You are on page 1of 145

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KH & CN VIỆT NAM

VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU


------oOo------

LÊ THỊ NHƯ Ý

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ CHẤT HOẠT


ĐỘNG BỀ MẶT BỀN NHIỆT ỨNG DỤNG
TRONG CÔNG NGHỆ TĂNG CƯỜNG THU HỒI
DẦU TẠI MỎ BẠCH HỔ VÀ MỎ RỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU

Thành phố HỒ CHÍ MINH – Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KH & CN VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU
------oOo------

LÊ THỊ NHƯ Ý

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ CHẤT HOẠT


ĐỘNG BỀ MẶT BỀN NHIỆT ỨNG DỤNG
TRONG CÔNG NGHỆ TĂNG CƯỜNG THU HỒI
DẦU TẠI MỎ BẠCH HỔ VÀ MỎ RỒNG

Chuyên ngành: VẬT LIỆU CAO PHÂN TỬ VÀ TỔ HỢP


Mã số: 62 44 50 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phương Tùng

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU

Thành phố HỒ CHÍ MINH – Năm 2012


Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu i Viện Khoa học Vật liệu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

LÊ THỊ NHƯ Ý

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu ii Viện Khoa học Vật liệu

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian hơn bốn năm thực hiện luận án nghiên cứu sinh, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên từ thầy cô, bạn bè và gia đình để tôi
có thêm động lực và sức mạnh hoàn thành tốt bản luận án Tiến sĩ này.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn Viện Khoa học Vật liệu và Viện Khoa học
Vật liệu Ứng dụng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn
Phương Tùng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm luận án vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn nghiên cứu viên trong Phòng vật liệu và
Phụ gia dầu khí  Viện khoa học Vật liệu ứng dụng, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam  đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm luận
án.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp trong Khoa Hóa Kỹ
thuật Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nói chung và bộ môn Công nghệ Hóa
học  Dầu và Khí nói riêng đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian làm luận án.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên ngành CNHH 
Dầu và Khí trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, đã hết sức cố gắng tiến hành một
phần thực nghiệm trong quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tại Viện.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn chồng và các con tôi, các anh chị em tôi đã hết
lòng yêu thương, quan tâm, chăm sóc, cổ vũ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về
cả vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ làm nghiên cứu sinh
đầy khó khăn này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

LÊ THỊ NHƯ Ý

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu iii Viện Khoa học Vật liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABS Alkyl Benzene Sulfonate


AOS Alpha Olefine Sulfonate
ASP Alkaline - Surfactant – Polymer
BET Brunauer Emmett Teller
BH Bạch Hổ
CMC Nồng độ Micelle tới hạn (Critical Micelle Concentration)
D Darcy
DOI Hệ thống xác định các đối tượng trong môi trường kỹ thuật số (Digital
Object Identifier)
ĐNR Đông Nam Rồng
EDX Tia X phân tán năng lượng (Energy Dispersion X-ray)
EGBE Ethylene Glycol Butyl Ether
FD Sấy đông khô (Freeze Drying)
FTIR Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (Fourier Transformation Infrared
spectroscope)
HD Sấy bằng nhiệt (Heat Drying)
HĐBM Hoạt động bề mặt
HLB Hệ số cân bằng nhóm ưa nước/ưa hữu cơ (Hydrophilic Lipophilic
Balance)
HLPN Hạt nano SiO2 kỵ nước ưa dầu (Hydrophobic Lipophilic Polysilicon
Nanoparticles)
HSTHD Hệ số thu hồi dầu
IEP Điểm đẳng điện (Isoelectric Point)
 Sức căng bề mặt liên diện (Interfacial Tension)
LAS Linear Alkyl Benzene Sulfonate

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu iv Viện Khoa học Vật liệu

LD50 Liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) số cá thể dùng trong
nghiên cứu (Lethal Dose 50%)
LHPN Hạt nano SiO2 kỵ dầu ưa nước (Lipophobic Hydrophilic Polysilicon
Nanoparticles)
mD Mili Darcy
MW Khối lượng phân tử (Molecular Weight)
NWPN Hạt nano SiO2 có độ thấm ướt trung tính (Neutrally Wettable
Polysilicon Nanoparticles)
OA Oleic acid
OCT Oil Chem Technology
PN Hạt nano SiO2 (Polysilicon Nanoparticles)
PV Thể tích không gian rỗng của mô hình vỉa (porous volume)
SCBM Sức căng bề mặt
SP Chất HĐBM – Polymer (Surfactant – Polymer)
TEM Kính hiển vi điện tử truyền qua (Transmission electron microscopy)
TEOS Tetraethyl Orthosilicate (Tetraethoxysilane)
TCTHD Tăng cường thu hồi dầu
XNLD Xí nghiệp liên doanh
WHO Tổ chức sức khỏe thế giới (World Health Organisation)

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu v Viện Khoa học Vật liệu

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3
Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................. 3
Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................... 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN................................................................................ 6
1.1 Sử dụng các chất HĐBM trong TCTHD .......................................................6
1.1.1 Các tính chất đặc trưng của dung dịch chất HĐBM ...............................7
1.1.1.1 Nồng độ Micelle tới hạn ................................................................ 7
1.1.1.2 Khả năng giảm sức căng bề mặt liên diện ..................................... 8
1.1.1.3 Tác động thay đổi tính dính ướt của dung dịch trên bề mặt rắn .... 9
1.1.2 Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của chất HĐBM ..............................9
1.1.3 Yêu cầu của chất HĐBM sử dụng trong TCTHD ................................10
1.1.4 Các chất HĐBM và trợ HĐBM thường sử dụng trong TCTHD ..........11
1.1.4.1 Chất HĐBM họ Sulfonate ........................................................... 11
1.1.4.2 Chất HĐBM họ sulfate ................................................................ 12
1.1.4.3 Chất HĐBM Ethoxylate Alcohol ................................................ 13
1.1.4.4 Các chất trợ HĐBM ..................................................................... 13
1.1.5 Các phương pháp bơm ép chất HĐBM để nâng cao HSTHD ..............13
1.1.5.1 Tổng quan về phương pháp ......................................................... 13

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu vi Viện Khoa học Vật liệu

1.1.5.2 Các phương pháp bơm ép chất HĐBM để nâng cao HSTHD ..... 14
1.1.6 Cơ chế của phương pháp bơm ép chất HĐBM .....................................18
1.1.7 Sự tự ngấm mao dẫn của dung dịch chất HĐBM trong đá chứa nứt nẻ ...
...............................................................................................................20
1.1.8 Cải thiện độ nhớt của lưu chất bơm ép khi có mặt của hệ trợ HĐBM .21
1.2 Ứng dụng hạt nano trong TCTHD...............................................................23
1.2.1 Tổng hợp hạt PN ...................................................................................24
1.2.2 Biến tính hạt PN nhằm ứng dụng trong TCTHD ..................................27
1.2.2.1 Tổng hợp hạt HLPN bằng cách biến tính bởi oleic acid (OA) .... 27
1.2.2.2 Cơ chế tăng cường khả năng bơm ép nước với các hạt HLPN ... 28
1.2.3 Bản chất và độ ổn định của các hệ dung dịch chất HĐBM và hạt PN .28
1.3 Đặc điểm của mỏ Bạch Hổ và Đông Nam Rồng .........................................32
1.3.1 Mỏ Bạch Hổ ..........................................................................................32
1.3.2 Mỏ Đông Nam Rồng.............................................................................34
CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM ......................................................................... 36
2.1 Hóa chất .......................................................................................................36
2.1.1 Các chất HĐBM....................................................................................36
2.1.1.1 Các chất HĐBM anion ................................................................ 36
2.1.1.2 Các chất HĐBM nonion .............................................................. 38
2.1.2 Chất trợ HĐBM ....................................................................................39
2.1.3 Các hóa chất khác .................................................................................40
2.1.4 Nước biển ..............................................................................................40
2.1.5 Dầu thô ..................................................................................................40
2.1.6 Đá móng ................................................................................................41
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................41
2.2.1 Nghiên cứu lựa chọn các chất HĐBM hợp phần ..................................41
2.2.2 Xác định CMC của dung dịch chất HĐBM ..........................................42
2.2.3 Xây dựng công thức tổ hợp của các hệ chất HĐBM ............................42

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu vii Viện Khoa học Vật liệu

2.2.4 Khảo sát khả năng tương hợp và độ bền nhiệt của các hệ chất HĐBM ...
...............................................................................................................43
2.2.5 Tối ưu hóa thống kê xác định thành phần và nồng độ tối ưu của hệ chất
HĐBM để bơm ép TCTHD ................................................................................44
2.2.6 Nghiên cứu giảm độ hấp phụ các chất HĐBM trên bề mặt đá vỉa .......46
2.2.7 Nghiên cứu sử dụng phối hợp chất HĐBM và polymer trong TCTHD ...
...............................................................................................................47
2.2.8 Thử nghiệm đẩy dầu bằng nước và nút dung dịch chất HĐBM trên mô
hình vỉa ...............................................................................................................47
2.2.8.1 Chuẩn bị mô hình vỉa .................................................................. 48
2.2.8.2 Chuẩn bị các chất lưu thí nghiệm ................................................ 48
2.2.8.3 Xác định điều kiện thí nghiệm..................................................... 48
2.2.8.4 Các bước tiến hành ...................................................................... 48
2.2.9 Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát tác động của chế độ sấy đến cấu trúc
và hình thái của hạt PN .......................................................................................49
2.2.10 Nghiên cứu tác động hợp trội khi bơm ép phối hợp chất HĐBM với các
hạt PN tổng hợp được .........................................................................................50
2.2.11 Nghiên cứu độ ổn định của các hỗn hợp chất HĐBM và hạt PN .........51
2.2.12 Nghiên cứu tổng hợp hạt HLPN bằng cách biến tính bởi oleic acid ....52
2.2.13 Khảo sát tác động tăng cường khả năng bơm ép nước của các hạt
HLPN ...............................................................................................................52
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
TRONG TĂNG CƯỜNG THU HỒI DẦU .............................................................. 53
3.1 Đối với móng mỏ Bạch Hổ ..........................................................................53
3.1.1 Lựa chọn các chất HĐBM hợp phần ....................................................53
3.1.2 Xác định CMC của các chất HĐBM được sử dụng .............................53
3.1.3 Khảo sát khả năng tương hợp và bền nhiệt của hệ nhiều cấu tử trong
nước biển .............................................................................................................56
3.1.3.1 Hệ đối chứng chỉ có AOS ............................................................ 56

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu viii Viện Khoa học Vật liệu

3.1.3.2 Hệ gồm hai chất HĐBM .............................................................. 56


3.1.3.3 Hệ gồm ba chất HĐBM ............................................................... 60
3.1.3.4 Hệ nhiều hơn ba chất HĐBM ...................................................... 63
3.1.4 Thực nghiệm tối ưu hóa phối trộn hệ chất HĐBM bền nhiệt ...............66
3.1.4.1 Thí nghiệm theo quy hoạch ma trận yếu tố toàn phần ................ 67
3.1.4.2 Thí nghiệm theo quy hoạch tối ưu hóa theo phương án quay bậc
hai của Box- Hunter ....................................................................................... 68
3.1.4.3 Sử dụng phần mềm Statistica để xác định thành phần hỗn hợp tối
ưu ..................................................................................................... 71
3.1.5 Nghiên cứu giảm độ hấp phụ của các hệ chất HĐBM trên bề mặt đá
móng bằng chất trợ HĐBM EGBE .....................................................................72
3.1.6 Thử nghiệm đẩy dầu bằng nước và nút dung dịch chất HĐBM trên mô
hình vỉa của móng mỏ BH ..................................................................................74
3.1.6.1 Các chất lưu thí nghiệm ............................................................... 74
3.1.6.2 Mô hình vỉa .................................................................................. 74
3.1.6.3 Kết quả thử nghiệm ..................................................................... 74
3.2 Đối với móng mỏ ĐNR ...............................................................................76
3.2.1 Lựa chọn các chất HĐBM hợp phần ....................................................76
3.2.2 Xác định CMC của các chất HĐBM ....................................................76
3.2.3 Khảo sát độ bền nhiệt và tương hợp của các chất HĐBM....................77
3.2.4 Thực nghiệm tối ưu hóa phối trộn các chất HĐBM .............................77
3.2.5 Khảo sát các tính chất đặc trưng của hệ IAMS-M2..............................79
3.2.5.1 Độ tương hợp với nước biển........................................................ 79
3.2.5.2 Độ bền nhiệt................................................................................. 79
3.2.6 Khảo sát các hệ IAMS-M2 với các polymer đóng vai trò phụ gia cải
thiện độ nhớt .......................................................................................................80
3.2.6.1 Khảo sát tính tương hợp và bền nhiệt của các polymer .............. 80
3.2.6.2 Khảo sát  dầu – hệ dung dịch {IAMS-M2+AN} ...................... 80
3.2.6.3 Khảo sát  dầu – hệ dung dịch {IAMS-M2+HE} ....................... 82

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu ix Viện Khoa học Vật liệu

3.2.7 Thí nghiệm quá trình đẩy dầu bằng dung dịch hệ chất HĐBM IAMS-
M2-P trên mô hình vỉa trong điều kiện vỉa .........................................................83
3.2.7.1 Các chất lưu thí nghiệm ............................................................... 83
3.2.7.2 Điều kiện thí nghiệm ................................................................... 84
3.2.7.3 Mô hình vỉa .................................................................................. 84
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, BIẾN TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
HẠT NANO SiO2 PHỐI HỢP VỚI CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG
TĂNG CƯỜNG THU HỒI DẦU ............................................................................. 88
4.1 Tổng hợp hạt PN và khảo sát tác động của chế độ sấy đến cấu trúc, hình
thái hạt ....................................................................................................................88
4.2 Khảo sát tác động hợp trội khi bơm ép phối hợp các chất HĐBM với các
hạt PN tổng hợp được ............................................................................................90
4.2.1 Khảo sát khả năng làm giảm  của các hỗn hợp hợp trội.....................90
4.2.2 Khảo sát khả năng đẩy dầu của các hỗn hợp có tính hợp trội ..............93
4.2.3 Khảo sát tác động làm thay đổi góc tiếp xúc giữa dầu và đá móng mỏ
ĐNR ...............................................................................................................98
4.2.4 Khảo sát độ ổn định của các hỗn hợp có tính hợp trội .......................104
4.2.5 Khảo sát độ hấp phụ của các hỗn hợp có tính hợp trội .......................108
4.3 Tổng hợp và ứng dụng hạt HLPN trong TCTHD .....................................110
4.3.1 Tổng hợp hạt HLPN bằng cách biến tính bởi OA ..............................110
4.3.2 Khảo sát tác động tăng cường khả năng bơm ép nước của hạt HLPN .....
.............................................................................................................112
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 113
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................................... 114
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 118
PHỤ LỤC

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu x Viện Khoa học Vật liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1 Một số đuôi kỵ nước và đầu ưa nước quan trọng của chất HĐBM ............6
Bảng 1.2 Sự phụ thuộc của độ ổn định của hệ keo vào giá trị thế Zeta ...................29
Bảng 1.3 Hiệu quả kinh tế của các giải pháp công nghệ xử lý giếng từ năm
19882008 ở mỏ BH .................................................................................................33
Bảng 2.1 Tính chất và thành phần nước biển khu vực mỏ BH và ĐNR....................40
Bảng 2.2 Các đặc trưng lý hóa chủ yếu của dầu thô móng mỏ BH và ĐNR ............40
Bảng 2.3 Thành phần của đá móng mỏ BH và ĐNR (% khối lượng) .......................41
Bảng 3.1 Giá trị  (mN/m) của các dung dịch chất HĐBM ở các nồng độ khác nhau
...................................................................................................................................54
Bảng 3.2 CMC của các chất HĐBM được sử dụng ..................................................55
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát hệ AOS và các hệ 2 cấu tử .............................................59
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát các hệ 3 cấu tử ...............................................................62
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát tỉ lệ tương hợp của hệ AOS, XSA-1416D, LAS và ALAX-
1416 trong nước biển ................................................................................................63
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát tỉ lệ tương hợp của AOS, XSA-1416D, LAS và BAS trong
nước biển ...................................................................................................................64
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát tỉ lệ tương hợp của AOS, XSA-1416D, LAS, BAS và
ALAX-1416 trong nước biển .....................................................................................65
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát các hệ 4 và 5 cấu tử .......................................................66
Bảng 3.9 Bảng kết quả đo pH và  của các thí nghiệm quy hoạch theo ma trận yếu
tố toàn phần...............................................................................................................67
Bảng 3.10 Kết quả thí nghiệm theo phương pháp quay bậc 2 Box – Hunter ...........68
Bảng 3.11 Kết quả chuyển đổi giữa biến mã hoá và biến thực nghiệm..................70
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát tác động giảm hấp phụ của EGBE ..............................72
Bảng 3.13 Giá trị  và CMC của các chất HĐBM ...................................................76
Bảng 3.14 Quan sát trực quan hệ dung dịch IAMS-M2 theo thời gian ủ .................79
Bảng 3.15 Giá trị  của hệ IAMS-M2 với dầu hỏa theo nhiệt độ .............................79

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu xi Viện Khoa học Vật liệu

Bảng 3.16 Quan sát ngoại quan các dung dịch polymer theo thời gian ủ nhiệt ở
91oC ...........................................................................................................................80
Bảng 3.17 Thành phần các mẫu khảo sát của hệ dung dịch {IAMS-M2+AN} .........80
Bảng 3.18 Sự thay đổi độ nhớt và  dầu - dung dịch chất HĐBM của 7 mẫu trong
quá trình ủ ở nhiệt độ vỉa ĐNR (91oC) .....................................................................81
Bảng 3.19 Thành phần các mẫu khảo sát hệ {IAMS-M2+HE} ................................82
Bảng 3.20 Thành phần dung dịch chất hoạt động bề mặt IAMS-M2-P ....................83
Bảng 3.21 Đặc trưng kỹ thuật của dung dịch HĐBM IAMS-M2-P ..........................83
Bảng 3.22 Kết quả thử nghiệm bơm ép dung dịch chất HĐBM IAMS-M2-P trên các
mô hình mẫu lõi ĐNR ................................................................................................84
Bảng 4.1 Các thông số thực nghiệm của quá trình tổng hợp hạt PN theo phương
pháp Sol-gel ..............................................................................................................88
Bảng 4.2 Các tính chất đặc trưng của hạt PN với hai chế độ sấy ............................89
Bảng 4.3 Tác động của hạt HLPN đến tốc độ dòng chảy của nước biển bơm ép ..112

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu xii Viện Khoa học Vật liệu

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Khả năng tạo Micelle của chất HĐBM trong môi trường nước ..................8
Hình 1.2 Góc dính ướt  .............................................................................................9
Hình 1.3 Nguyên lý chung các phương pháp TCTHD ..............................................14
Hình 1.4 Mô hình khai thác dầu bằng phương pháp dung dịch chất HĐBM ..........15
Hình 1.5 Mô hình khai thác dầu bằng bơm ép polymer/chất HĐBM ......................15
Hình 1.6 Sự phụ thuộc giữa HSTHD và số mao dẫn ...............................................18
Hình 1.7 Sơ đồ đẩy dầu bằng nước theo cơ chế tự ngấm mao dẫn trong đá nứt nẻ 20
Hình 1.8 Sự phụ thuộc của HSTHD vào tỷ số linh động nước–dầu .........................21
Hình 1.9 Sự hình thành liên kết ngang giữa polymer và chất HĐBM ......................22
Hình 1.10 Bộ khung cấu trúc của hạt PN .................................................................25
Hình 1.11 Mối tương quan giữa thế bề mặt, thế Stern và thế Zeta với lớp điện tích
kép, lớp Stern và lớp khuếch tán ...............................................................................29
Hình 1.12 Sự biến thiên của thế zeta theo giá trị độ pH của môi trường .................31
Hình 1.13 Mô hình cấu trúc không gian rỗng đặc trưng của đá móng Granite nứt nẻ
mỏ BH ........................................................................................................................33
Hình 2.1 Mô hình thí nghiệm khảo sát tác động tăng cường khả năng bơm ép nước
của các hạt HLPN .....................................................................................................52
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi  theo nồng độ các chất HĐBM ...................54
Hình 3.2 Biến thiên pH và  của mẫu AOS 1000 ppm ủ đối chứng .........................56
Hình 3.3 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D (9:1) theo thời gian ủ nhiệt 57
Hình 3.4 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416 (4:1) theo thời gian ủ nhiệt ...57
Hình 3.5 Biến thiên pH và  của hệ AOS:ALAX-1416 (5:1) theo thời gian ủ nhiệt .58
Hình 3.6 Biến thiên pH và  của hệ AOS:BAS (3:1) theo thời gian ủ nhiệt .............58
Hình 3.7 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D:LAS (8:1:1) theo thời gian ủ
nhiệt ...........................................................................................................................60

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu xiii Viện Khoa học Vật liệu

Hình 3.8 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416:LAS (6:1:1) theo thời gian ủ
nhiệt ...........................................................................................................................61
Hình 3.9 Biến thiên pH và  của hệ AOS:ALAX-1416:LAS (5:1:1) theo thời gian ủ
nhiệt ...........................................................................................................................61
Hình 3.10 Biến thiên pH và  của hệ AOS:BAS:LAS (3:1:1) theo thời gian ủ nhiệt62
Hình 3.11 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D:LAS:ALAX-1416
(700:40:160:100) theo thời gian ủ nhiệt ...................................................................64
Hình 3.12 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D:LAS:BAS (700:40:160:100)
theo thời gian ủ nhiệt ................................................................................................65
Hình 3.13 Mặt tối ưu được vẽ bằng phần mềm Calc 3D Prof ..................................70
Hình 3.14 Mặt 3D của hệ dung dịch .........................................................................71
Hình 3.15 Giá trị thành phần của hệ tối ưu ..............................................................71
Hình 3.16 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất HĐBM
IAMS-M4 trên mô hình vỉa móng mỏ BH .................................................................75
Hình 3.17 Mặt 3D của hệ dung dịch .........................................................................78
Hình 3.18 Giá trị thành phần của hệ tối ưu ..............................................................78
Hình 3.19 Giá trị  của 3 mẫu theo thời gian ủ nhiệt ở 91oC ..................................82
Hình 3.20 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất HĐBM
IAMS-M2-P trên mô hình vỉa XII, móng ĐNR ..........................................................85
Hình 3.21 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M2-P trên mô hình vỉa XIV, móng ĐNR ............................................85
Hình 3.22 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M2-P trên mô hình vỉa IX, móng ĐNR...............................................86
Hình 3.23 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M2-P trên mô hình vỉa XVI, móng ĐNR ............................................86
Hình 3.24 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất HĐBM
IAMS-M2-P trên mô hình vỉa X, móng ĐNR ............................................................87
Hình 4.1 Ảnh TEM và giản đồ phân bố lỗ xốp của hạt: ...........................................89

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu xiv Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.2 Sự biến thiên  của dung dịch hạt PN, chất HĐBM SS16-46A và hỗn hợp
của chúng theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn .................................................................90
Hình 4.3 Sự biến thiên  của dung dịch chất HĐBM SS16-47A và dung dịch hỗn
hợp của SS16-47A và hạt PN theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn ..................................91
Hình 4.4 Sự biến thiên  của dung dịch chất HĐBM XSA-1416D và dung dịch hỗn
hợp của XSA-1416D và hạt PN theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn ...............................91
Hình 4.5 Sự biến thiên  của dung dịch chất HĐBM AOS và dung dịch hỗn hợp của
AOS và hạt PN theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn .........................................................92
Hình 4.6 (a) Vị trí của một hạt PN tại giao diện phẳng dầu - nước (b) Vị trí tương
ứng của các hạt PN ở giao diện cong dầu - nước.....................................................92
Hình 4.7 Khảo sát khả năng đẩy dầu của nước biển ĐNR theo nhiệt độ và thời gian
...................................................................................................................................94
Hình 4.8 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch hạt PN 1000 ppm theo nhiệt độ
và thời gian................................................................................................................94
Hình 4.9 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch SS16-47A 1000 ppm theo thời
gian ............................................................................................................................95
Hình 4.10 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch SS16-47A 500 ppm theo thời
gian ............................................................................................................................96
Hình 4.11 Khảo sát khả năng đẩy dầu của hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A 900
ppm và PN 100 ppm theo thời gian ...........................................................................96
Hình 4.12 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch XSA-1416D 1000 ppm theo
thời gian ....................................................................................................................97
Hình 4.13 Khảo sát khả năng đẩy dầu của hỗn hợp có tính hợp trội XSA-1416D 600
ppm và PN 400 ppm theo thời gian ...........................................................................97
Hình 4.14 Góc tiếp xúc  đo được trong trường hợp lát đá mẫu .............................99
Hình 4.15 Hình dạng giọt dầu ở mặt dưới của lát đá mẫu đã ủ dầu ........................99
Hình 4.16 Sự thay đổi góc tiếp xúc theo thời gian trong hỗn hợp hạt PN 1000 ppm
.................................................................................................................................100

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu xv Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.17 Sự thay đổi góc tiếp xúc theo thời gian trong dung dịch SS16-47A 250
ppm ..........................................................................................................................101
Hình 4.18 Sự thay đổi góc tiếp xúc theo thời gian trong hỗn hợp có tính hợp trội
225 ppm SS16-47A và 25 ppm PN ..........................................................................102
Hình 4.19 So sánh tác động làm thay đổi góc tiếp xúc của dung dịch SS16-47A và
hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN ..................................................................103
Hình 4.20 Sự biến thiên thế zeta theo độ muối của môi trường phân tán hạt PN ..104
Hình 4.21 Giá trị thế zeta của hệ keo SS16-47A .....................................................106
Hình 4.22 Kích thước trung bình của hai đầu ưa nước và đuôi kỵ nước của phân tử
SS16-47A .................................................................................................................106
Hình 4.23 Sự thay đổi giá trị thế zeta theo môi trường phân tán và cách phối trộn
.................................................................................................................................107
Hình 4.24 Quan sát ngoại quan hỗn hợp hợp trội SS16-47A và hạt PN sau 4 tuần
.................................................................................................................................109
Hình 4.25 Sự biến thiên  của các mẫu theo thời gian ủ........................................109
Hình 4.26 Phổ FTIR của OA, hạt PN và hạt PN-OA ..............................................111
Hình 4.27 Thử nghiệm khảo sát tác động của hạt HLPN đến tăng cường khả năng
bơm ép nước ............................................................................................................112

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 1 Viện Khoa học Vật liệu

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài


Trong quá trình khai thác dầu, thông thường sau giai đoạn khai thác sơ cấp và
thứ cấp, còn một lượng dầu rất lớn (khoảng 2/3 đến 4/5 trữ lượng) lưu lại trong cấu
trúc xốp, nứt nẻ của đá vỉa rất khó khai thác. Để tăng cường thu hồi một phần nào
đó của lượng dầu này, có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào
điều kiện thực tế của từng mỏ như : phương pháp nhiệt, phương pháp khí, phương
pháp hóa [1]. Trong đó, phương pháp có tiềm năng ứng dụng cao là phương pháp
hóa với việc sử dụng các chất hoạt động bề mặt (HĐBM).
Trong quá trình đẩy dầu bằng nước bơm ép, bên cạnh việc quét dầu từ những
kênh nứt nẻ lớn chứa dầu, một phần lớn dầu được chứa trong phần vi nứt nẻ có độ
thấm rất nhỏ, chỉ từ 1  5 mD nên không thể bị quét trực tiếp bằng dòng nước. Tại
hệ mao quản đất đá này, dưới tác động của quá trình bơm ép nước, sẽ xảy ra quá
trình tương tác bề mặt giữa đất đá - dầu khí - nước vỉa và nước bơm ép, làm cho
tính chất hoá lý của hệ thay đổi theo những qui luật lực phân tử - ion bề mặt, cản trở
quá trình đẩy dầu khi bơm ép nước biển. Để giải phóng lượng dầu này cần phải
giảm lực liên kết phân tử - ion, nghĩa là cần phải thêm chất HĐBM để làm giảm sức
căng bề mặt (SCBM) pha ranh giới dầu – nước, chính là sức căng bề mặt liên diện
() và tăng sự xâm nhập của nước vào pha dầu [1]. Nếu tác động của chất HĐBM
đủ hiệu quả để làm giảm , lượng dầu nằm trong các mao dẫn dần dần được thay
thế bởi nước có chứa chất HĐBM. Ngược lại, nếu nước bơm ép không chứa chất
HĐBM phù hợp thì lượng dầu dư sẽ bão hòa trong các vi nứt nẻ và không thể khai
thác được. Như vậy bơm ép dung dịch chất HĐBM phù hợp cho phép gia tăng hệ số
đẩy dầu, dẫn tới gia tăng hệ số thu hồi dầu (HSTHD) do gia tăng hiệu suất vi dịch
chuyển (lấy dầu ra khỏi những lỗ rỗng cá biệt trong đá chứa) [1].
Đặc biệt, gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về các hạt nano được ứng
dụng trong lĩnh vực tăng cường thu hồi dầu (TCTHD). Binshan Ju cùng cộng sự [2]
đã xây dựng thành công một mô hình toán học để mô phỏng sự chuyển động của

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 2 Viện Khoa học Vật liệu

dòng hai pha có chứa các hạt nano SiO2 (PN) tổng hợp được trong môi trường xốp
và đi đến kết luận : các hạt nano SiO2 kỵ nước ưa dầu (HLPN) là các tác nhân hiệu
quả để tăng cường bơm ép nước đối với các mỏ có độ thấm chứa thấp và các hạt
nano SiO2 kỵ dầu ưa nước (LHPN) sẽ tăng cường đáng kể khả năng thu hồi dầu với
đối với các mỏ có độ thấm chứa cao [3]. Từ đó mở ra một hướng nghiên cứu mới
nhằm khảo sát tác động hợp trội (synergistic effects) khi áp dụng phối hợp các hạt
PN với hệ chất HĐBM đã tối ưu để phát huy tối đa hiệu quả TCTHD.
Mỏ Bạch Hổ (BH) là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, có trữ lượng cực lớn (trên
500 triệu tấn trữ lượng tại chỗ) với đối tượng khai thác chính là tầng móng, đã cung
cấp hơn 60% lượng dầu khí khai thác hàng năm của cả nước. Tuy nhiên, sau gần 24
năm khai thác (từ tháng 09/1988), sản lượng dầu khai thác từ mỏ BH đã suy giảm
nghiêm trọng, từ mức trên 12 triệu tấn đạt đỉnh năm 2001 (và duy trì đến 2004) chỉ
còn khoảng 5 triệu tấn năm 2011 [4, 5]. Để duy trì áp suất vỉa, đảm bảo sản lượng
khai thác, phương pháp bơm ép nước đã được áp dụng từ năm 1993. Tuy nhiên, do
cấu tạo địa chất phức tạp, đá móng nứt nẻ hang hốc, đa độ rỗng, đa độ thấm nên
hiện tượng ngập nước tại một số giếng khai thác đã sớm xuất hiện (từ 09/1996).
Đến nay, số lượng giếng khai thác ở mỏ BH bị ngập nước ngày càng tăng, mức độ
ngập nước ngày càng trầm trọng, một số giếng đã phải ngừng khai thác [6].
Mỏ Đông Nam Rồng (ĐNR) là một mỏ trung bình, có trữ lượng tại chỗ hơn
10,7 triệu tấn. Đây là mỏ lớn nhất trong các mỏ đã được phát hiện và đang được
khai thác tại khu vực mỏ Rồng cũng đang gặp những khó khăn nhất định : Một số
giếng khai thác đã xảy ra hiện tượng ngập nước. Bên cạnh đó, dầu ĐNR có độ nhớt
cao hơn nhiều so với dầu BH do có hàm lượng nhựa và asphaltene cao, làm giảm
hiệu quả đẩy dầu của nước bơm ép [7].
Do vậy, để bảo đảm và gia tăng HSTHD tại mỏ BH và mỏ ĐNR, bên cạnh vấn
đề duy trì áp lực vỉa bằng bơm ép nước hoặc bơm ép khí, cần phải tìm kiếm các tác
nhân có khả năng cải thiện hiệu quả đẩy dầu của nước và khí. Giải pháp tiềm năng
chính là sử dụng các chất HĐBM.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 3 Viện Khoa học Vật liệu

Do đặc thù địa chất của các mỏ BH và ĐNR, cho đến nay, chưa có sản phẩm
HĐBM thương mại nào phù hợp với đá hệ Granite nứt nẻ, hang hốc, chịu được áp
suất cao, nhiệt độ cao: 140oC đối với móng BH, 91oC đối với móng ĐNR, chịu
được độ muối và độ cứng cao trong nước biển bơm ép.
Vì vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng hệ chất HĐBM bền nhiệt
ứng dụng trong công nghệ TCTHD tại các mỏ BH và mỏ ĐNR sẽ góp phần đáp ứng
yêu cầu cấp thiết và lâu dài của xí nghiệp liên doanh (XNLD) Vietsovpetro nói
riêng và của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam nói chung.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng hệ chất HĐBM tối ưu bằng phương pháp phối trộn từ một
số chất HĐBM thương mại, phù hợp với điều kiện vỉa ở mỏ BH và mỏ ĐNR, có
khả năng gia tăng hiệu suất thu hồi dầu.
- Nghiên cứu tổng hợp, biến tính hạt PN với mục đích tăng cường khả năng bơm
ép nước và TCTHD.
- Nghiên cứu tác động hợp trội khi bơm ép phối hợp chất HĐBM với các hạt PN
tổng hợp được nhằm nâng cao HSTHD cho mỏ ĐNR.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là một số chất HĐBM thương mại với các tính năng phù
hợp với dầu và nước biển của các mỏ BH và mỏ ĐNR, các hạt PN tổng hợp được,
các hệ phối trộn có tác động hợp trội của chúng với tiềm năng ứng dụng trong công
nghệ TCTHD. Các hạt HLPN có khả năng tăng cường hiệu quả bơm ép nước cũng
là đối tượng được nghiên cứu trong luận án.

