sau khi thu mẫu về phòng thực nghiệm đã cho kết quả nhƣ Bảng
3.1 sau:
Bảng 3.1. Một số đặc điểm hóa lý của BBP và BHTD

Thông số Tổng chất rắn Tổng chất rắn Phốt pho tổng Ni tơ tổng
(%) bay hơi (%) (%TS) (%TS)
Loại bùn
BBP 6,15 89,72 1,67 1,8
BHTD 2,42 81 4,5 2,92

Với các đặc điểm hóa lý TVS, TN, TP tƣơng đối cao so với tổng chất rắn có
trong bùn thải. Với đặc điểm này ta có thể thấy thành phần chất dinh dƣỡng có
trong 02 loại bùn thải này khá cao, có thể thấy có tiềm năng sử dụng làm phân bón,
cải tạo đất nông nghiệp tuy nhiên để có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì
cần có những đánh giá về các thành phần ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng đất
Với kết quả phân tích các đặc điểm hóa lý nhƣ TS, TVS, TN, TP của bùn bể
phốt và BHTD thu đƣợc so với kết quả của bùn thải sông Kim Ngƣu [10] ở Bảng
3.2 thì có thể thấy rằng đặc điểm TS của BBP, BHTD thấp hơn rất nhiều so với bùn
thải sông, nhƣng ở các đặc điểm TVS, TN, TP thì BBP, BHTD ngƣợc lại có kết quả
cao hơn đáng kể so với bùn sông Kim Ngƣu.
Bảng 3.2.Các đặc điểm hóa lý này so với bùn thải sông kim ngƣu [9].

Thông số Tổng chất Chất rắn bay Phốt pho Ni tơ tổng


Loại bùn rắn (%) hơi (%TS) tổng (%TS) (%TS)
Bùn sông Kim ngƣu 13,2 31,5 0,95 1,39

44
Nhƣ vậy có thể thấy trong bùn bể phốt và bùn hoạt tính dƣ có đặc điểm giàu
hợp chất hữu cơ, đây là một đặc điểm có sự ảnh hƣởng lớn đến tiềm năng sinh khí
metan.
3.2. Kết quả đồng phân hủy sinh học kỳ khí giữa Bùn bể phốt và Bùn hoạt
tính dƣ.
Nghiên cứu khả năng đồng phân hủy sinh học kỵ khí của sự kết hợp giữa 2
loại bùn nguyên liệu là BBP và Bùn hoạt tính dƣ với các tỷ lệ phối trộn nhƣ trình
bày ở Bảng 2.1, kết thúc ở thời gian là 30 ngày khi ở các nghiệm thức của thí
nghiệm gần nhƣ không sinh khí biogas.
Nhƣ đã trình bày ở phần thực nghiệm mẫu bùn ở từng nghiệm thức của thí
nghiệm sẽ đƣợc lấy để phân tích các chỉ tiêu hóa lý nhƣ hàm lƣợng tổng chất rắn
(TS), tổng chất rắn bay hơi (TVS), photpho tổng số (TP), Nitơ tổng số (TN) ở mẫu
bùn đầu vào và bùn sau phân hủy để có thêm thông tin về quá trình phân hủy của
hỗn hợp bùn thải sau khi phối trộn.
Đặc điểm hóa lý của các nghiệm thức sau khi phối trộn để đƣa vào hệ thống
phân hủy kỵ khí, đƣợc tiến hành lấy mẫu và phân tích cho kết quả đƣợc trình bày
nhƣ Bảng 3.3 sau.
Bảng 3.3. Đặc điểm hóa lý nguyên liệu sau phối trộn của các nghiệm thức TN1

Nghiệm thức TS (%) TVS (%TS) TP (%TS) TN (%TS)


NT1 6,14 89,72 1,67 1,78
NT2 5,48 87,97 2,23 2,01
NT3 5,02 87,11 2,52 2,09
NT4 4,21 85,32 2,55 2,28
NT5 3,5 83,61 3,62 2,56

a. Sự thay đổi tổng chất rắn

Sau 30 ngày phân hủy, hàm lƣợng tổng chất rắn có trong bùn phân hủy ở đầu
vào và đầu ra của thí nghiệm đều giảm đi đáng kể. Hệ số loại bỏ đƣợc thể hiện nhƣ
Bảng 3.4 sau.

45
Bảng 3.4. Kết quả phân tích TS trƣớc và sau phân hủy các NT Thí Nghiệm 1

BBP+BHTD TS (%)
(tỷ lệ phối trộn) Đầu vào Đầu ra Hiệu suất loại bỏ (%)

NT1 (100:0) 6,14 5,21 15,3


NT2 (80:20) 5,48 3,95 27,9
NT3 (70:30) 5,02 3,86 23,1
NT4 (50:50) 4,21 3,21 22,6
NT5 (30:70) 3,56 2,76 22,4

Từ kết quả nhƣ ở Bảng 3.4 trên ta thấy ở các nghiệm thức 2, NT3, NT4 và
NT5 là khá đồng đều về khả năng loại bỏ TS và đều cao hơn ở NT1. Trong tất cả
các nghiệm thức thí nghiệm thì khả năng loại bỏ TS đạt hiệu quả cao nhất diễn ra ở
NT2(27,9%) với tỷ lệ phối trộn giữa BBP và BHTD là 80:20 điều này cho thấy ở tỷ
lệ phối trộn này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để mang lại khả năng phân hủy
các các hợp chất hữu cơ tốt nhất trong 5 nghiệm thức đã phối trộn. Riêng nghiệm
thức 1 với tỷ lệ 100% BBP, cho khả năng loại bỏ TS thấp nhất chỉ đạt 15,3%. Mức
loại bỏ TS ở nghiệm thức này đều thấp hơn các nghiệm thức còn lại khoảng 10%.
Từ đây ta có thể thấy ở các nghiệm thức của thí nghiệm 1 này có sự phối trộn của
các 2 loại bùn đã tạo nên điều kiện thuận lợi hơn cho việc loại bỏ TS. Sự kết hợp
giữa 2 loại bùn bể phốt và bùn hoạt tính dƣ đã cho hệ số loại bỏ TS tốt hơn thể hiện
theo hệ số tăng dần ở các NT lần lƣợt là các NT5, NT4, NT3, NT2 và thấp nhất là ở
NT1(100%).
b. Sự thay đổi tổng chất rắn bay hơi
Sau 30 ngày phân hủy, hàm lƣợng tổng chất rắn bay hơi đều giảm đi nhiều và
khá là tƣơng đồng ở mức cao bằng chứng là ở tất cả các nghiệm thức đều giảm ở
mức trên 30% thể hiện nhƣ Bảng 3.5 sau:

46
Bảng 3.5. Kết quả TVS trƣớc và sau phân hủy của các NT ở thí nghiệm 1

BBP : BHTD TVS(%TS) Hiệu suất loại bỏ (%)


(tỷ lệ phối trộn) Đầu vào Đầu ra TVS
NT1 (100:0) 89,72 57,5 35,9
NT2 (80:20) 87,97 52,5 40,3
NT3 (70:30) 87,12 54,1 37,9
NT4 (50:50) 85,35 52,6 38,4
NT5 (30:70) 83,61 51,9 37,9

100 Đầu vào


%TS 90
89,72 87,97 87,1 Đầu ra
85,35 83,61
80

70

60 57,5
52,5 54,1 52,6 51,9
50

40

30

20

10

0
NT1 (100:0) NT2 (80:20) NT3 (70:30) NT4 (50:50) NT5(30:70)

Nghiệm thức
Hình 3.1. Sự thay đổi giá trị TVS được loại bỏ của các NT ở TN1
Từ bảng 3.5 và Hình 3.1 trên ta thấy hệ số loại bỏ TVS thấp nhất một lần nữa
lại là ở nghiệm thức 1 đạt 35,9%, hệ số giảm hàm lƣợng TVS cao nhất là ở nghiệm
thức 2(40,3%), sau đó giảm dần lần lƣợt là ở các nghiệm thức 4(38,4%), nghiệm
thức 3(37,9%) và nghiệm thức 5(37,9%). Ở nghiệm thức 2 với tỷ lệ đồng phân hủy

