You are on page 1of 169

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


-----------------*-------------------

PHẠM NGỌC THANH

TỶ LỆ NHIỄM VIÊM GAN VI RÚT B, C, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRONG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI TÂY NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU SINH

HÀ NỘI – 2018
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG


-----------------*-------------------

PHẠM NGỌC THANH

TỶ LỆ NHIỄM VIÊM GAN VI RÚT B, C, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP TRONG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Dịch tễ học


Mã số: 62 72 01 17

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU SINH


Người hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS.Phan Trọng Lân
2. PGS.TS.Nguyễn Thị Thi Thơ
3
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề cương nghiên cứu này do chính tôi viết theo hướng dẫn của
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, không sao chép của bất cứ ai.
Nghiên cứu sinh
ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số đặc điểm chung về viêm gan vi rút 4
1.1.1. Định nghĩa ca bệnh vi rút viêm gan B - C 4
1.1.2. Tác nhân gây bệnh viêm gan B-C 5
1.1.3. Các biện pháp xét nghiệm phát hiện vi rút viêm gan B, C 7
1.2. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B, C trên thế giới, Việt Nam và Tây Nguyên. 9
1.2.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, viêm gan C trên thế giới 9
1.2.2. Tình hình nhiễm viêm gan vi rút B, C ở Việt Nam 13
1.2.3. Tình tình nhiễm viêm gan vi rút tại khu vực Tây Nguyên 17
1.3. Một số yếu tố liên quan tới nhiễm vi rút viêm gan B, C 18
1.3.1. Một số yếu tố kinh tế - xã hội liên quan tới nhiễm HBV-HCV 18
1.3.2. Kiến thức, thái độ và hành vi 20
1.3.3. Nhóm nguy cơ cao 22
1.3.4. Một số yếu tố nguy cơ đồng nhiễm HBV-HCV 25
1.4. Can thiệp dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C. 25
1.4.1. Một số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng nhiễm HBV-HCV 25
1.4.2. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong dự phòng lây nhiễm viêm
gan vi rút B, C 27
1.4.3. Một số mô hình lý thuyết thay đổi hành vi dựa vào truyền thông giáo dục sức
khỏe 30
1.5. Khung lý thuyết 37
1.5.1. Khung lý thuyết cho mục tiêu 1, 2: 37
1.5.2. Khung lý thuyết cho mục tiêu 3: 38
1.6. Một số thông tin về khu vực Tây Nguyên 39
2. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm 40
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 40
iii

2.1.2. Thời gian nghiên cứu: 40


2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1, 2: 41
2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cho Mục tiêu 3: 51
2.3. Quản lý và phân tích số liệu 63
2.4. Sai số và khống chế sai số 63
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 64
2.5.1. Xét duyệt đạo đức 64
2.5.2. Đồng ý tham gia nghiên cứu 65
2.5.3. Bảo mật thông tin 65
2.5.4. Các rủi ro 66
2.5.5. Lợi ích 66
3. CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
3.1. Kết quả Mục tiêu 1, 2 67
3.1.1. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B, C: 67
3.1.2. Đăc điểm của quần thể nghiên cứu: 67
3.1.3. Tỷ lệ hiện nhiễm VGB, VGC: 69
3.1.4. Mối liên quan giữa tỷ lệ hiện nhiễm VGB và các yếu tố sau: 72
3.1.5. Mối liên quan giữa tỷ lệ hiện nhiễm VGC và các yếu tố sau: 73
3.1.6. Thực trạng về kiến thức dự phòng bệnh viêm gan vi rút B: 74
3.1.7. Thực trạng về kiến thức dự phòng bệnh viêm gan vi rút C: 75
3.1.8. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống lây nhiễm bệnh VGB và các yếu
tố sau: 75
3.1.9. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống lây nhiễm bệnh VGC và các yếu
tố sau: 76
3.1.10. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tình trạng nhiễm HBV 77
3.1.11. Mối liên quan giữa kiến thức và tình trạng nhiễm HBV 78
3.1.12. Mối liên quan giữa tiền sử khám chữa bệnh và tình trạng nhiễm HBV 78
iv

3.1.13. Mối liên quan giữa hành vi tiêm, truyền và tình trạng nhiễm HBV 78
3.1.14. Mối liên quan giữa hành vi quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm HBV 79
3.1.15. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tình trạng nhiễm HCV 79
3.1.16. Mối liên quan giữa kiến thức và tình trạng nhiễm HCV 80
3.1.17. Mối liên quan giữa tiền sử khám chữa bệnh và tình trạng nhiễm HCV 80
3.1.18. Mối liên quan giữa hành vi tiêm, truyền và tình trạng nhiễm HCV 81
3.1.19. Mối liên quan giữa hành vi quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm HCV 81
3.2. Kết quả Mục tiêu 3 83
3.2.1. Kết quả hoạt động truyền thông 83
3.2.2. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm bệnh do vi rút VGB
trong 12 tháng 83
3.2.3. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm bệnh do vi rút VGC
trong 12 tháng 84
3.2.4. Sự thay đổi kiến thức của ĐTNC về nhiễm vi rút VGB, VGC 84
3.2.5. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thực hành của ĐTNC 85
4. CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 87
5. DỰ KIẾN KẾT LUẬN 88
6. DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 89
7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 90
7.1. Kế hoạch và tiến độ thực hiện nghiên cứu 90
7.2. Kế hoạch về tài chính 92
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 103
v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỉ lệ người mang HbsAg (+) khảo sát tại một số địa phương
trong nước 14
Bảng 1.2. Tỉ lệ người có xét nghiệm HbsAg (+) trên nhóm nguy cơ cao tại
Việt Nam 15
Bảng 1.3. Chiến lược TTGDSK có thể sử dụng dựa vào mô hình Niềm tin
sức khỏe 31
Bảng 1.4. Chiến lược TTGDSK có thể áp dụng dựa vào lý thuyết Nhận
thức xã hội 35
Bảng 2.1. Danh sách xã và huyện nghiên cứu 42

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc của vi rút viêm gan B 5


Hình 1.2. Cấu trúc của vi rút viêm gan C 6
Hình 1.3. Sáu khu vực dịch tễ HBV theo phân loại của TCYTTG 10
Hình 1.4. Bản đồ dịch tễ học HCV trên thế giới 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Mô hình niềm tin sức khỏe 31


Biểu đồ 1.2. Mô hình PRECEDE - PROCEED 34
Biểu đồ 2.1. Sơ đồ xét nghiệm HBV 47
Biểu đồ 2.2. Sơ đồ xét nghiệm HCV 48
Biểu đồ 2.3. Quy trình thu thập thông tin cho mục tiêu 1 51
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

Anti-HBs Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B
Hepatitis B surface antibody
Anti-HCV Kháng thể kháng kháng nguyên vi rút viêm gan C
Hepatitis C Antibody
CDC Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ
Centes for Disease Control and Prevention
ELISA Phương pháp xét nghiệm phát hiện kháng thể/kháng
nguyên
Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay
HBsAg Kháng nguyên lõi bề mặt vi rút viêm gan B
Hepatitis B Surface Antigen
HIV vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
Human immunodeficiency vi rút
HBV Vi rút viêm gan B
Hepatitis B Virus
HCV Vi rút viêm gan C
Hepatitis C Virus
HCV RNA Định lượng gen vi rút viêm gan C
Hepatitis C Vi rút Ribonucleic Acid
IRB Hội đồng xét duyệt đạo đức nghiên cứu
Institutional Review Board
NAT Xét nghiệm axit nucleic
Nucleic Acid Testing
TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới
TTYT/ TTYTDP Trung tâm Y tế / Trung tâm Y tế dự phòng
VGB Viêm gan B
VGC Viêm gan C
vii

VSDT Vệ sinh Dịch tễ


YTDP Y tế dự phòng
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viêm gan vi rút là bệnh truyền nhiễm phổ biến gây ra hậu quả nghiêm
trọng về sức khỏe và dẫn đến tử vong do các biến chứng nguy hiểm như suy gan
cấp, xơ gan và ung thư gan. Trong 5 loại vi rút viêm gan, vi rút viêm gan B và C có
ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhiều nhất. Ước tính có khoảng 57% các trường
hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm vi rút viêm gan B, C
[64], [58], [59]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), có khoảng
350 triệu trường hợp nhiễm vi rút viêm gan B mãn tính [86] và khoảng 170 triệu
trường hợp nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính trên toàn cầu [30]. Số trường hợp tử
vong do viêm gan vi rút B và C ước tính mỗi năm là khoảng 1, 4 triệu người [39].
Vi rút viêm gan B và C là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu, ước tính có
khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do
nhiễm vi rút viêm gan B và C. Theo kết quả nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu
năm 2013, viêm gan vi rút là nguyên nhân đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên
nhân gây ra tử vong cao nhất. Mặc dù gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút là rất
lớn tuy nhiên chỉ có 5% bệnh nhân viêm gan mãn tính biết mình bị nhiễm và chỉ có
chưa đến 1% được tiếp cập điều trị [23]. Sự phân bố của những người nhiễm vi rút
viêm gan B và viêm gan C không đồng đều trên từng vùng, miền và lứa tuổi. Vi rút
viêm gan B và vi rút viêm gan C có thể được lây nhiễm dọc hoặc lây nhiễm ngang
qua nhiều con đường: Mẹ truyền sang con, đường máu, tình dục với tỉ lệ lây nhiễm
cao [86].
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B và viêm
gan C cao trong khu vực và chịu hậu quả nặng nề do nhiễm vi rút viêm gan gây nên.
Kết quả một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan của một số nhóm
dân cư ở nước ta là khá cao từ 8 - 25% đối vi rút viêm gan B; từ 2, 5 - 4, 1% đối với
nhóm vi rút viêm gan C [3], [42]. Theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh
tật do vi rút viêm gan B, C do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thực hiện, ước
2

tính hiện nay có khoảng 8, 6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B [31] và khoảng 1
triệu người nhiễm vi rút viêm gan C [32]. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời
điểm năm 2015 do vi rút viêm gan B là khoảng hơn 23.000 người và do vi rút viêm
gan C là khoảng hơn 6.000 người [31], [32]. Như vậy, nhiễm vi rút viêm gan B, C
đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe người dân nước ta hiện nay với những nguy cơ
gây biến chứng và gây tử vong [37].
Tây Nguyên là vùng trọng điểm về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc
phòng của cả nước. Trong những năm qua, Tây Nguyên luôn được sự quan tâm đặc
biệt của Đảng, Nhà nước và chính phủ, trong đó việc chăm sóc sức khỏe cho đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên luôn là vấn đề được ưu tiên và quan tâm hàng đầu.
Giai đoạn 2012 – 2016 khu vực Tây Nguyên ghi nhận 5.845 ca bệnh nhiễm vi rút
viêm gan. Tại khu vực Tây Nguyên, các nghiên cứu về tỷ lệ hiện nhiễm vi rút viêm
gan B và C vẫn còn mang tính chất nhỏ, lẻ và chưa có một nghiên cứu tổng thể nào
về nào về vấn đề này. Việc thiếu hụt các thông tin, số liệu về tình hình nhiễm vi rút
viêm gan B, C dẫn đến hạn chế của hệ thống chăm sóc sức khỏe đối với vấn đề lây
nhiễm vi rút viêm gan B, C bao gồm cả hoạt động dự phòng và điều trị. Ngoài ra,
với trình độ dân trí của người dân tại khu vực Tây Nguyên hiện nay còn đang ở mức
thấp do đó kiến thức, thực hành về phòng tránh lây nhiễm viêm gan B, C là hết sức
quan trọng. Kiến thức tốt và thực hành đúng sẽ góp phần làm giảm nguy cơ lây
nhiễm viêm gan vi rút B, C tại cộng đồng một cách đáng kể.
Từ thực tế trên, câu hỏi đặt ra là tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B, C tại khu vực
Tây Nguyên như thế nào? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng nhiễm vi rút
viêm gang B, C? Biện pháp can thiệp nào hiệu quả nhằm cải thiện kiến thức, thực
hành trong việc dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C ở người trưởng thành tại
Tây nguyên? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu:
“Tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B-C, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp
trong dự phòng lây nhiễm ở người trưởng thành tại Tây Nguyên” với các mục
tiêu sau:
3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1. Xác định tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B, C mạn tính ở người trưởng thành tại
tỉnh KonTum, Gia Lai, Đăk Nông, Tây Nguyên, 2018-2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm viêm gan vi rút B, C ở
người trưởng thành tại tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông, Tây Nguyên,
2018-2019.
3. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành
trong dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C ở người trưởng thành tại một
số xã/phường thuộc tỉnh Kon Tum, năm 2019.
4

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Một số đặc điểm chung về viêm gan vi rút
Viêm gan vi rút là tên chung cho các viêm gan do vi rút viêm gan gây ra, chủ
yếu là các loại vi rút viêm gan A, B, C, D, E, G [2], [21]. TCYTTG ước tính có
khoảng 71 triệu người nhiễm HCV và hơn 250 triệu người nhiễm HBV mãn tính
trên toàn thế giới. Hàng năm trên thế giới có khoảng 1.000.000 trường hợp tử vong
có liên quan đến viêm gan vi rút (chiếm khoảng 2, 7% tổng số các trường hợp tử
vong) [58], [59] .
1.1.1. Định nghĩa ca bệnh vi rút viêm gan B - C
1.1.1.1. Định nghĩa ca bệnh viêm gan vi rút B (HBV) [9]:
Ca bệnh lâm sàng: khoảng 85-90% người mắc bệnh trưởng thành là diễn
biến cấp tính. Trẻ nhỏ lây trực tiếp từ mẹ bị viêm gan B có nguy cơ 90% ở thể mạn
tính. Thường khởi phát với biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, ăn ậm ạch khó tiêu, đầy
bụng, rối loạn tiêu hoá. Sau khoảng 7 - 10 ngày xuất hiện vàng da, lúc này sẽ hết
sốt. Trung bình 4 - 6 tuần các triệu chứng lâm sàng đỡ dần. Thể tối cấp diễn biến
rầm rộ, hôn mê và tử vong > 95%. Thể mạn tính chiếm khoảng 10%, trong số đó
40% sau này có nguy cơ xơ gan và ung thư gan nguyên phát.
Ca bệnh xác định: Xét nghiệm có rối loạn chức năng gan (AST, ALT tăng,
bilirubin tăng, prothrombin giảm). Huyết thanh chẩn đoán xác định viêm gan vi rút
B có: HBsAg, anti HBs (giai đoạn cấp có IgM anti HBs), HBeAg, anti HBe (giai
đoạn cấp có IgM anti HBe), anti HBc (giai đoạn cấp có IgM anti HBc).
1.1.1.2. Định nghĩa ca bệnh HCV [9]:
Ca bệnh lâm sàng: thường xảy ra thầm lặng, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn.
Chỉ có khoảng 25% có biểu hiện lâm sàng. Trong số bệnh nhân bị viêm gan C có
40-60% chuyển thành mạn tính và có thể phát triển thành xơ gan và có nguy cơ ung
thư gan nguyên phát.
5

Ca bệnh xác định: Rối loạn chức năng gan: AST, ALT tăng cao. Bilirubin
toàn phần và trực tiếp tăng cao.Tỷ lệ Prothrombin giảm, A/G đảo ngược. Xét
nghiệm huyết thanh anti HCV (+), làm PCR với HCV-ARN (+).
1.1.2. Tác nhân gây bệnh viêm gan B-C
1.1.2.1. Tác nhân gây bệnh viêm gan B [9]
Vi rút viêm gan B (viết tắt là HBV) thuộc họ Hepadnaviridae, gene di truyền
ADN chuỗi kép, có hình cầu nhỏ, đường kính 40 nm, gồm 3 lớp bao ngoài dày
khoảng 7 nm, vỏ capxit hình hộp có đường kính khoảng 27 - 28 nm và lõi chứa bộ
gen của vi rút [2].

Ảnh vi rút viêm gan B (CDC) Cấu trúc của vi rút viêm gan B

Hình 1. Cấu trúc của vi rút viêm gan B


HBV có hình cầu, vỏ bao quanh là lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt
HBsAg (cho đến nay đã xác định có 8 týp kháng nguyên khác nhau của HBV). Bên
trong lớp vỏ là một lớp kháng nguyên hoà tan có hình hộp (ký hiệu kháng
nguyên HBeAg). Trong cùng là lõi của virut chứa enzym polymerase ADN phụ
thuộc ADN và các hoạt tính phiên mã ngược.
HBV có sức đề kháng cao hơn HAV. HBV bị bất hoạt bởi 100 0C trong vòng 20
phút, formalin 5% trong vòng 12 giờ, cloramin 3% trong vòng 2 giờ.
1.1.2.2. Tác nhân gây bệnh viêm gan C [9]
Vi rút viêm gan C (viết tắt là HCV) thuộc họ Flaviviridae, gene di truyền
ARN, kích thước 50 nm. Virut viêm gan C là loại virut hướng gan dưới kính hiển vi
điện tử người phát hiện HCV có hình cầu, hình đa diện hoặc hình que kích thước
6

nhỏ. Về cấu trúc của virut viêm gan C bao gồm lõi ARN, nhân core, gai
glycoprotein và màng vỏ.

Hình 2. Cấu trúc vi rút viêm gan C


Sự lây truyền
1.1.2.3. Đường lây truyền vi rút viêm gan B
Đường lây truyền chính là qua đường máu, đường sinh dục và từ mẹ sang
con. Lượng vi rút tập trung cao ở trong máu, huyết thanh và các vùng bị tổn thương,
mức độ trung bình ở tinh trùng, nước bọt và dịch âm đạo và mức độ thấp hoặc
không thấy ở trong các dịch khác của cơ thể [5].
Đường lây truyền có bản giống với lây truyền của vi rút HIV nhưng khả
năng nhiễm cao hơn từ 50 đến 100 lần, vi rút viêm gan B có thể tồn tại ngoài cơ thể
người ít nhất 7 ngày, trong thời gian này, vi rút viêm gan B có thể vào cơ thể và gây
nhiễm trùng [5], [26].
1.1.2.4. Đường lây truyền và nhóm nguy cơ nhiễm vi rút viêm gan C
Máu là nguồn lây truyền vi rút viêm gan C, khả năng này phụ thuộc vào
nồng độ vi rút viêm gan C trong máu. Vì chưa phát hiện vi rút viêm gan C trong các
dịch cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ) nên khả năng vi rút viêm gan C lây
truyền qua các dịch cơ thể ít xảy ra [32] .
+ Truyền máu: tuy truyền máu là nguyên nhân hàng đầu trong lây truyền vi
rút viêm gan C, nhưng do quy trình sàng lọc được nâng cao, nên vấn đề lây chéo
qua truyền máu đang có xu hướng giảm ở các nước đang phát triền.
7

+ Tiêm chích ma tuý: 60% - 90% người tiêm chích heroin bị nhiễm vi rút
viêm gan C trong những năm đầu tiên. Những người nghiện nặng có nguy cơ nhiễm
vi rút viêm gan C cao hơn.
+ Lọc máu chu kỳ: Nhiều tài liệu ghi nhận vai trò lây nhiễm qua đường này
với tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C cao (từ 10 - 50%). Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C
tăng dần theo thời gian, theo số lần lọc máu. Bệnh nhân được lọc máu ở nhà hay lọc
màng bụng nhiễm vi rút viêm gan C ít hơn so với lọc máu ở trung tâm trong bệnh
viện, do có thể có sự lây truyền vi rút viêm gan C giữa các bệnh nhân với nhau hay
qua các dụng cụ, thủ thuật, máy, nhân viên y tế.
+ Qua đường tình dục: Lây truyền vi rút viêm gan C qua quan hệ tình dục
đã được nêu ra trong một số công trình nghiên cứu nhưng tỷ lệ lây nhiễm không
cao, xác suất lây truyền qua đường tình dục của vi rút viêm gan C là 5%, thấp hơn
HBV (10 - 15%) và HIV (khoảng 30%) [46].
+ Lây truyền từ mẹ sang con: Sự lây truyền từ mẹ sang con đã được chứng
minh bởi sự hiện diện của HCV - RNA ở máu những đứa trẻ được sinh ra từ những
người mẹ nhiễm vi rút viêm gan C.
+ Lây truyền trong gia đình: Đây là một nguy cơ lây truyền không nhỏ
trong cộng đồng dân cư. Tỷ lệ lưu hành kháng thể kháng vi rút viêm gan C cao hơn
trong số những người thuộc gia đình những bệnh nhân mang vi rút viêm gan C so
với những gia đình bệnh nhân không mang vi rút viêm gan C [48].
1.1.3. Các biện pháp xét nghiệm phát hiện vi rút viêm gan B, C
1.1.3.1. Vi rút viêm gan B
Hiện nay có nhiều test xét nghiệm chẩn đoán vi rút viêm gan B có thể áp
dụng trong việc phân biệt mắc ở giai đoạn cấp hoặc mạn tính. Xét nghiệm quan
trọng phát hiện vi rút viêm gan B là phát hiện kháng nguyên bề mặt HBsAg. Xét
nghiệm dương tính với HBsAg cho thấy rằng người đó bị nhiễm vi rút viêm gan B
đang hoạt động (có thể cấp tính hoặc mãn tính), WHO khuyến cáo sử dụng test này
để sàng lọc máu tránh lây truyền cho người nhận [86].
8

Các loại test xét nghiệm khác:


- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt (anti HBs): xét
nghiệm dương tính chỉ ra rằng người đó có thể đã hồi phục từ đợt nhiễm vi rút viêm
gan B cấp tính hoặc đã được tiêm vắc xin viêm gan B.
- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi (anti HBc): xét nghiệm
dương tính chỉ ra rằng người đó đã bị nhiễm vi rút trong quá khứ hoặc trong thời
gian gần đây, nếu kết hợp với kết quả dương tính với kháng nguyên bề mặt thường
gợi ý đã bị nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính.
- Xét nghiệm tìm kháng thể IgM anti HBc: Kháng thể IgM anti HBc là xét
nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm gan cấp. Trong giai đoạn cửa sổ của viêm
gan cấp, (khi HBsAg mất đi và sự xuất hiện kháng thể anti HBs) thì kháng thể IgM
anti HBc đặc biệt có lợi cho chẩn đoán nhất là ở bệnh nhân mất HBsAg sớm. Bệnh
nhân viêm gan cấp luôn có kháng thể IgM anti HBc (+). Kháng thể này còn tồn tại
dai dẳng và với nồng độ thấp ở trường hợp viêm gan mạn tính.
1.1.4.2. Vi rút viêm gan C
Chẩn đoán viêm gan vi rút C chủ yếu dựa vào phát hiện được anti - HCV
trong huyết thanh. Trên thị trường cũng sẵn có một số thử nghiệm ELISA rất nhạy
để phát hiện anti - HCV dựa trên việc sử dụng các Protein tái tổ hợp của vi rút gắn
vào các giếng trên các phiến nhựa. Tính đặc hiệu có thể được đảm bảo nhờ các xét
nghiệm bổ sung như thử nghiệm miễn dịch tái tổ hợp (RIBA) phát hiện được từng
kháng thể đối với các Proteine của vi rút viêm gan C trên băng giấy Nitrocellulose
[5].
Thử nghiệm RIBA được làm lại cho tất cả các mẫu ELISA(+) nhưng còn
nghi ngờ chẩn đoán vì men gan bình thường hoặc có tăng Globuline máu (như trong
viêm gan tự miễn) [37].
9

1.2. Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B, C trên thế giới, Việt Nam và Tây
Nguyên.
1.2.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B, viêm gan C trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan B trên thế giới
Nhìn chung tình hình nhiễm vi rút viêm gan B thay đổi trên từng vùng địa lí
và phổ biến ở các nước trên thế giới, có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm
bệnh ở người dân ở mỗi nước khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vệ sinh
môi trường. Trên thế giới hiện nay có 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B trong đó
có 350 triệu người nhiễm HBV mạn tính, ¾ trong số này là người Châu Á, 25%
người nhiễm HBV mạn có thể chuyển biến thành viêm gan mạn, xơ gan, ung thư
gan nguyên phát [86]. Trong viêm gan B các yếu tố nguy cơ cao như truyền máu,
tiêm chích, quan hệ tình dục, quan hệ nghề nghiệp…Tỷ lệ HBsAg ở những người
này cao hơn gấp 10 lần so với quần thể dân cư nói chung và khả năng trở thành
người mang vi rút tiếp sau đó tăng đáng kể khi đáp ững miễn dịch bị suy giảm.
Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật và phòng bệnh ở Mỹ (CDC), hàng năm có
khoảng 300.000 người bị nhiễm trùng tiên phát do HBV [58], hầu hết xảy ra ở
những người trẻ, 1/4 trong số này có triệu chứng cấp tính vàng da, vàng mắt. Hơn
10.000 người được nhập viện, có 300 người chết vì viêm gan tối cấp, 8-10% khỏi
bệnh và trở thành người mang HBsAg mạn tính. Nếu dựa vào các chỉ điểm huyết
thanh để chẩn đoán nhiễm trùng do HBV, tỷ lệ này thay đổi tùy theo tầng lớp xã hội
và yếu tố nguy cơ [16].
Ở Trung Quốc, Senegal, Thái Lan, Đài Loan, tỉ lệ nhiễm HBV rất cao ở trẻ
nhỏ và trong thời kì thơ ấu với tỷ lệ HBsAg (+) đến 25% [85], [87]
Dịch tễ học của VRVGB được phân chia theo 6 khu vực địa lý của Tổ chức Y tế
Thế giới (TCYTTG): Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Đông Địa Trung Hải và
Tây Thái Bình Dương (Hình 3).
10

Hình 3. Sáu khu vực dịch tễ HBV theo phân loại của TCYTTG [56]
Trong mỗi khu vực địa lý, tỷ lệ nhiễm vi rút và cách thức lây truyền có sự
khác biệt rõ rệt so với các vùng khác.
Vùng lưu hành dịch cao
Là vùng có tỷ lệ người mang HBsAg ≥ 8% và người đã từng phơi nhiễm với
HBV > 60%. Lây truyền vi rút VGB xảy ra chủ yếu trong thời kỳ sơ sinh và trẻ nhỏ
do đó nguy cơ trở thành người mang mạn tính vi rút VGB là rất cao. Khoảng 45%
dân số thế giới sống ở khu vực dịch tễ này, bao gồm các nước Châu Á, Châu Phi,
một phần Trung Đông, lưu vực sông Amazon [56].
Vùng lưu hành dịch trung bình
Là vùng có tỷ lệ người mang HBsAg từ 2-7% và tỷ lệ người đã từng phơi
nhiễm với VRVGB từ 20-60%. Gồm có một phần Nam Âu, Đông Âu, Nga một
phần Nam và Trung Mỹ [56].
Vùng dịch lưu hành thấp
Chỉ có khoảng 12% dân số thế giới sống ở vùng dịch lưu hành thấp gồm có:
Mỹ, Tây Âu, Úc. Đó là vùng có tỷ lệ người mang HBsAg <1% và tỷ lệ người từng
phơi nhiễm với VRVGB < 20%. Phương thức lây truyền chủ yếu ở khu vực này là
lây truyền ngang ở người trưởng thành do lây truyền qua con đường quan hệ tình
dục, sử dụng kim tiêm bị nhiễm, người nghiện ma túy tĩnh mạch [56].
11

1.2.1.2. Tình hình nhiễm vi rút viêm gan C trên thế giới
Viêm gan vi rút C hiện nay vẫn còn rất phổ biến, là một trong những gánh
nặng bệnh tật chính đối với các nước trên thế giới. Theo WHO, có khoảng 130 -
170 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính và hàng năm có khoảng 3 - 4
triệu người nhiễm vi rút viêm gan C, trong đó có trên 280 - 240 nghìn người chết có
liên quan đến vi rút viêm gan C [59].
Các khu vực trên thế giới được phân loại theo tiêu chuẩn của WHO và chia
thành 4 mức độ theo tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C [88].
- Mức độ nhiễm thấp <= 0, 5%
- Mức độ nhiễm trung bình > 0, 5% - 1%
- Mức độ nhiễm tương đối cao > 1%
- Mức độ nhiễm cao > 2%

