You are on page 1of 261

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG XUÂN LAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ


BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
MỘT SỐ GIỐNG HOA PHONG LAN NHẬP NỘI
(CATTLEYA, DENDROBIUM, ONCIDIUM)
CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG XUÂN LAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ


BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
MỘT SỐ GIỐNG HOA PHONG LAN NHẬP NỘI
(CATTLEYA, DENDROBIUM, ONCIDIUM)
CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng


Mã số : 62 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Lý
2. GS.TS Nguyễn Xuân Linh

HÀ NỘI - 2014
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự chỉ bảo của các
thầy hướng dẫn và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ môn Đột biến
và Ưu thế lai - Viện Di truyền Nông nghiệp. Các số liệu và kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận án này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Tác giả

Hoàng Xuân Lam


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận án này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt
của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý và GS.TS Nguyễn Xuân Linh, những người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Luận án được thực hiện tại Bộ môn Đột biến và ưu thế lai - Viện Di truyền
Nông nghiệp Việt Nam. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện
Di truyền Nông nghiệp, Lãnh đạo và các cán bộ Bộ môn Đột biến và ưu thế lai
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những
sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể Lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên
Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình - Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam,
Tập thể các cán bộ và các thầy cô trong Ban Đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập nghiên cứu và
thực hiện luận án.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Gia đình, người
thân và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Tác giả

Hoàng Xuân Lam


iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i


Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt viii
Danh mục bảng ix
Danh mục hình xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Giới thiệu chung về lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 5
1.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng 5
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 6
1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 10
1.1.4 Cơ sở khoa học của việc nhập nội các giống lan lai 15
1.1.5 Cơ sở khoa học của việc chiếu sáng bổ sung 17
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium trên thế giới 18
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium ở Việt Nam 21
1.3 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới và ở Việt Nam 25
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới 25
iv

1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium ở
Việt Nam 32
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1 Vật liệu nghiên cứu 45
2.1.1 Giống 45
2.1.2 Giá thể 47
2.1.3 Phân bón lá 48
2.1.4 Các chất có khả năng điều tiết sinh trưởng 48
2.1.5 Chất có khả năng kích thích ra hoa 49
2.1.6 Các vật liệu khác 49
2.2 Nội dung nghiên cứu 49
2.2.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium phù hợp với khu vực đồng bằng Bắc Bộ 49
2.2.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm cho
các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đã được tuyển chọn 49
2.2.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất
cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đã được tuyển chọn 50
2.2.4 Nghiên cứu một số biện pháp điều khiển ra hoa cho các giống lan
lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được
tuyển chọn 50
2.3 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 50
2.3.1 Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển
chọn một số giống hoa lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya,
Dendrobium, Oncidium. 51
2.3.2 Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm 52
v

2.3.3 Các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất cho
các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đã được tuyển chọn. 54
2.3.4 Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra
hoa cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya,
Dendrobium, Oncidium được tuyển chọn 56
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 58
2.5 Các điều kiện, trang thiết bị áp dụng trong thí nghiệm 60
2.6 Xử lý số liệu 61
2.7 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 61
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 62
3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium. 62
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn ươm 62
3.1.2 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc
3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn sản xuất 66
3.1.3 Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan lai nhập nội thuộc
3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 70
3.1.4 Nghiên cứu đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan lai
nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 73
3.1.5 Điều tra nghiên cứu thành phần sâu, bệnh trên các giống lan lai
nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 77
3.1.6 Một số đặc điểm thực vật học của các giống lan nhập nội thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 81
3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các giống lan lai nhập
nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển
chọn ở giai đoạn vườn ươm 87
vi

3.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống, khả năng sinh
trưởng của các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm 87
3.2.2 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của
các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm 90
3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của các giống lan
được tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm 94
3.2.4 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và khả
năng sinh trưởng của các giống lan được tuyển chọn trong giai
đoạn vườn ươm 98
3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các giống lan đã được
tuyển chọn ở giai đoạn vườn sản xuất 101
3.3.1 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển và chất lượng hoa giống lan Den5 101
3.3.2 Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
chất lượng hoa giống lan On1. 106
3.3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển
và chất lượng hoa giống lan Cat6. 112
3.4 Nghiên cứu một số kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các giống hoa lan
Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn 117
3.4.1 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa
và chất lượng hoa của lan Den5 và On1. 118
3.4.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh
trưởng, phát triển của lan Den5 và On1. 122
3.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết
hợp che nilon đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan
Den5 và On1. 129
3.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra
hoa và chất lượng hoa giống lan Cat6 133
vii

3.4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho
các giống lan 136
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 138
Kết luận 138
Đề nghị 139
Các công trình đã công bố liên quan đến luận án 140
Tài liệu tham khảo 141
viii

DANH MỤC VIẾT TẮT

ÁS TN Ánh sáng tự nhiên


BA 6-benzyl adenine
Cs Cộng sự
CT Công thức
đ/c đối chứng
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc
(Food and Agricultural Organization)
GA3 Gibberilin
IAA Indolylacetic acid
IBA Indole Butylic Acid
ITC Trung tâm phát triển xuất khẩu của Liên Hợp Quốc
KT Kinetin
MS Môi trường cơ bản của Murashige và Skoog
NAA α - naphthaleneaceticd
PCR Phản ứng chuỗi trùng hợp (polymerase chain reaction)
PLBs Thể tiền chồi (Protocorm-like body)
PVP Poly viny pyrolydone
RAPD Đa hình các đoạn ADN được nhân bội ngẫu nhiên
(Randomly Amplified Polymorphism DNA)
TB : Trung bình
TDZ Thidiazuron
TLB Tỷ lệ bệnh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ix

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn ươm
(Tháng 11/2006 - Văn Giang, Hưng Yên, cây con 8 tháng tuổi) 63
3.2 Đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn
sản xuất (Tháng 12/2009 - Văn Giang, Hưng Yên) 67
3.3 Khả năng ra hoa của các giống lan nghiên cứu (Tháng 12/2009 - Văn
Giang, Hưng Yên) 71
3.4 Một số đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan nghiên cứu
(Tháng 12/2009 - Văn Giang, Hưng Yên) 74
3.5 Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Cattleya nhập nội 78
3.6 Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Dendrobium nhập nội 79
3.7 Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Oncidium nhập nội 80
3.8 Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Cattleya nhập nội 81
3.9 Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Dendrobium nhập nội 82
3.10 Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Oncidium nhập nội 83
3.11 Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng
của các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm (Tháng
11/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 88
3.12 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Cat6 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 91
3.13 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Den5 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 92
3.14 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống On1 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 93
3.15 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Cat6 được
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang,
Hưng Yên) 95
x

3.16 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Den5 được
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang,
Hưng Yên) 96
3.17 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan On1 được
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang,
Hưng Yên) 97
3.18 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và khả năng
sinh trưởng của các giống lan đã tuyển chọn giai đoạn vườn ươm
(Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 99
3.19 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng của
giống lan Den5 (Tháng 7/2010 - Văn Giang, Hưng Yên) 102
3.20 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng ra hoa của giống lan
Den5 (Tháng 7/2010 - Văn Giang, Hưng Yên) 103
3.21 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến chất lượng hoa giống lan
Den5 (Tháng 7/2010 - Văn Giang, Hưng Yên) 104
3.22 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của lan On1 (Tháng 12/2010 -
Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 106
3.23 Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa của giống lan On1 (Tháng
12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 108
3.24 Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa giống lan On1 (Tháng
12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 110
3.25 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan
Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 112
3.26 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng ra hoa của giống
lan Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 114
3.27 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa giống lan
Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 116
3.28 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của
lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 119
xi

3.29 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa giống
lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 121
3.30 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng
của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 123
3.31 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa
của giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 125
3.32 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa
giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 127
3.33 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến
khả năng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY) 130
3.34 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến
chất lượng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY) 131
3.35 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa giống lan Cat6
(Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 134
3.36 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến chất lượng hoa giống lan
Cat6 (Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 135
3.37 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho các
giống lan 137
xii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang
1.1 Hình ảnh chung về cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 9
2.1 Các giống lan Cattleya nghiên cứu 45
2.2 Các giống lan Dendrobium nghiên cứu 46
2.3 Các giống lan Oncidium nghiên cứu 47
3.1 Tỷ lệ sống của các giống lan lai nhập nội trong giai đoạn vườn ươm 64
3.2 Số nhánh/cây của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn sản xuất 69
3.3 Cây lan Cat6 (Cattleya haadyai delight) ở các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển 84
3.4 Cây lan Den5 (Dendrobium cherry red) ở các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển 85
3.5 Cây lan On1 (Oncidium Aloha Iwanaga) ở các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển 86
3.6 Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống của các giống lan tuyển
chọn giai đoạn vườn ươm 89
3.7 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các giống lan tuyển chọn
giai đoạn vườn ươm 94
3.8 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây của các giống lan tuyển
chọn trong giai đoạn vườn ươm 98
3.9 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống của các giống
lan đã tuyển chọn giai đoạn vườn ươm 100
3.10 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ ra hoa và độ bền tự nhiên
của lan Den5 103
3.11 Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa và số hoa hữu hiệu của
giống lan On1 109
3.12 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa của lan
Den5 và On1 120
xiii

3.13 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa của
lan Den5 và On1 126
3.14 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến độ bền tự
nhiên của giống lan Den5 và On1 128
3.15 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp với che
nilon đến tỷ lệ ra hoa của giống lan Den5 và On1 132
1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài


Hoa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Hoa là một loại
sản phẩm đặc biệt, vừa mang giá trị kinh tế lại vừa mang giá trị tinh thần. Khi xã
hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày một được nâng cao thì nhu cầu
về hoa đòi hỏi ngày càng nhiều. Trong quá trình lịch sử phát triển, hoa - cây cảnh
luôn gắn liền với tình cảm con người, tập quán và bản sắc dân tộc.
Trong các loại hoa được trồng phổ biến, hoa lan được biết đến như một loài
hoa không chỉ ở vẻ đẹp, hương thơm, màu sắc đa dạng mà còn có giá trị kinh tế cao.
Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 35000 loài lan tự nhiên và 75000
giống lan do kết quả chọn lọc và lai tạo [33].
Trên thế giới, một số nước phát triển như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan,
Trung Quốc…đã và đang ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong việc nghiên
cứu và lai tạo ra những giống lan mới có hương thơm và màu sắc đa dạng nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời cũng đem lại nguồn lợi nhuận
kinh tế đáng kể cho các nước này.
Việt Nam với khoảng 1003 loài phong lan hiện có [33], đây là nguồn tài
nguyên thực vật vô cùng phong phú phục vụ tốt cho công tác chọn tạo các giống
hoa lan mới. Tuy nhiên, hầu hết các loài lan này chỉ được khai thác và nuôi trồng
trong điều kiện tự nhiên, chưa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên năng suất,
chất lượng hoa không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
Trong khi các giống lan nhập nội lại có các ưu điểm như sinh trưởng, phát triển
khỏe, sản lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt: hoa to, màu sắc đẹp, đa dạng, độ bền
hoa kéo dài và điều khiển ra hoa được vào các dịp lễ Tết, nên đã mang lại hiệu quả
cao cho người trồng lan.
Mặt khác, với điều kiện xã hội và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng nhiều
nguồn nguyên liệu sẵn có làm giá thể tốt cho cây lan sinh trưởng, phát triển. Việt
Nam có thể trở thành nước sản xuất hoa lan lớn trong khu vực, tập trung theo hai
2

hướng là sản xuất ở quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc nhập nội (lan
công nghiệp) và phát triển các loài lan bản địa. Bởi vậy bên cạnh việc khai thác các
nguồn gen quý, cần phải nhập nội và tuyển chọn những giống lan mới phù hợp với
yêu cầu sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng.
Cattleya, Dendrobium, Oncidium là những loài lan đẹp được thị trường ưa
chuộng. Nó hấp dẫn người tiêu dùng về màu sắc đa dạng, hương thơm quyến rũ và
đặc biệt thu hút các nhà sản xuất kinh doanh bởi độ bền của hoa. Tuy nhiên, thực tế
sản xuất những loài lan trên ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium rất phù hợp với khí hậu khu vực phía Nam do thời tiết
quanh năm ấm áp, cường độ ánh sáng lớn và độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây
sinh trưởng phát triển, còn khu vực phía Bắc điều kiện khí hậu không được thuận
lợi, do mùa hè nhiệt độ cao (33 - 380C), độ ẩm lớn và cường độ ánh sáng mạnh đã
ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây, làm cây dễ bị cháy lá, tỷ lệ nhiễm
bệnh thối nhũn cao. Về mùa đông nhiệt độ lại quá thấp, cường độ ánh sáng yếu, thời
gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên cũng không thuận lợi cây cho sinh trưởng,
phát triển và ra hoa. Mặt khác, do thiếu giống tốt, kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa có
quy trình chăm sóc phù hợp… nên việc sản xuất chưa mang lại hiệu quả cao, số
lượng và chất lượng hoa lan chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, trong khi
nhu cầu sử dụng các loài lan trên là rất cao. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này,
tạo điều kiện cho cây hoa lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói
riêng phát triển có hiệu quả, đề tài đã tiến hành: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,
phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống hoa phong
lan nhập nội (Cattleya, Dendrobium, Oncidium) cho miền Bắc Việt Nam”.
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống lan lai nhập
nội thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium nhằm tuyển chọn được những giống
lan lai mới có triển vọng, phù hợp với khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các vùng phụ
cận có điều kiện sinh thái tương tự.
3

- Xác định được ảnh hưởng của các điều kiện nuôi trồng và các yếu tố kỹ
thuật tới quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa của một số giống lan lai nhập nội
thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium, đề xuất được các biện pháp kỹ thuật
phù hợp, áp dụng có hiệu quả cho sản xuất góp phần phát triển nghề trồng lan ở
đồng bằng Bắc Bộ.
2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được khả năng thích nghi của các loài lan nhập nội thuộc 3 chi
Catlleya, Dendrobium và Oncidium (khả năng sống, khả năng sinh trưởng phát
triển) ở giai đoạn vườn ươm và vườn sản xuất, nhằm tuyển chọn một số giống lan
lai mới có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái khu vực đồng bắc Bắc Bộ.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của điều kiện nuôi trồng (giá thể, phân bón,
chế độ che sáng, điều khiển ra hoa) đến khả năng sinh trưởng phát triển của các loài
lan lai đã được tuyển chọn, nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp, đạt năng
suất chất lượng hoa cao cho các loài lan này.
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về các chỉ
tiêu cơ bản cho một giống lan đạt năng suất chất lượng cao cũng như ảnh hưởng của
các điều kiện nuôi trồng (nhiệt độ, ánh sáng, giá thể, phân bón,...) đến sinh trưởng,
phát triển, sự hình thành hoa và chất lượng hoa của các giống lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng
dạy, nghiên cứu và sản xuất về cây hoa lan nói chung cũng như lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium nói riêng.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đã giới thiệu được cho sản xuất 8 giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi
Cattleya, Dendrobium, Oncidium thích nghi với điều kiện sinh thái khu vực đồng
bằng Bắc Bộ, có tính ổn định, sinh trưởng, phát triển tốt đáp ứng yêu cầu tuyển
chọn những giống lan mới cho sản xuất.
4

- Đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng làm tăng khả năng sinh
trưởng, phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa cho các giống lan tuyển chọn. Các biện pháp kỹ
thuật có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng cho sản xuất đại trà đem lại hiệu
quả thiết thực cho người trồng lan.
5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu chung về lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium


1.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
Theo Nguyễn Tiến Bân [2], Trần Hợp [11], Koopowitz,- H [92] trong hệ
thống phân loại thực vật, cây hoa Lan (Orchidaceae) thuộc họ Phong Lan
(Orchidaceae), bộ Lan (Orchidales), phân lớp Hành (Lilidae), lớp đơn tử diệp - một
lá mầm (Monocotyledone), thuộc ngành Ngọc Lan, thực vật hạt kín
(Mangoliophyta). Họ Lan là họ có số lượng loài lớn đứng thứ hai sau họ Cúc,
khoảng 25.000 - 35.000 loài phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần
cực Bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia
[63], [64], [66], [72], [75], [114].
Chi Cattleya (Cát lan) gồm khoảng 65 loài nguyên thuỷ và vô số loài lai
trong cùng một giống hay với giống khác. Chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới
châu Mỹ, phần lớn ở vùng núi, độ cao từ 600 - 1800 m. Năm 1818 được các nhà
thám hiểm mang về Anh Quốc và nhà thực vật học John Lindley lấy tên Cattleya để
vinh danh William Cattley, một nhà nông học đã thành công trong việc nuôi lan tại
Anh Quốc. Cattleya được gọi là nữ hoàng của các loài lan bởi vẻ đẹp đa dạng và
hương thơm quyến rũ. Hiện nay Cattleya đã và đang được gây trồng trên khắp thế
giới. Ở Việt Nam, Cattleya cũng là loài lan phổ biến, được người sản xuất và người
tiêu dùng rất ưa chuộng [46], [59].
Chi Dendrobium (lan Hoàng Thảo) là chi lớn nhất trong họ Lan, có khoảng
hơn 1.600 loài, phân bố trải dài từ Triều Tiên, Nhật Bản, Indonexia... đến Úc. Ở
Việt Nam ghi nhận được trên 200 loài lan Dendrobium, gần đây có thêm nhiều loài
được phát hiện và mô tả. Các loài lan Dendrobium có mặt ở nhiều vùng sinh thái
trong cả nước [94].
Chi Oncidium (Vũ Nữ) gồm khoảng 400 - 600 loài xuất xứ từ châu Mỹ và vùng
cận nhiệt đới. Chúng có thể được tìm thấy từ Florida đến Bahamas, ở quần đảo Caribê
6

hay phía nam Mexico, trung và nam Mỹ đến tận Argentina [122].
Về mặt kinh tế, Hiệp hội hoa lan Quốc tế đã thống kê, ở các nước xuất khẩu
lan lớn như Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…doanh thu từ loại cây này
đạt vài trăm triệu USD/ năm. Còn ở Việt Nam, theo tính toán của các hộ trồng lan,
với phong lan cắt cành loài Dendrobium và Mokara, mỗi ha đất trồng có thể cho thu
nhập 500 triệu- 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và một số hoa
màu khác [53]. Ngoài ra, nếu lan được dùng cho xuất khẩu thì lợi nhuận thu được
còn tăng lên nhiều lần. Ngoài phương diện thẩm mỹ và kinh tế, cây lan còn có nhiều
giá trị khác. Nhiều loài lan còn dùng để tinh chiết tinh dầu phục vụ cho ngành mỹ
phẩm, nước hoa, bánh kẹo và chữa bệnh. Với giống Anoectochilus còn gọi là “Jewel
Orchids” thì lá được dùng làm rau, một món ăn quen thuộc của người Malaysia và
Indonesia. Một số loài thuộc chi Cattleya giả hành và lá được dùng làm trà, thuốc.
Thổ dân Niu Ghinê dùng Dendrobium utile để dệt làm kiềng đeo tay như một thứ
đồ trang sức,...[31]. Một số loài trong chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) như Thạch
Hộc, Ngọc Vạn Vàng còn được dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn, khô cổ,
giảm thị lực,… vì chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh [3]. Người dân
Philippin, Indonexia còn lấy sợi trong thân của các loài thuộc giống Dendrobium để
đan rổ phục vụ cho sinh hoạt đời sống [31].
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
1.1.2.1 Rễ
Rễ lan Cattleya thuộc loại rễ chùm, có màu trắng khi còn non và chuyển sang
màu xanh xám khi trưởng thành, có lớp sừng bóng bên ngoài giúp rễ đâm sâu vào giá
thể cứng và bảo vệ rễ khỏi các loài côn trùng cắn phá. Rễ lan Cattleya lớn hơn rễ lan
Hoàng Thảo (Dendrobium) và nhỏ hơn một số loài lan khác như lan Hồ Điệp
(Phalaenopsis), lan Đai Châu (Rhynchostylis)... Rễ lan Cattleya mọc từ giả hành,
bám chặt vào giá thể, có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh
mạnh, khả năng phát triển chiều dài rễ ở mức trung bình [25], [28].
Rễ lan Dendrobium cũng thuộc rễ chùm, được hình thành từ các đốt thân
chính (thân ngầm), rễ có khả năng tái sinh mạnh, hút nước và dinh dưỡng tốt, ngoài
7

ra chúng còn có khả năng quang hợp. Để phù hợp với các điều kiện sống khác nhau,
rễ lan Dendrobium có sự đa dạng về hình thái và cấu trúc. Các loài Dendrobium
sống hoại thì rễ có dạng búi nhỏ dày đặc các vòi hút ngắn, hút chất dinh dưỡng từ
xác thực vật. Nhiều loài lại có rễ đan thành búi chằng chịt, đây là nơi thu gom mùn
của vỏ cây để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng [11], [24].
Rễ Oncidium thuộc loại rễ chùm, mọc ra từ giả hành. Rễ phát triển rất mạnh,
có nhiều rễ phụ. Rễ Oncidium có màu trắng sáng, nhỏ hơn so với rễ Dendrobium
hay Cattleya. Rễ có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh mạnh.
Nghiên cứu đặc điểm về rễ của các giống lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium cho thấy chúng có đặc điểm chung là hệ thống rễ chùm có khả năng phát
triển và tái sinh mạnh, do vậy trong sản xuất cần sử dụng các loại giá thể có độ
thoáng, độ xốp phù hợp mà vẫn đảm bảo giữ ẩm tốt.
1.1.2.2 Thân
Cattleya là loài phụ sinh, thuộc nhóm đa thân. Thân có giả hành cao trung
bình, tròn hay hơi dẹp, thường to mập ở giữa, hai đầu hẹp lại. Các giả hành hơi khít
nhau, lúc non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc già các bẹ khô trở nên có màu trắng bạc.
Ở mỗi đỉnh của giả hành có 1-2 lá, không có bẹ lá [28].
Dendrobium là lan đa thân, thân dài được tạo bởi nhiều đốt, trên các đốt có
bẹ lá bao bọc và mỗi đốt có một mầm ngủ. Mầm ngủ có khả năng tái sinh thành một
cá thể mới. Các đốt thân cũng là nơi mọc ra các chồi hoa. Đốt thân Dendrobium rất
phong phú về hình dạng, hình trụ, hình trám, có múi hay dẹt, cong. Dendrobium
vừa có thân thật, vừa có giả hành. Giả hành chứa diệp lục, dự trữ nước và chất dinh
dưỡng, đa số có màu xanh bóng nên có thể quang hợp [24].
Oncidium cũng là loài lan đa thân, có thân là những giả hành to hoặc nhỏ,
phía trên có 1 lá hoặc 2 lá tùy giống. Phần lớn Oncidium có giả hành hình bầu dục,
xốp, một số lại nhỏ và cứng. Giả hành cũng đóng vai trò là nơi dự trữ nước và dinh
dưỡng cho cây. Mặt khác, giả hành có khả năng tái sinh mạnh, do vậy có thể nhân
giống Oncidium bằng phương pháp tách chiết [31].
8

1.1.2.3 Lá
Lan Cattleya có lá dày, to, màu xanh đậm, dai và bền, mọc ở đỉnh giả hành.
Tuổi thọ của lá khoảng từ 1,5 - 2 năm. Các giống khác nhau có kích thước lá khác
nhau. Căn cứ vào đặc điểm thân, lá, người ta chia lan Cattleya thành 2 nhóm chính:
- Nhóm 1 lá: Trên mỗi giả hành mang 1 lá duy nhất ở đỉnh. Giai đoạn nhỏ,
còn non có thể có 2 - 3 lá bao lấy giả hành. Khi cây lớn các lá bao khô và chết.
Nhóm Cattleya 1 lá thường có hoa to hơn nhưng số lượng ít hơn từ 1 - 6 hoa có môi
sặc sỡ, độ bền cao.
- Nhóm 2 lá: Trên mỗi giả hành mang 2 lá ở đỉnh, cá biệt có giả hành mang 3
lá. Nhóm này thường có nhiều hoa hơn (hoa chùm), tuy nhiên hoa nhỏ hơn, môi nhỏ
và dày hơn, độ bền hoa cũng kém hơn nhóm Cattleya 1 lá [28].
Dendrobium cũng như hầu hết các loài phong lan đều là cây tự dưỡng, có hệ
thống lá phát triển rất đầy đủ. Lá có nhiều hình thái khác nhau như mỏng mềm, dai
cứng, mọng nước..., có loại lá dẹt, lá dài hoặc hình trụ. Phiến lá thường có màu
xanh bóng, đôi khi hai mặt lá có màu khác nhau (thường mặt dưới lá có màu xanh
đậm hay tía), mặt trên lại khảm thêm nhiều màu sặc sỡ [11].
Lan Oncidium có 1 đến 3 lá mọc trên giả hành. Tuỳ theo giống có lá dày và
cứng như tai lừa (Onc. Mule ear) hoặc dài và mềm như nhiều giống khác. Lá có
màu xanh đậm hoặc nhạt, ngắn, to hoặc thuôn dài. Lá cũng có kích thước khác nhau
tuỳ giống, có thể ngắn vài cm đến 30 cm [60], [122].
1.1.2.4 Hoa
Hoa lan Cattleya có 3 cánh đài hầu như bằng nhau, và hai cánh bên luôn to
hơn cánh đài, có khi rất to. Môi to, 3 thuỳ với thuỳ bên rộng lớn có mép cong về trên
che kín trụ, thuỳ giữa trải ra rộng lớn, mép nhăn hay gợn sóng, đôi khi không phân
biệt được 3 thuỳ rõ rệt. Trụ khá cao, hơi cong, đầu trụ là nhị đực có nắp che. Bao
phấn gồm 2 buồng, 4 khối phấn xếp thành từng cặp, phấn khối có hình đĩa màu vàng,
mỗi cái có một vỉ phấn cong nhỏ. Môi lan Cattleya có màu sắc hết sức đa dạng và
mùi thơm quyến rũ. Tuy nhiên độ bền của lan Cattleya thường ngắn hơn nhiều loài
lan khác, từ 1 - 3 tuần tuỳ giống. Cuống hoa mọc ở đỉnh sinh trưởng (đầu mút của giả
9

hành, phía trong lá), mỗi giả hành chỉ có một cuống hoa. Mỗi cành hoa có 1 - 6 hoa
với nhóm 1 lá và 5 - 15 hoa với nhóm 2 lá. Hoa có khả năng đậu quả tốt [53].
Dendrobium có hoa mọc từ thân thành từng chùm hay từng hoa đơn. Các
chồi hoa có thể mọc trên các đốt thân mới hoặc cũ. Vị trí của hoa trên thân cũng
biến đổi, có thể từ các nách lá hay từ các mắt ngủ trên thân gần ngọn, cũng có thể
trên ngọn cây. Hoa có thể rủ xuống hay thẳng đứng. Hoa Dendrobium có dạng
chùm, bông hay chuỳ mang nhiều hoa dày đặc. Dendrobium có số lượng cành hoa
nhiều hơn bất kỳ loại lan nào khác. Một thân có thể có từ 1 - 4 cành hoa, mỗi cành
mang từ 5 - 16 hoa tuỳ giống, độ tuổi của cây và điều kiện chăm sóc. Bên trong hoa
có cột nhị, nhuỵ nằm chính giữa hoa, mang phần đực ở phía trên và phần cái (đầu
nhụy ở mặt trước), hốc phấn lõm lại, mang khối phấn thường song song với bao
phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn dính lại với nhau, rất cứng do tinh bột, sáp
và chất sừng cấu thành. Hoa có khả năng đậu quả rất cao. Màu sắc của hoa rất
phong phú và độ bền dài, trung bình từ 1 - 2 tháng [31].

Cattleya Dendrobium Oncidium


Hình 1.1. Hình ảnh chung về cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
(Nguồn: Internet)
10

Các giống lan Oncidium có hình dạng hoa gần giống nhau nhưng có màu sắc,
kích thước và một vài đặc điểm nhỏ khác nhau. Hầu hết hoa Oncidium có màu vàng
hay màu nâu, một vài loài có màu đỏ hoặc nâu sẫm. Độ dài cành hoa có những
giống dài 50 - 60 cm như Onc. falcipetalum, Onc. carthagenense, Onc. divaricatum
v.v… và cũng có những giống cành hoa ngắn như Onc. cheirophorum. Oncidium
thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hè, cũng có những cây nở vào mùa thu. Mỗi
giò mang từ 30 đến 100 hoa và có nhiều giống hoa lớn đến 4 - 5 cm [60], [122].
1.1.2.5 Quả
Quả lan nói chung và 3 loài lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói riêng
thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc. Có dạng từ quả cải dài đến
dạng hình trụ ngắn, phình ở giữa. Khi chín, quả nở ra và mảnh vỏ còn dính lại với
nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài khi quả chín nứt theo 1 - 2 khía dọc,
thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ khi vỏ này bị mục nát [2].
1.1.2.6 Hạt
Hạt lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium rất nhiều, nhỏ li ti, khối lượng toàn
bộ hạt trong một quả chỉ bằng một phần mười đến một phần nghìn milligram. Hạt
có màu trắng khi còn non và màu nâu vàng khi chín. Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối
chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí và không chứa
dinh dưỡng, sau 2 - 18 tháng hạt mới chín. Hạt lan rất khó nảy mầm trong điều kiện
tự nhiên nhưng nảy mầm tốt trong môi trường nhân tạo (môi trường invitro). Tuy
nhiên, loài lan vẫn sinh sôi và phát triển vì có một số hạt đã gặp được loài nấm cộng
sinh hỗ trợ các chất dinh dưỡng để cây lan con lớn dần đến khi bộ rễ và lá phát triển
để có thể tự nuôi sống bản thân chúng [33].
1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium yêu cầu một số điều kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, giá thể trồng, dinh dưỡng... phù hợp để sinh trưởng,
phát triển. Việc nắm vững những yêu cầu điều kiện ngoại cảnh sẽ giúp người trồng
lan có cơ sở để đưa ra các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất lan trong điều
kiện cụ thể của từng vùng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
11

1.1.3.1 Nhiệt độ
Cattleya là giống lan có thể sống được ở vùng nóng và vùng ôn đới, đặc biệt
đây là giống rất thích nghi với điều kiện khí hậu và thời tiết của Việt Nam, với một
biên độ rất rộng. Chính vì thế nó được trồng và phát triển rất mạnh ở tất cả các nơi,
các tỉnh phía Nam, các tỉnh phía Bắc và ngay cả trên vùng cao nguyên, tuy nhiên
cách trồng có khác nhau. Cattleya phát triển rất tốt ở không khí mát và ẩm, nhiệt độ
lý tưởng cho Cattleya là 210C vào ban ngày và 160C vào ban đêm, vùng thích hợp
cho loài này là vùng Bảo Lộc. Mặt khác, lan Cattleya vẫn tăng trưởng và có thể
phát triển ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ lý tưởng 180C vào ban ngày và 150C vào ban
đêm, đó là nhiệt độ bình thường của các tỉnh phía Nam. Ngoài ra, lan Cattleya cũng
phát triển tốt ở những vùng khí hậu của mùa đông với nhiệt độ 130C vào ban ngày
và 100C vào ban đêm, đó là nhiệt độ của các tỉnh phía Bắc. Do đó có thể nói rằng
Cattleya có thể trồng và ra hoa khắp nơi ở nước ta. Tuy nhiên, ở vùng lạnh mát nên
trồng loài Cattleya sophro và loài Cattleya sophrolaelio thì sự ra hoa của các loài
này đều đặn hơn. Điều này là do các giống lan Cattleya được xuất phát từ 2 nguồn,
một nguồn từ vùng khí hậu nóng ẩm của Brazin và một nguồn từ vùng đồi núi cao
nguyên ở Columbia và Mexico [60].
Lan Dendrobium thuộc loại cây ưa nóng. Phần lớn các loài lan trong chi này
thích hợp với nhiệt độ ban đêm vào khoảng 10 - 160C và ban ngày vào khoảng 21 -
320C. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa của Dendrobium. Ví như Dendrobium
nobile không ra hoa ở nhiệt độ thường mà chỉ tăng trưởng, nhưng chúng sẽ ra hoa
khi nhiệt độ giảm xuống 130C hoặc thấp hơn. Lan Bạch Câu (Dendrobium
crumenatum) đòi hỏi giảm nhiệt độ khoảng 5 - 60C trong vài giờ thì 9 ngày sau chúng
sẽ ra hoa đồng loạt ở 18,50C [76].
Nhiệt độ lý tưởng cho Oncidium là trung bình hay ấm khoảng 24 - 300C ban
ngày và 13 - 160C vào ban đêm. Tuy nhiên Oncidium có thể chịu được nhiệt độ xuống
khoảng 100C ban ngày và 380C trong một vài giờ, nhưng kéo dài sẽ không ra hoa. Ở
nhiệt độ cao hơn cần tăng độ ẩm và gió [122].
1.1.3.2 Ẩm độ
Ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát
12

triển của cây lan. Đa số các loài lan thích hợp với mức ẩm độ tương đối tối thiểu
70%. Khi đề cập đến ẩm độ đối với hoa lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium người
ta thường quan tâm tới 3 loại ẩm độ là ẩm độ vùng, ẩm độ vườn và ẩm độ của chậu
trồng lan. Trong quá trình trồng lan sẽ căn cứ vào từng loại ẩm độ để điều chỉnh. Nếu
ẩm độ của vùng cao thì ẩm độ của vườn và ẩm độ cục bộ trong chậu cũng cao, không
cần tưới nước. Nếu ẩm độ của vùng thấp thì nên tăng cường tưới nước [19].
Cattleya có giả hành mập, có khả năng dự trữ nước rất lớn. Do đó tưới
nước thường xuyên sẽ làm cây yếu, không phát triển, đôi khi làm cây chết do
thối rễ [30].
Lan Dendobium thuộc loại ưa nước trung bình, chúng cần ẩm liên tục song
không chịu được úng ngập hoặc ẩm độ quá cao. Ban ngày cây cần độ ẩm 40 - 60%, ban
đêm độ ẩm thích hợp từ 60 - 90%. Đối với sản xuất lan Dendrobium ở quy mô công
nghiệp cần chọn vùng có ẩm độ thích hợp, xây dựng nhà nuôi trồng tốt và đặc biệt phải
biết chọn chậu, loại giá thể phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây [28].
Lan Oncidium thích hợp với ẩm độ trung bình, cần được tưới nước thường
xuyên nhưng không chịu được úng ngập trong thời gian dài. Những giống lá dày và
cứng không cần tưới thường xuyên như những giống có lá mỏng và mềm [122].
1.1.3.3 Ánh sáng
Sự che sáng đối với loài lan Cattleya thay đổi khác nhau tùy loài. Tuy nhiên ở
mức độ che 50% cường độ ánh sáng (khoảng 12.000 - 20.000 1ux) có thể áp dụng cho
nhiều loài lan Cattleya cần ánh sáng tán xạ [37]. Trong giàn lan không treo các chậu sát
vào nhau, phải có một khoảng cách từ 15 - 20cm [52]. Nếu không có giàn che, lan
Cattleya cũng có thể trồng trực tiếp ngoài ánh sáng với điều kiện là các cây được trồng
từ nhỏ ở các chậu phải đặt sát vào nhau và tiểu khí hậu nơi đó phải mát và ẩm. Lan
Cattleya được trồng trong điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ cho màu hoa đậm, cánh hoa
dày, cứng, hoa to. Ngược lại, trồng ở nơi có ánh sáng yếu cây rất chậm ra hoa, khi ra
hoa thường bị gục xuống, màu nhạt. Ánh sáng quá mạnh cây còi cọc, ra hoa bé và hay
bị khuyết tật [54]. Ngoài ra, Cattleya còn có đặc tính là rất nhạy cảm với ánh sáng về
ban đêm, dù cường độ rất yếu cũng làm cho cây không ra hoa [1].
Dendrobium là loài ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp
hay khuyếch tán. Ánh sáng hữu hiệu cho chi lan này là 60 - 70%, độ che sáng 30%
13

với cây ở tầng thấp và 40% với cây ở tầng trên, tương ứng với cường độ ánh sáng từ
15.000 - 30.000lux rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium [28].
Oncidium phát triển tốt trong cường độ ánh sáng vừa phải. Cường độ ánh
sáng thích hợp cho Oncidium từ 15.000 - 20.000 lux. Những giống lá to và dày cần
nhiều ánh sáng hơn là những giống lá mỏng và mềm. Do cần ít ánh nắng nên
Oncidium có thể trồng dưới ánh đèn được [122].
Từ nhu cầu ánh sáng của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium cho thấy
trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ, để phát triển sản xuất các loài lan này
cần có các biện pháp điều khiển ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu của mỗi loài lan
để tăng khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
đối với người trồng lan.
1.1.3.4 Giá thể
Giá thể (chất nền) bao gồm tất cả các loại vật liệu bao quanh bộ rễ cây trồng.
Các loại giá thể khác nhau có ưu, nhược điểm khác nhau nên tuỳ theo loại lan, tuổi
cây và mục đích trồng mà chọn loại giá thể thích hợp [113].
Giá thể ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của lan Cattleya, tùy theo
vùng trồng, mùa vụ và tuổi cây mà có thể sử dụng các loại giá thể khác nhau. Có thể
dùng than củi, gạch vụn, xơ dừa, đá vụn, dung nham để trồng Cattleya. Ở Đà Lạt,
người ta thường dùng dớn làm giá thể trồng lan Cattleya [4].
Lan Dendrobium ưa giá thể giữ ẩm tốt nhưng có độ thông thoáng nhất định.
Nhìn chung Dendrobium thích hợp với nhiều loại giá thể như than hoa, xơ dừa, gỗ
mục, sỏi nhẹ, ngói non... Đây là những vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Tuy nhiên việc lựa
chọn giá thể hoặc phối hợp các loại giá thể với nhau để phù hợp với từng loài, từng
giai đoạn phát triển của cây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất [28].
Lan Oncidium thích hợp với các loại giá thể nhẹ, có khả năng thoát nước tốt.
Loại giá thể thường dùng như đá vụn dung nham, than hoa, đặc biệt là vỏ cây khô.
Dùng vỏ cây loại nhỏ cho các giống có rễ nhỏ và những giống có rễ lớn dùng vỏ cây
loại trung bình. Những loại lá dày, cứng như Oncidium Mule ears hay Oncidium
ampliatum v.v... có thể cột vào những miếng vỏ cây được [65].
14

1.1.3.5 Dinh dưỡng


Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ cao, vì vậy bón phân
cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất bằng cách phun qua lá. Phân bón
cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần
và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây. Nguyên tắc chung
là thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần hàm lượng đạm cao, hàm lượng lân và hàm
lượng kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp, khi nở hoa, lan cần
kali cao, lân và đạm thấp hơn [52], [108]. Có thể dùng phân vô cơ và hữu cơ hỗn
hợp loãng sẽ cho kết quả tốt cho sự sinh trưởng. Trước mùa ngừng sinh trưởng một
tháng, trong suốt một tháng bón cho lan loại phân 10:20:30 hoặc 6:30:30 để tạo sự
cứng cáp cho cây trước khi cây vào mùa nghỉ [108].
Theo Minh Trí, Xuân Giao [40], lan rất mẫn cảm với việc thiếu hoặc thừa
các yếu tố dinh dưỡng. Các triệu chứng về bệnh sinh lý khi thừa hoặc thiếu yếu tố
dinh dưỡng nào đó thường biểu hiện khá rõ.
Các loài lan Cattleya có thể ra hoa bất kỳ mùa nào trong năm với điều kiện
các bộ phận sinh trưởng đủ khả năng phát triển thành một giả hành mới, chính vì
thế việc bón phân cho lan ngoài mục đích duy trì sự sinh trưởng và phát triển của
cây lan còn nhằm điều khiển sự ra hoa của loài lan này (trừ một số loài ít ra hoa
theo mùa) [31].
Lan Dendrobium cần nhiều phân bón vào mùa hè hơn mùa đông vì mùa hè
cây tăng trưởng nhiều hơn. Nếu có đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ mau lớn, ra nhiều
hoa và hoa to hơn. Có thể dùng các loại phân có hàm lượng đạm cao để bón quanh
năm và phân có hàm lượng lân, kali cao để kích thích ra hoa. Dùng phân theo liều
lượng của nhà sản xuất để tưới cây mỗi tuần. Nếu dùng quá nhiều thì dễ bị cháy lá và
cháy rễ cây [60].
Oncidium là loài lan đòi hỏi dinh dưỡng cao, có thể dùng phân bón dưới
nhiều dạng khác nhau. Phân bò khô vò thành từng viên đặt trên bề mặt giá thể rất
hữu hiệu cho việc hấp thu của cây qua quá trình tưới nước hàng ngày. Các loại phân
vô cơ thường được pha với nước theo nồng độ khuyến cáo để tưới trong suốt mùa
sinh trưởng. Để đảm bảo cành hoa dài với số lượng hoa nhiều có thể bón các loại
15

phân có nồng độ kali cao. Một tháng trước khi vào mùa nghỉ có thể bón loại phân
10-20-30 hoặc 6-30-30 để nâng cao sức chịu đựng của cây [122].
Qua nghiên cứu đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh đối với các giống
lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium cho thấy điều kiện khí hậu của Việt Nam hoàn
toàn có thể nuôi trồng các loài lan này, đặc biệt ở các tỉnh khu vực phía Nam. Tuy
nhiên, các tỉnh phía Bắc do có mùa đông lạnh nên cây sinh trưởng, phát triển kém.
Để phát triển các giống lan này, trong sản xuất cần đặc biệt chú trọng việc sử dụng
giá thể, phân bón, chất điều tiết sinh trưởng, chất kích thích ra hoa và các biện pháp
điều khiển hoa nở vào các dịp lễ, Tết.
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc nhập nội các giống lan lai
- Trong những thập kỷ gần đây, các thành tựu khoa học kỹ thuật và sự phát
triển nhảy vọt của công nghệ sinh học được ứng dụng một cách rộng rãi trong lĩnh
vực nông nghiệp. Trong đó có chọn tạo, sản xuất, xuất nhập khẩu các giống hoa lan
với quy mô lớn. Nhiều nước đã trở thành cường quốc sản xuất hoa lan như Thái
Lan, Đài Loan,…[32].
- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý rất gần Thái Lan, phù hợp
với việc sản xuất hoa lan, trong đó có các chi Cattleya, Dendrobium và Oncidium. Ở
Việt Nam, những giống lan bản địa thường sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu với
điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại,… song hoa thường nhỏ, màu sắc kém đa dạng,
chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tế đó, việc nhập
nội những giống lan lai mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho chất lượng hoa
cao, màu sắc đẹp, đa dạng, có hương thơm … là một yêu cầu cấp thiết.
* Nguồn gốc các giống lan nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium của đề tài được thu thập từ Thái Lan thuộc chương trình Hợp tác khoa
học công nghệ song phương Việt Nam - Thái Lan theo Nghị định thư năm 2003.
- Với 16.780 cây lan lai trong bình nuôi cấy và 2.000 cây 8 tháng tuổi thuộc
tỉnh Chonburi gần thủ đô Bangkok Thái Lan. Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm đánh
giá sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa. Đồng thời, triển khai các thí nghiệm nhằm
nâng cao năng suất chất lượng những giống lan này.
16

* Công tác tuyển chọn các giống lan lai thuộc chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium ở Thái Lan dựa trên tiêu chí cụ thể ở các giai đoạn như sau [26]:
+ Giai đoạn sau ống nghiệm
Chiều Số Chiều Chiều Số
Số lá/cây
Tên giống cao nhánh/cây dài lá rộng lá rễ/cây
(lá)
(cm) (nhánh) (cm) (cm) (rễ)
Lan Cattleya 5,0 - 6,0 1,0 2,0 - 2,5 4,5 - 5,5 0,8 - 0,9 3,0 - 4,0
Lan Dendrobium 6,0 - 7,5 1,0 2,5 - 3,5 5,5 - 6,0 0,6 - 0,7 4,0 - 5,0
Lan Oncidium 6,0 - 6,5 1,0 3,0 - 3,5 5,5 - 6,0 0,5 - 0,6 5,0 - 6,0

+ Giai đoạn xuất vườn ươm


Chiều cao Số Chiều
Số lá/cây Chiều dài lá
Tên giống (cm) nhánh/cây rộng lá
(lá) (cm)
(nhánh) (cm)
Lan Cattleya 13,0 - 15,0 2,0 - 3,0 3,0 - 4,0 8,0 - 9,5 3,0
Lan Dendrobium 18,0 - 20,0 2,0 - 3,0 8,0 - 10,0 10,0 - 12,0 2,0 - 2,5
Lan Oncidium 13,0 - 16,0 3,0 - 3,5 4,0 - 5,0 10,0 - 13,0 1,0 - 1,5

+ Giai đoạn thuần thục (36 tháng tuổi đối với lan Cattleya, 24 tháng tuổi đối với lan
Dendrobium và lan Oncidium)
Độ
Đường Chiều Tỷ
Chiều Số Số Chiều bền
kính rộng lệ ra
Tên giống cao nhánh/cây lá/cây dài lá tự
thân lá hoa
(cm) (nhánh) (lá) (cm) nhiên
(cm) (cm) (%)
(ngày)
1,5 - 7,0 - 18,0 - 2,5 - >
Lan Cattleya > 30,0 7,0 - 10,0 > 12,0
2,0 10,0 20,0 4,5 30,0
Lan 1,5 - 20,0 - 14,0 - 3,0 - >
> 35,0 5,0 - 6,0 > 35,0
Dendrobium 2,0 25,0 15,0 4,0 60,0
30,0 - 2,5 - 10,0 - 26,0 - 2,0 - >
Lan Oncidium 4,0 - 4,5 > 25,0
35,0 3,5 15,0 30,0 3,0 50,0
17

* Điều kiện khí hậu vùng Chonburi, Thái Lan [26]:


Chonburi nằm trong vùng đồng bằng màu mỡ giáp thủ đô Bangkok của Thái
Lan. Khí hậu nóng ẩm với nền nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,8 - 32,60C,
số ngày mưa trong năm tương ứng 120 ngày với lượng mưa > 1.300 mm (Theo
nguồn trích từ Cục khí tượng Thái Lan, 2005).
Trên cơ sở của việc nhập nội các giống lan lai, đặc biệt là qua nghiên cứu về
đặc điểm khí hậu của khu vực cung cấp giống, chúng tôi nhận thấy khu vực đồng
bằng Bắc bộ Việt Nam có điều kiện khí hậu khá giống với khu vực Chonburi của
Thái Lan nên hoàn toàn có cơ sở để nhập nội và phát triển những giống lan thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
1.1.5 Cơ sở khoa học của việc chiếu sáng bổ sung
Garner và Allard (1920) [78] đã phát hiện ra hiện tượng quang chu kỳ ở
thực vật nhờ sự kiểm soát khả năng ra hoa của cây Thuốc lá. Cây muốn phát
triển bình thường thì cần có tỷ lệ về thời gian chiếu sáng ban ngày và thời gian
tối ban đêm nhất định gọi là quang chu kỳ. Tuy nhiên, chỉ cần tác động quang
chu kỳ thích hợp trong một quãng thời gian nhất định trong chu kỳ sống của cây
thì nó vẫn ra hoa kết quả bình thường mà không cần tác động quang chu kỳ ấy
trong suốt chu kỳ sống của nó.
Theo tính cảm ứng quang chu kỳ của cây mà người ta chia thực vật thành
nhóm cây ngày dài (từ 12 - 14 giờ/ngày), nhóm cây ngày ngắn (9 - 12 giờ/ngày),
nhóm cây trung tính.
Ngoài độ dài chiếu sáng, chất lượng ánh sáng cũng có ảnh hưởng đến giai
đoạn này. Ánh sáng có bước sóng dài (ánh sáng đỏ) thúc đẩy sự phát triển của cây
ngày dài và làm chậm sự phát triển của cây ngày ngắn.
Thực vật thường phản ứng với các thay đổi nhiệt độ và quang chu kỳ, vì thế
trong tự nhiên điều kiện môi trường chính là yếu tố kiểm soát lên sự ra hoa tự nhiên
của chúng. Những cây chịu ảnh hưởng của quang chu kỳ thường được xếp vào
nhóm chịu đáp ứng bởi độ chiếu sáng trong ngày, hoặc đáp ứng với độ dài đêm.
Các nhà nghiên cứu đã phân lập được một sắc tố nhạy cảm ánh sáng trong
18

thực vật được gọi là Phytochrom. Phytochrom là một protein được tìm thấy trong
nhân tế bào chất của tế bào thực vật với nồng độ rất nhỏ. Phytochrom thường hiện
diện dưới hai dạng: một dạng hấp thu ánh sáng đỏ (Pr) và một dạng hấp thu ánh
sáng đỏ đậm (Pfr). Khi Pr hấp thu ánh sáng đỏ, chúng nhanh chóng chuyển thành
Pfr và ngược lại sự hấp thu ánh sáng đỏ đậm bởi Pfr nhanh chóng đổi thành Pr.
Dạng Pr là dạng bền vững hơn, trong tối một số Pfr trở lại dạng Pr và một số bị tiêu
hủy bởi enzym. Vì ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn điện thường chứa nhiều ánh
sáng đỏ hơn ánh sáng đỏ đậm nên phần lớn Pr trong ngày sẽ biến đổi thành Pfr. Tuy
nhiên, ban đêm Pfr chuyển thành Pr hay bị enzym tiêu hủy đi. Tỷ lệ Pfr/Pr là dấu
hiệu cho cây nhận ra ngày hay đêm. Nếu hầu hết sắc tố là dạng Pfr thì là ngày, nếu
tỷ lệ trên giảm đi thì là đêm.
Việc xử lý ánh sáng cũng là biện pháp có hiệu quả nhằm điều khiển sự phát
triển của cây trồng và có thể rút ngắn hay kéo dài thời gian sinh trưởng. Điều đó có
ý nghĩa trong việc nhập nội giống cũng như trong điều khiển ra hoa.
Lan Dendrobium, Oncidium là cây ngày dài, chúng sinh trưởng, phát triển tốt
ở cường độ ánh sáng 15.000 - 30.000 lux và ra hoa tốt khi thời gian chiếu sáng
trong ngày đạt >12h [28], [122]. Trong điều kiện mùa đông khu vực đồng bằng Bắc
Bộ, cường độ ánh sáng yếu, thường chỉ đạt 6.000 - 8.000 lux và thời gian chiếu
sáng trong ngày chỉ đạt 10 - 11h nên không thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển và
ra hoa của các loài lan này. Do vậy trong sản xuất cần chiếu sáng bổ sung cho cây
để kéo dài thời gian tiếp nhận ánh sáng liên tục trong ngày nhằm giúp cây phân hóa
mầm hoa và ra hoa, đặc biệt vào các dịp lễ Tết.
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới
Trong suốt một thập kỷ qua, Thái Lan vẫn giữ vững vị trí quốc gia sản xuất
và xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới. 50% hoa lan ở Thái Lan được trồng để xuất
khẩu, 50% còn lại tiêu thụ trong nước. Hàng năm, Thái Lan sản xuất tới 31,6 triệu
19

cây con. Trong đó, Dendrobium chiếm 80%, Mokara và Oncidium chiếm 5% trong
số các giống hoa lan cắt cành [50]. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan
đã thu được hơn 30 triệu USD từ phong lan [47]. Năm 2009, trị giá lan xuất khẩu
Thái Lan là 79,8 triệu USD. Hoa lan Thái xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan
Dendrobium, hơn 80% lượng hoa thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất
xứ từ Thái Lan. Dendrobium chiếm đến 94,73 % tổng số hoa lan cắt cành và 51,4 %
tổng số cây lan xuất khẩu của Thái Lan [100]. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu
hoa lan của Thái Lan Anek Chaiapichiphaibul cho biết, Nhật Bản hiện đang là thị
trường tiêu thụ lớn nhất chiếm 50% giá trị xuất khẩu hoa lan của Thái Lan, tiếp theo
là Liên minh châu Âu và Mỹ (40%). Mặc dù là cường quốc xuất khẩu hoa lan,
nhưng năm 2009 Thái Lan vẫn phải nhập từ 0,9 - 1 triệu USD tổng giá trị hoa lan
cắt cành và lan cây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay Thái Lan có
khoảng hơn 1000 loại lan bao gồm các giống lan thuần và lan lai [48].
Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong đó diện tích
trồng hoa lan là 484 ha. Lan Hồ điệp của Đài Loan được cả thế giới ngưỡng mộ và
trở thành nơi sản xuất lan Hồ điệp chủ yếu trên toàn cầu [100]. Những năm gần đây,
Đài Loan cũng đang tập trung phát triển mạnh các loài lan có giá trị kinh tế cao như
Cattleya, Dendrobium, Oncidium với chất lượng hoa thương phẩm tốt đã được tiêu
thụ khắp nơi trên thế giới, nguyên nhân chính của sự thành công là do Đài Loan đã
thành lập được một hệ thống lai tạo giống lan mới hàng đầu thế giới.
Năm 1987 Singapore bắt đầu nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn,
các trang trại trồng hoa lan đã không ngừng được mở rộng. Năm 1993 Singapore đã
xuất khẩu 3,8 triệu cành đến châu Âu và một số lượng lớn đến thị trường Nhật.
Năm 1992, xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37 triệu USD, chiếm
12% thị trường phong lan trên thế giới [12]. Thời điểm hiện tại Singapore đang tập
trung sản xuất hai loại lan cắt cành chính là Dendrobium và Oncidium [47].
Trung Quốc là nước có truyền thống chơi lan lâu đời. Hiện Trung Quốc là
nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn trên thế giới với sản lượng hàng năm
chiếm 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới. Nước này đang đề ra kế hoạch phấn đấu đến
20

năm 2020 tăng lượng hoa lan cắt cành xuất khẩu đạt 5 tỷ cành, tăng 1,2 tỷ cành so
với năm 2010. Trong đó tập trung chủ yếu vào các loài Cattleya, Dendrobium và
Oncidium [48].
Công nghiệp hoa cắt cành ở Malayxia là một ngành mới phát triển so với các
lĩnh vực nông nghiệp khác. Malayxia có tổng số diện tích trồng hoa cắt cành khoảng
trên 1.218 ha trong đó 580 ha trồng hoa lan. Giống hoa lan được trồng phổ biến là
Dendrobium, Aranda, Oncidium và Mokara chiếm 97% hoa lan cắt cành của
Malayxia [55]. Thị trường chính của Malayxia là Nhật, Singapore và Hồng Kông,
trong đó Nhật Bản là thị trường hàng đầu của các loại hoa lan cắt cành.
Indonexia là nước có nhiều loài phong lan thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil,
chiếm khoảng 5.000 trong tổng số 26.000 loài phong lan hiện có trên toàn cầu. Tuy
nhiên, nước này hiện vẫn đứng sau Malayxia, Thái Lan, Singapore về trồng và xuất
khẩu phong lan [56].
Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng lan để sản xuất mỗi
năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn Độ được xem là nước có nhiều giống
lan nguyên thuỷ, với khoảng 1300 giống. Mặc dù trước đây bị khai thác triệt để,
nhưng tới nay Nhà nước đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quí để
phục vụ cho ngành trồng lan thương mại, trong đó chủ yếu hướng vào sản xuất các
loại hoa lan cắt cành chịu nhiệt ở một số giống thuộc các chi Dendrobium, Mokara,
Oncidium [7].
Ở Hawai, nền công nghiệp trồng lan cũng tăng lên mạnh mẽ trong 20 năm
qua, tập trung chủ yếu vào các loài lan rừng và lan công nghiệp. Thu nhập tăng từ
2,2 triệu USD trong năm 1980 lên tới 7,7 triệu USD năm 1990, và đạt 18,2 triệu
USD năm 2002, đến năm 2006 đạt khoảng 22 triệu USD [119].
Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng hoa lan Cattleya và Dendrobium rất lớn. Năm 2007
tổng giá trị nhập khẩu hoa lan gần 144 triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2006
và đứng thứ hai so với những cây hoa khác [119].
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Liên minh
châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Nhật Bản hiện vẫn là các khu vực tiêu thụ hoa lan cắt
21

cành lớn nhất, mặc dù Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường quan trọng. Chỉ
riêng 25 nước thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm (CBI, 2007) cho tiêu
dùng hoa lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và Oncidium, chiếm trên 50% tổng
mức tiêu dùng hoa lan thế giới. Trong đó Đức đứng đầu với khoảng 3 tỷ euro mỗi
năm. Năm nước có nhu cầu lớn tiếp theo là Anh (2,82 tỷ), Pháp (1,85 tỷ), Ý (1,62
tỷ), Tây Ban Nha (0,99 tỷ) và Hà Lan (0,89 tỷ) [118], Nhật Bản có nhu cầu tiêu
dùng 5,4 triệu USD hoa lan cắt cành/năm, Mỹ 5,5 tỷ USD [119]. Có thể nói rằng
sản xuất lan đã đem lại lợi nhuận rất cao cho các nước đang phát triển và phát triển.
Bên cạnh đó, hoa lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium chiếm phần lớn trong tổng
số lượng sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới. Điều đó chứng tỏ các loài hoa
này mang lại hiệu quả kinh tế cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cattleya, Dendrobium, Oncidium là những loại lan phổ biến, đem lại hiệu
quả kinh tế cao đối với ngành sản xuất hoa lan của các nước trên thế giới. Những
năm gần đây, nhờ việc mở rộng phát triển sản xuất các loài lan này đã đem lại
nguồn lợi nhuận kinh tế đáng kể cho các nước như Thái Lan, Đài Loan, Singapore,
Trung Quốc... Việt Nam với điều kiện khí hậu tương tự như các nước này và người
trồng lan có kinh nghiệm, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển các giống lan
Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium ở
Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong
lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515
nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với
tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời
gian qua là Thái Lan với gần 95% lượng lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và
Oncidium [7], [47], [50].
Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan Việt Nam lại tăng
rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8/2008, đạt 61 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường
xuất khẩu hoa lan tiềm năng của Việt Nam [49].
22

Tuy nhiên, diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm tốn,
chỉ chiếm 10% diện tích các loại hoa đang được trồng [23]. Sản xuất hoa lan ở Việt
Nam tập trung theo 2 hướng chính:
- Sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc được nhập
nội (lan công nghiệp).
- Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản địa (lan rừng) [31].
Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện
Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,... trong những năm vừa
qua đã tập trung nghiên cứu các phương pháp nhân giống vô tính invitro và đã sản xuất
mỗi năm hàng vạn cây con giống hoa lan có giá trị [28]. Viện Nghiên cứu Rau quả
đang triển khai dự án “Nhân giống và phát triển sản xuất các giống lan Hoàng Thảo
bản địa” và đã có sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng [46].
Tại Viện sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
đã sản xuất hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như Phalaenopsis,
Cattleya, Dendrobium…, đặc biệt là một số loài lan Hoàng Thảo có giá trị như
Thạch Hộc, Ngọc Vạn Vàng... [28].
Trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội, 2 năm trở lại đây, phòng nuôi
cấy mô hoạt động cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây lan Hồ điệp giống và hàng vạn
cây giống lan khác như Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Đặc biệt đã thành công
trong việc nhân giống lan Hồ Điệp và các loại lan Hoàng Thảo rừng [49].
Hải Phòng xây dựng khu Nông nghiệp công nghệ cao (Mỹ Đức, An Lão) với
mục tiêu sản xuất 300.000 cây giống hoa lan bằng công nghệ của Viện Sinh học Nông
nghiệp - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và của Hiệp hội hoa Thái Lan. Tất cả
những chính sách đầu tư trên đã đem lại hiệu quả to lớn thúc đẩy ngành sản xuất lan
công nghiệp phát triển và thu được nhiều thành tựu, đáp ứng nhu cầu trong nước và
một phần được xuất ra thị trường quốc tế đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và
thu nhập lớn cho người sản xuất, người kinh doanh trong lĩnh vực này [34].
Lan bản địa (lan rừng) chủ yếu phát triển nhỏ lẻ và được nuôi trồng ở quy mô
hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số vùng phụ cận. Xã Đông La, La
23