47
giữa bùn bể phốt và bùn hoạt tính dƣ (80:20) cho khả năng loại bỏ TVS cao nhất có
sự khác biệt rõ nét so với các nghiệm thức còn lại với sự phối trộn này chứng tỏ đã
tạo nên những điều kiện thuận lợi để mang lại khả năng phân hủy các hợp chất hữu
cơ tốt nhất trong 5 tỷ lệ phối trộn.
Từ kết quả phân tích đặc điểm TS, TVS trƣớc và sau quá trình phân hủy kỵ
khí thể hiện ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4 trên, ta thấy rằng ở tỷ lệ phối trộn giữa bùn bể
phốt và bùn hoạt tính dƣ là (80:20)% đã cho khả năng loại bỏ chung TS, TVS là tốt
nhất.
c. Sự thay đổi tổng Phốt pho

Khi tiến hành phối trộn BBP và BHTD để phân hủy yếm khí, khả năng ổn
định đƣợc các yếu tố dinh dƣỡng nhƣ P và N cũng đƣợc tiến hành theo dõi để đánh
giá sự phân hủy diễn ra trong hỗn hợp bùn thải. Kết quả phân tích TP của các
nghiệm thức đƣợc trình bày trong Bảng 3.6 dƣới đây:
Bảng 3.6. Kết quả phân tích TP trƣớc và sau phân hủy của TN1

BBP:BHTD TP (%TS)
Tỷ lệ giảm (%)
(tỷ lệ phối trộn) Đầu vào Đầu ra
NT1 (100:0) 1,67 1,32 21
NT2 (80:20) 2,23 1,67 25,1
NT3 (70:30) 2,52 1,71 32,1
NT4 (50:50) 3,05 2,58 15,3
NT5 (30:70) 3,62 2,54 29,8

Từ Bảng 3.6 trên thấy rằng giá trị photpho tổng ở các nghiệm thức đều giảm
theo thời gian phân hủy. Kết quả phân tích TP sau 30 ngày phân hủy của tổ hợp
mẫu bùn cũng cho thấy, trong khoảng thời gian này giá trị TP cũng đều giảm xuống
tƣơng đối nhiều từ 15-32%, tùy vào từng nghiệm thức ở các tỷ lệ phối trộn khác
nhau có sự khác biệt rõ rệt.

48
Với giá trị TP này thì ở nghiệm thức 3 cho khả năng loại bỏ cao nhất (32,1%)
tiếp đến là nghiệm thức 5(29,8%), nghiệm thƣc 2(25,1%), nghiệm thức 1 (21%) và
thấp nhất là ở nhiệm thức 4(15,3%). Ở các giá trị TS, TVS của các nghiệm thức thì
nghiệm thức 4 luôn cho khả năng loại bỏ cao nhất nhƣng ở giá trị TP thì ngƣợc lại,
nghiệm thức 4 khả năng loại bỏ lại thấp nhất.

4
%TS Đầu vào (%TS) 3,62
3.5
Đầu ra (%TS)
3
2,52 3,05
2.5 2,23 2,54
2,58
2 1,71
1,67 1,67
1.5 1,32

0.5

0
NT1 (100:0) NT2 (80:20) NT3 (70:30) NT4 (50:50) NT5 (30:70)

NNghiệm thức

Hình 3.2. Sự thay đổi giá trị TP của các NT-TN1 trước và sau phân hủy kỵ khí
Sự giảm giá trị TP ở mẫu bùn đầu ra có thể đƣợc giải thích là do trong quá
trình diễn ra sự phân hủy yếm khí, lƣợng P ở dạng dễ tiêu, dễ phân hủy không chỉ
đƣợc VSV sử dụng vào hoạt động sinh trƣởng và phát triển, mà một phần bị chuyển
hóa thành P ở dạng khó phân hủy, ví dụ nhƣ P trong muối PO43- ở dạng không tan
với các kim loại nặng, hoặc P ở các dạng trong các hợp chất phức tạp, rất khó để vi
sinh vật có thể tiêu thụ và chuyển hóa; đồng thời trơ trong các phản ứng hóa học
của phƣơng pháp phân tích xác định P tổng số. Do đó, giá trị TP của tổ hợp mẫu
bùn đầu ra giảm so với bùn đầu vào.

49
d. Sự thay đổi tổng Nitơ
Cùng với photpho, nitơ cũng là yếu tố dinh dƣỡng quan trọng đối với sự sinh
trƣởng và phát triển trong hoạt động sống của tổ hợp các nhóm vi sinh vật trong quá
trình phân hủy yếm khí. Nitơ tồn tại trong thiết bị phân hủy yếm khí ở cả ba trạng
thái: rắn lỏng và khí; trong đó N tồn tại trong các hợp chất hữu cơ nhƣ protein,
amino axit, peptit... là thành phần N dinh dƣỡng chính mà vi sinh vật sẽ sử dụng
trong quá trình phân hủy. Phân tích hàm lƣợng nitơ tổng số trong tổ hợp mẫu bùn
rắn trƣớc và sau phân hủy để phần nào đánh giá đƣợc hoạt động sống của các nhóm
vi sinh vật, từ đó đƣa ra kết luận về quá trình phân hủy yếm khí diễn ra trên mẫu
bùn đầu vào. Mẫu bùn đƣợc lấy và đem về phòng đƣợc sấy khô ở 105oC, sau đó xác
định hàm lƣợng N có trong mẫu rắn sau sấy. Các kết quả phân tích TN trong mẫu
rắn TS của các nghiệm thức trƣớc và sau phân hủy đƣợc trình bày trong Bảng 3.7
Bảng 3.7. Kết quả phân tích TN của các NT-TN1 trƣớc và sau phân hủy

BBP+BHTD TN (%TS)
Tăng (%)
(tỷ lệ phối trộn) Đầu vào Đầu ra
NT1 (100:0) 1,78 2,75 54,5
NT2 (80:20) 2,02 3,48 72
NT3 (70:30) 2,13 4,11 92,6
NT4 (50:50) 2,36 4,07 72,6
NT5 (30:70) 2,58 3,75 45,3

Từ kết quả thể hiện ở Bảng 3.7 trên, thấy rằng sau thời gian 30 ngày phân hủy,
TN của tổ hợp bùn đầu ra ở tất cả các nghiệm thức đều tăng. Tại các NT1; NT2;
NT3; NT4; NT5 mẫu đầu ra ở các nghiệm thức tăng tƣơng ứng là 54,5%; 72%;
92,6%; 72,6% và 45,3%. Các VSV sinh trƣởng và phát triển, chuyển hóa N ở các
dạng khác nhau thành N hữu cơ trong sinh khối, do vậy giá trị TN của bùn sau phân
hủy tăng lên so với TN của bùn đầu vào. Một lý do khác nữa là có thể do giá trị TS
giảm đi nhiều vì vậy mà giá trị TN ta thấy là tăng lên. Tại NT3 với tỷ lệ BBP:
BHTD đầu vào là 70:30 thì TN của hỗn hợp đầu ra tăng lên nhiều nhất, sự phân hủy

50
yếm khí đạt hiệu quả cao nhất trong 5 tỷ lệ đƣợc khảo sát, độ tăng của TN của hỗn
hợp bùn ở NT3 là 92,6% lớn hơn nhiều so với độ tăng của các NT còn lại cho thấy
việc phối trộn BBP và BHTT ở tỷ lệ (70:30) thực sự đem lại hiệu quả phân hủy yếm
khí tốt hơn. Với kết quả TN sau quá trình đồng phân hủy này tăng lên đây là một
điểm nhấn để đánh giá giá trị dinh dƣỡng trong bùn sau phân hủy để phục vụ trong
nông nghiệp.