Nội dung nghiên cứu


- Nghiên cứu lựa chọn chất HĐBM phù hợp với điều kiện khắc nghiệt tại vùng
mỏ BH và ĐNR (nhiệt độ cao, áp suất cao của vỉa và độ mặn, độ cứng cao của
nước biển bơm ép) nhằm gia tăng HSTHD. Nghiên cứu các tính chất lý-hóa, tính
tương hợp với nước biển và tính bền nhiệt của các chất HĐBM được lựa chọn.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 4 Viện Khoa học Vật liệu

- Nghiên cứu tối ưu hóa tỉ lệ phối trộn các chất HĐBM phù hợp với mỏ BH và mỏ
ĐNR và cho giá trị  là bé nhất.
- Nghiên cứu giảm độ hấp phụ của chất HĐBM trên bề mặt đá vỉa.
- Nghiên cứu tổng hợp và biến tính các hạt PN có khả năng ứng dụng trong
TCTHD.
- Nghiên cứu sử dụng phối hợp chất HĐBM với các hạt PN nhằm nâng cao
HSTHD tại mỏ ĐNR và khảo sát tác động hợp trội của các hỗn hợp này.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa khoa học
Xây dựng thành công hệ chất HĐBM để TCTHD ở các mỏ BH và ĐNR là kết
quả của quá trình tối ưu hóa việc sử dụng phối hợp các chất HĐBM được lựa chọn
trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc hóa học, các tính chất, đặc trưng vật lý, hóa học, giá
thành, … bằng cách phát huy tính hợp trội (chủ yếu giảm ), giảm thiểu các nhược
điểm của từng chất HĐBM khi sử dụng riêng lẻ (giá thành, độ tương hợp, độ bền
nhiệt, độ hòa tan, độ hấp phụ, …), thỏa mãn sử dụng phù hợp với đá hệ Granite nứt
nẻ, hang hốc, chịu được các điều kiện khắc nghiệt của móng mỏ như áp suất cao,
nhiệt độ cao, độ muối và độ cứng cao trong nước biển bơm ép.
Bên cạnh đó, khảo sát tác động hợp trội khi sử dụng phối hợp hệ chất HĐBM
tối ưu với các hạt PN tổng hợp được là một đóng góp mới về mặt khoa học trong
lĩnh vực TCTHD.

Ý nghĩa thực tiễn


Việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp để TCTHD ứng dụng cho mỏ BH và mỏ
ĐNR hiện là một yêu cầu cấp thiết của XNLD Vietsovpetro và cũng là nhiệm vụ
quan trọng của công nghiệp khai thác dầu khí nước ta hiện nay.
Ngoài ra, nhiều mỏ dầu đang khai thác tại Việt Nam đang và sắp phải đầu tư áp
dụng công nghệ TCTHD như Rạng Đông và đặc biệt là Sư tử đen, một mỏ tương
đối lớn, dầu có hàm lượng nhựa và asphaltene khá cao tương đương dầu ĐNR, được
khai thác chưa lâu nhưng sản lượng đã bắt đầu sụt giảm. Vì vậy, nghiên cứu thành

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 5 Viện Khoa học Vật liệu

công giải pháp TCTHD cho mỏ BH và mỏ ĐNR sẽ là tiền đề thuận lợi để phát triển
ứng dụng cho các mỏ khác tại thềm lục địa Việt Nam và khu vực trong những năm
sắp tới.
Do vậy, luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu xây dựng hệ chất HĐBM bền nhiệt ứng
dụng trong công nghệ TCTHD tại mỏ BH và mỏ Rồng” sẽ là một đóng góp nhất
định vào hướng nghiên cứu phát triển công nghệ TCTHD của công nghiệp khai thác
dầu khí Việt Nam nói chung và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của XNLD Vietsovpetro
nói riêng.
Luận án được thực hiện tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, Viện KH&CN
Việt Nam và Đại học Đà Nẵng.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 6 Viện Khoa học Vật liệu

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Sử dụng các chất HĐBM trong TCTHD


Chất HĐBM là hợp chất hoá học có khả năng hấp phụ hoặc tập trung tại giao
diện lỏng - lỏng khi hiện diện ở nồng độ loãng trong dung dịch và làm thay đổi tính
chất bề mặt một cách đáng kể, đặc biệt làm giảm sức căng bề mặt [8].
Cấu trúc thông thường của chất HĐBM bao gồm :
- Phần hydrocarbon không phân cực thường gọi là “đuôi”, có thể là mạch thẳng
hoặc phân nhánh và còn được gọi là phần ưa hữu cơ hay phần kị nước.
- Phần phân cực hoặc ion gọi là “đầu” của phân tử, phản ứng với các phân tử
nước rất mạnh qua quá trình solvat hóa và còn được gọi là phần ưa nước.

Bảng 1.1 Một số đuôi kỵ nước và đầu ưa nước quan trọng của chất HĐBM [9]

Đuôi kỵ nước Đầu ưa nước


COOK+, SO3Na+
CnH2n+1
PO322Na+
CnH2n-1
OSO3Na+
CnH2n+1C6H4
OPO322Na+
CnF2n+1
(OCH2CH2)nOSO3NH4+
(OCH2CH2)nOH
+ 
CON[(OCH2CH2)nOH]2 N(CH3)2O, NR3 Cl
N+(CH3)2CH2COO PR3+Cl, SR2+Cl

Hệ số cân bằng nhóm ưa nước/nhóm ưa hữu cơ (Hydrophilic Lipophilic


Balance - HLB) của chất HĐBM cho phép xác định khuynh hướng chất HĐBM hòa
tan trong dầu hoặc trong nước để tạo thành hệ nhũ tương nước trong dầu hay nhũ
tương dầu trong nước. Chất HĐBM có khuynh hướng hòa tan trong dầu và tạo
thành nhũ tương nước trong dầu khi HLB < 10 và ngược lại.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 7 Viện Khoa học Vật liệu

Chất HĐBM có thể được phân thành bốn loại theo cấu trúc hóa học của nhóm
ưa nước và được sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng trong công nghiệp như sau:
a. Anion
Trong dung dịch, phân tử chất HĐBM này ion hóa và tích điện âm ở nhóm
đầu với các ion bù trừ như Na+, K+ hoặc NH4+ (ảnh hưởng rất ít đến các tính chất
của chất HĐBM).
Các chất HĐBM anion thường dùng: Sulfonate, Sulfate, Carboxylate, …
b. Nonion
Trong dung dịch, phân tử chất HĐBM này không bị ion hóa, nhóm đầu to
hơn nhóm đuôi.
Các chất HĐBM nonion thường dùng: Alcohol ethoxylate, Alkyl phenol
ethoxylate, Ethylene oxide/propylene oxide, …
c. Cation
Trong dung dịch, phân tử chất HĐBM này ion hóa và tích điện dương ở
nhóm đầu với các ion bù trừ như Cl, SO42, hoặc COO (ảnh hưởng rất ít đến tính
chất của chất HĐBM).
Các chất HĐBM cation thường dùng: Muối amonium bậc 4, muối
Imidazolinium, …
d. Lưỡng tính (Amphoteric)
Chất HĐBM này có nhóm đầu và nhóm đuôi tích điện trái dấu, thường ít tan
trong nước và có đặc tính giống với chất HĐBM nonion hơn là chất HĐBM ion.
Các chất HĐBM lưỡng tính thường dùng: n-alkyl aminopropionate, n-alkyl
iminopropionate, n-alkyl betaine, n-alkyl glycinate, …
1.1.1 Các tính chất đặc trưng của dung dịch chất HĐBM
1.1.1.1 Nồng độ Micelle tới hạn
Sự hấp phụ các phân tử chất HĐBM từ trong lòng khối dung dịch lên bề mặt
liên diện xảy ra với bất kì nồng độ nào của chất HĐBM. Khi tăng dần nồng độ dung
dịch chất HĐBM thì nồng độ của chất HĐBM tại bề mặt cũng tăng theo, đến một
nồng độ nào đó sẽ xảy ra sự tập hợp các phân tử chất HĐBM trong lòng dung dịch

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 8 Viện Khoa học Vật liệu

làm thay đổi đột ngột các tính chất vật lý của dung dịch. Nồng độ của dung dịch tại
thời điểm đó được gọi là nồng độ Micelle tới hạn (CMC). Tập hợp các phần tử này
được gọi là Micelle.
Trong lĩnh vực TCTHD, tính chất vật lý cần quan tâm là sức căng bề mặt liên
diện () của dung dịch. Vượt qua giá trị CMC,  sẽ độc lập với sự tăng nồng độ.
Nếu chất HĐBM trong môi trường là nước thì micelle hình thành sẽ định
hướng sao cho đầu ưa nước hướng ra ngoài và đuôi kỵ nước sẽ chụm vào bên trong,
tránh tương tác với nước để tạo năng lượng tự do thấp nhất trong toàn bộ hệ thống.
Nếu dung dịch chất HĐBM trong dung môi không phân cực thì ngược lại.

Hình 1.1 Khả năng tạo Micelle của chất HĐBM trong môi trường nước
Thông thường micelle có dạng cầu nhưng có thể thay đổi cấu trúc thành
những dạng khác như : tấm, trụ, que, đĩa, … tùy thuộc vào cấu trúc chất HĐBM,
chủ yếu bởi tỷ lệ giữa diện tích chiếm chỗ của nhóm đầu ưa nước với thể tích của
đuôi kỵ nước. Nếu tỷ lệ này lớn sẽ hình thành micelle dạng cầu. Nếu tỷ lệ này nhỏ
sẽ hình thành micelle dạng que. Những chất HĐBM có nhóm kỵ nước lớn hoặc
chứa một vài nhóm kỵ nước sẽ hình thành micelle dạng đĩa.
1.1.1.2 Khả năng giảm sức căng bề mặt liên diện
Đây là tính chất đặc trưng quan trọng nhất của chất HĐBM. Với sự có mặt
của chất HĐBM trong một pha lỏng, các phân tử chất HĐBM sẽ ưu tiên hấp phụ tại
bề mặt và thay thế các phân tử trong lòng dung dịch. Kết quả làm giảm năng lượng
tự do của hệ, khiến bề mặt được tạo ra dễ dàng nên dẫn đến  của hệ giảm.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 9 Viện Khoa học Vật liệu

1.1.1.3 Tác động thay đổi tính dính ướt của dung dịch trên bề mặt rắn
Tính dính ướt được xác định bằng cách đo góc dính ướt, là góc hình thành
giữa tiếp tuyến của giọt chất lỏng tại điểm tiếp xúc ba pha: rắn, lỏng, pha thứ ba
(lỏng hoặc khí) với bề mặt của pha rắn. Khi dính ướt, các phân tử trong giọt chất
lỏng sẽ chuyển động lan ra trên bề mặt của pha rắn theo khuynh hướng thay thế bề
mặt tiếp xúc rắn - pha thứ ba (có R-3 lớn) bằng bề mặt tiếp xúc rắn - lỏng (có R-L
nhỏ hơn), như vậy  của hệ sẽ giảm.
Khi cân bằng được thiết lập thì quá trình dừng lại và được biểu diễn qua
phương trình Young như sau:

(1.1)

Pha thứ 3
L-3
R-3  Lỏng
R-L
Rắn

Hình 1.2 Góc dính ướt 


Theo (1.1) chất lỏng dính ướt hoàn toàn bề mặt rắn khi  = 0 hay cos = 1 và
hoàn toàn không dính ướt khi  = 180o hay cos = -1. Do đó cos càng lớn thì chất
lỏng dính ướt bề mặt rắn càng tốt, hay nói một cách khác khi L-3, sức căng bề mặt
liên diện giữa pha lỏng và pha thứ ba, càng nhỏ. Như vậy, sử dụng các chất HĐBM
phù hợp có khả năng sẽ làm giảm  giữa hai pha lỏng đến giá trị cực thấp hay chất
HĐBM có thể thay đổi tính dính ướt của một chất lỏng trên bề mặt rắn.
1.1.2 Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của chất HĐBM
Bản chất của đầu ưa nước của chất HĐBM thường quyết định đến tính chất
của chất HĐBM trong dung dịch nước. Độ hòa tan của chất HĐBM ion phụ thuộc
vào sự phân ly và solvat hóa của đầu ưa nước, trong khi độ hòa tan của chất HĐBM
nonion phụ thuộc cơ bản vào quá trình hydrat hóa của các đầu ưa nước phân cực

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 10 Viện Khoa học Vật liệu

nhưng không phân ly. Độ hòa tan của chất HĐBM ion thường tăng khi nhiệt độ
tăng, trong khi đó các chất HĐBM nonion lại giảm vì mức độ hydrat hóa giảm do
giảm hình thành liên kết hydro khi nhiệt độ tăng [10].
Nhiệt độ dung dịch chỉ tăng nhẹ với sự tăng nồng độ và như vậy CMC cũng
chỉ tăng nhẹ với nhiệt độ.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét về ảnh hưởng của cấu trúc hóa
học của chất HĐBM đến CMC và  như sau :
- Với các nhóm alkyl mạch thẳng trong phần kỵ nước, các chất HĐBM cần 7 ÷ 9
nguyên tử carbon hoặc hơn trong chuỗi hydrocarbon để thể hiện khả năng hoạt
động bề mặt và hình thành micelle.
- Trong một dãy đồng đẳng, CMC giảm với sự tăng kích thước của phần đuôi kỵ
nước. Đối với các nhóm alkyl mạch thẳng trong phần đuôi kỵ nước, qui tắc
Stauff được áp dụng như sau:
lg(CMC) = A – Bn
Trong đó : A và B là hằng số
n là số nguyên tử cacbon trong phần đuôi alkyl.
Hoặc theo quy luật Traube: Trong một dãy đồng đẳng, khả năng hoạt động bề
mặt sẽ tăng với sự tăng kích thước của phần đuôi kỵ nước do đó CMC sẽ giảm :
lgCn = -nlgA + B
Trong đó Cn là nồng độ của các đồng đẳng, n là số nguyên tử carbon trong mạch
hydrocarbon, và A và B là hằng số.
- Độ hoạt động bề mặt của chất HĐBM sẽ tăng lên từ 3 ÷ 3,5 lần khi tăng chiều
dài mạch carbon lên 1 nhóm –CH2 (qui tắc Traube I).
1.1.3 Yêu cầu của chất HĐBM sử dụng trong TCTHD
Chất HĐBM dùng trong nâng cao HSTHD phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
 Giảm dầu–nước xuống giá trị rất thấp ở nồng độ thấp và duy trì giá trị này trong
khoảng thời gian yêu cầu nào đó ở điều kiện vỉa ;
 Chi phí thấp (giá cạnh tranh) ;
 Thân thiện hoặc không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 11 Viện Khoa học Vật liệu

Đối với yêu cầu cuối cùng này thì nhìn chung, phần lớn các chất HĐBM được
sử dụng trong TCTHD như ABS, alkyl ether sulfates, alkyl sulfates, alkane
sulfonates, AOS, alkyl polyglycol ethers, nonylphenol polyglycol ethers, … không
độc hoặc chỉ có độc tính nhẹ với giá trị LD50 qua miệng thường khoảng từ vài trăm
đến vài nghìn mg/kg trọng lượng cơ thể. Đến nay người ta vẫn chưa phát hiện ra tác
dụng độc hại như gây ung thư, đột biến hoặc quái thai ở người cũng như ở động vật
có vú của các chất HĐBM hoặc của các chất chuyển hóa từ các chất HĐBM.
1.1.4 Các chất HĐBM và trợ HĐBM thường sử dụng trong TCTHD
1.1.4.1 Chất HĐBM họ Sulfonate
R-SO3M
R: nhóm alkyl, aryl hay alkylaryl (dạng mạch thẳng hay mạch phân nhánh)
M: Na+, NH4+.
Chất HĐBM họ sulfonate tương đối ít chịu ảnh hưởng của pH môi trường,
liên kết C–S có độ bền khá cao đối với phản ứng thuỷ phân, tương tác kém với ion
Ca2+, Mg2+ (trong nước cứng) nên ít tạo tủa hơn rất nhiều so với các chất HĐBM
carboxylate, tuy nhiên lại kém hơn so với một số chất HĐBM khác như alcohol
sulfate, nonion. Đây là họ chất HĐBM rất bền nhiệt (nhiệt độ phân hủy > 350oC),
được sản xuất với lượng lớn nhất trong công nghiệp và bao gồm các loại sau :
 Linear Alkyl Benzene Sulfonate (LAS)
R
R: alkyl (mạch thẳng hoặc mạch nhánh C10 ÷ C18) ở vị trí
ortho, meta hoặc para so với nhóm –SO3M.
LAS có thể giảm dầu–nước xuống giá trị rất thấp tùy thuộc
vào cấu trúc mạch alkyl của LAS và cấu trúc của pha dầu [11].
SO3M
LAS có dây alkyl với độ dài ít nhất C12 ở vị trí meta so với
nhóm sulfonate, cùng với một hoặc hai nhóm alkyl mạch ngắn (từ C3 trở xuống) ở
vị trí ortho có thể giảm nước–dầu xuống giá trị rất thấp. Sự thất thoát chất HĐBM này
do hấp phụ cũng là một yếu tố quan trọng, phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc của phân
tử, thông thường sự hấp phụ lớn hơn đối với các phân tử có mạch alkyl dài hơn
[12].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 12 Viện Khoa học Vật liệu

 -Olefin Sulfonate (AOS)

SO3Na
n Olefin Sulfonate
Chất HĐBM có dây hydrocarbon mạch thẳng này bền nhiệt, tan tốt trong
nước, có khả năng chịu được độ mặn và độ cứng của nước biển cao hơn LAS và
giảm  xuống giá trị thấp [11] tuy nhiên rất dễ tạo bọt vì có dây hydrocarbon mạch
thẳng nhưng dễ phân hủy sinh học hơn các chất có mạch nhánh hay vòng thơm.
 Alkylbenzen Ethoxylate Sulfonate, Alkyl Ethoxylate Sulfonate
Để tăng độ tan của các chất HĐBM trong môi trường có nồng độ các cation
đa hóa trị cao, nhóm ethoxy (OCH2CH2) hay propoxy (OCH2CH(CH3))
được thêm vào phân tử chất HĐBM. Nhóm ethoxy (EO) hay propoxy (PO) nằm
giữa liên kết CS tạo thành nhóm ethoxylate sulfonate (R(EO)nSO3Na) hay
propoxylat sulfonate (R(PO)mSO3Na).
Ethoxylate sulfonate là họ chất HĐBM sử dụng thích hợp trong TCTHD ở
điều kiện nhiệt độ cao, độ mặn cao. Nhóm EO hay PO được đưa vào chất HĐBM
sulfonate được xem như một phương pháp kết hợp hiệu ứng của chất trợ dung môi
vào trong phân tử HĐBM.
1.1.4.2 Chất HĐBM họ sulfate
R – O –SO3M
Chất HĐBM họ sulfate tan tốt hơn nhưng kém bền nhiệt hơn so với họ
sulfonate do nhóm sulfate tan nhiều trong nước hơn nhóm sulfonate (có hơn một
nguyên tử oxi trong phân tử) và liên kết COS trong sulfate dễ bị thủy phân hơn
liên kết CS trong sulfonate.
Ưu điểm chung của chất HĐBM alkyl ethoxylate hay propoxylate có gắn
nhóm anion như sulfate, sulfonate là sự kết hợp nhiều nhóm kị nước và ưa nước
hoạt động hiệu quả khi sử dụng. Chất HĐBM này sẽ thể hiện tính anion nếu dây EO
ngắn và tính nonion khi có nhiều hơn ba nhóm EO. Nhóm EO hoạt động như nhóm
ưa nước trong khi nhóm PO hoạt động như nhóm kị nước [13].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 13 Viện Khoa học Vật liệu

1.1.4.3 Chất HĐBM Ethoxylate Alcohol


Là chất HĐBM nonion, tan mạnh trong nước. Tính ưa nước của chúng được
quyết định bởi liên kết hydro của nước với nhóm ethoxylate. Càng nhiều nguyên tử
oxi trong các nhóm này càng làm tăng tính tan trong nước của chất HĐBM này.
Khi tăng nhiệt độ, Ethoxylate Alcohol trở nên kém tan trong nước hơn do sự
hydrat hóa nhóm ethoxylate giảm và sự tăng kích thước của micelle. Tính HĐBM
của chúng không bị ảnh hưởng bởi các ion có trong nước cứng. Tuy nhiên độ tan
của chúng tăng lên khi có mặt HCl và ion Ca2+. Nồng độ chất điện ly cao, đặc biệt
ion Na+ lại làm giảm độ tan do hiệu ứng đẩy của muối.

R O CH2 CH2 OH O CH2 CH2 OH


n R n

Alkyl Ethoxylate Alcohol Alkyl Phenyl Ethoxylate Alcohol


Trong lĩnh vực TCTHD, Ethoxylate Alcohol có thể tạo ra hiệu ứng hợp trội
khi phối trộn chung với chất HĐBM anion.
1.1.4.4 Các chất trợ HĐBM
Đây là những chất hầu như không có khả năng hoạt động bề mặt khi đứng
riêng lẻ, nhưng lại có khả năng tăng cường hoạt động của các chất HĐBM khác có
trong dung dịch hoặc/và giảm  xuống một giá trị thấp hơn.
Trong lĩnh vực TCTHD, chất trợ HĐBM cũng đóng vai trò khá quan trọng.
Việc kết hợp chất HĐBM với chất trợ HĐBM không những giúp tăng cường khả
năng thu hồi dầu mà còn giảm giá thành của dung dịch bơm ép. Do đó hiệu quả
kinh tế của phương pháp này cũng tăng theo.
1.1.5 Các phương pháp bơm ép chất HĐBM để nâng cao HSTHD
1.1.5.1 Tổng quan về phương pháp
Hình 1.4 trình bày nguyên lý chung của các phương pháp TCTHD và có thể
thấy rõ rằng một trong những biện pháp thu hồi dầu khá hiệu quả là bơm ép chất
HĐBM vào trong vỉa nhằm tăng cường hiệu suất đẩy trong các vi nứt nẻ với tác
động giảm dầu–nước đồng thời thay đổi tính dính ướt của đá vỉa.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 14 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 1.3 Nguyên lý chung các phương pháp TCTHD [14]


Trước đây những khó khăn chủ yếu của phương pháp này là vấn đề kinh tế và
kỹ thuật. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay vấn đề này không còn là mối bận tâm
lớn nữa. Giá dầu thế giới tăng cao trong những năm gần đây cho thấy việc bơm ép
chất HĐBM nhằm tăng cường HSTHD là khả thi về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, sự
phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tổng hợp hoá chất, cho phép tổng hợp
và sản xuất nhiều loại chất HĐBM có khả năng giảm mạnh dầu–nước với giá thành
hạ, do đó phương pháp bơm ép chất HĐBM càng có nhiều khả năng để phát triển và
ứng dụng hiệu quả.
1.1.5.2 Các phương pháp bơm ép chất HĐBM để nâng cao HSTHD
Các phương pháp TCTHD bằng dung dịch chất HĐBM đều nhằm làm giảm 
giữa dung dịch chất HĐBM với dầu, tăng khả năng linh động của dầu. Sự liên kết
của các giọt dầu tạo thành một đới dầu ở phía trước dung dịch chất HĐBM bơm ép
và nó sẽ di chuyển cùng với dung dịch này về giếng khai thác. Dung dịch bơm ép
phải có vận tốc thích hợp với đới dầu để tránh hiện tượng phân toả thâm nhập vào
đới dầu, đảm bảo tăng hiệu suất đẩy dầu [15].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 15 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 1.4 Mô hình khai thác dầu bằng phương pháp dung dịch chất HĐBM
TCTHD bằng bơm ép dung dịch chất HĐBM bao gồm bốn phương pháp
chính đang được tiến hành nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi.
- Phương pháp bơm ép micellar/polymer

Hình 1.5 Mô hình khai thác dầu bằng bơm ép polymer/chất HĐBM

Chất HĐBM được sử dụng ở nồng độ cao (4 – 8 %) tạo thành dung dịch
Micelle. Dung dịch này có  thấp đối với pha dầu nên làm tăng độ linh động của
dầu bị kẹt trong các nứt nẻ của vỉa khiến dầu dễ dàng thoát ra và di chuyển tập trung
tạo thành đới dầu. Theo sau dung dịch micelle là dung dịch đệm polymer hoà tan
trong nước như polyacrylamide nhằm điều khiển độ linh động của dung dịch
Micelle và đẩy dung dịch Micelle một cách hiệu quả. Dung dịch polymer lại được

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 16 Viện Khoa học Vật liệu

đẩy bởi nước bơm ép, độ nhớt của dung dịch polymer ngăn chặn sự phân tỏa của
nước thâm nhập vào đới dầu. Phương pháp này cho hiệu quả TCTHD cao do cải
thiện đồng thời hiệu suất quét và hiệu suất đẩy dầu [16]. Kết quả mô phỏng điều
kiện vỉa dầu Liaohe của Wu Wenxiang cùng cộng sự [17] đã cho thấy hiệu quả
TCTHD khi bơm ép phối hợp 0,3% chất HĐBM và 1500mg/l polymer có khối
lượng phân tử (MW) 19 MDa đạt đến 30,1%.
Tuy nhiên phương pháp này phức tạp về mặt kỹ thuật : phải tính toán và thực
hiện cẩn thận nhằm tránh hiện tượng phân tỏa của nước thâm nhập vào đới dầu,
dung dịch Micelle bị thu hẹp dần do bị kẹt lại trong các lỗ trống, bị hấp phụ hoặc bị
phân tách pha… Ngoài ra thiết bị cho phương pháp này cũng đắt tiền.
- Phương pháp bơm ép ASP (Alkaline - Surfactant - Polymer)
Chất HĐBM được bơm ép là petroleum sulfonate hoặc alkyl aryl sulfonate
[18]. Do chất kiềm được thêm vào sẽ làm tăng độ pH và tạo ra điện tích âm (–) trên
bề mặt sét, từ đó giảm lực hấp dẫn tĩnh điện đối với các anion chính của chất
HĐBM bị hấp phụ lên bề mặt sét [19]. Nhược điểm của phương pháp này là sự
phức tạp về mặt thành phần hoá học do có thêm kiềm, polymer (polyacrylamide),
yêu cầu mềm hoá nước sử dụng (cần có các hóa chất đắt tiền), khả năng gia tăng sa
lắng muối vô cơ trong điều kiện pH cao hơn, nhất là đối với CaCO3, ảnh hưởng
không tốt đến môi trường khi tồn trữ và sử dụng kiềm (đặc biệt với NaOH).
- Bơm ép dung dịch kiềm/chất HĐBM
Dung dịch chất HĐBM được phối trộn với các chất kiềm như NaOH,
Na2CO3, NaHCO3, … để tạo môi trường kiềm sau đó được bơm xuống vỉa. Các
chất kiềm này hoà tan trong dung dịch chất HĐBM sẽ phản ứng với acid hữu cơ
hiện diện trong dầu và tạo thành chất HĐBM ngay tại bề mặt phân cách dầu-nước,
làm giảm dầu–nước. Như vậy đặc tính dính ướt của đá chứa sẽ thay đổi từ dính ướt
dầu thành dính ướt nước và sẽ đẩy dầu chảy vào giếng khai thác. Hơn nữa với sự
hiện diện của ion chất kiềm sẽ làm giảm sự hấp phụ của chất HĐBM lên đá vỉa nên
sẽ giảm lượng hao hụt chất HĐBM [20].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 17 Viện Khoa học Vật liệu

Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này không cao so với các phương pháp
khác do dễ bị kết tủa (nếu trong đá vỉa có thành phần khoáng cao, đặc biệt là
CaCO3) sẽ bịt kín các lỗ rỗng, khó kiểm soát các phản ứng và sự phân tán của chất
kiềm trong vỉa, khó khống chế  cũng như các thông số khác [21].
- Phương pháp bơm ép chất HĐBM loãng
Phương pháp này chỉ bơm ép trực tiếp dung dịch chất HĐBM xuống vỉa ở
nồng độ thấp (<0,1%) nhưng giảm được dầu–nước đáng kể không cần đến dung dịch
polymer hỗ trợ đẩy và dung dịch kiềm [22]. Với nồng độ chất HĐBM thấp như vậy
dung dịch này tạo thành nhũ tương tại bề mặt tiếp xúc với đới dầu nên giảm được
chi phí làm sạch dầu thô sau khai thác. Phương pháp này cho hiệu quả khá tốt vì
vẫn đảm bảo được yêu cầu giảm dầu–nước đồng thời giảm chi phí do sử dụng ít hoá
chất và qui trình thực hiện cũng đơn giản hơn [23, 24].
- Các phương pháp bơm ép chất HĐBM tiên tiến
Một hướng nghiên cứu khác cũng được chú trọng trong những năm gần đây
là kết hợp các chất HĐBM anion với một phần nhỏ chất HĐBM cation, không chỉ
phục vụ cho mục đích TCTHD mà còn nhằm cải thiện quá trình làm sạch nước
ngầm [25]. Điều này được giải thích là do sự thay đổi thành phần của hỗn hợp
micelle và sự đối xứng của các đuôi kị nước của các chất HĐBM anion và cation.
Cũng tương tự như vậy, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất bổ sung thêm các
phân tử chất kết nối vào công thức chất HĐBM. Các phân tử kết nối lưỡng cực sẽ
tách lớp vi nhũ gần đuôi chất HĐBM (chất kết nối kị nước) hoặc nhóm đầu chất
HĐBM (chất kết nối ưa nước) tạo hiệu ứng hợp trội, dẫn đến gia tăng khả năng trộn
lẫn của pha dầu vào pha nước bởi chất HĐBM [26].
Ngoài ra, còn một hướng nghiên cứu sáng tạo và giảm chi phí nữa là bên
cạnh việc giảm  còn kết hợp kiểm soát độ linh động cần thiết cho quá trình bơm ép
chất HĐBM bằng việc sử dụng chất HĐBM tạo bọt. Các nhà nghiên cứu thấy rằng
có thể đưa ra hỗn hợp chất HĐBM vừa cải thiện hiệu quả đẩy dầu vừa tạo bọt, hoặc
cũng có thể kết hợp chức năng polymer và chất HĐBM [27].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 18 Viện Khoa học Vật liệu

1.1.6 Cơ chế của phương pháp bơm ép chất HĐBM


Nâng cao HSTHD trong những vỉa nứt nẻ tự nhiên bằng phương pháp bơm ép
chất HĐBM liên quan đến tác động chính là gia tăng số mao dẫn Nc bằng cách cải
thiện tính dính ướt của đá vỉa và cải thiện  dầu - nước.
Trong vỉa nứt nẻ tự nhiên, lực chủ yếu kiểm soát dòng chảy của chất lưu là lực
nhớt và lực mao dẫn. Lực nhớt tạo dòng chảy của chất lưu thay thế trong các nứt nẻ
lớn, trong khi đó lực mao dẫn tạo dòng chảy của chất lưu trong các vi nứt nẻ. Hai
lực này có mối liên hệ với nhau thông qua số mao dẫn Nc và được định nghĩa [14]:

(1.2)

Trong đó: v - vận tốc bơm ép chất lưu thay thế (m/s)
μ - độ nhớt của chất lưu thay thế (Pa.s)
σ – sức căng bề mặt liên diện giữa 2 pha dầu - nước (mN/m)
 - góc dính ướt của chất lưu thay thế.

Hình 1.6 Sự phụ thuộc giữa HSTHD và số mao dẫn

Trong phương pháp bơm ép nước thông thường, Nc có giá trị khoảng 10-7.
Theo Taber [28], giá trị Nc cần thiết để gia tăng HSTHD nằm trong khoảng 10-4 đến
10-3. Muốn cải thiện giá trị Nc, phải tăng lực nhớt hoặc/và giảm lực mao dẫn.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 19 Viện Khoa học Vật liệu

Để tăng lực nhớt phải gia tăng vận tốc bơm ép hoặc/và độ nhớt của chất lưu
thay thế. Trong thực tế của quá trình khai thác, không thể tăng vận tốc bơm ép nước
lên 103 hay 104 lần vì điều này đòi hỏi áp lực bơm rất lớn, rất khó thực hiện về mặt
kỹ thuật. Ngoài ra, khi vận tốc dòng nước lớn, tỷ số linh động nước - dầu sẽ rất lớn,
dòng nước xé rách lớp dầu để chảy về giếng khai thác, tạo lưỡi nước, gây nên hiện
tượng ngập nước sớm ở các giếng khai thác. Có thể gia tăng độ nhớt của nước bơm
ép bằng cách cho thêm polymer vào dung dịch bơm ép. Tuy nhiên, đòi hỏi phải lựa
chọn và sản xuất các loại polymer bền nhiệt, chịu được độ muối và độ cứng cao như
ở các vỉa dầu ngoài thềm lục địa Việt Nam.
Để giảm lực mao dẫn, cần thiết phải sử dụng các chất HĐBM để có thể giảm
 dầu - nước xuống 103 đến 104 lần hoặc/và giảm cos bằng cách thay đổi góc tiếp
xúc thông qua sự cải thiện tính dính ướt đối với nước của đá vỉa.
Tính dính ướt của đá có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả đẩy dầu bởi nước
và định hướng áp dụng các biện pháp nâng cao HSTHD. Theo Subhash C. Ayirala,
Chandra S. Vijapurapu và Dandina N. Rao [29], nếu vỉa nứt nẻ là dính ướt nước, sự
bơm ép nước vào các nứt nẻ thường tăng cường sự tự ngấm mao dẫn dung dịch chất
HĐBM loãng, trong đó chất lưu dính ướt (nước) được kéo vào matrix bởi lực hút
mao dẫn và đẩy chất lưu không dính ướt (dầu) từ matrix vào mạng các nứt nẻ. Do
đó, bơm ép dung dịch chất HĐBM loãng sẽ TCTHD với các vỉa nứt nẻ có tính dính
ướt nước. Hiện tượng tự ngấm mao dẫn này sẽ không hiệu quả ở các vỉa nứt nẻ có
tính dính ướt dầu do khuynh hướng giữ dầu lại mạnh hơn trong các vi nứt nẻ ; chỉ
có thể thu hồi dầu từ các nứt nẻ lớn và hoàn toàn bỏ qua các khối matrix. Cơ chế
chủ yếu để TCTHD trong trường hợp này là tác động giảm sức căng bề mặt liên
diện giữa hai pha dầu-nước của chất HĐBM. Như vậy sự thay đổi tính dính ướt của
đá từ dính ướt dầu sang dính ướt nước hay dính trung gian có thể ảnh hưởng đáng
kể tới HSTHD.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 20 Viện Khoa học Vật liệu

1.1.7 Sự tự ngấm mao dẫn của dung dịch chất HĐBM trong đá chứa nứt
nẻ
Nhiều kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây [30] cho rằng sự tự ngấm
mao dẫn là tác động chính để cải thiện HSTHD trong đá chứa nứt nẻ.
Sự tự ngấm mao dẫn là sự tự xâm nhập dần dần của pha dính ướt vào thay thế
pha không dính ướt trong các kênh rỗng mao quản của đá do tác động của áp suất
mao dẫn, từ đó có thể khai thác thêm một phần dầu dư bị giữ lại trong vỉa.
Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính dính ướt, độ
rỗng và độ dính của đá, kích thước của khối matrix vi nứt nẻ, độ nhớt của các chất
lưu, nước–dầu.
Nứt nẻ lớn

Khối matrix vi nứt nẻ

Phần bão hoà dầu Phần xâm nhập của nước

Tự ngấm mao dẫn dòng chảy nhớt


(thủy động lực)
dòng chảy dầu

Hình 1.7 Sơ đồ đẩy dầu bằng nước theo cơ chế tự ngấm mao dẫn trong đá nứt nẻ

Đá móng nứt nẻ tự nhiên có các thành phần chính trong không gian rỗng như sau:
- Nứt nẻ lớn chiếm tỷ phần nhỏ trong tổng độ rỗng của đá và đóng vai trò thấm
chủ đạo.
- Khối matrix vi nứt nẻ nằm kề cận với các nứt nẻ lớn có độ rỗng lớn trong
tổng độ rỗng của đá và đóng vai trò thấm thứ yếu.
- Khối đá nguyên sinh rắn chắc có độ rỗng không đáng kể và không thấm.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 21 Viện Khoa học Vật liệu

Với cấu trúc không gian rỗng không đồng nhất và phức tạp như vậy, hiệu quả
đẩy dầu của phương pháp bơm ép nước trong đá móng nứt nẻ tự nhiên phụ thuộc
không chỉ vào chênh áp bơm ép trong các đới nứt nẻ lớn mà còn phụ thuộc nhiều
vào khả năng tự ngấm mao dẫn của nước. Các nứt nẻ lớn với độ thấm cao sẽ là
những kênh thấm chủ đạo tạo đường dẫn cho nước bơm ép dễ dàng xâm nhập đẩy
dầu tới các giếng khai thác với một tốc độ khá lớn dưới tác động của gradient chênh
lệch áp suất do bơm ép. Các đới vi nứt nẻ có độ thấm thấp nên gradient chênh lệch
áp suất bơm ép là rất nhỏ so với áp suất mao dẫn, do đó quá trình đẩy dầu xảy ra
trong các đới này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng tự ngấm mao dẫn của nước.
Trên cơ sở cấu trúc không gian rỗng của đá chứa nứt nẻ và cơ chế đẩy dầu ở
bơm ép nước và bơm ép chất HĐBM như đã nêu ở trên, có thể thấy giải pháp bơm
ép chất HĐBM để nâng cao hệ số đẩy dầu trong móng nứt nẻ là một lựa chọn hoàn
toàn hợp lý và có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.1.8 Cải thiện độ nhớt của lưu chất bơm ép khi có mặt của hệ trợ
HĐBM
Nhiều loại dầu thô có hàm lượng nhựa và asphaltene cao nên có độ nhớt cao
dẫn đến hiệu quả đẩy dầu thấp do tỷ số linh động nước–dầu quá lớn (Hình 1.9) [31]

Hình 1.8 Sự phụ thuộc của HSTHD vào tỷ số linh động nước–dầu

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 22 Viện Khoa học Vật liệu

Để giảm nước–dầu nhằm tăng hiệu quả đẩy dầu, đồng thời để tăng hệ số quét
thường áp dụng phương pháp bơm chất HĐBM và polymer (SP) nhằm gia tăng độ
nhớt của dung dịch bơm ép. Đây là phương pháp hứa hẹn đem lại hiệu quả TCTHD
cao có thể lên đến 70% lượng dầu dư sau quá trình khai thác thứ cấp [32, 33].
Hình 1.10 [34] cho phép giải thích cơ chế gia tăng độ nhớt của dung dịch
bơm ép bằng polymer: Khi phối trộn với các chất HĐBM thì mạch polymer có thể
gắn kết lại thông qua liên kết ngang là các micelle, làm các phân tử cồng kềnh hơn,
từ đó tăng độ nhớt của hệ dung dịch lên.

