You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH ĐỂ HOẠT


ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY SABECO

NHÓM 9

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


BÀI GIỮA KỲ MÔN HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI

Thành phố Thủ Đức


Tháng 10/2023
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, Nhóm 9 xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Cô Dương Thị
Thu Thịnh. Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Thương Mại Điện Tử, Nhóm 9 đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận tình của Cô. Cô đã
giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học này để có thể hoàn thành được bài tiểu
luận về đề tài: “Đánh giá thực trạng và lập kế hoạch để hoạt động thương mại điện tử của
công ty Sabeco”

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, Nhóm 9
kính mong nhận được những lời góp ý của Cô để bài tiểu luận của Nhóm ngày càng hoàn
thiện hơn.

Nhóm 9 xin chân thành cảm ơn!


….

TP. Thủ Đức, ngày 22 tháng 10 năm 2023


Sinh viên thực hiện
Nhóm 9
NỘI DUNG TÓM TẮT

NHÓM 9. Tháng 10 năm 2023. “Đánh giá thực trạng và lập kế hoạch để hoạt
động thương mại điện tử của công ty Sabeco.”

GROUP 9. October 2023. “Assessing the current situation and planning for
Sabeco company's e-commerce activities.”

Tiểu luận tìm hiểu về đánh giá thực trạng và đưa ra kế hoạch cho hoạt động thương
mại điện tử của công ty Sabeco. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng sử dụng sàn thương
mại điện tử của công ty, so sánh các công ty cùng ngành trong thương mại điện tử và đề
ra các giải pháp nâng cao dịch vụ Thương mại điện tử tại công ty Sabeco.
MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 12
1.1. Đặt vấn đề 12
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 13
1.2.1. Mục tiêu chung 13
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 13
1.3. Phạm vi nghiên cứu 13
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 13
1.3.2. Phạm vi không gian 13
1.4. Cấu trúc của khóa luận/tiểu luận 13
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 15
2.1. Tổng quan về việc ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp 15
2.1.1. Tổng quan về TMĐT tử Việt Nam 15
2.2. Tổng quan về công ty Sabeco 15
2.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp 15
2.2.2. Quá trình phát triển mặt hàng 16
2.2.3. Mặt hàng, ngành hàng chính 17
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 18
2.3.1. Sơ lược về Việt Nam. 18
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Cơ sở lý luận 20
3.2. Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 26
3.2.2. Công cụ xử lý và phân tích số liệu 26
3.2.3. Phương pháp phân tích 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của công ty Sabeco 27
4.2. So sánh với đối thủ cạnh tranh 30
4.2.1. So sánh giữa Sabeco và Habeco 31
4.2.2. So sánh giữa Sabeco và Heineken 32
4.3. Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử cho công ty Sabeco 35
4.3.1. Xác định mục tiêu. 35
v
4.3.2. Xác định mô hình kinh doanh 35
4.3.3. Xác định phân khúc khách hàng 36
4.3.4. Xây dựng website bán hàng trực tuyến 37
4.3.5. Gia nhập các sàn thương mại điện tử 41
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho công
ty Sabeco 42
4.4.1. Hợp tác và kết nối với các sàn TMĐT 42
4.4.2. Quản lý chất lượng và an toàn 45
4.4.3. Mở rộng và phát triển các mặt hàng trên các siêu thị online, chợ online 46
4.4.5. Quảng cáo và Tiếp thị 47
4.4.6. Hoạt động xã hội 47
4.4.7. Dịch vụ Giao hàng và Thu hộ 48
4.4.8. Phân phối Toàn quốc 48
4.4.9. Tiếp tục nối dài và mở rộng dự án “Thắp sáng đường quê” 48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 54

vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TMĐT Thương mại điện tử


DN Doanh nghiệp
CP Cổ Phần
NGK Nước giải khát
SAB SABECO

vii
DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 4.1 Kết quả so sánh giữa hai công ty Sabeco và Habeco 30
Bảng 4.2 Kết quả so sánh giữa hai công ty Sabeco và Heineken 31

viii
DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Biểu Đồ Doanh Thu TMĐT B2C Việt Nam Năm 2018 -2023 18
Hình 2.2 Bảng Báo Cáo TMĐT Toàn Cầu Năm 2023 18
Hình 3.1 Khung Phân Tích Đề Tài Nghiên Cứu 24
Hình 4.1 Trang Chủ Của Các Ứng Dụng TMĐT Bán Sản Phẩm Của Sabeco 29
Hình 4.2 Biểu Đồ về Thị Phần Ngành Bia Tại Việt Nam 2021 29
Hình 4.3 Biểu Đồ Doanh Thu Hai NSX Bia Heineken Và Sabeco Lớn Nhất Việt Nam 33
Hình 4.4 Phân Bố Cơ Cấu Dân Số Việt Nam Theo Độ Tuổi 35
Hình 4.5 Sơ Đồ Mô Tả Quy Trình Nghiệp Vụ Mua Hàng Trên Các Kênh Bán Hàng Trực
Tuyến 36
Hình 4.6 Mô Tả Trang Chủ và Trang Sản Phẩm Của Công Ty Sabeco 37
Hình 4.7 Mô Tả Cụ Thể Trang Chi Tiết và Trang Liên Hệ Của Công Ty Sabeco 38
Hình 4.8 Mô Tả Cụ Thể TTT và TĐK Của Công Ty Sabeco 38
Hình 4.9 Mô Tả Cụ Thể Trang Đăng Nhập và Trang Giỏ Hàng Sản Phẩm Của Công Ty
Sabeco 39
Hình 4.10 Mô Tả Cụ Thể Thống Kê Đơn và Chi Tiết Đơn Sản Phẩm Của Công Ty
Sabeco 40
Hình 4.11 Trang Chủ Bán Hàng Của Công Ty Heineken Trên Sàn Shopee Và Sàn Lazada
41
Hình 4.12 Sự Thay Đổi Mẫu Mã Bao Bì Các Loại Bia Saigon Special 45
Các siêu thị online, chợ online như Go, Co.opMart, Bách Hóa Xanh,... bằng cách trợ giá,
khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, ... nhằm mục đích mở rộng cũng như phát triển cho các
sản phẩm của công ty 45
Hình 4.13 Dự Án “ Thắp Sáng Đường Quê ” Do ĐTNCS Hồ Chí Minh Cùng Sabeco
Được Hoàn Thành 47

