You are on page 1of 81

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Dự án thành lập

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN”


DỊCH VỤ CUNG CẤP
BỮA ĂN DINH DƯỠNG TẠI NHÀ

Lập và thẩm định dự án đầu tư


GVHD: Huỳnh Thủy Tiên
Phùng Tuấn Thành
Thực hiện: Nhóm AIP
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV


1 Phạm Văn Lợi K204020042
2 Nguyễn Thanh Thức K204020058
3 Phạm Thùy Trang K204020061
4 Nguyễn Tô Minh Trúc K204020063
5 Lê Gia Bảo K204020959
6 Nguyễn Hồng Ánh K204080368
7 Phạm Nguyễn Hoài Dy K204080371
8 Trần Yến Nhi K204080379
9 Trần Anh Thư K204080386
10 Nguyễn Bích Ngọc K204081581
11 Châu Giang Thanh K204081593
12 Lê Ngọc Thanh Trúc K204081598

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 8
1.1. Mô tả dự án 8
1.1.1. Thông tin các bên liên quan và đối tượng thụ hưởng 8
1.1.2. Lí do thực hiện đề tài 8
1.2. Mục tiêu dự án 10
1.2.1. Mục tiêu chung 10
1.2.2. Mục tiêu theo các giai đoạn đầu tư dự án 10
1.3. Bối cảnh vĩ mô 11
1.3.1. Chính phủ và chính trị 11
1.3.2. Kinh tế 11
1.3.3. Xã hội 15
1.3.4. Công nghệ và kỹ thuật 18
1.4. Môi trường ngành 18
1.4.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 19
1.4.2. Đối thủ tiềm ẩn 19
1.4.3. Áp lực từ nhà cung cấp 20
1.4.4. Áp lực từ khách hàng 21
1.4.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế 22
1.4.6. Các chiến lược, chính sách nhà nước liên quan đến ngành mà có thể ảnh
hưởng đến dự án 23
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP DỰ ÁN 25
2.1. Phân tích thị trường dự án 25
2.1.1. Phân tích cầu thị trường sản phẩm 25
2.1.1.1. Cầu về Số lượng 25
2.1.1.2. Cầu về Chất lượng 28
2.1.2. Phân tích cung thị trường sản phẩm 29
2.1.2.1. Tình hình cung ứng sản phẩm về số lượng 29
2.1.2.2. Chất lượng nguồn cung 30
2.1.3. Phân tích phân khúc thị trường 31
2.1.3.1 Phân tích phân khúc khách hàng 31
2.1.3.2 Phân tích phân khúc thị trường sản phẩm 32

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 2


2.1.4. Chiến lược tiếp thị và khuyến thị 34
2.1.5. Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm 35
2.2. Phân tích kỹ thuật dự án 38
2.2.1. Mô tả sản phẩm của dự án 38
2.2.2. Xác định công suất của dự án 40
2.2.2.1. Công suất bình thường có thể của dự án 40
2.2.2.2. Công suất tối đa danh nghĩa của dự án: 41
2.2.2.3. Công suất khả thi của dự án 41
2.2.3. Nghiên cứu về máy móc thiết bị 42
2.2.3.1. Dự tính máy móc, thiết bị cần thiết 42
2.2.3.2. Thông số kỹ thuật, công suất máy móc thiết bị 43
2.2.4. Nghiên cứu nguyên liệu đầu vào 44
2.2.5. Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án 46
2.2.6. Nghiên cứu tác động môi trường dự án 47
2.2.6.1. Các yếu tố trong dự án có thể tác động đến môi trường 47
2.2.6.2. Đề xuất các biện pháp xử lý 48
2.2.7. Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng công trình dự án 49
2.2.7.1. Yêu cầu kỹ thuật xây dựng 49
2.2.7.2. Nội dung xây dựng 50
2.2.7.3. Tính toán chi phí 51
2.3. Phân tích tổ chức - nhân sự dự án 51
2.3.1. Cơ cấu tổ chức 51
2.3.2. Các vị trí tuyển dụng và phân tích công việc 51
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 56
3.1. Tổng vốn đầu tư dự án 56
3.1.1. Vốn cố định 56
3.1.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu 56
3.1.1.2. Chi phí xây dựng website 57
3.1.1.3. Vốn cố định 57
3.1.2. Vốn lưu động 57
3.1.2.1. Chi phí duy trì website 57
3.1.2.2. Vốn lưu động 57
3.1.3. Vốn dự phòng 58
3.1.4. Tổng vốn đầu tư dự án 58

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 3


3.1.5. Nguồn vốn của dự án 58
3.2. Bảng khấu hao 59
3.3. Bảng lãi vay và kế hoạch trả nợ 60
3.4. Hạch toán lỗ lãi 60
3.4.1. Dự tính doanh thu 60
3.4.2. Dự tính chi phí sản xuất 61
3.4.3. Bảng hạch toán lỗ lãi (Dự tính kết quả kinh doanh) 62
3.5. Thay đổi các khoản phải thu, phải trả và dự trữ tiền mặt 63
3.5.1. Dự tính các khoản phải thu 63
3.5.2. Dự tính các khoản phải trả 63
3.5.3. Dự trữ tiền mặt 63
3.6. Phân tích ngân lưu 63
3.6.1. Ngân lưu theo quan điểm TIPV- EPV 63
3.6.2. Ngân lưu theo quan điểm AEPV 64
CHƯƠNG 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 65
4.1. Các chỉ tiêu lựa chọn dự án 65
4.1.1. Chi phí vốn bình quân gia quyền - WACC 65
4.1.2. Rủi ro và Tỷ suất chiết khấu 66
4.1.3. Giá trị hiện tại ròng -  NPV 66
4.1.4. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR 66
4.1.5. Thời gian hoàn vốn - Tpp 67
4.1.6. Điểm hòa vốn 67
4.1.7. Chỉ số lợi ích trên chi phí - B/C 68
4.1.8. Chỉ số sinh lợi - PI 68
4.2. Phân tích định tính tác động kinh tế xã hội của dự án 68
4.3. Phân tích độ nhạy và rủi ro 71
4.3.1. Các rủi ro 71
4.3.2. Phân tích độ nhạy dự án 73
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 75
5.1. Đánh giá 75
5.2. Kết luận 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại 19


Bảng 1.2. Các nhóm đối thủ chính 20
Bảng 2.1. Phân khúc khách hàng của dự án 31
Bảng 2.2. Mức sản xuất dự kiến cả đời của dự án 41
Bảng 2.3. Chi phí máy móc thiết bị dự tính 42
Bảng 2.4. Một số nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào 44
Bảng 2.5. Dự tính Chi phí nguyên vật liệu trong 1 ngày 45
Bảng 2.6. Dự tính Chi phí nguyên vật liệu trong 1 năm 48
Bảng 2.7. Dự tính Chi phí nhiên liệu của dự án 48
Bảng 2.8. Dự tính Chi phí bao bì sản phẩm của dự án 48
Bảng 2.9. Dự tính Chi phí xây dựng của dự án 51
Bảng 2.10. Chi phí nhân công của dự án 55
Bảng 3.1. Chi phí đầu tư ban đầu 56
Bảng 3.2. Chi phí xây dựng website 57
Bảng 3.3. Vốn cố định của dự án 57
Bảng 3.4. Chi phí duy trì website 57
Bảng 3.5. Vốn lưu động của dự án 57
Bảng 3.6. Vốn dự phòng của dự án 58
Bảng 3.7. Tỉ lệ nguồn vốn của dự án 59
Bảng 3.8. Khấu hao 59
Bảng 3.9. Lãi vay và kế hoạch trả nợ của dự án trong 5 năm 60
Bảng 3.10. Dự tính doanh thu của dự án trong 5 năm 61
Bảng 3.11. Dự tính chi phí sản xuất 61
Bảng 3.12. Dự tính kết quả kinh doanh trong 5 năm 62
Bảng 3.13. Thay đổi khoản phải trả của dự án 63
Bảng 3.14. Thay đổi dự trữ tiền mặt của dự án 63
Bảng 3.15. Ngân lưu theo quan điểm TIPV- EPV 64
Bảng 3.16. Kết quả kinh doanh trong trường hợp không sử dụng vốn vay 64
Bảng 3.17. Phân tích ngân lưu theo quan điểm AEPV 65
Bảng 4.1. NPV theo quan điểm TIPV 66
Bảng 4.2. NPV theo quan điểm AEPV 66
Bảng 4.3. IRR - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án 66

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 5


Bảng 4.4. Tpp - Thời gian hoàn vốn của dự án 67
Bảng 4.5. Điểm hòa vốn của dự án theo quan điểm AEPV 67
Bảng 4.6. Chỉ số lợi ích trên chi phí của dự án theo quan điểm TIPV  68
Bảng 4.7. Chỉ số sinh lời của dự án theo quan điểm TIPV  68
Bảng 4.8. Độ nhạy dự án theo kịch bản 1 73
Bảng 4.9. Độ nhạy dự án theo kịch bản 2 74
Bảng 4.10. Độ nhạy dự án theo kịch bản 3 74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho một bữa ăn/người 21
Biểu đồ 2.1. Lí do người Việt muốn theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh 26
Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ người quan tâm đến “Eat clean” 27
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ người áp dụng “Eat clean” 27
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ người thường xuyên đặt đồ ăn ngoài 27
Biểu đồ 2.5. Mức giá khách hàng sẵn sàng chi trả cho một bữa ăn 28
Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ người chú trọng đến vóc dáng và thể trạng 28
Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ người chú trọng đến vóc dáng và thể trạng 28
Biểu đồ 2.8. Tiêu chí để khách hàng lựa chọn một trang web đặt đồ ăn eat clean 29

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 6


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, kinh tế dần đi lên, con người lại càng nâng
cao chất lượng và nhu cầu trong cuộc sống, hướng đến sự hoàn hảo hơn trong cái ăn, cái
mặc. Nhu cầu ăn uống không chỉ dừng lại ở việc no, mà mọi người còn quan tâm nhiều
hơn đến khẩu vị, chất lượng thực phẩm, dịch vụ khách hàng và họ sẵn sàng chi trả mức giá
cao hơn để đáp ứng nhu cầu đó.
Một trong những vấn đề đang được quan tâm rất nhiều là số lượng cũng như chất lượng
thực phẩm mà mọi người đang nạp vào cơ thể. Đi cùng với sự phát triển không ngừng về
công nghiệp, ngày càng có nhiều tình trạng lạm dụng hóa chất trong thực phẩm, ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người.
Từ những vấn đề trên dẫn đến hiện tượng gần đây, tại Việt Nam, một xu hướng đang
dần trở nên phổ biến và được mọi người đón nhận, đó chính là Eat clean - phương pháp
“ăn sạch” bằng cách hấp thụ các loại nguyên liệu, thực phẩm tươi, chế biến đơn giản và giữ
được nguyên bản dưỡng chất trong thực phẩm. Chính sự mộc mạc trong cách chế biến giúp
con người tránh được nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, máu nhiễm mỡ,...
Thấu hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn đem đến cho khách hàng một bữa ăn đủ
lượng và đủ chất, nhóm tác giả cho ra đời dự án CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - DỊCH
VỤ CUNG CẤP BỮA ĂN DINH DƯỠNG TẬN NHÀ. Bằng việc lấy lợi ích của khách
hàng làm giá trị cốt lõi, chúng tôi đáp ứng bữa ăn với giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với
từng thể trạng của quý khách hàng thông qua những thao tác đặt hàng cơ bản. Với phương
châm hoạt động đặt cái tâm trong từng sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng, dự án hứa
hẹn sẽ mang lại giá trị trải nghiệm cao cùng với sự đón nhận nồng nhiệt từ phía khách
hàng.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1. Mô tả dự án
1.1.1. Thông tin các bên liên quan và đối tượng thụ hưởng
● Thông tin các bên liên quan:
- Tên dự án: Chuỗi bếp “Eat Clean” - Dịch vụ cung cấp bữa ăn dinh dưỡng tại nhà
- Chủ đầu tư dự án: Nhóm AIP
- Sản phẩm: bữa ăn dinh dưỡng
- Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Thủ Đức
- Thời gian hoạt động của dự án: 5 năm
- Khách hàng:
+ Khách hàng là người trực tiếp mua sản phẩm của dự án và cũng có thể là người
trực tiếp sử dụng sản phẩm.
+ Khách hàng mục tiêu mà dự án hướng đến là đối tượng sinh viên sinh sống, học
tập và làm việc ở khu vực thành phố Thủ Đức.
+ Đối tượng khách hàng này có đặc điểm là thu nhập ở mức trung bình và một số
vẫn còn phụ thuộc tài chính vào gia đình.
+ Đặc điểm của nhóm đối tượng này là tư duy cởi mở, thích trải nghiệm những
điều mới lạ và bắt đầu có mối quan tâm sâu sắc đến các vấn đề sức khoẻ, môi
trường và hướng đến lối sống lành mạnh từ sớm.
- Nhà cung ứng:
+ Dự án cần có mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng ở nhiều khía cạnh về nguyên
liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị, xây dựng, giao nhận hàng hoá.
+ Số lượng nhà cung ứng khá lớn và quy mô cũng như quy cách hoạt động đa
dạng.
- Các tổ chức tài trợ vốn: Các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các quỹ đầu
tư mạo hiểm và những nhà đầu tư cá nhân là các đối tượng có thể xem xét kêu gọi
đầu tư vốn cho dự án
- Các cơ quan quản lý Nhà nước: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Kế hoạch và Đầu tư,
Ủy ban nhân dân, Chi cục Thuế, Ban quản lý dự án,...
● Đối tượng thụ hưởng:
- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: Nhóm thực hiện dự án, các bên đầu tư cho dự án, chủ
sở hữu dự án.
- Đối tượng hưởng lợi gián tiếp: Sinh viên nói riêng và người dân TPHCM nói chung
được hưởng lợi từ thực phẩm sạch; nông dân trồng lương thực, thực phẩm sạch
được hưởng lợi từ việc có được đầu ra ổn định.
1.1.2. Lí do thực hiện đề tài
Vào những năm trước đây, Eat Clean đã trở thành một khuynh hướng rất thịnh hành ở
những quốc gia phát triển. Cùng với sự toàn cầu hóa, sự phát triển của các trang mạng xã

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 8


hội, rất nhiều YouTubers, food influencers, fitness influencers, bloggers đã sử dụng phương
pháp ăn này và chia sẻ hiệu quả đến mọi người. Nhờ sự lan tỏa ấy, Eat Clean đã du nhập
vào Việt Nam như một chế độ ăn sạch, lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc
dáng, làn da hiệu quả và được đón nhận mạnh mẽ, dần đi vào đời sống của mỗi người dân.
Ở Việt Nam, mô hình kinh doanh thức ăn Eat Clean cũng đang phát triển, đặc biệt là tại
TP.HCM với lượng khách hàng đông đảo. Theo chia sẻ của một cửa hàng kinh doanh thức
ăn Eat Clean tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, trung bình mỗi ngày họ có khoảng 80 – 90
đơn hàng online chưa kể khách hàng dùng tại chỗ. Có những ngày con số này lên đến 150
đơn mặc dù cơ sở kinh doanh này chỉ mới đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, các cửa hàng kinh doanh thức ăn Eat Clean hiện nay còn hạn chế về quy mô
hoạt động, chưa lấp đầy khoảng trống thị trường. Hiện tại, trong top 10 cửa hàng chuyên
bán đồ ăn Eat Clean (theo https://cua-hang-ban-do-eat-clean.html) không có cửa hàng nào
ở thành phố Thủ Đức. Bên cạnh đó, việc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng là chưa
cao khi chỉ khai thác một nhóm thực phẩm trong trong thực đơn Eat Clean (ví dụ như Eat
More Salad chỉ chuyên bán những món salad; Fresh Saigon, Smoothie Factory chỉ chuyên
bán nước ép,....). Hơn nữa, việc cá nhân hóa chưa tối đa khi một số thương hiệu chưa thể cá
nhân hoá thực đơn thông qua thể trạng sức khỏe cũng như mục đích của từng khách hàng.
Nhận thấy được vấn đề đó, nhóm tác giả quyết định cho ra đời dự án CHUỖI BẾP
“EAT CLEAN” - DỊCH VỤ CUNG CẤP BỮA ĂN TẬN NHÀ. Thấu hiểu nhu cầu
khách hàng, Chuỗi bếp sẽ đem lại từng bữa ăn đều được tính calories kỹ lưỡng và đảm bảo
tiêu chí "Sạch - Ngon - Khỏe" theo từng thể của khách hàng thông qua các chỉ số cơ thể,
bệnh lý, thói quen, khẩu vị,... của từng khách hàng với hình thức đa dạng là Thức ăn đã
được chế biến sẵn và Thực phẩm tươi sống theo thực đơn.
Cụ thể, dự án bước đầu sẽ tiếp cận địa bàn thành phố Thủ Đức. Với đặc điểm địa lý là
nơi tọa lạc của rất nhiều trường Đại học lớn như trường Đại học Kinh tế - Luật, trường Đại
học Bách Khoa, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,... đây sẽ là địa điểm sinh
sống của rất nhiều sinh viên. Bên cạnh đó, thành phố Thủ Đức cũng là nơi có nhiều khu
công nghiệp, cung cấp việc làm cho số lượng lớn công nhân, nhân viên văn phòng. Từ thực
tiễn trên, dự án giải quyết được nhu cầu của các nhóm khách hàng sau:
- Sinh viên ở Ký túc xá hay các phòng trọ trên địa bàn thành phố Thủ Đức không có
cơ sở vật chất và điều kiện để tự nấu nướng. Trong năm học mới 2022-2023, ước
tính Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ đón số lượng lớn sinh viên ở nội trú
gồm 27.000 sinh viên cũ và 11.000 sinh viên mới..
- Nhân viên văn phòng, đặc biệt là nhân viên nữ có xu hướng đặt đồ ăn trưa trên các
trang web hay các ứng dụng và có mong muốn giao đồ ăn tận nơi.
Từ những phân tích trên, có thể thấy với lượng lớn nhu cầu hiện nay cùng với sự khách
biệt về giá trị cảm nhận mà dự án mang lại, CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - DỊCH VỤ
CUNG CẤP BỮA ĂN TẬN NHÀ sẽ giải quyết được lượng lớn nhu cầu của 2 nhóm
khách hàng trên tại địa bàn thành phố Thủ Đức.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 9


1.2. Mục tiêu dự án
- Đạt lợi nhuận theo kế hoạch từ những năm đầu hoạt động.
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem đến giá trị cảm nhận cao như kỳ vọng mà dự
án đã đặt ra đến tay người tiêu dùng.
- Góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng của khách hàng thông qua chế độ ăn uống
lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Trong những năm hoạt động, thông qua đánh giá khả năng tài chính của dự án cũng
như nhu cầu của khách hàng, từ đó có sự điều chỉnh về chiến lược cũng như quy mô
của Chuỗi bếp, mang đến hiệu quả cao nhất.
- Nâng cao vị thế của Chuỗi bếp, xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng như sản phẩm
trong lòng người tiêu dùng.
1.2.1. Mục tiêu chung
- Góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng của khách hàng thông qua chế độ ăn uống
lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Cải thiện lối sống ăn uống của người dân, đáp ứng nhu cầu của người quan tâm đến
xu hướng xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
- Cung cấp bữa ăn không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm,
sản phẩm tại Chuỗi bếp được thiết kế riêng cho từng khách hàng còn có thể đáp ứng
nhu cầu cải thiện thể trạng sức khỏe thông qua thể trạng và chỉ số cơ thể.
1.2.2. Mục tiêu theo các giai đoạn đầu tư dự án
Ước tính số người sẽ sử dụng dịch vụ chuỗi cung cấp đồ ăn dinh dưỡng (eatclean) trong
tổng 1,1 triệu dân cư tại thành phố Thủ Đức như sau:
● Tỷ lệ số người quan tâm đến thực phẩm dinh dưỡng hoặc đã nghe qua đến thực
phẩm dinh dưỡng mặc dù chưa hiểu rõ nhưng cũng biết sơ được lợi ích của loại thực
phẩm này chiếm 96%.
● Tỷ lệ số người trong độ tuổi 18 - 30 chiếm 46,2%
● Trong số này, tỉ lệ người đã áp dụng chế độ “eat clean” hoặc có xu hướng sẽ sử dụng
chế độ “eat clean” chiếm tỷ lệ 68%.
● Số người đồng ý chi trả 30.000-50.000 cho một bữa ăn chiếm 66,7%.
Từ đó ta có thể dự đoán:
Số lượng sử dụng dịch vụ thực đơn theo buổi riêng lẻ (chiếm 80%) tại thành phố
Thủ Đức trong 1 tuần là khoảng 4248 suất ăn.
Số lượng sử dụng dịch vụ theo tháng (chiếm 20%) tại thành phố Thủ Đức trong 1
tuần là khoảng 1596 suất ăn.
KẾT LUẬN:

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 10


Số lượng sản phẩm dự kiến có thể bán ra thị trường hàng tuần là: 4248 suất ăn theo
nhóm dịch vụ bữa ăn đơn lẻ và 1596 suất ăn theo nhóm dịch vụ bữa ăn theo tháng.
Doanh số năm đầu dự kiến dịch vụ bữa ăn đơn lẻ: (chờ giá sp)
Doanh số năm đầu dự kiến dịch vụ bữa ăn theo tháng: (chờ giá sp)
❖ Mục tiêu trong 5 năm của dự án: Đem đến giá trị cảm nhận cao như kỳ vọng mà
dự án đã đặt ra đến tay khách hàng. Nâng cao vị thế của Chuỗi bếp, xây dựng hình ảnh
thương hiệu cũng như sản phẩm trong lòng người tiêu dùng ở ngành hàng dịch vụ ăn uống.
Công ty khởi nghiệp Chuỗi bếp thông qua quá trình phân tích và nghiên cứu để thấu hiểu
thị trường cũng như mong muốn của khách hàng, cùng với việc vận dụng những kiến thức
chuyên môn đến từ các chuyên gia dinh dưỡng để cho ra đời những bữa ăn phù hợp với
từng khách hàng.
1.3. Bối cảnh vĩ mô
1.3.1. Chính phủ và chính trị
- Với cơ chế một đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam), Việt Nam đang cho thấy sự ổn
định trong chính trị của mình, đây luôn là lợi thế to lớn so với các nước trên thế
giới. Viện Quản trị Chandler (Singapore) vừa công bố "Chỉ số chính phủ tốt
Chandler - CGGI" (năm 2022), Việt Nam đứng thứ 3 trong số các quốc gia có thu
nhập trung bình thấp và xếp thứ 56 trong tổng số 104 quốc gia được xếp hạng.