4.5
4,11 4,07
%TS 4 Đầu vào
3,75
3.5 Đầu ra 3,48

3
2,75 2,58
2.5 2,36
2,02 2,13
2 1,78
1.5

0.5

0
NT1 (100:0) NT2 (80:20) NT3 (70:30) NT4 (50:50) NT5(30:70)

Nghiệm thức

Hình 3.3. Sự thay đổi giá trị TN của các NT- TN1 trước và sau phân hủy yếm khí
e. Diễn biến sinh khí trong quá trình đồng phân hủy sinh học kỳ khí giữa
Bùn bể phốt và Bùn hoạt tính dƣ (thí nghiệm 1).
Thời gian tiến hành nghiên cứu trong 30 ngày, trong thời gian này với điều
kiện nhiệt độ phòng dao động trong khoảng 24-320c. Đây là khoảng nhiệt độ thích
hợp cho nhóm vi sinh vật ƣu ấm trong phân hủy yếm khí.
Giữa các nghiệm thức của thí nghiệm 1, thể tích khí biogas sinh ra có sự khác
biệt rõ dệt, tỷ lệ phối trộn đồng phân hủy giữa BBP và BHTD ở NT2 với tỷ tƣơng
ứng 80:20 thể tích khí biogas sinh ra lớn nhất, tiếp đến lần lƣợt là NT3, NT4, NT1
và NT5 có tỷ lệ phối trộn giữa BBP:BHTD là 30:70 có thể tích khí biogas sinh ra ít
nhất. Vì BBP có khả năng phân hủy yếm khí tốt hơn BHTD nên lƣợng khí biogas

51
sinh ra tăng lên khi hàm lƣợng BBP có trong hỗn hợp bùn đầu vào tăng lên, khí
biogas sinh ra phụ thuộc vào lƣợng BBP có trong hỗn hợp bùn thải, BBP càng nhiều
lƣợng khí biogas sinh ra càng lớn. Tuy nhiên ở NT1 có 100% BBP nhƣng lƣợng khí
biogas sinh ra vẫn ít hơn ở NT2, NT3 và NT4, có thể nhận thấy rằng ít nhiều ở sự
phối trộn hỗn hợp 2 loại bùn đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình đồng
phân hủy sinh khí biogas.
Thể tích khí ở NT2 cao gấp gần 5 lần so với NT5, gấp 2 lần so với NT1. Có
thể thấy rằng thể tích khí biogas ở nghiệm thức 2 là tƣơng đối lớn, trung bình lƣợng
khí sinh ra ở NT2 này đạt 251 lít/ngày.
Thể tích khí của các nghiệm thức sinh ra ở thí nghiệm 1 đƣợc thể hiện nhƣ
Bảng 3.8 sau:
Bảng 3.8. Thể tích khí biogas sinh ra ở các NT của Thí Nghiệm 1

Nghiệm thức Thể tích khí sinh ra (lít) Thể tích khí TB/ngày (lít)
NT1 3790 126
NT2 7523 251
NT3 6998 233
NT4 5334 178
NT5 1564 52

Lƣợng khí sinh học sinh ra là một yếu tố quan trọng để so sánh và đánh giá sự
phân hủy yếm khí diễn ra tại các tỷ lệ phối trộn BHTD và BBP khác nhau. Với cùng
một thể tích bùn đầu vào đƣợc nạp nhƣ nhau, lƣợng khí sinh học sinh ra phụ thuộc
vào tỷ lệ các thành phần bùn thải có trong hỗn hợp bùn đƣợc nạp vào thiết bị phân
hủy.

52
8000
7523
6998
7000
Lít
6000
5334
5000

4000 3794

3000

2000
1564
1000

0
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Nghiệm thức

Hình 3.4. Thể tích khí sinh ra ở các NT thí nghiệm 1

Diễn biến sinh khí nhiều ngay từ những ngày đầu nạp mẫu. Nhƣ đã trình bày ở
các phần trên, BHTD và BBP đã đƣợc lƣu giữ ở điều kiện yếm khí một thời gian
khá dài, quá trình phân hủy yếm khí đã đƣợc hình thành trên cả hai loại bùn nguyên
liệu, vì vậy rất nhanh sau khi nạp bùn vào thiết bị, khí biogas đã đƣợc sản sinh. Sự
phối trộn hỗn hợp hai loại bùn thải để đồng phân hủy kỵ khí làm cho diễn biến thể
tích khí sinh ra hàng ngày có sự thay đổi. Lƣợng khí sinh ra tăng rất nhanh, khí sinh
ra nhiều nhất và chủ yếu trong khoảng 15 ngày đầu, sau đó lƣợng khí sinh ra hàng
ngày giảm dần và ổn định từ ngày thứ 18 đến hết thí nghiệm ở ngày thứ 30. Kết quả
từ các nghiệm thức cho thấy luôn xuất hiện đỉnh cực đại sinh khí. Hiện tƣợng này
chứng tỏ khả năng sinh khí liên quan đến quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có
trong nguyên liệu đầu vào của các nghiệm thức, các điều kiện môi trƣờng nhƣ nhiệt
độ, pH …. Thời điểm cực đại sinh khí xuất hiện ở các NT cũng ở 15 ngày đầu.
Tổng lƣợng khí biogas sinh ra ở các NT xếp thứ tự từ cao  thấp là NT2 - NT3 -
NT4 - NT1 và NT5, hỗn hợp BBP và BHTD với tỷ lệ tƣơng ứng (80:20) cho lƣợng
khí biogas sinh ra nhiều nhất, thể tích khí biogas sinh ra ít nhất là ở NT5 với tỷ lệ
hỗn hợp giữa BBP và BHTD là 30:70. Bởi với đặc điểm là ở bùn bể phốt có khả

53
năng phân hủy yếm khí tốt hơn bùn hoạt tính dƣ nên lƣợng khí biogas sinh ra nhiều
khi hàm lƣợng BBP có trong bùn đầu vào nhiều hơn. Khí biogas sinh ra phụ thuộc
nhiều vào lƣợng BBP có trong hỗn hợp bùn đầu vào, BBP càng nhiều lƣợng khí
biogas càng lớn. Tuy nhiên ở nghiệm thức 1 với 100% bùn bể phốt lại cho khả năng
sinh khí biogas thấp hơn ở các nghiệm thức 2, NT3, NT4 từ đây có thể nhận thấy ở
sự phối trộn có cả 2 thành phần BBP và BHTD ở tỷ lệ phù hợp đã có những điều
kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy sinh học kỵ khí sinh khí biogas. Qúa trình
sinh khí biogas đƣợcthể hiện nhƣ Hình 3.6 dƣới đây.

700

Lít NT1
600 NT2

NT3
500
NT4

NT5
400

300

200

100

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Ngày

Hình 3.5. Diễn biến sinh khí trong quá trình phân hủy yếm khí các NT - TN1

f. Thành phần khí biogas của các nghiệm thức


Khí sinh học đƣợc sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu
cơ với thành phần chính gồm: CH4, CO2. Ngoài ra còn một số khí khác với tỷ lệ hạn
chế có trong thành phần khí sinh học nhƣ: H2S, N2, N2O, H2…Trong nghiên cứu,

54
một số thành phần khí chính trong khí sinh học phân tích đƣợc bao gồm CH4, CO2
và N2O. Thành phần trung bình các loại khí của các nghiệm thức sau 10 đợt thu
mẫu và phân tích. Nhìn chung với các tỷ lệ phối trộn của các nghiệm thức thí
nghiệm 1 đồng phân hủy sinh học kỵ khí bùn bể phốt và bùn hoạt tính dƣ để sinh
khí metan thì ta thấy thành phần khí metan sinh ra ở các nghiệm thức đa số đều nằm
trong khoảng từ 38-52%. Kết quả tỷ lệ thành phần các khí có trong khí biogas đƣợc
thể hiện nhƣ Bảng 3.9 sau đây.
Bảng 3.9: Tỷ lệ thành phần của các khí sinh ra ở các NT Thí Nghiệm 1

Nghiệm thức Khí biogas (lít/ngày) CH4 (%) CO2 (%) N2O và khí
khác (%)
NT1 ≈ 126 ≈ 48 ≈ 50 ≈2
NT2 ≈ 251 ≈ 51 ≈ 47 ≈2
NT3 ≈ 233 ≈ 48,5 ≈ 50 ≈2
NT4 ≈ 178 ≈ 43 ≈ 55 ≈2
NT5 ≈ 52 ≈ 38 ≈ 60 ≈2