ix
DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang
Phụ Lục 1. Bảng Thống Kê Doanh Thu Nổi Bật Của Ba Công Ty Sabeco, Habeco
và Heineken Khi Tham Gia Vào Thị Trường Thương Mại Điện Tử 53

x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Thương mại điện tử đang trở thành một trong những hình thức mua sắm phổ biến
nhất tại Việt Nam. Thị trường TMĐT của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và được
dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 30% từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo Báo cáo “Digital 2022 global overview report” của We are social & Hootsuite, tỷ lệ
người dùng internet mua sắm hàng tuần Việt Nam đứng thứ 11 trong số các quốc gia
(58,2%), ngang bằng với mức trung bình toàn cầu, cao hơn Mỹ, Australia, Pháp, Nhật
Bản, Đức. Ước tính, với doanh thu 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu
thương mại điện tử B2C chiếm khoảng 7,8- 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Với 74% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có
khoảng 59-62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm mỗi người ước
đạt khoảng 300-320 USD. Do đó, các doanh nghiệp nên bắt kịp xu hướng và sự phát triển
này để gia tăng doanh số và chiếm lĩnh thị phần.

Là một trong những DN sản xuất bia hàng đầu và lâu đời tại Việt Nam, Sabeco đã
có cho mình những thành công nhất định. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, công ty
vẫn chưa áp dụng hình thức thương mại điện tử hấp dẫn này. Đây là một thiếu sót lớn
trong thời buổi kinh tế số hóa như hiện nay. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Đánh giá thực trạng và lập kế hoạch để hoạt động thương mại điện tử của công ty
Sabeco.” Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử của
công ty.

11
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng và lập kế hoạch đẩy mạnh hoạt động thương mại
điện tử của công ty Sabeco. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động
TMĐT của công ty này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu cụ thể như
sau:
- Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của công ty Sabeco.
- So sánh hoạt động thương mại điện tử của công ty Sabeco với đối thủ cạnh tranh.
- Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử cho công ty Sabeco.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thương mại điện tử của công ty
Sabeco.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động ứng dụng thương mại điện tử của công ty Sabeco.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu tại thị trường Việt nam. Từ đó, phân
tích, đánh giá hoạt động ứng dụng thương mại điện tử của công ty Sabeco.
1.3.3. Phạm vi thời gian
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 - 2023.
- Thời gian thực hiện tiểu luận: Từ ngày 15/9/2023 – 22/10/2023.
1.4. Cấu trúc của khóa luận/tiểu luận
Nội dung nghiên cứu được trình bày thành 05 chương, nội dung các chương được
trình bày tổng quát như sau:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lí do thực hiện đề tài, đề ra mục tiêu nghiên cứu và cuối cùng xác định phạm
vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.

12
Chương 2. Tổng quan
Tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong doanh
nghiệp, tổng quan về công ty Sabeco và địa bàn nghiên cứu là thị trường Việt Nam
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các lý thuyết, khái niệm, định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
Xác định phương pháp thu thập số liệu, xây dựng phương pháp phân tích hợp lý để đi đến
kết quả nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Từ kết quả khảo sát thu được tiến hành phân tích dựa trên các mục tiêu đã đề ra.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận và đưa ra một số kiến nghị

13
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về việc ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp
2.1.1. Tổng quan về TMĐT tử Việt Nam
TMĐT đang đang xu thế tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Vì thế các
doanh nghiệp đang nhanh chóng thâm nhập vào thị trường béo bở này. Theo nghiên cứu
của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ), hiện Việt Nam xếp hạng
48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp
hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang trong nền kinh tế số
hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến xa hơn.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng trong 06 tháng đầu năm 2021 đạt 2463,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với
cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 3,55%. Xét theo ngành hoạt động, doanh
thu bán lẻ hàng hóa 06 tháng đạt 1985,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng
6,2% so với cùng kỳ năm trước.
2.2. Tổng quan về công ty Sabeco
2.2.1. Giới thiệu doanh nghiệp
Tổng công ty CP Bia-rượu-NGK Sài Gòn (SABECO) có tiền thân là Nhà máy bia
Sài Gòn được thành lập năm 1977. Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô
hình công ty mẹ-công ty con và chính thức cổ phần hóa, đổi tên thành Tổng công ty CP
bia rượu NGK khát Sài Gòn (Sabeco) vào đầu năm 2008. Ngày 06/12/2016, cổ phiếu của
Tổng Công ty được niêm yết trên sàn giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ

14
Chí Minh. Ngày 18/12/2017, sau khi Nhà nước thoái vốn khỏi Sabeco, công ty Vietnam
Beverage sẽ trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ 53,59% cổ phần của Sabeco.