- Tuy là một nước chủ nghĩa xã hội nhưng Việt Nam đang đi theo hướng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Chính sách khuyến khích tiêu dùng nội địa, tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam”.
1.3.2. Kinh tế
Tính đến tháng 1/2022, Việt Nam đã ký 15 FTA, trong đó có những đối tác quan trọng
như Anh, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Úc; đang tiếp tục đàm

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 11


phán 2 FTA với Israel và khối EFTA. Đặc biệt Việt Nam đã hoàn tất một số hiệp định thế
hệ mới mang tính chiến lược như EVFTA, CT-TPP, EAEU - VN FTA.
(1) Tình hình kinh tế vĩ mô:
- Tăng trưởng kinh tế:
+ GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng
đầu năm 2021.
+ Một số chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2022 đã được Quốc hội
chốt giao vào kỳ họp cuối năm ngoái, gồm:
Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2022

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6-6,5%

GDP bình quân đầu người 3.900 USD

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP Khoảng 25,5-25,8%

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Bình quân 4%

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,5%

+ IMF nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022. Việt Nam
là quốc gia duy nhất được điều chỉnh tăng đáng kể trong số các nền kinh tế
lớn ở châu Á.
- Tỷ lệ lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước,
lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Theo IMF, áp lực lạm phát của Việt Nam chủ yếu
giới hạn ở một số hàng hóa như nhiên liệu và các dịch vụ liên quan như vận tải.
Mặt khác, IMF cho rằng, sự phục hồi chậm của nền kinh tế trong năm 2021 đã giúp
kiềm chế lạm phát cơ bản, khiến chi phí lương thực và năng lượng biến động thấp
hơn các nước trong khu vực.
(2) Chính sách tiền tệ:
- Tỷ giá:
+ VND không đứng ngoài xu thế giảm giá của các đồng tiền châu Á từ động thái
tăng lãi suất quyết liệt của FED và lo ngại về sự suy thoái sâu hơn của Trung
Quốc.
+ Nhóm phân tích của ACBS cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ khó duy trì lãi suất
liên ngân hàng thấp trong thời gian tới vì FED có thể sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi
suất nữa từ giờ cho tới cuối năm, và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải giữ chênh lệch
lãi suất giữa VND và USD liên ngân hàng dương nhằm hỗ trợ tỷ giá VND/USD.
- Lãi suất:
+ Nhu cầu tín dụng tăng cao (đến hết ngày 9/6, tăng khoảng 8,16%, cao hơn
nhiều so với mức 4,95% của 5 tháng đầu năm 2021), kéo theo nhu cầu vốn tăng.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 12


Theo khảo sát trên thị trường hiện nay, nhiều ngân hàng từ tầm nhỏ, tầm trung
cho đến các “ông lớn” đã tăng lãi suất tiền gửi 0,3 - 0,5%/năm ở một số kỳ
hạn, khiến mức lãi suất huy động từ 7%/năm trở lên khá phổ biến.
+ Ngoài ra, theo các chuyên gia, dù lãi suất huy động có xu hướng tăng nhưng lãi
suất cho vay vẫn được duy trì ổn định nhằm hỗ trợ phục hồi như định hướng
của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN), đặc biệt là khi gói tín dụng hỗ
trợ lãi suất 2% quy mô 40.000 tỷ đồng được triển khai.
- Cán cân thanh toán:
+ 9 tháng đầu năm 2022, thu ngân sách của Chính phủ đạt 94% so với dự toán thu,
nhưng chi ngân sách chỉ đạt 60,9% tổng dự toán chi, dẫn đến bội thu ngân sách
ở mức 10,5 tỷ USD. Chi phí vay nợ tiếp tục tăng, do lợi suất trái phiếu Chính
phủ kỳ hạn 10 năm tăng lần lượt từ 2,8% lên 3,0% trên thị trường sơ cấp và từ
3,7% lên 5,0% trên thị trường thứ cấp, trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 9.
(3) Chính sách thị trường:
- Kiểm soát lương:
+ Từ ngày 1/10/2022, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ quay về mức 1% quỹ tiền
lương tháng của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
+ Quy định mức lương cơ bản và xác định quỹ lương của Hội đồng quản trị/Hội
đồng thành viên, kiểm soát viên gắn với quy mô, mức độ phức tạp quản lý, hiệu
quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước;
+ Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng dựa trên khuyến nghị của Hội
đồng Tiền lương quốc gia, đây là mức lương thấp nhất để bảo vệ lao động yếu
thế và cũng là cơ sở để thương lượng, thỏa thuận tiền lương.
+ Doanh nghiệp được quyền tự chủ trong việc xây dựng thang lương, bảng lương
(kể cả tiêu chuẩn, điều kiện xếp lương, nâng bậc lương), định mức lao động theo
các nguyên tắc do Chính phủ quy định, quy định hình thức trả lương làm cơ sở
để thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động.
- Kiểm soát giá cả:
+ Người tiêu dùng không bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng giá lương thực toàn cầu
do nguồn cung trong nước dồi dào, giá thịt lợn giảm so với mức đỉnh của năm
2021.
+ Ổn định thị trường tiền tệ: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp,
phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, kịp thời
cho các tháng còn lại trong năm nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4% đã
đề ra.
+ Không để xảy ra thiếu hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý: Nhà nước, Bộ,
ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 13


quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường
theo đúng quy định.
- Chính sách tài khóa:
+ Giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa,
dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ
theo quy định tại Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ.
+ Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 giảm mức thuế bảo vệ môi
trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, áp dụng đến hết ngày 31/12/2022.
(4) Tình hình ngành:
- Tốc độ tăng trưởng của ngành:
+ Theo đánh giá của Mordor Intelligence Inc. tháng 8/2022, mức tăng trưởng kép
hàng năm (CAGR) của ngành dịch vụ ăn uống có thể lên tới 8,5% trong giai
đoạn 2022-2027.
+ Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng, phần lớn giới trẻ tại
các thành phố lớn mua sắm thực phẩm - đồ uống thông qua các kênh hiện đại
như siêu thị, đại siêu thị (98%), online (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%).
+ Nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam cho thấy các thương hiệu có cam
kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Đối với
ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với
toàn thị trường từ 2,5 - 11,4%. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương
hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không
có cam kết này.
- Xu hướng tiêu dùng trong ngành:
+ Thực phẩm nguồn gốc từ thực vật: Theo Kantar Worldpanel, các sản phẩm có
nguồn gốc thực vật đang chiếm lĩnh thị trường F&B của Việt Nam. Các sản
phẩm làm từ đậu tương chiếm 83% thị trường, trong khi các loại hạt và gạo lần
lượt chiếm 11% và 6%.
+ Tìm nguồn cung có trách nhiệm và Sự minh bạch: Người tiêu dùng ngày nay
muốn biết chính xác thực phẩm họ sử dụng được tạo ra như thế nào, từ nông trại
đến bàn ăn. Do đó, nhiều nhãn hàng đã kết hợp các giải pháp công nghệ cao vào
bao bì sản phẩm của mình. Mã QR hay thẻ nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID
tag) cho phép người tiêu dùng tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm thực phẩm.
+ Tiện lợi tự làm: Đây có thể là một cơ hội cho các công ty cung cấp nguyên liệu
thực phẩm và các dụng cụ nhà bếp, nếu biết nắm bắt và giới thiệu các sản phẩm
đề cao tính tiện lợi, giúp khách hàng dễ dàng chế biến bữa ăn đẳng cấp nhà hàng
trong chính căn bếp của họ.
+ Hướng đến các nhu cầu ăn uống lành mạnh: Khảo sát của Nielsen chỉ ra rằng,
có 74% người tiêu dùng khu vực APAC cho rằng sản phẩm về vệ sinh và bảo vệ

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 14


sức khỏe rất quan trọng và trong đó có 77% sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua
những sản phẩm này. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng chuyển hướng quan
tâm đặc biệt sang các thực phẩm dành cho các chế độ ăn kiêng đặc biệt, như chế
độ dinh dưỡng “eat clean”, không casein, không gluten...
+ Thay đổi theo thói quen thanh toán hiện đại: Hiện nay, giới trẻ đã quen thuộc
với việc thanh toán qua mã QR, ví điện tử hoặc các loại thẻ thay vì sử dụng tiền
mặt. Các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn, thức uống đang dần đổi mới để thích
nghi với xu hướng của thế giới.
1.3.3. Xã hội
(1) Xã hội:
- Lối sống, thái độ với chất lượng đời sống:
+ Theo thống kê, Việt Nam hiện có 93,5 triệu thuê bao sử dụng smartphone, tỷ lệ
người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam đạt khoảng
73,5% và mục tiêu sẽ nâng tỷ lệ này lên 85% vào cuối năm 2022.

+ 73% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng tin nhắn hội thoại để tiếp cận
doanh nghiệp: Thống kê mỗi tuần có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu kết nối với
doanh nghiệp qua các dịch vụ nhắn tin của Meta. Hành vi này phổ biến ở tất cả
các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và GenZ.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 15


+ Nhiều người tiêu dùng mong muốn sẽ tăng mua sắm online: Kết quả khảo sát
cho biết, có tới 63% người tiêu dùng toàn cầu đã tăng cường mua sắm trực
tuyến, trong khi 42% giảm mua sắm tại các cửa hàng. Thị trường thương mại
điện tử bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39
tỷ USD vào năm 2025 (theo Statista). Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển của
TMĐT, trong đó vừa thúc đẩy người tiêu dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng,
vừa gia tăng số lượng thương nhân tham gia chuyển đổi số.
+ Mong muốn có trải nghiệm mua sắm tốt hơn: Theo ghi nhận của Remarkable
Commerce, 80% người dùng có xu hướng mua sắm sản phẩm từ những thương
hiệu, sàn thương mại điện tử có yếu tố cá nhân hóa và ưu đãi hấp dẫn. Tỷ lệ
chuyển đổi đơn hàng trên các nền tảng chứa tính năng này cũng tăng đến 20%.
+ Lối sống và hành vi tiêu dùng có cân nhắc đến những người xung quanh, đến
môi trường, và đến xã hội thường được liên hệ với các nền kinh tế phát triển
hơn. Theo một khảo sát người tiêu dùng Việt Nam, 84% cho biết họ sẵn sàng trả
giá cao hơn cho các sản phẩm thể hiện lối sống có ý thức. Điều này gợi ý về tiềm
năng cao cấp hóa trên thị trường.

- Nghề nghiệp:
+ Thu nhập bình quân tháng của người lao động: Quý III năm 2022, tiếp tục có
nhiều chuyển biến theo đà tăng trưởng tích cực. So với cùng kỳ năm 2021, khi
dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh
mẽ, tăng 30,1%, tương ứng tăng khoảng 1,5 triệu đồng.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 16


+ Trong tổng số 50,8 triệu lao động có việc làm, lao động trong khu vực dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,0%, tương đương 19,8 triệu người.
+ Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2022 là 2,28%, giảm 0,04
điểm phần trăm so với quý trước và giảm 1,70 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước.

(2) Dân số:


- Kết quả Tổng điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam cho thấy tính đến 0 giờ ngày
1/4/2019, tổng dân số của Việt Nam đạt 96.208.984 người. Đông Nam Bộ có tỷ lệ
tăng dân số bình quân cao nhất cả nước (2,37%/năm), đây là trung tâm kinh tế năng
động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập.
- Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng: Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi
chiếm 68,0%, dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt 24,3% và 7,7%.
Ngoài các vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động nhất là trong bối cảnh 4.0 thì việc giảm bớt áp lực về thiếu việc
làm, trật tự, an ninh xã hội cần tiếp tục được quan tâm.
- Tôn giáo: Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả
nước. Trong đó, số người theo Công giáo là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm
6,1% tổng dân số cả nước. Phật giáo với 4,6 triệu người, chiếm 4,8% dân số cả
nước.
(3) Năng lượng:
Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời:
+ Nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ
mặt trời của thế giới.
+ Việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng mới này không chỉ góp phần cung ứng
kịp nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
+ Thay thế cho các dạng năng lượng truyền thống, đáp ứng nhu cầu của các vùng dân
cư này là một kế sách có ý nghĩa về mặt kinh tế, an ninh quốc phòng.
+ Giá thành đầu tư thấp, công nghệ đơn giản phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 17


Hiện Cục Điều tiết Điện lực đang xây dựng khung giá phát điện điện gió, quy định đấu
thầu... và phương pháp, nội dung đàm phán với EVN về lĩnh vực này.
(4) Ô nhiễm môi trường:
Có 11.485 vụ vi phạm môi trường trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, xử lý 9.704
vụ với tổng số tiền phạt là 130,5 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Thực
trạng đang ở mức báo động: Ở các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu
gom. Hầu hết nước thải đều bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm... chưa
được xử lý và đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Các loại khí chưa qua xử lý thải trực tiếp
ra môi trường.
1.3.4. Công nghệ và kỹ thuật
- Giai đoạn 2001 - 2019, đầu tư thực tế vào ứng dụng, đổi mới công nghệ trên lao
động tại Việt Nam tăng gần 250%.
- Năm 2021, Việt Nam được xếp thứ 44 trên 132 quốc gia/nền kinh tế về chỉ số Đổi
mới sáng tạo toàn cầu (GII). Đặc biệt, Việt Nam được ghi nhận có kết quả nổi bật
với mức tăng hạng mạnh mẽ trong cải thiện trụ cột trình độ phát triển thị trường
kinh doanh và các chỉ số tín dụng cũng như quy mô phát triển cụm công nghiệp…

- Những năm gần đây, Việt Nam đang tập trung vào việc phát triển công nghệ, tạo ra
lực lượng lao động công nghệ, các chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài,
khuyến khích mọi người tham gia khởi nghiệp. Tuy nhiên, quá trình đổi mới nhìn
chung diễn ra chậm, gia tăng và phụ thuộc vào trình độ của doanh nghiệp. Nhiều
công ty hiện tại đang phải đối mặt với thách thức về lực lượng lao động có tay nghề
hạn chế, thiếu kinh nghiệm.
1.4. Môi trường ngành
Sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 18


1.4.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Bảng 1.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

Khách hàng Sản phẩm Hình thức kinh doanh Phân khúc giá
mục tiêu

Healthy Người có nhu Bữa trưa và Gói tuần - 750.000/gói


Eating cầu giảm cân tối cho chế độ Gói tháng tuần
eat clean và Bán lẻ các loại bánh - 2,8 triệu/gói
keto, các loại Giao hàng tận nơi tháng
bánh giảm cân - Các loại bánh:
80.000-160.000

Easy Người có nhu Cơm trưa, Bán theo đơn đặt hàng - Các món ăn:
Diet cầu giảm cân, salad, bánh món ăn 60.000-70.000
tăng cơ hay kết ngọt, healthy Giao hàng tận nơi - Các món bánh:
hợp điều trị drink 40.000-160.000
bệnh tiểu - Các loại nước:
đường 15.000-25.000

Fit Cả người có Bữa ăn sáng, - Gói tuần/tháng 600.000 -


Food nhu cầu giảm trưa, tối - Gói 2 bữa Sáng-Trưa, 1.200.000
cân hoặc tăng Trưa-Tối; gói 3 bữa.
cơ. Giao hàng tận nơi.

Lala Người có nhu Món ăn cho - Combo bữa sáng 44.000/món ăn


Salad cầu ăn uống bữa sáng, trưa, - Combo bữa trưa
tốt cho sức tối, nước ép, - Combo bữa tối
khoẻ, đốt mỡ nguyên liệu để - Snack healthy
tăng cơ. tự chế biến tại - Nguyên liệu tự chế biến
nhà. - Nước ép rau củ

1.4.2. Đối thủ tiềm ẩn


- Trong ngắn hạn (<1 năm): tạm thời sẽ chưa có sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn
mới. Chủ yếu lực cạnh tranh xuất phát từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại.
(Phần này đã được phân tích ở nội dung trước).
- Trong trung và dài hạn (>1 năm): sự thành công của dự án chính là minh chứng cho
tính hấp dẫn của thị trường mục tiêu này. Do đó, khi dự án bắt đầu có những thành
quả bước đầu cũng là lúc phải đối mặt với sự gia nhập của những đối thủ mới.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 19


Bảng 1.2. Các nhóm đối thủ chính

2 nhóm Doanh nghiệp hoàn toàn mới Dự án mở rộng của các doanh
đối thủ nghiệp tương tự lấn sang thị
chính trường khu vực này

Quy mô Bằng hoặc nhỏ hơn dự án Bằng hoặc lớn hơn dự án

Kinh nghiệm Không có Kinh nghiệm dày dặn

Lý do gia nhập Khởi sự kinh doanh Mở rộng thị trường


thị trường

Mục tiêu gia Giành lấy khoảng trống thị trường còn Tăng thị phần đã chiếm giữ
nhập thị tồn tại Kết nối các thị trường với nhau
trường (nhằm giảm rủi ro/ tận dụng lợi
thế kinh tế theo quy mô/…)

Đe doạ đến Chưa thể xác định Cao


thị phần

Đe dọa đến Nguồn lực tại chỗ (khu vực TP. Thủ Chưa thể xác định
nguồn lực Đức): nhân lực, cung nguyên liệu,...

Nhận xét Có thể có điểm mới trong kế hoạch Có nguồn lực lớn hơn dự án (nhất
phát triển, đe dọa trực tiếp đến dự án là về vốn) → đe dọa trực tiếp có
Có thể sao chép điểm khác biệt hoá của thể dẫn đến cuộc đua về giá.
dự án để thực hiện theo. Có kinh nghiệm về quản trị, quản
Đối thủ cần phải xây dựng dự án từ đầu lý, marketing,...
→ mất nhiều thời gian và nguồn lực.

Từ đó, dự án cần phải duy trì điểm khác biệt hoá của mình nhằm giữ lấy thị phần và
không để bị đối thủ sao chép -> tăng rào cản gia nhập ngành của đối thủ. Đồng thời, nhận
dạng ngay những đối thủ tiềm năng có thể chuyển mình thành đối thủ trực tiếp để có biện
pháp giữ vững thị phần.
1.4.3. Áp lực từ nhà cung cấp
- Thị trường rau sạch nước ta đã và đang trên đà phát triển không ngừng. Nông dân
ngày càng ý thức hơn về quy trình canh tác, trồng trọt, thu hoạch sao cho đạt các
tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế như tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
- Việc thu mua nông sản sạch có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như thu mua trực
tiếp tại vườn của nông dân, liên kết bao tiêu đầu ra tại các hợp tác xã, mua sỉ tại các
cửa hàng, chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh nông sản sạch, nhập khẩu nông sản có
tiêu chuẩn chất lượng cao từ nước ngoài về.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 20


- Số lượng nhà cung cấp đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Do
thị trường đang ngày càng quan tâm đến thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cho sức
khoẻ nên số lượng người kinh doanh lĩnh vực thực phẩm sạch ngày càng tăng.
Trong khi đó, để thu hút khách hàng cũng như đảm bảo uy tín cho thương hiệu thì
các nhà cung cấp càng cố gắng đảm bảo và nâng cao chất lượng nguồn hàng.
- Mặc dù nhìn chung thì giá bán của nông sản sạch vẫn còn cao hơn khá nhiều so với
nông sản loại thường chưa được kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn nghiêm
ngặt nhưng nhờ vào sự gia tăng số lượng nhà cung cấp nên có thể thấy rằng mức độ
cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp đang tăng cao hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp
có thể hưởng lợi nhờ việc giảm được chi phí đầu vào mua nguyên liệu.
- Nhà cung cấp vật dụng nhà bếp tương đối đa dạng với chất lượng sản phẩm và giá
cả phong phú, nhiều chủng loại và công năng hữu ích.
- Các thiết bị nhà bếp hàng ngoại giá đắt nhưng chất lượng, độ bền lại hơn hàng trong
nước sản xuất, bên cạnh đó còn có rất nhiều thương hiệu đã, đang và chuẩn bị gia
nhập vào đường đua gia dụng, điển hình có thể kể đến như VnTech, Asanzo,
Korihome,…
- Không thể không kể đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực
giao thức ăn nhanh. Dù không có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này
tuy nhiên sự cạnh tranh về giá và tốc độ giao hàng cực kỳ khắc nghiệt. Nhờ đó, việc
tìm nhà cung cấp trong lĩnh vực này trở nên đa dạng hơn với nhiều lựa chọn chất
lượng và không phải quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp nào.
1.4.4. Áp lực từ khách hàng
Xét theo quy mô của thị trường mục tiêu (khu vực thành phố Thủ Đức - thành phố Hồ
Chí Minh), nhóm đã thực hiện khảo sát và thu được nhóm số liệu sau đây:
● Giá cả: có đến 66,7% khách hàng mục tiêu chấp nhận chi trả từ 30.000-50.000 cho
sản phẩm, chiếm đa số trong số lượng khách hàng mục tiêu, chứng tỏ khách hàng sử
dụng sản phẩm phải chấp nhận giá theo nhóm khách hàng này.

Biểu đồ 1.1. Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho một bữa ăn/người
Đồng thời, như đã đề cập ở phần “Ý tưởng dự án”, ở khu vực thành phố Thủ Đức
hiện chưa có bất kì dự án tương tự nào, do đó, khi ra đời, dự án của nhóm có thể
xem như độc quyền (cũng như có được lợi thế người tiên phong) ở thị trường này.
Do đó, trong điều kiện không có thêm đối thủ cạnh tranh, khách hàng khó có thể tác
động đến giá của sản phẩm.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 21


● Chất lượng và Dịch vụ: bên cạnh giá cả, đây là yếu tố quan trọng cần được quan
tâm và duy trì. Vì nó tạo ra giá trị của sản phẩm, chứng minh việc khách hàng chấp
nhận chi trả nhiều hơn so với sản phẩm tương tự là xứng đáng. Đồng thời, giúp giữ
chân khách hàng trung thành và là phương thức marketing truyền miệng hiệu quả.
Theo biểu đồ bên dưới, các yếu tố liên quan đến chất lượng, dịch vụ được khách
hàng đánh giá là quan trọng bao gồm (theo thứ tự từ giảm dần): Đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm (1); món ăn phong phú đa dạng (2); giao hàng nhanh (3);...

Biểu đồ 1.2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các tiêu chí để lựa chọn
một trang web đặt đồ ăn "eat clean”
Từ đó, có thể thấy khả năng thương lượng của khách hàng đối với dự án:
● Giá bán: Khách hàng là người chấp nhận giá theo số đông.
● Chất lượng và Dịch vụ : Dự án phải chấp nhận nâng cao chất lượng theo nhu cầu
của khách hàng: Duy trì sản phẩm cốt lõi và sản phẩm cụ thể, nâng cao và mở rộng
sản phẩm bổ trợ.
1.4.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế
- Bên cạnh chế độ ăn eat clean, người tiêu dùng còn có nhiều lựa chọn khác khi quyết
định cho bữa ăn của mình. Các chế độ ăn low carb, keto hoặc thực đơn dành riêng
cho người cần tăng cơ, giảm mỡ là các lựa chọn thay thế khả thi cho eat clean.
- Nếu như nhiều người tìm tới eat clean chỉ đơn giản là mong muốn có một thực đơn
ăn lành mạnh giúp nâng cao sức khoẻ và duy trì thể trạng thì bên cạnh đó vẫn có
nhiều thực khách lựa chọn eat clean với mong muốn giảm cân nhanh chóng. Với
mục đích đó, bên cạnh eat clean thì chế độ ăn low carb và keto cũng là những sự lựa
chọn thay thế đáng được cân nhắc.
- Chế độ ăn low-carb là chế độ ăn giới hạn lượng carbohydrate và tăng tỉ lệ protein
cũng như chất béo trong khẩu phần (carbohydrate có trong các thức ăn như ngũ cốc,
rau và hoa quả) trong khi đó keto là chế độ ăn cắt giảm lượng carb nạp vào cơ thể ở
mức tối thiểu nhất. Thay vào đó, chất béo được bổ sung tăng cường để cung cấp
calo cho cơ thể. Ở chế độ Keto này, cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng từ các nguồn dự
trữ nhiều hơn, mục tiêu hướng đến chính là chất béo và mỡ thừa tích tụ trong các cơ.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 22


1.4.6. Các chiến lược, chính sách nhà nước liên quan đến ngành mà có thể ảnh
hưởng đến dự án
Các chính sách của nhà nước về An toàn thực phẩm
Quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác
định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối
nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng
quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất
dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung
cấp thực phẩm an toàn.
Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.
Các chiến lược của nhà nước về An toàn thực phẩm (Chiến lược quốc gia An toàn
thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030)
Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn
thực phẩm.
Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực
phẩm; kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản; kiểm tra việc thực hiện
các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất.
Ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi
phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng
thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Tăng cường giám sát, thanh tra các cơ sở dịch vụ ăn uống, giám sát các mối nguy an
toàn thực phẩm.
Xúc tiến các hoạt động chứng nhận, xây dựng các quy định về kiểm tra chứng nhận
VietGAP, VietGAHP; đánh giá, chỉ định, giám sát các hoạt động của các tổ chức chứng
nhận, hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GAHP.
Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt
các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp
suất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, cảng, trường
học, khu công nghiệp và chế xuất; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ
ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm.
Phát triển, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết,
chuyển giao công nghệ về kiểm nghiệm an toàn thực phẩm và các tổ chức chứng nhận.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 23


Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện an toàn thực phẩm song song với áp dụng
chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở vi phạm.
Các chính sách của nhà nước về ngành dịch vụ ăn uống
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có đủ dụng cụ thiết bị, phương tiện vận chuyển,
bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm dùng ngay phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm
đối với thực phẩm. Nước chế biến thức ăn phải đáp ứng quy định về chất lượng nước ăn
uống. Chất thải rắn phải được thu gom vào dụng cụ có nắp đậy. Cống rãnh ở khu vực chế
biến phải có nắp đậy và không ứ đọng. Nguyên liệu, phụ gia dùng trong chế biến thức ăn
phải có nguồn gốc xuất xứ và bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức
ăn theo quy định. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn và được chủ cơ sở
xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải
đội mũ, đeo khẩu trang, mang ủng, giầy, dép riêng, cắt ngắn móng tay; không đeo đồng hồ,
vòng, lắc; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực chế biến thực phẩm; sử dụng găng tay
khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín. Người đang mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn,
viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp không được tham gia trực tiếp
sản xuất.
Thiết kế xây dựng nhà xưởng sản xuất phải đảm bảo quy trình sản xuất thực phẩm phải
được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn
nứt, ẩm mốc.
Đảm bảo không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng hoá chất
diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm,
nguyên liệu thực phẩm.
Các chính sách về thuế, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp
Các chính sách miễn, giảm thuế thuộc Chương trình phục hồi đã ban hành và triển khai
thực hiện (quy mô dự kiến khi xây dựng các chính sách là 61.500 tỷ đồng).
Hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại:
Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với
khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại ngân hàng thương mại như sau:
- Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách
hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại
và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng
không vượt quá ngày 31/12/2023.
- Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời
hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian trên.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 24


CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP DỰ ÁN
2.1. Phân tích thị trường dự án
2.1.1. Phân tích cầu thị trường sản phẩm
2.1.1.1. Cầu về Số lượng
Tính đến năm 2022, Google trả về khoảng 1.240.000.000 kết quả tìm kiếm cho cụm từ
“Eat clean”, khoảng 224.000 kết quả tìm kiếm cho cụm từ “Kinh doanh Eat clean”. Theo
báo cáo của YouNet Media 2019, thì tại Việt Nam “Detox” và “Eat clean” nằm trong top
10 xu hướng ăn uống lành mạnh mà mọi người quan tâm. Điều đó cho thấy làn sóng mạnh
mẽ trong việc thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh đang ngày càng mạnh mẽ.
Theo thống kê từ Statista, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 thế giới về tỷ lệ tăng
trưởng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất từ 2021-2026.

