You are on page 1of 39

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ MÔI TRƯỜNG


Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ PTN Hoá môi trường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA HOÁ HỌC

CÁC BỘ MÔN PHÒNG THÍ NGHIỆM TRUNG TÂM

- BM Hoá Vô cơ - PTN Hoá môi trường - TT Hoá tin

- BM Hoá Hữu cơ - PTN Hoá Dược


- BM Hoá lý Năm 2015 thành lập
PTN Trọng điểm
- BM Hoá phân tích
về Vật liệu tiên tiến
- BM Hoá Công nghệ ứng dụng trong
phát triển xanh
- BM Hoá học dầu mỏ
VNU Key Lab of
Advanced Material
for Green Growth
(KLAMAG)
Các cán bộ PTN Hoá môi trường - PTN trọng điểm KLAMAG

PGS.TS. Đỗ Quang Trung GS.TS. Nguyễn Văn Nội


PTN Hoá môi trường PTN Hoá môi trường
Giám đốc PTN KLAMAG
TS. Trần Đình Trinh
PGS. TS. Nguyễn Minh Phương
PTN Hoá môi trường
PTN Hoá môi trường
Phó giám đốc KLAMAG

TS. Phương Thảo TS. Nguyễn Minh Việt


PTN Hoá môi trường PTN KLAMAG

ThS. Hoàng Thu Trang TS. Hà Minh Ngọc TS. Đặng Nhật Minh TS. Phạm Thanh Đồng
PTN Hoá môi trường PTN KLAMAG PTN KLAMAG PTN KLAMAG
Hoạt động đào tạo

Năng lực đào tạo:


◦ ~ 30 - 35 sinh viên chính qui/năm
◦ ~ 20 - 25 học viên cao học/năm
◦ ~ 4 - 6 nghiên cứu sinh/năm
Hóa học môi trường là gì? Hoá học môi trường nghiên cứu gì?

v Hóa học môi trường là môn khoa học liên ngành, nghiên cứu về sự tồn tại và
vận chuyển của vật chất, các hiện tượng, quá trình hóa học diễn ra trong năm
quyển của hệ thống trái đất, các quyển này có quan hệ chặt chẽ với nhau và
tương tác lẫn nhau:
ü Thủy quyển, gồm các hệ nước;
ü Khí quyển được tạo thành hầu hết từ không khí bao quanh bề mặt trái đất
mà phần lớn nằm ở lớp gần sát bề mặt;
ü Địa quyển hình thành từ đá, khoáng vật và đất ở phía trên hay dưới bề
mặt trái đất;
ü Nhân quyển bao gồm các hợp phần của trái đất đã được con người tạo ra,
biến đổi và vận hành bằng cách khai thác tài năng và công nghệ của con
người;
ü Sinh quyển, bao gồm các cơ thể sống.
v Hoá học môi trường nghiên cứu xem những hoạt động của con người tác động
đến sự tồn tại của vật chất cũng như những quá trình hoá học diễn ra trong tự
nhiên ở 5 quyển như thế nào, những hoạt động đó gây ô nhiễm môi trường
như thế nào, tác hại của nó tới con người và hệ sinh thái như thế nào?
v Hoá học môi trường nghiên cứu về các giải pháp công nghệ xử lý, cải tạo ô
nhiễm môi trường.
Các em sinh viên sẽ được đào tạo những gì?
Các môn học chuyên ngành
— Hoá học môi trường
— Quan trắc và phân tích môi trường đất, nước và không khí
— Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường
— Các phương pháp xử lý nước và nước thải
— Công nghệ kiểm soát và xử lý khí thải
— Công nghệ xử lý, tái chế và tái sử dụng chất thải rắn
— Độc chất học
— Thực tập Hoá môi trường

Trang bị cho sinh viên các kỹ năng:


- Kỹ năng cơ bản về quan trắc, đánh giá, phân tích môi trường và công nghệ xử lý môi
trường.
- Khả năng vận dụng các kiến thức của học phần và đề xuất các nghiên cứu ứng dụng
liên quan đến lĩnh vực Hóa Môi trường, nhằm giải quyết các vấn đề sinh thái và bảo vệ
tài nguyên môi trường.
- Khả năng thực hiện các quá trình quan trắc, đánh giá và xử lý môi trường trong thực tế
- Khả năng tham gia cải tạo các hệ thống đã có và phát triển các ứng dụng mới.
Các em sinh viên sẽ được tham gia hoạt động
nghiên cứu khoa học như thế nào?
- Được đào tạo, hướng dẫn cách tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan tới
lĩnh vực môi trường.
- Được khuyến khích tham gia vào các nhóm nghiên cứu trong và ngoài trường,
các nhóm nghiên cứu quốc tế
- Được trải nghiệm thực tế: tham gia vào các đề tài, dự án đang được triển khai
thực tế.
- Được học tập, nghiên cứu trên các trang thiết bị hiện đại

Các em sinh viên sẽ làm gì khi ra trường?


— Tiếp tục theo học bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước và nước ngoài để
phát triển các hướng nghiên cứu chuyên sâu
— Làm việc, nghiên cứu ở các Viện, trung tâm nghiên cứu, trường học...
— Làm việc tại các bộ phận quan trắc, xử lý môi trường, kiểm soát chất
lượng ở các công ty, nhà máy, khu công nghiệp...
Hợp tác NCKH và Đào tạo trong nước
1. Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm và Khoa học Việt
Nam
2. Viện Hóa học và Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm và
Khoa học Việt Nam
3. Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao Công nghệ – Viện Hàn
lâm và Khoa học Việt Nam (CRETECH)
4. Viện Hóa học Công nghiệp
5. Viện dầu khí Việt Nam
6. Viện Hoá học Vật liệu, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự
7. Viện ứng dụng công nghê, Bộ KHCN
8. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, ĐHBK Hà Nội
9. Viện Hóa học và Vật Liệu, Học viện Kỹ thuật Quân sự, BQP
Hợp tác Quốc tế
PTN Hóa Môi trường đã và đang triển khai nhiều hợp tác quốc tế trong giảng
dạy, trao đổi cán bộ, sinh viên và nghiên cứu khoa học.
Các lĩnh vực chính được triển khai hợp tác nghiên cứu với các đối tác quốc tế
bao gồm quản lý chất thải, xử lý nước, kiểm soát chất lượng không khí, và tích
trữ năng lượng.
Dưới đây là danh sách các đối tác quốc tế quan trọng của PTN Hóa Môi trường.
Đại học Wake Forest, Mỹ Đại học Nantes, Pháp
Đại học Khoa học và Công nghệ Đại học Kỹ thuật Lille-Douai, Pháp
Missouri, Mỹ
Đại học Leibniz Hanover, Đức Viện Quốc gia về Môi trường và rủi ro
công nghiệp, Pháp
Đại học kỹ thuật Dresden Đại học Toulouse, Pháp
Viện xúc tác LIKAT, Rostock, Đức Đại học Barcelona, Tay Ban Nha
Đại học Rostock, Đức Đại học Osaka, Nhật Bản
Đại học kỹ thuật Berlin Đại học Tokyo, Nhật bản
Đại học Stuttgart, Đức Đại học Waseda, Nhật bản
Đại học Ulsan, Hàn Quốc Đại học Công nghệ Anhuy, Trung Quốc
Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Microwave Synthesis UV-Vis Spectrofluorometer


Reactor

Photo Catalytic Reactor Zetasizer Nano SEM


Cơ sở vật chất, trang thiết bị

IC-Chramatography NMR UV-Vis solid state

XRF GC-MS HPLC


Các hướng nghiên cứu chung của PTN Hoá môi trường

- Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tiên tiến và ứng dụng trong xử lý chất ô nhiễm khó phân hủy,
độc hại trong môi trường nước, không khí và đất.
- Nghiên cứu chế tạo các vật liệu dùng trong lưu giữ, chuyển hóa CO2 thành nhiên liệu và
các sản phẩm hydrocacbon có ích.
- Phát triển các vật liệu tổ hợp, đa chức năng ứng dụng trong xử lý môi trường và công
nghiệp xanh
- Nghiên cứu và phát triển hệ thống công nghệ tổ hợp xử lí nước và nước thải định hướng
tiết kiệm và thu hồi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.
- Nghiên cứu công nghệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi nguyên vật liệu có giá trị từ chất thải
rắn sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải điện tử.
- Phân tích, quan trắc và đánh giá tác động môi trường.
- Nghiên cứu xử lý và phục hồi các vùng ô nhiễm, điểm nóng ô nhiễm.
- Nghiên cứu và mô hình hóa sự vận chuyển và tồn lưu các chất ô nhiễm trong môi trường.
Hướng nghiên cứu của các
cán bộ PTN Hoá môi trường
◦ GS.TS. Nguyễn Văn Nội
Email: noinv@vnu.edu.vn