120
CO2 (%) CH4 (%)
%
khí khác (%)
100

80

60

40

20

0
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
Nghiệm thức

Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện thành phần các loại khí trung bình của các nghiệm thức

55
Hoạt động của vi khuẩn sinh khí CH4 phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣng quan
trọng nhất là thành phần nguyên liệu đầu vào. Lƣợng chất ức chế trong nguyên liệu
đầu vào nhỏ, tỷ lệ thích hợp của các yếu tố vi lƣợng giúp cho việc sinh khí CH4 diễn
ra với hiệu quả cao hơn. Do đó, khi thay đổi thành phần nguyên liệu đầu vào với các
tỷ lệ phối trộn giữa BBP và BHTD cho chúng ta tỷ lệ sinh khí CH 4 khác nhau ở thí
nghiệm này tỷ lệ phối trộn BBP:BHTD (80:20) ở NT2 cho thành phần khí CH4 là
cao nhất (51%), các nghiệm thức tiếp theo có tỷ lệ khí CH4 sinh ra cao lần lƣợt là
NT3(48,5%), NT1(48%), NT4(43%) và thấp nhất là ở NT5(38%).
Từ kết quả thể tích khí biogas nhƣ ở Bảng 3.8 và hệ số khí metan sinh ra ở
mỗi nghiệm thức ở Bảng 3.9 ta tính đƣợc thể tích khí metan sinh ra ở các nghiệm
thức thí nghiệm đồng phân hủy sinh học kỵ khí giữa bùn bể phốt và bùn hoạt tính
dƣ. Đối với đồng phân hủy sinh học kỵ khí giữa BBP và BHTD để sinh khí Metan
thì ở nghiệm thức 2 cho khả năng sinh khí metan cao nhất, tiếp đến là ở các nghiệm
thức 3, nghiệm thƣc 4, nghiệm thức 1 và thấp nhất là ở nghiệm thức 5. Cụ thể thể
tích khí metan sinh ra ở từng nghiệm thức đƣợc thể hiện nhƣ ở Bảng 3.10 dƣới đây.
Bảng 3.10. Thể tích khí CH4 sinh ra ở các nghiệm thức- thí nghiệm 1

Nghiệm thức CH4 (lít) Thể tích khí TB/ngày (lít)


NT1 1818 61
NT2 3849 128
NT3 3394 113
NT4 2285 76
NT5 602 20

3.3. Kết quả đồng phân hủy sinh học kỳ khí giữa Bùn bể phốt, Bùn hoạt
tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ.
Nghiên cứu khả năng đồng phân hủy sinh học kỵ khí của sự kết hợp giữa 2
loại bùn nguyên liệu là Bùn bể phốt, Bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ với
các tỷ lệ phối trộn nhƣ trình bày ở Bảng 2.2, kết thúc ở thời gian là 70 ngày khi ở
các nghiệm thức của thí nghiệm gần nhƣ không sinh khí biogas.

56
Nhƣ đã trình bày ở phần thực nghiệm mẫu bùn ở từng nghiệm thức của thí
nghiệm sẽ đƣợc lấy để phân tích các chỉ tiêu hóa lý nhƣ hàm lƣợng tổng chất rắn
(TS), tổng chất rắn bay hơi (TVS), photpho tổng số (TP), Nitơ tổng số (TN) ở mẫu
bùn đầu vào và bùn sau phân hủy để có thêm thông tin về quá trình phân hủy của
hỗn hợp bùn thải sau khi phối trộn.
Đặc điểm hóa lý của các nghiệm thức sau khi phối trộn để đƣa vào hệ thống
phân hủy kỵ khí, đƣợc tiến hành lấy mẫu và phân tích cho kết quả đƣợc trình bày
nhƣ Bảng 3.11 sau.
Bảng 3.11. Đặc điểm hóa lý nguyên liệu sau phối trộn của các nghiệm thức TN2

Nghiệm thức TS (%) TVS (%TS) TP (%TS) TN (%TS)


NT1 4,64 79,16 2,01 1,79
NT2 3,98 69,92 1,78 1,6
NT3 3,74 61,4 1,57 1,4
NT4 3,18 52,78 1,34 1,2
NT5(lặp NT1) 4,61 79,21 1,98 1,77

Nhƣ đã trình bày ở phần thực nghiệm mẫu bùn ở từng nghiệm thức của thí
nghiệm sẽ đƣợc lấy để phân tích các chỉ tiêu hóa lý nhƣ hàm lƣợng tổng chất rắn
(TS), tổng chất rắn bay hơi (TVS), photpho tổng số (TP), Nitơ tổng số (TN) ở mẫu
bùn đầu vào và bùn sau phân hủy để có thêm thông tin về quá trình phân hủy của
hỗn hợp bùn thải sau khi phối trộn.
a. Sự thay đổi tổng chất rắn

Sau 70 ngày phân hủy yếm khí nhìn chung hàm lƣợng các chất hữu cơ có
trong 02 loại bùn thải và rác thải sinh hoạt đều giảm đi bằng chứng là ở tất cả các
nghiệm thức giá trị TS đều giảm đi. Hàm lƣợng TS giảm đi ở các NT lần lƣợt là
NT1 (13,7%); NT2 (9,2%); NT3 (6%); NT4 (11,7%) và NT5 (13,1%). Trong đó ở
tỷ lệ có sự góp mặt của 10% CTRSH đạt hiệu xuất loại bỏ cao nhất là 13,7%. Nhƣ
vậy có thể thấy rằng cùng các loại nguyên liệu đầu vào giống nhau nhƣng việc phối

57
trộn giữa 02 loại bùn thải và CTRSH với các tỷ lệ khác nhau ảnh hƣởng đến quá
trình phân hủy yếm khí. Tuy nhiên với việc phối trộn hỗn hợp giữa BBP, BHTD và
CTRSH có tỷ lệ nhƣ ở NT1 mang lại hệ số loại bỏ cao nhất trong việc loại bỏ chung
hàm lƣợng tổng chất rắn của hỗn hợp bùn sau phối trộn, đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ
Bảng 3.12 sau.
Bảng 3.12. Sự thay đổi hàm lƣợng TS ở các NT thí nghiệm 2

TS (%) Giảm (%)


Nghiệm thức
Đầu vào Đầu ra
NT1 4,64 3,99 13,7
NT2 3,98 3,61 9,2
NT3 3,74 3,52 6,0
NT4 3,18 2,81 11,7
NT5 4,61 4,01 13,1

5
4,64 Đầu vào 4,61
% 4.5
3,99 3,98 Đầu ra 4,01
4
3,74
3,61 3,52
3.5
3,18
3 2,81
2.5

1.5

0.5

0
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Nghiệm thức

Hình 3.7. Sự thay đổi giá trị TS của các NT–TN2 trước và sau phân hủy yếm khí

58
So với khả năng loại bỏ TS ở thí nghiệm đồng phân hủy BBP, BHTD thì ở thí
nghiệm đồng phân hủy giữa 3 thành phần BBP, BHTD và CTRSH cho khả năng
loại bỏ thấp hơn.
b. Sự thay đổi tổng chất rắn bay hơi

Sau 70 ngày phân hủy yếm khí thì nhìn chung hàm lƣợng tổng chất rắn bay
hơi ở các nghiệm thức của thí nghiệm 2 đều giảm mạn, giảm trong khoảng từ 20-
30% so với giá trị tổng chất rắn bay hơi ban đầu khi đƣa vào phân hủy. Ta thấy rằng
giá trị tổng chất rắn bay hơi ở các nghiệm thức đạt hiệu quả sự loại bỏ TVS tƣơng
ứng giữa các nghiệm thức từ cao đến thấp lần lƣợt là NT4 (30,9%), NT3 (29,9%),
NT2 (24,4%), NT5 (19,2%) và thấp nhất là ở NT1(19%). Giá trị tổng chất rắn bay
hơi đều giảm đi đƣợc thể hiện nhƣ Bảng 3.13 sau:
Bảng 3.13. Sự thay đổi hàm lƣợng TVS ở các NT thí nghiệm 2
TVS (%TS)
Nghiệm thức
Giảm (%)
Đầu vào Đầu ra

NT1 79,16 64,1 19


NT2 69,92 52,9 24,4
NT3 61,4 43,1 29,9
NT4 52,78 36,5 30,9
NT5 79,21 64 19,2

Cùng đều là những nguyên liệu đầu vào nhƣ nhau nhƣng đƣợc phối trộn các tỷ
lệ khác nhau giữa các thành phần ảnh hƣởng rất nhiều đến quá trình phân hủy yếm
khí. Việc phối trộn hỗn hợp BBP, BHTD và chất thải giàu hữu cơ nhƣ tỷ lệ ở
nghiệm thức 4 mang lại hiệu quả cao nhất trong việc loại bỏ đối với giá trị tổng chất
rắn bay hơi cao hơn đạt 30,9%.

