You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

TỔNG HỢP BÀI TẬP QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Nhóm: 6

Lớp học phần: 2123BRMG2011


Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Dịu

Năm học: 2022 - 2023


MỤC LỤC
BÀI TẬP 1: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 3
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VIỆT NAM 3
1.1. Tổng quan thị trường trà sữa Việt Nam 3
1.2. Xu hướng việc sử dụng trà sữa tại Việt Nam 3
1.3. Xu hướng mới của ngành giải khát tại Việt Nam 4
1.4. Độ nhận diện của trà sữa 4
1.5. Tỉ lệ từng sử dụng trà sữa trước đây 5
1.6. Tần suất sử dụng trà sữa khá cao 6
1.7. Loại thức uống được ưa thích thứ 2 tại Việt Nam 7
1.8. Các cửa hàng trà sữa hiện nay 7
2. PHÂN TÍCH 4P CỦA THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA 8
2.1. Ding Tea 8
2.2. Tocotoco 10
2.3. Gong Cha 12
2.3.3. Chiến lược phân phối 14
2.4. Phuc Long Coffee & Tea 16
3. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 18
3.1. Ding Tea 18
3.1.1. Giới thiệu 18
3.2. TocoToco 21
3.3. Gong Cha 23
3.4. Phuc Long Coffee & Tea 25
BÀI 2: THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 29
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 29
2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU 30
2.1 Xác định phương án và mô hình thương hiệu 31
2.2. Khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế thương hiệu 32
2.3. Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế thương hiệu 32
2.4. Tra cứu, sàng lọc tránh trung lặp, gây nhầm lẫn 34
2.5. Thăm dò phản ứng của khách hàng về thương hiệu 34
2.6. Lựa chọn phương án thương hiệu chính thức 35
3. KẾT QUẢ 35
3.1. Tên thương hiệu: Bärchen Tea 35
3.2. Biểu trưng (Logo) 35
3.3. Biểu tượng (Symbol) 36
3.4. Khẩu hiệu (Slogan) 36
3.5. Danh thiếp (Card visit) 36
BÀI 3: ĐƠN ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU 38

1
BÀI 4: TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 42
1. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 42
1.1. Mục tiêu truyền thông 42
1.2. Đối tượng truyền thông 42
1.3. Thông điệp truyền thông 42
1.4. Ý tưởng truyền thông 42
1.5. Thời điểm truyền thông 42
1.6. Ngân sách truyền thông 43
2. CÁCH THỨC TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 43
2.1. Thiết kế trang Fanpage trên Facebook 43
2.2. Thiết kế poster 46
3. TIẾN HÀNH TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 48
3.1. Các kênh mạng xã hội 48
3.2. KOL 48
3.3. Timeline truyền thông 50
4. ĐÁNH GIÁ 50
4.1. Khảo sát hiệu quả hoạt động truyền thông 50
4.2. Phương án điều chỉnh cho hoạt động truyền thông tiếp theo 51
BÀI 5: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 52
1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 52
1.1. Năng lực hiện có của doanh nghiệp 52
1.2. Sứ mệnh, phương hướng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp 52
1.3. Mục tiêu hướng đến của chiến lược phát triển thương hiệu 53
2. CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 54
2.1. Phát triển nhận thức của khách hàng và công chúng về thương hiệu 54
2.2. Phát triển các giá trị cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu 55
2.3. Phát triển các giá trị tài chính của thương hiệu 56
2.4. Mở rộng và làm mới thương hiệu 56

2
BÀI TẬP 1: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Hiện nay, những thức uống đầy màu sắc đang ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc hơn
với các bạn trẻ. Đi qua bất kì một con phố, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cả đám đông háo hức tìm
kiếm những loại trà sữa đủ thứ vị độc đáo.
Trong những năm gần đây, chúng ta có thể nhìn thấy thị trường trà sữa Việt Nam đang bước
vào thời kỳ hoàng kim. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy việc kinh doanh này là mỏ vàng cần được
khai thác. Không có gì lạ lẫm khi một tuyến đường trên Hà Nội có đến hàng chục quán trà sữa được
mở ra. Nhưng thực sự, thị trường này có thật sự dễ kiếm và tồn tại lâu dài hay không? Làm cách
nào để các thương hiệu trà sữa có thể tồn tại được?
Có thể bạn không tin, nhưng theo nghiên cứu khảo sát thì trà sữa là thức uống được yêu
thích thứ 2 tại Việt Nam, nó là món đồ uống giải khát khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ, học sinh,
sinh viên và đặc biệt là nhân viên văn phòng độ tuổi từ 18 - 39.
1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VIỆT NAM
1.1. Tổng quan thị trường trà sữa Việt Nam
- Theo nghiên cứu khảo sát thì trà sữa là thức uống được yêu thích thứ 2 tại Việt Nam, nó là món
đồ uống giải khát khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ, học sinh, sinh viên và đặc biệt là nhân viên
văn phòng độ tuổi từ 18 - 39. Nhưng thị trường này chỉ phát triển mạnh mẽ ở các trung tâm
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.... giao động trung bình một ly
trà sữa có thể từ 30 đến 70 nghìn đồng tùy từng thương hiệu, kích cỡ…
- Chính vì giới trẻ có đam mê và có những người nghiện trà sữa với các loại topping mà chúng ta
có thể thấy sự trỗi dậy của trà sữa, nó gần như thống trị thị trường nước uống. Chúng ta dễ dàng
có thể kể được những cái tên đình đám nổi tiếng như Gong cha, KOI, Ding Tea, The Coffee
House, Tocotoco, Bobapop…
- Các quán trà sữa này mọc san sát như nấm, các tuyến đường Hà Nội mà bạn có thể kể tên như
đường Hồ Tùng Mậu, Tây Hồ, đường Thanh Niên… Các thương hiệu trà sữa này đang nỗ lực
hết mình để có thể trở thành đế vương và phủ sóng toàn đất nước Việt Nam. Nếu bạn là chủ của
1 trong những thương hiệu nào đó thì hãy cố gắng tìm cách xây dựng thương hiệu trong tâm trí
người tiêu dùng bằng cách nhượng quyền thương hiệu.

1.2. Xu hướng việc sử dụng trà sữa tại Việt Nam

- Thị trường trà sữa Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ và nó là xu hướng mới của ngành
giải khát Việt Nam. Theo khảo sát thị trường trà sữa thì tần suất sử dụng loại đồ uống này ở

3
mức rất cao và vô cùng cao. Nhu cầu uống trà sữa trên địa bàn Hà Nội gần đây thì 50% số
người được hỏi mua trà sữa ít nhất 1 lần/ tuần, đơn giản vì trà sữa ngon, hợp khẩu vi, nhanh,
gọn, lẹ và giá cả phù hợp, thuận tiện cho việc mang đi.
- Thêm nữa, các quán trà sữa hiện nay mở ra rất nhiều, cơ sở vật chất khang trang hơn rất
nhiều, cửa hàng được mở rộng đầu tư thiết bị công nghệ cao nên người mua có thể ngồi chờ
rất thuận lợi.
→ Nhưng do sự phát triển quá ghê gớm của thị trường này, là chủ của thương hiệu, doanh
nghiệp bạn cần phải xây dựng được một chiến lược Marketing để tạo ra sự khác biệt cũng như lợi
thế cho mình. Sức mạnh của Digital Marketing rất mạnh mẽ.

1.3. Xu hướng mới của ngành giải khát tại Việt Nam
Có thể nói rằng đây là xu hướng mới của ngành giải khát tại thị trường Việt Nam hiện tại và
trong rất nhiều năm tới đây.
Số lượng cửa hàng đang tăng lên mỗi tháng và bây giờ, các cửa hàng trà sữa đang phát triển
với con số chóng mặt. Chính vì sự phát triển về số lượng này, khiến sự cạnh tranh ngày càng khốc
liệt tại thị trường Trà sữa. Các chiến lược Marketing đang dần được các thương hiệu phát triển và
tạo ra lợi thế riêng cho mình. Các thương hiệu làm rất tốt về mặt truyền thông như: Dingtea,
Gongcha, Phúc Long, Bobapop. Đây là những minh chứng rõ ràng về sức mạnh của Digital
Marketing giúp các thương hiệu tạo được lợi thế với các đối thủ cùng ngành.

1.4. Độ nhận diện của trà sữa


Có thể nói trà sữa bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ 10 năm trước, thế nhưng nó thực sự phát
triển và bùng nổ từ năm 2013 đến nay. Theo nghiên cứu thị trường trà sữa hiện nay thì 73% người
được hỏi phân biệt được trà sữa so với các loại đồ uống khác trên thị trường. Hơn thế nữa những
người thuộc nhóm nữ giới, người lớn tuổi và sống ở Thành Phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ nhận biết cao
hơn hẳn. Đây có thể nói là tỉ lệ khá cao so về độ phủ sóng với một ngành mới nổi tại Việt Nam hiện
nay.

4
1.5. Tỉ lệ từng sử dụng trà sữa trước đây
Theo nghiên cứu thị trường trà sữa thì trà sữa có số lượng người sử dụng rất cao và tập trung
hầu hết ở đối tượng thế hệ Y và Z. 91% người được hỏi theo nghiên cứu thì đã trả lời đã từng uống
trà sữa trước đây. Hơn thế nữa tỉ trọng những người từng uống trà sữa cao nhất ở người trẻ tuổi, học
sinh sinh viên (chiếm 95%). Không nằm ngoài dự đoán, thì đối tượng trẻ là những thành phần sử
dụng sản phẩm này nhiều nhất, đó là lý do vì sao các thương hiệu trà sữa tập trung “đánh” vào đối
tượng khách hàng là những người trẻ tuổi.

5
1.6. Tần suất sử dụng trà sữa khá cao
Nhóm khách hàng là những đối tượng trẻ tuổi thì có tần suất uống trà sữa cao hơn hẳn
những đối tượng khác là 60% có tần suất uống ít nhất 1 lần/ tuần. Nghiên cứu thị trường trà sữa
cũng chỉ ra rằng tỉ lệ người có độ tuổi từ 15-21 có tần suất uống trà sữa 2-3 lần/ tuần là cao nhất
chiếm 24%. Những người trung niên từ 30-38 tuổi có tỉ lệ sử dụng trà sữa 2-3 lần/ tuần chiếm tỉ lệ
19%, đây cũng là một con số ấn tượng với nhóm khách hàng khó để tiếp cận với cái mới này.

6
1.7. Loại thức uống được ưa thích thứ 2 tại Việt Nam
Có thể thấy ở nghiên cứu này thì những đồ đá xay đang chiếm tỉ lệ hơn cả với 36% người
dùng sử dụng. Xếp thứ 3 là cà phê sữa đá Việt Nam – một thức uống đặc trưng của người Việt, Cà
phê Cappuccino và Latte lần lượt chiếm 4% và 1% lượng người ưa chuộng sử dụng. Đáng ngạc
nhiên tại nghiên cứu này thì Trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23%,
và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và đối tượng người trẻ tuổi từ 15-22 (35%).
Đây là một chỉ số ấn tượng chứng tỏ đây là một ngành hết sức tiềm năng và đem lại lượng người sử
dụng rất cao, đánh bật những sản phẩm có tuổi thọ “lâu đời” hơn hẳn.

1.8. Các cửa hàng trà sữa hiện nay


Dingtea có lẽ là thương hiệu “trùm” hiện nay tại thị trường Việt Nam, mặc dù nó chỉ phủ
sóng ở Hà Nội nhưng số lượng cửa hàng rất lớn lên tới 89 cửa hàng toàn quốc. Xếp sau Dingtea là
một loạt các thương hiệu như Tocotoco (61 cửa hàng), Gong Cha (15 cửa hàng), Trà Tiên Hưởng
(47 cửa hàng). Thêm vào đó những thương hiệu Việt cũng gia tăng sự cạnh tranh với sự xuất hiện
của Phúc Long – một thương hiệu Việt rất ưa chuộng (16 cửa hàng), Hoa Hướng Dương (18 cửa

7
hàng), Bobapop (49 cửa hàng)… Chính bởi yếu tố hấp dẫn và đầy tiềm năng thì theo nghiên cứu
này các thương hiệu ngoại nhập liên tục đổ bộ vào, và các thương hiệu Việt không nằm ngoài cuộc
chơi khi các thương hiệu “made in Vietnam” liên tục xuất hiện và chất lượng không thua kém gì với
các thương hiệu đến từ “nơi sinh” của nó là Đài Loan.

2. PHÂN TÍCH 4P CỦA THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA


Nhóm chúng em đã chọn ra 4 thương hiệu trà sữa lớn trên thị trường trà sữa Việt Nam và đi
vào phân tích 4P của từng thương hiệu, bao gồm: Ding Tea, Tocotoco, Gong Cha, Phuc Long
Coffee & Tea.

2.1. Ding Tea


2.1.1. Sản phẩm
Nếu bạn đang tìm kiếm các hãng trà sữa ở Việt Nam mang hương vị độc đáo, cân bằng được
vị trà và vị sữa, thì Ding Tea là sự lựa chọn hàng đầu. Đây là một trong các hãng trà sữa nổi tiếng
thế giới được nhiều người ưa chuộng bởi độ thơm ngon khó cưỡng.