Hình 4. Bản đồ dịch tễ học HCV trên thế giới


Tỉ lệ ước tính toàn thế giới nhiễm HCV là 2, 2%, hay xấp xỉ 170 triệu người
HCV (+) . Tỉ lệ lưu hành của từng nước hay vùng không phản ánh nguy cơ của sự
lây lan HCV bởi vì nguy cơ này không đồng nhất giữa các nước hay trong cùng một
12

nước của hầu hết các nước. Tỉ lệ lưu hành HCV theo từng tuổi thì thay đổi nhiều, và
những dạng lây lan cũng khác nhau theo địa lý và thời gian [30].
Những đất nước rộng lớn khác nhau, bao gồm: Úc, Ý, Nhật, Tây Ban Nha,
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, thuộc nhiều vùntg trên thế giới có tỉ lệ ước tính trung bình cộng
đồng nhiễm HCV (1, 0% tới 1, 9%). Tuy nhiên, ở Mỹ, Tỉ lệ nhiễm HCV (được
nghiên cứu năm 1990) cao hơn gấp 2 lần tỉ lệ trung bình ở những người 30 - 49
tuổi, những người này chiếm 65% số người bị nhiễm, và thấp hơn tỉ lệ trung bình ở
những người trẻ hơn 20 tuổi và lớn hơn 60 tuổi. Kiểu mẫu này chỉ ra rằng việc
truyền HCV hầu hết xảy ra ở trong quá khứ gần (thí dụ như 10 -30 năm trước) và
đầu tiên giữa những người thanh niên - một mô hình tương tự như vậy đã được quan
sát thấy ở úc, ở Ý, Nhật, Tây ban nha, và Thổ nhĩ kỳ, tỉ lệ theo từng tuổi nhiễm
HCV thì thấp ở trẻ em và thanh niên, nhưng tăng theo tuổi. Ở Đài loan, tỉ lệ theo
tuổi nhiễm HCV thì tương tự như Thổ nhĩ kỳ, mặc dù tỉ lệ toàn bộ cả vùng bao gồm
Đài loan thì cao hơn (2, 0% đến 2, 9%). Ở 5 nước này, những người trên 40 tuổi
chiếm hầu hết những người bị nhiễm, điều này cho thấy nguy cơ nhiễm HCV cao
hơn ở những thời quá khứ xa ( ví dụ: 30 – 50 năm trước). Tuy nhiên, tỉ lệ này gia
tăng từ từ giữa những người già hơn ở Tây ban nha, Đài loan, và Thổ nhĩ kỳ, ở
những nơi như Ý, Nhật, tỉ lệ tăng rõ rệt. Hơn nữa, ở những vùng tỉ lệ bệnh cao hơn,
những tỉ lệ nhiễm HCV cao hơn 20 lần ở những người lớn tuổi so với tỉ lệ cộng
đồng trung bình bị nhiễm và hơn 1, 5 – 2, 0 lần so với tỉ lệ những bệnh nhân lớn
tuổi bị nhiễm ở những vùng khác của đất nước. Ở Ai cập, nơi tỉ lệ HCV được báo là
cao nhất thế giới, tỉ lệ nhiễm HCV cũng tăng một cách chắc chắn theo tuổi, nhưng
những tỉ lệ cao được quan sát giữa những ngưới ở mọi nhóm tuổi. Mô hình này chỉ
ra rằng nguy cơ gia tăng ở thời gian quá khứ xa, tiếp theo là nguy cơ bị nhiễm HCV
vẫn tiếp tục cao. Như chỉ dẫn trên, những kiểu ở những nước trên thì tỉ lệ nhiễm
HCV thấp ở trẻ em, người trẻ nhưng cao ở người già, gợi ý một hiệu quả ở những
nước này nguy cơ bị nhiễm cao hơn ở thời quá khứ xa. Tại hai nước với cùng kiểu
mẫu này, Nhật và Đài loan, tỉ lệ mới mắc gần đây chỉ ra rằng người già tiếp tục ở
nguy cơ nhiễm HCV. Những nghiên cứu tập trung hướng tới những vùng dịch tể
13

cao hơn cho thấy tỉ lệ mới mắc của nhiễm HCV vào khoảng từ 110 trên 10.000
người ở Đài loan đến 28 – 36 trên 10.000 người ở Nhật. Tuổi trung bình của những
người mới nhiễm HCV là 50 tuổi ở cộng đồng Đài loan và 40 và 60 tuổi ở hai cộng
đồng người Nhật riêng biệt [30].
1.2.2. Tình hình nhiễm viêm gan vi rút B, C ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình nhiễm viêm gan vi rút B ở Việt Nam
Việt nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao, ước tính có khoảng 8, 6
triệu người nhiễm virut viêm gan B. Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B mạn tính được
ước tính khoảng 8, 8% ở phụ nữ và 12, 3% ở nam giới [31]. Theo hệ thống của
TCYTTG, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của nhiễm vi rút viêm gan B,
qua nhiều nghiên cứu của một số tác giả trong nước chúng ta biết rằng tỉ lệ nhiễm
HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10-12
triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lưu hành cao như nước ta hầu hết
các trường hợp lây nhiễm HBV qua đường mẹ truyền sang con [31]. Tỷ lệ phát
triển của dân số Việt Nam hiện nay vào khoảng 1, 8%, như vậy hàng năm có
khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị nhiễm HBV không nhỏ
vào khoảng 360.000 người mang HBsAg (+), trong số này có khoảng 1/3 vừa mang
HBsAg(+) vừa mang HBeAg (+) và nguy cơ lây nhiễm cho con khoảng 85%, nghĩa
là mỗi năm chũng ta có khoảng 100.000 trẻ em bị nhiễm HBV từ mẹ.
Tỷ lệ nhiễm HBV trong dân cư:
Kết quả nghiên cứu của một số tác giả (Bảng 1) cho thấy tỉ lệ người mang
HBsAg (+) trong dân cư một số tỉnh, thành phố trong cả nước là khác cao. Tại Hà
nội tỉ lệ này là 15%-25% [18], trên người khám tuyển đi lao động nước ngoài là 15,
3%-27, 74% [33] , tỷ lệ HBsAg trong nhóm người khỏe mạnh tại thành phố Hồ Chí
Minh: 12, 8%-19, 7%. Lâm Đồng:16.74% [22], Kháng Hòa- Nha Trang: 10, 6%[2]
và các tỉnh đông bằng ven biển miền trung: 12, 80%- 19, 7%, Bình Thuận: 17, 68%
[42], Tây Nguyên: 15, 3%-16, 9% [51], Thanh Hóa: 14, 59%[6].
14

Bảng 1. Tỉ lệ người mang HBsAg (+) khảo sát tại một số địa phương trong
nước

Địa Tác giả - Số mắc / Tỷ lệ


Đối tượng
phương Thời điểm nghiên cứu Tổng số %

Hà nội Chu Thị Thu Hà-2006 [8] Phụ nữ có thai 163/1300 12, 5

Nguyen CH, Azumi Ishizaki,


Hải Phòng Phụ nữ có thai 36/200 18, 0
et al- 2011 [41]

Thái Duong TH, Nguyen Ph -2009 Người khỏe mạnh 18 -


34/383 8, 8
Nguyên [35] 70 tuổi

Nguyen VT, McLaws ML-


Thái Bình Người khỏe mạnh 159/837 19, 0
2007 [43]

Người khỏe mạnh 107/683 15, 7

Kinh 18/79 22, 8

Bát Xát Bùi Xuân Trường, Nguyễn Dao Đỏ 19/98 19, 4

(Lào Cai) Văn Bàng -2009 [6] Mông 31/206 15, 04

Giáy 34/251 13, 5

Tày 5/49 10, 2

Trẻ 9-18 tháng 67/536 12, 5

Huyện Trẻ em 4-8 tuổi 42/228 18, 4


Quảng
Thiếu niên 14-16 tuổi 45/219 20, 5
Xương, Hipgrave D.B, Nguyen TV-
Ngọc Lặc 2003 Người lớn 25-40 tuổi 112/596 18, 8
(Thanh [36] Phụ nữ trong độ tuổi
Hóa) Đỗ Tuấn Đạt -2004 [12] sinh đẻ 56/532 10, 5
15

Người 3-70 tuổi 1467 16, 8


Huế Phạm Văn Lình -2006 [22]
Lao động chân tay 28, 0

Huyện Người khoẻ mạnh 199/1801 11, 0


Tân
Châu Hữu Hầu-1995 [7]
Châu (An Dưới 5 tuổi 9/127 7, 1
Giang)

Bảng 2. Tỷ lệ người có xét nghiệm HBsAg (+) trên nhóm nguy cơ cao tại Việt
Nam

Địa Tác giả- Thời điểm Đối tượng Số mắc / Tỷ lệ


phương nghiên cứu Tổng số %

Hà nội Trịnh Thị Ngọc-2001 Bệnh nhân viêm gan 685 49, 7
[26] Bệnh nhân xơ gan 73 87, 6

Hải Nguyen CH, Azumi Nghiện ma túy tĩnh 760 10, 7


phòng Ishizaki, et al-2011 [41] mạch

Gái mại dâm 91 9, 6

Người hiến máu 210 18.1

Thanh Vũ Hồng Cương -1998 Bệnh nhân viêm gan 27/57 47, 4
Hóa [28] Mại dâm – Nghiện ma 9/47 19, 2
túy tĩnh mạch

Huế Hoàng Trọng Thắng- Ung thư gan nguyên 234 84


2003 [14] phát

TP.HCM Lã Thị Nhẫn-1995 [15] Truyền máu nhiều lần 27/108 21, 1

Nhân viên y tế 60/406 14, 8


16

Nghiện ma túy tĩnh 41/108 38, 0


mạch

Các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước về dịch tễ học HBV ở Việt
Nam cho thấy: tỷ lệ người mang HBsAg từ 10-25% tùy thuộc vào đối tượng và
hoàn cảnh nghiên cứu [8], [41], [6], [7]. Tỷ lệ phụ nữ mang thai có HBsAg là 12-
18%, trong số đó có khoảng 30-40% mang đồng thời cả HBsAg và HBeAg do vậy
lây truyền dọc từ mẹ sang con là một con đường lây truyền rất quan trọng ở Việt
Nam [8], [41]. Tỷ lệ IgG anti-HBc tăng dần theo lứa tuổi và có đến 60-80% người
trưởng thành có IgG anti-HBc chứng tỏ đã từng phơi nhiễm với VRVGB và cho
thấy lây truyền ngang cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong lây nhiễm VGB tại
Việt Nam [35], [36].
1.2.2.2. Tình hình nhiễm viêm gan vi rút C ở Việt Nam
Hiện có khoảng 6% dân số Việt Nam nhiễm vi rút viêm gan C. Con số này
đang có khuynh hướng gia tăng. Tỷ lệ nhiễm viêm gan C tập trung ở những người
tiêm chích ma túy, có thể tới 97% những người tiêm chích ma túy bị nhiễm virut
viêm gan C [32]. Những người bị nhiễm virut viêm gan C mãn tính gặp khó khăn
trong tiếp cận điều trị do giá thành của thuốc kháng virut cao [32].
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C tại Việt Nam là khá cao và có sự khác nhau tại
các tỉnh thành phố và các nhóm đối tượng nghiên cứu. Từ những năm 1994 - 1995
các tác giả Trương Xuân Liên, Lã Thị Nhẫn ở Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố
tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở Thành phố Hồ Chí Minh là 2, 6%; ở thị xã Bến Tre
là 9, 7% [15]; Đỗ Trung Phấn công bố tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư ở Hà
Nội năm 1995 là 0, 4% [11]. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C trong dân cư ở Quảng
Ninh theo các tác giả Tuyết Mai, Thái Quý là 1, 2%; tỷ lệ nhiễm trong dân cư Hải
Phòng là 1, 7% ở nội thành; 0, 8% ở nông thôn; và 0, 9% ở ven biển năm 2003 theo
tác giả Hoàng Đăng Minh, ở cộng đồng dân cư Thanh Hoá là 0, 4% theo Đỗ Tuấn
Đạt [13]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh năm 2002 cho thấy tỷ lệ
nhiễm trong nhóm tân binh là 0, 4%, sỹ quan quân đội là 0, 8%. Còn ở phía Nam
17

tác giả Chân Hữu Hậu nghiên cứu ở An Giang công bố tỷ lệ nhiễm là 4, 1%, tác giả
Võ Trọng Hải nghiên cứu ở Cà Mau cho kết quả là 2, 2% [18].
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở những người cho máu cũng rất khác nhau,
từ những năm 1995 tỷ lệ người cho máu ở Hà Nội có anti-HCV(+) là 3, 4%, ở Huế
7, 1% và ở Thành phố Hồ Chí Minh là 15% [82].
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C cao ở bệnh nhân phải truyền máu hoặc các chế
phầm máu nhiều lần: 70, 5% ở bệnh nhân truyền máu nhiều lần: 50% ở bệnh nhân
Hemophilia. Đặc biệt tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở bệnh nhân nghiện chích ma
tuý là rất cao: 31% ở Hà Nội, 87 - 97% ở thành phố Hồ Chí Minh [82].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Châu Hữu Hầu ở An Giang cho thấy tỷ
lệ nhiễm vi rút viêm gan C là 4, 1%. Tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ này là 1, 8%. Một
nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C trong số
các trường hợp viêm gan cấp là 10, 9% [36].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở trong
cộng đồng từ 0, 4 - 1, 4%. Theo Trương Thị Xuân Liên, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan
C ở nhóm người bình thường là 2, 5%, ở nhân viên y tế là 3, 3% [27].
Kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Dương năm 2005 cho thấy, tỷ lệ nhiễm
vi rút viêm gan C ở một số nhóm đối tượng của TP. Hà Nội: ở nhóm người bình
thường là 1, 3%, nhóm nghiện chích ma túy đang cải tạo ở Trung tâm giáo dục xã
hội là 70, 2%, nhóm phụ nữ mại dâm đang cải tạo ở Trung tâm giáo dục xã hội là
20, 6%, nhóm chạy thận nhân tạo: 64%, nhóm cán bộ y tế (CBYT) là 3, 6% [24].
1.2.3. Tình tình nhiễm viêm gan vi rút tại khu vực Tây Nguyên
Trước năm 2017 hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm được triển khai thực
hiện theo thông tư 48/2010/TT-BYT của Bộ Y tế, nhóm viêm gan vi rút là một
trong 28 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo trong hệ thống giám sát bệnh truyền
nhiễm. Tuy nhiên, số liệu báo cáo bệnh viêm gan vi rút của hệ thống không phân
được từng loại viêm gan vi rút khác nhau, số liệu được báo cáo chung cho các nhóm
viêm gan vi rút. Theo hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm tại thông tư số
18

48/2010/TT-BYT, giai đoạn 2012-2016 khu vực Tây Nguyên ghi nhận 5845 ca
bệnh viêm gan vi rút. Do đó, số liệu cũng như những thông tin về quần thể mắc
viêm gan vi rút B, C tại khu vực Tây Nguyên đang còn thiếu. Thông tư 54/2016/TT-
BYT của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh,
dịch bệnh truyền nhiễm bắt đầu được triển khai đồng bộ vào năm 2017 đã góp phần
mô tả rõ ràng thực trạng nhiễm vi rút viêm gan tại cộng đồng, xác định rõ được các
loại vi rút gây bệnh viêm gan và có thể phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút
viêm gan B, C. Điều này giúp cho việc triển khai các biện pháp phòng, chống và
điều trị một cách hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào việc nâng cao sức khỏe của
cộng đồng tại khu vực Tây Nguyên.
1.3. Một số yếu tố liên quan tới nhiễm vi rút viêm gan B, C
1.3.1. Một số yếu tố kinh tế - xã hội liên quan tới nhiễm HBV-HCV
Theo các tác giả khác nhau trên thế giới, các yếu tố của môi trường về đặc
điểm cá nhân như lứa tuổi, giới tính, dân tộc và một số các yếu tố như các điều kiện
kinh tế xã hội, đói nghèo, trình độ học vấn…có ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm
HBV-HCV của cộng đồng.
Mối liên quan giữa nhiễm VGB, VGC với tuổi:
Nghiên cứu của tác giả Warda và cộng sự trên những người khỏe mạnh và
những người đã từng truyền máu tại Ma rốc năm 2011 cho thấy những người trên
40 tuổi có nguy cơ mắc HCV cao gấp 2, 5 lần so với những người dưới 40 tuổi [63].
Tại Việt Nam, nghiên cứu về Thực trạng nhiễm virut HBV trong cộng đồng cư dân
tỉnh Quảng Bình năm 2017 còn cho thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg (+) cao nằm trong
nhóm tuổi lao đồng đó chính là nhóm 20-50 tuổi, chiếm đến 65, 42%, sự khác biệt
về tỷ lệ HBsAg (+) giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0.005).
Mối liên quan giữa nhiễm VGB, VGC với giới tính:
Bên cạnh đó, nam giới có tỷ lệ HBsAg (+) cao hơn nữ giới 1, 53 lần. Nhóm
học sinh, sinh viên có tỷ lệ HBsAg (=) cao nhất (13, 79%) trong các nhóm nghề
nghiệp. Nhóm người có trình độ học vấn tiểu học và không biết chữ có tỷ lệ HBsAg
19

(+) cao nhất so với các trình độ học vấn khác. Đặc biệt là những người sống ở vùng
nông thôn có tỷ lệ HBsAg (+) cao gấp 1, 47 lần so với những người sống ở thành thị
[19].
Mối liên quan giữa nhiễm VGB, VGC với điều kiện kinh tế:
Một nghiên cứu về tình trạng kinh tế xã hội ở các bệnh nhân nhiễm HCV tại
Đan Mạch cho thấy tình trạng kinh tế xã hội thấp có mối liên quan với việc tăng
nguy cơ nhiễm HCV. Cụ thể như sau, khi so sánh với những người có việc làm, tỷ
lệ nhiễm HCV ở nhóm người về hưu khuyết tật cao hơn 2, 71 lần (95%CI=2, 24-3,
26), và ở nhóm thất nghiệp cao gấp 2, 24 lần (95%CI=1, 34-2, 01). Khi so sánh với
những người thu nhập cao, tỷ lệ nhiễm HCV ở nhóm thu nhập thấp cao gấp 1, 64
lần (95%CI=1, 34-2, 01) và ở nhóm thu nhập trung bình cao gấp 1, 19 lần
(95%CI=1, 02-1, 40) [79].
Mối liên quan giữa nhiễm VGB, VGC với trình độ học vấn
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65.761 người trưởng thành tại Libya năm
2008 về thực trạng lây nhiễm HBV và HCV đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc biết chữ
và tỷ lệ mắc bệnh viêm gan, đặc biệt đối với HCV. Bên cạnh đó, tiền sử nhập viện,
đã từng phẫu thuật, truyền máu và sử dụng ma tuý qua đường tĩnh mạch là những
yếu tố nguy cơ chính và chúng liên quan độc lập với tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan cao
hơn [53] .
Tại Việt Nam, một khảo sát trên 8654 bệnh nhân nhiễm HCV từ 8 nhóm đối
tượng bao gồm: nghiện TCMT, gái mại dâm, người hiến máu, tân binh, phụ nữ
mang thai, bệnh nhân lọc máu, bệnh nhân phẫu thuật chỉ định, và người nhận truyền
máu tại 5 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ nhiễm HCV cao hơn đáng kể ở nhóm nghiện
chích ma túy (55, 6%), bệnh nhân lọc máu (26, 6%), gái mại dâm (8, 7%) và người
nhận truyền máu nhiều lần (6%) [54].
20

1.3.2. Kiến thức, thái độ và hành vi


Việc thiếu kiến thức trong cộng đồng nói chung và nhóm nguy cơ cao nói
riêng, và với cả các cán bộ y tế đang cản trở nỗ lực phòng ngừa và kiểm soát nguy
cơ lây nhiễm HBV-HCV [50].
Mối liên quan giữa nhiễm VGB, VGC với kiến thức về phòng, chống lây
nhiễm
Một khảo sát đánh giá mức độ nhận thức và kiến thức thực hành liên quan đến
viêm gan A, B và C của người dân hai nước Đức và Hà Lan trên quy mô lớn vào
năm 2011 cho thấy, mặc dù nhận thức của người dân cao nhưng kiến thức thực tế về
sự khác biệt trong phương thức lây truyền, hậu quả và cách phòng ngừa viêm gan là
rất thấp ở cả hai quốc gia, đặc biệt là ở những người có trình độ học vấn thấp hơn.
Có sự khác biệt lớn và đáng kể về trình độ học vấn trong hai cuộc khảo sát tại hai
nước, những người có trình độ học vấn cao hơn có khuynh hướng nhận thức và kiến
thức thực tế cao hơn [66].
Nghiên cứu đánh giá kiến thức người trưởng thành tại thành phố Duhok, Iraq
năm 2016 cũng chỉ ra mức độ hiểu biết trung bình về HBV ở những người tham gia,
chỉ có 33, 9% người tham gia biết rằng HBV có thể được lây truyền bằng bàn chải
đánh răng. Ngoài ra, phần lớn những người tham gia mù chữ (75, 9%) nghĩ rằng
HBC có thể lây truyền qua thức ăn (p=0, 05) [61].
Một khảo sát trên 1666 người Mỹ gốc Việt vào năm 2011 cho thấy, người Mỹ
gốc Việt có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhưng tỷ lệ có kiến thức tốt và tỷ lệ sàng lọc HBV
lại thấp. Trong phân tích đa biến, các yếu tố liên quan đến việc nghe nói về HBV và
kiến thức tốt hơn bao gồm thời gian định cư lâu ở Mỹ, trình độ học vấn cao hơn,
tiền sử gia đình bị HBV và việc thảo luận HBV với gia đình/bạn bè. Đặc biệt mức
thu nhập cao có mối liên quan tới việc nghe nói về HBV (p<0.01) [52].
Nghiên cứu mô tả kiến thức thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan
trogn phòng lây nhiễm HBV của học sinh điều dưỡng trường Cao đẳng y tế Phú
Yên năm 2015 cho thấy tỷ lệ học sinh có thực hành đạt ở nhóm kiến thức đạt cao
21

gấp 3, 9 lần so với nhóm có kiến thức không đạt [25]. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Lý Văn Xuân và Phan Thị Quỳnh Trâm trên nhóm đối tượng bệnh
nhân đến khám tại BVĐK tỉnh Bình Phước năm 2009, cũng chỉ ra những người có
kiến thức đúng có thực hành đúng về dự phòng lây nhiễm gấp 3, 65 lần so với
những người không có kiến thức đúng [16].
Cũng trong một nghiên cứu dịch tễ học tình hình nhiễm viêm gan B và viêm
gan C của người dân tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang năm 2008 đã chỉ ra rằng,
ba hành vi nguy cơ phổ biến được coi là liên quan đến tình trạng nhiễm virut viêm
gan B và viêm gan C là dùng chung bơm kim tiêm, dùng chung kim châm cứu và
dùng chung bàn chải đánh răng. Tại Lạng Giang, những người nhận máu có khả
năng có HbsAg cao gấp 6, 3 lần người không nhận máu từ người khác, những người
từng được phẫu thuật/mổ xẻ có khả năng mang anti HCV cao gấp 13, 4 lần so với
người chưa từng được phẫu thuật/mổ xẻ [1].
Ngay cả với các nhân viên y tế cũng là nhóm nguy cơ cao với việc phơi nhiễm
vi rút viêm gan siêu vi, yếu tố kiến thức, và thực hành dự phòng tốt với viêm gan
siêu vi là rất quan trọng. Nghiên cứu đánh giá kiến thức về HBV và HCV của các
điều dưỡng tại 8 bệnh viện ở Iran năm 2016 cho thấy một tỷ lệ cao những người
tham gia nghiên cứu có kiên thức chưa đạt về HBV (55, 4%) và HCV (52, 9%).
Điểm số kiến thức trung bình đối với HBV cao hơn đáng kể ở những nhân viên có
trình độ cao hơn (p<0, 001) [74]. Hay nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ và
thực hành của CBYT làm công tác giám sát viêm gan virut B và viêm gan virut C
tại tỉnh Thái Bình năm 2015 cũng cho thấy một tỷ lệ không nhỏ (35, 7%) cán bộ y
tế tham gia không có kiến thức đầy đủ về bệnh và giám sát HBV và HCV. Tỷ lệ cán
bộ y tế có thái độ và thực hành đúng, phù hợp về giám sát viêm gan vi rút còn thấp,
tỷ lệ lần lượt là 65, 8% và 59, 1%. Đặc biệt có sự chênh lệch khá rõ (p<0, 05) về
kiến thức và thực hành của các cán bộ y tế trong giám sát và phòng chống HBV và
HCV [29].
Ở một khía cạnh khác, sự kỳ thị với bệnh viêm gan siêu vi gây ra những ảnh
hưởng về tâm lý và xã hội bao gồm tạo ra hình ảnh tiêu cực, làm ảnh hưởng tới các
22

mối quan hệ, và tạo rào cản cho việc phòng ngửa, sàng lọc và điều trị. Một nghiên
cứu so sánh kiến thức và sự kì thị với bệnh HBV trong những người Việt nam sinh
sống ở TP.HCM và Chicago cho thấy, người Việt sống ở Chicago hiểu rõ hơn về
đường lây truyền HBV và HBV có thể gây ra nhiễm trùng mạn tính và ung thư gan.
Tuy nhiên, người Việt ở Chicago có điểm kì thị cao hơn bao gồm về cảm giác tội
lỗi và xấu hổ về HBV, và dường như cảm thấy những người nhiễm HBV có khả
năng gây hại cho người khác và cần được cách ly [57].
1.3.3. Nhóm nguy cơ cao
1.3.3.1. Người nghiện chích ma tuý (NCMT)
NCMT có nguy cơ cao với các vi rút lây truyền theo đường máu là HCV,
HBV, HIV [84]. Sự lây truyền chủ yếu do dùng chung dụng cụ tiêm chích nhiễm
bẩn các virut nói trên [80]. Hầu hết sự lây truyền xảy ra trong 6 năm đầu tiên và
cũng lưu ý đến tỷ lệ lây nhiễm cao xảy ra trong năm dầu tiêm chích.
NCMT là nguy cơ nhiễm HCV cao nhất trên thế giới hiện nay [68], [77].
Qua nghiên cứu NCMT ở 57 quốc gia cho thấy tỷ lệ HCV lưu hành ít nhất 50% ở
NCMT ở 49 quốc gia và vùng lãnh thổ [71]. HCV có khả năng lây nhiễm qua
đường kim tiêm cao gấp 10 lần so với HIV. Dùng chung kim tiêm, thậm chí một lần
cũng có thể lây trueyefn hoặc nhiễm HCV. Sử dụng ma tuý chắc chắn dễ phơi
nhiễm và mỗi phơi nhiễm dễ lây truyền HCV hơn HIV [77]. Nguy cơ nhiễm tăng
theo thời gian tiêm chích: 33% trường hợp có anti-HCV(+) ngay trong 6 tháng đầu
TCMT và tỷ lệ đó tăng nhanh đến 63%-90% sau 1 năm. Yếu tố lây liên quan đến tỷ
lệ nhiễm HCV trong nhóm NCMT là giới (nam giới), tuổi càng cao tỉ lệ nhiễm càng
tăng, thời gian tiêm chích, mức độ dùng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục
với bạn tình có TCMT [81]. Kết quả tương tự trong nghiên cứu về thực trạng
nhiễm HBV và HCV trong nhóm người dùng chung bơm kim tiêm tại miền Nam
Trung Quốc năm 2015 cho thấy 98, 2% người tham gia dương tính với HCV RNA
ở độ tuổi trên 40 tuổi. Đồng nhiễm HBV và HCV có liên quan đến giới tính, tuổi
tác, số lần tiêm và thời gian từ lần đầu tiên tiêm [92].
23

1.3.3.2. Phụ nữ mại dâm


Một số công trình nghiên cứu cho thấy mại dâm là một yếu tố nguy cơ cao
nhiễm HCV [18], [24]. Theo nghiên cứu của NĐ Mạnh với 392 PNMD thì tỷ lệ
nhiễm HCV là 19, 13%. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong nhóm PNMD không sử dụng ma
tuý là 7, 18% và có sử dụng ma tuý là 72, 2%. Điều này cho thấy quan hệ tình dục
làm lây truyền HCV thấp hơn TCMT và quan hệ tình dục làm lây truyền HCV thấp
hơn so với HBV và HIV [18].
1.3.3.3. Bệnh nhân truyền máu nhiều lần
HIV, HBV, HCV là các virut nguy hiểm nhất trong các nhiễm trùng qua
đường truyền máu và là gánh nặng trong chăm sóc sức khoẻ toàn cầu [62]. Vì nguy
cơ nhiễm trùng có thể lây truyền còn lại của mỗi đơn vị máu hiến tặng bằng với
nguy cơ mỗi đơn vị máu truyền nên nguy cơ nhiễm trùng tăng lên với số lượng đơn
vị máu truyền. tuy nhiên, kỹ thuật sàng lọc cho phép nguy cơ nhiễm trùng do nhận
máu truyền thấp hơn nhiều lần. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, nghiên cứu trên 82 bệnh
nhân truyền máu nhiều lần thì tỷ lệ nhiễm HCV là 10, 97%. Tỷ lệ viêm gan C sau
truyền máu ở nhóm được truyền máu có sàng lọc anti-HCV thấp hơn so với nhóm
không sàng lọc (1, 75% so với 32%, p<0.01) [18]. Mặc dù kỹ thuật sàng lọc được
cải thiện nhưng nhiễm HBV vẫn là nguy cơ cao lây nhiễm qua đường truyền máu
[51]. Tuy nhiên, vắc xin viêm gan B là phương tiện phòng chống hữu hiệu cho
những người có nguy cơ lây nhiễm.
1.3.3.4. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo (BNCTNT)
Nhiễm viêm gan virut là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử
vong ở BNCTNT. Trong quá trình chạy thận nhân tạo, cả bệnh nhân và nhân viên
đều có nguy cơ cao nhiễm viêm gan B. Lưu hành HBV trong quần thể BNCTNT ở
các nước phát triển thường thấp dưới 10% những ở các nước đang phát triển thường
cao hơn (2% đến trên 20% [73]. Đến 60% BNVTNT bị nhiễm HBV sẽ phát triển
viêm gan mạn tính. Tuy nhiên nhiễm HBV lưu hành ít hơn nhiễm HCV trong các
24

đơn vị thận nhân tạo. Nguyên nhân có thể do sử dụng văcxin viêm gan B, sự cách ly
bệnh nhân HBV dương tính, thực hiện giám sát thường xuyên [83] .
HCV là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh và tử vong của bệnh nhân thận giai
đoạn cuối [75]. Sự lưu hành HCV trong BNCTNT là cao và thay đổi theo từng
quốc gia từ 2% đến 60% và theo từng đơn vị thận nhân tạo trong một quốc gia [83].
Yếu tố nguy cơ nhiễm HCV tăng dần theo số lượt truyền máu, khoảng thời gian
chạy thận, kiểu chạy thận, sự lưu hành nhiễm HCV trong đơn vị chạy thận, có ghép
tạng trước đây, có NCMT, nam giới, độ tuổi của người bệnh… [81], [73].
Nghiên cứu về Thực trạng và các yếu tố liên quan đến HBV và HCV ở các
BNCTNT tại dải Gaza, Palestine, 2008 được thực hiện trên 246 bệnh nhân tại 4
trung tâm chạy thận nhân tạo cho thấy, tỷ lệ hiện nhiễm HBV trong 4 trung tâm là
8, 1% cao so với tỷ lệ mắc 2, 3% ở những người hiến máu khoẻ mạnh ở Gaza theo
báo cáo mới nhất của BỘ y tế Palestine. Các yếu tố nguy cơ bao gồm trung tâm
chạy thận (p=0, 05), tiền sử truyền máu (p<0, 01) và điều trị ở nước ngoài (p<0,
01). Cũng trong nghiên cứu này, tỷ lệ hiện nhiễm HCV trong 4 trung tâm chạy thận
là 22% cao hơn so với tỷ lệ mắc 0, 2% ở những người hiến máu khoẻ mạnh ở Gaza
theo báo cáo mới nhất của Bộ y tế Palestine. Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm
trung tâm chạy thận (p<0, 01), thời gian chạy thận nhân tạo (p<0, 01) tiền sử truyền
máu (p<0, 01) điều trị ở nước ngoài (p<0, 01) và tiền sử truyền máu ở nước ngoài
(p<0, 01) [55].
Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã đề cập đến việc chạy
thận nhân tạo là yếu tố nguy cơ cao trong việc lây nhiễm chéo các loại bệnh lây truyền
qua đường máu, đặc biệt là vi rút viêm gan C. Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy
Cường năm 2012 thì tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tăng
theo thời gian lọc máu [17]. Bệnh nhân truyền máu càng nhiều về số lần thì tỷ lệ
nhiễm vi rút viêm gan C càng cao. Tuy nhiên, kết quả này hiện không còn phù hợp bởi
nhiều bệnh nhân không truyền máu vẫn nhiễm vi rút viêm gan C khi lọc máu [45].
25

