You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHƯƠNG CHẤT SÁT KHUẨN

Mục tiêu học tập


1. Nhận biết chất khử khuẩn được sử dụng ở các mức độ khử khuẩn
2. Ứng dụng sự hiểu biết về bản chất hoá học một số chất khử khuẩn thông dụng trong thiết lập kế
hoạch pha chế, bảo quản và sử dụng.

Hướng dẫn tự học


Sinh viên tự học bài qua các video bài giảng tại nhà và lớp học dùng để giải các bài tập ứng dụng.

1. Kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện


Xem video giới thiệu về Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn tại Bệnh Viện FV
https://youtu.be/CtqPgcn6g9w
Câu hỏi định hướng khi xem video:
1. Em có từng nghe đến Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn tại bệnh viện? Khoa này thực hiện các công
tác gì?
2. Tại sao cần phải tiến hành kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện?
3. Các biện pháp nào được sử dụng trong kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện FV?

2. Đại cương về các mức độ khử khuẩn và chất khử khuẩn


Xem video “Đại cương về các mức độ khử khuẩn và chất khử khuẩn”
https://youtu.be/suTavKBm938
Thực hiện Post-test

3. Chất khử khuẩn: nhóm oxy hoá


Xem video “Chất khử khuẩn: nhóm oxy hoá”
https://youtu.be/Lctsw0ZePTo
Xem video Điều chế nước oxy già ứng dụng công nghệ sinh học
https://youtu.be/Wnzv_ULfgl8
Thực hiện Post-test

4. Chất khử khuẩn: nhóm halogen


Xem video “Chất khử khuẩn: nhóm halogen”
https://youtu.be/7jdhNxM1tBw
Thực hiện Post-test

5. Chất khử khuẩn: nhóm alcol và phenolic


Xem video “Chất khử khuẩn: nhóm alcol và phenolic”
https://youtu.be/B-g2E5borH0
Thực hiện Post-test
6. Chất khử khuẩn: nhóm chất diện hoạt và dẫn chất chứa nitrogen
Xem video “Chất khử khuẩn: nhóm chất diện hoạt và dẫn chất chứa nitrogen”
https://youtu.be/4q0KoCvstlg
Thực hiện Post-test

Tài liệu tham khảo


1. Bộ Y Tế (2013), Nhà Xuất Bản Y Học “Hướng Dẫn Thực Hành Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Môi
Trường Bệnh Viện” https://kcb.vn/wp-content/uploads/2015/08/Huong-dan-thuc-hanh-kiem-
soat-nhiem-khuan-moi-truong-benh-vien.pdf
2. Bộ Y Tế (2020) “Hướng Dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh”
3. Trần Thành Đạo, Lê Minh Trí (20XX) Sách Hoá Dược 1 Chương Chất Sát Khuẩn
4. John M. Beale, Jr., John H. Block. (2011) Wilson and Gisvold’s Textbook of Organic
Medicinal and Pharmaceutical Chemistry. Chapter 6 Anti-infective agent pp 179–191
https://umpedu-
my.sharepoint.com/:b:/g/personal/vocamvan_ump_edu_vn/EePj4u_53VhDiO0_TC46SaABBsI
KbPDsr7gJ2z4CzZHT1Q?e=1zDtBL
5. CDC Hoa Kỳ Guideline for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facility (2008)
https://www.cdc.gov/infectioncontrol/guidelines/disinfection/index.html
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO HOẠT ĐỘNG TẠI LỚP

SV của 1 lớp nhỏ được chia thành 5 nhóm, thảo luận trên 5 vấn đề khác nhau.

1. Nội dung lớp nhỏ


Mỗi nhóm sẽ nhận vấn đề cần chuẩn bị trong đó bao gồm:
- Mục Tiêu Học Tập: mục tiêu SV cần đạt được sau buổi thảo luận (đề thi được thiết kế dựa trên
các mục tiêu này)
- Tình huống thực tế và vấn đề cần giải quyết
- Câu hỏi định hướng: các câu hỏi, gợi ý cho việc chuẩn bị (mang tính gợi ý)

2. Chuẩn bị
SV được khuyến khích sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo, reviews, research articles để phục vụ
cho việc chuẩn bị.