Hình 1.9 Sự hình thành liên kết ngang giữa polymer và chất HĐBM
Gần đây một số nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng khi được trộn lẫn và
được bơm ép vào vỉa thì có thể xuất hiện hiệu ứng hợp trội giữa chất HĐBM và
polymer dẫn đến gia tăng thêm lượng dầu thu hồi được. Trên cơ sở cơ chế đẩy dầu,
polymer và chất HĐBM gần như tồn tại trong các pha riêng biệt, polymer sẽ bị bẫy
lại tại những đới có độ thấm cao trong khi chất HĐBM sẽ làm việc tại bề mặt giữa
dầu và nước ở những đới có độ thấm thấp. Như vậy có thể cải thiện đồng thời hiệu
quả quét của dung dịch bơm ép và hiệu quả vi dịch chuyển (đẩy) do giảm dầu–nước,
dẫn đến gia tăng hệ số đẩy dầu [35, 36].
Đối với móng nứt nẻ ĐNR, độ nhớt của dầu vỉa tương đối cao và nhiệt độ vỉa
vừa phải là tiền đề rất thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp bơm ép chất HĐBM
phối hợp với polymer như phụ gia cải thiện độ nhớt của dung dịch bơm ép.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 23 Viện Khoa học Vật liệu

1.2 Ứng dụng hạt nano trong TCTHD


Ngày nay, vật liệu có kích thước nano đang thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học do những tính chất vật lý và hóa học đặc biệt cũng như những ứng
dụng tiềm năng của chúng trong nhiều lĩnh vực công nghệ (hóa học, luyện kim,
gốm sứ, y dược, lý sinh học, y sinh học, ...). Các nhà khoa học đã tổng hợp nhiều
loại hạt nano: nano bạc, nano Al2O3, nano SiO2, nano CaCO3, nano TiO2, nano từ
tính, … với nhiều ứng dụng rất đa dạng và hữu ích [37]. Trong đó đã có nhiều công
trình nghiên cứu về hạt nano SiO2 được ứng dụng trong lĩnh vực TCTHD [38].
Đầu tiên, khả năng hấp phụ các hạt nano trên giao diện lỏng-lỏng (dầu/nước),
khí-lỏng (không khí/nước) đã được nghiên cứu. Theo Bernard P. Binks [39], trong
nhiều trường hợp, các hạt nano tác động như các phân tử chất HĐBM khi được hấp
phụ trên các giao diện này. Xu hướng ưa dầu hoặc ưa nước của một chất HĐBM
được xác định bởi giá trị của hệ số HLB, còn đối với các hạt nano có thể xác định
tính dính ướt của chúng qua góc tiếp xúc với giao diện lỏng-lỏng. Tuy nhiên, sự
khác biệt quan trọng giữa hai loại vật liệu có tính hoạt động bề mặt này là trong
thực tế các hạt nano được hấp phụ mạnh hơn tại bề mặt giao diện.
Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng hạt nano
SiO2 (Polysilicon Nanoparticle - PN) trong TCTHD đã được tiến hành với nhiều kết
quả khả quan. Ở Mỹ, nhóm Chun Huh và Steven L. Bryant [40, 41] đã nghiên cứu
hạt PN nhằm ổn định nhũ tương ứng dụng trong TCTHD, Q. P. Nguyen [42] đã kết
hợp mô hình hóa với nghiên cứu thực nghiệm hạt PN có kích cỡ khoảng 5 nm như
một tác nhân TCTHD hiệu quả, Fangda Qiu cùng cộng sự đã nghiên cứu ứng dụng
hạt PN để thu hồi dầu nặng vùng Alaska [43, 44], … Các công trình tương tự cũng
đã được tiến hành ở các quốc gia khác: ở Trung Quốc bởi Binshan Ju, Tailiang Fan
[45], Chen Zhao [46], Wang Hai-Wen [47], Ke Liang Wang [48]; ở Nigeria bởi
Mike O. Onyekonwo cùng cộng sự [49]; ở Mexico bởi Skauge T. cùng cộng sự
[50]; ở Netherlands bởi Al-Muntasheri cùng cộng sự [51], … Khi nghiên cứu sự
hấp phụ các hạt nano trong môi trường xốp, Ju cùng cộng sự [52] đã công bố là có

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 24 Viện Khoa học Vật liệu

thể làm thay đổi tính dính ướt của bề mặt xốp với các hạt PN có kích cỡ từ 10 ÷ 50
nm.
Theo tính dính ướt bề mặt, có thể phân các hạt PN thành ba loại: hạt kỵ dầu
ưa nước (LHPN), hạt có độ dính ướt trung tính (NWPN) và hạt kỵ nước ưa dầu
(HLPN) [2], trong đó các hạt LHPN và HLPN có nhiều ứng dụng quan trọng trong
lĩnh vực TCTHD. Từ đó đã có nhiều nghiên cứu về biến tính hạt PN để thu được hai
loại hạt trên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy hạt PN biến tính có khả năng phân
tán ổn định trong dầu khoáng, từ đó tăng cường đáng kể tác động của hạt PN trong
TCTHD. Mặt khác, một số nghiên cứu đã được tiến hành để tăng cường khả năng
bơm ép nước với các hạt HLPN ở những vỉa có độ thấm chứa thấp và tăng cường
khả năng thu hồi dầu với các hạt LHPN ở những vỉa có độ thấm chứa cao [41, 2].
1.2.1 Tổng hợp hạt PN
Hiện nay có nhiều phương pháp tổng hợp các bột oxide kích cỡ nano như:
bay hơi bằng chùm electron, kỹ thuật microwave plasma, lắng đọng hơi hóa học và
Sol-gel. Trong đó, phương pháp Sol-gel đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu hấp
dẫn và nhiều nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện để tổng hợp các hạt PN [53].
Quá trình tổng hợp hạt PN bằng phương pháp Sol-gel thường sử dụng
nguyên liệu alkoxide là tetraethyl orthosilicate (TEOS) và được tiến hành qua 6 giai
đoạn : thuỷ phân, ngưng tụ, gel hóa, ủ, sấy khô và nung.
Hai phản ứng cơ bản xảy ra lần lượt trong quá trình sol-gel như sau [54]:
 Phản ứng thuỷ phân: các alkoxide được thuỷ phân để tạo liên kết Si–OH:
Si(OR)4 + H2O  HO–Si(OR)3 + R–OH
Trong đó R là C2H5.
Có thể sử dụng chất xúc tác acid hoặc base :
 Khi sử dụng chất xúc tác acid :

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 25 Viện Khoa học Vật liệu

 Khi sử dụng chất xúc tác base :

Tùy theo lượng nước và chất xúc tác mà phản ứng có thể xảy ra hoàn toàn:
Si(OR)4 + 4H2O  Si(OH)4 + 4R–OH
Các phân tử trung gian [(OH)2Si(OR)2] hoặc [(OH)Si(OR)3] được xem
là sản phẩm của phản ứng thuỷ phân một phần.
 Phản ứng polymer hoá-ngưng tụ: các phân tử trung gian mới được tạo thành sẽ
tiếp tục phản ứng với nhau hoặc với phân tử TEOS ban đầu bằng phản ứng
ngưng tụ (ngưng tụ nước hoặc ngưng tụ rượu) để tạo ra mối liên kết siloxane
[Si–O–Si] như sau:
(OR)3–Si-OH + HO–Si-(OR)3  [(OR)3Si–O–Si(OR)3] + H-O-H
Hay: (OR)3–Si-OR + HO–Si-(OR)3  [(OR)3Si–O–Si(OR)3] + R-OH
Và sau đó, các phân tử mới được tạo thành sẽ được nối với nhau theo phản
ứng polymer hoá để tạo ra bộ khung cấu trúc cuối cùng (Hình 1.11).

Hình 1.10 Bộ khung cấu trúc của hạt PN

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 26 Viện Khoa học Vật liệu

Theo thời gian, phản ứng sẽ liên tục diễn ra ở nhiệt độ thường và độ nhớt của
dung dịch sẽ tăng dần do phản ứng polymer hoá và ngưng tụ cho tới khi hình thành
gel rắn. Sau khi được hình thành, gel thường ở dạng xốp và còn chứa các chất lỏng
trong các lỗ xốp nên cần phải loại bỏ qua các quá trình sấy và nung để nhận được
các oxide là sản phẩm cuối cùng.
Vì alkoxide TEOS không phản ứng tốt với nước ở nồng độ đặc nên thường
được pha loãng với cồn tuyệt đối trước khi cho tiến hành phản ứng thuỷ phân.
Quá trình sol-gel rất nhạy với các điều kiện thực nghiệm có ảnh hưởng đến
tốc độ của phản ứng thủy phân và phản ứng polymer hoá-ngưng tụ như: loại và
nồng độ của alkoxide, tỉ lệ nước/alkoxide, loại, nồng độ và tốc độ nạp chất xúc tác,
độ pH, nhiệt độ, thời gian phản ứng, thời gian và phương pháp làm khô và ủ [55].
Hạt PN được tạo thành có thể là đơn phân tán hoặc đa phân tán. Điều này
phụ thuộc vào mối tương quan giữa tốc độ tạo mầm tinh thể và tốc độ lớn lên của
các mầm đó. Tốc độ tạo mầm tinh thể phụ thuộc vào mức độ quá bão hoà của dung
dịch, còn tốc độ phát triển mầm tinh thể thì ngoài sự phụ thuộc vào mức độ quá bão
hoà của dung dịch còn phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của các ion hoặc các phân
tử chất kết tủa vào bề mặt của tinh thể được hình thành. Khi tốc độ tạo mầm tinh thể
lớn hơn tốc độ phát triển của mầm thì hệ thu được gồm các hạt đồng đều và kích
thước nhỏ, đây chính là hệ đơn phân tán, còn ngược lại ta có hệ đa phân tán.
Quá trình tổng hợp hạt PN đã được nghiên cứu từ gần nửa thế kỷ qua và
ngày càng được cải thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao trong
nhiều lĩnh vực sử dụng.
Stöber là tác giả đầu tiên giới thiệu cách sử dụng ammonia như chất xúc tác
cho quá trình thủy phân và ngưng tụ của TEOS trong rượu có trọng lượng phân tử
thấp là dung môi để sản xuất các hạt PN đơn phân tán [56].
Bogush và Zukoski đã tổng hợp thành công hạt PN với kích cỡ từ khoảng
40nm đến vài m bằng cách sử dụng phương pháp Stöber sửa đổi. Theo các tác giả
này, nồng độ của TEOS, của ammonia, của nước cũng như loại dung môi (rượu) và

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 27 Viện Khoa học Vật liệu

nhiệt độ phản ứng là các thông số chính ảnh hưởng đến kích thước hạt và sự phân
phối của chúng [57].
Bằng cách tối ưu hóa các thông số, Park cùng cộng sự đã tổng hợp các hạt
PN siêu mịn với kích cỡ 13.7 ± 4.5 nm [58].
Kim cùng cộng sự đã có thể giảm kích thước hạt PN tổng hợp được nhỏ hơn
17,5nm khi thêm 1 lượng nhỏ NaI như một phụ gia điện phân [59].
Theo công trình nghiên cứu của Rahman cùng cộng sự, các hạt PN đơn phân
tán tổng hợp được có kích cỡ 20,5 ± 3,5 nm với tốc độ nạp liệu là 0,1 ml/min với
một lượng nhỏ tác nhân NH4Br [60]. Gần đây, Rahman cùng cộng sự cũng công bố
đã tổng hợp hạt PN bằng kỹ thuật Sol-Gel với việc tối ưu các thông số như: nồng độ
các tác chất, tốc độ nạp amoniac, nhiệt độ phản ứng, … [61].
Khi tiến hành tổng hợp hạt PN bằng kỹ thuật Sol-gel, hai loại thiết bị phản
ứng được ưa chuộng nhất là vi sóng (Microwave) và siêu âm (Ultrasound). Khi sử
dụng thiết bị vi sóng thì, theo kết quả nghiên cứu của A. B. Corradi cùng cộng sự
[62], thời gian phản ứng ngắn hơn so với phương pháp thuỷ nhiệt truyền thống
(khoảng 10 phút để tạo tinh thể) nhưng hạt nano thu được chỉ đạt kích thước trung
bình, khoảng 100nm. Còn với phương pháp sử dụng thiết bị siêu âm, hạt nano thu
được có kích thước siêu nhỏ, từ 7 20 nm [63].
1.2.2 Biến tính hạt PN nhằm ứng dụng trong TCTHD
1.2.2.1 Tổng hợp hạt HLPN bằng cách biến tính bởi oleic acid (OA)
Tuy hạt nano đã được nghiên cứu và phát triển sâu rộng nhưng qua thực tế,
các ứng dụng của hạt nano nhiều kích cỡ phần lớn bị hạn chế do chúng rất dễ bị kết
tụ trong môi trường và phân tán kém trong các dung môi hữu cơ và dầu. Để giải
quyết vấn đề này, các nhà khoa học đã đưa ra một số kỹ thuật hóa học đặc biệt để
tổng hợp hạt nano với bề mặt được biến tính bởi các hợp chất hữu cơ [64].
Nếu tác nhân biến tính bề mặt là các hydrocarbon trọng lượng phân tử cao thì
hạt nano thu được có thể phân tán ổn định trong các dung môi hữu cơ và dầu [65].
Đặc biệt gần đây các nhà khoa học đã nghiên cứu biến tính hạt PN bằng acid cis-9-
octadecenoic (OA) và đã thiết lập được một số thông số tổng hợp tối ưu [66]. Chính

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 28 Viện Khoa học Vật liệu

sự biến tính bề mặt hạt PN bằng phương pháp hóa học này có khả năng cải thiện
khả năng phân tán của hạt PN trong các dung môi hữu cơ, đồng thời có thể biến đổi
tính chất hạt PN trở nên rất kỵ nước: Hạt PN đã được biến tính bằng OA có thể
phân tán tốt trong một số dung môi hữu cơ (n-hexane, rượu, chất làm dẻo, dầu, ...)
nhưng lại không phân tán trong nước, thể hiện đặc trưng của hạt nano kỵ nước ưa
dầu (HLPN) [67].
1.2.2.2 Cơ chế tăng cường khả năng bơm ép nước với các hạt HLPN
Đối với những vỉa có độ thấm chứa thấp, vấn đề bơm ép nước nhằm mục
đích duy trì áp lực vỉa là rất khó thực hiện hiệu quả và an toàn. Cụ thể là tốc độ bơm
ép phải khống chế đủ nhỏ để tránh những thiệt hại từ việc bơm quá áp và tạo ra
những đứt gãy không mong muốn, khó kiểm soát, nhưng cũng phải đủ cao để đảm
bảo tính kinh tế cho quá trình bơm ép nước. Trong khi đó, tính dính ướt của thành
mao quản của đá vỉa có thể thay đổi từ ưa nước sang kỵ nước khi hấp phụ các hạt
HLPN đã mở ra một hướng mới nhằm tăng cường khả năng bơm ép nước ở những
vỉa có độ thấm chứa thấp, là những vỉa có cấu trúc không gian rỗng chủ yếu là các
vi nứt nẻ - vi hốc và matrix vi nứt nẻ.
Tác động này có thể được giải thích như sau : Khi các hạt HLPN được hấp
phụ lên thành mao quản của các vi nứt nẻ sẽ hình thành một lớp kỵ nước và khiến
cho thành mao quản trở nên kỵ nước mạnh. Cơ chế giảm áp suất bơm ép nước
nhưng lại tăng tốc độ bơm ép nước với các hạt HLPN được giải thích dựa trên tác
động trượt của nước bơm ép trên bề mặt lớp nền là các hạt nano kỵ nước HLPN, từ
đó sẽ giảm đáng kể độ kháng dòng [68].
1.2.3 Bản chất và độ ổn định của các hệ dung dịch chất HĐBM và hạt PN
Hỗn hợp dung dịch bơm ép gồm chất HĐBM và hạt PN là một hệ keo đa
phân tán rất phức tạp với môi trường phân tán là nước biển, trong đó phân tán các
hạt PN và các phân tử chất HĐBM. Khác với dung dịch thực là các hệ hoàn toàn
bền vững, dung dịch keo là các tập hợp không bền, nghĩa là chất tan dễ dàng tách
khỏi dung dịch, có xu hướng kết tụ thành từng đám gọi là hiện tượng keo tụ, dưới

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 29 Viện Khoa học Vật liệu

ảnh hưởng dù rất nhỏ của các yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, khuấy trộn, chất điện ly,
...) [69].
Nếu xảy ra hiện tượng keo tụ với dung dịch bơm ép nói trên, các hạt PN cũng
như các phân tử chất HĐBM sẽ không còn ưu tiên hấp phụ trên bề mặt liên diện hai
pha dầu-nước, từ đó giảm thiểu tác động TCTHD.
Đại lượng đặc trưng cho độ ổn định
của hệ phân tán keo là thế Zeta (ζ).
Các hạt với điện tích bề mặt nhất
định sẽ hấp phụ từ dung dịch những
ion có điện tích trái dấu. Sau đó,
những ion đã bị hấp phụ sẽ hấp phụ
các ion trái dấu với chúng trong
dung dịch, tạo ra một lớp điện tích
kép. Như vậy, lớp chất lỏng bao
quanh các hạt gồm hai lớp : lớp
trong (lớp Stern), trong đó các ion
Hình 1.11 Mối tương quan giữa thế bề mặt, liên kết mạnh với bề mặt hạt và lớp
thế Stern và thế Zeta với lớp điện tích kép, ngoài (lớp khuếch tán) lực liên kết
lớp Stern và lớp khuếch tán yếu hơn (Hình 1.12).
Thế Zeta thể hiện mức độ đẩy giữa các hạt tích điện cùng dấu gần nhau trong
hệ phân tán. Đối với các phân tử và các hạt đủ nhỏ, thế Zeta cao (âm hoặc dương)
sẽ cho độ ổn định cao, hệ phân tán sẽ chống lại sự keo tụ.
Bảng 1.2 Sự phụ thuộc của độ ổn định của hệ keo vào giá trị thế Zeta

Thế Zeta, mV Độ ổn định của hệ keo


0÷5 Kết tụ hay tập hợp lại thành từng đám rất nhanh
10 ÷ 30 Bắt đầu không ổn định
30 ÷ 40 Độ ổn định trung bình
40 ÷ 60 Độ ổn định tốt
 61 Độ ổn định rất tốt

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 30 Viện Khoa học Vật liệu

Thế Zeta được đo bằng cách áp đặt một điện trường qua hệ phân tán. Các hạt
trong hệ phân tán sẽ di chuyển về điện cực trái dấu với một vận tốc tỷ lệ với độ lớn
của thế zeta. Sự thay đổi tần số hoặc pha của một chùm tia laser gây ra bởi chuyển
động của các hạt được đo và được chuyển đổi thành thế zeta khi biết độ nhớt của hệ
phân tán và ứng dụng thuyết Smoluchowski [70].
Theo Frederick R. Eirich và Egon Matijević [71] tính chất bền vững của hệ
phân tán có được là nhờ lớp hấp phụ định hướng các phân tử chất HĐBM tạo thành
những cấu thể hai chiều có khả năng ngăn cản sự dính kết. Tính bền vững của hệ
phân tán cũng có thể do các phân tử chất HĐBM có đuôi dài và linh động, chỉ bị
hấp phụ trên bề mặt bằng các mắt xích riêng biệt, còn đuôi của mạch carbon nằm
trong môi trường có thể thực hiện chuyển động Brown, tạo cho hệ sự ổn định.
F.Selmi, Th.Graham và I.Borshov [72] lại chứng minh rằng tất cả các chất
điện ly đều có khả năng gây ra sự keo tụ, ngay cả những chất điện ly là chất làm bền
cho hệ keo. Tuy nhiên, trong trường hợp này nồng độ chất điện ly phải đủ lớn để ép
mỏng lớp điện tích kép của hạt keo và hạ thấp hàng rào năng lượng, tạo điều kiện
cho các hạt keo liên kết với nhau khi chúng va chạm vào nhau.
Hardy [72] còn chỉ ra rằng không phải tất cả các ion của chất điện ly, mà chỉ
những ion cùng dấu với các ion nghịch, nghĩa là ngược dấu với các ion quyết định
thế, mới có khả năng gây keo tụ cho các hệ keo. Như vậy, các cation sẽ gây keo tụ
các hệ keo có hạt keo âm và các anion sẽ gây keo tụ các hệ keo có hạt keo dương.
Muller [71] đã xây dựng một lý thuyết tương tự cho hệ keo đa phân tán : Hệ
với các hạt có kích thước khác nhau sẽ keo tụ nhanh hơn hệ với các hạt có kích
thước đồng đều, các hạt lớn sẽ đóng vai trò là các "mầm" keo tụ. Như vậy, để giảm
hiện tượng keo tụ thì yêu cầu hạt phải thuộc hệ đơn phân tán (monodispersed).
Giá trị của thế zeta phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động bao gồm :
- Độ pH của môi trường phân tán : Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến thế zeta. Nếu thêm kiềm vào một hệ huyền phù có thế zeta âm thì các
hạt sẽ tích điện âm hơn. Nếu thêm acid vào hệ huyền phù này thì đến thời điểm

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 31 Viện Khoa học Vật liệu

nào đó thế zeta sẽ đạt giá trị không, tiếp tục bổ sung thêm acid sẽ tạo thế zeta
dương. Như vậy thế zeta sẽ dương ở pH thấp hoặc âm ở pH cao.
Theo đồ thị biểu diễn sự biến thiên của thế zeta theo độ pH của môi trường
(hình 1.13), có thể dự đoán các khoảng giá trị pH của môi trường mà các hệ keo
sẽ ổn định hoặc không ổn định. Đồng thời sẽ có một điểm mà đồ thị đi qua có thế
zeta bằng không, được gọi là điểm đẳng điện (isoelectric point - IEP), có ý nghĩa
quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm, là điểm mà tại đó hệ keo kém ổn định
nhất.

điểm đẳng điện ổn định


Thế Zeta, mV

không ổn định

ổn định

Hình 1.12 Sự biến thiên của thế zeta theo giá trị độ pH của môi trường
- Độ dẫn điện của môi trường : Độ dày của lớp điện tích kép phụ thuộc vào loại và
nồng độ của các ion trong dung dịch và có thể được tính từ độ ion hóa của môi
trường. Độ ion hóa càng cao, càng nén các lớp điện tích kép. Hóa trị của các ion
cũng ảnh hưởng đến độ dày của lớp điện tích kép. Ion hóa trị 3 sẽ nén lớp điện
tích kép mạnh hơn so với ion hóa trị 2 và hóa trị 1, hệ càng kém ổn định.
- Nồng độ của các cấu tử hợp phần trong hệ : Tác động của nồng độ các cấu tử hợp
phần trong hệ cũng như ảnh hưởng của các tạp chất đến thế zeta rất phức tạp, phụ
thuộc vào đặc trưng cụ thể của từng hệ và chỉ xác định bằng thực nghiệm để có
được sản phẩm có độ ổn định cao nhất.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 32 Viện Khoa học Vật liệu

1.3 Đặc điểm của mỏ Bạch Hổ và Đông Nam Rồng


1.3.1 Mỏ Bạch Hổ
Mỏ BH nằm ngoài khơi biển Đông, thuộc vùng trũng Cửu Long. Đây là một
mỏ dầu thuộc loại lớn trên thế giới và là một trong những mỏ lớn nhất trong khu
vực Đông Nam Á với diện tích khoảng 120-130 km2. Bắt đầu được khai thác từ
năm 1986, từ đó tới nay sản lượng dầu thô khai thác hàng năm ở mỏ BH đã không
ngừng tăng lên, chiếm hơn 60% tổng sản lượng khai thác dầu thô của nước ta, đóng
góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của quốc gia.
Vỉa có chiều sâu lớn (3000  5000 m), nhiệt độ cao (90  170oC), gồm nhiều
đối tượng khai thác có cấu trúc địa chất, đặc điểm thấm chứa và tính chất dầu vỉa
biến đổi hết sức phức tạp: Miocene dưới, Oligocene trên, Oligocene dưới và móng.
Trong đó, thân dầu trong móng nứt nẻ – hang hốc là đối tượng khai thác chủ yếu
của mỏ BH và là thân dầu lớn nhất tại thềm lục địa nước ta [73].
Đá móng mỏ BH là đá Granite có cấu tạo phức tạp, do kết quả tác động của
một loạt quá trình khác nhau như co nén nhiệt của khối macma, chuyển động kiến
tạo, hoạt động của nhiệt dịch và phong hóa nên cấu trúc không gian rỗng của đá
móng mỏ BH được đặc trưng bởi mức độ bất đồng nhất cao và phức tạp hơn nhiều
so các loại đá chứa dầu khí truyền thống [74, 75].
Tổng hợp tài liệu nghiên cứu thạch học cho thấy không gian rỗng của đá
móng có các dạng [74]:
- Nứt nẻ - hang hốc lớn, tạo độ rỗng macro có độ mở khe nứt từ 0,3–3cm và các
hốc có đường kính từ 1–20mm chiếm 3,5–4% diện tích mẫu đá. Các khe nứt
thường có dạng phân nhánh, liên thông các lỗ rỗng hang hốc chiếm tỷ phần lớn
trong không gian rỗng với đường kính trung bình 0,3–0,65 mm. Tuy chiếm diện
tích không lớn, nhưng các nứt nẻ - hang hốc lớn có vai trò quyết định đến tính
thấm chứa, với trên 80% trữ lượng dầu tại các mỏ hiện đang khai thác ở bể Cửu
Long, giá trị độ rỗng chỉ khoảng 0,5–1,5%, nhưng độ thấm lên đến 20 D.
- Vi nứt nẻ - vi hốc và matrix vi nứt nẻ nằm bên trong khối đá giữa các đới đứt
gãy, chiếm tỷ phần chủ yếu không gian rỗng của hệ. Các vi nứt nẻ có độ mở từ

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 33 Viện Khoa học Vật liệu

0,01  0,1 mm và chiều dài từ 0,1  2,25 mm, còn đường kính các vi hốc từ 0,3
 0,65 mm. Giá trị độ rỗng đến 10  12%, nhưng độ thấm chỉ 1  5 mD.
- Khối matrix rắn chắc chưa hoặc không bị biến đổi thứ sinh có độ rỗng rất nhỏ,
dưới 0,5% và thường không có độ thấm pha đối với dầu, hoặc có nhưng rất thấp.

Hình 1.13 Mô hình cấu


trúc không gian rỗng
đặc trưng của đá móng
Granite nứt nẻ mỏ BH

Với cấu trúc không gian rỗng, không đồng nhất và phức tạp như vậy cho nên
hiệu quả đẩy dầu trong đá móng do tác động của nước bơm ép phụ thuộc nhiều vào
tính dính ướt của đá và khả năng tự ngấm mao dẫn của nước bơm ép [76].
Ở mỏ BH, trong thời gian khai thác từ năm 19882008 đã tiến hành các giải
pháp công nghệ xử lý vùng cận đáy giếng nhằm nâng cao HSTHD và kéo dài thời
gian khai thác của các mỏ như được trình bày trong bảng 1.3 [77].
Bảng 1.3 Hiệu quả kinh tế của các giải pháp công nghệ xử lý giếng từ năm
19882008 ở mỏ BH
Số lần xử lý thành công / Tỉ lệ thành Tổng lượng dầu
Phương pháp xử lý
Tổng số lần đã xử lý công (%) thu hồi (tấn)
Dung dịch acid 68/86 73,2 134.036
Nhũ tương acid 182/229 79,5 1.394.850
Bọt acid 3/5 60,0 11.700
Nứt vỉa thuỷ lực 37/55 67,2 176.928
Đạn tạo áp suất phối
16/33 48,5 117.590
hợp với xử lý acid

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 34 Viện Khoa học Vật liệu

Có thể thấy phương pháp nhũ tương acid được áp dụng nhiều nhất và cho
hiệu quả TCTHD cao nhất, công nghệ ít phức tạp, áp suất làm việc không cao, tính
ăn mòn thép thấp, khả năng xâm nhập sâu, nhưng cần phải xác định một cách hợp lí
thời gian đóng giếng sau mỗi chu kỳ bơm ép, nồng độ acid, tỷ lệ pha chế nhũ tương
thích hợp với tính chất của đất đá tầng chứa, … rất phức tạp [78].
Một trong những nghiên cứu đang được tiến hành với nhiều thuận lợi nhưng
cũng đầy thách thức là sử dụng các chất HĐBM. Với sự phát triển ngày càng mạnh
mẽ của ngành công nghệ hóa học cho phép tổng hợp và sản xuất các chất HĐBM có
cấu trúc đảm bảo giảm dầu–nước hiệu quả với giá thành hợp lý. Nhưng vấn đề nghiên
cứu công thức phối trộn để tìm ra hệ chất HĐBM thích hợp nhằm TCTHD với điều
kiện khắc nghiệt ở móng mỏ BH đang là thách thức to lớn đối với các nhà khoa học
và cũng là mục tiêu hướng đến của luận án này.
1.3.2 Mỏ Đông Nam Rồng
Mỏ Rồng nằm ngoài khơi biển Đông, , thuộc vùng trũng Cửu Long với đối
tượng khai thác hoàn toàn nằm trong đá móng. Thân dầu được đưa vào khai thác
thử nghiệm từ tháng 06/1996. Lưu lượng ban đầu các giếng khai thác dao động
trong khoảng 180 – 650 tấn/ngày đêm.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của bồn trũng Cửu Long là tồn tại
một cơ chế hình thành các thân dầu trong đá móng nứt nẻ - hang hốc. Cơ chế này,
theo số liệu hiện tại khó có thể tìm thấy ở các bể trầm tích khác. Dưới tác động của
lực tổng hợp trong khối móng nâng mỏ BH và ĐNR đã hình thành những hệ thống
phá hủy cắt chéo nhau, phân bố không đồng đều đặc trưng bởi hệ thống nứt nẻ lớn,
vi nứt nẻ và hang hốc chằng chịt. Chính do cấu trúc không gian lỗ hổng như vậy đã
khiến khối đá móng nâng đặc trưng bởi tính bất đồng nhất rất cao.
Đá chứa gồm có loại dăm kết phun trào núi lửa được ghi nhận ở phần trên
của mặt cắt địa chất móng trong một loạt giếng khoan, và còn lại là đá diorite thạch
anh nứt nẻ hang hốc, chiếm phổ biến toàn bộ phần còn lại mặt cắt [79].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 35 Viện Khoa học Vật liệu

Thân dầu có dạng khối, có nước vỉa bao bọc trên toàn bộ diện tích đáy vỉa.
Ranh giới dầu nước theo kết quả nghiên cứu vỉa được ghi nhận tại chiều sâu tuyệt
đối -2925m, chiều cao thân dầu đạt 885m và diện tích chứa dầu khoảng 20 km2.
Nhiệt độ vỉa ban đầu được ghi nhận xấp xỉ 100oC, cũng biến đổi theo độ sâu.
Gradient địa nhiệt trong khu vực mỏ có dao động nhất định, giá trị trung bình được
tính toán khoảng 3,8оС/100 m.
Dầu vỉa có áp suất bão hòa thấp, hệ số khí nhỏ và tương ứng độ nhớt dầu vỉa
khá cao, ở mức 1,969 mPa.s. Độ nhớt cao và hệ số khí thấp là điều kiện bất lợi cho
quá trình đẩy dầu trong vỉa và khó khăn cho quá trình chuyển động nâng [80].
Việc đưa hệ thống bơm ép giữ áp suất vỉa vào chậm so với quá trình khai
thác từ 4 đến 5 năm. Thực tế áp suất vỉa đã giảm 40 atm trong ba năm.
Xu hướng giảm áp suất vỉa luôn tồn tại nghĩa là hệ số bù khai thác do bơm ép
và hoạt động của nước rìa là không đủ. Đông thời, sự xuất hiện nước trong các
giếng trong khi xu hướng giảm áp suất vỉa vẫn còn cho thấy sự xuất hiện nước sớm
ở mỏ ĐNR. Nguyên nhân có thể là sự hình thành các nón nước do áp suất đáy các
giếng quá thấp do thu hồi dầu ở nhịp độ cao, ngoài ra vấn đề càng phức tạp thêm
trong điều kiện chênh lệch lớn giữa độ nhớt dầu và độ nhớt nước [4]. Cần xem xét
các giải pháp nâng cao hệ số đẩy dầu bằng sử dụng các hoá phẩm để giảm dầu–nước
và thực hiện điều chỉnh quá trình khai thác.
Như vậy, trên cơ sở cấu trúc không gian rỗng của đá móng nứt nẻ và cơ chế
đẩy dầu ở bơm ép nước và bơm ép chất HĐBM như đã nêu ở trên thì giải pháp bơm
ép chất HĐBM để giảm dầu–nước, nâng cao hệ số đẩy dầu trong móng nứt nẻ ĐNR là
một lựa chọn hoàn toàn hợp lý và có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có
khả năng tận thu được nguồn dầu chứa trong các vi nứt nẻ tại mỏ. Ngoài ra, độ nhớt
của dầu trong vỉa tương đối cao, nhiệt độ của vỉa tương đối thấp lại là tiền đề rất
thuận lợi để nghiên cứu và áp dụng thành công giải pháp này.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 36 Viện Khoa học Vật liệu

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM

2.1 Hóa chất


2.1.1 Các chất HĐBM
Trong TCTHD, các chất HĐBM cation và lưỡng tính ít được sử dụng do giá
thành khá đắt, không khả thi về mặt kinh tế. Ngoài ra một số bề mặt đá vỉa tích điện
âm sẽ hấp phụ mạnh chất HĐBM cation, gây mất mát, … Do đó, trong nghiên cứu
này chúng tôi chỉ sử dụng các chất HĐBM anion, nonion và các chất trợ HĐBM.
2.1.1.1 Các chất HĐBM anion
 Alpha-Olefine Sulfonate (AOS)
CH3 CH2 CH CH CH2 SO3Na
n (n = 10 – 12)
Là sản phẩm thương mại của công ty Stephan (Mỹ) có đuôi hydrocarbon mạch
thẳng hay ít phân nhánh, bền nhiệt, tan tốt trong nước, chịu được độ mặn và độ
cứng cao, có khả năng giảm  xuống giá trị thấp [11] và tăng cường tính tan cho
nhiều chất HĐBM trong môi trường nước biển có độ cứng cao, MW  324.
 Linear Alkylbenzene Sulfonate (LAS)
CH3
H3C

SO3Na

Là sản phẩm thương mại của công ty TICO (Việt Nam), giá thành rẻ, có mạch
alkyl thẳng từ C10 ÷ C13, chủ yếu là C12 (> 90%), MW  322. LAS bền nhiệt, giảm 
xuống giá trị thấp nhưng chỉ tan trong nước ngọt mà không tan trong nước biển,
đồng thời tạo tủa với Mg2+, Ca2+ có trong nước biển.
 Heavy linear alkyl benzene sulfonate (HLAS)
H3C CH3
2

SO3Na

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 37 Viện Khoa học Vật liệu

Là sản phẩm thương mại của công ty Oil Chem Technology (OCT - Mỹ) có đuôi
kỵ nước mạch thẳng và dài, ít tan trong nước nhưng tan vô hạn trong dung môi hữu
cơ, MW  498.
 Branched alkyl benzene sulfonate (BAS)

SO3Na

Là sản phẩm thương mại của công ty OCT, có đuôi kỵ nước mạch nhánh, khó
tan trong nước biển, MW  360.
 Arylalkyl xylene sulfonic acid C14-16 (XSA-1416)
CH3 CH2 CH CH2 SO3H
m n

H3C CH3 (m + n = 12 ÷ 14)


Là sản phẩm thương mại của công ty OCT, nồng độ 96%, dung dịch đặc quánh,
màu sẫm, rất khó tan trong nước biển, MW  427.
 Diarylalkyl xylene sulfonate C14-16 (XSA-1416D)
CH3 CH2 CH CH2 SO3H
m n
CH3

H3C
CH3 CH2 CH CH2 SO3H
m n (m + n = 14)
Là chất HĐBM gemini, sản phẩm thương mại của công ty OCT, rất khó tan
trong nước biển, nồng độ 96%, MW  738.
 Heavy linear arylalkyl xylene sulfonic acid (ALAX-1416)
CH3 CH2 CH CH2 SO3H
m n
CH3

H3C
CH3 CH2 CH CH2 CH3
m n-1 (m + n = 14)

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 38 Viện Khoa học Vật liệu

Là sản phẩm thương mại của công ty OCT, nồng độ 96%, MW  654, rất khó
tan trong nước biển.
 SS16-46A, SS16-47A
Hai chất HĐBM này là sản phẩm thương mại của OCT, dung dịch màu vàng
rơm, có hai đầu ưa nước khác nhau là carboxylate COO và sulfonate SO3.
CH3 CH2 CH CH2 CH 2O EO CH2 COONa
x y n
a + b = 12, x + y = 15
SS16-46A : n = 2, MW  824,
CH3 CH2 CH CH2 CH2 SO3Na SS16-47A : n = 9, MW  1125.
a b

 Alkoxylated sulfate
O O
- -
R CH2 CH2 O S O R CH2 CH O S O
m m
O CH3 O

Ethoxylated Sulfate (EO) Propoxylated Sulfate (PO)

Với m = 3, R là alkyl từ C10 ÷ C30, chủ yếu là C14.