Phù, La Khê - Hoài Đức - Hà Nội những năm gần đây trở nên nổi tiếng với nghề
trồng lan, đây được coi là trung tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn nhất miền Bắc.
Đến nay cả xã đã có 52 hộ trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ có diện tích vườn lan từ
500 đến 1000 m2, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao và Đồng Nhân với những
vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà, Tiền Hảo, chủ yếu là chi lan
Hoàng Thảo (Tam Bảo Sắc, Phi Điệp, Nhất Điểm Hồng...). Theo lãnh đạo xã Đông
La, nghề trồng lan đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa phương, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, một hộ
trồng lan cũng có lãi hàng trăm triệu đồng, gấp nhiều lần nghề nông nghiệp khác [57].
Bên cạnh Đông La, một số địa phương như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội),
Văn Giang (Hưng Yên), Mộc Châu (Sơn La), Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng đang có
nhiều hộ gia đình tập trung đầu tư vào sản xuất và nuôi trồng phong lan bản địa, với
quy mô từ 300- 500m2, phổ biến là các loài Đai Châu, Đuôi Cáo, Hoàng Thảo, Quế
Lan Hương và một số loài lan Hài [7].
Ở một số vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có điều
kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan, nhờ đó diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha
lên 50 ha trong các năm từ 2003 - 2005. Công ty TNHH Cửu Long (Bắc Ninh),
Công ty TNHH Hoàng Lan (Hà Nội) có diện tích trồng lan tới 3 ha/một doanh
nghiệp [14], ngoài các loại lan công nghiệp như Hồ Điệp, Cát lan, Vũ Nữ, Hoàng
Thảo cũng đã phát triển thêm các giống lan rừng, làm phong phú thêm các sản
phẩm hàng hoá.
Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm văn hoá,
kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam có tiềm năng lớn về nuôi
trồng và kinh doanh hoa lan. Vào năm 1986, lần đầu tiên một qui trình nhân giống,
nuôi trồng lan Dendrobium cấy mô từ lan con đến nở hoa đã được hãng Hàng
không Sân bay Tân Sơn Nhất kết hợp với vườn lan T78 - Thành phố Hồ Chí Minh
thử nghiệm thành công [59]. Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng
theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, trong vài năm trở lại đây,
nông dân ở vùng ven và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng phát
triển nhanh diện tích trồng hoa lan. Giai đoạn 2005 - 2006 thực hiện đầu tư 20 ha
24

nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây cảnh. (Dự án đầu tư, phát triển hoa và cây
cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2005). Đến năm 2008, diện tích trồng lan
của thành phố đã tăng lên gần 80 ha và năm 2010 là 200 ha. Tại các huyện Củ Chi,
Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12 đã có các hộ trồng hoa lan với quy mô 2 ha.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… có trên 100 loài lan
khác nhau. Các loại hoa lan này có thể cho doanh thu từ 500 triệu - 1 tỷ
đồng/ha/năm, chủ yếu là hoa cắt cành thuộc nhóm Dendrobium và Mokara, chiếm
tỷ lệ ít hơn là lan Cattleya và Oncidium [58].
Các chính sách đầu tư của nhà nước hầu hết tập trung vào lan cắt cành và sản
xuất cây con giống của một số loài lan công nghiệp như Hồ Điệp (Phalaenopsis),
Cát lan (Cattleya), Vũ Nữ (Oncidium), Hoàng Thảo (Dendrobium) và một số loài
lan khác. Các dự án đầu tư phát triển hoa cây cảnh của các tỉnh đều hướng tới sản
xuất lan cắt cành, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam. Tại hội thảo về hiện trạng và hướng
phát triển hoa lan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, Phó Chủ tịch
thường trực Thành phố Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định với thế mạnh là hoa
nhiệt đới, lan Dendrobium, Oncidium, Mokara cắt cành sẽ trở thành cây chủ lực của
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung [31].
Hiện nay có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài trồng
phong lan tại Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích
mỗi doanh nghiệp khoảng 40 - 50 ha như công ty Dalat Hasfarm, công ty Lâm
Thăng của Đài Loan. Tháng 8/2004 Lâm Đồng đã thành lập Hiệp hội hoa lan “Dalat
orchid Association” với mục đích là tập hợp những người yêu mến và có kinh
nghiệm trồng lan tiến tới phát triển nhân rộng, sản xuất theo hướng hàng hoá. Hiện
nay, mỗi năm Đà Lạt sản xuất được khoảng 200.000 cành lan cắt [53]. Trang trại
Rinsun tại Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng) đã đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể tự
tạo ra nguồn cây giống để sản xuất. Trang trại đã đầu tư 1 ha diện tích nuôi trồng
hiện đại, cung cấp hàng ngàn chậu lan Cattleya mỗi năm. Ngoài tiêu thụ trong nước,
các loại lan công nghiệp của trang trại này còn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, các nước
Đông Nam Á và châu Âu.
25

Bằng kỹ thuật nhân giống vô tính, hàng năm Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây
trồng, thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên, đã cung ứng 250.000 cây phong lan
gồm các loài Dendrobium, Mokara, Cattleya cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ
Chí Minh để xuất khẩu. Dự kiến sắp tới, mỗi năm Trung tâm sẽ cung cấp khoảng
300.000 - 500.000 cây phong lan để xuất khẩu sang Canada, Đài Loan... [46].
Đối với thị trường trong nước, sản lượng hoa phong lan cũng chưa đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất hoa lan cũng chỉ đáp ứng
được 30 - 40% nhu cầu lan cắt cành còn lại phải nhập từ các nước khác. Hiện nay,
mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng
giềng cho nhu cầu nội địa. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam
trong thời gian qua là Thái Lan với gần 90% lượng lan cắt cành (Dendrobium) và lan
chậu (Cattleya, Oncidium) [40].
Theo Đồng Văn Khiêm, Công ty Phong lan Xuất khẩu Thành phố Hồ Chí
Minh thì khó khăn lớn nhất là Nhà nước chưa có chính sách phát triển ngành lan,
chưa có một văn bản nào để khuyến khích, chính sách thuế không rõ ràng. Mặt
khác, sản xuất lan còn tản mạn, chưa tập trung vào các loài lan có giá trị kinh tế cao
như Cattleya, Dendrobium, Oncidium.... [51].
Như vậy, vấn đề sản xuất, kinh doanh, hoa lan ở Việt Nam từ trước đến nay
vẫn ở dạng tiềm năng. Trong khi đó, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là rất
lớn. Những hoạt động kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua chỉ mới có ý
nghĩa khởi động, hứa hẹn một sự phát triển trong tương lai dựa trên những điều kiện
thuận lợi sẵn có cho sự phát triển ngành trồng lan.
1.3 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên thế
giới và ở Việt Nam
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên thế giới
Trong nhiều năm qua, do giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ của cây hoa lan
cao mà trên thế giới các nước tiên tiến đã sử dụng các kỹ thuật truyền thống và hiện
đại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng đã đạt được những kết
quả rất khả quan, đặc biệt là trên một số giống lan công nghiệp như Vũ Nữ
26

(Oncidium), Hoàng Thảo (Dendrobium), Cát (Cattleya) và một số loài lan khác,
mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho ngành sản xuất hoa lan ở các nước như Hà
Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan ...
1.3.1.1 Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật
Song song với việc nghiên cứu tạo giống mới, các biện pháp kỹ thuật cho
từng đối tượng từng giống lan cũng được các tác giả trên thế giới rất quan tâm, chú
trọng giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao nămg suất, chất lượng hoa.
* Các nghiên cứu về giá thể
Với mong muốn tìm ra loại giá thể phù hợp thay thế cho cây dương xỉ sợi và
rong biển trong nuôi trồng lan Cattleya intermedia giai đoạn cây con, Lone, A. B.
(2008) [96] đã thử nghiệm với các loại giá thể là cây dương xỉ sợi, rong biển, trấu
hun, vỏ thông + xơ dừa tỷ lệ 1:1, vỏ thông và xơ dừa. Kết quả theo dõi sau 10 tháng
cho thấy, xơ dừa và hỗn hợp vỏ thông + xơ dừa là những giá thể thay thế lý tưởng
cho lan con Cattleya intermedia.
Khi nghiên cứu các loại giá thể thích hợp cho cấy chuyển lan Dendrobium
officinale Kimura et Migo sau cấy mô, Guo YiHong, Sun HongJie, Shi JiQing, Wu
Ya (2010) [85] đã kết luận giá thể gồm than bùn + vỏ cây + gỗ dăm tỷ lệ 2:4:4 có
hiệu quả nhất đối với sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium officinale Kimura
et Migo giai đoạn cây con.
Supinrach, S. và Supinrach, I. (2011) [110] đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá
thể trồng đến sinh trưởng của lan Cattleya brassolaelio Chia lin. ở giai đoạn cây
con và đã xác định trong 5 loại giá thể là rong biển, xơ dừa, than củi, đất sét nướng
và đá núi lửa thì than củi cho hiệu quả tốt nhất đối với sự phát triển thân lá lan
Cattleya brassolaelio Chia lin.
Nghiên cứu về giá thể đối với lan Cattleya giai đoạn cây con, Júnior và
Venturieri (2011) [107] đã nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại giá thể là than bùn, sỏi,
hỗn hợp sỏi + than bùn tỷ lệ 3:1 và dương xỉ đối với Cattleya forbesii và Laelia
purpurata giai đoạn sau nuôi cấy mô. Kết quả cho thấy, dương xỉ là giá thể tốt nhất
cho C. forbesii và hỗn hợp sỏi + than bùn thích hợp nhất cho Laelia purpurata. Mặt
27

khác nhờ so sánh sự sinh trưởng, phát triển của cây trên 2 giá thế sỏi số 2 và hỗn
hợp sỏi số 2 + than bùn, tác giả đã khẳng tầm quan trọng của chất hữu cơ đối với
các loài lan này.
* Các nghiên cứu về phân bón
Năm 1992, Supaporn và Pornprasit [109] nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
và các chất điều hoà sinh trưởng đến sự phát triển và chất lượng hoa lan Dendrobium
ekapol “Panda no.1” đã kết luận bón phân 20-20-20 làm tăng số lượng giả hành, tăng
số hoa và kéo dài độ bền hoa cắt. Bổ sung α-NAA 5 ppm, 20 ppm vitamin B1 hoặc
1% Liquinox-Start 1 tuần 1 lần trong vòng 1 tháng có hiệu quả tốt nhất đối với sinh
trưởng của giả hành. Bổ sung 1000 ppm Paclobutrazol 1 tuần 1 lần trong vòng 1
tháng có tác dụng làm tăng chiều cao cây Dendrobium ekapol “Panda no.1”.
Yin-Tung Wang (1995) [115] nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng, phát triển của lan Dendrobium đã kết luận Dendrobium Linapa “No.3”
trồng chậu với giá thể vỏ thông cỡ nhỏ và bón phân N:P:K 20:8,6:16,6 hàm lượng 1
g/lít thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của giả hành, kéo dài tuổi thọ của rễ, thúc
đẩy hình thành mầm hoa và tăng số lượng hoa.
Nhằm xác định tỷ lệ N:P:K tốt nhất cho Dendrobium nobile Lindl. trồng chậu,
năm 2008 Rebecca G. Bichsel và cs [102] nghiên cứu tỷ lệ N và K là 0; 50; 100; 200;
400 mg/lít, tỷ lệ P là 0; 25; 50; 100; 200 mg/lít và khẳng định tỷ lệ N:P:K lần lượt là
100 mg/lít, 50 mg/lít, 100 mg/lít thích hợp nhất cho lan Dendrobium nobile Lindl,
giúp tăng chiều cao cây, tăng kích thước giả hành, tăng số hoa và chất lượng hoa.
Theo Rech, A.R. và cs (2010) [103], trong số 5 cường độ ánh sáng được thí
nghiệm gồm 12800, 8300, 6200, 5600 và 4500 lux thì Dendrobium phalaenopsis
compactum thích hợp nhất với cường độ 8300lux. Khi trồng lan ở cường độ ánh
sáng này kết hợp tưới phân 2 lần 1 tuần vào mùa hè và 2 ngày 1 lần vào mùa đông
với N:P:K = 7:7:7 cây phát sinh trưởng, triển tốt, chất lượng hoa cao.
Năm 2009, Zhang Taolil và cs [117] nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn Nitơ
trong phân bón đến sinh trưởng, phát triển của lan Oncidium. Thí nghiệm được bố
trí với tỷ lệ khác nhau giữa NO3- và NH4+ trong phân bón là 1:0; 2:1; 4:1; 6:1; 10:1
28

và 0:1. Kết quả cho thấy bón phân nitơ với tỷ lệ 10:1 tốt nhất cho sinh trưởng và
phát triển của lan Oncidium, nitơ có nguồn gốc NO3- làm tăng khả năng hấp thụ Ca
và Mg của rễ Oncidium.
Đề tìm ra hàm lượng phân bón GaviotaTM (19-19-19) thích hợp nhất cho lan
Cattleya giai đoạn cây con, Carnette C. Pulma và cs [65] năm 2010 đã nghiên cứu 5
hàm lượng phân bón là 0,5; 1; 2; 3; 4 g/lít và khẳng định cây con Cattleya phát triển
tốt khi bón phân GaviotaTM (19-19-19), số lá không có sự khác biệt giữa các hàm
lượng phân bón nhưng chiều dài lá, chiều cao cây, số rễ và trọng lượng tươi cao
nhất khi bón phân hàm lượng 2-3 g/lít. Các tác giả đã kết luận bón phân GaviotaTM
(19-19-19) hàm lượng 2-3 g/lít giúp lan Cattleya giai đoạn cây con sinh trưởng,
phát triển tốt nhất.
* Các nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển ra hoa
Năm 1978, Goh, C.J. và Yang, A.L. [82] khi nghiên cứu ảnh hưởng các chất
điều hoà sinh trưởng (BA, GA3, IAA) lên sự phát triển cành hoa Dendrobium lai
(D. Lady Hochoy, D. Buddy Shepler x D. Peggy Shaw) đã nhận thấy ra hoa ở
Dendrobium cần cytokinin (BA), còn GA3 thì giúp tăng nhẹ ảnh hưởng của BA, và
IAA giúp tăng cường hiệu quả của BA. Goh, C.J. năm 1979 [83] cũng nghiên cứu
hormon điều hòa quá trình ra hoa ở lan Dendrobium Luisae cho thấy hoa chỉ xuất
hiện sau cuối giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng ở giả hành. Ở giả hành trưởng thành
thì cytokinin (BA) kích thích ra hoa. Giberelic acid tăng cường hiệu quả nhưng bản
thân nó thì không có hiệu quả kích thích ra hoa. Cụ thể là BA ở nồng độ 10-3M, số
chồi hoa trưởng thành là 6 so với BA ở nồng độ 10-4M là 4, tổng số cây ra hoa là
80%. Nhưng khi kết hợp BA (10-4M) và GA3 (10-4M) thì số chồi hoa trưởng thành
là 7, tổng số cây ra hoa là 100%, đồng thời chiều dài cành hoa dài hơn và thời gian
phát triển cành hoa ngắn hơn khoảng 1-2 ngày (7-8 ngày). Trong khi đối chứng
không xử lý thì không có khả năng ra hoa.
Vichiato, M.R. de M. và cs (2007) [111] nghiên cứu về sự kéo dài thân
Dendrobium nobile Lindl. bằng cách phun Axit giberilic (GA3) để giúp cây phát
triển nhanh. Kết quả cho thấy tăng chiều cao 64,08% và tăng chiều dài lá 44,27%,
đồng thời làm giảm 50% đường kính giả hành và 56,09% chiều rộng lá. Hàm lượng
29

GA3 có thể dùng từ 50-400 mg/lít.


Cũng trong năm 2007, nhóm tác giả Guek Eng Sim, Chiang Shiong Loh,
Chong Jin Goh [84] nghiên cứu khả năng ra hoa sớm trong ống nghiệm của
Dendrobium Madame Thong-In đã chứng minh BA thúc đẩy ra hoa hoa và hình
thành mầm hoa. Tương tự, Kim Hor Hee, Chiang Shiong Loh, Hock Hin Yeoh
(2007) [89] cũng xác định nồng độ BA 11,1µM đã giúp cảm ứng ra hoa cây sau khi
trồng 6 tháng trong ống nghiệm ở loài Dendrobium Chao Praya Smile.
* Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại
Pedroso de Moraes và cs (2011) [101] khi nghiên cứu phản ứng của các loài
Cattteya lai đối với bệnh héo rũ do vi khuẩn Fusarium oxysporum f. sp. Cattleyae
Foster gây ra thấy 6 trong 7 giống Cattleya lai bị nhiễm bệnh ở các mức độ khác
nhau. Riêng giống lai BrassoCattleya Orquidacea’s Melody không phát hiện thấy
nhiễm bệnh héo rũ. Nguyên nhân sự miễn nhiễm được tìm ra là do thích nghi tiến
hoá, do môi trường và chủ yếu là do tổ hợp gen khi lai. Do đó những cây kháng bệnh
này nên được sử dụng cho công tác lai giống nhằm có được những dòng kháng bệnh
di truyền trong tương lai.
Cùng năm này, Chung, W.C. và cs [73] đã phân lập vi khuẩn Fusarium solani
gây bệnh vàng lá từ cây Phalaenopsis bị bệnh ở Đài Loan và cấy thử nghiệm trên các
loài lan khác nhau gồm Oncidium sp., Dendrodium sp., Cattleya sp. Quan sát thấy
chủng F. solani không xuất hiện triệu chứng trên Oncidium, Dendrobium, Cattleya.
Những phân tích ở mức độ phân tử cho thấy chủng F. solani từ Phalaenopsis là khác
biệt với F. solani phân lập từ các loài khác.
1.3.1.2 Các nghiên cứu khác
* Các nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp lai hữu tính
Năm 1844, Newman - một nhà vườn người Pháp đã làm nảy mầm hạt lan
bằng cách rắc hạt lên các cục đất quanh gốc cây lan to. Sự thành công này đã lan
rộng nhưng chưa có lời lý giải cụ thể. Năm 1904, Noel Bernard thực hiện phương
pháp gieo hạt cộng sinh với nấm để gây sự nảy mầm [62]. Năm 1909, Hans Burgeff
đã làm nảy mầm được hạt của Laelio, Cattleya trên môi trường dinh dưỡng gồm
0,33% đường saccarose trong điều kiện hoàn toàn bóng tối [64]. Năm 1922, Lewis
30

Knudson, nhà khoa học người Mỹ lại thành công trong việc gieo hạt ở môi trường
thạch [90], [91]. Ông cũng nhận thấy rằng sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào
thời gian thu quả.
Trong tự nhiên, muốn hạt lan nảy mầm phải có sự hỗ trợ của mốt loại nấm
ký sinh. Bernard (1904) [62] đã tìm ra một số loài nấm có thể giúp nảy mầm ở hạt
lan, mỗi loài có tác dụng trên một số loài lan nhất định như:
- Rhizoctonia repens giúp nảy mầm ở Cattleya, Laelia, Angraecum,
Paphiopedium.
- Rhizoctonia mucoroides giúp nảy mầm ở Vanda, Phalaenopsis.
- Rhizoctonia lanuginosa giúp nảy mầm ở Oncidium, Dendrobium, Miltonoa
và Odontoglossum.
* Các nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô
Morel (1960) [98] sử dụng chồi đỉnh của Cymbidium cấy vào môi trường
Knudson III (C) để tạo ra protocorm. Vào năm 1964 [99], ông tiếp tục thí nghiệm
cắt nhỏ thể protocorm và cấy lại vào môi trường, từ một thể protocorm có thể sản
xuất hơn 4.000 cây con/năm. Từ kết quả thí nghiệm của Morel, rất nhiều giống lan
đa thân đã được nhân vô tính thành công như Cattleya (Scully, 1967) [106],
Dendrobium (Sagawa 1984 [105]).
Để hoàn thiện quy trình nuôi cấy mô hoa lan, các nhà nghiên cứu đã đi sâu
tìm hiểu ảnh hưởng của một số chất phụ gia lên sự hình thành callus và protocorm
như ảnh hưởng của nước dừa (Goh 1970, 1973; Goh và cs, 1975) [79], [80], [81]
với nồng độ 10-25%, dung dịch cà chua (Loh và cs, 1978) [95], ảnh hưởng của
nguồn cacbon và các hợp chất vô cơ (He, S.L. và cs, 2003) [86].
Từ 1999 đến 2002, Chen, J.T. và cs [68], [69], [70], [71] đã kết luận môi trường
½ MS bổ sung 10-20 g/ lít sucrose, 170 mg/ lít NaH2PO4 và 0,5 g/ lít peptone là thích
hợp nhất cho sự hình thành phôi trực tiếp từ mẫu lan On. Gower Ramsey.
Năm 2009, José Geraldo [87] và Rezende [104] nghiên cứu ảnh hưởng các nồng
độ khác nhau của sacarose và GA3 đến sự phát triển protocorms từ hạt nảy mầm
của phong lan Cattleya loddigesii sp. đã đi đến kết luận nồng độ 0 mg M-1 GA3 và
31

60 mg M-1 sacarose cho số rễ và sự phát triển rễ non Cattleya loddigesii sp. tốt nhất.
Dai Chuan Yun và cs (2011) [74] đã nghiên cứu và xác định được môi
trường tối ưu cho nhân nhanh protocorm lan Dendrobium candidum Wall. ex Lindl.
là 1/2MS + 6-BA 2mg/l + αNAA 0,5mg/l + KT 1mg/l. Nghiên cứu này đã cung cấp
cơ sở khoa học cho sản xuất ở quy mô công nghiệp protocorm và nhân giống chất
lượng cao D. candidum.
* Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo giống mới
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống lan, một số tác giả đã
chuyển gene thành công vào các giống lan ở giai đoạn protocom như Dendrobium
(Chia T.F. (1994) [72], Wang, Y. và cs (2005) [112]), giống lan đại hoa huệ
(C.hybridium) (Kyaw Thu Moe (2010) [93]). Cùng năm này, Belarmino và Mii đã
chuyển gene thành công vào giống lan Hồ điệp nhờ vi khuẩn Agrobacterium [61].
Cũng nhờ loại vi khuẩn này Yu H. (2001) đã chuyển gene DOH1 vào giống lan
Dendrobium Madame Thong-In tạo thành cây nhiều thân trong môi trường có chứa
50 mg/ lít carbenicillin [116]. Năm 2004, Sài Minh Lương đã có kết luận sau khi
tiêm vào thể protocom đem nuôi cấy cùng Pcambia 1300- SmGFP và LBA4404 của
gen gfp và hpt có thể thu được các cây chuyển gene [67].
Benner (1995) [97], Chyi Chen (2000) [77], Khosravi (2009) [88] dùng chỉ
thị RAPD để phân tích đa hình và quan hệ di truyền của chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đã lập bản đồ đa hình DNA tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đặc
tính của các loài lan trên.
Từ các kết quả trên cho thấy trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
đối với cây hoa lan nói chung và các loài lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói
riêng. Các nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào một số lĩnh vực như chọn tạo giống, nhân
giống, các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại,…
Các kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu và
sản xuất hoa lan nước ta kế thừa kinh nghiệm, tiết kiệm được thời gian và kinh phí
để đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống và nuôi trồng cây hoa lan trong điều
kiện Việt Nam.
32

1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium ở Việt Nam
1.3.2.1 Các nghiên cứu về thu thập, đánh giá giống
Ở Việt nam cũng có nhiều nghiên cứu về thu thập, lưu giữ nguồn gen hoa lan
bản địa và nhập nội. Năm 1991, Phân viện Sinh học Đà Lạt đã tổ chức thu thập các loại
lan rừng của Lâm Đồng bao gồm Hoàng Thảo (Dendrobium), Cattleya, Địa lan
(Cymbidium). Các loài lan này đã được đưa về trồng để theo dõi các đặc tính sinh học
(thời vụ ra hoa, hình thái, màu sắc và hương thơm) và xây dựng bộ sưu tập lan nhằm
bảo tồn nguồn gen, làm nguồn vật liệu cho công tác tuyển chọn và lai tạo những giống
lan quý phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Nghiên cứu thu thập, đánh giá và tuyển chọn một số giống Phong lan Hoàng
Thảo (Dendrobium) nhập nội tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Phạm Thị Liên và cs
(2009) đã thu thập được 6 giống lan Hoàng Thảo từ Thái Lan trong đó có 3 giống
có nguồn gốc tại Băng Cốc, 2 giống tại Chiềng Mai và 1 giống tại Chiềng Rai. Các
giống đều có năng suất cao, hoa đẹp, hiện nay thị trường trong và ngoài nước rất ưa
chuộng. Trên cơ sở đánh giá các đặc điểm nông sinh học, khả năng chịu rét, khả
năng phục hồi và khả năng chống chịu bệnh của 6 giống lan Hoàng thảo nhóm tác
giả đã lựa chọn được 3 giống là Trắng Tím (D. sonia 18), Trắng Tuyền (D. mee
white) và Trắng Môi Tím (D. woon leng) cho năng suất, chất lượng hoa cao, phù
hợp điều kiện sinh thái khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đang tiếp tục nghiên cứu quy
trình nhân giống để phát triển rộng ra sản xuất [22].
Theo Dương Hoa Xô, Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí
Minh đã thực hiện dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống
hoa lan”, từ năm 2005 đến nay đã sưu tập được hơn 285 giống hoa lan thuộc 12
nhóm giống khác nhau (Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium …), để
phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống, đặc biệt trong đó có hơn
80 giống lan rừng quý, có thể phục vụ công tác lai tạo giống lan. Bên cạnh đó,
Trung tâm đã tiến hành nhập nội 14 giống lan Mokara, 13 giống Dendrobium, 5
giống Cattleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ yêu cầu sản xuất [58].
Không chỉ các cơ sở nghiên cứu nhà nước đầu tư phát triển sản xuất hoa lan
33

mà rất nhiều các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh
Phúc, Sơn La, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Bình Định, Phú Yên… cũng đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Viện Di truyền
Nông nghiệp, Viện nghiên cứu Rau Quả, Viện Sinh học - Đại học Nông nghiệp Hà
Nội để thu thập, lưu giữ các loài lan bản địa và nhập nội [47].
1.3.2.2 Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật
* Các nghiên cứu về giá thể
Giá thể là môi trường sống của lan, tùy thuộc vào từng loài lan, điều kiện
trồng trọt để chọn giá thể phù hợp. Theo Phan Thúc Huân (1989) [12], giá thể được
sử dụng phổ biến nhất trong việc trồng cây lan nói chung và lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium nói riêng gồm xơ dừa, đá bọt, than củi, thân gỗ, gạch, thân
rễ cây dương xỉ, rễ bèo tây, rong biển,… Giá thể trồng lan rất khác so với các loài
cây khác, chúng được dùng để cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp
dinh dưỡng. Cấu tạo giá thể là điều kiện quyết định sự phát triển của lan, phương
pháp ghép trên thân cây sống và thân cây chết thì giá thể chính là lớp vỏ của thân kí
chủ. Nếu trồng chậu thì giá thể phải thật thoáng ở phần đáy để tránh úng. Ở vùng lạnh
như Đà Lạt thì cấu tạo giá thể quá thông thoáng sẽ bất lợi cho sự phát triển của cây vì
nhiệt độ lạnh ban đêm làm cho rễ bị tổn thương. Do vậy, một giá thể kín sẽ giúp cho
rễ cây có điều kiện phát triển, vụn dương xỉ có tác dụng trong điều kiện này.
- Xơ dừa: Là thành phần quan trọng trong giá thể trồng lan. Theo Minh Trí,
Xuân Giao (2010) [40], xơ dừa có đặc điểm là hút nước chậm nhưng giữ ẩm lâu,
thoát nước, có chưa nhiều khoáng chất nuôi dưỡng cây lan, tuy nhiên khi sử dụng
cần xử lý ngâm nước để giảm lượng muối và cần chú ý chế độ tưới, không để bị
ngập nước gây thối mục giá thể.
- Vỏ cây: Trần Văn Bảo (2001) [1] khẳng định rất nhiều loại vỏ cây có thể
dùng làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại vỏ cây lâu mục để không làm chậu
lan bị đọng nước gây thối rễ. Vỏ cây cũng là nơi cư trú của nhiều loài sâu, bệnh, ốc
sên, do vậy cần kiếm tra giá thể thường xuyên để thay chậu, thay giá thể cho cây lan.
- Than củi: Là loại vật liệu rẻ tiền, được sử dụng khá phổ biến trong nuôi
trồng các loài Cattleya, Vũ Nữ (Oncidium). Than hoa ít chứa mầm bệnh, không
34

mục nát tuy nhiên khả năng giữ nước kém, rễ cây thường xuyên bị khô [15].
- Dương xỉ: Loại giá thể này không bao giờ bị rêu bám, khả năng hút ẩm khá
tốt. Tuy nhiên nếu không được phối trộn với các loại giá thể khác thì chậu lan rất dễ
bị úng nước, gây thối đầu rễ cây lan [37].
- Rong biển: Rong biển được sử dụng khá phổ biến trong nuôi trồng các loài
lan hiện nay ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hoàng Ngọc Thuận (2000) [37]
cho rằng rong biển có ưu điểm giữ ẩm rất tốt, nhẹ, mềm, tiện lợi cho việc vận chuyển
với số lượng lớn các chậu lan, đặc biệt đối với lan công nghiệp như Hồ Điệp
(Phalaenopsis), Lan Cát (Cattleya), Vũ Nữ (Oncidium), Đai Châu (Rhynchostylis) và
một số loài lan con mới ra ngôi.
Các nhà vườn trồng lan ở Hoa Kỳ đã áp dụng các công thức phối chế giá thể
cho một số loại lan như sau (trích dẫn Cao Thị Châm (2011) [4]):
Giá thể cho Cattleya: Vỏ thông cỡ vừa 6 phần + Vỏ dừa lớn 2 phần + Đá
xanh hay đá xốp 2 phần + Đá bọt 1 phần + Gỗ thông đỏ ½ phần.
Giá thể cho Dendrobium: Vỏ thông cỡ vừa 4 phần + Vỏ dừa lớn 2 phần + Đá
xanh hay đá xốp 4 phần + Gỗ thông đỏ ½ phần.
Giá thể cho Oncidium: Vỏ thông cỡ vừa 6 phần + Vỏ dừa lớn 2 phần +
Thanh nhỏ 1 phần + Đá bọt 1 phần + Gỗ thông đỏ ½ phần.
Theo Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2001) [5] và Nguyễn Công Nghiệp
(2000) [31], có thể sử dụng than hoa, gạch, dớn, xơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông để
trồng hoa lan. Đây là những vật liệu dễ kiếm ở điều kiện Việt Nam. Có thể dùng
một loại giá thể hoặc phối trộn các loại giá thể trên với nhau để trồng lan tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng vùng, từng loài lan cũng như độ tuổi của lan.
Nguyễn Thị Kim Lý (2009) [28] đã kết luận với cây lan Cattleya giai đoạn
sau nuôi cấy mô giá thể than hoa vụn và dớn là thích hợp nhất vì giai đoạn này cây
chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện tự dưỡng, rễ cây còn yếu, khả năng hút nước
và dinh dưỡng kém nên chọn những loại giá thể nhẹ, giữ ẩm tốt. Với cây từ 8 tháng
tuổi trở lên có thể phối hợp một số loại giá thể theo tỷ lệ phù hợp với từng điều kiện
trồng. Ở miền Bắc, trong điều kiện có mái che, có thể sử dụng 100% rễ cây dương
35

xỉ, hoặc than hoa, xỉ bọt núi lửa phối trộn theo tỷ lệ 2:1 để trồng. Về mùa đông và
mùa hanh khô kết hợp thêm một lớp dớn mỏng trên bề mặt chậu sẽ giúp cây sinh
trưởng tốt hơn.
Phạm Thị Liên (2010) [21] khi nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh
trưởng, phát triển của lan Dendrobium đã kết luận giá thể than củi + xơ dừa tỷ lệ 1:1
giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Năm 2011, Cao Thị Châm [4] đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh
trưởng, phát triển của lan Cattleya Ronald ở giai đoạn cây con và giai đoan trưởng
thành. Tác giả đã khẳng định giá thể thích hợp nhất cho cây Cattleya Ronald in vitro là
xơ dừa, mặc dù thời gian ra rễ chậm hơn khi sử dụng giá thể rong biển nhưng cây phát
triển ổn định hơn. Giá thể trồng cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng, phát triển
và ra hoa của cây Cattleya Ronald trong giai đoạn trưởng thành, đặc biệt đến sự hình
thành và phát triển bộ rễ. Giá thể thích hợp cho nuôi trồng Cattleya Ronald giai đoạn
trưởng thành là 30% than củi + 30% dương xỉ + 40% xơ dừa. Loại giá thể này giúp
thoát nước tốt nhưng vẫn đảm bảo độ ẩm cần thiết cho cây sinh trưởng tốt.
Nghiên cứu các loại giá thể trồng lan Dendrobium tại Thủ Đức - Thành phố
Hồ Chí Minh, năm 2007, Huỳnh Thanh Hùng [13] đã cho thấy hàm lượng dinh
dưỡng trong các giá thể được phối trộn từ phân trùn với các vật liệu khác nhau cao
hơn so với dùng than và phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của lan
Dendrobium. Trong các loại giá thể phối trộn, phân trùn trộn với xơ dừa, rễ lục
bình, dớn cho cây lan Dendrobium sinh trưởng tốt nhất. Khi phối trộn các vật liệu
với nhau nên dùng chất kết dính Gelatin. Trồng lan Dendrobium có thể sử dụng một
trong ba loại giá thể như: 70% phân trùn + 30% xơ dừa; 70% phân trùn + 30% rễ
lục bình hoặc 70% phân trùn + 30% dớn với chất kết dính Gelatin.
Nhằm xác định loại giá thể tốt nhất cho lan Dendrobium hancockii rolfe, Vũ
Ngọc Lan và cộng sự (2010) [19] đã trồng loài lan trên trong 3 loại giá thể khác
nhau là gỗ nhãn, than củi và xơ dừa. Kết quả cho thấy gỗ nhãn thích hợp nhất cho
lan Dendrobium hancockii Rolfe ở giai đoạn trưởng thành.
36

* Các nghiên cứu về phân bón


Trên cơ sở nhập nội, khảo nghiệm và đánh giá các mẫu giống, kết hợp với
việc nhân giống. Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai - Viện Di truyền Nông nghiệp đã
đề xuất các biện pháp về giá thể, bón phân, kỹ thuật chăm sóc... Nguyễn Thị Kim
Lý (2009) [29] cho rằng, nên tưới nước phân cho lan vào buổi sáng sớm hay lúc
chiều mát, không nên tưới phân vào buổi trưa. Bình thường tưới 1 lần trong 1 tuần,
nếu vườn lan giâm mát thì khoảng cách dài hơn, 10 - 15 ngày/lần. Ngược lại, vườn
lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước
tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại gây ảnh hưởng bất lợi cho lan.
Theo Nguyễn Xuân Linh (2005) [26], lan rất cần bón phân nhưng không chịu
dược nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường
xuyên và tốt nhất là phun phân qua lá. Nồng độ và liều lượng phun tuỳ thuộc tuổi và
thời kỳ phát triển của cây lan. Đối với lan dưới 6 tháng tuổi phun phân N:P:K loại
30:15:10 nồng độ 500 ppm (0,5 g/l) 7 ngày 1 lần. Đối với lan 6 - 12 tháng, phun
phân N:P:K loại 30:15:10 nồng độ 2000 ppm (2 g/l) định kỳ 7 ngày / lần. Đối với
lan 12 - 18 tháng phun phân N:P:K loại 10:30:20 nồng độ 3000 ppm (3 g/l) định kỳ
7 ngày/ lần. Khi vòi hoa xuất hiện phun phân N:P:K loại 15:20:25 nồng độ 2000
ppm tưới 7 - 10 ngày 1 lần hoa sẽ mập hơn, bền và màu sắc đặc trưng. Khi hoa gần
tàn cây có hiện tượng yếu đi nên cắt ngay cành hoa và tưới phân N:P:K (30:10:10)
để nuôi dưỡng cây cho mùa ra hoa sau.
Ở thời kỳ sinh trưởng, Oncidium nên được bón phân thường xuyên. Trong
mùa xuân đến đầu mùa thu nên bón phân 7 ngày/1 lần cho Oncidium, cuối mùa thu
đến mùa đông thì bón phân 1 tháng/1 lần. Công thức bón phân phải phù hợp với
môi trường giá thể. Dùng phân bón Growmore cho giá thể dương xỉ, than hoa, xơ
dừa và phân bón có tỷ lệ N:P:K = 30:10:10 cho giá thể là vỏ cây. Như với hầu hết
các loài lan, Oncidium rất nhạy cảm với phân bón có nồng độ muối cao. Cây đặc
biệt thích các loại phân bón hữu cơ như nhũ tương cá hay phân xanh [120].
Nguyễn Công Nghiệp (2000) [31] đã kết luận mùa tăng trưởng của lan
Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói riêng và phong lan nói chung không nên dùng
phân tổng hợp N:P:K loại 30:10:10, khi chớm nở hoa phải dùng loại phân có nồng
37

độ lân cao để màu sắc hoa đặc trưng như phân N:P:K loại 10:20:20 hoặc 6:30:30.
Trước khi lan bước vào mùa nghỉ dùng loại phân bón có nồng độ kali cao để tăng
sức chịu đựng như phân N:P:K loại 10:20:30. Cũng theo Nguyễn Công Nghiệp,
không nên dùng nồng độ phân bón quá 1 g/lít nước vì sẽ làm cây lan chết hoặc thoái
hoá. Phân bón qua lá dưới dạng phun sương là rất hiệu quả.
Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001) [38], phân bón qua lá gồm phân hóa học (vô
cơ), phân hữu cơ (xác bã động, thực vật,…) và phân hữu cơ có nguồn gốc EDTA và
các Aminoacid thuỷ phân từ các chất hữu cơ giàu protein (phân pomior). Tác giả đã
xác định phân có tỷ lệ đạm cao (30:10:10) phù hợp cho cây con, những cây đang
nảy chồi mới, những cây sau khi cắt hoa. Phân có tỷ lệ lân cao (6:30:30) kích thích
ra rễ, hoa, làm cho lá bớt màu xanh, giảm lượng nước ở trong lá, tăng khả năng đề
kháng của cây. Phân có tỷ lệ kali cao (10:20:30) giúp cây khỏe, chống hạn, sâu,
bệnh tốt. So với cây trồng khác thì cây lan cần lượng kali tương đối nhiều vì mục
đích chính của nuôi trồng lan là thưởng thức hoa. Kali giúp hoa có màu sắc đẹp,
bền, thường sử dụng phân có tỷ lệ kali vào lúc cây lan có hoa.
Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2002) [5] đã xác định tỷ lệ bón phân
N:P:K phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của lan như N:P:K loại 30:10:10
thúc đẩy tốt cho việc tăng trưởng, ra lá lan. Loại 10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa sẽ
cho hiệu quả cao. Loại 10:10:20 thúc đẩy lan ra rễ tốt. Loại 10:20:30 làm tăng sức
chịu đựng và sức đề kháng cho lan.
Theo Phạm Thị Liên (2002) [20] bón phân thường được chú trọng đến 3
nguyên tố chính N, P, K với rất nhiều tỷ lệ tùy thuộc theo mục đích sử dụng, loài
lan, thời kỳ sinh trưởng của lan. Ngoài ra còn có thể kết hợp thêm các nguyên tố
vi lượng như đồng (Cu), sắt (Fe), kẽm (Zn)… và một số vitamin cần thiết khác.
Tuy nhiên, trong cây lan nước chiếm xấp xỉ 90%, chỉ 2% là các nguyên tố
khoáng chất nên nếu bón nhiều phân sẽ tạo ức chế sinh trưởng của cây, làm cháy
rễ, vì vậy việc bón phân hết sức linh động, phụ thuộc vào thời tiết, vào từng giai
đoạn sinh trưởng của cây.
Năm 2008, Dương Hoa Xô và Nguyễn Đăng Nghĩa [51] đã nghiên cứu ứng
dụng một số biện pháp kỹ thuật mới để phát triển mô hình sản xuất nhóm hoa lan
38

Mokara và Dendrobium. Trong đó, tác giả đã xây dựng quy trình bón phân cho lan
Dendrobium đạt năng suất và chất lượng cao:
- Quy trình sử dụng phân bón 100% hữu cơ:
Rong biển K-Humate Vitamax-B1

- Quy trình sử dụng phân bón 50% vô cơ + 50% hữu cơ:


30:10:10 Vitamax-B1

Rong biển KNO3

Theo Bùi Thị Thu Hiền (2009) [9], nên sử dụng loại phân Pomior P399
không cần bổ sung Mg++ và Ca++ nồng độ 0,3% cho quá trình phát triển thân lá,
nồng độ 0.4% cho quá trình phân hoá mầm hoa đến thu hoạch cho giống lan Hoàng
Thảo lai trắng tím (Dendrobium sonia 18).
Phạm Thị Liên (2010) [21] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến khả
năng ra hoa của lan Dendrobium đã kết luận trong mùa hè, phân bón có tỷ lệ P, K cao
ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nở hoa nhưng ít ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Trong mùa
đông, phân bón có tỷ lệ P, K cao làm tăng cả tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa.
Theo Trần Mạnh (2010) [30], Cattleya là loài phụ sinh do đó việc bón phân
cho lan bằng phương pháp phun sương hiệu quả hơn so với tưới thẳng vào giá thể
trong chậu. Phân sử dụng là phân bón lá có tỷ lệ N:P:K là 30:10:10 phun theo nồng
độ khuyến cáo 2 lần/ tuần. Khi các giả hành chớm ra nụ thì sử dụng phân bón
10:20:20 và để kích thích cho lan Cattleya sớm ra hoa thì dùng phân bón 6:30:30.
Ngoài ra, khi trồng lan Cattleya có thể bón phân vô cơ hỗn hợp với phân hữu cơ
nồng độ loãng hay các sản phẩm phân bón lá có nguồn gốc sinh học như Rong biển,
tinh cá, agostim.... Vitamin B1 nồng độ 0,01% phun 1 lần/ tuần cũng có tác dụng
thúc đẩy tăng trưởng lan Cattleya. Trước mùa nghỉ nên bón cho Cattleya loại phân
10:20:30 để tạo sự cứng cáp cho cây trong mùa nghỉ và khi cây vào mùa nghỉ thì
nên ngưng tưới hoàn toàn.
Song song với việc nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát
triển của lan Cattleya Ronald, năm 2011, Cao Thị Châm [4] đã nghiên cứu ảnh
39

hưởng của phân bón lá với sinh trưởng của lan Cattleya Ronald giai đoạn cây con
và trưởng thành. Theo tác giả, phân bón lá sử dụng tối ưu cho Cattleya Ronald giai
đoạn cây con là Orchid 1 (30:10:10) và phân HPV2 (10:20:10) là loại phân bón
thích hợp nhất sử dụng để phun cho lan Cattleya Ronald trong giai đoạn trưởng
thành. Trước khi bón phân cần tưới nước ướt đẫm cho cây sau đó phun phân lên
toàn bộ thân, lá, rễ cây, định kỳ 1tuần/ lần.
* Các nghiên cứu về biện pháp tưới nước
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [23], tưới nước cho lan ở giai đoạn cây con
phải thận trọng, tưới nhẹ nhàng bằng vòi phun sương, mịn hạt, tưới 3 - 4 lần/ngày nếu
quá khô. Đối với lan trưởng thành thì tùy theo mùa, theo loài lan, thời kỳ sinh trưởng,
giá thể trồng mà quyết định số lần tưới cũng như lượng nước tưới cho phù hợp.
Theo Nguyễn Quang Thạch và cs (2005) [35], cây lan con sau khi trồng 1 - 2
ngày không cần tưới nước ngay vì chất trồng vừa mới rửa, mới ngâm còn giữ độ ẩm
cao. Lan con mới đưa ra khỏi chai ít ngày, lá thường bị héo phải tưới nước nhẹ
nhàng bằng vòi phun sương, mịn hạt, thường xuyên tưới nước 3 - 4 lần mỗi ngày
nếu quá khô. Khi rễ lan ló ra mới bắt đầu bón phân và tăng lượng nước tưới. Cây lan
trưởng thành nếu tưới nước thiếu, lan sẽ khô héo dần rồi chết nhưng tưới nước thừa
lại làm cho bộ rễ lan ẩm ướt, thiếu oxy, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, bộ rễ
thối rồi chết. Việc tưới nước phải đảm bảo hài hòa với nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng.
Vì vậy, không có công thức duy nhất nào quy định mỗi ngày tưới mấy lần, mỗi lần
tưới bao nhiêu nước.
Theo Minh Trí, Xuân Giao (2010) [40], ở thành phố Hồ Chí Minh, việc tưới
nước cho Cattleya là rất cần thiết tuy nhiên với độ che sáng 50% nếu tưới nước
nhiều sẽ tạo ra nhiệt độ thấp dưới 25oC làm cây khó ra rễ. Vì vậy đối với Cattleya
cần có thời gian khô ráo giữa các lần tưới để kích thích sự mọc rễ của cây. Ở Đà Lạt
có sương mù thường xuyên, ẩm độ cao, do đó chỉ tưới nước 1 lần/tuần trong mùa
nắng và không tưới trong mùa mưa. Các tỉnh phía Bắc có mùa khô ngắn, còn các
tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận có mùa khô quá dài vì thế việc tưới nước
phải được vận dụng một cách cụ thể cho từng vùng.
40

* Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa


Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006) [42], [43], [44] khi nghiên cứu về vai
trò của các chất điều hoà sinh trưởng trong sự phát triển của cành hoa Dendrobium
Sonia cho thấy IAA 0,5mg/ lít giúp hình thành hệ thống mạch bên dưới mô phân
sinh hoa tự, BA 5mg/lít giúp nụ hoa tận cùng chậm héo và GA3 1mg/ lít giúp kéo
dài lóng của trục cành hoa. Khi nghiên cứu và sử dụng các chất điều hoà sinh
trưởng nhằm làm tăng số nụ và chất lượng hoa lan Dendrobium sp. đã cho thấy hỗn
hợp IAA 2mg/lít, BA 5mg/lít, GA3 10mg/lít kết hợp với CoCl2 0,25% khi phun trực
tiếp lên cành hoa có tác dụng kéo dài đời sống mô phân sinh hoa tự, làm tăng số nụ
trên cành hoa.
Phạm Thị Liên (2010) [21] khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiếu
sáng và cường độ ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium đã kết
luận thời gian chiếu sáng bổ sung 5 h/đêm bằng bóng đèn compax 55w trong điều
kiện mùa đông thích hợp cho sự phát triển thân lá. Cường độ ánh sáng bổ sung ban
đêm 210 lux/4m2, chiếu 5h/đêm trong điều kiện mùa đông làm tăng tỷ lệ ra hoa và
chất lượng hoa giống lan Dendrobium mee white.
Năm 2011, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã nghiên cứu điều khiển ra hoa cho lan
Dendrobium. Theo tác giả, lan Dendrobium trồng với giả thể 50% than củi + 50% xơ
dừa đến giai đoạn ngừng sinh trưởng thân lá (18 tháng tuổi) thì dừng tưới nước 3 - 5
ngày và phun bổ sung phân bón Growmore 10:30:10 hoặc 10:10:30 (1 - 1.5 g/lít) 7
ngày/lần để làm tăng tỷ lệ ra hoa, hoa ra tập trung, tăng năng suất, chất lượng hoa.
Vụ Đông Xuân bổ sung ánh sáng bằng đèn compax cường độ 75 lux trong 4 giờ cho
tỷ lệ ra hoa cao hơn và tăng chất lượng hoa. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng
trong vụ Hè Thu thì không có hiệu quả tích cực [18].
Phan Văn Trường (2008) đã phối hợp với viện Sinh học Nông nghiệp -
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và đưa ra quy trình điều khiển ra
hoa lan Oncidium. Quy trình xử lý này có thể cho tỷ lệ ra hoa từ 75 - 80% [41].
41

Lan Oncidium (giai đoạn trưởng thành) có đường kính giả hành >4cm

Sốc khô 10 ngày

Trồng trong điều kiện ánh sáng 15.000 - 20.000 lux

Xử lý chất kìm hãm sinh trưởng (kháng Giberellin) (7 g/lít) 1 lần

Xuất hiện mầm hoa

Dưỡng hoa bằng phân bón 20:20:20 (7 g/lít) 2 lần/tuần

Phạm Thị Liên (2010) [21] cho rằng phương pháp sốc khô bằng cách ngưng
tưới nước 3 - 5 ngày giúp lan Dendrobium ra hoa tập trung và tăng chất lượng hoa
trong cả mùa hè và mùa đông.

Đề tài đã tiếp thu các kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật điều khiển ra
hoa các giống lan thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Tuy nhiên các tác giả
mới chỉ dừng lại ở một số biện pháp kỹ thuật như sử dụng chất điều hòa sinh trưởng,
ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng, ảnh hưởng của giá thế hay ảnh hưởng của sốc
khô đến khả năng ra hoa một số giống lan thuộc 3 chi này. Đề tài đã kế thừa và tiếp
tục tập trung hướng nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các
giống lan lai nhập nội nhằm tăng khả năng ra hoa của các giống lan này.
* Các nghiên cứu về sâu, bệnh hại
Khi điều tra về sâu, bệnh hại trên cây hoa lan, các tác giả của Trung tâm Hoa
cây cảnh, Viện Di truyền Nông nghiệp đã đề xuất các biện pháp phòng trừ và xác
định lan có 10 bệnh hại bao gồm 8 bệnh hại do nấm, 2 bệnh do vi khuẩn. Những bệnh
do nấm gây ra bao gồm đen thân cây con, đốm lá, thán thư, thối hạch, đốm vòng cánh
hoa, đốm gỉ cánh hoa, thối đen ngọn. Trong đó gây thiệt hại đáng kể là bệnh đốm lá
42

có thể dùng Score 250ND, bệnh đốm vàng, đốm nâu có thể dùng Zineb 80WP [23].
Theo Việt Chương (2002) [5], côn trùng hại lan gồm rệp bông, rệp sáp, rệp
son, rệp bọc, bọ trĩ, bọ nhảy, sâu bướm, ong vẽ bùa, gián, ốc sên... gây hại. Bệnh hại
lan chủ yếu do nấm và vi khuẩn gây nên như đốm lá, thán thư, đốm vòng cánh hoa,
đen thân, thối đen ngọn, thối mềm lá và bệnh thối rễ gây hại.
Nguyễn Công Nghiệp (2000) [31] đã xác định bệnh hại lan chủ yếu là bệnh
thối đọt, khô căn hành, thối ngọn, đốm lá.... Có thể dùng một số loại thuốc sát
khuẩn có đồng như Oxiclorua đồng, Boóc đô từ 0,5 - 1%, các dẫn xuất có gốc
Etylen, hỗn hợp Zinep và Clorua đồng... Ngoài ra, trên cây lan có một số côn trùng
gây hại như kiến, ruồi đục lá, hoa, rệp son, bọ trĩ... có thể dùng Bassa, Malathion để
phun phòng trừ.
Nguyễn Thị Kim Lý (2009) [29] đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp DAS
- ELISA, nhằm chẩn đoán, xác định sự có mặt của virut CyMV và ORSV trên lan
Cattleya cho thấy trên hầu hết các vùng trồng lan Cattleya ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam đều xác nhận sự có mặt của 2 virút gây hại là CyMV và ORSV. Trong đó
CyMV chiếm 20,51%, ORSV chiếm 15,99% và nhiễm cả 2 virut này là 7,26%. Xác
định các triệu chứng gây hại do CyMV thường gặp nhất là cây sinh trưởng còi cọc
chiếm 45,5%, ngoài ra còn biểu hiện ở biến dạng, hoại tử, khảm hoặc vàng trên lá.
Triệu chứng do ORSV gây ra phổ biến là hiện tượng mất màu hoa và đốm vòng
chiếm tỷ lệ từ 45,0% - 44,4%.
Phun phòng ngừa Orthene 75% cho nụ và hoa Oncidium trưởng thành sẽ
ngăn chặn thiệt hại do bọ trĩ, rệp và kiến gây ra mà không gây thiệt hại cho hoa.
Orthene 75% cũng không để lại dư lượng trong hoa Oncidium. Kiểm tra cây thường
xuyên và tháo bỏ vỏ khô bọc giả hành để ngăn chặn sự tích tụ của độ ẩm, và là nơi
ẩn nấp cho các loài côn trùng. Ngoài ra, sên và ốc sên thường xuyên hại lan. Neem
Oil là một lựa chọn an toàn để trừ sên và ốc sên, nó có mùi cam quýt dễ chịu [118].
1.3.2.3 Các nghiên cứu khác
* Nghiên cứu về chọn tạo giống
Từ năm 2008 - 2010 Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai, Viện Di truyền Nông
nghiệp đã tiến hành lai tạo hàng trăm tổ hợp, giữa các dòng lan bản địa
43

Dendrobium, Oncidium với các dòng lan công nghiệp, kết quả đã tạo ra rất nhiều
dòng lai có nhiều tính trạng khác biệt, hiện đang đánh giá, nhằm chọn ra những
giống tốt nhất, phục vụ sản xuất.
Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí Minh (2008-2010) đã thu
thập và chọn tạo các giống lan như Dendrobium (20 giống); Mokara (20 giống),
Cattleya (10 giống), Phalaenopsis (10 giống), Vanda (10 giống), Oncidium (10
giống) và các giống lan rừng. Trung tâm cũng đã lựa chọn và lai tạo được các giống
có đặc tính tốt [58].
Năm 2007 Lê Tấn Đức và cs đã sử dụng phương pháp chuyển gen để tạo cây
lan Dendrobium [8]. Cùng năm này, Lê Văn Hoà và cs đã sử dụng tia gamma ở liều
lượng từ 100 - 200 Gy tạo sự đa dạng về chiều cao cây Dendrobium udomsri [10].
Từ năm 1997 đến năm 2007, Phan Trọng Dũng đã lai tạo thành công 14
giống hoa lan mới thuộc các loài Dendrobium, Vanda, Oncidium [62].
* Những nghiên cứu về nhân giống
- Nhân giống bằng phương pháp tách chiết
Nguyễn Công Nghiệp (2000) [31] cho thấy phương pháp nhân giống bằng
tách chiết với các giống Dendrobium, Cattleya, Oncidium nên dùng 2 giả hành duy
nhất.
Theo Trần Mạnh (2010) [30], thời điểm thích hợp cho tách chiết Cattleya là
khoảng 4 tháng trước mùa nghỉ. Khi tách chiết Cattleya thì nên tách ít nhất 3 giả
hành thành 1 cây mới, nếu tách dưới 3 giả hành thì cây sẽ phát triển yếu.
- Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Theo Nguyễn Quang Thạch và cs (2010) [36], cây hoa lan dễ nhân trong ống
nghiệm và có hệ số nhân giống cao. Môi trường chính cho nuôi cấy lan Cattleya là
môi trường Knudson’C.
Nghiên cứu nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in vitro,
Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên (2005) [45] đã kết luận môi trường MS với 1ppm BA là
thích hợp nhất cho sự nảy mầm của hạt Dendrobium.
Vũ Quốc Luận, Dương Tuấn Nhựt (2007) [27] đã bước đầu nghiên cứu thành
công khả năng tạo chồi hoa Dendrobium Mild Yumi trong nuôi cấy in vitro.
44

Năm 2011, Vũ Ngọc Lan [19] đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro 2 giống lan
Hoàng Thảo rừng dùng làm dược liệu là Dendrobium nobile Lindl. và Dendrobium
chrysanthum Lindl., tác giả đã kết luận kỹ thuật nuôi cấy lỏng lắc và lỏng lắc
thoáng khí đã làm tăng hệ số nhân nhanh thể sinh chồi lan D. nobile Lindl. Nhân
nhanh cụm chồi D. chrysanthum Lindl. bằng bioreactor đã giảm được ½ thời gian
nhân giống và cải thiện chất lượng chồi.
Cùng năm 2011, Hà Thị Thuý và cs [39] đã tìm ra môi trường tạo cây hoàn
chỉnh các giống lan Hoàng Thảo D. farmeri, D. anosmum, D. chrysanthum là VW +
0,3 mg/l NAA + 0,2 mg/l GA3 + 3g/l agar + 30g/l đường.
Tóm lại, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thu thập, lưu giữ nguồn gen
hoa lan bản địa và nhập nội cũng như đánh giá, tuyển chon những giống phong lan
triển vọng cho sản xuất và đi sâu nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về giá thể, phân
bón, kỹ thuật điều khiển ra hoa, phòng trừ sâu, bệnh hại... Các kết quả nghiên cứu
được ứng dụng vào sản xuất đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc phát
triển ngành trồng lan ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một
số đối tượng và chưa hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc đầy đủ,
đặc biệt là trên các chi lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium hoàn toàn có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở Việt Nam, đặc biệt là khu
vực phía Nam do khí hậu quanh năm ấm áp. Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do có
mùa đông lạnh nên cây sinh trưởng, phát triển kém và hầu như không ra hoa vào
mùa đông. Để phát triển cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trong điều kiện
khu vực đồng bằng Bắc Bộ cần đi sâu nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, phát
triển và khả năng ra hoa. Đồng thời nghiên cứu các biện phát kỹ thuật nuôi trồng
làm tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bệnh thối nhũn của cây con ở mùa hè và tăng tỷ lệ ra
hoa, chất lượng hoa của cây trưởng thành ở mùa đông đối với các giống lan lai nhập
nội thuộc 3 chi lan trên.
45

CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu nghiên cứu


2.1.1 Giống
- 6 giống lan Cattleya 1 lá nhập nội từ Thái Lan, giai đoạn cây con sau nuôi
cấy mô, có chiều cao: 5 - 7 cm, số lá: 2 - 3 lá/cây, số rễ: 3 - 5 rễ/cây và 1 giống
Cattleya đang được trồng phổ biến ngoài sản xuất làm giống đối chứng (đ/c).

Kí Nguồn
STT Tên giống Tên thương mại
hiệu gốc
1 Giống số 1 Cat1 Cattleya Ploenpit golden delight Thái Lan
2 Giống số 2 Cat2 Cattleya Toshie aoki Thái Lan
3 Giống số 3 Cat3 Cattleya Netrasiri green Thái Lan
4 Giống số 4 Cat4 Cattleya Chunyeah Thái Lan
5 Giống số 5 Cat5 Cattleya Edward donald Thái Lan
6 Giống số 6 Cat6 Cattleya Haadyai delight Thái Lan
Giống số 7 Cat7 Cattleya Hsinying catherine Thái Lan
7
(đ/c) hakucho

Cat 1 Cat 2 Cat 3 Cat 4

Cat 5 Cat 6 Cat 7


Hình 2.1. Các giống lan Cattleya nghiên cứu
46

- 5 giống lan Dendrobium nhập nội từ Thái Lan, giai đoạn cây con sau nuôi
cấy mô, có chiều cao: 6 - 8 cm, số lá: 2 - 3 lá/cây, số rễ: 4 - 6 rễ/cây và 1 giống
Dendrobium đang trồng phổ biến ngoài sản xuất làm đối chứng (đ/c).