Sở dĩ có sự tăng trưởng đáng kể về người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam là nhờ vào
cơ cấu dân số trẻ, có sự tiếp nhận mạnh mẽ về khoa học - công nghệ và có nhu cầu kết nối
cao. Mức độ phổ biến của các nền tảng cũng khác nhau qua từng thế hệ. Trong khi thế hệ X
ưa thích nền tảng Facebook (khoảng 65,56 triệu người dùng tại Việt Nam) và Zalo (62 triệu
người) thì Instagram (7,98 triệu người) và Youtube (66,63 triệu người) lại phổ biến ở thế hệ
Z. Bên cạnh đó, TikTok là một hiện tượng nổi lên trong khoảng thời gian gần đây dành cho
người dùng mạng xã hội trẻ nhất trong nước.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 25


Các xu hướng ăn uống lành mạnh như Eat Clean được quảng bá và trở nên phổ biến
nhờ các trang mạng xã hội trên thông qua các fitness influencers, food vloggers,... Việc
Việt Nam là quốc gia có lượng người sử dụng mạng xã hội nhiều thứ 7 trên thế giới (Theo
Hootsuite) là một thuận lợi rất lớn để Eat Clean có thể du nhập và tiếp cận đến khách hàng.
Khảo sát của Younet Media về lý do mọi người theo đuổi chế độ ăn uống Healthy:

Biểu đồ 2.1. Lí do người Việt muốn theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Theo thống kê của tổ chức Ung thư toàn cầu
(GLOBOCAN) ước tính tại Việt Nam năm 2018 có 14.000 người mắc mới ung thư đại trực
tràng và hơn 7.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Bên cạnh đó, ung thư dạ dày cũng
đứng thứ 3 tại Việt Nam sau ung thư gan, ung thư phổi. Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, hầu
hết những vấn đề về ăn uống như huyết áp cao, nguy cơ đường huyết… đều liên quan đến
chế độ ăn uống không đúng cách. Đó là lý do vì sao người Việt ngày càng chú trọng hơn
những thức ăn nạp vào cơ thể cũng như có lối sống ăn uống lành mạnh hơn cho sức khỏe.
Vóc dáng cân đối hơn: Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, tỷ lệ béo phì ở Việt Nam
trong những năm gần đây tương đương so với Mỹ và các nước Châu Âu - nơi được cho là
tỷ lệ béo phì rất cao.. Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 3 người
tuổi trên 40 thì có 1 người béo phì. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do nạp quá nhiều
lượng calories vào cơ thể, lượng dầu mỡ tiêu thụ thừa ở mức đáng báo động,... Và Eat
Clean chính là giải pháp ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh béo phì kể trên.
Để chi tiết hơn về nhu cầu số lượng, nhóm dự án đã thực hiện khảo sát về nhu cầu sử
dụng sản phẩm Eat Clean tại khu vực Thủ Đức ta có được các kết quả sau:
● Số người đã biết đến/ nghe qua chế độ ăn Eat clean:

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 26


Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ người quan tâm đến “Eat clean”
Tỷ lệ số người quan tâm đến thực phẩm dinh dưỡng trong khu vực này là rất cao (46%),
ngoài ra cũng có tới 50% tổng số người đã nghe qua đến thực phẩm dinh dưỡng mặc dù
chưa hiểu rõ nhưng cũng biết sơ được lợi ích của loại thực phẩm này.
● Số người đã từng theo chế độ ăn dinh dưỡng:

Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ người áp dụng “Eat clean”


Số người đã áp dụng chế độ “eat clean” chiếm tỷ lệ tương đối (30%), ngoài ra có tới
38% tổng số người có xu hướng sẽ sử dụng chế độ “eat clean”.

Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ người thường xuyên đặt đồ ăn ngoài


Có tới 70% tổng số người trong độ tuổi mục tiêu đặt đồ ăn nấu sẵn hàng ngày vì bận
rộn với việc học hay làm
→ Như vậy có thể thấy phân khúc mục tiêu 18-30 tuổi tại khu vực Thủ Đức hoàn toàn
hợp lý và có nhiều cơ sở để thành công. Ngoài ra việc còn nhiều người mới chỉ có dự định
ăn uống cũng đồng nghĩa với việc vẫn còn nhiều khách hàng sẵn sàng tiếp cận mà không
gặp các rào cản về mặt trung thành thương hiệu.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 27


● Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho một bữa ăn/ 1 người

Biểu đồ 2.5. Mức giá khách hàng sẵn sàng chi trả cho một bữa ăn
Rất nhiều người sẵn sàng trả mức giá trên mức trung bình để có thể sử dụng một bữa ăn
bình thường, cụ thể 66,7% tổng số người chịu bỏ 30.000 - 50.000 cho một bữa ăn, 13,3%
tổng số người chịu bỏ 50.000 - 70.000 cho một bữa ăn.
=> Điều này cho thấy rằng giá cả không phải là trở ngại quá lớn đối với người tiêu
dùng nếu họ muốn trải nghiệm thực phẩm dinh dưỡng.
2.1.1.2. Cầu về Chất lượng
Theo khảo sát do nhóm dự án thực hiện:
- Có tới 58% người được khảo sát nói rằng họ rất chú trọng vấn đề vóc dáng và duy
trì thể trạng.

Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ người chú trọng đến vóc dáng và thể trạng
- 52% người tham gia khảo sát cho biết họ quan tâm đến các vấn đề về sức khỏe và
muốn có chế độ ăn khoa học và dinh dưỡng.
Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ người chú trọng đến vóc dáng và thể trạng

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 28


- 44% người trả lời khảo sát rằng họ thường xuyên đặt đồ ăn thay vì tự chuẩn bị đồ ăn
Từ số liệu khảo sát có thể đưa ra kết luận rằng: Thị trường đang cần một đơn vị cung
cấp thực phẩm vừa có thể đem lại cho khách hàng những bữa ăn tiện lợi được chế biến sẵn
mà vẫn đảm bảo nguồn gốc thực phẩm an toàn kết hợp với đó là món ăn cần được nghiên
cứu kỹ lưỡng sao cho vẫn cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà vẫn duy
trì được vóc dáng và thể trạng hiện tại của người dùng.
Thêm vào đó, người tiêu dùng để lựa chọn một nơi đặt thực phẩm chất lượng rất chú
trọng vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả.
Theo khảo sát cho thấy, có đến 93,3% người tham gia đã chọn đảm bảo vệ sinh, an toàn
thực phẩm là tiêu chí để họ lựa chọn một trang web đặt đồ ăn eat clean. Trong khi đó, giá
cả là tiêu chí ảnh hưởng đến lựa chọn trang web của 80% người tham gia khảo sát. Cũng có
tới 80% người đánh giá khảo sát lựa chọn tiêu chí món ăn phong phú, đủ chất dinh dưỡng
sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn trang web đặt đồ ăn eat clean của họ.

Biểu đồ 2.8. Tiêu chí để khách hàng lựa chọn một trang web đặt đồ ăn eat clean
Bên cạnh đó thì nếu trang web có cung cấp thêm dịch vụ thực đơn riêng cho từng người
và được nhiều đánh giá, phản hồi tốt từ những khách hàng đã sử dụng sẽ là một điểm cộng
lớn đối với việc lựa chọn trang web đó đối với nhiều khách hàng mới biết tới.
Chất lượng của các dịch vụ tư vấn hay chất lượng phục vụ và tốc độ giao hàng cũng
ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn tại trang web. Do đây là dịch vụ
còn khá mới mẻ nên người dùng cần khá nhiều thời gian để làm quen với sản phẩm cũng
như cần thời gian khá dài để trải nghiệm thực đơn eat clean để nhìn thấy những hiệu quả
tích cực lên cả sức khoẻ thể chất và tinh thần.
2.1.2. Phân tích cung thị trường sản phẩm
2.1.2.1. Tình hình cung ứng sản phẩm về số lượng
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới những
vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là chế độ ăn uống. Trong xu hướng này, chế độ ăn Eat Clean
nổi lên như một giải pháp ăn uống lành mạnh, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vừa
đảm bảo sức khỏe. Theo đó, mô hình kinh doanh Eat Clean phát triển như một xu hướng

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 29


mới trong tương lai. Với hàng loạt những ưu điểm như chi phí đầu tư thấp, thu hồi vốn
nhanh và lợi nhuận cao thì đây là mảnh đất màu mỡ mà nhiều người muốn khai phá.
Từ nhiều năm trước, Eat Clean đã xuất hiện và được áp dụng tại nhiều nước phát triển
như Mỹ, Nhật,… Cùng với sự phát triển của internet, mạng xã hội, fitness influencers, food
influencers,… Eat Clean du nhập vào Việt Nam và trở thành chế độ ăn sạch, lành mạnh
giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng, làn da hiệu quả được nhiều người ưa chuộng.
Nhiều người đã lựa chọn tìm đến các địa chỉ kinh doanh Eat Clean để đặt phần ăn hàng
ngày, thậm chí là mua combo theo tuần và theo tháng.
Với công việc bận rộn, thời gian eo hẹp, đặc biệt với dân văn phòng, cần sự nhanh
chóng, họ thường lựa chọn việc sử dụng hình thức mua thức ăn Eat Clean online qua các
ứng dụng công nghệ.
Khi tìm kiếm của hàng Eat Clean bằng các trang web thương mại điện tử, trên khu vực
cả nước có khoảng 200 cửa hàng chuyên phục vụ các phần ăn Eat Clean, cụ thể ở TP.
HCM, kết quả cho thấy có hơn 30 cửa hàng, trong đó có 1 cửa hàng ở khu vực Thủ Đức,
các khu vực lân cận Thủ Đức có từ 1-2 cửa hàng, chưa tính các đối tượng kinh doanh nhỏ
lẻ, thông qua các hội nhóm trên Facebook, Instagram,...
Trung bình mỗi suất ăn theo chế độ Eat Clean của các cửa hàng này, tùy cửa hàng có
giá dao động trong khoảng từ 30.000 - 40.000 đồng hoặc 50.000 - 60.000 đồng. Nếu mua
theo combo sẽ khoảng 150.000/ngày và 550.000 - 600.000 đồng hoặc 600.000 - 750.000
đồng/tuần.
2.1.2.2. Chất lượng nguồn cung
Eat Clean là chế độ ăn dựa trên khoa học dinh dưỡng, cần nắm vững các tiêu chí về
dinh dưỡng để phục vụ khách hàng tốt nhất. Thực đơn phong phú, chế biến đúng nguyên
tắc, phù hợp với thể trạng mỗi người, phát huy được công dụng,… là những lý do để khách
hàng tin tưởng và lựa chọn.
Chất lượng của nguyên liệu góp phần rất lớn vào chất lượng của món ăn. Các thực
phẩm ăn healthy phải đảm bảo tươi sạch, tốt cho sức khỏe.
Các cửa hàng kinh doanh thực phẩm Eat Clean ở khu vực TP. HCM, Thủ Đức và các
khu vực lân cận, thường được khách hàng đánh giá (trên các trang thương mại điện tử như
Shopee Food, Foody,... hay trên chính trang web của cửa hàng) ở mức tốt - khá tốt và có
các phản hồi tích cực.
Tuy nhiên, các cửa hàng có đầy đủ thông tin đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu
đạt chuẩn có giá thành khá cao cho mỗi phần ăn; chỉ khai thác một hoặc một vài nhóm thực
phẩm trong thực đơn Eat Clean; chỉ tập trung vào vài mục đích của Eat Clean như giảm
cân hay làm đẹp da, hoặc có thể nói là chưa có sự cá nhân hóa khách hàng tối ưu - một
trong số các hướng đi chính mà dự án đang nhắm đến.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 30


2.1.3. Phân tích phân khúc thị trường
2.1.3.1 Phân tích phân khúc khách hàng
Bảng 2.1. Phân khúc khách hàng của dự án

ĐỘ TUỔI ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM

Nhỏ hơn - Đang trong giai đoạn phát triển về thể chất - Chưa có nguồn thu nhập
18 và tinh thần nên việc ăn uống dinh dưỡng có ổn định, còn phụ thuộc
tác động tích cực đến việc bồi dưỡng sức khỏe nhiều vào gia đình.
từ những bước đầu. - Phần lớn dùng bữa cùng
- Bắt đầu hình thành thói quen dùng bữa ăn gia đình, nhu cầu chưa cao
dinh dưỡng cùng với gia đình có ba mẹ hay trong việc ăn uống dinh
các thế hệ đi trước. dưỡng.

18-30 - Có nguồn thu nhập ổn định nên có thể độc - Yêu cầu cao về chất
lập trong việc tiêu dùng và mua sắm. lượng đồ ăn từ khâu
- Tương đối bận rộn, ít thời gian cho việc mua nguyên nhiên liệu cho đến
sắm và nấu ăn tại nhà. Các đối tượng sinh thành phẩm.
viên đôi khi bị hạn chế việc chế biến thức ăn - Phức tạp trong việc lựa
tại phòng nội trú, ký túc xá… chọn sản phẩm, không còn
- Hình thành thói quen yêu thích sử dụng thực bị hấp dẫn bởi những lợi
phẩm xanh, sạch, dinh dưỡng; quan tâm và ích nội tại đơn giản mà
hành động để bảo vệ môi trường. chú ý vào danh tiếng, sự
- Chịu tác động mạnh mẽ của mạng xã hội và uy tín và chất lượng mang
nắm bắt được xu hướng eat clean của Thế giới lại trong dài hạn của nhà
nhằm nâng cao và duy trì một sức khỏe tốt. cung ứng.
- Văn hóa đặt đồ ăn qua ứng dụng phát triển - Mức độ trung thành với
nhanh và chiếm thị phần lớn: Nhạy bén với sản phẩm cũng như
công nghệ thông tin, có thể dễ dàng tiếp cận thương hiệu thấp, họ dễ
và sử dụng thuần thục các ứng dụng trên điện dàng thay đổi nếu thấy sản
thoại để đặt đồ ăn như Shopeefood, Grab, phẩm, thương hiệu đó
Baemin,… Thị trường giao đồ ăn trực tuyến không phù hợp nữa hoặc
tại Việt Nam có giá trị quy mô 33 triệu USD tìm được một thương hiệu
trong năm 2018, dự kiến sẽ đạt quy mô phù hợp với bản thân.
khoảng 38 triệu USD vào năm 2020 và duy trì
mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm
tới (Theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường
Euromonitor International

Lớn hơn - Mức độ trung thành thương hiệu cao - Có xu hướng nấu ăn tại
30 - Rất chú trọng đến sức khỏe và lối sống lành nhà cho gia đình với khẩu
mạnh vị và sự yêu thích từng

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 31


- Có nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm thành viên là khác nhau.
chăm sóc sức khỏe như sữa, các loại hạt,... - Thích tự mình trải
nghiệm việc mua sắm và
nấu nướng thay vì được
cung cấp sẵn để nấu.

2.1.3.2 Phân tích phân khúc thị trường sản phẩm


Đối với giai đoạn đầu thâm nhập thị trường và ra mắt dịch vụ, công ty sẽ lựa chọn thị
trường là khu vực Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và tập trung chủ yếu vào
phân khúc khách hàng là sinh viên, nhân viên văn phòng có độ tuổi từ 18 - 30 tuổi vì:

Chiếm thị phần rất lớn trong xu hướng thị trường đặt đồ ăn trực tuyến là phân khúc
khách hàng từ 20-29 tuổi (Chiếm 53% tổng thị trường).
- Thành phố Thủ Đức là nơi có nhiều cơ sở trường Đại học, sinh viên tập trùng nhiều.
Đồng thời với đó, diện tích thành phố Thủ Đức rộng lớn với 211,56 km2 dẫn đến số
lượng dân cư nhiều với khoảng 1.013.795 người (năm 2019), tập trung nhiều đối
tượng là nhân viên văn phòng. Vì vậy, mức độ tiếp cận và chấp nhận sử dụng dịch
vụ sẽ cao hơn.
- Sinh viên ở Ký túc xá hay các phòng trọ trên địa bàn thành phố Thủ Đức không có
cơ sở vật chất và điều kiện để tự nấu nướng. Trong năm học mới 2022-2023, ước
tính Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ đón số lượng lớn sinh viên ở nội trú
gồm 27.000 sinh viên cũ và 11.000 sinh viên mới. Những sinh viên này sẽ được bố
trí ở 2 khu KTX A và B nằm trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
- Nhân viên văn phòng, đặc biệt là nhân viên nữ có xu hướng đặt đồ ăn trưa trên các
trang web hay các ứng dụng và có mong muốn giao đồ ăn tận nơi.
+ Phụ nữ đóng góp hơn 80% thảo luận về việc ăn uống lành mạnh (Theo IPod.vn).
+ Khách hàng chủ yếu của đồ ăn healthy là các bạn trẻ ở độ tuổi từ 20 đến 35 và
chiếm khoảng 80% là nữ giới (Theo IPod.vn).
- Chịu nhiều sự tác động của thông tin đại chúng về vấn đề ăn uống dinh dưỡng. Có
nhu cầu ăn bữa ăn dinh dưỡng và đang tìm kiếm một nguồn cung cấp uy tín tuy

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 32


nhiên chưa có thói quen sử dụng đồ ăn dinh dưỡng một cách đều đặn và có kế
hoạch. Không cần cam kết kết quả khi sử dụng trong thời gian dài. Trong gần 1 triệu
thảo luận về chủ đề ăn uống lành mạnh trên các trang mạng xã hội, có đến 10.869
lượt thảo luận liên quan đến eat clean. Trong đó, 866 thảo luận thắc mắc về nơi bán
đồ ăn này tại địa phương, khu vực mà họ đang sống (Theo Younet Media)
- Có xu hướng tìm kiếm và trải nghiệm những điều mới.
- Chưa có sự trung thành với nhãn hiệu quá cao, rào cản thương hiệu còn chưa quá
lớn, dễ tiếp cận và xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành.
- Có sự nhạy bén lớn với việc sử dụng ứng dụng hay các trang web để đặt đồ ăn trên
mạng. Dự đoán quy mô thị trường giao thức ăn trực tuyến tiếp tục được mở rộng và
giá trị ngày càng gia tăng trong năm 2023.

(Tham khảo Quy mô thị trường giao hàng trực tuyến)


- Không có nhiều thời gian để mua sắm thực phẩm sạch và không có một kiến thức
chuyên sâu để có thể đưa ra một thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng từng
người.
- Độc lập về khả năng tài chính và yêu thích sự tiện lợi của các dịch vụ thương mại
điện tử.
Trong dài hạn, có thể hướng tới phân khúc khách hàng mong muốn giảm cân nhờ ăn eat
clean, những người cần cam kết kết quả sau một thời gian sử dụng sản phẩm. Khi đó sẽ xây
dựng một lộ trình để khách hàng tuân theo và đảm bảo cam kết kết quả cuối cùng sau một
thời gian nhất định sử dụng sản phẩm.
Ước tính số người sẽ sử dụng dịch vụ chuỗi cung cấp đồ ăn dinh dưỡng (eatclean) trong
tổng 1,1 triệu dân cư tại thành phố Thủ Đức như sau:
● Tỷ lệ số người quan tâm đến thực phẩm dinh dưỡng hoặc đã nghe qua đến thực
phẩm dinh dưỡng mặc dù chưa hiểu rõ nhưng cũng biết sơ được lợi ích của loại thực
phẩm này chiếm 96%.
● Tỷ lệ số người trong độ tuổi 18 - 30 chiếm 46,2%
● Trong số này, tỉ lệ người đã áp dụng chế độ “eat clean” hoặc có xu hướng sẽ sử dụng
chế độ “eat clean” chiếm tỷ lệ 68%.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 33


● Số người đồng ý chi trả 30.000-50.000 cho một bữa ăn chiếm 66,7%.
Dự kiến số người chấp nhận sử dụng dịch vụ của công ty trong năm đầu (thị phần
của công ty): 0,3%
Dịch vụ theo bữa đơn lẻ: Chiếm 80% tập khách hàng của công ty
● Số người sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn eat clean theo bữa đơn lẻ = 1,1 triệu *
96%*46,2%*68%* 66,7%*0,3%*80% = 531 người
● Số suất ăn trung bình khách hàng dự tính sử dụng dịch vụ trong một tuần: 8 suất
ăn
● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một tuần: 531*8 = 4248 suất ăn
● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một năm: 4248*52 = 220896 suất ăn.
Dịch vụ theo tháng: Chiếm 20% tập khách hàng của công ty
● Số người sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn eat clean theo tháng: 1,1
triệu*96%*46,2%*68%*66,7%* 0,3%*20% = 133 người
● Số suất ăn dự tính sử dụng dịch vụ trong một tuần: 12 suất ăn
● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một tuần: 133*12 = 1596 suất ăn
● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một năm: 1596*52 = 82992 suất ăn

Theo các tính toán, dự kiến thị phần năm tiếp theo sẽ là 0,35% trong số khách hàng
tiềm năng (tốc độ tăng trưởng 17%).
2.1.4. Chiến lược tiếp thị và khuyến thị
- Quảng bá trên các nền tảng xã hội
Sử dụng nhiều loại công cụ tiếp thị quảng cáo, đánh mạnh vào tiếp thị quảng cáo trên
các trang web trực tuyến và những trang mạng xã hội vì đối tượng người dùng khách hàng
tiềm năng là phân khúc có tần suất sử dụng mạng xã hội cao, chớp lấy thông tin nhanh, họ
tìm kiếm có chủ đích hoặc ngẫu nhiên qua những kênh trực tuyến do đó sẽ tăng nhanh
Digital Marketing. Cụ thể, quảng bá trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok,
các ứng dụng đặt đồ ăn v.v. để tiếp cận khách hàng mới và lần đầu mua. 
Theo số liệu từ Global Web Index cho thấy trong năm qua, có khoảng 62,5% người tiêu
dùng tại Việt Nam coi mạng xã hội là phương tiện tiện tìm kiếm thông tin về thương hiệu
và sản phẩm. Và cứ 10 người dùng Internet thì có đến 4 người thích và quyết định mua
hàng nhờ xem video quảng bá của thương hiệu. 
Do đó, video sẽ tiếp tục là dạng nội dung thu hút khách hàng tiềm năng, đây sẽ là một
kênh tiếp cận chính để đưa ra các chiến lược marketing nhằm thu hút người dùng bằng
cách đăng video định kỳ, các sản phẩm khuyến mãi, các video mang tính tạo giá trị như
tips nấu ăn dựa trên công thức có sẵn …
- Quảng bá thông qua trang web chính thức