59
90
Đầu vào
%TS 80 79,16 79,21
Đầu ra
69,92
70
64,1 64
61,4
60
52,9 52,78
50
43,1
40 36,5
30

20

10

0
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Nghiệm thức

Hình 3.8. Sự thay đổi giá trị TVS của các nghiệm thức - TN2 trước và sau phân hủy
c. Sự thay đổi tổng Phốt pho
Cùng với cacbon và nitơ, phốt pho là yếu tố dinh dƣỡng quan trọng đối với sự
hoạt động của các nhóm vi sinh vật. Sự cân bằng thành phần trong nguyên liệu giữa
3 yếu tố dinh dƣỡng nêu trên là điều kiện quan trọng trong quá trình phân hủy yếm
khí. Ta có kết quả phân tích hàm lƣợng TP trong các nghiệm thức - thí nghiệm đều
giảm ở hệ số khá cao từ 50-65% đƣợc trình bảy trong Bảng 3.14 sau:
Bảng 3.14: Sự thay đổi TP của các NT-TN2 sau quá trình yếm khí

Nghiệm thức TP – đầu vào (%TS) TP – đầu ra (%TS) Giảm (%)


1 2,01 0,72 64,2
2 1,78 0,67 62,6
3 1,57 0,73 53,6
4 1,34 0,61 54,4
5 1,98 0,71 64,5

Từ bảng 3.14 trên chúng ta dễ dàng nhận thấy giá trị phốt pho tổng ở các
nghiệm thức của thí nghiệm 2 đều giảm mạnh và đạt tỷ lệ khá cao ở các nghiệm
thức cụ thể NT1 giảm 64,2%, NT2 (62,6%), NT3 (53,6%), NT4 (54,4%) và cao

60
nhất là ở nghiệm thức 1. Giá trị phốt pho ở thí nghiệm 2 giảm mạnh hơn so với các
nghiệm thức ở thí nghiệm 1 từ 2-4 lần.
Hoạt động của hệ vi sinh vật diễn ra mạnh mẽ giúp phân hủy triệt để các hợp
chất hữu cơ bao gồm cả các hợp chất hữu cơ khó phân hủy có trong thành phần bùn
thải của nguyên liệu đầu vào. Hoạt động mạnh của hệ vi sinh vật yếm khí tiêu thụ
phốt pho làm cho hàm lƣợng TP giảm. Giá trị tổng phốt pho giảm đƣợc biểu diễn
nhƣ Hình 3.10 sau:

2.5
%TS
2,01 Đầu vào
2 1,98
1,78 Đầu ra
1,57
1.5
1,34

1
0,72 0,73 0,71
0,67 0,61
0.5

0
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5

Nghiệm thức

Hình 3.9. Sự thay đổi giá trị TP trước và sau phân hủy của các nghiệm thức thí nghiệm 2
d. Sự thay đổi tổng Nitơ

Trong quá trình lên men yếm khí, giá trị hàm lƣợng nitơ tổng ở đồng phân hủy
giữa bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ có xu hƣớng giảm
xuống theo thời gian.
Do hoạt động của hệ vi sinh vật lên men yếm khí đã sử dụng nitơ trong quá
trình hình thành nên sinh khối cũng nhƣ nitơ giải phóng dƣới dạng khí N2 và NH3.
Sự giảm hàm lƣợng của nitơ tổng tính từ khi bắt đầu nạp nguyên liệu đến ngày thứ

61
70 của NT1 là 14,7%;, NT2(32,7%), NT3(46,3%), NT4(56,9%) và NT5(12,4%).
Giá trị nitơ tổng giảm đƣợc thể hiện cụ thể trong Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Sự thay đổi hàm lƣợng TN của các NT-TN2
Nghiệm thức TN - đầu vào (%TS) TN - đầu ra (%TS) Giảm (%)
NT1 1,79 1,53 14,7
NT2 1,6 1,08 32,7
NT3 1,4 0,75 46,3
NT4 1,2 0,52 56,9
NT5 1,77 1,55 12,4

2
Đầu vào
%TS 1,79 1,77
1.8
Đầu ra
1,6
1.6 1,53 1,55
1,4
1.4
1,2
1.2
1,08
1

0.8 0,75

0.6 0,52

0.4

0.2

0
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
Nghiệm thức

Hình 3.10. Sự thay đổi giá trị TN của các NT-TN2 trước và sau phân hủy yếm khí
Tuy nhiên, với hàm lƣợng nitơ tổng trong nguyên liệu đầu vào khá cao khi kết
hợp rác hữu cơ và 2 loại bùn thải vì vậy hàm lƣợng nitơ tổng giảm trong sản phẩm
sau quá trình phân hủy yếm khí là phù hợp cho việc tiến hành các bƣớc xử lý tiếp
theo, có thể sử dụng sản phẩm cuối cùng cho mục đích nông nghiệp.

62
Hàm lƣợng nitơ tổng ở thí nghiệm 2 sau phân hủy sinh học kỵ khí có sự khác
biệt so với nitơ tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm 1. Ở thí nghiệm 2 hàm lƣợng
nitơ tổng sau phân hủy sinh học kỵ giảm đi trong khi đó thì hàm lƣợng nitơ tổng ở
thí nghiệm 1 sau phân hủy sinh học kỵ khí lại tăng lên.
e. Diễn biến sinh khí biogas trong quá trình đồng phân hủy sinh học kỳ
khí giữa Bùn bể phốt, Bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ.
Thời gian tiến hành nghiên cứu trong 70 ngày, trong thời gian này với điều
kiện nhiệt độ phòng dao động trong khoảng 20-280c. Đây là khoảng nhiệt độ thích
hợp cho nhóm vi sinh vật ƣu ấm trong phân hủy yếm khí.
Lƣợng khí sinh học sinh ra là một yếu tố quan trọng để so sánh và đánh giá sự
phân hủy yếm khí diễn ra tại các tỷ lệ phối trộn BBP, BHTD và CTRSH khác nhau.
Với cùng một thể tích hỗn hợp đầu vào đƣợc nạp nhƣ nhau, lƣợng khí sinh học sinh
ra phụ thuộc vào thành phần, tỷ lệ 02 loại bùn thải và CTRSH có trong hỗn hợp
đƣợc nạp vào thiết bị phân hủy.
Khí biogas bắt đầu sinh ra nhiều vào ngày thứ 5 đồng phân hủy kỵ khí, tuy
nhiên giữa các nghiệm thức lại có những đặc điểm riêng biệt. Ở các NT1, NT2,
NT3, NT5 thì thể tích khí biogas sinh ra tập trung từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 20 sau
đó bắt đầu giảm dần, thời gian tiếp theo sinh ra ở mức rất hạn chế cho đến ngày thứ
70 thì gần nhƣ dừng hẳn. Riêng NT4 khoảng thời gian 15 ngày đầu khí biogas sinh
ra rất hạn chế cho đến ngày thứ 25 trở đi đến ngày thứ 35 thì có sự thay đổi suất,
lƣợng khí biogas sinh ra đột biến và đạt đỉnh điểm ở ngày 26-27 và duy trì ở mức
cao hơn các nghiệm thức còn lại.
Bảng 3.16. Tổng thể tích khí biogas sinh ra của các nghiệm thức thí nghiệm 2

Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 (lặp 1)


Thể tích khí (lít) 4.542 6.382 7.454 8.759 4.452
V khí/ngày (lít) 65 91 106 125 64