EO là sản phẩm thương mại của công ty Stepan (Mỹ), MW  432 và PO là sản
phẩm thương mại của công ty Sasol (Nam Phi), MW  475, đều ở dạng quánh màu
trắng, tan tốt trong nước ngọt và nước biển, có khả năng hoà tan LAS trong nước
biển.
 Aryl sulfate
O Là sản phẩm thương mại của Đài Loan, dạng bột khô màu
-
O S O
trắng, MW  196, tan tốt trong nước ngọt và nước biển.
O

2.1.1.2 Các chất HĐBM nonion


 Alkylphenol ethoxylate (NP9)
CH3
O

OH
9

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 39 Viện Khoa học Vật liệu

Là sản phẩm thương mại của Đài Loan, dạng dung dịch nhớt, không màu,
không mùi, MW  617, tan tốt trong nước cất và nước biển nhưng không tan trong
dầu, tương hợp tốt với các chất HĐBM anion và nonion khác;
 Polyoxyethylene sorbitan monooleate

Là sản phẩm thương mại của Đài Loan, dạng dung dịch nhớt, màu vàng, tan
tốt trong nước ngọt và nước biển.
2.1.2 Chất trợ HĐBM
 Ethylene Glycol Butyl Ether (EGBE)
C4H9 O C2H4 OH

Là sản phẩm thương mại của Trung Quốc, dạng chất lỏng không màu, bền
nhiệt, tan tốt cả trong nước cất và nước biển, MW  118.
 Poly 2-acrylamido-2-methyl propane sulfonate (AN125)
CH2 CH
n
C O
Là sản phẩm thương mại của Công ty SNF Floerger NH
(Pháp), dạng bột màu trắng, không mùi, tan tốt trong nước cất và H3C C CH3

nước biển, MW  8000000 (8 MDa) với n  285000. CH2


-
SO3

 HE® polymer 300 (HE 300)


Là copolymer giữa acrylamide và acid acrylic, sản phẩm độc quyền của
Công ty Drilling Specialties (Mỹ), dạng hạt rắn, màu trắng, không mùi, tan tốt trong
nước cất và nước biển, bền nhiệt, được ứng dụng nhằm tăng độ nhớt của dung dịch
trong bơm ép TCTHD ở các mỏ có nhiệt độ cao hơn 240oF ( 115,6oC).

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 40 Viện Khoa học Vật liệu

2.1.3 Các hóa chất khác


 Alkoxide (TEOS) 99%, = 0,932 ÷ 0,934

 Cồn tuyệt đối (EtOH) 99,5%


 Dung dịch amoniac (NH3) 25%
 Oleic acid (OA), tỉ trọng d = 0,895, nhiệt độ phân hủy là 80oC
 n-Hexane, tỉ trọng d = 0,6548
2.1.4 Nước biển
Theo nguồn số liệu của phòng Phân tích Viện CNHH [81] nước biển khu vực
mỏ BH và ĐNR có các tính chất đặc trưng và thành phần được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 Tính chất và thành phần nước biển khu vực mỏ BH và ĐNR

Nước d, Độ muối, Thành phần, mg/l


pH
biển kg/l ‰ Na+ K+ Ca2+ Mg2+ HCO3 Cl SO42
BH 7,28 1,026 36,6 11421 296 1162 956 151,3 22216 1025
ĐNR 7,61 1,029 34,6 10446 87 1964 102 124 21530 1023

Theo tiêu chuẩn phân loại về độ muối và độ cứng [82], nước biển mỏ BH và
ĐNR đều có độ mặn tương đối cao và độ cứng cao.
2.1.5 Dầu thô
Từ tài liệu [83, 84] có thể tính toán các đặc trưng lý hóa chủ yếu của dầu thô
móng mỏ BH và ĐNR.
Bảng 2.2 Các đặc trưng lý hóa chủ yếu của dầu thô móng mỏ BH và ĐNR
Đặc trưng lý hóa BH ĐNR
Tỉ trọng dầu tách khí 0,826 0,847 – 0,867
Hàm lượng lưu huỳnh, % khối lượng 0,030 0,052 – 0,09
Độ nhớt động lực dầu trong điều kiện vỉa, mPa.s 0,819 1,969

Như vậy, dầu thô BH thuộc loại dầu ngọt, nhẹ, trong khi dầu thô ĐNR cũng
thuộc loại dầu ngọt nhưng nặng hơn nên thuộc loại dầu trung bình. Hơn nữa, dầu
thô ĐNR có độ nhớt lớn hơn nhiều so với dầu thô BH (do có hàm lượng nhựa và

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 41 Viện Khoa học Vật liệu

asphaltene khá cao), đặc biệt lớn hơn gần 7 lần so với độ nhớt của nước biển (độ
nhớt động lực của nước biển là 0,308 cP), dẫn đến tỉ số độ linh động nước-dầu càng
lớn, làm cho quá trình quét dầu bằng nước bơm ép càng khó khăn hơn.
2.1.6 Đá móng
Kết quả phân tích hóa học thành phần đá móng mỏ BH, phổ tán sắc năng
lượng tia X (EDX), ảnh SEM của đá móng mỏ ĐNR (Phụ lục 1) cho phép xác định
đặc điểm thạch địa hóa của chúng.
Bảng 2.3 Thành phần của đá móng mỏ BH và ĐNR (% khối lượng)
SiO2 Al2O3 Fe2O3 K2O Na2O CaO MgO SO42 CO2 khác
BH 72,90 13,60 2,98 2,69 4,14 1,45 1,25 0,12 0,44 Vết
ĐNR 60,10 22,14 1,56 4,89 1,60 9,19 0,51 - - -

Kết quả cho thấy đá móng mỏ BH có tính acid (với SiO2 = 68 – 73%) còn đá
móng mỏ ĐNR là loại đá trung tính (SiO2 = 53 – 64%) điển hình dư Al2O3, ít SiO2
và nghèo kiềm.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu lựa chọn các chất HĐBM hợp phần
Việc lựa chọn các chất HĐBM hợp phần nhất thiết phải dựa trên các tiêu chí
về kinh tế và kỹ thuật. Tiêu chí về kinh tế chủ yếu là giá thành của các chất HĐBM,
phụ thuộc vào loại chất HĐBM (chất HĐBM cation thường đắt, loại anion thì có giá
thành rẻ hơn, …), ngược lại, tiêu chí kỹ thuật lại rất phức tạp, phụ thuộc vào điều
kiện thực tế của mỏ. Cụ thể, ở điều kiện nhiệt độ cao của vỉa, nước biển có độ muối
và độ cứng cao thì chất HĐBM được lựa chọn trước hết phải đáp ứng các yêu cầu
kỹ thuật như tương hợp tốt với nước biển và bền nhiệt, không bị giảm cấp, kết tủa ở
nhiệt độ cao (như các chất HĐBM loại anion họ sulfonate). Nếu nhiệt độ của vỉa
thấp hơn, có thể bổ sung thêm các chất HĐBM ít bền nhiệt hơn tan tốt hơn (như các
chất HĐBM loại anion họ sulfate), hoặc các chất HĐBM chỉ phát huy hiệu quả ở
nhiệt độ thấp (như chất HĐBM loại nonion). Trong trường hợp dầu vỉa có thành
phần nhựa và asphaltene cao nên độ nhớt lớn, khiến tỉ số linh động nước – dầu lớn

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 42 Viện Khoa học Vật liệu

làm giảm hiệu suất quét của nước bơm ép thì giải pháp sử dụng phối hợp polymer
nhằm tăng độ nhớt của dung dịch bơm ép là khả thi và hiệu quả. Như vậy, để lựa
chọn các chất HĐBM hợp phần cho phù hợp cần dựa trên cơ sở nghiên cứu cấu trúc
hóa học, các đặc trưng vật lý, hóa học, giá thành, … của các chất HĐBM thỏa mãn
các tiêu chí về kinh tế và kỹ thuật với đối tượng móng mỏ nghiên cứu.
2.2.2 Xác định CMC của dung dịch chất HĐBM
Đo dầu–nước theo nồng độ dung dịch chất HĐBM sẽ dễ dàng xác định được giá
trị CMC, là giá trị nồng độ nhỏ nhất của dung dịch chất HĐBM có tác dụng làm
giảm gần như tối đa dầu–nước. Hay nói một cách khác, xác định giá trị CMC của
dung dịch chất HĐBM sẽ đảm bảo tính kinh tế khi sử dụng chất HĐBM nhằm giảm
hiệu quả .
Đầu tiên pha chất HĐBM trong nước biển (hoặc nước cất) với các nồng độ khác
nhau và tiến hành đo  của từng dung dịch. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa
nồng độ và , từ đó xác định CMC trên đồ thị.
dầu–nước được đo bằng thiết bị Spinning Drop Tensionmeter (Model 500,
Temco.Inc, Mỹ) của phòng Vật liệu & Phụ gia Dầu khí thuộc Viện Khoa học Vật
liệu Ứng dụng.
2.2.3 Xây dựng công thức tổ hợp của các hệ chất HĐBM
Hiệu ứng hợp trội xuất hiện khi phối trộn các chất HĐBM cho khả năng
giảm dầu–nước tốt hơn so với các chất HĐBM hợp phần với cùng nồng độ.
Để có hiệu ứng hợp trội đối với một hỗn hợp hai hay nhiều chất HĐBM, phải
có sự tương tác giữa các chất HĐBM, tương tác này có thể hình thành do lực hút
tĩnh điện giữa 2 nhóm đầu ưa nước trái dấu, hoặc lực hấp dẫn Van der Waals giữa
các nhóm đuôi kỵ nước, trong đó lực hút tĩnh điện thường tạo ra tương tác mạnh
hơn [85]. Mặt khác,  sẽ đạt giá trị cực thấp khi hệ số xếp chặt (packing parameter)
các phân tử chất HĐBM trên bề mặt liên diện hai pha dầu – nước tiến gần tới 1,
điều này chỉ đạt được khi có sự ghép không đối xứng các nhóm kỵ nước trong hỗn

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 43 Viện Khoa học Vật liệu

hợp nhiều chất HĐBM khác nhau cho phép tập hợp nhiều phân tử chất HĐBM trên
bề mặt liên diện hơn là giữa các nhóm kỵ nước của cùng một chất HĐBM [86].
Mặt khác mỗi chất HĐBM đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy để
xây dựng công thức tổ hợp của các hệ chất HĐBM tối ưu, phải phát huy các điểm
mạnh (khả năng giảm mạnh , hỗ trợ tan, giảm độ hấp phụ, ...), giảm thiểu các
nhược điểm của từng chất HĐBM khi sử dụng riêng lẻ (giá cả, độ tương hợp, bền
nhiệt, hòa tan, hấp phụ, …), sử dụng phù hợp với đá hệ nứt nẻ, hang hốc, chịu được
các điều kiện khắc nghiệt của móng mỏ. Cụ thể, các chất HĐBM có khối lượng
phân tử lớn như XSA-1416D có khả năng đẩy dầu cao thì độ nhớt lại lớn, độ hòa
tan kém và có giá thành đắt. Các chất HĐBM có khối lượng phân tử nhỏ hơn như
LAS thì khả năng đẩy dầu thấp hơn, chỉ tan trong nước ngọt mà không tan trong
nước biển nhưng lại rẻ do dễ sản xuất theo qui mô công nghiệp. Trong khi đó AOS
không những tan tốt trong nước biển lại có khả năng hỗ trợ tan cho các chất HĐBM
khác có độ hòa tan kém trong nước biển. Tuy nhiên LAS, XSA, XSAD lại có khả
năng giảm  tốt hơn AOS.
Do đó, việc đưa ra các công thức tổ hợp phối trộn các chất HĐBM này với
nhau nhằm mục đích kết hợp khả năng hỗ trợ tan của AOS với khả năng giảm  tốt
của LAS, XSA và XSAD đều phải dựa trên các tiêu chí về kinh tế và kỹ thuật.
2.2.4 Khảo sát khả năng tương hợp và độ bền nhiệt của các hệ chất
HĐBM
Các chất HĐBM có độ hòa tan rất kém hoặc không tan trong nước biển như
LAS, BAS sẽ làm cho dung dịch chất HĐBM trở nên đục, nghĩa là khả năng tương
hợp của chất HĐBM này với nước biển kém. Đặc biệt khi nước biển có độ muối, độ
cứng cao, một số chất HĐBM như LAS sẽ tạo kết tủa với sự hiện diện của các ion
Mg2+, Ca2+ có trong thành phần nước biển khiến dung dịch trở nên đục. Do vậy,
phải sử dụng phối hợp với AOS để tăng cường tính tan cho những chất HĐBM này.
Đồng thời, một trong những yêu cầu kỹ thuật quan trọng của chất HĐBM
ứng dụng trong TCTHD là phải bền nhiệt, cụ thể ở đây là phải phù hợp với điều
kiện nhiệt độ cao của mỏ BH (140oC) và mỏ ĐNR (91oC) [4].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 44 Viện Khoa học Vật liệu

Thực nghiệm khảo sát khả năng tương hợp của các hệ chất HĐBM với nước
biển có thể đồng thời xác định độ bền nhiệt của hệ với trình tự tiến hành như sau :
- Xác định tỉ lệ tương hợp của các chất HĐBM với AOS trong nước biển: Cho
từ từ AOS vào dung dịch chất HĐBM đến khi hỗn hợp tan hoàn toàn trong
nước biển thì dừng lại. Pha dung dịch hỗn hợp có nồng độ tổng 1000 ppm
với tỉ lệ vừa xác định được. Bơm vào mỗi ampule chịu nhiệt 50 ml dung dịch
chất HĐBM, vặn kín nút các ampule và ủ ampule trong bể điều nhiệt tại
nhiệt độ vỉa. Quan sát bằng mắt độ đục của các dung dịch chất HĐBM ở
nhiệt độ vỉa theo thời gian ủ, nếu dung dịch trong suốt chứng tỏ tương hợp
tốt với nước biển.
- Đo pH và  của các mẫu tại thời điểm ban đầu và sau mỗi tuần ủ ở nhiệt độ
140oC. Đo pH nhằm xác định sự thay đổi hoạt tính của hệ dung dịch chất
HĐBM do thủy phân theo thời gian ủ. Đo  để xác định mức độ phân huỷ
của các chất HĐBM dưới tác động của H+ khi ủ ở nhiệt độ và áp suất cao.
Độ pH được đo bằng thiết bị Accument Research 60 (Fisher Scientific, Mỹ)
của phòng Vật liệu & Phụ gia Dầu khí thuộc Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng.
2.2.5 Tối ưu hóa thống kê xác định thành phần và nồng độ tối ưu của hệ
chất HĐBM để bơm ép TCTHD
Phương pháp tối ưu hóa thống kê dựa trên quy hoạch ma trận nhiều yếu tố là
phương pháp hữu hiệu nhất nhằm tìm kiếm hệ chất HĐBM thỏa mãn các yêu cầu kỹ
thuật đề ra. Thành phần khối lượng của các chất HĐBM được xem như là các biến
thực nghiệm và hàm mục tiêu sẽ là giá trị  của hỗn hợp chất HĐBM được lựa chọn
dựa trên tiêu chí tương hợp tốt với nước biển, chịu được độ muối và độ cứng cao
của nước biển và bền nhiệt. Thành phần và nồng độ tối ưu của hệ chất HĐBM để
bơm ép TCTHD được xác định khi hàm mục tiêu  đạt giá trị cực tiểu.
Trước hết giải bài toán tối ưu theo các bước sau:
- Tiến hành một số thí nghiệm thăm dò nhằm xác định miền giá trị của các biến
theo tiêu chí tương hợp tốt với nước biển, chịu được độ muối và độ cứng cao
của nước biển và bền nhiệt;

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 45 Viện Khoa học Vật liệu

- Xác định phương trình hồi quy theo quy hoạch ma trận yếu tố toàn phần bằng
phần mềm thống kê viết bằng ngôn ngữ Pascal;
- Thu hẹp vùng khảo sát của các yếu tố để thực hiện quy hoạch tối ưu hoá theo
phương án quay bậc hai của Box – Hunter bằng phần mềm thống kê viết bằng
ngôn ngữ Pascal;
- Sử dụng phần mềm Calculator 3D professional cldpen01 để vẽ mặt tối ưu và
xác định thành phần của hệ tối ưu.
Sau đó, sử dụng phần mềm Statistica 7.0 của hãng Tulsa (Mỹ), cho phép tiết
kiệm thời gian với độ chính xác cao hơn. Đây là phần mềm chuyên dụng, rất nổi
tiếng trong lĩnh vực tối ưu hóa thống kê, đã được áp dụng ở nhiều quốc gia tiên tiến
trên thế giới. Trong luận án này, phần mềm Statistica cho phép tối ưu thành phần
các hỗn hợp thí nghiệm từ các biến độc lập nhằm tìm ra giá trị của biến phụ thuộc
hay hàm mục tiêu mang tính chất vượt trội nhất. Kết quả tối ưu được biểu diễn theo
nhiều góc độ trong mặt phẳng 2 chiều hoặc không gian 3 chiều rất sinh động và dễ
hiểu.
Các bước tiến hành tối ưu hóa bằng phần mềm Statistica như sau: [87]
- Nhập chương trình phối trộn hệ 3 cấu tử ;
- Nhập giá trị cận trên và cận dưới vào chương trình để truy xuất số liệu các thí
nghiệm cần khảo sát ;
- Từ số thí nghiệm ở đỉnh và ở tâm truy xuất ra số thí nghiệm chuẩn. Tiến
hành đo  của các hệ này và nhập vào chương trình ;
- Chọn biến phụ thuộc () và các biến độc lập (nồng độ khối lượng các các
chất HĐBM hợp phần) ;
- Chọn mô hình phương trình bậc 2 cho phương trình hồi quy ;
- Chọn Surface plot (fitted response) để vẽ mặt 3D thể hiện cực trị ;
- Chọn Trace Plot of Expected Responses để hiển thị giá trị thành phần của hệ
tối ưu;

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 46 Viện Khoa học Vật liệu

2.2.6 Nghiên cứu giảm độ hấp phụ các chất HĐBM trên bề mặt đá vỉa
Khảo sát độ hấp phụ các chất HĐBM trên bề mặt đá vỉa đóng vai trò vô cùng
quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình bơm ép dung dịch chất
HĐBM trong TCTHD. Nếu chất HĐBM có độ tương hợp tốt với nước biển, bền
nhiệt, giảm  đến giá trị thấp nhưng lại bị hấp phụ mạnh lên bề mặt đá vỉa sẽ làm
giảm nhanh chóng hiệu quả giảm dầu–nước, quá trình bơm ép sẽ không kinh tế.
Trong quá trình ủ nhiệt, nồng độ của các chất HĐBM trong dung dịch sẽ
giảm xuống dưới tác động của quá trình thủy phân. Khi ủ với đá, nồng độ giảm
nhiều hơn nữa dưới tác động đồng thời của quá trình thủy phân và quá trình hấp phụ
chất HĐBM trên bề mặt đá. Như vậy xác định độ giảm nồng độ của các hệ chất
HĐBM khi ủ không đá và có đá cho phép đánh giá mức độ thủy phân và hấp phụ
của các hệ chất HĐBM.
Dựa trên định luật Lambert – Beer, độ hấp phụ các chất HĐBM trên bề mặt
đá vỉa được xác định bằng máy quang phổ UV-2450 (Shimadzu, Nhật) của phòng
Phân tích thuộc Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng theo các bước sau:
- Pha các hệ dung dịch ở các nồng độ khác nhau
- Đo độ hấp thu tia UV của các hệ để xây dựng đường chuẩn có dạng y = ax +
b, với y là độ hấp thu tia UV, x là nồng độ chất HĐBM
- Đo độ hấp thu tia UV của các mẫu chưa ủ và sau khi ủ ở 140oC trong 48 giờ
không có đá và có đá. Sau đó dựa vào phương trình đường chuẩn để tính ra
nồng độ dung dịch.
Độ thủy phân và độ hấp phụ của hỗn hợp chất HĐBM trên bề mặt đá vỉa được
tính toán bởi phương trình sau: Độ thuỷ phân =  100% (2.1)

Độ hấp phụ =  100% (2.2)

Với: C0 là nồng độ ban đầu của mẫu, ppm khối lượng


C1 và C2 là nồng độ của mẫu sau khi ủ không đá và có đá, ppm khối lượng
Lượng chất HĐBM bị hấp phụ sẽ được tính như sau:

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 47 Viện Khoa học Vật liệu

(mg/g đá) (2.3)

Với mdd là khối lượng dung dịch, mđá là khối lượng đá. Vì mdd : mđá = 20 : 1
nên ta có: (mg/g đá) (2.4)

Sử dụng chất trợ HĐBM là EGBE để giảm độ hấp phụ của hệ chất HĐBM
lên bề mặt đá vỉa và khảo sát tác động này theo các bước sau :
- Pha các dung dịch nồng độ khác nhau để lập đường chuẩn cho mỗi hệ.
- Pha các dung dịch nồng độ 500ppm của các hệ chất HĐBM, sau đó tiến hành ủ
nhiệt với đá và mẫu đối chứng không có đá.
- Ủ thêm các mẫu như trên nhưng bổ sung thêm 500ppm EGBE để khảo sát tác
động của chất này lên độ hấp phụ của các chất HĐBM trên bề mặt đá vỉa.
2.2.7 Nghiên cứu sử dụng phối hợp chất HĐBM và polymer trong
TCTHD
Phối hợp hệ chất HĐBM và polymer nhằm tăng độ nhớt của dung dịch bơm
ép, giảm tỉ số linh động nước – dầu, tăng cường hiệu suất quét, áp dụng cho các mỏ
dầu có độ nhớt lớn như mỏ ĐNR, được tiến hành như sau :
- Khảo sát tính tương hợp và độ bền nhiệt của các loại polymer được sử dụng;
- Pha các dung dịch nồng độ khác nhau của các hệ chất HĐBM có thành phần tối
ưu với polymer đóng vai trò là chất phụ gia để cải thiện độ nhớt;
- Tiến hành ủ ở nhiệt độ vỉa trong thời gian 31 ngày nhằm xác định hỗn hợp tối ưu
có độ bền nhiệt cao, làm giảm  xuống giá trị thấp và có độ nhớt ổn định.
Độ nhớt của các hệ dung dịch được đo bằng thiết bị đo độ nhớt Brookfield
DV-III Ultra (Brookfield engineering laboratories, inc. - Mỹ) của phòng Vật liệu và
Phụ gia Dầu khí thuộc Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng.
2.2.8 Thử nghiệm đẩy dầu bằng nước và nút dung dịch chất HĐBM
trên mô hình vỉa
Nghiên cứu này được thực hiện trên hệ thống thiết bị nghiên cứu đẩy dầu
trên mô hình vỉa gồm các thiết bị Waterflooding, FDESS-100 và Coreflooding
FDESS 100 tại NIPI của XNLD Vietsovpetro theo các bước sau [88]:

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 48 Viện Khoa học Vật liệu

2.2.8.1 Chuẩn bị mô hình vỉa


Các mô hình vỉa được chuẩn bị từ mẫu lõi đá móng, có chiều dài L >200
mm, đường kính   50 mm, được xác định độ thấm khí Po, độ rỗng F và độ bão
hoà nước dư Snd.
2.2.8.2 Chuẩn bị các chất lưu thí nghiệm
Các chất lưu thí nghiệm gồm dầu vỉa mô phỏng có độ nhớt tương đương với
độ nhớt của dầu vỉa, nước biển và hệ dung dịch chất HĐBM được chọn.
2.2.8.3 Xác định điều kiện thí nghiệm
Bơm ép nút dung dịch chất HĐBM vào mô hình vỉa sau khi mô hình vỉa đã
bị ngập nước hoàn toàn với thời gian ủ nhiệt của chất HĐBM trong mô hình vỉa là
36 giờ, thể tích của nút dung dịch chất HĐBM bằng 0,15 thể tích rỗng của mô hình
vỉa (PV = 0,15), ở áp suất vỉa (Рvỉa) là 100 atm, áp suất nén hiệu dụng (Рhd) là 100
atm, nhiệt độ vỉa (Тvỉa) là 1400С với móng mỏ BH và 910C với móng mỏ ĐNR [88].
2.2.8.4 Các bước tiến hành
- Xác định HSTHD bằng bơm ép nước theo các bước:
o Bơm bão hoà dầu cho mẫu (5 thể tích rỗng của mẫu - Vr)
o Đẩy dầu bằng nước với tốc độ bơm ép 1 – 2 m/ng, thể tích bơm 6 – 10 Vr
o Bơm đẩy nước với tốc độ bơm ép 3 – 5 m/ng, thể tích bơm 3 Vr
o Xác định HSTHD bằng bơm ép nước η1
o Xác định độ thấm nước K1
- Xác định HSTHD bằng bơm ép chất HĐBM theo các bước:
o Tiếp tục bơm đẩy dầu bằng dung dịch chất HĐBM với tốc độ bơm ép 1 –
2 m/ng, thể tích bơm 0,15 Vr
o Sau đó bơm đẩy nước với tốc độ bơm ép 1 – 2 m/ng cho đến khi chỉ còn
1 pha nước ở đầu ra, thể tích bơm 3 – 5 Vr
o Xác định hệ số đẩy dầu bằng bơm ép dung dịch chất HĐBM η2
o Xác định độ thấm nước K2
- Giảm áp, giảm nhiệt của hệ nghiên cứu, tháo mẫu và xác định độ bão hoà dầu dư
theo Dean-Stark;

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 49 Viện Khoa học Vật liệu

- Tính toán, lập đồ thị liên quan và biện luận các kết quả thí nghiệm thu được:
η1 = (1 - Snd - S1dd ) / (1 - Snd)
η2 = (1 - Snd - S2dd ) / (1 - Snd)
Kph = K2 / K1
∆η = η2 – η1
Với: S1dd - độ bão hòa dầu dư sau khi đẩy dầu bằng nước, p.đ.v
S2dd - độ bão hòa dầu dư sau khi đẩy dầu bằng chất HĐBM, p.đ.v
K1, K2 - độ thấm nước trước và sau khi bơm đẩy chất HĐBM, mD
Kph - hệ số phục hồi độ thấm, p.đ.v
∆η - gia tăng hệ số đẩy dầu do bơm nút chất HĐBM, p.đ.v
2.2.9 Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát tác động của chế độ sấy đến cấu
trúc và hình thái của hạt PN
Hạt PN được tổng hợp bằng phương pháp Sol-gel trong bể siêu âm
Powersonic 603 (Hwashin Technology, Hàn Quốc) với cùng các thông số thực
nghiệm [55] chỉ khác ở chế độ sấy.
Đầu tiên cho 5 ml TEOS hòa tan trong 30 ml cồn tuyệt đối trong bể siêu âm
vận hành ở tần số lớn nhất là 40 kHz ở nhiệt độ phòng trong 10 phút. Sau đó, cho từ
từ 1 ml nước cất vào môi trường phản ứng với lưu lượng 0,2 ml/phút để tạo điều
kiện thủy phân TEOS. Cho tiếp 2 ml chất xúc tác amoniac vào hỗn hợp phản ứng
với lưu lượng giảm dần : 0,03ml/phút, 0,02 ml/phút và 0,01 ml/phút. Tiếp tục vận
hành thiết bị siêu âm trong 3 giờ. Tiến hành gel hóa và ủ trong 1 giờ. Các gel sau đó
được ly tâm và rửa với cồn tuyệt đối và nước cất 3 lần, thời gian ly tâm mỗi lần 10
phút với tốc độ quay 3500 vòng/phút. Tiến hành sấy nhiệt hoặc sấy đông khô rồi
nung mẫu ở 600°C trong 2 giờ và bảo quản trong bình hút ẩm.
Các mẫu hoặc được sấy nhiệt trong lò sấy Shellox (Mỹ) ở 70oC trong 24 giờ
hoặc được sấy đông khô trong thiết bị Alpha 1-2 LDplus (Đức) thuộc phòng thí
nghiệm Các hợp chất hữu cơ, trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM ở điều
kiện chân không (0,016 mbar) và nhiệt độ rất thấp (-48oC) trong 6 giờ.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 50 Viện Khoa học Vật liệu

Sử dụng thiết bị kính hiển vi điện tử truyền qua JEM 1400 (JEOL, Nhật) và
thiết bị đo diện tích bề mặt riêng BET Nova 1200e (Quantachrome, Mỹ) của phòng
thí nghiệm Trọng điểm, Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh để xác định các cấu
trúc và hình thái của hạt PN tổng hợp được, từ đó khẳng định chế độ sấy tối ưu.
2.2.10 Nghiên cứu tác động hợp trội khi bơm ép phối hợp chất HĐBM
với các hạt PN tổng hợp được
Nghiên cứu tác động hợp trội khi bơm ép phối hợp các hạt PN tổng hợp với
các chất HĐBM khác nhau dựa vào việc khảo sát và xác định :
  của các hỗn hợp : dung dịch hạt PN, chất HĐBM được lựa chọn và hỗn hợp
của chúng ở các nồng độ khác nhau với nồng độ tổng luôn là 1000 ppm trong
nước biển ĐNR với dầu thô ĐNR, từ đó xác định tỉ lệ hợp trội. Trên cơ sở các
kết quả có được, giải thích tác động hợp trội cho từng trường hợp dựa trên
cường độ tương tác tĩnh điện của hạt PN và các chất HĐBM.
 Khả năng đẩy dầu của các hỗn hợp hợp trội : quan sát qua camera ghi nhận
hình ảnh với độ phân giải cao 768  576 pixels của thiết bị OCA 20
(Dataphysics, Đức) của phòng thí nghiệm trọng điểm, Đại học Quốc Gia TP Hồ
Chí Minh, có gắn kèm cặp nhiệt điện Digi-Sense, Model 60010-00, OAKTON
(Mỹ) để tiến hành khảo sát ở điều kiện nhiệt độ vỉa theo các bước sau [89]:
 Các lát đá mẫu ĐNR (được cưa ra từ lõi mẫu) có kích thước 210,2 cm
được lần lượt mài bóng bằng giấy nhám 100, 400 và 1000 mesh (cỡ hạt 62,
35 và 18,3 m) thay cho bàn mài kim cương 600 mesh (25,8 m), sau đó
được ủ với dầu ở 91oC trong khoảng 48 giờ để trở thành dính ướt dầu.
 Sau đó cho lát đá tiếp xúc với nước biển trong 1 giờ ở nhiệt độ gia tăng đến
91oC và ghi nhận khả năng đẩy dầu của nước biển khi không có chất HĐBM
cũng như ảnh hưởng của nhiệt độ đến .
 Nước biển được thay bằng dung dịch nước biển/chất HĐBM hoặc/và hạt PN.
 Sử dụng camera ghi nhận hình ảnh đẩy dầu bám trên bề mặt và trong các
mao quản của đá móng theo thời gian để đánh giá khả năng đẩy dầu của các
dung dịch nước biển/chất HĐBM hoặc/và hạt PN.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 51 Viện Khoa học Vật liệu