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 34


Xây dựng website chuyên nghiệp để lôi cuốn sự chú ý quan tâm của mọi người và đây
cũng là nơi để công bố menu, giá thành, chủ trương khuyến mãi thêm, các ngày khuyến
mại trong tuần, hình thức thanh toán giao dịch, đặt hàng ngay tại trang web và giờ giấc
hoạt động. Một website luôn cập nhật tình hình thực đơn, tư vấn cho khách hàng, có các
hoạt động giải trí trong các ngày lễ, Tết, và những nhận xét từ người mua trước sẽ gián tiếp
PR nhà hàng một cách tuyệt đối nhất.
- Sử dụng người nổi tiếng để tiếp thị
Sự bùng nổ của Internet tạo ra rất nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội hay còn gọi là
KOL - Influencer - có hàng trăm ngàn người theo dõi. Lượt tương tác trên mỗi bài post lên
đến chục ngàn người. Quảng bá từ những bài viết check-in, thưởng thức, nhìn nhận của họ.
Ví dụ như Hana Giang Anh, Trí Phan, Ngọc Khánh là những Influencer theo đuổi lối sống
eat clean rất phù hợp với mục tiêu hướng tới. Cửa hàng sẽ lựa chọn những KOL phù hợp
nhất để hợp tác cùng, quảng bá sản phẩm một cách tự nhiên qua các video, chia sẻ thường
nhật trên trang của họ.
Cũng theo số liệu của GBI, để đưa ra các quyết định mua sắm người Việt vẫn tin tưởng
nhận xét từ người dùng khác (90%) hơn là quảng cáo từ thương hiệu (30%). Tương tự, xu
hướng tìm kiếm thông tin về nhãn hàng thông qua nhận xét của người đi trước cao gấp
1,5-2 lần so với website, blog giới thiệu thương hiệu. Do đó, để chinh phục người tiêu
dùng, việc bắt tay với giới nổi tiếng như Influencer, KOC (khách hàng gây ảnh hưởng) hay
những cộng đồng liên quan tới thương hiệu là cần thiết.
- Tài trợ cho các chương trình
Khi đã xây dựng được uy tín, có vị thế và sự ổn định ở một số khu vực tại thị trường
TP. HCM, sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng ra các khu vực trên toàn thành phố và các tỉnh thành
khác ở Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng … Để tiếp cận những thị trường mới ngoài việc
cạnh tranh thị phần với các đối thủ sẵn có, cần tập trung mở rộng khai phá các tệp khách
hàng mới của riêng mình. 
Vì thế ngoài các kênh tiếp thị cũ, cần thực hiện những chiến lược thực tế, sâu hơn. Tiếp
cận khách hàng bằng cách tài trợ cho các cuộc thi, chương trình, các buổi hội thảo, hoạt
động về lĩnh vực sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng. Hoặc là tự tổ chức các chương trình vừa có
tính tạo giá trị, vừa có tính quảng bá như workshop trực tuyến chia sẻ về xu hướng Eat
clean, chuỗi thử thách 7 ngày cùng bữa ăn eat clean …
- Các hình thức chiêu thị khác
+ Giảm giá cho người mua trung thành như khi đặt đồ ăn theo tuần hoặc theo
tháng, hoặc giới thiệu cho người khác mua chung. 
+ Duy trì mối quan hệ với những người mua thân thiết, gửi tin nhắn về những
chương trình khuyến mại đặc biệt quan trọng, những khuyến mãi trong
tuần/tháng, tặng quà hoặc ưu đãi vào sinh nhật của khách hàng.
2.1.5. Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm
❖ Phạm vi hoạt động:

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 35


Các đối thủ cạnh tranh chưa lấp hết khoảng trống thị trường (chỉ hoạt động chính ở khu
vực các quận trung tâm TP. Hồ Chí Minh). Bản thân mỗi đối thủ cũng chỉ tập trung hoạt
động ở một quận chính - nơi đặt cơ sở và một số khu vực lân cận. → Hiện tại, trong top 10
cửa hàng chuyên bán đồ ăn Eat Clean không có cửa hàng nào ở thành phố Thủ Đức.
Phổ biến chậm theo khu vực (Thử nghiệm ở khu vực có mật độ khách hàng cao - TP
Thủ Đức, sau đó mở rộng ra các vùng lân cận).
❖ Đa dạng trong loại hình dịch vụ:
Một số đối thủ chỉ đủ nguồn lực để khai thác một nhóm thực phẩm trong trong thực đơn
Eat Clean (ví dụ như Eat More Salad chỉ chuyên bán những món salad; Fresh Saigon,
Smoothie Factory chỉ chuyên bán nước ép,....)
→ Khách hàng gặp khó khăn khi muốn mua nhiều loại thực phẩm khác nhau cho một
bữa ăn.
Công ty không chỉ cung cấp thức ăn đã được chế biến sẵn mà còn cung cấp thực phẩm
tươi sống theo thực đơn nếu người mua có nhu cầu muốn tự thực hiện tại nhà. Khi người
dùng có yêu cầu sử dụng dịch vụ đặc biệt (lựa chọn khung giờ, ngày giao hàng), hệ thống
sẽ ghi nhận nhanh chóng và đáp ứng được nhu cầu.
❖ Hình thức cá nhân hóa:
Việc cá nhân hóa khách hàng chưa tối đa ở các đối thủ tạo nên cơ hội cho công ty thâm
nhập và thị trường và chiếm lấy lòng tin của khách hàng.
Bên cạnh các thực đơn do công ty tự thực hiện, công ty còn nhận nấu theo thực đơn
được kê sẵn của khách hàng (bệnh nhân tiểu đường, gymer có PT lên chế độ nhưng không
có thời gian nấu… ). Điểm nổi trội trong việc cá nhân hóa khách hàng của website là
không chỉ dựa vào mục đích ăn uống của khách hàng mà còn hướng đến sự hoàn thiện khi
thực hiện chế độ “eat clean” qua việc thu thập các thông tin về:
- Chỉ số cơ thể
- Các món ăn ưa thích và các món ăn ít sử dụng
- Dị ứng với các thành phần, nguyên liệu của các món ăn
- Tình trạng bệnh lý
- Thói quen sinh hoạt, vận động
⇒ Từ những thông tin được cung cấp, đội ngũ chuyên gia sẽ đưa ra lộ trình bao gồm
những món ăn theo thực đơn giúp khách hàng đạt được mục tiêu của bản thân (duy trì sức
khỏe, vóc dáng, tăng cân, giảm cân,...).
❖ Giao diện của website:
Website bán hàng bắt mắt, chứa đầy đủ thông tin dịch vụ và được thiết kế gọn gàng,
cho phép khách hàng dễ dàng "lướt nhìn" những món ăn và đặt hàng ngay khi có nhu cầu.
Khách hàng có thể tự thiết kế và điều chỉnh bố cục hiển thị của các bữa ăn theo thực đơn
sau khi tạo tài khoản trên website chính thức. Đồng thời, khách hàng có thể chủ động lên

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 36


kế hoạch trước cho những bữa ăn vào những ngày tiếp theo cho phù hợp với nhu cầu của
mình.
Hình ảnh các món ăn sẽ được làm mới và cập nhật định kỳ trên website đảm bảo tính
chân thực nhất đối với khách hàng.
Website còn bổ sung thêm tính năng “REVIEW”, với hình thức như một diễn đàn để
khách hàng có thể đưa ra những bình luận, đánh giá về các nguyên liệu, các món ăn hay
thực đơn sau khi sử dụng. Những nội dung đăng tải sẽ được kiểm soát để đảm bảo được sự
tin cậy, chính chủ đến từ khách hàng, từ đó làm cơ sở để người mua đưa ra quyết định mua
hàng. Đây cũng được xem là một kênh nhận phản hồi để điều chỉnh, bổ sung nhằm cải
thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Thông tin về hàm lượng dinh dưỡng, nguồn gốc của các nguyên liệu, món ăn được
cung cấp chi tiết bên cạnh những thực đơn đã được thiết kế.
❖ Kênh tiếp cận
Hiện nay các kênh tiếp cận chủ yếu fanpage facebook, một số thương hiệu lớn hơn thì
có thêm website riêng chưa có sự đa dạng trong hình thức tiếp cận đến khách hàng. Với
vấn đề về kênh tiếp cận này, công ty không chỉ qua Fanpage Facebook và website chính
thức mà còn mở rộng kênh tiếp cận thông qua Group kín, Instagram, TikTok với sự xuất
hiện của KOLs cùng lĩnh vực. Nhanh chóng bắt kịp những xu hướng trên 2 nền tảng mới
này để quảng bá rộng rãi về website chính thức.
❖ Đội ngũ nhân viên
Mỗi bữa ăn đều được tính calories kỹ lưỡng và đảm bảo tiêu chí "Sạch - Ngon - Khỏe"
nhờ: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp:
- Là các đầu bếp được đào tạo bài bản, có đạo đức nghề nghiệp.
- Là các nhân viên chăm sóc khách hàng, các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn và có thể
xây dựng thực đơn riêng cho từng khách hàng phù hợp với thể trạng và tình hình
sức khỏe của họ.
❖ Các vấn đề về bảo vệ môi trường
Trong khi các đối thủ cạnh tranh đa số vẫn sử dụng vỏ hộp đựng chưa thân thiện môi
trường (nhựa, nilon,..), thức ăn khi giao còn bảo quản lạnh cần phải hâm nóng bằng lò vi
sóng trước khi ăn. Công ty với chính sách sử dụng hộp đựng bằng giấy, bã mía, giảm rác
thải cho môi trường và đảm bảo món ăn không bị ảnh hưởng bởi nhựa xốp. Bên cạnh đó,
sản phẩm của công ty cũng đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào xanh sạch, tươi sống,
đảm bảo an toàn vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng - đem đến cho khách hàng những bữa ăn tươi
ngon, nóng hổi (dù là bữa sáng, bữa trưa, hay bữa tối).
❖ Cam kết về kết quả
- Mode duy trì sức khỏe, sau khi thu thập những thông tin cá nhân nêu trên, website sẽ
phân tích, đánh giá, chọn lựa những món ăn phù hợp với khách hàng. Song, đội ngũ
tư vấn sẽ tiến hành khảo sát định kỳ về tình trạng của khách hàng sau thời gian sử

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 37


dụng các nguyên liệu, món ăn theo thực đơn. Từ kết quả đó, đội ngũ tư vấn sẽ có
những điều chỉnh thực đơn cho phù hợp hơn.
- Mode duy trì vóc dáng hay giảm cân, sau khi thu thập những thông tin cá nhân nêu
trên, khách hàng còn cần cung cấp thêm thông tin về mục tiêu và thời gian mong
muốn đạt được kết quả. Đội ngũ tư vấn sẽ tiến hành phân tích dựa vào thể trạng hiện
tại của khách hàng và đề xuất lộ trình giảm cân cũng như thời gian dự kiến đạt được
mục tiêu của khách hàng. Khách hàng sau khi đồng ý thực hiện lộ trình sẽ phải cam
kết duy trì việc sử dụng các bữa ăn trong thời gian quy định đồng thời cập nhật vào
“Nhật ký hoạt động” trên website. Bên cạnh đó, đội ngũ tư vấn cũng sẽ theo dõi
“Nhật ký hoạt động” và khảo sát định kỳ về chỉ số cơ thể, tình trạng sức khỏe cũng
như đưa ra những lời khuyên khác bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống của lộ
trình. Từ kết quả của những lần khảo sát, đội ngũ tư vấn sẽ có những điều chỉnh
thực đơn cho phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng hoặc thay đổi về thời gian dự
kiến đạt được mục tiêu nếu cần thiết.
*“Nhật ký hoạt động” là tính năng cho phép khách hàng cập nhật thông tin về các hoạt
động hàng ngày (bao gồm loại hình và thời gian thực hiện), các món ăn đã sử dụng trong
bữa ăn theo thực đơn và những món ăn khác. Với những lựa chọn đề xuất sẵn, khách hàng
chỉ cần tick chọn vào những hoạt động hay món ăn bản thân sử dụng hoặc điền thêm
(ngoài danh mục đề xuất) một cách nhanh chóng mà không tốn quá nhiều thời gian. Dựa
vào “Nhật ký hoạt động”, Đội ngũ tư vấn sẽ tính toán lượng năng lượng, các chất dinh
dưỡng nạp vào cơ thể, lượng năng lượng tiêu hao để theo dõi chặt chẽ lộ trình của khách
hàng cũng như kịp thời đưa ra những lời khuyên hay điều chỉnh bữa ăn theo thực đơn.
Tính năng này cũng cho phép khách hàng cập nhật chỉ số của bản thân định kỳ để khách
hàng có thể theo dõi sự thay đổi một cách rõ ràng nhất.
⇒ Với tính năng “Nhật ký hoạt động” và kênh tư vấn định kỳ, website cam kết sẽ hỗ
trợ tối đa trong quá trình thực hiện chế độ “eat clean” để khách hàng đạt được mục tiêu
trong thời gian nhất định. Sau khi tham gia lộ trình, khách hàng có thể đưa ra feedback để
hệ thống hoạt động của website hoàn thiện hơn cũng như giải quyết nhu cầu của khách
hàng một cách hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, khách hàng có thể nhận được những ưu đãi
cũng như cập nhật được các thông tin ưu đãi một cách sớm nhất, các món ăn cũng sẽ được
thay đổi đa dạng, linh hoạt dựa vào thông tin khách hàng cập nhật trên “Nhật ký hoạt
động” và khảo sát tư vấn định kỳ để khách hàng có thể duy trì được chế độ “eat clean” lâu
dài đến khi đạt được mục tiêu của bản thân. Đội ngũ tư vấn không chỉ về các món ăn mà
còn các vấn đề về sức khỏe khác khi khách hàng có nhu cầu trong suốt quá trình cam kết
tham gia lộ trình.
2.2. Phân tích kỹ thuật dự án
2.2.1. Mô tả sản phẩm của dự án
Nguồn cung:
Với việc kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng thì việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu
là khâu quan trọng nhất. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự nghiên cứu và chọn lọc

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 38


kỹ lưỡng thị trường để có thể tìm được các nguồn cung được kiểm tra, đánh giá chứng
nhận về ATTP. Tuy nhiên để công việc làm ăn thực sự ổn định, chúng ta cần tạo mối quan
hệ lâu dài và tin tưởng với từng nơi cung cấp hàng. Tốt nhất là nên lựa chọn những nơi có
uy tín, nhất là các công ty thực phẩm sạch để được đảm bảo chất lượng cũng như đóng gói
nhãn mác hàng hóa. Tìm đến các nông trại đã được cơ quan chứng nhận để có nguồn hàng
sạch.
Thật sự để tìm được nguồn cung cấp thực phẩm sạch đạt tiêu chuẩn là rất khó, bạn sẽ
gặp phải rất nhiều nhà cung cấp chào hàng thì mẫu mã, chất lượng tuyệt vời nhưng khi đi
vào chính thức thì cung cấp hàng không đảm bảo. Chính vì vậy mỗi một mặt hàng nên liên
hệ với ít nhất 2 nhà cung cấp.
Sản phẩm cung cấp phải có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng; sản phẩm có thời hạn sử dụng
– bảo hành; sản phẩm được hướng dẫn sử dụng cụ thể – đúng cách…
Sản phẩm:
Yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng là thức ăn phải tươi ngon
và bổ dưỡng, đặc biệt đối với thực phẩm mua online việc đảm bảo uy tín là yếu tố sống còn
của doanh nghiệp.
Thực phẩm dinh dưỡng sẽ được tính toán về khối lượng, calories và các chất dinh
dưỡng sao cho phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.
Nguyên liệu sản phẩm đa dạng, bao gồm đầy đủ các loại thịt, cá, rau, củ, quả,... như vậy
sẽ cho khách hàng nhiều lựa chọn và cho khách hàng thấy được sự khác biệt so với việc tự
chế biến tại nhà.
Sản phẩm phụ, tăng thêm bao gồm dịch vụ giao hàng tận nhà, dịch vụ tư vấn và thiết
lập thực đơn, đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng.
Bao bì:
Để đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường ngày càng cao, chúng tôi quyết định sẽ sử
dụng các loại hộp đựng thực phẩm bằng giấy Kraft với nhiều kích thước khác nhau tùy
thuộc vào từng loại món ăn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Loại hộp này hoàn toàn
có thể chịu được nhiệt độ cao, chống thấm nước, an toàn thực phẩm, thân thiên môi trường
và còn có cả những yếu tố về mặt thẩm mỹ.

Đối với các loại thực phẩm tươi sống, chúng tôi vẫn sử dụng loại giấy Kraft nhưng sẽ là
loại túi để tiện cho việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 39


Khi đóng gói sản phẩm giao cho khách hàng, việc đính kèm các hình ảnh chứng nhận
về ATTP của sản phẩm sẽ tạo sự an tâm cho khách hàng. Ngoài ra, logo của quán cũng sẽ
được in trên bao bì để tăng mức độ nhận diện của thương hiệu.
Với xu hướng đề cao tính cá nhân hóa, chúng ta sẽ cho một tờ note cho khách hàng về
lượng calories của thực phẩm và gợi ý một vài phương pháp để tiêu hóa tốt nhất lượng
calories đó.
2.2.2. Xác định công suất của dự án
2.2.2.1. Công suất bình thường có thể của dự án
Đối với giai đoạn mới ra mắt, công ty sẽ lựa chọn thị trường tại Thành phố Thủ Đức –
TP. Hồ Chí Minh. Bởi vì khu vực này tập trung đông đảo sinh viên và nhân viên văn
phòng, cũng là nhóm đối tượng khách hàng chính mà dự án hướng đến.
Theo phân tích về phân khúc thị trường, năm 2019 TP. Thủ Đức có 1.013.795 người,
tập trung nhiều là đối tượng nhân viên văn phòng. Theo khảo sát, tỷ lệ số người quan tâm
đến thực phẩm dinh dưỡng hoặc đã nghe qua đến thực phẩm dinh dưỡng mặc dù chưa hiểu
rõ nhưng cũng biết sơ được lợi ích của loại thực phẩm này chiếm 96%. Tỷ lệ số người
trong độ tuổi 18 - 30 chiếm 46,2%. Trong số này, tỉ lệ người đã áp dụng chế độ “eat clean”
hoặc có xu hướng sẽ sử dụng chế độ “eat clean” chiếm tỷ lệ 68%. Số người đồng ý chi trả
30.000-50.000 cho một bữa ăn chiếm 66,7%. Dự kiến số hộ gia đình chấp nhận sử dụng
dịch vụ của công ty trong năm đầu (thị phần của công ty): 0,3%
Dịch vụ theo bữa đơn lẻ: Chiếm 80% tập khách hàng của công ty
● Số người sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn eat clean theo bữa đơn lẻ = 1,1 triệu *
96%*46,2%*68%* 66,7%*0,3%*80% = 531 người
● Số suất ăn trung bình khách hàng dự tính sử dụng dịch vụ trong một tuần: 8 suất
● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một tuần: 531*8 = 4248 suất ăn
● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một năm: 4248*52 = 220896 suất ăn.
Dịch vụ theo tháng: Chiếm 20% tập khách hàng của công ty
● Số người sử dụng dịch vụ gọi đồ ăn eat clean theo tháng:
1,1 triệu*96%*46,2%*68%*66,7%* 0,3%*20% = 133 người
● Số suất ăn dự tính sử dụng dịch vụ trong một tuần: 12 suất ăn
● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một tuần: 133*12 = 1596 suất ăn

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 40


● Số suất ăn dự tính cung cấp trong một năm: 1596*52 = 82992 suất ăn
Bên cạnh đó, dự án kinh doanh dưới hai hình thức: cung cấp thực phẩm chế biến sẵn và
cung cấp nguyên vật liệu cho khách hàng tự chế biến. Vì thế, nhóm kỳ vọng tỷ lệ phần
trăm sử dụng mỗi dịch vụ trên tổng số lượt khách hàng kỳ vọng như sau:
▪ Thực phẩm đã chế biến: 70%
▪ Nguyên liệu: 30%
2.2.2.2. Công suất tối đa danh nghĩa của dự án:
Giả sử hao hụt dự kiến trong chế biến là 3% và hao hụt trong vận chuyển, bảo quản là
3%, công suất tối đa danh nghĩa của dự án:
● Dịch vụ theo bữa đơn lẻ:
Số bữa ăn dự kiến cung cấp trong một năm: 220896*100/97*100/97 = 234771 lượt/năm
● Dịch vụ theo tháng:
Số bữa ăn dự kiến cung cấp trong một năm: 82992*100/97*100/97 = 88205 lượt/năm
2.2.2.3. Công suất khả thi của dự án
Nhu cầu của thị trường hiện tại và tiềm năng trong tương lai của dự án là lớn. Tuy
nhiên, mức độ chính xác của mẫu khảo sát không phải là 100% và còn chứa nhiều rủi ro thị
trường cũng như trong quá trình phân tích, đánh giá và quản trị dự án. Do đó, nhằm đề
phòng các rủi ro có thể xảy ra trong thực tế, dự án sẽ xác định công suất khả thi vào khoảng
50% - 85% công suất tối đa của dự án, năm đầu tiên đi vào hoạt động là 50% và tăng lên
qua mỗi năm.
Bảng 2.2. Mức sản xuất dự kiến cả đời của dự án
ĐVT: Lượt/năm
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Công
Tên sản phẩm suất % % % % %
Sản Sản Sản Sản Sản
tối đa công công công công công
lượng lượng lượng lượng lượng
suất suất suất suất suất
1. Bữa ăn đơn
234.771 50% 117.386 59% 137.341 67% 157.942 75% 176.895 83% 194.585
lẻ
1.1 Thực phẩm
164.340 50% 82.170 59% 96.139 67% 110.560 75% 123.827 83% 136.209
chế biến (70%)
1.2 Nguyên liệu
70.431 50% 35.216 59% 41.202 67% 47.383 75% 53.069 83% 58.375
(30%)
2. Bữa ăn theo
88.205 50% 44.103 59% 51.600 67% 59.340 75% 66.461 83% 73.107
tháng
2.1 Thực phẩm
61.744 50% 30.872 59% 36.120 67% 41.538 75% 46.522 83% 51.175
chế biến (70%)
2.2 Nguyên liệu
26.462 50% 13.231 59% 15.480 67% 17.802 75% 19.938 83% 21.932
(30%)

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 41


2.2.3. Nghiên cứu về máy móc thiết bị
2.2.3.1. Dự tính máy móc, thiết bị cần thiết
Máy móc, thiết bị được trang bị tại bếp ăn bao gồm thiết bị lạnh dùng để bảo quản thực
phẩm, thiết bị bếp, thiết bị quản lý cửa hàng… Các máy móc, thiết bị được lựa chọn trên
tiêu chí có độ bền cao, tiện nghi, đáp ứng được nhu cầu, công suất của dự án, đặc biệt các
thiết bị trực tiếp dùng cho việc chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, chất lượng, có độ an toàn cao.
Bảng 2.3. Chi phí máy móc thiết bị dự tính
(ĐVT: 1000 VNĐ)
Số Đơn Thành
Loại thiết bị Tên thiết bị Nhà cung cấp
lượng giá tiền
Thiết bị lạnh Tủ đông Alaska Inverter 419 lít Điện máy xanh 1 14.690 14.690
công nghiệp
để bảo quản
thực phẩm Tủ mát Alaska 580 lít Điện máy xanh 1 22.890 22.890
Tủ hấp công nghiệp 30kg Inox Việt Nam 2 23.000 46.000
Bếp Á 3 Họng Đốt Có Kệ Dưới Inox Việt Nam 1 20.900 20.900
Lò nướng Bosch HBA512ES0 Bếp An Thịnh 1 11.590 11.590
Bàn Inox Sơ Chế Có Kệ Dưới
BAI-05 Inox Việt Nam 3 6.600 19.800
Thiết bị nấu Chậu rửa 2 ngăn 1m8 Inox Việt Nam 2 15.500 31.000
bếp
Máy hút mùi Sevilla SV - DL 90T Bếp An Thịnh 1 8.490 8.490
Tủ inox Cửa Mở 2 Tầng Inox Việt Nam 1 13.000 13.000
Bộ nồi - chảo inox EUROSUN
MC1803 Bếp An Thịnh 5 2.650 13.250
Các thiết bị phụ trợ chế biến khác:
dao, kéo, thớt, bát, đũa, muỗng... 15.000 15.000

Thiết bị hỗ
Máy tính tiền Sapo S1 tích hợp
trợ quản lý
máy in hóa đơn
bán hàng Sapo 1 8900 8900
TỔNG TIỀN 225.510

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 42


2.2.3.2. Thông số kỹ thuật, công suất máy móc thiết bị
Quy trình sản xuất chế biến các suất ăn

Thông số kỹ thuật, công suất hoạt động của máy móc thiết bị

Tủ đông Alaska Inverter 419 lít HB Tủ đông cấp đông nhanh để bảo quản thực
550CI phẩm như thịt heo, bò, gà, các loại hải sản…
Điện năng tiêu thụ: 1.64 kWh/ngày
Công suất tiêu thụ theo TCVN: 1.64 kWh/ngày

Tủ mát Alaska 580 lít Tủ mát có nhiều ngăn giúp lưu trữ và phân loại
thực phẩm, làm mát ở nhiệt độ 0 ~ 10ºC giúp
bảo quản các loại nguyên vật liệu như rau củ,
trái cây, ngũ cốc…
Dung tích sử dụng: 580 lít.
Công suất tiêu thụ theo TCVN: 4.5 kWh/ngày.