63
10000
9000 8759

lít 8000 7454


7000
6382
6000
5000 4542 4452
4000
3000
2000
1000
0
NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 (lặp 1)

Nghiệm thức
Hình 3.12. Biểu đồ thể tích khí biogas sinh ra ở các NT-Thí Nghiệm 2
800
Lít
NT 1
700
NT2
NT3
600 NT4
NT5

500

400

300

200

100

0
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 62 64 66 68

Ngày

Hình 3.11. Diễn biến sinh khí của các NT ở thí nghiệm 2

64
Tổng lƣợng khí biogas sinh ra ở các nghiệm thức có sự khác biệt rõ nét khi có
tỷ lệ phối trộn nguyên liệu khác nhau. Nghiệm thức cho khả năng sinh khí biogas
cao nhất là ở NT4, tiếp theo đó là các NT3, NT2 và ít nhất là ở NT1, NT5. Thấy
rằng lƣợng khí biogas sinh ra tăng lên khi hàm lƣợng chất thải giàu hữu cơ có trong
hỗn hợp nguyên liệu đầu vào đồng phân hủy tăng lên. Khí biogas sinh ra phụ thuộc
nhiều vào lƣợng chất thải giàu hữu cơ có trong hỗn hợp nguyên liệu đồng phân hủy
kỵ khí. Chất thải giàu hữu cơ càng nhiều thì lƣợng khí biogas sinh ra càng lớn.
f. Thành phần khí biogas đồng phân hủy sinh học kỳ khí giữa Bùn bể
phốt, Bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ của các nghiệm thức
Trong khuôn khổ nghiên cứu đồng phân hủy kỵ khí của hỗ hợp BBP, BHTD
và CTRSH với 05 nghiệm thức có các tỷ lệ phối trộn khác nhau. Qua thời gian phân
hủy yếm khí ở 70 ngày, thí nghiệm đƣợc định kỳ 5 ngày thu mẫu khí 1 lần với tổng
14 lần lấy mẫu đƣa về phòng thí nghiệm sắc ký khí – Trung tâm phân tích và
chuyển giao công nghệ môi trƣờng- Viện môi trƣờng Nông nghiệp để phân tích xác
định thành phần khí có trong mẫu. Kết quả phân tích xác định thành phần khí có
trong mẫu trung bình cho tất cả các lần thu mẫu đƣợc thể hiện nhƣ Bảng 3.17 sau:
Bảng 3.17. Tỷ lệ thành phần trung bình của các khí trong khí biogas sinh ra ở
thí nghiệm 2
Nghiệm thức CH4 (%) CO2 (%) Khí khác(%)
NT1 ≈ 76 ≈ 21 ≈3
NT2 ≈ 74 ≈ 23 ≈3
NT3 ≈ 72 ≈ 25 ≈3
NT4 ≈ 62 ≈ 35 ≈3
NT5(lặp NT1) ≈ 75,7 ≈ 21,3 ≈3

65
120 CO2 (%)
% CH4 (%)
100
Khí khác(%)

80

60

40

20

0
NT1 NT2 NT3 NT4 Lặp NT1

Nghiệm thức

Hình 3.13. Biểu đồ thành phần khí trung bình các nghiệm thức – thí nghiệm 2

Từ bảng 3.17 và hình 3.14 ta thấy rằng ở nghiệm thức 1 của thí nghiệm cho
thành phần khí CH4 ở NT1 là lớn nhất chiếm đến 76% thể tích khí sinh ra, có thể
thấy rằng ở tỷ lệ BBP: BHTD tƣơng ứng (80:20) này kết hợp với 20% chất thải giàu
hữu cơ đã cho thành phần khí metan có trong khí biogas sinh ra đạt hiệu hệ số cao
nhất. Các NT cho tỷ lệ khí metan cao tiếp theo lần lƣợt là các nghiệm thức
NT2(74%), NT3(72%) và ít nhất là ở nghiệm thức 4(62%). Từ kết quả tổng thể tích
khí biogas sinh ra cùng với hệ số sinh khí metan ở mỗi nghiệm thức xác định đƣợc
thể tích khí metan sinh ra ở các nghiệm thức lần lƣợt đƣợc thể hiện nhƣ bảng 3.18
sau:
Bảng 3.18. Tổng thể tích khí CH4 sinh ra của các nghiệm thức thí nghiệm 2

Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 (lặp 1)


CH4 (lít) 3452 4723 5367 5431 3384
V (lít/ngày) 49 67 77 78 48

66
Thể tích khí CH4 sinh ra nhiều nhất là ở nghiệm thức 4 (5431 lít) tƣơng ứng
với 78 lít/ngày, tiếp theo sau đó là ở các NT3, NT2 và ít nhất là ở nghiệm thức.
Với kết quả sinh khí CH4 của đồng phân hủy giữa BBP, BHTD kết hợp rác
thải giàu hữu cơ ở nghiên cứu cho thấy khả năng sinh khí CH4 đạt hiệu suất cao hơn
so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Trang chuyên ngành Hóa Môi trƣờng, trƣờng đại
học khoa học tự nhiên “nghiên cứu quá trình phân hủy sinh học kỵ khí thu metan từ
hỗn hợp rác thải sinh hoạt kết hợp bùn thải”, ở nghiên cứu này hệ số sinh khí CH4
chỉ đạt ở mức từ 34-55%.

67
KẾT LUẬN
1. Đã xác định đƣợc một số chỉ tiêu hóa lý nhƣ TS, TVS, TN, TP của các
nghiệm thức thí nghiệm khi phối trộn đƣa vào hệ thống phân hủy kỵ khí và khi kết
thúc thí nghiệm các thành phần TS, TVS, TP, TN đa phần sau khi kết thúc thí
nghiệm đều giảm. Riêng TN ở đồng phân hủy kỵ khí bùn bể phốt và bùn hoạt tính
dƣ thì ngƣợc lại, tăng lên đáng kể từ 45-92%.
2. Đã tiến hành đồng phân hủy yếm khí giữa BBP, BHTD với 5 tỷ lệ khác
nhau. Các quá trình giải phóng khí cacbonic (CO2) và metan (CH4) tuân thủ gần
nhƣ mô tả lý thuyết. Đã đo đƣợc tƣơng đối chính xác lƣợng thành phần khí sinh học
sinh ra bằng phƣơng pháp sắc ký (kết quả đo sắc ký thành phần khí đƣợc thể hiện ở
phần phụ lục) cụ thể hàm lƣợng khí metan sinh ra ở nghiệm thức 2 là cao nhất
chiếm 51% sau đó là đến các nghiệm thức 3(48,5%), nghiệm thức 1(48%), nghiệm
thức 4(43%) và thấp nhất là nghiệm thức 5(38%). Kết hợp với thể tích khí biogas
sinh ra ở các nghiệm thức đã xác định đƣợc hiệu suất sinh khí metan cao nhất là ở
nghiệm thức 2 với tỷ lệ phối trộn giứa bùn bể phốt và bùn hoạt tính dƣ là 80:20 cho
3849 lít.
3. Đã tiến hành đồng phân hủy yếm khí giữa BBP, BHTD và chất thải giàu
hữu cơ với 5 tỷ lệ phối trộn. Đã đo đƣợc tƣơng đối chính xác lƣợng thành phần khí
sinh học sinh ra bằng phƣơng pháp sắc ký (kết quả đo sắc ký thành phần khí đƣợc
thể hiện ở phần phụ lục) cụ thể hệ số khí metan sinh ra ở nghiệm thức 1 và nghiệm
thức 5 là cao nhất chiếm đến 76%, sau đó là đến các nghiệm thức 2(74%), nghiệm
thức 3(72%), nghiệm thức 4(62%). Kết hợp với thể tích khí biogas sinh ra ở các
nghiệm thức đã xác định đƣợc hiệu suất sinh khí metan cao nhất là ở nghiệm thức 4
với tỷ lệ phối trộn giứa bùn bể phốt, bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ là
48:12:40 cho 5431 lít metan, tiếp sau đó là nghiệm thức 3(5367lit), nghiệm thức
2(4723 lít), nghiệm thức 1(3452lít).