STT Tên giống Kí hiệu Tên thương mại Nguồn gốc


1 Giống số 1 Den1 Dendrobium Big white sanan Thái Lan
2 Giống số 2 Den2 Dendrobium Ligth Pink Thái Lan
3 Giống số 3 Den3 Dendrobium Rucy Thái Lan
4 Giống số 4 Den4 Dendrobium Charming white Thái Lan
5 Giống số 5 Den5 Dendrobium Cherry red Thái Lan
6 Giống số 6 (đ/c) Den6 Dendrobium Mee white Thái Lan

Den 1 Den 2 Den 3

Den 4 Den 5 Den 6


Hình 2.2. Các giống lan Dendrobium nghiên cứu

- 5 giống lan Oncidium nhập nội từ Thái Lan, giai đoạn cây con sau nuôi cấy
mô, có chiều cao: 6 - 8 cm, số lá: 3 - 4 lá/cây, số rễ: 5 - 7 rễ/cây và 1 giống
Oncidium đang trồng phổ biến ngoài sản xuất làm đối chứng (đ/c).
47

STT Tên giống Kí hiệu Tên thương mại Nguồn gốc


1 Giống số 1 On1 Oncidium Aloha Iwanaga Thái Lan
2 Giống số 2 On2 Oncidium Gower Ramey Thái Lan
3 Giống số 3 On3 Oncidium Sharry Baby Thái Lan
4 Giống số 4 On4 Oncidium Leucochilum Thái Lan
5 Giống số 5 On5 Oncidium (Agnole x Manilatum) Thái Lan
6 Giống số 6 (đ/c) On6 Oncidium Noorah Thái Lan

On 1 On 2 On 3

On 4 On 5 On 6
Hình 2.3. Các giống lan Oncidium nghiên cứu

2.1.2 Giá thể


- Than (than hoa) kích thước 2 x 3 cm, nguồn gốc Việt Nam
- Vỏ thông kích thước 0,4 x 3 x 3 cm, nguồn gốc Việt Nam
- Sỏi nhẹ kích thước 1,5 x 1,5 - 2 cm, nguồn gốc Đài Loan
- Xỉ bọt núi lửa kích thước 1,5 x 1,5 cm, nguồn gốc Việt Nam
- Rong biển đã qua xử lý, nguồn gốc Đài Loan
48

2.1.3 Phân bón lá


- Phân Growmore có nguồn gốc từ Mỹ, thành phần gồm NO3, P2O5, K2O với
tỷ lệ khác nhau tùy loại, S, Mg, Zn, Fe…. Gồm có:
+ Growmore 1: 30:10:10 giúp cây đẻ nhánh khoẻ, ra lá tốt.
+ Growmore 2: 20:20:20 có tác dụng giữ hoa bền lâu, tăng khả năng đậu quả.
- Phân Hidrophos của công ty Hóa Nông Hợp Trí, có thành phần P2O5:
29,7%, K2O: 5%, MgO: 6,7%. Tác dụng làm thúc đẩy hình thành mầm hoa, kích
thích ra hoa sớm.
- Phân multi K của Công ty BVTV Sài Gòn, thành phần gồm N:13%, K2O:
46%. Tác dụng kích thích cây hấp thu K, Ca, Mg…
- Phân Đầu trâu của Công ty phân bón Bình Điền, gồm:
+ Đầu trâu 502: Thành phần NO3: 30%, P2O5: 12%, K2O: 10%, CaO: 0,05%,
MgO: 0,05%, Zn: 0,05%, Cu: 0,05%, B: 0,02%, Fe: 0,01%, Mn: 0,01%, Mo:
0,001%, Penac P, GA3, NAA, NOA: 0,002% có tác dụng làm tăng khả năng đẻ
nhánh, nảy chồi, ra lá mới.
+ Đầu trâu 902: Thành phần NO3: 17%, P2O5: 21%, K2O: 21%, CaO: 0,03%,
MgO: 0,03%, Zn: 0,05%, Cu: 0,05%, B: 0,03%, Mn: 0,01%, Mo: 0,001%, có tác
dụng làm tăng sinh trưởng, tăng năng suất, chất lượng hoa.
- Phân Milo-3 của Công ty TNHH và xuất khẩu Minh Long, thành phần:
NO3: 5%, P2O5: 15%, K2O: 25%, Cu, Bo, Mn, Zn. Tác dụng làm tăng sinh trưởng,
tăng năng suất, chất lượng hoa.
2.1.4 Các chất có khả năng điều tiết sinh trưởng
- Atonik 1,8 DD được đăng ký bởi Asahi chemical MFG Co., Ltd, có tác
dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển cho cây.
- ProGibb 10 SP được Valent BioSciences Corporation USA đăng ký, sản
phẩm có chứa các Hormone cao cấp giúp kích thích tăng trưởng, cải thiện phẩm
chất và năng suất cây trồng.
- Dekamon 22.43L là sản phẩm của Công ty P.T.Harina (Indonesia), có tác
dụng kích thích cây nảy mầm nhanh, ra rễ nhiều, thúc đẩy cây sinh trưởng tốt, tăng
khả năng chống chịu sâu, bệnh.
49

2.1.5 Chất có khả năng kích thích ra hoa


- Asco Gold: sản phẩm của công ty Hóa nông lúa vàng, thành phần gồm chất
hữu cơ 21,5%, 6% axitamin, chất kích thích PPb; Gibberellin, Auxin, Cytokinin,
Betains…có tác dụng kích thích ra hoa, tăng tỷ lệ hình thành phát hoa, ra nhiều hoa
và đồng loạt.
- HVP: sản phẩm của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp TP Hồ
Chí Minh, có thành phần N:P:K = 19:31:17, trung lượng, vi lượng, vitamin. Tác
dụng kích thích ra hoa, giúp hoa lâu tàn, màu sắc đẹp.
- Chế phẩm AT: sản phẩm của công ty TNHH MTV Sinh học Nông nhiệp
Văn Giang. Tác dụng làm tăng năng suất, chất lượng hoa.
2.1.6 Các vật liệu khác
- Phân nhả chậm dùng để bón gốc N:P:K = 14:14:14;
- Dây điện, bóng đèn compax 75w và 100w, bóng đèn sợi đốt 75w và 100w;
- Thước kẹp, thước dây;
- Cân điện tử, máy đo cường độ ánh sáng, máy đo ẩm độ...
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số giống
lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium phù hợp
với khu vực đồng bằng Bắc Bộ
- Nghiên cứu sinh trưởng của các giống lan lai Catlleya, Dendrobium,
Oncidium giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa của các giống lan
lai Catlleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn sản xuất.
2.2.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm cho các
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã
được tuyển chọn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến khả năng sinh trưởng của
cây con giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của
cây con ở giai đoạn vườn ươm.
50

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất có khả năng điều tiết sinh trưởng
đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.
2.2.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất cho các
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã
được tuyển chọn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng và phát triển
của giống lan Den5.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống lan On1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của giống lan Cat6.
2.2.4 Nghiên cứu một số biện pháp điều khiển ra hoa cho các giống lan lai
nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra
hoa của lan Den5 và On1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng
ra hoa của lan Den5 và On1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che
nilon đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến tỷ lệ ra hoa của lan Cat6.
2.3 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Các thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) [16] với 3 lần
nhắc lại. Giai đoạn vườn ươm mỗi công thức thí nghiệm 150 cây, giai đoạn vườn
sản xuất mỗi công thức thí nghiệm 75 cây. Theo dõi đo đếm các chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển của 30 cây/công thức thí nghiệm.
51

2.3.1 Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn
một số giống hoa lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium.
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự sinh trưởng ở giai đoạn vườn ươm của các
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
+ Cây con sau nuôi cấy mô, được trồng trên nền giá thể: Than + rong biển
(tỷ lệ 2:1)
+ Thời vụ ra ngôi: Vụ Xuân 2006
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 3/2006 - kết thúc tháng 11/2006.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa
giai đoạn vườn sản xuất của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya,
Dendrobium, Oncidium.
+ 7 giống Cattleya ở giai đoạn cây 36 tháng tuổi (giai đoạn thuần thục); 6
giống Dendrobium và 6 giống Oncidium ở giai đoạn cây 24 tháng tuổi (giai đoạn
thuần thục) được trồng trên nền giá thể: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)
+ Phân bón sử dụng: Phân bón gốc N:P:K = 14:14:14, bón 4 tháng/lần; phân
bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20, phun 1 tuần/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít
dung dịch cho 4m2 (100 cây).
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 1/2009 - kết thúc tháng 12/2009
- Việc tuyển chọn các giống lan nghiên cứu dựa theo các tiêu chí của Hiệp
hội hoa lan Mỹ [121]
+ Đối với lan Cattleya
* Mang những đặc điểm chung của giống
* Đặc điểm thân: Cao trung bình (33 - 35cm), khả năng phân nhánh nhiều (≥
10 nhánh/cây), cây cứng, mập, khoẻ, (đường kính giả hành > 2 cm).
* Đặc điểm lá: Thế lá đứng, gọn, lá dày, màu xanh đậm.
* Đặc điểm hoa: Hoa to (đường kính ≥ 12 cm), màu sắc sặc sỡ, có hương
thơm, độ bền hoa kéo dài (> 15 ngày).
* Có khả năng ra hoa trong điều kiện tự nhiên cao (tỷ lệ ra hoa 35 - 50 %/năm).
52

* Có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối cây
con và bệnh đốm vòng trên hoa.
+ Đối với lan Dendrobium
* Mang những đặc điểm chung của giống.
* Đặc điểm thân: Cao trung bình (≥ 40 cm), khả năng phân nhánh khoẻ (≥
5,5 nhánh/cây), cây mập, khoẻ (đường kính giả hành > 1,5 cm).
* Đặc điểm lá: Thế lá đứng, gọn, lá cứng, dày, màu xanh đậm.
* Đặc điểm hoa: Chiều dài cành hoa lớn (≥ 30 cm), số nụ, số hoa/cành nhiều
(≥ 10 nụ, hoa/cây), đường kính hoa lớn (≥ 8 cm), màu sắc sặc sỡ, đa dạng, độ bền
hoa kéo dài (≥ 40 ngày).
* Tỷ lệ ra hoa trong điều kiện nuôi trồng tự nhiên cao (≥ 70 %/năm).
* Có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối
nhũn cây con.
+ Đối với lan Oncidium
* Mang những đặc điểm chung của giống.
* Đặc điểm thân: Cao trung bình (≥ 35 cm), khả năng phân nhánh khoẻ
(≥ 4,0 nhánh/cây), cây mập, khoẻ (đường kính giả hành ≥ 3,0 cm).
* Đặc điểm lá: Thế lá đứng, gọn, lá cứng, màu xanh nhạt.
* Đặc điểm hoa: Chiều dài cành hoa lớn (≥ 35 cm), số nụ, số hoa/cành nhiều
(≥ 75 nụ, hoa/cây), màu sắc sặc sỡ, đa dạng, có hương thơm, độ bền hoa kéo dài
(≥ 30 ngày).
* Tỷ lệ ra hoa trong điều kiện nuôi trồng tự nhiên cao (≥ 50 %/năm).
* Có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối
nhũn cây con và bệnh đốm nâu lá.
2.3.2 Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm
* Vật liệu nghiên cứu: giống Cat6, giống Den5, giống On1. Cây con ở giai
đoạn sau nuôi cấy mô.
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến khả năng sinh trưởng của
cây con giai đoạn vườn ươm.
+ Gồm 4 công thức:
53

CT 1: Ngày 01 tháng 3;
CT 2: Ngày 01 tháng 4;
CT 3: Ngày 01 tháng 5;
CT 4: Ngày 01 tháng 6.
+ Giá thể sử dụng: Than (kích thước 1,5 - 2 cm) + rong biển tỷ lệ 2:1
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 3/2006 - kết thúc tháng 11/2006.
- Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng
của cây con ở giai đoạn vườn ươm.
+ Đối với lan Cat6 và Den5, thí nghiệm gồm 4 công thức:
CT1: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1) (đ/c);
CT2: Than + vỏ dừa + rong biển (tỷ lệ 1:1:1);
CT3: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1);
CT4: Than + ngói non (tỷ lệ 2:1).
+ Đối với lan On1 thí nghiệm gồm 4 công thức:
CT1: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1) (đ/c);
CT2: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1);
CT3: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1);
CT4: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1).
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 4/2006 - tháng 12/2006.
- Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.
+ Gồm 4 công thức:
CT 1: Phun nước lã (đ/c);
CT 2: Phun phân bón lá Đầu trâu 502;
CT 3: Phun phân bón lá Growmore 1 N:P:K = 30:10:10;
CT 4: Phun phân bón lá Hidrophos.
+ Giá thể sử dụng cho lan Cat6 và Den5: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển tỷ
lệ 2:2:1; giá thể cho lan On1: sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển theo tỷ lệ 2:2:1
+ Các công thức được phun phân bón lá định kỳ 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%,
liều lượng 1lít dung dịch cho 8m2 (300 cây).
54

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 4/2006 - tháng 12/2006.
- Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả
năng sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.
+ Gồm 4 công thức:
CT 1: Phun nước lã (đ/c);
CT 2: Phun Atonik;
CT 3: Phun ProGibb 10 SP;
CT 4: Phun Dekamon
+ Giá thể sử dụng cho lan Cat6 và Den5: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển tỷ
lệ 2:2:1; giá thể cho lan On1: sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển theo tỷ lệ 2:2:1
+ Sử dụng phân bón lá Growmore N:P:K = 30:10:10, phun định kỳ 7
ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 8m2 (300 cây).
+ Các chất điều tiết sinh trưởng phun 10 ngày/lần với nồng độ 0,1%, liều
lượng 1lít dung dịch cho 8m2 (300 cây).
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 4/2006 - tháng 12/2006
2.3.3 Các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất cho các
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã
được tuyển chọn.
* Các thí nghiệm đều sử dụng phân bón gốc N:P:K = 14:14:14, bón 4 tháng/lần.
- Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển
của lan Den5 được tuyển chọn.
+ Gồm 4 công thức:
CT 1: Không che (đ/c);
CT 2: Che 1 lớp lưới phản quang cố định (22.000 - 28.000 lux);
CT 3: Che 2 lớp lưới phản quang cố định (15.000 - 18.000 lux);
CT 4: Che 2 lớp lưới phản quang: 1 lớp cố định, 1 lớp điều khiển bán tự
động (18.000 - 22.000 lux).
+ Cây Den5 ở giai đoạn 24 tháng tuổi (giai đoạn thuần thục) được trồng trên
nền giá thể: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 3/2010 - kết thúc tháng 7/2010
55

+ Sử dụng lưới phản quang màu bạc nhập ngoại từ Esrael che cách ngọn cây 3,5 m.
+ Phân bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20, phun 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều
lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).
- Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của lan On1 được tuyển chọn.
+ Gồm 5 công thức:
CT 1: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1);
CT 2: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1);
CT 3: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1);
CT 4: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1);
CT 5: Than hoa (đ/c).
+ Cây On1 ở giai đoạn 24 tháng tuổi (giai đoạn thuần thục)
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 1/2010 - kết thúc tháng 12/2010
+ Phân bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20, phun 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%,
liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).
- Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của lan Cat6 được tuyển chọn.
+ Gồm 6 công thức:
CT 1: Phun nước lã (đ/c)
CT 2: Phun phân bón lá Đầu trâu 902
CT 3: Phun phân bón lá Milo 3
CT 4: Phun phân bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20
CT 5: Phun phân bón lá Multi K
CT 6: Phun phân bón lá Hidrophos
+ Lan Cat6 ở giai đoạn cây 36 tháng tuổi (ở giai đoạn thuần thục), trồng trên
giá thể: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1).
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 1/2010 - kết thúc tháng 12/2010.
+ Các loại phân bón lá trên mỗi công thức được phun định kỳ 7 ngày/lần, nồng độ
0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).
56

2.3.4 Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa cho
các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium
được tuyển chọn
* Vật liệu nghiên cứu gồm lan Den5 và On1 ở giai đoạn cây 24 tháng tuổi và
lan Cat6 ở giai đoạn cây 36 tháng tuổi (giai đoạn cây thuần thục).
* Sử dụng phân nhả chậm N:P:K = 14:14:14, bón 4 tháng/lần, phân bón lá
Hidrophos phun định kỳ 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho
4m2 (100 cây).
* Giá thể sử dụng cho lan Cat 6 và Den5: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển
(tỷ lệ 2:2:1)
* Giá thể sử dụng cho lan On1: sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
* Cây Den5 và On1 được xử lý sốc khô 5 ngày (không tưới hoàn toàn) trước khi
xử lý chiếu sáng.
- Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến
khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5 và On1.
+ Gồm 5 công thức:
CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c);
CT 2: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 75 W;
CT 3: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 100 W;
CT 4: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 75 W;
CT 5: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 100 W.
+ Mật độ bóng: 4 m2/bóng (có sử dụng chao đèn); treo cách ngọn cây 1,5 m.
+ Thời gian chiếu sáng bổ sung: 4 giờ/ngày (từ 18 - 22 giờ).
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.
- Thí nghiệm 11: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ
sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1.
+ Gồm 4 công thức:
CT 1: Không xử lý chiếu sáng bổ sung (đ/c);
CT 2: Xử lý chiếu sáng bổ sung 30 ngày;
57

CT 3: Xử lý chiếu sáng bổ sung 45 ngày;


CT 4: Xử lý chiếu sáng bổ sung 60 ngày.
+ Thí nghiệm sử dụng bóng đèn sợi đốt 75 W, mật độ 4m2/ bóng (có sử dụng
chao đèn); treo cách ngọn cây 1,5 m.
+ Thời gian chiếu sáng bổ sung: 4 giờ/ngày (từ 18 - 22 giờ).
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.
- Thí nghiệm 12: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ
sung kết hợp che nilon đến khả năng ra hoa của giống Den5 và On1
+ Gồm 3 công thức thí nghiệm:
CT 1: Không chiếu sáng bổ sung
CT 2: Chiếu sáng bổ sung 4 giờ (từ 18h - 22h)
CT 3: Chiếu sáng bổ sung 4 giờ (từ 18h - 22h) + che nilon
+ Thí nghiệm sử dụng bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 4m2/ bóng (có sử dụng
chao đèn); treo cách ngọn cây 1,5 m.
+ Thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung: 45 ngày
+ Dùng nilon trắng mờ, độ dày 0,3mm che kín toàn bộ diện tích thí nghiệm.
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.
- Thí nghiệm 13: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả
năng ra hoa của giống Cat6 được tuyển chọn.
+ Gồm 4 thí nghiệm:
CT 1(đ/c): Phun nước lã
CT 2: Phun chế phẩm ASCO GOLD (nồng độ 0,1%)
CT 3: Phun chế phẩm HVP (nồng độ 0,1%)
CT 4: Phun chế phẩm AT (nồng độ 0,15%)
+ Chất kích thích ra hoa phun qua lá 7 ngày/ lần với liều lượng 1lít dung dịch
cho 4m2 (100 cây), phun trong 2 tháng liên tục.
+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.
58

2.4 Các chỉ tiêu theo dõi


- Cách thu thập số liệu: Theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển
của 30 cây/ 1 công thức thí nghiệm, lấy kết quả trung bình. Tiến hành đo đếm 10
ngày/ lần.
- Theo dõi các đặc điểm sinh trưởng

Tổng số cây sống (cây)


+ Tỷ lệ cây sống (%) = x 100%
Tổng số cây thí nghiệm (cây)
+ Chiều cao cây: được tính từ mặt chậu lan đến đỉnh sinh trưởng của cây:
Tổng chiều cao của các cây theo dõi (cm)
Chiều cao cây (cm) =
Tổng số cây theo dõi (cây)
Tổng đường kính của các giả hành (cm)
+ Đường kính thân cây (cm) =
Tổng số các giả hành theo dõi (giả hành)
+ Số lá/cây: được tính từ gốc cây đến đỉnh ngọn, đếm lá bằng cách đánh dấu lá sau
mỗi lần theo dõi.
Tổng số lá của các cây theo dõi (lá)
Số lá trung bình/cây (lá) =
Tổng số cây theo dõi (cây)
+ Chiều dài lá (cm): đo từ gốc lá đến ngọn lá
+ Chiều rộng lá (cm): đo ở chỗ lá có chiều rộng lớn nhất
Tổng số nhánh (nhánh)
+ Số nhánh/cây =
Tổng số cây theo dõi (cây)
Tổng số rễ (rễ)
+ Số rễ trung bình/cây (rễ) =
Tổng số cây theo dõi (cây)

+ Loại hình cây (cao, trung bình, thấp)


+ Khả năng phân nhánh (khỏe, trung bình, yếu)
59

+ Thế lá (gọn, không gọn)


+ Dạng lá (dày, mỏng, to, nhỏ, xanh đậm, xanh nhạt)
- Theo dõi các đặc điểm về hoa và chất lượng hoa
Tổng số cây ra hoa (cây)
+ Tỷ lệ cây ra hoa (%) = x 100%
Tổng số cây thí nghiệm (cây)

+ Chiều dài cành hoa (cm): từ điểm phân hóa mầm hoa đến đỉnh cành.
Tổng số nụ (hoa)
+ Số nụ (hoa) / cây =
Số cây theo dõi

+ Đường kính hoa: Đo vào thời điểm hoa nở nộ, dùng thước Panme để đo 2
đường kính vuông góc với nhau của hoa sau đó cộng vào lấy giá trị trung bình:
Tổng đường kính
Đường kính hoa (cm) =
Tổng số hoa theo dõi
+ Kích thước cánh môi, cánh bên, cánh đài (cm): Đo chiều dài, chiều rộng của
các cánh ở chỗ có chiều dài và chiều rộng lớn nhất
+ Độ bền hoa tự nhiên (ngày): xác định đến khi 50% hoa héo
+ Độ bền hoa cắm lọ (ngày): xác định đến khi 50% hoa bị héo
+ Màu sắc hoa: mô tả đặc điểm chính của hoa (màu sắc cánh đài, cánh bên,
cánh môi).
+ Hương thơm của hoa (rất thơm, thơm nhẹ, không thơm).
- Chỉ tiêu về bệnh hại
+ Sâu, bệnh hại được tiến hành điều tra 5 cây/ô thí nghiệm, theo phương
pháp 5 điểm đường chéo góc và đánh giá mức độ tác hại của sâu, bệnh bằng tỷ
lệ (%).
a
Theo công thức: C% = x 100
N
Trong đó: C% là tỷ lệ cây hoặc lá, hoặc hoa bị hại;
a là tổng số cây hoặc lá, hoặc hoa bị hại;
N là tổng số cây hoặc lá, hoặc hoa điều tra.
60

- Điều tra sâu, bệnh hại theo thang điểm của Viện Bảo vệ thực vật ( NXB NN,
1977). Các mức gây hại tính theo như sau:
Đối với sâu hại: (1-3) Đối với bệnh hại: (1-5)
(-): Không xuất hiện Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 2(++): Trung bình (phân bố Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại
<1/3 tổng số cây theo dõi) Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại
1/3 tổng số cây theo dõi)

2.5 Các điều kiện, trang thiết bị áp dụng trong thí nghiệm
- Nhà lưới Rhichel công nghệ Israel, rộng 800 m2; có hệ thống làm mát,
thông gió, nâng mái và hệ thống thu, dải lưới phản quang bằng bảng điều khiển. Có
hệ thống đo nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió bằng bảng điện tử. Lưới phản quang Israel
màu bạc; che cách giàn lan 3,5 m. Hệ thống tưới nước bán tự động.
- Nhà lưới ươm cây con của đội Phú Thượng - Ban Quản lý Quảng trường
Ba Đình rộng 200 m2 được che phủ toàn bộ bằng lưới chắn côn trùng; lưới phản
quang màu bạc Israel; che cách giàn lan 3,5 m; hệ thống tưới nước bán tự động.
- Lan được trồng trên chậu nhựa kích thước 14 x 20 cm. Dùng phân nhả
chậm bón gốc có tỷ lệ N:P:K = 14:14:14
- Vườn thí nghiệm được tưới nước bằng máy nén khí; độ ẩm vườn duy trì 80
- 85%; độ ẩm giá thể 65 - 70%.
- Duy trì nhiệt độ vườn 14 - 180C vào mùa đông; 26 - 340C vào mùa hè.
- Phòng trừ bệnh hại: phun định kỳ 10 ngày/lần bằng Rhidomin, Score,
Daconil nồng độ 0,1%.
- Các loại chế phẩm, phân bón lá, chất kích thích, ... được phun vào buổi
chiều mát, 1 giờ sau khi tưới nước bằng hệ thống phun sương để tăng khả năng hấp
thu dinh dưỡng.
61

2.6 Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên
phần mềm tin học Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.
2.7 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
- Các thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12 thực hiện trong điều kiện nhà
Rhichel tại Trại thực nghiệm Sinh học Văn Giang của Viện Di truyền Nông nghiệp.
- Các thí nghiệm 8, 9, 13 thực hiện trong điều kiện nhà lưới ươm cây con tại
Đội Phú Thượng - Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian thí nghiệm: 2006 - 2012.
62

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số giống
lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi
Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn ươm
Nhằm mục đích tuyển chọn được những giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi
Cattleya, Dendrobium, Oncidium mới nhập nội phù hợp với yêu cầu sản xuất và
đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đề tài đã tiến hành khảo sát,
đánh giá và so sánh sự sinh trưởng của tập đoàn lan Cattleya, Dendrobium và
Oncidium. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội giai đoạn
vườn ươm được trình bày trong bảng 3.1 và được biểu diễn trên hình 3.1.
Kết quả bảng 3.1 cho thấy:
- Về tỷ lệ sống của cây con: Trong 7 giống lan thuộc chi Cattleya nghiên cứu
thì giống Cat6 có tỷ lệ sống cao nhất, đạt 52,8% cao hơn giống đối chứng, tiếp đến là
giống Cat1 và giống Cat3, tỷ lệ sống đạt 51,3% và 50,7%. Giống Cat4 có tỷ lệ sống
thấp nhất, chỉ đạt 39,5%. Giống đối chứng có tỷ lệ sống của cây con đạt mức trung
bình, đạt 50,3%
So với lan Cattleya thì lan Dendrobium và lan Oncidium có tỷ lệ sống ở giai
đoạn vườn ươm cao hơn khá nhiều. Trong 6 giống Dendrobium nghiên cứu, giống
Den5 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 65,6%, tiếp đến là giống Den4 đạt 63,7%, giống
Den1 đạt 61,5%; 2 giống Den3 và giống Den6 (đối chứng) có tỷ lệ sống đạt mức
trung bình đạt 52,1% và 56,3%. Thấp nhất là giống Den2 đạt 48,7%.
Trong 6 giống Oncidium nghiên cứu, giống On1 cho tỷ lệ sống cao nhất
72,2%; thấp nhất là giống On3 đạt 53,3%. Giống On2 và giống On5 có tỷ lệ sống
khá cao và chênh lệch nhau không đáng kể, đạt 68,6% và 67,5%.
- Về chỉ tiêu chiều cao cho thấy:
63

Các giống lan Cattleya giai đoạn vườn ươm sinh trưởng khá đồng đều.
Giống Cat1 và Cat6 có chiều cao cây lớn nhất đạt 16,2 cm và 16,5 cm; cao hơn
giống đối chứng và các giống còn lại. Tiếp đến là giống Cat3 đạt 15,4 cm. Thấp
nhất là 3 giống còn lại, giống Cat2, Cat5 và Cat7 (đối chứng) chỉ tiêu chiều cao lần
lượt là 13,7 cm; và 13,3 cm.
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn
ươm (Tháng 11/2006 - Văn Giang, Hưng Yên, cây con 8 tháng tuổi)
Chỉ Mức độ
Tỷ lệ Chiều Số Số Chiều Chiều
tiêu nhiễm
sống cao cây nhánh/cây lá/cây dài lá rộng lá
bệnh thối
(%) (cm) (nhánh) (lá) (cm) (cm)
Giống nhũn (%)
Cat1 51,3 16,2 4,3 4,3 10,2 3,3 7,3
Cat2 43,3 13,7 3,6 3,6 8,6 3,0 18,5
Cat3 50,7 15,4 4,2 4,2 9,4 3,2 9,0
Cat4 39,5 14,1 3,0 3,0 8,1 3,0 36,3
Cat5 48,3 13,3 3,8 3,8 8,7 3,4 3,0
Cat6 52,8 16,5 4,4 4,4 10,6 3,5 8,7
Cat7(đ/c) 50,3 13,3 3,7 3,7 8,5 3,0 9,5
CV% 2,4 6,8 6,8 4,1 7,2
LSD0,05 0,6 0,5 0,5 0,7 0,4
Den1 61,5 21,1 3,4 10,5 12,4 2,2 4,7
Den2 48,7 22,3 2,1 9,3 10,7 2,3 16,5
Den3 52,1 20,5 2,7 9,2 11,5 2,6 2,3
Den4 63,7 22,8 2,6 8,1 12,2 2,4 7,0
Den5 65,6 22,6 3,9 10,4 13,6 2,4 8,0
Den6(đ/c) 56,3 20,3 2,0 8,9 10,3 2,1 9,6
CV% 6,8 8,9 5,0 6,0 11,1
LSD0,05 2,6 0,4 0,8 1,3 0,5
On1 72,2 14,1 3,2 4,6 11,5 1,2 9,3
On2 68,6 16,8 3,7 4,8 14,1 1,5 22,5
On3 53,3 16,3 3,0 4,2 14,3 2,1 17,3
On4 59,1 17,5 3,3 4,7 13,7 1,9 8,7
On5 67,5 16,6 3,8 5,4 12,8 1,9 9,3
On6(đ/c) 65,0 12,0 3,0 4,4 9,5 1,1 9,7
CV% 6,2 8,3 7,7 6,6 13,5
LSD0,05 1,7 0,5 0,6 1,5 0,4
64

Tỷ lệ sống (%) 72,2


75 68,6
67,5
65,6 65,0
63,7
61,5
59,1
56,3
53,3
51,3 50,7 52,8 52,1
50,3
55 48,3 48,7

43,3
39,5

35
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6

Cattleya Dendrobium Oncidium

Hình 3.1. Tỷ lệ sống của các giống lan lai nhập nội trong giai đoạn vườn ươm

Kết quả bảng 3.1 cũng cho thấy, ở mức sai khác ý nghĩa 0,05 chỉ tiêu chiều
cao cây của các giống lan Dendrobium cũng có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ
20,3 - 22,8 cm.
Trong 6 giống Oncidium nghiên cứu thì giống On6 (đối chứng) có chiều cao
cây thấp nhất, chỉ đạt 12,0 cm. Tiếp đến là giống On1 có chiều cao cây đạt 14,1 cm. 4
giống còn lại có chiều cao cây lớn nhất. Tuy nhiên, ở mức sai khác 0,05 chỉ tiêu chiều
cao cây của 4 giống này không có sự chênh lệch đáng kể, đạt từ 16,3 - 17,5 cm.
So sánh với chỉ tiêu đánh giá giống trong công tác tuyển chọn giống của Thái
Lan thì các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đều có
chiều cao lớn hơn chỉ tiêu trong thang bảng đánh giá.
- Số nhánh/cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đẻ nhánh của các
giống lan nghiên cứu. Nhìn chung, ở giai đoạn vườn ươm các giống lan Cattleya có
khả năng đẻ nhánh khỏe hơn các giống lan Dendrobium và Oncidium. Trong 7 giống
Cattleya nghiên cứu thì giống Cat1, Cat3, Cat6 có khả năng đẻ nhánh tốt nhất đạt 4,2
đến 4,4 nhánh / cây. Giống Cat2, Cat5 và Cat7 (đối chứng) có khả năng đẻ nhánh thấp
65

hơn, dao động từ 3,6 đến 3,8 nhánh. Thấp nhất là giống Cat4 chỉ đạt 3,0 nhánh.
Đối với lan Dendrobium, trong 6 giống nghiên cứu thì có giống Den5 cho chỉ
tiêu số nhánh cao nhất đạt 3,9 nhánh; thứ đến là giống Den1 đạt 3,4 nhánh; các giống
còn lại số nhánh dao động từ 2,0 đến 2,7 nhánh, không có sự sai khác ý nghĩa.
Về chỉ tiêu số nhánh của các giống Oncidium nghiên cứu, kết quả bảng 3.1
cho thấy, ở mức sai khác có ý nghĩa LSD 0,05. Giống On2, On5 là 2 giống có chỉ tiêu
số nhánh cao nhất đạt 3,7 và 3,8 nhánh. Số nhánh của các giống còn lại thấp hơn
giống On2, On5 và không có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 3,0 đến 3,3 nhánh.
Như vậy, các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium đều có chỉ tiêu số nhánh/cây lớn hơn so với thang bảng đánh giá. Điều đó
cho thấy, ở giai đoạn vườn ươm, các giống lan nghiên cứu đều sinh trưởng tốt, hoàn
toàn phù hợp với điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Về chỉ tiêu số lá/cây:
Do các giống lan Cattleya nghiên cứu là lan Cattleya 1 lá nên chỉ tiêu số lá
sẽ tương ứng với số nhánh/cây.
Trong các giống Dendrobium nghiên cứu, giống Den1 và Den5 có số lá lớn
nhất, đạt 10,5 lá/cây, cao hơn giống đối chứng và các giống còn lại. Thấp nhất là
giống Den4, chỉ đạt 8,1 lá/cây; giống Den2, Den3, Den6 (đối chứng) có số lá dao
động từ 8,9 - 9,3 lá/cây.
Trong 6 giống Oncidium nghiên cứu, giống On5 có số lá cao nhất đạt 5,4 lá;
các giống còn lại chỉ tiêu số lá không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05; dao động
từ 4,2 - 4,8 lá/cây.
- Về chiều dài, chiều rộng lá, kết quả bảng 3.1 cho thấy:
Lan Cattleya ở giai đoạn vườn ươm có chiều dài lá nhỏ hơn so với lan
Dendrobium và Oncidium, song chiều rộng lá lan Cattleya lại lớn hơn lan
Dendrobium và Oncidium.
Trong 7 giống lan Cattleya nghiên cứu, giống Cat1 và Cat6 có chỉ tiêu chiều
dài, chiều rộng lá lớn nhất đạt tương ứng 10,2 x 3,3 cm; 10,6 x 3,5 cm; tiếp đến là
giống Cat3, chỉ tiêu này là 9,4 x 3,2 cm. Thấp nhất là giống Cat4 đạt 8,1 x 3,0 cm,
66

nhỏ hơn cả giống đối chứng.


Về chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá của các giống lan Dendrobium nghiên cứu
cho thấy: ở mức sai khác ý nghĩa LSD0,05 chỉ có giống Den5 có chiều dài, chiều rộng
lá chênh lệch so với các giống còn lại. Còn ở 6 giống lan Oncidium nghiên cứu, ngoài
giống đối chứng có chiều dài, chiều rộng nhỏ nhất thì chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá
của cây con giai đoạn vườn ươm các giống còn lại không có sự chênh lệch đáng kể.
Như vậy, ở giai đoạn vườn ươm, các giống lan Oncidium và Dendrobium có
tỷ lệ sống tương đối cao (48,7 - 72,2%), các giống lan Cattleya có tỷ lệ sống thấp
hơn (39,5 - 52,8%). Tuy nhiên, trong điều kiện mùa hè nóng ẩm của khu vực đồng
bằng Bắc Bộ, tỷ lệ nhiễm bệnh thối nhũn là tương đối cao do đó đã làm giảm đáng
kể tỷ lệ cây con xuất vườn. Bởi vậy, trong giai đoạn vườn ươm, áp dụng các biện
pháp kỹ thuật (giá thể, phân bón, chất kích thích sinh trưởng...) làm giảm tỷ lệ bệnh
thối nhũn ở cây con là yêu cầu cấp thiết đối với sản xuất.
Cây con ở giai đoạn vườn ươm của các giống lan nghiên cứu sinh trưởng tốt,
có khả năng đẻ nhánh cao không thua kém so với nơi nguyên sản. Điều này chứng
tỏ các cây con nhập nội trong giai đoạn vườn ươm hoàn toàn thích nghi với điều
kiện sinh thái khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
3.1.2 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi
Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn sản xuất
Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan nhập nội giai đoạn trưởng
thành được trình bày ở bảng 3.2. Kết quả cho thấy:
- Về chỉ tiêu chiều cao cây:
Trong 7 giống lan Cattleya nghiên cứu, giống Cat6 có chiều cao cây lớn nhất
đạt 36,1 cm; tiếp đến là giống Cat1 đạt 35,5 cm; các giống còn lại chiều cao cây dao
động từ 31,7 - 34,7 cm. So với tiêu chí đánh giá của Thái Lan, cả 7 giống Cattleya
nghiên cứu đều có chiều cao cây lớn hơn chỉ tiêu đánh giá chung.
Đối với lan Dendrobium, trong 6 giống nghiên cứu giống Den6 (đối chứng)
có chiều cao cây nhỏ nhất đạt 33,6 cm, nhỏ hơn so với thang bảng đánh giá tại nơi
nguyên sản; tiếp đến là giống Den2 và Den3 chiều cao cây đạt 36,5 - 37,2 cm. Cao
nhất là giống Den4 và giống Den5 chiều cao cây đạt 42,5 cm và 42,8 cm.
67

Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn
sản xuất (Tháng 12/2009 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Đường Chiều
Chiều Số Số Chiều
kính rộng
cao cây nhánh/cây lá/cây dài lá
Giống thân lá
(cm) (nhánh) (lá) (cm)
(cm) (cm)
Cat1 35,5 2,3 10,5 10,5 20,5 5,0
Cat2 30,3 1,8 7,1 7,1 17,1 3,7
Cat3 34,7 2,3 10,6 10,6 20,5 4,9
Cat4 33,7 2,1 9,6 9,6 19,3 4,5
Cat5 31,7 1,9 8,3 8,3 18,2 3,8
Cat6 36,1 2,5 11,7 11,7 21,5 5,5
Cat7 32,5 1,8 8,6 8,6 20,5 5,1
CV% 5,1 11,8 6,7 4,2 8,2 9,6
LSD0,05 3,0 0,4 1,1 0,7 2,8 0,8
Den1 39,1 1,7 5,9 28,4 15,4 3,9
Den2 36,4 1,8 5,2 27,0 15,6 4,1
Den3 37,2 1,9 5,3 27,2 16,2 4,5
Den4 42,5 1,9 6,1 29,8 15,0 4,4
Den5 42,8 1,9 6,2 29,3 16,8 4,0
Den6 33,6 1,4 4,3 26,0 14,7 4,0
CV% 5,3 10,3 7,3 5,1 6,6 8,3
LSD0,05 3,7 0,3 0,7 2,5 1,8 0,6
On1 36,2 3,0 4,2 10,6 28,7 2,4
On2 40,2 3,5 5,3 15,9 31,2 3,0
On3 38,9 4,5 6,2 18,8 30,1 4,3
On4 39,6 4,2 5,5 16,3 31,5 4,1
On5 39,6 4,2 5,6 16,6 31,7 4,1
On6 32,3 2,7 4,4 12,5 22,2 2,2
CV% 5,0 6,5 6,8 7,6 5,9 7,8
LSD0,05 3,3 0,4 0,6 2,1 3,1 0,5
68

Trong 6 giống lan Oncidium nghiên cứu giống cả 5 giống đều có chỉ tiêu
chiều cao cây lớn hơn so với giống On6 (đối chứng) ở mức sai khác có ý nghĩa
0,05. Tuy nhiên, chiều cao cây của các giống On2, On3, On4, On5 không có sự
chênh lệch đáng kể, dao động từ 38,9 - 40,2 cm. Căn cứ theo chỉ tiêu đánh giá của
Thái Lan thì cả 6 giống lan lai thuộc chi Oncidium đều có chiều cao cây lớn hơn so
với ở nơi nguyên sản.
- Về chỉ tiêu đường kính thân: đối với lan Cattleya, Dendrobium và
Oncidium đường kính thân cây càng lớn thì khả năng sinh trưởng càng mạnh tích
lũy nước, dinh dưỡng cao và là tiền đề cho nhân giống vô tính bằng phương pháp
tách nhánh.
Bảng 3.2 cũng chỉ ra rằng, đường kính thân của các giống lan Cattleya nghiên
cứu có sự chênh lệch đáng kể giữa các giống nghiên cứu. Cao nhất là giống Cat6,
đường kính thân đạt 2,5 cm; tiếp đến là giống Cat1 và Cat3 đạt 2,3 cm và 2,3 cm. Thấp
nhất là giống Cat2, Cat5 và Cat7 chỉ tiêu tương ứng là 1,8 cm; 1,9 cm và 1,8 cm.
Ở mức sai khác có ý nghĩa, trong 6 giống Dendrobium nghiên cứu, giống
Den6 (đối chứng) là giống có đường kính thân nhỏ nhất đạt 1,4 cm. Các giống còn
lại có đường kính thân lớn hơn dao động từ 1,7 - 1,9 cm. Tương tự, đối với lan
Oncidium, trong 6 giống nghiên cứu, giống On6 (đối chứng) là giống có chỉ tiêu
đường kính thân nhỏ nhất; tiếp đến là giống On1 và On2, chỉ tiêu tương ứng là 3,0
cm và 3,5 cm. Cao nhất là 3 giống On3, On4 và On5 chỉ tiêu đường kính thân lần
lượt là 4,5 cm; 4,2 cm.
- Về chỉ tiêu số nhánh: Số nhánh là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng,
đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống và là tiền đề cho năng suất, chất
lượng hoa lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium và Oncidium nói riêng.
Kết quả trình bày tại bảng 3.2 cho thấy: các giống lan Cattleya có khả năng
đẻ nhánh rất cao, giữa các giống nghiên cứu khả năng đẻ nhánh cũng có sự khác
biệt rất lớn. Trong 7 giống nghiên cứu, giống Cat2 có nhánh/cây thấp nhất, là 7,1
nhánh/cây; thấp hơn cả là giống Cat7 (đối chứng). 3 giống Cat1, Cat3 và Cat5 có số
nhánh/cây lớn nhất dao động từ 10,5 - 11,7 nhánh/cây (biểu diễn trên hình 3.2).
69

Số nhánh/cây (nhánh) Số nhánh/cây (nhánh) Số nhánh/cây (nhánh)

11,7
10,5 10,6
11 11 11
9,6
8,6
8,3

7,1
7 7 5,9 6,1 6,2 7 6,2
5,5 5,6
5,2 5,3 5,3
4,3 4,4
4,2

3 3 3
1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6
Cattleya Dendrobium Oncidium

Hình 3.2. Số nhánh/cây của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn sản xuất
Trong 6 giống Dendrobium nghiên cứu, ở mức sai khấc có ý nghĩa 0,05
giống Den6 (đối chứng) là giống có số nhánh/cây thấp nhất đạt 4,3 nhánh/cây. Tiếp
đến là 3 giống Den1, Den2 và Den3 có chỉ số lần lượt là 5,9; 5,2 và 5,3 nhánh/cây.
Hai giống Den4 và Den5 có số nhánh cao nhất đạt 6,1 và 6,2 nhánh/cây.
Đối với lan Oncidium, khả năng đẻ nhánh của các giống nghiên cứu cũng có
sự chênh lệch đáng kể. Giống On1 là giống có số nhánh thấp nhất, thấp hơn cả số
nhánh của giống đối chứng, là 4,2 nhánh. Các giống còn lại có số nhánh/cây cao
hơn, dao động từ 5,3 - 6,2 nhánh/cây.
- Số lá trung bình/cây: Đối với các giống lan Cattleya, do đều là Cattleya 1
lá nên số lá tương ứng với số nhánh/thân. Giống có số nhánh lớn thì sẽ có số lá lớn
và ngược lại.
Đối với các giống lan Dendrobium, số lá cho thấy khả năng sinh trưởng cũng
như tuổi thọ của lá lan. Trong 6 giống nghiên cứu, ngoài giống đối chứng có số lá ít
nhất là 26 lá/cây; các giống còn lại đều có số lá/cây cao hơn ở mức sai khác có ý
nghĩa so với giống đối chứng, dao động từ 27,0 - 29,8 lá/cây.
Riêng đối với lan Oncidium, giống On1 có số lá/cây ít nhất là 10,6 lá/cây
thấp hơn cả giống đối chứng. Cao nhất là giống On3, số lá trung bình/cây là 18,8 lá;
giống On2, On4 và On5 chỉ tiêu lá không có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ
15,9 - 16,6 lá/cây.
70

- Về chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá: kết quả bảng 3.2 cũng cho thấy, những
giống ở giai đoạn vườn ươm có chiều dài, chiều rộng lá lớn thì giai đoạn trưởng
thành vẫn cho chỉ tiêu này lớn. Trong 7 giống lan Cattleya nghiên cứu, giống Cat2
có chiều dài, chiều rộng lá nhỏ nhất là 17,1 x 2,7 cm; tiếp đến là giống Cat5 chiều
dài x chiều rộng tương ứng là 18,2 x 3,82 cm. 3 giống Cat1, Cat3 và Cat7 (đối
chứng) có chỉ tiêu chiều dài x chiều rộng lá chênh lệch không đáng kể và lớn hơn
giống Cat2 và giống Cat5 (các chỉ tiêu lần lượt là 20,5 x 5,0 cm; 20,5 x 4,9 cm và
20,46 x 5,1 cm). Giống Cat6 có chỉ tiêu này cao nhất là 21,5 x 5,5 cm.
Đối với lan Dendrobium, ở mức sai khác có ý nghĩa LSD0,05 chỉ có giống
Den5 có chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá chênh lệch đáng kể so với các giống còn
lại, đạt 16,8 cm. Các giống còn lại chiều dài lá chênh lệch không đáng kể, dao động
từ 14,7 - 16,2 cm. Chỉ tiêu chiều rộng lá của 6 giống lan Dendrobium nghiên cứu
không có sự sai khác.
Đối với các giống lan Oncidium nghiên cứu: giống có chỉ tiêu chiều dài,
chiều rộng lá thấp nhất là giống On6 (đối chứng), đạt 22,2 x 2,2 cm. Các giống còn
lại chỉ tiêu này lớn hơn và chênh lệch có ý nghĩa ở mức LSD0,05. Tuy nhiên cả 5
giống nghiên cứu từ giống On1 đến giống On5 chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá
không có sự sai khác đáng kể dao động từ 28,7 - 31,7 cm. Riêng chiều rộng lá của 6
giống lan Oncidium nghiên cứu thì có sự chênh lệch rõ rệt. Giống On3 có chiều
rộng lá lớn nhất đạt 4,3 cm; tiếp đến là giống On4 và On5 đạt 4,1 cm. Thấp nhất là
giống On6 (đối chứng) chiều rộng lá chỉ đạt 2,2 cm.
Đánh giá về sự sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi
Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn trưởng thành cho thấy giống Cat6, Den5
và On1 là những giống có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt nhất, cao hơn hẳn so với tiêu
chí đánh giá chung cho các giống tại nơi nguyên sản.
3.1.3 Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi
Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Khả năng ra hoa của phong lan là một tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với
người trồng, sản xuất và kinh doanh hoa lan. Cây lan chỉ thật sự đẹp và có ý nghĩa
71

về mặt thẩm mỹ cũng như về mặt giá trị kinh tế khi chúng có khả năng ra hoa.
Chúng tôi tiến hành khảo sát, đánh giá khả năng ra hoa của các giống lan nghiên
cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Khả năng ra hoa của các giống lan nghiên cứu
(Tháng 12/2009 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ ra hoa Số cành hoa/cây Số nụ/cây Số hoa hữu

Giống (%) (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)

Cat1 36,3 1,4 3,2 3,0


Cat2 20,6 1,2 2,7 2,3
Cat3 38,1 1,5 3,4 3,2
Cat4 33,8 1,2 2,4 2,1
Cat5 17,5 1,4 2,9 2,6
Cat6 56,7 1,4 3,3 3,2
Cat7 21,0 1,2 2,4 2,1
CV% 9,5 6,6 6,6
LSD0.05 0,2 0,3 0,3
Den1 72,9 1,3 10,7 10,1
Den2 61,4 1,1 7,2 6,6
Den3 56,0 1,1 8,6 7,1
Den4 72,3 1,2 9,4 9,0
Den5 76,2 1,4 11,8 11,3
Den6 70,7 1,1 5,4 5,0
CV% 9,4 4,1 4,3
LSD0.05 0,2 0,6 0,6
On1 56,7 3,5 117,1 101,1
On2 51,3 2,3 78,7 60,8
On3 43,7 5,6 52,4 44,2
On4 52,0 2,9 84,6 75,6
On5 54,3 3,4 109,3 97,3
On6 51,3 2,0 83,7 72,2
CV% 7,6 7,8 8,5
LSD0.05 0,4 12,2 11,4
72

Qua bảng 3.3 cho thấy: giữa các giống lan thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium
và Oncidium có tỷ lệ ra hoa chênh lệch nhau rất lớn. Trong đó, các giống lan thuộc
chi Cattleya có tỷ lệ ra hoa thấp nhất dao động từ 17,5 - 56,7%; tiếp đến là giống lan
thuộc chi Oncidium, tỷ lệ ra hoa dao động từ 43,7 - 56,7%. Cao nhất là lan thuộc chi
Dendrobium, tỷ lệ ra hoa đạt 56,0 - 76,2%.
Trong 7 giống lan nghiên cứu thuộc chi Cattleya, giống Cat5 có tỷ lệ ra hoa
thấp nhất là 17,5% thấp hơn cả giống Cat7 (đối chứng) 21%. Tiếp đến là giống Cat2
20,6%; cao nhất là giống Cat6, tỷ lệ ra hoa 56,7%.
Với các giống lan thuộc chi Dendrobium, giống Den5 cho tỷ lệ ra hoa cao
nhất là 76,2%; tiếp đến là giống Den1, Den4 chỉ tiêu này tương ứng 72,3 và 72,9%.
Hai giống Den2 và Den3 có tỷ lệ ra hoa thấp nhất, chỉ là 56,0% và 61,4% thấp hơn
giống Den6 (đối chứng) 70,7%.
Trong các giống lan thuộc chi Oncidium, giống On3 là giống có tỷ lệ ra hoa
thấp nhất 43,7% thấp hơn giống On6 (đối chứng); tiếp đến là giống On2 và giống
On6 tỷ lệ ra hoa là 51,3%. Cao nhất là giống On1 với tỷ lệ ra hoa là 56,7%.
- Về chỉ tiêu số cành hoa/cây: Số cành hoa/cây đánh giá khả năng ra hoa
nhiều hay ít cành hoa trên những nhánh của cây lan và cũng là tiền đề cho số nụ, số
hoa cao. Giống có chỉ tiêu số cành hoa trung bình/cây cao chứng tỏ giống đó có nhiều
cây ra 2 - 3 thậm chí 5 - 7 cành hoa/cây. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều
vào đặc tính của các chi lan.
Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy: trong các chi lan Cattleya, Dendrobium và
Oncidium, lan Oncidium có số cành hoa trung bình/cây cao hơn rất nhiều so với 2
chi lan còn lại. Trong 6 giống lan thuộc chi Oncidium thì giống On3 có số cành
hoa/cây lớn nhất đạt 5,6 cành; tiếp đến là giống On1 và giống On5 đạt 3,5 và 3,4
cành, cao hơn giống On6 (đối chứng). Giống On2 và On6 (đối chứng) là 2 giống có
số hoa trung bình/cây ít nhất chỉ đạt 2,3 và 2,0 cành/cây.
Hai chi lan Cattleya và Dendrobium có chỉ tiêu số cành hoa trung bình/cây
không chênh lệch đáng kể. Giữa các giống trong mỗi chi, chỉ tiêu này cũng không
có sự sai khác lớn.
- Về chỉ tiêu số nụ/cây cho thấy:
73

Do đa số các giống lan Cattleya 1 lá, mỗi cành hoa chỉ có từ 1 - 3 nụ/cành,
vậy nên số nụ của các giống lan Cattleya trong nghiên cứu chỉ dao động từ 2,4 - 3,4
nụ/cây, chỉ tiêu này giữa các giống nghiên cứu sự sai khác cũng không đáng kể.
Đối với lan Dendrobium chỉ tiêu số nụ/cây cao hơn rất nhiều so với lan
Cattleya, giữa các giống lan nghiên cứu thuộc chi Dendrobium chỉ tiêu này cũng có
sự sai khác lớn. Cao nhất là giống Den5, số nụ trung bình/cây đạt 11,8 nụ cao gấp 2
lần so với giống Den6 (đối chứng) chỉ đạt 5,4 nụ; tiếp đến là giống Den1 đạt 10,7
nụ/cây; cao thứ 3 là giống Den4 đạt 9,4 nụ/cây. Hai giống Den2 và Den3 còn lại chỉ
tiêu này chỉ đạt 8,6 và 7,2 nụ/cây.
Riêng đối với giống lan thuộc chi Oncidium số nụ trung bình/cây là rất lớn,
lớn hơn nhiều so với 2 chi lan Cattleya và Dendrobium. Giữa các giống lan thuộc
chi Oncidium, chỉ tiêu này cũng có sự chênh lệch khá lớn. Giống On1 là giống có số
nụ trung bình/cây đạt cao nhất 117,1 nụ; tiếp đến là giống On5 đạt 109,3 nụ. Hai
giống tiếp theo có số nụ ít hơn là giống On4 và On6 (đối chứng) đạt 84,6 và 83,7
nụ. Giống có số nụ trung bình/cây thấp nhất là giống On3 (52,4 nụ) thấp hơn nhiều
so với cả giống đối chứng.
Số hoa hữu hiệu là chỉ số quan trọng đánh giá khả năng nụ hoa lan nở thành
hoa hữu hiệu. Nhìn chung tỷ lệ nở hoa thành hoa hữu hiệu của các loài lan nghiên
cứu và các giống lan trong mỗi chi đều cho tỷ lệ nở hoa hữu hiệu rất cao.
Như vậy, các giống trong tập đoàn lan nghiên cứu thuộc 3 chi Cattleya,
Dendrobium, Oncidium đều có khả năng ra hoa khá tốt. Tuỳ từng giống thuộc mỗi
chi mà số lượng hoa có khác nhau, các giống thuộc chi Cattleya có số hoa hữu hiệu
từ 2,1 - 3,2 hoa/cây, các giống thuộc chi Dendrobium có từ 5 - 11,3 hoa/cây, ccs
giống thuộc chi Oncidium có từ 44,2 - 101,1 hoa/cây.
3.1.4 Nghiên cứu đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan lai nhập nội
thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Để có cơ sở tuyển chọn các giống hoa lan có triển vọng cho sản xuất, đề tài
tiếp tục nghiên cứu một số đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan nghiên
cứu thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Kết quả trình bày tại bảng 3.4
cho thấy:
74

Bảng 3.4. Một số đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan nghiên cứu
(Tháng 12/2009 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ Chiều Đường Độ bền
Hương
tiêu dài cành kính hoa tự nhiên Màu sắc
thơm
Giống hoa (cm) (cm) (ngày)
Cat1 14,5 13,0 17,7 Vàng cam Thơm nhẹ
Cat2 10,7 12,4 14,7 Trắng môi tím Thơm nhẹ
Vàng chanh,
Cat3 12,0 13,2 17,7 Rất thơm
môi tím
Cat4 8,3 9,6 15,3 Hồng nhạt Thơm nhẹ
Cat5 9,6 8,4 13,3 Tím nhạt Không mùi
Cat6 14,8 13,7 18,7 Vàng, tím đậm Rất thơm
Cat7 8,4 8,2 9,0 Trắng tím Không mùi
CV% 3,1 3,0 2,7
LSD0.05 0,6 0,6 0,7
Den1 31,1 8,0 41,7 Trắng tuyền Không thơm
Den2 26,3 8,4 37,3 Hồng sáng Không thơm
Den3 27,9 8,3 41,0 Tím phớt trắng Không thơm
Den4 30,7 8,2 43,7 Trắng môi đỏ Không thơm
Den5 32,4 8,3 54,7 Đỏ Không thơm
Den6 22,0 6,7 34,7 Trắng tuyền Không thơm
CV% 6,7 3,9 5,5
LSD0.05 3,4 0,6 4,1
On1 32,2 3,63 36,3 Vàng đậm Không thơm
On2 50,0 3,25 31,3 Vàng đậm Không thơm
On3 42,0 4,57 24,3 Sô cô la đốm Rất thơm
On4 47,0 5,12 33,3 Trắng vằn Thơm nhẹ
On5 48,0 5,16 33,7 Vàng vằn Rất thơm
On6 27,0 3,03 27,3 Vàng đậm Không thơm
CV% 4,8 4,7 6,8
LSD0.05 3,5 0,4 3,7
75

- Về chiều dài cành hoa: đây là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị
thẩm mỹ và giá trị sử dụng của các chi lan. Những chi lan có cành hoa dài, ngoài
mục đích để chơi hoa chậu còn để sử dụng để làm hoa cắt cành. Qua bảng 3.4 cho
thấy trong 3 chi lan nghiên cứu Cattleya là chi lan có chiều dài cành hoa ngắn nhất,
chỉ thích hợp cho trồng hoa chậu. Oncidium là chi lan có chiều dài cành hoa lớn hơn
rất nhiều so với lan Cattleya. Dendrobium cũng có chiều dài cành hoa lớn hơn lan
Cattleya, 2 chi lan này đều được sử dụng làm hoa cắt cành và cả trồng chậu.
Trong các giống lan thuộc chi Cattleya, chiều dài cành hoa của mỗi giống
cũng có sự khác biệt rõ rệt. Giống Cat4 và giống Cat7 (đối chứng) có chiều dài cành
hoa rất thấp, đạt 8,3 - 8,4 cm. Trong khi giống Cat1 và Cat6 cho chiều dài cành hoa
cao hơn rất nhiều đạt 14,5 - 14,8 cm; tiếp đến là giống Cat3, chỉ tiêu này đạt 12,0
cm. Hai giống còn lại là giống Cat2 và Cat5 có chiều dài cành hoa đạt 9,6 - 10,7 cm.
Chiều dài cành hoa của các giống thuộc chi Dendrobium cũng có sự sai khác
rất lớn. Có 3 giống là giống Den1, Den4 và Den5 chiều dài cành đạt trên 30 cm, dao
động từ 30,7 - 32,4 cm. Giống Den2 và giống Den3 có chiều dài cành thấp hơn đạt
26,3 - 27,9 cm. Giống Den6 (đối chứng) là giống có chiều dài cành nhỏ nhất chỉ đạt
trung bình 22,0 cm.
Số liệu ở bảng 3.4 cũng cho thấy chỉ tiêu dài cành hoa của các giống thuộc
chi Oncidium có sự biến động lớn. Ngoại trừ giống On6 (đối chứng) có chiều dài
cành hoa thấp nhất đạt 27,0 cm; giống On1 có chiều dài cành hoa ở mức trung bình
đạt 32,2 cm; 4 giống còn lại đều có chiều dài cành hoa rất cao đạt trên 42,0 cm, dao
động từ 42,0 - 50,0 cm.
- Về đường kính hoa: đường kính hoa là đặc trưng của mỗi chi lan. Số liệu bảng
3.4 chỉ ra rằng, đường kính hoa của các chi lan nghiên cứu chênh lệch nhau đáng kể và
giữa các giống trong mỗi chi, chỉ tiêu đường kính hoa cũng có sự sai khác.
Trong các chi lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium thì lan Cattleya có
đường kính hoa lớn nhất, trong đó có 3 giống nghiên cứu đường kính hoa đạt trên
13 cm là giống Cat1, Cat3 và Cat6 dao động từ 13,0 - 13,7 cm, tuy nhiên chỉ tiêu
này không có sự sai khác ý nghĩa giữa 3 giống nghiên cứu. Tiếp đến là giống Cat2
76

đường kính hoa đạt 12,4 cm; giống Cat5 (8,4 cm) và giống Cat7 (đối chứng - 8,2
cm) là 2 giống có đường kính hoa nhỏ nhất.
Trong 6 giống lan thuộc chi Dendrobium thì cả 5 giống nhập nội đều có
đường kính hoa lớn hơn giống Den6 (đối chứng) ở mức sai khác ý nghĩa LSD0,05.
Tuy nhiên, đường kính hoa của 5 giống Dendrobium nhập nội cũng có sự biến động
đáng kể, dao động từ 8,0 - 8,4 cm.
Đối với lan Oncidium, đây là chi lan có đường kính hoa nhỏ hơn rất nhiều so
với các chi lan khác, đặc biệt là lan Dendrobium và lan Cattleya. Trong 6 giống
nghiên cứu 2 giống có đường kính hoa lớn nhất là giống On4 và giống On5 đạt 5,1
cm và 5,2 cm. Tiếp đến là giống On3 đường kính hoa đạt 4,6 cm; giống On1 đạt 3,6
cm. Thấp nhất là 2 giống On2 (3,3 cm) và giống On6 (đối chứng) đạt 3,0 cm.
Độ bền tự nhiên là chỉ tiêu quyết định giá trị thương phẩm của mỗi chi lan,
đặc biệt là lan cắt cành. Trong các chi lan nghiên cứu, Dendrobium có độ bền hoa tự
nhiên cao nhất, có giống đạt tới 54,7 ngày. Trong khi lan Oncidium có độ bền tự
nhiên thấp hơn; giống có độ bền tự nhiên cao nhất là giống On1 cũng chỉ đạt 36,3
ngày. Độ bền hoa tự nhiên thấp nhất là chi lan Cattleya dao động từ 13,3 - 18,7
ngày. Có thể nhận thấy trong mỗi chi lan nghiên cứu, các giống mới nhập nội có độ
bền hoa tự nhiên cao hơn rất nhiều so với giống đối chứng.
- Về chỉ tiêu màu sắc hoa: Phong lan được biết đến bởi sự đa dạng về chủng
loại, hình dáng, kích thước và cả màu sắc hoa. Ngay trong cùng một chi, các giống
khác nhau cũng cho hoa có màu sắc khác nhau. Kết quả bảng 3.4 cho thấy 7 giống lan
nghiên cứu thuộc chi Cattleya thì hoa có 7 màu sắc khác nhau là vàng cam, trắng môi
tím, vàng chanh môi tím, hồng nhạt, tím nhạt, vàng tím đậm và trắng tím; 6 giống lan
nghiên cứu thuộc chi Dendrobium có 5 màu sắc khác nhau là trắng, hồng sáng, tím
phớt trắng, trắng môi đỏ và đỏ; còn 6 giống lan nghiên cứu thuộc chi Oncidium thì có 4
màu sắc khác nhau là vàng đậm, sô cô la đốm, trắng vằn và vàng vằn..
- Về hương thơm của hoa: Đây là chỉ tiêu mang tính định tính, tuy nhiên có ý
nghĩa lớn góp phần tạo nên giá trị thương phẩm của các loài lan. Trong 3 chi lan
nghiên cứu có lan Cattleya và Oncidium là 2 chi cho hoa có hương thơm, còn lan
77