Trong suốt quá trình hoạt động, Sabeco luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu
ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa phương và đất nước. SAB hiện đang
nắm giữ 40% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam, phân phối khắp cả nước và xuất khẩu tới
gần 20 quốc gia trên thế giới.

Trong những năm qua, SAB luôn duy trì được tốc độ phát triển vượt trội hàng năm
trên 20%. Với 2 loại bia chai Larue dung tích 610 ml và bia chai 33 dung tích 330ml thời
kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO đã phát triển 10 dòng sản phẩm Bia góp mặt đầy đủ
trên thương trường. Hiện nay, Bia Sài Gòn và Bia 333 vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn
đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như
Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan...
2.2.2. Quá trình phát triển mặt hàng
Năm 1875, từ một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại
Sài Gòn. Đến năm 1910, xưởng đã phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia,
nước ngọt và nước đá. Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ
thống hãng BGI (hãng bia và nước đá Đông Dương) của Pháp.
Tháng 10/1989, bia lon 333 Export được sản xuất với dung tích 330ml.
Tháng 02/1992, nhà máy Bia Sài Gòn đã hoàn thành lắp đặt và đưa vào dây chuyền
sản xuất dây chuyền chiết bia mới công suất 30.000 chai/giờ và bắt đầu dùng két nhựa
thay thế két gỗ. Đồng thời, Nhà máy đưa ra thị trường bia chai Saigon Lager 450ml thay
cho loại chai 500ml với kiểu dáng đẹp hơn và chịu áp lực tốt hơn.
Tháng 06/1996, Công ty ra mắt bia chai Saigon Export với mục đích ban đầu để
xuất khẩu, nhưng do nhu cầu trong nước cao nên sản phẩm này đã được bán trong nước
với dung tích 355ml.

15
Tháng 07/2000, bia chai Saigon Special được sản xuất với bia chai thủy tinh màu
xanh lá cây đặc trưng cùng dung tích 330ml, nhằm phục vụ cho nhóm khách hàng có thu
nhập cao.
Năm 2007, Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn SABECO liên tục phát triển
lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và đầu tư mới
trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác.
Năm 2017, SABECO cho ra mắt sản phẩm bia lon Saigon Gold dung tích 330ml –
5% nồng độ cồn, đây là sản phẩm cao cấp nhất của SABECO và được sản xuất với phiên
bản giới hạn. Bộ Công thương thoái vốn thành công 53,59% cổ phần của SABECO cho
Công ty TNHH Việt Nam Beverage và tiếp tục nắm giữ 36% cổ phần.
Tháng 8/2019, SABECO tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon bao gồm Bia Saigon
Special, Bia Saigon Lager và Bia Saigon Export. Và tháng 12 cùng năm, SABECO tiếp
tục tái ra mắt sản phẩm bia lon 333.
2.2.3. Mặt hàng, ngành hàng chính
Sau quá trình hình thành và phát triển đến hiện nay, SABECO đã phát triển hơn 10
dòng sản phẩm bia là bia chai Saigon Lager 450, bia chai Saigon Export, bia chai Saigon
Special, bia chai Saigon Lager 355, bia chai 333 Premium, bia chai Lạc Việt, bia lon 333,
bia lon Saigon Special, bia lon Saigon Lager và bia lon Lạc Việt đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách hàng. Và nước giải khát do Công ty CP NGK Chương Dương (một công ty con
của SABECO) sản xuất là các dòng sản phẩm NGK có gas, nước giải khát không gas nha
dam và nước tinh khiết Chương Dương.
Các sản phẩm chính của SABECO là:
Bia Saigon Special mang đến một sự đặc biệt từ bao bì đến chất lượng sản phẩm.
Bia Saigon Special ra đời để chinh phục và trở nên quen thuộc với giới trẻ năng động. Bia
có cả dạng chai và lon tiện tiện dụng, nồng độ cồn là 4.9%. Hương vị bia Saigon có sự
đậm đà và hương bia thơm nồng, cho bạn cảm giác uống sảng khoái.
Saigon Lager là nhãn hiệu lâu đời nhất của Bia Saigon, có mặt trên thị trường đã
hơn 20 năm và luôn nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng. Hương vị bia đậm đà, sảng

16
khoái, thưởng thức tuyệt vời nhất khi được ướp lạnh ở 10 - 12 độ C. Saigon Lager không
gây háo nước hay nhức đầu sau khi uống, nồng độ cồn nhẹ ở mức 4,3%.
Bia Saigon Export là nhãn hiệu bia được ưa chuộng đặc biệt và tiêu thụ tốt nhất ở
các tỉnh từ miền Trung đến miền Nam, đồng thời được xuất khẩu tới hơn 18 quốc gia trên
thế giới, Saigon Export chinh phục thực khách từ hương vị, chất lượng. Vị bia phù hợp
với đại đa số người thưởng thức, nồng độ bia ở mức 4,9%.
Bia 333 là nhãn hiệu thành công rực rỡ nhất trong các nhãn hiệu của bia Sài Gòn,
được đánh giá cao cả về mẫu mã bao bì, hương vị, đến giá cả. Bia 333 hiện được xuất
khẩu tới hơn 17 quốc gia kể cả các thị trường khó tính. Bia 333 có nồng độ ở mức 5,3%,
hương vị đậm đà rất phù hợp với phái mạnh.
2.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.3.1. Sơ lược về Việt Nam.
a) Phạm vi lãnh thổ, dân số, vị trí địa lý.