68
Với nghiên cứu đồng phân hủy sinh học kỵ khí kết hợp giữa bùn bể phốt, bùn
hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ, kết quả đã cho thấy sự kết hợp BBP, BHTD
và chất thải giàu hữu cơ ở tỷ lệ lần lƣợt là (48:12:40)% cho hiệu suất sinh khí metan
là tốt nhất và có thể sử dụng tỷ lệ phối trộn này cho các nghiên cứu tiếp theo.

69
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Báo cáo môi trƣờng quốc gia (2011), chất thải rắn, bộ tài nguyên và môi trƣờng.
[2] Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia giai đoạn 2011-2015 (2015), phát sinh
và xử lý chất thải rắn, bộ tài nguyên và môi trƣờng.
[3] Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia năm 2017(2017), quản lý chất thải, bộ
tài nguyên và môi trƣờng.
[4] Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2017), Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý
bùn thải tại một số đô thị ở Việt Nam.

[5] Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2016), báo cáo tổng quan về quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại việt Nam

[6] Phạm Văn Đô (2017), Nghiên cứu khả năng đồng phân hủy yếm khí của hỗn
hợp bùn hoạt tính thải và phân bùn bể tự hoại trong xử lý bùn thải đô thị, khóa
luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Khoa Học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7] Cao Vũ Hƣng (2014), Nghiên cứu sự chuyển hóa một số yếu tố gây ô nhiễm
trong quá trình ổn định bùn thải kết hợp rác hữu cơ bằng phương pháp lên men
nóng, Luận án tiến sỹ, Trƣờng Đại học Khoa Học Tự nhiên – Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[8] Nguyễn Thu Huyền (2010), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
phân bùn bể tự hoại cho các đô thị Việt Nam - Nghiên cứu điển hình cho thành
phố Hà Nội , Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Trƣờng Đại học Xây dựng.
[9] Nguyễn Thị Trang (2015), Nghiên cứu quá trình phân hủy sinh học yếm khí thu
metan từ hỗn hợp rác thải sinh hoạt kết hợp bùn thải, Luận văn thạc sỹ khoa học,
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
[10] Đỗ Quang Trung, Bùi Duy Cam, Nguyễn Thị Nhâm, Nguyễn Quang Minh,
(2016), “Nghiên cứu đặc trưng các chỉ tiêu hóa lý của bùn thải đô thị trước và
sau phân hủy kỵ khí”, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia
Hà Nội.

70
[11] Nguyễn Thị Kim Thái (2002-2003), bài giảng quản lý chất thải rắn đô thị, khoa
kỹ thuật môi trƣờng – trƣờng đại học xây dựng, Hà nội.
[12] Đỗ Văn Vƣơng (2014), Nghiên cứu hiệu suất sinh metan của một số chất thải
hữu cơ đặc trưng trong quá trình phân hủy yếm khí , Luận văn thạc sỹ khoa học,
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tiếng Anh
[13] Alexander Keucken , Moshe Habagil 1, Damien Batstone 3, Ulf Jeppsson 4
and Magnus Arnell 4,5 , “Anaerobic Co-Digestion of Sludge and Organic Food
Waste”- Performance, Inhibition, and Impact on the Microbial Community.
[14] Appels L., Baeyens J., Degreve J., Dewil R., (2008), “Principles and potential
of the anaerobic digestion of waste-activated sludge”, Progress in Energy and
Combustion Science, 34, pp. 755-781.-
[15] Bolzonella D., Paolo Pavan, Paolo Battistoni, Franco Cecchi, (2004),
“Mesophilic anaerobic digestion of waste activated sludge: influence of the solid
retention time in the wastewater treatment process”, Process Biochemistry, 40
pp. 1453–1460.
[16] D. Bolzonella, P. Battistoni, C. Susini and F. Cecchi, (2006), “Anaerobic
codigestion of waste activated sludge and OFMSW: the experiences of Viareggio
and Treviso plants (Italy)”, Water Science and Technology, 53, pp. 203-211
[17] Jessica Lee Pickel, Scott Dunlop, Martha Dagnew (2010), “An Evaluation of
Alternatives for Enhancing Anaerobic Digestion of Waste Activated Sludge”,
Civil Engineering, pp. 1- 47.
[18] Khadhar S., Higashi T., Hamdia H., Matsuyama S., Charef A., (2010),
“Distribution of 16 EPA-priority polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in
sludges collected from nine Tunisian wastewater treatment plants”, Journal of
Hazardous Materials, 183, pp. 98-102.
[19] Marco Gottardo, Federico Micolucci, Andrea Mattioli, Sabrina Faggian,
Cristina Cavinato, Paolo Pavan, (2015), “Hydrogen and Methane Production
from Biowaste and Sewage Sludge by Two Phases Anaerobic Codigestion”,
Chemical engineering transactions, 43, pp. 1-6.

71
[20] Oleszczuk P., (2007), “Changes of polycyclic aromatic hydrocarbons during
composting of sewage sludges with chosen physico-chemical properties and PAHs
content”, Chemosphere, 67, pp. 582-591.

[21] Parkin, G.F, Owen W.F. (1986), “Fundamentals of Anaerobic Digestion of


Wastewater Sludges”, Journal of Environmental Engineering .12(5), pp. 867-912.
[22] Perez S., Guillamon M., Barcelo D., (2001), “ Quantitative analysis of
polycyclicaromatic hydrocacbons in sewage sludge from wastewater treatment
plants”, Journal of Choromatography, A, 938, pp. 57-65.
[23] R. Girault, G. Bridoux, F. Nauleau, C. Poullain, J. Buffet, P. Peu, A.G.
Sadowski, F. B´eline, (2012), “Anaerobic co-digestion of waste activated sludge
and greasy sludge from flotation process: Batch versus CSTR experiments to
investigate optimal design”, Bioresource Technology, 105, pp. 1-8.
[24] Sialve. B., N. bernet, and O.bernard, (2009) “ Anaerobic Digestion of
microalgae as a necessary step to make Microalgal Biodiesel sustainable”
Biotechnology advances, 27(4)pp.409-16.
[25] Taylor, Francis Group, LLC, (2007), “Biomass Conversion Processes For
Energy Recovery”, Handbook of Energy Conservation and Renewable
Energy, pp. 2-65.
[26] Villar P., Callejon M., Alonso E., Jimenez J.C., Guiraum A., (2006),
“Temporal evolution of polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in sludge from
wastewater treatment plants: Comparison between PAHs and heavy
metals”,Chemosphere, 64, pp. 535-541
[27] W. N. Dichtl, K.H. Rosenwinkel, C. F. Seyfried, B. Bohnke (Ed) (2005),
“Bischofberger Anaerobtechnik 2”, vollstaendig ueberarbeitete Auflage,
Springer.

72
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Thể tích khí biogas của thí nghiệm 1


Phụ lục 2 Thể tích khí biogas sinh ra theo ngày của thí nghiệm 2
Phụ lục 3 Kết quả thành phần khí của NT - thí nghiệm 1
Phụ lục 4 Kết quả thành phần khí của NT - thí nghiệm 2
Phụ lục 5 Một số hình ảnh peak sắc ký khí đợt phân tích thứ 5- thí nghiệm 2

Phụ lục 1: Thể tích khí biogas sinh ra theo ngày của thí nghiệm 1
Số ngày NT1(lít) NT2(lít) NT3(lít) NT4(lít) NT5(lít)
1 268 360 330 225 72
2 186 498 453 324 135
3 245 572 519 368 163
4 211 477 439 328 153
5 252 445 431 346 169
6 197 348 221 237 174
7 219 374 471 249 119
8 327 354 471 195 191
9 317 648 463 485 106
10 165 313 308 225 137
11 144 243 192 157 37
12 172 284 256 198 3
13 315 505 456 362 3
14 162 278 264 185 2
15 67 70 78 133 6
16 33 62 83 128 8
17 41 159 142 114 10
18 67 151 137 109 11
19 33 152 139 108 12
20 23 127 116 85 2