Dendrodium hoa không có hương thơm. Trong cùng 1 chi, các giống khác nhau
cũng cho hoa có hương thơm khác nhau. Ở chi lan Cattleya, trong 7 giống nghiên
cứu, giống Cat3, Cat6 cho hoa rất thơm, giống Cat1, Cat2, Cat4 cho hoa có hương
thơm nhẹ, giống Cat5 và Cat7 (đối chứng) hoa không có hương thơm. Đối với lan
Oncidium, trong 6 giống nghiên cứu cũng có 3 giống không có hương thơm là
giống On1, On2 và On6 (đối chứng), 1 giống có hương thơm nhẹ là giống On4, 2
giống có hoa rất thơm là giống On3 và On5.
Từ các kết quả nghiên cứu về chất lượng hoa cho thấy, trong các giống lan
thuộc chi Cattleya thì giống Cat6 có các chỉ tiêu chất lượng hoa tốt nhất như chiều
dài cành hoa (14,8 cm), đường kính hoa lớn (13,7cm), độ bền hoa kéo dài (18,7
ngày) và hoa có hương thơm. Trong các giống lan thuộc chi Dendrobium và
Oncidium nghiên cứu thì giống Den5 và On1 có các chỉ tiêu chất lượng hoa tốt nhất.
Đây là cơ sở để tuyển chọn những giống triển vọng cho sản xuất.
3.1.5 Điều tra nghiên cứu thành phần sâu, bệnh trên các giống lan lai nhập
nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Nghiên cứu một số thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan nhập nội là
một bước quan trọng, không thể thiếu trong quá trình khảo sát, tuyển chọn. Nó góp
phần đánh giá sự thích nghi của các chi lan nghiên cứu với môi trường sống tự
nhiên cũng như khả năng kháng sâu, bệnh của các giống lan nhập nội ở điều kiện
khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Cũng như nhiều loại cây hoa khác, các giống lan thuộc chi Cattleya,
Dendrobium và Oncidium có khá nhiều loại sâu, bệnh gây hại, phổ biến như thán
thư, thối nâu vi khuẩn, thối cây con, đốm lá, …. Rệp, sâu róm, bọ trĩ,… cũng xuất
hiện và gây hại trên các loài lan này. Trong 7 giống lan thuộc chi Cattleya, giống
Cat7 (đối chứng), giống Cat4 và giống Cat5 có thành phần sâu, bệnh hại cao nhất
và gây hại ở mức nặng hơn các giống còn lại. Rệp, sâu róm, bệnh thối nâu và bệnh
đốm lá gây hại nặng trên các giống này. Giống Cat2 nhiễm các loại sâu, bệnh ở
mức độ trung bình và bị gây hại nhẹ hoặc trung bình. Riêng giống Cat1 và giống
Cat6 tỏ ra có khả năng kháng sâu, bệnh tốt nhất. Chỉ bị nhiễm nhẹ hoặc không bị
các loài sâu, bệnh trên gây hại.
78

Bảng 3.5. Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Cattleya nhập nội
Bộ phận Cat7
Sâu, bệnh Tên khoa học Cat1 Cat2 Cat3 Cat4 Cat5 Cat6
bị hại (đ/c)
Thối nâu vi Erwnia
Toàn cây 4,6 7,3 8,0 21,5 9,7 4,3 6,7
khuẩn (%) carotovora
Đốm lá (%) Cercospora sp Lá 0 4,7 3,3 8,5 5,0 0 6,7
Thán thư (%) Colletotrichum sp Lá 0 2,5 0 7,7 4,1 0 9,3
Thối cây con Fusarium Cây con,
7,3 18,5 9,0 36,3 3,0 8,7 9,5
(%) oxysporum nhánh non
Amsacta lactinea Lá, nụ
Sâu róm nâu + + + ++ ++ - ++
cramer hoa
Sâu róm Porthesia Lá, nụ
- ++ + ++ ++ + +++
đường chỉ đỏ scintillans wall hoa
Thrips palmi
Bọ trĩ Rễ - - - + + - +
Karny
Pleotrichophorus Lá non,
Rệp chrysanthemi giả hành, + ++ + ++ +++ + +++
Theobald nụ hoa
Ghi chú:
Đối với sâu hại: (1-3) Đối với bệnh hại: (1-5)
(-): Không xuất hiện Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 2(++): Trung bình (phân bố Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại
<1/3 tổng số cây theo dõi) Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > 1/3 Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại
tổng số cây theo dõi)
So với các giống lan thuộc chi Cattleya, 6 giống lan thuộc chi Dendrobium
cũng bị các loại sâu, bệnh phổ biến nêu trên gây hại. Tuy nhiên, mức độ nhiễm và
gây hại nhẹ hơn. Duy nhất có giống Den3 bị nhiễm bệnh thối nâu vi khuẩn nặng;
các giống còn lại chỉ bị nhiễm các loài sâu, bệnh trên ở mức độ nhẹ và trung bình.
Trong đó, giống Den1, Den4 và Den5 có khả năng kháng sâu, bệnh tốt hơn rất
nhiều chỉ bị nhiễm nhẹ hoặc không bị các các loài sâu, bệnh nêu trên gây hại. Có 4
loại sâu, bệnh xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ trên cả 6 giống lan thuộc chi
Dendrobium là thối nâu vi khuẩn, thối cây con, sâu róm nâu, sâu róm đường chỉ
đỏ. Do vậy, trong sản xuất và nuôi trồng cần đặc biệt lưu ý các loại sâu, bệnh này
để có biện pháp phòng trừ.
79

Bảng 3.6. Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Dendrobium nhập nội
Bộ phận Den6
Sâu, bệnh Tên khoa học Den1 Den2 Den3 Den4 Den5
bị hại (đ/c)
Thối nâu vi Erwnia
Toàn cây 4,3 9,0 24,3 5,6 3,5 5,0
khuẩn (%) carotovora
Đốm lá (%) Cercospora sp Lá 3,5 5,0 4,3 4,7 2,0 9,0
Thán thư (%) Colletotrichum sp Lá 3,3 3,5 4,0 3,7 2,0 5,3
Thối cây con Fusarium Cây con,
4,7 16,5 2,3 7,0 8,0 9,6
(%) oxysporum nhánh non
Amsacta lactinea
Sâu róm nâu Lá, nụ hoa + + + + + ++
cramer
Sâu róm Porthesia
Lá, nụ hoa + ++ + ++ + ++
đường chỉ đỏ scintillans wall
Bọ trĩ Thrips palmi Karny Rễ - + + + - +
Pleotrichophorus Lá non,
Rệp chrysanthemi giả hành, - ++ + - + ++
Theobald nụ hoa

Ghi chú:
Đối với sâu hại: (0-3) Đối với bệnh hại: (1-5)
(-): Không xuất hiện Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 2(++): Trung bình (phân bố Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại
<1/3 tổng số cây theo dõi) Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > 1/3 Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại
tổng số cây theo dõi)

Khác với các giống lan thuộc chi Cattleya, Dendrobium, trong 8 loại sâu,
bệnh hại thì không có giống Oncidium nào bị nhiễm nặng và gây hại nặng. Tuy
nhiên, có tới 5 loài sâu, bệnh xuất hiện trên cả 6 giống lan nghiên cứu thuộc chi
Oncidium đó là rệp, bệnh thán thư, bệnh thối cây con, sâu róm nâu, sâu róm đường
chỉ đỏ. Trong 6 giống lan Oncidium nghiên cứu thì giống On1 là giống có khả
80

năng kháng sâu, bệnh hại tốt nhất, mức độ nhiễm nhẹ hoặc không bị nhiễm và gây
hại bởi các loài sâu, bệnh nêu trên.
Bảng 3.7. Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống lan Oncidium nhập nội
Bộ phận On6
Sâu, bệnh Tên khoa học On1 On2 On3 On4 On5
bị hại (đ/c)
Thối nâu vi
Erwnia carotovora Toàn cây 1,7 9,7 6,3 3,5 8,3 4,5
khuẩn (%)
Đốm lá (%) Cercospora sp Lá 0,5 4,7 3,0 7,5 1,0 5,0

Thán thư (%) Colletotrichum sp Lá 4,3 8,0 5,0 2,7 3,3 3,0
Thối cây con Cây con,
Fusarium oxysporum 9,3 22,5 17,3 8,7 9,3 9,7
(%) nhánh non
Amsacta lactinea
Sâu róm nâu Lá, nụ hoa + + + + + +
cramer
Sâu róm Porthesia scintillans
Lá, nụ hoa + ++ + ++ ++ ++
đường chỉ đỏ wall
Bọ trĩ Thrips palmi Karny Rễ - + ++ ++ - +
Pleotrichophorus Lá non,
Rệp chrysanthemi giả hành, + ++ + ++ + ++
Theobald nụ hoa

Ghi chú:
Đối với sâu hại: (1-3) Đối với bệnh hại: (1-5)
(-): Không xuất hiện Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 2(++): Trung bình (phân bố Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại
<1/3 tổng số cây theo dõi) Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại
Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > 1/3 Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại
tổng số cây theo dõi)

Qua điều tra, đánh giá tình hình sâu, bệnh hại trên các giống lan nghiên cứu
thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium cho thấy, giống Cat1, Cat6; giống
Den1, Den4, Den5 và giống On1 có khả năng kháng sâu, bệnh tốt, chỉ bị nhiễm nhẹ
hoặc không bị nhiễm các loại sâu, bệnh gây hại trên.
81

3.1.6 Một số đặc điểm thực vật học của các giống lan nhập nội thuộc 3 chi
Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Đối với hoa lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium và Oncidium nói
riêng, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng thì các giống lan vừa
phải có khả năng đẻ nhánh khỏe, có thân lá mập, cứng khỏe, vừa phải có hoa đẹp, tỷ
lệ ra hoa cao, độ bền tự nhiên (và độ bền hoa cắt) cao, đặc biệt là có hương thơm.
Bảng 3.8. Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Cattleya nhập nội
Chỉ Thân Lá Hoa
tiêu
Khả Đặc
Loại năng điểm Thế Đặc
Dạng hoa Màu sắc
hình phân thân lá điểm lá
Giống
nhánh cây
Cứng,
Đứng, Dày, to, Cánh môi to, Vàng
Cat1 Cao TB Khỏe mập,
gọn xanh đậm cánh bên to cam
khỏe
Cánh môi
Hơi Hơi Dày, nhỏ, Trắng,
Cat2 Cao TB Khỏe TB, cánh
mảnh xòe xanh đậm môi tím
bên nhỏ
Cứng, Vàng
Dày, to, Cánh môi to,
Cat3 Cao TB Khỏe mập, Gọn chanh,
xanh đậm cánh bên TB
khỏe môi tím
Cánh môi
Xòe Dày, nhỏ, Hồng
Cat4 Cao TB TB Mảnh TB, cánh
ngang xanh đậm nhạt
bên nhỏ
Cánh môi
Xòe Nhỏ,
Cat5 Cao TB TB Mảnh nhỏ, cánh Tím nhạt
ngang xanh đậm
bên nhỏ
Cứng Dày, to, Cánh môi to, Vàng,tím
Cat6 Cao TB Khỏe Gọn
mập xanh đậm cánh bên to đậm
Cánh môi
Hơi Dày, to,
Cat7 Cao TB TB Mảnh nhỏ, cánh Trắng tím
xòe xanh đậm
bên nhỏ
82

So sánh các chỉ tiêu cơ bản về thân, lá, hoa của 7 giống thuộc chi Cattleya
nghiên cứu trình bày ở bảng 3.8 cho thấy giống Cat1, Cat3 và Cat6 có khả năng
phân nhánh khỏe, thân cứng mập, thế lá đứng, gọn, có hoa to, màu sắc đẹp. Với các
ưu thế về đặc điểm hình thái và đặc điểm về chất lượng hoa nên các giống Cat1,
Cat3 và Cat6 rất được ưa chuộng và được xem là những giống có triển vọng. Trong
đó giống Cat6 có các ưu điểm nổi trội.
Bảng 3.9. Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Dendrobium nhập nội
Chỉ Thân Lá Hoa
tiêu Khả năng Đặc
Loại Đặc điểm Dạng
phân điểm Thế lá Màu sắc
hình lá hoa
CT nhánh thân cây
Cánh môi
Cao Cứng, Đứng, Dày, nhỏ, Trắng
Den1 Khỏe to, cánh
TB mập gọn xanh đậm tuyền
bên to
Cánh môi
Cao Cứng, Dày, to, Hồng
Den2 Khỏe Gọn TB, cánh
TB mập xanh đậm sáng
bên to
Cánh môi
Cao Cứng, Dày, to, Tím phớt
Den3 Khỏe Gọn TB, cánh
TB mập xanh đậm trắng
bên TB
Cánh môi
Cao Cứng, Day, nhỏ, Trắng
Den4 Khỏe Gọn TB, cánh
TB mập xanh đậm môi đỏ
bên to
Cánh môi
Cao Cứng, Đứng Day, nhỏ,
Den5 Khỏe to, cánh Đỏ
TB mập gọn xanh đậm
bên to
Cánh môi
Cao Hơi Mỏng to,
Den6 TB Mảnh nhỏ, cánh Trắng sứ
TB xòe xanh nhạt
bên nhỏ
83

Khác với các giống lan thuộc chi Cattleya, 5 giống thuộc chi Dendrobium
nghiên cứu trình bày ở bảng 3.9 đều có khả năng đẻ nhánh khỏe, cây cứng, mập, lá
đứng, gọn, hoa to, màu sắc đẹp, đa dạng, ngoại trừ giống Den6 (đối chứng) có khả
năng đẻ nhánh trung bình, cây mảnh, lá xòe mỏng, hoa nhỏ. Tuy nhiên, với một số
chỉ tiêu về chất lượng hoa được trình bày ở bảng 3.9 thì giống Den1, Den4 và Den5
là những giống có nhiều ưu điểm hơn so với giống đối chứng và 2 giống còn lại.
Các giống này cũng rất được ưa chuộng và được xem là những giống có triển vọng,
có thể phát triển mạnh với quy mô lớn.
Bảng 3.10. Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Oncidium nhập nội
Chỉ Thân Lá
tiêu Khả năng Màu sắc
Loại Đặc điểm Đặc điểm
phân Thế lá hoa
hình thân cây lá
CT nhánh
Cứng, Rất Nhỏ, xanh
On1 TB TB Vàng đậm
khỏe gọn đậm
Rất Cứng, Nhỏ, xanh
On2 Khỏe Hơi xòe Vàng đậm
cao khỏe đậm
Cao Cứng, To, xanh Sô cô la
On3 Khỏe Hơi xòe
TB mập, khỏe đậm đốm
Cứng, To, xanh
On4 Cao Khỏe Gọn Trắng vằn
mập, khỏe đậm
Cứng, To, xanh
On5 Cao Khỏe Gọn Vàng vằn
mập, khỏe đậm
Nhỏ, xanh
On6 Thấp TB Mảnh, yếu Xòe Vàng đậm
nhạt

So sánh các đặc điểm cơ bản về thân, lá, hoa của các giống lan thuộc chi
Oncidium cho thấy các giống Oncidium nghiên cứu có loại hình thân rất khác nhau,
có khả năng đẻ nhánh khỏe, dạng cây cứng, thế lá gọn, màu sắc hoa đẹp, khá đa
dạng, độ bền hoa cao và On3, On4 và On5 có hương thơm. Tuy nhiên, với các đặc
điểm thực vật học được trình bày tại bảng 3.10 cho thấy giống On1 có nhiều ưu
84

điểm và được thị hiếu người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Chúng rất phù hợp cho
việc dùng làm hoa chậu cũng như sử dụng làm hoa cắt cành và được xem là giống
có nhiều triển vọng trong sản xuất kinh doanh.

Giai đoạn vườn ươm (Tháng 8/2006) Giai đoạn 8 tháng tuổi (Tháng 11/2006)

Giai đoạn 36 tháng tuổi (Tháng 12/2009)


Hình 3.3. Cây lan Cat6 (Cattleya haadyai delight) ở các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển
85

Giai đoạn vườn ươm Giai đoạn 8 tháng tuổi

Giai đoạn vườn sản xuất

Hình 3.4. Cây lan Den5 (Dendrobium cherry red) ở các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển
86

Giai đoạn vườn ươm Giai đoạn 8 tháng tuổi

Giai đoạn vườn sản xuất

Hình 3.5. Cây lan On1 (Oncidium Aloha Iwanaga) ở các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển
87

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm các đặc trưng hình thái và chất lượng hoa của
các giống lan nghiên cứu. Dựa trên các tiêu chí đánh giá của hiệp hội hoa lan Mỹ và
tiêu chí đánh giá ở Thái Lan đối với các giống lan thuộc chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium [121], đề tài đã tuyển chọn được những giống lan có triển vọng cho sản xuất
là các giống Cat1, Cat3, Cat6, các giống Den1, Den4, Den5 và các giống On1, On5.
Các giống lan này đều sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng đẻ nhánh khoẻ, đồng đều,
khả năng ra hoa tốt, màu sắc hoa đẹp, đa dạng, độ bền tự nhiên cao, giữ được các đặc
điểm đặc trưng chung của giống.
Số liệu của các chỉ tiêu theo dõi trong các bảng 3.2, 3.3, 3.4 cũng chỉ ra rằng
các giống lan triển vọng được tuyển chọn trong tập đoàn các giống lan nghiên cứu
khi trồng trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ là sinh trưởng tốt như trong
điều kiện của Thái Lan, đảm bảo các tiêu chí tuyển chon giống ở Thái Lan và tiêu
chí đánh giá của hiệp hội hoa lan thế giới đối với các giống lan nghiên cứu.
3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các giống lan lai nhập nội
thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn ở giai
đoạn vườn ươm
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá tập đoàn lan nhập nội ở giai đoạn vườn
ươm và vườn sản xuất trong diều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đề tài đã tuyển
chọn cho sản xuất trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ 1 giống lan thuộc
chi Cattleya là giống Cat6, 1 giống thuộc chi Dendrobium là giống Den5 và 1
giống thuộc chi Oncidium là giống On1. Các giống này đều sinh trưởng, phát triển
tốt, khả năng đẻ nhánh khỏe, đồng đều, khả năng ra hoa tốt, màu sắc hoa đẹp, đa
dạng, độ bền tự nhiên cao, khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh hại. Để có cơ sở
khuyến cáo ra sản xuất và phát triển bền vững những giống lan đã được tuyển
chọn, đề tài tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong giai đoạn vườn
ươm nhằm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lan này.
3.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của
các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm
Quy trình nhân giống invitro gồm nhiều giai đoạn trong đó giai đoạn
chuyển từ ống nghiệm ra ngoài vườn ươm là một trong những giai đoạn quan
88

trọng nhất. Đây là bước cuối cùng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nuôi cấy
mô và cũng là bước quyết định khả năng ứng dụng toàn bộ quy trình vi nhân giống
và trong sản xuất. Đây là giai đoạn chuyển cây con invitro từ trạng thái sống dị
dưỡng sang hoàn toàn tự dưỡng, có nghĩa là từ môi trường nhân tạo sang môi
trường tự nhiên bên ngoài có nhiều yếu tố biến động như thời tiết, giá thể, sâu,
bệnh hại,… Chính do sự thay đổi đột ngột của điều kiện sống, nên đã gây không ít
khó khăn trong việc đưa cây ra ngoài vườn ươm.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống và khả năng sinh
trưởng của các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm
(Tháng 11/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Tỷ lệ sống Chiều cao cây Số nhánh/cây Số
Giống CT
(%) (cm) (nhánh) lá/cây(lá)
CT1 52,7 13,3 3,5 3,5
CT2 74,6 16,5 4,4 4,4
CT3 66,3 14,1 3,8 3,8
Cat6
CT4 70,2 15,2 4,1 4,1
CV% 2,0 4,9 4,9
LSD0,05 0,6 0,4 0,4
CT1 65,7 17,9 2,4 8,0
CT2 84,0 22,6 3,9 10,4
CT3 73,5 19,1 3,0 8,2
Den5
CT4 79,3 20,7 3,3 9,6
CV% 1,5 6,8 3,2
LSD0,05 0,6 0,4 0,6
CT1 72,3 13,5 2,7 4,1
CT2 83,0 15,6 3,4 4,6
CT3 78,7 13,8 3,0 4,2
On1
CT4 83,3 14,1 3,2 4,6
CV% 1,8 6,3 4,4
LSD0,05 0,5 0,4 0,4
Ghi chú: CT1: tháng 3 CT3: tháng 5
CT2: tháng 4 CT4: tháng 6
89

Bởi vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con khỏe, sinh trưởng tốt ở ngoài
sản xuất nhất thiết cây con invitro phải được chuyển qua giai đoạn vườn ươm, ở đây
có thể chủ động hạn chế một số tác nhân bất lợi của môi trường bên ngoài, tạo điều
kiện cho cây thích nghi với điều kiện sản xuất. Mặc dù các giống Cat6, Den5, On1
là những giống có triển vọng trong tập đoàn lan nhập nội, tuy nhiên cũng cần
nghiên cứu thêm một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng để cây đạt tỷ lệ
sống cao, cần chọn thời vụ ra ngôi thích hợp và loại giá thể phù hợp. Chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu 4 thời vụ ra ngôi khác nhau và thu được kết quả trình bày tại
bảng 3.11 và hình 3.6.

CT1 CT2 CT3 CT4


Tỷ lệ sống (%)
90 84,0 83,0 83,3
79,3 78,7
74,6 73,5
70,2 72,3
66,3 65,7

60 52,7

30
Cat6 Den5 On1

Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống của các giống lan tuyển
chọn giai đoạn vườn ươm

Kết quả bảng 3.11 cho thấy: thời vụ ra ngôi ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống
của cây con giai đoạn vườn ươm.
Trong 4 công thức thí nghiệm thì 2 công thức cho tỷ lệ sống cây con cao nhất
trên cả 3 giống lan nghiên cứu. Các chỉ tiêu sinh trưởng khác như chiều cao cây, số
90

nhánh, số lá của cây con trên 3 giống ở công thức 2 cũng đạt cao nhất, cao hơn các
công thức còn lại. Công thức 1 là công thức cho tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh
trưởng của cây con thấp nhất. Riêng giống lan On1 thì công thức 4 cho tỷ lệ sống
cao nhất đạt tới 83,3%. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu sinh trưởng khác như chiều cao,
số nhánh, số lá ở công thức 4 cũng nhỏ hơn so với công thức 2.
Như vậy, thời vụ ra ngôi thích hợp cho cả 3 giống lan tuyển chọn là công
thức 2 (thời vụ ra ngôi tháng 4).
3.2.2 Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của các
giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm
Bên cạnh thời vụ ra ngôi thì giá thể là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây lan đặc biệt là ở
giai đoạn vườn ươm vì ở giai đoạn này cây còn yếu, bộ rễ còn non nên cần có giá
thể phù hợp. Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến khả năng sinh
trưởng của các giống lan nghiên cứu trong giai đoạn vườn ươm chúng tôi thu được
kết quả trình bày ở bảng 3.12, 3.13, 3.14 và hình 3.7.
Bảng 3.12 cho thấy: giá thể ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của giống lan
Cat6. Trong 4 công thức thí nghiệm, công thức 3 cho tỷ lệ sống của cây con cao
nhất đạt 81,0%; tiếp đến là công thức 2 và công thức 4, tỷ lệ sống đạt lần lượt là
77,6% và 78,2%; thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) tỷ lệ sống chỉ đạt 74,5%.
Về chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh, số lá cho thấy ở giai đoạn cây con, các
công thức giá thể khác nhau không ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
cây. Các chỉ tiêu không có sự sai khác ở có ý nghĩa 0,05%. Tuy nhiên, các công
thức giá thể khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu số rễ của cây con. Trong các
công thức nghiên cứu, công thức cho tỷ lệ sống cao nhất cũng là công thức cho số rễ
cây con lớn nhất đạt trung bình 12,3 rễ/cây cao hơn nhiều so với công thức đối
chứng và công thức còn lại. Tiếp đến là công thức 2 đạt trung bình 10,5 rễ/cây;
công thức 1 (đối chứng) đạt 9,2 rễ/cây. Chỉ tiêu số rễ cây con thấp nhất là công thức
4 chỉ đạt trung bình 7,7 rễ/cây thấp hơn cả công thức đối chứng.
91

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Cat6 được tuyển
chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Tỷ lệ Chiều Số Số
Số Đặc điểm hình thái
sống cao cây nhánh/cây lá/cây
rễ/cây cây con
CT (%) (cm) (nhánh) (lá)
CT1 Cây yếu, lá mềm, có
74,5 16,6 4,4 4,4 9,2
(đ/c) nhiều rể đen
Cây mập, khỏe, lá mềm,
CT2 77,6 17,1 4,6 4,6 10,5
có 1 số rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT3 81,0 17,3 4,6 4,6 12,3 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây còi, lá cứng, rễ trắng,
CT4 78,2 16,7 4,1 4,1 7,7
ít, không có rễ đen
CV% 1,3 3,3 3,3 2,0
LSD0,05 0,4 0,3 0,3 0,4
Ghi chú: CT1 (đ/c): Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)
CT2:Than + vỏ dừa + rong biển (tỷ lệ 1:1:1)
CT3: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
CT4: Than + ngói non (tỷ lệ 2:1)

Tương tự như giống lan Cat6 nghiên cứu ở bảng 3.13, các công thức giá thể
khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của giống lan
Den5. Trong đó, công thức 3 cho tỷ lệ sống cây con đạt cao nhất 93,7%; tiếp đến là
công thức 4 đạt 89,3% và công thức 2 đạt 86,5%. Thấp nhất là công thức 1 (đối
chứng) tỷ lệ sống chỉ đạt 84,3%. Các chỉ tiêu chiều cao cây, số nhánh, số lá không
có sự chênh lệch đáng kể.
Về chỉ tiêu số rễ: công thức 4 có số rễ thấp nhất, trung bình đạt 11,9 rễ/cây
thấp hơn cả công thức 1 (đ/c) đạt 13,6 rễ/cây; tiếp đến là công thức 2 đạt 16,1
rễ/cây. Cao nhất là công thức 3 trung bình đạt 18,3 rễ/cây. Trong 4 công thức
92

nghiên cứu thì cây con ở công thức 3 có đặc điểm hình thái tốt nhất, cây mập, khỏe,
lá cứng, rễ trắng và phát triển rất mạnh. Ở công thức 2, cây con mập, khỏe nhưng có
một số rễ đen, công thức 4 cây không có rễ đen nhưng cây còi cọc. Riêng công thức
1 cây con yếu, lá mềm, có nhiều rễ đen.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Den5 được tuyển
chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Số
Tỷ lệ Chiều Số
nhánh Số Đặc điểm hình thái
sống cao cây lá/cây
/cây rễ/cây cây con
CT (%) (cm) (lá)
(nhánh)
CT1 Cây yếu, lá mềm, có
84,3 22,4 3,8 10,6 13,6
(đ/c) nhiều rể đen
Cây mập, khỏe, lá mềm,
CT2 86,5 23,5 4,0 10,9 16,1
có nhiều rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT3 93,7 24,1 4,3 11,3 18,3 rễ trắng, phát triển
mạnh, không có rễ đen
Cây còi, lá cứng, rễ
CT4 89,3 22,2 3,8 10,05 11,9
trắng, ít, không có rễ đen
CV% 4,0 3,7 1,8 1,5
LSD0,05 1,8 0,3 0,4 0,4
Ghi chú: CT1 (đ/c): Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)
CT2:Than + vỏ dừa + rong biển (tỷ lệ 1:1:1)
CT3: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
CT4: Than + ngói non (tỷ lệ 2:1)

Như vậy, ở giai đoạn vườn ươm, giá thể tốt nhất cho lan Den5 là: Than + Xỉ
bọt núi lửa + rong biển với tỷ lệ 2:2:1. Giá thể này cho tỷ lệ sống cây con cao nhất
(93,7%) và các chỉ tiêu sinh trưởng tốt nhất. Kết quả nghiên cứu này phản ánh đúng
với kết luận của Guo Yi Hong (2010) [85] và Phạm Thị Liên (2010) [21] khi nghiên
cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium. Các tác
giả đều cho rằng Dendrobium phát triển tốt trên giá thể than + rong biển. Tuy nhiên
93

với giống lan Den5 ở điều kiên sinh thái miền Bắc, để cây sinh trưởng tốt cần bổ
sung xỉ bọt núi lửa.
Khác với giống lan Cat6 và Den5. Giống lan On1 nghiên cứu trên 4 nền giá
thể khác nhau cho tỷ lệ sống cây con rất cao và khá đồng đều. Công thức 1 (đối
chứng) có tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như số rễ đạt mức thấp nhất so
với các công thứcnghiên cứu còn lại, tỷ lệ sống 83,8% và đạt trung bình 14,4 rễ/cây.
Trong khi công thức 4 có tỷ lệ sống cao nhất và chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn, đặc
biệt chỉ tiêu số rễ/cây vượt trội (19,6 rễ/cây) và tỷ lệ sống đạt 91,0%. Công thức 2
và công thức 3 có tỷ lệ sống tương đối đồng đều và thấp hơn công thức 4 cũng
không đáng kể đạt 88,0% và 89,0%; số rễ trung bình/cây của giống On1 ở công
thức 2 và công thức 3 cũng không chênh lệch nhau nhiều, tương ứng là 16,7 và 17,2
rễ/cây.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống On1 được tuyển
chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Tỷ lệ Chiều Số Số
Số Đặc điểm hình thái
sống cao cây nhánh/cây lá/cây
rễ/cây cây con
CT (%) (cm) (nhánh) (lá)

CT1 Cây yếu, lá mềm, có


83,8 14,6 3,4 4,7 14,4
(đ/c) nhiều rễ đen
Cây mập, khỏe, lá mềm,
CT2 89,0 15,2 3,7 5,1 16,7
nhiều rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT3 88,0 15,8 3,7 5,0 17,2
rễ trắng, phát triển
CT4 91,0 16,7 3,9 5,6 19,6 mạnh, không có rễ đen
CV% 1,6 3,9 3,5 1,6
LSD0,05 0,5 0,3 0,3 0,5
Ghi chú: CT1 (đ/c): Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)
CT2: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1)
CT3: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
CT4: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
94

Tỷ lệ sống (%)

93,7
91,0
89,3 89,0
90,0 88,0
86,5
84,3 83,8

81,0
78,2
77,6
74,5

70,0
CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4

Cat6 Den5 On1

Hình 3.7. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của các giống lan tuyển chọn
giai đoạn vườn ươm

Về đặc điểm hình thái cây con, kết quả bảng 3.14 cho thấy công thức 3 và
công thức 4 cây con có đặc điểm hình thái tốt nhất, cây mập, khỏe, rễ trắng phát triển
rất mạnh. Công thức 2 và công thức 1 (đối chứng) cây con xuất hiện nhiều rễ đen.
Như vậy, trong giai đoạn vườn ươm, giá thể tốt nhất cho lan On1 là: sỏi nhẹ
+ vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1). Với giá thể này, tỷ lệ sống của lan On1 là 91%,
cây mập, khoẻ, phát triển tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng đều cao hơn so với các công
thức khác.
3.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của các giống lan được
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm
Cây lan nuôi cấy invitro được sống trong môi trường nhân tạo với đầy đủ
dinh dưỡng, khi chuyển ra khỏi ống nghiệm nó phải sống tự dưỡng với những điều
kiện thời tiết bất lợi hơn. Bởi vậy, trong thực tế sản xuất, muốn cây con có tỷ lệ
sống cao, cây sinh trưởng tốt thì ngoài việc tìm thời vụ ra ngôi thích hợp phải có các
giá thể tốt và cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Nhưng do trong giai đoạn này rễ cây
con còn yếu, chưa phát triển mạnh và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng còn hạn
95

chế nên cách bổ sung chất dinh dưỡng tốt nhất là phun qua lá. Đề tài đã tiến hành
thí nghiệm phun 3 loại phân bón lá cho các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn
vườn ươm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.15, 3.16, 3.17 và hình 3.8.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Cat6
được tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm
(Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Chiều Số Số
Chiều
Chiều
cao nhánh lá rộng Đặc điểm hình thái
dài lá
cây /cây /cây lá cây con
(cm)
CT (cm) (nhánh) (lá) (cm)
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT1 (đ/c) 17,2 4,6 4,6 10,7 3,5 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT2 18,5 4,9 4,9 12,3 3,7 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT3 20,3 5,0 5,0 13,5 3,8 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT4 18,9 4,8 4,8 12,7 3,7 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
CV% 2,0 3,9 3,9 2,2 3,6

LSD0,05 0,7 0,4 0,4 0,5 0,3


Ghi chú: CT 1: Phun nước lã (đ/c)
CT 2: Phun phân bón lá Đầu trâu 502
CT 3: Phun phân bón lá Growmore 1: (30:10:10)
CT 4: Phun phân bón lá Hidrophos

Số liệu ở các bảng cho thấy, phân bón lá không ảnh hưởng đến số nhánh, số
lá của cây lan Cat6 giai đoạn vườn ươm nhưng ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao
cây, chiều dài và chiều rộng lá. Trong các công thức nghiên cứu thì công thức 3
96

cho chiều cao cây lớn nhất đạt trung bình 20,3 cm và chiều dài, chiều rộng lá cũng
đạt mức cao nhất đạt 13,5 x 3,8 cm; tiếp đến là công thức 2 và công thức 4 chiều
cao cây đạt trung bình từ 18,5 - 18,9 cm, chiều dài, chiều rộng lá tương ứng là
12,3 x 3,7 cm và 12,7 x 3,7 cm. Thấp hơn cả là công thức 1 (đối chứng) không
phun phân bón lá thì chiều cao cây chỉ đạt 17,2 cm và chỉ số chiều dài, chiều rộng
lá đạt 10,7 x 3,5 cm.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Den5
được tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm
(Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Chiều Số Số Chiều
Chiều
cao nhánh lá rộng Đặc điểm hình thái cây
dài lá
cây /cây /cây lá con
(cm)
CT (cm) (nhánh) (lá) (cm)
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT1 (đ/c) 24,3 4,2 11,4 13,7 2,4 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT2 25,6 4,6 11,8 14,0 2,5 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT3 27,2 4,9 12,5 15,5 2,6 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT4 26,0 4,7 11,4 14,8 2,4 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
CV% 4,4 4,0 2,4 2,2 5,3
LSD0,05 2,1 0,3 0,5 0,6 0,3
Ghi chú: CT 1: Phun nước lã (đ/c)
CT 2: Phun phân bón lá Đầu trâu 502
CT 3: Phun phân bón lá Growmore 1: (30:10:10)
CT 4: Phun phân bón lá Hidrophos
97

Nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại phân bón lá đối với sinh trưởng, phát triển
của cây lan con giai đoạn vườn ươm trên giống Den5 và On1 cũng cho kết quả
tương tự như đối với giống Cat6. Điều đó chứng tỏ rằng phân bón lá có ảnh hưởng
rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của cây lan con giai đoạn vườn ươm, song không
ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu số nhánh và số lá của các giống nghiên cứu.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan On1
được tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm
(Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Chiều Số Số Chiều
Chiều
cao nhánh lá rộng Đặc điểm hình thái
dài lá
cây /cây /cây lá cây con
(cm)
CT (cm) (nhánh) (lá) (cm)
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT1 (đ/c) 16,6 3,8 5,5 11,6 1,2 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT2 18,4 3,9 5,7 12,3 1,2 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT3 19,7 4,0 6,0 13,5 1,3 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
CT4 17,3 4,0 5,9 11,4 1,2 rễ trắng, phát triển mạnh,
không có rễ đen
CV% 2,2 4,1 4,5 2,3 6,4

LSD0,05 0,8 0,3 0,5 0,5 0,2


Ghi chú: CT 1: Phun nước lã (đ/c)
CT 2: Phun phân bón lá Đầu trâu 502
CT 3: Phun phân bón lá Growmore 1: (30:10:10)
CT 4: Phun phân bón lá Hidrophos
98

Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, phân bón lá Growmore 1
(30:10:10) nồng độ 0,1% phun định kỳ 1 tuần/lần giúp 3 giống lan tuyển chọn Cat6,
Den5, On1 ở giai đoạn vườn ươm sinh trưởng tốt nhất. Kết quả nghiên cứu trên
phản ánh đúng với các kết luận của Nguyễn Xuân Linh (2005) [26], Nguyễn Công
Nghiệp (2000) [31], Nguyễn Hạc Thúy (2011) [38], Việt Chương (2002) [5] khi các
tác giả đều cho rằng ở giai đoạn vườn ươm sử dụng phân bón lá có tỷ lệ N:P:K =
30:10:10 là phù hợp nhất.

Chiều cao cây (cm) CT1 CT2 CT3 CT4

30,0 27,2
25,6 26,0
24,3
25,0
20,3
18,5 19,7
18,9 18,4
20,0 17,2 17,3
16,6

15,0

10,0

5,0

0,0
Cat6 Den5 On1

Hình 3.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều cao cây của các giống lan
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm

3.2.4 Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và khả năng sinh
trưởng của các giống lan được tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm
Những năm qua, việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong nông nghiệp
đã đem lại những hiệu quả rõ rệt đối với nghề sản xuất nông nghiệp nói chung và
hoa cây cảnh nói riêng. Chất điều tiết sinh trưởng được sử dụng đối với hầu hết các
loại cây trồng ở mọi thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây tùy theo mục đích sử
99

dụng của người sản xuất. Đối với giai đoạn cây con, đặc biệt là cây sau ống nghiệm,
việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng là quan trọng và cần thiết. Chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và
sự sinh trưởng của cây lan con giai đoạn vườn ươm, kết quả được trình bày ở bảng
3.18, hình 3.9.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và khả
năng sinh trưởng của các giống lan đã tuyển chọn giai đoạn vườn ươm
(Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên)
Tỷ lệ Chiều Số Số Chiều Chiều Mức độ
Công
Giống sống cao cây nhánh/cây lá/cây dài lá rộng lá nhiễm bệnh
thức
(%) (cm) (nhánh) (lá) (cm) (cm) thối nhũn (%)

CT1 (đ/c) 81,2 20,3 5,0 5,0 13,5 3,8 8,7


CT2 86,3 21,5 5,5 5,5 13,9 3,9 0
CT3 83,6 21,0 5,3 5,3 12,6 3,8 2,3
Cat6
CT4 84,3 20,7 5,1 5,1 13,7 3,8 3,0
CV% 1,5 4,2 4,2 2,2 3,7
LSD0,05 0,6 0,4 0,4 0,7 0,3
CT1 (đ/c) 93,3 27,2 4,9 12,4 15,5 2,5 8,0
CT2 96,7 30,5 5,3 12,9 16,1 2,8 0,5
CT3 93,5 28,6 5,0 12,6 15,8 2,7 1,7
Den5
CT4 91,7 27,8 5,1 12,6 15,7 2,6 2,3
CV% 2,0 4,6 2,1 1,9 4,7
LSD0,05 1,1 0,4 0,5 0,6 0,2
CT1 (đ/c) 91,1 19,6 3,9 6,0 13,5 1,2 9,3
CT2 97,3 20,8 4,6 6.6 14.3 1,4 0,3
CT3 94,7 20,3 4,2 6,0 14,0 1,3 0,7
On1
CT4 93,5 20,5 4,1 6,2 13,7 1,2 3,3
CV% 2,1 4,1 4,5 2,1 6,2
LSD0,05 0,8 0,3 0,5 0,5 0,1

Ghi chú: CT1: Phun nước lã (đ/c) CT2: Phun Atonik


CT3: Phun ProGibb 10 SP CT4: Phun Dekamon
100

Tỷ lệ sống (%) CT1 CT2 CT3 CT4

96,7 97,3
94,7
93,3 93,5 93,5
91,7 91,1

90,0 86,3
84,3
83,6
81,2

70,0
Cat6 Den5 On1

Hình 3.9. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống của các
giống lan đã tuyển chọn giai đoạn vườn ươm

Qua bảng 3.18 cho thấy, việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng cho lan ở
giai đoạn vườn ươm đã làm tăng tỷ lệ sống của cây lan con. Trong các công thức
nghiên cứu cho cả 3 giống lan thì công thức 2 cho tỷ lệ sống cao nhất, đối với giống
lan Cat6 tỷ lệ này ở công thức 2 đạt 86,3% trong khi các công thức còn lại tỷ lệ này
dao động từ 81,2 - 84,3%. Kết quả này tương tự cho giống Den5 và On1, ở giống
Den5, công thức 2 cho tỷ lệ sống đạt 96,7%, các công thức còn lại tỷ lệ này đạt từ
91,7 - 93,5%. Đối với giống On1, tỷ lệ sống của công thức 2 đạt 97,3%, trong khi
các công thức còn lại tỷ lệ sống đạt thấp hơn, dao động từ 91,1 - 94,7%.
Kết quả bảng 3.18 cũng chỉ ra rằng: Chất điều tiết sinh trưởng không ảnh
hưởng lớn đến các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, số nhánh, số lá, chiều dài,
chiều rộng lá của giống lan Cat6 và On1. Tuy nhiên, chất điều tiết sinh trưởng lại ảnh
hưởng khá rõ rệt đến chỉ tiêu chiều cao cây của giống lan Den5. Trong 4 công thức
nghiên cứu thì công thức 2 là công thức cho chiều cao lớn nhất, đạt 30,5 cm, trong
khi các công thức còn lại chỉ tiêu chiều cao cây chỉ đạt từ 27,2 - 28,6 cm.
101

Như vậy, ở giai đoạn vườn ươm, để tăng khả năng sinh trưởng cho các giống
lan Cat6, Den5 và On1 đã tuyển chọn, việc phun Atonik với liều lượng 0,1%, phun 1
lần/tuần đã giúp cây con sinh trưởng tốt, tăng tỷ lệ sống, Giảm tỷ lệ bệnh thối nhũn,
tăng chiều cao cây và tăng khả năng đẻ nhánh của cây con.
3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các giống lan đã được tuyển
chọn ở giai đoạn vườn sản xuất
Nghiên cứu các biện phát kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây
hoa nói chung và hoa lan nói riêng là việc làm quan trọng và rất cần thiết trong chọn
tạo giống cũng như sản xuất hoa lan. Bên cạnh việc áp dụng quy trình kỹ thuật đồng
bộ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi loại lan phản ứng rõ rệt với một vài yếu tố
thời tiết, khí hậu và môi trường sống nhất định. Từ các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước đã chỉ rõ đặc điểm sinh học và yêu cầu ngoại cảnh của 3 chi lan
Cattleya, Denrobium, Oncidium. Qua đó, đề tài đã tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của
một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, ra hoa của các
giống lan đã được tuyển chọn.
3.3.1 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng, phát triển
và chất lượng hoa giống lan Den5
Ánh sáng có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển của cây trồng
nói chung và cây hoa lan nói riêng. Ánh sáng giúp cây quang hợp tạo ra sinh khối. Nhu
cầu về ánh sáng của từng loại lan là khác nhau. Ánh sáng phù hợp giúp cây sinh
trưởng, phát triển tốt tạo điều kiện cho năng suất, chất lượng hoa sau này. Lan
Dendrobium sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở cường độ ánh sáng 18.000 - 22.000 lux,
còn lan Cattleya, Oncidium thích hợp ở cường độ ánh sáng 15.000 - 30.000 lux [28] và
có thể sinh trưởng, phát triển được trong điều kiện tự nhiên có cường độ ánh sáng lớn
hơn. Mùa hè khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cường độ ánh sáng có thể đạt trên 30.000 lux,
ở cường độ ánh sáng này lan Cattleya, Oncidium có thể sinh trưởng, phát triển được.
Tuy nhiên cường độ ánh sáng lớn với nền nhiệt cao sẽ làm cháy lá và ảnh hưởng lớn
đến sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng ra hoa và chất lượng hoa lan
Dendrobium. Vì vậy đề tài tập trung hường nghiên cứu nhằm tìm ra điều kiện ánh sáng
102

phù hợp đối với sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu ảnh hưởng của 4 chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển và khả năng ra
hoa giống lan Den5 trong điều kiện mùa hè khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
3.3.1.1 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng của lan Den5
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng
của giống lan Den5 (Tháng 7/2010 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Chiều Đường Số Số Chiều Chiều
Công cao cây kính thân nhánh/cây lá/cây dài lá rộng lá
thức (cm) (cm) (nhánh) (lá) (cm) (cm)
CT1 (đ/c) 42,8 1,9 6,3 29,3 16,7 4,0
CT2 43,8 1,9 6,2 29,3 16,8 4,0
CT3 45,8 1,9 6,1 28,7 17,5 4,1
CT4 46,7 1,9 6,8 29,7 17,0 4,1
CV% 4,4 4,5 3,4 1,5 1,6 3,5
LSD0,05 3,7 0,2 0,4 0,8 0,5 0,3

Ghi chú: CT1:Không che (đ/c)


CT2: Che 1 lớp lưới phản quang cố định (22.000 - 28.000 lux)
CT3: Che 2 lớp lưới phản quang cố định (15.000 - 18.000 lux)
CT4: Che 2 lớp lưới phản quang: 1 lớp cố định, 1 lớp điều khiển bán tự
động (18.000 - 22.000 lux)
Bảng 3.19 cho thấy chiều cao cây lan Den5 chịu ảnh hưởng khá rõ rệt bởi
các chế độ che sáng khác nhau. Trong 4 công thức nghiên cứu, công thức 4 cho
chiều cao cây lớn nhất, đạt 46,7 cm. Tiếp theo là công thức 3 và công thức 2 cho
chiều cao cây lần lượt là 45,8 cm và 43,8 cm. công thức 1 (không che sáng) có
chiều cao cây thấp nhất chỉ đạt 42,8 cm.
Đường kính thân là một trong các chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng đối với lan
Den5. Tuy nhiên, đường kính thân ở các chế độ che sáng khác nhau không có sự sai
khác rõ rệt ở mức ý nghĩa LSD0,05.
Số nhánh và số lá trên cây cũng là chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng, phát triển
của cây, ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng hoa. Ở công thức 4 số nhánh và số lá
103

lớn nhất, đạt 6,8 nhánh và 29,7 lá/cây. Thấp nhất là công thức 3 đạt 6,1 nhánh và 28,7
lá/cây. công thức 1 và 2 có số nhánh, số lá thấp hơn so với công thức 3 và công thức 4,
tuy nhiên, giữa 2 công thức không có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu này.
3.3.1.2 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng ra hoa của giống lan Den5
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.20 và hình 3.10.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng ra hoa
của giống lan Den5 (Tháng 7/2010 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Tỷ lệ ra hoa Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu
CT (%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)
CT 1 (đ/c) 86,4 1,3 11,9 9,2
CT 2 86,3 1,4 12,4 11,3
CT 3 81,3 1,4 12,7 11,6
CT 4 90,7 1,5 13,5 12,8
CV% 5,9 3,4 2,4
LSD0,05 0,2 0,8 0,5
Ghi chú: CT1:Không che (đ/c)
CT2: Che 1 lớp lưới phản quang cố định (22.000 - 28.000 lux)
CT3: Che 2 lớp lưới phản quang cố định (15.000 - 18.000 lux)
CT4: Che 2 lớp lưới phản quang: 1 lớp cố định, 1 lớp điều khiển bán tự
động (18.000 - 22.000 lux)

Tỷ lệ ra hoa (%) Độ bền tự nhiên (ngày)


100,0 90.7%
52,3
86.4% 86.3% 50,3
81.3% 47,7
50,0 44,6
75,0

50,0 30,0
CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4

Den5 Den5

Hình 3.10. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ ra hoa và
độ bền tự nhiên của lan Den5
104

Trong 4 công thức nghiên cứu, tỷ lệ cây ra hoa lớn nhất ở công thức 4
(90,7%) và thấp nhất ở công thức 3. Công thức 1 và 2 không có sự chênh lệch đáng
kể về tỷ lệ cây ra hoa.
Số cành hoa là chỉ tiêu quan trọng quyết định số nụ và số hoa trên cây, chỉ
tiêu này thường tỷ lệ thuận với chỉ tiêu số nhánh/cây. Kết quả bảng 3.20 cho thấy số
cành hoa trung bình ở công thức 4 cao nhất, đạt 1,5 cành/cây. Các công thức còn lại
dao động trong khoảng 1,3 - 1,4 cành/cây.
Số cành hoa trung bình cao là tiền đề để có số nụ và số hoa hữu hiệu cao. Kết
quả cho thấy số nụ ở công thức 4 là 13,5 nụ/cây và số hoa hữu hiệu là 12,8 hoa/cây.
Các công thức khác có số nụ và số hoa thấp hơn, trong đó thấp nhất là công thức đối
chứng (không che sáng) chỉ đạt 11,9 nụ và 9,2 hoa/cây.
3.3.1.3 Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến chất lượng hoa giống lan Den5
Lan Dendrobium nói chung có cành hoa dài, ngoài mục đích trồng chậu còn
được sử dụng như một loại hoa cắt cành thông dụng. Việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật làm tăng chất lượng hoa, kéo dài độ bền hoa cắt rất có ý nghĩa trong nghiên
cứu và trong sản xuất kinh doanh hoa.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến chất lượng hoa giống lan
Den5 (Tháng 7/2010 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Đường Đường Độ bền Độ bền
Dài cành Màu
kính cành kính tự nhiên hoa cắt
hoa (cm) sắc
CT hoa(cm) hoa(cm) (ngày) (ngày)
CT1 (đ/c) 32,5 3,6 8,2 Đỏ đậm 44,6 15,3
CT2 32,8 3,6 8,3 Đỏ đậm 50,3 15,7
CT3 33,5 3,6 8,2 Đỏ đậm 47,7 14,7
CT4 36,7 3,7 8,5 Đỏ đậm 52,3 16,3
CV% 1,4 5,3 2,8 4,0 1,9
LSD0,05 0,9 0,4 0,4 3,7 0,6
Ghi chú: CT1:Không che (đ/c)
CT2: Che 1 lớp lưới phản quang cố định (22.000 - 28.000 lux)
CT3: Che 2 lớp lưới phản quang cố định (15.000 - 18.000 lux)
CT4: Che 2 lớp lưới phản quang: 1 lớp cố định, 1 lớp điều khiển bán tự
động (18.000 - 22.000 lux)
105

Bảng 3.21 chỉ ra rằng các chế độ che sáng khác nhau ảnh hưởng khá rõ đến
chiều dài cành hoa giống lan Den5. Công thức 4 cho hoa có chiều dài cành lớn nhất
là 36,7 cm. Tiếp đến là công thức 3, chiều dài cành hoa đạt 33,5 cm. 2 công thức còn
lại có chiều dài cành thấp hơn và dao dộng không đáng kể, đạt 32,5 - 32,8 cm. Tuy có
ảnh hưởng khá rõ đến chiều dài cành hoa nhưng việc che sáng ở các chế độ khác
nhau lại không ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu đường kính cành hoa và đường kính hoa
giữa các công thức. Đường kính cành hoa ở các công thức 1, 2 và 3 đều đạt mức 3,6
cm, ở công thức 4 là 3,7 cm. Đường kính hoa dao động trong khoảng 8,2 - 8,5 cm
giữa các công thức. Trong đó công thức 4 vẫn là công thức có chỉ tiêu này lớn nhất.
Màu sắc và hình dáng hoa Den5 trong 4 công thức nghiên cứu đều là màu sắc
và hình dáng đặc trưng của giống, điều này chứng tỏ việc che sáng không ảnh
hưởng đến hình thái hoa Den5.
Hoa là sản phẩm cuối cùng và được quan tâm nhất trong quá trình nghiên
cứu, sản xuất hoa lan. Độ bền hoa là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá
chất lượng hoa. Lan Den5 có độ bền tự nhiên tương đối dài so với các loài lan khác.
Việc sử dụng các chế độ che sáng khác nhau ảnh hưởng lớn đến độ bền tự nhiên của
lan Den5. Bền nhất vẫn là hoa ở công thức 4, độ bền đạt 52,3 ngày. Các công thức
còn lại dao động từ 44,6 - 50,3 ngày, trong đó công thức đối chứng (không che
sáng) có độ bền hoa tự nhiên thấp nhất. Độ bền hoa cắt của lan Den5 trong các công
thức nghiên cứu có sự chênh lệch không lớn lắm, dao động trong khoảng 14,7 - 16,3
ngày. Dù vậy việc che 2 lớp lưới phản quang: 1 lớp cố định, 1 lớp điều khiển bán tự
động vẫn cho hoa bền hơn khi cắt cành.
Như vậy, với giống lan Den5, chế độ che sáng 2 lớp lưới phản quang: 1 lớp
cố định, 1 lớp điều khiển bán tự động (cường độ ánh sáng 18000 - 22000 lux) là phù
hợp nhất trong điều kiện mùa hè khu vực đồng bằng Bắc Bộ, giúp cây sinh trưởng,
phát triển tốt, cho khả năng ra hoa cao đạt 90,7%, làm tăng chiều dài cành hoa, tăng
đường kính hoa và tăng độ bền của hoa. Kết quả này hoàn toàn đúng với khẳng định
của Nguyễn Thị Kim Lý (2009) [28] khi cho rằng cường độ ánh sáng thích hợp cho
lan Dendrobium từ 15.000 - 30.000 lux.
106

3.3.2 Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng, phát triển và chất
lượng hoa giống lan On1.
3.3.2.1 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống lan On1

Giá thể là môi trường sống, ảnh hưởng xuyên suốt cả vòng đời của cây lan.
Cattleya và Dendrobium có thể trồng được trên nhiều loại giá thể khác nhau mà vẫn
sinh trưởng, phát triển, ra hoa tốt do bộ rễ to, khỏe. Còn lan Oncidium yêu cầu khắt
khe hơn đối với giá thể trồng do bộ rễ mảnh, yếu, mẫn cảm với điều kiện ngoại
cảnh bất lợi, đặc biệt là giá thể. Mùa hè khu vực đồng bằng Bắc Bộ thường có nắng
nóng, mưa nhiều, nếu giá thể không phù hợp sẽ dẫn đến bộ rễ bị nghẹt, cây sinh
trưởng, phát triển kém, khó ra hoa. Các loại giá thể trồng lan Oncidium được biết
đến gồm than củi, xơ dừa, rong biển, vỏ thông, xỉ bọt núi lửa, dương xỉ…[5]. Nhằm
tìm ra loại giá thể tốt nhất cho giống lan On1, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của các loại giá thể phối trộn đến sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa
của giống lan On1. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của lan On1
(Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chỉ tiêu Chiều Số Chiều Chiều
Đường kính Số nhánh/cây
cao cây lá/cây dài lá rộng lá
thân(cm) (nhánh)
CT (cm) (lá) (cm) (cm)
CT1 36,3 3,1 4,2 10,7 28,8 2,4
CT2 38,9 3,1 5,5 11,1 30,3 2,5
CT3 41,8 3,6 6,6 16,6 33,6 2,8
CT4 39,4 3,2 6,2 15,4 31,4 2,5
CT5 (đ/c) 35,5 2,7 3,9 9,7 24,1 2,2
CV% 3,6 5,1 4,0 2,4 3,5 5,1
LSD0,05 2,5 0,3 0,4 0,6 1,9 0,2
Ghi chú: CT 1: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1)
CT 2: Than + rong biển; (tỷ lệ 2:1)
CT 3: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
CT 4: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển; (tỷ lệ 2:2:1)
CT 5: Than hoa (đ/c)
107

Bảng 3.22 cho thấy: Giá thể khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao
cây và đường kính thân, đây là 2 chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng
của lan On1. Trong 5 loại giá thể nghiên cứu thì công thức 3 là công thức cho chiều
cao cây cao nhất, đạt 41,8 cm, và đường kính thân lớn nhất đạt 3,6 cm. Tiếp đến là
công thức 4, các chỉ tiêu này lần lượt là 39,4 cm và 3,2 cm. Thấp nhất là công thức
5 (đ/c) chiều cao chỉ đạt 33,5 cm còn đường kính thân là 2,7 cm. Chiều cao cây và
đường kính thân ở công thức 1 và công thức 2 không có sự sai khác ở mức ý nghĩa
LSD0,05 và thấp hơn công thức 3, công thức 4.
Bên cạnh chiều cao cây và đường kính thân, số nhánh và số lá/cây cũng là
những chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng của lan
Oncidium. Cây có số nhánh lớn là tiền đề để tăng số cành hoa trung bình/cây, đồng
thời giúp tăng hệ số nhân giống bằng phương pháp tách chiết. Lan Oncidium trung
bình có từ 2 - 3 lá/thân (1 giả hành) [6], do vậy cây có số nhánh nhiều sẽ cho số lá lớn
hơn và ngược lại. Kết quả bảng 3.22 cho thấy giá thể xốp, nhẹ, thoáng ảnh hưởng tích
cực đến khả năng đẻ nhánh của giống lan On1. Cụ thể công thức 3 cho số nhánh và
số lá lớn nhất đạt 6,6 nhánh và 16,6 lá/cây; tiếp đến là công thức 4 đạt 6,2 nhánh, 15,4
lá/cây. Chỉ tiêu này sai khác rõ rệt ở mức ý nghĩa LSD0,05 so với công thức 1 (4,2
nhánh, 10,7 lá/cây) và công thức 2 (5,5 nhánh, 11,1 lá/cây). Số nhánh, số lá thấp nhất
ở công thức đối chứng (công thức 5), chỉ đạt 3,9 nhánh và 9,7 lá/cây.
Về chiều dài, chiều rộng lá, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các loại giá thể
khác nhau cho chiều dài lá khác nhau. công thức 3 có chiều dài lá lớn nhất, đạt 33,6
cm. công thức 5 có chiều dài lá thấp nhất, đạt 24,1 cm. Công thức 1, công thức 2 và
công thức 4 có chiều dài lá nhỏ hơn công thức 3 và dao động từ 28,8 - 31,4 cm. Ở
mức sai khác ý nghĩa LSD0,05, chiều rộng lá lan On1 ở các công thức nghiên cứu
cũng có sự sai khác khá rõ rệt. Tương tự như chiều dài lá, chiều rộng lá thấp nhất ở
công thức 5 (2,2 cm) và lớn nhất ở công thức 3 (2,8 cm). Các công thức còn lại dao
động từ 2,4 - 2,5 cm.
Như vậy, các loại giá thể khác nhau đã ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh
trưởng của giống lan On1. Giá thể phối hợp sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển theo tỷ
108

lệ 2:2:1 có độ xốp, thoáng, nhẹ tỏ ra thích hợp nhất giúp lan On1 sinh trưởng tốt,
tăng khả năng đẻ nhánh. Kết quả nghiên cứu trên một lần nữa minh chứng cho kết
luận của Chen, J. T. (2002) [71] khi tác giả cho rằng Oncidium thích hợp với các
loại giá thể nhẹ, đặc biệt là các loại vỏ cây khô. Tuy nhiên để giống On1 sinh
trưởng, phát triển tốt thì cần bổ sung thêm giá thể sỏi nhẹ và rong biển vì đặc điểm
khí hậu khu vực đồng bằng Bắc Bộ về mùa mưa độ ẩm thường quá cao, có sỏi nhẹ
sẽ giúp giá thể thông thoáng, về mùa khô rong biển có tác dụng giữ độ ẩm tốt hơn.
3.3.2.2 Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa của giống lan On1
Khả năng ra hoa là tiêu chí quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành
bại trong sản xuất hoa lan nói chung và lan Oncidium nói riêng. Việc sử dụng các
biện pháp kỹ thuật tác động ngoài mục đích giúp cây sinh trưởng tốt còn làm tăng
khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Oncidium, đây cũng là cơ sở để nghiên
cứu ảnh hưởng các loại giá thể đến khả năng ra hoa của giống lan On1.
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa của giống lan On1
(Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chỉ tiêu Khả năng ra Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu
CT hoa (%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)
CT1 56,8 3,5 118,3 103,0
CT2 60,7 4,1 126,9 112,3
CT3 76,3 4,7 163,5 146,7
CT4 70,7 4,2 137,4 116,8
CT5 (đ/c) 50,0 3,2 130,2 114,5
CV% 9,9 10,0 11,3
LSD0,05 0,7 24,7 24,4
Ghi chú: CT 1: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1)
CT 2: Than + rong biển; (tỷ lệ 2:1)
CT 3: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
CT 4: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển; (tỷ lệ 2:2:1)
CT 5: Than hoa (đ/c)
109

Khả năng ra hoa (%) Số hoa hữu hiệu/cây (hoa)


90,0 146,7
150,0
76,3%
70,7%
116,8 114,5
112,3
70,0 103,0
60,7%
56,8%

50,0% 100,0

50,0

30,0 50,0
CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5 CT 1 CT 2 CT 3 CT 4 CT 5

Hình 3.11. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa và
số hoa hữu hiệu của giống lan On1
Kết quả số liệu ở bảng 3.23 cho thấy:
Về khả năng ra hoa: tỷ lệ cây ra hoa ở các loại giá thể khác nhau có sự chênh
lệch lớn. Công thức có tỷ lệ cây ra hoa cao nhất là công thức 3 (sỏi nhẹ + vỏ thông
+ rong biển theo tỷ lệ 2:2:1) đạt 76,3%. Tiếp đến là công thức 4 đạt 70,7%. công
thức 1 và công thức2 có tỷ lệ ra hoa ở mức trung bình đạt 56,8% - 60,7%. công thức
đối chứng có tỷ lệ ra hoa thấp nhất đạt 50,0%.
Số cành hoa/cây: cũng là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến số nụ, số hoa
hữu hiệu, đặc biệt ảnh hưởng đến năng suất hoa cắt cành (vì lan Oncidium có nhiều
mục đích sử dụng khác nhau). Ở mức sai khác ý nghĩa LSD0,05 kết quả bảng 3.23
chỉ ra rằng công thức 3 cho số cành hoa trung bình/cây cao nhất, đạt 4,7 cành. Tiếp
đến là công thức 4 đạt 4,2 cành. Thấp nhất là công thức đối chứng công thức 5 và
công thức 1 chỉ đạt 3,2 và 3,5 cành.
Về số nụ và số hoa/cây: lan Oncidium là chi lan có số nụ rất nhiều, trung
bình có từ 40 - 50 nụ/cành hoa, cao hơn rất nhiều so với các giống thuộc chi
Cattleya, Dendrobium, Phalaenopsis, Cymbidium,… và khả năng nụ nở thành hoa
hữu hiệu là rất cao [5]. Thông thường những cây có số nhánh lớn sẽ có số cành hoa
nhiều và sẽ cho nhiều nụ, nhiều hoa. Kết quả theo dõi ở các công thức nghiên cứu
cho thấy công thức 3 là công thức có số nụ và số hoa lớn vượt trội đạt tới 163,5 nụ,
146,7 hoa/cây. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 4, số nụ trung bình/cây đạt lần
110

lượt là 126,9 và 137,4 nụ/cây, số hoa hữu hiệu là 112,3 và 116,8 hoa/cây. 2 công
thức có số nụ, số hoa hữu hiệu thấp nhất là công thức 5 (đ/c) và công thức 1, chỉ
tiêu số nụ của 2 công thức này không có sự dao động đáng kể, đạt từ 118,3 - 130,2
nụ/cây và số hoa hữu hiệu đạt 103,3 - 114,5 hoa/cây.
Như vậy, các loại giá thể khác nhau không những ảnh hưởng đến sinh trưởng
mà còn ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của lan On1. Công thức 3 (sỏi nhẹ + vỏ thông
+ rong biển theo tỷ lệ 2:2:1) là công thức vừa làm tăng khả năng đẻ nhánh, vừa làm
tăng tỷ lệ cây ra hoa, tăng số cành hoa trung bình/cây và tăng số nụ, số hoa hữu hiệu.
3.3.2.3 Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa giống lan On1
Lan Oncidium là chi lan có cành hoa dài, trong thực tế chúng vừa được sử
dụng để trang trí dưới dạng hoa chậu lan, vừa được sử dụng để làm hoa cắt cành.
Việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật giúp kéo dài cành hoa có ý nghĩa quan trọng,
vừa góp phần làm tăng năng suất, vừa làm tăng chất lượng hoa cắt cành.
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa giống lan On1
(Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)

Chỉ tiêu Chiều dài cành Đường kính Độ bền tự


Màu sắc
CT hoa (cm) hoa (cm) nhiên (ngày)
CT1 32,4 3,7 Vàng tươi 36,3
CT2 35,6 3,7 Vàng tươi 36,7
CT3 41,5 3,9 Vàng tươi 40,3
CT4 39,2 3,7 Vàng tươi 38,7
CT5 (đ/c) 29,3 3,5 Vàng tươi 34,7
CV% 4,2 3,8 10.2
LSD0,05 2,7 0,3 7.2
Ghi chú: CT 1: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1)
CT 2: Than + rong biển; (tỷ lệ 2:1)
CT 3: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)
CT 4: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển; (tỷ lệ 2:2:1)
CT 5: Than hoa (đ/c)
Kết quả bảng 3.24 cho thấy: Trong các công thức nghiên cứu, công thức 5
(đ/c) cho chiều dài cành hoa thấp nhất chỉ đạt 29,3 cm. Trong khi đó, ở công thức 3
cây cho dài cành hoa lớn nhất đạt 41,5 cm. Tiếp đến là công thức 4 và công thức 2
111

lần lượt đạt 39,2 cm và 35,6 cm.