Nước Việt Nam có diện tích 331.212 km² (theo số liệu thống kê 2006); dân số hiện
tại của Việt Nam là 99.895.146. nằm ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc
giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp Lào và Campuchia. Phía Đông và phía Nam giáp biển
Đông. Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến
đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế
giới. Đó là thuận lợi trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều
kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Việt
Nam.
b) Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam.

17
Hình 2.1 Biểu Đồ Doanh Thu TMĐT B2C Việt Nam Năm 2018 -2023

Nguồn: https://vneconomy.vn
Hình 2.2 Bảng Báo Cáo TMĐT Toàn Cầu Năm 2023

Nguồn: Cục thương mại điện tử Việt Nam


Theo báo cáo Thương mại điện tử toàn cầu 2023 Việt Nam vừa được Cục thương
mại điện tử Việt nam công công bố. Thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ước tính doanh thu thương mại điện tử bán lẻ B2C
sẽ là 20,5 tỷ USD vào năm 2023. Với 74% dân số sử dụng internet, Việt nam có khoảng
59 – 62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua hàng mỗi người ước tính
khoảng 300-320 USD.

18
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1.Thương mại điện tử
TMĐT được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử”
(Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại không giấy
tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business). Tuy nhiên, “thương
mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay
công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những
thông tin số hoá thông qua mạng Internet”. Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định
52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử, giải thích: “Hoạt
động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại
bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các
mạng mở khác”.

Như vậy, TMĐT là hoạt động mua bán các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các
thiết bị điện tử có kết nối Internet, qua mạng viễn thông và các mạng mở khác.

3.1.2. Sàn thương giao dịch thương mại điện tử


Theo khoản 8, Điều 3 Nghị Định Số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử: Sàn
giao dịch TMĐT là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá

19
nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình
mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Sàn giao dịch thương mại điện tử trong Nghị định này
không bao gồm các website giao dịch chứng khoán trực tuyến.

Sàn giao dịch thương mại điện tử là một website thương mại điện tử cho phép các
thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn
bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó, Ví dụ một số cái
tên như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đang vô cùng thành công khi triển khai hình thức
này.

3.1.3. Website thương mại điện tử


Theo khoản 8, Điều 3 Nghị Định Số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử:
Website thương mại điện tử (gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để
phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng
dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch
vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

3.1.4. Kinh tế số
Theo nhóm cộng tác kinh tế số Oxford, Kinh tế số được hiểu đó là một nền kinh tế
vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông
qua Internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài
chính ngân hàng, …) mà công nghệ số được áp dụng.

Về bản chất, chúng ta có thể thấy đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt
động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng
ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các
trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển,
giao nhận, … cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng.

20
3.1.5. Hàng hóa ảo
Hàng hóa ảo (hoặc tài sản số, tài sản ảo) là những vật thể phi vật lý và được mua
sử dụng trong cộng đồng trực tuyến hoặc trò chơi trực tuyến, bởi những người sẵn lòng
chi trả để đạt được mục đích nhất định. Ngoài ra, hàng hóa kỹ thuật số có thể là một danh
mục rộng hơn bao gồm sách kỹ thuật số, âm nhạc và phim ảnh.

Hàng hóa ảo không phải là một sản phẩm, mà là một dịch vụ. Do vậy, hàng hóa ảo
thì vô hình. Điều này là do, khách hàng nâng cao và trải nghiệm trò chơi hoặc cộng đồng
mạng bằng cách đem lại giá trị cảm tính. Hàng hóa ảo thường được bán bởi các công ty
vận hành dịch vụ mạng xã hội, trang web cộng đồng hoặc trò chơi trực tuyến. Hàng hóa
ảo bao gồm quà tặng ảo, nhân vật ảo, dụng cụ ảo, trang phục ảo cho hình đại diện. Bán
hàng hóa ảo đôi khi được gọi là sàn giao dịch điện tử và các trò chơi sử dụng mô hình này
thường là freemium.

3.1.6. Khái niệm một số mô hình kinh doanh TMĐT phổ biến trên thế giới
B2B - Thương mại điện tử B2B là mô hình kinh doanh trực tuyến mà trong đó
người mua và người bán đều là các doanh nghiệp. Các giao dịch này đều diễn ra trực tiếp
trên sàn thương mại điện tử hoặc website TMĐT của doanh nghiệp. Trong đó, quá trình
từ lựa chọn sản phẩm đến thanh toán đều được thực hiện trực tuyến, không có sự tham gia
của con người.

