You are on page 1of 2

1.Hoá học và các nhánh nhỏ của nó.

Hoá học là ngành khoa học về các chất, cấu trúc, tính chất của chúng và các phản ứng
biến đổi bên trong các chất khác nhau.
Hoá học có thể được chia thành nhiều ngành học:
- Hoá học đại cương, nó là một môn mở đầu cho toàn bộ ngành học.
- Phân tích định tính: cho ta biết các phương pháp xác định sự có mặt của các
chất.
- Phân tích định lượng: cho ta biết các phương pháp xác định chính xác hàm
lượng khác nhau của chất.
- Hoá học vô cơ, nó là môn học của các nguyên tố không phải cacbon và các hợp
chất của chúng.
- Hoá học hữu cơ, nó là môn học của các hợp chất cacbon.
- Hoá lí, nó nghiên cứu về mối quan hệ định lượng và các tính chất hoá học của
các chất và phản ứng của chúng.
- Hoá sinh, là môn học nghiên cứu về các chất bao gồm các sinh vật sống.
- Hoá học cấu trúc, nghiên cứu về cấu trúc phân tử và mối quan hệ của nó với
tính chất của các chất hoá học.
- Hoá học phóng xạ, là môn học về các nguyên tố phóng xạ và các phản ứng liên
quan đến hạt nhân nguyên tử.
- Hoá học công nghiệp, nó liên quan đến các quy trình công nghiệp.
Mặc dù hoá học là một môn học rất rộng lớn và phức tạp, nó vẫn tiếp tục phát triển
khi các nguyên tố mới được khám phá hoặc tạo ra, các hợp chất mới được tổng hợp và
những quy tắc mới được tạo thành.
Các nhà hoá học hay kĩ sư hoá học cần phải có một vài kiến thức về tất cả các ngành
học của nó, cho dù theo một chuyên ngành cụ thể.
Hoá học không thể thực hiện khi không có vật lí và toán học, và nó cũng có mối liên
hệ chặt chẽ với các ngành khoa học khác, ví dụ hoá học vô cơ liên quan đến địa chất
học, khoáng vật, luyện kim; trong khi đó hoá học hữu cơ liên quan đến sinh học nói
chung.

2. Các thiết bị trong phòng thí nghiệm hoá học.


Các phòng thí nghiệm ngày nay đã trở thành nơi không thể thiếu trong các trường học,
nhà máy, các viện nghiên cứu, để kiểm tra, xác nhận hoặc chứng minh ở một quy mô
nhỏ các hiện tượng và quá trình xảy ra trong tự nhiên hoặc có thể ứng dụng trong công
nghiệp hoặc có tầm quan trọng đối với khoa học. Trang thiết bị của phòng thí nghiệm
thay đổi tuỳ theo tính chất công việc sẽ được thực hiện.
Mỗi phòng thí nghiệm hoá học cần được cung cấp nước sinh hoạt, khí đốt và điện.
Việc cung cấp nước được dẫn từ nguồn điện bằng các đường ống, đường ống kết thúc
bằng các vòi bên dưới, có các bồn rửa để loại bỏ nước thải và các chất lỏng không gây
ô nhiễm khác.
Phòng thí nghiệm cũng được trang bị nhiều loại thiết bị. Một trong số đó, bình hút ẩm,
được dùng để làm khô vật liệu. Tủ sấy, lò lửa hoặc lò nung phục vụ cho việc tạo ra
nhiệt độ cao. Khi các khí độc hại và có mùi khó chịu không mong mốn bay ra trong
quá trình hoạt động, phải cung cấp mũ trùm với hệ thống thông gió phù hợp để thoát
hơi. Các bình thủy tinh cho các quá trình hóa học được làm bằng vật liệu đặc biệt.
Chúng phải chống lại sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chịu được nhiệt độ rất cao: thủy
tinh chịu lửa, và chịu tác động của một vài chất càng tốt. Các loại dụng cụ thí nghiệm
thủy tinh cần thiết bao gồm ống nghiệm, cốc có mỏ, các bình khác nhau, kính đồng
hồ, phễu và ống đong.
Đồ sứ bao gồm các loại bát đĩa, chậu và chén nung có đường kính khác nhau. Cối xay
với chày, đĩa làm khô và cối khuấy nói chung cũng được làm bằng sứ.
Hiện nay, vật liệu bằng nhựa cũng đang được sử dụng ngày càng nhiều trong phòng
thí nghiệm, nhiều vật liệu trong số đó có khả năng chống ăn mòn hóa chất, không bị
kiềm hoặc axit (chống kiềm và hoặc axit) phá huỷ. Các vật chứa làm từ nhựa chúng
đặc biệt thích hợp để lưu trữ các dung dịch gốc.
Cân phân tích, được sử dụng để cân chính xác các mẫu, thường được để trong phòng
riêng.

You might also like