Hướng nghiên cứu chính:


ØNghiên cứu chế tạo vật liệu quang xúc tác trên cơ sở biến tính các chất
bán dẫn, đặc biệt là biến tính TiO2 bằng kim loại và/hoặc á kim, nhằm tạo
ra các vật liệu xúc tác hoạt động hiệu quả trong vùng ánh sáng khả kiến,
ứng dụng trong xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bền trong môi trường
nước.
ØPhát triển vật liệu xúc tác quang hóa ứng dụng trong chuyển hóa năng
lượng, trên cơ sở biến tính Ta3N5 bằng V để phân tách nước và chuyển
hóa CO2 tạo ra các loại nhiên liệu có giá trị
ØNghiên cứu phát triển các hệ xúc tác quang tiên tiến thế hệ mới (Nb-
NiMoO4/g-C3N4, V-CuWO4/Polypyrrole, Metal-Organic Framework
Compounds) để xử lý ô nhiễm môi trường và chuyển hóa năng lượng.
PGS. TS. Đỗ Quang Trung
Email: doquangtrung@hus.edu.vn

vNghiên cứu quá trình đồng phân hủy kị khí các chất thải hữu cơ (chất thải sinh
hoạt, chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm nông nghiệp, bùn thải…) sinh khí CH4
và chất mùn cải tạo đất nông nghiệp
vNghiên cứu tái chế tái sử dụng tro xỉ nhiệt điện, chất thải nhà máy sản xuất
phân bón DAP thành vật liệu xây dựng và làm đường giao thông
vNghiên cứu nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước sinh hoạt, nước thải làng
nghề và nước thải công nghiệp
vNghiên cứu thu hồi nguyên vật liệu có giá trị (kim loại quý, plastic, thủy tinh…)
từ chất thải điện tử (E-Waste)
vNghiên cứu xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ độc khó phân hủy (kháng
sinh, thuốc trù sâu, phẩm nhuộm…) trong môi trường nước và đất.
vNghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ chọn lọc và hiệu năng cao để xử lý kim
loại nặng và hợp chất độc hại trong nước, nước thải
PGS. TS. Nguyễn Minh Phương
Email: nguyenminhphuong@hus.edu.vn

vNghiên cứu về nguồn gốc các chất ô nhiễm trong môi trường và cơ chế ô
nhiễm.
vNghiên cứu tổng hợp vật liệu quang xúc tác, ứng dụng trong xử lý môi
trường.
vNghiên cứu chế tạo các vật liệu đa chức năng, vật liệu hấp phụ có nguồn gốc
từ chất thải rắn sinh hoạt, phế phụ phẩm nông nghiệp, ứng dụng trong xử lý,
cải tạo môi trường và phát triển bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
vNghiên cứu áp dụng các giải pháp phục hồi sinh học (phytoremediation) trong
xử lý và cải tạo môi trường.
TS. Trần Đình Trinh

Hướng nghiên cứu chính:


q Nghiên cứu xác định nguồn thải, rủi ro phơi nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe
con người của các chất ô nhiễm trong không khí xung quanh và trong nhà;
q Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các quá trình xử lý khí thải công nghiệp;
q Tổng hợp các hệ vật liệu xúc tác-hấp phụ tiên tiến có cấu trúc nano và ứng
dụng trong xử lý các chất ô nhiễm trong đất, nước và không khí;
q Nghiên cứu phát triển các hệ vật liệu ứng dụng trong tích trữ năng lượng (Pin
Li-ion, siêu tụ…).
q Tổng hợp các vật liệu tiên tiến đa chức năng và ứng dụng trong nông nghiệp
(phân bón nano, phân bón nhả chậm, thuốc trừ sâu thông minh).