8
Thực đơn tại Ding Tea cực kỳ đa dạng, đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng về loại
nước uống độc đáo, hấp dẫn. Nếu không chuộng vị thơm dịu của trà sữa, bạn hoàn toàn có thể lựa
chọn các loại uống tươi mát khác để thay thế, nổi bật như cà phê, latte, trà trái cây,…

2.1.2. Chính sách giá


Ding Tea định vị mình là một thương hiệu trà sữa gần gũi, ai cũng có thể thưởng thức một ly
trà sữa thơm ngon mà không cần quá đắn đo về giá. Bởi vậy, chính sách giá của hãng này cũng đặt
ra vô cùng hợp lý. Mức giá dao động từ 25 – 49.000đ, kèm theo đó là các loại topping giá từ 5000đ
– 10.000đ.
Có thể nhận thấy từ thời điểm ra mắt đến nay, hãng này không thay đổi giá thành thực đơn
quá nhiều, thậm chí sự điều chỉnh đó không đáng kể. Bình ổn giá đã giúp cho Ding Tea tìm kiếm
cho mình một chỗ đứng riêng trên thị trường với phân khúc học sinh, sinh viên. Để so sánh chất
lượng một ly trà với giá thành bỏ ra thì có lẽ hoàn toàn tương xứng. Hương vị thơm, dễ uống, đa
dạng.
→ Đây cũng là một chiến lược kinh doanh hay và đã thể hiện hiệu quả rõ nét qua thời gian.
Ding Tea dần trở thành một trong những thương hiệu uy tín nhất trong thế giới trà sữa.

2.1.3. Chiến lược phân phối


Số lượng cửa hàng nhượng quyền của Ding Tea đã chạm mốc con số 100 trải dài từ Nam
vào Bắc thậm chí sức hút của mô hình còn được các khu vực huyện, thị trấn của các tỉnh thành phố

9
triển khai. Không quá khó để có thể tìm kiếm được một cửa hàng Ding Tea, đó cũng được xem là
một trong những lợi thế mà không phải đơn vị kinh doanh trà sữa nào cũng làm được. Thương hiệu
tốt, chất lượng sản phẩm tốt và gần khách hàng đều là điểm hậu thuẫn của Ding Tea.
Bên cạnh đó hãng này cũng hợp tác với các đơn vị giao hàng trực tuyến như GrabFood,
Shopee Food… để mở rộng thêm kênh bán hàng của mình. Hãng này đã phát triển hệ thống giao
hàng riêng thông qua tổng đài hoặc số điện thoại hotline của riêng từng chi nhánh để khách hàng
nếu có đặt đơn hàng với số lượng lớn cũng không cần quá đắn đo việc các đối tác giao hàng ngại
nhận đơn.

2.1.4. Kênh truyền thông


Thương hiệu này có thể xem là một trong những thương hiệu điển hình của việc tận dụng
sức mạnh của sự truyền miệng. Với nền tảng về thương hiệu, chất lượng tốt, họ không cần tốn quá
nhiều giấy mực để quảng cáo thương hiệu của mình. Sự lựa chọn khôn ngoan của người đến đầu
khi thị trường quá nhớ, quá quen thuộc và tin dùng. Hãng này cũng không mấy khi đưa ra các
chương trình khuyến mãi cho người dung thậm chí có khuyến mãi cũng chỉ áp dụng tại một số cơ
sở mới hoặc các cơ sở mở lại. Việc không chạy theo chiêu thức về đánh vào yếu tố giá cả của hãng
cũng tránh việc sa đà, khuyến mãi liên tục, không mấy hấp dẫn như cách các thương hiệu trà sữa
trên thị trường áp dụng để níu kéo khách hàng.
Tuy nhiên, thương hiệu này cũng cần có những động thái nhắc nhớ lại thương hiệu, mục
đích cuối cùng vẫn là việc khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Với một thương hiệu lâu năm, khách
hàng có thể ghi nhớ, nhưng tâm lý muốn đổi mới và yếu tố mặc cảm về giá vẫn tồn tại thì có lẽ
không gì gây ấn tượng hơn với đối tượng “thích trà sữa” này là những ưu đãi, voucher độc quyền.

2.2. Tocotoco
2.2.1. Sản phẩm
Những điểm đặc trưng tạo nên sản phẩm khác biệt của ToCoToCo:
- Thương hiệu tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn của Việt Nam
Điểm nhấn của ToCoToCo là trà được pha chế từ lá trà Mộc Châu, trân châu từ sắn dây
Nghệ An và mứt dâu tằm đến từ Đà Lạt. Tất cả tạo nên thương hiệu trà sữa với nguyên liệu Việt. Để
sản xuất ra những cốc trà sữa thơm ngon, chuẩn bị, ToCoToCo cam kết đảm bảo quy trình sản xuất
ATVSTP, sử dụng máy móc pha chế trà sữa hiện đại.
- Tự sản xuất nguyên liệu

10
ToCoToCo cũng tự sản xuất các nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong trà sữa như: trân
châu, thạch, topping khác… từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên nhằm đảm bảo sức khỏe cho
người tiêu dùng.
- Menu đa dạng hương vị trà sữa đáp ứng đa dạng nhóm khách hàng
Menu trà sữa ToCoToCo được đánh giá là đa dạng với nhiều hương vị nhất, được phân chia
thành 4 nhóm chính. Trong các loại trà sữa thì trà sữa Panda, Ba anh em và trà sữa kim cương đen
Okinawa là ba cái tên đáng để thử nhất. Ba loại này đều đã có sẵn topping trong công thức pha chế,
bạn không cần order thêm. Chỉ cần điều chỉnh lượng đường – đá phù hợp với sở thích bản thân.

2.2.2. Chính sách giá


Thực tế, các ly trà sữa của Tocotoco có giá từ 25.000 – 54.000 đồng, tùy vào mỗi loại thức
uống sẽ được định giá không giống nhau. Hơn nữa, Tocotoco còn định giá dựa vào tâm lý khách
hàng. Theo đó, ly trà sữa size M sẽ có giá thấp hơn ly trà sữa size L. Ngoài ra, khách hàng có thể tự
lựa chọn thêm topping hoặc không. Việc định giá riêng theo từng loại topping sẽ khiến khách hàng

11
cảm thấy được chủ động hơn đồng thời đa dạng hóa menu, mang lại giá trị lợi nhuận cao cho
thương hiệu.
Đối với chiến lược Marketing giá, Tocotoco còn có những chính sách giảm giá theo sự kiện,
ưu đãi dành cho nhóm. Cụ thể, khi khách hàng đi theo nhóm từ 3 người trở lên, Tocotoco sẽ giảm
trực tiếp 20% cho một hóa đơn. Chính sách thành viên thân thiết Tocotoco Club cũng được áp dụng
khi khách hàng đăng kí tài khoản thành viên miễn phí trên ứng dụng hoặc trên website Tocotoco.
Bằng nhiều cách chiều chỉnh giá, giảm giá phù hợp, Tocotoco thu hút lượng lớn khách hàng tham
gia, nhận được nhiều đánh giá tích cực.

2.2.3. Chiến lược phân phối


Hiện nay, hệ thống các cửa hàng mang thương hiệu trà sữa Tocotoco đã lên đến con số hơn
300 cửa hàng tại ở nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước. Trong đó, các cửa hàng nhượng quyền
chiếm tỷ trọng 70% và con số ngày vẫn không ngừng phát triển trong tương lai gần.
Khi trở thành đối tác nhượng quyền thương hiệu của Tocotoco, các đối tác sẽ được thụ
hưởng công thức pha chế độc quyền, các chiến dịch truyền thông, Marketing của thương hiệu. Lúc
xảy ra khủng hoảng truyền thông, Tocotoco sẽ đồng hành giải quyết cùng đối tác. Mở rộng hệ thống
cửa hàng bằng cách nhượng quyền giúp Tocotoco có thêm nguồn thu lớn và ổn định.
Ngoài ra, hệ thống phân phối cửa hàng nhượng quyền giúp nâng cao độ nhận diện và độ phủ
của thương hiệu trên thị trường có vô số các thương hiệu trà sữa lớn nhỏ khác nhau. Không cần tiêu
tốn quá nhiều ngân sách để quảng cáo rầm rộ, mà nhờ hệ thống nhượng quyền, thương hiệu
Tocotoco được lan tỏa trong phạm vi rộng lớn.
Sau 6 năm có mặt trên thị trường sản phẩm trà sữa Tocotoco đã có mặt tại thành phố San
Jose (Hoa Kỳ). Đây là một trong nhiều thị trường khó tính khi kinh doanh F&B. Qua đó thấy được
sự thành công trong chiến lược marketing phân phối của thương hiệu.

2.2.4. Kênh truyền thông


Để có được thành công như hôm nay, Tocotoco đã thực hiện tốt quan hệ công chúng bằng
nhiều chương trình đề cao tính nhân văn. Một trong số đó phải kể đến chương trình “Trung thu cho
em” ấm áp tại khoa Nhi bệnh viện K Tân Triều, sự kiện hiến máu nhân đạo cùng Tocotoco của ĐH
Bách Khoa, Hành trình Thương hiệu Tocotoco đồng hành cùng chương trình The Greatest Show –
Tài năng sinh viên 2018,…
Tocotoco đã có những tính toán chiến lược đầu tư bài bản trong việc xây dựng thương hiệu,
cải tiến sản phẩm, ra mắt những sản phẩm mới phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

12
Ngoài ra, đẩy mạnh việc khuyến mãi kết hợp các mã giảm giá cũng như phương tiện giao hàng tiện
ích như: Grab, Go Việt, Now,… cũng được Tocotoco áp dụng hiệu quả.
→ Với chiến lược marketing thông minh, thương hiệu trà sữa ToCoToCo đã thành công và
được nhiều người biết đến, yêu thích hơn. Không khó để bắt gặp một cửa hàng ToCoToCo tại nhiều
tuyến đường lớn, quận huyện tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh.

2.3. Gong Cha


2.3.1. Sản phẩm
Trà sữa Gong Cha luôn tuân thủ cam kết về hương vị và chất lượng như những ngày đầu
tiên tại tiệm trà nhỏ của ông Wu. Chất lượng từ cách đây 30 năm luôn được giữ trọn vẹn, đảm bảo
từ quy trình quản lý đồng thời áp dụng thêm công nghệ hiện đại vào hệ thống.
Sản phẩm của Gong Cha luôn được pha với lượng nước và lá trà chính xác cùng với nhiệt
độ thích hợp và đảm bảo đúng thời gian. Trà của Gong Cha cũng là dạng trà lá, không sử dụng dạng
trà túi lọc hay bột trà. Điều này khiến hương vị được lưu giữ thật nhất, tự nhiên nhất, tươi ngon
nhất. Toàn bộ lượng trà cũng như trân châu đều được cam kết sử dụng trong 4 tiếng.
- Các vị trà được ưa chuộng tại Gong Cha bao gồm: trà đen, trà ô long, trà xanh Jasmine, trà Earl
Grey và trà Alisan
- Hương vị trà sữa được bán chạy nhất mọi thời đại là trà sữa khoai môn và trà sữa trà đen.
- Các topping bao gồm lớp phô mai, trân châu, thạch dừa, lô hội. Tất cả đều được nghiên cứu,
chọn lựa một cách chỉn chu.

2.3.2. Chiến lược giá


Gong Cha định vị mình rất rõ ràng. Thương hiệu uy tín, chất lượng, giá thành cũng hoàn
toàn tương xứng. Mức giá của Gong Cha tương đương từ 42.000đ – 63.000đ/ly. Cũng có thể nói
đây làm một mức giá trung bình cao với một hãng trà sữa tuy nhiên nếu đặt cùng với Cafe và các
thức uống khác thì với thời điểm hiện tại, giá thành các đồ uống trong thực đơn của Gong Cha đang
ở mức giá chung của thị trường.

13
Với những gì khách hàng nhận được từ chất lượng dịch vụ, trải nghiệm và hương vị thơm
ngon, riêng biệt từ trà của những vị “vua”. Hãng này cũng có những động thái điều chỉnh giá để thu
hút khách hàng sử dụng những dòng sản phẩm mới ra mắt, đảm bảo định hướng về chất lượng
nhưng vẫn có thể khuyến khích sự hiếu kỳ của khách hàng.

2.3.3. Chiến lược phân phối


Hãng này có những lựa chọn về mặt bằng vô cùng thông minh. Với đối tượng là những
khách hàng ở độ tuổi trẻ, năng động, những mặt bằng ở vị trí đắc địa, thuận tiện việc đi lại đã hỗ trợ
đưa Gong Cha đến với khách hàng gần gũi hơn. Đây được xem là yếu tố trọng yếu trong chiến lược
marketing của Gong Cha.
Không quá khó để nhận ra những mặt bằng tại các khu vực sầm uất với mật độ qua lại lớn
cũng như gần các địa điểm vui chơi của giới trẻ và sự đầu tư về cơ sở vật chất đã khiến các chi
nhánh của Gong Cha không quá nhiều nhưng đều rất chất lượng.
Song song với hoạt động bán hàng tại cửa hàng, hãng này cũng thực hiện việc liên kết với
các đối tác giao hàng trực tuyến. Hãng cũng phát triển hệ thống giao hàng riêng cho mình với sự
đầu tư về website và cách thức đặt hàng mượt mà. Họ cũng hiểu rằng, việc liên kết với các đơn vị
14
này có thể hỗ trợ rất nhiều kênh bán hàng online của mình, trong thời buổi, khách hàng đã quen dần
với việc sử dụng tiện ích từ những đối tác này mang lại.