Tủ hấp công nghiệp 30kg Thời gian nấu trung bình: 75 phút/lần.
Năng lượng tiêu thụ/1 lần nấu:
- Lượng gas tiêu thụ: 2,5 kg.
- Điện năng tiêu thụ: 14 kWh.
Công suất thiết kế: Mỗi lần hấp được ~30 kg
thực phẩm (6 khay, mỗi khay nấu được 5 kg
gạo/khay)

Lò nướng Bosch HBA512ES0 Dung tích lò: 71 lít


Tổng công suất: 3400 W

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 43


Máy hút mùi Sevilla SV - DL 90T Máy hút mùi hút trực tiếp khói và mùi thức ăn,
mùi được đẩy ra ngoài theo đường ống thoát
D150. Đồng thời chức năng khử mùi bằng than
hoạt tính sẽ giúp cho không khí trong phòng
bếp luôn sạch sẽ.
Công suất hút: 1500m3/h
Công suất tiêu thụ: 0.4 kWh

2.2.4. Nghiên cứu nguyên liệu đầu vào


Các nguyên tắc cơ bản của “eat clean” nằm mục đích khuyến khích mọi người tiêu thụ
nhiều thực phẩm nguyên chất hơn như trái cây, rau, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các
chất béo lành mạnh. Đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm “eat clean” là những người
đặc biệt quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng, vì vậy nguyên liệu dùng trong chế biến
món ăn phải được chuẩn bị, lựa chọn vô cùng kỹ lưỡng từ các nhà cung cấp uy tín. Nhà
cung cấp nguyên liệu, thực phẩm đầu vào được lựa chọn trên các tiêu chí:
● Thực phẩm hữu cơ có chứng nhận, thực phẩm tự nhiên và không có nguồn gốc biến
đổi gen.
● Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, có giấy chứng nhận do các tổ chức uy tín trên thế
giới.
● Khoảng cách từ trang trại đến cửa hàng trong phạm vi vừa phải để nguồn nguyên
liệu được vận chuyển nhanh, đảm bảo luôn tươi mới cho đến khi tới tay người tiêu
dùng.
● Có thể truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ.
Bảng 2.4. Một số nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào

Tên Địa chỉ Nguyên liệu cung cấp Chứng nhận

Organicf - Nông trại ở - Rau củ quả hữu cơ, nấm tươi. - Giấy chứng nhận thực
ood.vn Đà Lạt - Trái cây hữu cơ: nhập khẩu chính phẩm hữu cơ theo tiêu
- Có hệ hãng, nội địa tuyển chọn chuẩn của Mỹ và Châu
thống cửa - Đa dạng các loại thịt: thịt heo hữu Âu bởi tổ chức Control
hàng tại cơ, thịt bò hữu cơ, thịt gà, trứng... Union - Hà Lan
TP.HCM - Thủy hải sản tự nhiên từ thương - Nông trại có chứng
hiệu uy tín nhận USDA, EU, JAS.
- Thực phẩm khô: các loại hạt, ngũ
cốc hữu cơ, gạo, mì, nui hữu cơ…

Đà Lạt - Nông trại ở - Các loại rau củ quả ôn đới: dâu - Giấy chứng nhận
GAP Đà Lạt tây, củ cải đỏ, cải xoăn… Global GAP
- Có chuỗi - Các loại rau củ quả ôn đới: dâu - Công ty đầu tiên về
cửa hàng tại tây, củ cải đỏ, cải xoăn… Nông Nghiệp ứng dụng

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 44


TP.HCM - Thịt, trứng, cá Công Nghệ Cao tại Việt
- Gạo, ngũ cốc, các loại hạt Nam.
- Sản phẩm từ sữa

3SẠCH - Trang trại - Trái cây tươi: nội địa, nhập khẩu - VietGap
Food tại Đồng Nai - Thịt tươi các loại: thịt heo, thịt - Giấy Chứng nhận An
- Có hệ gia cầm, thịt bò tươi sống Toàn Dịch Bệnh Động
thống cửa - Hải sản các loại: cá, tôm, mực… Vật
hàng tại - Rau củ quả các loại: rau ăn lá, củ - Chứng nhận Đủ Điều
TP.HCM quả, rau gia vị kiện tham gia “chuỗi thực
- Bơ, sữa, phomai, trứng, mật ong phẩm an toàn” do UBND
- Gạo, ngũ cốc TPHCM - BQL Đề Án
Chuỗi TP An Toàn cấp.

Bảng 2.5. Dự tính Chi phí nguyên vật liệu trong 1 ngày
Dự tính Chi phí Nguyên vật liệu trong 01 ngày hoạt động (ĐVT: 1000 VNĐ)
Đơn giá Thành
Phân loại Nguyên vật liệu Đơn vị Số lượng trung bình tiền
Rau xanh ăn lá: Cải bẹ xanh,
Cải bó xôi, Cải thìa, Cải
ngọt, Cải ngồng ... Kg 10 15 150
Xà lách hữu cơ các loại Kg 5 30 150
Rau thân củ: cà rốt, ớt
chuông, khoai lang... Kg 7 23 161
Rau gia vị Kg 2 20 40

Rau xanh Các loại đậu Kg 3 60 180


ăn lá Nấm tươi các loại Kg 5 135 675
Trái cây Trái cây hữu cơ: dưa lưới,
các loại bơ, chuối, cam Kg 12 75 900
Các loại sợi: mì, bún lứt, phở
lứt... Kg 4 55 220
Gạo trắng ST25 Kg 4 30 120
Tinh bột tốt Gạo lứt hữu cơ Kg 7 60 420
Yến mạch, diêm mạch, ngũ
Ngũ cốc cốc nguyên hạt Kg 4 160 640
Gà: ức gà Kg 8 80 640
Thịt Bò: nạc, thăn, bắp bò... Kg 7 250 1750

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 45


Heo: cốt lết, nạc, sườn non... Kg 5 135 675
Cá, mực tôm, hải sản... Kg 5 180 900
Dầu hướng dương, dầu olive Chai 2 165 330
Bột gia vị: tỏi, quế, ớt,
Gia vị hành... Chai 5 30 150
TỔNG CỘNG 8.101
Bảng 2.6. Dự tính Chi phí nguyên vật liệu trong 1 năm

(ĐVT: 1000 VNĐ)

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Chi phí NVL 2.916.360 3.412.141 3.923.962 4.394.838 4.834.322


Bảng 2.7. Dự tính Chi phí nhiên liệu của dự án
ĐVT: 1000 VNĐ
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Điện 18.000 21.060 24.219 27.125 29.838
Nước 9.600 11.232 12.917 14.467 15.913
Tiền gas 8.640 10.109 11.625 13.020 14.322
TỔNG CỘNG 36.240 42.401 48.761 54.612 60.073
Bảng 2.8. Dự tính Chi phí bao bì sản phẩm của dự án
Chi phí bao bì sản phẩm (ĐVT: 1000 VNĐ)
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Số lượng 113.042 132.259 152.097 170.349 187.384
Bao bì
Đơn giá 4 4 4 4 4
thức ăn
Thành tiền 452.166 529.035 608.390 681.397 749.536

Bao bì Số lượng 48.446 56.682 65.185 73.007 80.307


nguyên Đơn giá 1 1 1 1 1
liệu Thành tiền 48.446 56.682 65.185 73.007 80.307
Tổng cộng 500.613 585.717 673.575 754.403 829.844
2.2.5. Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án
- Vị trí thị trường các khách hàng mục tiêu: Khu vực thành phố Thủ Đức
- Vị trí của các nhà cung cấp: Các khu vực ở trung tâm TP.HCM

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 46


Vì việc vận chuyển nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp đến cơ sở sản xuất thường theo
khối lượng lớn nên chi phí biên khi tăng quãng đường vận chuyển là ít hơn nhiều so với
việc giao từng đơn hàng từ cơ sở sản xuất đến tận nhà các khách hàng. Do đó ta ưu tiên
những địa điểm thực hiện dự án gần hoặc trong TP Thủ Đức hơn là ở trung tâm TP.HCM
để tối ưu chi phí Logistics, đồng thời đảm bảo khả năng giao hàng thuận tiện nhất, tránh
các trường hợp giao hàng lâu, ảnh hưởng đến thức ăn và sự hài lòng của khách hàng.
- Các yếu tố về chính sách kinh tế xã hội, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực: Không có sự khác biệt quá lớn giữa các quận và thành phố ở khu
vực TP.HCM, hầu hết các yếu tố này tại TP.HCM đều tốt hơn nhiều tỉnh thành khác
trên cả nước.
Từ những thông tin trên, ta xác định địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất bữa ăn dinh
dưỡng sẽ nằm tại khu vực thành phố Thủ Đức.
2.2.6. Nghiên cứu tác động môi trường dự án
2.2.6.1. Các yếu tố trong dự án có thể tác động đến môi trường
a) Bao bì nhựa, xốp dùng một lần để đựng thức ăn
Các thực phẩm dinh dưỡng thường sẽ được đựng trong các hộp xốp và bao bì nilon để
giao cho khách hàng. Theo Cục An toàn thực phẩm thì hộp xốp đang được sử dụng rộng rãi
trên thị trường được sản xuất bằng một loại nhựa nhiệt dẻo gọi là Polystyren (PS) phân tử
thấp. Các loại hộp xốp này thường có trọng lượng cực kỳ nhẹ do chỉ chiếm khoảng 5% là
Polystyren còn 95% là không khí. Hộp xốp rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên
khi có thời gian phân huỷ rất dài, tới hàng trăm năm hoặc có khi tới hàng nghìn năm.
Việc xử lý các chất thải nhựa còn rất yếu kém và khả năng tự phân hủy của chúng phải
mất hàng trăm năm thậm chí cả nghìn năm thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả khôn
lường, chẳng hạn như:
- Các loài động vật khác nhau khi ăn phải vụn từ các hộp xốp có thể chết, dẫn đến
nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.
- Hộp xốp thường không được xử lí hợp lí như là chôn, lấp, đốt sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến không khí và môi trường nước.
- Khi đốt, hộp xốp sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ
độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…
- Khi chôn lấp, hộp xốp sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản
quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có
lợi cho cây ở dưới lòng đất.
- Ngoài ra, gây ra tình trạng ô nhiễm tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian
nghỉ ngơi và thư giãn của con người…
b) Khói và nước thải
Tại các gian bếp nhà hàng, trong quá trình chế món ăn, dù sử dụng nguyên liệu đốt là
gas hay điện thì khói thải vẫn được hình thành. Nếu không có hệ thống lọc, những thành

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 47


phần khói thải bếp chưa qua xử lý được đưa ra môi trường ngoài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
chất lượng không khí của khu vực đó, nghiêm trọng hơn là khả năng vi phạm luật bảo vệ
môi trường dẫn đến đình chỉ hoạt động. Tương tự, nước thải đến từ sinh hoạt của thực
khách, khu vực bếp, khu vệ sinh, lau rửa sàn nhà,… hầu hết đều chứa nhiều dầu mỡ, tạp
chất nên nếu không được xử lý cũng gây ảnh hưởng đến môi trường.
c) Các chất thải khác từ hoạt động sản xuất
Thành phần: bao gồm các loại rác thải từ chế biến thức ăn, vỏ rau củ quả, vỏ hải sản,
thức ăn dư thừa, túi nilon,...
Chất thải nguy hại: chất thải nguy hại phát sinh gồm: bóng đèn huỳnh quang hỏng, hộp
mực in, giẻ lau dính dầu mỡ, pin thải,…
Các loại chất thải rắn khi không được thu gom sẽ gây mất mỹ quan, chất thải rắn sinh
hoạt nếu không thu gom và xử lý kịp thời sẽ phân hủy gây mùi khó chịu, tạo điều kiện cho
ruồi, muỗi phát triển, gây các bệnh truyền nhiễm cho con người.
Chất thải nguy hại khi thải vào môi trường bừa bãi sẽ làm phát tán chất độc, gây nguy
hiểm cho sức khỏe, có thể gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khi thải bỏ không
đúng cách.
d) Thực phẩm bị lãng phí
Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do mua số lượng quá lớn
nguyên vật liệu để nhận mức giá ưu đãi; do nhập hàng không có kế hoạch dẫn đến dư thừa;
do không kịp sử dụng nên thực phẩm hết hạn; do bảo quản không tốt nên nguyên liệu
nhanh bị hư hỏng; do lãng phí trong quá trình chế biến; do một khẩu phần món quá lớn
khiến khách hàng không dùng hết,… Tất cả thực phẩm lãng phí này sẽ tạo ra nguồn rác
thải không đáng có đến môi trường.
2.2.6.2. Đề xuất các biện pháp xử lý
a) Sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường
Đối với hộp trực tiếp đựng thực phẩm, có thể sử dụng hộp giấy Kraft với nhiều kích
thước khác nhau phù hợp cho các nhu cầu của khách hàng, chi phí trong khoảng từ 2.000 -
5.000/cái với giá sỉ. Hộp giấy Kraft đáp ứng khá tốt các yêu cầu cần thiết như: khả năng
chống thấm nước, dầu mỡ, chịu nhiệt độ cao tốt, an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường
và cả những yếu tố về thẩm mỹ. Về túi đựng, cũng có thể sử dụng các túi giấy thân thiện
với môi trường, vừa giảm tác động xấu đến thiên nhiên, vừa làm tăng sự hài lòng của
khách hàng.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 48


Đối với các dụng cụ để ăn như nĩa, muỗng, bên cạnh việc sử dụng các dụng cụ bằng
giấy hay gỗ dùng một lần thân thiện với môi trường, có thể hỏi thêm khách hàng về nhu
cầu sử dụng dụng cụ dùng một lần của họ trong đơn hàng, để khi khách hàng có thể sử
dụng dụng cụ riêng tại nhà thì có thể tiết giảm việc sử dụng các dụng cụ dùng một lần này.
b) Xử lý khói và nước thải
Để xử lý vấn đề này, cơ sở nên lắp đặt hệ thống đường ống hút mùi, thông lọc công suất
cao và xử lý khói bếp. Khí thải khi đi qua các thiết bị lọc sẽ được giữ lại các chất ô nhiễm
để môi trường xung quanh không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động của nhà bếp.
Bên cạnh đó, vì quy trình xử lý nước thải bao gồm nhiều bước khá phức tạp, ta nên thuê
các đơn vị về môi trường kiểm tra, đánh giá và tư vấn để có giải pháp phù hợp nhất.
c) Phân loại và xử rác thải
Việc phân loại rác thải thực tế là phân ra chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ. Có thể
phân loại rác theo các nhóm: đồ nhựa, giấy, rác thải độc hại, thức ăn thừa,... Từ đó xác định
những phương án xử lý phù hợp cho từng loại rác thải, chẳng hạn như vứt bỏ phù hợp, hay
tái chế, tái sử dụng.
Để hoạt động này diễn ra được hiệu quả nhất cần phải có quy định, nghiêm túc thực
hiện đối với mọi thành viên trong cơ sở giúp họ có ý thức tự giác thực hiện.
d) Hạn chế việc lãng phí nguyên vật liệu khi chế biến
Nên có những cách quản lý nguyên vật liệu và tái chế thực phẩm dư thừa: Lên kế hoạch
nhập nguyên vật liệu vừa đủ với nhu cầu bán hàng, ưu tiên sử dụng hàng cũ trước, hàng
mới sau. Nhân viên bếp cần được yêu cầu phải chế biến món đúng định lượng đã tính toán
ban đầu, không lãng phí thực phẩm. Bên cạnh đó, sáng tạo ra những món ăn, đồ uống mới
để có thể tận dụng được tối đa các thực phẩm dư thừa như vụn bánh mì dùng làm bột chiên
xù, củ quả thừa đem làm nước sốt,…
Đồng thời, cần quán triệt quy định luôn cập nhật tình hình hàng tồn kho thông qua các
hình thức báo cáo, kiểm kê mặt hàng thường ngày. Việc kiểm soát và dự báo những mặt
hàng cần thiết sẽ giúp nhà hàng có nguồn nguyên liệu khoa học, tránh tình trạng thừa thiếu
không cần thiết.
2.2.7. Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng công trình dự án
2.2.7.1. Yêu cầu kỹ thuật xây dựng
- Sơn lại tường cũ, xử lý chống thấm nước, lắp ráp các vách ngăn thạch cao để phân
khu.
- Bố trí các khu vực nhà bếp, nhà kho, khu vực nhập nguyên vật liệu, khu vực sơ chế,
khu vực ra món, khu nhà vệ sinh, nhà xe và văn phòng sao cho phù hợp với diện
tích và công năng sử dụng.
- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ
thống camera giám sát có chất lượng cao để đảm bảo công suất hoạt động và đảm
bảo an toàn lao động cho nhân viên.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 49


- Xây dựng và lắp đặt khu vực nhà bếp cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm theo quy định. Bố trí các máy móc, thiết bị sao cho thuận tiện và phù hợp với
yêu cầu của bếp trưởng, đảm bảo công suất hoạt động tốt.
- Thiết kế phòng làm việc cho nhân viên. Phòng làm việc có bố trí bàn và kệ tài liệu
đủ phục vụ nhu cầu cho số lượng nhân sự hiện tại và có khả năng mở rộng trong
tương lai.
2.2.7.2. Nội dung xây dựng

- Diện tích sàn sử dụng: 200m2


- Thiết kế bếp:
Có khu để bát đĩa, cốc chén riêng và liền kề với khu rửa bát
Kho đồ khô được bố trí liền kề với khu sơ chế và gia công
Khu vực nấu chiếm gần 50% diện tích, có đủ không gian để bố trí các loại bếp nấu, máy
móc để đáp ứng đủ công suất
Khu soạn và ra món đặt gần cửa ra vào để thuận tiện cho shipper đến và lấy món
- Bố trí phòng Nhân viên ở gần cửa ra vào vừa tiện cho việc di chuyển vừa có thể
nhanh chóng hỗ trợ các khâu giao nhập hàng
- Nhà xe được bố trí dưới tầng hầm có diện tích đủ cho nhân viên đỗ xe
- Khu nhà vệ sinh được đặt gần ngay phòng làm việc của nhân viên và cách xa khu
vực bếp để vừa thuận tiện cho sinh hoạt vừa đảm bảo an toàn vệ sinh
- Hệ thống điện được lắp đặt âm tường với công suất tải điện ổn định đủ cho các thiết
bị hoạt động đúng công suất
- Kho khô được lắp đặt hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm giữ cho lương thực và
thực phẩm không bị hao hụt trong quá trình bảo quản
- Hệ thống đường ống cấp nước dẫn âm tường và bố trí các bồn rửa, vòi rửa đáp ứng
đủ nhu cầu sử dụng
- Hệ thống đường ống nước thải được xử lý theo tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và bảo vệ môi trường

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 50


2.2.7.3. Tính toán chi phí
Bảng 2.9. Dự tính Chi phí xây dựng của dự án (Đơn vị tính: VND)
Hạng mục xây dựng, lắp đặt Chi phí
Tiền cọc 36.000.000
Thuê mặt bằng 180.000.000
Tiền thuê hàng tháng 12.000.000/tháng x 12 tháng
Lắp đặt hệ thống điện nước 550.000/m2 x 200m2 110.000.000
Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy 20.000/m2 x 200m2 4.000.000
Lắp đặt hệ thống camera giám sát 6.500.000 x 3 bộ 19.500.000
Lắp đặt máy rửa bát 1.650.000
Lắp đặt bếp 500.000
Lắp đặt hút khói 450.000
Lắp đặt hệ thống
bếp Lắp đặt chậu, vòi rửa 250.000 5.220.000
Lắp đặt hệ thống Gas
Công Nghiệp 1.000.000
Vật tư lắp đặt 1.370.000
Xây dựng website 20.000.000
Sơn lại tường cũ 35.000/m2 x 360m2 12.600.000
Sửa chữa và cải tạo Xử lý chống thấm nước
11.000.000
lại không gian cho tường 55.000/m2 x 200m2
Lắp ráp vách ngăn 225.000/m2 x 100m2 22.500.000
Tổng cộng 364.820.000
2.3. Phân tích tổ chức - nhân sự dự án
2.3.1. Cơ cấu tổ chức

2.3.2. Các vị trí tuyển dụng và phân tích công việc


Nhân viên của công ty được chia thành 9 nhóm với 13 vị trí:

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 51


❖ Nhóm 1: Hành chính nhân sự
Chuyên viên nhân sự:
● Số lượng: 1
● Chức năng:
- Đăng tuyển, sàng lọc hồ sơ ứng viên, phỏng vấn bước đầu.
- Tìm hiểu và đề xuất các gói tuyển dụng, kiểm soát chi phí tuyển dụng
- Quản lý hợp đồng, hồ sơ nhân sự
- Theo dõi chấm công, nghỉ phép của nhân viên hàng tháng
- Xây dựng, soạn thảo các quy trình, văn bản, biểu mẫu liên quan, các giải pháp quản
lý nhân sự, kế hoạch teambuilding, các hoạt động văn hóa của công ty.
- Các công việc khác liên quan đến HCNS theo yêu cầu của cấp trên.
❖ Nhóm 2: Cộng tác viên
Chuyên viên phát triển đối tác/nhà cung cấp:
● Số lượng: 2
● Chức năng:
- Chủ động tìm kiếm và tiếp nhận nguồn danh sách đối tác/nhà cung cấp nguyên vật
liệu từ Marketing.
- Tiếp xúc tư vấn, thẩm định cơ sở vật chất tại địa bàn, chốt ký và triển khai hợp đồng
với đối tác thương hiệu
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng bộ tài liệu tư vấn dịch vụ, thiết kế mô
hình, chính sách, dịch vụ, phương thức hợp tác phù hợp với từng đối tác.
Nhân viên xử lý đơn hàng:
● Số lượng: 2
● Chức năng:
- Quản lý, xử lý và phân loại các đơn đặt hàng theo yêu cầu khách hàng.
- Nắm được số lượng đơn đặt hàng, liên tục cập nhật vào hệ thống, phối hợp với các
phòng ban/bộ phận khác hoàn thành đơn hàng.
- Hỗ trợ lập kế hoạch và xây dựng chiến lược bán hàng, marketing.
- Duy trì liên lạc với khách hàng và các ban/bộ phận liên quan.
- Tham gia dự báo doanh thu và lợi nhuận.
Nhân viên đóng gói:
● Số lượng: 3
● Chức năng:
- Làm sạch bao bì, đóng gói sản phẩm và dán nhãn.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 52