 Khảo sát tác động làm thay đổi góc tiếp xúc của các hỗn hợp hợp trội [90]:
Trong trường hợp này, phải tiến hành thử nghiệm “sau dính ướt” (giọt dầu sẽ
được đặt ở mặt dưới của lát đá với một kim tiêm ngược). Góc tiếp xúc cũng được
đo bởi thiết bị OCA20 (Dataphysics, Đức) theo phương pháp Sessile Drop, là góc
được xác định giữa ba pha : Dầu thô ĐNR, nước biển ĐNR và đá móng ĐNR ở
nhiệt độ 60oC. Dầu thô ĐNR trong xylanh kim tiêm móc câu được bơm tự động với
thể tích bơm từ 0,1 – 0,5 l/lần bơm để tạo giọt dầu ở bề mặt dưới của lát đá. Các
kết quả được hiển thị và tính toán trên màn hình máy tính.
Quy trình đo góc tiếp xúc bằng thử nghiệm “sau dính ướt” như sau:
 Xác định tính dính ướt ban đầu của đá vỉa, hoặc dính ướt nước (water-wet)
hoặc dính ướt dầu (oil-wet) bằng cách đo góc tiếp xúc của dầu với lát đá có
và không có ngâm trong nước biển;
 Cho lát đá mẫu ủ với dầu ĐNR ở 91oC trong khoảng 48 giờ để trở thành dính
ướt dầu, sau đó các lát đá (với dầu xung quanh) được rửa sạch bằng nước
biển và ngâm một giờ trong nước biển, đo góc tiếp xúc.
 Nước biển được thay thế bằng các dung dịch chất HĐBM và sự thay đổi góc
tiếp xúc theo thời gian được quan sát và xác định qua camera của thiết bị
OCA20. Dựa trên các kết quả thu được để đánh giá hiệu quả làm thay đổi
góc tiếp xúc của các hỗn hợp với bề mặt đá móng mỏ ĐNR.
2.2.11 Nghiên cứu độ ổn định của các hỗn hợp chất HĐBM và hạt PN
Các hỗn hợp chất HĐBM và hạt PN trong nước biển bơm ép thực sự là các
hệ keo đa phân tán rất phức tạp và độ ổn định của hệ phụ thuộc vào bản chất cũng
như tương tác giữa pha phân tán (hạt PN, các phân tử chất HĐBM) và môi trường
phân tán (nước biển). Do vậy, nhiều phép đo thế zeta (ζ) đã được tiến hành với thiết
bị Zetasizer Nano ZS (Malvern, Anh) của Trung tâm phân tích – kiểm nghiệm,
trường Đại học Trà Vinh để khảo sát độ ổn định của các hệ keo đồng thời khảo sát
ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến độ ổn định của các hệ keo này.
Do giới hạn bởi độ bền nhiệt của bộ phận đo loại mao quản của thiết bị
Zetasizer Nano ZS (70oC) nên thế zeta được tiến hành đo ở 20oC, 40oC và 60oC.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 52 Viện Khoa học Vật liệu

2.2.12 Nghiên cứu tổng hợp hạt HLPN bằng cách biến tính bởi oleic acid
Việc biến tính hạt PN-FD bằng oleic acid (OA) với tỉ lệ tối ưu OA/PN = 20%
wt [66] được tiến hành như sau: Cho 10 g n-Hexan và 0,1 g OA (OA/n-Hexane =
1% khối lượng) vào bình cầu khuấy đều, sau đó cho vào 0,5 g hạt PN đã tổng hợp
được ở phần trên. Hỗn hợp phản ứng được đun nóng và khuấy đều ở 60oC trong 4
giờ. Sau đó lọc dung dịch và kết tủa thu được sẽ được rửa nhiều lần với hỗn hợp
rượu và nước cất hai lần. Cho kết tủa vào bình hút ẩm chân không trong 24 giờ. Sản
phẩm thu được là một loại bột màu trắng, đó chính là hạt PN đã được biến tính bằng
OA. Sự biến tính bề mặt hạt PN được xác định qua kết quả khảo sát bằng phương
pháp quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) trên thiết bị Bruker Equinox 55
(Mỹ) của phòng Phân tích thuộc Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng.
2.2.13 Khảo sát tác động tăng cường khả năng bơm ép nước của các hạt
HLPN
Cho cát trắng đã được rửa sạch, sấy
khô và sàng để đạt kích cỡ 0,5 ÷ 1 mm vào
hai cột sắc ký thuỷ tinh có kích thước như
nhau (đường kính 25 mm, cao 500 mm)
nhằm tạo môi trường xốp có độ rỗng đồng
nhất (cùng khối lượng cát và cùng thể tích
cát chiếm chỗ trong cột).
Kết nối hai cột với hai hệ thống bơm
nước biển vùng mỏ ĐNR có và không có
hạt HLPN (nước biển được pha màu để dễ
xác định mức chất lỏng chảy xuống trong
cột cát). Với cùng áp lực bơm, xác định
mức lỏng của các dòng chảy xuống trong
cột cát theo thời gian để đánh giá hiệu quả Hình 2.1 Mô hình thí nghiệm khảo
tăng cường khả năng bơm ép nước của các sát tác động tăng cường khả năng
hạt HLPN. bơm ép nước của các hạt HLPN

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 53 Viện Khoa học Vật liệu

CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
TRONG TĂNG CƯỜNG THU HỒI DẦU

Xuất phát từ điều kiện khắc nghiệt của đối tượng áp dụng là móng mỏ BH và
tương đối khắc nghiệt là móng mỏ ĐNR, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây
dựng hệ chất HĐBM có khả năng giảm dầu–nước xuống giá trị thấp ở nồng độ sử
dụng tối thiểu (không vượt quá 0,1% khối lượng hay 1000 ppm khối lượng), đồng
thời phải tương hợp tốt với nước biển có độ muối và độ cứng cao, bền ở nhiệt độ
của vỉa (140oC đối với mỏ BH và 91oC với mỏ ĐNR) theo thời gian (dầu–nước không
tăng quá 25% giá trị ban đầu sau một tháng ủ nhiệt) và có độ hấp phụ bé trên bề mặt
đá móng, từ đó có thể gia tăng HSTHD khi bơm ép thử nghiệm cho từng đối tượng
móng mỏ.
3.1 Đối với móng mỏ Bạch Hổ
3.1.1 Lựa chọn các chất HĐBM hợp phần
Với điều kiện rất khắc nghiệt của móng mỏ BH như nhiệt độ cao (140oC),
độ muối và độ cứng của nước biển cao nên không sử dụng các chất HĐBM nonion
do không bền nhiệt. Chỉ các chất HĐBM anion họ sulfonate bền nhiệt được lựa
chọn như : AOS, LAS, HLAS, BAS, XSA-1416, XSA-1416D và ALAX-1416.
3.1.2 Xác định CMC của các chất HĐBM được sử dụng
Tiến hành pha các dung dịch chất HĐBM AOS, LAS, HLAS, BAS, XSA-
1416, XSA-1416D và ALAX-1416 trong nước biển với nồng độ nhỏ (100 ppm khối
lượng), quan sát thấy tất cả các dung dịch đều đục, chứng tỏ các chất HĐBM trên
đều tương hợp kém với nước biển. Chỉ có AOS là chất HĐBM tan rất tốt trong
nước biển ở bất cứ nồng độ nào. Do đó,  của AOS được đo trong nước biển, các
chất HĐBM còn lại được đo trong nước cất.
Sự thay đổi dầu–nước theo nồng độ các dung dịch chất HĐBM được trình bày
trong bảng 3.1 và đồ thị hình 3.1.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 54 Viện Khoa học Vật liệu

Bảng 3.1 Giá trị  (mN/m) của các dung dịch chất HĐBM ở các nồng độ khác nhau
Nồng độ
AOS LAS HLAS BAS XSA-1416 XSA-1416D ALAX-1416
ppm
0 24,08 31,20 31,20 31,20 31,20 31,20 31,20
50 - 12,934 5,984 14,914 15,04 7,300 9,901
100 1,215 10,165 5,135 7,717 13,98 6,549 7,666
150 0,752 8,160 4,566 7,679 11,14 5,732 7,059
200 0,414 8,375 4,813 6,257 11,38 6,304 7,032
250 - 8,240 2,537 - 12,12 6,226 6,627
300 - 5,716 2,158 4,823 11,29 5,642 6,509
400 0,408 - - 4,992 - - -
500 - 5,218 1,633 3,998 9,120 4,686 6,038
600 0,391 - - 4,5205 - -
700 - 4,868 1,394 - 8,430 4,271 5,661
800 0,418 - - - - - -
1000 0,403 4,983 1,304 - 8,080 4,287 5,466

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn sự thay đổi  theo nồng độ các chất HĐBM

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 55 Viện Khoa học Vật liệu

Từ kết quả khảo sát sự thay đổi  theo nồng độ bên trên, xác định giá trị
CMC của các chất HĐBM được sử dụng (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 CMC của các chất HĐBM được sử dụng

Chất HĐBM CMC (ppm)  (mN/m)


AOS 200 0,414
LAS 300 5,716
HLAS 250 2,537
BAS 300 4,823
XSA-1416 300 11,290
XSA-1416D 300 5,642
ALAX-1416 100 7,666

Qua đồ thị 3.1 và bảng 3.2 có thể nhận thấy các chất HĐBM có đuôi kỵ nước
càng dài thì khả năng hoạt động bề mặt càng lớn do tác động định hướng và hòa tan
của mạch dài trong pha dầu làm giảm mạnh năng lượng bề mặt giữa hai pha dầu –
nước, do đó HLAS cho  nhỏ hơn nhiều so với LAS. Đồng thời, các chất HĐBM có
đuôi kỵ nước mạch nhánh (như BAS) hoặc với hai đuôi kỵ nước trong phân tử (như
XSA-1416D) sẽ cho giá trị  thấp hơn so với các chất HĐBM mạch thẳng (như
LAS) hoặc chỉ có một đuôi kỵ nước duy nhất trong phân tử (như XSA-1416) với
cùng nồng độ.
Ngoài ra, trong một dãy đồng đẳng, CMC của chất HĐBM giảm với sự tăng
kích thước của phần đuôi kỵ nước: ALAX-1416 cho CMC nhỏ hơn 3 lần so với
XSA-1416. Điều này hợp lý vì kích thước của phần đuôi kỵ nước tăng tức là tăng
độ ái dầu, hoạt tính bề mặt giữa hai pha dầu nước tăng lên nên CMC giảm [91].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 56 Viện Khoa học Vật liệu

3.1.3 Khảo sát khả năng tương hợp và bền nhiệt của hệ nhiều cấu tử
trong nước biển
Hầu hết các chất HĐBM được khảo sát đều khó tan trong nước, đặc biệt là
nước biển. Chỉ có AOS không những tan tốt trong nước biển mà còn hỗ trợ tan cho
các chất HĐBM khác. Do đó trong các hệ nhiều cấu tử được phối trộn thì thành
phần chính sẽ là AOS.
3.1.3.1 Hệ đối chứng chỉ có AOS
Pha dung dịch AOS 1000 ppm, ủ ở 140oC. Sau 31 ngày mẫu vẫn trong và kết
quả đo pH và  được biểu diễn trên đồ thị 3.2.

Hình 3.2 Biến thiên pH và  của mẫu AOS 1000 ppm ủ đối chứng
3.1.3.2 Hệ gồm hai chất HĐBM
 Hệ AOS và XSA-1416D
Đầu tiên pha hỗn hợp AOS và XSA-1416D theo tỉ lệ 1:1 đã thấy dung dịch
bị đục. Tăng dần tỉ phần của AOS lên thì độ đục giảm và đến khi đạt tỉ lệ 9:1 thì
dung dịch bắt đầu trong. Chọn tỉ lệ này để pha mẫu có nồng độ 1000 ppm, ủ ở
140oC. Sau 31 ngày ủ mẫu vẫn trong, chứng tỏ hệ này bền nhiệt và tương hợp tốt
với nước biển.
Kết quả đo pH và  được biểu diễn trên đồ thị 3.3.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 57 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 3.3 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D (9:1) theo thời gian ủ nhiệt
 Hệ AOS và XSA-1416
Cũng bằng cách trên, xác định được tỉ lệ tương hợp của hệ AOS và XSA-
1416 là 4:1. Pha mẫu có nồng độ 1000 ppm, ủ ở 140oC. Sau 31 ngày ủ mẫu bắt đầu
có cặn. Kết quả đo pH và  được biểu diễn trên hình 3.4.

Hình 3.4 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416 (4:1) theo thời gian ủ nhiệt
 Hệ AOS và ALAX-1416
Tỉ lệ tương hợp của hệ AOS và ALAX-1416 là 5:1. Pha mẫu có nồng độ
1000 ppm, ủ ở 140oC. Sau 31 ngày ủ mẫu bắt đầu có cặn. Kết quả đo pH và  được
biểu diễn trên hình 3.5.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 58 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 3.5 Biến thiên pH và  của hệ AOS:ALAX-1416 (5:1) theo thời gian ủ nhiệt
 Hệ AOS và BAS
Tỉ lệ tương hợp của hệ AOS và BAS là 3:1. Pha mẫu có nồng độ 1000 ppm,
ủ ở 140oC. Sau 31 ngày mẫu ủ bắt đầu hơi đục. Kết quả đo pH và  được biểu diễn
trên hình 3.6.

Hình 3.6 Biến thiên pH và  của hệ AOS:BAS (3:1) theo thời gian ủ nhiệt
 Hệ AOS và LAS
Khi pha hỗn hợp AOS và LAS theo tỉ lệ 1:1 đã thấy dung dịch trong, vì vậy
tăng dần tỉ phần của LAS, đến tỉ lệ 1:5 dung dịch bắt đầu đục. Do đó, 1:4 là tỉ lệ
tương hợp của hệ AOS và LAS và được sử dụng để pha mẫu có nồng độ 1000 ppm,
ủ ở 140oC. Chỉ sau một tuần ủ dung dịch bị đục nên dừng nghiên cứu hệ này.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 59 Viện Khoa học Vật liệu

Kết quả khảo sát hệ AOS và các hệ 2 cấu tử được tổng kết ở bảng 3.3.
Bảng 3.3 Kết quả khảo sát hệ AOS và các hệ 2 cấu tử
Tỉ lệ tương o  pH
Hệ chất HĐBM Quan sát ngoại quan
hợp mN/m % %
AOS Vẫn trong sau 31 ngày ủ 0,414 29,3 58,8
AOS+XSA-1416D 9:1 Vẫn trong sau 31 ngày ủ 0,385 25,2 36,2
AOS+XSA-1416 4:1 Xuất hiện cặn sau 31 ngày ủ 0,371 90,1 41,1
AOS+ALAX-1416 5:1 Xuất hiện cặn sau 31 ngày ủ 0,445 293,3 38,7
AOS+BAS 3:1 Bắt đầu đục từ ngày 31 0,248 132,7 39,2
AOS+LAS 1:4 Đục sau 1 tuần ủ - - -

Trong đó : o –  giữa dầu và dung dịch chất HĐBM ở thời điểm ban đầu
 – Độ tăng  sau 31 ngày ủ nhiệt
pH – Độ giảm pH sau 31 ngày ủ nhiệt
Từ kết quả xác định tỉ lệ tương hợp của các hệ trong nước biển có thể thấy
được vai trò hỗ trợ tan của AOS. Trong số các chất HĐBM được sử dụng, LAS với
đuôi kỵ nước mạch thẳng và ngắn nhất, có mức độ tương hợp với nước biển tốt
nhất. Các chất HĐBM có đuôi kỵ nước mạch nhánh như BAS hoặc đuôi kỵ nước
mạch thẳng dài như XSA-1416, ALAX-1416 hoặc có hai đuôi kỵ nước như XSA-
1416D đều có độ tương hợp kém. Từ đó, có thể sắp xếp mức độ tương hợp với nước
biển khi có mặt AOS của 5 chất trên như sau:
LAS > BAS > XSA-1416 > ALAX-1416 > XSA-1416D
Mặt khác, pH của các mẫu giảm mạnh trong tuần đầu tiên, sau đó giảm chậm
hơn nhưng giá trị  lại tăng dần. Nguyên nhân có thể do quá trình thủy phân của các
chất HĐBM sulfonate trong môi trường nước biển ở nhiệt độ cao [92] theo các phản
ứng sau: RSO3– + H2 O RH + SO42– + H+
RSO3– + H+ RH + SO3
H2 O + SO3 2H+ + SO42–
Do ủ trong các ampule kín nên khí SO3 không thoát ra được sẽ hoà tan lại
vào trong nước biển và H+ sinh ra tiếp tục xúc tác cho quá trình phân huỷ của chất

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 60 Viện Khoa học Vật liệu

HĐBM. Chính sự mất mát chất HĐBM này đã làm tăng . Do quá trình thuỷ phân
chất HĐBM sẽ tạo ra nhiều H+ nên pH của các hệ giảm dần trong quá trình ủ. Đặc
biệt, trong phân tử của AOS có một nối đôi nên nó có thể bị thuỷ phân trong môi
trường H+ hoặc bị oxy hoá trong môi trường vỉa làm độ pH giảm nhiều hơn.
Hai mẫu AOS:XSA-1416 (4:1) và AOS:ALAX-1416 (5:1) sau 31 ngày ủ có
xuất hiện cặn có thể là do trong quá trình phân huỷ chất HĐBM có sinh ra ion SO42–
sẽ kết hợp với các ion có trong nước biển như Ca2+ để tạo cặn tủa.
Cuối cùng, trên cơ sở các kết quả khảo sát được, rõ ràng các hệ được phối
trộn từ 2 chất HĐBM chưa đạt yêu cầu về giảm  nên chuyển sang nghiên cứu hệ 3
chất HĐBM.
3.1.3.3 Hệ gồm ba chất HĐBM
Theo kết quả khảo sát ở trên, LAS có có độ tương hợp với nước biển tốt nhất
khi có mặt của AOS hỗ trợ tan, do vậy, tiến hành phối trộn các hệ ba cấu tử bằng
cách thêm LAS vào các hệ hai cấu tử đã khảo sát ở trên.
 Hệ AOS, XSA-1416D và LAS
Đầu tiên pha AOS:XSA-1416D:LAS theo tỉ lệ 1:1:1, quan sát thấy dung dịch
đục. Tăng dần tỉ phần của AOS lên thì độ đục giảm và dung dịch trở nên trong khi
đạt tỉ lệ 8:1:1. Chọn tỉ lệ tương hợp này để pha mẫu nồng độ 1000ppm và ủ ở
140oC. Sau 31 ngày ủ mẫu vẫn trong. Kết quả đo pH và  được biểu diễn ở H 3.7.

Hình 3.7 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D:LAS (8:1:1) theo thời gian ủ nhiệt

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 61 Viện Khoa học Vật liệu

 Hệ AOS, XSA-1416 và LAS


Cũng tương tự như trên, xác định được tỉ lệ tương hợp của hệ là 6:1:1. Pha
mẫu có nồng độ 1000 ppm, ủ ở 140oC. Sau 31 ngày ủ mẫu vẫn trong và kết quả đo
pH và  được biểu diễn trên đồ thị 3.8.

Hình 3.8 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416:LAS (6:1:1) theo thời gian ủ nhiệt
 Hệ AOS, ALAX-1416 và LAS
Tỉ lệ tương hợp của hệ là 5:1:1. Pha mẫu có nồng độ 1000 ppm, ủ ở 140oC.
Sau 31 ngày ủ mẫu vẫn trong. Kết quả đo pH và  được biểu diễn trên đồ thị 3.9.

Hình 3.9 Biến thiên pH và  của hệ AOS:ALAX-1416:LAS (5:1:1) theo thời gian ủ nhiệt

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 62 Viện Khoa học Vật liệu

 Hệ AOS, BAS và LAS


Tỉ lệ tương hợp của hệ là 3:1:1. Pha mẫu có nồng độ 1000 ppm, ủ ở 140oC.
Sau 31 ngày ủ mẫu vẫn trong. Kết quả đo pH và  được biểu diễn trên đồ thị 3.10.

Hình 3.10 Biến thiên pH và  của hệ AOS:BAS:LAS (3:1:1) theo thời gian ủ nhiệt
Kết quả khảo sát các hệ 3 cấu tử được tổng kết ở bảng 3.4.
Bảng 3.4 Kết quả khảo sát các hệ 3 cấu tử
Tỉ lệ tương o  pH
Hệ chất HĐBM Quan sát ngoại quan
hợp mN/m % %
AOS+XSA-1416D+LAS 8 : 1 : 1 Vẫn trong sau 31 ngày ủ 0,371 19,95 37,6
AOS+XSA-1416+LAS 6:1:1 Vẫn trong sau 31 ngày ủ 0,334 66,77 40,6
AOS+ALAX-1416+LAS 5 : 1 : 1 Vẫn trong sau 31 ngày ủ 0,371 100 40,7
AOS+BAS+LAS 3:1:1 Vẫn trong sau 31 ngày ủ 0,286 64 39,6

Với các hệ gồm ba chất HĐBM khảo sát ở trên, sự thay đổi pH và  theo
thời gian ủ cũng tương tự như hệ hai cấu tử: pH giảm dần trong khi  tăng dần (do
sự thuỷ phân của các chất HĐBM khi ủ trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao và
hệ ủ là hệ kín). Tuy nhiên ở các hệ ba cấu tử sự thay đổi pH và  chậm và đều hơn
so với hệ hai cấu tử. Từ kết quả trên có thể thấy sự tác động qua lại giữa các chất
HĐBM đã làm cho hệ ổn định hơn. Sự ghép không đối xứng các nhóm kỵ nước
trong hỗn hợp có nhiều chất HĐBM khác nhau cho phép tập hợp nhiều phân tử chất

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 63 Viện Khoa học Vật liệu

HĐBM trên bề mặt liên diện hơn là giữa các nhóm kỵ nước của cùng một chất
HĐBM, giá trị hệ số xếp chặt càng tiến gần đến 1, các chất HĐBM có thể hình
thành micelle dạng tấm cho phép tăng tối đa độ hòa tan gần giống nhau của pha
nước và pha hydrocarbon, từ đó giảm  đến giá trị cực thấp [86].
Các hệ gồm ba chất HĐBM sau 31 ngày ủ đều trong chứng tỏ hệ ba cấu tử có
tính tương hợp với nước biển tốt hơn hệ hai cấu tử, tuy nhiên  vẫn chưa đạt giá trị
đủ thấp nên tiếp tục nghiên cứu hệ 4 cấu tử để khảo sát tối ưu.
3.1.3.4 Hệ nhiều hơn ba chất HĐBM
Theo kết quả các khảo sát trên, hệ AOS:XSA-1416D:LAS (8:1:1) tương hợp
tốt với nước biển và cho  không tăng quá 25% sau 31 ngày ủ, nhưng  vẫn chưa
đạt giá trị thấp (0,445 mN/m sau 31 ngày ủ). Do đó, tiến hành phối trộn hệ bốn cấu
tử với việc thay đổi tỉ lệ XSA-1416D:LAS với tổng nồng độ hai chất HĐBM này
luôn là 200 ppm và trong 800 ppm còn lại, lượng AOS được giảm xuống và thay
vào đó là một hoặc nhiều chất HĐBM khác.
 Hệ AOS, XSA-1416D, LAS và ALAX-1416
Bảng 3.5 Kết quả khảo sát tỉ lệ tương hợp của hệ AOS, XSA-1416D, LAS và ALAX-
1416 trong nước biển
STT AOS:XSA-1416D:LAS:ALAX-1416 Quan sát ngoại quan
1 800 : 100 : 100 : 0 Trong
2 700 : 120 : 80 : 100 Trong
3 700 : 150 : 50 : 100 Đục
4 700 : 80 : 120 : 100 Trong
5 700 : 50 : 150 : 100 Trong
6 700 : 40 : 160 : 100 Trong
7 700 : 30 : 170 : 100 Đục
8 650 : 44 : 160 : 150 Đục

Chọn hệ 6 (AOS:XSA-1416D:LAS:ALAX-1416 = 700:40:160:100) do hệ


này bước đầu tương hợp tốt với nước biển (dung dịch trong) và đạt tiêu chí về kinh
tế (tỉ lệ LAS:XSA-1416D = 4, khá cao).

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 64 Viện Khoa học Vật liệu

Tiến hành pha mẫu có nồng độ 1000 ppm với tỉ lệ tương hợp trên, ủ ở 140oC.
Sau 31 ngày ủ mẫu vẫn trong. Kết quả đo pH và  được biểu diễn trên đồ thị 3.11.

Hình 3.11 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D:LAS:ALAX-1416


(700:40:160:100) theo thời gian ủ nhiệt
 Hệ AOS, XSA-1416D, LAS và BAS
Bảng 3.6 Kết quả khảo sát tỉ lệ tương hợp của AOS, XSA-1416D, LAS và BAS trong
nước biển

STT AOS:XSA-1416D:LAS:BAS Quan sát ngoại quan


1 800 : 100 : 100 : 0 Trong
2 700 : 120 : 80 : 100 Trong
3 700 : 150 : 50 : 100 Đục
4 700 : 80 : 120 : 100 Trong
5 700 : 50 : 150 : 100 Trong
6 700 : 40 : 160 : 100 Trong
7 700 : 30 : 170 : 100 Đục
8 650 : 44 : 160 : 150 Đục

Chọn hệ 6 (AOS:XSA-1416D:LAS:BAS = 700:40:160:100) do hệ này bước


đầu tương hợp tốt với nước biển (dung dịch trong) và đạt tiêu chí về kinh tế (nguyên

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 65 Viện Khoa học Vật liệu

liệu LAS-sản phẩm thương mại chiếm tỉ lệ lớn : LAS : XSA-1416D = 4). Tiến hành
pha mẫu có nồng độ 1000 ppm với tỉ lệ tương hợp trên, ủ ở 140oC. Sau 21 ngày
mẫu bắt đầu hơi đục và đến 31 ngày thì đục hẳn. Kết quả đo pH và  được biểu diễn
trên đồ thị 3.12.

Hình 3.12 Biến thiên pH và  của hệ AOS:XSA-1416D:LAS:BAS (700:40:160:100)


theo thời gian ủ nhiệt
 Hệ AOS, XSA-1416D, LAS, ALAX-1416 và BAS
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát tỉ lệ tương hợp của AOS, XSA-1416D, LAS, BAS và
ALAX-1416 trong nước biển
STT AOS:XSA-1416D:LAS:BAS:ALAX-1416 Quan sát ngoại quan
1 800 : 100 : 100 : 0 : 0 Trong
2 700 : 120 : 80 : 50 : 50 Trong
3 700 : 150 : 50 : 50 : 50 Đục
4 700 : 80 : 120 : 50 : 50 Trong
5 700 : 50 : 150 : 50 : 50 Trong
6 700 : 40 : 160 : 50 : 50 Trong
7 700 : 30 : 170 : 50 : 50 Đục
8 650 : 44 : 160 : 75 : 75 Đục
9 650 : 44 : 160 : 25 : 75 Đục
10 650 : 44 : 160 : 75 : 25 Đục

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 66 Viện Khoa học Vật liệu

Chọn hệ 6 (AOS:XSA-1416D:LAS:BAS:ALAX-1416 = 700:40:160:50:50)


do hệ này bước đầu tương hợp tốt với nước biển (dung dịch trong) và đạt tiêu chí về
kinh tế (tỉ lệ LAS:XSA-1416D = 4, khá cao).
Tiến hành pha mẫu theo tỉ lệ tương hợp trên, ủ ở 140oC. Chỉ sau 14 ngày ủ
mẫu đã đục nên dừng khảo sát.
Kết quả khảo sát các hệ 4 và 5 cấu tử được tổng kết ở bảng 3.8.
Bảng 3.8 Kết quả khảo sát các hệ 4 và 5 cấu tử
Quan sát o  pH
Hệ chất HĐBM Tỉ lệ tương hợp
ngoại quan mN/m % %
AOS+XSA-1416D Vẫn trong sau
700:40:160:100 0,297 24,6 41,8
+LAS+ALAX-1416 31 ngày ủ
AOS+XSA-1416D Bắt đầu đục
700:40:160:100 0,334 108,1 41,5
+LAS+BAS sau 21 ngày ủ
AOS+ XSA-1416D Bắt đầu đục
700:40:160:50:50 - - -
ALAX-1416+LAS+BAS sau 14 ngày ủ

Như vậy, chỉ có hệ AOS:XSA-1416D:LAS:ALAX-1416 (700:40:160:100)


tương hợp tốt với nước biển,  thấp và sự thay đổi  không lớn sau 31 ngày ủ nhiệt
nên được chọn để khảo sát tối ưu.
3.1.4 Thực nghiệm tối ưu hóa phối trộn hệ chất HĐBM bền nhiệt
Tất cả những thí nghiệm phối trộn ở trên không thể đưa ra một hệ chất
HĐBM tối ưu mà chỉ là các thí nghiệm thăm dò để tạo dữ liệu ban đầu cho bài toán
tối ưu. Việc thực hiện bài toán tối ưu hoá phối trộn hệ chất HĐBM bền nhiệt nhằm
mục đích xác định được hệ chất HĐBM tối ưu, đáp ứng tốt nhất các tiêu chí kinh tế
và kỹ thuật của hệ chất HĐBM phục vụ cho việc bơm ép nước TCTHD.
Hàm mục tiêu của bài toán tối ưu này là  dầu - dung dịch chất HĐBM đạt
giá trị nhỏ nhất.
Từ các kết quả khảo sát trên, hệ AOS, XSA-1416D, LAS và ALAX-1416
cho kết quả tốt nhất và được chọn để khảo sát tối ưu.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 67 Viện Khoa học Vật liệu

Bài toán qui hoạch tuyến tính để tối ưu hoá được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của
công cụ máy tính và phần mềm thống kê viết bằng ngôn ngữ Pascal. Để đơn giản,
trong hệ 4 chất HĐBM trên, XSA-1416D và LAS được gộp lại thành một nhóm để
tiến hành khảo sát bài toán tối ưu ba yếu tố (ba cấu tử) theo hai mức. Dựa trên tiêu
chí về kinh tế như đã trình bày ở trên, cố định tỉ lệ XSA-1416D:LAS = 1:4.
3.1.4.1 Thí nghiệm theo quy hoạch ma trận yếu tố toàn phần
Qua các kết quả thí nghiệm thăm dò đã thu được, khoảng biến thiên nồng độ
(ppm khối lượng) của các yếu tố khảo sát được lựa chọn như sau :
 Yếu tố Z1 là nồng độ của {XSA-1416D:LAS=1:4} = 150  250 ppm,
 Yếu tố Z2 là nồng độ của AOS = 525  875 ppm,
 Yếu tố Z3 là nồng độ của ALAX-1416 = 75  125 ppm.
Để thực hiện qui hoạch cần ít nhất 23 = 8 thí nghiệm của ma trận yếu tố toàn
phần và 3 thí nghiệm ở tâm.
Bảng 3.9 Bảng kết quả đo pH và  của các thí nghiệm quy hoạch theo ma trận yếu
tố toàn phần
STT Z1, ppm Z2, ppm Z3, ppm Tổng, ppm Ngoại quan pH , mN/m
1 150 525 75 750 Trong 8,07 0,445
2 250 525 75 850 Trong 8,12 0,408
3 150 875 75 1100 Trong 8,11 0,371
4 250 875 75 1200 Trong 8,26 0,297
5 150 525 125 800 Trong 8,15 0,371
6 250 525 125 900 Trong 8,20 0,297
7 150 875 125 1150 Trong 8.15 0,445
8 250 875 125 1250 Trong 8,20 0,371
9 200 700 100 1000 Trong 8,30 0,297
10 200 700 100 1000 Trong 8,30 0,300
11 200 700 100 1000 Trong 8,30 0,290

Mỗi yếu tố Z biến thiên theo hai mức, mức trên và mức dưới. Sau khi mã hoá
biến thực nghiệm Z thành biến mã X thì mức trên là +1, mức dưới là -1 [93].