Về chỉ tiêu đường kính hoa: hoa của những giống lan thuộc chi Oncidium có
hình thái rất đặc biệt và kích thước nhỏ hơn nhiều so với các giống lan thuộc chi
Dendrobium, Cattleya, Phalaenopsis,... [1]. Đặc biệt là cánh đài, cánh bên rất nhỏ.
Đường kính hoa lan Oncidium được quyết định bởi cánh môi. Kết quả bảng 3.24
cho thấy đường kính hoa ở công thức 3 cao nhất đạt 3,9 cm, trong khi công thức 5
(đối chứng) đường kính hoa chỉ đạt 3,5 cm. Các công thức còn lại có đường kính
hoa nhỏ hơn công thức 3, lớn hơn công thức 5, song không có sự sai khác lớn, chỉ
tiêu này dao động từ 3,7 - 3,7 cm.
Về màu sắc hoa: màu sắc của hoa lan On1 trong 5 công thức nghiên cứu đều
có màu đặc trưng, màu vàng đậm. Điều đó chứng tỏ giá thể không ảnh hưởng đến
màu sắc hoa của giống lan On1.
Về độ bền hoa: đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá đến chất lượng hoa lan nói
chung và lan Oncidium nói riêng, đặc biệt là chất lượng hoa lan cắt cành. Kết quả
nghiên cứu ở bảng 3.24 cho thấy độ bền tự nhiên hoa lan On1 rất cao. Trong 5 công
thức nghiên cứu, công thức 3 có độ bền tự nhiên hoa cao nhất đạt 40,3 ngày. Tiếp đến
là công thức 4 có độ bền hoa tự nhiên đạt 38,7 ngày. 2 công thức 1 và 2 có độ bền hoa
tự nhiên thấp hơn công thức 3, công thức 4 đồng thời không có sự chênh lệch nhiều
giữa hai công thức, dao động từ 36,3 - 36,7 ngày. Thấp nhất là công thức 5, độ bền hoa
tự nhiên chỉ đạt 34,7 ngày. Về độ bền hoa cắt: công thức3 vẫn có độ bền hoa cắt cao
nhất là 16,3 ngày. Các công thức khác có độ bền hoa dao động từ 12,7 - 15,7 ngày.
Như vậy, các công thức sử dụng các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng rõ
rệt đến các chỉ tiêu chất lượng hoa như chiều dài cành, đường kính hoa, độ bền hoa.
Giá thể phối trộn sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển theo tỷ lệ 2:2:1 là thích hợp nhất
cho sinh trưởng, phát triển và làm tăng chất lượng hoa giống lan On1. Kết quả
nghiên cứu này phù hợp với khẳng định của Trần Văn Bảo (2001) [1] và Việt
Chương (2001) [5] khi cho rằng dung vỏ cây và rong biển (dớn) để làm giá thể
trồng lan là rất tốt. Tuy nhiên với giống On1 trong điều kiện khu vực đồng bằng
Bắc Bộ thì cần bổ sung thêm sỏi nhẹ. Đây là thành phần vô cùng quan trọng để phối
trộn làm giá thể trồng lan Oncidium.
112

3.3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
chất lượng hoa giống lan Cat6.
3.3.3.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Cat6
Hoa lan nói chung và lan Cattleya nói riêng đều là cây tự dưỡng. Trong tự
nhiên cây có thể hấp thu dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài để duy trì sự sống của
nó. Tuy nhiên để Cattleya sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng hoa cao, đặc
biệt là trong sản xuất với quy mô công nghiệp thì cần phải bổ sung dinh dưỡng cho
cây ở từng thời kỳ. Cattleya mẫn cảm với các loại phân vô cơ, do có bộ lá to, khỏe,
ít bị rụng, vì vậy việc sử dụng phân bón lá cho lan Cattleya sẽ giúp cây sinh trưởng,
phát triển tốt, tăng khả năng ra hoa. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong nghiên cứu
và sản xuất hoa lan, việc tìm ra loại phân bón lá phù hợp là rất cần thiết. Do vậy,
chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát
triển của giống lan Cat6. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.25.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng
của giống lan Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chỉ tiêu Chiều Đường Số Số Chiều Chiều
cao cây kính thân nhánh/cây lá/cây dài lá rộng lá
CT (cm) (cm) (nhánh) (lá) (cm) (cm)
CT1 (đ/c) 36,2 2,5 11,7 11,7 21,5 5,5
CT2 37,4 2,5 12,6 12,6 22,9 5,5
CT3 36,5 2,5 12,2 12,2 22,3 5,6
CT4 37,5 2,6 13,9 13,9 23,7 5,7
CT5 38,3 2,7 13,2 13,2 24,6 5,9
CT6 39,9 2,7 14,7 14,7 24,8 6,0
CV% 3,8 3,6 3,2 3,2 2,5 2,8
LSD0,05 2,6 0,2 0,7 0,7 1,0 0,3
Ghi chú: CT1: Phun nước lã (đ/c)
CT2: Phun phân bón lá Đầu trâu 902
CT3: Phun phân bón lá Milo 3
CT4: Phun phân bón lá Growmore (20:20:20)
CT5: Phun phân bón lá Multi K
CT6: Phun phân bón lá Hidrophos
113

Kết quả bảng 3.25 cho thấy: Các loại phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng
đến chiều cao cây giống lan Cat6. Trong 6 công thức nghiên cứu, công thức 6 cho
chiều cao cây lớn nhất, đạt 39,9cm, tiếp đến là công thức 5 đạt 38,3cm, công thức 4
đạt 37,5 cm. Thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) và công thức 3 đạt 36,2 - 36,5 cm.
Về đường kính thân: ảnh hưởng của phân bón lá đến đường kính thân (giả
hành) tỷ lệ thuận với chỉ tiêu chiều cao cây. Công thức có chiều cao cây lớn cũng có
đường kính thân lớn và ngược lại. Trong 6 công thức nghiên cứu thì công thức 5,
công thức 6 cho đường kính thân lớn nhất, đạt 2,7cm. Tiếp đến là công thức 4, đường
kính thân đạt 2,6 cm. Công thức còn lại có đường kính thân nhỏ nhất, đạt 2,5cm.
Khả năng đẻ nhánh của giống lan Cat6 cũng chịu ảnh hưởng của các loại
phân bón lá khác nhau. Cat6 là loại Cattleya 1 lá nên số lá bằng với số nhánh trên
cây. Trong các công thức nghiên cứu, công thức 4 và 6 có khả năng đẻ nhánh mạnh
nhất, đồng thời có số lá nhiều nhất, tương ứng đạt 13,9 và 14,7 nhánh/cây. Tiếp đến
là công thức 5 đạt 13,2 nhánh/cây. 2 công thức có khả năng đẻ nhánh trung bình là
công thức 2 và công thức 3, số nhánh đạt 12,2 - 12,6 nhánh/cây. Thấp nhất là công
thức 1, số nhánh đạt 11,7 nhánh/cây.
Về chiều dài, chiều rộng lá: các loại phân bón lá khác nhau ảnh hưởng rõ rệt
đến chiều dài lá, chiều rộng lá giống lan Cat6. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 6
công thức thì công thức 5 và công thức 6 có chiều dài, chiều rộng lá lớn đạt 24,6 x
5,9 cm và 24,6 x 6,0 cm. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 4, chiều dài và chiều
rộng lá đạt 22,9 x 5,5 cm - 23,7 x 5,7 cm. Thấp nhất là công thức đối chứng, chiều
dài, chiều rộng lá chỉ đạt 21,5 x 5,5 cm.
Như vậy, các loại phân bón lá khác nhau đã ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng
sinh trưởng của giống lan Cat6. Phân Hidrophos (công thức 6) và phân Multi K
(công thức 5) với liều lượng 0,1%, phun 1 lần/tuần là thích hợp với giống lan Cat6,
giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
3.3.3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa của giống lan Cat6
Trồng hoa nói chung và hoa lan nói riêng thì sản phẩm chính được quan tâm
nhiều nhất chính là hoa. Các biện pháp kỹ thuật tác động là nhằm mục đích giúp cây
114

sinh trưởng, phát triển tốt, cho chất lượng hoa cao [2]. Kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của các loại phân bón lá đến khả năng ra hoa của giống lan Cat6 được trình
bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng ra hoa
của giống lan Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ ra Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu
CT
hoa (%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)

CT1 (đ/c) 56,7 1,4 3,3 3,2


CT2 58,6 1,5 3,4 3,2
CT3 57,1 1,5 3,5 3,4
CT4 67,3 1,5 3,5 3,4
CT5 69,5 1,5 3,5 3,5
CT6 73,2 1,6 3,7 3,7
CV% 6,3 5,8 5,6
LSD0.05 0,2 0,4 0,3
Ghi chú: CT1: Phun nước lã (đ/c)
CT2: Phun phân bón lá Đầu trâu 902
CT3: Phun phân bón lá Milo 3
CT4: Phun phân bón lá Growmore (20:20:20)
CT5: Phun phân bón lá Multi K
CT6: Phun phân bón lá Hidrophos

Những cây lan có số cành hoa trung bình cao có triển vọng cho số nụ và số
hoa cao. Kết quả cho thấy, những công thức có tỷ lệ cây ra hoa cao đồng thời có số
cành hoa trung bình cao. Tuy nhiên, số cành hoa trung bình/cây không có sự sai
khác rõ rệt giữa các công thức. Cụ thể là công thức 6 có số cành hoa trung bình lớn
nhất đạt 1,6 cành, các công thức khác có số cành hoa trung bình là 1,4 - 1,5 cành.
Về số nụ trên cây: Cattleya là chi lan có số nụ ít, tuy nhiên nụ lan Cattleya to
và khả năng nở hoa rất cao. Trung bình trên mỗi cành hoa có 3 nụ. Kết quả theo dõi
ở các công thức nghiên cứu cho thấy, công thức 6 có số nụ cao nhất là 3,7 nụ/cây.
115

Tiếp đến là công thức 3, 4, 5 đạt 3,5 nụ/cây. Công thức 2 và công thức đối chứng có
số nụ dao động không đáng kể từ 3,3 - 3,5 nụ/cây.
Nhìn chung khả năng nụ nở thành hoa hữu hiệu của lan Cattleya là rất cao,
đặc biệt khi sử dụng các loại dinh dưỡng cung cấp qua lá thì tỷ lệ nở hoa hữu hiệu
càng cao. Trong các công thức nghiên cứu, thấp nhất là công thức 2 và công thức 1
(đ/c), số hoa hữu hiệu đạt 3,2 hoa/cây, tiếp đến là công thức 3, 4 và 5 có số hoa hữu
hiệu dao động từ 3,4 - 3,5 hoa/cây. Công thức 6 có số hoa hữu hiệu cao nhất đạt 3,7
hoa/cây.
Như vậy có thể thấy phân bón lá có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra hoa
của lan Cat6. Phân Hydrophos (CT6) với liều lượng 0,1%, phun 1 lần/tuần giúp
giống lan Cat6 có khả năng ra hoa mạnh, số cành hoa nhiều (1,6 cành/cây) và tỷ lệ
nở hoa hữu hiệu cao (73,2%). Kết quả này hoàn toàn đúng với khẳng định của
Nguyễn Công Nghiệp (2000) [31] khi cho rằng bón phân cho lan Cattleya ngoài
việc duy trì sự sinh trưởng, phát triển còn nhằm điều khiển sự ra hoa của các loài
lan này. Kết quả nghiên cứu tìm ra phân Hydrophos (công thức 6) là loại phân có tỷ
lệ P, K cao cho hiệu quả tốt nhất trên giống lan Cat6 cũng phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Phạm Thị Liên (2010) [21] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
lá đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa Dendrobium.
3.3.3.3 Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa giống lan Cat6
Lan Cattleya là chi lan có cuống hoa ngắn nên hoa thường bị xen lấp với lá.
Trong thực tế, việc sử dụng những biện pháp kỹ thuật giúp cuống hoa phát triển dài
hơn để tăng chất lượng hoa lan Cattleya có ý nghĩa rất quan trọng [3], [4].
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.27.
Về chiều dài cành hoa: trong các công thức nghiên cứu, công thức 6 cho chiều
dài cành hoa cao nhất đạt 16,9 cm. Tiếp đến là công thức 5, chiều dài cành hoa đạt
16,8cm và công thức 4 đạt 16,2 cm. 3 công thức còn lại có chiều dài cành hoa thấp hơn
và không có sự khác biệt lớn giữa công thức 1, 2 và 3, chiều dài cành hoa ở các công
thức này dao động từ 14,7 - 15,3 cm.
116

Bảng 3.27. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa
giống lan Cat6 (Tháng 12/2010 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chỉ tiêu Chiều Đường Độ bền tự
Mùi
dài cành kính hoa Màu sắc nhiên
thơm
CT hoa (cm) (cm) (ngày)
CT1 (đ/c) 14,7 13,7 Vàng - tím đậm Rất thơm 18,7
CT2 15,3 13,9 Vàng - tím đậm Rất thơm 19,3
CT3 15,0 14,0 Vàng - tím đậm Rất thơm 19,3
CT4 16,2 14,3 Vàng - tím đậm Rất thơm 21,7
CT5 16,8 14,8 Vàng - tím đậm Rất thơm 22,0
CT6 16,9 15,1 Vàng - tím đậm Rất thơm 23,3
CV% 3,4 2,8 2,4
LSD0.05 0,9 0,7 0,9
Ghi chú: CT1: Phun nước lã (đ/c)
CT2: Phun phân bón lá Đầu trâu 902
CT3: Phun phân bón lá Milo 3
CT4: Phun phân bón lá Growmore (20:20:20)
CT5: Phun phân bón lá Multi K
CT6: Phun phân bón lá Hidrophos

Hoa lan Cattleya là hoa mẫu 5, được hợp thành bởi cánh đài, cánh bên và
cánh môi. Kích thước của cánh đài, cánh bên và cánh môi quyết định đường kính
hoa [4]. Trong 6 công thức nghiên cứu, công thức có đường kính hoa lớn nhất là
công thức 6, đạt 15,1 cm. Tiếp đến là công thức 5 có đường kính hoa 14,8 cm. công
thức 2, 3 và 4 cho đường kính hoa thấp hơn, dao động từ 13,9 - 14,3 cm và thấp
nhất là công thức đối chứng không sử dụng phân bón lá, đường kính hoa nhỏ nhất
đạt 13,7 cm.
Màu sắc và hương thơm của lan Cattleya không có biểu hiện khác biệt giữa
các công thức khác nhau. Tất cả các công thức đều có hoa đặc trưng màu vàng - tím
đậm và có hương thơm đặc trưng. Điều đó chứng tỏ phân bón lá không ảnh hưởng
117

đến màu sắc và mùi thơm của giống lan Cat6.

Về độ bền tự nhiên: lan Cattleya có độ bền tự nhiên thấp hơn so với độ bền
tự nhiên của các giống lan thuộc chi Phalaenopsis (lan Hồ điệp), Dendrobium (lan
Hoàng thảo), Oncidium (lan Vũ nữ).... Ở Việt Nam, những giống lan Cattleya bản
địa thường có độ bền tự nhiên dao động từ 7 - 10 ngày [3]. Trong 6 công thức
nghiên cứu trên giống lan Cat6 thì công thức có độ bền tự nhiên thấp nhất là công
thức 1 chỉ đạt 19,3 ngày. Tiếp đến là công thức 2 và 3 độ bền tự nhiên đạt 18,7
ngày. 2 công thức có độ bền tự nhiên cao hơn là công thức 4 và 5, đạt 21,7 và 22,0
ngày. Công thức 6 có độ bền tự nhiên cao nhất đạt 23,3 ngày.

Như vậy các công thức sử dụng các loại phân bón lá khác nhau có ảnh
hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng hoa giống lan Cat6. Trong 6 loại phân bón lá,
thì phân Hydrophos (CT6) với liều lượng 0,1%, phun 1 lần/tuần cho hiệu quả tốt
nhất với chiều dài cành hoa (16,9cm), đường kính hoa (15,1cm) và độ bền hoa
(23,3 ngày) cao nhất. Có thể thấy loại phân bón lá này rất thích hợp trong sản xuất
hoa lan Cattleya, làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng chất lượng hoa
và độ bền hoa.
3.4 Nghiên cứu một số kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các giống hoa lan
Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn

Điều khiển ra hoa là biện pháp kỹ thuật tác động làm cho cây ra hoa vào các
thời điểm mong muốn, đặc biệt là các dịp lễ, tết nhằm tăng hiệu quả kinh tế và đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng. Lan Den5 và On1 thường ra hoa trong mùa hè (nhiệt độ cao,
ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài) nên thích hợp ở khu vực phía Nam. Khu
vực phía Bắc có mùa đông lạnh với cường độ ánh sáng yếu và nền nhiệt thấp... Do
vậy, để cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện tự nhiên khả năng ra hoa của cây
sẽ kém, nhằm giúp lan Den5 và On1 ra hoa tốt trong điều kiện mùa đông, cần áp
dụng các biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa. Nếu giải quyết được vấn đề này sẽ
tạo điều kiện phát triển rộng các chi lan này trong sản xuất.
118

3.4.1 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa và chất
lượng hoa của lan Den5 và On1.
3.4.1.1 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan
Den5 và On1

Lan Dendrobium, Oncidium là cây ngày dài, chúng phân hóa mầm hoa và ra
hoa ở điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày từ 12 - 14h [28], [122]. Vụ Đông Xuân
khu vực đồng bằng Bắc Bộ thường có độ dài chiếu sáng trong ngày <=11h đã gây ảnh
hưởng lớn đến quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa của lan Dendrobium,
Oncidium. Chiếu sáng bổ sung 4 h/ngày (từ 18 - 22h) đã có tác dụng tăng tỷ lệ ra
hoa đối với lan Dendrobium [21]. Tuy nhiên, để biết được loại đèn chiếu sáng nào
tốt và thời gian xử lý chiếu sáng bao nhiêu ngày để cho hiệu quả cao nhất, đề tài đã
tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 5 công thức với các loại đèn chiếu sáng khác
nhau đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5 và On1. Kết quả trình
bày ở bảng 3.28 và hình 3.12.

Số liệu bảng 3.28 cho thấy, loại đèn chiếu sáng bổ sung khác nhau có ảnh
hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra hoa của 2 giống lan Den5 và On1. Với lan Den5, CT 1
(đ/c) cho tỷ lệ cây ra hoa thấp nhất là 16,2%. Hai công thức xử lý chiếu sáng bằng
đèn compax cho tỷ lệ nở hoa cao hơn công thức đối chứng, đạt từ 33,3 - 40,5%.
Trong đó, CT 3 dùng đèn compax 100w có tỷ lệ ra hoa cao hơn CT 2 dùng đèn
compax 75w. Hai công thức chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt cho tỷ lệ nở hoa
cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ ra hoa không có sự sai khác lớn ở CT 4 và CT 5, dao động
từ 58,5 - 59,3%. Tương tự đối với giống On1, CT 1 (đ/c) cũng cho tỷ lệ cây ra hoa
thấp nhất chỉ đạt 23,0%, tiếp đến là CT 2 và CT 3, tỷ lệ này dao động từ 43,7 -
49,3%; cao nhất là công CT 4 và CT 5, tỷ lệ ra hoa đạt từ 61,0 - 63,5%.

Như vây, các loại đèn chiếu sáng bổ sung khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến
tỷ lệ ra hoa của lan Den5 và On1. Ánh sáng của bóng đèn sợi đốt (ánh sáng đỏ, có
bước sóng dài) làm tăng tỷ lệ ra hoa của 2 giống lan trên. Kết quả nghiên cứu trên
hoàn toàn phù hợp với cơ sở khoa học của việc chiếu sáng bổ sung. Nghiên cứu này
119

cũng phản ánh đúng với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Liên (2010) [21] khi tác
giả cho rằng việc chiếu sáng bổ sung trong điều kiện mùa đông khu vực đồng bằng Bắc
Bộ giúp tăng tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa lan Dendrobium. Tuy nhiên, việc sử dụng
bóng đèn sợi đốt cho hiệu quả cao hơn so với bóng đèn compax.
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng
ra hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Tỷ lệ ra Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu
CT hoa (%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)
CT1 (đ/c) 16,2 1,3 10,7 9,5
CT2 33,3 1,3 11,3 10,3
Den5 CT3 40,5 1,3 11,7 10,7
CT4 58,5 1,4 12,5 12,0
CT5 59,3 1,4 13,0 12,5
CV% 0,8 1,0 1,0
LSD0.05 0,2 0,2 0,2
CT1 (đ/c) 23,0 3,8 136,0 119,5
CT2 43,7 3,9 140,7 129,3
On1 CT3 49,3 4,0 151,7 136,3
CT4 61,0 4,3 160,5 145,7
CT5 63,5 4,4 167,3 151,0
CV% 0,8 3,7 3,4
LSD0.05 0,6 10,3 8,3
Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)
CT 2: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 75w (từ 18h - 22h)
CT 3: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 100w (từ 18h - 22h)
CT 4: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 5: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 100w (từ 18h - 22h)
120

Tỷ lệ ra hoa (%)
70
63,5
61,0
58,5 59,3

49,3
50
43,7
40,5

33,3

30
23,0

16,2

10
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Den5 On1

Hình 3.12. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa
của lan Den5 và On1

Về chỉ tiêu số cành hoa, kết quả bảng 3.28 cho thấy các công thức xử lý chiếu
sáng bổ sung bằng các loại đèn khác nhau không làm ảnh hưởng lớn đến số cành hoa
trung bình trên cây của cả 2 giống lan nghiên cứu.
Số liệu bảng 3.28 cũng chỉ ra rằng số nụ, số hoa hữu hiệu của 2 giống nghiên
cứu ở 5 công thức xử lý chiếu sáng bỏ sung bằng các loại đèn khác nhau có sự chênh
lệch đáng kể. Trong đó thấp nhất là CT 1 (đ/c), tiếp đến là CT 2 và CT 3, cao nhất vẫn
là CT 4 và CT 5, số hoa hữu hiệu của lan Den5 đạt 12 - 12,5 hoa/cây, số hoa hữu hiệu
của lan On1 đạt 145,7 - 151,0 hoa/cây.
3.4.1.2 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa của lan
Den5 và On1
Nâng cao năng suất, chất lượng và độ bền hoa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong sản xuất hoa lan thương phẩm. Việc xử lý chiếu sáng bổ sung bằng các loại đèn
khác nhau đã làm tăng rõ rệt tỷ lệ cây ra hoa.
121

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa
giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Chiều dài Đường Độ bền tự Độ bền
cành hoa kính hoa Màu sắc nhiên hoa cắt
CT (cm) (cm) (ngày) (ngày)
CT1 (đ/c) 31,0 8,1 Đỏ nhạt 42,0 15,3
CT2 31,7 8,2 Đỏ nhạt 43,7 16,0
Den5 CT3 32,5 8,2 Đỏ đậm 44,3 16,3
CT4 35,0 8,4 Đỏ đậm 47,3 17,3
CT5 35,3 8,3 Đỏ đậm 48,0 17,7
CV% 0,5 0,9 0,5 0,1
LSD0.05 0,3 0,1 0,4 0,4
CT1 (đ/c) 34,7 3,6 Vàng nhạt 35,0 14,3
CT2 36,5 3,7 Vàng nhạt 35,7 15,0
On1 CT3 37,7 3,7 Vàng tươi 36,0 15,3
CT4 40,5 3,9 Vàng tươi 38,0 16,7
CT5 41,3 3,9 Vàng tươi 38,7 17,3
CV% 0,9 0,1 1,0 0,1
LSD0.05 0,6 0,4 0,7 0,4
Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)
CT 2: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 75w (từ 18h - 22h)
CT 3: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 100w (từ 18h - 22h)
CT 4: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 5: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 100w (từ 18h - 22h)

Số liệu bảng 3.29 cho thấy: chiều dài cành hoa ở 5 công thức nghiên cứu có sự
chênh lệch rõ rệt. Trong đó thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chiều dài cành hoa đạt 31,0
cm, tiếp đến là công thức 2 và công thức 3 chỉ tiêu này đạt 31,7 cm và 32,5 cm. Cao
nhất là công thức 4 và công thức 5, chiều dài cành hoa đạt 35,5 - 35,3 cm.
Tương tự đối với lan On1, công thức 4 và công thức 5 có chiều dài cành hoa lớn
nhất đạt 40,5cm và 41,3 cm, tiếp đến là công thức 2 và công thức 3, chỉ tiêu này dao
122

động từ 36,5 - 37,7 cm và thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chiều dài cành hoa là 34,7 cm.
Về chỉ tiêu đường kính hoa: đường kính hoa của hai giống lan On1 và Den5 ở 5
công thức nghiên cứu không có sự sai khác lớn. Điều đó cho thấy các loại đèn chiếu
sáng khác nhau không làm thay đổi lớn đường kính hoa của hai giống lan nghiên cứu.
Về chỉ tiêu màu sắc hoa: kết quả bảng 3.29 cho thấy hai công thức chiếu sáng
bổ sung bằng đèn sợi đốt cho hoa lan có màu đặc trưng của giống là đỏ đậm và vàng
tươi. Hai công thức chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax thì công thức 3 dùng đèn 100
W cho hoa có màu đặc trưng của giống. Công thức 2 (dùng đèn 75 W) và công thức 1
(đ/c) không chiếu sáng, hoa có màu đỏ nhạt và vàng nhạt.
Về độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt, số liệu bảng 3.29 cho thấy: công thức 4
và công thức 5 có độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt cao nhất đối với cả hai giống lan
Den5 và On1. Với lan Den5, độ bền tự nhiên ở công thức 4 đạt 47,3 ngày, công thức 5
đạt 48,0 ngày. Còn độ bền hoa cắt ở công thức 4 đạt 17,3 ngày, công thức 5 đạt 17,7
ngày. Với lan On1, chỉ tiêu này ở công thức 4 lần lượt là 38,0 ngày và 16,7 ngày, ở
công thức 5 lần lượt là 38,7 ngày và 17,3 ngày. Thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chỉ tiêu
độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt của hai giống lan nghiên cứu đều thấp nhất.
Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.28 và bảng 3.29 cho thấy: các loại đèn chiếu
sáng bổ sung khác nhau trong điều kiện vụ Đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ có ảnh
hưởng rõ rệt đến sự phát triển của lan Den5 và On1. Xử lý chiếu sáng bổ sung 4
h/ngày bằng bóng đèn sợi đốt 75 W và 100 W đã làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, tăng
chất lượng hoa và độ bền hoa. Trong thực tế sản xuất, để giảm thiểu chi phí, tăng
hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích nên sử dụng phương pháp chiếu sáng bổ sung bằng
bóng đèn sợi đốt 75 W.
3.4.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng, phát
triển của lan Den5 và On1.
3.4.2.1 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng sinh trưởng
của lan Den5 và On1.
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ mang đặc trưng điển hình của khí hậu nhiệt đới gió
mùa nóng ẩm với mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Điều kiện thời tiết giữa các mùa rất
khác nhau, đặc biệt là chế độ sáng (thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng), chế độ
123

nhiệt, chế độ ẩm. Với yêu cầu ngoại cảnh của lan Oncidium và lan Dendrobium thì
điều kiện mùa Đông ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ chế độ sáng và nhiệt không đảm bảo
cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và ra hoa. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng
của biện pháp chiếu sáng bổ sung đến khả năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa của
giống lan Den5 và On1. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.30.
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng
của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Chiều Đường Số Số Chiều Chiều
cao cây kính thân nhánh/cây lá/cây dài lá rộng lá
CT (cm) (cm) (nhánh) (lá) (cm) (cm)
CT1 (đ/c) 42,9 1,9 6,3 29,3 16,9 3,9
CT2 47,7 1,9 6,8 32,7 17,5 4,0
Den5 CT3 47,3 2,1 7,0 33,8 17,7 4,0
CT4 48,5 2,1 7,1 32,5 17,7 4,0
CV% 3,2 4,0 5,1 3,7 5,0 5,2
LSD0.05 2,8 0,2 0,7 2,2 1,6 0,4
CT1 (đ/c) 41,8 3,6 6,7 16,6 33,6 2,8
CT2 43,2 3,8 6,8 17,1 31,5 2,7
On1 CT3 44,5 3,9 6,9 17,4 30,7 2,7
CT4 45,0 3,9 6,9 17,9 31,0 2,8
CV% 3,2 6,5 5,0 5,4 3,8 5,5
LSD0.05 2,6 0,5 0,6 1,7 2,2 0,3
Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)
CT 2: Chiếu sáng bổ sung 30 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 4: Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)

Bảng 3.30 cho thấy biện pháp chiếu sáng bổ sung trong điều kiện mùa Đông
khu vực đồng bằng Bắc Bộ có ảnh hưởng rõ rệt đến một số chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển của giống lan Den5.
Về chỉ tiêu chiều cao cây: các công thức chiếu sáng bổ sung có chiều cao cây
124

chênh lệch hơn hẳn so với công thức 1 (đ/c) không được chiếu sáng. Tuy nhiên ở 3
chế độ chiếu sáng khác nhau, chiều cao cây chênh lệch không đáng kể, dao động từ
47,3 - 48,5 cm.
Khác với giống lan Den5, các chế độ chiếu sáng bổ sung không ảnh hưởng
đáng kể đến chỉ tiêu chiều cao cây của giống lan On1. Ở mức sai khác ý nghĩa
LSD0.05 chỉ có công thức 4 cho chiều cao cây lớn nhất đạt 45,0 cm. Tiếp đến là công
thức 2 và công thức 3 đạt 43,2 - 44,5 cm. Thấp nhất là công thức 1 (đ/c) đạt 41,8 cm.
Về đường kính thân: kết quả bảng 3.30 chỉ ra rằng ở mức sai khác ý nghĩa
nhỏ nhất LSD0.05, chỉ tiêu đường kính thân của giống lan Den5 có sự chênh lệch
giữa các công thức thí nghiệm, còn đối với giống lan On1 chỉ tiêu này không có sự
sai khác giữa các công thức.
Bảng 3.30 cũng cho thấy chỉ tiêu số nhánh của giống lan Den5 và On1 không
có sự chênh lệch giữa các công thức nghiên cứu.
Về chỉ tiêu số lá: đối với giống lan Den5, các công thức chiếu sáng bổ sung
khác nhau cho chỉ tiêu số lá khác nhau. Công thức 3 cho số lá lớn nhất đạt 33,8
lá/cây, tiếp đến là công thức 2 và công thức 4 lần lượt đạt 32,5 - 32,7 lá/cây. Thấp
nhất là công thức 1 chỉ đạt 29,3 lá/cây. Chỉ tiêu số lá của lan On1 ở các công thức
nghiên cứu không có sự sai khác ở mức ý nghĩa LSD0.05.
Về chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá: các biện pháp chiếu sáng bổ sung không
làm ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá của giống lan Den5 và
giống On1.
Như vậy, thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung từ 30 đến 60 ngày (4 giờ/ngày,
từ 18 - 22h) trong điều kiện vụ đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ không ảnh hưởng
rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lan Den5 và On1.
3.4.2.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của
lan Den5 và On1.
Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và ra hoa của
cây trồng nói chung và hoa phong lan nói riêng. Trong điều kiện tự nhiên ở khu vực
đồng bằng Bắc Bộ lan Dendrobium và Oncidium thường ra hoa nhiều vào vụ hè thu.
Tuy nhiên, thời điểm này nhu cầu sử dụng hoa không nhiều. Do lan Dendrobium và
125

Oncidium có thể chơi hoa dưới nhiều dạng khác nhau như ghép chậu, cắt cành, ép
hoa khô.... nên nhu cầu sử dụng vào vụ đông xuân (dịp Tết dương lịch và Tết
Nguyên đán…) là rất lớn. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biện
pháp chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của giống lan Den5 và On1. Kết quả
thu được trình bày ở bảng 3.31 và hình 3.13.
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra
hoa của giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Tỷ lệ ra Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu
CT hoa (%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)
CT1 (đ/c) 16,3 1,3 10,5 9,7
CT2 51,5 1,3 11,2 10,6
Den5 CT3 58,7 1,4 12,6 12,1
CT4 59,3 1,4 12,7 12,6
CV% 4,0 3,1 2,9
LSD0.05 0,1 0,7 0,6
CT1 (đ/c) 23,7 3,8 136,7 120,3
CT2 56,3 3,8 149,5 134,0
On1 CT3 61,5 4,3 161,7 145,5
CT4 62,3 4,6 163,4 149,7
CV% 4,0 3,9 3,9
LSD0.05 0,3 11,1 10,0
Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)
CT 2: Chiếu sáng bổ sung 30 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 4: Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)

Số liệu bảng 3.31 cho thấy tỷ lệ cây ra hoa ở các công thức được chiếu sáng
bổ sung của cả 2 giống lan nghiên cứu đều cao hơn so với công thức đối chứng
không được chiếu sáng bổ sung. Trong 4 công thức nghiên cứu, công thức 4 cho tỷ
lệ ra hoa cao nhất, với giống lan Den5 là 59,3%. Tiếp đến là công thức 3 đạt 58,7%,
công thức 2 đạt 51,5% và thấp nhất là công thức 1 đạt 16,3%. Tương tự với giống
126

lan On1, tỷ lệ ra hoa cao nhất là công thức 4 đạt 62,3%, tiếp đến là công thức 3 đạt
61,5%. Thấp nhất vẫn là công thức 1, chỉ đạt 23,7%.
Về chỉ tiêu số cành hoa TB/cây: Kết quả bảng 3.31 cho thấy, ở mức sai khác
nhỏ nhất LSD0.05, chỉ tiêu số cành hoa TB/cây của giống lan Den5 không có sự
chênh lệch. Tuy nhiên, ở giống lan On1 chỉ tiêu này có sự chênh lệch đáng kể. Cao
nhất là công thức 4 đạt 4,6 cành/ cây, tiếp đến là công thức 3 đạt 4,3 cành/ cây. Công
thức 1 và công thức 2 có số cành hoa TB/cây thấp hơn so với công thức 3 và công thức
4, chỉ đạt 3,8 cành/cây.
Tỷ lệ ra hoa (%)
61,5
65 58,7
54,8 56,3 57,0
51,5

45

23,7
25
16,3

5
CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4

Den5 On1

Hình 3.13. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa
của lan Den5 và On1

Kết quả bảng 3.31 cũng chỉ ra rằng chỉ tiêu số nụ và số hoa hữu hiệu ở các
công thức nghiên cứu cũng có sự chênh lệch đáng kể. Trong 4 công thức thí nghiệm,
công thức 4 có số nụ, số hoa hữu hiệu cao nhất. Với giống Den5, 2 chỉ tiêu này ở
công thức 4 lần lượt là 12,7 nụ và 12,6 hoa. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 3,
các chỉ tiêu này lần lượt là 11,2 nụ, 10,6 hoa và 12,6 nụ, 12,1 hoa. Thấp nhất là công
thức 1 (đ/c), số nụ chỉ đạt 10,5 nụ và số hoa là 9,7 hoa/cây. Tương tự với giống lan
On1, công thức 1 (đ/c) cho số nụ, số hoa thấp nhất so với 3 công thức nghiên cứu
còn lại, đạt 136,7 nụ và 120,3 hoa. Trong khi đó, ở công thức 4, chỉ tiêu số nụ đạt
163,4 nụ/ cây và số hoa hữu hiệu đạt 149,7 hoa/cây.
127

3.4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa của
lan Den5 và On1.
Chất lượng hoa là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu mà người sản
xuất kinh doanh cũng như người chơi lan rất quan tâm. Trong thực tế sản xuất, để cây
hoa lan ra hoa đúng thời điểm đã khó, việc nâng cao chất lượng hoa lại càng khó hơn.
Sử dụng các biện pháp kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng hoa lan có ý nghĩa hết sức
quan trọng, trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chiếu sáng bổ sung đến
sinh trưởng, phát triển của giống lan Den5 và On1, đề tài tiếp tục nghiên cứu đánh giá
chất lượng hoa ở các chế độ chiếu sáng bổ sung khác nhau. Kết quả thu được trình bày
ở bảng 3.32 và hình 3.14.
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến chất lượng
hoa giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên)
Chỉ tiêu Chiều dài Đường Độ bền tự Độ bền
cành hoa kính hoa Màu sắc nhiên hoa cắt
CT (cm) (cm) (ngày) (ngày)
CT1 (đ/c) 31,4 8,1 Đỏ đậm 42,3 15,3
CT2 32,5 8,2 Đỏ đậm 44,7 16,3
Den5 CT3 35,3 8,4 Đỏ đậm 47,7 17,7
CT4 35,8 8,5 Đỏ đậm 48,5 17,7
CV% 3,2 4,2 3,3 4,7
LSD0.05 2,1 0,7 2,9 1,5
CT1 (đ/c) 35,0 3,6 Vàng tươi 35,3 14,3
CT2 37,7 3,7 Vàng tươi 35,7 15,7
On1 CT3 40,9 3,9 Vàng tươi 38,3 16,7
CT4 41,3 4,0 Vàng tươi 38,7 16,7
CV% 2,6 4,0 2,4 4,4
LSD0.05 1,9 0,3 1,7 1,3
Ghi chú: CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c)
CT 2: Chiếu sáng bổ sung 30 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT 4: Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
128

Số liệu ở bảng 3.32 cho thấy, chỉ tiêu chiều dài cành hoa của cả giống lan
Den5 và On1 ở công thức 4 đều cao nhất (35,8 và 41,3 cm). Điều đó chứng tỏ thời
gian xử lý chiếu sáng bổ sung có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều dài cành hoa, làm tăng
đáng kể chiều dài cành.

Độ bền tự nhiên (ngày)


48,5
50 47,7

44,7

42,3

38,3 38,7

35,7
35,3

30
CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4

Den5 On1

Hình 3.14. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến
độ bền tự nhiên của giống lan Den5 và On1

Về chỉ tiêu đường kính hoa: Bảng 3.32 cho thấy, ở mức sai khác nhỏ nhất có
ý nghĩa 0.05, đường kính hoa giống lan Den5 không có sự chênh lệch đáng kể.
Nhưng với giống lan On1 thì đường kính hoa giữa các công thức nghiên cứu có sự
sai khác lớn. Công thức 4 cho hoa có đường kính lớn nhất đạt 4,0 cm, trong khi ở
công thức 1 (đ/c) đường kính hoa chỉ đạt 3,6 cm.
Các chế độ che sáng khác nhau cũng không làm ảnh hưởng đến màu sắc hoa
của 2 giống lan Den5 và On1.
Về chỉ tiêu độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt. Hình 3.14 cho thấy, công thức
4 (Chiếu sáng bổ sung 60 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)) cho hoa có độ
bền cao nhất. Đối với lan Den5, độ bền tự nhiên đạt 48,5 ngày, độ bền hoa cắt là
129

17,7 ngày. Tiếp đến là công thức 3, hai chỉ tiêu này lần lượt là 47,7 và 17,7 ngày,
công thức 2 là 44,7 và 16,3 ngày. Thấp nhất là công thức 1, độ bền tự nhiên là 42,3
ngày, độ bền hoa cắt là 15,3 ngày. Nghiên cứu tương tự trên giống lan On1 cũng cho
thấy, công thức 4 là công thức cho độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt cao nhất, cao
hơn công thức đối chứng và 2 công thức còn lại. Độ bền tự nhiên của lan On1 ở công
thức 4 đạt 38,7 ngày, độ bền hoa cắt đạt 16,7 ngày. Trong khi các công thức còn lại
độ bền tự nhiên chỉ dao động từ 35,3 - 38,3 ngày, độ bền hoa cắt từ 14,3 - 16,7 ngày.
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, thời gian xử lý chiếu sáng bổ
sung 45-60 ngày, 4h mỗi ngày (từ 18 - 22h) với bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 1
bóng/ 4m2 trong điều kiện mùa đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ giúp giống lan Den5
và On1 sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng ra hoa, thúc đẩy hình thành nụ và
khả năng nở hoa hữu hiệu, đặc biệt làm tăng chất lượng hoa, kéo dài độ bền hoa.
3.4.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp
che nilon đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5 và On1.
3.4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến khả
năng ra hoa của lan Den5 và On1
Lan Dendrobium và Oncidium sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở nhiệt độ từ
18 - 300C [76], [122]. Tuy nhiên về mùa Đông ở miền Bắc nước ta nhiệt độ trung
bình thường thấp hơn nhiệt độ tối thích của chúng, chỉ dao động từ 10 - 160C, nuôi
trồng lan trong điều kiện tự nhiên của mùa Đông cây sẽ sinh trưởng, phát triển kém,
gây ra hiện tượng rụng lá ở lan Dendrobium cũng như khả năng ra hoa và chất
lượng hoa là rất kém. Để giúp giống lan Den5 và On1 sinh trưởng, phát triển tốt,
đặc biệt là tăng khả năng ra hoa và chất lượng hoa vào dịp Tết Dương lịch, Tết
Nguyên đán, dịp Valetine, 8/3…. Đề tài đã tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của biện
pháp chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đối với 2 giống lan Den5 và On1 trong
điều kiện vụ Đông - Xuân ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả thu được trình bày
trong bảng 3.33, 3.34 và hình 3.15.
Từ bảng 3.33 cho thấy, tỷ lệ cây ra hoa ở công thức 3 (có che nilon) cao hơn
rất nhiều so với hai công thức còn lại đối với cả 2 giống lan nghiên cứu. Với giống
130

lan Den5, cây được che nilon, được chiếu sáng bổ sung cho khả năng ra hoa đạt
69,8% trong khi công thức chỉ được chiếu sáng tỷ lệ ra hoa đạt 62,4% và công thức
1 (đ/c) không được chiếu sáng, không được che nilon tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 16,7%.
Với giống lan On1 kết quả cho tương tự, công thức 3 cũng là công thức cho tỷ lệ
cây ra hoa cao nhất đạt 71,3%, thứ đến là công thức 2 đạt 62,0% và thấp nhất là
công thức 1 chỉ đạt 23,7%.
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon
đến khả năng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY)

Chỉ tiêu Tỷ lệ ra Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu


CT hoa (%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)
CT1 (đ/c) 16,7 1,3 10,5 9,1
Den5 CT2 62,4 1,4 12,7 11,0
CT3 69,8 1,5 14,6 13,7
CV% 5,9 5,7 6,3
LSD0.05 0,2 1,4 1,4
CT1 (đ/c) 23,7 3,8 138,5 123,0
On1 CT2 62,0 4,3 160,8 141,3
CT3 71,3 5,1 179,3 176,5
CV% 4,4 3,9 3,8
LSD0.05 0,4 12,4 11,1
Ghi chú: CT1 (đ/c): Không chiếu sáng bổ sung
CT2: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) kết hợp
che nilon.

Về chỉ tiêu số cành hoa TB/cây cho thấy ở mức sai khác ý nghĩa 0.05, ở
giống lan Den5 số cành TB/cây chưa có sự sai khác. Đối với giống lan On1, chỉ tiêu
này có sự chênh lệch đáng kể giữa các công thức nghiên cứu. Công thức 1 cho số
cành TB thấp nhất, chỉ đạt 3,8 cành, tiếp đến là công thức 2 đạt 4,3 cành và cao nhất
là công thức 3 đạt 6,1 cành.
131

Kết quả bảng 3.33 cho thấy, số nụ và số hoa hữu hiệu ở các công thức thí
nghiệm có sự chênh lệch đáng kể trên cả 2 giống lan nghiên cứu. Đối với giống lan
Den5, công thức 3 là công thức cho số nụ, số hoa hữu hiệu cao nhất đạt 14,6 nụ,
13,7 hoa. Tiếp đến là công thức 2, chỉ tiêu này lần lượt là 12,7 nụ và 11,0 hoa, thấp
nhất là công thức 1 chỉ tiêu này chỉ đạt 10,5 nụ và 9,1 hoa. Kết quả trên giống On1
tương tự như giống Den5. Trong 3 công thức nghiên cứu, công thức 3 cho số nụ, số
hoa hữu hiệu cao nhất đạt 179,3 nụ, 176,5 hoa, tiếp đến là công thức 2 và thấp nhất
vẫn là công thức 1 (đối chứng) chỉ đạt 138,5 nụ và 123,0 hoa.
3.4.3.2 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến
chất lượng hoa của lan Den5 và On1
Bảng 3.34. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon
đến chất lượng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY)
Chỉ tiêu Chiều dài Đường Độ bền tự Độ bền
cành hoa kính hoa Màu sắc nhiên hoa cắt
CT (cm) (cm) (ngày) (ngày)
CT1 (đ/c) 31,5 8,1 Đỏ đậm 42,3 15,7
Den5 CT 2 35,3 8,4 Đỏ đậm 47,3 17,3
CT 3 38,7 8,5 Đỏ đậm 49,7 18,7
CV% 2,5 3,8 1,8 3,6
LSD0.05 1,7 0,6 1,7 1,2
CT1 (đ/c) 35,3 3,6 Vàng tươi 35,3 14,7
On1 CT 2 40,9 3,9 Vàng tươi 38,7 16,3
CT 3 43,3 4,0 Vàng tươi 40,3 17,3
CV% 2,1 3,8 1,8 2,9
LSD0.05 1,7 0,3 1,4 0,9

Ghi chú: CT1 (đ/c): Không chiếu sáng bổ sung


CT2: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h)
CT3: Chiếu sáng bổ sung 45 ngày bằng đèn sợi đốt 75w (từ 18h - 22h) kết hợp
che nilon.
132

Bảng 3.34 cho thấy, chiều dài cành hoa trong các công thức nghiên cứu có sự
chênh lệch đáng kể. Công thức 3 được chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon cho
chiều dài cành hoa lớn nhất. Với giống lan Den5, chiều dài cành hoa ở công thức 3
đạt 38,7 cm, tiếp theo là công thức 2 đạt 35,3 cm, thấp nhất là công thức 1 (đ/c) chỉ
là 31,5 cm. Ở mức sai khác LSD0.05, kết quả cho tương tự với giống lan On1, công
thức 1 cho chiều dài cành hoa thấp nhất đạt 35,3 cm, tiếp đến là công thức 2 đạt
40,9 cm và cao nhất là công thức 3 đạt 43,3 cm.

Tỷ lệ ra hoa (%)
71,3
69,8
75,0
62,4 62,0

40,0

23,7
16,7

5,0
CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3

Den5 On1

Hình 3.15. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp với che
nilon đến tỷ lệ ra hoa của giống lan Den5 và On1

Về chỉ tiêu đường kính hoa: đối với giống lan Den5, kết quả bảng 3.34 cho
thấy đường kính hoa ở các công thức thí nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể.
Tuy nhiên, khác với giống lan Den5, đường kính hoa của giống On1 trong các công
thức nghiên cứu có sự chênh lệch đáng kể. Công thức 3 cho đường kính hoa lớn
nhất đạt 4,0 cm, tiếp đến là công thức 2 đạt 3,9 cm và thấp nhất là công thức 1, chỉ
133

tiêu này đạt 3,6 cm.


Về chỉ tiêu độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt: Kết quả bảng 3.34 chỉ ra rằng,
độ bền tự nhiên của giống lan Den5 có sự chênh lệch đáng kể giữa các công thức
nghiên cứu. Công thức 3 cho độ bền tự nhiên cao nhất đạt 49,7 ngày, thứ đến là
công thức 2 đạt 47,3 ngày và thấp nhất là công thức 1 đạt 42,3 ngày. Ở mức sai
khác có ý nghĩa LSD0.05 thì độ bền hoa cắt của giống lan Den5 cũng có sự sai khác
lớn giữa các công thức thí nghiệm. Cao nhất vẫn ở công thức 3 (18,7 ngày), công
thức 2 và công thức đ/c có độ bền hoa cắt lần lượt là 17,3 và 15,7 ngày. Đối với
giống lan On1, số liệu bảng 3.34 cho thấy, cả độ bền tự nhiên và độ bền hoa cắt ở 3
công thức thí nghiệm đều có sự chênh lệch lớn. Công thức 1 có độ bền tự nhiên và
độ bền hoa cắt thấp nhất, chỉ đạt 35,3 và 14,7 ngày. Trong khi đó, chỉ tiêu này ở
công thức 2 là 38,7 và 16,3 ngày, ở CT 3 là 40,3 và 17,3 ngày.
Như vậy, việc xử lý chiếu sáng bổ sung 45 ngày, 4h mỗi ngày (từ 18 - 22h
với bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 1 bóng/ 4m2) kết hợp che nilon trong điều
kiện mùa Đông miền Bắc nước ta có ảnh hưởng tích cực đến khả năng ra hoa,
chất lượng hoa giống lan Den5 và On1, làm tăng rõ rệt tỷ lệ cây ra hoa, tăng số
nụ, số hoa, các chỉ tiêu về chất lượng, độ bền hoa. Đặc biệt đối với giống On1,
tất cả các chỉ tiêu chất lượng hoa đều tăng đáng kể ở công thức được chiếu sáng
bổ sung kết hợp che nilon.
3.4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa
và chất lượng hoa giống lan Cat6
3.4.4.1 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa giống lan Cat6
Những năm qua, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ trong nông
nghiệp, những tiến bộ mới được áp dụng rộng rãi trong sản xuất đã góp phần đem
lại hiệu quả tích cực, giúp cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng cây trồng. Đặc
biệt là lĩnh vực công nghệ sinh học, hóa dược, một số sản phẩm phân bón lá, chất
điều tiết sinh trưởng, chất kích thích ra hoa được sử dụng rộng rãi trong sản xuất
hoa cây cảnh nói chung và sản xuất hoa lan nói riêng ở quy mô công nghiệp.
Với mong muốn giúp lan Cattleya tăng khả năng ra hoa, tăng chất lượng hoa,
đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích ra hoa kết hợp với sử dụng
134

phân bón lá đến sự ra hoa của giống lan Cat6. Kết quả được trình bày ở bảng 3.35
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa
giống lan Cat6 (Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chỉ tiêu Tỷ lệ ra hoa Số cành hoa Số nụ/cây Số hoa hữu
CT (%) TB/cây (cành) (nụ) hiệu/cây (hoa)
CT1 (đ/c) 73,2 1,6 3,7 3,3
CT2 79,1 1,6 3,9 3,7
CT3 88,8 1,9 4,1 4,1
CT4 84,3 1,8 3,9 3,8
CV% 6,8 4,0 4,0
LSD0.05 0,2 0,3 0,3
Ghi chú: CT1 (đ/c): Phun nước lã
CT2: Phun chế phẩm ASCO GOLD (0,1%)
CT3: Phun chế phẩm HVP (0,1%)
CT4: Phun chế phẩm AT (0,15%)

Số liệu ở bảng 3.35 cho thấy, việc sử dụng chất kích thích ra hoa kết hợp
phân bón đã đem lại hiệu quả tích cực, làm tăng đáng kể tỷ lệ ra hoa giống lan Cat6.
Trong các công thức nghiên cứu, công thức 3 có tỷ lệ ra hoa cao nhất, đạt 88,8%,
tiếp đến là công thức 4, tỷ lệ này đạt 84,3%, thấp hơn là công thức 2 đạt 79,1% và
thấp nhất là công thức 1 (đ/c) không sử dụng chất kích thích ra hoa, tỷ lệ ra hoa chỉ
là 73,2%.
Về số cành hoa TB/cây: Cattleya là loài lan có số cành hoa TB thấp, việc sử
dụng chất kích thích ra hoa đã làm tăng đáng kể số cành hoa TB trên cây. Trong 4
công thức nghiên cứu, công thức 3 là công thức cho số cành hoa TB/cây cao nhất
đạt 1,9 cành, cao hơn công thức đối chứng và các công thức còn lại, chỉ tiêu này dao
động trong khoảng 1,6 - 1,8 cành/cây.
Bảng 3.35 cũng chỉ ra rằng, số nụ ở công thức 3 cao nhất (4,09 nụ/cây),
chệnh lệch đáng kể so với công thức 1 (đ/c). Tuy nhiên với công thức 2 và công
thức 4 thì mức độ sai khác về số nụ là không đáng kể.
135

3.4.4.2 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến chất lượng hoa giống lan Cat6
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của chất kích hích ra hoa đến chất lượng hoa
giống lan Cat6 (Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội)
Chỉ tiêu Chiều dài Đường Độ bền
cành hoa kính hoa Màu sắc Mùi thơm tự nhiên
CT (cm) (cm) (ngày)
CT1 (đ/c) 16,9 15,2 Vàng tím đậm Rất thơm 23,3
CT2 17,5 15,2 Vàng tím đậm Rất thơm 23,7
CT3 19,7 16,1 Vàng tím đậm Rất thơm 25,7
CT4 17,6 15,5 Vàng tím đậm Rất thơm 24,3
CV% 3,0 1,9 3,9
LSD0.05 1,0 0,5 1,8
Ghi chú: CT1 (đ/c): Phun nước lã
CT2: Phun chế phẩm ASCO GOLD (0,1%)
CT3: Phun chế phẩm HVP (0,1%)
CT4: Phun chế phẩm AT (0,15%)

Về số hoa hữu hiệu: công thức 1 (đ/c) là công thức có số hoa hữu hiệu thấp
nhất, chỉ đạt 3,3 hoa/cây. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 4, chỉ tiêu này lần lượt
là 3,7 và 3,8 hoa/cây. Cao nhất vẫn là công thức 3, số hoa hữu hiệu đạt 4,1 hoa/cây.
Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng hoa của giống lan Cat6 khi sử dụng chất
kích thích ra hoa kết hợp sử dụng phân bón lá cho kết quả chiều dài cành hoa có sự
chênh lệch đáng kể giữa các công thức nghiên cứu. công thức 3 có chiều dài cành
hoa lớn nhất đạt 19,7 cm. Tiếp đến là công thức 2 và công thức 4 đạt 17,5 và 17,6
cm, thấp nhất là công thức 1 chỉ đạt 16,9 cm.
Về chỉ tiêu đường kính hoa: ở mức sai khác LSD0.05, đường kính hoa giống
lan Cat6 không có sự chênh lệch đáng kể giữa 4 công thức nghiên cứu.
Kết quả bảng 3.36 cũng cho thấy, độ bền tự nhiên hoa ở các công thức thí
nghiệm có sự sai khác lớn. Công thức 3 cho độ bền tự nhiên hoa cao nhất đạt 25,7
ngày, tiếp đến là công thức 4 đạt 24,3 ngày, 2 công thức 1 và công thức 2 có độ bền
136

tự nhiên chênh lệch không đáng kể, dao động từ 23,3 - 23,7 ngày.
Việc sử dụng chất kích thích ra hoa kết hợp phân bón lá không làm thay đổi
màu sắc và hương thơm của giống Cat6.
Như vậy, đối với giống lan Cat6, sử dụng chất kích thích ra hoa HVP (công
thức 3) trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã làm tăng tỷ lệ ra hoa (88,8%),
và làm tăng đáng kể các chỉ tiêu chất lượng hoa như tăng chiều dài cành hoa, tăng
đường kính hoa và tăng độ bền tự nhiên của hoa.
3.4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho các
giống lan
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu được các nhà sản xuất, kinh doanh và nghiên
cứu đặc biệt quan tâm. Nó quyết định việc nên hay không nên áp dụng một biện
pháp kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của một số biện pháp kỹ thuật điển hình cho mỗi
giống lan nghiên cứu, đó là việc sử dụng chất kích thích ra hoa, kết hợp phân bón lá
đối với giống lan Cat6; biện pháp kỹ thuật chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đối
với giống lan Den5 và On1, kết quả được trình bày ở bảng 3.37.