- Kiểm tra các thông tin của nội dung đơn hàng, đảm bảo không có thiếu sót gì và ghi
chép kỹ lưỡng chi tiết về đơn hàng vừa đóng gói.
- Giữ gìn khu vực làm việc và tuân theo tất cả các quy định về an toàn lao động..
❖ Nhóm 3: Phát triển kinh doanh
Chuyên viên phát triển kinh doanh:
● Số lượng: 1
● Chức năng:
- Tiếp nhận, sàng lọc danh sách khách hàng tiềm năng từ chiến dịch Marketing để
phân loại khách hàng với các mục tiêu Eat clean khác nhau để lấy thông tin cần thiết
tư vấn dịch vụ và phát triển mối quan hệ.
- Luôn cập nhật các chính sách, thủ tục và chương trình mới ảnh hưởng đến quyền lợi
các đối tác và khách hàng;
- Lập kế hoạch, xây dựng chương trình chăm sóc đối tác/khách hàng cũ và tìm kiếm
cơ hội kinh doanh mới trên thị trường.
- Tham gia quản lý và khai thác các hệ thống thông tin liên quan marketing, sales để
phục vụ việc xây dựng, tích hợp, theo dõi và phân tích thông tin phục vụ cho việc
phát triển thị trường kinh doanh.
- Báo cáo lên các cấp trên về tiến độ, kết quả kinh doanh; nhu cầu, vấn đề, mối quan
tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong ngành.
❖ Nhóm 4: Chăm sóc khách hàng
Chuyên viên chăm sóc khách hàng:
● Số lượng: 2
● Chức năng:
- Tư vấn dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng qua điện thoại, fanpage và
website.
- Tiếp nhận các khiếu nại, phản hồi của khách hàng, chuyển tiếp lên các phòng ban
liên quan để lên phương án giải quyết phù hợp và nhanh chóng.
- Theo dõi đo lường mức độ hài lòng của khách hàng; tìm hiểu nguyên nhân và đề
xuất các giải pháp cải tiến.
- Thực hiện các công việc khác liên quan đến chăm sóc KH theo sự phân công điều
động của cấp trên.
- Đưa ra phương án xử lý các khiếu nại tối ưu, nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả Khách
hàng, Cộng tác viên và Công ty.
- Phối hợp với các thành viên hay các phòng ban khác để xử lý hoàn tất khiếu nại
theo đúng thời gian quy định.
Chuyên gia dinh dưỡng:
● Số lượng: 1

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 53


● Chức năng:
- Khai thác và đánh giá thói quen ăn uống, khẩu phần của khách hàng – cơ sở dữ liệu
quan trọng cho chẩn đoán, thiết kế thực đơn dinh dưỡng.
- Tư vấn, thiết kế thực đơn cụ thể theo ngày/tuần/tháng, xây dựng dựa trên thói quen,
sở thích, điều kiện… của từng cá nhân.
- Hướng dẫn cách lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn ngon miệng, giữ tối đa
dưỡng chất có trong thực phẩm giúp tăng hiệu quả đạt được mục tiêu cá nhân
❖ Nhóm 5: Marketing
Chuyên viên Digital Marketing:
● Số lượng: 2
● Chức năng:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những hoạt động Digital Marketing, triển khai và
theo dõi quảng cáo các dịch vụ của “Bếp ăn” thông qua kênh online: Website,
Facebook, Instagram, …
- Triển khai các chiến dịch quảng bá và xây dựng thương hiệu qua các công cụ Digital
Marketing (SEO/SEM, Online Advertising, Email Marketing, Mobile Marketing,
Social Media, SMS Marketing, Affiliate Marketing…).
- Phối hợp các phòng ban/ bộ phận khác để thực hiện và tối ưu các chiến dịch hiệu
quả.
❖ Nhóm 6: Kế toán
Kế toán
● Số lượng: 1 (kiêm Thủ quỹ)
● Chức năng:
- Nghiệp vụ thanh toán thu, chi.
- Theo dõi hợp đồng, quản lí các hoạt động tài chính.
- Kết hợp với các phòng ban để tính giá thành cho từng món ăn.
- Lập báo cáo thuế, kiểm soát các công tác thuế, xử lý các vấn đề phát sinh.
- Tổng hợp số liệu hạch toán, báo cáo tài chính.
- Tính toán và trích lập đầy đủ kịp thời các khoản thuế nộp ngân sách, BHXH.
❖ Nhóm 7: Bộ phận an ninh
Bảo vệ:
● Số lượng: 1
● Chức năng: Giữ xe, ngăn chặn mối nguy hại có thể xảy ra gây thiệt lại cho con
người và tài sản.
❖ Nhóm 8: Bộ phận vệ sinh
Lao công:

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 54


● Số lượng: 1
● Chức năng:
- Dọn dẹp vệ sinh tại cơ sở (bếp ăn, thiết bị, dụng cụ nấu ăn và các phòng ban khác)
- Đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm.
❖ Nhóm 9: Bộ phận Bếp
Đầu bếp:
● Số lượng: 3 (bao gồm: 1 bếp trưởng, 2 bếp chính)
● Chức năng:
Bếp trưởng:
- Tư vấn hoạch định cùng Ban giám đốc, Chuyên gia dinh dưỡng về thiết kế thực đơn,
đưa ra quy cách chế biến và chất lượng món ăn;
- Điều hành, quản lý chung toàn bộ công việc trong bếp.
- Chịu trách nhiệm quy định về chất lượng của các món ăn của Bếp ăn.
- Quản lý, kiểm soát nguồn cung, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu trong bếp.
- Quản lý hệ thống dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
Bếp chính:
- Hỗ trợ Bếp trưởng kiểm tra nguyên vật liệu, chuẩn bị dụng cụ làm bếp cần thiết cho
công việc của mình.
- Chế biến món ăn theo đơn hàng.
- Sáng tạo công thức cho món ăn mới.
- Giữ gìn, quản lý khu vực bếp, cũng như dụng cụ, thiết bị làm bếp.
- Hỗ trợ, hướng dẫn phụ bếp cũng như thành viên mới.
Phụ bếp:
● Số lượng: 1
● Chức năng:
- Chuẩn bị, sơ chế toàn bộ nguyên liệu cần thiết, chế biến thực phẩm tươi sống.
- Hỗ trợ nấu nướng.
- Bảo quản, giữ gìn vị trí khu vực làm bếp được phân công.
- Làm các công việc khác theo hướng dẫn, sắp xếp của bếp trưởng.
2.3.3. Chi phí nhân công
Bảng 2.10. Chi phí nhân công của dự án (Đơn vị tính: VND)
TỔNG CHI PHÍ BHXH,
SỐ LƯƠNG LƯƠNG NĂM BHYT,
CHỨC DANH LƯỢNG THÁNG/NGƯỜI (12 THÁNG) BHTN
Chuyên viên nhân sự 1 7.535.000 90.420.000 1.505.000

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 55


Chuyên viên phát triển đối tác/ nhà
cung cấp 2 8.482.500 203.580.000 3.225.000
Chuyên viên phát triển kinh doanh 1 7.135.000 85.620.000 1.505.000
Kế toán 1 11.262.500 135.150.000 2.472.500
Chuyên gia dinh dưỡng 1 8.310.000 99.720.000 1.720.000
Nhân viên xử lý đơn hàng 2 5.625.000 135.000.000 2.150.000
Nhân viên đóng gói 3 5.625.000 202.500.000 3.225.000
Đầu bếp trưởng 1 10.547.500 126.570.000 2.257.500
Đầu bếp chính 2 7.415.000 177.960.000 3.010.000
Phụ bếp 1 5.625.000 67.500.000 1.075.000
Chuyên viên chăm sóc khách hàng 2 7.815.000 187.560.000 3.010.000
Chuyên viên Digital Marketing 2 7.135.000 171.240.000 3.010.000
Bảo vệ 1 4.730.000 56.760.000 860.000
Lao công 1 4.730.000 56.760.000 860.000
TỔNG 21 1.796.340.000 29.885.000
TỔNG CHI PHÍ LƯƠNG 1.826.225.000

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN


3.1. Tổng vốn đầu tư dự án
3.1.1. Vốn cố định
3.1.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu
Bảng 3.1. Chi phí đầu tư ban đầu
(ĐVT: 1.000 VNĐ)
STT Danh mục Chi phí Ghi chú
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nghiên
1 30.000 Nhóm thực hiện
cứu công nghệ, thẩm định
2 Chi phí thẩm xét giấy CN ATVSTP 3.000 Theo quy định
3 Chi phí tìm nhà cung cấp 5.000 Nhóm thực hiện
5 Chi phí liên hệ chuyên gia 10.000 Nhóm thực hiện
6 Chi phí Ban Quản lý dự án 0 Nhóm thực hiện
7 Chi phí thiết kế 0 Nhóm thực hiện
Tổng cộng 48.000

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 56


3.1.1.2. Chi phí xây dựng website
Bảng 3.2. Chi phí xây dựng website (ĐVT: 1.000 VNĐ)

STT Danh mục Chi phí

1 Chi phí tạo website 15.400

2 Chi phí mua tên miền 850

3 Chi phí SSL 450

4 Chi phí Hosting 5.300

Tổng cộng 22.000

3.1.1.3. Vốn cố định


Bảng 3.3. Vốn cố định của dự án (ĐVT: 1000 VNĐ)

STT Danh mục Chi phí

1 Đầu tư ban đầu 48.000

2 Xây dựng website 22.000

3 Xây dựng công trình 828.820

4 Mua sắm máy móc, thiết bị 310.101

Tổng cộng 1.208.921

3.1.2. Vốn lưu động


3.1.2.1. Chi phí duy trì website
Bảng 3.4. Chi phí duy trì website (ĐVT: 1000 VNĐ)

STT Danh mục Chi phí 1 năm Chi phí 5 năm

1 Bảo trì 1.500 7.500

2 Duy trì tên miền 700 3.500

3 Chi phí duy trì hosting 5.000 25.000

4 Chi phí phát triển tính năng mới 20.000 100.000

Tổng cộng 27.200 136.000

3.1.2.2. Vốn lưu động


Bảng 3.5. Vốn lưu động của dự án (ĐVT: 1000 VNĐ)

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 57


Vốn lưu động
STT HẠNG MỤC GHI CHÚ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
trong 5 năm
1 Chi phí nguyên vật liệu 2.916.360 3.412.141 3.923.962 4.394.838 4.834.322 19.481.623
2 Chi phí bao bì 500.613 585.717 673.575 754.403 829.844 3.344.152
3 Chi phí nhân công 1.826.225 1.826.225 1.826.225 1.826.225 1.826.225 9.131.125
4 Chi phí duy trì website 27.200 27.200 27.200 27.200 27.200 136.000
12.000/tháng
5 Chi phí thuê mặt bằng 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 720.000
x 12 tháng
6 Chi phí nhiên liệu 36.240 42.401 48.761 54.612 60.073 242.087
3%*Chi phí
7 Chi phí bảo dưỡng thiết bị mua máy 9.303 9.303 9.303 9.303 9.303 46.515
móc, thiết bị
Chi phí khác (marketing,
8 100.000 80.000 50.000 50.000 50.000 330.000
đào tạo nhân viên...)
Tổng chi phí hoạt động
5.559.941 6.126.987 6.703.026 7.260.582 7.780.967 33.431.502
trong năm

3.1.3. Vốn dự phòng


Bảng 3.6. Vốn dự phòng của dự án (ĐVT: 1000 VNĐ)
STT Hạng mục Diễn giải Thành tiền
1 Dự phòng vốn cố định 3% Tổng vốn cố định 36.268
2 Dự phòng vốn lưu động 5%* Tổng vốn lưu động 1.671.575
Tổng cộng 1.707.843
3.1.4. Tổng vốn đầu tư dự án
Vốn đầu tư của dự án bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng
(ĐVT: 1000 VNĐ)

STT Khoản mục Chi phí

1 Vốn cố định 1.208.921

2 Vốn lưu động 33.431.502

3 Vốn dự phòng 1.707.843

Tổng cộng 36.348.266

3.1.5. Nguồn vốn của dự án


Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến khả năng
tài chính của doanh nghiệp, từ đó có chiến lược chi phí sử dụng vốn bình quân phù hợp với
tình hình thực tế. Sau khi đã xem xét nguồn vốn, cần phải so sánh nhu cầu về vốn với khả

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 58


năng đảm bảo tài chính cho dự án về cả tiến độ lẫn số lượng. Trên cơ sở đóm tiến độ thực
hiện đầu tư của dự án phải song song với tiến độ huy động vốn hàng năm. Từ dữ liệu
nguồn vốn đầu tư, các nhà tài chính cũng sẽ ước lượng được những chỉ số tài chính, rủi
ro,.. để xem xét và đánh giá dự án. Đối với dự án này, chủ đầu tư dự định sử dụng cơ cấu
vốn với 67% vốn chủ sở hữu và 33% vốn vay ngân hàng. Chi tiết nguồn vốn dự án như
sau:
● Vốn chủ sở hữu: 24.348.266.000 VNĐ, tương đương 67% tổng vốn của dự án.
● Vốn vay ngân hàng: 12.000.000.000 VNĐ, tương đương 33% tổng vốn của dự án.
● Kế hoạch vay: Chủ đầu tư quyết định vay vốn tại ngân hàng Vietcombank, kỳ hạn
vay 5 năm vì:
o Lãi suất ưu đãi tương đối thấp (7,5%/năm);
o Thủ tục đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh chóng;
o Số tiền cho vay tối đa 70% phương án vay vốn;
o Phí trả nợ trước hạn thấp.
Bảng 3.7. Tỉ lệ nguồn vốn của dự án (ĐVT: 1000 VNĐ)
STT Nguồn vốn Tỷ lệ Số tiền
1 Vốn chủ sở hữu 67% 24.348.266
2 Vốn vay 33% 12.000.000
Tổng cộng 100% 36.348.266
3.2. Bảng khấu hao
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được khấu hao theo đường thẳng trong 10 năm, giá
trị còn lại khi hết khấu hao bằng 0. Chi phí xây dựng website và mua sắm máy móc, thiết
bị (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) được khấu hao theo đường thẳng trong 5 năm, giá
trị còn lại khi hết khấu hao bằng 0.
Bảng 3.8. Khấu hao (ĐVT: 1000 VNĐ)
THỜI GIAN TỶ LỆ
STT KHOẢN MỤC NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 KHẤU HAO KHẤU
(NĂM) HAO
I CÔNG TRÌNH 10 10%
1 Giá trị đầu năm 828.820 745.938 663.056 580.174 497.292 414.410
2 Khấu hao 82.882 82.882 82.882 82.882 82.882
3 Khấu hao lũy kế 82.882 165.764 248.646 331.528 414.410
4 Giá trị còn lại 745.938 663.056 580.174 497.292 414.410
II MÁY MÓC, THIẾT BỊ LẠNH CÔNG NGHIỆP 5 20%
1 Giá trị đầu năm 37.580 30.064 22.548 15.032 7.516 0
2 Khấu hao 7.516 7.516 7.516 7.516 7.516
3 Khấu hao lũy kế 7.516 15.032 22.548 30.064 37.580
4 Giá trị còn lại 30.064 22.548 15.032 7.516 0
III MÁY MÓC, THIẾT BỊ NHÀ BẾP 5 20%

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 59


1 Giá trị đầu năm 235.430 188.344 141.258 94.172 47.086 0
2 Khấu hao 47.086 47.086 47.086 47.086 47.086
3 Khấu hao lũy kế 47.086 94.172 141.258 188.344 235.430
4 Giá trị còn lại 188.344 141.258 94.172 47.086 0
IIII THIẾT BỊ HỖ TRỢ QUẢN LÝ CỬA HÀNG 5 20%
1 Giá trị đầu năm 8.900 7.120 5.340 3.560 1.780 0
2 Khấu hao 1.780 1.780 1.780 1.780 1.780
3 Khấu hao lũy kế 1.780 3.560 5.340 7.120 8.900
4 Giá trị còn lại 7.120 5.340 3.560 1.780 0
IV XÂY DỰNG WEBSITE 5 20%
1 Giá trị đầu năm 22.000 17.600 13.200 8.800 4.400 0
2 Khấu hao 4.400 4.400 4.400 4.400 4.400
3 Khấu hao lũy kế 4.400 8.800 13.200 17.600 22.000
4 Giá trị còn lại 17.600 13.200 8.800 4.400 0
V TỔNG CỘNG
1 Giá trị đầu năm 1.132.730 989.066 845.402 701.738 558.074 414.410
2 Khấu hao 143.664 143.664 143.664 143.664 143.664
3 Khấu hao lũy kế 143.664 287.328 430.992 574.656 718.320
4 Giá trị còn lại 989.066 845.402 701.738 558.074 414.410
3.3. Bảng lãi vay và kế hoạch trả nợ
Giả định, ngân hàng giải ngân bốn lần đều nhau vào đầu năm của bốn năm đầu tiên của
dự án, với số tiền tương ứng ở mỗi lần 3.000.000.000 VNĐ. Số tiền giải ngân mỗi lần sẽ
được trả một lần duy nhất vào mỗi đầu kỳ. Lãi vay suất 7,5%/ năm, tính theo dư nợ thực tế
trong năm.
Bảng 3.9. Lãi vay và kế hoạch trả nợ của dự án trong 5 năm (ĐVT: 1000 VNĐ)

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Lãi suất

Giải ngân 3.000.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 7,5%

Dư nợ đầu kỳ 3.000.000 4.500.000 4.500.000 4.500.000 1.500.000

Lãi phát sinh trong kỳ 225.000 337.500 337.500 337.500 112.500

Nợ gốc đến kỳ phải trả 1.500.000 3.000.000 3.000.000 3.000.000 1.500.000

Tổng số tiền phải trả 1.725.000 3.337.500 3.337.500 3.337.500 1.612.500

Dư nợ cuối kỳ 1.500.000 1.500.000 1.500.000 1.500.000 0

3.4. Hạch toán lỗ lãi


3.4.1. Dự tính doanh thu
Doanh thu của dự án đến từ cung cấp dịch vụ theo bữa ăn đơn lẻ và cung cấp dịch vụ
theo tháng. Mỗi hình thức sẽ gồm 2 loại sản phẩm: thức ăn chế biến sẵn và nguyên liệu.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 60


Sản lượng được tính dựa trên công suất thực tế của dự án. Về giá bán, giá bán sản phẩm
được căn cứ vào mức giá mà khách hàng chấp nhận dựa trên kết quả khảo sát mà nhóm dự
án đã thực hiện, kết hợp với chi phí sản xuất của công ty và các chi phí liên quan. Dự tính
giá bán sẽ được cố định trong 2 năm đầu tiên đi vào hoạt động để giữ chân khách hàng và
tăng 5% mỗi năm trong các năm tiếp theo.
Bảng 3.10. Dự tính doanh thu của dự án trong 5 năm (ĐVT: 1000 VNĐ)
Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
1. Bữa ăn đơn lẻ
Sản lượng 82.170 96.139 110.560 123.827 136.209
1.1 Thực phẩm chế
Giá bán 42 42 44 46 49
biến sẵn
Doanh thu 3.451.134 4.037.826 4.875.675 5.733.794 6.622.532
Sản lượng 35.216 41.202 47.383 53.069 58.375
1.2 Nguyên liệu Giá bán 30 30 32 33 35
Doanh thu 1.056.470 1.236.069 1.492.554 1.755.243 2.027.306
2. Bữa ăn theo tháng
Sản lượng 30.872 36.120 41.538 46.522 51.175
2.1 Thực phẩm chế
Giá bán 35 35 37 39 41
biến sẵn
Doanh thu 1.080.511 1.264.198 1.526.519 1.795.187 2.073.441
Sản lượng 13.231 15.480 17.802 19.938 21.932
2.2 Nguyên liệu Giá bán 25 25 26 28 29
Doanh thu 330.769 386.999 467.302 549.547 634.727
TỔNG DOANH THU 5.918.883 6.925.093 8.362.050 9.833.771 11.358.006

3.4.2. Dự tính chi phí sản xuất


Chi phí hoạt động của dự án (không kể khấu hao) bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu, bao bì sản phẩm và nhiên liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí duy trì website
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí bảo dưỡng thiết bị
- Chi phí khác như: chi phí đào tạo nhân viên, chi phí marketing.
Bảng 3.11. Dự tính chi phí sản xuất (ĐVT: 1000 VNĐ)

STT HẠNG MỤC Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Chi phí nguyên
2.916.360 3.412.141 3.923.962 4.394.838 4.834.322
1 vật liệu

2 Chi phí bao bì 500.613 585.717 673.575 754.403 829.844

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 61


3 Chi phí nhân công 1.826.225 1.826.225 1.826.225 1.826.225 1.826.225
Chi phí duy trì
27.200 27.200 27.200 27.200 27.200
4 website
Chi phí thuê mặt
144.000 144.000 144.000 144.000 144.000
5 bằng

6 Chi phí nhiên liệu 36.240 42.401 48.761 54.612 60.073


Chi phí bảo
9.303 9.303 9.303 9.303 9.303
7 dưỡng thiết bị
Chi phí khác
(marketing, đào 100.000 80.000 50.000 50.000 50.000
8 tạo nhân viên...)
Tổng chi phí hoạt động
5.559.941 6.126.987 6.703.026 7.260.582 7.780.967
trong năm
3.4.3. Bảng hạch toán lỗ lãi (Dự tính kết quả kinh doanh)
Dự tính kết quả kinh doanh được tính toán dựa trên cơ sở doanh thu dự tính, chi phí
hoạt động dự tính trong từng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án đã được
tính ở các nội dung trước. Các khoản giảm trừ doanh thu ước tính chiếm 7% doanh thu,
bao gồm giảm giá, khuyến mãi và hao hụt trong chế biến, vận chuyển hàng hóa.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng 20% lợi nhuận trước thuế. Khoản tiền lỗ
trong 2 năm đầu hoạt động của dự án sẽ được kết chuyển vào năm hoạt động thứ 3 để tính
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bảng 3.12. Dự tính kết quả kinh doanh trong 5 năm (ĐVT: 1000 VNĐ)

KHOẢN MỤC NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5

Doanh thu 5.918.883 6.925.093 8.362.050 9.833.771 11.358.006


Các khoản giảm trừ doanh
414.322 484.757 585.344 688.364 795.060
thu
Doanh thu thuần 5.504.561 6.440.337 7.776.707 9.145.407 10.562.945

Chi phí hoạt động 5.559.941 6.126.987 6.703.026 7.260.582 7.780.967

Chi phí khấu hao 143.664 143.664 143.664 143.664 143.664


Thu nhập trước thuế và lãi
(199.043) 169.686 930.017 1.741.161 2.638.314
vay phải trả (EBIT)
Lãi vay 225.000 337.500 337.500 337.500 112.500

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 62


Lợi nhuận trước thuế
(424.043) (167.814) 592.517 1.403.661 2.525.814
(EBT)
Lợi nhuận tính thuế 0 0 659 1.403.661 2.525.814