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 68 Viện Khoa học Vật liệu

Tiến hành tối ưu hóa hệ chất HĐBM trên phần mềm thống kê viết bằng ngôn
ngữ Pascal (Phụ lục 2) và kết quả của quy hoạch tuyến tính theo ma trận toàn phần
3 yếu tố 2 mức cho phương trình: Y = 0,38 – 0,03X1 + 0,04X2X3.
Phương trình này được tự động kiểm tra là tương thích với thực nghiệm (theo
chuẩn Fisher).
Như vậy, với qui hoạch ma trận yếu tố toàn phần đã kiểm chứng kết quả thực
nghiệm tương thích với phương trình lí thuyết trong vùng khảo sát được chọn ban
đầu. Từ đó, có thể thu hẹp vùng khảo sát của các yếu tố để thực hiện quy hoạch tối
ưu hoá theo phương án quay bậc hai của Box – Hunter.
3.1.4.2 Thí nghiệm theo quy hoạch tối ưu hóa theo phương án quay bậc hai
của Box- Hunter
Từ số liệu ở bảng 3.9, chọn thí nghiệm thứ 6 với tỷ lệ Z1:Z2:Z3 = 250:525:125.
Tiếp tục thực hiện 20 thí nghiệm khác nhau theo phương án quay và chọn các
khoảng giá trị của biến thực nghiệm tại miền dừng như sau:
Z1 = 225  275 ppm ; Z2 = 500  550 ppm ; Z3 = 100  150 ppm.
Thực hiện 3 dãy thí nghiệm sau [94]:
- Dãy thí nghiệm ma trận yếu tố toàn phần gồm 8 thí nghiệm ;
- Dãy thí nghiệm ma trận ở cánh tay đòn gồm 6 thí nghiệm ;
- Dãy thí nghiệm ma trận ở tâm phương án gồm 6 thí nghiệm.
Giá trị cánh tay đòn và các thành phần phối trộn đều do chương trình tính
toán và đưa ra. Các kết quả được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10 Kết quả thí nghiệm theo phương pháp quay bậc 2 Box – Hunter
STT Z1, ppm Z2, ppm Z3, ppm Tổng, ppm Ngoại quan pH , mN/m
1 275 550 150 975 Trong 8,3 0,37
2 275 550 100 925 Trong 8,1 0,33
3 275 500 150 925 Trong 8,2 0,45
4 275 500 100 875 Trong 8,2 0,33
5 225 550 150 925 Trong 8,2 0,37
6 225 550 100 875 Trong 8,2 0,41

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 69 Viện Khoa học Vật liệu

7 225 500 150 875 Trong 8,2 0,37


8 225 500 100 825 Trong 8,2 0,37
9 207,95 525 125 858 Trong 8,2 0,45
10 292,05 525 125 942.1 Trong 8,3 0,37
11 250 482,95 125 858 Trong 8,3 0,37
12 250 567,05 125 942.1 Trong 8,3 0,33
13 250 525 82,95 858 Trong 8,2 0,33
14 250 525 167,05 942.1 Trong 8,2 0,41
15 250 525 125 900 Trong 8,2 0,31
16 250 525 125 900 Trong 8,2 0,29
17 250 525 125 900 Trong 8,2 0,30
18 250 525 125 900 Trong 8,2 0,31
19 250 525 125 900 Trong 8,2 0,30
20 250 525 125 900 Trong 8,2 0,30

Tiến hành tối ưu hóa hệ chất HĐBM trên phần mềm thống kê viết bằng ngôn
ngữ Pascal (Phụ lục 3) và kết quả của quy hoạch tối ưu hóa theo phương án quay
bậc hai của Box- Hunter cho phương trình:
Y = 0,303 – 0,012X1- 0,007X2 + 0,017X3 – 0,014X1X2 + 0,023X1X3 -
- 0,014X2X3 + 0,036X12 + 0,016X22 + 0,023X32 (3.1)
Phương trình này được tự động kiểm tra là tương thích với thực nghiệm.
Chuyển phương trình trong hệ biến mã hoá về phương trình trong hệ biến
thực nghiệm với công thức liên hệ giữa biến mã hoá và biến thực nghiệm:
Z  Zi0
Xi  i (3.2)
Zi

0 Zimax  Zimin
Trong đó: Zi  (3.3)
2

Zimax  Zimin
và Zi  (3.4)
2

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 70 Viện Khoa học Vật liệu

Bảng 3.11 Kết quả chuyển đổi giữa biến mã hoá và biến thực nghiệm
Yếu tố Max Min Zi0 Zi
Z1 275 225 250 25
Z2 550 500 525 25
Z3 150 100 125 25

Thay kết quả trong bảng trên vào công thức (3.2) được:
X1 = 0,04Z1 – 10
X2 = 0,04Z2 – 24
X3 = 0,04Z3 – 6
Thay các giá trị này vào phương trình (3.1) ta có phương trình trong hệ tọa độ thực:
Y = 8,456 – 221,2.10-4Z1 – 187,6.10-4Z2 – 59,6.10-4Z3 - 0,224.10-4Z1Z2 – 0,224.10-
4
Z2Z3 + 0,368.10-4Z1Z3 + 0,576.10-4Z12 + 0,256.10-4Z22 + 0,368.10-4Z32 (3.5)
3.1.4.2.1 Xây dựng bề mặt tối ưu
Sử dụng phần mềm Calculator 3D professional cldpen01 vẽ mặt tối ưu
(Phụ lục 4).

Hình 3.13 Mặt tối ưu được vẽ bằng phần mềm Calc 3D Prof

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 71 Viện Khoa học Vật liệu

Sau khi vẽ được mặt tối ưu ta thấy hàm đạt giá trị nhỏ nhất tại chính cực trị
riêng phần của nó: Z1 = 258,62 ppm; Z2 = 528,90 ppm; Z3 = 112,48 ppm.
Thay các giá trị này vào phương trình (3.5) ta có:  = 0,297 mN/m.
Vậy hệ tối ưu cho giá trị  nhỏ nhất là 0,297 mN/m có thành phần:
XSA-1416D : LAS : AOS : ALAX-1416 = 51,72 : 206,90 : 528,90 : 112,48
3.1.4.3 Sử dụng phần mềm Statistica để xác định thành phần hỗn hợp tối ưu
Tiến hành các bước tối ưu hóa bằng phần mềm Statistica (Phụ lục 5), vẽ mặt
3D thể hiện cực trị (H 3.14) và hiển thị giá trị thành phần của hệ tối ưu (H 3.15).

Hình 3.14 Mặt 3D của hệ dung dịch

Hình 3.15 Giá trị thành phần của hệ tối ưu

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 72 Viện Khoa học Vật liệu

Phần mềm Statistica cho kết quả Var1 : Var2 : Var3 = 250 : 525 : 125.
Vậy thành phần của hệ tối ưu là:
XSA-1416D : LAS : AOS : ALAX-1416 = 50 : 200 : 525 : 125
So với kết quả tính ở trên thì độ chênh lệch nhỏ, do đó phần mềm này được
sử dụng để tính các bài toán tối ưu ở phần sau.
3.1.5 Nghiên cứu giảm độ hấp phụ của các hệ chất HĐBM trên bề mặt
đá móng bằng chất trợ HĐBM EGBE
Chọn các hệ đã thỏa mãn các yêu cầu về tương hợp tốt với nước biển vùng
mỏ BH, bền nhiệt sau thời gian ủ 31 ngày ở 140oC, có giá trị  khá ổn định trong
quá trình ủ nhiệt để khảo sát tiếp độ hấp phụ của chúng trên bề mặt đá móng mỏ BH
cũng như tác động giảm hấp phụ của chất trợ HĐBM EGBE.
Từ độ hấp thu được xác định qua phương pháp phổ UV, dựa vào đường
chuẩn được xây dựng trên chỉ số hấp thu tại bước sóng 235nm (Phụ lục 6), xác định
được nồng độ tương ứng của các dung dịch chất HĐBM và kết quả khảo sát độ hấp
phụ của các hệ chất HĐBM trong trường hợp có và không có sử dụng chất trợ
HĐBM EGBE được thể hiện trong bảng 3.12.
Bảng 3.12 Kết quả khảo sát tác động giảm hấp phụ của EGBE
Độ Nồng Thủy Độ hấp phụ
STT Hệ chất HĐBM hấp độ, phân, mg/g
%
thu ppm % đá
ban đầu 0,426 493,831
AOS ủ không đá 0,402 468,631 5,10 24,49 2,42
1 ủ với đá 0,285 347,704
ủ không đá 0,390 456,801
Thêm EGBE 7,50 12,62 1,25
ủ với đá 0,330 394,456
ban đầu 1,517 493,345
AOS+XSA-1416 ủ không đá 1,448 464,533 8,03 16,92 1,75
2
ủ với đá 1,309 406,909
Thêm EGBE ủ không đá 1,468 472,854 7,10 7,06 0,73

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 73 Viện Khoa học Vật liệu

ủ với đá 1,378 435,721


ban đầu 1,077 516,508
AOS+XSA-
ủ không đá 0,991 475,027 4,15 11,68 1,15
1416D
3 ủ với đá 0,810 387,624
ủ không đá 1,001 479,861
Thêm EGBE 5,84 7,53 0,74
ủ với đá 0,926 443,412
ban đầu 3,107 518,374
AOS+XSA-
ủ không đá 3,048 473,927 8,57 11,49 1,19
1416D +LAS
4 ủ với đá 2,969 414,381
ủ không đá 3,051 476,192
Thêm EGBE 8,14 6,18 0,64
ủ với đá 3,009 444,154
AOS+XSA- ban đầu 2,483 505,887
1416D ủ không đá 2,415 441,766
12,68 10,63 1,08
+LAS+ALAX-
5 ủ với đá 2,357 387,981
1416
ủ không đá 2,408 435,280
Thêm EGBE 13,96 4,74 0,48
ủ với đá 2,382 411,283

Qua kết quả khảo sát thu được, có thể nhận thấy các hệ có càng nhiều thành
phần chất HĐBM có đuôi kỵ nước lớn, mạch càng cồng kềnh thì độ hấp phụ trên bề
mặt đá càng giảm. Đó có thể là do tác động mạch dài phân bố trong không gian sẽ
tạo lực đẩy giữa các phân tử chất HĐBM, làm giảm độ hấp phụ. Đồng thời, khả
năng giảm độ hấp phụ hệ chất HĐBM trên bề mặt đá của chất HĐBM nonion
EGBE có thể được giải thích là do EGBE trong dung dịch sẽ tạo thành liên kết
Hydro với bề mặt đá, làm giảm mật độ của các phân tử chất HĐBM anion bị hấp
phụ trên bề mặt đá [95]. Trong trường hợp này, EGBE được xem là tác nhân hy
sinh.
Như vậy, khi thêm EGBE vào ta thấy độ thuỷ phân của các hệ có tăng nhẹ do
EGBE cũng bị thuỷ phân dù rất ít trong quá trình ủ nhiệt nhưng lại có tác động giảm

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 74 Viện Khoa học Vật liệu

mạnh độ hấp phụ trên bề mặt đá: giảm 48,3% đối với hệ AOS, 35,7% đối với hệ
AOS+XSA-1416, 58,3% đối với hệ AOS+XSA-1416D, 46,2% đối với hệ
AOS+XSA-1416D+LAS, 55,6% đối với hệ AOS+XSA-1416D+LAS+ALAX-1416.
Độ hấp phụ trên đá là nhỏ nhất (0,48mg/g đá) đối với hệ AOS, XSA-1416D,
LAS, ALAX-1416 có pha thêm chất trợ HĐBM EGBE. Mẫu này sẽ được chọn để
tiếp tục thử nghiệm bơm ép trên mô hình mẫu lõi móng BH với ký hiệu IAMS-M4.
3.1.6 Thử nghiệm đẩy dầu bằng nước và nút dung dịch chất HĐBM trên
mô hình vỉa của móng mỏ BH
3.1.6.1 Các chất lưu thí nghiệm
 Dầu vỉa mô phỏng (70% dầu thô GK-02-móng BH + 30% dầu hoả) có độ
nhớt ở 140oC là 0,911 cP
 Nước biển khu vực mỏ BH có độ nhớt ở 140oC là 0,193 cP
 σ dầu vỉa-nước biển ở 30oC là 30 mN/m
 Dung dịch IAMS–M4 nồng độ 1000 ppm ở 30oC cho σ = 0,20 mN/m
3.1.6.2 Mô hình vỉa
Mô hình vỉa được xây dựng từ mẫu lõi đá móng nứt nẻ mỏ BH ở độ sâu từ
3847  4566 m, có Po = 2979 mD, F = 0,0418 p.đ.v, Snd = 0,2764 p.đ.v.
3.1.6.3 Kết quả thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất HĐBM
IAMS-M4 nồng độ 1000ppm trên mô hình vỉa móng mỏ BH được thể hiện trên
hình 3.16.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 75 Viện Khoa học Vật liệu

Bơm ép IAMS-M4 (1000ppm)

Hình 3.16 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bằng bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M4 trên mô hình vỉa móng mỏ BH

Các kết quả thử nghiệm TCTHD bằng bơm ép dung dịch hệ chất HĐBM
IAMS-M4 trên mô hình mẫu lõi móng mỏ BH cho thấy hệ chất này bền nhiệt,
tương hợp với nước biển, làm giảm dầu–nước tương đối tốt và có khả năng cải thiện
hệ số TCTHD thêm 3,3%. Tuy nhiên đây mới là kết quả thử nghiệm trên mô hình
vỉa. Nếu chạy mô hình động lực học khai thác trong điều kiện vỉa [96] và có tính
đến tỷ lệ hao hụt khi dầu lên đến miệng giếng thì hệ số TCTHD được mong đợi sẽ
khoảng 1,5%. So với phương pháp nhũ tương acid là phương pháp đã và đang phổ
biến nhất, cho hiệu quả cao nhất hiện nay áp dụng cho mỏ BH thì phương pháp bơm
ép dung dịch hệ chất HĐBM IAMS-M4 cho hiệu quả TCTHD bước đầu đáng khích
lệ. Nếu lấy số liệu năm 2001 là năm xử lí thành công nhất với lượng dầu thu thêm
cao nhất là 558.000 tấn chỉ với hai phương pháp là nhũ tương acid và nứt vỉa thủy
lực, trong đó xử lí bằng nhũ tương acid tăng thêm 500.000 tấn [97] thì hiệu suất thu
hồi dầu theo phương pháp này đạt khoảng 3,6%, còn nếu đối chiếu với bảng 1.3 và
lấy số liệu trung bình từ năm 1988 – 2008 với tổng lượng dầu thu thêm là 1.394.850
tấn từ phương pháp nhũ tương acid thì con số này chỉ đạt xấp xỉ 0,5%.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 76 Viện Khoa học Vật liệu

3.2 Đối với móng mỏ ĐNR


3.2.1 Lựa chọn các chất HĐBM hợp phần
Với mỏ ĐNR, nhiệt độ vỉa có thấp hơn nhưng độ nhớt của dầu vỉa lại tương
đối cao, hơn 7 lần so với độ nhớt của nước biển. Xuất phát từ điều kiện thực tế này,
chúng tôi đã chọn lựa một số chất HĐBM và phụ gia phù hợp như sau :
 Chất HĐBM anion :
o Linear Alkyl Benzene Sulfonate (LAS) : ký hiệu AS1
o Alpha Olefine Sulfonate (AOS) : ký hiệu AS2
o Alkoxyl Ethoxylate Sulfate (EO): ký hiệu AS3
 Chất HĐBM nonion :
o Alkylphenol ethoxylate (NP9) : ký hiệu NS1
o Polyoxyethylene sorbitan monooleate : ký hiệu NS2
 Phụ gia cải thiện độ nhớt của dung dịch bơm ép:
o Poly 2-acrylamido-2-methyl propane sulfonate (AN125)
o HE® polymer 300 (HE 300)
Và tiến hành các bước nghiên cứu tương tự như trường hợp mỏ BH.
3.2.2 Xác định CMC của các chất HĐBM
Tiến hành khảo sát giá trị  giữa các dung dịch chất HĐBM đã được chọn với
dầu thô ĐNR (Phụ lục 7), ta xác định được giá trị CMC của các chất HĐBM và
được tổng kết trong bảng 3.13.
Bảng 3.13 Giá trị  và CMC của các chất HĐBM
Chất HĐBM CMC (%)  (mN/m)
AS1* 0,200 0,08
AS2 0,024 0,70
AS3 0,014 0,40
AS4 0,020 0,70
NS1 0,200 0,30
NS2 0,400 7,30

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 77 Viện Khoa học Vật liệu

*Các giá trị  của AS1 được đo trong dung môi nước cất vì khả năng hoà tan
của hoá phẩm này trong nước biển rất thấp.
Các kết quả xác định được cho phép loại NS2 vì cho giá trị  quá cao (7,30
mN/m) ở điểm CMC.
3.2.3 Khảo sát độ bền nhiệt và tương hợp của các chất HĐBM
Qua kết quả khảo sát độ bền nhiệt và tương hợp với nước biển của các chất
HĐBM (Phụ lục 8), cho nhận thấy :
- AS1 hoàn toàn không tương hợp tốt với nước biển ngay ở nồng độ rất thấp (<
100 ppm) nên sẽ bị loại.
- AS4 ở nồng độ  100 ppm cũng thể hiện tính không tương hợp tốt với nước
biển, đồng thời  của dung dịch AS4 200 ppm (ở CMC) tăng vọt sau 2 tuần ủ
nhiệt, chứng tỏ AS4 không bền nhiệt nên cũng bị loại.
Từ kết quả của hàng loạt thử nghiệm tiếp theo khi phối trộn các chất HĐBM
anion với nhau, hoặc phối trộn chất HĐBM anion với nonion (Phụ lục 9) và xác
định các tính chất đặc trưng của các hệ này, nhận thấy tác động giảm  của các cặp
chất HĐBM này không đạt yêu cầu. Vì vậy phối trộn được tiến hành với 3 chất
HĐBM đã chọn là : AS2, AS3 và NS1 cho các thí nghiệm thăm dò nhằm xác định
khoảng biến thiên nồng độ của từng cấu tử, sau đó tiến hành tối ưu hóa thực nghiệm
nhằm xác định hệ chất HĐBM với thành phần và nồng độ thích hợp cho điều kiện
móng ĐNR.
3.2.4 Thực nghiệm tối ưu hóa phối trộn các chất HĐBM
Phần mềm Statistica được sử dụng để tiến hành tối ưu thành phần của hệ dung
dịch chất HĐBM.
Hỗn hợp chất HĐBM gồm 2 HĐBM anion là AS2, AS3 và chất HĐBM
nonion NS1 với các khoảng biến thiên về nồng độ (ppm khối lượng) như sau:
 AS2 = 150  200 ppm;
 AS3 = 450  500 ppm;
 NS1 = 300  350 ppm.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 78 Viện Khoa học Vật liệu

Các bước tiến hành tối ưu hóa bằng phần mềm Statistica tương tự như trong
trường hợp mỏ BH (Phụ lục 10), vẽ mặt 3D thể hiện cực trị (hình 3.17) và hiển thị
giá trị thành phần của hệ tối ưu (hình 3.18).
Fitted Surface; Variable: IFT, mN/m
DV: IFT, mN/m; R-sqr=.8866; Adj:.7731
Model: Quadratic

0.4
0.35
0.3
0.25
0.2

Hình 3.17 Mặt 3D của hệ dung dịch

Trace Plot of Estimated Response


DV: IFT, mN/m; R-sqr=.8866; Adj:.7731
Model: Quadratic
(Reference-blend values show n in parentheses in legend)
0.225

0.220

0.215

0.210
Predicted Values

0.205

0.200

0.195

0.190 AS2
(164.56)
0.185 AS3
(493.67)
0.180 NS1
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
(341.77)
Pseudo-Component Value

Hình 3.18 Giá trị thành phần của hệ tối ưu

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 79 Viện Khoa học Vật liệu

Phần mềm Statistica cho kết quả thành phần của hệ tối ưu là:
AS2: AS3: NS = 164,56:493,67:341,77.
Mẫu này được ký hiệu là IAMS-M2.
3.2.5 Khảo sát các tính chất đặc trưng của hệ IAMS-M2
3.2.5.1 Độ tương hợp với nước biển
Bảng 3.14 Quan sát trực quan hệ dung dịch IAMS-M2 theo thời gian ủ
Nồng độ, ppm Ban đầu 1 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 31 ngày
0 Trong Trong Trong Trong Trong Trong
100 Trong Trong Trong Trong Trong Trong
150 Trong Trong Trong Trong Trong Trong
250 Trong Trong Trong Trong Trong Trong
350 Trong Trong Trong Trong Trong Trong
500 Trong Trong Trong Trong Trong Trong
700 Trong Trong Trong Trong Trong Trong
1000 Trong Trong Trong Trong Trong Trong

3.2.5.2 Độ bền nhiệt


Bảng 3.15 Giá trị  của hệ IAMS-M2 với dầu hỏa theo nhiệt độ

, mN/m
Nồng độ, ppm
30oC 50oC 70oC 90oC
0 21,57 21,43 21,3 21,24
100 1,66 1,59 1,57 1,54
250 0,49 0,47 0,46 0,45
500 0,18 0,17 0,17 0,16
1000 0,13 0,13 0,12 0,11

Ở các nồng độ khác nhau hệ dung dịch IAMS-M2 đều trong suốt sau quá
trình ủ nhiệt 31 ngày ở 91oC và có giá trị  ổn định theo nhiệt độ. Như vậy có thể
thấy hệ này tương hợp tốt với nước biển, bền nhiệt và có khả năng giảm mạnh 
ngay ở nồng độ 500 ppm.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 80 Viện Khoa học Vật liệu

3.2.6 Khảo sát các hệ IAMS-M2 với các polymer đóng vai trò phụ gia cải
thiện độ nhớt
3.2.6.1 Khảo sát tính tương hợp và bền nhiệt của các polymer
Kết quả quan sát ngoại quan các dung dịch polymer AN 125 (AN), HE 300 (HE)
nồng độ 1000ppm và 500ppm trong thời gian ủ nhiệt được thể hiện ở bảng 3.16.
Bảng 3.16 Quan sát ngoại quan các dung dịch polymer theo thời gian ủ nhiệt ở 91oC

Thời gian Ngoại quan


ủ nhiệt AN 500ppm AN 1000ppm HE 500ppm HE 1000ppm
Bắt đầu Trong Trong Trong Trong
1 Trong Trong Trong Trong
2 Trong Trong Trong Trong
3 Trong Trong Trong Trong
7 Trong Trong Trong Trong
14 Trong Trong Trong Trong
21 Trong Trong Trong Trong
28 Trong Trong Trong Trong
31 Trong Trong Trong Trong

Các kết quả trên cho thấy cả hai loại polymer AN và HE đều bền nhiệt và
tương hợp tốt với nước biển ĐNR.
3.2.6.2 Khảo sát  dầu – hệ dung dịch {IAMS-M2+AN}
Các mẫu được phối trộn theo tỉ lệ thành phần như được trình bày trong bảng 3.17.
Bảng 3.17 Thành phần các mẫu khảo sát của hệ dung dịch {IAMS-M2+AN}

Thành phần, ppm


Mẫu
IAMS-M2 AN
1 900 100
2 850 150
3 800 200
4 750 250
5 700 300
6 650 350
7 600 400

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 81 Viện Khoa học Vật liệu

Kết quả khảo sát độ bền nhiệt, sự thay đổi độ nhớt và  dầu–hệ dung dịch
{IAMS-M2+AN} trong quá trình ủ nhiệt ở 91oC của 7 mẫu được trình bày trong
bảng 3.18.
Bảng 3.18 Sự thay đổi độ nhớt và  dầu - dung dịch chất HĐBM của 7 mẫu trong
quá trình ủ ở nhiệt độ vỉa ĐNR (91oC)

Thời gian ủ (ngày)


Mẫu Chỉ tiêu theo dõi
0 7 14 21 31
, mN/m 0.187 0.195 0.204 0.211 0.21
1 Độ nhớt, µ, cP 1.12 0.98 0.85 0.86 0.74
Ngoại quan trong trong trong trong trong
, mN/m 0.180 0.205 0.224 0.236 0.238
2 Độ nhớt, µ, cP 1.25 1.18 1.01 1.02 1.02
Ngoại quan trong trong trong trong trong
, mN/m 0.190 0.192 0.195 0.192 0.192
3 Độ nhớt, µ, cP 1.21 1.05 1.07 1.02 1.01
Ngoại quan trong trong trong trong trong
, mN/m 0.195 0.21 0.215 0.23 0.23
4 Độ nhớt, µ, cP 1.3 1.07 1.03 1.04 1.02
Ngoại quan trong trong trong trong trong
, mN/m 0.186 0.190 0.199 0.215 0.250
5 Độ nhớt, µ, cP 1.3 1.07 1.05 1.02 1.02
Ngoại quan trong trong trong trong trong
, mN/m 0.221 0.237 0.243 0.241 0.272
6 Độ nhớt, µ, cP 1.35 1.3 1.21 1.15 1.17
Ngoại quan trong trong trong đục đục
, mN/m 0.230 0.230 0.245 0.250 0.274
7 Độ nhớt, µ, cP 1.46 1.31 1.25 1.2 1.21
Ngoại quan trong trong đục đục đục

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 82 Viện Khoa học Vật liệu

3.2.6.3 Khảo sát  dầu – hệ dung dịch {IAMS-M2+HE}


Ba mẫu với thành phần như được trình bày trong bảng 3.19 đã được phối trộn.
Bảng 3.19 Thành phần các mẫu khảo sát hệ {IAMS-M2+HE}
Thành phần, ppm
Mẫu
IAMS-M2 HE
1 900 100
2 800 200
3 700 300

Kết quả đo  của 3 mẫu theo thời gian ủ nhiệt ở 91oC được thể hiện trên hình 3.19.

Hình 3.19 Giá trị  của 3 mẫu theo thời gian ủ nhiệt ở 91oC

Các kết quả khảo sát trên đây cho thấy, việc phối trộn thêm polymer AN hay
HE vào hệ IAMS-M2 đã làm tăng giá trị  dầu – hệ dung dịch nhưng độ nhớt được
cải thiện đáng kể, mặc dầu sau đó giảm dần trong quá trình ủ nhiệt do sự phân hủy
nhiệt của polymer trong quá trình ủ. Tuy nhiên, polymer HE đã làm tăng mạnh giá
trị  nên không được khảo sát tiếp. Trong khi đó, polymer AN chỉ làm tăng nhẹ giá
trị  nên đựợc chọn làm phụ gia cải thiện độ nhớt cho hệ chất HĐBM IAMS-M2.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 83 Viện Khoa học Vật liệu

Kết quả khảo sát cũng cho thấy mẫu số 3 với thành phần hệ chất HĐBM
IAMS-M2 800 ppm và AN 200 ppm ổn định nhất trong quá trình ủ, cả về độ biến
thiên  và độ nhớt. Mẫu này sẽ được chọn để tiếp tục thử nghiệm bơm ép trên mô
hình mẫu lõi móng ĐNR với ký hiệu IAMS-M2-P.
3.2.7 Thí nghiệm quá trình đẩy dầu bằng dung dịch hệ chất HĐBM
IAMS-M2-P trên mô hình vỉa trong điều kiện vỉa
3.2.7.1 Các chất lưu thí nghiệm
- Dung dịch chất hoạt động bề mặt IAMS-M2-P nồng độ 1000 ppm có thành phần
và các đặc trưng kỹ thuật được trình bày trong bảng 3.20 và bảng 3.21.
Bảng 3.20 Thành phần dung dịch chất hoạt động bề mặt IAMS-M2-P
Dung dịch
Thành phần Dạng ppm khối lượng
IAMS-M2-P
Alpha olefine sulfonate Lỏng 132
Hệ chất HĐBM Alkyl alkoxylated sulfate Paste 395
Alkylphenol Ethoxylate Paste 273
Chất trợ HĐBM AN 125 Bột rắn 200

Bảng 3.21 Đặc trưng kỹ thuật của dung dịch HĐBM IAMS-M2-P

Đặc tính Khoảng biến đổi


Dạng thành phẩm Chất lỏng
Độ hoà tan trong nước biển, % 100
Nồng độ, % khối lượng 0.1
Tỷ số độ nhớt giữa hệ dung dịch HĐBM và nước biển 4
 dầu vỉa -dung dịch, mN/m 0,19

- Dầu vỉa mô phỏng (80% dầu thô GK201-RC2 + 20% dầu hoả) có độ nhớt ở
91oC là 2,307 cP.
- Nước biển có độ nhớt ở 91oC là 0,308 cP.
- σ dầu vỉa-nước biển ở 30oC là 31,54 mN/m.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 84 Viện Khoa học Vật liệu

3.2.7.2 Điều kiện thí nghiệm


Các điều kiện thí nghiệm bơm ép nút dung dịch chất HĐBM IAMS-M2-P
vào mô hình vỉa cũng tương tự như với dung dịch chất HĐBM IAMS-M4 (đã được
trình bày ở mục 3.1.6.2) chỉ khác ở nhiệt độ Тvỉa là 910С.
3.2.7.3 Mô hình vỉa
Bơm ép nút dung dịch chất HĐBM IAMS-M2-P được thử nghiệm trên 5 mô
hình vỉa ký hiệu IX, X, XII, XIV, XVI được xây dựng từ mẫu lõi đá nứt nẻ móng
ĐNR với các đặc trưng như độ thấm, độ bão hòa nước dư, độ rỗng được trình bày
trong bảng 3.22. Các kết quả về thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép
nút chất HĐBM IAMS-M2-P trên 5 mô hình vỉa được tổng kết ở bảng 3.22 và được
thể hiện trong các hình từ 3.20 đến 3.24.
Bảng 3.22 Kết quả thử nghiệm bơm ép dung dịch chất HĐBM IAMS-M2-P trên các
mô hình mẫu lõi ĐNR
Ký Po F Snd Sdd1  Sdd2  
Kph
hiệu mD p.đ.v p.đ.v p.đ.v p.đ.v p.đ.v p.đ.v p.đ.v

XII 291 0,0344 0,3956 0,3721 0,3843 0,3220 0,4672 0,0829 1,58

XIV 411 0,0622 0,4091 0,3725 0,3696 0,3359 0,4316 0,0620 1,98

XVI 11,1 0,0495 0,3618 0,3924 0,3851 0,3537 0,4458 0,0607 1,09

IX 27,4 0,0477 0,3575 0,3681 0,4271 0,3175 0,5059 0,0788 0,91

X 365 0,0982 0,2836 0,3502 0,5112 0,3069 0,5716 0,0604 0,71

TB 221,1 0,0584 0,3615 0,3711 0,4155 0,3272 0,4844 0,0690 1,25

Với: Po - Độ thấm dầu F - Độ rỗng


Snd – Độ bão hòa nước dư Kph - Hệ số phục hồi độ thấm
1, 2 - Hệ số đẩy dầu khi bơm ép nước và bơm ép dung dịch IAMS-M2-P
 - Gia tăng hệ số đẩy dầu bởi bơm ép dung dịch IAMS-M2-P
Sdd1 – Độ bão hòa dầu dư sau bơm ép nước
Sdd2 – Độ bão hòa dầu dư sau bơm ép dung dịch IAMS-M2-P.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 85 Viện Khoa học Vật liệu

0.6 0.6

0.5 Bơmép
Bơm épchất
chấtHTBM
HĐBMIAMS-M2
IAMS-M2-P (1000ppm)
(1000ppm) 0.5

   8.29%
Hệ số đẩy dầu, p.đ.v .

0.4 0.4

Chênh áp, kg/cm


2
0.3 Bơm nước Bơm nước 0.3

0.2 0.2

0.1 0.1

0 0
0 2 4 6 8 10 12

Thể tích chất lưu bơm ép, Vbơm/Vrỗng


Hệ số đẩy dầu, p.đ.v Chênh áp, kg/cm2

Hình 3.20 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M2-P trên mô hình vỉa XII, móng ĐNR

0.6 0.3

0.5 Bơmép
Bơm épchất
chấtHTBM
HĐBM IAMS-M2
IAMS-M2-P (1000ppm)
(1000ppm) 0.25
Hệ số đẩy dầu, p.đ.v .

0.4    6.2% 0.2


Chênh áp, kg/cm
2

0.3 0.15

Bơm nước Bơm nước


0.2 0.1

0.1 0.05

0 0
0 2 4 6 8 10 12 14

Thể tích chất lưu bơm ép, Vbơm/Vrỗng


Hệ số đẩy dầu, p.đ.v Chênh áp, kg/cm2

Hình 3.21 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M2-P trên mô hình vỉa XIV, móng ĐNR

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 86 Viện Khoa học Vật liệu

0.6 1.2

Bơmépépchất
Bơm chấtHTBM
HĐBM IAMS-M2-P
IAMS-M2-P (1000ppm)
(1000ppm)
0.5 1
  7,78%
Hệ số đẩy dầu, p.đ.v.

0.4 0.8

Chênh áp, kg/cm


2
0.3 0.6

Bơm nước Bơm nước


0.2 0.4

0.1 0.2

0 0
0 2 4 6 8 10 12 14

Thể tích chất lưu bơm ép, Vbơm/Vrỗng


Hệ số đẩy dầu, p.đ.v Chênh áp, kg/cm2

Hình 3.22 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M2-P trên mô hình vỉa IX, móng ĐNR

Hình 3.23 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất
HĐBM IAMS-M2-P trên mô hình vỉa XVI, móng ĐNR

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 87 Viện Khoa học Vật liệu

Bơm ép chất HĐBM


IAMS-M2-P (1000ppm)

Hình 3.24 Kết quả thử nghiệm đẩy dầu bởi bơm ép nước và bơm ép nút chất HĐBM
IAMS-M2-P trên mô hình vỉa X, móng ĐNR
Các kết quả thí nghiệm thu được đã cho thấy, gia tăng hệ số đẩy dầu trung
bình bởi bơm ép nút dung dịch chất HĐBM IAMS-M2-P (ở nồng độ 1000 ppm và
thể tích nút dung dịch bằng 0,15 thể tích không gian rỗng của mẫu đá) so với bơm
ép nước trên mô hình vỉa ở điều kiện vỉa là 6,9% (thay đổi từ 6,04 – 8,29%). Hệ số
phục hồi độ thấm của mô hình vỉa sau bơm ép dung dịch chất HĐBM IAMS-M2-P
là 1,25 (thay đổi từ 0,71 – 1,98).
Như vậy, hệ dung dịch chất HĐBM IAMS-M2-P đã đáp ứng tốt yêu cầu
TCTHD cho mỏ ĐNR. Kết quả đạt được này là hệ quả của việc tăng cường đồng
thời hệ số đẩy dầu do giảm dầu–nước xuống giá trị nhỏ nhất (0,19mN/m) và hệ số
quét dầu do polymer AN125 được bổ sung đóng vai trò phụ gia cải thiện độ nhớt
của dung dịch bơm ép với hệ chất HĐBM IAMS-M2.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 88 Viện Khoa học Vật liệu

CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP, BIẾN TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
HẠT NANO SiO2 PHỐI HỢP VỚI CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG
BỀ MẶT TRONG TĂNG CƯỜNG THU HỒI DẦU
4.1 Tổng hợp hạt PN và khảo sát tác động của chế độ sấy đến cấu
trúc, hình thái hạt
Quá trình tổng hợp hạt PN theo phương pháp Sol-gel với các thông số thực
nghiệm được trình bày ở bảng 4.1 [55]
Bảng 4.1 Các thông số thực nghiệm của quá trình tổng hợp hạt PN theo phương
pháp Sol-gel
Thông số Giá trị
Tỉ lệ mol H2O/TEOS 28,8
Tốc độ nạp liệu (H2O), ml/phút 0,02
Tốc độ nạp xúc tác (NH3), ml/phút 0,01
Nhiệt độ phản ứng, oC 30 - 45
Thời gian phản ứng, giờ 5,7
Tần số siêu âm, kHz 40

Tổng hợp kết quả xác định cấu trúc và hình thái của hạt PN thu được với chế
độ sấy đông khô (PN-FD) ở -48oC trong chân không (0,016 mbar) trong thời gian 6
giờ và với chế độ sấy thường (PN-HD) ở 600°C trong 2 giờ (phụ lục 11) được trình
bày trên hình 4.1 và bảng 4.2.
Các kết quả nhận được cho thấy, hạt PN-FD có diện tích bề mặt riêng và thể
tích riêng lớn hơn, đường kính trung bình lỗ xốp và kích cỡ hạt nhỏ hơn so với hạt
PN-HD. Điều này có thể được giải thích là với chế độ sấy đông khô, do ở nhiệt độ
thấp (-48oC) nước và các dung môi khác sẽ đóng băng và được tách ra từ từ bằng
quá trình thăng hoa ở điều kiện chân không, làm giảm lực mao dẫn (giảm ứng suất

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 89 Viện Khoa học Vật liệu

nhiệt), từ đó giảm thiểu độ co ngót khi sấy và bảo toàn được bề mặt riêng lớn cũng
như cấu trúc vi xốp của hạt PN [55]. Do vậy, hạt PN-FD được chọn để sử dụng cho
các thử nghiệm tiếp theo.

a) b)
Hình 4.1 Ảnh TEM và giản đồ phân bố lỗ xốp của hạt:
a - PN-FD b- PN-HD

Bảng 4.2 Các tính chất đặc trưng của hạt PN với hai chế độ sấy
Tính chất đặc trưng PN-FD PN-HD
Diện tích bề mặt riêng BET (m2/g) 95.98 60.901
Thể tích riêng (ml/g) 0.074 0.048
Đường kính trung bình lỗ xốp (Ao) 9.3 9.8
Kích cỡ hạt (nm) 20–22 25–27

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 90 Viện Khoa học Vật liệu

4.2 Khảo sát tác động hợp trội khi bơm ép phối hợp các chất
HĐBM với các hạt PN tổng hợp được
4.2.1 Khảo sát khả năng làm giảm  của các hỗn hợp hợp trội
Sự biến thiên  của dung dịch hạt PN, các chất HĐBM và hỗn hợp của
chúng ở các nồng độ khác nhau với nồng độ tổng là 1000 ppm được đo trong nước
biển ĐNR với dầu thô ĐNR được thể hiện trên các hình 4.2, 4.3, 4.4 và 4.5.