1.3.3.5. Lây truyền từ mẹ sang con


Trước kia tiêm phòng viêm gan B được thực hiện rộng rãi, thì tỷ lệ lây
truyền từ mẹ sang con xảy ra khoảng 10%-30% trẻ sinh ra bởi bà mẹ có HBsAg (+),
và tới 70%-90% trẻ sinh ra từ bà mẹ dương tính với HBsAg và HBeAg. Trước
2002, tỷ lệ lây nhiễm HBV từ mẹ sang con khoảng 16%-45% [60]. Tỷ lệ lây truyền
giảm xuống đáng kể còn 3%-5% nhờ sự bao phủ của vắc xin HBV [93]. Tại Việt
Nam, một nghiên cứu về tầm quan trọng của văc xin trong việc giảm tỷ lệ nhiễm
HBV mạn tính ở trẻ em VIệt Nam năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV trong tổng
số 6949 trẻ được khảo sát là 2, 7% (95%CI=2.2-3.3) [78].
1.3.4. Một số yếu tố nguy cơ đồng nhiễm HBV-HCV
HBV và HCV là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm gan mạn tính
trên thế giới. Vì cùng chung đường lây truyền nên đồng nhiễm HBV/HCB phổ biến
trong những cá nhân sống ở vùng dịch HBV và có nguy cơ cao lây nhiễm theo
những con đường ngoài đường tiêu hoá như NCMT [76], BNCTNT [83], [70],
bệnh nhân ghép tạng [40], [49] và bệnh nhân  thalassemia [34]. Bệnh nhân đồng
nhiễm HBV và HCV mạn tính thường có biểu hiện lâm sàng và hậu quả nặng hơn
đơn nhiễm với một virut viêm gan nhưng vì thiếu những nghiên cứu cộng đồng đủ
lớn nên số đồng nhiễm HBV/HCV thực sự không được biết chính xác. Số lượng
đồng nhiễm còn có thể ước tính chưa được chính xac vì tồn tại nhiễm HBV ẩn. Nói
chung, xấp xỉ 2-10% bệnh nhân anti-HCV dương tính có HbsAg (=) và sự lưu hành
của anti-HCV có trong xấp xỉ 5-20% người nhiễm mạn tính HBV [20].
1.4. Can thiệp dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C.
1.4.1. Một số biện pháp và hiệu quả của can thiệp dự phòng nhiễm HBV-HCV
1.4.1.1. Các biện pháp làm giảm nguy cơ lan truyền nhiễm HBV-HCV
Thực hiện tốt an toàn truyền máu và các sản phẩm của máu để giảm nguy cơ
hệ thống cung cấp máu có chứa các mầm bệnh nhân HBV/HCV. Người cho máu
phải được khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm huyết thanh học sàng lọc
HBV/HCV. Những người có tiền sử vàng da hoặc xét nghiệm HBsAg hoặc anti-
26

HCV dương tính không được cho máu. Hạn chế sự lây truyền HBV/HCV trong
bệnh viện bằng cách sử dụng bơm kim tiêm một lần, tiệt trùng dụng cụ y tế, thực
hành mũi tiêm an toàn. Khi đeo khuyên tai, xăm mình, châm cứu phải sử dụng kim
tiêm mới đã đƣợc khử trùng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Xử lý
tốt chất thải bệnh viện để hạn chế nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Thầy thuốc phải
sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi khám chữa bệnh. Tuyên truyền cho thanh
thiếu niên thực hiện hành vi tình dục an toàn [58], [59].
1.4.1.2. Hiệu quả của dự phòng nhiễm vi rút VGB, VGC
Năm 1992, nhóm tư vấn toàn cầu về TCMR đã kêu gọi các quốc gia trên thế
giới đưa vắcxin VGB vào Chương trình TCMR [89]. Khi khuyến cáo này được đưa
ra chỉ có khoảng 20 quốc gia có chương trình tiêm phòng vắcxin VGB thường
xuyên, nhưng cho đến năm 2006, trong số 193 quốc gia báo cáo tình hình TCMR
cho TCYTTG có khoảng 162 quốc gia triển khai tiêm phòng rộng rãi vắcxin VGB
cho trẻ em. Kể từ 2008, 177 quốc gia đã đưa vắcxin VGB vào trong chương trình
tiêm chủng mở rộng, ước tính tỷ lệ trẻ đượcc tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắcxin VGB
là 69% [65]. Năm 2010, TCYTTG tiếp tục khuyến cáo tiêm phòng mũi viêm gan B
sơ sinh rộng rãi cho tất cả các khu vực dịch tễ trên thế giới [90].
Trước khi vắcxin VGB được đưa vào sử dụng năm 1982, tại Mỹ có khoảng
200.000-300.000 người bị nhiễm vi rút VGB mỗi năm và tỷ lệ nhiễm vi rút VGB
lên cao nhất giữa những năm 1980. Tuy nhiên do tiêm phòng vắcxin VGB tỷ lệ này
đã giảm xuống nhanh chóng. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ ước tính
chỉ có khoảng 13.000 bệnh nhân viêm gan B cấp và 43.000 trường hợp nhiễm
VRVGB mới năm 2007, giảm đáng kể so với các cuộc nghiên cứu trước đó [56].
Các bằng chứng tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan cũng cho thấy tầm quan trọng
và hiệu quả phòng chống VGB của việc tiêm chủng rộng rãi [38] [44] [47] [33]
[33].
Tại Việt Nam, tiêm phòng vắcxin VGB được đưa vào chương trình TCMR
từ năm 1997. Tiêm chủng viêm gan B rộng rãi cho trẻ sơ sinh được đưa vào chương
27

trình TCMR với sự giúp đỡ của Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng
(GAVI) từ 2003 đã làm tăng diện bao phủ của tiêm chủng từ dưới 20, 0% năm 2000
lên hơn 90, 0% vào năm 2005. Mũi vắcxin VGB sơ sinh được hướng dẫn tiêm
phòng trong vòng 24 giờ đầu thay cho trong 3 ngày đầu sau sinh vào năm 2006.
Tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh đã đạt hơn 62, 2% vào năm
2005. Năm 2006, thông tin về các tai biến sau tiêm phòng vắcxin VGB ở Thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Tĩnh làm tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi vắcxin VGB trong
vòng 24 giờ đầu giảm xuống từ 67, 0% năm 2006 xuống 24% năm 2007 và 22, 0%
năm 2008. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ đượcc tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắcxin vẫn đạt 89%,
chứng tỏ trẻ vẫn được tiêm phòng mũi VGB sơ sinh nhưng trì hoãn sau 24 giờ [91].
Việc trì hoãn mũi tiêm vắcxin VGB sơ sinh có thể là nguyên nhân của các trường
hợp thất bại sau tiêm phòng. Nghiên cứu về Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B sơ
sinh tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2015 cho thấy các yếu tố nơi sinh,
phương pháp sinh, kiến thức của bà mẹ về tiêm vắc xin viêm gan B, đánh giá về
mức độ cần thiết của tiêm, tư vấn của cán bộ y tế sau khi sinh, tổ chức tiêm 1
lần/ngày, không tổ chức tiêm vào ngày nghỉ, tâm lý lo ngại e dè trong chỉ định tiêm
là những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng tiêm chủng viêm gan B mũi sơ sinh [10].
1.4.2. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong dự phòng lây nhiễm
viêm gan vi rút B, C
1.4.2.1. Thế nào là truyền thông giáo dục sức khỏe
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin, là một kiểu
tương tác trong đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và
tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận.
Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
Giáo dục sức khỏe (Health Education), theo định nghĩa của TCYTTG, là bất
kỳ sự kết hợp nào của các kinh nghiệm học tập được thiết kế để giúp các cá nhân và
cộng đồng cải thiện sức khỏe của họ, bằng cách nâng cao kiến thức hoặc ảnh hưởng
đến thái độ của họ.
28

Theo TCYTTG, truyền thông giáo dục sức khỏe được xem là có liên quan
đến hầu hết mọi khía cạnh của sức khỏe và hạnh phúc, bao gồm phòng ngừa bệnh
tật, thúc đẩy sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiện nay một trong số những hướng
nghiên cứu chính đó là tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng môi trường, xã hội và
tâm lý về hành vi và sức khỏe. Với những thách thức toàn cầu đặt ra bởi các mối đe
dọa đang hiện hữu, các nhà khoa học nhận ra tầm quan trọng của công tác phòng
chống và sự cần thiết phải hiểu hành vi của con người thông qua lăng kính của lý
thuyết. Điều này đã đưa ra giả thuyết về vai trò của các nhận thức rủi ro, tiêu chuẩn
xã hội, cảm xúc, và sự không chắc chắn trong các hành vi sức khỏe [94]
1.4.2.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C
trên thế giới
Năm 2012, TCYTTG đã ban hành Khung chương trình Hành động Toàn cầu
về Phòng chống nhiễm vi rút viêm gan với tầm nhìn không còn lây truyền viêm gan
vi rút trên thế giới và tất cả bệnh nhân đều được tiếp cận về chăm sóc điều trị an
toàn và hiệu quả [88]. Khung Chương trình bao gồm 4 thành tố chính trong đó
thành tố đầu tiên nhấn mạnh tới việc tăng cường nhận thức của người dân về viêm
gan vi rút B, C thông qua TTGDSK.
Tại Hoa Kỳ, các chiến lược hành động của ngành y tế nhằm phòng, chống
viêm gan vi rút đã được xây dựng và hoạt động nhằm giảm lây truyền vi rút viêm gan
và giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do viêm gan vi rút B, C. Chiến lược này dựa trên
Khung Hành động Toàn cầu phòng, chống nhiễm viêm gan vi rút của TCYTTG.
Chiến lược hoạt động tại Hoa Kỳ hướng tới một hành động ứng phó lâu dài và bền
vững thông qua việc củng cố các hệ thống y tế và cộng đồng, từng bước giải quyết
các yếu tố xã hội quyết định về sức khỏe vừa làm gia tăng dịch bệnh vừa cản trở
hoạt động ứng phó và bảo vệ và nâng cao quyền con người và bình đẳng giới như
những yếu tố thiết yếu đối với hoạt động ứng phó của ngành y tế, trong đó hoạt
động TTGDSK được đề cập đến như một bước đầu tiên nhằm thay đổi nhận thức.
[64]. Chiến lược cũng lưu ý tới các khu vực có hoàn cảnh kinh tế và điều kiện cơ sở
hạ tầng khác nhau, khi nguồn lực, tính hiệu quả và năng lực tăng lên, các loại dịch
29

vụ có thể được mở rộng với chất lượng được nâng cao vào bao phủ nhiều quần thể
hơn với chi phí trực tiếp thấp hơn cho những người có nhu cầu sử dụng dịch vụ -
một quá trình liên tục hướng tới bao phủ y tế toàn dân [64], [67].
Tại châu Âu, chiến lược toàn cầu của ngành y tế phòng, chống viêm gan vi
rút tại các quốc gia là một khung bao quát toàn bộ, bao gồm một tập hợp các định
hướng chiến lược bao phủ các lĩnh vực chính cấp độ cao trong hoạt động ứng phó
viêm gan vi rút nói chung và viêm gan vi rút B, C nói riêng [69], [72]. Các hành
động thực hiện trong chiến lược phòng chống viêm gan vi rút B, C tại châu Âu gồm
các hoạt động nhằm khắc phục gánh nặng to lớn của tình trạng mắc bệnh và tử vong
do viêm gan vi rút, bằng cách đưa ra các hoạt động ưu tiên định hướng cho các
nước để giải quyết viêm gan vi rút B, C [72].
1.4.2.3. Truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C
tại Việt Nam
Năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 739/QĐ-BYT về Kế hoạch
phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015 - 2019 [4] với mục tiêu chung đó
là “Giảm lây truyền vi rút viêm gan và tăng khả năng tiếp cận của người dân với các
dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc viêm gan vi rút”. Trong đó các
nhóm giải pháp chủ yếu bao gồm:
- Giải pháp chính sách và vận động xã hội
- Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Giải pháp về đầu tư
Nhóm giải pháp đầu tiên về chính sách và vận động xã hội đề cập đến việc phòng
chống bệnh viêm gan vi rút là trách nhiệm chung của chính quyền các cấp, các ban
ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và toàn xã hội. Trong số các hoạt động
chính của nhóm giải pháp này, việc đẩy mạnh công tác thông tin – giáo dục – truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về sự nguy hiểm của bệnh viêm gan
vi rút và các biện pháp phòng chống là một nội dung quan trọng. Đây cũng chính là
30

hoạt động thể hiện sự quan tâm của Bộ Y tế, của Chính phủ đối với việc TTGDSK
cho người dân, từ đó giúp nâng cao thái độ và thay đổi thực hành trong việc phòng
chống bệnh tật, đặc biệt là đối với căn bệnh có khả năng lây truyền cao như viêm
gan vi r
1.4.3. Một số mô hình lý thuyết thay đổi hành vi dựa vào truyền thông giáo dục
sức khỏe
1.4.3.1. Mô hình Niềm tin sức khỏe (Becker – 1974)
Mô hình Niềm tin sức khỏe (Health Belief Model) là một trong số những mô hình lý
thuyết đầu tiên về hành vi sức khỏe, đến nay đây vẫn là một trong số những mô
hình được công nhận nhiều nhất. Trong mô hình này, 6 thành phần chính ảnh hưởng
tới quyết định của con người đến việc có tiến hành hành động hay không, bao gồm:
1. Nhận thức rằng họ có khả năng bị tổn thương/tính nhạy cảm (Perceived
susceptibility)
2. Nhận thức về khả năng gặp phải những hậu quả nghiêm trọng/nhận thức về
tính trầm trọng (Perceived severity)
3. Nhận thức về việc nếu hành động sẽ làm giảm khả năng bị tổn thương hoặc
giảm tính nghiêm trọng/nhận thức về lợi ích (Perceived benefits)
4. Nhận thức về lợi ích có được so với những trở ngại khi thay đổi hành vi
(Perceived barriers)
5. Động lực cho hành động (Cue to action): việc được tiếp xúc với yếu tố khiến
hành vi diễn ra nhanh chóng
6. Việc tự tin trong khả năng để tiến hành hành vi một cách thành công của đối
tượng (Self-efficacy)
31

Biểu đồ 1. Mô hình Niềm tin sức khỏe (Health Belief Model)


Sáu thành phần nói trên trong mô hình Niềm tin sức khỏe cung cấp một khung lý
thuyết hữu ích trong việc thiết kế các chiến lược ngắn hạn và dài hạn nhằm thay đổi
hành vi. Trong đó, chiến lược liên quan đến TTGDSK có thể thiết kế để tác động
tương ứng vào các thành phần theo như bảng sau:
Bảng 3. Chiến lược TTGDSK có thể sử dụng dựa vào mô hình Niềm tin sức
khỏe

Thành phần Định nghĩa Chiến lược TTGDSK thay đổi


hành vi dự kiến

Nhận thức về Nhận thức về khả năng có Cung cấp thông tin về nguy cơ
tính dễ tổn thể gặp phải tình trạng cho dựa vào đặc điểm cá nhân
thương bản thân Giúp cá nhân xây dựng một nhận
32

thức đúng đắn dựa trên nhận thức


về nguy cơ của riêng họ

Nhận thức về Nhận thức về tính trầm trọng Cung cấp thông tin về hậu quả nếu
tính nghiêm từ hậu quả của hành vi như không thực hiện hành vi và
trọng đưa ra khuyến nghị về hành vi

Nhận thức về Nhận thức về hiệu quả của Giải thích hành vi được thực hiện
lợi ích việc tiến hành hành vi nhằm như thế nào, khi nào, ở đâu và các
giảm tính trầm trọng hiệu quả tích cực mang lại

Nhận thức về Nhận thức về chi phí hữu Cung cấp sự bảo đảm, chi trả
rào cản hình và tâm lý để tiến hành khuyến khích và sự hỗ trợ
hành vi Chỉnh sửa những nhận thức chưa
đúng/thông tin sai lệch

Động lực của Yếu tố ảnh hưởng tới việc Cung cấp thông tin về việc “làm
hành vi “sẵn sàng thay đổi” thế nào” để thực hiện hành vi, tăng
cường nhận thức và triển khai hệ
thống nhắc nhở

Sự tự chủ của Sự tự tin của một người có Cung cấp hướng dẫn và tập huấn
bản thân được để tiến hành hành vi để tiến hành hành vi
Cung cấp hỗ trợ tư vấn trực tiếp

1.4.3.2. Mô hình PRECEDE – PROCEED (Green & Kreuter – 1991)


Mô hình PRECEDE – PROCEED là một mô hình dự định thay đổi hành vi, không
phải một lý thuyết. Mô hình này không dự đoán hay giải thích các yếu tố liên quan
đến đầu ra quan tâm, nhưng chỉ ra một khung phân tích chiến lược can thiệp nhằm
giải quyết các yếu tố liên quan này. Phát triển bởi Green, Kreuter và cộng sự, mô
hình PRECEDE – PROCEED cung cấp một hướng đi nhằm thiết kế các chương
trình truyền thông giáo dục sức khỏe. Mô hình này dẫn các nhà hoạch định kế hoạch
33

theo một quy trình bắt đầu bằng các đầu ra mong muốn và từ đó suy ngược lại các
chiến lược nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Chính vì mô hình này xem xét hành vi sức khỏe bị ảnh hưởng bởi cả hai khía cạnh
cá nhân và môi trường, có hai thành phần cấu thành nên mô hình bao gồm: thành
phần “chẩn đoán về giáo dục” (PRECEDE) và “chẩn đoán về sinh thái”
(PROCEED). Trong đó cụm từ PRECEDE có ý nghĩa là “các yếu tố tiền đề, tăng
cường và tạo điều kiện trong chẩn đoán và đánh giá giáo dục/môi trường” trong khi
cụm từ PROCEED có ý nghĩa là “các yếu tố chính sách, quy định và tổ chức trong
phát triển giáo dục/môi trường”. Cả 2 thành phần này trong mô hình giúp cho các
nhà hoạch định kế hoạch có thể xem xét vấn đề theo một khía cạnh bao quát nhất.
Mô hình PRECEDE – PROCEED bao gồm 9 bước, trong đó 5 bước đầu tiên là các
bước chẩn đoán, nhằm chỉ ra các vấn đề về giáo dục và môi trường. Tên gọi của 5
bước đầu tiên bao gồm:
1. Đánh giá xã hội
2. Đánh giá về mặt dịch tễ
3. Đánh giá về hành vi và môi trường
4. Đánh giá về giáo dục và sinh thái
5. Đánh giá về chính sách và sự quản trị
Các can thiệp về TTGDSK thường tập trung vào giải quyết bước 4 nhằm tạo ra can
thiệp phù hợp với các cộng đồng mà nghiên cứu quan tâm. Trong bước 4 này có ba
nhóm yếu tố thường được đề cập đến trong các can thiệp:
1. Yếu tố tiền đề: những yếu tố thúc đẩy hoặc là lý do cho hành động, bao gồm
kiến thức – thái độ - niềm tin liên quan tới văn hóa và sự sẵn sàng thay đổi
2. Yếu tố tạo điều kiện: những yếu tố giúp cho con người có thể hành động theo
dự định, bao gồm sự sẵn có về nguồn lực, chính sách hỗ trợ, sự hỗ trợ và
dịch vụ liên quan.
3. Yếu tố thúc đẩy: những yếu tố có sau khi hành vi được bắt đầu, khuyến khích
sự lặp lại hoặc duy trì hành vi bằng cách cung cấp liên tục các ưu đãi hoặc
34

phần thưởng. Hỗ trợ xã hội, sự khen thưởng, và sự bảo đảm là các ví dụ cho
yếu tố thúc đẩy.

Biểu đồ 2. Mô hình PRECEDE – PROCEED


1.4.3.3. Lý thuyết nhận thức xã hội – Social Cognitive Theory
Lý thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory) mô tả một quá trình năng
động, liên tục trong đó các yếu tố cá nhân, các yếu tố môi trường và hành vi của con
người gây ảnh hưởng lẫn nhau. Theo mô hình này, ba yếu tố chính ảnh hưởng đến
khả năng một người sẽ thay đổi hành vi sức khỏe bao gồm: (1) sự tự chủ, (2) học
tập qua quan sát, và (3) những mong đợi, trong đó:
1. Sự tự chủ: năng lực của chính bản thân một người để thực hiện thành công
một hành vi nào đó. Đây được coi như một yếu tố tiên quyết quan trọng nhất
để thay đổi hành vi, và sẽ ảnh hưởng tới mức độ nỗ lực khi thực hiện một
hành vi và kết quả của hành vi đó.
2. Việc học tập qua quan sát: năng lực học tập bởi quan sát hành vi của những
người khác và những hình thức khen thưởng nhận được cho những hình thái
khác nhau của hành vi.
3. Những mong đợi: năng lực phán đoán và xác định giá trị cho kết quả của
những hình thái hành vi khác nhau.
35

Nếu cá nhân có ý thức về cơ quan cá nhân hoặc tính tự chủ, họ có thể thay đổi hành
vi ngay cả khi đối mặt với những trở ngại. Nếu họ không cảm thấy rằng họ có thể
thực hiện kiểm soát hành vi sức khỏe của họ, họ không có động lực để hành động,
hoặc để tồn tại thông qua những thách thức. Khi một người thực hiện hành vi mới,
điều này gây ra những thay đổi trong cả môi trường và giữa con người với nhau.
Hành vi không chỉ đơn giản là một sản phẩm của môi trường và con người, và môi
trường không chỉ đơn giản là một sản phẩm của con người và hành vi. Tương tự
như mô hình Niềm tin sức khỏe, các can thiệp về truyền thông có thể thực hiện
được dựa vào lý thuyết về nhận thức xã hội được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4. Chiến lược TTGDSK có thể áp dụng dựa vào lý thuyết Nhận thức xã
hội

Thành phần Định nghĩa Chiến lược TTGDSK thay đổi


hành vi dự kiến

Sự quyết định Sự tương tác động giữa con Kết hợp nhiều phương pháp nhằm
dựa vào đối ứng người, hành vi và môi tăng cường thay đổi hành vi như
trường nơi mà hành vi được điều chỉnh môi trường hoặc tác
diễn ra động thái độ của cá nhân

Khả năng thực Kiến thức và kỹ năng để Tăng cường việc học tập thông
hiện hành vi thực hiện một hành vi qua tập huấn kỹ năng

Những mong Kết quả dự đoán của một Mô hình hóa những tác động tích
đợi hành vi cực khi thực hiện hành vi có lợi
cho sức khỏe

Sự tự chủ Sự tự tin của một người khi Tiếp cận thay đổi hành vi theo
thực hiện hành vi và vượt từng bước ngắn để đảm bảo thành
qua các rào cản khi thực công: cần cụ thể về những thay
hiện đổi mong muốn có
36

Học tập thông Tiếp nhận hành vi thông Cung cấp các hình mẫu đáng tin
qua quan sát quan quan sát việc thực hiện cậy, những người này sẽ thực hiện
và kết quả khi thực hiện những hành vi tốt được mong đợi
hành vi đó của người khác

Sự hỗ trợ Đáp ứng đối với hành vi của Tăng cường các phần thưởng và
một người nhằm tăng/giảm ưu đãi tự đề xuất bởi cá nhân
khả năng diễn ra lại hành vi
37

1.5. Khung lý thuyết


1.5.1. Khung lý thuyết cho mục tiêu 1, 2:
Biến tự do Biến phụ thuộc

Đặc điểm nhân khẩu học

- Tuổi - Tình trạng hôn nhân


- Trình độ học vấn - Thu nhập
- Nghề nghiệp - Địa bàn cư trú
- Dân tộc

Kiến thức phòng lây nhiễm HBV-HCV


Các yếu tố môi trường
 Hiểu biết về đường lây nhiễm
 Hiểu biết về cách phòng lây nhiễm
 Uống rượu bia HBV-HCV
 Tình trạng gia đình: sống chung với người mắc
VGB, VGC
dương tính
(Có/không)

Các hành vi nguy cơ


1. Tiền sử khám chữa 2. Hành vi tiêm, truyền 3. Hành vi tình dục
bệnh - Dùng chung BKT - Số bạn tình
- Phẫu thuật và thủ thuật - Tiêm truyền tĩnh mạch - Sử dụng BCS
- Nhận và cho máu - Số lần tiêm, truyền
- Thủ thuật: Răng, mắt… - Tần suất TCMT
- Nạo hút thai - Tiêm vac xin VG B
- Xăm trổ, cạo râu, bấm lỗ tai…
38

1.5.2. Khung lý thuyết cho mục tiêu 3:


39

1.6. Một số thông tin về khu vực Tây Nguyên


1. Tỉnh: 04
2. Huyện/TP/TX : 50
3. Khí hậu: 2 mùa (Nắng, mưa)
3. Xã/phường : 579
4. Dân số: 4.237.300
5. Dân tộc thiểu số: 47 (35% dân số)
6. Diện tích: 44.829.63Km2
7. Đường biên:
* Bắc giáp tỉnh Quảng Nam
* Nam giáp với tỉnh Đồng Nai, Bình
Phước
* Đông giáp với các tỉnh Miền trung
* Tây giáp với tỉnh Attapeu (Lào),
Ratanakiri, Mondulkiri (Campuchia)
40

2. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên sống thường trú (trên 1 tháng) tại địa bàn
nghiên cứu với các tiêu chuẩn lựa chọn như sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn
o Nam và nữ từ 18 tuổi trở lên

o Thường trú tại địa bàn nghiên cứu: sống tại địa bàn nghiên cứu > 1
tháng trước thời điểm tiến hành điều tra nghiên cứu.
o Tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu

o Đủ năng lực hành vi và nhận thức để trả lời câu hỏi nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ


o Dưới 18 tuổi

o Không đủ năng lực, hành vi tham gia nghiên cứu

o Trước và trong khi tham gia, nảy sinh bất kỳ tình huống nào mà theo
đánh giá của cán bộ nghiên cứu là có thể vi phạm thoả thuận tham gia, không an
toàn, gây khó khăn cho việc diễn giải kết quả nghiên cứu hoặc ảnh hưởng tới mục
tiêu nghiên cứu.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được triển khai từ 9/2018 đến tháng 12/2019 trong đó:
- Giai đoạn 1: Đánh giá trước can thiệp (tháng 7-12/2018)
- Giai đoạn 2: Triển khai các hoạt động can thiệp (tháng 03/2019-09/2019)
- Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả sau can thiệp (tháng 10- 12/2019)
41

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu:


Nghiên cứu sẽ được triển khai tại 3 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên bao gồm
các tỉnh KonTum, Gia Lai, Đăk Nông do đây là các tỉnh có sự tương đồng về điều
kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, địa lý, dân tộc…. đặc thù cho khu vực Tây Nguyên và
tại thời điểm năm 2017 và các năm trước đây do chưa có các thông tin về tỷ lệ
nhiễm, cũng như thông tin về các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm vi rút viêm
gan B, C trong nhóm người trưởng thành tại khu vực này nên để tìm hiểu các thông
tin trên nhóm nghiên cứu đã lựa chọn ngẫu nhiên 3 tỉnh trên để triển khai thực hiện.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tương ứng với 03 mục tiêu, đề tài áp dụng 2 phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và nghiên cứu can thiệp cộng đồng.
Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày từng mục tiêu.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu của mục tiêu 1, 2:
2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích để mô tả
thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B, C và xác định một số yếu tố liên quan đến
nhiễm vi rút viêm gan B, C ở người trưởng thành tại khu vực Tây Nguyên.
2.2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho thiết kế nghiên cứu cắt ngang xác định
tỷ lệ trong quần thể tại cộng đồng (theo hướng dẫn của WHO):

n= . DE
Trong đó:
- n: số đối tượng nghiên cứu tối thiểu cần được nghiên cứu
- Z1 – α/2: Hệ số tin cậy của nghiên cứu, với độ tin cậy là 95% thì Z1 – α /2 = 1, 96
42

- p: Tỷ lệ ước tính hiện nhiễm. Theo các nghiên cứu ở một số nhóm quần thể tại
Việt Nam thì tỷ lệ nhiễm viêm gan B là 6% - 20% (để có được cỡ mẫu lớn nhất nên
chọn p = 0, 2).
- DE: hệ số thiết kế. Do nghiên cứu này áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng
nên chọn DE = 2.
- d: độ chính xác mong muốn (d = 0.05).
Áp dụng công thức trên cỡ mẫu tính được tại mỗi tỉnh là: n = 492 mẫu.
Ước tính tỷ lệ từ chối tham gia là 20%, như vậy số mẫu được làm tròn là:
590 mẫu cho mỗi tỉnh. Tổng số mẫu nghiên cứu tại 3 tỉnh = 1.770 mẫu
Phương pháp chọn mẫu:
- Chọn địa bàn nghiên cứu:
Bước 1: Chọn chủ đích 3 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh
KonTum, Gia Lai, Đăk Nông do đây là các tỉnh có sự tương đồng về điều kiện kinh
tế, xã hội, văn hóa, địa lý, dân tộc…. đặc thù cho khu vực Tây Nguyên. Đây cũng là
những tỉnh còn thiếu số liệu và thông tin về tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B, C tại
cộng đồng.
Bước 2: Chọn huyện nghiên cứu: Tại mỗi tỉnh được chọn, chọn ngẫu nhiên 3
huyện/thị xã/thành phố theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Bước 3: Chọn xã/phường nghiên cứu: Lập danh sách tất cả các xã trong mỗi
huyện được chọn, chọn ngẫu nhiên 3 xã/phường theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
Phương pháp chọn ngẫu nhiên được thực hiện thông qua phương pháp ngẫu
nhiên đơn từ danh sách có sẵn.
Từ phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu được mô tả trên, nghiên cứu chọn
được danh sách các tỉnh, huyện và xã/phường như sau:
43

Bảng 5. Danh sách xã và huyện nghiên cứu

Tỉnh Huyện/Thị/TP Xã/phường


1. TP.KonTum Thắng Lợi, Nguyễn Trãi, Trường Chinh
KonTum 2. Đăk Tô Tân Cảnh, Đăk Rơ Nga, Kon Dao
3. Ngọc Hồi Plei Kần, Đăk Ang, Đăk Kan
1. Đăk Đoa A Dok, Nam Yang, Đăk Krong
Gia Lai 2. Đăk Pơ Cư An, Hà Tam, Tân An
3. Mang Yang Kon Dong, Dak Djrang, Dak Ya
1. Cư Jút Ea Tling, Cư Knia, Nam Dong
Đăk Nông 2. Đăk Mil Long Sơn, Đăk Lao, Đức Minh
3. Đăk GLong Đăk Som, Quảng Sơn, Đăk RMăng
- Chọn mẫu:
Tại mỗi xã/phường, chúng tôi lập danh sách các hộ gia đình có các thành viên
từ 18 tuổi trở lên theo quản lý của UBND xã. Lựa chọn ngẫu nhiên hộ gia đình tham
gia vào nghiên cứu. Sử dụng phương pháp chọn mẫu dựa trên hộ gia đình tại mỗi xã
theo quy trình như sau:
+ Bước 1: Xây dựng khung mẫu là danh sách quản lý hộ gia đình của từng xã
năm 2017, xác định tổng số hộ gia đình có thành viên từ 18 tuổi trở lên tại
xã/phường và đánh số thứ tự đơn vị mẫu.
+ Bước 2: Xác định khoảng cách mẫu k=N/na. Trong đó N là tổng số hộ gia
đình trong danh sách của mỗi xã; na = 66 là số lượng hộ gia đình có thành viên từ 18
tuổi trở lên được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong mỗi xã.
+ Bước 3: Chọn đơn vị mẫu đầu tiên nằm trong khoảng từ 1 đến k bằng
phương pháp ngẫu nhiên.
+ Bước 4: Chọn các đơn vị mẫu tiếp theo bằng cách cộng k với đơn vị mẫu
đầu tiên, tiếp tục như vậy cho đến khi đủ số mẫu đối với từng xã.
Nếu trường hợp các HGĐ cần thay thế thì sẽ chọn HGĐ tiếp theo trong danh
sách đã lập của từng xã theo bước nhảy k cho đến khi đủ cỡ mẫu.
44