3. Trình bày và thảo luận


Mỗi nhóm sẽ có 15–20 phút để trình bày (bao gồm thảo luận) về vấn đề của mình.
Hình thức trình bày: Bảng/Phấn, Trình chiếu ppt hoặc các hình thức trình bày khác
Công thức hoá học: Sử dụng phần mềm ChemDraw ACS 1996 Format Style
Trích dẫn tài liệu tham khảo ở footnote trong khi trình bày

4. Một số lưu ý về tính điểm


SV sẽ có 1 cột điểm 10% ở chương này. Điều kiện nhận điểm:
- Hoàn thành tất cả các bài post-test (điểm số bài post-test không ảnh hưởng đến cột điểm)
- Hiện diện tại buổi thảo luận
- Trình bày và thảo luận (chấm theo rubric)
CHỦ ĐỀ 1: VIRUS SARS-CoV-2

Mục Tiêu Học Tập


1. Phân tích cấu trúc của virus SARS-CoV-2
2. Nhận diện virus SARS-CoV-2 trên thang khử khuẩn
3. Đề nghị các hoá chất (bao gồm nồng độ) có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

Tình huống thực tế và câu hỏi


Vào lúc 5:30 PM CEST ngày 3 tháng 8 năm 2021 đã có 198.778.175 ca nhiễm COVID-19 toàn
cầu. Trong đó có 4.235.559 ca tử vong (theo Tổ chức Y Tế Thế Giới). Đại dịch COVID-19 được xác
định do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đại dịch này, Việt Nam áp dụng nguyên tắc 5K bao gồm:
- Khẩu trang
- Khử khuẩn
- Khoảng cách
- Không tập trung
- Khai báo
Về “Khử Khuẩn”, rửa tay thường xuyên với xà phòng và chất khử khuẩn được áp dụng.

Sinh viên đề nghị các hoá chất (bao gồm nồng độ) có thể được sử dụng để tiêu diệt virus SARS-CoV-2
dựa trên sự phân tích về câú trúc virus SAR-CoV-2, nhận diện chúng trên thang khử khuẩn (Xem
video về Mức độ khử khuẩn ở phía trên) cùng với các bằng chứng khoa học tương ứng.

Tài liệu tham khảo


1. Hirose R, Bandou R, Ikegaya H, et al. Disinfectant effectiveness against SARS-CoV-2 and
influenza viruses present on human skin: model-based evaluation. Clin Microbiol Infect.
2021;27(7):1042.e1-1042.e4. doi:10.1016/j.cmi.2021.04.009
2. Xiling G, Yin C, Ling W, et al. In vitro inactivation of SARS-CoV-2 by commonly used
disinfection products and methods. Sci Rep. 2021;11(1):2418. Published 2021 Jan 28.
doi:10.1038/s41598-021-82148-w
3. Schrank CL, Minbiole KPC, Wuest WM. Are Quaternary Ammonium Compounds, the
Workhorse Disinfectants, Effective against Severe Acute Respiratory Syndrome-Coronavirus-
2?. ACS Infect Dis. 2020;6(7):1553-1557. doi:10.1021/acsinfecdis.0c00265
4. Singh D, Joshi K, Samuel A, Patra J, Mahindroo N. Alcohol-based hand sanitisers as first line
of defence against SARS-CoV-2: a review of biology, chemistry and formulations. Epidemiol
Infect. 2020;148:e229. Published 2020 Sep 29. doi:10.1017/S0950268820002319
CHỦ ĐỀ 2: NƯỚC CHÀ TAY KHỬ KHUẨN WHO

Mục Tiêu Học Tập


1. Biết và pha chế nước chà tay khử khuẩn theo công thức 1 và 2 của Tổ chức Y Tế Thế Giới
2. Phân tích vai trò của từng thành phần trong công thức

Tình huống thực tế và câu hỏi


Dung dịch hoặc gel chà tay khử khuẩn có chứa cồn được sử dụng rộng rãi trong mùa dịch
COVID-19. Trong thời gian đầu dịch bùng phát, nước rửa tay khử khuẩn trở nên khang hiếm trên thị
trường hoặc ở những vùng sâu vùng xa, Tổ Chức Y Tế được khuyến cáo sử dụng công thức pha chế
nước chà tay khử khuẩn cho những vùng có nhu cầu.