Liên hệ:
ĐT: 0916896344
Email: trinhtd@vnu.edu.vn
TS. Phương Thảo
Email: phuongthao@hus.edu.vn

vĐộc chất học môi trường


vCác quá trình sinh hóa trong môi trường
vNghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ trên cơ sở các loại khoáng sét tự
nhiên Việt Nam, phế thải công nghiệp và nông nghiệp, ứng dụng trong
xử lý và cải tạo phục hồi môi trường ô nhiễm
vCông nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm bảo vệ tài nguyên và
phát triển bền vững
TS. Nguyễn Minh Việt
Email: nminhviet86@gmail.com; nguyenminhviet@hus.edu.vn

v Nghiên cứu chế tạo Than sinh học, Aerogel và vật liệu biến tính trong xử lý môi
trường

– Xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước: Phẩm nhuộm, các chất hữu cơ

– Xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước

– Lưu giữ CO2 và đánh giá khả năng giảm phát thải khí nhà kính

v Nghiên cứu chế tạo phân bón nhả chậm ứng dụng trong nông nghiệp thông minh

v Nghiên cứu vật liệu tiên tiến xử lý kim loại nặng và các chất hữu cơ trong nước

v Ứng dụng vật liệu xúc tác quang để xử lý ô nhiễm môi trường và sản xuất năng
lượng tái tạo, năng lượng mới

– Xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước: Phẩm nhuộm, các chất hữu cơ

– Chuyển hóa CO2 thành năng lượng tái tạo


TS. Phạm Thanh Đồng
Email: thanhdongpham080808@gmail.com; dong2802@vnu.edu.vn

vNghiên cứu tổng hợp vật liệu xúc tác quang hoạt động hiệu quả trong vùng
ánh sáng khả kiến
– Vật liệu xúc tác quang trên nền chất bán dẫn truyền thống TiO2
– Vật liệu xúc tác quang trên nền các chất bán dẫn tiên tiến g-C3N4, Ta3N5,
CuWO4, polymer bán dẫn (PANI, Ppy…)…
vỨng dụng vật liệu xúc tác quang để xử lý ô nhiễm môi trường và sản xuất
năng lượng tái tạo, năng lượng mới
– Xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước: Phẩm nhuộm, các chất hữu

– Xử lý khí ô nhiễm: Vi khuẩn, chất hữu cơ dễ bay hơi,…
– Phân tách nước để sản xuất Hydro
– Chuyển hóa CO2 thành năng lượng tái tạo
◦ TS. Hà Minh Ngọc
◦ Thông tin liên hệ :
◦ Mobile: +84 915562155
◦ Email : haminhngoc@hus.edu.vn
◦ Website: http://www.rohan-sdg.com/index.php/dr-ha-minh-ngoc.html
◦ https://scholar.google.com.sg/citations?hl=en&user=XQU4Df4AAAAJ&view_op=list_works&
sortby=pubdate
◦ Hướng nghiên cứu chính:
vVật liệu tiên tiến kích thước nano ứng dụng trong hấp phụ-xúc tác xử lý môi
trường và phát triển xanh: Tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng
vNghiên cứu phát triển vật liệu ứng dụng cho: Hấp phụ, lưu giữ, chuyển hóa xử lý
khí ô nhiễm; chuyển hóa CO2 tạo thành nhiên liệu; phân tách nước tạo khí hydro
và phân hủy các hợp chất hữu cơ độc hại trong môi trường nước.
vNghiên cứu phát triển vật liệu cấu trúc dị thể, vật liệu lai tạo, vật liệu có cấu trúc
đặc biệt ứng dụng trong xử lý môi trường và xúc tác công nghiệp.
vTận thu, tái sử dụng chất thải quá trình công nghiệp làm vật liệu hấp phụ-xúc tác
ứng dụng trong xử lý môi trường và năng lượng mới.
vNghiên cứu, phát triển vật liệu mới dựa trên mô phỏng tính toán kết hợp thực
nghiệm.
TS. Đặng Nhật Minh
Email: minh291089@gmail.com

vỨng dụng công nghệ vi sinh vật môi trường:


– Thu hồi và tận dụng các hợp chất hữu cơ giàu cácbon, nitơ và phốt pho
trong nước thải phục vụ cho quá trình nuôi cấy vi sinh vật
– Sản xuất năng lượng sinh học từ sinh khối vi sinh vật
vỨng dụng các quá trình oxi hóa tăng cường:
– Phân hủy các chất hợp chất gây ô nhiễm bền vững bao gồm kháng sinh
và vi sinh vật kháng kháng sinh
– Phát hiện và loại bỏ cá động vật nguyên sinh ký sinh trong quá trình xử lý
nước
vTổng hợp vật liệu hấp phụ/hấp thụ dựa trên xúc tác quang và vi sinh vật:
– Thu giữ và chuyển hóa CO2, NOx trong khí quyển
Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu
◦ Nghiên cứu công nghệ phù hợp để xử lý asen trong một số nguồn nước cấp
ở Hà nội. (PGS. TS. Trần Hồng Côn)
◦ Xây dựng giải pháp về quản lý và tái sử dụng chất thải điện tử (E-waste) tại
Việt Nam giai đoạn 2006-2010 (PGS.TS. Đỗ Quang Trung)
◦ Nghiên cứu đề xuất phương án xử lý nước thải làng nghề dệt nhuộm Dương
Nội, Hà Đông, Hà Nội (GS.TS. Nguyễn Văn Nội)
◦ Nghiên cứu chế tạo thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang thải bỏ trong rác thải
sinh hoạt đô thị và công nghiệp (PGS.TS. Đỗ Quang Trung)
◦ Nghiên cứu chế tạo bộ lọc nhiều tầng để khử kim loại nặng, các chất hữu cơ
và vi khuẩn trong nước cấp đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp (PGS. TS.
Trần Hồng Côn)
◦ Nghiên cứu xử lý màu trong nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy
hóa tăng cường sử dụng xúc tác quang hóa vùng khả kiến (GS.TS. Nguyễn
Văn Nội)
Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu
◦ Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ các khoáng chất tự nhiên
của Việt Nam và công nghệ phù hợp để xử lý ô nhiễm florua trong
các nguồn nước cấp và nước thải đặc trưng (PGS. TS. Trần Hồng
Côn, TS. Phương Thảo)
◦ Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tổ hợp quang xúc tác N/Fe-C-TiO2 cấu
trúc nano trên than hoạt tính để ứng dụng trong xử lý thuốc trừ sâu
(TS. Nguyễn Minh Phương)
◦ Nghiên cứu xử lý hiệu quả hơi thủy ngân tại các lò đốt rác, cơ sở xử
lý, tái chế các loại bóng đèn huỳnh quang, đèn cao áp có chứa thủy
ngân bằng các vật liệu biến tính có dung lượng hấp phụ cao (PGS.
TS. Trần Hồng Côn)
◦ Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp trên cơ sở graphen với một số
oxit kim loại để ứng dụng làm vật liệu xúc tác - hấp phụ cho quá trình
xử lý các kim loại nặng và các chất hữu cơ độc hại trong môi trường
nước (GS.TS. Nguyễn Văn Nội)
Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu
◦ Phát triển công nghệ xử lý nước thải tập trung trên cơ sở hệ
thống tổ hợp tương hỗ nhằm mục đích kiểm soát ô nhiễm
môi trường và áp dụng các giải pháp sinh lời từ nguồn thải
(PGS.TS. Bùi Duy Cam; PGS.TS. Đỗ Quang Trung)
◦ Nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm mô hình cộng đồng làng
xã cacbon thấp, chống chịu cao nhằm ứng phó với biến đổi
khí hậu tại khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (GS.TS.
Nguyễn Văn Nội)
◦ Nghiên cứu hạn chế quá trình lan truyền của các hoá chất bảo vệ
thực vật từ đất mặt ra môi trường nước sử dụng khoáng sét tự nhiên
biến tính bởi oxit kim loại (TS. Nguyễn Minh Phương)
◦ Đánh giá quá trình vận chuyển và rủi ro phơi nhiễm các kim loại
nặng trên các hạt bụi từ không khí trong nhà đối với con người (TS.
Trần Đình Trinh)
Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu
◦ Phát triển công nghệ xử lý nước thải tập trung trên cơ sở hệ
thống tổ hợp tương hỗ nhằm mục đích kiểm soát ô nhiễm môi
trường và áp dụng các giải pháp sinh lời từ nguồn thải
(PGS.TS. Bùi Duy Cam; PGS.TS. Đỗ Quang Trung)
◦ Nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm mô hình cộng đồng làng xã
cacbon thấp, chống chịu cao nhằm ứng phó với biến đổi khí
hậu tại khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (GS.TS. Nguyễn
Văn Nội; PGS.TS. Đỗ Quang Trung, TS. Trần Đình Trinh, PGS.TS.
Nguyễn Minh Phương)
◦ Nghiên cứu hạn chế quá trình lan truyền của các hoá chất bảo vệ thực
vật từ đất mặt ra môi trường nước sử dụng khoáng sét tự nhiên biến
tính bởi oxit kim loại (PGS.TS. Nguyễn Minh Phương)
◦ Đánh giá quá trình vận chuyển và rủi ro phơi nhiễm các kim loại nặng
trên các hạt bụi từ không khí trong nhà đối với con người (TS. Trần
Đình Trinh)
Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu
◦ Nghiên cứu chế tạo sét hữu cơ, ứng dụng để hấp phụ và xúc tác phân
hủy các hợp chất phenol trong nước bị ô nhiễm (GS.TS. Nguyễn Văn
Nội)
◦ Nghiên cứu xử lý tro xỉ nhiệt điện sử dụng chất kết dính vô cơ không sử
dụng xi măng thành vật liệu ứng dụng trong xây dựng, giao thông hoặc
san lấp công trình (PGS.TS. Trần Hồng Côn, PGS.TS. Đỗ Quang Trung,
TS. Phương Thảo)
◦ Nghiên cứu tổng hợp hệ lai ghép liên hợp dạng Z Nb-NiMoO4/g-C3N4 ứng
dụng làm chất xúc tác quang cho phản ứng chuyển hóa CO2 thành các
loại nhiên liệu có giá trị trong vùng ánh sáng khả kiến (TS. Nguyễn Minh
Việt)
◦ Nghiên cứu chế tạo phân bón nano nhả chậm thân thiện với môi trường
và ứng dụng trong canh tác cây ngắn ngày (TS. Nguyễn Minh Việt)
◦ Nghiên cứu tổng hợp hệ vật liệu quang xúc tác lai ghép liên hợp dạng Z
có hoạt tính ở vùng khả kiến MWO4/RGO/g-C3N4 (M = Fe, Cu, Co), ứng
dụng để xử lý thuốc trừ sâu trong môi trường nước (PGS.TS. Nguyễn
Minh Phương)
Một số hình ảnh nghiên cứu thực tế
Khảo sát các khu vực ô nhiễm: bãi rác thải, các khu khai thác
mỏ, khu công nghiệp, làng nghề, trang trại chăn nuôi...
Thực địa lấy mẫu trầm tích, nước ngầm, đất, thực vật...
Một số mô hình xử lý nước
thải triển khai trong thực tế
Một số mô hình xử lý nước thải triển khai trong thực tế
Một số thiết bị tái chế chất thải rắn