Cách chọn hộ gia đình ngẫu nhiên dựa trên danh sách các hộ gia đình mà Uỷ
ban nhân dân xã/phường quản lý (có thể bằng sổ hộ khẩu, KT2, KT3). Hộ gia đình
trong nghiên cứu được định nghĩa là: toàn bộ những người sống chung trong cùng
một mái nhà.
Lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu tại hộ gia đình theo phương pháp lựa
chọn ngẫu nhiên theo bảng Kish (Phụ lục 3), cụ thể như sau:
- Dựa trên kết quả thu thập thông tin hộ gia đình, các thành viên đủ điều kiện
tham gia nghiên cứu cá nhân trong mỗi hộ gia đình sẽ được liệt kê từ người trẻ tuổi
nhất đến người cao tuổi nhất theo bảng lựa chọn cá nhân sử dụng phương pháp
Kish.
- Trong bảng lựa chọn cá nhân theo phương pháp Kish (Phụ lục 3), xác định
số thứ tự tương ứng đối chiếu theo cột số thứ tự hộ gia đình được chọn và hàng tổng
số người đủ điều kiện tham gia nghiên cứu ở mỗi hộ gia đình. Cá nhân ở vị trí tương
ứng với số thứ tự được xác định sẽ được chọn tham gia vào nghiên cứu.
- Người được chọn sẽ được phát thẻ mời tham gia nghiên cứu.
- Nếu người được chọn từ chối tham gia nghiên cứu, không thay thế thành
viên nào khác trong hộ gia đình và nhóm nghiên cứu sẽ chuyển sang hộ tiếp theo
trong danh sách ở các xã được lựa chọn.
- Nếu người được chọn không có mặt, nhóm sẽ hỏi về lịch phù hợp của người
lựa chọn cho những lần đến hộ gia đình. Cán bộ thuộc nhóm nghiên cứu sẽ đến hộ
gia đình tối đa 03 lần để thuyết phục người được lựa chọn tham gia vào cuộc nghiên
cứu. Nếu người được chọn không có mặt trong bất kỳ lần đến hoặc lần quay trở lại
hộ gia đình, không thay thế một thành viên nào khác trong hộ gia đình và nhóm
nghiên cứu sẽ chuyển sang hộ tiếp theo trong danh sách ở các xã được lựa chọn.
2.2.1.3. Phương pháp, kỹ thuật và và công cụ thu thập thông tin:
Phương pháp thu thập thông tin: Xét nghiệm đánh giá thực trạng nhiễm vi rút
viêm gan B, C và đánh gía định lượng KAP qua bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp.
Công cụ thu thập thông tin: Bộ câu hỏi hộ gia đình (phụ lục 2)
45

Nhóm nghiên cứu thực địa sẽ đến các hộ gia đình và sẽ thu thập thông tin
nhân khẩu về những người cư trú tại hộ (Phụ lục 7). Thông tin thu thập được từ
nghiên cứu hộ gia đình sẽ giúp để lập bảng danh sách và lựa chọn thành viên tham
gia nghiên cứu cá nhân theo phương pháp Kish. Người phỏng vấn sẽ được hướng
dẫn để có được câu trả lời cho nhiều câu hỏi về nhân khẩu học (như giới tính, tuổi,
nghề nghiệp ...).
- Bộ câu hỏi cá nhân (Phụ lục 1): gồm khoảng 70 câu hỏi, phỏng vấn trong
khoảng khoảng 30-45 phút. Các biểu mẫu thu thập thông tin khác
- Các biểu mẫu khác bao gồm:

Biểu mẫu sàng lọc tiêu chuẩn tham gia (phụ lục 5); Bản cung cấp thông tin
và chấp thuận tham gia (phụ lục 6); Thẻ mời (phụ lục 4); Danh sách thu thập và bàn
giao mẫu (phụ lục 16 a, b); Phiếu hẹn thông báo kết quả xét nghiệm (phụ lục 15)
2.2.1.4. Các nhóm biến số và chỉ số nghiên cứu
Thông tin về nhân khẩu, xã hội học (tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp,
trình độ học vấn…)
Nhóm biến số, chỉ số đầu ra cho mô tả thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B, C bao
gồm:
o Tỷ lệ nhiễm VGB, VGC cấp tính

o Tỷ lệ nhiễm VGB, VGC mạn tính

o Tỷ lệ nhiễm VGB, VGC chung

o Tỷ lệ đồng nhiễm VGB, VGC

o Tỷ lệ nhiễm VGB, VGC theo giới tính, nhóm tuổi; nơi cư trú

Nhóm biến số cho một số yếu tố liên quan, bao gồm:


o Các kiến thức cơ bản về vi rút viêm gan B, C (tiêm chủng, xét
nghiệm, điều trị, tiếp cận dịch vụ…)
o Tỷ lệ có kiến thức đúng về bệnh, tác nhân, đường lây viêm gan B
o Tỷ lệ có kiến thức đúng về đường lây viêm gan C
46

o Tỷ lệ hiểu biết đúng về các biện pháp dự phòng lây nhiễm viêm gan B
o Tỷ lệ hiểu biết đúng về các biện pháp dự phòng lây nhiễm viêm gan C

o Lịch sử mắc các bệnh về gan

o Thành viên gia đình mắc các bệnh về gan (có kết quả xét nghiệm
khẳng định)
o Lịch sử các lần phẫu thuật, thủ thuật

o Lịch sử lọc máu, hiến máu, truyền máu

o Lịch sử việc sử dụng ma túy, lịch sử tiêm chích và tần suất tiêm chích,
dùng chung bơm kim tiêm
o Lịch sử xăm trổ

o Lịch sử khám chữa các bệnh về rang

o Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

o Tỷ lệ tiêm vac xin viêm gan B < 24h sau sinh của trẻ trên địa bàn can
thiệp
2.2.1.5. Mẫu bệnh phẩm và kỹ thuật xét nghiệm
Mẫu bệnh phẩm, vận chuyển và bảo quản
Mỗi cá nhân tham gia nghiên cứu được lấy 5 ml máu tĩnh mạch. Mẫu máu
được thu thập sẽ lưu vào các ống lấy máu không có chất chống đông để phân tách
huyết thanh. Sau đó, để ổn định ít nhất 30-45 phút ở nhiệt độ phòng để hình thành
cục máu đông trước khi ly tâm. Quy trình lấy mẫu được trình bày trong Phụ lục 9.
Các mẫu bệnh phẩm phải được ly tâm tách huyết thanh trong vòng 4-6 giờ
sau khi lấy. Tùy điều kiện thực tế tại địa phương, mẫu máu sẽ được tách chiết tại
tuyến xã, huyện hoặc tỉnh. Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm sẽ phải được đóng gói,
bảo quản và vận chuyển theo đúng quy cách. Nếu là mẫu huyết thanh, mẫu sẽ được
chuyển trong vòng 24 giờ sau khi tách chiết. Mẫu sẽ được đặt trong túi nylon ở trên
các túi đá ở nhiệt độ 4-8°C và vận chuyển theo lô 1-2 lần mỗi ngày đến các phòng
47

xét nghiệm tuyến tỉnh. Sau khi ly tâm, mẫu huyết thanh sẽ được cho vào tuýp
cryogenic có dán mã số nghiên cứu để thực hiện xét nghiệm huyết thanh học.
Các mẫu huyết thanh sẽ được vận chuyển từ các phòng xét nghiệm của
TTYTDP/TTKSBT tuyến tỉnh đến Viện VSDT Tây Nguyên để lưu. Sau đó, các
mẫu huyết thanh sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để làm xét nghiệm huyết
thanh học chẩn đoán VGB, VGC. Các mẫu sẽ được bảo quản lạnh trong đá khô ở
nhiệt độ -20°C cho đến khi thực hiện xét nghiệm. (Phụ lục 10).
Kỹ thuật xét nghiệm:
Sinh phẩm thực hiện xét nghiệm huyết thanh học vi rút viêm gan B, C của
hang Abbott Diagnostics. Tất cả các mẫu sẽ được xét nghiệm anti-HBc tổng
số/anti-HCV bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang (CMIA) trên hệ thống
máy Abbott Architect. Những mẫu dương tính sẽ được xét nghiệm tiếp tục với
HBsAg/HCV core antigen. Một mẫu máu được xác định là nhiễm vi rút viêm gan
B mạn tính khi Anti- HBc tổng số dương tính và HBsAg dương tính. Một mẫu
máu được xác định là nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính khi Anti- HCV dương
tính và HCV core antigen dương tính (Theo Tài liệu Định nghĩa trường hợp bệnh
truyền nhiễm của Bộ Y tế - 2017). Quy trình xét nghiệm HBV (Phụ lục 12) và
HCV (Phụ lục 12)
Xét nghiệm HBV
- Tất cả các mẫu được xét nghiệm kháng thể tổng số đối với kháng nguyên lõi
của vi rút viêm gan B (Total anti-HBc).
- Nếu mẫu dương tính với anti-HBc tổng số thì sẽ làm xét nghiệm HBsAg.
48

Biểu đồ 3. Sơ đồ xét nghiệm HBV

* Xét nghiệm HCV


- Tất cả các mẫu được xét nghiệm kháng thể kháng HCV (anti-HCV)
- Nếu mẫu dương tính với anti-HCV thì sẽ làm xét nghiệm kháng nguyên lõi
HCV (HCV core antigen).

Biểu đồ 4. Sơ đồ xét nghiệm


2.2.1.6. Tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá kiến thức
Dựa vào 16 câu hỏi về kiến thức; mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả
lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm, tính tổng điểm của 16 câu, sau đó đánh giá
phân loại theo tiêu chuẩn của Bloom.
Thang điểm đánh giá kiến thức cụ thể như sau:
49

Số điểm kiến thức (Điểm tối đa 36


TT Phân loại kiến thức
điểm)

1 Tốt (≥ 80%) ≥ 29

2 Trung bình (60%< <80%) 22< < 29

3 Yếu (≤ 60%) ≤ 22

Đánh giá thực hành


Dựa vào 22 câu hỏi về thực hành; mỗi hành vi đúng được 1 điểm, câu trả lời
sai hoặc không trả lời được 0 điểm. Tính tổng điểm của 22 câu, sau đó đánh giá
thực hành theo thang điểm cụ thể như sau:

TT Phân loại thực hành Số điểm thực hành


(Điểm tối đa 22 điểm)
1 Tốt (>=80%) ≥ 18
2 Chưa tốt (<80%) <18
2.2.1.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Nhiễm vi rút viêm gan B
 Đã từng nhiễm: mẫu xét nghiệm có kháng nguyên lõi của vi rút viêm
gan B (anti HBc) dương tính
 Hiện nhiễm: mẫu xét nghiệm có kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm
gan B (HBsAg) dương tính
Nhiễm vi rút viêm gan C
 Đã từng nhiễm: mẫu xét nghiệm có kháng thể kháng HCV (anti-HCV)
dương tính.
50

 Hiện nhiễm: mẫu xét nghiệm có kháng nguyên lõi HCV (HCV core
antigen) dương tính.
2.2.1.8. Cách thức nghiên cứu và thu thập thông tin:
Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn gồm khoảng 70 câu hỏi bao gồm các câu
hỏi về thông tin đặc điểm chung về nhân khẩu học của người tham gia nghiên cứu,
các câu hỏi về tiền sử khám chữa bệnh liên quan đến bệnh viêm gan vi rút B, C;
kiến thức dự phòng và các thói quen hành vi lây nhiễm viêm gan. Thời gian một
cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài trong khoảng khoảng 30-45 phút (Phụ lục 1).
Thu thập thông tin của các yếu tố liên quan đến nhiễm viêm gan vi rút B, C
bằng bộ câu hỏi sẵn có. Phân tích yếu tố liên quan được xác định thông qua so sánh
nhóm bị nhiễm và nhóm không nhiễm để tìm sự khác biệt trong các yếu tố khảo sát.
2.2.1.9. Quy trình thu thập số liệu (Phụ lục 8)
Các nội dung cần chuẩn bị trước khi thu thập số liệu
- Cam kết tham gia nghiên cứu của địa bàn triển khai
- Nhóm nghiên cứu tại thực địa: mỗi nhóm 5 thành viên (02 cán bộ phỏng
vấn, 01 cán bộ lấy mẫu, 01 cán bộ giám sát, 01 cán bộ tiếp đón – hậu cần)
Các cán bộ trong nhóm nghiên cứu tại thực địa sẽ được tuyển chọn dựa trên
kinh nghiệm tham gia trước đó vào các nghiên cứu ở cộng đồng và sự sẵn sàng để
tham gia cuộc nghiên cứu (Phụ lục 15). Các cán bộ này sẽ có kinh nghiệm trong
việc nghiên cứu thực địa và sẽ được tập huấn lại về các phương pháp nghiên cứu,
kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng lấy mẫu máu và kỹ năng giám sát trước khi triển khai
thu thập số liệu tại thực địa (Phụ lục 8).
- Thí điểm nghiên cứu tại thực địa: Thí điểm nghiên cứu thực địa sẽ được
thực hiện trước khi diễn ra các lớp tập huấn và được tiến hành ở cả khu vực thành
thị và nông thôn. Các nội dung thí điểm tại thực địa:

 Liên lạc với các hộ gia đình

 Áp dụng phương pháp lựa chọn Kish để liệt kê người tham gia
51

 Có đủ số lượng người tham gia ở các xã

 Thời gian cần thiết để hoàn thành các cuộc thăm viếng hộ gia đình,
bao gồm cả việc lấy mẫu máu

 Xử lý và lưu trữ các mẫu máu tại hiện trường và các phòng xét
nghiệm khu vực cũng như vận chuyển đến phòng xét nghiệm quốc gia

 Khả năng tìm được hộ gia đình dựa trên số liệu từ danh sách đăng ký
dân sự

 Khả năng ngẫu nhiên chọn một người tham gia từ hộ gia đình

 Thử trước việc nhập và số liệu và kiểm tra việc chỉnh sửa

 Phỏng vấn thử bộ câu hỏi

Bất kỳ các vấn đề về vận hành phát sinh trong quá trình thí điểm sẽ được
xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Biểu đồ 5. Quy trình thu thập thông tin cho mục tiêu 1
2.2.1.10. Quy trình tư vấn và trả kết quả
Người tham gia sau khi lấy mẫu sẽ được phát một phiếu hẹn trả kết quả xét
nghiệm, để quay lại nhận kết quả, trong vòng khoảng 01 tháng sau khi nghiên cứu
52

kết thúc (Phụ lục 13). Phiếu hẹn trả kết quả này ghi chi tiết địa chỉ, số điện thoại,
giờ làm việc của nơi trả kết quả. Nơi trả kết quả xét nghiệm tốt nhất là tại phòng xét
nghiệm của TTYT quận, huyện hoặc TTYTDP tỉnh. Để nhận được kết quả của
mình, người tham gia phải mang theo phiếu hẹn trả kết quả xét nghiệm gốc (Phụ lục
11).
Người tham gia sẽ được tư vấn về nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan B, C
của mình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không dùng chung bơm kim
tiêm...Người tham gia cũng sẽ được giới thiệu tới các dịch vụ chăm sóc, điều trị tại
địa phương nếu có nhu cầu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cho Mục tiêu 3:
2.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng để đánh giá hiệu quả một số
biện pháp can thiệp.
2.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Để đảm bảo việc chọn nhóm can thiệp và nhóm chứng cho mục tiêu đánh giá
hiệu quả của một số biện pháp can thiệp chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 2/3 huyện
thuộc nghiên cứu của giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh KonTum có đặc tính tương đồng
về văn hóa, trình độ dân trí, kinh tế…và cách xa nhau để đảm bảo các hoạt động can
thiệp khi triển khai không tác động đến xã/phường thuộc huyện đối chứng.
Quần thể nghiên cứu cho mục tiêu này là nhóm người trưởng thành được lựa
chọn theo đối tượng của mục tiêu 1 gồm 6 xã/phường thuộc 02 huyện được chọn
của tỉnh KonTum (Ngọc Hồi và TP.KonTum) để tiến hành nghiên cứu, cụ thể như
sau:
* Nhóm chứng: gồm 3 xã/phường của huyện Ngọc Hồi (Plei Kần, Đăk Ang,
Đăk Kan)
* Nhóm can thiệp: gồm 3 xã/phường của TP.KonTum (Thắng Lợi, Nguyễn
Trãi, Trường Chinh)
53

2.2.2.3. Cỡ mẫu can thiệp


Can thiệp được thực hiện trên toàn bộ cộng đồng
2.2.2.4. Nguyên lý can thiệp
Một số biện pháp can thiệp sẽ được triển khai nhằm tác động vào cộng đồng,
hộ gia đình với sự tham gia tối đa nguồn lực từ cộng động, cán bộ y tế và phù hợp
với bối cảnh địa phương triển khai can thiệp.
Bước 1: Phân tích để xác định nội dung can thiệp. Can thiệp vào nội dung
nào phải thông qua kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 1, gồm nghiên cứu mô tả cắt
ngang xác định thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống vi rút VGB,
VGC của người trưởng thành và các yếu tố liên quan. Từ đó, chúng tôi xác định vấn
đề và vấn đề ưu tiên để tiến hành can thiệp.
Bước 2: Phân tích nguyên nhân của vấn đề ưu tiên và thu thập thông tin cho
kế hoạch can thiệp. Sử dụng các kết quả thăm dò nhu cầu của đối tượng nghiên cứu
để xây dựng các giải pháp giải quyết các vấn đề cần can thiệp. Chúng tôi sử dụng
54

kết quả phỏng vấn định lượng theo mẫu phiếu điều tra ở giai đoạn nghiên cứu mô tả
ban đầu.
Bước 3: Xây dựng các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để huy động xã can
thiệp hỗ trợ giải quyết vấn đề ưu tiên.
Bước 4: Xác định các giải pháp và hoạt động cụ thể thực hiện chương trình
can thiệp tại xã can thiệp. Căn cứ vào mục tiêu, tiến hành xây dựng các giải pháp
can thiệp, tập trung vào truyền thông và tư vấn về phòng chống nhiễm vi rút VGB,
VBC cho người trưởng thành, chuẩn bị các nguồn lực cho hoạt động can thiệp.
Bước 5: Xây dựng các công cụ theo dõi và đánh giá để đo lường kết quả các
hoạt động can thiệp.
2.2.2.5. Nội dung, cách thức và tần suất can thiệp:
Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam cho thấy nhiễm vi rút viêm gan B
thường có liên quan đến các yếu tố như kiến thức, sự hiểu biết về các biện pháp
phòng tránh, thái độ nhận thức không đúng về lây nhiễm viêm gan B, C sẽ dẫn đến
việc dự phòng lây nhiễm HBV, HCV trong cộng đồng chưa được hiệu quả. Do đó,
việc tìm ra và triển khai các biện pháp, mô hình can thiệp phòng chống bệnh viêm
gan vi rút B, C cho phù hợp với cồng đồng tại khu vực Tây Nguyên là một vấn đề
còn khó khăn. Ngoài mô hình dự phòng đặc hiệu bằng vác xin, với điều kiện kinh
tế, nhận thức của người dân tại khu vực Tây Nguyên còn rất nhiều khó khăn và yếu
kém thì cần đòi hỏi phải có các biện pháp tăng cường dự phòng chủ động, lâu dài và
tích cực cho người dân của cộng đồng khu vực Tây Nguyên. Vì vậy, hoạt động can
thiệp cộng đồng bằng truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức,
hiểu biết, thái độ nhận thức đúng để giảm nguy cơ lây nhiễm về viêm gan vi rút B,
C trong cộng đồng là hết sức cần thiết.
Hoạt động can thiệp được triển khai thống nhất tại cộng đồng ở 03
xã/phường đã được lựa chọn và dựa vào hệ thống y tế sẵn có, tiết kiệm được các
nguồn lực, tạo điều kiện duy trì sau khi nghiên cứu kết thúc.
55

Các hoạt động can thiệp trong nghiên cứu cũng được xây dựng dựa trên một
số kết quả phân tích trong điều tra năm 2018 để phù hợp với điều kiện sống, phong
tục tập quán tại địa phương. Cụ thể là, các hoạt động can thiệp về truyền thông được
lập kế hoạch để đảm bảo tất cả các nhóm đối tượng (cả nam và nữ) có thể tiếp cận
được, trong đó chú ý về thời gian tổ chức hoạt động, phương tiện truyền thông và
các kênh truyền thông để phù hợp với nhóm nữ giới những người phải dành phần
lớn thời gian làm việc nhà và làm việc tại nương rẫy.
Bên cạnh đó, với tỷ lệ người tham gia nghiên cứu không được đi học và có
trình độ văn hóa không được cao, các nội dung và tài liệu truyền thông cần được
thiết kế một cách dễ hiểu.
Mục tiêu thực hiện của chương trình can thiệp là nâng cao kiến thưc và nhận
thức, thay đổi thái độ và hành vi của nhóm người trưởng thành thuộc cộng đồng dân
cư tại địa bàn nghiên cứu trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HBV,
HCV. Bên cạnh đó, việc củng cố và nâng cao năng lực cho hệ thông giám sát bằng
các hình thức như: Tập huấn nâng cao kiến thức và giám sát viêm gan B, C tại cộng
đồng cho cán bộ Y tế tuyến cơ sở; củng cố hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo; xây
dựng hệ thống, tổ chức quản lý chương trình phòng chống HBV, HCV.
Thông qua các chương trình này, nghiên cứu sẽ giúp tăng cường sự nhận
thức, kiến thức phòng chống lây nhiễm viêm gan B, C của cộng đồng dân cư trên
địa bàn tỉnh KonTum noi riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.
Cấu phần can thiệp 1: Tổ chức, quản lý
Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý các chương trình can thiệp
Tại tuyến tỉnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật KonTum có cán bộ chuyên
trách về chương trình can thiệp. Cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ tổng hợp đề xuất
của tuyến dưới, tham mưu và phối hợp với các cán bộ kỹ thuật để xây dựng kế
hoạch chương trình can thiệp hàng năm; giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới
trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
56

Tại tuyến huyện, cán bộ chuyên trách chương trình chịu trách nhiệm chính
cho việc giám sát và hỗ trợ hoạt động nhóm cộng tác viên, tuyên truyền viên thôn
bản/xã phường.
Tại tuyến xã, thôn buôn có mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán
bộ y tế xã, y tế thôn buôn được đào tạo về kiến thức và tổ chức thực hiện chương
trình can thiệp. Trưởng trạm y tế xã chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới cộng tác
viên, tuyên truyền viên tại xã và thôn/ buôn.
Các cộng tác viên, tuyên truyền viên tham gia chương trình được đào tạo bài
bản các kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HBV, HCV và kỹ năng truyền
thông, kỹ năng tư vấn và cách tổ chức triển khai truyền thông nhóm nhỏ. Các cộng
tác viên được cung cấp đầy đủ tài liệu truyền thông và được phân công tổ chức các
buổi nói chuyện, tuyên truyền về phòng lây nhiễm HBV, HCV, phân phát tài liệu
truyền thông, giới thiệu chuyển tiếp đến dịch vụ dự phòng tại các cơ sở Y tế.
Cấu phần can thiệp 2: Các hoạt động tổ chức quản lý và chỉ đạo
Để tăng cường phối hợp, triển khai hiệu quả công tác phòng chống viêm gan
B, C tại cộng đồng, các hoạt động của chương trình can thiệp phải được phối hợp
với sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp và các ban nghành đoàn thể
như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
Quy định báo cáo, giám sát hoạt động
Kết quả hoạt động của các chương trình can thiệp được trạm y tế báo cáo
hàng tháng cho tuyến huyện theo các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động.
Tuyến huyện tổng hợp báo cáo hàng tháng từ các trạm y tế và gửi báo cáo
tổng hợp cho cán bộ tuyến tỉnh tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật.
Cán bộ chuyên trách tuyến tỉnh nhận báo cáo hàng tháng từ huyện gửi lên,
tổng hợp và phân tích các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động.
57

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


tỉnh KonTum

Chính quyền, đoàn thể TTYT huyện


địa phương

Chính quyền Hội nông dân, phụ nữ, TYT, Y tế thôn


xã, thôn bản đoàn thanh niên bản

Cộng đồng dân cư

Mô hình tổ chức, quản lý các chương trình can thiệp


Cấu phần can thiệp 2: Chương trình truyền thông
Các hoạt động truyền thông nâng cao kiến thưc, hiểu biết về phòng lây
nhiễm viêm gan B, C cho người trưởng thành tại địa bàn nghiên cứu bao gồm cung
cấp kiến thức về phòng chống, phòng lây nhiễm HBV, HCV cho các đối tượng trên
địa bàn đặc biệt là nhóm tuổi trưởng thành, phụ nữ có thai và trong độ tuổi sinh đẻ,
cán bộ y tế, các cộng tác viên và tuyên truyền viên. Nội dung của các hoạt động này
bao gồm tổ chức tư vấn, truyền thông cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức dự
phòng; truyền thông về quan hệ tình dục an toàn, sử dụng BCS cho thanh niên
thông qua truyền thông đại chúng tại tuyến huyện hoặc qua hệ thống loa đài tại
tuyến xã và thông qua các cuộc họp thôn buôn; phân phát tờ rơi; thực hiện truyền
thông lưu động để thực hiện định kỳ các hoạt động truyền thông cho người sống ở
vùng sâu vùng xa thông qua nhiều hoạt động.
a. Mục tiêu chương trình
- Huy động sự tham gia của cộng đồng tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt
động phòng chống viêm gan B, C trong đó có sự đồng thuận và ủng hộ từ
chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.
58

- Nâng cao kiến thức phòng lây nhiễm HBV, HCV và tạo điều kiện thuận lợi
cho cho các nhóm dân cư chủ động tham gia và sử dụng các dịch vụ dự
phòng.
- Thay đổi các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HBV, HCV nhằm hạn chế việc
lây nhiễm HBV, HCV trong cộng đồng.
b. Nguyên tắc:
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, kết hợp giữa truyền thông gián tiếp
(truyền thanh của xã/phường, tư vấn, dán áp phích, tờ rơi…) và truyền thông
trực tiếp.
- Lồng ghép hoạt động can thiệp với các chương trình y tế của địa phương; với
sự tham gia của cán bộ y tế địa phương và cộng đồng. Hoạt động này triển
khai đồng loạt tại 2 xã/phường được chọn can thiệp.
c. Tài liệu truyền thông
Các tài liệu truyền thông như tờ rơi, sách nhỏ được phân phát rộng rãi trong
cộng đồng cũng như các panô, áp phích, khẩu hiệu về phòng chống viêm gan B, C
được treo ở những nơi công cộng. Tài liệu truyền thông đa dạng về chủng loại và có
nội dung phong phú như tờ rơi, sách nhỏ, băng đĩa hình/tiếng, tiểu phẩm…Thông
điệp và tài liệu truyền thông cho đối tượng đích chủ yếu về: thông tin cơ bản về
HBV, HCV và cơ chế lây truyền; phòng tránh lây nhiễm trong cộng đồng; phòng
tránh lây nhiễm HBV, HCV qua quan hệ tình dục, truyền máu và dự phòng bằng
vac xin.
Tài liệu truyền thông cho cộng đồng được phát trong các cuộc họp. Tờ rơi và
sách nhỏ, pano, áp phích về phòng chống HBV, HCV được xây dựng phù hợp với
văn hóa địa phương. Tài liệu truyền thông được thử nghiệm và rút kinh nghiệm đảm
bảo phù hợp với trình độ tiếp thu của cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu.
59

d. Hình thức truyền thông


Truyền thông đại chúng
Truyền thông gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: các
nội dung về kiến thức dự phòng lây nhiễm HBV, HCV được phát trên hệ thống
truyền thanh, truyền hình, loa phát thanh tại các xã và tổ chức các đợt truyền thông
lưu động hoặc kết hợp vào các chương trình văn hóa của người dân địa phương.
Phát thanh trên hệ thống loa đài của xã, hệ thống thu phát lại tại các thôn bản. Thời
lượng: 15 phút /buổi, 02 lần/tuần.
Truyền thông trực tiếp
- Truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua mạng lưới cộng tác viên.
Các hoạt động truyền thông trực tiếp được thực hiện bao gồm thảo luận nhóm, nói
chuyện chuyên đề, tổ chức truyền thông lưu động kết hợp với các hoạt động văn
hóa, văn nghệ. Các hoạt động truyền thông trực tiếp được tổ chức với sự tham gia
của các tổ chức đoàn thể tại địa phương như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông
dân... Nhóm cộng tác viên hoạt động và hàng tháng có giao ban để rút kinh nghiệm
và lập kế hoạch hoạt động. Truyền thông trực tiếp được thực hiện qua hai hình thức
là nói chuyện chuyên đề và truyền thông kết hợp.
Tại các buổi nói chuyện chuyên đề, cán bộ y tế, cán bộ chương trình kết hợp
với các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ dân phố tổ chức các
cuộc để truyền thông về phòng, chống HBV, HCV cho cộng đồng hoặc các nhóm
phụ nữ, thanh niên... Địa điểm họp là các trạm y tế hoặc tổ dân phố, nhà cộng đồng,
nhà văn hóa thôn..., với sự hỗ trợ tích cực của các thành viên trong các tổ chức đoàn
thể tại địa phương. Các buổi nói chuyện chuyên đề giúp cho người tham gia hiểu
sâu về từng nội dung được truyền tải cũng như các giải đáp từ các cán bộ y tế có
chuyên môn. Các buổi nói chuyện chuyên đề được thực hiện hàng quý với số lượng
là 1 thôn/buổi và thời lượng thực hiện là 02 giờ/buổi.
- Truyền thông tại hộ gia đình, truyền thông tại trạm y tế ……
60

e. Theo dõi đảm bảo chất lượng can thiệp


Nghiên cứu được đảm bảo thông qua quá trình giám sát, theo dõi của nghiên
cứu viên và nhóm nghiên cứu theo hình thức giám sát hỗ trợ triển khai hàng quý và
lồng ghép với các hoạt động giám sát thường xuyên trong chương trình phòng,
chống dịch.
Các chỉ số báo cáo kết quả hoạt động truyền thông
- Trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo tỉnh: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ
- Phát thanh tại huyện: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ
- Phát thanh qua loa đài tại xã: số bài/tháng, tỷ lệ bao phủ
- Truyền thông trực tiếp: số buổi/tháng, số người tham gia/buổi
- Phân phát tờ rơi, treo băng rôn: Số tờ rơi, số lần treo băng rôn...