73
21 46 162 150 117 0
22 45 150 135 104 9
23 47 146 132 102 10
24 45 136 126 96 11
25 48 129 124 93 13
26 32 111 80 58 5
27 58 108 127 95 3
28 19 66 65 45 0
29 2 61 63 40 0
30 3 33 27 23 0

Phụ lục 2: Thể tích khí biogas sinh ra theo ngày của thí nghiệm 2
Số ngày NT1(lít) NT2(lít) NT3(lít) NT4(lít) NT5(lít)
1 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0
3 6 9 7 3 3
4 12 34 45 16 7
5 24 66 72 45 21
6 301 190 324 90 274
7 579 297 490 118 569
8 540 346 504 135 521
9 382 312 457 108 390
10 474 252 387 159 462
11 112 213 300 151 114
12 138 279 301 213 141
13 171 300 324 205 152
14 148 309 362 187 142
15 166 352 343 162 168

74
16 147 316 379 146 132
17 124 295 308 126 114
18 156 399 442 247 250
19 137 295 321 303 131
20 146 355 258 295 139
21 70 183 249 187 68
22 60 141 138 184 50
23 65 144 135 222 57
24 55 117 100 113 46
25 29 93 86 147 24
26 25 61 62 104 29
27 17 54 37 699 15
28 15 46 70 103 14
29 33 75 41 174 34
30 31 67 66 499 27
31 32 63 63 95 38
32 31 61 62 169 32
33 14 37 31 319 17
34 15 30 35 301 10
35 17 46 42 252 25
36 19 42 37 151 18
37 14 30 32 196 14
38 17 34 34 207 18
39 13 34 29 204 17
40 12 28 18 165 15
41 9 19 36 177 19
42 15 22 25 158 13
43 23 28 33 180 16

75
44 15 3 41 147 24
45 21 34 31 124 14
46 16 24 27 130 12
47 11 19 21 65 4
48 6 13 14 42 6
49 8 16 18 54 5
50 7 17 19 49 3
51 3 7 10 25 1
52 2 5 3 14 4
53 3 4 6 11 3
54 1 4 1 19 0
55 3 6 7 24 1
56 2 12 16 38 0
57 7 19 22 43 4
58 15 43 48 99 9
59 3 17 15 29 1
60 4 13 10 19 3
61 1 3 6 9 1
62 1 5 3 6 0
63 0 3 5 8 1
64 1 4 7 4 1
65 3 6 3 12 0
66 4 5 4 10 1
67 2 4 8 13 4
68 6 9 12 8 3
69 3 7 5 12 0
70 0 6 7 19 1
71 0 0 0 11 0

76
Phụ lục 3: Kết quả thành phần khí của NT - thí nghiệm 1 đồng phân hủy bùn
bể phốt và bùn hoạt tính dƣ
NGHIỆM THỨC 1
Đợt mẫu CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 352907.195 0.515 365680.785
2 171811.423 1.006 185096.46
3 358400.618 0.815 360189.216
4 280504.715 0.67 290056.606
5 138361.995 0.646 137325.851
6 97585.601 1.008 96907.368
7 109769.833 0.642 108891.396
8 106457.057 0.439 101313.97
9 123179.892 0.419 121662.695
10 115379.832 0.759 111762.295

NGHIỆM THỨC 2
Đợt mẫu CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 479044.695 0.864 482469.189
2 454623.442 0.788 455783.094
3 407329.649 0.771 401356.647
4 322753.192 0.631 291310.073
5 167209.005 0.709 144783.154
6 156555.993 0.503 145761.426
7 65656.423 0.27 49065.814
8 120880.362 0.938 109061.066
9 128099.208 0.759 101662.395
10 129099.198 0.759 101562.605

77
NGHIỆM THỨC 3
Đợt mẫu CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 372907.115 0.515 385680.385
2 181811.223 1.006 185096.146
3 349400.618 0.835 360189.206
4 310504.015 0.67 330056.526
5 126361.395 0.686 125325.851
6 112585.600 1.198 116907.368
7 110769.833 0.742 108891.396
8 116457.057 0.939 107313.97
9 122379.892 0.459 121662.695
10 129379.892 0.359 121362.695

NGHIỆM THỨC 4
Đợt mẫu CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 282401.355 0.131 359542.183
2 272819.916 1.239 319236.503
3 194985.747 3.465 251723.08
4 142042.003 2.086 175611.369
5 75450.806 1.048 95626.842
6 102005.41 0.603 141187.351
7 97486.714 1.17 93652.832
8 76604.351 1.272 70905.673
9 62815.157 0.336 56355.342
10 58815.657 0.642 56355.342

78
NGHIỆM THỨC 5
Đợt mẫu CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 252401.365 0.131 399542.081
2 232819.216 3.239 355236.513
3 191594.949 0.43 283206.029
4 131594.449 0.43 189226.129
5 46450.876 1.648 79626.442
6 78585.600 1.198 136907.368
7 89196.950 0.386 149318.551
8 66604.751 1.372 88905.673
9 43815.637 0.145 68355.342
10 42815.517 0.531 67345.072

Phụ lục 4: Kết quả thành phần khí của NT - thí nghiệm 2 đồng phân hủy nùn
bể phốt, bùn hoạt tính dƣ và chất thải giàu hữu cơ

Đợt mẫu NGHIỆM THỨC 1


CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 544467.90 0.187 164786.64
2 485372.04 0.185 135528.605
3 368719.23 0.248 107757.47
4 428542.59 0.339 136542.82
5 491349.90 0.248 139021.851
6 593538.20 0.279 160014.04
7 400624.678 0.272 137773.34
8 390138.37 0.333 110991.06
9 502149.80 0.589 118233.69
10 516507.04 0.457 115357.67
11 305081.50 0.298 85320.68
12 391109.06 0.305 96263.34
13 382415.06 0.316 103081.09
14 438623.43 0.415 109730.43

79
Đợt mẫu NGHIỆM THỨC 2
CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 442044.695 0.864 232469.189
2 464623.442 0.758 175783.094
3 447329.649 0.771 159356.647
4 482753.292 0.631 181310.073
5 474209.005 0.709 144783.140
6 442005.410 0.603 131187.351
7 170156.423 0.270 49065.884
8 469880.620 0.938 111061.660
9 444099.298 0.759 101662.695
10 387193.162 0.597 89532.378
11 351598.861 0.508 82803.028
12 389925.416 0.461 85726.536
13 326591.427 0.382 96539.171
14 293542.065 0.205 87542.118

Đợt mẫu NGHIỆM THỨC 3


CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 382907.195 0.515 225680.785
2 401811.423 1.006 185096.460
3 389400.618 0.835 160189.216
4 410504.715 0.671 180056.606
5 416361.995 0.686 137325.851
6 408555.993 0.503 145761.416
7 388769.833 0.742 108891.396
8 416457.057 0.939 101313.970
9 382379.892 0.352 93571.342
10 302632.074 0.540 73279.981
11 318537.293 0.548 89403.285
12 357471.972 0.649 94842.615
13 301980.052 0.561 86163.348
14 267584.783 0.315 79683.294

80
Đợt mẫu NGHIỆM THỨC 4
CH4 (ppm) N20 (ppm) CO2 (ppm)
1 327725.014 0.411 217819.010
2 272820.316 3.239 149236.325
3 174986.257 3.405 111723.410
4 162042.418 2.086 105611.240
5 167450.876 1.648 95626.842
6 172586.232 1.198 96907.062
7 187487.612 1.170 93653.056
8 141605.140 1.372 70906.341
9 132974.230 1.028 60532.142
10 108594.080 0.965 46782.076
11 129620.032 1.294 57843.315
12 178925.171 3.105 98742.035
13 157450.315 1.548 91627.020
14 145628.072 1.146 72964.063

81
Phụ lục 5: Một số hình ảnh peak sắc ký khí đợt phân tích thứ 5- thí nghiệm 2

Peak sắc ký khí NT1-TN2- đợt phân tích số 5

82
Peak sắc ký khí NT2-TN2 - đợt phân tích số 5

83
Peak sắc ký khí NT3-TN2 - đợt phân tích số 5

84
Peak sắc ký khí NT4-TN2 - đợt phân tích số 5

85

You might also like