2.3.4. Kênh truyền thông


Tại Việt Nam, Gong Cha được xếp vào top những thương hiệu trà sữa được yêu thích nhất.
Và việc đưa có tên tuổi cũng nổi tiếng không kém vào chiến lược marketing của Gong Cha cũng là
một trong những điểm đáng nể. Phải nói, hãng này cũng đã khiến các tín đồ trà sữa của mình hài
lòng khi hợp tác với hàng loạt những ngôi sao nổi tiếng, rất “hot” ở showbiz, trong đó có thể kể đến
- Họa mi tóc nâu “Mỹ Tâm”
Cô ca sĩ với lượng fan đông đảo cùng đời tư đẹp, công
chúng vẫn luôn nghĩ đến Mỹ Tâm với một sự ngưỡng
mộ, yêu thích nhất định. Khi Mỹ Tâm đồng ý trở thành
đại sứ thương hiệu cho Gong Cha, giới truyền thông
không khỏi trầm trồ khi Gong Cha có thể “chơi lớn” đến
vậy. Vẫn nổi tiếng với sự khắt khe khi lựa chọn các nhãn
hiệu truyền thông sử dụng hình ảnh của mình, Mỹ Tâm
tin tưởng và bản thân cũng có một niềm yêu thích với
hương vị trà sữa của Gong Cha. Đó cũng chính là lý do
cô nhận lời.
Năng lượng tích cực từ cả Mỹ Tâm và cả thông điệp của
Gong Cha mang lại đều giúp giới trẻ có cái nhìn thiện
cảm hơn về thương hiệu. Điều này bổ sung, tương hỗ
cho thương hiệu và củng cố sự định vị của thương hiệu
trên thị trường,

- Tổng tài “Park Seo Joon”

15
Một diễn viên điển trai cùng rất nhiều vai diễn
thành công trong những bộ phim nổi tiếng, Park
Seo Joon đã nổi tiếng và được ưa thích tại Việt
Nam từ rất lâu. Sự kết hợp của Gong Cha với nam
diễn viên này lại một lần nữa làm các fan nghiêng
ngả.
Thực sự bất ngờ khi hãng này nắm trúng tâm
ý của khách hàng và không ngừng cố gắng trao
đổi, liên hệ để mời Park Seo Joon làm đại sứ
thương hiệu cho Gong Cha Việt Nam. Quả thực là
một sự nỗ lực của đội ngũ vì ít có thương hiệu
F&B nào mạnh tay chi cho hoạt động mời đại sứ
thương hiệu đình đám đến vậy ở Việt Nam.

2.4. Phuc Long Coffee & Tea


2.4.1. Sản phẩm
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, quán trà sữa sẽ chỉ bán trà sữa. Nhưng Phúc Long không
làm như vậy. Trong menu của nhãn hiệu này, khách hàng sẽ bắt gặp các loại trà, trà sữa, nước trái
cây, cà phê và cả bánh đa dạng được chế biến và ăn kèm cùng trà Phúc Long.
Thực đơn của Phúc Long rất phong phú với 63 hương vị đồ uống khác nhau. Với đồ uống vị
cà phê, các thức uống nổi bật có thể kể đến như caramel coffee, rich milk, cappuccino, cà phê
vanilla, cà phê bạc hà đá xay…Ngoài ra các món trà cũng được giới trẻ ưa thích như trà đào sữa,
hồng trà sữa, trà thiết quan âm…

16
2.4.2. Chính sách giá
Phuc Long Coffee & Tea xây dựng chiến lược về giá của mình bằng “Phương pháp định giá
theo giá trị sản phẩm/dịch vụ - Good-value Pricing”. Kèm với đó là chiến lược định giá hiệu quả và
phù hợp: “Chiến lược giá theo dòng sản phẩm – Product line Pricing”; “Chiến thuật giá khuyến mãi
– Promotional Pricing”; “Chiến lược giá combo – Combo Pricing”.
Thực đơn và chính sách giá của Phúc Long được xây dựng hợp lý dựa trên thế mạnh có sẵn
là có trà và cà phê. Phúc Long hướng đến đối tượng khách hàng đa dạng, từ người đi làm, khách du
lịch đến học sinh, sinh viên nên giá bán của hãng ở mức tầm trung, phù hợp với túi tiền của đại đa
số người dân.
Cùng là loại sản phẩm có độ hot trên thị trường nhưng Phúc Long lại có giá bán khá mềm.
Một ly trà chỉ dao động trong khoảng từ 25.000 - 65.000 đồng/ly, bằng 50 – 70% của Starbucks,
The coffee Bean, Tea Leaf.
Giá “dễ chịu” là một trong những cách giúp Phúc Long đưa thương hiệu của mình đến mọi
đối tượng tiêu dùng một cách nhanh nhất.

2.4.3. Chiến lược phân phối


17
Phuc Long Coffee & Tea có một hệ thống phân phối gồm hơn 100 cửa hàng trên cả nước,
tập trung chủ yếu tại tỉnh thành như TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đà
Nẵng, Lâm Đồng, Cần Thơ…Những cửa hàng này đều được đặt tại những “Khu đất vàng” với tiềm
năng rất lớn. Các sản phẩm của Phúc Long không chỉ được trưng bày và bày bán tại hệ thống các
cửa hàng trên mà còn được trưng bày tại các siêu thị, trung tâm thương mại và một số cửa hàng tiện
lợi. Nơi có những người mua tiềm năng nằm trong phân khúc thị trường mà Phuc Long nhắm tới.
Những năm trước, dưới sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngoài những cửa hàng offline
truyền thống thì Phúc Long cũng tập trung phát triển mở rộng những kênh bán hàng online. Khách
hàng có thể đặt hàng trực tiếp tại trang web hoặc những app đồ ăn như Shopee Food, Grabfood,
Baemin, Foody…Ngày nay, dù dịch bệnh đã ổn định hơn nhưng các kênh bán hàng online của
thương hiệu vẫn phát triển mạnh mẽ.

2.4.4. Kênh truyền thông


Đối với chiến lược marketing về xúc tiến, Phúc Long sử dụng “Chiến lược đẩy” và “Chiến
lược kéo”. Chuỗi cửa hàng của Phúc Long được tại những vị trí “Đất Vàng” nhiều mặt tiền với
lượng người qua lại đông đúc như các tòa nhà nổi tiếng Bitexco, Landmark 81, Vincom hoặc trên
các con đường lớn như Lê Lợi, Cộng Hòa, Ngô Đức Kế…
Ngoài ra, thương hiệu Phúc Long Coffee & Tea còn đẩy mạnh việc truyền thông hình ảnh
của mình qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube…Chiến lược này đã thể
hiện kết quả khả quan khi Fanpage của Phuc Long trên nền tảng Facebook đạt hơn 500.000 lượt
theo dõi. Phúc Long không sử dụng nhiều kênh phân phối mà bán trực tiếp các sản phẩm đóng gói
của mình ở cửa hàng vậy nên “Chiến lược đẩy” không được thể hiện rõ nhưng việc phân phối các
sản phẩm của mình đến các siêu thị, trung tâm mua sắm hay một số cửa hàng tiện lợi đã giúp Phúc
Long sử dụng chiến lược này một cách có chọn lọc nhưng hiệu quả.

18
Có thể thấy, nhờ chiến lược marketing bài bản của mình, Phúc Long đã dần dần trở thành
thương hiệu Top of mind trong lòng người Việt Nam. Với triết lý kinh doanh sẽ tạo nên một thương
hiệu Việt nhưng có chất lượng quốc tế, Phúc Long đã thể hiện trong từng sản phẩm và cách thức
phục vụ.

3. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU


3.1. Ding Tea
3.1.1. Giới thiệu
Ding Tea được thành lập vào năm 2004 tại Đài Loan, dưới sự sáng lập của ông Xu
Wei-Xiang. Thời điểm đó, thị trường đã có sự xuất hiện của nhóm các thương hiệu trà sữa nhượng
quyền nhưng chất lượng không đảm bảo tính nhất quán. Bằng tâm huyết và niềm tin xây dựng một
thương hiệu đi lên từ chất lượng sản phẩm và giúp khách hàng có được những thức uống chất
lượng, ngon lành, hãng đã nhân rộng hệ thống với Ding Tea trên toàn cầu từ Đài Loan đến Hoa Kỳ.
Ding Tea sử dụng công thức trà kiểu mới pha sữa cũng như kiểm soát chất lượng độ ngọt của trà
vào trong từng thức uống. Hiện nay, Ding Tea là thương hiệu đồ uống lớn nhất tại Đài Loan, nhận
được sự yêu quý của khách hàng các nước với quy mô hơn 650 cửa hàng trên toàn cầu với các chi

19
nhánh tại Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt
Nam, Myanmar, Brunei, v.v..
Để luôn có được loại trà tốt nhất, Dingtea đã ký hợp đồng với những nông dân ở vùng cao.
Chăm sóc tại những vườn chè với nhiệt độ thấp và có độ cao lên đến 1000m, cùng với việc lựa chọn
tỉ mỉ một đầu-hai-lá, trà đã pha không chỉ tỏa ra một hương vị ngọt ngào mà còn có mùi thơm đặc
biệt. Phần lớn các loại trà trên thị trường đều có xuất xứ từ Trung Quốc, hương thơm được tăng lên
thông qua việc sử dụng các phụ gia, trong khi vị đắng và vị ngọt được điều chỉnh thông qua các
chất làm ngọt, do đó chất lượng có sự khác biệt đáng kể so với Dingtea.

3.1.2. Logo
Ding Tea cũng góp mặt trong 10 logo thương hiệu trà sữa nổi tiếng gây ấn tượng. Logo có
vai trò như hình ảnh đại diện thương hiệu nên cần được thiết kế độc đáo, và Ding Tea đã làm được
điều đó. Logo thương hiệu của Ding Tea bao gồm tên tiếng Hoa và tiếng Anh, đó là tên của thương
hiệu để mọi người dễ nhận biết. Màu chủ đạo của Ding Tea là màu đen và vàng đồng, tạo nên
phong cách sang trọng. Phông chữ tiếng Anh được sử dụng trẻ trung, hiện đại, trong khi phần tiếng
Hoa lại sử dụng phông chữ truyền thống nghệ thuật, hai trường phái đối lập nhưng lại kết hợp hài
hòa trong logo của Ding Tea, thể hiện mong muốn của thương hiệu là mang thức trà truyền thống
đến cuộc sống hiện đại.

20
Trà sữa Ding Tea có thực đơn rất đa dạng, ngoài trà sữa và trà xanh còn có các hương vị
khác như hoa quả tươi, trà trái cây, cafe, sữa chua. Ding Tea mang đến cho các khách hàng thật
nhiều sự lựa chọn qua các vị trà sữa. Trong menu trà sữa Ding Tea có đến 10 nhóm vị, và trong đó
thì có đến hơn 100 các loại trà sữa Ding Tea khác nhau.
Trà sữa Ding Tea có giá rất phù hợp với đối tượng giới trẻ và luôn duy trì được sức hút đối
với giới trẻ. Và chủ thương hiệu Ding Tea luôn dành tối đa sự ưu ái của mình cho các đối tác
nhượng quyền trà sữa Ding Tea. Giá nhượng quyền trà sữa Ding Tea dường như thấp hơn một nửa
so với các cái tên nhượng quyền khác khác như Tocotoco hay Koi….

3.1.3. Slogan
Ding Tea lấy slogan là “Shake for Life” (Lắc cho cuộc sống), sở dĩ có slogan này là do
hãng đã sử dụng thiết bị để lắc trà sữa đảm bảo trà và sữa quyện vị. Điều này hoàn toàn hỗ trợ việc
pha chế các thức uống theo yêu cầu của thực khách. Mục tiêu nhằm thúc đẩy một triết lý mới cho
việc uống trà và việc tạo nên một xu hướng cho đồ uống và nguồn năng lượng đảm bảo hệ thống
nhượng quyền được thiết lập chặt chẽ.
Tôn chỉ của Ding Tea là quảng bá thương hiệu Ding Tea nói riêng và văn hóa trà Đài Loan
đến thế giới. Ding Tea tập trung phát triển dòng trà pha trộn tươi. với quá trình tuyển chọn trà
nghiêm ngặt, mang đến hương vị độc đáo và độc nhất.

3.1.4. Định vị thị trường


Hãng này thông qua các lợi thế về giá cả, chất lượng sản phẩm cao, lợi nhuận thấp cùng cam
kết về việc thu hồi vốn nhanh, ông dự định thay đổi quan niệm về việc thưởng thức trà sữa. Một
thức uống ngon cần được phổ biến rộng rãi đến nhiều người, để làm được điều đó, phải để mức giá
mà mọi người đều cảm thấy trong mức chấp nhận được. Định vị là một thương hiệu trà sữa gần gũi,
21
Ding Tea luôn thể hiện tinh thần thương hiệu của mình trẻ trung, dễ tìm và phù hợp với khẩu vị của
số đông.

3.1.5. Chính sách phát triển thương hiệu


Ding Tea lựa chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu để phát triển thương hiệu của
mình. Cụ thể như sau:
● Phí nhượng quyền: 20,000 USD
● Phí quản lý thương hiệu: 100 USD/tháng
● Chi phí nguyên liệu: 20,000 - 30,000 USD/ 3 tháng
● Các khoản chi phí khác (mặt bằng, sửa chữa…): 440 - 1 tỷ đồng
● Nhân công: 200 - 500 triệu đồng/ năm tùy quy mô và khu vực

3.2. TocoToco
3.2.1. Giới thiệu
TocoToco là một chuỗi các chi nhánh cửa hàng trà sữa thuộc công ty Trách nhiệm Hữu Hạn
Thương mại và Dịch vụ Taco, được thành lập ngày 12/11/2013. Tính đến thời điểm hiện tại, thương
hiệu trà sữa TocoToco có khoảng 200 cửa hàng phủ sóng trên toàn quốc, cũng là tên tuổi được
người tiêu dùng yêu mến và tin cậy hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Là một thương hiệu có nguồn
gốc từ Đài Loan, dù mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng đã chiếm được sự yêu thích của các bạn trẻ.