Giảm nguy cơ lây nhiễm HBV, HCV

Tư vấn, giám sát và tiếp Tăng cường hệ thống


Truyền thông cận dịch vu quản lý

Truyền thông gián tiếp: sản


Tư vấn phòng, chống HBV Xây dựng đội ngũ cán bộ
xuất tài liệu, tờ rơi, phát thanh
tại trạm Y tế chuyên trách
tại huyện, xã

Tiếp cận chương trình


Truyền thông trực tiếp: nói TCMR và tiêm vác xin Củng cố hệ thống quản lý,
chuyện chuyên đề, họp thôn, viêm gan B <24h sau biểu mẫu báo cáo
cung cấp tài liệu truyền thông sinh

Giám sát phát hiện sơm


ca bệnh tại cộng đồng

Khung chương trình can thiệp


61

2.2.2.6. Thời gian can thiệp:


Hoạt động can thiệp được tiến hành trong khoảng thời gian 6 tháng từ 3/2019
đến 9/2019.
2.2.2.7. Đánh giá hiệu quả can thiệp:
Phương pháp đánh giá:
- Điều tra cắt ngang của mục tiêu 1 (trước can thiệp) nhằm mô tả tỷ lệ nhiễm
vi rút viêm gan B, C và các nguy cơ lây nhiễm HBV-HCV, một số yếu tố liên quan
đến nhiễm vi rút viêm gan B, C năm 2018. Các kết quả được sử dụng để thiết kế các
hoạt động can thiệp.
- Điều tra cắt ngang lần 2 (sau can thiệp) so sánh với kết quả trước can thiệp
để đánh giá hiệu quả các hoạt động can thiệp.
- Thời gian đánh giá: đánh giá trước can thiệp được tiến hành triển khai điều
tra cùng với thời gian nghiên cứu của giai đoạn 1 (năm 2018). Đánh giá sau can
thiệp: một nghiên cứu cắt ngang sẽ được triển khai sau 6 tháng can thiệp tại các
xã/phường thuộc các huyện đã được chon lựa (năm 2019).
- Cỡ mẫu: Chọn toàn bộ mẫu tại 2 huyện đã được triển khai trong nghiên
cứu cắt ngang của giai đoạn 1 (2018) để tiến hành nghiên cứu can thiệp. Như vậy cỡ
mẫu tại mỗi huyện là 590 mẫu.
Nội dung, phương pháp thực hiện điều tra và thu thập số liệu tương tự như
điều tra nghiên cứu mô tả tại giai đoạn 1.
- Tính chỉ số hiệu quả để đánh giá hiệu quả can thiệp thực sự.
- Cỡ mẫu đánh giá: Chọn ngẫu nhiên 2 huyện/thành phố thuộc địa bàn tỉnh
KonTum để triển khai nghiên cứu can thiệp.
- Công cụ, phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp và bộ công cụ như điều tra
ngang
62

2.2.2.8. Phân tích chỉ số hiệu quả


Chỉ số hiệu quả (CSHQ) của một số biện pháp can thiệp: so sánh kết quả trước và
sau can thiệp: Dựa trên phương pháp so sánh 2 tỷ lệ, dùng Chi-squared và p-value,
tính tỷ lệ % cải thiện sau can thiệp theo công thức:

CSHQ (%) =
Trong đó:
- p1 là kết quả có tại thời điểm đánh giá trước can thiệp (TCT) năm 2018.
- p2 là kết quả tại thời điểm đánh giá sau can thiệp (SCT) năm 2019.
Hiệu quả thực sự của can thiệp được tính bằng cách so sánh trước - sau và so sánh
với nhóm chứng:
Hiệu quả can thiệp (HQCT) = CSHQ (nhóm can thiệp) – CSHQ(nhóm chứng)
63

2.2.2.8. Sơ đồ nghiên cứu cho nghiên cứu can thiệp cộng đồng

2.3. Quản lý và phân tích số liệu


Toàn bộ bộ câu hỏi hoàn thành phỏng vấn và kết quả xét nghiệm viêm gan vi
rút B, C được nhập liệu kép bằng phần mềm Epi data 3.1. Kết quả hai lần nhập
được so sánh với nhau nhằm xác định lỗi có thể có trong quá trình nhập. Các lỗi có
thể có sẽ được thu thập lại để đảm bảo tính nhất quán của số liệu.
Phân tích số liệu với Stata 12.0. Quá trình làm sạch số liệu được thực hiện
trực tiếp trên phần mềm và toàn bộ quá trình này được lưu thành bộ câu lệnh để
đảm bảo số liệu gốc không bị ảnh hưởng trong quá trình phân tích.
64

Xây dựng các bảng số liệu mô tả và dự kiến các phân tích cần thực hiện
nhằm giúp quá trình phân tích đúng trình tự không bỏ sót các mối liên quan. Thực
hiện tính tỉ lệ các biến số như: Tỷ lệ nhiễm viêm gan B, C, mức độ kiến thức, thái
độ, hành vi và các yếu tố liên quan. Các biến kết quả được phân tích phân tầng theo
giới tính (nam và nữ) và nhóm tuổi.
Phân tích đơn biến được thực hiện để mô tả mối liên quan với tỷ lệ nhiễm
viêm gan B, C với các biến độc lập; mối liên quan giữa kiến thức, hành vi dự phòng
và các mức độ của yếu tố nguy cơ. Sử dụng kiểm định χ2, loại bỏ giả thuyết Ho với
mức độ ý nghĩa 0, 05. Khoảng tin cậy 95% cho kiến thức, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm
gan B, và mỗi yếu tố nguy cơ.
Sử dụng mô hình hồi quy logistic để phân tích đa biến nhằm loại bỏ các yếu
tố nhiễu. Các biến lựa chọn vào mô hình logistic dựa trên mối liên quan thực tế, tỷ
lệ và mức độ liên quan trong phân tích đơn biến. Giá trị OR hiệu chỉnh trong mô
hình hồi quy đa biến sẽ loại bỏ mức độ ảnh hưởng của yếu tố nhiễu.
2.4. Sai số và khống chế sai số
Sai số phân loại (do bỏ cuộc) có thể xuất hiện do một số thành viên trong gia
đình gặp không thể tiếp xúc phỏng vấn được do đang trong giờ làm việc. Cần tiếp
tục tiếp cận với những người tham gia đã bỏ lỡ cuộc hẹn. Các nhóm thực địa sẽ trở
lại hộ gia đình ba lần trong thời gian ở xã để tiếp cận các thành viên trong gia đình
đã chọn. Cần có đủ thời gian trong những lần đến hộ gia đình để giải thích tầm quan
trọng của cuộc nghiên cứu và vai trò của người tham gia trong đó.
Sự chủ quan của người phỏng vấn cũng có thể xảy ra nếu người phỏng vấn
đã biết về tình trạng bệnh tật và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc phỏng vấn.
Các lớp đào tạo về phỏng vấn và những hướng dẫn về thực địa sẽ nhấn mạnh những
thực hành tốt nhất giúp thực hiện các câu hỏi nghiên cứu một cách khách quan.
Các sai số khác có thể gặp phải như sai số lựa chọn (chọn hộ gia đình và
chọn cá nhân được phỏng vấn) và sai số nhớ lại (cá nhân trả lời không đúng sự thật
hoặc họ nhớ nhầm). Vai trò của giám sát viên là quan trọng để hạn chế các sai số
65

lựa chọn. Các nghiên cứu viên có kinh nghiệm được tập huấn kỹ sẽ hạn chế sai số
thông tin trong quá trình phỏng vấn. Các câu hỏi có tính chất ràng buộc lẫn nhau
giúp hạn chế sự thiếu logic trong các ý trả lời của người được phỏng vấn.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
2.5.1. Xét duyệt đạo đức
Các quy trình, bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu, các tài liệu tuyển chọn
đối tượng tham gia và các tài liệu liên quan sẽ được xem xét và phê duyệt bởi hội
đồng đạo đức nghiên cứu (IRB) của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Sự tham gia của đối tượng nghiên cứu sẽ dựa trên cơ sở tự nguyện. Cuộc
nghiên cứu không ghi lại tên hoặc bất kỳ đặc điểm nhận dạng cá nhân nào. Tất cả
các bộ câu hỏi và mẫu bệnh phẩm sẽ được dán nhãn với mã số của người tham gia
nghiên cứu. Người tham gia nghiên cứu sẽ được cấp một thẻ có kèm mã số nghiên
cứu của khách hàng, được điều trị và tư vấn miễn phí. Vì không có số nhận dạng,
không có cách nào để đối chiếu với kết quả xét nghiệm dương tính hoặc để xác định
ai được lựa chọn tham gia hoặc không tham gia cuộc nghiên cứu.
Hoạt động nghiên cứu tại các tỉnh được thông qua và đồng ý bằng văn bản
của UBND tỉnh, Sở Y tế.
2.5.2. Đồng ý tham gia nghiên cứu
Việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện. Cán bộ tiếp đón sẽ lấy
thỏa thuận tham gia nghiên cứu bằng ghi nhận sự đồng ý của người tham gia nghiên
cứu. Quá trình thỏa thuận sẽ được thực hiện bằng tiếng Việt.
Người tham gia có thể tự đọc bản thỏa thuận hoặc nghe cán bộ đón tiếp đọc
(nếu họ không đọc được). Thỏa thuận này sẽ cung cấp cho người tham gia những
thông tin chung của nghiên cứu cũng như các thông tin cụ thể về quy trình lấy mẫu
và trả lời mọi câu hỏi có thể phát sinh.
Những người tham gia có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
Thảo luận về việc chấp thuận tham gia bao gồm các chủ đề sau:
- Mục đích của cuộc nghiên cứu huyết thanh học.
66

- Lượng máu cần lấy.

- Đồng ý lưu trữ mẫu máu còn lại cho mục đích phi nghiên cứu.

- Các biện pháp bảo vệ được thực hiện để bảo đảm sự riêng tư và bảo mật
của cá nhân.
- Phương pháp và thời gian xác nhận với người tham gia về kết quả xét
nghiệm dương tính, cũng như tư vấn kết hợp điều trị.
- Rủi ro của việc lấy máu.

- Kinh phí hỗ trợ tham gia nghiên cứu.

- Quyền của người tham gia từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào và quyền rút
lui khỏi cuộc nghiên cứu bất kỳ lúc nào mà không bị phạt.
2.5.3. Bảo mật thông tin
Quy trình sau đây sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo đạo đức trong nghiên
cứu và bảo vệ người tham gia vào cuộc nghiên cứu:
- Cung cấp thông tin về nghiên cứu khi tuyển chọn người tham gia, trong đó
nhấn mạnh tính bảo mật, việc tham gia là hoàn toàn tự nguyện, người tham gia có
thể từ chối hoặc rút khỏi cuộc nghiên cứu, giải thích rõ quy trình nghiên cứu và trả
lời các câu hỏi. Cán bộ tuyển chọn sẽ tiến hành quá trình thoả thuận đồng ý tham
gia với sự chứng kiến của một người làm chứng.
- Trong cuộc nghiên cứu không thu thập thông tin cá nhân của người tham
gia như họ tên hay các thông tin nhận dạng khác. Tất cả các biểu mẫu và bệnh phẩm
sẽ được quản lý bằng hệ thống mã số/mã vạch được sinh tự động bởi phần mềm
quản lý danh sách đối tượng tham gia. Mã số này sẽ đi theo đối tượng tham gia với
vai trò là mã định danh duy nhất qua các khâu, tiếp đón, phỏng vấn lấy mẫu và hẹn
trả kết quả xét nghiệm
- Trong quá trình tập huấn, cán bộ nghiên cứu tại thực địa sẽ được nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin, thoả thuận tham gia, quy trình
nghiên cứu nhằm đảm bảo tính bí mật thông tin cho người tham gia.
67

2.5.4. Các rủi ro


Người tham gia có thể cảm thấy khó chịu khi lấy máu tĩnh mạch, có thể cảm
thấy chóng mặt, bầm tím hoặc đau ở vết lấy máu.
Người tham gia có thể cảm thấy bối rối khi trả lời các câu hỏi liên quan đến
việc lây nhiễm vi rút viêm gan B, C. Cán bộ nghiên cứu sẽ được tập huấn và đảm
bảo quy trình tư vấn để giúp đỡ người tham gia khắc phục những cảm giác đó.
2.5.5. Lợi ích
Người tham gia sẽ được tư vấn và xét nghiệm vi rút viêm gan B, C. Họ sẽ
được giới thiệu đến các dịch vụ xét nghiệm, điều trị nếu có nhu cầu. Các tài liệu
truyền thông về dự phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B, C sẽ được cung cấp trong
quá trình thực hiện nghiên cứu.
Thông tin thu được từ nghiên cứu này sẽ giúp cho việc triển khai các hoạt
động phòng, chống bệnh do vi rút viêm gan B, C tại cộng đồng khu vực Tây
Nguyên.
68

3. CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Kết quả Mục tiêu 1, 2:
3.1.1. Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B, C:
Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B:

Tình trạng nhiễm HBV Tần suất Tỷ lệ %

Âm tính

Dương tính

Tổng số

Tình trạng nhiễm vi rút viêm gan C:

Tình trạng nhiễm HCV Tần suất Tỷ lệ %

Âm tính

Dương tính

Tổng số

3.1.2. Đăc điểm của quần thể nghiên cứu:


3.1.2.1. Thông tin về nhân khẩu, xã hội học (tuổi, giới, dân tộc, tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn…)
Tỷ lệ (%) p
Đặc điểm
(n= )
18-29
30-40
Nhóm tuổi 41-50
50-60
>60
Nam
Giới tính
Nữ
Trình độ học vấn Chưa bao giờ đi học/tiểu
học
69

Tỷ lệ (%) p
Đặc điểm
(n= )
Trung học cơ sở/trung học
phổ thông
> Trung học phổ thông

Nông dân
Nhân viên y tế/ văn phong
Nghề nghiệp
Buôn bán
Thất nghiệp
Thời gian sống tại nơi ở hiện Nông thôn
tại Thành thị
Đi xa nhà trong 12 tháng qua
Đi xa nhà lâu hơn một tháng

Độc thân
Tình trạng hôn nhân Hiện đang có chồng / vợ
Sống chung không kết hôn
Ly thân / Ly dị / Góa

3.1.2.2. Thực trạng kiến thức, tiền sử khám bệnh và hành vi của quần thể nghiên
cứu.
Tỷ lệ (%) p
Đặc điểm
(n= )
Hiểu biết về đường lây Không đúng
nhiễm HBV Đúng
Không biết
Không đúng
Hiểu biết về đường lây
Đúng
nhiễm HBC
Không biết
Không đúng
Hiểu biết về cách phòng
Đúng
lây nhiễm
Không biết
70

3.1.3. Tỷ lệ hiện nhiễm VGB, VGC:


- Tỷ lệ hiện nhiễm VGB chung;

- Tỷ lệ hiện nhiễm VGB theo giới tính, theo nhóm tuổi, dân tộc, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế…;
- Tỷ lệ hiện nhiễm VGB theo tiền sử tiêm chủng, tiền sử mắc bệnh…;

- Tỷ lệ hiện nhiễm VGC chung;

- Tỷ lệ hiện nhiễm VGC theo giới tính, theo nhóm tuổi, dân tộc, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế…;
- Tỷ lệ hiện nhiễm VGC theo tiền sử tiêm chủng, tiền sử mắc bệnh…;

Đặc trưng Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ nhiễm viêm gan B chung (n= )

Tỷ lệ nhiễm viêm gan B chung (n= )

Tỷ lệ nhiễm viêm gan B

Theo nhóm tuổi

Theo giới tính

- Nam giới

- Nữ giới

Theo dân tộc

- Kinh

- Khác

Theo nghề nghiệp


71

Đặc trưng Tỷ lệ (%)

Theo trình độ học vấn

Theo hôn nhân

Theo tình trạng kinh tế

Theo tiền sử tiêm chủng

Theo tiền sử mắc bệnh

Tỷ lệ nhiễm viêm gan C

Theo nhóm tuổi

-
72

Đặc trưng Tỷ lệ (%)

Theo giới tính

- Nam giới

- Nữ giới

Theo dân tộc

- Kinh

- Khác

Theo nghề nghiệp

Theo trình độ học vấn

Theo hôn nhân

Theo tình trạng kinh tế

Theo tiền sử tiêm chủng

-
73

Đặc trưng Tỷ lệ (%)

Theo tiền sử mắc bệnh

3.1.4. Mối liên quan giữa tỷ lệ hiện nhiễm VGB và các yếu tố sau:
Nhiễm OR
AOR
VGB (95%
Đặc điểm (95% khoảng
khoảng tin
n % tin cậy)
cậy)
Nam
Giới tính
Nữ
15-24
Nhóm tuổi
25-49
Đi học
Làm ruộng /
Nghề nghiệp rẫy
Công việc khác
Tình trạng hôn nhân
Trình độ học vấn
Dân tộc
Thời gian sống tại địa
phương
Đi xa nhà liên tục Có
trong 1 tháng Không
Kiến thức cơ bản về
vi rút VGB
Kiến thức về tiêm
chủng phòng VGB
Kiến thức về xét
nghiệm VGB
Kiến thức về các dịch
vụ điều trị viêm gan
B
Lịch sử mắc các bệnh
về gan
Thành viên gia đình
mắc các bệnh về gan
Lịch sử các lần phẫu
74

Nhiễm OR AOR
Đặc điểm VGB (95% (95% khoảng
n % khoảng tin tin cậy)
cậy)
thuật, ghép gan
Lịch sử lọc máu, hiến
máu, truyền máu
Lịch sử sử dụng ma
túy
Lịch sử xăm trổ
Lịch sử khám chữa
bệnh về răng
Mắc bệnh LTQDTD
Các vấn đề kỳ thị,
phân biệt đối xử

3.1.5. Mối liên quan giữa tỷ lệ hiện nhiễm VGC và các yếu tố sau:
Nhiễm OR
AOR
VGC (95%
Đặc điểm (95% khoảng
khoảng tin
n % tin cậy)
cậy)
Nam
Giới tính
Nữ
15-24
Nhóm tuổi
25-49
Đi học
Làm ruộng /
Nghề nghiệp rẫy
Công việc khác
Tình trạng hôn nhân
Trình độ học vấn
Dân tộc
Thời gian sống tại địa
phương
Đi xa nhà liên tục Có
trong 1 tháng Không
Kiến thức cơ bản về
vi rút VGC
Kiến thức về tiêm
chủng phòng VGC
Kiến thức về xét
75

Nhiễm OR AOR
Đặc điểm VGC (95% (95% khoảng
n % khoảng tin tin cậy)
cậy)
nghiệm VGC
Kiến thức về các dịch
vụ điều trị viêm gan
C
Lịch sử mắc các bệnh
về gan
Thành viên gia đình
mắc các bệnh về gan
Lịch sử các lần phẫu
thuật, ghép gan
Lịch sử lọc máu, hiến
máu, truyền máu
Lịch sử sử dụng ma
túy
Lịch sử xăm trổ
Lịch sử khám chữa
bệnh về răng
Mắc bệnh LTQDTD
Các vấn đề kỳ thị,
phân biệt đối xử

3.1.6. Thực trạng về kiến thức dự phòng bệnh viêm gan vi rút B:
Đặc trưng Tỷ lệ (%)
n=
Đã từng nghe nói về viêm gan vi rút B
n=
Kiến thức đúng đường lây
- Qua đường máu
- Qua chất dịch cơ thể
- Qua quan hệ tình dục
- Từ mẹ sang con
- Qua đường ăn uống
n=
Kiến thức đúng về phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B
- Tiêm phòng vắc xin
- Không tiêm chích ma túy
- Không dùng chung dụng cụ tiêm, truyền máu, xăm trổ
76

Đặc trưng Tỷ lệ (%)


n=
- Không quan hệ tình dục nhiều bạn tình
- Không dùng chung vật dụng cá nhân (bàn chải, dao cạo râu)
n=
Biết về lịch tiêm phòng vắc xin VGB
Biết về bệnh do vi ruts VGB có thể được điều trị khỏi
Biết về nơi điều trị bệnh do vi rút viêm gan B

3.1.7. Thực trạng về kiến thức dự phòng bệnh viêm gan vi rút C:
Đặc trưng Tỷ lệ (%)
n=
Đã từng nghe nói về viêm gan vi rút C
n=
Kiến thức đúng đường lây
- Qua đường máu
- Qua chất dịch cơ thể
- Qua quan hệ tình dục
- Từ mẹ sang con
- Qua đường ăn uống
n=
Kiến thức đúng về phòng lây nhiễm vi rút viêm gan C
- Tiêm phòng vắc xin
- Không tiêm chích ma túy
- Không dùng chung dụng cụ tiêm, truyền máu, xăm trổ
- Không quan hệ tình dục nhiều bạn tình
- Không dùng chung vật dụng cá nhân (bàn chải, dao cạo râu)
Biết về bệnh do vi rút VGC có thể được điều trị khỏi
Biết về nơi điều trị bệnh do vi rút viêm gan C

3.1.8. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống lây nhiễm bệnh VGB và các
yếu tố sau:
Kiến OR
thức AOR
(95%
Đặc điểm đúng (95% khoảng
khoảng tin
tin cậy)
n % cậy)
Nam
Giới tính
Nữ
77

Kiến OR
thức AOR
(95%
Đặc điểm đúng (95% khoảng
khoảng tin
tin cậy)
n % cậy)
15-24
Nhóm tuổi
25-49
Đi học
Làm ruộng /
Nghề nghiệp rẫy
Công việc khác
Tình trạng hôn nhân
Trình độ học vấn
Dân tộc
Thời gian sống tại
địa phương
Đi xa nhà liên tục Có
trong 1 tháng Không
Lịch sử mắc các bệnh
về gan
Thành viên gia đình
mắc các bệnh về gan
Lịch sử các lần phẫu
thuật, ghép gan
Lịch sử lọc máu, hiến
máu, truyền máu
Lịch sử sử dụng ma
túy
Lịch sử xăm trổ
Lịch sử khám chữa
bệnh về răng
Mắc bệnh LTQDTD
Các vấn đề kỳ thị,
phân biệt đối xử
3.1.9. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống lây nhiễm bệnh VGC và các
yếu tố sau:
Kiến OR
thức AOR
(95%
Đặc điểm đúng (95% khoảng
khoảng tin
tin cậy)
n % cậy)
Giới tính Nam
78

Kiến OR
thức AOR
(95%
Đặc điểm đúng (95% khoảng
khoảng tin
tin cậy)
n % cậy)
Nữ
15-24
Nhóm tuổi
25-49
Đi học
Làm ruộng /
Nghề nghiệp rẫy
Công việc khác
Tình trạng hôn nhân
Trình độ học vấn
Dân tộc
Thời gian sống tại
địa phương
Đi xa nhà liên tục Có
trong 1 tháng Không
Lịch sử mắc các bệnh
về gan
Thành viên gia đình
mắc các bệnh về gan
Lịch sử các lần phẫu
thuật, ghép gan
Lịch sử lọc máu, hiến
máu, truyền máu
Lịch sử sử dụng ma
túy
Lịch sử xăm trổ
Lịch sử khám chữa
bệnh về răng
Mắc bệnh LTQDTD
Các vấn đề kỳ thị,
phân biệt đối xử

3.1.10.Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tình trạng nhiễm HBV
Biến phụ thuộc Khoảng
Biến độc lập Nhiễm vi rút Không nhiễm vi Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
viêm gan B rút viêm gan B 95% CI
Tuổi
79

Giới
Trình độ học
vấn
Dân tộc
Thu nhập
Địa bàn cư
trú
3.1.11.Mối liên quan giữa kiến thức và tình trạng nhiễm HBV
Biến phụ thuộc
Khoảng
Nhiễm vi Không nhiễm
Biến độc lập Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
rút viêm vi rút viêm
95% CI
gan B gan B
Hiểu biết về
đường lây
nhiễm
HBV, HCV
Tình trạng
gia đình
Uống
rượu/bia
Hiểu biết về
cách phòng
lây nhiễm
Hiểu biết về
đường lây
nhiễm
HBV, HCV
Tình trạng
gia đình
3.1.12.Mối liên quan giữa tiền sử khám chữa bệnh và tình trạng nhiễm HBV
Biến phụ thuộc
Khoảng
Nhiễm vi rút Không nhiễm
Biến độc lập Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
viêm gan B vi rút viêm gan
95% CI
B
Làm Phẫu
thuật và thủ
thuật

Nhận và cho
máu
Thủ thuật về
80

răng
Nạo hút thai
3.1.13.Mối liên quan giữa hành vi tiêm, truyền và tình trạng nhiễm HBV

Biến phụ thuộc Khoảng tin


Biến độc cậy
Nhiễm vi rút Không nhiễm vi Tần xuất Tỷ lệ %
lập
viêm gan B rút viêm gan B 95% CI
Dùng
chung
BKT
Tiêm
truyền
tĩnh mạch
Tần xuất
tiêm,
truyền
Tần suất
tiêm
chích ma
túy
Tiêm vac
xin Viêm
gan B
Xăm trổ,
cạo râu,
bấm lỗ
tai…
3.1.14.Mối liên quan giữa hành vi quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm HBV
Biến phụ thuộc
Khoảng
Nhiễm vi Không
Biến độc lập Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
rút viêm nhiễm vi rút
95% CI
gan B viêm gan B
Quan hệ tình
dục với bạn
tình

Tần xuất
quan hệ tình
dục với bạn
81

tình
Sử dụng BCS

3.1.15.Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tình trạng nhiễm HCV
Biến phụ thuộc Khoảng
Biến độc
Nhiễm vi rút Không nhiễm vi Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
lập
viêm gan C rút viêm gan C 95% CI
Tuổi
Giới
Trình độ
học vấn
Dân tộc
Thu nhập
Địa bàn cư
trú

3.1.16.Mối liên quan giữa kiến thức và tình trạng nhiễm HCV
Biến phụ thuộc
Khoảng
Nhiễm vi Không nhiễm
Biến độc lập Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
rút viêm vi rút viêm
95% CI
gan C gan C
Hiểu biết về
đường lây
nhiễm
HBV, HCV
Tình trạng
gia đình
Uống
rượu/bia
Hiểu biết về
cách phòng
lây nhiễm
Hiểu biết về
đường lây
nhiễm
HBV, HCV
Tình trạng
gia đình
82

3.1.17.Mối liên quan giữa tiền sử khám chữa bệnh và tình trạng nhiễm HCV
Biến phụ thuộc Khoảng
Biến độc lập Nhiễm vi rút Không nhiễm vi Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
viêm gan C rút viêm gan C 95% CI
Làm Phẫu
thuật và thủ
thuật

Nhận và cho
máu
Thủ thuật về
răng
Nạo hút thai

3.1.18.Mối liên quan giữa hành vi tiêm, truyền và tình trạng nhiễm HCV
Biến phụ thuộc Khoảng tin
Biến độc
Nhiễm vi rút Không nhiễm vi Tần xuất Tỷ lệ % cậy
lập
viêm gan C rút viêm gan C 95% CI
Dùng
chung
BKT
Tiêm
truyền
tĩnh mạch
Tần xuất
tiêm,
truyền
Tần suất
tiêm
chích ma
túy
Tiêm vac
xin Viêm
gan B
Xăm trổ,
cạo râu,
bấm lỗ
83

tai…

3.1.19.Mối liên quan giữa hành vi quan hệ tình dục và tình trạng nhiễm HCV
Biến phụ thuộc
Khoảng
Nhiễm vi Không
Biến độc lập Tần xuất Tỷ lệ % tin cậy
rút viêm nhiễm vi rút
95% CI
gan C viêm gan C
Quan hệ tình
dục với bạn
tình

Tần xuất
quan hệ tình
dục với bạn
tình
Sử dụng BCS
84

3.2. Kết quả Mục tiêu 3


3.2.1. Kết quả hoạt động truyền thông
Chỉ số kết quả Lần
Đơn vị tính Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 6
hoạt động 5
Phóng sự trên đài
số bài
truyền hình tỉnh
Phát thanh tại
số bài
huyện/tỉnh
Bài viết trên báo
số bài
tỉnh
Phát thanh qua loa số buổi
đài xã (tỷ lệ bao phủ)
Nói chuyện
số buổi/
chuyên đề, họp
lượt người
thôn
Mitting số lần/năm
Treo băng rôn số lần/năm
Hội thi văn hóa
số lần/năm
văn nghệ
Số buổi tư vấn
truyền thông hộ Số buổi
gia đình
3.2.2. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm bệnh do vi rút VGB trong
12 tháng

TCT SCT
CSHQ
Thông tin truyền thông (n= ) (n= ) p
(%)
n % n %
Đường lây của vi rút VGB
Cách phòng ngừa lây nhiễm
vi rút VGB
Tiêm phòng vắc xin VGB cho
trẻ
Tiêm phòng vắc xin VGB cho
người lớn
Khả năng điều trị khỏi của
bệnh do vi rút VGB
Cơ sở điều trị bệnh do vi rút
VGB
Nhận ít nhận một thông tin
truyền thông
85

3.2.3. Nhận được thông tin truyền thông về phòng lây nhiễm bệnh do vi rút VGC trong
12 tháng

TCT SCT
CSHQ
Thông tin truyền thông (n= ) (n= ) p
(%)
n % n %
Đường lây của vi rút VGC
Cách phòng ngừa lây nhiễm
vi rút VGC
Khả năng điều trị khỏi của
bệnh do vi rút VGC
Cơ sở điều trị bệnh do vi rút
VGC
Nhận ít nhận một thông tin
truyền thông

3.2.4. Sự thay đổi kiến thức của ĐTNC về nhiễm vi rút VGB, VGC
- Sự thay đổi kiến thức của ĐTNC tại huyện can thiệp

KT Huyện can thiệp


Trước CT Sau CT CSHQ P
n % n %
Tốt
TB
Yếu

- Sự thay đổi kiến thức của ĐTNC tại huyện can thiệp và huyện chứng

Kiến thức Trước CT Sau CT Chênh CSHQ P


lệch
n % n %
Kiến Huyện
thức tốt CT
Huyện
chứng

3.2.5. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thực hành của ĐTNC

Đặc điểm CSHQ (%) HQCT (%)


Huyện CT Huyện chứng
Kiến thức tốt
Thực hành tốt
86

Các kết quả đầu ra khác:


Nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm thông tin cho việc lập kế hoạch, đề xuất
hoạt động và hoạch định chính sách cho các chương trình phòng chồng bệnh do
viêm gan vi rút B, C gây ra tại khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, nâng cao năng lực
giám sát, theo dõi và đánh giá, nghiên cứu thực địa cho các cán bộ tại Viện VSDT
Tây Nguyên và các tỉnh triển khai nghiên cứu thông qua việc tập huấn và triển khai
nghiên cứu tại thực địa, bao gồm:
- Đào tạo cơ bản và nâng cao về phương pháp thực hiện nghiên cứu hộ gia
đình ước tính tỷ lệ hiện nhiễm vi rút viêm gan B, C trong nhóm người trưởng thành
tại cộng đồng.
- Tập huấn cơ bản về cách nghiên cứu hộ gia đình ước tính tỷ lệ hiện nhiễm
vi rút viêm gan B, C bao gồm phương pháp chọn mẫu, phương pháp phỏng vấn, lấy
mẫu bệnh phẩm sinh học, kỹ năng theo dõi và hỗ trợ quá trình triển khai thực địa.
87

4. CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN


Bàn luận theo kết quả của 3 mục tiêu trong nghiên cứu
4.1. Tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B, C mạn tính ở người trưởng thành tại tỉnh
KonTum, Gia Lai, Đăk Nông, Tây Nguyên, 2018-2019.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm viêm gan vi rút B, C ở người
trưởng thành tại tỉnh KonTum, Gia Lai, Đăk Nông, Tây Nguyên, 2018-2019.
4.3. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành trong
dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C ở người trưởng thành tại một số
xã/phường thuộc tỉnh KonTum, năm 2019.
88