Thực tế cho thấy giá trị của cây hoa lan phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ra
hoa và chất lượng hoa của chúng. Kết quả bảng 3.37 cũng như các kết quả nghiên
cứu trong luận án cho thấy sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động đã làm tăng
đáng kể tỷ lệ ra hoa của các giống lan so với nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên.
Điều đó trực tiếp góp phần làm tăng rõ rệt hiệu quả kinh tế.
Mặc dù chất lượng hoa của các giống lan ở các công thức có sử dụng các
biện pháp kỹ thuật cao hơn so với các công thức đối chứng. Tuy nhiên, nếu chỉ tạm
tính giá bán của các cây ra hoa là như nhau thì với giống lan Cat6 cho thấy việc sử
dụng chất kích thích kết hợp phân bón lá đã làm tăng hiệu quả kinh tế lên 1,56 lần
so với công thức đối chứng. Với giống lan Den5 và On1 hiệu quả kinh tế tăng lên rõ
rệt khi sử dụng biện pháp chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon, cụ thể: với giống
lan Den5 hiệu quả tăng 6,26 lần so với không chiếu sáng bổ sung và che nilon; với
giống On1 hiệu quả tăng 3,41 lần so với công thức đối chứng.
137

Bảng 3.37. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật
cho các giống lan
Số Số cây Số cây Hiệu
Giá bán Tổng thu Tổng chi Lãi
Giống CT cây ra hoa không ra quả
(Đồng/cây) (đồng) (đồng) (đồng)
(Cây) (Cây) hoa x giá gốc (lần)
CT1
100 57 160.000 2.580.000 11.700.000 6.250.000 5.450.000 1
Cat6 (đ/c)
CT2 100 89 160.000 660.000 14.900.000 6.412.000 8.488.000 1,56
CT1
100 17 65.000 2.905.000 4.010.000 3.750.000 260.000 1
Den5 (đ/c)
CT2 100 70 65.000 1.050.000 5.600.000 3.973.000 1.627.000 6,26
CT1
100 24 75.000 3.040.000 4.840.000 4.250.000 590.000 1
On1 (đ/c)
CT2 100 71 75.000 1.160.000 6.485.000 4.473.000 2.012.000 3,41

Ghi chú: Đối với Cat6: CT 1 (đ/c): Trồng trong điều kiện tự nhiên
CT 2 : Sử dụng chất kích thích ra hoa + phân bón lá
Đối với Den5 và On1: CT 1 (đ/c): Trồng trong điều kiện tự nhiên
CT 2: Sử dụng biện pháp chiếu sáng bổ sung bằng
đèn sợi đốt 75 W trong 45 ngày + che nilon
Giá cây thương phẩm trên thị trường (giá cây giống ban đầu)
Giống Không có hoa Có hoa
(đồng) (đồng)
Cat6 60.000 160.000
Den5 35.000 65.000
On1 40.000 75.000
Thời điềm bán cây: Tết Am lịch 2011.
Diện tích trồng 10m2/ công thức. Tổng diện tích thí nghiệm 60m2.
Tổng thu = số cây ra hoa x giá bán (cây có hoa) + số cây không ra hoa x giá ban đầu
Tổng chi = số cây ban đầu x giá cây (không có hoa) + chi khác (Xem phụ lục 6)

Như vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các giống lan tuyển chọn
đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Kết quả nghiên cứu này giúp các nhà sản xuất
kinh doanh có cơ sở để áp dụng và đầu tư phát triển các giống lan đã tuyển chọn.
138

KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ

Kết luận
1. Kết quả khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và chất
lượng hoa của một số giống lan nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium,
Oncidium trong giai đoạn vườn ươm và vườn sản xuất, đã chọn được 8 giống lan lai
có triển vọng, thích nghi với điều kiện sinh thái khu vực đồng bằng Bắc Bộ: 3 giống
thuộc chi Cattleya là giống Cat1 (Cattleya ploenpit golden delight), Cat3 (Cattleya
netrasiri green) và Cat6 (Cattleya haadyai delight); 3 giống thuộc chi Dendrobium
là Den1 (Dendrobium Big white sanan), Den4 (Dendrobium charming white) và
Den5 (Dendrobium cherry red); 2 giống thuộc chi Oncidium là On1 (Oncidium
Aloha Iwanaga), On5 (Oncidium (Agnole x Manilatum)). Các giống trên sinh
trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ ra hoa cao, chất lượng hoa tốt, độ bền
hoa kéo dài, có khả năng chống chịu đối với sâu, bệnh gây hại... đáp ứng yêu cầu
chọn tạo giống lan mới cho sản xuất.
2. Trong giai đoạn vườn ươm, thời vụ ra ngôi thích hợp nhất cho cả 3 giống
lan Cat6, Den5, On1 là tháng 4. Giá thể thích hợp cho giống Cat6, Den5 là than + xỉ
bọt núi lửa + rong biển (2:2:1), cho giống On1 là sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển
(2:2:1). Phân bón lá Growmore 1 (N:P:K = 30:10:10) và chất có khả năng điều tiết
sinh trưởng Atonik 1,8DD (0,1%) là thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cả 3
giống lan Cat6, Den5, On1, làm tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh thối nhũn cây
con trong mùa hè ở khu vực phía Bắc.
3. Ở giai đoạn vườn sản xuất, trong điều kiện vụ hè khu vực đồng bằng Bắc
Bộ che 2 lớp lưới phản quang gồm 1 lớp cố định và 1 lớp điều khiển bán tự động
(cường độ ánh sáng 18.000 - 22.000 lux) giúp giống lan Den5 sinh trưởng, phát
triển tốt, tăng khả năng ra hoa và chất lượng hoa. Giống On1 giá thể thích hợp trong
giai đoạn này là sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (2:2:1). Với giống lan Cat6, việc sử
dụng phân bón lá Hydrophos phun 7 ngày 1 lần với nồng độ 0,1% (1lít dung dịch
thuốc cho 4m2 ≈ 100 cây) đã mang lại hiệu quả cao nhất
139

4. Để tăng tỷ lệ ra hoa, chất lượng và độ bền hoa với 2 giống Den5, On1 trong
điều kiện vụ đông xuân khu vực đồng bằng Bắc Bộ có thể chiếu sáng bổ sung 4 h/ngày
trong thời gian 45 ngày với bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 1 bóng/4m2 và kết hợp che
nilon đã đem lại hiệu quả cao. Còn với giống Cat6 việc sử dụng chế phẩm có khả năng
kích thích ra hoa HVP ở nồng độ 0,15% (1 lít dung dịch thuốc cho 4 m2 ≈ 100 cây)
phun 10 ngày/lần, kết hợp phân bón lá Hydrophos đã làm tăng tỷ lệ ra hoa, tăng chất
lượng và độ bền hoa.
Đề nghị
Cần đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập đoàn lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm đánh giá tính ổn định
cũng như khả năng mở rộng trong sản xuất của những giống đã tuyển chọn.
Giới thiệu các giống Cat6, Den5, On1 cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ và áp
dụng các biện pháp kỹ thuật của đề tài như sử dụng giá thể, phân bón, chất có khả
năng điều tiết sinh trưởng, chất có khả năng kích thích ra hoa hợp lý, đặc biệt là sử
dụng biện pháp che sáng trong vụ hè, chiếu sáng bổ sung trong vụ đông xuân nhằm
tăng năng suất, chất lượng những giống lan này để góp phần phát triển bền vững và
nâng cao hiệu quả kinh tế đối với người trồng lan.
140

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý (2010), Kết quả nghiên cứu và tuyển
chọn một số giống hoa phong lan Cattleya nhập nội, Tạp chí Khoa học
và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 6: 63 - 68.
2. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý (2012), Kết quả nghiên cứu và tuyển
chọn một số giống phong lan Dendrobium nhập nội từ Thái Lan, Tạp
chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 3: 115 - 120.
3. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển của giống hoa phong lan
Cattleya “Haadyai delight”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông
nghiệp Việt Nam, số 3: 120 - 125.
4. Hoàng Xuân Lam, Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh (2013), Nghiên
cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển và khả năng ra
hoa của giống hoa phong lan Vũ nữ “Oncidium Aloha Iwanaga”, Tạp
chí khoa học và công nghệ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn -
kỳ 2 - tháng 5/2013, số 10 - 2013: 33 - 36.
141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Trần Văn Bảo (2001), Kỹ thuật nuôi trồng phong lan, Nxb Trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 5-74.
2. Nguyễn Tiến Bân (1990), Các cây Hạt kín ở Việt Nam, Tuyển tập các công
trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 34-41.
3. Đỗ Huy Bích (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 803-807.
4. Cao Thị Châm (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật
đến sinh trưởng, phát triển của giống lan Cattleya tại Hà Nội, Luận văn
thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
5. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái (2002), Kỹ thuật trồng và kinh doanh phong
lan, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 11-79.
6. Nguyễn Hữu Duy, Phan Ngọc Cấp (1995), “Mấy nét về cội nguồn Phong lan -
Đặc sản của các loài nhiệt đới”, Việt Nam hương sắc, 1, tr. 15-16.
7. Đặng Văn Đông, Nguyễn Khê (2007), "Tương lai nghề sản xuất hoa, cây
cảnh", Báo Nông nghiệp Việt Nam, tr. 10.
8. Lê Tấn Đức, Phạm Đức Trí, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Hữu Hổ (2007), “Sử
dụng phương pháp bắn gen để tạo cây lan Dendrobium chuyển gen”, Hội
nghị khoa học Công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và
chọn tạo giống hoa, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tr. 299-306.
9. Bùi Thị Thu Hiền (2009), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao
năng suất, chất lượng hoa lan Hoàng Thảo lai (Dendrobium Hybrid), Luận
văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội,
tr. 103-104.
10. Lê Văn Hoà, Dương Thị Mỹ Phụng, Nguyễn Quốc Hội, Nguyễn Văn Ân
(2007), “Khả năng gây đột biến nhân tạo hoa lan cắt cành Dendrobium
142

bằng tia gama”, Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học thực vật trong công
tác nhân giống và chọn tạo giống hoa, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí
Minh, Hồ Chí Minh, tr. 175-188.
11. Trần Hợp (1990), Phong lan Việt Nam, Tập 1 - 2, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội,
tr. 68 - 92.
12. Phan Thúc Huân (1989), Hoa lan, Cây cảnh và vấn đề phát triển sản xuất,
kinh doanh, xuất khẩu, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 38 - 46.
13. Huỳnh Thanh Hùng (2007), “Nghiên cứu các vật liệu làm giá thể trồng lan
Dendrobium tại Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh”, Tạp chí KHKT nông Lâm nghiệp,
3, tr. 7-12.
14. Hoàng Thị Lan Hương, Nguyễn Xuân Linh, Phạm Thị Liên (2004), “Nghiên
cứu quy trình nhân giống lan Hồ điệp Moscow bằng phương pháp nuôi cấy
in vitro”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 3, tr. 355-356.
15. Thiên Kim (2009), Phương Pháp Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan, Nxb Mỹ
thuật, tr. 1-272.
16. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2005), Giáo trình phương pháp thí
nghiệm, Nxb Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 90-95.
17. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều
khiển sự ra hoa đồng loạt của các giống lan Hoàng Thảo nhập nội
(Dendrobium) tại Văn Giang - Hưng Yên, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông
nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
18. Vũ Ngọc Lan (2011), Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng một số giống lan
rừng thuộc chi Hoàng Thảo (Dendrobium), Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 118-120.
19. Vũ Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Giang (2010), “Ảnh hưởng của
giá thể trồng đến quá trình sinh trưởng của lan Hoàng Thảo trúc đen
(Dendrobium Hancockii Rolfe)”, Tạp chí khoa học và phát triển, 8(5), tr. 757.
20. Phạm Thị Liên (2002), Nghiên cứu đánh giá và phát triển một số giống địa lan
ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa
143

học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tr. 130-153.


21. Phạm Thị Liên (2010), Nghiên cứu quy trình công nghệ phát triển một số
giống phong lan hoàng thảo tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu.Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ,
Viện Di truyền Nông nghiệp, tr. 114-115.
22. Phạm Thị Liên, Trần Thuý Oanh, Lê Thanh Nhuận (2009), “Kết quả thu thập,
đánh giá và tuyển chọn một số giống Phong lan Hoàng Thảo (Dendrobium)
nhập nội tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Nông nghiệp Việt Nam, 3(12), tr. 15-20.
23. Nguyễn Xuân Linh (1998), Hoa và kỹ thuật trồng hoa, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 145 - 162.
24. Nguyễn Xuân Linh (2002), Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, tr. 92 - 108.
25. Nguyễn Xuân Linh (2002), Điều tra, thu thập, đánh giá, bảo tồn nguồn gen
hoa cây cảnh khu vực khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 9-15.
26. Nguyễn Xuân Linh (2005), “Thu thập đánh giá nguồn gen di truyền để góp
phần cải tiến một số giống hoa phong lan ở Việt Nam”, Báo cáo thực hiện
nhiệm vụ khoa học công nghệ theo nghị định thư năm 2003, tr. 1-24.
27. Vũ Quốc Luận, Dương Tuấn Nhựt (2007), “Bước đầu nghiên cứu khả năng tạo
chồi hoa Dendrobium Mild Yumi. trong nuôi cấy in vitro”, Hội nghị khoa
học Công nghệ sinh học thực vật trong công tác nhân giống và chọn tạo
giống hoa, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 63-70.
28. Nguyễn Thị Kim Lý (2009), Hoa và cây cảnh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
29. Nguyễn Thị Kim Lý (2009), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật DAS-ELISA, phát
hiện virut gây hại trên giống lan Cattleya ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam,
Tạp chí Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 3 (225 -
2009), tr. 26 - 33.
30. Trần Mạnh (2010), Sổ tay trồng và chăm sóc Cát lan - Cattleya,
(tamgroup.vn/tailieunongnghiep/upload/tailieu/901326766536.pdf), tr. 14-16.
144

31. Nguyễn Công Nghiệp (2000), Trồng Hoa lan, Nxb Trẻ, Hà Nội, tr. 17 - 268.
32. Brian and Sara Rittershausen; Trần Minh Nhật biên dịch (2007), Những điều
cơ bản về hoa lan, Nxb trẻ TPHCM, tr. 94-120
33. Trần Duy Quý (2005), Sổ tay người Hà Nội chơi lan, Nxb Nông Nghiệp, Hà
Nội, tr. 53-70.
34. Nguyễn Quang Thạch (2000), “Trồng hoa xuất khẩu ở miền Bắc cơ hội và
thách thức”, Tạp chí khoa học và tổ quốc, 12, tr.28-29.
35. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Lâm Hải (2005). Lan
Hồ điệp. Kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi giống, Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, tr. 55-80.
36. Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga (2010), “Nghiên cứu ứng dụng phương
pháp nuôi cấy lát mỏng trong nhân nhanh các giống lan Vanda, Cattleya,
Phalaenopsis”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 462.
37. Hoàng Ngọc Thuận (2000), Giáo trình hoa cây cảnh, Nxb Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
38. Nguyễn Hạc Thuý (2001), Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng
và phân bón cho năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 20-295.
39. Hà Thị Thúy (2011), Quy trình nuôi cấy tế bào lớp mỏng và tái sinh cây giống
lan Hoàng thảo (Dendrobium) bản địa, Báo cáo Đề tài khoa học công
nghệ, Viện Di truyền Nông nghiệp.
40. Minh Trí, Xuân Giao (2010), Kỹ thuật trồng hoa lan, Nxb Khoa học tự nhiên
và công nghệ, Hà Nội, tr. 65.
41. Phan Văn Trường (2008), Nghiên cứu quy trình điều khiển ra hoa của loài lan
Vũ Nữ (Oncidium) tại Viện sinh học Nông nghiệp, Trường đại học Nông
nghiệp Hà Nội, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, Hà Nội, tr. 13-27.
42. Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006). “Áp dụng các chất điều hòa tăng trưởng
thực vật nhằm làm tăng số nụ hoa và chất lượng hoa lan Dendrobium sp”.
Tạp chí KHKT Nông Lâm Nghiệp, 3, tr. 23-26.
43. Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006). “Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy invitro để
145

nghiên cứu sự phát triển của phát hoa Dendrobium Sonia”. Tạp chí Phát
triển Khoa học và Công nghệ, tập 9, 9, tr. 83-88.
44. Trịnh Cẩm Tú, Bùi Trang Việt (2006). “Vai trò của các chất điều hòa tăng
trưởng thực vật trong sự phát triển của phát hoa Dendrobium Sonia”. Tạp
chí KHKT Nông Lâm nghiệp, 1, tr. 24-28.
45. Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên (2005), Nhân giống lan Dendrobium bằng
phương pháp gieo hạt in vitro, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr. 44-45.
46. Đào Thanh Vân, Đặng Thị Tố Nga (2008), Giáo trình hoa lan, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 23-39.
47. Viện nghiên cứu Rau quả (2009), Báo cáo tổng kết, kết quả thực hiện đề tài
“Thu thập đánh giá nguồn gen hoa lan Việt Nam và lưu giữ chúng ở hai
vùng Miền núi phía Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ”, Hà Nội.
48. Viện nghiên cứu Rau quả (2009), Báo cáo tổng kết, kết quả thực hiện đề
tài“Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Đài Loan trong phát triển Rau Hoa
quả ở Việt Nam”, Hà Nội.
49. Viện nghiên cứu Rau quả (2010), Báo cáo sơ kết, kết quả thực hiện dự án sản
xuất thử nghiệm “Hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số
giống hoa lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp”, Hà Nội.
50. Ngô Quang Vũ (2002), “Những con số hấp dẫn về thị trường lan cắt cành thế
giới”, Tạp chí Hoa cảnh, tháng 10/ 2002.
51. Dương Hoa Xô, Nguyễn Đăng Nghĩa (2008). Nghiên cứu ứng dụng một số biện
pháp kỹ thuật mới để phát triển mô hình sản xuất hai nhóm hoa lan
Dendrobium và Mokara. Trung tâm công nghệ sinh học Tp.Hồ Chí Minh.
52. http://www.aquabird.com.vn/forum/archive/index.php/t-21524.html
53. http://www.hoaphonglan.org/news/detail.php?ID=1564
54. http://www.rainforest-orchids.co.uk/page50.htm
55. http://www.rauhoaquavietnam.vn/printversion.aspx?ContentID=3434
56. http://vietbao.vn/The-gioi/Indonesia-tang-cuong-xuat-khau-phong-
lan/40131027/159/
146

57. http://www.vietnamplus.vn/Home/Nhung-vuon-lan-quy-trong-long-thu-do-Ha-
Noi/200911/25208.vnplus
58. http://www.hcmbiotech.com.vn/print.php?id=553&p=news&f1=title_vn&f2=d
etail_vn
59. http://www.hcmbiotech.com.vn/print.php?id=15&p=research_board&f1=title_
vn&f2=detail_vn
60. http://www.hoalanvietnam.org/article-print.asp?url=/Article.asp&ID=12 /335
Tiếng Anh
61. Belarmino MM and Mii M. (2000), “Agrobacterium-mediated genetic
transformation of a Phalaenopsis orchid”, Plant Cell, 19, p. 435-442.
62. Bernard, N. (1904b), “Recherches experimentales sur les orchdées”, Revue
Génerale de Botanique, 16, p.405-470.
63. Bowman J. L., Smyth D. R. and Meyerowitz E. M. (1991), “Genetic
interactions among floral homeotic genes of Arabidopsis”, Development,
112, p.1-20.
64. Burgeff, H. (1909), Die wurzelpilze der Orchideen, ihre kultur unh ihr Leben in
der Pflanze, Verlag von Gustav Fischer, Jena, p. 73.
65. Carnette C. Pulma, Jovita A. Anit and Alexander B. Quilang (2007), “An
inorganic fertilizer as a culture medium for Cattleya seedling culture”,
AsPac J. Mol. Biol. Biotechnol, 18 (1), p. 229-231.
66. Carpenter R. and Coen E. S. (1990), “Floral homeotic mutations produced by
transposon mutagenesis in Antirrhinum majus”, Genes Dev., 4, p. 1483-1493.
67. Chai Mingliang and Kim Doohwan (2004), “Establishment of Agrobacterium-
mediated Transformation in Phalaenopsis”, Acta Horticulturae Sinica, 31
(4), p. 537-539.
68. Chen, J. T., Chan, C. and Chang, W. C. (1999), “Direct somatic embryogenesis
on leaf explants of Oncidium Gower Ramsey and subsequent plant
regeneration”, Plant Cell Report, 19, p. 143-149.
69. Chen, J. T. and Chang, W. C. (2000), “Efficient plant regeneration through
somaticembry genesis from callus cultures of Oncidium (Orchidaceae)”,
147

Plant Sci., 160, p. 87-93.


70. Chen, J. T. and Chang, W. C. (2001), “Effect of auxins and cytokinins on direct
somatic embryogenesis on leaf explant of Oncidium”, Plant Growth Reg., 34,
p. 229-232.
71. Chen, J. T. and Chang, W. C. (2002), “Effect of tissue culture conditions and
explant characteristics on direct somatic embryogenesis in Oncidium
Gower Ramsey”, Plant Cell Tiss. Org. Cult., 69, p. 41-44.
72. Chia, T.F., Y.S. Chan and N.H. Chua (1994), “The firefly luciferase gene
as a non-invasive reporter for Dendrobium transformation”. Plant J., 6,
p. 441-446.
73. Chung, W. C.; Chen, L. W.; Huang, J. H.; Huang, H. C.; Chung, W. H. (2011),
“A new 'forma specialis' of Fusarium solani causing leaf yellowing of
Phalaenopsis”, Plant Pathology, 60 (2), p. 244-252.
74. Dai ChuanYun; Liu TengFei; Guan TianBing; Liu WanHong (2011),
“Optimization of medium formula for the proliferation of Dendrobium
candidum Wall. ex Lindl. Protocorm”, Medicinal Plant, 2 (2), p. 1-2.
75. Delforge, - P., Jul-Aug (1995), Some obervations on the orchids of the island of
Euboea (Greece), Naturalistes-Belges (Belgium), p. 128 - 143.
76. Dressler R. L. (1993), “Phylogeny and classification of the orchid family”,
Lindleyana, 5, p. 117-125.
77. Fure-Chyi Chen, Wan-Ling Wu, Chun-Hua Pan, Irwin Yau-Yuan Chu & Yau-
Wen Yang (2000), “070 Genetic Identification of Oncidium varieties by
RAPD markers”, Hort Science, 35 (3), p. 400.
78. Garner, W. W., H. A. Allard (1920), “Effect of the relative length of day and
night and other factors if the environment on growth and reproduction in
plants”. Mon. Wea. Rev., 48, 415-415.
79. Goh, C. J. (1970), “Tissue culture of Vanda Miss Joaquim”, I. Natl. Acad. Sci.,
2, p. 31-33.
80. Goh, C.J. (1973), “Meristem culture of Aranda Deborah”, Malayan Orchid
Rev., 11, p. 10-15.
148

81. Goh, C. J and Loh, C. S (1975), “Further observations on meristem culture of


Aranda Deborah”, Malayan Orchid Rev., 12, p. 10-13.
82. Goh, C. J. and Yang, A.L. (1978), “Effects of growth regulators and
decapitation on flowering of Dendrobium orchid hybrids”, Plant science
Letters 12, p. 287-292.
83. Goh, C. J. (1979). Hormonal regulation of flowering in a sympodial orchid
hybrid Dendrobium Louisae. The New Phytologist, 82, p. 375-380.
84. Guek Eng Sim, Chong Jin Goh and Chiang Shiong Loh (2008), Induction of in
vitro flowering in Dendrobium Madame Thong-In (Orchidaceae) seedlings
is associated with increase in endogenous N6-(∆2-isopentenyl)-adenine (iP)
and N6-(∆2-isopentenyl)-adenosine (iPA) levels, Plant Cell Reports, 27 (8),
p. 1281-1289.
85. Guo YiHong; Sun HongJie; Shi JiQing; Wu Ya (2010), Optimization and
screening of transplanting medium of Dendrobium officinale Kimura et
Migo in Suzhou, Medicinal Plant, 1 (12), p. 12-14.
86. He, S. L; DeZheng, K.; Qiu, Y. S. and QiXiang, Z. (2003). “Effect of carbon
sources and organic compounds on the multiplication of Oncidium aloha
var. Iwanaga protocorm-like body”, Lournal of Henan Agricultural
University, 37, p. 154-157.
87. José Geraldo Zaparolli Vieira, Lilian Keiko Unemoto, Jorge Kaoro Yamakami,
Getulio Takashi Nagashima, Ricardo Tadeu de Faria, Ricardo Sfeir de
Aguiar (2009), Propagação in vitro e aclimatização de um híbrido de
Cattleya Lindl. (Orchidaceae) utilizando polpa de banana e água de coco (In
vitro propagation and aclimatization of Cattleya Lindl. (Orchidaceae) using
banana pulp and coconut water), Científica, Jaboticabal, 37 (1), p. 48 - 52.
88. Khosravi, Alireza and Abdul Kadir, Mihdzar and Kadzemin, S. B. and
Qamaruz Zaman, Faridah and De Silva, Angela Ee (2009), RAPD analysis
of colchicine induced variation of the Dendrobium Serdang beauty, African
Journal of Biotechnology, 8 (8), p. 1455-1465.
149

89. Kim Hor Hee; Chiang Shiong Loh; Hock Hin Yeoh (2007), “Early in vitro
flowering and seed production in culture in Dendrobium Chao Praya Smile
(Orchidaceae)”, Plant Cell Report, 26, p. 2055-2062.
90. Knudson, L. (1922a), Nonsymbiotic germination of orchid seeds, Botanical
Gazette, 73, p.1-25.
91. Knudson, L. (1922b), Raising seedling on sugar, The garden Magazine, 36,
p.162-163.
92. Koopowitz, -H (1986), A gene bank to conserve orchids, American-Orchid-
Society-Bulletin, 55:3, p. 247 - 250.
93. Kyaw Thu Moe, Weiguo Zhao, Hong-Seon Song, You-Hyen Kim, Jong-Wook
Chung, Young-Il Cho, Pue Hee Park, Ha-Seung Park, Soo-Cheon
Chae, Yong-Jin Park (2010), “Development of SSR markers to study
diversity in the genus Cymbidium”, Biochemical Systematics and Ecology,
38, p. 585-594.
94. Leonid v. Averyanov& Anna L. Averyanova, 2003, Updated checklist of the
orchids of Vietnam, Vietnam National University Publising House, Hanoi,
p. 102.
95. Loh, Goh, C. J., and Rao, A. N (1978), “Some factors affecting morphogenesis
of Aranda orchid tissue culture”, Proc. Symp. Orchidology, Orchid Soc.
South East Asia, Singapore, p. 43-55.
96. Lone, A. B.; Barbosa, C. M.; Takahashi, L. S. A.; Faria, R. T. de (2008),
Acclimatization of the Cattleya (Orchidaceae) in alternative substrates to
tree fern fiber and sphagno, Acta Scientiarum - Agronomy, 30 (4), p. 465-
469.
97. Michael S. Benner, Michael D. Braunstein and Michael U. Weisberg (1995),
Detection of DNA polymorphisms within the genus Cattleya
(Orchidaceae), Plant Molecular Biology Reporter, 13 (2), p. 147-155.
98. Morel, G. (1960), “Producing virus-free Cymbidiums”, Am. Orchid Soc. Bull,
29, p. 495-497.
150

99. Morel, G (1964), “A new means of clonal propagation of orchids”, Am Orchid


Soc Bull, 33, p. 473-478
100. Pan-Chi Liou (2005), Marching towward the Market - the Business Potential
for Agricultural Biotechnology in Taiwan, Horticultural Division
Agricultural Research Institute. Council of Agriculture, Executive Yuan.
Taichung Hsien 42301, Taiwan ROC, p. 89.
101. Pedroso-de-Moraes, C.; Souza, M. C. de; Ronconi, C. C.; Marteline, M. A.
(2011), “Response of Cattleya hybrids for Fusarium oxysporum f. sp.
Cattleyae Foster”, Brazilian Archives of Biology and Technology, 54 (2), p.
267-271.
102. Rebecca G. Bichsel and Terri W. Starman (2008), “Nitrogen, Phosphorus, and
Potassium Requirements for Optimizing Growth and Flowering of the Nobile
Dendrobium as a Potted Orchid”, HortScience April, 43 (2), p. 328-332.
103. Rech, A. R.; Rosa, Y. B. C. J.; Silva, H. M. da (2010), “Behavior of dendróbio
borboleta (Dendrobium phalaenopsis var. compactum C.T. White -
Orchidaceae) under different shade levels (Comportamento de dendróbio
borboleta (Dendrobium phalaenopsis var. compactum C.T. White -
Orchidaceae) sob diferentes níveis de sombreamento)”, Revista Agrarian, 3
(7), p. 84-87.
104. Rezende, J. C. de; Ferreira, E. A.; Pasqual, M.; Villa, F.; Santos, F. C. (2009),
“Growth regulators and sucrose on the in vitro development of Cattleya
loddigesii sp.”, Revista Agrarian, 2 (3), p. 99-114.
105. Sagawa, Y. and Kunisaki, J. T. (1982), “Clonal propagation of orchid by tissue
culture”, Plant tissue culture (A. Fujiwara, ed), Maruzen, Tokyo, p. 683-684.
106. Scully, R (1967), “Aspects of meristem culture in the Cattleya alliance,
Amer.”, Orchid Soc. Bull, 36, p. 103-108.
107. Seidel Júnior, D.; Venturieri, G. A. (2011), “Ex vitro acclimatization of
Cattleya forbesii and Laelia purpurata seedlings in a selection of
substrates”, Acta Scientiarum - Agronomy, 33 (1), p. 97-103.
151

108. Soebijanto, Widiastoety, -D (1987), “Stimulation of growth of orchid


seedlings, Aranda cv. Christine No. 130”, Bunetin-Penelitian-Hortikultura,
15 (3), p. 25 - 31.
109. Supaporn, Pornprasit (2005), “Effects of fertilizers and some plan growth
regurators on growth and flower quality of Dendrobium Ekapol “Panda
no.1”, Botanical-Gazette, Bangkok (Thailand), p. 165-172.
110. Supinrach, S.; Supinrach, I. (2011), “Study of medias on growth seedling
Cattleya and Phalaenopsis”, Proceedings of the 49th Kasetsart University
Annual Conference, Kasetsart University, 1, p. 264-271.
111. Vichiato, M. R. de M.; Vichiato, M.; Castro, D. M. de; Dutra, L. F.; Pasqual
(2007), “M. Alongamento de plantas de Dendrobium nobile Lindl. com
pulverização de ácido giberélico”, Ciência e Agrotecnologia, Lavras, 31 (1),
p. 16-20.
112. Wang, Y., and. Luo, J.P., Zha, X.Q. (2005), “Protocorm-like body formation
and plant regeneration of Dendrobium huoshanense, an endangered
medicinal plant”, ISHS Acta Horicultural, 725, p. 115-201.
113. Widiastoety,-D; Bahar,-F.A, (1995), “The influence of light intensify on the
growth of young Dendrobium orchid”, Journal- Hortikultura (Indonesia), p.
64-70.
114. Widiastoety D., Bahar F.A. (2005), “ Effect of different sources and dosages
of carbohydrate on the growth of plantlet of Dendrobium orchid”, Journal
Hortikultura (Indonesia), p.76-80.
115. Yin-Tung Wang (1995), “Medium and Fertilization Affect Performance of
Potted Dendrobium and Phalaenopsis”, HortTechnology, 5 (3), p. 234-237.
116. Yu, H., Yang, S.H., and Goh, C.J. (2001), “Agrobacterium-mediated
transformation of a Dendrobium orchid using the class 1 knox gene
DOH1”, Plant Cell, 20, p. 301-305.
117. Zhang Taoli1, Yin Junmei1 (2009), “Effect of Different Nitrogen Sources on
Growth and Development and Mineral Element Content of Oncidium”,
152

Chinese Journal of Tropical Agriculture, 7, p. 36-42.


118. CBI (2007), The cut flower and foliage market in the EU, CBI market survey
report, 2007, p. 1-20.
119. USDA (United State Department of Agriculture) (2004), Economic Research
Service, Briefing Room- Floriculture crops: Trade. 2004, p. 18-26.
120. http://www.actahort.org/members/showpdf?booknrarnr=878_45
121. http://www.aos.org/Default.aspx?id=75
122. http://www.clanorchids.com/culture/oncicult.htm
153

PHỤ LỤC

1. Hình ảnh thí nghiệm

CT3 CT4 CT1 CT2


Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng phát triển của lan On5
giai đoạn vườn ươm

Ảnh hưởng của chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến khả năng ra hoa
của lan On1
154

CT2

CT3 CT4

Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa của lan On1
155

CT2 CT1

CT3
Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến sinh trưởng của lan Den5
156

Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến
khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5
157

CT4 CT5

CT6

Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của lanCat6
158

Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến chất lượng của lan Cat6
159

2. Sơ đồ nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và tuyển chọn một
số giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.

Thí nghiệm 1: Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan nhập nội Thí nghiệm 2: Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan nhập
giai đoạn vườn ươm nội giai đoạn vườn sản xuất

Nội dung 2: N/c một số BPKT cho các giống lan Cattleya, Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các
Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm giống lan đã được tuyển chọn ở giai đoạn vườn sản xuất

TN3: Ả/h của thời TN 4: Ả/h của giá TN 5: Ả/h của phân TN 6: Ả/h của chất TN 7: Ảnh hưởng TN 8: Ảnh hưởng TN 9: Ảnh hưởng
vụ ra ngôi đến tỷ lệ thể đến tỷ lệ sống bón lá đến sinh điều tiết sinh trưởng của biện pháp che của giá thể đến khả của phân bón lá
sống, khả năng sinh và khả năng sinh trưởng của các đến tỷ lệ sống và sáng đến khả năng năng sinh trưởng, đến khả năng sinh
trưởng của các trưởng của các giống lan được khả năng sinh sinh trưởng, phát phát triển và chất trưởng, phát triển
giống lan được giống lan được tuyển chọn trong trưởng của các triển và chất lượng lượng hoa giống và chất lượng hoa
tuyển chọn ở giai tuyển chọn ở giai giai đoạn vườn giống lan được hoa giống lan Den5 lan On1 giống lan Cat6
đoạn vườn ươm đoạn vườn ươm ươm tuyển chọn trong
giai đoạn vườn ươm

Nội dung 4: Nghiên cứu một số kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các giống hoa lan
Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn

TN 10: Ảnh hưởng của loại đèn chiếu TN 11: Ả/h của thời gian xử lý chiếu TN 12: Nghiên cứu ảnh hưởng của TN 13: Nghiên cứu ảnh hưởng của
sáng bổ sung đến khả năng ra hoa và sáng bổ sung đến sinh trưởng, phát thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết chất kích thích ra hoa đến khả năng ra
chất lượng hoa của lan Den5 và On1 triển của lan Den5 và On1 hợp che nilon đến khả năng ra hoa và hoa và chất lượng hoa của lan Cat6
chất lượng hoa của lan Den5 và On1

Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho các giống lan
160

3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

3.1. Thí nghiệm 1

Đối với lan Cattleya


CT1 CT6 CT2 CT5 CT3 CT4 CT7
Lần nhắc lại 1:

Lần nhắc lại 2: CT4 CT3 CT1 CT2 CT5 CT6 CT7

Lần nhắc lại 3:


CT7 CT3 CT6 CT4 CT5 CT2 CT1
Đối với lan Dendrobium
CT1 CT5 CT2 CT6 CT4 CT3
Lần nhắc lại 1:

Lần nhắc lại 2: CT6 CT3 CT5 CT2 CT4 CT1

Lần nhắc lại 3:


CT2 CT1 CT4 CT5 CT6 CT3
Đối với lan Oncidium
CT1 CT4 CT3 CT5 CT6 CT2
Lần nhắc lại 1:

Lần nhắc lại 2: CT1 CT6 CT5 CT4 CT2 CT3

Lần nhắc lại 3:


CT2 CT4 CT6 CT5 CT3 CT1
3.2. Thí nghiệm 3
CT1 CT2 CT3 CT2 CT1 CT2
Đối với lan Cat6
CT4 CT3 CT1 CT4 CT3 CT4

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan Den5 CT3 CT4 CT2 CT3 CT2 CT1

CT2 CT1 CT1 CT4 CT4 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan On1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT4 CT2

CT4 CT1 CT2 CT3 CT1 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3


161

3.3. Thí nghiệm 4 CT2 CT4 CT1 CT3 CT4 CT2

Đối với lan Cat6 CT3 CT1 CT2 CT4 CT3 CT1

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan Den5 CT4 CT3 CT1 CT4 CT1 CT2

CT2 CT1 CT3 CT2 CT4 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan On1 CT4 CT3 CT2 CT1 CT1 CT2

CT1 CT2 CT3 CT4 CT3 CT4

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

3.4. Thí nghiệm 5


CT1 CT2 CT2 CT3 CT4 CT1
Đối với lan Cat6
CT4 CT3 CT1 CT4 CT2 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan Den5 CT3 CT1 CT2 CT1 CT3 CT2

CT4 CT2 CT3 CT4 CT4 CT1

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan On1 CT1 CT3 CT3 CT4 CT2 CT4

CT4 CT2 CT1 CT2 CT1 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

3.5. Thí nghiệm 6


CT1 CT4 CT4 CT1 CT2 CT1
Đối với lan Cat6
CT2 CT3 CT3 CT2 CT4 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3


CT1 CT4 CT1 CT2 CT2 CT4
Đối với lan Den5
CT2 CT3 CT3 CT4 CT3 CT1
162

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3


CT2 CT4 CT1 CT3 CT2 CT1
Đối với lan On1
CT3 CT1 CT4 CT2 CT3 CT4

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

3.6. Thí nghiệm 7


CT1 CT3 CT3 CT4 CT4 CT2

CT2 CT4 CT2 CT1 CT1 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

3.7. Thí nghiệm 8


CT5 CT3 CT4 CT1 CT2
Lần nhắc lại 1:

Lần nhắc lại 2: CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Lần nhắc lại 3:


CT4 CT5 CT1 CT3 CT2

3.8. Thí nghiệm 9


CT4 CT3 CT6 CT6 CT5 CT3 CT4 CT6 CT4

CT5 CT2 CT1 CT1 CT4 CT2 CT3 CT2 CT5

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

3.9. Thí nghiệm 10

Đối với lan Den5


CT3 CT5 CT1 CT2 CT4
Lần nhắc lại 1:

Lần nhắc lại 2: CT4 CT2 CT1 CT3 CT5

Lần nhắc lại 3:


CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

Đối với lan On1


CT4 CT5 CT2 CT1 CT3
Lần nhắc lại 1:
163

Lần nhắc lại 2: CT1 CT5 CT3 CT4 CT2

Lần nhắc lại 3:


CT1 CT5 CT3 CT2 CT4

3.10. Thí nghiệm 11


CT4 CT2 CT1 CT3 CT4 CT3
Đối với lan Den5
CT1 CT3 CT4 CT2 CT2 CT1

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan Den5 CT3 CT1 CT4 CT3 CT1 CT4

CT4 CT2 CT1 CT2 CT2 CT3

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

3.11. Thí nghiệm 12


CT1 CT2 CT3 CT1 CT3 CT2 CT3 CT1 CT2
Đối với lan Den5

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

Đối với lan On1 CT2 CT1 CT3 CT1 CT3 CT2 CT3 CT2 CT1

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3

3.12. Thí nghiệm 13


CT3 CT4 CT1 CT3 CT2 CT4

CT2 CT1 CT2 CT4 CT3 CT1

Lần nhắc lại 1 Lần nhắc lại 2 Lần nhắc lại 3


164

4. Số liệu thu thập tóm tắt và thống kê mô tả


4.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống lan nhập nội giai đoạn vườn ươm
4.1.1. Cattleya
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 52,4 16,6 4,52 4,52 10,55 3,52
1 2 43,9 14,02 3,8 3,8 8,92 3,2
1 3 51,8 15,77 4,43 4,43 9,76 3,43
1 4 40,1 14,45 3,19 3,19 8,4 3,19
1 5 49,2 13,6 4,01 4,01 9,03 3,65
1 6 54 16,91 4,65 4,65 10,98 3,76
1 7 51,3 13,59 3,9 3,9 8,83 3,2
2 1 50,5 16,23 4,315 4,315 10,229 3,28
2 2 42,8 13,675 3,587 3,587 8,624 3,018
2 3 50 15,371 4,217 4,217 9,373 3,221
2 4 39,1 14,073 2,987 2,987 8,077 2,981
2 5 47,8 13,326 3,815 3,815 8,96 3,424
2 6 51,8 16,534 4,63 4,63 10,631 3,526
2 7 49,4 13,327 3,84 3,84 8,525 3,02
3 1 51 15,77 4,065 4,065 9,821 3,1
3 2 43,2 13,405 3,413 3,413 8,256 2,782
3 3 50,3 15,059 3,953 3,953 9,067 2,949
3 4 39,3 13,777 2,823 2,823 7,823 2,829
3 5 47,9 12,974 3,575 3,575 8,11 3,126
3 6 52,6 16,056 3,92 3,92 10,189 3,214
3 7 50,2 12,983 3,36 3,36 8,145 2,78
4.1.2. Dendrobium
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 62,8 22,4 3,65 11 13 2,4
1 2 50,2 23,8 2,36 9,73 11,4 2,52
1 3 53,37 21,77 2,94 9,67 12,15 2,9
1 4 65,2 24,3 2,82 8,5 12,92 2,71
1 5 67,35 24,35 4,17 10,94 14,43 2,65
1 6 57,55 21,55 2,2 9,35 10,95 2,32
2 1 61,8 21,4 3,42 10,43 12,44 2,15
2 2 48,43 22,03 2,076 9,24 10,78 2,33
2 3 51,9 20,3 2,72 9,257 11,41 2,64
2 4 63,48 22,58 2,57 8,05 12,12 2,35
2 5 65,89 22,89 3,94 10,49 13,7 2,44
2 6 56,47 20,47 2,02 8,84 10,37 2,13
3 1 59,9 19,5 3,13 10,07 11,76 2,05
3 2 47,47 21,07 1,864 8,93 9,92 2,05
3 3 51,03 19,43 2,44 8,673 10,94 2,26
3 4 62,42 21,52 2,41 7,75 11,56 2,14
165

3 5 63,56 20,56 3,59 9,77 12,67 2,11


3 6 54,88 18,88 1,78 8,51 9,58 1,85
4.1.3. Oncidium
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 73 14,9 3,47 4,9 12,2 1,38
1 2 69,6 17,8 4 5,23 15,1 1,7
1 3 54,16 17,16 3,2 4,5 15,3 2,36
1 4 60,25 18,65 3,6 5,12 14,5 2,15
1 5 68,53 17,63 4,1 5,8 13,5 2,1
1 6 65,9 12,9 3,25 4,71 10,18 1,26
2 1 72,3 14,2 3,23 4,56 11,56 1,17
2 2 68,5 16,7 3,67 4,76 14,2 1,52
2 3 53,25 16,25 3,02 4,22 14,21 2,14
2 4 59,02 17,42 3,25 4,68 13,63 1,85
2 5 67,6 16,7 3,84 5,43 12,88 1,94
2 6 65,08 12,08 3,02 4,36 9,6 1,13
3 1 71,3 13,2 2,9 4,34 10,74 1,05
3 2 67,7 15,9 3,43 4,41 13 1,28
3 3 52,49 15,49 2,78 3,88 13,39 1,8
3 4 58,03 16,43 3,05 4,3 12,97 1,7
3 5 66,37 15,47 3,46 4,97 12,02 1,66
3 6 64,02 11,02 2,73 4,13 8,72 0,91
4.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống lan nhập nội giai đoạn vườn sản
xuất
4.2.1. Cattleya
Lần Công Chiều cao Đường kính Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức cây (cm) thân (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 37,3 2,5 11,1 10,9 22,1 5,46
1 2 31,7 2,03 7,65 7,42 18,55 4,05
1 3 36,35 2,6 11,27 10,17 22,12 5,37
1 4 35,3 2,35 10,22 9,95 20,87 4,95
1 5 33,32 2,09 8,88 8,6 19,8 4,14
1 6 37,95 2,8 12,43 11,25 23,25 6
1 7 34,26 2,01 9,15 8,98 22,16 5,61
2 1 35,74 2,27 10,57 10,44 20,74 4,97
2 2 30,57 1,825 7,15 7,15 16,9 3,673
2 3 34,48 2,28 10,68 10,53 20,2 4,94
2 4 34 2,13 9,66 9,65 19,55 4,535
2 5 31,5 1,88 8,25 8,352 17,94 3,773
2 6 35,82 2,532 11,63 11,628 21,17 5,54
2 7 32,7 1,82 8,65 8,544 20,75 5,07
3 1 33,46 2,13 9,83 10,16 18,66 4,57
3 2 28,63 1,545 6,5 6,73 15,85 3,377
166

3 3 33,27 2,02 9,85 11,1 19,18 4,39


3 4 31,8 1,82 8,92 9,2 17,48 4,015
3 5 30,28 1,73 7,77 7,948 16,86 3,487
3 6 34,53 2,168 11,04 12,222 20,08 4,96
3 7 30,54 1,57 8 8,276 18,59 4,62
4.2.2. Dendrobium
Lần Công Chiều cao Đường kính Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức cây (cm) thân (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 41,3 1,87 6,3 29,84 16,3 4,2
1 2 38,1 1,98 5,6 28,3 16,55 4,42
1 3 39 2,1 5,73 28,6 17,2 4,87
1 4 44,8 2,08 6,55 31,3 15,85 4,8
1 5 45,05 2,09 6,54 30,75 17,73 4,28
1 6 35,35 1,56 4,58 27,2 15,5 4,35
2 1 39,42 1,68 5,95 28,15 15,49 3,88
2 2 36,7 1,825 5,23 27,23 15,505 4,075
2 3 36,92 1,878 5,34 27 16,1 4,532
2 4 42,85 1,92 6,14 30,1 15,08 4,43
2 5 42,45 1,882 6,17 29,62 16,714 3,98
2 6 33,32 1,413 4,28 25,78 14,618 4,026
3 1 36,58 1,55 5,45 27,21 14,41 3,62
3 2 34,4 1,595 4,77 25,47 14,745 3,805
3 3 35,68 1,722 4,83 26 15,3 4,098
3 4 39,85 1,7 5,61 28 14,07 3,97
3 5 40,9 1,728 5,89 27,53 15,956 3,74
3 6 32,13 1,227 4,04 25,02 13,982 3,624
4.2.3. Oncidium
Lần Công Chiều cao Đường kính Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức cây (cm) thân (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 37,92 3,22 4,55 11,4 30,5 2,6
1 2 42,28 3,75 5,68 16,82 33,1 3,24
1 3 40,65 4,8 6,62 19,8 31,95 4,6
1 4 41,48 4,46 5,82 17,16 33,43 4,39
1 5 41,55 4,41 5,9 17,55 33,65 4,42
1 6 34 2,89 4,68 13,33 22,98 2,38
2 1 36,45 2,985 4,238 10,52 28,88 2,385
2 2 40,48 3,517 5,34 15,986 31 2,981
2 3 38,64 4,478 6,242 17,85 29,86 4,32
2 4 39,9 4,22 5,535 17,22 31,76 4,122
2 5 39,28 4,181 5,564 17,47 31,47 4,08
2 6 32,06 2,712 4,37 11,7 22,04 2,214
3 1 34,23 2,795 3,812 9,88 26,72 2,215
167

3 2 37,84 3,233 4,88 14,894 29,5 2,779


3 3 37,41 4,222 5,738 18,75 28,49 3,98
3 4 37,42 3,92 5,145 14,52 29,31 3,788
3 5 37,97 4,009 5,336 14,78 29,98 3,8
3 6 30,84 2,498 4,15 12,47 21,58 2,006

4.3. Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan nghiên cứu
4.3.1. Cattleya
Lần Công Khả năng Số cành Số hoa hữu
nhắc lại thức ra hoa (%) TB/cây (cành) Số nụ (nụ) hiệu (hoa)
1 1 38,1 1,52 3,4 3,19
1 2 22 1,3 2,85 2,4
1 3 39,75 1,64 3,62 3,4
1 4 35,4 1,32 2,53 2,25
1 5 19,12 1,525 3,08 2,78
1 6 58,55 1,53 3,53 3,42
1 7 22,76 1,35 2,6 2,24
2 1 36,54 1,39 3,188 3,015
2 2 20,87 1,205 2,71 2,29
2 3 37,88 1,492 3,38 3,218
2 4 34,1 1,207 2,418 2,088
2 5 17,3 1,389 2,92 2,617
2 6 56,42 1,409 3,278 3,18
2 7 21,2 1,195 2,412 2,116
3 1 34,26 1,29 3,012 2,795
3 2 18,93 1,095 2,54 2,21
3 3 36,67 1,368 3,2 2,982
3 4 31,9 1,073 2,252 1,962
3 5 16,08 1,286 2,7 2,403
3 6 55,13 1,261 3,092 3
3 7 19,04 1,055 2,188 1,944
4.3.2. Dendrobium
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) Số lá (lá)
1 1 75,1 1,42 11,1 10,47
1 2 63,1 1,2 7,5 6,9
1 3 57,8 1,21 8,94 7,44
1 4 74,6 1,32 9,78 9,39
1 5 78,45 1,53 12,22 11,7
1 6 72,45 1,18 5,68 5,25
2 1 73,22 1,292 10,67 10,13
2 2 61,7 1,105 7,231 6,581
2 3 55,72 1,094 8,572 7,124
2 4 72,65 1,207 9,435 8,972
168

2 5 75,85 1,39 11,839 11,33


2 6 70,42 1,107 5,38 4,985
3 1 70,38 1,188 10,33 9,7
3 2 59,4 0,995 6,869 6,319
3 3 54,48 0,996 8,288 6,736
3 4 69,65 1,073 8,985 8,638
3 5 74,3 1,28 11,341 10,87
3 6 69,23 1,013 5,14 4,765
4.3.3. Oncidium
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) Số lá (lá)
1 1 58,42 3,77 125,1 108,84
1 2 53,38 2,53 84,7 66,6
1 3 45,45 5,9 57,4 48,8
1 4 53,88 3,14 91,1 81,1
1 5 56,25 3,66 117,9 105,3
1 6 53 2,19 89,2 77,4
2 1 56,95 3,487 115,5 102,1
2 2 51,58 2,311 79,55 60,12
2 3 43,44 5,58 51,64 44,7
2 4 52,3 2,917 85,6 74,65
2 5 53,98 3,378 110,6 98,5
2 6 51,06 2,01 82,75 71,31
3 1 54,73 3,243 110,7 92,36
3 2 48,94 2,059 71,85 55,68
3 3 42,21 5,32 48,16 39,1
3 4 49,82 2,643 77,1 71,05
3 5 52,67 3,162 99,4 88,1
3 6 49,84 1,8 79,15 67,89
4.4. Nghiên cứu đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan nghiên cứu
4.4.1. Cattleya
Lần Công Dài cuống Đường kính Độ bền
nhắc lại thức hoa (cm) hoa (cm) Màu sắc Mùi thơm tự nhiên
1 1 14,9 13,38 Vàng cam Thơm nhẹ 18,15
1 2 11,05 12,74 Trắng môi tím Thơm nhẹ 15,07
1 3 12,38 13,6 Vàng chanh, môi tím Rất thơm 18,2
1 4 8,55 9,9 Hồng nhạt Thơm nhẹ 15,7
1 5 9,9 8,67 Tím nhạt Không mùi 13,63
1 6 15,22 14,1 Vàng, tím đậm Rất thơm 19,22
1 7 8,68 8,45 Trắng tím Không mùi 9,26
2 1 14,47 12,972 17,66
2 2 10,722 12,423 14,735
2 3 12,027 13,17 17,658
2 4 8,28 9,625 15,337
2 5 9,576 8,38 13,27
169

2 6 14,832 13,733 18,655


2 7 8,419 8,179 9,026
3 1 14,13 12,648 17,29
3 2 10,328 12,037 14,295
3 3 11,593 12,83 17,242
3 4 8,07 9,275 14,863
3 5 9,324 8,15 13
3 6 14,348 13,267 18,225
3 7 8,101 7,971 8,714
4.4.2. Dendrobium
Lần Công Dài cuống Đường kính Độ bền tự
nhắc lại thức hoa (cm) hoa (cm) Màu sắc Mùi thơm nhiên
1 1 33,02 8,35 Trắng tuyền Không thơm 44,2
1 2 28,1 8,78 Hồng sáng Không thơm 39
Tím phớt
1 3 29,75 8,62 trắng Không thơm 42,9
1 4 32,7 8,5 Trắng môi đỏ Không thơm 46,4
1 5 34,6 8,57 Đỏ Không thơm 57,7
1 6 23,68 6,95 Trắng tuyền Không thơm 36,7
2 1 30,85 7,976 41,45
2 2 26,5 8,422 37,52
2 3 28,13 8,271 40,82
2 4 30,42 8,22 43,97
2 5 32,09 8,282 54,4
2 6 22,18 6,715 34,53
3 1 29,43 7,674 39,45
3 2 24,3 7,998 35,38
3 3 25,82 8,009 39,28
3 4 28,98 7,88 40,73
3 5 30,51 8,048 52
3 6 20,14 6,435 32,87
4.4.3. Oncidium
Lần Công Dài cuống Đường kính Độ bền
nhắc lại thức hoa (cm) hoa (cm) Màu sắc Mùi thơm tự nhiên
1 1 33,97 3,81 Báo hoa môi vàng Không thơm 38,8
1 2 52,5 3,42 Báo hoa môi vàng Không thơm 33,4
1 3 43,8 4,77 Sô cô la đốm Rất thơm 26,15
1 4 48,85 5,34 Nhện môi trắng Thơm nhẹ 35,22
1 5 50 5,39 Nhện môi vàng Rất thơm 36,05
1 6 28,68 3,18 Báo hoa môi vàng Không thơm 29,18
2 1 31,97 3,65 36,07
170

2 2 50,3 3,231 31,5


2 3 42,25 4,592 24,15
2 4 46,72 5,143 33,57
2 5 47,69 5,137 33,52
2 6 27,18 3,012 27,14
3 1 30,66 3,43 34,03
3 2 47,2 3,099 29
3 3 39,95 4,348 22,6
3 4 45,43 4,877 31,11
3 5 46,31 4,953 31,53
3 6 25,14 2,898 25,58
4.5. Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng của các giống
lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm
4.5.1. Cat6
Lần Công Tỷ lệ sống Chiều Số nhánh
nhắc lại thức (%) cao (cm) (nhánh) Số lá (lá)
1 1 54 13,55 3,65 3,65
1 2 76,2 16,83 4,63 4,63
1 3 67,8 14,38 3,98 3,98
1 4 71,6 15,5 4,3 4,3
2 1 51,6 13,282 3,516 3,516
2 2 73,3 16,47 4,421 4,421
2 3 65,1 14,12 3,782 3,782
2 4 68,8 15,225 4,08 4,08
3 1 52,5 13,068 3,334 3,334
3 2 8,6 16,2 4,149 4,149
3 3 25,2 13,8 3,638 3,638
3 4 17,7 14,875 3,92 3,92
4.5.2. Den5
Lần Công Tỷ lệ sống Chiều Số nhánh
nhắc lại thức (%) cao (cm) (nhánh) Số lá (lá)
1 1 67 18,17 2,57 8,25
1 2 85,6 22,96 4,15 10,73
1 3 75 19,38 3,23 8,48
1 4 80,7 21,02 3,5 9,9
2 1 64,6 17,88 2,415 8,02
2 2 82,7 22,57 3,923 10,43
2 3 72,3 19,124 2,982 8,176
2 4 77,9 20,727 3,279 9,574
3 1 65,5 17,65 2,215 7,73
3 2 28,8 22,27 3,627 10,04
3 3 49,8 18,796 2,788 7,944
3 4 38,5 20,353 3,121 9,326
4.5.3. On1

Lần Công Tỷ lệ sống Chiều Số nhánh Số lá (lá)


171

nhắc lại thức (%) cao (cm) (nhánh)

1 1 73,6 13,7 2,85 4,25


1 2 84,6 15,9 3,63 4,83
1 3 80,2 14,05 3,18 4,38
1 4 84,7 14,37 3,4 4,8
2 1 71,2 13,482 2,716 4,116
2 2 81,7 15,573 3,421 4,621
2 3 77,5 13,824 2,982 4,182
2 4 81,9 14,122 3,18 4,58
3 1 72,1 13,318 2,534 3,934
3 2 50,6 15,327 3,149 4,349
3 3 59,2 13,526 2,838 4,038
3 4 50,3 13,808 3,02 4,42
4.6. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của các giống lan
được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm
4.6.1. Cat6

Lần nhắc Công Tỷ lệ sống Chiều cao Số nhánh Số lá Số rễ Đặc điểm hình thái cây
lại thức (%) cây (cm) (nhánh) (lá) (rễ ) con
Cây yếu, lá mềm, có
1 1 75,8 16,79 4,55 4,55 9,39 nhiều rễ đen
Cây mập, khỏe, lá mềm,
1 2 79,2 17,35 4,77 4,77 10,71 có một số rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 3 82,5 17,52 4,73 4,73 12,54 mạnh, không có rễ đen
Cây còi, lá cứng, rễ
trắng, ít, không có rễ
1 4 79,6 16,9 4,24 4,24 7,85 đen
2 1 73,4 16,581 4,413 4,413 9,185
2 2 76,3 17,124 4,585 4,585 10,518
2 3 79,8 17,278 4,61 4,61 12,284
2 4 76,8 16,72 4,088 4,088 7,713
3 1 74,3 16,429 4,237 4,237 9,025
3 2 68 16,826 4,445 4,445 10,272
3 3 61,2 17,102 4,46 4,46 12,076
3 4 67,1 16,48 3,972 3,972 7,537
4.6.2. Den5
Lần nhắc Công Tỷ lệ sống Chiều cao Số nhánh Số lá Số rễ Đặc điểm hình thái cây
lại thức (%) cây (cm) (nhánh) (lá) (rễ ) con
Cây yếu, lá mềm, có
1 1 85,6 23,29 3,93 10,77 13,8 nhiều rễ đen
Cây mập, khỏe, lá mềm,
1 2 88,1 24,5 4,15 11,1 16,33 có một số rễ đen
172

Cây mập, khỏe, lá cứng,


rễ trắng, phát triển
1 3 95,2 25,05 4,47 11,53 18,56 mạnh, không có rễ đen
Cây còi, lá cứng, rễ
trắng, ít, không có rễ
1 4 90,7 23,06 3,94 10,21 12,12 đen
2 1 83,2 22,49 3,812 10,615 13,582
2 2 85,2 23,6 3,985 10,883 16,12
2 3 92,5 24,005 4,313 11,319 18,277
2 4 87,9 22,114 3,789 10,034 11,919
3 1 84,1 21,42 3,658 10,415 13,418
3 2 79,6 22,4 3,865 10,717 15,85
3 3 65,2 23,245 4,117 11,051 18,063
3 4 74,3 21,426 3,671 9,906 11,661