3.2.2. Logo
TocoToco là một cái tên mang tính tượng hình đầy thú vị. T là ống hút, O là trân châu, C là
hành động cắn và nhai trân châu. Vậy, TocoToco được hiểu là: Ống hút hút trân châu, khách nhai
trân châu. Và hành động đó được lặp đi lặp lại “hút trân châu nhai trân châu - hút trân châu nhai
trân châu”, tạo ra cái tên TocoToco. Khách hàng đến với TocoToco ngoài việc được thưởng thức đồ
uống ngon còn được tận hưởng niềm vui và hạnh phúc, đã được gửi gắm vào logo "ngôi sao mỉm
cười". Ngôi sao mỉm cười được tạo nên từ 63 ngôi sao nhỏ xếp xung quanh, tượng trưng cho 63
tỉnh thành của Việt Nam với mong ước “mang TocoToco có mặt trên khắp các tỉnh thành Việt Nam”

22
3.2.3. Slogan
Với slogan “Fresh Is Attitude”, thương hiệu TocoToco luôn mong muốn mang đến chất
lượng dịch vụ cùng những loại thức uống tươi ngon, mát lành nhất. Chính vì thế, nguồn nguyên liệu
để chế biến thành trà, sữa, các loại thạch, trân châu đều được TocoToco kiểm định nghiêm ngặt và
tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Tiên phong
trong việc sử dụng nguồn nông sản Việt Nam, TocoToco đã và đang tạo dựng được hình ảnh rất
Việt nam trong mắt khách hàng.

3.2.4. Phát triển thương hiệu


Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng thương hiệu trà sữa Tocotoco không ngừng phát triển để
mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ và các loại đồ uống tốt nhất.
Không chỉ dừng lại ở kinh doanh trà sữa, thương hiệu còn mở rộng ra các loại trà hoa quả,
trà xanh, ice blended. mousse, đặc biệt là món chè Đài Loan Xueshan - một sản phẩm duy nhất chỉ
có tại TocoToco. Tocotoco còn có những chính sách giảm giá theo sự kiện, ưu đãi dành cho nhóm.
Cụ thể, khi khách hàng đi theo nhóm từ 3 người trở lên, TocoToco sẽ giảm trực tiếp 20% cho một
hóa đơn. Chính sách thành viên thân thiết Tocotoco Club cũng được áp dụng khi khách hàng đăng
kí tài khoản thành viên miễn phí trên ứng dụng hoặc trên website Tocotoco. Bằng nhiều cách chiều
chỉnh giá, giảm giá phù hợp, Tocotoco thu hút lượng lớn khách hàng tham gia, nhận được nhiều
đánh giá tích cực.

23
Để có được thành công như hôm nay, Tocotoco đã thực hiện tốt quan hệ công chúng bằng
nhiều chương trình đề cao tính nhân văn. Một trong số đó phải kể đến chương trình “Trung thu cho
em” ấm áp tại khoa Nhi bệnh viện K Tân Triều, sự kiện hiến máu nhân đạo cùng Tocotoco của ĐH
Bách Khoa, Hành trình Thương hiệu Tocotoco đồng hành cùng chương trình The Greatest Show –
Tài năng sinh viên 2018,...
Bên cạnh đó, TocoToco luôn chú trọng vào hệ thống nhượng quyền nhằm thực hiện chiến
lược mở rộng quy mô thương hiệu. Trên thực tế, thương hiệu có bộ phận kiểm tra tình hình vận
hành và sử dụng nguyên liệu của các đại lý nhượng quyền để đảm bảo được chất lượng đồng đều ở
tất cả các cửa hàng. Trong trường hợp đại lý vi phạm các điều khoản, TocoToco sẽ xử lý theo chế
tài, nặng hơn là tước giấy phép nhượng quyền của chủ đại lý.

3.3. Gong Cha


3.3.1. Giới thiệu
Tên gọi Gong Cha xuất phát từ ý nghĩa trong tiếng Hoa là Trà cung đình. Thời xưa, các loại
trà tốt nhất thường được các vị hoàng thân quý tộc ngự dùng. Ngày nay, Gong Cha mong muốn
phục vụ các loại trà tốt nhất cho thực khách, cũng như chính tên gọi của thương hiệu. Kể từ khi
được thành lập vào năm 2006 tại Đài Loan, chuỗi cửa hàng Gong Cha đã mở rộng trên khắp 19
quốc gia với 1.500 cửa hàng và con số này vẫn tiếp tục tăng trưởng không ngừng. Qua nhiều năm
nỗ lực phát triển, Gong Cha đã trở nên phổ biến với khách hàng từ nhiều quốc gia và trở thành một
trong những thương hiệu trà đáng tin cậy hàng đầu trên thế giới.
Thương hiệu Gong Cha được công ty TNHH Golden Trust chính thức đưa vào hoạt động tại
thị trường Việt Nam từ ngày 11/10/2014. Trải qua hơn năm năm hoạt động, công ty TNHH Golden
Trust – đơn vị nhượng quyền độc quyền của Gong Cha tại Việt Nam, đã đưa thương hiệu phát triển
nhanh chóng và trở thành một trong những điểm đến thân thuộc của các bạn trẻ yêu thích văn hóa
trà sữa và mong muốn trải nghiệm sản phẩm trà uy tín chất lượng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

3.3.2. Logo & Slogan

24
Trong 04 năm qua, người tiêu dùng đã rất quen với logo Gong Cha: chữ Gong Cha được
viết sắc nét, rõ ràng cùng cụm chữ Hoa giản thể màu đỏ sẫm cạnh bên, như một con dấu bảo chứng
về chất lượng. Tại Việt Nam, người ta có thể nhận diện rõ ràng 02 phong cách và gam màu khác
nhau tại các cửa hàng. Gam màu đỏ, đen, trắng tươi vui, phục vụ cho các bạn trẻ năng động trong
khi đó gam màu đen, trắng vàng ánh kim sang trọng lại hướng đến đối tượng lớn hơn như nhân viên
văn phòng.
Trong lần thay đổi này các màu chủ đạo như đen, trắng, đỏ vẫn được giữ lại nhưng font chữ
Gong Cha được thiết kế lại chân phương, rõ nét hơn vừa thể hiện được nét trẻ trung, hiện đại vừa
mang dáng tao nhã, sang trọng của sự cao cấp. Bộ nhận diện mới này được sáng tạo và xây dựng
bởi một đối tác Hàn Quốc, nơi vốn nổi tiếng về trình độ thiết kế hình ảnh và sự khó tính, cẩn trọng
trong các sản phẩm sáng tạo.

3.3.3. Định vị thị trường


Giám đốc quản lý của Gong Cha tại khu vực châu Mỹ và châu Âu san sẻ : “ Chúng tôi vô
cùng vui mừng khi người mua đảm nhiệm Gong Cha và yêu quý mùi vị của tên thương hiệu. Đặc
biệt là những bạn trẻ, hoàn toàn có thể nói trà sữa đã trở thành một sự lựa chọn không hề thiếu của
họ. Điều này khiến cỗ máy càng quyết tâm, nâng cấp cải tiến và nhân rộng số lượng cơ sở để hoàn
toàn có thể trở thành tên thương hiệu trà sữa được yêu dấu nhất. Để đạt được, chúng tôi cần sự
tương hỗ từ những đối tác chiến lược góp vốn đầu tư nhượng quyền. Chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn

25
sàng hợp tác với những đơn vị chức năng có thiện chí và sẵn sàng chuẩn bị vì tiềm năng chung để
cùng ghi dấu trên map quốc tế .

3.34. Định hướng phát triển thương hiệu


Mô hình cửa hàng Gong Cha đòi hỏi đầu tư lớn, ngay ống hút, ly nhựa cũng phải nhập khẩu,
dẫn đến mức lãi ròng ở Gong Cha chỉ khoảng 10-15%, thấp hơn nhiều so với mức 50-60% của
nhiều nơi nhưng một số nhà đầu tư đã đặt vấn đề nhận nhượng quyền Gong Cha từ Golden Trust. 3
đối tác nhận nhượng quyền Gong Cha và gần một nửa số cửa hàng Gong Cha hiện nay là của bên
nhận nhượng quyền. Gong Cha Việt Nam hiện chỉ mở khoảng 50% tổng cửa hàng.
Thực tế, dù là cửa hàng tự mở hay nhượng quyền thì Gong Cha Việt Nam vẫn thường xuyên
tiến hành kiểm tra, giám sát, để đảm bảo chuẩn mực của Gong Cha được thực hiện đồng nhất tại
mọi cửa hàng. Gong Cha có những chế tài nếu đối tác vi phạm. Nhưng nguyên tắc đặt ra là chỉ cần
phía đối tác vi phạm quy định về nguyên liệu như sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thêm
bớt liều lượng... thì sẽ tước giấy phép nhượng quyền.
Kinh doanh trà sữa cũng là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, dễ gặp rủi ro
liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và những rủi ro bất khả kháng như ẩu đả, mất cắp tài sản
khách hàng. Gong Cha không quan tâm đến yếu tố cạnh tranh và đối thủ. Bởi vì trong thị trường trà
sữa với rất nhiều khẩu vị, cách thức khác nhau, sự đa dạng về người bán là cần thiết. Vấn đề của
mỗi thương hiệu trà sữa là làm sao để đạt chất lượng và mức giá phù hợp, lôi cuốn người tiêu dùng
lựa chọn.
Trên cơ sở này, định hướng của Gong Cha là tập trung vào chất lượng và dịch vụ. Còn vấn
đề mở rộng mạng lưới, theo ông Phương, sẽ tùy tình hình thực tế và thời cơ mà phát triển.

3.4. Phuc Long Coffee & Tea


3.4.1. Giới thiệu
Là một thương hiệu trà của người Việt, hiện nay Phúc Long đã có 721 cửa hàng và Ki-ốt,
dẫn đầu thị trường về số lượng cửa hàng trong ngành F&B. Nhưng ít ai biết, Phúc Long đã có tuổi
đời hơn 50 năm.
Phúc Long được ông Lâm Bội Minh thành lập vào năm 1968 tại cao nguyên chè Bảo Lộc,
Lâm Đồng. Ban đầu, Phúc Long hoạt động theo mô hình gia đình, chỉ bán trà và cà phê và có mặt
tại các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản…
Đến năm 2012, Phúc Long ra mắt Phúc Long Coffee & Tea tại trung tâm thương mại
Crescent Mall tại Quận 7, TpHCM. Bước đi này giúp Phúc Long chính thức dấn thân vào ngành đồ
ăn thức uống F&B.
26
Năm 2019, cửa hàng trà Phúc Long đầu tiên có mặt tại Hà Nội. Ngoài các cửa hàng lớn
được mở trong các trung tâm thương mại lớn, Phúc Long Coffee & Tea còn có mặt tại các hệ thống
siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các ứng dụng đặt đồ ăn như GrabFood, Shopee Food…
Hiện tại Phúc Long hoạt động trên 2 lĩnh vực là:
- Sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh các sản phẩm trà và cà phê đóng gói
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại hệ thống cửa hàng, ki-ốt: các loại thức ăn, đồ uống, bánh ngọt,
bánh mặn, dịch vụ giao hàng tận nơi.

3.4.2. Logo

Logo Phúc Long sử dụng hai gam màu chính là xanh và trắng, thiết kế đơn giản với hình
tách trà sử dụng những nét vẽ cách điệu, cùng dòng chữ Coffee & Tea thể hiện lĩnh vực kinh doanh
chính của Phúc Long là trà và cà phê. Since 1968 là năm mà cửa hàng Phúc Long đầu tiên ra đời tại
Bảo Lộc, Lâm Đồng. Dòng chữ Phuc Long được ghi không dấu, hướng đến thị trường rộng lớn ở cả
nội địa và ngoài nước. Phông chữ đơn giản, hiện đại, Phúc Long mong muốn thoát khỏi khuôn khổ
truyền thống để vươn xa hơn trên thị trường trong nước và thế giới. Hơn thế nữa, diện mạo mới
trông sáng sủa và có sức hút mạnh mẽ hơn rất nhiều.

3.4.3. Slogan
Chất lượng khơi nguồn từ đam mê - A passion for quality là khẩu hiệu đã gắn liền với Phúc
Long ngay từ những ngày đầu hình thành và phát triển, chúng tôi mong muốn đem đến cho khách
hàng những phút giây thư giãn, niềm vui, tiếng cười cùng những trải nghiệm khác biệt bên bạn bè
và người thân. Chúng tôi tin rằng khi thưởng thức những thức uống trà và cà phê thơm ngon được

27
pha chế và phục vụ từ "trái tim" của đội ngũ nhân viên trong không gian thân thiện, khách hàng sẽ
cảm thấy hài lòng và thật sự thoải mái.

3.4.4. Tầm nhìn, định hướng phát triển


Với khát vọng không ngừng mở rộng thị trường – phát triển bền vững, Phúc Long phấn đấu
trở thành công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu trà, cà phê có giá trị cao tại Việt Nam và phát triển
ra thế giới.
Vì vậy, Phúc Long mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt với đẳng cấp và chất lượng
được thể hiện trong từng sản phẩm, qua đó từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

3.4.5. Định vị thị trường


Phúc Long hướng đến thị phần đang dạng khách hàng hơn, hớn đến cả sinh viên học sinh,
khách du lịch, nhân viên văn phòng phân khúc tầm trung.
Với thế mạnh nổi bật, hợp thời của Phúc Long là chọn lọc những loại trà tự nhiên, có lợi cho
sức khỏe thay vì các đồ uống có hương vị hấp dẫn chứa chất phụ gia, kích thích,… và nắm bắt được
hành vi tiêu dùng của khách hàng, Phúc Long đã sáng tạo được sản phẩm trà độc đáo và giá bán
phù hợp với túi tiền, khẩu vị của đa phần khách hàng tại Việt Nam.