5. DỰ KIẾN KẾT LUẬN


5.1. Kết luận về tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B, C mạn tính ở người trưởng
thành tại tỉnh KonTum, Gia Lai, Đăk Nông, Tây Nguyên, 2018-2019.
5.2. Kết luận về một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm viêm gan vi rút
B, C ở người trưởng thành tại tỉnh KonTum, Gia Lai, Đăk Nông, Tây Nguyên,
2018-2019.
5.3. Kết luận về hiệu quả một số biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực
hành trong dự phòng lây nhiễm viêm gan vi rút B, C ở người trưởng thành tại một
số xã/phường thuộc tỉnh KonTum, năm 2019.
89

6. DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ


Các kiến nghị đưa ra phù hợp với kết luận nghiên cứu thu được cho các nhà
khoa học, nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng
Cung cấp thông tin cho lập kế hoạch, đề xuất hoạt động và hoạch định chính
sách cho các chương trình phòng chồng bệnh do viêm gan vi rút B, C gây ra.
90

7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU


7.1. Kế hoạch và tiến độ thực hiện nghiên cứu

201 Người chịu


2018 2019 2020
TT Các hoạt động chính 7 trách
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 nhiệm

Xây dựng dự thảo đề cương NCS


1 và kế hoạch triển khai
nghiên cứu
2 Phát triển đề cương và kế hoạch triển khai
Xin phê duyệt khía cạnh y NCS
2.1
đức
2.2 Bảo vệ đề cương chi tiết NCS
NCS và
2.3 Khảo sát địa điểm nghiên cứu
cộng sự
Tiến hành nghiên cứu thử bộ NCS và
2.4
công cụ thu thập thông tin cộng sự
2.5 Tập huấn cán bộ nghiên cứu NCS và
trong nghiên cứu cộng đồng
91

(tại địa phương) cộng sự


Triển khai nghiên cứu tại NCS và
3
cộng đồng cộng sự
4 Xét nghiệm

Thực hiện các xét nghiệm tại Phòng XN


phòng thí nghiệm trên các
mẫu thu thập được từ cộng
đồng
5 Triển khai kế hoạch nghiên cứu can thiệp

Tập huấn và phổ biến kế NCS và


5.1 hoạch can thiệp cho cán bộ tại cộng sự
trạm y tế
Triển khai các biện pháp can NCS và
5.2
thiệp cộng sự
Thu thập thông tin nghiên cứu NCS và
5.4
sau can thiệp cộng sự
6 Phân tích số liệu

6.1 Xây dựng phần mềm nhập NCS


92

liệu

6.2 Nhập số liệu từ phiếu thu thập NCS


thông tin vào máy tính
6.3 Phân tích số liệu NCS

7 Viết báo cáo và phổ biến kết quả nghiên cứu

7.1 Viết báo cáo các chuyên đề NCS

7.1 Bảo vệ luận án NCS

7.2. Kế hoạch về tài chính


- Kinh phí do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua các thỏa thuận hợp tác với Viện
Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
- Các định mức chi tiêu được xây dựng theo thoả thuận với nhà tài trợ và được nhà tài trợ phê duyệt
93

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Bích T.H., Vũ T., và Ngân N.K. (2010). Điều tra dịch tễ học tình hình nhiễm
viêm gan B và viêm gan C của người dân tại hai huyện Sóc Sơn và Lạng Giang.
Tạp chí Y tế công cộng, 14(14), 18–28.
2. Bộ môn Nhi (2005). Viêm gan mạn tính. Bài giảng Nhi khoa. Nhà xuất bản Y
học, 270–271.
3. Bộ y tế (2008). Tài liệu mô hình cảnh bảo sớm và đáp ứng nhanh các bệnh
truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm. Dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm tiểu
vùng sông Mê Kông, Hà Nội. .
4. Bộ y tế (2015). Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015 -
2019.
5. Bùi Đại N.V.M. (2005). Virus viêm gan B (HBV). Bệnh học truyền nhiễm. Nhà
xuất bản Y học, Bộ môn truyền nhiễm - Học viện Quân y, 104–129.
6. Bùi Xuân Trường N.V.B. (2009). Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan
C, đồng nhiễm virus viêm gan B/C và kiểu gen của virus viêm gan B thuộc khu
vực biên giới Việt-Trung huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Tạp chí Nghiên cứu Y
học, 5, 52–59.
7. Châu Hữu Hầu (1995), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm virus
viêm gan trong cộng đồng dân cư huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, Luận án Phó
Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.
8. Chu Thị Thu Hà L.A.T. (2006). Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn virus viêm
gan B, khả năng lây truyền cho con ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 2005-2006,
và đề xuất giải pháp can thiệp. Tạp chí Thông tin Y Dược, 12, 29–32.
9. Cục y tế dự phòng- Bộ y tế (2016). BỆNH VIÊM GAN VI RÚT.
<http://vncdc.gov.vn/vi/danh-muc-benh-truyen-nhiem/1102/benh-viem-gan-vi-
rut>, accessed: 02/06/2018.
94

10. Dương Thị Hồng T.T.K.A. Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại
huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí
Y học dự phòng, 1(174).
11. Đỗ Trung Phấn (1995). Tình hình nhiễm các virus truyền qua đường máu qua
nghiên cứu một số đối tượng tại Viện Huyết học – Truyền máu. Tạp chí Y học
Việt Nam, tr. 15-19.
12. Đỗ Tuấn Đạt (2004), Đánh giá hiệu quả triển khai tiêm phòng vắcxin viêm gan
B do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sản xuất dùng trong chương trình tiêm
chủng mở rộng, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà
Nội.
13. Đỗ Tuấn Đạt (2005). Tình hình nhiễm virus viêm gan B và C tại Thanh Hóa. .
14. Hoàng Trọng Thắng (2003). Tần suất HBsAg và anti-HCV ỏ bệnh nhân ung thƣ
gan nguyên phát. Tạp chí Y học thực hành, 1(439), 90–91.
15. Lã Thị Nhẫn (1995), Nghiên cứu nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C
trên một số nhóm người miền Nam Việt Nam để góp phần tìm nguồn máu cho,
Luận án Tiến sĩ Y học.
16. Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm (2009). Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống viêm gan siêu vi B của bệnh nhân đến khám tại BVDDK tỉnh Bình
Phước năm 2009. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14, 1–7.
17. Nguyễn Duy Cường (2013), Thực trạng tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân lọc máu
chu kỳ tăng theo thời gian lọc máu, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y
Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Tình hình nhiễm virut viêm gan C ở một số đơn vị
bộ đội, một số đối tượng nguy cơ cao và đặc điểm lâm sàng của viêm gan C,
Luận án Tiến sĩ Y học, Bệnh viện trung ương quân đội 108, Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Cường, Đỗ Quốc Tiệp (2017). Thực trạng nhiễm virut viêm gan B
trong cộng đồng cư dân tỉnh Quảng Bình năm 2017. Tạp chí Thông tin khoa học
&công nghệ Quảng Bình, 4, 76–82.
95

20. Nguyễn Tiến Hoà (2012), Tình trạng nhiễm HIV, HBV, HCV và yếu tố liên quan
ở một số nhóm nguy cơ cao tại Hà Nội, 2008 - 2010, Luận án Tiến sĩ, Viện Vệ
sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội.
21. Phạm Song (3009). Viêm gan vi rút B, D, C, A, E, G cơ bản, hiện đại và cập
nhật. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
22. Phạm Văn Lình T.T.M.D. (2006). Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B
tại tỉnh Thừa Thiên- Huế. Tạp chí Y học thực hành, 3(536), 82–85.
23. Tổng hội Y học Việt Nam (2016). WHO quan ngại về tỉ lệ nhiễm vi rút viêm
gan B, C ở Việt Nam. Viện Y học ứng dụng Việt Nam,
<http://vienyhocungdung.vn/news-20160830152858219.htm>, accessed:
31/07/2018.
24. Trần Thanh Dương (2005), Dịch tễ học phân tử nhiễm vi rut viêm gan C tại Hà
Nội, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội.
25. Trần Thị Tây Nguyên, Phan Văn Tường (2016). Kiến thức, thái độ, thực hành
và một số yếu tố liên quan trong phòng lây nhiễm viêm gan B vủa học sinh điều
dưỡng trường Cao đẳng y tế Phú Yên năm 2015. Tạp chí Y tế công cộng, 40,
33–38.
26. Trịnh Thị Ngọc (2001), Tình trạng nhiễm các virut viêm gan A, B, C, D, E ở các
bệnh nhân viêm gan virut tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
27. Trương Thị Xuân Liên (2004). Tỷ lệ mang dấu ấn vi rút viêm gan C ở TP. Hồ
Chí Minh. .
28. Vũ Hồng Cương (1998), Điều tra tại thành phố Thanh Hóa về tỷ lệ HBsAg, tỷ lệ
anti-HBs và hiệu lực đáp ứng miễn dịch của vắcxin viêm gan B do Việt Nam sản
xuấ, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội.
29. Vũ Ngọc Long T.Đ.P.& (2006). Kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế về
giám sát viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C tại tỉnh Thái Bình năm 2015. Tạp
chí Y học dự phòng, 13(186).
96

30. TÌNH HÌNH NHIỄM SIÊU VI C TRÊN THẾ GIỚI.


<http://www.drthuthuy.com/Faq/TinhHinhSVC.html>, accessed: 02/06/2018.
31. Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương | Viêm gan B. WPRO,
<http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/factsheet/vi/>, accessed:
02/06/2018.
32. Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương | Viêm gan C. WPRO,
<http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/factsheet_hepc/vi/>,
accessed: 02/06/2018.

Tiếng Anh
33. Chongsrisawat V., Yoocharoen P., Theamboonlers A. & al. (2006). Hepatitis B
seroprevalence in Thailand: 12 years after hepatitis B vaccine integration into
the national expanded programme on immunization. Trop Med Int Health,
11(10), 1496–1502.
34. Chu C.-J. và Lee S.-D. (2008). Hepatitis B virus/hepatitis C virus coinfection:
epidemiology, clinical features, viral interactions and treatment. J Gastroenterol
Hepatol, 23(4), 512–520.
35. Duong T.H., Nguyen P.H., Henley K. & al. (2009). Risk factors for hepatitis B
infection in rural Vietnam. Asian Pac J Cancer Prev, 10(1), 97–102.
36. Hipgrave D.B., Nguyen T.V., Vu M.H. & al. (2003). Hepatitis B infection in
rural Vietnam and the implications for a national program of infant
immunization. Am J Trop Med Hyg, 69(3), 288–294.
37. Huy T.T.T. và Abe K. (2004). Molecular epidemiology of hepatitis B and C
virus infections in Asia. Pediatr Int, 46(2), 223–230.
38. Liang X., Bi S., Yang W. & al. (2009). Epidemiological serosurvey of hepatitis
B in China--declining HBV prevalence due to hepatitis B vaccination. Vaccine,
27(47), 6550–6557.
97

39. Lozano R., Naghavi M., Foreman K. & al. (2012). Global and regional mortality
from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic
analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet, 380(9859),
2095–2128.
40. McMahon B.J. (2009). The influence of hepatitis B virus genotype and
subgenotype on the natural history of chronic hepatitis B. Hepatol Int, 3(2),
334–342.
41. Nguyen C.H., Ishizaki A., Chung P.T.T. & al. (2011). Prevalence of HBV
infection among different HIV-risk groups in Hai Phong, Vietnam. J Med Virol,
83(3), 399–404.
42. Nguyen V.T.T., Law M.G., và Dore G.J. (2008). An enormous hepatitis B virus-
related liver disease burden projected in Vietnam by 2025. Liver Int, 28(4), 525–
531.
43. Nguyen V.T.-T., McLaws M.-L., và Dore G.J. (2007). Highly endemic hepatitis
B infection in rural Vietnam. J Gastroenterol Hepatol, 22(12), 2093–2100.
44. Park N.H., Chung Y.-H., và Lee H.-S. (2010). Impacts of vaccination on
hepatitis B viral infections in Korea over a 25-year period. Intervirology, 53(1),
20–28.
45. Qadi A.A., Tamim H., Ameen G. & al. (2004). Hepatitis B and hepatitis C virus
prevalence among dialysis patients in Bahrain and Saudi Arabia: a survey by
serologic and molecular methods. Am J Infect Control, 32(8), 493–495.
46. Tanaka J., Kumagai J., Katayama K. & al. (2004). Sex- and age-specific carriers
of hepatitis B and C viruses in Japan estimated by the prevalence in the 3, 485,
648 first-time blood donors during 1995-2000. Intervirology, 47(1), 32–40.
47. Tanprasert S. và Somjitta S. (1993). Trend study on HBsAg prevalence in Thai
voluntary blood donors. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 24 Suppl 1,
43–45.
98

48. Toukan A.U., Sharaiha Z.K., Abu-el-Rub O.A. & al. (1990). The epidemiology
of hepatitis B virus among family members in the Middle East. Am J Epidemiol,
132(2), 220–232.
49. Zhou J., Dore G.J., Zhang F. & al. (2007). Hepatitis B and C virus coinfection in
The TREAT Asia HIV Observational Database. J Gastroenterol Hepatol, 22(9),
1510–1518.
50. Andronie (dijmarescu) I. (2015). Economic and social factors fighting against
hepatitis B and C contagion. Romanian Journal of Economics, 40(1(49)), 210–
219.
51. Candotti, D. & Allain, J.P. (2009). Transfusion-tranmitted hepatitis B virus
infection. Hepatology Journal, 51, 798–809.
52. Chu J.N., Le P.V., Kennedy C.J. & al. (2017). Factors Associated with Hepatitis
B Knowledge Among Vietnamese Americans: A Population-Based Survey.
Journal of Immigrant and Minority Health, 19(4), 801–808.
53. Daw M.A., El-Bouzedi A., và El-Bouzedi A. (2014). Prevalence of hepatitis B
and hepatitis C infection in Libya: results from a national population based
survey. BMC Infectious Diseases, 14(1).
54. Dunford L., Carr M.J., Dean J. và cộng sự. (2012). Hepatitis C Virus in
Vietnam: High Prevalence of Infection in Dialysis and Multi-Transfused
Patients Involving Diverse and Novel Virus Variants. PLOS ONE, 7(8), e41266.
55. El-Ottol A.E.Y., Elmanama A.A., và Ayesh B.M. (2010). Prevalence and risk
factors of hepatitis B and C viruses among haemodialysis patients in Gaza strip,
Palestine. Virology Journal, 7(1), 210.
56. Hwang E.W., Division of Gastroenterology and Hepatology, VA Palo Alto
Health Care System, Palo Alto, CA, Cheung R. & al. (2012). Global
Epidemiology of Hepatitis B Virus (HBV) Infection. American Chinese Journal
of Medicine and Science, 4(1), 7.
99

57. Lan Dam, Anita Cheng, Phuong Tran, Shirley S.Wong, Ronald Hershow,
Sheldon Cotler and Scott.J. Cotler (2016). Hepatitis B Stigma and Knowledge
among Vietnamese in Ho Chi Minh City and Chicago. Canadian Journal of
Gastroenterology and Hepatology, 2016, Article ID 1910292.
58. Hepatitis B. World Health Organization, <http://www.who.int/news-room/fact-
sheets/detail/hepatitis-b>, accessed: 02/06/2018.
59. Hepatitis C. World Health Organization, <http://www.who.int/news-room/fact-
sheets/detail/hepatitis-c>, accessed: 02/06/2018.
60. Wang J.S. và Zhu Q.R. (2002). [Interruption of the transmission of hepatitis B
virus from mother to babies]. Zhonghua Gan Zang Bing Za Zhi, 10(4), 308–310.
61. Abdullah R.A., Badal R., Hussein N.R. & al. (2017). Hepatitis B Knowledge
Among Healthy Volunteers in Duhok City, Kurdistan Region, Iraq.
International Journal of Infection, 4(4).
62. Attaullah, S., Khan, S. & Khan, J. Trend of transfusion transmitted infections
frequency in blood donors: provide a road map for its prevention and control.
Tranlational Medicine Journal, 10(20–24).
63. Baha W., Foullous A., Dersi N. & al. (2013). Prevalence and risk factors of
hepatitis B and C virus infections among the general population and blood
donors in Morocco. BMC Public Health, 13, 50.
64. CDC (2017). Prevention and Control of Infections with Hepatitis Viruses in
Correctional Settings.
<https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/rr5201a1.htm>.
65. Centers for Diseases Control and Prevention (2006). Implementation of
newborn hepatitis B vaccination- Worldwide. MMWR, Morb Mortal Weekly
Rep, 57(46), 1249–1252.
66. Crutzen R. và Göritz A.S. (2012). Public awareness and practical knowledge
regarding Hepatitis A, B, and C: A two-country survey. Journal of Infection and
Public Health, 5(2), 195–198.
100

67. Dale J. Hu R. Monina R.J. (2016). Evolving Epidemiology of Hepatitis Virus in


the United States. Clinical infectious diseases, 55, S3–S9.
68. Demetriou, V.L. &al. (210AD). Hepatitis C Infection among Intravenous drug
users attending theraphy programs in Cyprus. Med Virol Journal, 82, 263–270.
69. ECDC (2013). "Framework for a strategy for infectious disease surveillance in
Europe (2013 - 2015). .
70. Eleftheriadis T., Liakopoulos V., Leivaditis K. & al. (2011). Infections in
hemodialysis: a concise review. Part II: blood transmitted viral infections.
Hippokratia, 15(2), 120–126.
71. Fallahian, F., Najafi, A. & S.M (2010). Intravenous Drug use: the Predominant
risk factors for hepatitis C virus Infection. Shoraz E-Medical Journal, 11(4), 4–
14.
72. Jeffrey V. Lazarus A.M. (2016). Strengthening hepatitis B and C surveillance in
Europe: results from the two global hepatitis policy surveys (2013 and 2014).
Hepatology, Medicine and Policy.
73. Joukar F., Besharati S., Mirpour H. và cộng sự. (2011). Hepatitis C and hepatitis
B seroprevalence and associated risk factors in hemodialysis patients in Guilan
province, north of Iran. Hepat Mon, 11(3), 178–181.
74. Joukar F., Mansour-Ghanaei F., Naghipour M.R. & al. (2017). Nurses’
Knowledge toward Hepatitis B and Hepatitis C in Guilan, Iran. Open Nurs J, 11,
34–42.
75. Lanini S., Abbate I., Puro V. và cộng sự. (2010). Molecular epidemiology of a
hepatitis C virus epidemic in a haemodialysis unit: outbreak investigation and
infection outcome. BMC Infectious Diseases, 10, 257.
76. Liu C.-J., Chen P.-J., và Chen D.-S. (2009). Dual chronic hepatitis B virus and
hepatitis C virus infection. Hepatol Int, 3(4), 517–525.
101

77. Mehta, S.H., Astemborski, K., G.D. & al. (2011). Changes in Blood-borne
infection risk among Injection Drug users. Infectious Disease Journal, 203,
587–594.
78. Nguyen T.H., Vu M.H., Nguyen V.C. và cộng sự. (2014). A reduction in
chronic hepatitis B virus infection prevalence among children in Vietnam
demonstrates the importance of vaccination. Vaccine, 32(2), 217–222.
79. Omland L.H., Osler M., Jepsen P. và cộng sự. (2013). Socioeconomic status in
HCV infected patients – risk and prognosis. Clin Epidemiol, 5, 163–172.
80. Pando, M.A & al. Epidimiology of human immunodeficiency virus, viral
hepatitis (B and C), trpolema pallidum, and human T-cell lymphotropic I/II
virus among men who have sex with men in Buenos Aires, Argentina. Sex
Transm Dis Journal, 33(5), 307–313.
81. Perico, N. & al. Hepatitis C infection and chronic renal diseases. Clin Am Soc
Nephrol Journal, 207–220.
82. Pham S D.D. and B.H. et al (1995). Makers of hepatitis C and B virus infections
among blood donors in Ho Chi Minh and Hanoi, Vietnam. Clin Diagn Lab
Immunol, 1, 413–8.
83. Reddy, G.A & al. (2005). Prevalence of HBV and HCV dual infection in
patients on haemodialysis. Indian Med. Microbiol Journal, 23(1), 41–43.
84. Solomon, S.S (2008). High prevalence of HIV, HIV/hepatitis C virus co-
infection and risk behavior among IDUs in Chennai, India: A cause for concern.
Acquir Immune DeficSydr Journal, 49(3), 327–332.
85. Tawlotsky J.M (2003). Use of injections in healthcare settings worldwide, 2000:
literature review and regional estimates. BMJ, 327, 1075–8.
86. WHO (2011). Global infectious disease surveillance, Fact sheet N°200. .
87. WHO (2013). Global policy report on the prevention and control of viral
hepatitis. .
102

88. WHO (2015). Framework for Global Action: Prevention & Control of Viral
Hepatitis Infection. .
89. WHO (1992). Expanded Programme on Immunization, Global Advisory Group-
Part I. Weekly Epidemiological Record, 67, 11–15.
90. WHO (2010). Hepatitis B vaccine: WHO position paper- Recommendation.
Vaccine, 28(3), 589–590.
91. WHO (2009). Review of Expanded Program of Immunization Vietnam 2009. .
92. Xu C.-J., Zhang C.-P., Luo B.-F. và cộng sự. (2015). Prevalence and
characterization of hepatitis B and C virus infections in a needle-sharing
population in Northern China. BMC Public Health, 15.
93. Yan Y.-P., Su H.-X., Ji Z.-H. và cộng sự. (2014). Epidemiology of Hepatitis B
Virus Infection in China: Current Status and Challenges. J Clin Transl Hepatol,
2(1), 15–22.
94. Rajiv N Rimal and Maria K Lapinski, Why health communication is important
in public health. Bulletin of the World Health Organization, 2009: p. 87.
103

Mã số
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁ NHÂN

Nghiên cứu: “Tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B-C, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp trong
dự phòng lây nhiễm ở người trưởng thành tại Tây Nguyên”

THỜI GIAN PHỎNG VẤN

Ngày/tháng/năm

Kết quả *

Mã số kết quả 1. Hoàn thành


2. Không đồng ý phỏng vấn
3. Không đồng ý lấy mẫu máu
4. Không đến điểm nghiên cứu như lịch hẹn
5. Từ chối
6. Khác (ghi rõ):________________________________

NGHIÊN CỨU VIÊN GIÁM SÁT VIÊN ĐỊA PHƯƠNG


_____________________________ ____________________________________

103
104

PHẦN A: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI THAM GIA


Cám ơn anh/chị đã đồng ý tham gia. Trước khi lấy mẫu xét nghiệm, chúng tôi xin phép được
hỏi anh/chị một vài thông tin cá nhân không phải là những thông tin định đanh của anh chị.

STT Câu hỏi Trả lời Mã hóa Chuyển

A1 Giới tính của người tham gia Nam 1


(Quan sát, không hỏi) Nữ 2

A2 Anh/chị là người dân tộc nào? Kinh 1


(Câu hỏi 01 lựa chọn) Tày 2
Thái 3
Nùng 4
Khơ me 5
Hmông 6
Sán Chay/Sán Dìu 7
Raglay 8
Dao 9
Khơ mú 10
E đê / Ba na 11
Khác (ghi rõ): _________ 99

A3 Anh/chị sinh ngày tháng năm nào? Tháng sinh |__|__|


(Điền thông tin vào ô trống, nếu Không nhớ tháng sinh 99
trả lời "không nhớ" thì khoanh Năm sinh |__|__|__|__|
tròn mã trả lời) Không nhớ năm sinh 9999

104
105

A4 Trình độ học vấn cao nhất của Mù chữ /không đi học 1


anh/chị? Tiểu học 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Trung học cơ sở 3
Trung học phổ thông 4
Cao đẳng, Đại học, sau ĐH 5
Khác (ghi rõ): _________ 99

A5 Tình trạng hôn nhân hiện tại của Chưa kết hôn 1
anh/chị như thế nào? Đã lập gia đình 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Sống chung không kết hôn 3
Ly dị/Ly thân 4
Góa 5

A6 Công việc chính mà anh/chị Làm ruộng/rẫy 1


thường làm là gì? Trồng rừng 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Chăn nuôi 3
[Nếu làm nhiều công việc, thì Công nhân 4
chọn công việc có thu nhập Nhân viên y tế 5
chính]
Nhân viên văn phòng 6
Đang đi học (HS, SV) 7
Nghề tự do 8
Nghề thủ công 9
Buôn bán 10
Nghỉ hưu 11
Thất nghiệp 12
Khác (ghi rõ): _________ 99

105
106

A7 Trong 12 tháng qua, thu nhập Dưới 1 triệu đồng 1


trung bình một tháng của anh/chị 1 triệu - dưới 5 triệu đồng 2
là bao nhiêu? 5 triệu - dưới 10 triệu đồng 3
(Câu hỏi 01 lựa chọn) 10 triệu - dưới 20 triệu đồng 4
Trên 20 triệu đồng 5

A8 Anh/chị đã sống liên tục tại Số năm |__|__|


xã/phường này bao lâu rồi? Dưới 1 năm 00
(Điền thông tin vào ô trống, nếu trả Từ khi sinh ra 99
lời "dưới 1 năm" hoặc "từ khi sinh
ra" thì khoanh tròn mã trả lời)

A9 Trong 12 tháng qua, anh/chị có Có 1


đi xa nhà liên tục lâu hơn 1 tháng - Nếu có, số chuyến |__|__|
không? Không 2

106
107

107
108

PHẦN B: TIỀN SỬ KHÁM CHỮA BỆNH


Bây giờ, tôi muốn hỏi một vài thông tin về lịch sử khám chữa bệnh của anh/chị.

STT Câu hỏi Trả lời Mã hóa Chuyển

B1 Theo đánh giá chủ quan của Rất kém 1


anh/chị, tình hình sức khỏe của Kém 2
anh/chị hiện nay thế nào? Bình thường 3
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Tốt 4
Rất tốt 5
Không biết 99

B2 Khi anh/chị có vấn đề về sức Cơ sở y tế nhà nước 1


khỏe, anh/chị thường đến cơ sở y Cơ sở y tế tư nhân 2
tế nào nhất? Đến hiệu thuốc mua thuốc 3
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Cơ sở đông y 4
Tự chữa ở nhà 5
Khác (ghi rõ):___________ 99

B3 Lần gần đây nhất, anh/chị gặp Trong 1 tháng qua 1


vấn đề sức khỏe là khi nào? Trong 3 tháng qua 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Trong 6 tháng qua 3
Trong 12 tháng qua 4
Hơn 1 năm trước 5
Không nhớ 99

B4 Lần đó, anh/chị đến cơ sở y tế nào? Cơ sở y tế nhà nước 1


(Câu hỏi 01 lựa chọn) Cơ sở y tế tư nhân 2
Đến hiệu thuốc mua thuốc 3

108
109

Cơ sở đông y 4
Tự chữa ở nhà 5
Khác (ghi rõ):___________ 99

B5 Trong gia đình anh/chị, có ai đã Có 1


từng được chẩn đoán mắc bệnh Không 2  B9
gan hoặc vàng da không? Không nhớ 99  B9

B6 Nếu có, người đó quan hệ với Vợ/chồng 1


anh/chị thế nào? Con trai/con gái 2
(Câu hỏi 1 lựa chọn) Con dâu/con rể 3
Cháu nội/ngoại 4
Cha/mẹ đẻ 5
Cha/mẹ của vợ/chồng 6
Anh/em trai, chị/em gái 7
Anh/em trai, chị/em gái của 8
vợ/chồng
Cháu trai/gái ruột 9
Cháu trai/gái của vợ/chồng 10
Họ hàng khác 11
Con nuôi/con riêng 12

B7 Người đó có được xét nghiệm Có 1


xác định nhiễm viêm gan hay Không 2  B9
không? Không biết 99  B9

B8 Nếu có, anh/chị có biết kết quả Có 1


xét nghiệm của người đó không? Không 2

109
110

Không biết 99

B9 Anh/chị đã từng bị mắc các bệnh C K KB


sau đây không? Tiểu đường 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Bệnh tim 1 2 99
Bệnh lao 1 2 99
Bệnh lây truyền qua đường 1 2 99
tình dục
Khác (ghi rõ): __________ 1 2 99

B10 Anh/chị đã từng phẫu thuật hoặc Có 1


làm các thủ thuật y tế nào chưa? Không 2  B12
[Phẫu thuật là tên gọi chung của Không nhớ 99  B12
các thủ thuật dùng trong ngoại
khoa để chẩn đoán và điều trị.
Thủ thuật ngoại khoa là hành
động cơ học nhằm tác động vào
tổ chức hoặc cơ quan nhằm mục
đích chẩn đoán và điều trị bệnh].

B11 Nếu có, anh/chị đã từng được C K KB


phẫu thuật ở đâu? Bệnh viện nhà nước 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Bệnh viện tư nhân 1 2 99
Phòng khám tư nhân 1 2 99
Khác (ghi rõ): __________ 1 2 99

B12 Anh/chị đã từng lọc máu vì bệnh Có 1


thận chưa? Không 2

B13 Anh/chị đã từng được nhận Có 1

110
111

truyền máu hoặc các sản phẩm từ Không 2  B15


máu chưa? Không nhớ 99  B15

B14 Nếu có, anh/chị đã từng được C K KB


truyền máu hoặc nhận các sản Bệnh viện nhà nước 1 2 99
phẩm từ máu ở đâu? Bệnh viện tư nhân 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Phòng khám tư nhân 1 2 99
Khác (ghi rõ): __________ 1 2 99

B15 Anh/chị đã từng hiến máu chưa Có 1


(bao gồm cả trong chương trình Không 2
hiến máu nhân đạo hoặc hiến Không nhớ 99
máu cho người thân trong gia
đình)?

B16 Anh/chị đã từng làm các thủ Có 1


thuật về răng chưa (nhổ răng, Không 2  C1
trồng răng, trám răng...)?

B17 Nếu có, anh/chị thường làm các Bệnh viện nhà nước 1
thủ thuật trên ở đâu nhất? Bệnh viện tư nhân 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Phòng khám tư nhân 3
Khác (ghi rõ): __________ 99

PHẦN C: KIẾN THỨC DỰ PHÒNG BỆNH VIÊM GAN VI RÚT B/C


Tiếp theo, xin phép được hỏi anh chị một số thông tin về dự phòng lây nhiễm bệnh viêm gan vi rút.