4.6.3. On1
Lần nhắc Công Tỷ lệ sống Chiều cao Số nhánh Số lá Số rễ Đặc điểm hình thái cây
lại thức (%) cây (cm) (nhánh) (lá) (rễ ) con
Cây yếu, lá mềm, có
1 1 85,1 14,8 3,52 4,87 14,62 nhiều rễ đen
Cây mập, khỏe, lá mềm,
1 2 90,6 15,43 3,85 5,28 16,95 có một số rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển mạnh,
1 3 89,5 16,05 3,86 5,15 17,5 không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển mạnh,
1 4 92,4 17 4,04 5,8 19,92 không có rễ đen
2 1 82,7 14,623 3,41 4,715 14,382
2 2 87,7 15,225 3,688 5,083 16,72
2 3 86,8 15,772 3,713 5,019 17,178
2 4 89,6 16,671 3,885 5,584 19,625
3 1 83,6 14,377 3,27 4,515 14,198
3 2 73,1 14,945 3,562 4,937 16,43
3 3 75,1 15,578 3,527 4,831 16,922
3 4 69,4 16,429 3,775 5,416 19,255
4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của các giống lan được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm
4.7.1. Cat6
Lần nhắc Công Chiều cao Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng Đặc điểm hình thái cây
lại thức cây (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm) con
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 1 17,5 4,78 4,78 10,95 3,62 mạnh, không có rễ đen
173

Cây mập, khỏe, lá cứng,


rễ trắng, phát triển
1 2 18,84 5,1 5,1 12,57 3,85 mạnh, không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 3 20,68 5,21 5,21 13,8 3,91 mạnh, không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 4 19,22 4,97 4,97 12,94 3,84 mạnh, không có rễ đen
2 1 17,28 4,585 4,585 10,721 3,49
2 2 18,414 4,882 4,882 12,277 3,713
2 3 20,39 5,02 5,02 13,527 3,785
2 4 18,985 4,784 4,784 12,675 3,712
3 1 16,82 4,435 4,435 10,429 3,39
3 2 18,246 4,718 4,718 12,053 3,537
3 3 19,83 4,77 4,77 13,173 3,705
3 4 18,495 4,646 4,646 12,485 3,548
4.7.2. Den5

Lần nhắc Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Đặc điểm hình thái cây
lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) Số rễ con
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 1 25,23 4,35 11,65 13,98 2,5 mạnh, không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 2 26,56 4,8 12,08 14,3 2,62 mạnh, không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 3 28,6 5,11 12,82 15,85 2,76 mạnh, không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 4 27 4,87 11,7 15,12 2,54 mạnh, không có rễ đen
2 1 24,4 4,185 11,377 13,727 2,39
2 2 25,48 4,582 11,775 13,971 2,511
2 3 27,36 4,92 12,53 15,532 2,586
2 4 26,15 4,684 11,372 14,769 2,413
3 1 23,27 4,065 11,173 13,393 2,31
3 2 24,76 4,418 11,545 13,729 2,369
3 3 25,64 4,67 12,15 15,118 2,454
3 4 24,85 4,546 11,128 14,511 2,247
4.7.3. On1
Lần nhắc Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Đặc điểm hình thái cây
lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) Số rễ con

Cây mập, khỏe, lá cứng,


1 1 16,95 3,93 5,69 11,85 1,276 rễ trắng, phát triển
174

mạnh, không có rễ đen

Cây mập, khỏe, lá cứng,


rễ trắng, phát triển
1 2 18,8 4,05 5,91 12,58 1,277 mạnh, không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 3 20,13 4,18 6,25 13,8 1,381 mạnh, không có rễ đen
Cây mập, khỏe, lá cứng,
rễ trắng, phát triển
1 4 17,68 4,19 6,13 11,66 1,279 mạnh, không có rễ đen
2 1 16,636 3,787 5,485 11,624 1,191
2 2 18,361 3,888 5,683 12,273 1,208
2 3 19,742 4,017 6,2 13,529 1,29
2 4 17,34 3,985 5,882 11,374 1,212
3 1 16,214 3,683 5,325 11,326 1,133
3 2 18,039 3,762 5,507 12,047 1,115
3 3 19,228 3,803 5,55 13,171 1,229
3 4 16,88 3,825 5,688 11,166 1,109
4.8. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng
của các giống lan được tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm
4.8.1. Cat6
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng Tlệ nhiễm bệnh
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm) thối nhũn (%)
1 1 79,2 20,58 5,2 5,2 13,76 3,92 8,82
1 2 87,9 21,83 5,74 5,74 14,24 4,07 0
1 3 84,8 21,31 5,53 5,53 12,9 3,95 2,45
1 4 82,8 21 5,31 5,31 13,98 3,94 3,14
2 1 82,9 20,32 5,013 5,013 13,475 3,789 8,689
2 2 84,9 21,474 5,483 5,483 13,932 3,886 0
2 3 81,9 21,024 5,316 5,316 12,57 3,787 2,287
2 4 85,9 20,677 5,086 5,086 13,727 3,785 2,985
3 1 81,5 20 4,787 4,787 13,265 3,691 8,591
3 2 70,8 21,196 5,277 5,277 13,528 3,744 0
3 3 76,9 20,666 5,054 5,054 12,33 3,663 2,163
3 4 74,9 20,423 4,904 4,904 13,393 3,675 2,875
4.8.2. Den5
Tlệ nhiễm
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng bệnh thối
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm) nhũn (%)
1 1 91,3 27,7 5,1 12,63 15,76 2,6 8,12
1 2 98,3 31,12 5,56 13,2 16,42 2,95 0,5
1 3 94,7 29,18 5,24 12,88 16,1 2,84 1,85
1 4 90,2 28,34 5,33 12,86 15,99 2,72 2,44
2 1 95 27,26 4,918 12,416 15,48 2,49 7,989
175

2 2 95,3 30,4 5,277 12,877 16,127 2,786 0,5


2 3 91,8 28,69 5,021 12,621 15,775 2,687 1,687
2 4 93,3 27,73 5,08 12,581 15,723 2,589 2,285
3 1 93,6 26,64 4,682 12,154 15,26 2,41 7,891
3 2 86,3 29,98 5,063 12,623 15,753 2,664 0,5
3 3 93,4 27,93 4,739 12,299 15,525 2,573 1,563
3 4 96,4 27,33 4,89 12,359 15,387 2,491 2,175
4.8.3. On1
Lần Công Tỷ lệ Chiều cao Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng Tlệ nhiễm bệnh
nhắc lại thức sống (%) cây (cm) (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm) thối nhũn (%)
1 1 89,1 19,97 4,05 6,2 13,78 1,276 9,42
1 2 98,9 21,25 4,8 6,88 14,62 1,477 0,3
1 3 95,9 20,73 4,38 6,25 14,3 1,381 0,85
1 4 92 20,9 4,26 6,43 13,95 1,279 3,44
2 1 92,8 19,637 3,887 5,983 13,524 1,191 9,289
2 2 95,9 20,756 4,58 6,577 14,27 1,408 0,3
2 3 93 20,342 4,218 6,21 14,028 1,29 0,687
2 4 95,1 20,54 4,085 6,181 13,677 1,212 3,285
3 1 91,4 19,193 3,763 5,817 13,196 1,133 9,191
3 2 78,5 20,394 4,42 6,343 14,01 1,315 0,3
3 3 84,4 19,828 4,002 5,54 13,672 1,229 0,563
3 4 86,2 20,06 3,955 5,989 13,473 1,109 3,175
4.9. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng của lan Den5
Lần nhắc Công Chiều cao Đường Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
lại thức cây (cm) kính thân (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 44,3 1,98 6,52 29,72 16,95 4,13
1 2 45,5 1,982 6,41 29,73 17,05 4,14
1 3 47,8 1,983 6,29 29,1 17,79 4,24
1 4 48,9 1,987 7,05 30,15 17,27 4,25
2 1 43,05 1,89 6,285 29,265 16,721 3,99
2 2 43,53 1,913 6,186 29,264 16,778 4,011
2 3 46,1 1,888 6,112 28,733 17,527 4,088
2 4 47,03 1,916 6,781 29,661 16,976 4,111
3 1 41,05 1,83 6,095 28,915 16,429 3,88
3 2 42,37 1,805 6,004 28,906 16,572 3,849
3 3 43,5 1,829 5,898 28,267 17,183 3,972
3 4 44,17 1,797 6,569 29,289 16,754 3,939
4.10. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng ra hoa của giống lan Den5
Lần nhắc Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB / Số nụ Số hoa hữu
lại thức hoa (%) cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 87,7 1,38 12,15 9,44
1 2 87,9 1,482 13,1 11,56
1 3 82,8 1,485 12,98 11,88
1 4 92,1 1,588 13,81 13,11
176

2 1 85,3 1,292 11,918 9,216


2 2 85 1,391 12,38 11,282
2 3 80,1 1,411 12,678 11,579
2 4 89,3 1,487 13,525 12,823
3 1 86,2 1,228 11,632 8,944
3 2 86,3 1,327 11,72 11,058
3 3 96,3 1,304 12,442 11,341
3 4 77,8 1,425 13,165 12,467
4.11. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến chất lượng hoa giống lan Den5
Lần nhắc Công Dài cành Đ/kính cành Đường ĐB tự nhiên ĐB hoa cắt
lại thức hoa (cm) hoa (mm) kính hoa Màu sắc (ngày) (ngày)
1 1 32,93 3,77 8,41 Đỏ đậm 46,2 15,58
1 2 33,25 3,79 8,54 Đỏ đậm 52,4 16
1 3 33,98 3,8 8,42 Đỏ đậm 49,5 14,97
1 4 37,2 3,92 8,75 Đỏ đậm 54,5 16,64
2 1 32,56 3,588 8,18 44,95 15,328
2 2 32,735 3,586 8,323 49,9 15,67
2 3 33,567 3,585 8,178 48,08 14,674
2 4 36,63 3,715 8,525 51,87 16,332
3 1 32,01 3,442 8,01 42,65 14,992
3 2 32,415 3,424 8,037 48,6 15,43
3 3 32,953 3,415 8,002 45,52 14,456
3 4 36,27 3,465 8,225 50,53 15,928
4.12. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống lan On1
Lần Công Chiều cao Đường Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức cây (cm) kính thân (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 37,3 3,25 4,38 10,97 29,68 2,5
1 2 40,2 3,25 5,7 11,4 31,25 2,61
1 3 43,4 3,78 6,86 16,96 34,8 2,96
1 4 40,9 3,37 6,43 15,73 32,4 2,64
1 5 36,45 2,84 4,07 9,97 24,95 2,32
2 1 36,55 3,087 4,185 10,725 29,06 2,39
2 2 38,62 3,088 5,516 11,074 30,02 2,512
2 3 42,15 3,617 6,577 16,631 33,93 2,786
2 4 39,72 3,185 6,221 15,372 31,1 2,514
2 5 35,2 2,713 3,886 9,677 24,33 2,19
3 1 35,05 2,963 4,035 10,405 27,66 2,31
3 2 37,88 2,962 5,284 10,826 29,63 2,378
3 3 39,85 3,403 6,363 16,209 32,07 2,654
3 4 37,58 3,045 5,949 15,098 30,7 2,346
3 5 34,85 2,547 3,744 9,453 23,02 2,09
177

4.13. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa của giống lan On1

Lần Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB Số nụ Số hoa hữu


nhắc lại thức hoa (%) / cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 58,3 3,65 121,8 106,2
1 2 59,3 4,25 130,8 115,8
1 3 77,5 4,85 168,5 151,1
1 4 69,7 4,35 142 120,9
1 5 50,7 3,35 134,5 118,3
2 1 55,6 3,512 117,7 102,43
2 2 62,1 4,087 127,7 113,08
2 3 74,8 4,717 162,3 145,7
2 4 71,9 4,185 136,4 115,91
2 5 49,5 3,212 131,12 115,33
3 1 56,5 2,738 106,4 90,77
3 2 60,7 3,363 84,5 72,72
3 3 76,6 5,033 186,2 173,5
3 4 70,5 5,065 141,3 116,19
3 5 49,8 2,876 141,78 125,74
4.14. Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa của giống lan On1
Lần Công Dài cành Đường Độ bền tự
nhắc lại thức hoa (cm) kính hoa Màu sắc nhiên (ngày)
1 1 33,6 3,8 Vàng tươi 37,4
1 2 37,1 3,82 Vàng tươi 38
1 3 43,5 4,07 Vàng tươi 42,4
1 4 40,9 3,85 Vàng tươi 40,5
1 5 30,3 3,64 Vàng tươi 35,65
2 1 32,18 3,689 36,55
2 2 35,35 3,713 36,42
2 3 41,8 3,917 39,98
2 4 38,92 3,685 39
2 5 29,12 3,51 34,48
3 1 31,42 3,611 34,95
3 2 34,35 3,567 35,68
3 3 39,2 3,713 38,52
3 4 37,78 3,565 36,6
3 5 28,48 3,35 33,97
178

4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Cat6
Lần Công Chiều cao Đường Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức cây (cm) kính thân (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 37,6 2,59 12,04 12,04 22,03 5,61
1 2 38,85 2,594 13 13 23,47 5,65
1 3 37,92 2,592 12,58 12,58 22,84 5,73
1 4 38,97 2,696 14,32 14,32 24,3 5,86
1 5 39,8 2,797 13,66 13,66 25,21 6,08
1 6 41,42 2,8 15,18 15,18 25,43 6,2
2 1 35,95 2,49 11,676 11,676 21,432 5,487
2 2 37,68 2,512 12,628 12,628 22,971 5,516
2 3 36,24 2,489 12,174 12,174 22,231 5,583
2 4 37,2 2,615 13,93 13,93 23,773 5,718
2 5 38,61 2,684 13,168 13,168 24,525 5,88
2 6 39,56 2,682 14,666 14,666 24,878 6,022
3 1 35,05 2,42 11,384 11,384 21,038 5,403
3 2 35,67 2,394 12,172 12,172 22,259 5,334
3 3 35,34 2,419 11,846 11,846 21,829 5,487
3 4 36,33 2,489 13,45 13,45 23,027 5,522
3 5 36,49 2,619 12,772 12,772 24,065 5,74
3 6 38,72 2,618 14,254 14,254 24,092 5,778
4.16. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng ra hoa của giống lan Cat6
Lần nhắc Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB / Số nụ Số hoa hữu
lại thức hoa (%) cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 58,42 1,481 3,46 3,35
1 2 60,68 1,583 3,58 3,36
1 3 58,85 1,586 3,69 3,58
1 4 69,18 1,588 3,71 3,6
1 5 71,45 1,591 3,72 3,71
1 6 74,9 1,694 3,94 3,93
2 1 56,95 1,391 3,315 3,212
2 2 58,88 1,51 3,384 3,187
2 3 56,84 1,511 3,518 3,384
2 4 67,6 1,512 3,482 3,415
2 5 69,18 1,514 3,52 3,518
2 6 72,96 1,615 3,678 3,679
3 1 54,73 1,328 3,125 3,038
3 2 56,24 1,407 3,236 3,053
3 3 55,61 1,403 3,292 3,236
179

3 4 65,12 1,4 3,308 3,185


3 5 67,87 1,395 3,26 3,272
3 6 71,74 1,491 3,482 3,491
4.17. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa giống lan Cat6
Lần nhắc Công Dài cành Đường Độ bền tự
lại thức hoa (cm) kính hoa Màu sắc Mùi thơm nhiên (ngày)
1 1 15,1 14,06 Vàng - tím đậm Rất thơm 19,15
1 2 15,75 14,3 Vàng - tím đậm Rất thơm 19,77
1 3 15,42 14,37 Vàng - tím đậm Rất thơm 19,78
1 4 16,68 14,71 Vàng - tím đậm Rất thơm 22,2
1 5 17,3 15,24 Vàng - tím đậm Rất thơm 22,52
1 6 17,41 15,55 Vàng - tím đậm Rất thơm 23,85
2 1 14,725 13,723 18,67
2 2 15,272 13,874 19,331
2 3 14,74 14,024 19,268
2 4 16,5 14,271 21,736
2 5 16,49 14,83 22,034
2 6 17,23 15,069 23,262
3 1 14,275 13,317 18,28
3 2 14,878 13,526 18,799
3 3 14,84 13,606 18,852
3 4 15,42 13,919 21,164
3 5 16,61 14,33 21,446
3 6 16,06 14,681 22,788
4.18. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và
On1
4.18.1. Den5
Lần Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB Số nụ Số hoa hữu
nhắc lại thức hoa (%) / cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 16,6 1,31 10,8 9,59
1 2 32,4 1,312 11,42 10,4
1 3 41,6 1,311 11,83 10,82
1 4 57,2 1,413 12,65 12,13
1 5 60,7 1,413 13,18 12,65
2 1 16,1 1,291 10,62 9,423
2 2 34,3 1,291 11,217 10,22
2 3 39,4 1,29 11,613 10,618
2 4 60 1,39 12,408 11,918
180

2 5 58 1,389 12,903 12,415


3 1 15,9 1,299 10,68 9,487
3 2 33,2 1,297 11,263 10,28
3 3 40,5 1,299 11,657 10,662
3 4 58,3 1,397 12,442 11,952
3 5 59,2 1,398 12,917 12,435
4.18.2. On1
Lần Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB Số nụ Số hoa hữu
nhắc lại thức hoa (%) / cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 23,4 3,83 141 123,3
1 2 42,8 3,932 146,1 133,5
1 3 50,4 4,035 157,6 141
1 4 59,7 4,337 166,9 150,9
1 5 64,9 4,44 174,1 156,6
2 1 22,9 3,798 135,5 119,22
2 2 44,7 3,8976 140,15 128,99
2 3 48,2 3,9974 151,09 135,96
2 4 62,5 4,2971 159,84 145,33
2 5 62,2 4,3966 166,58 150,59
3 1 22,7 3,772 131,5 115,98
3 2 43,6 3,8704 135,85 125,41
3 3 49,3 3,9676 146,41 131,94
3 4 60,8 4,2659 154,76 140,87
3 5 63,4 4,3634 161,22 145,81
4.19. Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa của lan Den5 và
On1
4.19.1. Den5
Lần Công Dài cành Đường Độ bền tự Độ bền hoa
nhắc lại thức hoa (cm) kính hoa Màu sắc nhiên (ngày) cắt (ngày)
1 1 31,14 8,11 Đỏ nhạt 42,2 15,32
1 2 31,85 8,212 Đỏ nhạt 43,92 16,023
1 3 32,67 8,213 Đỏ đậm 44,56 16,324
1 4 35,2 8,56 Đỏ đậm 47,58 17,327
1 5 35,51 8,315 Đỏ đậm 48,3 17,729
2 1 30,991 8,098 41,986 15,2975
2 2 31,6908 8,1979 43,684 15,9974
2 3 32,4907 8,1977 44,283 16,2972
181

2 4 34,9905 8,3972 47,28 17,297


2 5 35,2904 8,2974 47,978 17,6968
3 1 30,869 8,092 41,814 15,2825
3 2 31,5592 8,1901 43,496 15,9796
3 3 32,3393 8,1893 44,057 16,2788
3 4 34,8095 8,2428 47,04 17,276
3 5 35,0996 8,2876 47,722 17,6742
4.19.2. On1
Lần Công Dài cành Đường Độ bền tự Độ bền hoa
nhắc lại thức hoa (cm) kính hoa Màu sắc nhiên (ngày) cắt (ngày)
1 1 35 3,602 Vàng nhạt 35,35 14,318
1 2 36,83 3,7022 Vàng nhạt 36,07 15,02
1 3 38,05 3,7023 Vàng tươi 36,38 15,322
1 4 40,88 3,9025 Vàng tươi 38,41 16,725
1 5 41,7 3,9027 Vàng tươi 39,13 17,327
2 1 34,68 3,599 34,975 14,2979
2 2 36,478 3,6988 35,673 14,9977
2 3 37,675 3,6987 35,972 15,2975
2 4 40,473 3,8984 37,97 16,6972
2 5 41,271 3,8985 38,668 17,297
3 1 34,42 3,599 34,675 14,2841
3 2 36,192 3,699 35,357 14,9823
3 3 37,375 3,699 35,648 15,2805
3 4 40,147 3,8991 37,62 16,6778
3 5 40,929 3,8988 38,302 17,276
4.20. Ả/h của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng sinh trưởng của lan
Den5 và On1
4.20.1. Den5

Lần Công Chiều cao Đường Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức cây (cm) kính thân (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 44,4 1,98 6,56 30,47 17,75 4,1
1 2 49,23 1,982 7,09 33,92 18,37 4,22
1 3 48,84 2,185 7,41 35,06 18,59 4,21
1 4 50,06 2,184 7,52 33,7 18,6 4,21
2 1 42,75 1,891 6,25 29,08 16,805 3,885
182

2 2 47,52 1,911 6,748 32,43 17,597 3,983


2 3 47,5 2,086 7,054 34,1 17,602 4,016
2 4 48,26 2,088 7,045 32,25 17,71 3,983
3 1 41,55 1,829 6,09 28,35 16,145 3,715
3 2 46,35 1,807 6,562 31,75 16,533 3,797
3 3 45,56 2,029 6,536 32,24 16,908 3,774
3 4 47,18 2,028 6,735 31,55 16,79 3,807
4.20.2. On1

Lần Công Chiều cao Đường Số nhánh Số lá Chiều dài Chiều rộng
nhắc lại thức cây (cm) kính thân (nhánh) (lá) lá (cm) lá (cm)
1 1 43,1 3,8 7 17,48 34,7 2,97
1 2 44,55 4,04 7,12 18,01 32,53 2,86
1 3 45,88 4,17 7,25 18,34 31,65 2,83
1 4 46,4 4,19 7,28 18,86 31,97 2,94
2 1 41,5 3,566 6,75 16,685 33,47 2,78
2 2 43,53 3,763 6,748 17,012 31,4 2,718
2 3 44,87 3,86 6,846 17,31 31,66 2,683
2 4 44,6 3,942 6,957 17,993 30,08 2,815
3 1 40,8 3,434 6,35 15,635 32,63 2,65
3 2 41,52 3,597 6,532 16,278 30,57 2,522
3 3 42,75 3,67 6,604 16,55 28,79 2,587
3 4 44 3,568 6,463 16,847 30,95 2,645

4.21. Ả/h của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và
On1
4.21.1. Den5
Lần Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB Số nụ Số hoa hữu
nhắc lại thức hoa (%) / cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 16,7 1,35 10,8 9,98
1 2 50,6 1,353 11,53 10,9
1 3 59,8 1,456 12,98 12,44
1 4 58 1,457 13,12 12,97
2 1 15,8 1,295 10,525 9,72
2 2 52,5 1,3052 11,17 10,576
2 3 57,6 1,394 12,634 12,13
183

2 4 60,8 1,407 12,662 12,569


3 1 16,4 1,255 10,175 9,4
3 2 51,4 1,2418 10,9 10,324
3 3 58,7 1,35 12,186 11,73
3 4 59,1 1,336 12,318 12,261
4.21.2. On1
Lần Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB Số nụ Số hoa hữu
nhắc lại thức hoa (%) / cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 24,1 3,94 141,7 125,1
1 2 55,4 3,95 154,8 139
1 3 62,6 4,47 168,2 151,1
1 4 61 4,78 170,4 155,7
2 1 23,2 3,817 137,3 120,8
2 2 57,3 3,785 150,4 134,7
2 3 60,4 4,319 160,6 144,6
2 4 63,8 4,62 162,1 148,7
3 1 23,8 3,643 131,1 115
3 2 56,2 3,665 143,3 128,3
3 3 61,5 4,111 156,3 140,8
3 4 62,1 4,4 157,7 144,7
4.22. Ả/h của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa của lan Den5 và
On1
4.22.1. Den5
Lần Công Dài cành Đường Độ bền tự Độ bền hoa
nhắc lại thức hoa kính hoa Màu sắc nhiên (ngày) cắt (ngày)
1 1 32,4 8,42 Đỏ đậm 43,4 16,08
1 2 33,55 8,53 Đỏ đậm 46 17,1
1 3 36,38 8,76 Đỏ đậm 49,3 18,52
1 4 36,9 8,88 Đỏ đậm 50,3 18,55
2 1 31,19 8,082 42 15,22
2 2 32,73 8,22 45,03 16,385
2 3 35,04 8,422 47,35 17,609
2 4 36,07 8,476 48,88 17,603
3 1 30,61 7,798 41,5 14,6
3 2 31,22 7,85 43,07 15,415
3 3 34,48 8,018 46,45 16,971
3 4 34,43 8,144 46,32 16,947
4.22.2. On1
Lần Công Dài cành Đường Độ bền tự Độ bền hoa
nhắc lại thức hoa kính hoa Màu sắc nhiên (ngày) cắt (ngày)
1 1 35,9 3,72 Vàng tươi 36,1 14,78
1 2 38,72 3,84 Vàng tươi 36,55 16,21
1 3 42 4,06 Vàng tươi 39,19 17,28
1 4 42,46 4,19 Vàng tươi 39,62 17,3
184

2 1 34,87 3,58 35,45 14,24


2 2 37,51 3,676 35,53 15,762
2 3 41,06 3,927 38,5 17,35
2 4 41,1 3,972 38,48 16,632
3 1 34,23 3,5 34,35 13,88
3 2 36,87 3,584 35,02 15,128
3 3 39,64 3,713 37,21 15,47
3 4 40,34 3,838 38 16,168
4.23. Ả/h của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến k/n ra hoa của
lan Den5 và On1
4.23.1. Den5
Lần Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB Số nụ Số hoa hữu
nhắc lại thức hoa (%) / cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 17,1 1,38 11,17 9,72
1 2 61,5 1,483 13,4 11,67
1 3 70,9 1,587 15,35 14,4
2 1 16,2 1,293 10,32 9,24
2 2 63,4 1,3927 12,5 10,83
2 3 68,7 1,5076 14,83 13,89
3 1 16,8 1,227 10,01 8,34
3 2 62,3 1,3243 12,2 10,5
3 3 69,8 1,4054 13,62 12,81
4.23.2. On1
Lần Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB Số nụ Số hoa hữu
nhắc lại thức hoa (%) / cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 24,1 3,98 143,9 128
1 2 61,1 4,5 166,8 146,7
1 3 72,4 5,31 185,7 182,2
2 1 23,2 3,787 139,3 123,67
2 2 63 4,315 159,9 140,6
2 3 70,2 5,083 180,4 177,25
3 1 23,8 3,633 132,3 117,33
3 2 61,9 4,085 155,7 136,6
3 3 71,3 4,907 171,8 170,05
185

4.24. Ả/h của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến chất lượng hoa
của lan Den5 và On1
4.24.1. Den5
Lần nhắc Công Dài cành Đường Độ bền tự Độ bền hoa
lại thức hoa kính hoa Màu sắc nhiên (ngày) cắt (ngày)
1 1 32,35 8,4 Đỏ đậm 43,05 16,1
1 2 36,18 8,72 Đỏ đậm 48,09 17,73
1 3 39,62 8,83 Đỏ đậm 50,54 19,16
2 1 31,38 8,086 42,2 15,65
2 2 35,45 8,415 47,43 17,84
2 3 38,53 8,516 49,85 18,13
3 1 30,77 7,814 41,65 15,35
3 2 34,27 8,065 46,38 16,33
3 3 37,95 8,154 48,71 18,81
4.24.2. On1
Lần nhắc Công Dài cành Đường Độ bền tự Độ bền hoa
lại thức hoa kính hoa Màu sắc nhiên (ngày) cắt (ngày)
1 1 36,1 3,73 Vàng tươi 35,9 15,12
1 2 41,76 4,05 Vàng tươi 39,34 16,75
1 3 44,2 4,16 Vàng tươi 40,99 17,77
2 1 35,2 3,585 35,2 14,62
2 2 41,03 3,917 38,83 16,383
2 3 43,15 3,98 40,46 17,386
3 1 34,6 3,485 34,8 14,36
3 2 39,91 3,733 37,93 15,767
3 3 42,55 3,86 39,45 16,744
4.25. Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa của lan Cat6
Lần nhắc Công Tỷ lệ ra Số cành hoa TB / Số nụ Số hoa hữu
lại thức hoa (%) cây (cành) (nụ) hiệu (hoa)
1 1 74,5 1,69 3,82 3,4
1 2 80,7 1,7 4,05 3,84
1 3 90,3 2,04 4,28 4,28
1 4 85,7 1,92 4,07 3,96
2 1 72,1 1,58 3,716 3,313
2 2 77,8 1,622 3,882 3,683
2 3 87,6 1,873 4,121 4,12
2 4 82,9 1,824 3,88 3,781
3 1 73 1,53 3,564 3,187
3 2 78,8 1,478 3,768 3,577
3 3 88,5 1,787 3,899 3,9
3 4 84,3 1,656 3,75 3,659
186

4.26. Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến chất lượng hoa của lan Cat6
Lần Công Dài cành Đường Mùi Độ bền tự
nhắc lại thức hoa kính hoa Màu sắc thơm nhiên (ngày)
1 1 17,4 15,46 Vàng - tím đậm Rất thơm 24,1
1 2 18,03 15,47 Vàng - tím đậm Rất thơm 24,52
1 3 20,27 16,43 Vàng - tím đậm Rất thơm 26,58
1 4 18,14 15,79 Vàng - tím đậm Rất thơm 25,15
2 1 16,86 15,18 23,24
2 2 17,542 15,221 23,763
2 3 19,655 16,074 25,03
2 4 17,643 15,524 24,95
3 1 16,44 14,96 22,56
3 2 16,928 14,909 22,817
3 3 19,175 15,796 25,49
3 4 17,017 15,186 22,8
187

5. Kết quả xử lý số liệu thống kê theo chương trình Irristat 5.0

Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống lan nhập nội giai đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE ST41C 17/10/12 15:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Dac diem sinh truong cua cac giong lan Cattleya giai doan vuon uom.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 33.7114 5.61857 44.54 0.000 2
* RESIDUAL 14 1.76609 .126150
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 35.4775 1.77388
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE ST41C 17/10/12 15:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Dac diem sinh truong cua cac giong lan Cattleya giai doan vuon uom.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 4.31143 .718571 10.30 0.000 2
* RESIDUAL 14 .976735 .697668E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 5.28816 .264408
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE ST41C 17/10/12 15:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Dac diem sinh truong cua cac giong lan Cattleya giai doan vuon uom.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 4.31143 .718571 10.30 0.000 2
* RESIDUAL 14 .976735 .697668E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 5.28816 .264408
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE ST41C 17/10/12 15:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Dac diem sinh truong cua cac giong lan Cattleya giai doan vuon uom.

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 15.8914 2.64857 18.81 0.000 2
* RESIDUAL 14 1.97120 .140800
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 17.8626 .893132
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE ST41C 17/10/12 15:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Dac diem sinh truong cua cac giong lan Cattleya giai doan vuon uom.

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 .780000 .130000 2.47 0.076 2
* RESIDUAL 14 .735716 .525512E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 1.51572 .757858E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ST41C 17/10/12 15:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Dac diem sinh truong cua cac giong lan Cattleya giai doan vuon uom.

MEANS FOR EFFECT CT


188

-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 16.2000 4.30000 4.30000 10.2000
2 3 13.7000 3.60000 3.60000 8.60000
3 3 15.4000 4.20000 4.20000 9.40000
4 3 14.1000 3.00000 3.00000 8.10000
5 3 13.3000 3.80000 3.80000 8.70000
6 3 16.5000 4.40000 4.40000 10.6000
7 3 13.3000 3.70000 3.70000 8.50000

SE(N= 3) 0.205061 0.152498 0.152498 0.216641


5%LSD 14DF 0.621994 0.462560 0.462560 0.657121

CT NOS RONGLA
1 3 3.30000
2 3 3.00000
3 3 3.20000
4 3 3.00000
5 3 3.40000
6 3 3.50000
7 3 3.00000

SE(N= 3) 0.132352
5%LSD 14DF 0.401453
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ST41C 17/10/12 15:32
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Dac diem sinh truong cua cac giong lan Cattleya giai doan vuon uom.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 21 14.643 1.3319 0.35518 2.4 0.0000
SONHANH 21 3.8571 0.51421 0.26413 6.8 0.0002
SOLA 21 3.8571 0.51421 0.26413 6.8 0.0002
DAILA 21 9.1571 0.94506 0.37523 4.1 0.0000
RONGLA 21 3.2000 0.27529 0.22924 7.2 0.0761

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE ST41D 22/ 9/12 11: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 18.2400 3.64800 1.70 0.210 2
* RESIDUAL 12 25.8264 2.15220
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 44.0664 2.59214
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE ST41D 22/ 9/12 11: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 8.24500 1.64900 27.10 0.000 2
* RESIDUAL 12 .730072 .608393E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 8.97507 .527945
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE ST41D 22/ 9/12 11: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 12.6000 2.52000 11.60 0.000 2
189

* RESIDUAL 12 2.60688 .217240


-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 15.2069 .894522
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE ST41D 22/ 9/12 11: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 21.9250 4.38500 8.68 0.001 2
* RESIDUAL 12 6.06420 .505350
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 27.9892 1.64642
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE ST41D 22/ 9/12 11: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .460000 .920000E-01 1.36 0.305 2
* RESIDUAL 12 .810200 .675167E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 1.27020 .747177E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ST41D 22/ 9/12 11: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn vườn ươm

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 21.1000 3.40000 10.5000 12.4000
2 3 22.3000 2.10000 9.30000 10.7000
3 3 20.5000 2.70000 9.20000 11.5000
4 3 22.8000 2.60000 8.10000 12.2000
5 3 22.6000 3.90000 10.4000 13.6000
6 3 20.3000 2.00000 8.90000 10.3000

SE(N= 3) 0.846995 0.142407 0.269097 0.410427


5%LSD 12DF 2.60988 0.438805 0.829180 1.26466

CT NOS RONGLA
1 3 2.20000
2 3 2.30000
3 3 2.60000
4 3 2.40000
5 3 2.40000
6 3 2.10000

SE(N= 3) 0.150019
5%LSD 12DF 0.462258
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ST41D 22/ 9/12 11: 2


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn vườn ươm

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 18 21.600 1.6100 1.4670 6.8 0.2098
SONHANH 18 2.7833 0.72660 0.24666 8.9 0.0000
SOLA 18 9.4000 0.94579 0.46609 5.0 0.0003
DAILA 18 11.783 1.2831 0.71088 6.0 0.0012
RONGLA 18 2.3333 0.27335 0.25984 11.1 0.3046

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE ST41O 22/ 9/12 10:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn vườn ươm
190

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 65.2050 13.0410 13.88 0.000 2
* RESIDUAL 12 11.2766 .939717
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 76.4816 4.49892
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE ST41O 22/ 9/12 10:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 1.78000 .356000 4.67 0.014 2
* RESIDUAL 12 .914400 .762000E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 2.69440 .158494
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE ST41O 22/ 9/12 10:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 2.54500 .509000 3.96 0.024 2
* RESIDUAL 12 1.54380 .128650
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 4.08880 .240518
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE ST41O 22/ 9/12 10:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 51.5850 10.3170 14.58 0.000 2
* RESIDUAL 12 8.49080 .707566
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 60.0758 3.53387
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE ST41O 22/ 9/12 10:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn vườn ươm

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 2.54500 .509000 10.70 0.000 2
* RESIDUAL 12 .570600 .475500E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 3.11560 .183271
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ST41O 22/ 9/12 10:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn vườn ươm

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 14.1000 3.20000 4.60000 11.5000
2 3 16.8000 3.70000 4.80000 14.1000
3 3 16.3000 3.00000 4.20000 14.3000
4 3 17.5000 3.30000 4.70000 13.7000
5 3 16.6000 3.80000 5.40000 12.8000
6 3 12.0000 3.00000 4.40000 9.50000

SE(N= 3) 0.559678 0.159374 0.207083 0.485650


5%LSD 12DF 1.72456 0.491085 0.638093 1.49645
191

CT NOS RONGLA
1 3 1.20000
2 3 1.50000
3 3 2.10000
4 3 1.90000
5 3 1.90000
6 3 1.10000

SE(N= 3) 0.125897
5%LSD 12DF 0.387931
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ST41O 22/ 9/12 10:45


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn vườn ươm

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 18 15.550 2.1211 0.96939 6.2 0.0002
SONHANH 18 3.3333 0.39811 0.27604 8.3 0.0136
SOLA 18 4.6833 0.49043 0.35868 7.7 0.0238
DAILA 18 12.650 1.8799 0.84117 6.6 0.0001
RONGLA 18 1.6167 0.42810 0.21806 13.5 0.0005

Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống lan nhập nội giai đoạn vườn sản xuất
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE ST42C 22/ 9/12 11:25
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 81.5861 13.5977 4.65 0.009 2
* RESIDUAL 14 40.9826 2.92733
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 122.569 6.12844
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE ST42C 22/ 9/12 11:25
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 1.19211 .198686 3.22 0.033 2
* RESIDUAL 14 .862998 .616427E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 2.05511 .102756
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE ST42C 22/ 9/12 11:25
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 44.8311 7.47184 18.66 0.000 2
* RESIDUAL 14 5.60520 .400372
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 50.4363 2.52181
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE ST42C 22/ 9/12 11:25
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 44.8311 7.47184 47.65 0.000 2
* RESIDUAL 14 2.19509 .156792
192

-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 47.0261 2.35131
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE ST42C 22/ 9/12 11:25
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 43.1190 7.18650 2.79 0.053 2
* RESIDUAL 14 36.0820 2.57729
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 79.2010 3.96005
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE ST42C 22/ 9/12 11:25
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 7.95883 1.32647 6.64 0.002 2
* RESIDUAL 14 2.79541 .199672
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 10.7542 .537712
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ST42C 22/ 9/12 11:25
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 35.5000 2.30000 10.5000 10.5000
2 3 30.2700 1.79000 7.05000 7.05000
3 3 34.7100 2.28000 10.5800 10.5800
4 3 33.6600 2.07000 9.56000 9.56000
5 3 31.6700 1.94000 8.34000 8.34000
6 3 36.1200 2.46000 11.6500 11.6500
7 3 32.4700 1.83000 8.60000 8.60000

SE(N= 3) 0.987814 0.143344 0.365318 0.228613


5%LSD 14DF 2.99626 0.434795 1.10809 0.693435

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 20.5100 5.00000
2 3 17.0900 3.70000
3 3 20.4800 4.90000
4 3 19.2600 4.46000
5 3 18.1800 3.82000
6 3 21.5000 5.45000
7 3 20.4600 5.10000

SE(N= 3) 0.926874 0.257987


5%LSD 14DF 2.81141 0.782532
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ST42C 22/ 9/12 11:25


------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Đặc điểm sinh trưởng của lan Cattleya nhập nội giai đoạn trưởng thành

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 21 33.486 2.4756 1.7109 5.1 0.0086
DKTHAN 21 2.0957 0.32056 0.24828 11.8 0.0334
SONHANH 21 9.4686 1.5880 0.63275 6.7 0.0000
SOLA 21 9.4686 1.5334 0.39597 4.2 0.0000
DAILA 21 19.640 1.9900 1.6054 8.2 0.0533
RONGLA 21 4.6329 0.73329 0.44685 9.6 0.0018

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE ST42D 26/ 9/12 20:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành
193

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 195.002 39.0004 9.28 0.001 2
* RESIDUAL 12 50.4334 4.20278
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 245.435 14.4374
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE ST42D 26/ 9/12 20:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .581200 .116240 3.54 0.034 2
* RESIDUAL 12 .393524 .327937E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .974724 .573367E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE ST42D 26/ 9/12 20:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 7.97920 1.59584 9.97 0.001 2
* RESIDUAL 12 1.92140 .160117
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 9.90060 .582388
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE ST42D 26/ 9/12 20:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 32.1450 6.42900 3.16 0.048 2
* RESIDUAL 12 24.4426 2.03688
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 56.5876 3.32868
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE ST42D 26/ 9/12 20:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 9.02500 1.80500 1.69 0.210 2
* RESIDUAL 12 12.7922 1.06602
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 21.8172 1.28336
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE ST42D 26/ 9/12 20:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .885000 .177000 1.50 0.261 2
* RESIDUAL 12 1.41513 .117927
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 2.30013 .135302
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ST42D 26/ 9/12 20:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành
194

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 39.0500 1.74000 5.86000 28.4000
2 3 36.4800 1.82000 5.17000 27.0000
3 3 37.1700 1.90000 5.25000 27.2000
4 3 42.5200 1.86000 6.05000 29.8000
5 3 42.8300 1.85000 6.24000 29.3000
6 3 33.6000 1.37000 4.27000 26.0000

SE(N= 3) 1.18361 0.104552 0.231024 0.823991


5%LSD 12DF 3.64710 0.322162 0.711865 2.53900

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 15.4000 3.90000
2 3 15.6000 4.10000
3 3 16.2000 4.50000
4 3 15.0000 4.40000
5 3 16.8000 4.00000
6 3 14.7000 4.00000

SE(N= 3) 0.596103 0.198265


5%LSD 12DF 1.83680 0.610923
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ST42D 26/ 9/12 20:39


------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Đặc điểm sinh trưởng của lan Dendrobium nhập nội giai đoạn trưởng thành

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 18 38.608 3.7997 2.0501 5.3 0.0009
DKTHAN 18 1.7567 0.23945 0.18109 10.3 0.0337
SONHANH 18 5.4733 0.76314 0.40015 7.3 0.0007
SOLA 18 27.950 1.8245 1.4272 5.1 0.0477
DAILA 18 15.617 1.1329 1.0325 6.6 0.2103
RONGLA 18 4.1500 0.36783 0.34341 8.3 0.2606

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 137.982 27.5964 7.84 0.002 2
* RESIDUAL 12 42.2442 3.52035
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 180.226 10.6015
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 8.28685 1.65737 28.54 0.000 2
* RESIDUAL 12 .696886 .580738E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 8.98374 .528455
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 8.54580 1.70916 13.49 0.000 2
195

* RESIDUAL 12 1.52094 .126745


-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 10.0667 .592161
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 136.356 27.2712 20.46 0.000 2
* RESIDUAL 12 15.9916 1.33263
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 152.348 8.96162
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 200.228 40.0455 13.27 0.000 2
* RESIDUAL 12 36.2258 3.01882
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 236.453 13.9090
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 12.7600 2.55200 37.39 0.000 2
* RESIDUAL 12 .819011 .682509E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 13.5790 .798765
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 36.1700 3.03000 4.22000 10.5500
2 3 40.2300 3.46000 5.34000 15.9200
3 3 38.8500 4.54000 6.16000 18.7600
4 3 39.5700 4.17000 5.50000 16.3400
5 3 39.6100 4.22000 5.61000 16.6100
6 3 32.3300 2.67000 4.37000 12.4800

SE(N= 3) 1.08326 0.139133 0.205544 0.666492


5%LSD 12DF 3.33789 0.428716 0.633350 2.05369

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 28.6700 2.40000
2 3 31.2400 3.03000
3 3 30.0800 4.26000
4 3 31.5300 4.05000
5 3 31.7300 4.10000
6 3 22.1500 2.18000

SE(N= 3) 1.00313 0.150832


5%LSD 12DF 3.09099 0.464765
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE ST42O 26/ 9/12 21:39
------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Đặc điểm sinh trưởng của lan Oncidium nhập nội giai đoạn trưởng thành

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
196

NO. BASED ON BASED ON % | |


OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 18 37.793 3.2560 1.8763 5.0 0.0019
DKTHAN 18 3.6817 0.72695 0.24099 6.5 0.0000
SONHANH 18 5.2000 0.76952 0.35601 6.8 0.0002
SOLA 18 15.110 2.9936 1.1544 7.6 0.0000
DAILA 18 29.233 3.7295 1.7375 5.9 0.0002
RONGLA 18 3.3367 0.89374 0.26125 7.8 0.0000

Bảng 3.3. Khả năng ra hoa của các giống lan nghiên cứu
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE KNRH43C 26/ 9/12 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Cattleya

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 .255514 .425857E-01 2.66 0.061 2
* RESIDUAL 14 .223910 .159936E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 .479424 .239712E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE KNRH43C 26/ 9/12 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Cattleya
VARIATE V004 SONU
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 2.91823 .486371 13.45 0.000 2
* RESIDUAL 14 .506152 .361537E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 3.42438 .171219
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE KNRH43C 26/ 9/12 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Cattleya

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 4.34443 .724071 23.54 0.000 2
* RESIDUAL 14 .430576 .307554E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 4.77500 .238750
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KNRH43C 26/ 9/12 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Cattleya

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS SOCANH SONU SOHOA
1 3 1.37000 3.17000 3.04000
2 3 1.20000 2.70000 2.30000
3 3 1.45000 3.37000 3.16000
4 3 1.21000 2.42000 2.12000
5 3 1.41000 2.94000 2.59000
6 3 1.44000 3.27000 3.24000
7 3 1.19000 2.38000 2.12000

SE(N= 3) 0.730150E-01 0.109778 0.101251


5%LSD 14DF 0.221471 0.332981 0.307117
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KNRH43C 26/ 9/12 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Cattleya

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 21 1.3243 0.15483 0.12647 9.5 0.0614
SONU 21 2.8929 0.41379 0.19014 6.6 0.0001
SOHOA 21 2.6529 0.48862 0.17537 6.6 0.0000
197

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE KNRH43D 26/ 9/12 21:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Dendrobium

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .190450 .380900E-01 3.11 0.050 2
* RESIDUAL 12 .147006 .122505E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .337456 .198504E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE KNRH43D 26/ 9/12 21:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Dendrobium

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 81.3450 16.2690 124.75 0.000 2
* RESIDUAL 12 1.56490 .130408
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 82.9099 4.87705
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE KNRH43D 26/ 9/12 21:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Dendrobium

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 83.6050 16.7210 137.11 0.000 2
* RESIDUAL 12 1.46348 .121956
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 85.0685 5.00403
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KNRH43D 26/ 9/12 21:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Dendrobium
MEANS FOR EFFECT CT
-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS SOCANH SONU SOHOA
1 3 1.26000 10.7000 10.1000
2 3 1.06000 7.20000 6.60000
3 3 1.14000 8.60000 7.10000
4 3 1.19000 9.40000 9.00000
5 3 1.35000 11.8000 11.3000
6 3 1.07000 5.40000 5.00000

SE(N= 3) 0.639023E-01 0.208493 0.201624


5%LSD 12DF 0.196905 0.642438 0.621271
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KNRH43D 26/ 9/12 21:58
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Dendrobium

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 18 1.1783 0.14089 0.11068 9.4 0.0498
SONU 18 8.8500 2.2084 0.36112 4.1 0.0000
SOHOA 18 8.1833 2.2370 0.34922 4.3 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE KNRH43O 13/10/12 12:41


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Oncidium.

VARIATE V003 SOCANH


LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 24.8511 4.97021 80.18 0.000 2
198

* RESIDUAL 12 .743884 .619903E-01


-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 25.5949 1.50558
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE KNRH43O 13/10/12 12:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Oncidium.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 8057.29 1611.46 34.55 0.000 2
* RESIDUAL 12 559.735 46.6446
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 8617.03 506.884
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE KNRH43O 13/10/12 12:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Oncidium.

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 7005.38 1401.08 34.08 0.000 2
* RESIDUAL 12 493.376 41.1146
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 7498.76 441.103
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KNRH43O 13/10/12 12:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Oncidium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS SOCANH SONU SOHOA
1 3 3.53000 117.140 101.070
2 3 2.30000 78.6700 60.8000
3 3 5.63000 52.4300 44.2000
4 3 2.87000 84.5600 75.6000
5 3 3.37000 109.330 97.3000
6 3 2.03000 83.7200 72.2100

SE(N= 3) 0.143748 3.94312 3.70201


5%LSD 12DF 0.442936 12.1501 11.4072
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KNRH43O 13/10/12 12:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan Oncidium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 18 3.2883 1.2270 0.24898 7.6 0.0000
SONU 18 87.642 22.514 6.8297 7.8 0.0000
SOHOA 18 75.197 21.002 6.4121 8.5 0.0000

Bảng 3.4. Một số đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan nghiên cứu
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDCUONG FILE CLH44C 26/ 9/12 22: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Cattleya

VARIATE V003 CDCUONG

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 130.646 21.7743 179.07 0.000 2
* RESIDUAL 14 1.70239 .121600
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 132.348 6.61741
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE CLH44C 26/ 9/12 22: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Cattleya
199

VARIATE V004 DKHOA


LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 102.986 17.1643 149.18 0.000 2
* RESIDUAL 14 1.61080 .115057
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 104.597 5.22983
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE CLH44C 26/ 9/12 22: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Cattleya

VARIATE V005 DBTN


LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 6 201.180 33.5300 200.94 0.000 2
* RESIDUAL 14 2.33613 .166867
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 20 203.516 10.1758
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CLH44C 26/ 9/12 22: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Cattleya

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS CDCUONG DKHOA DBTN
1 3 14.5000 13.0000 17.7000
2 3 10.7000 12.4000 14.7000
3 3 12.0000 13.2000 17.7000
4 3 8.30000 9.60000 15.3000
5 3 9.60000 8.40000 13.3000
6 3 14.8000 13.7000 18.7000
7 3 8.40000 8.20000 9.00000

SE(N= 3) 0.201329 0.195838 0.235844


5%LSD 14DF 0.610674 0.594019 0.715366
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CLH44C 26/ 9/12 22: 6
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Cattleya

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 21) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CDCUONG 21 11.186 2.5724 0.34871 3.1 0.0000
DKHOA 21 11.214 2.2869 0.33920 3.0 0.0000
DBTN 21 15.200 3.1900 0.40849 2.7 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDCUONG FILE CLH44D 13/10/12 12:45


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Dendrobium.

VARIATE V003 CDCUONG


LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 222.600 44.5200 12.17 0.000 2
* RESIDUAL 12 43.9078 3.65899
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 266.508 15.6769
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE CLH44D 13/10/12 12:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Dendrobium.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 6.20500 1.24100 12.55 0.000 2
* RESIDUAL 12 1.18624 .988533E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 7.39124 .434779
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE CLH44D 13/10/12 12:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
200

Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Dendrobium.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 721.345 144.269 26.82 0.000 2
* RESIDUAL 12 64.5423 5.37853
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 785.887 46.2287
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CLH44D 13/10/12 12:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Dendrobium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS CDCUONG DKHOA DBTN
1 3 31.1000 8.00000 41.7000
2 3 26.3000 8.40000 37.3000
3 3 27.9000 8.30000 41.0000
4 3 30.7000 8.20000 43.7000
5 3 32.4000 8.30000 54.7000
6 3 22.0000 6.70000 34.7000

SE(N= 3) 1.10438 0.181524 1.33897


5%LSD 12DF 3.40298 0.559339 4.12582
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CLH44D 13/10/12 12:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Dendrobium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CDCUONG 18 28.400 3.9594 1.9128 6.7 0.0003
DKHOA 18 7.9833 0.65938 0.31441 3.9 0.0002
DBTN 18 42.183 6.7992 2.3192 5.5 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDCUONG FILE CLH44O 13/10/12 12:49


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Oncidium.

VARIATE V003 CDCUONG

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 1321.30 264.260 68.23 0.000 2
* RESIDUAL 12 46.4748 3.87290
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 1367.77 80.4573
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE CLH44O 13/10/12 12:49
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Oncidium.

VARIATE V004 DKHOA


LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 13.4068 2.68136 70.08 0.000 2
* RESIDUAL 12 .459134 .382612E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 13.8659 .815643
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE CLH44O 13/10/12 12:49
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Oncidium.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 298.000 59.6000 13.53 0.000 2
* RESIDUAL 12 52.8684 4.40570
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 350.868 20.6393
201

-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CLH44O 13/10/12 12:49
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Oncidium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS CDCUONG DKHOA DBTN
1 3 32.2000 3.63000 36.3000
2 3 50.0000 3.25000 31.3000
3 3 42.0000 4.57000 24.3000
4 3 47.0000 5.12000 33.3000
5 3 48.0000 5.16000 33.7000
6 3 27.0000 3.03000 27.3000

SE(N= 3) 1.13621 0.112932 1.21184


5%LSD 12DF 3.50104 0.347983 3.73410
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CLH44O 13/10/12 12:49
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Nghiên cứu chất lượng hoa của các giống lan Oncidium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CDCUONG 18 41.033 8.9698 1.9680 4.8 0.0000
DKHOA 18 4.1267 0.90313 0.19560 4.7 0.0000
DBTN 18 31.033 4.5431 2.0990 6.8 0.0002

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của các
giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO FILE 47C 13/10/12 12:54
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cat

VARIATE V003 CCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 17.3625 5.78750 67.94 0.000 2
* RESIDUAL 8 .681499 .851874E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 18.0440 1.64036
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 47C 13/10/12 12:54
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cat

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.35000 .450000 12.06 0.003 2
* RESIDUAL 8 .298422 .373028E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.64842 .149857
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 47C 13/10/12 12:54
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cat

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.35000 .450000 12.06 0.003 2
* RESIDUAL 8 .298422 .373028E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.64842 .149857
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 47C 13/10/12 12:54
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cat

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
202

CT NOS CCAO SONHANH SOLA


1 3 13.3000 3.50000 3.50000
2 3 16.5000 4.40000 4.40000
3 3 14.1000 3.80000 3.80000
4 3 15.2000 4.10000 4.10000

SE(N= 3) 0.168511 0.111509 0.111509


5%LSD 8DF 0.549496 0.363619 0.363619
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 47C 13/10/12 12:54
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cat

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCAO 12 14.775 1.2808 0.29187 2.0 0.0000
SONHANH 12 3.9500 0.38711 0.19314 4.9 0.0027
SOLA 12 3.9500 0.38711 0.19314 4.9 0.0027

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO FILE 47D 13/10/12 12:57


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Den.

VARIATE V003 CCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 37.3425 12.4475 129.30 0.000 2
* RESIDUAL 8 .770130 .962663E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 38.1126 3.46478
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 47D 13/10/12 12:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Den.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 3.51000 1.17000 25.19 0.000 2
* RESIDUAL 8 .371558 .464448E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3.88156 .352869
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 47D 13/10/12 12:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Den.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 11.8500 3.95000 46.10 0.000 2
* RESIDUAL 8 .685464 .856830E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 12.5355 1.13959
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 47D 13/10/12 12:57
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Den.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCAO SONHANH SOLA


1 3 17.9000 2.40000 8.00000
2 3 22.6000 3.90000 10.4000
3 3 19.1000 3.00000 8.20000
4 3 20.7000 3.30000 9.60000

SE(N= 3) 0.179133 0.124425 0.169000


5%LSD 8DF 0.584136 0.405737 0.551092
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 47D 13/10/12 12:57
203

------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Den.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCAO 12 20.075 1.8614 0.31027 1.5 0.0000
SONHANH 12 3.1500 0.59403 0.21551 6.8 0.0003
SOLA 12 9.0500 1.0675 0.29272 3.2 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCAO FILE 47O 13/10/12 13: 0


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Onc

VARIATE V003 CCAO

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 7.83000 2.61000 38.99 0.000 2
* RESIDUAL 8 .535507 .669383E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 8.36550 .760500
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 47O 13/10/12 13: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Onc

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .802500 .267500 7.17 0.012 2
* RESIDUAL 8 .298422 .373028E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.10092 .100084
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 47O 13/10/12 13: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Onc

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .622500 .207500 5.56 0.024 2
* RESIDUAL 8 .298422 .373028E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .920922 .837202E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 47O 13/10/12 13: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Onc

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCAO SONHANH SOLA


1 3 13.5000 2.70000 4.10000
2 3 15.6000 3.40000 4.60000
3 3 13.8000 3.00000 4.20000
4 3 14.1000 3.20000 4.60000

SE(N= 3) 0.149375 0.111509 0.111509


5%LSD 8DF 0.487096 0.363620 0.363619
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 47O 13/10/12 13: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi vu ra ngoi den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Onc

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCAO 12 14.250 0.87207 0.25872 1.8 0.0001
SONHANH 12 3.0750 0.31636 0.19314 6.3 0.0121
204

SOLA 12 4.3750 0.28934 0.19314 4.4 0.0236

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Cat6 được tuyển chọn trong giai
đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 48C 13/10/12 13: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .982500 .327500 6.88 0.014 2
* RESIDUAL 8 .380743 .475928E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.36324 .123931
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 48C 13/10/12 13: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .502500 .167500 7.65 0.010 2
* RESIDUAL 8 .175116 .218895E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .677616 .616015E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 48C 13/10/12 13: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .502500 .167500 7.65 0.010 2
* RESIDUAL 8 .175116 .218895E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .677616 .616015E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SORE FILE 48C 13/10/12 13: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V006 SORE

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 34.3425 11.4475 285.63 0.000 2
* RESIDUAL 8 .320627 .400783E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 34.6631 3.15119
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 48C 13/10/12 13: 2
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Cattleya duoc tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA SORE


1 3 16.6000 4.40000 4.40000 9.20000
2 3 17.1000 4.60000 4.60000 10.5000
3 3 17.3000 4.60000 4.60000 12.3000
4 3 16.7000 4.10000 4.10000 7.70000

SE(N= 3) 0.125953 0.854196E-01 0.854196E-01 0.115583


5%LSD 8DF 0.410721 0.278545 0.278545 0.376905
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 48C 13/10/12 13: 2


------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Cattleya duoc tuyen chon.
205

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 16.925 0.35204 0.21816 1.3 0.0136
SONHANH 12 4.4250 0.24820 0.14795 3.3 0.0101
SOLA 12 4.4250 0.24820 0.14795 3.3 0.0101
SORE 12 9.9250 1.7752 0.20020 2.0 0.0000

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Den5 được tuyển chọn trong giai
đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 48D 13/10/12 13: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 7.35000 2.45000 2.81 0.107 2
* RESIDUAL 8 6.96922 .871152
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 14.3192 1.30175
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 48D 13/10/12 13: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .502500 .167500 7.57 0.010 2
* RESIDUAL 8 .177078 .221347E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .679578 .617798E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 48D 13/10/12 13: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 2.49562 .831875 22.26 0.000 2
* RESIDUAL 8 .298982 .373728E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.79461 .254055
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SORE FILE 48D 13/10/12 13: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V006 SORE

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 71.0025 23.6675 451.42 0.000 2
* RESIDUAL 8 .419435 .524293E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 71.4219 6.49290
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 48D 13/10/12 13: 5
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Dendrobium duoc tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA SORE


1 3 22.4000 3.80000 10.6000 13.6000
2 3 23.5000 4.00000 10.9000 16.1000
3 3 24.1000 4.30000 11.3000 18.3000
4 3 22.2000 3.80000 10.0500 11.9000
206

SE(N= 3) 0.538873 0.858967E-01 0.111614 0.132198


5%LSD 8DF 1.75721 0.280100 0.363961 0.431086
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 48D 13/10/12 13: 5


------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Dendrobium duoc tuyen chon.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 23.050 1.1409 0.93336 4.0 0.1073
SONHANH 12 3.9750 0.24856 0.14878 3.7 0.0105
SOLA 12 10.713 0.50404 0.19332 1.8 0.0004
SORE 12 14.975 2.5481 0.22897 1.5 0.0000

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống On1 được tuyển chọn trong giai
đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 48O 13/10/12 13: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 7.22250 2.40750 39.66 0.000 2
* RESIDUAL 8 .485658 .607073E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 7.70816 .700742
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 48O 13/10/12 13: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .382500 .127500 6.21 0.018 2
* RESIDUAL 8 .164236 .205295E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .546736 .497033E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 48O 13/10/12 13: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.26000 .420000 13.54 0.002 2
* RESIDUAL 8 .248143 .310178E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.50814 .137104
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SORE FILE 48O 13/10/12 13: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V006 SORE

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 40.9425 13.6475 177.49 0.000 2
* RESIDUAL 8 .615146 .768932E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 41.5576 3.77797
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 48O 13/10/12 13: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Oncidium duoc tuyen chon.
207

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA SORE


1 3 14.6000 3.40000 4.70000 14.4000
2 3 15.2000 3.70000 5.10000 16.7000
3 3 15.8000 3.70000 5.00000 17.2000
4 3 16.7000 3.90000 5.60000 19.6000

SE(N= 3) 0.142252 0.827234E-01 0.101682 0.160097


5%LSD 8DF 0.463871 0.269753 0.331575 0.522060
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 48O 13/10/12 13: 7


------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua gia the den sinh truong cua giong Oncidium duoc tuyen chon.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 15.575 0.83710 0.24639 1.6 0.0001
SONHANH 12 3.6750 0.22294 0.14328 3.9 0.0178
SOLA 12 5.1000 0.37028 0.17612 3.5 0.0019
SORE 12 16.975 1.9437 0.27730 1.6 0.0000

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Cat6 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 49C 13/10/12 13: 9
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 14.6625 4.88750 36.36 0.000 2
* RESIDUAL 8 1.07536 .134420
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 15.7379 1.43071
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 49C 13/10/12 13: 9
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .262500 .875000E-01 2.47 0.136 2
* RESIDUAL 8 .283570 .354463E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .546070 .496427E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 49C 13/10/12 13: 9
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .262500 .875000E-01 2.47 0.136 2
* RESIDUAL 8 .283570 .354463E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .546070 .496427E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 49C 13/10/12 13: 9
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
208

=============================================================================
1 CT 3 12.4800 4.16000 58.09 0.000 2
* RESIDUAL 8 .572927 .716158E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 13.0529 1.18663
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 49C 13/10/12 13: 9
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Cattleya duoc tuyen chon.