3.4.6. Chính sách phát triển thương hiệu


Một thương hiệu trà, trà sữa, cafe được yêu mến như Phúc Long thu hút hàng ngàn lượt
khách mỗi ngày. Không ít người thắc mắc vậy Phúc Long nhượng quyền không, giá nhượng quyền
Phúc Long là bao nhiêu.
Trước đây, rất nhiều người muốn mở cafe Phúc Long và nhiều lần liên hệ với công ty về
chính sách nhượng quyền cafe. Tuy nhiên, theo chia sẻ của CEO Phúc Long, thương hiệu này chưa
có chính sách nhượng quyền thương hiệu, thông tin đối tác sẽ được ghi nhận và sẽ được liên hệ sau
khi có chính sách nhượng quyền.
Cho đến tháng 05/2021, sự kiện bắt tay giữa Tập đoàn Masan và Hệ thống Phúc Long, đánh
dấu sự kiên Masan tiếp nhận 20% cổ phần của Thương Hiệu Phúc Long – đây là 1 bước ngoặt lớn
để đánh dấu Phúc Long là 1 thương hiệu vươn tầm ra thế giới, tạo nên giá thị thương hiệu “cà phê
tỷ đô”. Và từ đây, hệ thống Phúc Long kết hợp với Winmart để mở chuỗi cửa hàng dạng kiot bắt
đầu được thịnh hành.
Tháng 2/2022, ông lớn Masan - chủ của chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi Vinmart, Vinmart+
(nay đổi tên thành Winmart, Winmart+) đã chi 110 triệu USD, tương đương 2500 tỷ đồng để mua

28
thêm 31% cổ phần Phúc Long. Sở hữu 51% cổ phần Phúc Long, Masan trở thành công ty mẹ của
cafe Phúc Long.
Bắt tay với ông lớn Masan, định giá của thương hiệu Phúc Long đã lên tới hơn 8,000 tỷ
đồng, sánh ngang với các thương hiệu như Highlands Coffee hay Starbucks.
Về với Masan, Phúc Long Coffee & Tea đã có bước chuyển mình mạnh mẽ khi xuất hiện
trong toàn bộ cửa hàng Winmart và Winmart+ dưới dạng mô hình ki-ốt bán mang về. Dự kiến trong
năm 2022, Phúc Long sẽ mở 1000 ki-ốt trà sữa ở trong các cửa hàng Winmart+.
Việc Phúc Long kết hợp với ông lớn Masan đã giúp thương hiệu này tăng độ phủ thương
hiệu mạnh mẽ và được nhiều người biết đến hơn, không còn là thương hiệu trà cafe cao cấp kén
khách hàng nữa.

29
4. KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu thị trường là một việc làm rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp
nào. Đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp, để giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất bại, nghiên cứu thị
trường đóng một vai trò rất quan trọng trong bước đầu thiết kế kế hoạch vận hành trong công ty.
Kết quả của cuộc điều tra cũng đưa ra phương hướng phát triển thương hiệu trong tương lai. Riêng
với thị trường trà sữa Việt Nam nói riêng, nghiên cứu kế hoạch Marketing 4P và các hoạt động quản
trị thương hiệu của các doanh nghiệp lớn như Ding Tea, TocoToco, Gong Cha và Phúc Long đã góp
phần cung cấp rất nhiều thông tin, kiến thức có ích, bao gồm sản phẩm, kênh phân phối, kênh
truyền thông và định hướng quản trị thương hiệu của họ một cách cụ thể. Ngoài ra, ta còn có thể
biết được sở thích, thói quen tiêu dùng trà sữa của đại đa số khách hàng. Từ đó, chúng ta có thể so
sánh sản phẩm của công ty với đối thủ cạnh tranh trên tất cả các phương diện, giúp công ty thiết kế
xây dựng chính sách hợp lý, giúp thâm nhập và phát triển thương hiệu của riêng mình.

30
BÀI 2: THIẾT KẾ VÀ TRIỂN KHAI
HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
a) Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp của các thành tố thương hiệu và sự thể hiện của
chúng trên các phương tiện và môi trường khác nhau.
Thực chất hệ thống nhận diện là tất cả những gì mà người tiêu dùng và công chúng có thể
nhận biết và phân biệt về một thương hiệu.

b) Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu


Hệ thống nhận diện thương hiệu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi thương
hiệu.
● Tạo khả năng nhận biết và phân biệt đối với thương hiệu
Đây là vai trò rất quan trọng xuất phát từ chức năng của thương hiệu - nhận biết và phân
biệt. Hệ thống nhận diện tạo điều kiện để khách hàng và công chúng có thể nhận ra và phân biệt
được các thương hiệu cạnh tranh, nhận ra sự khác biệt của thương hiệu, đồng thời góp phần tạo ấn
tượng cho thương hiệu và gia tăng khả năng ghi nhớ đối với thương hiệu.
● Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm.
Hệ thống nhận diện thương hiệu giúp truyền tải thông điệp qua từng đối tượng của hệ thống
như ấn phẩm, biển hiệu, các sản phẩm phục vụ hoạt động xúc tiến bán,...
Hệ thống nhận diện thương hiệu chuẩn mực, hoàn chỉnh giúp cho các thông điệp định vị, những lợi
ích và giá trị từ sản phẩm đến với khách hàng.
● Tạo cảm nhận, góp phần làm rõ cá tính thương hiệu.
Thông qua sự thể hiện của màu sắc, kiểu chữ và cách thể hiện của các thành tố thương hiệu
trên những phương tiện và môi trường khác nhau, khách hàng phần nào có thể bị lôi cuốn bởi các
yếu tố nhận diện thương hiệu và cảm nhận được một phần những thông điệp, giá trị mà thương hiệu
muốn truyền tải. Hệ thống nhận diện thương hiệu cũng góp phần quan trọng thiết lập và làm rõ cá
tính thương hiệu nhờ sự thể hiện nhất quán.
● Một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp

31
Hệ thống nhận diện thương hiệu, chủ yếu là tên, logo, khẩu hiệu, màu sắc, nhạc hiệu không
ít trường hợp tạo sự gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, là yếu tố để thực hiện các hoạt động
nhằm tạo dựng giá trị của văn hóa doanh nghiệp.
● Luôn song hành cùng sự phát triển của thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu luôn song hành cùng sự phát triển của thương hiệu qua các
giai đoạn khác nhau. Một thương hiệu sẽ không thể tồn tại nếu thiếu hệ thống nhận diện.

1.2. Yêu cầu cơ bản trong thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Khi thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp thường đặt ra rất nhiều các yêu
cầu cụ thể khác nhau mà hệ thống nhận hiện phải đáp ứng và đôi khi rất chi tiết. Dưới đây là các
nhóm yêu cầu cơ bản đối với hệ thống nhận diện thương hiệu.
● Có khả năng nhận biết và phân biệt cao.
Theo điều 74, Luật Sở Hữu trí tuệ quy định về “ Khả năng phân biệt của nhãn hiệu”, theo đó
“ Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố kết
hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ”.
Khi không có hoặc bị hạn chế về khả năng nhận biết và phân biệt, thương hiệu có thể bị
nhầm lẫn trong hình ảnh của các thương hiệu cạnh tranh khác, thậm chí khó khăn trong việc đăng
ký bảo hộ các thành tố thương hiệu, phát sinh những tranh chấp đối với thương hiệu.
● Đơn giản, dễ sử dụng và thể hiện.
Hệ thống nhận diện đơn giản thì trước hết tên thương hiệu cần dễ phát âm, ngắn gọn, dễ
nhớ, biểu trưng đơn giản thông các đường nét về họa, các họa tiết và việc sử dụng màu sắc. Khi
thiết kế các thành tố thương hiệu với quá nhiều màu sắc thường gây rối rắm, khó ghi nhớ, khó thể
hiện trên những môi trường khác nhau.
● Đảm bảo những yêu cầu về văn hóa, ngôn ngữ.
Thể hiện ở khả năng dễ chuyển ngữ, khả năng phát âm, đồng âm,... ý nghĩa của các thành tố
thương hiệu trong các ngôn ngữ khác nhau. Tên thương hiệu cần tránh những từ thiếu văn hóa, từ
tục hoặc dễ bị hiểu nhầm.
Mỗi khu vực thị trường có nét văn hóa khác nhau, hình ảnh, biểu tượng văn hóa riêng, vì thế
thương hiệu nên tránh phạm phải những sai lầm khi sử dụng những hình ảnh hoặc biểu trưng đó
một cách thiếu cân nhắc.
● Hấp dẫn, độc đáo và có tính thẩm mỹ cao.
Sự hấp dẫn, độc đáo và tính thẩm mỹ cao trong hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra lực
hấp dẫn, khả năng ghi nhớ cao hơn cho thương hiệu. Sự độc đáo, hấp dẫn cần phải xuất phát và phù

32
hợp nhất đối với tập khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, ý tưởng định vị mà thương
hiệu đó đã xác lập.
2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
Thiết kế hệ thống nhận diện cho thương hiệu trà sữa
2.1 Xác định phương án và mô hình thương hiệu
2.1.1. Xác định phương án
Doanh nghiệp có 3 phương án để lựa chọn thực hiện:
Thứ nhất, việc thiết kế thương hiệu do chính doanh nghiệp thực hiện với hình thức là do
nhân viên trong doanh nghiệp làm. Ưu điểm của chi phí này là đơn giản, chi phí thấp, khai thác tốt
các nguồn lực sẵn có nhưng bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rủi ro như tính
đồng bộ và chuyên nghiệp bị hạn chế, nguy cơ trùng lặp cao, khó thiết kế đồng thời các yếu tố khác.
Thứ hai, việc thiết kế được thuê khoán bởi một đơn vị hoặc cá nhân thiết kế chuyên nghiệp.
Phương án này được sử dụng rộng rãi bởi ưu thế về tính đồng bộ và chuyên nghiệp cao, thể hiện
được giá trị muốn truyền tải của thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí rất
cao – đây là một thách thức với các doanh nghiệp nhỏ, hạn chế về tài chính như doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp kết hợp cả hai phương án trên, đó là thuê ngoài chỉ một số nội dung
nhất định trong quá trình thiết kế. Cách làm này thường phức tạp, thiếu liên kết về nội dung và ý
tưởng.
Sau khi xem xét về nguồn lực trong doanh nghiệp, phương án thứ nhất được lựa chọn.
2.1.2. Mô hình thương hiệu
- Loại thương hiệu
Doanh nghiệp trà sữa doanh nghiệp quyết định chọn thương hiệu gia đình để thiết kế và
phát triển. Với mô hình này sẽ giúp cho thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng nhận
biết trên thị trường hơn và nâng cao khả năng tiếp thị.
- Tập khách hàng và thị trường mục tiêu:
Khách hàng và thị trường mà doanh nghiệp trà sữa đang hướng đến ở đây là học sinh, sinh
viên và cả những người đang đi làm. Vì theo nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng người uống trà sữa cao
nhất là người trẻ, chiếm 95%, tần suất sử dụng cao từ 2-3 lần/tuần. Họ thường xuyên sử dụng trà
sữa do đây là một thức uống hợp khẩu vị với người Việt, cũng là thức uống nhanh – gọn – lẹ, dễ
mang đi thuận tiện.
- Đặc nổi bật của sản phẩm của doanh nghiệp: sử dụng sữa tươi nguyên chất, đậm vị trà
nhưng vẫn mang đến cảm giác ngọt ngào, trân châu mềm dai được doanh nghiệp nhập khẩu
từ Đài Loan có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
33
- Giá trị cốt lõi của sản phẩm
+ Đối với khách hàng: cung cấp sản phẩm đồ uống chất lượng và dịch vụ tốt nhất
+ Đối với nhân viên: môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn,
tạo điều kiện thu nhập và cơ hội phát triển
+ Đối với xã hội: hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp tích cực vào các
hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm với xã hội.

2.2. Khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế thương hiệu
Hãng trà sữa đã khai thác các nguồn sáng tạo để thiết kế theo cách:
- Huy động các nguồn sáng tạo thiết kế các thành tố thương hiệu: lấy ý tưởng từ các thành
viên trong nhóm sáng tạo

2.3. Xem xét và chọn lựa các phương án thiết kế thương hiệu
- Các tên thương hiệu được đưa ra: Bärchen Tea và Bobacorner.
→ Sau khi phân tích về ý nghĩa và tính khả thi khi triển khai bộ nhận diện, doanh nghiệp đã
chọn tên thương hiệu là Bärchen Tea theo số đông thành viên.
- Sử dụng các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế các thành tố thương hiệu
+ Các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp: Photoshop, Canva.
→ Các phần mềm thiết kế đồ họa như Canva có rất nhiều công cụ, elements, nhiều mẫu
thiết kế để doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo. Doanh nghiệp cũng cần chú ý tới cách thiết kế logo sao
cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh là trà sữa.
- Các ý tưởng về logo được đưa ra:

Phương án 1 Phương án 2

34
+ Lấy tone màu hồng làm nền đại diện cho phân khúc khách hàng là những người trẻ yêu
thích trà sữa, thích sự ngọt ngào từ hương vị trà sữa mang đến nét trẻ trung, năng động
và yêu đời.
+ Barchen tea được cách điệu theo kiểu vòng cung, uốn lượn gây nét bắt mắt đối với
người tiêu dùng. Giữa logo là hình ảnh chú gấu với chiếc túi thần kỳ đựng những hạt
trân châu đen, đậm vị thể hiện được tôi muốn đưa hình ảnh trà sữa một cách gần gũi,
thân thuộc nhất đối với người tiêu dùng. Chú gấu ở giữa logo đúng như tên gọi
Bärchen Tea thể hiện sự liên kết giữa ngôn từ và hình ảnh tạo sự khắc ghi ấn tượng
trong lòng khách hàng
→ Sau khi cân nhắc về tính thẩm mỹ, thông qua sự kết hợp giữa ý nghĩa biểu tượng và tên
thương hiệu, Bärchen Tea chọn phương án 2.
- Các ý tưởng về biểu tượng (người đại diện) được đưa ra
Người nổi tiếng cần được các giới trẻ săn đón, yêu thích, độ tuổi của họ vẫn còn trẻ vì sản
phẩm của tôi là trà sữa hướng tới đối tượng người tiêu dùng là những tệp khách hàng trẻ. Ngoài ra
người nổi tiếng cần phải không có scandal, là người thích đến hương vị trà sữa. Để mà từ đó họ sẽ
thể hiện được thái độ, trách nhiệm quảng bá cho hình ảnh sản phẩm trà sữa của Bärchen Tea.
+ Á hậu Phương Nhi: Á hậu Nguyễn Phương Nhi là cái tên đang thu hút sự chú ý của
cộng động mạng trong thời gian gần đây. Cô là một trong những thí sinh được đánh giá
cao tại cuộc thi Miss World Vietnam 2022. Với những hình ảnh dự thi đầu tiên được ban
tổ chức Miss World Vietnam 2022 đăng tải trên trang fanpage của cuộc thi, đã khiến cuộc
thi này thu hút được sự quan tâm của công chúng.