Dựa trên các kiến thức về chất khử khuẩn, sinh viên hãy:
- Giải thích vai trò của từng thành phần trong công thức pha chế
- Thảo luận nồng độ , thời gian khử khuẩn của các loại alcohol được dùng và những lưu ý trong
bảo quản và pha chế.
- Cung cấp bằng chứng về khả năng diệt virus của 2 công thức này
- Đề nghị/Phân tích công thức pha chế nước chà tay khác (nguồn gốc tự nhiên hay alcohol-free)

Tài liệu tham khảo


1. Guide to Local Production: WHO-recommended Handrub Formulations
https://www.who.int/gpsc/5may/Guide_to_Local_Production.pdf
2. Suchomel M, Eggers M, Maier S, Kramer A, Dancer SJ, Pittet D. Evaluation of World Health
Organization-Recommended Hand Hygiene Formulations. Emerg Infect Dis. 2020;26(9):2064-
2068. doi:10.3201/eid2609.201761
3. Singh D, Joshi K, Samuel A, Patra J, Mahindroo N. Alcohol-based hand sanitisers as first line
of defence against SARS-CoV-2: a review of biology, chemistry and formulations. Epidemiol
Infect. 2020;148:e229. Published 2020 Sep 29. doi:10.1017/S0950268820002319
CHỦ ĐỀ 3: NƯỚC SÚC MIỆNG CHO BỆNH NHÂN COVID
Nguồn gốc Tổng hợp

Mục Tiêu Học Tập


1. Lựa chọn nước súc miệng dành cho bệnh nhân covid dựa trên sự hiểu biết về chất sát khuẩn
2. Ứng dụng sự hiểu biết về bản chất hoá học của chất khử khuẩn trong thiết lập kế hoạch pha
chế, bảo quản và sử dụng nước súc miệng dành cho bệnh nhân covid

Tình huống thực tế và câu hỏi


Theo Phát đồ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-
CoV-2) (ban hành ngày 14/07/2021), trong Mục 2 “Các biện pháp theo dõi và điều trị chung”:

“Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng
các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường”

Dựa trên sự hiểu biết về chất sát khuẩn, sinh viên hãy:
- Đề nghị ÍT NHẤT 2 chất sát khuẩn (bao gồm nồng độ) có tác dụng tiêu diệt virus SARS-CoV-
2 có thể dùng pha dung dịch vệ sinh miệng họng
- Trình bày cơ chế tác dụng ở mức độ phân tử của các chất sát khuẩn này
- Cung cấp bằng chứng về khả năng diệt virus của các chất sát khuẩn này và khả năng làm giảm
lây nhiễm SAR-CoV-2

Tài liệu tham khảo


1. Carrouel F, Gonçalves LS, Conte MP, et al. Antiviral Activity of Reagents in Mouth Rinses
against SARS-CoV-2. Journal of Dental Research. 2021;100(2):124-132.
doi:10.1177/0022034520967933
2. Elmahgoub, F., Coll, Y. Could certain mouthwashes reduce transmissibility of COVID-
19?. Evid Based Dent 22, 82–83 (2021). https://doi.org/10.1038/s41432-021-0172-4
Có rất nhiều bài báo trên chủ đề này, SV được khuyến khích tìm kiếm các bài báo trên từng chất
khử khuẩn cụ thể mình trình bày.