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .142500 .475000E-01 2.71 0.115 2
* RESIDUAL 8 .140036 .175045E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .282536 .256851E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 49C 13/10/12 13: 9
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Cattleya duoc tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 17.2000 4.60000 4.60000 10.7000
2 3 18.5000 4.90000 4.90000 12.3000
3 3 20.3000 5.00000 5.00000 13.5000
4 3 18.9000 4.80000 4.80000 12.7000

SE(N= 3) 0.211676 0.108699 0.108699 0.154505


5%LSD 8DF 0.690253 0.354456 0.354456 0.503827

CT NOS RONGLA
1 3 3.50000
2 3 3.70000
3 3 3.80000
4 3 3.70000

SE(N= 3) 0.763860E-01
5%LSD 8DF 0.249087
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 49C 13/10/12 13: 9


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Cattleya duoc tuyen chon.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 18.725 1.1961 0.36663 2.0 0.0001
SONHANH 12 4.8250 0.22281 0.18827 3.9 0.1360
SOLA 12 4.8250 0.22281 0.18827 3.9 0.1360
DAILA 12 12.300 1.0893 0.26761 2.2 0.0000
RONGLA 12 3.6750 0.16027 0.13230 3.6 0.1147

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Den5 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 49D 13/10/12 13:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 12.8625 4.28750 3.32 0.078 2
* RESIDUAL 8 10.3416 1.29270
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 23.2041 2.10946
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 49D 13/10/12 13:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Dendrobium duoc tuyen chon.
209

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .780000 .260000 7.86 0.009 2
* RESIDUAL 8 .264670 .330837E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.04467 .949700E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 49D 13/10/12 13:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 2.42250 .807500 9.95 0.005 2
* RESIDUAL 8 .649176 .811470E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3.07167 .279243
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 49D 13/10/12 13:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 5.94000 1.98000 19.95 0.001 2
* RESIDUAL 8 .793989 .992487E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 6.73399 .612181
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 49D 13/10/12 13:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Dendrobium duoc tuyen chon.

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .825000E-01 .275000E-01 1.57 0.271 2
* RESIDUAL 8 .140172 .175215E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .222672 .202429E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 49D 13/10/12 13:11
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Dendrobium duoc tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 24.3000 4.20000 11.4000 13.7000
2 3 25.6000 4.60000 11.8000 14.0000
3 3 27.2000 4.90000 12.5000 15.5000
4 3 26.0000 4.70000 11.4000 14.8000

SE(N= 3) 0.656430 0.105014 0.164466 0.181887


5%LSD 8DF 2.14055 0.342440 0.536306 0.593115

CT NOS RONGLA
1 3 2.40000
2 3 2.50000
3 3 2.60000
4 3 2.40000

SE(N= 3) 0.764232E-01
5%LSD 8DF 0.249208
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 49D 13/10/12 13:11


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Dendrobium duoc tuyen chon.
210

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 25.775 1.4524 1.1370 4.4 0.0776
SONHANH 12 4.6000 0.30817 0.18189 4.0 0.0094
SOLA 12 11.775 0.52843 0.28486 2.4 0.0048
DAILA 12 14.500 0.78242 0.31504 2.2 0.0006
RONGLA 12 2.4750 0.14228 0.13237 5.3 0.2708

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan On1 được tuyển
chọn trong giai đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 49O 13/10/12 13:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 16.5000 5.50000 33.94 0.000 2
* RESIDUAL 8 1.29648 .162060
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 17.7965 1.61786
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 49O 13/10/12 13:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .825000E-01 .275000E-01 1.04 0.426 2
* RESIDUAL 8 .210894 .263617E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .293394 .266722E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 49O 13/10/12 13:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .442500 .147500 2.14 0.173 2
* RESIDUAL 8 .551756 .689695E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .994256 .903869E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 49O 13/10/12 13:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 8.10000 2.70000 35.80 0.000 2
* RESIDUAL 8 .603404 .754256E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 8.70340 .791219
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 49O 13/10/12 13:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Oncidium duoc tuyen chon.

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .225000E-01 .750000E-02 1.20 0.370 2
211

* RESIDUAL 8 .499320E-01 .624150E-02


-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .724320E-01 .658473E-02
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 49O 13/10/12 13:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Oncidium duoc tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 16.6000 3.80000 5.50000 11.6000
2 3 18.4000 3.90000 5.70000 12.3000
3 3 19.7000 4.00000 6.00000 13.5000
4 3 17.3000 4.00000 5.90000 11.4000

SE(N= 3) 0.232422 0.937403E-01 0.151624 0.158562


5%LSD 8DF 0.757905 0.305678 0.494430 0.517054

CT NOS RONGLA
1 3 1.20000
2 3 1.20000
3 3 1.30000
4 3 1.20000

SE(N= 3) 0.456125E-01
5%LSD 8DF 0.148738
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 49O 13/10/12 13:14


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua phan bon la den sinh truong cua lan Oncidium duoc tuyen chon.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 18.000 1.2720 0.40257 2.2 0.0001
SONHANH 12 3.9250 0.16332 0.16236 4.1 0.4256
SOLA 12 5.7750 0.30064 0.26262 4.5 0.1730
DAILA 12 12.200 0.88950 0.27464 2.3 0.0001
RONGLA 12 1.2250 0.81146E-010.79003E-01 6.4 0.3701

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng
của các giống lan đã tuyển chọn giai đoạn vườn ươm
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 410C 13/10/12 13:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cattleya duoc
tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 2.30250 .767500 8.23 0.008 2
* RESIDUAL 8 .746282 .932852E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3.04878 .277162
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 410C 13/10/12 13:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cattleya duoc
tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .442500 .147500 3.03 0.093 2
* RESIDUAL 8 .389540 .486925E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .832040 .756400E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 410C 13/10/12 13:16
212

------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cattleya duoc
tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .442500 .147500 3.03 0.093 2
* RESIDUAL 8 .389540 .486925E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .832040 .756400E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 410C 13/10/12 13:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cattleya duoc
tuyen chon.

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 2.96250 .987500 11.04 0.004 2
* RESIDUAL 8 .715636 .894545E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3.67814 .334376
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 410C 13/10/12 13:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cattleya duoc
tuyen chon.

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .225000E-01 .750000E-02 0.38 0.770 2
* RESIDUAL 8 .156722 .195903E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .179222 .162929E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 410C 13/10/12 13:16
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cattleya duoc
tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 20.3000 5.00000 5.00000 13.5000
2 3 21.5000 5.50000 5.50000 13.9000
3 3 21.0000 5.30000 5.30000 12.6000
4 3 20.7000 5.10000 5.10000 13.7000

SE(N= 3) 0.176338 0.127400 0.127400 0.172679


5%LSD 8DF 0.575020 0.415439 0.415439 0.563090

CT NOS RONGLA
1 3 3.80000
2 3 3.90000
3 3 3.80000
4 3 3.80000

SE(N= 3) 0.808090E-01
5%LSD 8DF 0.263510
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 410C 13/10/12 13:16


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Cattleya duoc
tuyen chon.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 20.875 0.52646 0.30543 1.5 0.0083
213

SONHANH 12 5.2250 0.27503 0.22066 4.2 0.0930


SOLA 12 5.2250 0.27503 0.22066 4.2 0.0930
DAILA 12 13.425 0.57825 0.29909 2.2 0.0036
RONGLA 12 3.8250 0.12764 0.13997 3.7 0.7701

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 410D 13/10/12 13:19


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Dendrobium duoc
tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 18.5625 6.18750 19.47 0.001 2
* RESIDUAL 8 2.54280 .317850
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 21.1053 1.91866
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 410D 13/10/12 13:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Dendrobium duoc
tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .262500 .875000E-01 1.61 0.263 2
* RESIDUAL 8 .435708 .544635E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .698208 .634734E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 410D 13/10/12 13:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Dendrobium duoc
tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .382500 .127500 1.77 0.230 2
* RESIDUAL 8 .576414 .720517E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .958913 .871739E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 410D 13/10/12 13:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Dendrobium duoc
tuyen chon.

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .562501 .187500 2.15 0.172 2
* RESIDUAL 8 .697986 .872483E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.26049 .114590
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 410D 13/10/12 13:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Dendrobium duoc
tuyen chon.

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .150000 .500000E-01 3.29 0.079 2
* RESIDUAL 8 .121692 .152115E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .271692 .246993E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 410D 13/10/12 13:19
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
214

Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Dendrobium duoc
tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 27.2000 4.90000 12.4000 15.5000
2 3 30.5000 5.30000 12.9000 16.1000
3 3 28.6000 5.00000 12.6000 15.8000
4 3 27.8000 5.10000 12.6000 15.7000

SE(N= 3) 0.325500 0.134739 0.154975 0.170537


5%LSD 8DF 1.06142 0.439369 0.505358 0.556103

CT NOS RONGLA
1 3 2.50000
2 3 2.80000
3 3 2.70000
4 3 2.60000

SE(N= 3) 0.712074E-01
5%LSD 8DF 0.232200
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 410D 13/10/12 13:19


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Dendrobium duoc
tuyen chon.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 28.525 1.3852 0.56378 2.0 0.0006
SONHANH 12 5.0750 0.25194 0.23337 4.6 0.2626
SOLA 12 12.625 0.29525 0.26842 2.1 0.2302
DAILA 12 15.775 0.33851 0.29538 1.9 0.1717
RONGLA 12 2.6500 0.15716 0.12333 4.7 0.0790

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 410O 13/10/12 13:21


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Oncidium duoc
tuyen chon.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 2.34000 .780000 4.34 0.043 2
* RESIDUAL 8 1.43784 .179730
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 3.77784 .343440
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 410O 13/10/12 13:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Oncidium duoc
tuyen chon.

VARIATE V004 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .780000 .260000 8.93 0.007 2
* RESIDUAL 8 .233016 .291270E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.01302 .920924E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 410O 13/10/12 13:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Oncidium duoc
tuyen chon.

VARIATE V005 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
215

1 CT 3 .720000 .240000 3.02 0.093 2


* RESIDUAL 8 .634738 .793423E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.35474 .123158
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 410O 13/10/12 13:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Oncidium duoc
tuyen chon.

VARIATE V006 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.10250 .367500 4.38 0.042 2
* RESIDUAL 8 .671718 .839647E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.77422 .161293
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 410O 13/10/12 13:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Oncidium duoc
tuyen chon.

VARIATE V007 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .825000E-01 .275000E-01 4.41 0.042 2
* RESIDUAL 8 .499320E-01 .624150E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .132432 .120393E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 410O 13/10/12 13:21
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Oncidium duoc
tuyen chon.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY SONHANH SOLA DAILA


1 3 19.6000 3.90000 6.00000 13.5000
2 3 20.8000 4.60000 6.60000 14.3000
3 3 20.3000 4.20000 6.00000 14.0000
4 3 20.5000 4.10000 6.20000 13.7000

SE(N= 3) 0.244765 0.985343E-01 0.162627 0.167297


5%LSD 8DF 0.798154 0.321310 0.530309 0.545538

CT NOS RONGLA
1 3 1.20000
2 3 1.40000
3 3 1.30000
4 3 1.20000

SE(N= 3) 0.456125E-01
5%LSD 8DF 0.148738
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 410O 13/10/12 13:21


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua chat dieu tiet sinh truong den ty le song va kha nang sinh truong cua lan Oncidium duoc
tuyen chon.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 20.300 0.58604 0.42395 2.1 0.0431
SONHANH 12 4.2000 0.30347 0.17067 4.1 0.0066
SOLA 12 6.2000 0.35094 0.28168 4.5 0.0933
DAILA 12 13.875 0.40161 0.28977 2.1 0.0423
RONGLA 12 1.2750 0.10972 0.79003E-01 6.2 0.0416
216

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng sinh trưởng
của giống lan Den5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 411 13/10/12 13:24
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 27.5366 9.17887 2.36 0.147 2
* RESIDUAL 8 31.1126 3.88907
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 58.6492 5.33175
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE 411 13/10/12 13:24
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .870000E-02 .290000E-02 0.40 0.758 2
* RESIDUAL 8 .578260E-01 .722825E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .665260E-01 .604782E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 411 13/10/12 13:24
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .992625 .330875 7.22 0.012 2
* RESIDUAL 8 .366632 .458290E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.35926 .123569
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 411 13/10/12 13:24
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.53000 .509999 2.94 0.099 2
* RESIDUAL 8 1.38880 .173600
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.91880 .265345
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 411 13/10/12 13:24
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.14000 .380000 5.33 0.026 2
* RESIDUAL 8 .570660 .713325E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.71066 .155515
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 411 13/10/12 13:24
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .299999E-01 .999997E-02 0.50 0.692 2
217

* RESIDUAL 8 .158592 .198240E-01


-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .188592 .171447E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 411 13/10/12 13:24
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 42.8400 1.86000 6.25000 29.3000
2 3 43.8300 1.87000 6.24000 29.3000
3 3 45.7500 1.88000 6.07000 28.7000
4 3 46.6700 1.93000 6.83000 29.7000

SE(N= 3) 1.13858 0.490858E-01 0.123597 0.240555


5%LSD 8DF 3.71278 0.160064 0.403039 0.784425

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 16.7000 4.00000
2 3 16.8000 4.00000
3 3 17.5000 4.10000
4 3 17.0000 4.10000

SE(N= 3) 0.154200 0.812896E-01


5%LSD 8DF 0.502829 0.265077
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 411 13/10/12 13:24


------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Anh huong cua che do che sang den sinh truong cua lan Dendrobium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 44.772 2.3091 1.9721 4.4 0.1470
DKTHAN 12 1.8850 0.77768E-010.85019E-01 4.5 0.7580
SONHANH 12 6.3475 0.35152 0.21408 3.4 0.0119
SOLA 12 29.250 0.51512 0.41665 1.4 0.0988
DAILA 12 17.000 0.39435 0.26708 1.6 0.0263
RONGLA 12 4.0500 0.13094 0.14080 3.5 0.6922
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến khả năng ra hoa
của giống lan Den5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCANHHOA FILE 412 13/10/12 13:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua che do che sang den kha nang ra hoa cua lan Dendrobium.

VARIATE V003 SCANHHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .236250E-01 .787500E-02 1.17 0.381 2
* RESIDUAL 8 .538820E-01 .673525E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .775070E-01 .704609E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 412 13/10/12 13:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua che do che sang den kha nang ra hoa cua lan Dendrobium.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 4.04250 1.34750 7.48 0.011 2
* RESIDUAL 8 1.44185 .180231
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 5.48435 .498577
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 412 13/10/12 13:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua che do che sang den kha nang ra hoa cua lan Dendrobium.

VARIATE V005 SOHOA


218

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 20.1825 6.72750 89.21 0.000 2
* RESIDUAL 8 .603319 .754149E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 20.7858 1.88962
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 412 13/10/12 13:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua che do che sang den kha nang ra hoa cua lan Dendrobium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SCANHHOA SONU SOHOA


1 3 1.34000 11.9000 9.20000
2 3 1.37000 12.4000 11.3000
3 3 1.40000 12.7000 11.6000
4 3 1.46000 13.5000 12.8000

SE(N= 3) 0.473823E-01 0.245106 0.158551


5%LSD 8DF 0.154509 0.799266 0.517018
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 412 13/10/12 13:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua che do che sang den kha nang ra hoa cua lan Dendrobium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SCANHHOA 12 1.3925 0.83941E-010.82069E-01 5.9 0.3807
SONU 12 12.625 0.70610 0.42454 3.4 0.0108
SOHOA 12 11.225 1.3746 0.27462 2.4 0.0000

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của biện pháp che sáng đến chất lượng hoa giống lan Den5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 413 13/10/12 13:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua che do che sang den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 33.5025 11.1675 50.84 0.000 2
* RESIDUAL 8 1.75745 .219681
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 35.2600 3.20545
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKCANH FILE 413 13/10/12 13:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua che do che sang den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V004 DKCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .225000E-01 .750000E-02 0.20 0.893 2
* RESIDUAL 8 .299580 .374475E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .322080 .292800E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 413 13/10/12 13:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua che do che sang den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V005 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .180000 .600000E-01 1.10 0.403 2
* RESIDUAL 8 .434736 .543420E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .614736 .558851E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 413 13/10/12 13:29
219

------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua che do che sang den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V006 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 99.9825 33.3275 8.82 0.007 2
* RESIDUAL 8 30.2396 3.77995
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 130.222 11.8384
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 413 13/10/12 13:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua che do che sang den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V007 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 4.08000 1.36000 14.99 0.001 2
* RESIDUAL 8 .725967 .907459E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 4.80597 .436906
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 413 13/10/12 13:29
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua che do che sang den chat luong hoa lan Dendrobium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKCANH DKHOA DBTN


1 3 32.5000 3.60000 8.20000 44.6000
2 3 32.8000 3.60000 8.30000 50.3000
3 3 33.5000 3.60000 8.20000 47.7000
4 3 36.7000 3.70000 8.50000 52.3000

SE(N= 3) 0.270605 0.111725 0.134588 1.12249


5%LSD 8DF 0.882415 0.364324 0.438879 3.66033

CT NOS DBHC
1 3 15.3000
2 3 15.7000
3 3 14.7000
4 3 16.3000

SE(N= 3) 0.173921
5%LSD 8DF 0.567140
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 413 13/10/12 13:29


------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua che do che sang den chat luong hoa lan Dendrobium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 12 33.875 1.7904 0.46870 1.4 0.0000
DKCANH 12 3.6250 0.17111 0.19351 5.3 0.8932
DKHOA 12 8.3000 0.23640 0.23311 2.8 0.4032
DBTN 12 48.725 3.4407 1.9442 4.0 0.0068
DBHC 12 15.500 0.66099 0.30124 1.9 0.0014

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của lan On1
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 414 13/10/12 13:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 77.7824 19.4456 10.24 0.002 2
* RESIDUAL 10 18.9986 1.89986
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 96.7810 6.91293
220

-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE 414 13/10/12 13:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 5.39556 1.34889 45.48 0.000 2
* RESIDUAL 10 .296575 .296575E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 5.69213 .406581
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 414 13/10/12 13:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 16.9714 4.24284 96.25 0.000 2
* RESIDUAL 10 .440834 .440834E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 17.4122 1.24373
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 414 13/10/12 13:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 113.685 28.4213 300.74 0.000 2
* RESIDUAL 10 .945059 .945059E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 114.630 8.18788
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 414 13/10/12 13:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 152.208 38.0519 34.65 0.000 2
* RESIDUAL 10 10.9830 1.09830
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 163.191 11.6565
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 414 13/10/12 13:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 .440040 .110010 6.77 0.007 2
* RESIDUAL 10 .162552 .162552E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .602592 .430423E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 414 13/10/12 13:31
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 36.2500 3.08000 4.24000 10.6500
2 3 38.9300 3.07000 5.45000 11.1200
3 3 41.8200 3.56000 6.63000 16.5700
4 3 39.3600 3.24000 6.17000 15.4200
5 3 35.5000 4.67000 3.89000 9.73000
221

SE(N= 3) 0.795793 0.994275E-01 0.121221 0.177488


5%LSD 10DF 2.50757 0.313300 0.381971 0.559271

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 28.7700 2.43000
2 3 30.3100 2.47000
3 3 33.5800 2.75000
4 3 31.4300 2.54000
5 3 24.0900 2.22000

SE(N= 3) 0.605062 0.736098E-01


5%LSD 10DF 1.90657 0.231947
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 414 13/10/12 13:31


------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Anh huong cua gia the den sinh truong lan Oncidium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 15 38.372 2.6292 1.3784 3.6 0.0016
DKTHAN 15 3.5240 0.63764 0.17221 4.9 0.0000
SONHANH 15 5.2760 1.1152 0.20996 4.0 0.0000
SOLA 15 12.698 2.8614 0.30742 2.4 0.0000
DAILA 15 29.636 3.4142 1.0480 3.5 0.0000
RONGLA 15 2.4820 0.20747 0.12750 5.1 0.0069

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra hoa của giống lan On1

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOATB FILE 415 13/10/12 13:38


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua gia the den kha nang ra hoa lan Oncidium.

VARIATE V003 SOHOATB

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 6.67081 1.66770 10.96 0.001 2
* RESIDUAL 10 1.52221 .152221
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 8.19302 .585216
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 415 13/10/12 13:38
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua gia the den kha nang ra hoa lan Oncidium.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 6676.99 1669.25 9.03 0.003 2
* RESIDUAL 10 1848.66 184.866
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 8525.65 608.975
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOAHH FILE 415 13/10/12 13:38
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua gia the den kha nang ra hoa lan Oncidium.

VARIATE V005 SOHOAHH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 6410.39 1602.60 8.90 0.003 2
* RESIDUAL 10 1800.41 180.041
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 8210.80 586.486
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 415 13/10/12 13:38
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua gia the den kha nang ra hoa lan Oncidium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
222

CT NOS SOHOATB SONU SOHOAHH


1 3 3.33667 115.363 99.8400
2 3 3.85000 114.310 100.533
3 3 4.90667 172.267 156.767
4 3 4.52333 139.890 117.667
5 3 3.17933 135.827 119.780

SE(N= 3) 0.225256 7.84997 7.74686


5%LSD 10DF 0.709791 24.7355 24.4106
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 415 13/10/12 13:38
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua gia the den kha nang ra hoa lan Oncidium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOHOATB 15 3.9592 0.76499 0.39016 9.9 0.0013
SONU 15 135.53 24.677 13.597 10.0 0.0025
SOHOAHH 15 118.92 24.217 13.418 11.3 0.0027

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng hoa giống lan On1

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 416 13/10/12 13:40


------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua gia the den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 290.631 72.6577 32.45 0.000 2
* RESIDUAL 10 22.3934 2.23934
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 313.024 22.3589
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 416 13/10/12 13:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua gia the den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 .155760 .389400E-01 1.97 0.175 2
* RESIDUAL 10 .197608 .197608E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .353368 .252406E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 416 13/10/12 13:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua gia the den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 57.2160 14.3040 6.27 0.009 2
* RESIDUAL 10 22.8084 2.28084
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 80.0244 5.71603
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 416 13/10/12 13:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua gia the den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V006 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 25.7760 6.44400 54.86 0.000 2
* RESIDUAL 10 1.17455 .117455
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 26.9505 1.92504
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 416 13/10/12 13:40
223

------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua gia the den chat luong hoa lan Oncidium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN DBHC


1 3 32.3700 3.67000 36.3000 13.7000
2 3 35.6300 3.67000 36.7000 14.3000
3 3 41.4700 3.85000 40.3000 16.3000
4 3 39.1600 3.70000 38.7000 15.7000
5 3 29.3300 3.53000 34.7000 12.7000

SE(N= 3) 0.863972 0.811599E-01 0.871941 0.197868


5%LSD 10DF 2.72241 0.255738 2.74752 0.623488
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 416 13/10/12 13:40
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua gia the den chat luong hoa lan Oncidium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 15 35.592 4.7285 1.4964 4.2 0.0000
DKHOA 15 3.6840 0.15887 0.14057 3.8 0.1748
DBTN 15 37.340 2.3908 1.5102 4.0 0.0089
DBHC 15 14.540 1.3875 0.34272 2.4 0.0000

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Cat6
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 417 13/10/12 13:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 27.3263 5.46525 2.62 0.079 2
* RESIDUAL 12 25.0088 2.08406
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 52.3350 3.07853
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE 417 13/10/12 13:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .196050 .392100E-01 4.48 0.016 2
* RESIDUAL 12 .104998 .874983E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .301048 .177087E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 417 13/10/12 13:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 18.9863 3.79725 22.38 0.000 2
* RESIDUAL 12 2.03647 .169706
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 21.0227 1.23663
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 417 13/10/12 13:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
224

=============================================================================
1 CT 5 15.3182 3.06365 18.05 0.000 2
* RESIDUAL 12 2.03647 .169706
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 17.3547 1.02087
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 417 13/10/12 13:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 25.5000 5.10000 14.77 0.000 2
* RESIDUAL 12 4.14444 .345370
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 29.6444 1.74379
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 417 13/10/12 13:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .740650 .148130 5.78 0.006 2
* RESIDUAL 12 .307724 .256437E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 1.04837 .616691E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 417 13/10/12 13:42
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 36.2400 2.46000 11.6500 11.6500
2 3 37.3800 2.51000 12.5800 12.5800
3 3 36.4500 2.49000 12.2300 12.2300
4 3 37.4600 2.63000 13.8500 13.8500
5 3 38.3000 2.68000 13.1700 13.1700
6 3 39.9200 2.74000 14.7300 14.3300

SE(N= 3) 0.833480 0.540057E-01 0.237842 0.237842


5%LSD 12DF 2.56823 0.166410 0.732871 0.732872

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 21.5000 5.45000
2 3 22.9000 5.48000
3 3 22.3000 5.63000
4 3 23.7000 5.71000
5 3 24.6000 5.85000
6 3 24.8000 6.03000

SE(N= 3) 0.339298 0.924548E-01


5%LSD 12DF 1.04549 0.284885
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 417 13/10/12 13:42


------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Anh huong cua phan bon la den sinh truong lan Cattleya.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 18 37.625 1.7546 1.4436 3.8 0.0793
DKTHAN 18 2.5850 0.13307 0.93541E-01 3.6 0.0157
SONHANH 18 13.035 1.1120 0.41195 3.2 0.0000
SOLA 18 12.968 1.0104 0.41195 3.2 0.0000
DAILA 18 23.300 1.3205 0.58768 2.5 0.0001
RONGLA 18 5.6917 0.24833 0.16014 2.8 0.0063
225

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng ra hoa của giống lan Cat6
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 418 13/10/12 13:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua phan bon la den kha nang ra hoa lan Cattleya.

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .224500E-01 .449000E-02 0.52 0.755 2
* RESIDUAL 12 .102722 .856017E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .125172 .736306E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 418 13/10/12 13:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua phan bon la den kha nang ra hoa lan Cattleya.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .356050 .712100E-01 1.75 0.198 2
* RESIDUAL 12 .488986 .407488E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .845036 .497080E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 418 13/10/12 13:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua phan bon la den kha nang ra hoa lan Cattleya.

VARIATE V005 SOHOA


LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 .417850 .835700E-01 2.30 0.110 2
* RESIDUAL 12 .435698 .363082E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 .853548 .502087E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 418 13/10/12 13:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua phan bon la den kha nang ra hoa lan Cattleya.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS SOCANH SONU SOHOA
1 3 1.44000 3.28000 3.23000
2 3 1.47000 3.36000 3.23000
3 3 1.46000 3.47000 3.39000
4 3 1.46000 3.45000 3.35000
5 3 1.49000 3.52000 3.48000
6 3 1.55000 3.73000 3.67000

SE(N= 3) 0.534171E-01 0.116546 0.110012


5%LSD 12DF 0.164596 0.359118 0.338986
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 418 13/10/12 13:43
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua phan bon la den kha nang ra hoa lan Cattleya.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 18 1.4783 0.85808E-010.92521E-01 6.3 0.7549
SONU 18 3.4683 0.22295 0.20186 5.8 0.1980
SOHOA 18 3.3917 0.22407 0.19055 5.6 0.1096

Bảng 3.27: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa giống lan Cat6
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 419 13/10/12 13:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
ANh huong cua phan bon la den chat luong hoa lan Cattleya.

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


226

SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 13.4050 2.68100 9.52 0.001 2
* RESIDUAL 12 3.37782 .281485
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 16.7828 .987224
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 419 13/10/12 13:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
ANh huong cua phan bon la den chat luong hoa lan Cattleya.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 4.50000 .900000 5.46 0.008 2
* RESIDUAL 12 1.97861 .164884
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 6.47861 .381094
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 419 13/10/12 13:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
ANh huong cua phan bon la den chat luong hoa lan Cattleya.

VARIATE V005 SOHOA


LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 5 52.1050 10.4210 42.13 0.000 2
* RESIDUAL 12 2.96795 .247329
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 17 55.0729 3.23959
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 419 13/10/12 13:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
ANh huong cua phan bon la den chat luong hoa lan Cattleya.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------
CT NOS SOCANH SONU SOHOA
1 3 14.7000 13.7000 18.7000
2 3 15.3000 13.9000 19.3000
3 3 15.0000 14.0000 19.3000
4 3 16.2000 14.3000 21.7000
5 3 16.8000 14.8000 22.0000
6 3 16.9000 15.1000 23.3000

SE(N= 3) 0.306314 0.234438 0.287129


5%LSD 12DF 0.943858 0.722384 0.884741
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 419 13/10/12 13:45
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
ANh huong cua phan bon la den chat luong hoa lan Cattleya.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 18) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 18 15.817 0.99359 0.53055 3.4 0.0008
SONU 18 14.300 0.61733 0.40606 2.8 0.0077
SOHOA 18 20.717 1.7999 0.49732 2.4 0.0000

Bảng 3.28: Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng chiếu bổ sung đến khả năng ra hoa của lan
Den5 và On1.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 328 12/ 3/13 9:27
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 .360000E-01 .900000E-02 74.38 0.000 2
* RESIDUAL 10 .121000E-02 .121000E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .372100E-01 .265786E-02
-----------------------------------------------------------------------------
227

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 328 12/ 3/13 9:27
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 10.1760 2.54400 170.97 0.000 2
* RESIDUAL 10 .148802 .148802E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 10.3248 .737486
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 328 12/ 3/13 9:27
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 18.2400 4.56000 401.96 0.000 2
* RESIDUAL 10 .113445 .113445E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 18.3534 1.31096
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 328 12/ 3/13 9:27
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SOCANH SONU SOHOA


1 3 1.30000 10.7000 9.50000
2 3 1.30000 11.3000 10.3000
3 3 1.30000 11.7000 10.7000
4 3 1.40000 12.5000 12.0000
5 3 1.40000 13.0000 12.5000

SE(N= 3) 0.635085E-02 0.704278E-01 0.614939E-01


5%LSD 10DF 0.200117E-01 0.221920 0.193770
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 328 12/ 3/13 9:27


------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 15 1.3400 0.51554E-010.11000E-01 0.8 0.0000
SONU 15 11.840 0.85877 0.12198 1.0 0.0000
SOHOA 15 11.000 1.1450 0.10651 1.0 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 328O 12/ 3/13 10: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat luong anh sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 .804000 .201000 176.83 0.000 2
* RESIDUAL 10 .113667E-01 .113667E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .815367 .582405E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 328O 12/ 3/13 10: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat luong anh sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
228

=============================================================================
1 CT 4 2061.70 515.424 16.12 0.000 2
* RESIDUAL 10 319.719 31.9719
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 2381.42 170.101
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 328O 12/ 3/13 10: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat luong anh sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 1907.02 476.754 22.71 0.000 2
* RESIDUAL 10 209.962 20.9962
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 2116.98 151.213
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 328O 12/ 3/13 10: 1
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat luong anh sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SOCANH SONU SOHOA


1 3 3.80000 136.000 119.500
2 3 3.90000 140.700 129.300
3 3 4.00000 151.700 136.300
4 3 4.30000 160.500 145.700
5 3 4.40000 167.300 151.000

SE(N= 3) 0.194651E-01 3.26455 2.64551


5%LSD 10DF 0.613352E-01 10.2867 8.33611
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 328O 12/ 3/13 10: 1


------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat luong anh sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 15 4.0800 0.24133 0.33715E-01 0.8 0.0000
SONU 15 151.24 13.042 5.6544 3.7 0.0003
SOHOA 15 136.36 12.297 4.5822 3.4 0.0001

Bảng 3.29: Ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng chiếu bổ sung đến chất lượng hoa của lan
Den5 và On1.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 329D 12/ 3/13 10:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat luong anh sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1. Den5.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 45.5400 11.3850 386.20 0.000 2
* RESIDUAL 10 .294797 .294797E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 45.8348 3.27392
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 329D 12/ 3/13 10:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan Den5.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 .156000 .390000E-01 7.59 0.005 2
* RESIDUAL 10 .514086E-01 .514086E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .207409 .148149E-01
229

-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 329D 12/ 3/13 10:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan Den5.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 76.3560 19.0890 314.91 0.000 2
* RESIDUAL 10 .606172 .606172E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 76.9622 5.49730
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 329D 12/ 3/13 10:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan Den5.

VARIATE V006 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 11.4240 2.85600 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 10 .552877E-02 .552877E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 11.4295 .816395
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 329D 12/ 3/13 10:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan Den5.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN DBHC


1 3 31.0000 8.10000 42.0000 15.3000
2 3 31.7000 8.20000 43.7000 16.0000
3 3 32.5000 8.20000 44.3000 16.3000
4 3 35.0000 8.40000 47.3000 17.3000
5 3 35.3000 8.30000 48.0000 17.7000

SE(N= 3) 0.991291E-01 0.413959E-01 0.142147 0.135754E-01


5%LSD 10DF 0.312359 0.130440 0.447910 0.427767E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 329D 12/ 3/13 10:47
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan Den5.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 15 33.100 1.8094 0.17170 0.5 0.0000
DKHOA 15 8.2400 0.12172 0.71700E-01 0.9 0.0047
DBTN 15 45.060 2.3446 0.24621 0.5 0.0000
DBHC 15 16.520 0.90355 0.23513E-01 0.1 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 329O 12/ 3/13 13:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 90.8160 22.7040 194.05 0.000 2
* RESIDUAL 10 1.17001 .117001
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 91.9860 6.57043
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 329O 12/ 3/13 13:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
230

=============================================================================
1 CT 4 .216000 .540000E-01 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 10 .418787E-04 .418787E-05
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .216042 .154316E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 329O 12/ 3/13 13:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 30.2040 7.55100 53.52 0.000 2
* RESIDUAL 10 1.41085 .141085
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 31.6149 2.25820
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 329O 12/ 3/13 13:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V006 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 4 18.5040 4.62600 ****** 0.000 2
* RESIDUAL 10 .461092E-02 .461092E-03
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 18.5086 1.32204
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 329O 12/ 3/13 13:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan On1.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN DBHC


1 3 34.7000 3.60000 35.0000 14.3000
2 3 36.5000 3.70000 35.7000 15.0000
3 3 37.7000 3.70000 36.0000 15.3000
4 3 40.5000 3.90000 38.0000 16.7000
5 3 41.3000 3.90000 38.7000 17.3000

SE(N= 3) 0.197485 0.118151E-02 0.216860 0.123975E-01


5%LSD 10DF 0.622283 0.372297E-02 0.683334 0.390649E-01
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 329O 12/ 3/13 13:20
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua chat luong anh sang chieu bo sung den chat luong hoa lan On1.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 15 38.140 2.5633 0.34205 0.9 0.0000
DKHOA 15 3.7600 0.12422 0.20464E-02 0.1 0.0000
DBTN 15 36.680 1.5027 0.37561 1.0 0.0000
DBHC 15 15.720 1.1498 0.21473E-01 0.1 0.0000

Bảng 3.30: Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến
sinh trưởng của lan Den5 và On1.
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 330D 20/ 5/13 14:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 57.0000 19.0000 8.46 0.008 2
* RESIDUAL 8 17.9636 2.24545
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 74.9636 6.81487
231

-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE 330D 20/ 5/13 14:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .120000 .400000E-01 6.17 0.018 2
* RESIDUAL 8 .518620E-01 .648275E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .171862 .156238E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 330D 20/ 5/13 14:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.14000 .380000 3.18 0.085 2
* RESIDUAL 8 .956610 .119576
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.09661 .190601
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 330D 20/ 5/13 14:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 33.7425 11.2475 7.96 0.009 2
* RESIDUAL 8 11.2998 1.41247
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 45.0423 4.09475
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 330D 20/ 5/13 14:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.29000 .430000 0.57 0.655 2
* RESIDUAL 8 6.07011 .758764
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 7.36011 .669101
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 330D 20/ 5/13 14:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .225000E-01 .750000E-02 0.18 0.909 2
* RESIDUAL 8 .3330D18 .426773E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .363918 .330835E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 330D 20/ 5/13 14:51
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 42.9000 1.90000 6.30000 29.3000
2 3 47.7000 1.90000 6.80000 32.7000
3 3 47.3000 2.10000 7.00000 33.8000
4 3 48.5000 2.10000 7.10000 32.5000
232

SE(N= 3) 0.865150 0.464856E-01 0.199647 0.686167


5%LSD 8DF 2.82117 0.151585 0.651027 2.23752

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 16.9000 3.90000
2 3 17.5000 4.00000
3 3 17.7000 4.00000
4 3 17.7000 4.00000

SE(N= 3) 0.502913 0.119272


5%LSD 8DF 1.63995 0.388933
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 330D 20/ 5/13 14:51


------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan Den5.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 46.600 2.6105 1.4985 3.2 0.0077
DKTHAN 12 2.0000 0.12500 0.80515E-01 4.0 0.0181
SONHANH 12 6.8000 0.43658 0.34580 5.1 0.0846
SOLA 12 32.075 2.0236 1.1885 3.7 0.0091
DAILA 12 17.450 0.81799 0.87107 5.0 0.6546
RONGLA 12 3.9750 0.18189 0.20658 5.2 0.9095

BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCAY FILE 330O 20/ 5/13 14:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

VARIATE V003 CCCAY

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 18.5025 6.16750 3.13 0.087 2
* RESIDUAL 8 15.7576 1.96970
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 34.2601 3.11456
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKTHAN FILE 330O 20/ 5/13 14:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

VARIATE V004 DKTHAN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .180000 .600000E-01 0.97 0.452 2
* RESIDUAL 8 .492378 .615473E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .672378 .611253E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONHANH FILE 330O 20/ 5/13 14:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

VARIATE V005 SONHANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .825000E-01 .275000E-01 0.23 0.871 2
* RESIDUAL 8 .943578 .117947
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.02608 .932798E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE 330O 20/ 5/13 14:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

VARIATE V006 SOLA

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
233

=============================================================================
1 CT 3 2.67000 .890001 1.04 0.429 2
* RESIDUAL 8 6.87764 .859705
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 9.54764 .867967
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAILA FILE 330O 20/ 5/13 14:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

VARIATE V007 DAILA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 15.4200 5.14000 3.62 0.065 2
* RESIDUAL 8 11.3656 1.42070
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 26.7856 2.43505
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE RONGLA FILE 330O 20/ 5/13 14:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

VARIATE V008 RONGLA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .300000E-01 .100000E-01 0.44 0.735 2
* RESIDUAL 8 .183216 .229020E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .213216 .193833E-01
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 330O 20/ 5/13 14:56
------------------------------------------------------------------ :PAGE 7
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS CCCAY DKTHAN SONHANH SOLA


1 3 41.8000 3.60000 6.70000 16.6000
2 3 43.2000 3.80000 6.80000 17.1000
3 3 44.5000 3.90000 6.90000 17.4000
4 3 45.0000 3.90000 6.90000 17.9000

SE(N= 3) 0.810288 0.143233 0.198282 0.535321


5%LSD 8DF 2.64227 0.467069 0.646578 1.74563

CT NOS DAILA RONGLA


1 3 33.6000 2.80000
2 3 31.5000 2.70000
3 3 30.7000 2.70000
4 3 31.0000 2.80000

SE(N= 3) 0.688162 0.873728E-01


5%LSD 8DF 2.24402 0.284914
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 330O 20/ 5/13 14:56


------------------------------------------------------------------ :PAGE 8
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den sinh truong lan On1.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCAY 12 43.625 1.7648 1.4035 3.2 0.0872
DKTHAN 12 3.8000 0.24724 0.24809 6.5 0.4524
SONHANH 12 6.8250 0.30542 0.34343 5.0 0.8711
SOLA 12 17.250 0.93165 0.92720 5.4 0.4286
DAILA 12 31.700 1.5605 1.1919 3.8 0.0647
RONGLA 12 2.7500 0.13922 0.15133 5.5 0.7350
234

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến
khả năng ra hoa của giống lan Den5 và On1
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 331D 20/ 5/13 15: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .300000E-01 .100000E-01 3.36 0.076 2
* RESIDUAL 8 .238393E-01 .297991E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .538393E-01 .489448E-02
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 331D 20/ 5/13 15: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 10.4700 3.49000 26.93 0.000 2
* RESIDUAL 8 1.03677 .129596
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 11.5068 1.04607
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 331D 20/ 5/13 15: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DFSUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 16.1100 5.37000 51.04 0.000 2
* RESIDUAL 8 .8330O33 .105217
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 16.9517 1.54107
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 331D 20/ 5/13 15: 0
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SOCANH SONU SOHOA


1 3 1.30000 10.5000 9.70000
2 3 1.30000 11.2000 10.6000
3 3 1.40000 12.6000 12.1000
4 3 1.40000 12.7000 12.6000

SE(N= 3) 0.315167E-01 0.207843 0.187276


5%LSD 8DF 0.102773 0.677755 0.610687
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 331D 20/ 5/13 15: 0


------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan Den5.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 12 1.3500 0.69961E-010.54589E-01 4.0 0.0757
SONU 12 11.750 1.0228 0.35999 3.1 0.0002
SOHOA 12 11.250 1.2330D 0.32437 2.9 0.0000

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 331O 20/ 5/13 15: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.
235

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.40250 .467500 16.75 0.001 2
* RESIDUAL 8 .223270 .279088E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.62577 .147797
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 331O 20/ 5/13 15: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1385.00 461.667 13.20 0.002 2
* RESIDUAL 8 279.860 34.9825
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1664.86 151.351
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 331O 20/ 5/13 15: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1562.60 520.867 18.47 0.001 2
* RESIDUAL 8 225.620 28.2025
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1788.22 162.566
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 331O 20/ 5/13 15: 7
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SOCANH SONU SOHOA


1 3 3.80000 136.700 120.300
2 3 3.80000 149.500 134.000
3 3 4.30000 161.700 145.500
4 3 4.60000 163.400 149.700

SE(N= 3) 0.964516E-01 3.330D79 3.06608


5%LSD 8DF 0.314519 11.1353 9.99817
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 331O 20/ 5/13 15: 7


------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den kha nang ra hoa lan On1.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 12 4.1250 0.38444 0.16706 4.0 0.0010
SONU 12 152.82 12.302 5.9146 3.9 0.0021
SOHOA 12 137.38 12.750 5.3106 3.9 0.0008

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến
chất lượng hoa giống lan Den5 và On1
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 332D 20/ 5/13 15:10
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan Den5.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
236

1 CT 3 41.0700 13.6900 11.49 0.003 2


* RESIDUAL 8 9.52820 1.19103
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 50.5982 4.59984
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 332D 20/ 5/13 15:10
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan Den5.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .300000 .100000 0.82 0.519 2
* RESIDUAL 8 .973449 .121681
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.27345 .115768
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 332D 20/ 5/13 15:10
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan Den5.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 73.0800 24.3600 10.38 0.004 2
* RESIDUAL 8 18.7776 2.34720
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 91.8576 8.35069
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 332D 20/ 5/13 15:10
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan Den5.

VARIATE V006 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 12.3300 4.11000 6.52 0.016 2
* RESIDUAL 8 5.04629 .630786
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 17.3763 1.57966
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 332D 20/ 5/13 15:10
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan Den5.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN DBHC


1 3 31.4000 8.10000 42.3000 15.3000
2 3 32.5000 8.20000 44.7000 16.3000
3 3 35.3000 8.40000 47.7000 17.7000
4 3 35.8000 8.50000 48.5000 17.7000

SE(N= 3) 0.630086 0.201396 0.884534 0.458543


5%LSD 8DF 2.05465 0.656732 2.88438 1.49526
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 332D 20/ 5/13 15:10


------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan Den5.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 12 33.750 2.1447 1.0913 3.2 0.0032
DKHOA 12 8.3000 0.34025 0.34883 4.2 0.5194
DBTN 12 45.800 2.8898 1.5321 3.3 0.0043
DBHC 12 16.750 1.2568 0.79422 4.7 0.0157

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 332O 20/ 5/13 15:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
237

Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 78.8625 26.2875 25.29 0.000 2
* RESIDUAL 8 8.31560 1.03945
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 87.1781 7.92528
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 332O 20/ 5/13 15:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .300000 .100000 4.37 0.042 2
* RESIDUAL 8 .182858 .228572E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .482858 .438962E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 332O 20/ 5/13 15:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 27.4800 9.16000 11.85 0.003 2
* RESIDUAL 8 6.18380 .772974
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 33.6638 3.06035
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 332O 20/ 5/13 15:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan On1.

VARIATE V006 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 11.6100 3.87000 7.90 0.009 2
* RESIDUAL 8 3.92098 .490122
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 15.5310 1.41191
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 332O 20/ 5/13 15:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan On1.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN DBHC


1 3 35.0000 3.60000 35.3000 14.3000
2 3 37.7000 3.70000 35.7000 15.7000
3 3 40.9000 3.90000 38.3000 16.7000
4 3 41.3000 4.00000 38.7000 16.7000

SE(N= 3) 0.588628 0.872873E-01 0.507600 0.404195


5%LSD 8DF 1.91946 0.284635 1.65523 1.31804
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 332O 20/ 5/13 15:12


------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua thoi gian xu ly chieu sang bo sung den chat luong hoa lan On1.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 12 38.725 2.8152 1.0195 2.6 0.0003
DKHOA 12 3.8000 0.20951 0.15119 4.0 0.0423
238

DBTN 12 37.000 1.7494 0.87919 2.4 0.0029


DBHC 12 15.850 1.1882 0.70009 4.4 0.0093

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp
che nilon đến khả năng hoa của lan Den5 và On1

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 423D 19/ 2/13 21:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Dendrobium

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER


SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 .600000E-01 .300000E-01 4.39 0.067 2
* RESIDUAL 6 .410267E-01 .683778E-02
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 .101027 .126283E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 423D 19/ 2/13 21:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Dendrobium

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 25.2600 12.6300 24.63 0.002 2
* RESIDUAL 6 3.07720 .512867
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 28.3372 3.54215
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 423D 19/ 2/13 21:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Dendrobium

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 32.0600 16.0300 31.77 0.001 2
* RESIDUAL 6 3.02760 .504600
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 35.0876 4.38595
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 423D 19/ 2/13 21:22
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Dendrobium

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SOCANH SONU SOHOA


1 3 1.30000 10.5000 9.10000
2 3 1.40000 12.7000 11.0000
3 3 1.50000 14.6000 13.7000

SE(N= 3) 0.477416E-01 0.413468 0.410122


5%LSD 6DF 0.165146 1.43025 1.41868
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 423D 19/ 2/13 21:22


------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Dendrobium

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 9 1.4000 0.11238 0.82691E-01 5.9 0.0669
SONU 9 12.600 1.8821 0.71615 5.7 0.0017
SOHOA 9 11.267 2.0943 0.71035 6.3 0.0009
239

BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 423O 19/ 2/13 21:28
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Oncidium.

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 2.58000 1.29000 33.87 0.001 2
* RESIDUAL 6 .228546 .380910E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 2.80855 .351068
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 423O 19/ 2/13 21:28
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Oncidium.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 2504.18 1252.09 32.74 0.001 2
* RESIDUAL 6 229.480 38.2466
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 2733.66 341.707
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 423O 19/ 2/13 21:28
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Oncidium.

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 4436.18 2218.09 72.33 0.000 2
* RESIDUAL 6 183.993 30.6655
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 4620.17 577.522
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 423O 19/ 2/13 21:28
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Oncidium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SOCANH SONU SOHOA


1 3 3.80000 138.500 123.000
2 3 4.30000 160.800 141.300
3 3 5.10000 179.300 176.500

SE(N= 3) 0.112681 3.57056 3.19716


5%LSD 6DF 0.389781 12.3511 11.0595
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 423O 19/ 2/13 21:28


------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den kha nang ra hoa lan Oncidium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 9 4.4000 0.59251 0.19517 4.4 0.0008
SONU 9 159.53 18.485 6.1844 3.9 0.0009
SOHOA 9 146.93 24.032 5.5376 3.8 0.0002

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp
Che nilon đến chất lượng hoa của lan Den5 và On1
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 424D 19/ 2/13 21:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Dendrobium.
240

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 77.8400 38.9200 51.15 0.000 2
* RESIDUAL 6 4.56540 .760899
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 82.4054 10.3007
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 424D 19/ 2/13 21:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 .260000 .130000 1.27 0.348 2
* RESIDUAL 6 .615714 .102619
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 .875714 .109464
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 424D 19/ 2/13 21:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 85.5200 42.7600 61.22 0.000 2
* RESIDUAL 6 4.19060 .698433
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 89.7106 11.2138
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 424D 19/ 2/13 21:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Dendrobium.

VARIATE V006 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 13.5200 6.76000 18.02 0.003 2
* RESIDUAL 6 2.25100 .375167
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 15.7710 1.97137
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 424D 19/ 2/13 21:41
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Dendrobium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN DBHC


1 3 31.5000 8.10000 42.3000 15.7000
2 3 35.3000 8.40000 47.3000 17.3000
3 3 38.7000 8.50000 49.7000 18.7000

SE(N= 3) 0.503620 0.184950 0.482505 0.353632


5%LSD 6DF 1.74210 0.639770 1.66906 1.22327
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 424D 19/ 2/13 21:41


------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Dendrobium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 9 35.167 3.2095 0.87230 2.5 0.0003
DKHOA 9 8.3333 0.33085 0.32034 3.8 0.3485
DBTN 9 46.433 3.3487 0.83572 1.8 0.0002
DBHC 9 17.233 1.4041 0.61251 3.6 0.0034
241

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 424O 19/ 2/13 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 101.120 50.5600 71.02 0.000 2
* RESIDUAL 6 4.27160 .711933
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 105.392 13.1740
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 424O 19/ 2/13 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 .260000 .130000 6.16 0.035 2
* RESIDUAL 6 .126628 .211047E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 .386628 .483285E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 424O 19/ 2/13 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 39.1200 19.5600 40.98 0.001 2
* RESIDUAL 6 2.86361 .477268
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 41.9836 5.24795
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBHC FILE 424O 19/ 2/13 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Oncidium.

VARIATE V006 DBHC

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 2 10.3200 5.16000 23.29 0.002 2
* RESIDUAL 6 1.32931 .221552
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 8 11.6493 1.45616
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 424O 19/ 2/13 21:48
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Oncidium.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN DBHC


1 3 35.3000 3.60000 35.3000 14.7000
2 3 40.9000 3.90000 38.7000 16.3000
3 3 43.3000 4.00000 40.3000 17.3000

SE(N= 3) 0.487146 0.838743E-01 0.398860 0.271755


5%LSD 6DF 1.68512 0.290134 1.37972 0.940043
-------------------------------------------------------------------------------

ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 424O 19/ 2/13 21:48


------------------------------------------------------------------ :PAGE 6
Anh huong cua chieu sang bo sung va che nilon den chat luong hoa lan Oncidium.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 9) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
242

DAICANH 9 39.833 3.6296 0.84376 2.1 0.0002


DKHOA 9 3.8333 0.21984 0.14527 3.8 0.0355
DBTN 9 38.100 2.2908 0.69085 1.8 0.0005
DBHC 9 16.100 1.2067 0.47069 2.9 0.0019

Bảng 3.35. Ảnh hưởng của chất kích hích ra hoa đến khả năng ra hoa của lan Cat6
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOCANH FILE 425 13/10/12 14:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den kha nang ra hoa lan Cattleya.

VARIATE V003 SOCANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .259425 .864750E-01 6.43 0.016 2
* RESIDUAL 8 .107578 .134472E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .367003 .333639E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SONU FILE 425 13/10/12 14:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den kha nang ra hoa lan Cattleya.

VARIATE V004 SONU

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 .204000 .680000E-01 2.74 0.113 2
* RESIDUAL 8 .198442 .248052E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 .402442 .365856E-01
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOHOA FILE 425 13/10/12 14:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den kha nang ra hoa lan Cattleya.

VARIATE V005 SOHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.00642 .335475 15.20 0.001 2
* RESIDUAL 8 .176598 .220747E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 1.18302 .107548
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 425 13/10/12 14:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den kha nang ra hoa lan Cattleya.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS SOCANH SONU SOHOA


1 3 1.55000 3.73000 3.27000
2 3 1.61000 3.87000 3.66000
3 3 1.93000 4.09000 4.06000
4 3 1.76000 3.95000 3.84000

SE(N= 3) 0.669508E-01 0.909308E-01 0.857802E-01


5%LSD 8DF 0.218320 0.296516 0.279721
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 425 13/10/12 14:12
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den kha nang ra hoa lan Cattleya.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
SOCANH 12 1.7125 0.18266 0.11596 6.8 0.0162
SONU 12 3.9100 0.19127 0.15750 4.0 0.1126
SOHOA 12 3.7075 0.32794 0.14858 4.0 0.0014
243

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của chất kích hích ra hoa đến chất lượng hoa của lan Cat6
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DAICANH FILE 426 13/10/12 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 1
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den chat luong hoa lan Cattleya.

VARIATE V003 DAICANH

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 13.3404 4.44680 15.41 0.001 2
* RESIDUAL 8 2.30894 .288617
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 15.6493 1.42267
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKHOA FILE 426 13/10/12 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 2
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den chat luong hoa lan Cattleya.

VARIATE V004 DKHOA

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 1.62000 .540000 6.46 0.016 2
* RESIDUAL 8 .668886 .836107E-01
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 2.28889 .208080
-----------------------------------------------------------------------------
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DBTN FILE 426 13/10/12 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 3
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den chat luong hoa lan Cattleya.

VARIATE V005 DBTN

LN SOURCE OF VARIATION DF
SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CT 3 9.93000 3.31000 3.62 0.064 2
* RESIDUAL 8 7.30966 .913708
-----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 11 17.2397 1.56724
-----------------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE 426 13/10/12 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 4
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den chat luong hoa lan Cattleya.

MEANS FOR EFFECT CT


-------------------------------------------------------------------------------

CT NOS DAICANH DKHOA DBTN


1 3 16.9200 15.2000 23.3000
2 3 17.5000 15.2000 23.7000
3 3 19.7000 16.1000 25.7000
4 3 17.6000 15.5000 24.3000

SE(N= 3) 0.310171 0.166944 0.551878


5%LSD 8DF 1.01143 0.544387 1.79962
-------------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE 426 13/10/12 14:14
------------------------------------------------------------------ :PAGE 5
Anh huong cua chat kich thich ra hoa den chat luong hoa lan Cattleya.

F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |


(N= 12) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
DAICANH 12 17.930 1.1928 0.53723 3.0 0.0013
DKHOA 12 15.500 0.45616 0.28916 1.9 0.0161
DBTN 12 24.250 1.2519 0.95588 3.9 0.0645
244

6. Các khoản chi dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế

Công thức
Loại Khoản mục đối chứng Công thức
lan chi Cách tính (đồng) xử lý (đồng)

1. Giống 100 cây x 60.000 đ/cây (giá mua cây ban đầu) 6.000.000 6.000.000
Phun 1 lần/tuần x 4 tuần/tháng x 5 tháng x 1 lít dd/100 cây = 20 lít dd/100
2. Phân bón cây - 10.000
Để pha 20 lít dd cần 20 g phân bón x 500 đ/g
3. Chất kích Phun 1 lần/tuần x 4 tuần/tháng x 5 tháng x 1 lít dd/100 cây = 20 lít dd/100
thích sinh cây - 22.000
trưởng Để pha 20 lít dd cần 20 ml chất kích thích x 1.100 đ/ml

4. Nhân công - Chăm sóc bình thường: 150.000 230.000


Cat6 5 tháng x 3.000.000 đ/tháng = 15.000.000 đ (Tính cho 10.000 cây)
Nhân công chăm sóc bình thường cho 100 cây = 15.000.000 / 100 =
150.000 đ
- Nhân công phun phân bón lá và chất kích thích
20 lần x 200.000 đ/lần = 4.000.000 đ (Tính cho 5.000 cây)
Nhân công phun phân bón lá và chất kích thích cho 100 cây = 4.000.000 /
50 = 80.000 đ
Ước tính chi phí hao mòn tài sản (nhà lưới), trang thiết bị, công cụ dụng
5. Hao mòn cụ, … 100.000 150.000

Tổng 6.250.000 6.412.000


Den5
1. Giống 100 cây x 35.000 đ/cây (giá mua cây ban đầu) 3.500.000 3.500.000

2. Phân bón Phun 1 lần/tuần x 4 tuần/tháng x 5 tháng x 1 lít dd/100 cây = 20 lít dd/100 -
245

Công thức
Loại Khoản mục đối chứng Công thức
lan chi Cách tính (đồng) xử lý (đồng)
cây 10.000
Để pha 20 lít dd cần 20 g phân bón x 500 đ/g

3. Điện thắp Tính cho 100 cây/m2 - 9.000


sáng 1 bóng đèn 75 w/h x 4 h/ngày x 45 ngày x 650 đ/kw ≈ 9.000 đ

4. Nhân công - Chăm sóc bình thường: 150.000 240.000


5 tháng x 3.000.000 đ/tháng = 15.000.000 đ (Tính cho 10.000 cây)
Nhân công chăm sóc bình thường cho 100 cây = 15.000.000 đ / 100 =
150.000 đ
- Nhân công phun phân bón lá và thắp điện
1,5 tháng x 3.000.000 đ/tháng = 4.500.000 đ (tính cho 5.000 cây)
Nhân công phun phân bón lá và thắp điện cho 100 cây = 4.500.000 đ / 50 =
90.000 đ

5. Nilon 2,5m x 2 m/cạnh x 4 cạnh x 0,05 kg/m2 x 40.000 đ/kg = 40.000 đ - 40.000

6. Vật tư Gồm 1 bóng đèn, 1 đui đèn, 1 chao đèn, 4m dây điện - 24.000
Ước tính chi phí hao mòn tài sản (nhà lưới), trang thiết bị, công cụ dụng
7. Hao mòn cụ, … 100.000 150.000

Tổng 3.750.000 3.973.000


On1
1. Giống 100 cây x 40.000 đ/cây (giá mua cây ban đầu) 4.000.000 4.000.000
Phun 1 lần/tuần x 4 tuần/tháng x 5 tháng x 1 lít dd/100 cây = 20 lít dd/100
2. Phân bón cây - 10.000
246

Công thức
Loại Khoản mục đối chứng Công thức
lan chi Cách tính (đồng) xử lý (đồng)
Để pha 20 lít dd cần 20 g phân bón x 500 đ/g

3. Điện thắp Tính cho 100 cây/m2 - 9.000


sáng 1 bóng đèn 75 w/h x 4 h/ngày x 45 ngày x 650 đ/kw ≈ 9.000 đ

4. Nhân công - Chăm sóc bình thường: 150.000 240.000


5 tháng x 3.000.000 đ/tháng = 15.000.000 đ (Tính cho 10.000 cây)
Nhân công chăm sóc bình thường cho 100 cây = 15.000.000 / 100 =
150.000 đ
- Nhân công phun phân bón lá và thắp điện
1,5 tháng x 3.000.000 đ/tháng = 4.500.000 đ (tính cho 5.000 cây)
Nhân công phun phân bón lá và thắp điện cho 100 cây = 4.500.000 đ / 50 =
90.000 đ

5. Nilon 2,5m x 2 m/cạnh x 4 cạnh x 0,05 kg/m2 x 40.000 đ/kg = 40.000 đ - 40.000

6. Vật tư Gồm 1 bóng đèn, 1 đui đèn, 1 chao đèn, 4m dây điện - 24.000
Ước tính chi phí hao mòn tài sản (nhà lưới), trang thiết bị, công cụ dụng
7. Hao mòn cụ, … 100.000 150.000

Tổng 4.250.000 4.473.000

You might also like