Hình 4.2 Sự biến thiên  của dung dịch hạt PN, chất HĐBM SS16-46A và hỗn hợp
của chúng theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 91 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.3 Sự biến thiên  của dung dịch chất HĐBM SS16-47A và dung dịch hỗn
hợp của SS16-47A và hạt PN theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn

Hình 4.4 Sự biến thiên  của dung dịch chất HĐBM XSA-1416D và dung dịch hỗn
hợp của XSA-1416D và hạt PN theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 92 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.5 Sự biến thiên  của dung dịch chất HĐBM AOS và dung dịch hỗn hợp của
AOS và hạt PN theo nồng độ và tỉ lệ phối trộn
Tác động của mạch dài của chất HĐBM đến dầu–nước được thể hiện rõ khi
khảo sát hình 4.2 và 4.3 : Do có thêm 7 nhóm Ethoxyl (EO) trong đuôi dài kỵ nước,
SS16-47A đã làm  giảm từ 8 – 13 lần so với SS16-46A có cùng nồng độ.
Kết quả từ đồ thị 4.2 cho thấy, hạt PN cũng có tác động làm giảm dầu–nước
nhưng không nhiều. Có thể giải thích là khi hạt PN hấp phụ lên bề mặt liên diện hai
pha dầu-nước, với đặc tính ưa nước, phần lớn hơn của bề mặt hạt nằm trong pha
nước nên góc  được đo trong pha nước thường < 90o (Hình 4.6). Khác với chất
HĐBM, các hạt nano không tan trong các pha chất lỏng nên không thể giảm mạnh
lực bề mặt [98], vì vậy giá trị  vẫn còn tương đối cao (12,08 mN/m).

a Hình 4.6 (a) Vị trí của một hạt PN tại


giao diện phẳng dầu - nước

b (b) Vị trí tương ứng của các hạt PN ở


giao diện cong dầu - nước

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 93 Viện Khoa học Vật liệu

Từ các hình 4.2, 4.3, 4.4 và 4.5 cho thấy rõ ràng tác động hợp trội chỉ xảy ra
khi phối trộn hạt PN với XSA-1416D (giảm 4,2 lần từ 0,079 mN/m xuống 0,019
mN/m), SS16-46A (giảm 1,7 lần từ 0,223 mN/m xuống 0,13 mN/m) và SS16-47A
(giảm 4,3 lần từ 0,017 mN/m xuống 0,004 mN/m). Điều này có thể được giải thích
là do các chất HĐBM này có các đuôi kỵ nước dài và MW lớn nên sau khi hấp phụ
lên bề mặt các hạt PN ưa nước, chúng sẽ xúc tiến quá trình lôi kéo các hạt PN này
đến bề mặt liên diện giữa hai pha dầu-nước, làm giảm mạnh năng lượng bề mặt
giữa hai pha, do đó sẽ cho giá trị  cực thấp. Còn đối với AOS, là chất HĐBM tan
rất tốt trong nước và hạt PN cũng phân tán tốt trong nước nên chúng sẽ hoạt động
chủ yếu trong pha nước. Hơn nữa, do chiều dài đuôi kỵ nước của AOS bị hạn chế
nên tính ái dầu không đủ mạnh để lôi kéo pha dầu, làm năng lượng bề mặt giữa hai
pha giảm không đáng kể vì thế không thể hiện tác động hợp trội.
Tỉ lệ phối trộn cho tác động hợp trội lớn nhất là 4:6 đối với hỗn hợp
PN:XSA-1416D và 1:9 cho cả hỗn hợp PN:SS16-46A và PN:SS16-47A.
Như vậy, tác động hợp trội của các hỗn hợp hạt PN và các chất HĐBM
SS16-47A và XSA-1416D ở tỉ lệ phối trộn tối ưu đã làm giảm  xuống 103 đến 104
lần ở nồng độ tổng 1000 ppm. Các hỗn hợp này, về mặt lý thuyết, có thể tận thu gần
hết lượng dầu lưu.
4.2.2 Khảo sát khả năng đẩy dầu của các hỗn hợp có tính hợp trội
Với độ phóng đại của camera của thiết bị đo góc tiếp xúc OCA20, có thể
quan sát trực quan để so sánh và đánh giá khả năng đẩy dầu ở điều kiện nhiệt độ vỉa
(91oC) của các hệ được lựa chọn nghiên cứu sau :
- Dung dịch nước biển ĐNR;
- Hệ phối trộn hạt PN 1000 ppm;
- Dung dịch SS16-47A 1000 ppm và hệ phối trộn có tính hợp trội của nó;
- Dung dịch XSA-1416D 1000 ppm và hệ phối trộn có tính hợp trội của nó.
Dung dịch SS16-46A 1000 ppm và hệ phối trộn có tính hợp trội của nó bị
dừng khảo sát do khả năng làm giảm  của các hệ này không đạt giá trị cực thấp
(lần lượt là 0,223 và 0,13 mN/m).

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 94 Viện Khoa học Vật liệu

 Nước biển ĐNR : Đầu tiên, các hình ảnh khảo sát khả năng đẩy dầu của nước
biển ĐNR khi nhiệt độ tăng đến 91oC được thể hiện trong hình 4.7.

Hình 4.7 Khảo sát khả năng đẩy dầu của nước biển ĐNR theo nhiệt độ và thời gian
Khi nhiệt độ tăng, độ nhớt của dầu sẽ giảm và độ linh động của dầu sẽ tăng
lên làm cho dầu dễ bị đẩy ra hơn. Nhưng ở 91oC sau 45 phút, nước biển vẫn không
thể đẩy được dầu ra, lượng dầu dư trên bề mặt và trong mao quản của lát đá mẫu
vẫn không đổi trong suốt thời gian quan sát.
 Hệ phối trộn hạt PN 1000 ppm: Kết quả khảo sát khả năng đẩy dầu của hỗn hợp
hạt PN 1000 ppm trong nước biển ĐNR ở 91oC được thể hiện trong hình 4.8.

Hình 4.8 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch hạt PN 1000 ppm theo nhiệt độ
và thời gian

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 95 Viện Khoa học Vật liệu

Do hạt PN phân tán tốt trong nước biển nên sẽ dễ dàng được hấp phụ lên bề
mặt liên diện hai pha dầu-nước, làm giảm  và có khả năng sẽ đẩy được dầu ra.
Quan sát một giọt dầu được hình thành trên bề mặt của lát đá mẫu khi đặt
trong dung dịch nước biển pha hạt PN với nồng độ 1000 ppm ở 91oC thì phải sau 18
phút giọt dầu mới được tách ra. Sau đó giọt dầu mới được hình thành (do  giảm)
nhưng trong khoảng thời gian quan sát (sau 1 giờ 30 phút) giọt dầu vẫn không thể
tách ra khỏi bề mặt lát đá, chứng tỏ khả năng đẩy dầu yếu của dung dịch hạt PN
1000ppm.
 Dung dịch SS16-47A 1000 ppm
Kết quả thử nghiệm khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch SS16-47A
1000 ppm trong nước biển ĐNR ở 91oC được trình bày trong hình 4.9.
Ở thời điểm ban đầu dầu được tách ra rất mạnh. Sau 30 phút dầu vẫn liên tục
được tách ra nhưng với tốc độ chậm hơn. Sau 1 giờ vẫn còn có thể tách dầu ra
nhưng với tốc độ chậm. Qua quan sát trực quan có thể khẳng định khả năng đẩy dầu
của dung dịch SS16-47A 1000 ppm rất mạnh.

Hình 4.9 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch SS16-47A 1000 ppm theo thời
gian
 Dung dịch SS16-47A 500ppm
Kết quả khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch SS16-47A ở nồng độ thấp
hơn (500 ppm) trong nước biển ĐNR ở 91oC được trình bày trong hình 4.10.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 96 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.10 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch SS16-47A 500 ppm theo thời
gian
Ở thời điểm ban đầu dầu được tách ra khá mạnh. Sau 30 phút dầu vẫn liên
tục được tách ra nhưng với tốc độ chậm hơn. Sau 1 giờ gần như không thể tách dầu
ra được nữa.
 Hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN (9:1) với tổng nồng độ 1000 ppm
Kết quả khảo sát khả năng đẩy dầu của hỗn hợp có tính hợp trội 900ppm
SS16-47A và 100ppm PN trong nước biển ĐNR ở 91oC được trình bày trong hình
4.11.

Hình 4.11 Khảo sát khả năng đẩy dầu của hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A 900
ppm và PN 100 ppm theo thời gian
Ở thời điểm ban đầu dầu được tách ra mạnh. Sau 30 phút dầu vẫn liên tục
được tách ra với tốc độ chậm hơn. Sau 1 giờ vẫn còn có thể tách dầu ra nhưng tốc
độ rất chậm.
So với dung dịch SS16-47A 1000ppm thì khả năng đẩy dầu của hỗn hợp
dung dịch của 900ppm SS16-47A và 100ppm PN có vẻ yếu hơn một chút nhưng
mạnh hơn nhiều so với dung dịch SS16-47A 500ppm. Đồng thời, quan sát thấy có
xuất hiện nhiều cặn vảy, có thể do các micelle tạo thành từ các phân tử SS16-47A
có kích thước cồng kềnh hấp phụ lên bề mặt các hạt PN. Dưới tác động của nhiệt độ

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 97 Viện Khoa học Vật liệu

cao (91oC) các tập hợp này sẽ chuyển động hỗn loạn trong lòng dung dịch, một số
các tập hợp này có thể lại bị hấp phụ lên bề mặt đá.
 Dung dịch XSA-1416D 1000ppm
Kết quả khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch XSA-1416D 1000 ppm
trong nước biển ĐNR ở 91oC được trình bày trong hình 4.12.

Hình 4.12 Khảo sát khả năng đẩy dầu của dung dịch XSA-1416D 1000 ppm theo
thời gian
Mới đầu dầu được tách ra khá mạnh. Sau 30 phút dầu vẫn liên tục được tách
ra nhưng với tốc độ chậm hơn. Sau 1 giờ gần như không thể tách dầu ra được nữa.
Có thể thấy khả năng đẩy dầu của dung dịch XSA-1416D 1000 ppm khá mạnh.
 Hỗn hợp có tính hợp trội XSA-1416D:PN (6:4) với tổng nồng độ 1000 ppm
Kết quả khảo sát khả năng đẩy dầu của hỗn hợp có tính hợp trội 600ppm
XSA-1416D và 400ppm PN trong nước biển ĐNR ở 91oC được trình bày trong hình
4.13.

Hình 4.13 Khảo sát khả năng đẩy dầu của hỗn hợp có tính hợp trội XSA-1416D 600
ppm và PN 400 ppm theo thời gian
Mới đầu dầu được tách ra mạnh hơn so với trường hợp dung dịch XSA-
1416D 1000ppm. Sau 30 phút dầu vẫn liên tục được tách ra nhưng với tốc độ chậm
hơn. Sau 1 giờ gần như không thể tách dầu ra được nữa.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 98 Viện Khoa học Vật liệu

Có thể so sánh và đánh giá khả năng đẩy dầu của hỗn hợp có tính hợp trội
XSA-1416D:PN (6:4) tương đương với hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN
(9:1), nhưng kém hơn dung dịch SS-1647A 1000 ppm. Điều này thể hiện tác động
hợp trội mạnh khi sử dụng phối hợp chất HĐBM với hạt PN ở tỉ lệ tối ưu. Trong
quá trình thực nghiệm, hiện tượng xuất hiện nhiều cặn vảy cũng đã được quan sát
thấy.
Qua quá trình khảo sát trực quan trên, có thể sắp xếp khả năng đẩy dầu của
các hỗn hợp được nghiên cứu theo thứ tự sau :
SS16-47A 1000ppm  (SS16-47A 900ppm+PN 100ppm) 
(XSA-1416D 600ppm+PN 400ppm) > SS16-47A 500ppm = XSA-1416D 1000ppm
>> 1000 ppm PN > Nước biển.
4.2.3 Khảo sát tác động làm thay đổi góc tiếp xúc giữa dầu và đá móng
mỏ ĐNR
Khả năng đẩy dầu của các dung dịch chất HĐBM hoặc các hỗn hợp hợp trội
của chúng với hạt PN được quyết định bởi khả năng làm giảm dầu–nước và khả năng
làm thay đổi góc tiếp xúc giữa dầu và đá móng.
Để giải thích vì sao hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN (9:1) có thể cho
giá trị  cực thấp (0,004 mN/m), thấp hơn 4,2 lần so với giá trị  đạt được bởi dung
dịch SS16-47A (0,017 mN/m) có cùng nồng độ 1000 ppm nhưng khả năng đẩy dầu
lại có vẻ yếu hơn, tác động làm thay đổi góc tiếp xúc của giọt dầu với đá móng mỏ
ĐNR của các hỗn hợp dung dịch nghiên cứu trên đã được tiến hành khảo sát.
 Xác định tính dính ướt ban đầu của đá móng mỏ ĐNR
Kết quả thử nghiệm xác định tính dính ướt ban đầu của đá móng mỏ ĐNR
được thể hiện ở hình 4.14.
Kết quả trên hình 4.14 cho thấy, trong cả hai trường hợp lát đá mẫu có và
không có ủ với nước biển đều đo được góc tiếp xúc  >> 90o cho nên có thể khẳng
định rằng, tính dính ướt ban đầu của đá móng mỏ ĐNR là dính ướt nước mạnh.
Theo Subhash C. Ayirala và các cộng sự [29], bơm ép dung dịch chất HĐBM loãng
sẽ TCTHD hiệu quả với các vỉa nứt nẻ có tính dính ướt nước do tăng cường sự tự

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 99 Viện Khoa học Vật liệu

ngấm mao dẫn, trong đó chất lưu dính ướt (nước) được kéo vào matrix bởi lực hút
mao dẫn và đẩy chất lưu không dính ướt (dầu) từ matrix vào mạng các nứt nẻ.

a)  = 138.1o b)  = 121o
Hình 4.14 Góc tiếp xúc  đo được trong trường hợp lát đá mẫu:
a) được ủ cân bằng với nước biển trong một ngày b) không ủ với nước biển
 Xác định tính dính ướt của đá móng mỏ ĐNR sau khi ủ dầu
Sau khi ủ lát đá mẫu với dầu ĐNR ở 91oC trong khoảng 48 giờ để trở thành
dính ướt dầu, kết quả đo góc tiếp xúc được thể hiện ở hình 4.15.

Hình 4.15 Hình dạng giọt dầu ở mặt dưới của lát đá mẫu đã ủ dầu
Như vậy, theo kết quả đo bằng phần mềm SCA20 sử dụng phương trình
Laplace-Yough thì  = 32,2o, chứng tỏ sau hai ngày ủ trong dầu thô ĐNR ở 91oC,
bề mặt đá đã trở thành dính ướt dầu mạnh.
 Xác định góc tiếp xúc trong hỗn hợp hạt PN 1000 ppm
Khi thay thế nước biển bằng hỗn hợp hạt PN nồng độ 1000 ppm, sự thay đổi
góc tiếp xúc theo thời gian được thể hiện trên hình 4.16.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 100 Viện Khoa học Vật liệu

Sau 2 phút    37.5o Sau 7 phút    38.6o

Sau 20 phút    40.2o Sau 2 giờ    37.4o

Hình 4.16 Sự thay đổi góc tiếp xúc theo thời gian trong hỗn hợp hạt PN 1000 ppm
Trong hỗn hợp hạt PN 1000 ppm, ban đầu góc tiếp xúc tăng, sau đó giảm dần
theo thời gian và cuối cùng ổn định ở giá trị khoảng 37o. Như vậy, hỗn hợp hạt PN
1000 ppm không làm thay đổi đáng kể tính dính ướt của bề mặt đá (góc tiếp xúc chỉ
tăng từ 32o lên 37o). Mặt khác, theo kết quả đã xác định ở trên, hạt PN chỉ làm giảm
giá trị dầu–nước xuống khoảng 2 lần. Như vậy có thể khẳng định rằng nếu chỉ sử
dụng hạt PN thì chắc chắn hiệu quả TCTHD sẽ không cao.
 Xác định góc tiếp xúc trong dung dịch SS16-47A 250 ppm
Khi xác định góc tiếp xúc bằng thử nghiệm sau dính ướt với dung dịch SS16-
47A 1000 ppm, tuy với độ phóng đại cực đại của camera và độ sáng cực đại của đèn
chiếu nhưng vẫn không thể đo góc tiếp xúc do dung dịch quá đục.
Điều này có thể được lý giải là do CMC của dung dịch SS16-47A là 100ppm
(hình 4.3) nên chắc chắn một lượng lớn micelle sẽ tạo thành trong dung dịch có

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 101 Viện Khoa học Vật liệu

nồng độ 1000ppm. Phụ thuộc vào cấu trúc của chất HĐBM, nghĩa là phụ thuộc vào

giá trị của với S là diện tích mặt cắt ngang chiếm chỗ của đầu ưa nước và V là

thể tích chiếm chỗ của đuôi kỵ nước mà micelle được hình thành ở nhiều dạng khác
nhau [99]. Chất HĐBM SS16-47A có hai đầu ưa nước và một dây kỵ nước dài và

cồng kềnh ở giữa, do đó tỉ số sẽ rất nhỏ nên có khả năng sẽ tạo thành micelle

dạng đĩa hoặc dạng tấm.


Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi thử nghiệm với dung dịch SS16-47A
500 ppm. Do vậy bắt buộc phải xác định góc tiếp xúc trong dung dịch SS16-47A
250 ppm và kết quả được thể hiện trên hình 4.17.

Sau 2 phút    86o Sau 10 phút    80,5o

Sau 30 phút    66o Sau 2 giờ    64,4o

Hình 4.17 Sự thay đổi góc tiếp xúc theo thời gian trong dung dịch SS16-47A 250 ppm

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 102 Viện Khoa học Vật liệu

 Xác định góc tiếp xúc trong hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN (9:1) 250
ppm

Sau 2 phút   = 52.4 o Sau 10 phút   = 52.7o

Sau 30 phút    48o Sau 2 giờ    45o


Hình 4.18 Sự thay đổi góc tiếp xúc theo thời gian trong hỗn hợp có tính hợp trội
225 ppm SS16-47A và 25 ppm PN
Hình 4.19 cho phép so sánh một cách cụ thể tác động làm thay đổi góc tiếp
xúc của dung dịch SS16-47A và hỗn hợp có tính hợp trội của nó với cùng nồng độ
tổng là 250 ppm.
Dung dịch SS16-47A 250 ppm cho giá trị góc tiếp xúc ban đầu lớn ( = 86o),
sau đó giảm dần theo thời gian và cuối cùng ổn định ở giá trị khoảng 64o. Như vậy,
dung dịch SS16-47A 250 ppm đã làm thay đổi tính dính ướt của đá từ dính ướt dầu
sang dính ướt dầu yếu hơn, tuy nhiên góc tiếp xúc giảm nhanh theo thời gian.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 103 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.19 So sánh tác động làm thay đổi góc tiếp xúc của dung dịch SS16-47A và
hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN
Trong khi đó, hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN (9:1) cho giá trị góc
tiếp xúc ban đầu nhỏ hơn  = 52,4o, sau đó giảm dần theo thời gian và cuối cùng ổn
định ở giá trị khoảng 45o. Như vậy, hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN ít làm
thay đổi tính dính ướt của đá hơn (từ 32o lên 45o), tuy nhiên sự thay đổi góc tiếp xúc
có phần ổn định hơn.
Theo công thức (1.2) tính số mao dẫn: thì dung dịch SS16-47A

250 ppm đã tác động làm giảm  từ 24,01 mN/m xuống 0,017 mN/m và tăng góc
tiếp xúc từ 32o lên 64o, như vậy giá trị Nc đã tăng lên 2,7103 lần. Trong khi đó, hỗn
hợp có tính hợp trội với cùng nồng độ tổng chỉ tăng góc tiếp xúc từ 32o lên 45o
nhưng làm giảm  xuống giá trị cực thấp (0,004 mN/m) nên đã làm tăng Nc lên
7,2103 lần.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 104 Viện Khoa học Vật liệu

Trên cơ sở này có thể khẳng định tiềm năng ứng dụng lớn của dung dịch
SS16-47A và hỗn hợp có tính hợp trội SS16-47A:PN (9:1) trong TCTHD ở những
mỏ có nhiệt độ cao và nước biển có độ cứng cao như mỏ ĐNR.
4.2.4 Khảo sát độ ổn định của các hỗn hợp có tính hợp trội
 Ảnh hưởng của độ muối của môi trường phân tán hạt PN đến giá trị thế zeta
Sự biến thiên của giá trị thế zeta theo độ muối của môi trường phân tán hạt
PN được thể hiện ở hình 4.20.

Hình 4.20 Sự biến thiên thế zeta theo độ muối của môi trường phân tán hạt PN
Từ hình 4.20 có thể thấy thế zeta của hạt PN đo được trong tất cả các môi
trường nghiên cứu đã nêu trên đều có giá trị âm. Vì vậy, có thể khẳng định điện tích
bề mặt âm của hạt PN. Đồng thời, có thể thấy rõ giá trị thế zeta của các hệ phân tán
keo tăng khi tăng nhiệt độ, nguyên nhân là do khi nhiệt độ tăng, chuyển động
Brown của các hạt sẽ tăng theo, các hạt càng có điều kiện gần nhau hơn và hệ quả
tất yếu là sẽ xảy ra quá trình keo tụ [100].
Các kết quả đo cho thấy hệ phân tán keo của hạt PN trong nước cất hoàn
toàn ổn định trong khoảng nhiệt độ khảo sát nhưng ngược lại, hệ này rất không ổn

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 105 Viện Khoa học Vật liệu

định trong môi trường nước biển ĐNR, thậm chí còn rơi vào điểm đẳng điện (IEP).
Như vậy, trong nước biển hạt PN sẽ nhanh chóng bị keo tụ, điều này lý giải cho khả
năng đẩy dầu yếu và làm giảm  không đáng kể của dung dịch PN pha trong nước
biển ĐNR.
Hơn nữa, các kết quả thu được còn chỉ ra rằng, giá trị thế zeta của các hệ keo
tăng với sự tăng nồng độ của chất điện li. Điều này có thể được giải thích dựa trên
sự nén lớp điện tích kép của các ion đối càng mạnh khi nồng độ của chất điện li
càng cao [101]. Cụ thể, dung dịch keo của hạt PN vẫn tồn tại ở trạng thái ổn định
khi nồng độ NaCl  1%. Dựa trên thành phần ion và độ muối của nước biển ĐNR
(bảng 2.1), có thể lý giải vì sao giá trị thế zeta của hệ hạt PN phân tán trong nước
biển pha loãng hai lần lại cao hơn so với trường hợp trong dung dịch NaCl 2%. Tuy
độ muối tổng là nhỏ hơn (= 3,46/2 = 1,73%) nhưng tác động nén lớp điện tích kép
của các ion hóa trị hai như Ca2+, Mg2+ (hiện diện trong nước biển ĐNR với nồng độ
vừa phải) mạnh hơn nhiều so với các ion hóa trị một như Na+ [102, 103].
 Ảnh hưởng của cách phối trộn để tạo các hệ keo đa phân tán
Đầu tiên, tiến hành đo thế zeta của dung dịch SS16-47A nồng độ 250 ppm
trong nước cất và nước biển ĐNR. Kết quả được biểu diễn trên hình 4.21.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 106 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.21 Giá trị thế zeta của hệ keo SS16-47A


Như vậy, dung dịch chất HĐBM SS-1647A 250 ppm có độ ổn định rất tốt
trong môi trường nước cất ngay cả ở nhiệt độ khảo sát cao nhất ; điều này là tất yếu
do kích thước phân tử SS-1647A đủ nhỏ như được minh họa và tính toán bởi phần
mềm mở ACDLABS 12.0 (hình 4.22).

Hình 4.22 Kích thước trung bình của hai đầu ưa nước và đuôi kỵ nước của phân tử
SS16-47A
Kết quả cho thấy phân tử SS-1647A có chiều dài trung bình là 6,96 nm, kích
thước trung bình của đầu ưa nước SO3– là 0,3025 nm và COO– là 0,261 nm, rất nhỏ
so với kích thước hạt PN.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 107 Viện Khoa học Vật liệu

Tuy nhiên, dung dịch chất HĐBM SS-1647A 250 ppm trở nên không ổn định
trong môi trường nước biển ĐNR do tác động nén mạnh lớp điện tích kép của các
chất điện li ở nồng độ cao như đã giải thích ở trên.

Hình 4.23 Sự thay đổi giá trị thế zeta theo môi trường phân tán và cách phối trộn
Kết quả thu được từ hình 4.23 cho thấy hỗn hợp có tính hợp trội giữa hạt PN
và chất HĐBM SS16-47A ổn định rất tốt trong môi trường nước cất.
Một kết quả thu được đáng chú ý là cả hạt PN và chất HĐBM SS-1647A có
độ ổn định rất kém trong nước biển ĐNR nhưng hỗn hợp có tính hợp trội của chúng
lại có độ ổn định tốt hơn tùy theo cách phối hợp hạt PN, chất HĐBM và nước biển.
Cách A : Pha loãng hạt PN trong nước biển và thêm chất HĐBM SS-1647A
vào đến khi đạt được tỉ lệ tối ưu (1:9)
Cách B : Đầu tiên pha loãng hạt PN vào chất HĐBM SS-1647A theo tỉ lệ tối
ưu (1:9) và sau đó cho nước biển vào sau.
Theo cách A, với nồng độ rất lớn các chất điện li trong nước biển ĐNR sẽ
tạo một mật độ dày đặc các ion đối xung quanh bề mặt hạt PN và sẽ nhanh chóng
nén mạnh lớp điện tích kép xung quanh hạt PN. Tác động của các phân tử chất
HĐBM thêm vào sau quá nhỏ để cạnh tranh với mật độ dày đặc các ion đối và hệ đa
phân tán này sẽ kém ổn định.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 108 Viện Khoa học Vật liệu

Theo cách B, hệ đa phân tán đạt đến mức ổn định trung bình với giá trị của
thế zeta thấp hơn so với cách phối trộn A, đặc biệt ở nhiệt độ khảo sát thấp nhất là
20oC thì độ giảm thế ζ = 12.9 mV. Trong trường hợp này, các phân tử chất HĐBM
sẽ được ưu tiên hấp phụ lên bề mặt của hạt PN trước và có thể có hai khả năng xảy
ra trong quá trình tương tác giữa hạt PN có bề mặt tích điện âm với chất HĐBM
anion [103]. Đầu tiên, có thể xảy ra cơ chế trao đổi ion giữa các nhóm hydroxyl
OH– trên bề mặt hạt PN với hai đầu tích điện âm SO3– và COO– của SS16-47A. Thứ
hai, liên kết hydro (–H–) có thể hình thành giữa các hạt PN và các phân tử chất
HĐBM. Như vậy, ở nồng độ rất thấp (225 ppm trong nghiên cứu này), các đuôi kỵ
nước của chất HĐBM anion sẽ phân bố định hướng xung quanh hạt PN, tăng lực
đẩy giữa các hạt PN và từ đó giảm đáng kể hiện tượng keo tụ, tăng tính ổn định của
hệ [104]. Nước biển cho vào sau, tuy với nồng độ các chất điện li lớn nhưng các ion
đối ít có cơ hội để phân bố dày đặc xung quanh hạt PN, tác động ép lớp điện tích
kép sẽ giảm [105].
Tất cả các kết quả xác định thế zeta được trình bày trong phụ lục 12.
4.2.5 Khảo sát độ hấp phụ của các hỗn hợp có tính hợp trội
Theo kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi tiến hành pha các hỗn hợp có tính
hợp trội theo cách B với trình tự như sau :
 Từ dung dịch đậm đặc chất HĐBM SS16-47A là 50%, tiến hành pha loãng bằng
nước cất để có dung dịch 10%,
 Tính toán theo tỉ lệ hợp trội (9:1) để phối trộn với hạt PN, gia nhiệt 60 – 70oC và
khuấy trộn bằng siêu âm trong 15 phút. Đây được xem là hỗn hợp sẽ đưa ra ứng
dụng ngoài giàn,
 Từ đó pha dung dịch nồng độ 1000 ppm trong nước biển và trích ra 3 mẫu để
khảo sát:
- Mẫu 1: Để ở nhiệt độ phòng, quan sát và đo  mỗi tuần.
- Mẫu 2: Ủ ở 91oC, quan sát và đo  mỗi tuần.
- Mẫu 3: Trộn với dầu thô theo tỉ lệ 1:5, lắc đều rồi ủ ở 91oC, quan sát và
đo  của dung dịch nằm phía dưới lớp dầu mỗi tuần.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 109 Viện Khoa học Vật liệu

Kết quả quan sát ngoại quan và đo  của các mẫu sau 4 tuần được trình bày
trên các hình 4.24 và 4.25.

a) b)
Hình 4.24 Quan sát ngoại quan hỗn hợp hợp trội SS16-47A và hạt PN sau 4 tuần
a) Mẫu 1 và mẫu 3 b) Mẫu 2 và mẫu 3

Hình 4.25 Sự biến thiên  của các mẫu theo thời gian ủ

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 110 Viện Khoa học Vật liệu

Quan sát ngoại quan, mẫu 1 (không ủ nhiệt) và mẫu 2 (có ủ nhiệt) xuất hiện
nhiều cặn vảy, có thể do các micelle dạng đĩa hoặc dạng tấm của phân tử chất
HĐBM SS16-47A hấp phụ lên bề mặt hạt PN tạo thành các tập hợp này. Mẫu 3 sau
khi lắc đều với dầu thô ĐNR và cho ủ nhiệt 3 ngày thì dung dịch phía dưới rất
trong, chứng tỏ các tập hợp trên có thể đã được hấp phụ lên bề mặt liên diện hai pha
dầu-dung dịch.
Giá trị  của mẫu 2 cao hơn một chút so với mẫu 1 chứng tỏ có sự phân huỷ
nhiệt các phân tử chất HĐBM nhưng rất ít, điều này cũng cho thấy độ bền nhiệt của
chất HĐBM SS16-47A.
Giá trị  của mẫu 3 sau 1 tuần ủ với dầu thô ĐNR ở 91oC tăng vọt (từ 0,0242
mN/m lên 3,56 mN/m) sau đó giảm mạnh và giữ giá trị khá ổn định trong những
tuần tiếp theo (0,63 mN/m sau 2 tuần ủ nhiệt, 0,71 mN/m sau 3 tuần ủ nhiệt, 0,956
mN/m sau 4 tuần ủ nhiệt). Điều này cho thấy lúc đầu các phân tử chất HĐBM được
hấp phụ lên bề mặt hạt PN và các tập hợp này lại được hấp phụ mạnh lên bề mặt
liên diện hai pha dầu-dung dịch do hoạt tính bề mặt của hỗn hợp có tính hợp trội
này quá mạnh, thêm vào đó một số phân tử chất HĐBM có thể bị giữ trong pha dầu
(do tính ưa dầu mạnh của đuôi hydrocarbon rất dài và cồng kềnh), làm cho nồng độ
chất HĐBM trong dung dịch giảm mạnh, cho giá trị  lớn. Sau đó trong quá trình
hệ đạt đến trạng thái ổn định, các tập hợp của các phân tử chất HĐBM và hạt PN lại
được tách ra khỏi bề mặt liên diện (để đảm bảo hệ số xếp chặt  1) và phân bố lại
trong lòng dung dịch [86], khiến cho giá trị  giảm mạnh (từ 3,56 mN/m xuống
0,63 mN/m sau 2 tuần), sau đó tăng rất chậm do sự phân huỷ nhiệt của chất HĐBM
dù rất ít.
4.3 Tổng hợp và ứng dụng hạt HLPN trong TCTHD
4.3.1 Tổng hợp hạt HLPN bằng cách biến tính bởi OA
Hạt PN đã được biến tính bằng OA với tỉ lệ OA/SiO2 = 1/5. Các nhóm chức
trên bề mặt hạt PN đã được biến tính bằng OA (PN-OA) cũng như cơ chế của phản
ứng đã được xác định và khẳng định lại bởi phổ hồng ngoại biến đổi Fourrier
(FTIR) được biểu diễn trên hình 4.26.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 111 Viện Khoa học Vật liệu

Hình 4.26 Phổ FTIR của OA, hạt PN và hạt PN-OA

Các đỉnh hấp thu của phổ FTIR trên hình 4.26 có thể được lý giải như sau: Ở
các vị trí số sóng 2926 cm-1 và 2855 cm-1 các đỉnh tương ứng với các dao động hóa
trị bất đối xứng và đối xứng của liên kết C-H của mạch alkyl, cho thấy sự hiện diện
của mạch alkyl dài trên hạt PN. Đỉnh hấp thu tại vị trí số sóng 1641 cm-1 tương ứng
với dao động hóa trị của liên kết C=O của nhóm carboxylate. Từ đó có thể kết luận
rằng, nhóm –COOH của OA đã phản ứng với nhóm –OH trên bề mặt hạt PN để cho
sản phẩm là carboxylate. Phản ứng xảy ra theo cơ chế ester hóa. Tuy nhiên, sự xuất
hiện của đỉnh hấp thu tại vị trí số sóng 3424 cm-1 cho thấy vẫn còn sự hiện diện của
nhóm –OH trên bề mặt của hạt PN, nghĩa là các nhóm –OH trên bề mặt của hạt PN
không phản ứng hoàn toàn với OA. Có thể kết luận là quá trình phản ứng xảy ra
theo cơ chế ester hóa và có thể được mô tả như sau:
SiO2(OH)n + yHOOCC17H33  SiO2(OH)n-y(OOCC17H33)y + yH2O
Như vậy, chuỗi alkyl dài kỵ nước đã được gắn kết trên bề mặt hạt PN có khả
năng cải thiện khả năng phân tán của hạt PN trong các dung môi hữu cơ, đồng thời
cũng biến đổi tính chất hạt trở nên rất kỵ nước (HLPN).