111
112

STT Câu hỏi Trả lời Mã hóa Chuyển

C1 Anh/chị đã bao giờ nghe nói về Có 1


bệnh viêm gan vi rút B chưa? Chưa 2  C14

C2 Theo anh/chị, vi rút viêm gan B C K KB


có thể lây qua những đường nào Qua đường máu 1 2 99
sau đây? Qua chất dịch cơ thể 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn, trả lời Qua quan hệ tình dục 1 2 99
theo từng lựa chọn trả lời)
Từ mẹ sang con 1 2 99
Qua đường ăn uống 1 2 99
Qua tiếp xúc gần (bắt tay, 1 2 99
ôm...) 1 2 99
Do muỗi, côn trùng đốt/cắn 1 2 99
Khác (ghi rõ): __________

C3 Theo anh/chị, các cách nào sau C K KB


đây có thể giúp phòng lây nhiễm Tiêm phòng vắc xin 1 2 99
vi rút viêm gan B? Không tiêm chích ma túy 1 2 99
Không dùng chung dụng cụ 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn, trả lời
tiêm/truyền máu/xăm trổ
theo từng lựa chọn trả lời) Không QHTD nhiều bạn tình 1 2 99
Luôn dùng BCS khi QHTD 1 2 99
Không dùng chung vật dụng cá 1 2 99
nhân (bàn chải, dao cạo râu...)
Cách ly người nhiễm (không ăn 1 2 99
uống cùng, không tiếp xúc gần...)
Khác (ghi rõ): __________
1 2 99
C4 [Hiện nay, đã có vắc xin tiêm C K KB
phòng lây nhiễm viêm gan B] Trong 24h đầu sau sinh 1 2 99

112
113

Anh/chị có biết khi nào cần tiêm Lúc trẻ dưới 1 tuổi 1 2 99
vắc xin viêm gan B không? Khi chưa bị nhiễm VGB 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Thường xuyên tiếp xúc với 1 2 99
người nhiễm VGB
Khác (ghi rõ): __________ 1 2 99

C5 Theo anh/chị ai là người cần C K KB


được tiêm phòng vắc xin viêm Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 1 2 99
gan B? Người lớn 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Người chưa nhiễm VGB 1 2 99
Phụ nữ mang thai 1 2 99
Người nhiễm VGB 1 2 99
Cán bộ y tế 1 2 99
Người sống chung với người 1 2 99
nhiễm VGB
Khác (ghi rõ): __________ 1 2 99

C6 Anh/chị có thể cho biết tiêm C K KB


phòng vắc xin viêm gan B cho Theo lịch 0, 2, 3, 4 tháng 1 2 99
trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi (lịch TCMR)
được thực hiện thế nào không? Tiêm vắc xin dịch vụ (6 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) trong 1)
Khác (ghi rõ): __________ 1 2 99

C7 Anh/chị có thể cho biết tiêm C K KB


phòng vắc xin viêm gan B cho Giống lịch tiêm cho trẻ sơ 1 2 99
người lớn được thực hiện thế nào sinh và dưới 1 tuổi

113
114

không? Theo lịch 0, 1, 2 tháng, 12 1 2 99


(Câu hỏi nhiều lựa chọn) tháng 1 2 99
Theo lịch của cơ sở tiêm chủng 1 2 99
Khác (ghi rõ): ___________

C8 Anh/chị có biết nơi nào tiêm vắc Có 1


xin phòng bệnh viêm gan vi rút Không 2  C10
B không? Không nhớ 99  C10

C9 Nếu có, anh/chị có thể nêu tên các


cơ sở tiêm vắc xin vi rút viêm gan B

_______________________

C10 Anh/chị đã từng được tiêm Có 1


phòng vắc xin viêm gan B chưa? Không 2
Không nhớ 99

C11 Theo anh/chị, bệnh do vi rút Có 1


viêm gan B có thể được điều trị Không 2
khỏi hay không? Không biết 99

C12 Anh/chị có biết nơi nào có thể Có 1


điều trị bệnh vi rút viêm gan B Không 2  C14
không? Không biết 99  C14

C13 Nếu có, anh/chị có thể nêu tên các cơ


sở điều trị bệnh do vi rút viêm gan B? ______________________

114
115

C14 Anh/chị đã bao giờ nghe nói về Có 1


bệnh viêm gan vi rút C chưa? Chưa 2  D1

C15 Theo anh/chị, vi rút viêm gan C C K KB


có thể lây qua những đường nào Qua đường máu 1 2 99
sau đây? Qua chất dịch cơ thể 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Qua quan hệ tình dục 1 2 99
Từ mẹ sang con 1 2 99
Qua đường ăn uống 1 2 99
Qua tiếp xúc gần (bắt tay, 1 2 99
ôm...) 1 2 99
Do muỗi, côn trùng đốt/cắn 1 2 99
Khác (ghi rõ): __________

C16 Theo anh/chị, các cách nào sau C K KB


đây có thể giúp phòng lây nhiễm Tiêm phòng vắc xin 1 2 99
vi rút viêm gan C? Không tiêm chích ma túy 1 2 99
Không dùng chung dụng cụ 1 2 99
(Câu hỏi nhiều lựa chọn)
tiêm/truyền máu/xăm trổ
Không QHTD nhiều bạn tình 1 2 99
Luôn dùng BCS khi QHTD 1 2 99
Không dùng chung vật dụng cá 1 2 99
nhân (bàn chải, dao cạo râu...)
Cách ly người nhiễm (không ăn 1 2 99
uống cùng, không tiếp xúc gần...)
Khác (ghi rõ): __________
1 2 99

C17 Theo anh/chị, bệnh do vi rút Có 1


viêm gan C có thể được điều trị Không 2

115
116

khỏi hay không? Không biết 99

C18 Anh/chị có biết nơi nào có thể Có 1


điều trị bệnh vi rút viêm gan C Không 2  C20
không? Không biết 99  C20

C19 Nếu có, anh/chị có thể nêu tên


các cơ sở điều trị bệnh do vi rút
viêm gan C? _______________________

C20 Anh/chị có biết nơi nào làm xét Có 1


nghiệm viêm gan vi rút không? Không 2  C22
Không nhớ 99  C22

C21 Nếu có, anh/chị có thể nêu tên


các cơ sở xét nghiệm viêm gan
vi rút không? _______________________

C22 Anh/chị đã bao giờ xét nghiệm Có 1


vi rút viêm gan chưa? Chưa 2  C26
Không nhớ 99

C23 Anh/chị đã bao giờ được chẩn Có 1


đoán là đã nhiễm vi rút viêm Không 2  C26
gan/viêm gan siêu vi chưa? Không nhớ 99  C26

C24 Nếu có, anh/chị được chẩn đoán C K KB


là nhiễm vi rút viêm gan loại Viêm gan vi rút A 1 2 99
nào? Viêm gan vi rút B 1 2 99

116
117

(Câu hỏi nhiều lựa chọn) Viêm gan vi rút C 1 2 99


Viêm gan vi rút D 1 2 99
Viêm gan vi rút E 1 2 99
Không nhớ 1 2 99

C25 Anh/chị đã từng được điều trị Có 1


bệnh viêm gan bằng thuốc kháng Không 2
vi rút nào chưa (cả đường uống Không nhớ/Không biết 99
và đường tiêm)?

C26 Anh/chị đã từng nhận hoặc nghe Có 1


các thông tin truyền thông về Không 2  D1
phòng chống bệnh viêm gan vi Không nhớ 99  D1
rút chưa?
C27 Nếu có, lần gần đây nhất anh/chị Trong 1 tháng qua 1
được nhận hoặc nghe các thông Trong 6 tháng qua 2
tin truyền thông về phòng chống Trong 12 tháng qua 3
bệnh viêm gan vi rút là khi nào?
Hơn 1 năm trước 4
(Câu hỏi 01 lựa chọn)
Không nhớ 99
C28 Lần đó, anh/chị nhận hoặc nghe Cán bộ y tế 1
được các thông tin về phòng Thông tin đại chúng (Báo, 2
đài, tivi, internet...)
chống bệnh viêm gan vi rút từ
Chính quyền địa phương 3
nguồn nào?
(trực tiếp hoặc qua loa phát thanh)
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Ban, ngành, đoàn thể địa phương 4
Người thân trong gia đình 5
Khác (ghi rõ):___________ 99
PHẦN D: CÁC HÀNH VI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B/C
Cuối cùng, xin phép được hỏi anh/chị một vài câu hỏi về những thói quen của anh/chị có
nguy cơ lây nhiễm vi rút viêm gan B, C.

117
118

STT Câu hỏi Trả lời Mã hóa Chuyển

D1 Trong 12 tháng qua, anh/chị có Có 1


tiêm thuốc hay truyền dịch qua Số lần tiêm/truyền tĩnh mạch |__||__||__|
bắp/tĩnh mạch không? Số lần tiêm bắp |__||__||__|
Không 2  D6
Không nhớ 99  D6

D2 Lần gần đây nhất, ai là người Bác sỹ (nha sỹ) 1


tiêm/truyền tĩnh mạch cho anh/chị? Y tá 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Cán bộ y tế thôn bản 3

Tự tiêm/truyền 4
Người thân trong gia đình 5
Khác (ghi rõ)_________ 98
Không nhớ/Không biết 99

D3 Lần gần đây nhất, anh/chị được Cơ sở y tế nhà nước 1


tiêm/truyền tĩnh mạch ở đâu? Cơ sở y tế tư nhân 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Hiệu thuốc 3
Cơ sở khám đông y 4
Tại nhà 5
Khác (ghi rõ):_________ 99

D4 Lần đó, anh/chị có biết bơm kim Xilanh thủy tinh 1


tiêm là loại gì không? Xilanh nhựa dùng 01 lần 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Cả hai 3
Không nhớ 99

D5 Lần đó, anh/chị có thấy bơm tiêm Trong vỉ/gói kín 1

118
119

và kim tiêm được sử dụng như thế Có sẵn ở ngoài và được 2


nào? đun bằng nước ấm
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Có sẵn ở ngoài và được 3
khử trùng
Khác (ghi rõ): ________ 98
Không nhớ 99

D6 Anh/chị đã từng bao giờ tiêm chích Có 1


ma túy chưa? Chưa 2  D10

D7 Anh/chị bắt đầu tiêm chích ma túy Tháng |__|__|


từ khi nào? Không nhớ tháng 99
(Điền thông tin vào ô trống, nếu trả lời Năm |__|__|__|__|
"không nhớ" thì khoanh tròn mã trả lời) Không nhớ năm 9999

D8 Trong 1 tháng qua, anh/chị Số lần |__|__|


thường tiêm chích ma túy bao Không nhớ 99
nhiêu lần một ngày? Nếu ít hơn 1 lần một ngày 00
(Điền thông tin vào ô trống, nếu trả
lời "không nhớ" hoặc "ít hơn 1 lần
một ngày" thì khoanh tròn mã trả lời)

D9 Trong 6 tháng qua, khi anh/chị tiêm Tất cả các lần 1


chích, anh/chị có thường xuyên dùng Đa số các lần 2
chung bơm kim tiêm không? Thỉnh thoảng 3
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Không bao giờ 4
[Giải thích: dùng chung BKT nghĩa là Không nhớ 99
anh/chị sử dụng BKT mà trước đó

119
120

người khác đã hoặc vừa dùng xong


HOẶC đưa cho người khác dùng lại
BKT anh/chị vừa sử dụng xong]

D10 Anh/chị hãy chia sẻ thêm một số C K


thông tin cá nhân sau đây? Đã từng xăm trổ 1 2
(Câu hỏi nhiều lựa chọn, đọc tất cả Đã từng xỏ lỗ/khuyên tai 1 2
các lựa chọn) Cạo râu bằng máy cạo râu 1 2
Cạo râu bằng lưỡi dao 1 2

D11 Hiện tại, anh/chị có thường xuyên Hàng ngày 1


hút thuốc lá không? Đa số các ngày trong tuần 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Thỉnh thoảng 3
Không bao giờ 4

D12 Hiện tại, anh/chị có thường xuyên Hàng ngày 1


uống rượu không? Đa số các ngày trong tuần 2
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Thỉnh thoảng 3
Không bao giờ 4

D13 Trong 12 tháng qua, anh/chị có C K


thường xuyên dùng chung các đồ Bàn chải đánh răng 1 2
dùng cá nhân với người khác Khăn mặt 1 2
không?
Dao/máy cạo râu 1 2
(Câu hỏi nhiều lựa chọn)
Khác (ghi rõ):_________ 1
2

D14 Anh/chị đã từng quan hệ tình dục Đã từng 1


bao giờ chưa?

120
121

Chưa từng 2  Kết


thúc

D15 Trong 1 tháng qua, anh/chị có Có 1


quan hệ tình dục với vợ/chồng/ Không 2 2 D18
người yêu không? (với Nam)
2 D24

(với Nữ)

D16 Trong 1 tháng qua, anh/chị có Tất cả các lần 1


thường xuyên dùng bao cao su khi Đa số các lần 2
quan hệ tình dục với vợ/chồng/ Thỉnh thoảng 3
người yêu không?
Không bao giờ 4
(Câu hỏi 01 lựa chọn)
Không nhớ 99

D17 Lần gần đây nhất anh/chị quan hệ Có 1


tình dục với vợ/chồng/người yêu, Không 2
anh/chị có sử dụng bao cao su không? Không nhớ 99

Chỉ hỏi cho nam giới

D18 Trong 12 tháng qua, anh có quan hệ Có 1


tình dục với phụ nữ bán dâm không? Không 2  D21

D19 Trong 12 tháng qua, anh có Tất cả các lần 1


thường xuyên dùng bao cao su khi Đa số các lần 2
quan hệ tình dục với phụ nữ bán Thỉnh thoảng 3
dâm không?
Không bao giờ 4
(Câu hỏi 01 lựa chọn)
Không nhớ 99

D20 Lần gần đây nhất anh quan hệ Có 1

121
122

tình dục với phụ nữ bán dâm anh Không 2


có sử dụng bao cao su không? Không nhớ 99

D21 Trong 12 tháng qua, anh có quan Có 1


hệ tình dục với bạn tình đồng giới Không 2  Kết
không? thúc

D22 Trong 12 tháng qua, anh có Tất cả các lần 1

thường xuyên dùng bao cao su khi Đa số các lần 2


quan hệ tình dục với bạn tình đồng Thỉnh thoảng 3
giới không? Không bao giờ 4
(Câu hỏi 01 lựa chọn) Không nhớ 99

D23 Lần gần đây nhất, anh có sử dụng Có 1


bao cao su khi quan hệ tình dục với Không 2
bạn tình đồng giới không ? Không nhớ 99

Chỉ hỏi cho nữ giới

D24 Chị đã từng sinh con chưa? Có 1


Nếu có, số con |__|
Không 2  D28

D25 Chị có được xét nghiệm viêm gan Có 1


B trước khi sinh không? Không 2
Không nhớ 99

D26 Trong các lần sinh con, chị có Có 1


được yêu cầu thực hiện các thủ Không 2
thuật trong quá trình sinh nở

122
123

không? Không nhớ 99

D27 Trong các lần đó, con của chị có Có 1


được tiêm phòng vắc xin viêm gan Không 2
B không? Không nhớ 99

D28 Hiện tại, chị có mang thai không? Có 1


Không 2  D30

D29 Chị có được xét nghiệm viêm gan Có 1


B trong lần mang thai này không? Không 2

D30 Và xin hỏi chị câu hỏi cuối cùng là, Có 1


Chị đã từng nạo hút thai chưa? Nếu có, số lần |__|
Không 2

Cuộc phỏng vấn đã hoàn thành. Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian trả lời các câu hỏi.

Anh/chị có câu hỏi nào với chúng tôi không?

Vui lòng sang bàn kế bên để được lấy mẫu xét nghiệm!

123
124

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN THÔNG TIN HỘ GIA ĐÌNH


Nghiên cứu: “Tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B-C, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp trong
dự phòng lây nhiễm ở người trưởng thành tại Tây Nguyên”

CÁC LẦN ĐẾN HỘ GIA ĐÌNH

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần cuối

Ngày/tháng/năm

Nghiên cứu viên

Kết quả *

Hẹn lần đến tiếp theo

Ngày/tháng/năm (giờ)

Mã số kết quả 7. Hoàn thành


8. Đối tượng lựa chọn không có ở nhà hoặc không có khả năng trả lời
9. Toàn bộ gia đình vắng mặt trong thời gian dài hoặc đã chuyển nơi ở
10. Hẹn lần khác
11. Từ chối
12. Nhà trống hoặc không phải nhà ở
13. Không tìm thấy nhà
14. Khác (ghi rõ): ____________________________________

NGHIÊN CỨU VIÊN GIÁM SÁT VIÊN ĐỊA PHƯƠNG


_______________________________ ______________________________________________
_ _

124
125

THÔNG TIN VỀ THÀNH VIÊN HỘ GIA ĐÌNH


Chúng tôi xin hỏi một vài thông tin về những thành viên trong gia đình hoặc những người thường xuyên sống cùng với anh/chị.

ST Họ và tên Quan hệ Giới Năm Tuổi Tình Trình Nghề Đủ điều kiện Được lựa Đồng ý
T (Ghi đầy đủ họ với chủ tính sinh trạng độ học nghiệp tham gia vào chọn vào tham gia
tên) hộ (Ghi (Ghi số hôn nhân vấn (Ghi mã nghiên cứu nghiên cứu nghiên
(Ghi mã mã năm (Ghi mã (Ghi số) cá nhân cá nhân cứu cá
số) số) sinh) số) mã số) nhân
C K C K C K
1 1 2 1 2 1 2
2 1 2 1 2 1 2
3 1 2 1 2 1 2
4 1 2 1 2 1 2
5 1 2 1 2 1 2
6 1 2 1 2 1 2
7 1 2 1 2 1 2
8 1 2 1 2 1 2
9 1 2 1 2 1 2
10 1 2 1 2 1 2

125
126

Mã hóa: Điền mã số câu trả lời vào cột tương ứng


Giới
Quan hệ với chủ hộ Tình trạng hôn nhân Trình độ học vấn Nghề nghiệp
tính
1: Chủ hộ 7: Cha/mẹ của vợ/chồng 1: Nam 1: Kết hôn đang sống 1: Chưa/Không đi 1: Làm ruộng/rẫy 7: Đang đi học
2: Vợ/chồng 8: Anh/em trai, chị/em gái 2: Nữ chung học 2: Trồng rừng (HS-SV)
3: Con trai/con 9: Ông/bà 2: Ly dị/ Ly thân 2: Tiểu học 3: Chăn nuôi 8: Nghề tự do
gái 10: Cháu trai/gái của 3: Góa 3: THCS 4: Công nhân 9: Nghề thủ công
4: Con dâu/con vợ/chồng 4: Chưa kết hôn 4: THPT 5: Nhân viên y tế 10: Buôn bán
rể 11: Họ hàng khác 5: Cao đẳng/Đại học 11: Nghỉ hưu
6: Nhân viên công
5:Cháu 12: Con nuôi/con riêng sở (ngoài ngành y 12: Thất nghiệp
nội/ngoại tế) 99: Khác
6: Cha/mẹ đẻ

Để chắc chắn là tôi đã ghi đầy đủ danh sách:

Còn thành viên nào trong gia đình (bao gồm cả trẻ mới sinh) mà chúng ta chưa ghi 1. Có  ghi bổ sung vào danh sách
trong danh sách? 2. Không

Có người nào không phải thành viên trong gia đình (người giúp việc, người làm 1. Có  ghi bổ sung vào danh sách
thuê) thường xuyên sống ở đây không? 2. Không

Có người khách hoặc người quen đến sống tạm thời trong thời gian này mà chưa 1. Có  ghi bổ sung vào danh sách

126
127

có trong danh sách không? 2. Không

Phụ lục 3- Bảng lựa chọn cá nhân tham gia nghiên cứu (bảng Kish)

0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 3 3
5 6 7 8 9
1 2 3 4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6

Tên 3 3 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 6 6 6 6 6 7 7 7
Giớ
Stt Tuổi 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2
(vt) i
1 1 1 1 1 1 1 1 1
7 7 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9
0 0 0 0 0 0 0 0 0
3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
0 1 2 3 4 5 6 7 8
1 NTA 1 22 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
2 LXT 1 30 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 1
3 LTH 2 45 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 1
4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 3 1
5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 2 1 2 3 4 5 1 2 3 4 2 5
6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 4 5 6 1 2 3 4 5 6 1 1
7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 7 2 3 4 5 6 7 1 2 3 7 4
8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 7 1
9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 7
1 1 1
10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 7 6 7 8 9 1 2 3 4 7 5
0 0 0
Người ở vị trí số 1 tại hộ gia đình số 10 được lựa chọn tham gia vào cuộc nghiên cứu: Tên NTA, giới tính Nam, 22 tuổi.
Ghi chú: Giới: 1 - Nam, 2 - Nữ

127
128

Tên viết tắt: Ví dụ: Nguyễn Tuấn Anh - NTA


Lương Xuân Trường – LXT , Lê Thị Hương – LTH

128
129

PHỤ LỤC 4: THẺ MỜI

129
130

Phụ lục 5: BIỂU MẪU SÀNG LỌC TIÊU CHUẨN THAM GIA NGHIÊN CỨU
1. Bạn bao nhiêu tuổi?

 Dưới 18 tuổi KHÔNG đủ điều kiện tham gia


 Từ 18 tuổi trở lên
2. Trong vòng 30 ngày qua, bạn đã từng tham gia nghiên cứu sử dụng những phiếu
mời tương tự như thế này chưa? (Lưu ý: Cán bộ tiếp đón lấy phiếu mời và chỉ vào
logo của cuộc nghiên cứu cho họ xem)

 Đã từng KHÔNG đủ điều kiện tham gia


 Chưa từng Đủ điều kiện

130
131

PHỤ LỤC 6: BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
CHẤP THUẬN TÌNH NGUYỆN CỦA NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi thu thập thông tin về thực trạng nhiễm vi rút
viêm gan B (VGB) và viêm gan C (VGC) trong nhóm người trưởng thành tại khu vực
Tây Nguyên và sẽ cung cấp bằng chứng cho việc lập kế hoạch triển khai chương trình
phòng chống viêm gan vi rút B, C tại khu vực Tây Nguyên.
Để đảm bảo bạn hiểu về việc tham gia nghiên cứu này, chúng tôi sẽ để bạn đọc
hoặc đọc cho bạn nghe bản cung cấp thông tin này. Nếu bạn quyết định tham gia vào
nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đề nghị 1 cán bộ và 1 người làm chứng ký vào bản chấp
thuận này. Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Hãy suy nghĩ kỹ
trước khi quyết định và đừng ngần ngại hỏi chúng tôi nếu bạn có thắc mắc gì.
Tại sao bạn được mời tham gia vào nghiên cứu?
Bạn được mời tham gia nghiên cứu này để giúp chúng tôi tìm hiểu về tỷ lệ
hiện nhiễm vi rút viêm gan B, C. Bạn có thể có nguy cơ nhiễm VGB, VGC hoặc có
các hành vi nguy cơ có khả năng lây nhiễm VGB, VGC. Kết quả nghiên cứu này sẽ
giúp chúng tôi thu thập thông tin hữu ích để xây dựng các chương trình can thiệp để
phòng chống lây nhiễm VGB, VGC.
Thông tin chung về nghiên cứu này
Nghiên cứu này được được tiến hành tại 3 tỉnh/thành phố đại diện cho khu vực
Tây Nguyên. Chúng tôi sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để xác định bạn có phù hợp với
nghiên cứu này không (ví dụ: bạn bao nhiêu tuổi?).
Nếu đủ tiêu chuẩn tham gia, chúng tôi sẽ phỏng vấn bạn một số câu hỏi về
hành vi và kiến thức của bạn liên quan đến việc lây nhiễm VGB, VGC và đề nghị bạn
cho chúng tôi lấy 5ml máu để làm xét nghiệm VGB, VGC. Cuộc phỏng vấn sẽ mất
khoảng 30 - 45 phút. Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm viêm gan để làm xét
nghiệm. Chúng tôi sẽ không thu thập thông tin cá nhân như tên và địa chỉ của bạn.

131
132

Bạn sẽ nhận được một phiếu hẹn để thông báo kết quả xét nghiệm và được cán
bộ y tế tư vấn trước và sau xét nghiệm. Trên phiếu hẹn sẽ có thông tin chi tiết về địa
chỉ, số điện thoại, giờ làm việc của nơi trả kết quả. Bạn sẽ không nhận được kết quả
nếu không có phiếu hẹn.
Sự tham gia của bạn trong cuộc nghiên cứu
Nếu bạn đồng ý tham gia cuộc nghiên cứu, chúng tôi sẽ

 Hỏi bạn một số thông tin cá nhân để đảm bảo là bạn đủ điều kiện tham gia vào
cuộc nghiên cứu.

 Thực hiện chấp thuận tham gia cuộc nghiên cứu với sự chứng kiến của người
làm chứng, là người sẽ ký bản chấp thuận này.

 Hỏi bạn một số câu hỏi về các thói quen cá nhân, kiến thức, hành vi trong quá
khứ của bạn có liên quan đến nguy cơ lây nhiễm VGB, VGC.

 Đề nghị bạn cung cấp 5ml máu để làm xét nghiệm huyết thanh VGB, VGC.

 Chúng tôi đề nghị được lưu lại mẫu máu của bạn để làm xét nghiệm khác trong
tương lai. Chúng tôi chưa biết được những xét nghiệm này là gì, đó có thể là xét
nghiệm cho các bệnh khác có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Không ai có thể nối
kết được kết quả của xét nghiệm trong tương lai với cá nhân bạn vì chúng tôi không
ghi lại tên của bạn trên ống mẫu máu. Vì vậy chúng tôi cũng không thể thông báo kết
quả xét nghiệm trong tương lai cho bạn. Bạn vẫn có thể tham gia vào nghiên cứu này
và không đồng ý cho lưu lại mẫu máu. Nếu bạn không đồng ý lưu mẫu máu cho xét
nghiệm trong tương lai thì mẫu máu của bạn sẽ được hủy ngay khi hoàn thành các xét
nghiệm của nghiên cứu này.
Những nguy cơ có thể xảy ra
Một số người sẽ cảm thấy chóng mặt khi lấy máu, cảm thấy đau, khó chịu khi
bị kim đâm vào, có thể có vết thâm tím hoặc sưng ở vết lấy máu, hoặc một số người có
thể bị nhiễm trùng tại vết lấy máu nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Bạn có thể sẽ

132
133

thấy lo lắng, xấu hổ khi nói chuyện về các hành vi trong quá khứ. Nếu bạn không
muốn trả lời những câu hỏi của chúng tôi, bạn có quyền từ chối trả lời.
Quyền lợi
Bạn sẽ được biết mình có nhiễm vi rút viêm gan B hoặc C hay không. Nếu
bạn nhiễm VGB, VGC, bạn sẽ được giới thiệu đến các chương trình chăm sóc và điều
trị thích hợp hiện có tại địa phương. Đồng thời những thông tin mà bạn cung cấp sẽ
giúp các nhà hoạch định chính sách thiết kế các chương trình y tế công cộng phòng
chống bệnh viêm gan và nó có thể đem lại lợi ích cho bạn và cộng đồng trong tương
lai.
Thời gian
Nghiên cứu này sẽ kéo dài trong khoảng 2 tháng. Khi tham gia, bạn có thể đề
nghị dừng bất kỳ lúc nào nếu bạn cảm thấy không thoải mái. Việc tham gia nghiên cứu
này là hoàn toàn tự nguyện. Nếu bạn dừng tham gia, chúng tôi đảm bảo rằng việc đó
sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ dịch vụ y tế nào bạn đang nhận được.
Tính bảo mật
Chúng tôi sẽ bảo đảm bí mật một cách tốt nhất những thông tin cá nhân cũng
như sự tham gia của bạn trong nghiên cứu này. Cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra ở một nơi
kín đáo. Tên và địa chỉ của bạn sẽ không được ghi lại trên phiếu phỏng vấn và mẫu
máu. Tên bạn cũng sẽ không được nhắc đến trong bất kỳ biểu mẫu nào. Chúng tôi sẽ
không thông báo cho bố mẹ, bạn đời/bạn tình hoặc bạn bè của bạn về việc bạn tham
gia nghiên cứu này. Thông tin, số liệu thu thập được từ nghiên cứu này sẽ được cất giữ
trong những tủ có khóa hoặc mật khẩu trên máy tính. Việc nhận diện vân tay nếu có sẽ
được mã hóa bằng số và ký tự chứ không lưu dấu vân tay. Những cán bộ khác không
thể tiếp cận dữ liệu này kể cả cán bộ thu thập số liệu, khi nghiên cứu kết thúc, mã hóa
vân tay sẽ được hủy.

133
134

Bồi dưỡng
Nghiên cứu sẽ hỗ trợ bạn một khoản thù lao cho việc tham gia. Bạn sẽ nhận
được 100.000 đồng, đó là thù lao cho việc đi lại, cho việc bạn dành thời gian cho
chúng tôi hôm nay. Số tiền này bạn sẽ nhận được khi bạn hoàn tất các bước trong
nghiên cứu.
Nếu bạn quyết định không tham gia vào nghiên cứu
Bạn có quyền tự quyết định việc có tham gia nghiên cứu hay không. Quyết
định của bạn không ảnh hưởng gì đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà bạn được
hưởng. Nếu bạn quyết định tham gia vào nghiên cứu, bạn vẫn có thể quyết định không
trả lời phỏng vấn hoặc không cung cấp máu để xét nghiệm. Nếu bạn ngừng tham gia
nghiên cứu, bạn hãy nói lý do tại sao với cán bộ nghiên cứu của chúng tôi.
Nếu bạn có vấn đề rắc rối hoặc có câu hỏi:
Nếu bạn gặp vấn đề rắc rối khiến bạn nghĩ rằng do liên quan đến việc tham gia
nghiên cứu này hoặc bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu, hãy liên lạc
với:
…………………………………………….
Chức vụ: …………………………………..
Địa chỉ:…………………………………….
SĐT: ………………………………………

134
135

CHẤP THUẬN TỰ NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU


Tài liệu trên đây đã mô tả quyền lợi, nghĩa vụ, nguy cơ và quy trình của nghiên cứu
“Tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B-C, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp trong
dự phòng lây nhiễm ở người trưởng thành tại Tây Nguyên” tại tỉnh [tên tỉnh]. Tôi đã
được đọc/nghe đọc và được giải thích đầy đủ. Tôi cũng đã có cơ hội để hỏi về nghiên
cứu này và cũng đã được trả lời thỏa đáng.
Tôi đồng ý tham gia vào nghiên cứu này một cách tự nguyện:
Có Không
Tôi đồng ý lưu lại mẫu máu để làm xét nghiệm khác trong tương lai:
Có Không
Tôi là cán bộ cung cấp thông tin (người ký tên dưới đây) khẳng định rằng mục đích
của nghiên cứu, quyền lợi, nghĩa vu, các nguy cơ có thể xảy ra với những người tham
gia nghiên cứu trong quá trình thực hiện nghiên cứu này đã được giải thích cho người
tình nguyện tham gia nghiên cứu trên.