B2C - Thương mại điện tử B2C là quá trình trao đổi sản phẩm – dịch vụ giữa
doanh nghiệp với các khách hàng cá nhân theo hình thức trực tuyến. TMĐT B2C được rất
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi sự thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt ở mọi lúc –
mọi nơi. Ngày nay, xây dựng Website thương mại điện tử B2C đã trở thành một trong
những lĩnh vực phát triển vượt trội nhất của nền kinh tế Việt Nam.

C2B - C2B, viết tắt của Customer to Business, là mô hình TMĐT mà người tiêu
dùng hay người dùng cuối tạo ra giá trị, dịch vụ và cung cấp những giá trị, dịch vụ đó cho
các doanh nghiệp cần thiết. Trái ngược lại với mô hình B2C là hình thức mà doanh
nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ và cung cấp cho người tiêu dùng.

21
3.1.7. Website đấu giá trực tuyến
Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho
phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá
cho hàng hóa của mình trên đó.

3.1.8. Website khuyến mại trực tuyến


Website khuyến mại trực tuyến là website TMĐT do thương nhân, tổ chức thiết lập để
thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo
các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại."

3.1.9. Vai trò của thương mại điện tử


Thúc đẩy thương mại: Thương mại điện tử tạo ra một sân chơi công bằng cho các
doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn, để tiếp cận với khách hàng toàn cầu. Nó cho phép các
doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tìm kiếm khách hàng mới và tăng doanh thu.

Tiện lợi và linh hoạt: Thương mại điện tử loại bỏ rào cản không gian và thời gian,
cho phép người tiêu dùng mua sắm và giao dịch trực tuyến bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu.
Điều này mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người mua hàng.

Mở rộng thị trường: Thương mại điện tử giúp mở rộng thị trường bằng cách cho
phép các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng toàn cầu. Điều này mang lại cơ hội bán hàng
và mở rộng quy mô kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp người mua hàng
truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới.

Tiết kiệm chi phí: Thương mại điện tử giảm bớt những chi phí liên quan đến cửa
hàng truyền thống như thuê mặt bằng, lương nhân viên và chi phí quản lý. Doanh nghiệp
có thể tiết kiệm chi phí này và chuyển hướng tài nguyên vào việc phát triển sản phẩm và
cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Tăng tính cạnh tranh: Thương mại điện tử tạo ra một môi trường cạnh tranh, thúc
đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp cải
thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo ra các
ưu đãi và khuyến mãi để thu hút người mua hàng.
22
Phong phú hóa kinh doanh: Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp mở
rộng phạm vi sản phẩm và dịch vụ, đồng thời nhanh chóng thay đổi và thích ứng với xu
hướng mới. Do đó, nó giúp tạo ra sự đa dạng hoá kinh doanh và tăng khả năng tồn tại và
phát triển trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.

Tóm lại, vai trò của TMĐT là thúc đẩy thương mại, mang lại tiện lợi cho người
mua hàng, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh và đa dạng hoá kinh
doanh.

3.1.10. Đặc điểm của thương mại điện tử


Giao dịch trực tuyến: TMĐT thực hiện quá trình mua bán, trao đổi thông tin và
thanh toán qua các giao dịch trực tuyến. Người mua hàng có thể đặt mua sản phẩm, chọn
phương thức thanh toán và hoàn thành giao dịch một cách thuận tiện trên Internet.

Truy cập toàn cầu: Thương mại điện tử loại bỏ rào cản không gian và thời gian,
cho phép người mua hàng truy cập vào sản phẩm và dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới.
Điều này mở ra cơ hội kinh doanh toàn cầu và cho phép các doanh nghiệp tiếp cận khách
hàng ở xa.

Tích hợp công nghệ: Thương mại điện tử sử dụng công nghệ thông tin và viễn
thông để xây dựng hệ thống giao dịch trực tuyến. Các công nghệ như Internet, mạng di
động, thanh toán trực tuyến và phân tích dữ liệu được tích hợp để tạo ra môi trường
thương mại điện tử hiệu quả.

Đa dạng hóa hình thức kinh doanh: Thương mại điện tử cho phép các doanh
nghiệp tạo ra nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Ngoài việc bán hàng trực tuyến, có
thể cung cấp dịch vụ trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, tiếp thị qua email và xây dựng
cộng đồng trực tuyến.

Tăng tính tương tác và cá nhân hóa: Thương mại điện tử cho phép tương tác trực
tiếp giữa người mua hàng và người bán hàng thông qua việc đưa ra đánh giá, nhận xét và
phản hồi. Điều này tạo ra sự tin tưởng và gắn kết khách hàng với doanh nghiệp. Hơn nữa,

23
thương mại điện tử cho phép cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm dựa trên lịch sử mua hàng
và sở thích của từng khách hàng.

Bảo mật và an ninh: Thương mại điện tử đặt sự chú trọng vào bảo mật thông tin và
an ninh giao dịch. Việc sử dụng mã hóa dữ liệu, chứng thực người dùng và hệ thống thanh
toán an toàn giúp đảm bảo rằng thông tin cá nhân và tài chính của người mua hàng được
bảo vệ.

Thúc đẩy quyền lợi người tiêu dùng: Thương mại điện tử cung cấp cho người tiêu
dùng quyền lựa chọn và kiểm soát hơn trong quá trình mua sắm. Người mua hàng có thể
so sánh giá cả, đánh giá sản phẩm và dịch vụ, và đưa ra quyết định mua sắm dựa trên
thông tin chi tiết và đáng tin cậy.