Thuế TNDN 0 0 132 280.732 505.163

Lợi nhuận sau thuế (EAT) (424.043) (167.814) 592.385 1.122.929 2.020.651

3.5. Thay đổi các khoản phải thu, phải trả và dự trữ tiền mặt
3.5.1. Dự tính các khoản phải thu
Dự án xác định khoản phải thu là 0%, bởi vì việc thanh toán diễn ra trước hoặc ngay khi
giao hàng.
3.5.2. Dự tính các khoản phải trả
Khoản phải trả hằng năm của dự án dự kiến chiếm 10% chi phí mua nguyên liệu.
Bảng 3.13. Thay đổi khoản phải trả của dự án (ĐVT: 1000 VNĐ)
Tỷ lệ khoản
STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
phải trả
1 Chi phí nguyên liệu 2.916.360 3.412.141 3.923.962 4.394.838 4.834.322 0 10,00%
2 Khoản phải trả (trừ) (291.636) (341.214) (392.396) (439.484) (483.432) 0
Chênh lệch khoản
3 phải trả AP (291.636) (49.578) (51.182) (47.088) (43.948) 483.432

3.5.3. Dự trữ tiền mặt


Dự án cần có một lượng tồn quỹ tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán, nhằm mục
đích dự phòng phát sinh, đảm bảo hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.
Dự án xác định nhu cầu dự trù quỹ tiền mặt chiếm 15% chi phí mua nguyên vật liệu.
Bảng 3.14. Thay đổi dự trữ tiền mặt của dự án (ĐVT: 1000 VNĐ)

STT Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Chi phí nguyên


1 2.916.360 3.412.141 3.923.962 4.394.838 4.834.322
vật liệu
Nhu cầu dự trữ
2 437.454 511.821 588.594 659.226 725.148 0
tiền mặt
Chênh lệch tiền
3 437.454 74.367 76.773 70.631 65.923 (725.148)
mặt dự phòng
3.6. Phân tích ngân lưu
3.6.1. Ngân lưu theo quan điểm TIPV- EPV
Việc đảm bảo cân đối dòng tiền vào và dòng tiền ra là một trong những mục tiêu quan
trọng trong phân tích tài chính. Vì nguồn vốn ban đầu của nhóm bao gồm vốn vay ngân

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 63


hàng và vốn chủ sở hữu nên nhóm dự tính cân đối dòng tiền dự án theo quan điểm tổng
vốn đầu tư chi tiết được trình bày như bảng dưới đây:
Bảng 3.15. Ngân lưu theo quan điểm TIPV- EPV (ĐVT: 1.000 VNĐ)

Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6


Ngân lưu vào 0 5.504.561 6.440.337 7.776.707 9.145.407 10.562.945 450.410
Doanh thu thuần 5.504.561 6.440.337 7.776.707 9.145.407 10.562.945 0
Thanh lý đất đai 450.410
Thanh lý MMTB 0
Ngân lưu ra 1.196.921 5.705.759 6.151.776 6.728.749 7.564.858 8.308.104 (241.716)
Đầu tư cơ sở, máy móc,
1.160.921
thiết bị
Chi phi hoạt động 36.000 5.559.941 6.126.987 6.703.026 7.260.582 7.780.967
Chênh lệch khoản phải trả (291.636) (49.578) (51.182) (47.088) (43.948) 483.432
Chênh lệch quỹ tiền mặt 437.454 74.367 76.773 70.631 65.923 (725.148)
Thuế TNDN 0 0 132 280.732 505.163
Ngân lưu ròng (TIPV) (1.196.921) (201.197) 288.561 1.047.958 1.580.549 2.254.841 692.126
PV (1.196.921) (187.277) 250.013 845.144 1.186.471 1.575.532 450.151
Ngân lưu tài trợ 3.000.000 1.275.000 (337.500) (337.500) (3.337.500) (1.612.500)
Ngân lưu ròng EPV 1.803.079 1.073.803 (48.939) 710.458 (1.756.951) 642.341 692.126
PV (EPV) 1.803.079 999.509 (42.402) 572.961 (1.318.890) 448.825 450.151

3.6.2. Ngân lưu theo quan điểm AEPV


Theo quan điểm AEPV, dự án chỉ có vốn chủ sở hữu mà không có vốn vay. Vì vậy, dự
án không cần phải trả lãi vay ngân hàng. Trên cơ sở đó, thuế thu nhập doanh nghiệp của dự
án sẽ không có lá chắn thuế vì lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng chính là lợi
nhuận trước thuế (EBT). Do đó, bảng tính kết quả kinh doanh phải được tính lại.
Bảng 3.16. Kết quả kinh doanh trong trường hợp không sử dụng vốn vay
(ĐVT: 1.000 VNĐ)
KHOẢN MỤC NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5
Doanh thu 5.918.883 6.925.093 8.362.050 9.833.771 11.358.006
Các khoản giảm trừ
414.322 484.757 585.344 688.364 795.060
doanh thu
Doanh thu thuần 5.504.561 6.440.337 7.776.707 9.145.407 10.562.945
Chi phí hoạt động 5.559.941 6.126.987 6.703.026 7.260.582 7.780.967
Chi phí khấu hao 143.664 143.664 143.664 143.664 143.664
Thu nhập trước thuế -199.043 169.686 930.017 1.741.161 2.638.314

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 64


(EBT)
Lợi nhuận tính thuế 0 0 900.659 1.741.161 2.638.314
Thuế TNDN 0 0 180.132 348.232 527.663
Lợi nhuận sau thuế
-199.043 169.686 749.885 1.392.929 2.110.651
(EAT)
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh được tính lại trong trường hợp không sử dụng
vốn vay, ta tính được ngân lưu dự án theo quan điểm AEPV - cơ sở đánh giá hiệu quả dự
án trong trường hợp không có tài trợ để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Bảng 3.17. Phân tích ngân lưu theo quan điểm AEPV (ĐVT: 1.000 VNĐ)

Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6

Ngân lưu vào 0 5.504.561 6.440.337 7.776.707 9.145.407 10.562.945 450.410

Doanh thu thuần 5.504.561 6.440.337 7.776.707 9.145.407 10.562.945 0

Thanh lý đất đai 450.410

Thanh lý MMTB 0

Ngân lưu ra 1.196.921 5.705.759 6.151.776 6.908.749 7.632.358 8.330.604 -241.716

Đầu tư cơ sở, máy


1.160.921
móc, thiết bị

Chi phí hoạt động 36.000 5.559.941 6.126.987 6.703.026 7.260.582 7.780.967

Chênh lệch khoản


-291.636 -49.578 -51.182 -47.088 -43.948 483.432
phải trả
Chênh lệch quỹ tiền
437.454 74.367 76.773 70.631 65.923 -725.148
mặt

Thuế TNDN 0 0 180.132 348.232 527.663

Ngân lưu ròng


-1.196.921 -201.197 288.561 867.958 1.513.049 2.232.341 692.126
(AEPV)

CHƯƠNG 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN


4.1. Các chỉ tiêu lựa chọn dự án
4.1.1. Chi phí vốn bình quân gia quyền - WACC
Dự án sử dụng vốn theo tỷ lệ 67% vốn chủ sở hữu, chi phí vốn 7,4% dựa trên lãi suất
gửi ngân hàng của tổ chức; 33% vốn vay ngân hàng, chi phí 7,5%. 
WACC của dự án = 67%*7,4%+33%*7,5%= 7,43%

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 65


4.1.2. Rủi ro và Tỷ suất chiết khấu
Do dự án là bỏ qua rủi ro lạm phát do đo tỷ lệ rủi ro dự tính là 0% . Khi đó, tỷ suất chiết
khấu của dự án là: r = WACC = 7,43% = 7,43%
4.1.3. Giá trị hiện tại ròng -  NPV
● Theo quan điểm TIPV:
Bảng 4.1. NPV theo quan điểm TIPV

Tỷ suất chiết khấu: 7,43%


Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Ngân lưu ròng
-1.196.921 -201.197 288.561 1.047.958 1.580.549 2.254.841 692.126
(CFt)
PVt - TIPV -1.196.921 -187.277 250.013 845.144 1.186.471 1.575.532 450.151
NPV 2.923.112

● Theo quan điểm AEPV: 


Bảng 4.2. NPV theo quan điểm AEPV

Tỷ suất chiết khấu: 6,94%%


Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Ngân lưu
ròng (CFt) -1.196.921 -201.197 288.561 867.958 1.513.049 2.232.341 692.126
PVt - AEPV -1.196.921 -188.144 252.333 709.749 1.156.986 1.596.262 462.805
NPV 2.793.070

→ NPV của dự án theo 2 quan điểm đều lớn hơn 0, dự án có lời, đáng giá về mặt tài chính,
có khả năng thực hiện. 
4.1.4. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR
Bảng 4.3. IRR - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án

Năm Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6


Ngân lưu
ròng (CFt) -1.196.921 -201.197 288.561 867.958 1.513.049 2.232.341 692.126
IRR - AEPV 40,63%
Ngân lưu
-1.196.921 -201.197 288.561 1.047.958 1.580.549 2.254.841 692.126
ròng (CFt)
IRR - TIPV 42,94%

→ Ta thấy IRR > 7,4% (Lãi suất huy động vốn ngân hàng tại thời điểm hiện tại) cho thấy
khả năng sinh lợi của dự án cao, hấp dẫn để đầu tư. 

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 66


4.1.5. Thời gian hoàn vốn - Tpp
Bảng 4.4. Tpp - Thời gian hoàn vốn của dự án

Năm 0 1 2 3 4 5 6
Ngân lưu ròng
theo tỷ giá hiện -1.196.921 -187.277 250.013 845.144 1.186.471 1.575.532 450.151
tại- TIPVt
Ngân lưu ròng
theo tỷ giá hiện tại
tích lũy - TIPV -1.196.921 -1.384.198 -1.134.186 -289.042 897.429 2.472.961 2.923.112
Theo quan điểm TIPV 3,244

Ngân lưu ròng


theo tỷ giá hiện
tại-AEPVt -1.196.921 -188.144 252.333 709.749 1.156.986 1.596.262 462.805
Ngân lưu ròng
theo tỷ giá hiện tại
tích lũy - AEPV -1.196.921 -1.385.065 -1.132.732 -422.983 734.003 2.330.265 2.793.070
Theo quan điểm AEPV 3,37

Thời gian hoàn vốn TIPV là 3 năm 2 tháng 28 ngày 


Thời gian hoàn vốn AEPV là 3 năm 4 tháng 14 ngày
Sau thời gian này dự án sẽ thu hồi được vốn đầu tư.
4.1.6. Điểm hòa vốn
Bảng 4.5. Điểm hòa vốn của dự án theo quan điểm AEPV

Năm 0 1 2 3 4 5
Mức hoạt động
hoàn vốn lý thuyết - 1,0964 0,8819 0,6703 0,5342 0,4366
Sản lượng hoàn vốn
lý thuyết - 177.052 166.619 126.652 116.079 94.864
Doanh số hoàn vốn
lý thuyết - 6.489.333 6.106.945 5.605.299 5.253.526 4.958.832
Thời gian hoàn vốn
trong năm (ngày) - - 317 241 192 157
Như vậy mức hoạt động hòa vốn và thời gian hòa vốn của dự án trong 5 năm sẽ là:
- Năm đầu: 109,64% và không thể đạt điểm hòa vốn trong năm
- Năm hai: 88,19% và sẽ đạt điểm hòa vốn trong 317 ngày
- Năm ba: 67,03% và sẽ đạt điểm hòa vốn trong 241 ngày
- Năm tư: 53,42% và sẽ đạt điểm hòa vốn trong 192 ngày

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 67


- Năm năm: 43,66% và sẽ đạt điểm hòa vốn trong 157 ngày
Kết luận: Mặc dù năm đầu tiên không thể hòa vốn nhưng tại các năm tiếp theo đều có thể
hòa vốn trong năm. Từ năm thứ hai thì điểm hòa vốn có xu hướng tiến dần về 0 điều này có
nghĩa là vùng lỗ của dự án sẽ có xu hướng được thu hẹp và dự án sẽ ngày càng lời hơn.
4.1.7. Chỉ số lợi ích trên chi phí - B/C
Bảng 4.6. Chỉ số lợi ích trên chi phí của dự án theo quan điểm TIPV 

Tổng hiện
Năm 0 1 2 3 4 5 6 giá dòng tiền
Hiện giá
dòng
tiền vào 0 2.653.657 5.579.985 6.271.659 6.865.181 7.380.677 292.942 29.044.102
Hiện giá
dòng
tiền ra 1.196.921 2.750.651 5.329.973 5.426.515 5.678.710 5.805.146 -157.210 26.030.707

Chỉ số B/C - TIPV 1,116

Tỉ số B/C theo quan điểm TIPV 1,116 > 1,dự án dự kiến sẽ cung cấp giá trị hiện tại
ròng (NPV) dương và sẽ có tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) cao hơn tỷ lệ chiết khấu được sử
dụng trong các tính toán dòng tiền chiết khấu. Điều này cho thấy rằng NPV của dòng tiền
từ dự án lớn hơn NPV của chi phí và dự án nên được xem xét đầu tư.
4.1.8. Chỉ số sinh lợi - PI
Bảng 4.7. Chỉ số sinh lời của dự án theo quan điểm TIPV 

Năm 0 1 2 3 4 5
Thu nhập thuần 0 -424.043 -167.814 592.385 1.122.929 2.020.651
Hiện giá thu
nhập thuần 0 -394.705 -145.396 477.739 842.949 1.411.896
Trị giá PI 1,832
PI (TIPV) > 1: Dòng tiền  vào của dự án sẽ vượt quá dòng tiền của dự án. Nói cách
khác, theo quan điểm này đây là khoản đầu tư tốt và hấp dẫn bởi đây dự án đầu tư có lãi,
nhà đầu tư nên xem xét chấp nhận đầu tư vào dự án.
TỔNG KẾT: Nhìn chung dự án có tiềm năng thực hiện do có khả năng sinh lợi, và thời
gian để hoàn được vốn kéo dài hơn 3 năm. Các nhà đầu tư được khuyến khích nên đầu tư
vào dự án này.
4.2. Phân tích định tính tác động kinh tế xã hội của dự án
(1) Việc làm và thu nhập của người lao động:
Số việc làm trực tiếp do dự án tạo ra:
+ Nhóm phát triển dự án: tạo ra việc làm cho 12 nhân sự (Ban quản lý dự án)

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 68


+ Tuyển dụng: 13 vị trí công việc thuộc 9 nhóm với số lượng là 21 nhân sự, bao gồm:
● Chuyên viên nhân sự (1)
● Chuyên viên phát triển đối tác/nhà cung cấp (2)
● Nhân viên xử lý đơn hàng (2)
● Nhân viên đóng gói (3)
● Chuyên viên phát triển kinh doanh (1)
● Chuyên viên chăm sóc khách hàng (2)
● Chuyên gia dinh dưỡng (1)
● Chuyên viên Digital Marketing (2)
● Kế toán (1)
● Bảo vệ (1)
● Lao công (1)
● Đầu bếp (3)
● Phụ bếp (1)
→ Giải quyết nhu cầu việc làm: Bên cạnh số lượng nhân sự cố định của dự án, hoạt
động kinh doanh dự án còn tạo việc làm cho các đối tác giao hàng. Với quy mô kinh doanh
và số lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng sẽ đồng nghĩa với việc dự án giúp cung cấp công
việc cho ngày càng nhiều đối tác giao hàng.
Thu nhập bình quân của người lao động:
+ Mức lương bình quân chi trả cho nhân sự được tuyển dụng là:
● Tháng: 7.128.333,333 đồng
● Năm: 85.540.000 đồng
+ Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III năm
2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 143 nghìn đồng so với quý trước. Trong quý II năm
2022 nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập bình quân
của người lao động ghi nhận mức tăng trưởng dương so với quý I năm 2022. Cũng
trong 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân của người lao động là 6,6 triệu
đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, tăng 12,4%, tương ứng tăng 727 nghìn
đồng; so với cùng kỳ năm 2019, khi dịch Covid-19 chưa xuất hiện thu nhập bình
quân của người lao động 9 tháng năm 2022 tăng 11,8%, tương ứng tăng 693 nghìn
đồng.
→ Do đó, dự án đã góp phần nâng cao mức sống của người lao động thông qua mức
lương chi trả cao hơn mức trung bình của cả nước vào quý III cũng như 9 tháng đầu năm
2022.
(2) Đóng góp cho ngân sách nhà nước:

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 69


Thuế: Từ năm thứ 3 hoạt động, dự án bắt đầu thu về lợi nhuận, trong đó trích một phần
lợi nhuận nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước với tổng số tiền thuế phải nộp là
786.027 đồng (mức thuế suất 20%).
(3) Góp phần phát triển các ngành khác:
Tiêu thụ nông sản nội địa:
Nguyên liệu chính của thực đơn eat clean là các loại rau củ quả. Để tận dụng được
nguồn nguyên liệu dồi dào và có sẵn trong nước, nhóm dự án luôn ưu tiên ký kết hợp tác
tiêu thụ nông sản với nông dân cho hầu hết các loại nguyên liệu của những món ăn mà dự
án kinh doanh thực hiện.
Nhờ vào số lượng món ăn phong phú và đa dạng, Chuỗi Bếp Eat Clean cũng cần tiêu
thụ rất nhiều các loại rau củ quả với số lượng lớn và chất lượng đạt các tiêu chuẩn cao. Do
đó mà Chuỗi Bếp Eat Clean sẽ là đầu mối chất lượng cho các vùng trồng nông sản, các hợp
tác xã nông nghiệp nói chung và bà con nông dân nói riêng.
(4) Thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân:
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản: Hiện nay, nhu cầu sử dụng các nguyên liệu để chế
biến cũng như tiêu thụ các món ăn eat clean vẫn còn rất cao và có sự gia tăng tích cực, đặc
biệt đối với đối tượng và khu vực mà dự án nhắm đến là các bạn sinh viên, nhân viên văn
phòng trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Trong khi đó, các cửa hàng kinh doanh thức ăn eat
clean hiện nay còn hạn chế về quy mô hoạt động và trong top 10 cửa hàng chuyên bán đồ
ăn eat clean, không có cửa hàng nào ở thành phố Thủ Đức. Do đó, dự án được triển khai sẽ
phần nào đáp ứng được nhu cầu của các nhóm đối tượng khách hàng trên địa bàn, bên cạnh
đó dự án còn khai thác đa dạng các nhóm thực phẩm trong thực đơn eat clean nhằm thỏa
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng khi tìm đến với cửa hàng thay vì chỉ tập trung vào một
nhóm thực phẩm duy nhất.
Nâng cao sức khỏe: Chế độ ăn eat clean có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người
như giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm cân an toàn, giảm nguy cơ mắc bệnh ung
thư, phòng tránh huyết áp cao và suy thận, và cung cấp cho cơ thể lượng năng lượng cần
thiết. Việc kinh doanh của dự án càng thành công đồng nghĩa với việc số bữa ăn eat clean
được bán ra ngày càng nhiều, từ đó càng có nhiều người được thưởng thức bữa ăn vừa sạch
vừa tốt cho sức khoẻ, nhờ đó giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng.
(5) Góp phần phát triển địa phương:
Phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương:
Nhà bếp được xây dựng theo tiêu chuẩn công nghiệp, xây dựng văn phòng làm việc cho
nhân viên kèm theo các công trình phụ trợ như nhà xe và nhà vệ sinh. Lắp đặt đầy đủ hệ
thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đường ống nước thải, hệ thống phòng cháy
chữa cháy, hệ thống camera giám sát có chất lượng cao để đảm bảo công suất hoạt động và
đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên. Khu vực nhà bếp được xây dựng và lắp đặt đảm
bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Nhà bếp được xây dựng đáp ứng
các tiêu chuẩn sẽ góp phần nâng cao chất lượng các công trình cũng như cơ sở hạ tầng trên
địa bàn Thành phố Thủ Đức, tạo dựng được hình ảnh đẹp chung cho địa phương.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 70


4.3. Phân tích độ nhạy và rủi ro
4.3.1. Các rủi ro
● Rủi ro con người:
Các nhân sự quan trọng của dự án, ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi tồn tại của dự án là các
chuyên gia tư vấn dinh dưỡng.
Tuy nhiên, các nhân sự này chủ yếu là thuê ngoài, hợp tác thông qua các hợp đồng lao
động giữa chủ sở hữu dự án - người lao động. Do đó, mối quan hệ này sẽ bị tác động điều
chỉnh bởi các chính sách đãi ngộ của chủ sở hữu dự án như tiền lương, thưởng,.... Để cân
bằng giữa chi phí nhân sự và việc có thể giữ chân nhân sự giỏi là một bài toán khó. Cho
nên, trong quá trình hoạt động dài hạn của mình, việc nhân sự rời dự án là hoàn toàn có thể
xảy ra.
Việc này gây ra nhiều tác động đến dòng doanh thu bởi nhân sự là yếu tố tác động quan
trọng đến dự án, thông qua:
+ Danh tiếng và kinh nghiệm của họ
+ Độ hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ
+ Sự phối hợp giữa các nhân sự
● Rủi ro thị trường
Nguồn cung của dự án thông qua các hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các nơi chuyên
thu mua
Tuy nhiên, nông sản (nguyên liệu) là nguồn cung không ổn định, mang tính chất mùa
vụ, giá cả biến đổi thất thường cũng như các rủi ro liên quan đến vận chuyển như: bảo
quản, chi phí vận chuyển,...
Đồng thời, nguồn cung nguyên liệu này là nguồn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dự
án. Nếu nguồn cung này bị gián đoạn, dự án buộc phải giảm công suất thực tế thậm chí là
dừng hoạt động.
Do đó, đây là một trong những rủi ro cần quan tâm của dự án.
● Rủi ro bảo mật
Các hình ảnh, nguyên liệu,... liên quan đến món ăn đều được công khai trên website dự
án. Do đó, các đối thủ hoàn toàn có thể dễ dàng tiếp cận hoặc thậm chí sao chép các ý
tưởng này từ dự án.
Các yếu tố là một trong những lợi thế khác biệt để cạnh tranh trên thị trường của dự án.
Nếu bị sao chép, dự án sẽ bị đánh mất ưu thế của mình cũng như ảnh hưởng đến giá trị dự
án.
● Vấn đề an toàn thực phẩm
Để kinh doanh nhà hàng thì vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm luôn cần chú trọng.
Một số những lưu ý trong nhà hàng để đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, cụ thể:
+ Diện tích khu vực bếp cần đủ rộng để có không gian phân chia và bài trí các khu
riêng biệt: khu chế biến, khu bảo quản, khu bày thức ăn,…

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 71


+ Khu vực chế biến cần luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh nấm mốc hay ẩm thấp.
+ Đầy đủ dụng cụ gom rác thải, có nắp đậy, được vệ sinh thường xuyên .
+ Đảm bảo nguồn nước sạch trong nhà hàng.
+ Nhập các thực phẩm, nguyên liệu có nguồn gốc, còn hạn sử dụng.
● Các thay đổi từ môi trường bên ngoài
Những điều luật, nghị quyết, nghị định mới được ban hành có thể ảnh hưởng đến nhiều
khía cạnh hoạt động của dự án như chi phí thuế, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, quy định về
quy chế hoạt động kinh doanh,... sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí bỏ ra cho dự án và thời gian
để thích nghi với những thay đổi mới, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng triển khai
tiếp tục dự án.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong tình hình chính trị, xã hội có thể làm ảnh hưởng tới
tình hình kinh doanh bởi nó có thể tạo ra các đợt khủng hoảng kinh tế, tài chính hay thay
đổi nhận thức trong xã hội về một vấn đề nào đó có thể ảnh hưởng tới nhu cầu thị trường
về sản phẩm hoặc hình thức kinh doanh của dự án.
Thiên tai cũng có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của dự án như ảnh hưởng gián tiếp
qua tình hình cung cấp điện, cấp thoát nước trong khu vực; ảnh hưởng trực tiếp đến các
nhân sự của dự án, ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu hay các nhà cung cấp của dự án làm
cho dự án bị đình trệ.
● Rủi ro phát sinh bất ngờ
Các rủi ro có thể phát sinh bất ngờ trong thời gian hoạt động kinh doanh như cháy nổ,
tai nạn lao động hay hư hỏng máy móc thiết bị gây nên thiệt hại về người và tài sản của dự
án, đồng thời nếu không giải quyết tốt hậu quả sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín và danh tiếng
của các bên liên quan.
Do đó, cần có các biện pháp cụ thể và hiệu quả để phòng ngừa những rủi ro này xảy ra.
Ví dụ như lắp đặt và vận hành hệ thống phòng cháy chữa cháy, thường xuyên bảo trì, bảo
dưỡng thiết bị, máy móc; áp dụng các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động
trong suốt quá trình làm việc và cung cấp các quyền lợi bảo hiểm đầy đủ cho người lao
động.
● Rủi ro tài chính
Đối với một dự án khởi nghiệp thì việc thiếu các nguồn lực tài chính là không thể tránh
khỏi, đồng thời nếu không duy trì được tình hình tài chính tích cực thì còn có thể dẫn đến
việc các nhà đầu tư rút vốn.
Thêm vào đó, quá trình hoạt động của dự án chắc chắn sẽ xảy ra nhiều biến động và
những thay đổi không lường trước được. Do vậy, những số liệu tài chính được dự đoán ban
đầu có độ lệch rất cao dẫn đến những sai số trong dự báo tài chính dự án.
● Dự án không đạt được hiệu suất như mong muốn
Dự án có thể không đạt được hiệu suất như kỳ vọng vì một số lý do như:
+ Số lượng và chất lượng nhân sự không đảm bảo. Nhân sự chưa nắm rõ được quy
trình làm việc và không đạt được hiệu suất như kỳ vọng.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 72