Thiết bị xử lý
bóng đèn huỳnh
quang thải bỏ

Thiết bị nghiên Thiết bị nghiên


cứu tái chế nhựa cứu thu hồi Au,
thải bỏ Ag, Cu, Ni..từ bản
mạch điện tử thải
bỏ
Mô hình chuyển hoá chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm nông nghiệp,
rác thải thành khí sinh học, phục vụ mục đích dân sinh
Sinh viên thăm quan mô hình quan trắc nước thải
Sinh viên thăm quan nhà máy xử lý nước
Liên hệ
1. GS.TS. Nguyễn Văn NộI: noinv@vnu.edu.vn
2. PGS.TS. Đỗ Quang Trung: doquangtrung@hus.edu.vn
3. PGS.TS. Nguyễn Minh Phương: nguyenminhphuong@hus.edu.vn
4. TS. Phương Thảo: phuongthao@hus.edu.vn
5. TS. Trần Đình Trinh: trinhtd@vnu.edu.vn
6. TS. Hà Minh Ngọc: haminhngoc@hus.edu.vn
7. TS. Nguyễn Minh Việt: nminhviet86@gmail.com; nguyenminhviet@hus.edu.vn
8. TS. Phạm Thanh Đồng: thanhdongpham080808@gmail.com;
dong2802@vnu.edu.vn
9. TS. Đặng Nhật Minh: minh291089@gmail.com

Các thông tin chi tiết về giảng viên có thể tham khảo trên
Website: http://chemvnu.edu.vn à Mục Đội ngũ cán bộ

You might also like