3.2. Phương pháp nghiên cứu


Hình 3.1 Khung Phân Tích Đề Tài Nghiên Cứu

Dữ liệu thu nhập


Đánh giá thực trạng
áp dụng thương mại Số liệu thứ cấp: các
điện tử của công ty báo cáo thường niên
Sabeco của công ty Sabeco
Số liệu sơ cấp: thu
nhập bằng cách Phương pháp phân tích
phỏng vấn nhóm để Phương pháp so sánh
So sánh hiệu quả biết được nhu cầu
kinh tế của việc áp mua bia trên TMĐT
dụng thương mại chưa phát triển
điện tử của công ty
Henieken và
Habeco
Dữ liệu thu nhập

Đề xuất một số giải Số liệu thứ cấp từ


pháp nhằm đẩy báo cáo thường niên
mạnh việc áp dụng của công ty Sabeco,
Phương pháp phân tích
thương mại điện tử Habeco, Henieken,
Phương pháp so sánh
của công ty Sabeco các bài báo cáo, tạp
chí khoa học,...

24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra trực tiếp.

Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên các doanh nghiệp, các bài
báo, ... Những thông tin này được sử dụng để đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại
điện tử của doanh nghiệp SAB, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác.

3.2.2. Công cụ xử lý và phân tích số liệu


Dựa trên dữ liệu đã điều tra, thu thập được, tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu thông
qua phần mềm Word. Sau đó tiến hành phân tích, so sánh các chỉ tiêu với nhau.
3.2.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học là một cách tiếp cận để đối chiếu
và quan sát mối quan hệ của một đối tượng nghiên cứu với một đối tượng khác. Phương
pháp này giúp điều tra và phân tích các điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng, từ đó
đưa ra những kết luận về sự tương đồng và khác nhau của chúng
Phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp lý thuyết
Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu nghiên cứu là một trong các bước cơ bản của
một nghiên cứu, bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân
tích số liệu và báo cáo kết quả.
Phương pháp phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế
Phân tích rủi ro tài chính là đánh giá về nguy cơ rủi ro tài chính của DN nhằm giúp
nhà quản trị nhận diện và xác định được khả năng rủi ro tài chính, nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro hữu hiệu.

25
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử của công ty
Sabeco
Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử của các DN kinh doanh ngành thực
phẩm - đồ uống tại Việt Nam:
Với quy mô dân số hơn 90 triệu dân, cùng lượng khách du lịch đang ngày một tăng
nhanh trong vài năm trở lại đây, ngành thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam được đánh giá
là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư trong và ngoài ngành, bao gồm cả nhà đầu tư
nước ngoài. Trong thời gian tới đây, việc thoái vốn nhà nước ở một số doanh nghiệp đầu
ngành thực phẩm – đồ uống như Vinamilk, Sabeco, Habeco… sẽ mở ra cơ hội cho các
DN nước ngoài tham gia vào thị trường tiềm năng này. Gần đây nhất, sự gia nhập và lấn
sân của người Thái ở nhiều doanh nghiệp với hướng sản xuất thực phẩm – đồ uống như
sự hợp tác chiến lược cùng Masan, đầu tư cổ phiếu từ CP SCIC thoái vốn tại Vinamilk...
cũng dự báo trước một sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành có thể diễn ra trong một vài
năm tới.
Khảo sát chuyên gia của Vietnam Report lần này cũng cho thấy, có 3 xu hướng
chính trong ngành thực phẩm – đồ uống trong năm 2017 – 2018:
- Phát triển nhiều dịch vụ và phương thức bán hàng
- Nhóm hàng thực phẩm đồ uống tiện dụng có nhiều tiềm năng tăng trưởng nhưng
đầy cạnh tranh
- Xu hướng đầu tư sản xuất các sản phẩm sạch
Đặc biệt đối với phát triển nhiều dịch vụ và phương thức bán hàng: Một số DN
ngành thực phẩm – đồ uống, ví như Vinamilk, đã ra mắt các website bán hàng trực tuyến