35
+ Ca sĩ Mono: Ca sĩ Mono phát hành album đầu tay có tựa đề “22” vào năm 2022, với ý
tưởng từ những câu chuyện tình yêu tuổi trẻ. Album bao gồm đĩa đơn "Waiting for You"
đã phá kỷ lục bài hát có nhiều tuần quán quân nhất trên Billboard Vietnam Hot 100, đồng
thời dẫn đầu bảng xếp hạng cuối năm.

Khi đã xây dựng xong bộ nhận diện thương hiệu, bạn cần rà soát lại xem nó đã hợp lý,
nhất quán chưa. Sau đó, đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu cho toàn bộ tài liệu, hình ảnh sản

36
phẩm, bao bì, card visit, các kênh online của thương hiệu (Fanpage Facebook, Instagram,
Website,…)

2.4. Tra cứu, sàng lọc tránh trung lặp, gây nhầm lẫn
- Xác định mẫu thiết kế có trùng lặp với những mẫu đã được đăng ký bảo hộ, hoặc gần giống
mẫu đang được doanh nghiệp khác sử dụng hay không?
- Tra cứu trong các công báo về tên thương hiệu đã đăng ký, hoặc đang làm thủ tục đăng ký:
Thông qua các công ty tư vấn về sở hữu trí tuệ hoặc các luật sư liên quan.
Cụ thể, Bärchen Tea tra cứu nhãn hiệu trực tuyến:
Việc tra cứu nhãn hiệu nộp đơn tại Việt Nam có thể thực hiện qua thư viện số về sở hữu công
nghiệp trên nền tảng WIPO Publish.
Thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish là công cụ tra cứu thông tin sở hữu
công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới hỗ trợ và phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng.

2.5. Thăm dò phản ứng của khách hàng về thương hiệu
2.5.1. Xây dựng câu hỏi phỏng vấn
- Bạn có thích uống trà sữa không? Khi nhắc đến trà sữa, thương hiệu nào được bạn nghĩ đến đầu
tiên?
- Khi nghe cụm từ “Bärchen Tea”, bạn liên tưởng đến lĩnh vực kinh doanh nào?
- Hãy đánh giá tính thẩm mỹ của logo của Bärchen Tea (có thể chấm điểm trên thang điểm 10,
hoặc nhận xét cụ thể chỗ nào trong logo không hợp lí hay chưa đẹp mắt)
- Hãy nhận xét về câu slogan của Bärchen Tea - “Trà sữa trong tay, đánh bay xì trét” (VD: có
gây được ấn tượng không? có bị hiểu lệch sang nghĩa nào khác không? có vi phạm những quy
tắc đạo đức hay thuần phong mỹ tục không?
2.5.2. Thăm dò ý kiến khách hàng về khách hàng
- Lập phiếu khảo sát bằng google form bằng những câu hỏi đánh giá mức độ trên thang đo 1-5
- Đi phỏng vấn các bạn sinh viên trong trường Đại học Thương mại - tệp khách hàng tiềm năng
nhất

2.6. Lựa chọn phương án thương hiệu chính thức


Sau khi cân nhắc kỹ càng qua các bước như: bước đầu xác định mô hình; tiến hành khai thác
sự sáng tạo từ các thành viên; rồi từ đó đưa ra các chọn lựa và đồng thời rà soát các nguồn để tránh
trùng lặp và gây khó hiểu; sau khi nghe ngóng phản hồi từ phía người tiêu dùng, phương án cuối
cùng được chọn và đưa ra hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

37
3. KẾT QUẢ
3.1. Tên thương hiệu: Bärchen Tea
Từ “Bärchen” trong Tiếng Đức có nghĩa là “gấu con”, ý nghĩa khá hay, lạ tai, và là một linh
vật vô cùng dễ thương, phù hợp với phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến là các bạn
trẻ. Ngoài ra thì trên thị trường cũng ít có thương hiệu sử dụng tiếng Đức để trong tên thương hiệu.
Từ “Tea” trong từ “milk tea” là trà sữa, gắn liền thương hiệu với ngành nghề kinh doanh
giúp khách hàng dễ nhớ. Đồng thời giúp họ dễ dàng liên tưởng đến sản phẩm hay dịch vụ của
doanh nghiệp.

3.2. Biểu trưng (Logo)

- Ở đây thương hiệu trà sữa Bärchen Tea lựa chọn kết hợp phương án vừa cách điệu hình họa
độc lập và cách điệu ngay tên thương hiệu.
- Lấy tone màu hồng làm nền đại diện cho phân khúc khách hàng là những người trẻ yêu
thích trà sữa, thích sự ngọt ngào từ hương vị trà sữa mang đến nét trẻ trung, năng động và
yêu đời.
- Bärchen Tea được cách điệu theo kiểu vòng cung, uốn lượn gây nét bắt mắt đối với người
tiêu dùng. Giữa logo là hình ảnh chú gấu với chiếc túi thần kỳ đựng những hạt trân châu đen
dai ngon, đậm vị thể hiện được tôi muốn đưa hình ảnh trà sữa một cách gần gũi, thân thuộc
nhất đối với người tiêu dùng. Chú gấu ở giữa logo đúng như tên gọi Bärchen Tea thể hiện
sự liên kết giữa ngôn từ và hình ảnh tạo sự khắc ghi ấn tượng trong lòng khách hàng.
- Cuối cùng là năm 2023, năm thành lập của thương hiệu.

38
3.3. Biểu tượng (Symbol)
Nhóm chọn ca sĩ Mono làm người đại diện cho thương hiệu của mình vì những lí do:
- Là lớp người trẻ, thích ứng kịp thời với xu hướng thị trường và các sản phẩm mới.
- Có ảnh hưởng lớn tới công chúng, đặc biệt là đối tượng khách hàng mục tiêu là giới trẻ (học
sinh, sinh viên).
- Có lượng fan nhất định, đặc biệt là các bạn trẻ, có uy tín và luôn tin dùng các sản phẩm chất
lượng.
- Có sức ảnh hưởng trong giới blogger và truyền thông, mang lại nhiều năng lượng tích cực.

3.4. Khẩu hiệu (Slogan):


“Trà sữa trong tay, đánh bay xì trét”
- Ở đây Bärchen Tea đã lựa chọn slogan thể hiện thông điệp cụ thể: vào những lúc tâm trạng
xuống đáy, tinh thần căng thẳng, có thể do vừa gặp chuyện buồn, cũng có thể do bị deadline
dí thì một ly trà sữa với hương vị khác lạ và mát mẻ sẽ góp phần thổi bay đi những sự khó
chịu trong lòng bạn và cũng có thể tạo cảm hứng làm việc, sáng tạo hoặc ít nhất là khiến bạn
thấy thư thái, thoải mái hơn với cuộc sống.
- Xét về mặt dễ nhớ, nhờ có vần điệu và độ dài ngắn thì đây chính là ưu điểm. Bên cạnh đó là
việc Việt hóa từ “stress” trong tiếng anh giúp câu từ vừa ngắn gọn, vừa truyền đạt đầy đủ
thông điệp của nhãn hàng một cách đơn giản hơn.

3.5. Danh thiếp (Card visit)


- Mặt trước:

39
- Mặt sau:

Thiết kế Card visit của công ty với tông màu tương đồng với Logo, các thông tin như tên
công ty, số điện thoại liên lạc, website truy cập, hòm thư điện tử và địa chỉ văn phòng đều được
biểu thị đầy đủ với phông chữ rõ ràng, tông màu hài hòa, dễ nhận diện đối với khách hàng.

40
BÀI 3: ĐƠN ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU

TỜ KHAI DẤU NHẬN ĐƠN


(Dành cho cán bộ nhận đơn)
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ
386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét
đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu1*

• Đơn tách: Đơn này được tách ra từ đơn số: Ngày nộp đơn: 22/03/2023

① NHÃN HIỆU
Mẫu nhãn hiệu
Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký
Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu liên kết
Nhãn hiệu chứng nhận

Mô tả nhãn hiệu:
Màu sắc: Hồng, xanh lam, trắng
Mô tả: Nhãn hiệu là hình con gấu và trà sữa được thiết
kế lồng ghép vào nhau. Dòng chữ “Bärchen Tea” bao
quanh và con số 2023 là năm thành lập nhãn hiệu. Thiết
kế theo màu sắc chủ đạo là hồng, xanh lam và trắng.

② CHỦ ĐƠN
(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Bärchen Tea
Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0123456789 Fax: Email: nhom6@gmail.com
• Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung

1
Chú thích:
* Trong Tờ khai này, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu "x" vào ô vuông • nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là
phù hợp.
41
③ ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN
là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn
là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn
là người khác được uỷ quyền của chủ đơn
Tên đầy đủ: Hoàng Bảo Ngọc
Địa chỉ: Số 4, ngách 401/123, đường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0352955396 Fax: Email: hoangngoc2792003@gmail.com

CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN) LÀ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH


④ YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN
NGÀY ƯU TIÊN

Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam Số đơn Ngày nộp đơn Nước nộp đơn
01 23/3/2023 Việt Nam
Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris

Theo thoả thuận khác:

⑤ PHÍ, LỆ PHÍ

Loại phí, lệ phí Số đối tượng tính phí Số tiền

Lệ phí nộp đơn 01 đơn 150.000

Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu

Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản


phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi )

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên 01 yêu cầu/đơn ưu tiên 600.000

Phí công bố đơn 01 đơn 120.000

Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn 01 nhóm 180.000

Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản … sản phẩm/dịch vụ


phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi )

Phí thẩm định đơn 01 nhóm 550.000

Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản … sản phẩm/dịch vụ


phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi )

Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: 1.600.000

42
Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU


⑥ CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)
Tài liệu tối thiểu:

Tờ khai, gồm 05 trang x 1 bản (có danh mục sản phẩm, dịch vụ mang
nhãn hiệu)
Mẫu nhãn hiệu, gồm 01 mẫu
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch
vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Tài liệu khác:

Giấy uỷ quyền bằng tiếng Việt


bản gốc
bản sao (bản gốc sẽ nộp sau

bản gốc đã nộp theo đơn số:..........................................)

bản dịch tiếng Việt, gồm ....... trang


Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng,
cờ, huy hiệu, con dấu…), gồm.......trang
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu
Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác
Quy chế sử dụng NH tập thể/chứng nhận, gồm.......trang x .......bản
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên
Bản sao đơn đầu tiên, gồm.......bản
Bản dịch tiếng Việt, gồm.......bản •
Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên
Bản đồ khu vực địa lý
Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của
đặc sản địa phương
Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung

43
⑦ DANH MỤC VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MANG NHÃN HIỆU2**
(Ghi tuần tự từng nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Ni-xơ; sử dụng dấu
“;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm/dịch vụ trong nhóm đó)

Nhóm 29 (Ðồ uống có sữa trong đó sữa là chủ yếu)


Nhóm 30 (Ðồ uống trên cơ sở cà phê, ca cao, sô-cô-la hoặc trà)

⑧ MÔ TẢ TÓM TẮT ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
(đối với nhãn hiệu chứng nhận)
Nguồn gốc địa lý: Được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam

Chất lượng: An toàn với người sử dụng

Đặc tính khác: Không

⑨ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN


Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
Khai tại:Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2023
Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

Hoàng Bảo Ngọc

Còn 0 trang bổ sung

2
**Chú thích: Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này
và người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.
BÀI 4: TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
1. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
1.1. Mục tiêu truyền thông
Tại Bärchen Tea, chúng tôi mong muốn tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững, nâng cao nhận
thức của công chúng về thương hiệu trà sữa của công ty, ấn tượng và uy tín cho thương hiệu, nâng cao giá
trị cảm nhận của khách hàng và công chúng đối với sản phẩm trà sữa, hình thành bản sắc và phong cách
riêng của thương hiệu.
1.2. Đối tượng truyền thông
Đối tượng truyền thông là trà sữa và các thức uống khác như take away, sundae.
1.3. Thông điệp truyền thông
1.3.1. Thông điệp
Với thông điệp “Bärchen Tea - Trà sữa trong tay, đánh bay xì trét”, nhóm chúng tôi muốn mang
đến sự thư thái, thoải mái, đánh bay stress vào những lúc tâm trạng xuống đáy, tinh thần căng thẳng do
chuyện buồn hay deadline dí, Bärchen Tea ở đây giúp bạn xoa dịu, xí xóa những muộn phiền đó.
1.3.2. Đối tượng tiếp nhận thông điệp truyền thông
Đối tượng tiếp nhận chủ yếu là các bạn thanh niên, thiếu niên và những người trong độ tuổi từ 12
tuổi đến 35 tuổi. Hiện nay mọi người có xu hướng sử dụng trà sữa như một loại thức uống hàng ngày,
Bärchen Tea định hướng hoạt động truyền thông đến những đối tượng này nhằm thu hút khách hàng, đồng
thời mở rộng thêm các tập khách hàng.
1.4. Ý tưởng truyền thông
- Thu hút sự chú ý: Bước đầu gây tò mò, mở đường cho sự xuất hiện của thương hiệu trên thị trường.
- Gây ấn tượng mạnh bằng hình ảnh và video: sử dụng hình ảnh hấp dẫn, bước đầu khiến công chúng
nhận diện thương hiệu, sản phẩm.
- Phủ rộng thương hiệu, Hình ảnh thương hiệu, sản phẩm xuất hiện với tần suất lớn, thường xuyên để
công chúng ghi nhớ.
- Truyền thông về điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ mới: Giới thiệu, phản ứng của công chúng tới
sản phẩm mới
1.5. Thời điểm truyền thông
Hướng đến nhóm đối tượng chủ yếu là học sinh sinh viên, Bärchen Tea lựa chọn tiến hành tập
trung truyền thông vào thời gian tháng 3 - 5 và tháng 11 - 1.
Là một thương hiệu non trẻ mới thành lập, nguồn kinh phí không nhiều nên Bärchen Tea sử dụng
linh hoạt phương án truyền thông trong một số thời điểm nhất định. Tháng 3 - 5 là thời điểm sang hè, thời
tiết nắng nóng khiến cho một cốc trà sữa mát lạnh có thể giúp khách hàng có tinh thần sảng khoái, nạp