“Take home message”: hiện nay chưa đủ bằng chứng về hiệu quả của nước súc miệng sát khuẩn
trong việc làm giảm lây nhiễm SAR-CoV-2.
CHỦ ĐỀ 4: NƯỚC SÚC MIỆNG CHO BỆNH NHÂN COVID
Nguồn gốc Tự nhiên

Mục Tiêu Học Tập


1. Lựa chọn nước súc miệng dành cho bệnh nhân covid dựa trên sự hiểu biết về chất sát khuẩn
2. Ứng dụng sự hiểu biết về bản chất hoá học của chất khử khuẩn trong thiết lập kế hoạch pha
chế, bảo quản và sử dụng nước súc miệng dành cho bệnh nhân covid

Tình huống thực tế và câu hỏi


Theo Phát đồ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-
CoV-2) (ban hành ngày 14/07/2021), trong Mục 2 “Các biện pháp theo dõi và điều trị chung”:

“Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng
các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường”

Dựa trên sự hiểu biết về chất sát khuẩn, sinh viên hãy:
- Đề nghị ÍT NHẤT 2 chất sát khuẩn có nguồn gốc tự nhiên (bao gồm nồng độ) có tác dụng tiêu
diệt virus SARS-CoV-2 có thể dùng pha dung dịch vệ sinh miệng họng
- Trình bày cơ chế tác dụng ở mức độ phân tử của các chất sát khuẩn này
- Cung cấp bằng chứng về khả năng diệt virus của các chất sát khuẩn này và khả năng làm giảm
lây nhiễm SAR-CoV-2

Tài liệu tham khảo

1. Lateef Ahmad (2021) Impact of gargling on respiratory infections, All Life, 14:1, 147-158,
DOI: 10.1080/26895293.2021.1893834
2. R. R. G. Machado et al., Inhibition of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2
Replication by Hypertonic Saline Solution in Lung and Kidney Epithelial Cells. ACS
Pharmacology & Translational Science, (2021).
DOI: 10.1021/acsptsci.1c00080

SV được khuyến khích tìm kiếm các bài báo trên từng chất khử khuẩn cụ thể mình trình bày.

“Take home message”: hiện nay chưa đủ bằng chứng về hiệu quả của nước súc miệng sát khuẩn
trong việc làm giảm lây nhiễm SAR-CoV-2.
CHỦ ĐỀ 5: NƯỚC ANOLYTE

Mục Tiêu Học Tập


1. Lựa chọn nước súc miệng dành cho bệnh nhân covid dựa trên sự hiểu biết về chất sát khuẩn
2. Giải thích quy trình điều chế dung dịch sát khuẩn chứa clor (chlorine-based disinfectant)
3. Pha chế dung dịch sát khuẩn chứa clor với nồng độ thích hợp với mục đích sử dụng

Tình huống thực tế và câu hỏi


Báo Tuổi Trẻ ngày 08/10/2021 đã đăng bài “Nước Anolyte cí chữa được COVID-19 như rao
bán trên mạng?” https://tuoitre.vn/nuoc-anolyte-co-chua-duoc-covid-19-nhu-rao-ban-tren-mang-
20211007221159569.htm

Dựa trên sự hiểu biết về chất sát khuẩn, sinh viên hãy:
- Giải thích nước Anolyte bao gồm những thành phần gì?
- Điều chế nước Anolyte
- Cung cấp các bằng chứng khoa học về khả năng diệt khuẩn và diệt virus của nước điện phân
(electrolyzed water). Từ đó trả lời cho câu hỏi của bài trên báo Tuổi Trẻ.

Tài liệu tham khảo


1. Hricova D, Stephan R, Zweifel C. Electrolyzed water and its application in the food industry. J
Food Prot. 2008 Sep;71(9):1934-47. doi: 10.4315/0362-028x-71.9.1934.
2. Suzuki Y, Hishiki T, Emi A, Sakaguchi S, Itamura R, Yamamoto R, Matsuzawa T,
Shimotohno K, Mizokami M, Nakano T, Yamamoto N. Strong alkaline electrolyzed water
efficiently inactivates SARS-CoV-2, other viruses, and Gram-negative bacteria. Biochem
Biophys Res Commun. 2021 Oct 20;575:36-41. doi: 10.1016/j.bbrc.2021.08.048.
3. Yan P, Daliri EB, Oh DH. New Clinical Applications of Electrolyzed Water: A Review.
Microorganisms. 2021 Jan 8;9(1):136. doi: 10.3390/microorganisms9010136. PMID:
33435548
SV được khuyến khích tìm kiếm các bài báo trên từng chất khử khuẩn cụ thể mình trình bày.

You might also like