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 112 Viện Khoa học Vật liệu

4.3.2 Khảo sát tác động tăng cường khả năng bơm ép nước của hạt
HLPN
Sau khi khởi động đồng thời hệ thống bơm nước biển ĐNR có và không có
hạt HLPN vào hai cột sắc ký nhồi cát như nhau, chiều cao cột cát nước biển đi qua
theo thời gian đã được xác định sau 5, 10 và 15 giây (hình 4.27 và bảng 4.3).

a) b) c)
Hình 4.27 Thử nghiệm khảo sát tác động của hạt HLPN đến tăng cường khả năng bơm
ép nước
a) Sau 5 giây b) Sau 10 giây c) Sau 15 giây
Bảng 4.3 Tác động của hạt HLPN đến tốc độ dòng chảy của nước biển bơm ép

Thời gian Chiều cao cột cát nước biển đi qua (mm)
(giây) Nước biển có HLPN Nước biển không có HLPN
5 150 80
10 340 240
15 480 360

Kết quả cho thấy, với cùng thời gian và áp lực bơm ép, nước biển ĐNR có
pha hạt HLPN với nồng độ 1000 ppm đã đi qua môi trường xốp (cột cát) với tốc độ
lớn hơn nhiều so với trường hợp nước biển không có hạt HLPN. Do không đủ điều
kiện nên kết quả thực nghiệm này chỉ mang tính chất định tính nhằm chứng minh
tác động của hạt HLPN trong tăng cường khả năng bơm ép nước, đặc biệt quan
trọng đối với các vỉa có độ thấm chứa thấp như đã phân tích ở chương 2.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 113 Viện Khoa học Vật liệu

KẾT LUẬN

1. Đã xây dựng được hệ chất IAMS-M4 gồm 4 chất HĐBM loại anion họ
sulfonate: LAS, AOS, ALAX, XSA-1416D với tỉ lệ phối trộn tối ưu là
50:200:525:125 (theo khối lượng), đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật và bền trong
môi trường nhiệt độ cao, độ cứng và độ mặn nước biển cao nhằm TCTHD cho
mỏ BH. Đã bơm ép thử nghiệm hệ chất IAMS-M4 nồng độ 1000ppm trong mô
hình vỉa đá móng mỏ BH và kết quả làm tăng hiệu suất THD lên khoảng 3,3%,
đưa lại những hứa hẹn mới so với các phương pháp TCTHD hiện đang áp dụng.
2. Đã xây dựng được hệ chất IAMS-M2-P gồm các chất HĐBM loại anion họ
Sulfonate là AOS, họ Sulfate là EO, loại nonion là phenol ethoxylate và phụ gia
là polymer họ polyacrylamide với tỉ lệ phối trộn tối ưu là 132:395:273:200 (theo
khối lượng) nhằm TCTHD cho mỏ ĐNR, tuy có nhiệt độ vỉa thấp hơn so với mỏ
BH nhưng tỷ số linh động dầu-nước lại cao hơn nhiều. Đã bơm ép thử nghiệm
hệ chất IAMS-M2-P nồng độ 1000ppm trong mô hình vỉa đá móng ĐNR và kết
quả trung bình làm tăng hiệu suất THD lên 6,9%.
3. Đã nghiên cứu sự liên quan giữa các đặc trưng cấu trúc với tác động làm giảm
sức căng bề mặt liên diện giữa hai pha dầu-nước, thay đổi góc tiếp xúc giữa dầu
và đá móng, giảm khả năng hấp phụ chất HĐBM lên đá vỉa của các hệ chất
HĐBM và cho thấy mối quan hệ này rất phức tạp, không phải lúc nào cũng có
thể giải thích bằng một quy luật chung cho các đối tượng mà phải tùy thuộc vào
các điều kiện cụ thể.
4. Đã chế tạo, biến tính và ứng dụng hạt PN kết hợp với hệ chất HĐBM trong bơm
ép TCTHD cho móng mỏ ĐNR. Qua khảo sát các tính chất đặc trưng của những
hỗn hợp này, bước đầu cho thấy tác động hợp trội của một số hỗn hợp có tiềm
năng ứng dụng trong TCTHD với khả năng làm giảm sức căng bề mặt liên diện
giữa hai pha dầu-nước xuống 103 đến 104 lần ở nồng độ tổng 1000 ppm. Ngoài
ra, khi bơm ép phối hợp với hạt PN có thể giảm lượng chất HĐBM sử dụng nên
an toàn hơn với môi trường.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 114 Viện Khoa học Vật liệu

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Để gia tăng hiệu quả TCTHD mà vẫn đảm bảo tính kinh tế khi bơm ép dung
dịch chất HĐBM với thể tích bơm ép bằng 0,15 thể tích rỗng của mô hình vỉa (PV =
0,15), cần tiếp tục cải thiện tính năng của hệ chất HĐBM IAMS-M2-P bằng cách
nghiên cứu sử dụng các chất HĐBM mới có khả năng giảm mạnh sức căng bề mặt
liên diện giữa hai pha dầu-nước. Từ đó nghiên cứu phối trộn với hạt PN và chất tạo
nối để xây dựng các hệ có tính hợp trội chất HĐBM-nano polymer phân tán
(Dispersed Nano-Polymer-Gel) [106]. Đây là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng
trong lĩnh vực TCTHD, có thể áp dụng cho các mỏ có nhiệt độ tương đối cao và dầu
nguyên khai có độ nhớt tương đối lớn như mỏ ĐNR hoặc Sư Tử đen và một số mỏ
khác ở Việt Nam.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 115 Viện Khoa học Vật liệu

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

5 Bài báo:
1. Văn Thanh Khuê, Lê Kim Hùng, Lê Thị Như Ý, Phạm Duy Khanh, Nguyễn Bảo
Lâm và Nguyễn Phương Tùng Áp dụng tổ hợp phương pháp phối trộn chọn lọc
và thống kê hiện đại để xây dựng hệ chất hoạt động bề mặt tối ưu sử dụng trong
bơm ép tăng cường thu hồi dầu, Tạp chí Dầu khí số 8(2009), PetroVietnam, 33-
41.
2. Le Thi Nhu Y, Nguyen Bao Lam, Pham Duy Khanh, Nguyen Phuong Tung An
investigation into optimum synthetic conditions and potential applications of the
nano SiO2 to the enhanced oil recovery in the South-East Dragon oil field,
Journal of Science and Technology, University of Danang, 41(2010), 51-57.
3. Nhu Y Thi Le, Duy Khanh Pham, Kim Hung Le and Phuong Tung Nguyen
Design and screening of synergistic blends of SiO2 nanoparticles and
surfactants for enhanced oil recovery in high-temperature reservoirs, Advances
in Natural Science: Nanoscience and Nanotechnology, 2 (2011) 035013 (6pp)
doi:10.1088/2043-6262/2/3/035013.
4. Lê Thị Như Ý và Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu và cải thiện tính chất của
hỗn hợp hợp trội giữa hạt nano SiO2 và chất hoạt động bề mặt SS-1647A có
tiềm năng ứng dụng trong tăng cường thu hồi dầu, Journal of Science and
Technology, University of Danang, 48 (2011), 79-85.
5. Nhu-Y T. Le, Duy-Khanh Pham, Ba-Dung Nguyen, Duy-Quang D. Pham,
Xuan-Truong Tran and Phuong-Tung Nguyen Study the synergic effects of
blending cross-linked nanopolymer gels and surfactant/SiO2 nanoparticles
systems for enhanced oil recovery in high-temperature offshore reservoir
conditions, Int. J. Nanotechnology, 2011, accepted.
9 Báo cáo Hội nghị trong nước và quốc tế:
1. Le Kim Hung, Pham Duy Khanh, Le Thi Nhu Y and Nguyen Phuong Tung
Design of the Thermostable and low IFT reduced surfactant combination of

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 116 Viện Khoa học Vật liệu

conventional and novel gemini surfactants for EOR use in the White Tiger
basement reservoir Proceedings of The 2-nd International Conference
“Fractured basement reservoir” 2008, 315-322.
2. Le Kim Hung, Nguyen Ngoc Trung, Nguyen Bao Lam, Le Thi Nhu Y and
Nguyen Phuong Tung Design Of Thermostable Surfactant Systems For
Enhanced Oil Recovery In The White-Tiger Reservoir By Experimental
Optimization Method Proceedings of The 2-nd International Conference
“Fractured basement reservoir” 2008, 243-249.
3. Le Kim Hung, Nguyen Ngoc Trung, Le Thi Nhu Y, Nguyen Thi Phuong Phong
and Nguyen Phuong Tung Design of the thermostable surfactant composition
and investigating its adsorption on diorite quartz surface to use for enhanced oil
recovery in the Dragon South-Eastern (DSE) reservoir Proceedings of The 2-nd
International Conference “Fractured basement reservoir” 2008, 338-345.
4. Le Thi Nhu Y, Nguyen Bao Lam and Nguyen Phuong Tung Investigating the
Synthesis and the Modification of Polysilicon Nanoparticles (PN) for enhancing
water injection capacity Hội nghị vật lý chất rắn và Khoa học vật liệu toàn quốc
(SPMS) lần thứ 6, 2009, Đà Nẵng.
5. Nguyen Bao Lam, Le Thi Nhu Y and Nguyen Phuong Tung Preparation and
evaluation of surface modified nanopaticles for use in the improvement of oil
recovery on Dragon South-East reservoir Proceedings of The 2nd International
Workshop on Nanotechnology and Application (IWNA 2009) 2009, 339-342.
6. Lê Kim Hùng, Lê Thị Như Ý, Phạm Duy Khanh, Văn Thanh Khuê và Nguyễn
Phương Tùng Nghiên cứu sử dụng chất hoạt động bề mặt để nâng cao hệ số thu
hồi dầu Hội thảo khoa học « Vật liệu mới : Khoa học, Công nghệ và Ứng
dụng », Hà Nội, 27/11/2009.
7. Lê Thị Như Ý, Nguyễn Bảo Lâm, Phạm Duy Khanh, Nguyễn Phương Tùng
Tổng hợp và khảo sát các hạt Nano SiO2 hoạt hóa bề mặt ứng dụng trong tăng
cường thu hồi dầu Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ quốc tế
« Dầu khí Việt Nam 2010 : Tăng tốc phát triển » 2010, (I) 849-861.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 117 Viện Khoa học Vật liệu

8. Nguyễn Phương Tùng, Lê Kim Hùng, Phạm Duy Khanh, Lê Thị Như Ý, Văn
Thanh Khuê, Nguyễn Bảo Lâm Xây dựng và thử nghiệm các hệ hỗn hợp chất
HĐBM / phối trộn với nano SiO2 phục vụ tăng cường thu hồi dầu tại mỏ ĐNR
Hội nghị khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
2010, Tiểu ban Khoa học Công nghệ biển, 77-88.
9. Nhu-Y T. Le, Duy-Khanh Pham, Kim-Hung Le, and Phuong-Tung Nguyen,
Design and screening of the synergistic blends of SiO2 nanoparticles and
surfactants for the enhanced oil recovery in high-temperature reservoirs The 5th
International Workshop on Advanced Materials Science and Nanotechnology
(IWAMSN2010) 2010, 158-166.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 118 Viện Khoa học Vật liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Larry W. Lake (2010) Enhanced Oil Recovery ISBN:978-1-55563-305-9


Society of Petroleum Engineers.
[2] Binshan Ju, Tailiang Fan (2009) ‘Experimental study and mathematical model
of nanoparticle transport in porous media’, Powder Technology (192), 195-202.
[3] WANG Hai-Wen (2007) ‘Study of enhancing water adsorbing index by
nanometer-sized silicon oxide in water injection well’, Solid State Phenomena (121-
123), 1497-1500.
[4] Trần Lê Đông, Hoàng Văn Quý, Trương Công Tài (2005) Thân dầu trong đá
móng nứt nẻ-hang hốc mỏ Bạch Hổ, Đông Nam Rồng và giải pháp bơm ép nước
nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN “30 Năm
Dầu khí Việt Nam-Cơ hội mới thách thức mới”, Quyển I, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, 52-57.
[5] Ngô Thường San (2012) Kỳ tích tìm dầu ở tầng đá móng, Petrotimes,
http://www.petrotimes.vn/petro-vietnam/vietsov-petro/2012/02/ky-tich-tim-dau-o-
tang-da-mong.
[6] Hoàng Văn Quý, Nguyễn Minh Toàn, Trần Kháng Ninh (2008) ‘Trạng thái khai
thác mỏ Bạch Hổ, Rồng-Các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu’, Tạp chí Dầu khí
(9), 35-39.
[7] Trần Lê Đông, Trần Văn Hồi, Hoàng Văn Quý (2008) Khu vực mỏ Rồng và
hoạch định phát triển mỏ nhỏ có điều kiện địa chất và công nghệ khai thác phức
tạp, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN Viện Dầu khí Việt Nam – 30 năm nghiên
cứu và phát triển khoa học-công nghệ, Hà Nội, 35-38.
[8] Phạm Thành Quân, Phan Thanh Sơn Nam, Lê Thị Hồng Nhan (2000) Giáo trình
các chất hoạt động bề mặt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 119 Viện Khoa học Vật liệu

[9] F. M. Llave, B. L. Call, L. A. Noll (1990) Mixed Surfactant Systems for


Enhanced Oil Recovery, Tropical Report according to Agreement No. DE-FC22-
83FE60149.
[10] Drew Myers (2006) SURFACTANT SCIENCE AND TECHNOLOGY, third
edition, A John Wiley & Sons, Inc., publication,.
[11] P. D. Berger, C. H. Lee (2002) Ultra-low Concentration Surfactants for
Sandstone and Limestone Floods, SPE 75186, SPE/DOE Improved Oil Recovery
Symposium, Tulsa, Oklahoma, 13 - 17.
[12] Barakat, Y., et. al. (1995) ‘Adsorption of alkylbenzene sulfonates onto mineral
surfaces’, Indian Journal of Chem. Tech. (2), 162-166.
[13] Mohamed Aoudia, Rashid S. Al-Maamari, Moein Nabipour, Ali S. Al-Bemani
and Shahab Ayatollahi (2010) ‘Laboratory Study of Alkyl Ether Sulfonates for
Improved Oil Recovery in High-Salinity Carbonate Reservoirs: A Case Study’
Energy Fuels (24), 3655-3660.
[14] M. Bavière (1991) Basic concepts in Enhanced Oil Recovery Processes,
Critical Reports on Applied Chemistry Volume 33, Elsevier Science Publishers
LTD, 89-122.
[15] William A. Goddard III (2004) Lower cost methods for improved oil recovery
(IOR) via surfactant flooding, DOE Project: DE-FC26-01BC15362.
[16] Jiang H., Yu Q., Yi Z. (2011) ‘The Influence of the Combination of Polymer
and Surfactant Flooding on Recovery’ Petroleum Science and Technology,
29(5), 514-521.
[17] Wu Wenxiang, Mu Denghui, Liu Qingdong (2011) ‘Study on physical
simulation experiments of different chemical displacement systems’, Advanced
Materials Research, 201-203 (Pt. 3, Advanced Manufacturing Systems), 2562-
2566.
[18] Malcolm Pitts, Jie Qi, Dan Wilson, Phil Dowling, David Stewart, Bill Jones
(20032005) Coupling the Alkaline-Surfactant-Polymer Technology and The

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 120 Viện Khoa học Vật liệu

Gelation Technology to Maximize Oil Production, Topical Report, Award Number


DE-FC26-03NT15411.
[19] Shuler, P.J. et. Al (1989) ‘Improving Chemical Flood Efficiency with
Micellar/Alkaline/Polymer Processes’, J. Pet. Tech. (41), 80-88.
[20] Krumrine, P. H., Campbell, T. C., Falcone, J. S. (1980) Surfactant Flooding:
The Effect of Alkaline Additives on IFT, Surfactant Adsorption, And Recovery
Efficiency, Paper SPE 8998, International Symposium on Oilfield and Geothermal
Chemistry, Stanford, CA.
[21] Pitts, M.J (2001) Recent Field Work in the United States with Alkali-
Surfactant, NSF Workshop “Use of Surfactants for Improved Petroleum Recovery”.
[22] William A. Goddard III (2004) Lower cost methods for improved oil recovery
(ior) via surfactant flooding, DOE Project: DE-FC26-01BC15362.
[23] Kishore K. Mohanty (2001-2005) Dilute Surfactant Methods for Carbonate
Formations, Technical report, DE-FC26-02NT 15322.
[24] D. P. Tobola, D. R. Zornes, E. A. Spinler (2000) Enhancement of Oil Recovery
Using a Low Concentration of Surfactant to Improve Spontaneous and Forced
Imbibitions in Chalk, SPE 59290, SPE/DOE Improved Oil Recovery Symposium,
Tulsa, Oklahoma, 3-5.
[25] Jayanti, Shekhar, et. Al (2001) Use of Surfactants to Recover Oils from
Groundwater, SPE 66753, SPE/EPA/DOE E&P Environmental Conference, San
Antonio, TX.
[26] Acosta, E., Uchiyama, H., Sabatini, D.A., Harwell, J.H (2002) ‘The role of
hydrophilic linkers’, Journal of Surfactants and Detergents (5), 151-157.
[27] Jame J. Sheng (2010) Modern Chemical Enhanced Oil Recovery Theory and
Practice, Guft Professional Publishing, Elsevier, Buirlington, MA 01308, USA.
[28] Taber, J. J (1969) ‘Dynamic and Static Forces Required To Remove a
Discontinuous Oil Phase from Porous Media Containing Both Oil and Water’, SPE
Journal 9 (1), 3-12.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 121 Viện Khoa học Vật liệu

[29] Subhash C. Ayirala, Chandra S. Vijapurapu and Dandina N. Rao (2006)


‘Beneficial effects of wettability altering surfactants in oil-wet fractured reservoirs’,
Journal of Petroleum Science and Engineering, (52), 261-274.
[30] Orkhan H Pashayev, Erwinsyah Putra, Dewi T Hidayati, David S Schechter
(2005) ‘Imbibition Assisted Oil Recovery’, e-journal of reservoir engineering 1(1).
[31] Phùng Đình Thực, Dương Danh Lam, Lê Bá Tuấn, Nguyễn Văn Cảnh (2000)
Công nghệ và Kỹ thuật khai thác dầu khí, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[32] Jim Goodwin (2009) Colloids and Interfaces with Surfactants and Polymers,
Second Edition, John Wiley & Sons Ltd.
[33] Cao, Y. and Huilin, L. (2002) ‘Interfacial activity of a novel family of
polymeric surfactants’, European Polymer J., 38, 1457-1463.
[34] Mai Hữu Khiêm (2007) Giáo trình hóa keo, NXB Đại học Bách khoa TP Hồ
Chí Minh.
[35] Christie Lee, P.D. Berger (2006) Our New Tricks for Your Old Reservoirs,
Paper presented at the SPE Improved Oil Recovery, Tulsa, OK.
[36] Itstvan Lakatos (2007) Application of Viscoelastic Surfactants as Mobility
Control Agents in Low Interfacial tension Flood, SPE Paper 106005, presented at
the SPE 2007 Intel. Symposium of Oilfield Chemistry, Houston, Texas,
U.S.A.
[37] Royal Society and Royal Academy of Engineering (2004) Nanoscience and
nanotechnologies: opportunities and uncertainties, Retrieved 2008/05/18.
[38] Zhu Hong, Xia, Jianhua, Sun, Zhenggui, Zhang, Jian, Zhang, Yongming,
Wang, Fanghui (2006) ‘Application of nanometer-silicon dioxide in tertiary oil
recovery’, Shiyou Xuebao (27), 96-99.
[39] Bernard P. Binks (2002) ‘Particles as surfactants–similarities and differences’,
Current Opinion in Colloid & Interface Science (7), 21-41.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 122 Viện Khoa học Vật liệu

[40] Tiantian Zhang, Andrew Davidson, Steven L. Bryant, and Chun Huh (2010)
Nanoparticle-Stabilized Emulsions for Applications in Enhanced Oil Recovery,
OnePetro (SPE papers+) SPE paper 129885.
[41] Federico Caldelas, Michael J. Murphy, Chun Huh, and Steven L. Bryant
(2011) Factors governing distance of nanoparticle propagation in porous media,
OnePetro (SPE papers+) SPE paper 142305-MS.
[42] D. Makimura, C. Metin, T. Kabashima, T. Matsuoka, Q. P. Nguyen, Caetano
R. Miranda (2010) ‘Combined Modeling and Experimental Studies of Hydroxylated
Silica Nanoparticles’, Journal of Materials Science , 45(18), 5084-5088.
[43] Fangda Qiu, Daulat Mamora (2010) Experimental Study of Solvent-Based
Emulsion Injection to Enhance Heavy Oil Recovery in Alaska North Slope Area,
OnePetro (SPE papers+) SPE paper 136758-MS.
[44] Fangda Qiu (2010) The potential applications in heavy oil EOR with the
nanoparticle and surfactant stabilized solvent-based emulsion, OnePetro (SPE
papers+) SPE paper 134613-MS.
[45] Binshan Ju, Tailiang Fan, Mingxue Ma (2006) ‘Enhanced oil recovery by
flooding with hydrophilic nanoparticles’, China Particuology (4), 41-46.
[46] Chen Zhao, Cui Chen-Fang, Cui Zheng-Gang (2010) ‘Interaction between
silica nanoparticles and cationic surfactants and thereby induced double phase
inversion of n-octane-water emulsions’, Gaodeng Xuexiao Huaxue Xuebao, 31(11),
2246-2253.
[47] Wang Hai-Wen (2007) Study of Enhancing Water Adsorbing Index by
Nanometer-Sized Silicon Oxide in Water Injection Well, Diffusion and Defect Data-
-Solid State Data, Pt. B: Solid State Phenomena, 121-123 (Pt. 2, Nanoscience and
Technology, Part 2), 1497-1500.
[48] Ke Liang Wang (2010) ‘Research of Improving Water Injection Effect by
Using Active SiO2 Nano-Powder in the Low-Permeability Oilfield’, Advanced
Materials Research, Vol.92, 207-212.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 123 Viện Khoa học Vật liệu

[49] Mike O. Onyekonwu and Naomi A. Ogolo (2010) Investigating the Use of
Nanoparticles in Enhanced Oil Recovery OnePetro (SPE papers+), SPE 140744.
[50] Skauge T., Spildo K., and Skauge A. (2010) Nano-sized Particles for EOR
OnePetro (SPE papers+) SPE -129933-MS.
[51] Al-Muntasheri, G.A., Zitha, P.L.J., and Nasr-El-Din, H.A. (2010) A New
Organic Gel System for Water Control: a Computed Tomography Study, SPE J. 15
(1): 197-207. SPE-129659-PA.
[52] Ju, B., Luan, Z., Wu, Z. & Lü, G. (2001) A study of removal of organic
formation damage by experiments and modeling approaches, Proceedings of the
SPE Asia Pacific Oil and Gas, Conference and Exhibition, Jakarta, Indonesia.
[53] A Yu Olenin, Georgii V Lisichkin (2011) ‘Metal nanoparticles in condensed
media: preparation and the bulk and surface structural dynamics’, Russian Chemical
Reviews, 80 (7), 605-630.
[54] John. D. Wright (2001) Sol-Gel Materials - Chemistry and Applications,
Gordon & Breach Science Publishers, Netherlands.
[55] M. Jafarzadeh, I. A. Rahman, C. S. Sipaut (2009) ‘Synthesis of silica
nanoparticles by modified sol–gel process: the effect of mixing modes of the
reactants and drying techniques’, Journal of Sol-Gel Science Technology (50), 328-
336.
[56] Stöber W, Fink A, Bohn E (1968) J Colloid Interface Sci 26:62.
DOI:10.1016/0021-9797(68)90272-5.
[57] Bogush GH, Zukoski CF (1991) J Colloid Interface Sci 142:19.
DOI:10.1016/0021-9797(91)90030-C.
[58] Park SK, Kim KD, Kim HT (2002) Colloid Surf A 197:7. DOI:
10.1016/S0927-7757(01)00683-5.
[59] Kim SS, Kim HS, Kim SG, Kim WS (2004) Ceram Int 30:171.
DOI:10.1016/S0272-8842(03)00085-3.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 124 Viện Khoa học Vật liệu

[60] Rahman IA, Vejayakumaran P, Sipaut CS, Ismail J, Abu Bakar M, Adnan R,
Chee CK (2006) Ceram Int 32:691. DOI:10.1016/j. ceramint.2005.05.004
[61] Rahman IA, Vejayakumaran P, Sipaut CS, Ismail J, Abu Bakar M, Adnan R,
Chee CK (2007) Colloid Surf A 294:102. DOI: 10.1016/j.colsurfa.2006.08.001
[62] Anna Bonamartini Corradi, Federica Bondioli, Anna Maria Ferrari,
Bonaventura Focher, Cristina Leonelli (2006) ‘Synthesis of silica nanoparticles in a
continuous-flow microwave reactor’, Powder Technology (167), 45-48.
[63] Tian-Song Deng, Qi-Feng Zhang, Jun-Yan Zhang, Xin Shen, Kong-Tao Zhu,
Jin-Lei Wu (2009) ‘One-step synthesis of highly monodisperse hybrid silica spheres
in aqueous solution’, Journal of Colloid and Interface Science (329), 292-299.
[64] Sukalyan Dash, Soumyashri Mishra, Sabita Patel, Bijay K. Mishra (2008)
‘Organically modified silica: Synthesis and applications due to its surface
interaction with organic molecules’, Advances in Colloid and Interface Science
(140), 77-94.
[65] Bernard P. Binks, Catherine P. Whitby (2005) ‘Nanoparticle silica-stabilised
oil-in-water emulsions: improving emulsion stability’, Colloids and Surfaces A:
Physicochem. Eng. Aspects (253), 105-115.
[66] Zongwei Li, Yongfa Zhu (2003) ‘Surface-modification of SiO2 nanoparticles
with oleic acid’, Surface Science (211), 315-320.
[67] Di Qinfeng, Gu, Chunyuan, Shi, Liyi, Fang, Haiping (2007) Pressure drop
mechanism of enhancing water injection technology with hydrophobic SiO2
nanoparticle, ACS National Meeting, Chicago, IL, United States, 25-29.
[68] Liling Yan, Ke Wang, Jingshen Wu, Lin Ye (2007) ‘Hydrophobicity of model
surfaces with closely packed nano- and micro-spheres’, Colloids and Surfaces A:
Physicochem. Eng. Aspects (296), 123-131.
[69] J. B. Calvert (2002), Colloid Chemistry, London: Pitman & Sons.
[70] Zetasizer Nano series technical note, MRK654-01, Malvern Instruments.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 125 Viện Khoa học Vật liệu

[71] Frederick R. Eirich, Egon Matijević (1969) Surface and colloid science, John
Wiley & Sons.
[72] J. Lyklema (2005) Fundamentals of Interface and Colloid Science: Particulate
colloids, Science.
[73] Trương Công Tài, Nguyễn Văn Út (2005) Một số vấn đề về công nghệ thiết kế
khai thác và kết quả khai thác tầng móng mỏ Bạch Hổ, Tuyển tập báo cáo Hội nghị
KHCN “30 Năm Dầu khí Việt Nam-Cơ hội mới thách thức mới”, Quyển I, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 966-971.
[74] Ngô Thường San, Cù Minh Hoàng (2005) Chất lượng thấm-chứa của đá móng
nứt nẻ ở bể Cửu Long, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN lần thứ 9, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 182-191.
[75] Phạm Đức Thắng, Nguyễn Hữu Trung (2008) Các giải pháp khai thác tận thu
đối tượng cát kết Mioxen hạ, Oligoxen mỏ Bạch Hổ, Tuyển tập báo cáo Hội nghị
KHCN “Viện dầu khí Việt Nam 30 năm phát triển và hội nhập”, Quyển I, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 634-642.
[76] Trần Hồng Phong (2005) Mô hình điều khiển hệ thống bơm ép nước-khai thác
dầu trong công nghệ khai thác dầu khí, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN “30
Năm Dầu khí Việt Nam-Cơ hội mới thách thức mới”, Quyển I, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 708-725.
[77] Trần Văn Hồi, Cao Mỹ Lợi, Nguyễn Văn Kim, Lê Việt Hải (2009) ‘Các giải
pháp công nghệ xử lí giếng nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu ở giai đoạn khai thác
cuối cùng của mỏ Bạch Hổ’, Tạp chí Dầu khí, PetroVietnam (5), 31-39.
[78] Trần Lê Đông, Phạm Anh Tuấn, Lê Đình Lăng (2000) Đặc điểm quá trình thu
hồi dầu trong đá móng granite nứt nẻ và các giải pháp triển vọng để nâng cao thu
hồi dầu móng mỏ Bạch Hổ, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN “Ngành Dầu khí
trước thềm thế kỷ 21”, Quyển I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 33-
40.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 126 Viện Khoa học Vật liệu

[79] Phan Văn Kông (2000) Đặc điểm thạch địa hóa các thành tạo magma mỏ
Rồng bồn trũng Cửu Long, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐHKHTN, Tp.HCM.
[80] Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Duy Bình (2009) ‘Nghiên cứu đặc điểm địa tầng vùng
Rồng, cơ chế hình thành, đặc tính tầng chứa vùng Đông Nam Rồng’, Tạp chí Dầu
khí, PetroVietnam (9), 21-25.
[81] Phòng Phân tích Viện CNHH, Analysis result according to the call off order
08-CO-002, 11/2008.
[82] Đoàn Bộ (2001) Hóa học biển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[83] Nguyễn Thị Phương Phong (2003) Nghiên cứu sử dụng các phụ gia và từ
trường nhằm ức chế lắng đọng cải thiện tính lưu biến của dầu thô mỏ Bạch Hổ và
mỏ Rồng, Luận án Tiến sĩ hóa học, Viện Công nghệ hóa học Tp. HCM.
[84] Viện NCKH&KT NIPI (2003) Sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng khu vực
Đông Nam Rồng.
[85] M. El-Batanoney, Th. Abdel-Moghny*, and M. Ramzi (1999) ‘The Effect of
Mixed Surfactants on Enhancing Oil Recovery’, Journal of Surfactants and
Detergents, Vol. 2, No. 2, 201-205.
[86] Milton J. Rosen, Hongzhuang Wang, Pingping Shen, and Youyi Zhu (2005)
‘Ultralow Interfacial Tension for Enhanced Oil Recovery at Very Low Surfactant
Concentrations’, Langmuir, (21) 3749-3756.
[87] Electronic Manual, Satistica 7, Statsoft, Inc, Tulsa, USA.
[88] “Chương trình nghiên cứu thí nghiệm các hỗn hợp chất hoạt tính bề mặt và
phương pháp bơm ép chúng vào vỉa nhằm nâng cao hệ số đẩy dầu cho thân dầu
móng Đông nam Rồng” đã được Viện trưởng Viện NCKH&TK phê duyệt ngày
23.11.2006.
[89] R. Aveyard, B.P. Binks, S. Clark, P.D.I. Fletcher, I.G. Lyle (1996)
‘Displacement of oil by aqueous surfactant solutions from capillaries sealed at
one end’, Colloids and Surfaces, A: Physicochemical and Engineering Aspects,
(113) 295-307.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 127 Viện Khoa học Vật liệu

[90] Laurent Forny, Khashayar Saleh, Renaud Denoyel, and Isabelle Pezron (2009)
‘Contact Angle Assessment of Hydrophobic Silica Nanoparticles Related to the
Mechanisms of Dry Water Formation’, Langmuir, 26(4), 2333-2338.
[91] George J. Hirasaki, Clarence A. Miller, Gary A. Pope, Richard E. Jackson
(2004) Surfactant Based Enhanced Oil Recovery and Foam Mobility Control, 1st
Annual Technical report, Office of Scientific & Technical Information, USA.
[92] B.B. Maini, V. Ma (1985) Thermal Stability of Surfactant for Steamflood
Applications, SPE 13572, International Symposium on Oilfield and Geothermal
Chemistry, Phoenix, Arizona, USA, 2-3.
[93] Nguyễn Thanh Hồng (dịch) (1995) Qui hoạch thực nghiệm trong Hóa học và
Công nghệ Hóa học, Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 34-44.
[94] Bùi Minh Trí (2005) Xác suất thống kê và Qui hoạch thực nghiệm, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[95] Rui Zhang, P. Somasundaran (2006) ‘Advances in adsorption of surfactants
and their mixtures at solid/solution interfaces’, Advances in Colloid and Interface
Science, 213–229.
[96] Nguyễn Hải An, Nguyễn Hữu Trung, Lê Vũ Quân (2008) Nghiên cứu ứng
dụng mô hình thuỷ nhiệt động lực cho đối tượng móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ, Tuyển
tập báo cáo Hội nghị KHCN “Viện dầu khí Việt Nam 30 năm phát triển và hội
nhập”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[97] Lê Việt Hải, Phạm Xuân Tình (2010) Tăng hệ số thu hồi dầu và tăng sản
lượng khai thác dầu tầng móng mỏ Bạch Hổ, Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN
quốc tế “Dầu khí Việt Nam 2010 : Tăng tốc phát triển”, 918-927.
[98] B. P. Binks, P. D. I. Fletcher (2001) ‘Particles Adsorbed at the Oil–Water
Interface: A Theoretical Comparison between Spheres of Uniform. Wettability and
“Janus” Particles’, Langmuir (17), 4708-4710.
[99] Laurier L. Schramm (2000) Surfactant: Fundamentals and Applications in the
Petroleum Industry, Cambrige University, 3-22.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý
Luận án Tiến sĩ Khoa học Vật liệu 128 Viện Khoa học Vật liệu

[100] T. Yalcin, A. Alemdar, O.I. Ece, N. Gungo (2002) ‘The viscosity and zeta
potential of bentonite dispersions in presence of anionic surfactants’, Elsevier
Materials Letters (57), 420–424.
[101] Mahir Alkan, Mecit Karadas, Mehmet Dogan, Ozkan Demirbas (2005) ‘Zeta
potentials of perlite samples in various electrolyte and surfactant media’, Colloids
and Surfaces A: Physicochem. Eng. Aspects (259), 155–166.
[102] Holger Reiber, Tetyana Köller, Thomas Palberg, Felix Carrique, Emilio Ruiz
Reina, Roberto Piazza (2007) ‘Salt concentration and particle density dependence of
electrophoretic mobilities of spherical colloids in aqueous suspension’, Journal of
Colloid and Interface Science (309), 315–322.
[103] S. Fazio, J. Guzman, M.T. Colomer, A. Salomoni, R. Moreno (2008)
‘Colloidal stability of nanosized titania aqueous suspensions’, Journal of the
European Ceramic Society (28), 2171–2176.
[104] V. L. Alexeev, P. Ilekti, J. Persello, J. Lambard, T. Gulik and B. Cabane
(1996) ‘Dispersions of Silica Particles in Surfactant Phases’, Langmuir (12), 2392-
2401.
[105] F. Carrique, F. J. Arroyo and A. V. Delgado (2002) ‘Electrokinetics of
Concentrated Suspensions of Spherical Colloidal Particles with Surface
Conductance, Arbitrary Zeta Potential, and Double-Layer Thickness in Static
Electric Fields’, Journal of Colloid and Interface Science (252), 126–137.
[106] Al-Manasir Nodar, Kjoeniksen Anna-Lena, Nystroem Bo (2009) ‘Preparation
and characterization of cross-linked polymeric nanoparticles for enhanced oil
recovery applications’, Journal of Applied Polymer Science 113(3), 1916-1924.

Hướng dẫn Khoa học: PGS. TS Nguyễn Phương Tùng Nghiên cứu sinh: Lê Thị Như Ý

You might also like