26
nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm online của khách hàng. Đồng thời người tiêu dùng cũng
có thể đặt mua định kỳ sản phẩm tại các đại lý của các công ty thực phẩm – đồ uống và
được giao hàng định kỳ tận nơi, vừa tiết kiệm thời gian, vừa phù hợp với sở thích và nhu
cầu dinh dưỡng của từng cá nhân/ hộ gia đình ở từng địa phương khác nhau. Việc thay đổi
dịch vụ và phương thức bán hàng sẽ giúp các DN tiếp cận tốt hơn với từng nhóm đối
tượng, qua đó tăng doanh số bán hàng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản
phẩm – dịch vụ của công ty.
Thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử của Sabeco
Vào trước giai đoạn của thập kỷ 20, đối với trụ cột bán hàng, các nhà phân phối
của Sabeco chủ yếu thực hiện các giao dịch, họ là những người nhận đơn hàng chứ không
tham gia vào việc bán hàng nhiều. Ngoài ra, việc hiển thị hình ảnh cũng như mạng lưới
phân phối chưa rộng, chưa đầu tư vào các kênh TMĐT. Do đó, năm 2018 Sabeco đã thực
hiện 7 trụ cột chiến lược chính như bán hàng, thương hiệu, sản xuất, chuỗi cung ứng, chi
phí, ...được hỗ trợ thực hiện bởi DN. Công ty đã thành lập đội ngũ chuyên biệt quản lý và
đưa ra chương trình hỗ trợ cho nhà phân phối toàn quốc; cải thiện việc thực thi bán hàng
thông qua các chương trình đào tạo năng lực bán hàng cho đội ngũ nhân viên; tăng hai hệ
thống mới là tự động hóa các điểm bán hàng và hệ thống kênh phân phối nhằm tăng khả
năng hiển thị mạng lưới phân phối của mình tại điểm bán; và đặc biệt là tập trung vào
kênh thương mại hiện đại và TMĐT.
Theo tường thuật của SSI Research, Ban lãnh đạo của SAB nhấn mạnh doanh
nghiệp này vẫn giành được thị phần thông qua doanh số bán hàng trong quý I/2020 do
đóng góp từ tỷ trọng kênh off-trade cao hơn so với toàn ngành. Ban lãnh đạo cũng chia sẻ
thêm rằng kênh off-trade sẽ là động lực chính cho tăng trưởng và SABECO vẫn còn nhiều
dư địa để cải thiện kênh TMĐT(modern-trade). Bên cạnh đó, SAB vẫn chưa phát triển
kênh thương mại điện tử riêng.
Trong báo cáo thường niên 2021 của Sabeco đã khẳng định lại điều trên rằng: “Đại
dịch Covid-19 tác động mạnh đến các kênh tiêu thụ, đặc biệt là kênh tại chỗ như nhà hàng
và quán bar. Tuy nhiên, thách thức này cũng mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của các
kênh thương mại điện tử, nơi người tiêu dùng đang ngày càng quen thuộc và hình thành

27
thói quen mua sắm mới. Đây được cho là vùng đất mới để các doanh nghiệp bia khai thác
nhằm mở rộng hướng kênh tiêu thụ, giảm phụ thuộc vào kênh truyền thống vốn đang bị
ảnh hưởng bởi tâm lý hạn chế ăn uống bên ngoài để phòng dịch của người dân. Do đó,
trong những năm gần đây, SAB đã tập trung gia tăng sự hiện diện của mình và tính sẵn có
của sản phẩm tại các trang thương mại điện tử hàng đầu nhằm hạn chế những tổn thất từ
kênh tiêu thụ tại chỗ cũng như tiếp cận tới nhiều người tiêu dùng hơn nữa.” Chính vì lẽ
đó, việc mở rộng kênh thương mại hiện đại và kênh thương mại điện tử được chú trọng
đưa vào hoạt động bán hàng- marketing, đến nay định hướng phát triển của hoạt động bán
hàng của Sabeco luôn đề cập mục tiêu đa dạng hóa kênh phân phối, mở rộng kênh thương
mại điện tử.
Tổng Giám Đốc Neo Gim Siong Bennett đã đưa ra như sau: “Thông qua việc đào
tạo, triển khai nghiêm ngặt và áp dụng công nghệ, chúng tôi đã cải thiện việc thực thi bán
hàng và năng lực của đội ngũ bán hàng, mở rộng các kênh thương mại hiện đại và thương
mại điện tử, đồng thời triển khai hàng loạt các chương trình khuyến mãi dành cho người
tiêu dùng trên toàn quốc.” và khẳng định “Về khâu Bán hàng, ngoài việc cải thiện năng
lực chuyên môn và tính chuyên nghiệp của lực lượng bán hàng bằng nhiều khóa đào tạo
nâng cao kiến thức và kỹ năng, chúng tôi tiếp tục gia tăng khả năng hiển thị thương hiệu
thông qua việc lắp đặt các bảng quảng cáo và biển hiệu lớn hơn tại các địa điểm chiến
lược trên toàn quốc. Chúng tôi cũng đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử và kênh bán hàng hiện đại của mình” là một trong những
trụ cột chiến lược hướng đến xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh. Theo báo cáo
thường niên 2022, Công ty SABECO đã gia tăng độ phủ hình ảnh và thâm nhập thị
trường của thương hiệu Bia Saigon ở cả kênh thương mại tại chỗ và mang về, đặc biệt là
các kênh thương mại hiện đại và kênh thương mại điện tử.
Đánh giá thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử của Sabeco:
Mặc dù có định hướng phát triển về thương mại điện tử tương đối rõ ràng nhưng
đến nay hiệu quả của hoạt động bán hàng trên các sàn thương mại điện tử của SABECO
chưa thực sự nổi bật do chưa được chú trọng đầu tư và phát triển. Theo khảo sát, thu thập,
sản phẩm SAB có chính thức trên sàn thương mại điện tử Tiki.vn. Tuy nhiên vẫn chưa có

28
sự tham dự trên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, Tiktok shop,
...Chủ yếu các sản phẩm của SABECO góp mặt trên trang web, ứng dụng mua hàng của
siêu thị bán lẻ như siêu thị GO, Bách hóa xanh, Winmart. Dù đã có mặt trên kênh thương
mại hiện đại nhưng số lượng bán ra cũng như các chương trình ưu đãi chưa khả thi.
Hình 4.1 Trang Chủ Của Các Ứng Dụng TMĐT Bán Sản Phẩm Của Sabeco