45
năng lượng cho một ngày làm việc và học tập hiệu quả. Trong khi đó, tháng 11-1 thời tiết chuyển lạnh, rất
phù hợp để ra mắt và quảng cáo cho những dòng thức uống nóng tốt cho sức khỏe và có tác dụng giữ ấm
cơ thể.
Đối với khung giờ cụ thể trong ngày, Bärchen Tea lựa chọn khung giờ đăng bài trên fanpage
Facebook là 18-20h (khung giờ có tương tác cao nhất trong ngày).
1.6. Ngân sách truyền thông
1.6.1. Thiết kế ấn phẩm
Bärchen Tea tiến hành thiết kế các poster quảng cáo khi triển khai chương trình ưu đãi sản phẩm và
kết hợp với các KOL trên nền tảng mạng xã hội. Do ý tưởng thiết kế và một số ấn phẩm cơ bản như logo và
menu đã được các thành viên trong công ty tiến hành và thống nhất, Bärchen Tea dự trù chi phí khoảng
5.000.000 VNĐ cho việc thuê thiết kế biển hiệu cửa hàng và lắp đặt cùng 5.000.000 VNĐ thiết kế website.
1.6.2. Quay và edit TVC
Là một thương hiệu trẻ đầy nhiệt huyết và sáng tạo, TVC của Bärchen Tea được lên ý tưởng và
quay dựng bởi các thành viên, các công đoạn hậu kỳ cũng được các thành viên tiến hành xử lý.
1.6.3. Thiết kế và in ấn poster
Để có những ấn phẩm thu hút khách hàng, Bärchen Tea tin dùng dịch vụ của công ty thiết kế các
poster, tờ rơi quảng cáo, banner khai trương cửa hàng… Dự trù kinh phí thiết kế và in ấn (đối với các ấn
phẩm offline) rơi vào khoảng 5,000,000 VNĐ
1.6.4. Chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram, Tiktok
Nắm bắt xu hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng lớn, đặc biệt là giới trẻ, Bärchen Tea lựa chọn
chạy quảng cáo trên ba nền tảng Facebook, Instagram và Tiktok với mức ngân sách dự trù là 5,000,000
VNĐ; với 2,000,000 VNĐ cho quảng cáo trên Facebook (video), 1,000,000 VNĐ cho quảng cáo trên
Instagram (ảnh) và 2,000,000 VNĐ cho quảng cáo trên Tiktok (video ngắn). Kết hợp với sử dụng hình ảnh
của những người đại diện, những chiến dịch quảng cáo của Bärchen Tea dự kiến thu hút số lượng lớn khách
hàng tiềm năng.

2. CÁCH THỨC TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU


2.1. Thiết kế trang Fanpage trên Facebook
- Trang Fanpage

46
- Ảnh đại diện (avatar) là logo của thương hiệu

- Ảnh bìa (cover) là menu đồ uống của thương hiệu

47
- 1 bài đăng

48
2.2. Thiết kế poster
- Kích thước: 42cm × 59.4cm
- Nội dung:
+ Bärchen Tea Menu bao gồm 16 vị đồ uống Dâu tây, đào, xoài, matcha, nho, passion fruit,
chocolate, double, blueberry, cranberry, trà thái, chanh leo, coconut, chocolate và creme
trứng nướng.
+ Bärchen Tea menu có giá dao động từ 30.000đ đến 45.000đ/ 1 cốc..
+ Bärchen Tea áp dụng nhân dịp khai trương cửa hàng với chương trình mua 1 tặng 1 (khi
mua một cốc loại đồ uống bất kì sẽ được tặng 1 cốc).

49
2.3. Xây dựng TVC Quảng cáo
2.3.1. Bối cảnh
Bối cảnh chính của TVC là trong quán, cụ thể là ghi lại quá trình pha chế một ly take away vị dâu.
2.3.2. Kịch bản
Cảnh 1: Intro
- Hình ảnh logo và màu chủ đạo là màu hồng
+ We are open!
+ Tên thương hiệu: Bärchen Tea
- Thời gian: 3,5s
Cảnh 2: Sản phẩm take away dâu tây
- Quay cận cảnh sản phẩm
- Quay cảnh cho dâu tây vào cốc
- Thời gian: 3s
Cảnh 3: Sản phẩm Cocktail dâu tây
- Quay cận cảnh cho dâu tây xay vào cốc
- Quay cảnh đổ nước uống vào cốc
- Quay cảnh sản phẩm sau khi cho thêm đá và các miếng dâu tây trang trí
- Thời gian: 13,5s
Cảnh 4: Sản phẩm Kem
- Quay cận cảnh thành quả sản phẩm kem
- Thời gian: 4s
Cảnh 5: Hình ảnh logo thương hiệu
- Hình ảnh chú gấu nhỏ - thương hiệu
- Thời gian: 5s

50
3. TIẾN HÀNH TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
Với Bärchen Tea, việc xây dựng quảng bá cho thương hiệu trên các kênh mạng xã như Facebook,
Instagram và Tiktok là điều vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng mới và giữ chân những khách hàng
hiện tại. Bärchen Tea áp dụng chiến lược truyền thông dưới đây để giúp cửa hàng tiếp cận nhiều đối tượng
hơn và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
3.1. Các kênh mạng xã hội
- Xác định đối tượng mục tiêu và điều chỉnh nội dung của bạn theo sở thích của họ: Với Bärchen
Tea nằm gần trường đại học, đối tượng mục tiêu là sinh viên. Bởi vậy nội dung trên fanpage xoay
quanh lối sống của họ, chẳng hạn như mẹo học tập.
- Lên timeline nội dung để đảm bảo bài đăng được lên liên tục trên mọi nền tảng. Ví dụ: trên
Facebook sẽ đăng về các sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi sắp tới, trong khi trên Instagram sẽ
giới thiệu những công thức, sáng tạo trà mới nhất và tác phẩm nghệ thuật pha cà phê của cửa hàng.
- Tiktok là một nền tảng mới, phổ biến gần đây. Bärchen Tea sẽ tạo các video ngắn, vui nhộn giới
thiệu những sáng tạo về trà, cảnh quay làm việc tại cửa hàng của bạn hoặc có những thử thách liên
quan đến khách hàng.
- Bärchen Tea sẽ chú trọng tương tác với những người theo dõi bằng cách trả lời các bình luận và tin
nhắn. Nhằm xây dựng một cộng đồng trung thành và tăng sự hài lòng của khách hàng.
3.2. KOL
Người nổi tiếng cần được các giới trẻ săn đón, yêu thích, độ tuổi của họ vẫn còn trẻ vì sản phẩm của
tôi là trà sữa hướng tới đối tượng người tiêu dùng là những tệp khách hàng trẻ. Ngoài ra người nổi tiếng
cần phải không có scandal, là người thích đến hương vị trà sữa. Để từ đó họ sẽ thể hiện được thái độ, trách
nhiệm quảng bá cho hình ảnh sản phẩm trà sữa của Bärchen Tea.
+ Á hậu Phương Nhi: Á hậu Nguyễn Phương Nhi là cái tên đang thu hút sự chú ý của cộng động
mạng trong thời gian gần đây. Cô là một trong những thí sinh được đánh giá cao tại cuộc thi Miss
World Vietnam 2022. Với những hình ảnh dự thi đầu tiên được ban tổ chức Miss World Vietnam
2022 đăng tải trên trang fanpage của cuộc thi, đã khiến cuộc thi này thu hút được sự quan tâm
của công chúng.

51
+ Ca sĩ Mono: Ca sĩ Mono phát hành album đầu tay có tựa đề “22” vào năm 2022, với ý tưởng từ
những câu chuyện tình yêu tuổi trẻ. Album bao gồm đĩa đơn "Waiting for You" đã phá kỷ lục bài
hát có nhiều tuần quán quân nhất trên Billboard Vietnam Hot 100, đồng thời dẫn đầu bảng xếp
hạng cuối năm.

52
Bärchen Tea lựa chọn Á hậu Phương Nhi và ca sĩ Mono và sẽ hợp tác với họ trên các nền tảng
mạng xã hội khác nhau (đăng bài thu hút tương tác trên Facebook, Instagram, quay video tạo trend và
quảng bá sản phẩm trên Tiktok)
3.3. Timeline truyền thông

TIMELINE TRUYỀN THÔNG

STT Giai đoạn Ngày Nội dung Note

Avatar và
08/04 Logo (BND Thương hiệu)
1 cover

Quảng bá thương 09/04 TVC quảng cáo


hiệu 10/04 Thông điệp

Giới thiệu gương mặt KOLs hợp tác với


11/04
thương hiệu

Giới thiệu các kênh đặt hàng online như


12/04
Shopee Food, Baemin, GrabFood,...

13/04 Menu mới của cửa hàng


Quảng bá sản phẩm
2 14/04 Giảm giá nhân dịp khai trương

Quảng bá chất lượng sản phẩm, nguyên liệu


15/04
làm ra sản phẩm

16/04 Phản ứng của khách hàng về các vị trà sữa

Các content bắt trend, thu hút khách hàng, duy


trì tương tác trên page, phát triển sản phẩm mới
Duy trì truyền hoặc tổ chức sự kiện
3 17/04
thông - Tổ chức mini games săn vouchers giảm
giá tại quán
- Chiều cao khiêm tốn - giá khiêm tốn

4. ĐÁNH GIÁ
4.1. Khảo sát hiệu quả hoạt động truyền thông
Sử dụng Meta Business Suite để quản lý các hoạt động truyền thông trên fanpage Facebook, như
đăng bài, set schedule, tương tác (reaction, comment, share) và quản lý lượt theo dõi, độ phổ biến của kênh,
chỉnh sửa thông tin trang,.... Ngoài ra, Meta Business Suite còn cho ra thống kê lượt tương tác, thích trang
và theo dõi trang trong một khoảng thời gian nhất định, từ đó thuận lợi cho admin của Bärchen Tea trong
việc tạo độ phủ sóng trên mạng xã hội.

53
4.2. Phương án điều chỉnh cho hoạt động truyền thông tiếp theo
Tiếp tục duy trì và phát triển những điều tích cực, cải thiện những mặt chưa tốt:
- Duy trì tần suất phản hồi cũng như liên tục cập nhật thông tin trên fanpage giúp khách hàng nắm rõ
và an tâm hơn với sản phẩm.
- Triển khai hợp tác thêm với các Blogger, Kol, Food Reviewer để tiếp tục quảng bá sâu rộng sản
phẩm.
- Tổ chức những sự kiện khuyến mãi phù hợp với đối tượng khách hàng.

54
BÀI 5: PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1.1. Năng lực hiện có của doanh nghiệp
- Tài chính:
Tuy là một cửa hàng nhỏ mới mở trên thị trường, Bärchen Tea có nguồn tài chính ổn định với số
vốn khởi đầu là 120 triệu đồng. Sau 1 tháng kinh doanh, tổng doanh thu bán của cửa hàng là 45 triệu - một
mức doanh thu khá tốt tại thời điểm mới mở bán.
- Nhân sự:
Từ khi thành lập đến nay, Bärchen Tea có 9 nhân viên phục vụ, mỗi ca bao gồm 3 nhân viên với
các nhiệm vụ khác nhau: 2 nhân viên order kèm dọn dẹp sau khi khách sử dụng đồ xong, 1 nhân viên pha
chế để đáp ứng đơn của khách hàng sử dụng tại chỗ và các đơn đặt hàng online.
Bärchen Tea luôn ưu tiên tuyển các bạn đang là học sinh, sinh viên, mang trong mình đầy năng lượng,
nhiệt huyết và có trách nhiệm. Đến với Bärchen Tea, họ sẽ được đào tạo từ cơ bản đến chuyên nghiệp để
phục vụ cho công việc của mình.
- Diện tích cửa hàng:
Cửa hàng lựa chọn địa điểm gần trường đại học nên mặt bằng thuê được có diện tích vừa, không
quá rộng nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh, sinh viên.
Diện tích 30-35m2 gồm 2 tầng với 2 không gian khác nhau, tầng 1 gồm quầy bar pha chế và một số
ít bàn ghế - khách hàng có thể trực tiếp xem quá trình tạo ra 1 ly trà sữa và tầng 2 của quán có không gian
rộng rãi hơn, chiếc ban công cực kỳ thoáng với các loại cây cỏ và hoa lá đem lại không gian gần gũi với
thiên nhiên.
Phong cách chủ yếu của quán là theo xu hướng vintage.
- Cơ sở vật chất
+ Bình ủ trà
+ Máy xay đá
+ Máy định lượng đường
+ Máy đánh kem
+ Máy làm + nấu trân châu
+ …
1.2. Sứ mệnh, phương hướng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
1.2.1. Sứ mệnh của thương hiệu