+ Kế hoạch dự án khi triển khai thực tế không phù hợp và cần thêm thời gian thử
nghiệm và thay đổi.
+ Khả năng quản lý yếu kém, đội ngũ lãnh đạo thiếu kinh nghiệm.
4.3.2. Phân tích độ nhạy dự án
● Phân tích độ nhạy 1 chiều để xác định tác động của từng yếu tố trên đến hiệu
quả tài chính của dự án
- Kịch bản 1: Lãi suất vốn vay thay đổi
Lãi suất vốn vay ảnh hưởng đến rủi ro tài chính
Lãi suất vốn vay hiện nay chịu ảnh hưởng bởi áp lực lạm phát trong nước và từ Mỹ,
các nước châu Âu cũng như tình hình giá xăng dầu thế giới. Mức lãi suất cho vay mới và
khoản vay cũ tại phần lớn ngân hàng hiện đã tăng ít nhất 2% so với đầu năm. Mặt bằng lãi
suất cho vay doanh nghiệp hiện tầm 9%/năm.
Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy 1 chiều để xét các trường hợp lãi suất vốn vay
giảm 2%; gần như không thay đổi 0%; tăng 2%; tăng 4%; tăng 6%.
Bảng 4.8. Độ nhạy dự án theo kịch bản 1

Lãi suất vay NPV IRR


2.923.112,09 42,94%
5.50% 2.979.131,64 42,33%
7.50% 2.923.112,09 42,94%
9.50% 2.868.564,74 43,55%
11.50% 2.815.430,75 44,15%
13.50% 2.763.654,23 44,75%
- Kịch bản 2: Chi phí nguyên vật liệu thay đổi
Nguồn cung nguyên vật liệu không đảm bảo do giá cả biến đổi thất thường
Trong thị trường tiêu thụ nội địa, giá nông sản tăng, giảm không ổn định do phụ thuộc
lớn vào tình hình xuất khẩu (đặc biệt tại các tỉnh phía Nam). Hoạt động sản xuất và kết nối
tiêu thụ bắt đầu phục hồi sau dịch nhưng vẫn chưa phát huy hiệu quả. Năng lực của nhiều
doanh nghiệp, hợp tác xã khi tham gia liên kết chuỗi giá trị còn hạn chế về vốn, kỹ năng,
thị trường,… nên khó tham gia hoặc trụ vững tại các kênh tiêu thụ hiện đại và các kênh
thương mại điện tử.
Giá các loại thịt heo, thịt gà có mức giá cao và thay đổi liên tục do xuất hiện nhiều
bệnh dịch đối với gia cầm, gia súc.
Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy 2 chiều để xét các trường hợp chi phí nguyên
vật liệu giảm 3%; gần như không thay đổi 0%; tăng 3%; tăng 6%; tăng 9%.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 73


Bảng 4.9. Độ nhạy dự án theo kịch bản 2

CP NVL NPV IRR


2.923.112,09 42,94%
2.828.869,20 2.919.892,30 42,77%

2.916.360,00 2.923.112,09 42,94%


3.003.850,80 2.926.331,88 43,12%
3.091.341,60 2.929.551,68 43,29%
3.178.832,40 2.932.771,47 43,47%
● Phân tích độ nhạy 2 chiều để xác định tác động của các yếu tố trên đến hiệu
quả tài chính của dự án
- Kịch bản 3: Chi phí nguyên vật liệu và lãi suất vốn vay cùng thay đổi
Bảng 4.10. Độ nhạy dự án theo kịch bản 3

NPV Lãi suất vay

2.923.112,09 5.50% 7.50% 9.50% 11.50% 13.50%

2.828.869,20 3.046.973,59 2.990.423,75 2.935.359,31 2.881.720,79 2.829.451,76

2.916.360,00 2.979.131,64 2.923.112,09 2.868.564,74 2.815.430,75 2.763.654,23


CP NVL 3.003.850,80 2.911.292,26 2.855.800,29 2.801.767,46 2.749.135,52 2.697.849,14

3.091.341,60 2.843.455,42 2.788.488,37 2.734.967,49 2.682.835,14 2.632.036,54

3.178.832,40 2.775.621,11 2.721.176,31 2.668.164,85 2.616.529,65 2.566.216,49


Nhận xét:
Xét 2 kịch bản 1 và 2 đều cho cho thấy cả 2 yếu tố đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài
chính của dự án. Còn xét về kịch bản 3, trường hợp tốt nhất là khi lãi suất vay giảm 2% và
chi phí nguyên vật liệu giảm 3%; trường hợp xấu nhất là lãi suất vay tăng 6% và chi phí
nguyên vật liệu tăng 9%.
Do vậy, cần xây dựng biện pháp giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu vật liệu; theo dõi
diễn biến giá cả trên thị trường; linh hoạt chuyển đổi thực đơn theo mùa vụ, điều kiện thời
tiết; tăng cường các biện pháp bảo quản để thực phẩm hạn chế hư hỏng gây lãng phí; và lựa
chọn các nhà cung cấp uy tín, ổn định hoặc đổi sang nhà cung khác. Đồng thời, trong quá
trình hoạt động, dự án cần nắm bắt các biến động, sự kiện trên thị trường và thế giới có ảnh
hưởng đến đồng tiền Việt Nam, đánh giá lãi suất cho vay của các ngân hàng thường xuyên
để kịp thời cũng như điều chỉnh lượng vốn vay sao cho phù hợp với khả năng trả nợ.
Tuy nhiên, khi xem xét các thay đổi theo chiều hướng tốt nhất và xấu nhất, dự án vẫn
có NPV dương và suất sinh lời nội bộ IRR cao hơn suất chiết khấu (WACC = 7,43%). Điều

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 74


này chứng tỏ dù cho có biến động xấu xảy ra thì dự án vẫn mang lại lợi nhuận do đó đây là
một dự án khả thi và đáng để đầu tư.

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN


5.1. Đánh giá
● Đánh giá dựa trên NPV
NPV của dự án theo 2 quan điểm TIPV và AEPV đều lớn hơn 0, dự án có lời, đáng giá
về mặt tài chính, có khả năng thực hiện.
Các con số này cho thấy dự án phát sinh lợi nhuận cao hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra.
Điều này đồng nghĩa là dự án khả thi, mang lại nhiều tín hiệu tốt chứng tỏ nhà đầu tư có
thể thực hiện thành công.
● Đánh giá dựa trên IRR
IRR có giá trị cao chứng tỏ tỉ lệ hoàn vốn cho các nhà đầu tư cao. Các nhà đầu tư hoàn
toàn có thể tận dụng đầu tư vào dự án này, vì nó có khả năng thực thi tốt.
IRR dự án > 7,4% (lãi suất huy động vốn ngân hàng tại thời điểm hiện tại) cho thấy khả
năng sinh lợi của dự án cao, hấp dẫn để đầu tư.
→Dự án có khả năng sinh lợi, thời gian hoàn vốn hơn 3 năm. Đây chính là dự án
tiềm năng và đáng để đầu tư.
● Đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư
Dự án hướng đến đối tượng sinh viên ở Ký túc xá hay các phòng trọ trên địa bàn thành
phố Thủ Đức, và sẽ dần mở rộng ra các khu vực lân cận. Trong sự bùng nổ của các sản
phẩm "tự nhiên", người tiêu dùng, nhất là giới trẻ cũng chuyển hướng quan tâm đặc biệt
sang các thực phẩm dành cho các chế độ ăn kiêng đặc biệt, như chế độ dinh dưỡng “eat
clean”.
Hiện nay, giới trẻ đã quen thuộc với việc thanh toán qua mã QR, ví điện tử hoặc các
loại thẻ thay vì sử dụng tiền mặt. Các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn, thức uống đang dần
đổi mới để thích nghi với xu hướng của thế giới. Đây cũng là một lựa chọn khôn ngoan để
tiếp cận với nhiều hơn các đối tượng khách hàng khác nhau.
Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của dự án vẫn chưa lấp đầy khoảng trống thị
trường.
→ Dự án mang tính khả thi cao trong bối cảnh hiện tại.
● Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư
Việt Nam là môi trường tốt và ổn định về mặt duy trì kinh tế cho sự phát triển của các
dự án khởi nghiệp có đầu tư kỹ lưỡng.
Hiện nay, mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành dịch vụ ăn uống có thể
lên tới 8,5% trong giai đoạn 2022-2027; có 74% người tiêu dùng khu vực APAC cho rằng

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 75


sản phẩm về vệ sinh và bảo vệ sức khỏe rất quan trọng và trong đó có 77% sẵn sàng chi
nhiều tiền hơn để mua những sản phẩm này.
Dự án cũng có nhiều đóng góp cho xã hội như góp phần nâng cao sức khỏe, thể trạng
của khách hàng thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cải thiện lối
sống ăn uống của người dân, đáp ứng nhu cầu của người quan tâm đến xu hướng xây dựng
thói quen ăn uống lành mạnh. Ngoài ra còn tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động, các
công nhân, nông dân trồng, chăn nuôi & chế biến lương thực - thực phẩm sạch.
→ Thông qua mục tiêu theo các giai đoạn đầu tư của dự án, dự án ngoài việc
hướng đến các đối tượng khách hàng trực tiếp mua sản phẩm, mà còn hướng đến lợi
ích thu về cho ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các quỹ đầu tư mạo hiểm và
những nhà đầu tư cá nhân là các đối tượng có thể xem xét kêu gọi đầu tư vốn cho dự
án.
5.2. Kết luận
Trên đây là dự án của nhóm chúng tôi về việc xây dựng, đưa vào hoạt động CHUỖI
BẾP “EAT CLEAN” - DỊCH VỤ CUNG CẤP BỮA ĂN DINH DƯỠNG TẬN NHÀ
cùng với các hoạt động thẩm định và đánh giá các chỉ tiêu, số liệu cần thiết. Việc thẩm định
và đánh giá này là quan trọng và cần thiết khi thông qua hoạt động thẩm định, đánh giá có
thể dự báo về tính hiệu quả của dự án cũng như mang lại cơ hội đầu tư, quyết định đầu tư
đến các bên có liên quan. Hoạt động này có tính nguyên tắc, tính chuẩn mực và là bước đầu
quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bắt đầu dự án hay đầu tư.
Việc thẩm định dự án CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - DỊCH VỤ CUNG CẤP BỮA ĂN
DINH DƯỠNG TẬN NHÀ đã được chúng tôi thực hiện tích cực bao gồm nhiều công việc
và thông qua nhiều bước nghiêm ngặt từ nghiên cứu, khảo sát đến đưa ra kế hoạch chi tiết
cho dự án. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ khách quan (nguồn khảo sát
chưa đủ lớn, yêu cầu về chất lượng khảo sát không đạt được như kỳ vọng,..) làm cho ảnh
hưởng một phần đến chất lượng dự án hay chất lượng thẩm định dự án. Tuy nhiên, với
những kịch bản có thể xảy ra đã được chúng tôi xây dựng và các kết quả dự đoán mà chúng
tôi đã ước lượng, dự án vẫn bám sát, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế và mang lại tính hiệu
quả, lợi ích tài chính, lợi ích kinh tế - xã hội cao. Dự án CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” -
DỊCH VỤ CUNG CẤP BỮA ĂN DINH DƯỠNG TẬN NHÀ trong thời gian tới, sau khi
được triển khai, sẽ góp phần mang lại lợi nhuận tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh
của Công ty phát triển. Đồng thời, dự án cũng thúc đẩy lợi ích kinh tế - xã hội khi mang ý
nghĩa to lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 76


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hội Buôn Chuyện. (2022). Top 10 cửa hàng bán đồ Eat Clean uy tín, chất lượng nhất
tại TPHCM. Truy cập ngày 19/10/2022 tại: https://hoibuonchuyen.com/cua-hang-ban-do
-eat-clean.html
Chandler Good Government Index. (2022). Country Rankings - CGGI. Truy cập ngày
19/10/2022 tại: https://chandlergovernmentindex.com/country-rankings/
VN Express. (2022). Xu hướng thương mại điện tử nửa đầu năm 2022. Truy cập ngày
19/10/2022 tại: https://vnexpress.net/xu-huong-thuong-mai-dien-tu-nua-dau-2022-4425753
.html
The LEADER. (2022). Những xu hướng của thương mại điện tử năm 2022. Truy cập
ngày 19/10/2022 tại: https://theleader.vn/nhung-xu-huong-cua-thuong-mai-dien-tu-nam-
2022-1643572100517.htm
VN Express. (2022). Ba trọng tâm khôi phục kinh tế của Chính phủ năm 2022. Truy
cập ngày 19/10/2022 tại: https://vnexpress.net/ba-trong-tam-khoi-phuc-kinh-te-cua-chinh-
phu-nam-2022-4412221.html
VnEconomy. (2021). Thấy gì qua Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2021 của Việt
Nam?. Truy cập ngày 19/10/2022 tại: https://vneconomy.vn/thay-gi-qua-chi-so-doi-moi-
sang-tao-toan-cau-2021-cua-viet-nam.htm
Báo Tin Tức. (2022). Hướng đến mục tiêu 85% người trưởng thành có điện thoại thông
minh. Truy cập ngày 19/10/2022 tại: https://baotintuc.vn/kinh-te/huong-den-muc-tieu-85-
nguoi-truong-thanh-co-dien-thoai-thong-minh-20220417160212797.htm
Dân Việt. (2022). Bất ngờ thứ hạng lượng người sử dụng smartphone ở Việt Nam. Truy
cập ngày 19/10/2022 tại: https://danviet.vn/bat-ngo-thu-hang-luong-nguoi-su-dung-smart
phone-o-viet-nam-2022042120003727.htm
Trung tâm WTO VCCI. (2021). Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng
01/2022. Truy cập ngày 19/10/2022 tại: https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-
cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den-thang-112018
Tổng cục thống kê. (2022). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý II và 6 tháng đầu
năm 2022. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-
ke/2022/06/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2022/
Quân đội nhân dân. (2022). Năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8%?. Truy cập
ngày 20/10/2022 tại: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/nam-2022-kinh-te-viet-nam-
se-tang-truong-8-706807
The World Band. (2022). Taking stock of VietNam economic growth update august
2022. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/
publication/taking-stock-vietnam-economic-growth-update-august-2022

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 77


Cổng thông tin Điện tử Bộ Tài chính. (2022). GDP quý II/2022 lập kỷ lục thập kỷ, UOB
nâng dự báo tăng trưởng cả năm lên 7%. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://mof.gov.
vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM237340
Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (2022). Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam
tiếp tục phục hồi nhưng còn nhiều thách thức. Truy cập ngày 20/10/2022 tại:
https://dangcongsan.vn/kinh-te/ngan-hang-the-gioi-kinh-te-viet-nam-tiep-tuc-phuc-hoi-nhu
ng-con-nhieu-thach-thuc-622439.html
Báo Điện tử Chính phủ. (2022). Chính sách thuế hỗ trợ tích cực phục hồi kinh tế năm
2022. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://baochinhphu.vn/chinh-sach-thue-ho-tro-tich-
cuc-phuc-hoi-kinh-te-nam-2022-102220906155139078.htm
Việt Nam Plus. (2022). Chuyên gia: Áp lực về tỷ giá vẫn còn nhưng sẽ dịu bớt vào cuối
năm. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-ap-luc-ve-ty-
gia-van-con-nhung-se-diu-bot-vao-cuoi-nam/816638.vnp
Cổng thông tin Điện tử Bộ Tài chính. (2022). Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cải cách hệ thống
chính sách thuế. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/
pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM238207
VnEconomy. (2021). Chính sách tiền lương, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 10/2022.
Truy cập ngày 19/10/2022 tại: https://vneconomy.vn/chinh-sach-tien-luong-bao-hiem-co-
hieu-luc-tu-thang-10-2022.htm
Cổng thông tin Điện tử Viện Phát triển Bảo hiểm Việt Nam. (2022). Từ nay đến cuối
năm, mặt bằng lãi suất đối diện nhiều áp lực tăng. Truy cập ngày 20/10/2022 tại:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM
236345
Báo Điện tử Chính phủ. (2019). Doanh nghiệp được tự quyết định chính sách tiền
lương. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://baochinhphu.vn/doanh-nghiep-duoc-tu-quyet
-dinh-chinh-sach-tien-luong-102251350.htm
Ban chỉ đạo Cải cách Hành chính của Chính phủ. (2021). Cải cách chính sách tiền
lương đối với lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2020. Truy cập
ngày 20/10/2022 tại: http://caicachhanhchinh.gov.vn/danh-muc/cai-cach-chinh-sach-tien-
luong-doi-voi-lao-dong-trong-cac-loai-hinh-doanh-nghiep-giai-doan-2011-2020-8864.html
Bộ Công thương Việt Nam. (2022). Điều hành giá linh hoạt, kiểm soát lạm phát những
tháng cuối năm. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong
-nuoc/dieu-hanh-gia-linh-hoat-kiem-soat-lam-phat-nhung-thang-cuoi-nam.html
Cổng thông tin Điện tử Bộ Tài chính. (2022). Bộ Tài chính chủ động đề xuất, thực thi
nhiều chính sách tài khóa. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://mof.gov.vn/webcenter/
portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM241457
VNR500. (2022). Động lực tăng trưởng của ngành thực phẩm - đồ uống giúp doanh
nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://vnr500.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 78


com.vn/Dong-luc-tang-truong-cua-nganh-thuc-pham--do-uong-giup-doanh-nghiep-lac-qua
n-ve-trien-vong-kinh-doanh-10369-1006.html
Vinacas - Hiệp hội Điều Việt Nam. (2022). Cập nhật xu hướng tiêu dùng thực phẩm và
đồ uống (F&B) của người tiêu dùng Mỹ năm 2022. Truy cập ngày 20/10/2022 tại:
https://www.vinacas.com.vn/cap-nhat-xu-huong-tieu-dung-thuc-pham-va-do-uong-f-b-cua-
nguoi-tieu-dung-my-nam-2022-bv3117.htm
VNR500. (2022). Các xu hướng thực phẩm và đồ uống thịnh hành trong ngành bán lẻ
và dịch vụ ăn uống. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://vnr500.com.vn/Cac-xu-huong-
thuc-pham-va-do-uong-thinh-hanh-trong-nganh-ban-le-va-dich-vu-an-uong-10384-1006.ht
ml
GoSell. (2022). Ngành F&B Việt Nam - Tiềm năng và xu hướng phát triển cho doanh
nghiệp. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://www.gosell.vn/blog/nganh-fnb-viet-nam/
Clever Ads. (2022). Báo cáo ngành F&B 2021 và 6 xu hướng F&B cuối năm 2022 cần
chú ý. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://cleverads.vn/blog/bao-cao-nganh-fb-2021/
Tổng cục thống kê. (2022). ‘Tiêu dùng bền vững’: Xu hướng cần được doanh nghiệp
nắm bắt để phát triển. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/
2022/09/tieu-dung-ben-vung-xu-huong-can-duoc-doanh-nghiep-nam-bat-de-phat-trien/
Đầu tư Online. (2022). 55% người tiêu dùng chọn tính bền vững là yếu tố rất quan
trọng khi chọn thương hiệu. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://baodautu.vn/55-nguoi-
tieu-dung-chon-tinh-ben-vung-la-yeu-to-rat-quan-trong-khi-chon-thuong-hieu-d173443.ht
ml
TTXVN. (2022). Xu hướng tiêu dùng thay đổi và định hình thị trường hậu đại dịch
COVID-19. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/xu-huong-tieu-
dung-thay-doi-va-dinh-hinh-thi-truong-hau-dai-dich-covid-19/
VnEconomy. (2022). Người dùng thay đổi hành vi tiếp cận nhãn hàng, mua sắm online.
Truy cập ngày 19/10/2022 tại: https://vneconomy.vn/nguoi-dung-thay-doi-hanh-vi-tiep-can
-nhan-hang-mua-sam-online.htm
Tổng cục thống kê. (2022). Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý III và 9
tháng năm 2022. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-
thong-ke/2022/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-
2022/
Cổng thông tin Điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2019). Dân số Việt
Nam hơn 96,2 triệu người, là nước đông dân thứ 15 trên thế giới. Truy cập ngày
20/10/2022 tại: http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=29769#:~:text
=T%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20t%C4%83ng%20d%C3%A2n%20s%E1%BB%
91,gi%E1%BB%9Bi%20v%C3%A0%20trong%20khu%20v%E1%BB%B1c
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. (2020). Những đặc điểm nổi bật của Dân số
Việt Nam. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: http://nguyenthiminhkhai.phuyen.edu.vn/tin-tuc-
su-kien/nhung-dac-diem-noi-bat-cua-dan-so-viet-nam.html

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 79


Báo Điện tử Chính phủ. (2019). Công bố kết quả chính thức và tổng kết tổng điều tra
dân số, nhà ở năm 2019. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://baochinhphu.vn/cong-bo-
ket-qua-chinh-thuc-va-tong-ket-tong-dieu-tra-dan-so-nha-o-nam-2019-102265875.htm
ElipSport. (2019). Các tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam là gì và sự ảnh hưởng của
chúng?. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://elipsport.vn/tin-tuc/tai-nguyen-thien-nhien-
yeu-to-anh-huong-tang-truong-kinh-te-viet-nam_5243.html
Open Development VietNam. (2016). Một vài nét tổng quan về ngành công nghiệp khai
khoáng của Việt Nam. Truy cập ngày 20/10/2022 tại: https://vietnam.opendevelopment
mekong.net/vi/topics/tieng-viet-mot-vai-net-tong-quan-ve-nganh-cong-nghiep-khai-khoang
-viet-nam/#!/story=post-289081&loc=13.2904027,108.4265113,7
Cổng thông tin Điện tử Bộ Công thương Việt Nam. (2021). Cơ chế thu hút đầu tư phát
triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Truy cập ngày 20/10/2022 tại:
https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-nang-luong/co-che-thu-hut-dau-tu-phat-trien-ben-vun
g-nang-luong-tai-tao-tai-viet-nam.html
Hao Phuong Solar. (2020). Việt Nam có những nguồn năng lượng nào?. Truy cập ngày
20/10/2022 tại: https://solar.haophuong.com/viet-nam-co-nhung-nguon-nang-luong-nao/
GREEN. (2022). Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày
20/10/2022 tại: https://greenwater.com.vn/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-o-viet-nam-hien
-nay.html
Cổng thông tin Điện tử Bộ Công thương Việt Nam. (2021). Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả hướng đến sự phát triển bền vững năng lượng Việt Nam. Truy cập ngày
20/10/2022 tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/su-
dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua-huong-den-su-phat-trien-ben-vung-nang-luong-vie
t-nam.html
Bruce Delteil và cộng sự. (2021). Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt. Tương lai
Châu Á, McKinsey & Company.
Deloitte VietNam. (2021). Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam kiên cường trước khó
khăn. Deloitte.

CHUỖI BẾP “EAT CLEAN” - 80

You might also like