________________________________
Chữ ký của người lấy chấp thuận nghiên cứu

____________________________________________ ____________
Họ và tên người lấy chấp thuận nghiên cứu Ngày

135
136

Tôi là người làm chứng (người ký tên dưới đây) có mặt trong suốt quá trình
lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu với người tình nguyện tham gia. Tất cả các câu hỏi
của nguời tham gia đã được trả lời và người này đã tình nguyện tham gia vào nghiên
cứu.
____________________________________________
Chữ ký người làm chứng

____________________________________________ _____________
Họ và tên người làm chứng Ngày

136
137

PHỤ LỤC 7: QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU TẠI HỘ GIA ĐÌNH
1. Chuẩn bị
- Danh sách các hộ gia đình được lựa chọn của từng tỉnh, thành phố.
- Một túi hồ sơ clear bag bao gồm các giấy tờ sau đây:
o Bảng lựa chọn cá nhân sử dụng phương pháp Kish.
o Bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình. (đã dán mã nghiên cứu)
o Thẻ mời (đã dán mã nghiên cứu)
o Biểu mẫu sàng lọc.
o Bản chấp thuận tham gia nghiên cứu (đã dán mã nghiên cứu)
o BCH cá nhân (đã dán mã nghiên cứu)
o BCH mạng lưới (đã dán mã nghiên cứu)
o Phiếu hẹn thông báo kết quả (đã dán mã nghiên cứu)
o Bảng mã nghiên cứu có 4 mã chưa dán

2. Thu thập thông tin hộ gia đình và lựa chọn người tham gia nghiên cứu cá nhân
- Tiếp cận hộ gia đình được lựa chọn theo danh sách đã chuẩn bị với hỗ trợ của
cán bộ địa phương (trạm y tế, tổ dân phố ...).
- Cung cấp thông tin về cuộc nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu hộ gia đình bao
gồm việc thu thập thông tin nhân khẩu học cơ bản về việc cư trú của các thành viên hộ
gia đình.
- Sau khi nhận dược sự đồng ý tham gia vào nghiên cứu, cán bộ nghiên cứu sử
dụng bộ câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình để thu thập thông tin.
- Liệt kê từ người trẻ tuổi nhất (trên 18 tuổi) đến người cao tuổi nhất vào bảng
lựa chọn cá nhân sử dụng phương pháp Kish.
- Lựa chọn người tham gia nghiên cứu cá nhân.
- Thông báo về các thủ tục của cuộc nghiên cứu cá nhân và yêu cầu sự đồng ý
bằng miệng về sự tham gia.

137
138

- Thống nhất thời gian với người được lựa chọn tham gia nghiên cứu cá nhân và
gửi thẻ mời với đầy đủ thông tin về địa điểm, thời gian cho người tham gia nghiên cứu
cá nhân.
Lưu ý:
- Nếu trong lần đến hộ gia đình mà không ai có mặt hoặc nếu không có người
được lựa chọn tham gia nghiên cứu, nhóm cán bộ nghiên cứu sẽ quay lại hộ gia đình
đó vào một thời điểm khác.
- Thông báo sẽ được để lại ở cửa trước để cho biết rằng hộ gia đình đã được lựa
chọn. Số lần đến hộ gia đình tối đa là 03 lần.
- Nếu sau 03 lần đến thăm đều không gặp được các thành viên trong hộ gia đình
hoặc người được lựa chọn tham gia từ chối, hộ gia đình tiếp theo trong danh sách hộ
gia đình sẽ được lựa chọn (không lựa chọn thành viên khác trong hộ gia đình để thay
thế).

138
139

PHỤ LỤC 8: QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU TẠI ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Bàn 1: TIẾP ĐÓN
- Chào đón
- Kiểm tra thẻ mời (mã số thẻ, logo nghiên cứu, ngày hết hạn, nơi nhận thẻ mời).
- Kiểm tra chéo giữa thẻ mời và bảng lựa chọn cá nhân xem có đúng người được
mời đến tham gia điều gia hay không.
- Kiểm tra chắc chắn mã số đã được dán đầy đủ vào các biểu mẫu và BCH
- Sàng lọc đủ tiêu chuẩn tham gia (dùng biểu mẫu sàng lọc):

 Cán bộ TYT hỗ trợ

 Cán bộ tiếp đón hỏi một số câu hỏi sàng lọc

 Nếu người tham gia không đủ tiêu chuẩn nhưng có nhu cầu XN và tư vấn thì
giới thiệu họ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu (phụ lục 5)
- Đóng dấu SỐ 1 vào thẻ mời
Lưu ý: chưa thanh toán tiền tại thời điểm này.
- Hướng dẫn người tham gia cầm hồ sơ sang Bàn 2: Phỏng vấn
SAU KHI HOÀN THÀNH PHỎNG VẤN VÀ LẤY MẪU
- Kiểm tra thẻ mời đã được đóng dấu: SỐ 1, SỐ 2, SỐ 3
- Kiểm tra các mã số đã dán và chưa dán xem có thống nhất không
- Hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu, bao gồm:

 Thẻ mời đã được đóng đủ 3 dấu

 Bản chấp thuận tham gia nghiên cứu đã ký

 Biểu mẫu sàng lọc

 2 Bộ câu hỏi phỏng vấn đã được điền đầy đủ và đánh đấu vào phần “kết
quả” ở trang 1

139
140

- Thanh toán tiền bồi dưỡng và ký nhận


- Yêu cầu đáp viên tự điền bộ câu hỏi mạng lưới. BCH này sẽ được ghép vào túi
hồ sơ sau khi đáp viên điền xong.
Lưu ý: Người tham gia chỉ nhận tiền khi hoàn thành toàn bộ quá trình nghiên cứu,
bao gồm phỏng vấn và lấy mẫu bệnh phẩm. Vì bất cứ lý do gì người tham gia không
hoàn thành một bước nghiên cứu nào đó, cần thông báo cho giám sát viên.
Bàn 2 - PHỎNG VẤN
- Chào đón, tạo không khí thoải mái, cởi mở
- Kiểm tra BCH đã được dán mã số đầy đủ và khớp với các giấy tờ còn lại trong
túi hồ sơ.
- Hỏi một số câu hỏi sàng lọc để đảm bảo đủ tiêu chuẩn tham gia
- Hỏi để xác nhận một lần nữa việc chấp thuận tham gia nghiên cứu. Ký tên vào
mục người làm chứng trong bản chấp thuận tham gia nghiên cứu.
Lưu ý:
- Nếu người tham gia từ chối phỏng vấn, thuyết phục họ tiếp tục tham gia thông
qua việc nhấn mạnh vào tính bí mật giấu tên cũng như những lợi ích mà họ được
hưởng khi tham gia vào cuộc nghiên cứu.
- Trong trường hợp người tham gia nhất quyết từ chối thì kết thúc phỏng vấn và
giữ lại toàn bộ hồ sơ thông tin của người tham gia. Đánh dấu vào phần “kết quả” ở
trang 1.
- Tiến hành PV bộ câu hỏi
- Khi PV xong, dành thời gian kiểm tra bộ câu hỏi đã hoàn thành chưa. Đánh dấu
vào phần “kết quả” ở trang 1.
- Đóng dấu SỐ 2 vào thẻ mời
- Hướng dẫn người tham gia cầm hồ sơ sang Bàn 3: Lấy mẫu XN.

140
141

Bàn 3 – LẤY MẪU XÉT NGHIỆM


- Chào đón, tạo không khí thoải mái, cởi mở
- Đảm bảo người tham gia đã được phỏng vấn (dấu số 2 ở thẻ mời)
- Đảm bảo người tham gia được PV và lấy mẫu trong cùng một ngày
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy mẫu máu
- Dán mã số NC vào các ống mẫu và đảm bảo mã số của mẫu bệnh phẩm khớp
với mã số trên hồ sơ của từng người.
- Lấy mẫu máu theo các quy định lấy mẫu của Bộ Y tế (phụ lục 8).
- Ly tâm và tách chiết huyết thanh (nếu đủ điều kiện).
Lưu ý: Trong trường hợp phải chuyển mẫu máu lên tuyến trên để tách chiết huyết
thanh, thì mỗi mẫu máu sẽ phải kèm theo 3 mã nghiên cứu chưa dán.
- Báo cáo GSV những trường hợp không lấy được mẫu hoặc những bất thường
có thể xuất hiện trong quá trình lấy mẫu (không lấy máu được, bệnh nhân bị ngất trong
quá trình lấy máu…)
- Kiểm tra chắc chắn “Phiếu hẹn thông báo kết quả đã được dán mã số, khớp với
mã số trong các giấy tờ khác trong hồ sơ.
- Phát ‘Phiếu hẹn thông báo kết quả’ (đã ghi rõ thời gian hẹn và ngày hết hạn thẻ)
cho người tham gia nghiên cứu.
- Hỏi xem người tham gia đã biết địa chỉ lấy kết quả xét nghiệm chưa và hướng
dẫn họ.
- Đóng dấu SỐ 3 vào thẻ mời.
- Hướng dẫn người tham gia cầm hồ sơ quay trở lại bàn tiếp đón
- Thực hiện quy trình lưu giữ và bảo quản mẫu theo đúng quy định (phụ lục 9).
- Hoàn thành các biểu mẫu thu thập và bàn giao mẫu vào mỗi ngày nghiên cứu.
- Chịu trách nhiệm lưu giữ, vận chuyển và bàn giao mẫu bệnh phẩm từ điểm
nghiên cứu về phòng XN của TTYTDP tỉnh đúng quy cách.

141
142

Phụ lục 9. Quy trình lấy mẫu máu


1. Chuẩn bị dụng cụ
- Bông thấm nước vô trùng;
- Cồn 700C hoặc cồn I ốt;
- Bộ dung cụ lấy máu bằng ống hút chân không (ống chân không có chứa gel thể
tích 5ml, kim 2 đầu cỡ 22G, giá đỡ kim);
- Dây garô;
- Găng tay dùng một lần;
- Khẩu trang y tế;
- Giá để ống nghiệm;
- Pippet nhựa vô trùng dùng 1 lần hoặc đầu côn (típ) có lọc (không có
DNase/RNase);
- Ống cryotube loại 2ml (không có DNase/RNase);
- Bình tích lạnh và túi giữ lạnh/đá khô
- Nhãn dán ống nghiệm;
- Bút mực không phai;
- Hộp đựng các vật sắc nhọn và rác thải y tế.
2. Chuẩn bị lấy mẫu:
- Kiểm tra tiêu chuẩn tham gia, kiểm tra phiếu phỏng vấn và mã số nghiên cứu;
- Dán nhãn có ghi sẵn mã số của người tham gia trên ống đựng mẫu;
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng nhanh và đi găng tay không
bột.
Lưu ý: thay găng tay sau khi lấy máu xong cho mỗi người để tránh nhiễm chéo;
3. Tiến hành lấy mẫu máu bằng bộ dụng cụ lấy máu áp lực âm
- Tháo nắp đậy của phần đầu kim (có bọc cao su) ra;

142
143

- Gắn chặt phần đầu kim có bọc cao su vào dụng cụ đỡ kim (lưu ý: không tháo
nắp của phần đầu kim dùng để lấy máu cho đến khi tiến hành lấy máu)
- Xác định vị trí lấy máu (tĩnh mạch) và ga rô cách vị trí lấy máu 5cm về phía
trên;
- Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn 700C để khô trong 30 giây.
- Tháo nắp đầu kim còn lại (không bọc cao su) và đưa kim ở góc xiên 15–30 vào
vị trí lấy máu;
- Gắn ống lấy máu có chứa gel vào đầu kim có bọc cao su. Nới lỏng dây garô ra
ngay khi máu vừa chảy vào ống lấy máu;
- Quan sát bằng mắt thường khi thấy máu ngừng chảy thì tháo ống máu ra;
- Trộn đều ống máu với chất gel bằng cách nhẹ nhàng, đảo ngược ống máu 5-6
lần;
- Xếp ống máu vào giá để mẫu;
- Tháo dây garô ra và tháo đầu kim lấy máu ra khỏi vị trí lấy máu;
- Thải bỏ kim lấy máu vào thùng đựng vật sắc nhọn;
- Đặt miếng gạc/bông vô trùng vào vị trí vừa rút kim ra;
- Sau khi lấy mẫu, phun dung dịch sát khuẩn lên trên mặt bàn lấy mẫu, để 20
phút. Sau đó thấm khô và lau sạch.
Lưu ý: Khi trên mặt bàn, mặt sàn dính máu phải đổ ngập tràn dung dịch sát khuẩn lên
trên mặt vị trí có mẫu, để 20 - 30 phút.
- Để yên ống máu ở nhiệt độ phòng (18-25 0C) trong vòng 30-40 phút để cho máu
đông lại sau đó giữ ở nhiệt độ 2-80C cho đến khi đóng gói và chuyển đến phòng xét
nghiệm của TTYTDP trong vòng 4-6 tiếng kể từ khi lấy máu để ly tâm tách huyết
thanh, cần tách huyết thanh trong vòng 24 tiếng kể từ khi lấy mẫu máu.
Lưu ý:

143
144

- Chỉ bảo quản ống máu ở nhiệt độ 2-8 0C sau khi máu đã đông ở nhiệt độ phòng để
tránh tán huyết, mẫu máu bị tán huyết sẽ không được chấp nhận và phải loại bỏ trước
khi ly tâm tách huyết thanh.
- Đối với các điểm lấy mẫu trong cùng địa bàn thì chuyển mẫu máu toàn phần đến
Phòng xét nghiệm trong vòng 4-6 tiếng để tách huyết thanh.

144
145

PHỤ LỤC 10: QUY TRÌNH ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN MẪU
1. Đóng gói và chuyển mẫu máu
Đóng gói mẫu máu và vận chuyển cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn và thực hiện
theo các bước được mô tả dưới đây:
- Quấn quanh mỗi ống mẫu máu giấy thấm hút và cho vào túy nylon, dán kín
miệng túi (lưu ý: có thể đặt 8-10 ống máu vào 1 túi ny lông);
- Đặt các túi nylon có chứa ống máu theo chiều thẳng đứng vào hộp đựng mẫu;
- Đặt hộp đựng mẫu vào thùng tích lạnh;
- Đặt các túi giữ lạnh vào thùng tích lạnh (ví dụ: 15 mẫu thì cần 3 túi tích lạnh)
tránh để các túi tích lạnh tiếp xúc trực tiếp với mẫu (nếu cái túi tích lạnh để tiếp xúc
trực tiếp với mẫu sẽ làm tán huyết và ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm). Đảm bảo
mẫu được bảo quản tại 4-8oC trong suốt quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm
của TTYTDP tỉnh.
- Đậy nắp thùng đựng mẫu dùng băng dính dán xung quanh;
- Vận chuyển mẫu an toàn đến phòng xét nghiệm của TTYTDP tỉnh, thành phố
trong vòng 4-6 tiếng kể từ khi lấy mẫu.
- Phương tiện vận chuyển: xe ô-tô. Trong trường hợp điều kiện không cho phép,
có thể sử dụng xe gắn máy để vận chuyển nhưng phải buộc hộp chứa mẫu bệnh phẩm
thật cẩn thận vào giá chở hàng, đảm bảo gọn gàng, tránh đổ, vỡ.
2. Tách huyết thanh từ mẫu máu toàn phần
- Xếp các ống mẫu vào máy ly tâm, nếu các ống chưa thăng bằng thì cần lấy 1
ống nước có thể tích tương đương đặt vào để đảm bảo thăng bằng trước khi quay ly
tâm;
- Ly tâm ống máu với tốc độ 2500 - 3000 vòng/phút trong 10 phút ở nhiệt độ
phòng (18-25oC);

145
146

- Dùng pipete nhựa vô trùng hút huyết thanh của từng ống mẫu sau khi ly tâm
vào 3 ống cryotube đã có dán mã số tương ứng:
o Một tuýp nhỏ 1, 2 mL cho xét nghiệm huyết thanh học.

o Một tuýp 0, 5 ml và một tuýp chứa số huyết thanh còn lại cho xét
nghiệm axit nucleic (NAT) và trình tự di truyền.
- Dán nhãn gồm thông tin sau vào phía trên bên trái hoặc phía dưới bên phải của
nắp hộp đựng ống cryotube:

 Ngày tách huyết thanh

 Số thứ tự của hộp/số thứ tự của ống cyotube (Hộp 1/ống cryotube 1)

 Mẫu có số ID từ số … đến số

- Xếp các ống cyrotube vào hộp để mẫu tương ứng đã dán nhãn như sau:

 Ống huyết thanh đánh dấu số 1 được xếp đầy vào hộp được đánh dấu số 1,
sau khi sếp đủ 81 mẫu thì chuyển sang hộp đựng mới;

 Tương tự như vậy đối với các ống huyết thanh đánh dấu số 2 và số 3 được
xếp vào hộp được đánh dấu số 2 và số 3.
- Bảo quản các ống huyết thanh ở -20 oC cho đến khi đóng gói và chuyển đến
phòng xét nghiệm tại Viện VSDT/Pasteur trong vòng 15 ngày kể từ khi tách mẫu
huyết thanh.
Lưu ý: Trong trường hợp hộp đựng mẫu chưa đầy từ đợt tách huyết thanh trước và
đang được bảo quản lạnh ở -20oC thì không nên lấy ra để xếp các ống cryotube mới
vào mà nên dùng một hộp đựng tạm thời khác, sau khi hoàn thành việc tách huyết
thanh thì mới lấy hộp đang đựng chưa đầy trong tủ âm sâu ra để sếp các ống cryotube
mới vào.
3. Đóng gói và vận chuyển mẫu huyết thanh

146
147

- Mẫu huyết thanh được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp được quy định theo tiêu
chuẩn của Bộ Y tế tại Thông tư 43/2011/TT-BYT ngày 05/12/2011 quy định chế độ
quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
- Đặt hộp đựng mẫu bệnh phẩm trong túi chống thấm/ túi nylon và đóng kín theo
quy định.
- Đặt túi nylon có chứa ống đựng mẫu bệnh phẩm vào thùng xốp hoặc thùng
đựng mẫu chuyên dụng.
- Bổ sung đủ túi /bình tích lạnh hoặc đá khô vào trong phích/thùng đựng mẫu để
mẫu được bảo quản ở nhiệt độ -20 oC trong suốt quá trình vận chuyển mẫu (trong
trường hợp dùng đá khô thì lớp đóng gói ngoài cùng cần có thông khí; nếu sử dụng
bình tích lạnh thì phải đặt bình tích lạnh trong tủ lạnh âm sâu -20 oC hoặc thấp hơn
trước khi sử dụng).
- Phiếu nghiên cứu được đặt trong túi chống thấm / túi nylon khác (không để
chung phiếu với mẫu huyết thanh) và gửi kèm cùng mẫu huyết thanh đến các Viện
Dịch tễ/Pasteur.
- Chuyển mẫu huyết thanh đến phòng xét nghiệm tại Viện VSDT/Pasteur trong
vòng 15 ngày kể từ khi tách mẫu huyết thanh.
- Các cơ sở gửi mẫu cần thông báo ngay cho phòng xét nghiệm khoảng thời gian
dự kiến phòng xét nghiệm sẽ nhận được mẫu để cán bộ phòng xét nghiệm có thể chuẩn
bị cho việc nhận mẫu.
- Lựa chọn các phương tiện, hình thức vận chuyển để đảm bảo thời gian vận
chuyển ngắn nhất, trong khi vẫn phải đảm bảo điều kiện bảo quản mẫu trong suốt quá
trình vận chuyển.
4. Nhận mẫu tại phòng xét nghiệm của TTYTDP tỉnh và Viện VSDT/Pasteur
- Khi bệnh phẩm và phiếu yêu cầu xét nghiệm được chuyển đến phòng xét
nghiệm của TTYTDP tỉnh và các viện VSDT/Pasteur, bên giao và bên nhận phải ký

147
148

xác nhận vào Sổ hoặc phiếu giao nhận mẫu. Các mẫu huyết thanh sẽ không được chấp
nhận nếu có một trong các vấn đề sau:

 Có hiện tượng rò rỉ bệnh phẩm;

 Loại bệnh phẩm không phù hợp;

 Nhiệt độ của phích lạnh không đảm bảo yêu cầu;

 Thông tin của người tham gia (mã số người tham gia) trên ống đựng mẫu bị
mất hoặc không trùng với phiếu yêu cầu xét nghiệm.
Lưu ý: Các mẫu bệnh phẩm bị từ chối xét nghiệm phải được giữ tại phòng xét nghiệm
của các viện VSDT/Pasteur khu vực theo quy định của từng phòng xét nghiệm. Lý do
từ chối xét nghiệm được ghi vào cột Ghi chú tại Sổ giao nhận bệnh phẩm.
- Khi mẫu đã được nhận bởi PXN của các viện VSDT/Pasteur thì:

 Mẫu huyết thanh đánh dấu số 1 sẽ được vận chuyển đến Viện Pasteur
TP.HCM để tiến hành XN huyết thanh học chẩn đoán nhiễm vi rút viêm gan
B và C.

 Mẫu huyết thanh đánh dấu số 2 và 3 sẽ được bảo quản tại tủ âm -70 oC để
tiến hành các xét nghiệm sinh học phân tử khác.
Tại các viện VSDT/Pasteur không thực hiện xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán
viêm gan B và C, mẫu cần bảo quản tạm thời trong tủ âm -20 oC cho đến khi đóng gói
và chuyển đến phòng xét nghiệm được chỉ định thực hiện xét nghiệm huyết thanh học
trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận.

148
149

PHỤ LỤC 11: QUY TRÌNH THÔNG BÁO KẾT QUẢ VÀ TƯ VẤN SAU XÉT
NGHIỆM
1. Thông báo kết quả trong vòng 01 tháng kể sau khi lấy mẫu.
2. Khi thông báo kết quả, phải kiểm tra ‘Phiếu hẹn thông báo kết quả xét nghiệm’ của
người tham gia nghiên cứu (Mã số thẻ, logo cuộc nghiên cứu, ngày hết hạn) để
đảm bảo thẻ có giá trị
3. Chỉ thông báo kết quả xét nghiệm với những người có phiếu hẹn thông báo kết quả
gốc.
4. Người tham gia ký xác nhận sau khi đã nghe thông báo kết quả xét nghiệm
5. Tư vấn sau xét nghiệm (nếu cần)
6. Giới thiệu người tham gia tới các dịch vụ hỗ trợ thích hợp.

149
150

PHỤ LỤC 12:


PHƯƠNG CÁCH XÉT NGHIỆM HBV

- Tất cả các mẫu huyết thanh sẽ được xét nghiệm anti-HBc bằng phương pháp
miễn dịch hóa phát quang CMIA trên máy Abbott Architect.
- Tất cả các mẫu huyết thanh dương tính với anti-HBc sẽ được tiếp tục xét
nghiệm HBsAg trên máy Architect.
PHƯƠNG CÁCH XÉT NGHIỆM HCV

- Tất cả các mẫu huyết thanh sẽ được xét nghiệm anti-HCV bằng phương pháp
miễn dịch hóa phát quang CMIA trên hệ thống Abbott Architect.
- Trong số đó, những mẫu huyết thanh dương tính với anti-HCV sẽ được tiếp tục
xét nghiệm HCV core antigen trên hệ thống Abbott Architect.

150
151

Phụ lục 13: PHIẾU HẸN THÔNG BÁO KẾT QUẢ

151
152

Phụ lục 14A: BIỂU MẪU BÀN GIAO MẪU


Loại mẫu: Máu toàn phần
Họ tên kỹ thuật viên lấy mẫu: …………….…………………………………..
Ngày lấy mẫu: ………../……./………………………………………………….
Điểm lấy mẫu: ..................................... Tỉnh/Thành phố ...................................

MÃ SỐ NGHIÊN
STT Thể tích GHI CHÚ
CỨU Chất lượng
(ml)

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml

Dán mã số NC 5 ml
Mỗi mẫu máu được kèm theo 3 nhãn chưa dán
Ngày chuyển mẫu ………………. Mẫu chuyển từ …………………đến ………………………
Người bàn giao mẫu Người nhận mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

152
153

Phụ lục 14B: BIỂU MẪU BÀN GIAO MẪU


Loại mẫu: Huyết thanh
Họ tên kỹ thuật viên lấy mẫu: …………….…………………………………..
Ngày lấy mẫu: ………../……./………………………………………………….
Điểm lấy mẫu: ..................................... Tỉnh/Thành phố ...................................

MÃ SỐ NGHIÊN
STT Thể tích GHI CHÚ
CỨU Chất lượng
(ml)
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml

153
154

MÃ SỐ NGHIÊN
STT Thể tích GHI CHÚ
CỨU Chất lượng
(ml)
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml
1, 2ml
Dán mã số NC 0, 5 ml
0, 5 ml

Ngày chuyển mẫu ………………. Mẫu chuyển từ …………………đến ………………………

Người bàn giao mẫu Người nhận mẫu


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày chuyển mẫu ………………. Mẫu chuyển từ …………………đến ………………………

Người bàn giao mẫu Người nhận mẫu


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

154
155

PHỤ LỤC 15: TIÊU CHUẨN CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨU
Người tiếp đón
1. Là cán bộ trong ngành y tế.
2. Có kỹ năng giao tiếp
3. Ưu tiên cán bộ tại địa phương, người hiểu rõ địa bàn nghiên cứu.
4. Bố trí được thời gian để tham gia toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Người phỏng vấn
1. Là cán bộ trong ngành y tế
2. Có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu tại cộng đồng
3. Có kỹ năng phỏng vấn.
4. Có kỹ năng giao tiếp
5. Bố trí được thời gian để tham gia toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Người lấy mẫu xét nghiệm
1. Là cán bộ phòng xét nghiệm, có kỹ năng lấy máu.
2. Ưu tiên người có kỹ năng tách chiết huyết thanh, đóng gói và bảo quản mẫu.
3. Có kỹ năng giao tiếp.
4. Bố trí được thời gian để tham gia toàn bộ quá trình nghiên cứu

155
156

PHỤ LỤC 16. BẢNG ĐO LƯỜNG VÀ MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN


CỨU:

Tên biến Định nghĩa Phương pháp đo lường Chỉ số


Biến phụ thuộc
Tình trạng Kết quả xét nghiệm huyết thanh Norminal (Định danh) Tỷ lệ nhiễm vi rút
viêm gan B, học 0 = Âm tính viêm gan B, C
C 1 = Dương tính
Biến độc lập
Đặc điểm nhân khẩu xã hội học
Tuổi Tuổi của đối tượng điều tra tại Ordinal (biến thứ tự) Tỷ lệ nhóm tuổi
thời điểm nghiên cứu 1 = 18 - 29
2 = 30 - 39
3 = 40 – 49
4 = 50 – 59
5 >= 60
Gioi tinh Giới tính của đối tượng nghiên Catergorical (nhị phân) Tỷ lệ về giới tính
cứu 1 = Nam
2 = Nữ
Trình độ Trình độ học vấn cao nhất mà Ordinal (biến thứ tự) Tỷ lệ các nhóm
học vấn đối tượng điều tra đạt được tại 1 = Tiểu học và thấp hơn trình độ học vấn
thời điểm nghiên cứu 2 = Trung học cơ sở
3 = Trung học phổ thông
trở lên
Dân tộc Dân tộc của đối tượng nghiên Nominal (Định danh) Tỷ lệ dân tộc
cứu 1 = Thiểu số
2 = Kinh
Thu nhập Thu nhập bình quân của đối Ordinal (biến thứ tự) Tỷ lệ thu nhập bình
tượng nghiên cứu 1 = không có thu nhập quân theo nhóm
Sử dụng thống kê mô tả để tìm 2 = <1 triệu đồng của đối tượng
ra thu nhập bình quân và sau đó 3 >= 1 tỷ đồng nghiên cứu
phân loại theo 3 nhóm với các
4 = Không nhớ
định mức: thấp, trung bình và

156
157

cao
Tình trạng Tình trạng hôn nhân của đối Nominal (Định danh) Tỷ lệ hôn nhân
hôn nhân tượng nghiên cứu tại thời điểm 1 = Độc thân
điều tra 2 = Đã từng kết hôn (Ly
dị/ ly thân/ góa)
3 = Hiện đang kết hôn
Nghề nghiệp Nghề nghiệp của đối tượng Nominal (Định danh) Tỷ lệ nghề nghiệp
nghiên cứu tại thời điểm điều tra 1 = Nông dân của đối tượng
nghiên cứu
2 = Nghề tự do
3 = Kinh doanh buôn bán
4 = Thất nghiệp
5 = Khác
Địa bàn cư Tỉnh mà đối tượng nghiên cứu 1 = Kon Tum
trú sinh sống tại thời điểm điều tra 2 = Gia Lai
3 = Dak Nong
Kiến thức về lây nhiễm vi rút viêm gan B, C
Hiểu biết về Kiến thức của đối tượng nghiên Nominal (Định danh) Tỷ lệ hiểu biết về
đường lây cứu về các đường lây nhiễm 0 = Không đúng đường lây nhiễm
nhiễm HBV, viêm gan vi rút B, C 1 = Đúng
HCV
Tình trạng Mối quan hệ giữa đối tượng Nominal (Định danh) Tỷ lệ sống với
gia đình nghiên cứu với các thành viên 1 = Sống cùng người bị nhiễm
trong gia đình HBV, HCV
2 = Không sống cùng
Uống Mức độ sử dụng bia rựu của đối Ordinal (thứ tự) Tỷ lệ mức độ sử
rượu/bia tượng nghiên cứu 1 = Hàng ngày dụng rựu, bia của
2 = Thỉnh thoảng đối tượng nghiên
3 = Không bao giờ cứu
Hiểu biết về Kiến thức của đối tượng nghiên Nominal (Định danh) Tỷ lệ hiểu biết
cách phòng cứu về phòng lây nhiễm HBV, 1 = Hiểu đúng đúng về cách
lây nhiễm HCV 2 = không hiểu đúng phòng lây nhiễm
3 = không biết HBV, HCV của đối
tượng nghiên cứu
Tiền sử khám chữa bệnh
Làm Phẫu Đối tượng nghiên cứu đã từng Nominal (Đinh danh) Tỷ lệ đối tượng
thuật và thủ làm phẫu thuật và các thủ thuật nghiên cứu làm

157
158

thuật bao y tế bao giờ chưa 0 = Không phẫu thuật và thủ


1 = Có thuật

Nhận và cho Đối tượng nghiên cứu đã bao giờ Nominal (Đinh danh) Tỷ lệ đối tượng
máu nhận và cho máu chưa 0 = chưa nghiên cứu cho và
nhận máu
1 = Có
Thủ thuật Đối tượng nghiên cứu đã bao giờ Nominal (Đinh danh) Tỷ lệ đối tượng
về răng làm thủ thuật về răng chưa 0 = chưa nghiên cứu đã từng
làm thủ thuật về
1 = Có
răng
Nạo hút thai Đối tượng nghiên cứu đã bao giờ Nominal (Đinh danh) Tỷ lệ đối tượng
nạo hút thai chưa 0 = chưa nghiên cứu đã từng
nạo hút thai
1 = Có
Hành vi tiêm, truyền
Dùng chung Nominal (Đinh danh)
BKT 1= Có
2 = Không
Tiêm truyền Nominal (Đinh danh)
tĩnh mạch 1= Có
2 = Không
Tần xuất Nominal (Đinh danh)
tiêm, truyền 1 = Chưa từng
2 = Thỉnh thoảng
3 = Thường xuyên
Tần suất Nominal (Đinh danh)
tiêm chích 1 = Chưa từng
ma túy 2 = Thỉnh thoảng
3 = Thường xuyên
Tiêm vac Nominal (Đinh danh)
xin Viêm 1 = Có
gan B 2 = Không
Xăm trổ, Nominal (Đinh danh)
cạo râu, 1= Có

158
159

bấm lỗ tai… 2 = Không


Hành vi quan hệ tình dục
Quan hệ Nominal (Đinh danh)
tình dục với 1= Có
bạn tình 2 = Không

Tần xuất Nominal (Đinh danh)


quan hệ tình 1 = Chưa từng
dục với bạn 2 = Thỉnh thoảng
tình
3 = Thường xuyên
Sử dụng Nominal (Đinh danh)
BCS 1= Có
2 = Không

159

You might also like