55
Trên tinh thần mong muốn tiếp cận với khách hàng mỗi ngày, Bärchen Tea tự hào mang đến cho
khách hàng những thức uống từ sữa, trà và các thức uống khác. Mỗi sản phẩm Bärchen Tea mong muốn
mang đến cho khách hàng một trải nghiệm sảng khoái, thư thái trong những giờ phút căng thẳng mệt nhọc.
Từ những bước đi đầu tiên cho đến những chuyển mình tích cực mong muốn trong tương lai, Bärchen Tea
đã và đang mang đến những sản phẩm ngọt ngào, thanh khiết mang trong mình sứ mệnh xoa dịu tâm hồn
người đồng hành. Sứ mệnh ấy vẫn luôn được thực hiện thông qua các chiến lược kinh doanh hài hòa lợi ích
doanh nghiệp và lợi ích xã hội, đóng góp tích cực cho hoạt động cộng đồng và tinh thần trách nhiệm xã hội.
1.2.2. Phương hướng phát triển thương hiệu
Tiếp tục mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đồng thời không ngừng tạo ra và
nắm bắt cơ hội để mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường, phát triển sản phẩm để có thể thâm nhập thị
trường mới, hướng tới các phân khúc khách hàng tiềm năng chưa khai thác.
Đầu tư các trải nghiệm dịch vụ khách hàng, tạo sự khác biệt và điểm nổi bật nhằm lôi kéo khách
hàng đến với Bärchen Tea. Bên cạnh đó, công ty không ngừng nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa các
sản phẩm của mình để khách hàng đến với Bärchen Tea có nhiều lựa chọn hơn.
Bố trí vị trí cửa hàng tại địa điểm gần trường học, công sở, nơi đông dân cư để dễ dàng tiếp cận
được với khách hàng hơn. Không gian mở và thiết kế bên trong được bày trí các gam màu tạo sự thư thái,
thoải mái theo phong cách trẻ trung hiện đại cho người tiêu dùng.
1.3. Mục tiêu hướng đến của chiến lược phát triển thương hiệu
1.3.1. Mục tiêu hướng đến của Bärchen Tea:
Bärchen Tea luôn đặt ra những mục tiêu dài hạn và thực tế. Đến với Bärchen Tea khách hàng sẽ
được trải nghiệm những hương vị trà sữa đậm đà, hương vị ngọt ngào mới mẻ nhất. Ngoài ra Bärchen Tea
luôn kỳ vọng phục vụ khách hàng tốt nhất có thể và đạt được doanh thu lớn nhất để có thể mở rộng các chi
nhánh trên toàn quốc. Hơn nữa, Bärchen Tea muốn trở thành top 1 thương hiệu về trà sữa trên toàn quốc.
Bärchen Tea muốn định hình trong tương lai có thể cạnh tranh với các thương hiệu trà sữa đã có
mặt lâu đời tại Việt Nam. Bärchen Tea kỳ vọng trong vòng 5 năm nữa có thể làm được như vậy. Ngoài ra,
Bärchen Tea sẽ hướng đến việc training cho các nhân viên để có thể mang lại những giá trị cảm nhận cho
khách hàng từ chất lượng sản phẩm đến thái độ phục vụ. Bärchen Tea muốn decor lại không gian cửa hàng
một cách năng động, trẻ trung nhất có thể để các bạn trẻ ngoài việc tận hưởng những hương vị trà sữa ngọt
ngào thì có thể tận hưởng những không gian giải tỏa stress sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi.
1.3.2. Kết quả đạt được Bärchen Tea mong muốn
- Tăng cường nhận diện thương hiệu:

56
Bärchen Tea được người tiêu dùng biết đến và tin dung sẽ giúp thương hiệu sản phẩm được xây dựng
và quảng bá một cách có hệ thống, liên tục. Điều đó sẽ nhận diện nhanh chóng và tạo nên ấn tượng sâu sắc
trong tâm ý của khách hàng.
- Tạo dựng lòng tin của khách hàng:
Khách hàng sẽ dễ dàng tin tưởng và sử dụng sản phẩm Bärchen Tea nếu thấy được uy tín và chất
lượng của thương hiệu. Việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm kem giúp sản phẩm đạt
được tiêu chuẩn chất lượng và uy tín, từ đó tạo nên sự tin tưởng của khách hàng và khiến người mua hàng
mua Bärchen Tea hơn.
- Tăng doanh số bán hàng:
Khi sản phẩm được thịnh hành và được khách hàng tin dùng, doanh số bán hàng của Bärchen Tea sẽ
tăng lên. Điều này được coi là một trong những mục tiêu của việc phát triển thương hiệu, giúp thương hiệu
gây được tiếng vang trên thị trường trong nước.
Cạnh tranh trên thị trường: Khi sản phẩm Bärchen Tea đã được xây dựng thương hiệu mạnh, uy tín,
chất lượng thì hãng sẽ có lợi thế đối với các đối thủ cạnh tranh qua đó càng thể hiện được giá trị cốt lõi mà
sản phẩm mang lại.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ:
Việc phát triển thương hiệu sản phẩm trà sữa sẽ giúp Bärchen Tea tiếp cận được đến nhiều đối tượng
khách hàng hơn, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường doanh số.
→ Việc hoạch định ra chiến lược phát triển thương hiệu bài bản, mang về cho doanh nghiệp cơ sở
phát triển bền vững, gặt hái nhiều cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên, hãy luôn đo lường sức khỏe thương
hiệu thường xuyên. Đảm bảo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, thương hiệu sẽ không gặp những
sai sót hay lỗ hổng nào làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

2. CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU


2.1. Phát triển nhận thức của khách hàng và công chúng về thương hiệu
“Một trong những tài sản thương hiệu được nhắc đến đầu tiên là nhận thức thương hiệu.” bởi việc
phát triển nhận thức thương hiệu không chỉ tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu mà còn làm cho khách hàng
và công chúng có được những cảm nhận tốt. Nhận thức về thương hiệu bao gồm ba cấp độ chính, tăng dần
từ nhận ra một thương hiệu, nhớ ra thương hiệu và nhớ ra ngay một thương hiệu. Để phát triển nhận thức
thương hiệu, cần tăng cường hoạt động truyền thương hiệu cả nội bộ và ra bên ngoài để gia tăng nhận thức
của khách hàng và công chúng.
Về hoạt động truyền thông nội bộ, Bärchen Tea có hệ thống kênh, nhóm nội bộ trên các nền tảng
Facebook, Zalo để các nhân viên thuận tiện trao đổi công việc online bên cạnh trao đổi trực tiếp tại cửa

57
hàng. Bên cạnh đó, Bärchen Tea còn thường xuyên tổ chức các cuộc họp và sự kiện team-building định
kỳ, không những có thể tiếp nhận các ý kiến đóng góp từ nhân viên mà còn gắn kết nội bộ cao hơn.
Về truyền thông ra bên ngoài, Bärchen Tea luôn cập nhật các tin tức nhanh chóng qua website và
email của hãng, bao gồm tin tức về thay đổi menu, cơ sở hoạt động, thời gian hoạt động, các khuyến mãi
sắp tới,... Các chiến dịch quảng cáo được triển khai đồng bộ trên các nền tảng Facebook, Tiktok, Instagram
và Website, có các bài đăng tương tác với người dùng (minigame đố vui có thưởng, giveaway,...) để nâng
cao nhận thức về Bärchen Tea với công chúng. Trong thời gian tới, Bärchen Tea cân nhắc tài trợ cho một
số sự kiện tại Hà Nội, và cùng với việc kết hợp với các người đại diện của hãng, Bärchen Tea hướng đến
lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến ngày càng nhiều khách hàng hơn nữa.

2.2. Phát triển các giá trị cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu
Giá trị cảm nhận là ý kiến ​của khách hàng về giá trị sản phẩm đối với họ. Giá trị cảm nhận phụ thuộc vào
khả năng đáp ứng nhu cầu và mong đợi của sản phẩm.
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng qua việc đào tạo chuyên nghiệp các nhân viên
tại cửa hàng
+ Tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm gây ấn tượng tốt nhất cho khách hàng về
sản phẩm dịch vụ của mình. Nghiên cứu và cải tiến sản phẩm: Nghiên cứu phát triển những
hương vị mới và mới nhằm cải tiến chất lượng của sản phẩm.
+ Duy trì chất lượng sản phẩm cao và bao bì phù hợp với giá cả của nó. Tăng giá trị sản phẩm:
Ngoài chất lượng sản phẩm, có thể tăng giá trị sản phẩm bằng cách cung cấp cho khách hàng
thêm các tiện ích, dịch vụ và trải nghiệm khác…
+ Xây dựng thương hiệu mạnh: Thương hiệu là một phần quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy phải
tập trung cho việc tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Tạo nên một logo gây ấn tượng
mạnh, chú ý vào hình ảnh của thương hiệu và quảng cáo để tạo thành một sự nhận biết thương
hiệu tốt và nổi bật trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo dựng một hình ảnh tốt với
công chúng.
+ Tìm hiểu thị trường và khách hàng để tìm ra những giải pháp phù hợp với yêu cầu của khách
hàng: Để thực sự nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp, nên chú trọng vào việc đáp
ứng những nhu cầu của khách hàng, giúp đỡ họ khi cần thiết và nghe phản hồi từ khách hàng.
- Ngày càng tăng cường giá trị gia tăng cho sản phẩm trà sữa của doanh nghiệp, vừa ngon miệng lại vừa
mang lại lợi ích về mặt sức khỏe cho khách hàng
- Đặc biệt hơn cả là nâng cao giá trị cá nhân cho người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm trà sữa mang
thương hiệu Bärchen Tea

58
2.3. Phát triển các giá trị tài chính của thương hiệu
- Cá nhân hóa thương hiệu là một trong các chiến lược phát triển thương hiệu giúp nâng cao các giá trị
và làm cho thương hiệu trở nên “có hồn” gần gũi với khách hàng hơn.
+ Sử dụng đại từ nhân xưng/giọng điệu xưng hô nhất quán là Bärchen Tea
+ Xây dựng thương hiệu Bärchen Tea giống như tính cách đặc trưng của một con người.
+ Tận dụng tối đa sức mạnh phương tiện truyền thông để tiếp cận, quảng bá thương hiệu tới khách
hàng tiềm năng.
+ Bärchen Tea luôn thể hiện sự minh bạch, chính trực, trung thực.
- Nhượng quyền thương mại cho các doanh nghiệp trong nước. Sau đó dần dần lan rộng ra quốc tế. Điều
này có thể thực hiện sau khi có sự các nhân hóa thương hiệu và có một độ uy tín nhất định trong ngành
trà sữa.
- Tài trợ, liên kết thương hiệu với các chương trình Esport như Đấu trường danh vọng, VCS,... để tạo ra
tầm ảnh hưởng tới tệp khách hàng trẻ của Bärchen Tea nhiều hơn.
- Bärchen Tea liên kết thương hiệu với một số rạp phim (CGV, Lotte Cinema,...), canteen trường học
(Trường ĐH Thương Mại, Đại học Quốc gia Hà Nội,...) và đặc biệt là các khu vui chơi, giải trí (công
viên Hồ Tây, vườn bách thú,...) để tạo ra hiệu quả lợi nhuận cao khi ở đây, lượng khách hàng vô cùng
lớn và nhu cầu cũng như vậy.

2.4. Mở rộng và làm mới thương hiệu


Hệ thống nhận nhận diện thương hiệu thường không bất biến trong quá trình phát triển của mỗi
thương hiệu mà luôn có những thay đổi, điều chỉnh với những tần suất và nội dung nhất định tùy theo ý đồ
chiến lược và những tác động đến từ bên ngoài trong quá trình cạnh tranh của thương hiệu.
Việc làm mới thương hiệu thường được tiến hành với những cấp độ và phương án như:
- Điều chỉnh sự thể hiện của hệ thống nhận diện thương hiệu trên các phương tiện và môi trường khác
nhau. Với phương án này, làm mới sẽ ở mức độ đơn giản nhất với các thành tố thương hiệu (tên
thương hiệu, logo, khẩu hiệu, màu sắc đặc trưng) vẫn được giữ nguyên, chỉ điều chỉnh sự thể hiện của
các thành tố này theo các cách như tăng kích thước thể hiện, vị trí thể hiện,... hoặc sự sắp sắp đặt trên
các phương tiện. Với thương hiệu sản phẩm tiêu dùng thực phẩm như của Bärchen Tea thì công đoạn
này có thể sẽ phải đổi mới bao bì nên cần được cân nhắc kĩ dù là phương án đơn giản nhất.
- Điều chỉnh các chi tiết của hệ thống nhận diện là phương án làm mới mà theo đó, sẽ tiến hành điều
chỉnh thường là logo thương hiệu, khẩu hiệu hoặc các thể hiện (font, màu sắc) của tên thương hiệu.
Phương án này hiện tại chưa quá cần thiết do hình ảnh thương hiệu Bärchen Tea hiện tại với chú gấu

59
trà sữa dễ thương được khách hàng đánh giá về mặt nhận diện rất cao, việc thay đổi mà chưa có sự suy
xét kỹ càng sẽ dễ mang lại hiệu quả ngược về mặt truyền thông thương hiệu.
- Bổ sung thương hiệu phụ, hoán vị vai trò chủ đạo của thương hiệu. Đây là phương án làm mới thương
hiệu dựa trên sự bổ sung một hoặc nhiều thương hiệu phụ, theo đó, trên các phương tiện thể hiện sẽ có
mặt những thương hiệu mới song hành hoặc bảo chứng cho thương hiện tại nhằm mục đích gia tăng
khả năng nhận biết và liên kết thương hiệu. Phương án này thường được áp dụng trong các trường hợp
tái định vị thương hiệu hoặc tái tung thương hiệu ra thị trường. Với một thương hiệu mới được biết đến
thì phương án này sẽ được xem xét cho tương lai trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu nhàm chán
với hình ảnh hiện tại, như là tiến hành collab với những hãng trà sữa hoặc một số nhãn hàng tiêu dùng
cho giới trẻ.

60

You might also like