Nguồn: bachhoaXANH.com, Tiki.vn


Nhận thấy từ thực tế rằng việc mua các sản phẩm thức uống của SABECO như
bia, nước giải khát chưa được phổ biến trên các sàn TMĐT là do nhu cầu muốn đáp ứng
nhanh chóng khi cần của khách hàng và những rủi ro đổ vỡ của sản phẩm khi vận
chuyển đi xa. SAB chú trọng nhiều hơn kênh off-trade, coi đây là động lực chính cho
tăng trưởng. Vì vậy vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện kênh thương mại hiện đại
(modern-trade). Tuy nhiên thương mại điện tử đang có xu hướng phát triển rất mạnh,
theo dự báo giai đoạn 2023 - 2026, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á tăng gấp
ba lần, với tốc độ tăng trưởng kép 22% và đạt khoảng 230 tỷ USD về tổng khối lượng
hàng hóa. Tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%, thương mại điện
tử được kỳ vọng sẽ là một trong những lĩnh vực tiên phong và trụ cột của nền kinh tế số.
Chính vì lẽ trên, SAB nên cân đối việc đầu tư cả về kênh bán hàng trực tiếp và kênh
thương mại hiện đại nhằm tối ưu hoá doanh thu, lợi nhuận, nhận diện doanh nghiệp hơn.
4.2. So sánh với đối thủ cạnh tranh

29
Hình 4.2 Biểu Đồ về Thị Phần Ngành Bia Tại Việt Nam 2021

Nguồn: MBS
4.2.1. So sánh giữa Sabeco và Habeco
Bảng 4.1 Kết quả so sánh giữa hai công ty Sabeco và Habeco
SABECO HABECO
Tổng công ty Cổ phần Bia/
Tên gọi Tổng công ty Bia/Rượu/NGK Sài Gòn
Rượu/NGK Hà Nội
Thị phần Chỉ chiếm khoảng 7,4% thị
Chiến 33,9% thị phần Việt Nam
(2021) phần Việt Nam
Giao diện màu đỏ, trắng Giao diện vàng, xanh, trắng
Giao diện
Đơn giản, dễ đọc Đơn giản, dễ đọc
trang chủ
Sản phẩm nổi bật dễ thấy Sản phẩm nổi bật dễ thấy
Dễ dàng mua trên Website
Website chính thức của Sabeco dùng để
chính thức của Habeco
Dịch vụ bán cho các nhà phân phối sản phẩm
Ngoài ra khách hàng có thể
bán hàng Sabeco không sử dụng sàn TMĐT để
mua trên các trang TMĐT
bán sản phẩm
như: Shopee, Lazada, Tiki.

30
Sabeco sản xuất các sản phẩm có giá từ Các sản phẩm của Habeco có
Giá thấp đến cao phục vụ cho các phân giá cao hơn Sabeco và được
khúc khách hàng khác nhau niêm yết trên trang web.

Nguồn: vietnamnet.vn; tapchicongthuong.vn


Để bắt kịp xu hướng mới, Habeco đã tập trung phát triển bán hàng trên các kênh
TMĐT trong những năm gần đây. Tuy thị trường tiêu thụ tại chỗ vẫn chiếm khá cao
(70%) nhưng Habeco đã có thành tích nổi bật trên sàn thương mại điện tử. Thông qua sàn
Tiki vào tháng 12/2021, chỉ trong 12 ngày đầu tiên đã có 31.881 lượt khách ghé thăm gian
hàng và sản phẩm, 405 đơn hàng được thực hiện với 598 sản phẩm bán ra. Đặc biệt, trong
chiến dịch sale tháng 12 của Tiki, Habeco đã lọt Top 5 thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG) bán chạy nhất trên sàn TMĐT này.
Năm 2022, doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính của Habeco là 6.938 tỷ đồng, tăng
21% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 517,5 tỷ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ.
Doanh thu của Habeco có sự tăng trưởng hơn khi sử dụng TMĐT.
4.2.2. So sánh giữa Sabeco và Heineken
Bảng 4.2 Kết quả so sánh giữa hai công ty Sabeco và Heineken
SABECO HEINEKEN
Tại Việt Nam, bia Heineken có tên đầy
Tổng công ty CP Bia-Rượu-NGK
Tên gọi đủ là công ty TNHH Nhà Máy Bia
Sài Gòn.
Heineken Việt Nam.

Chiếm 33,9% thị phần Việt Nam Chiếm 44,4% thị phần Việt Nam
Thị phần
( Năm 2021) ( Năm 2021 )

Giao diện Giao diện đỏ - trắng Giao diện đỏ - xanh


trang chủ

Có thể mua tại: Hợp tác với các kênh bán lẻ trực tuyến

31
hàng đầu tại Việt Nam như Lazada,
Dịch vụ + Đại lý của công ty CPTM (Cổ Tiki, Shopee và Bách Hóa Xanh Online.
bán hàng Phần Thương Mại) bia sài gòn. Heineken Việt Nam cũng cho ra mắt
+ Nhà bán buôn: các cửa hàng tạp trang thương mại điện tử Drinkies.vn,
hóa, các siêu thị mini, các cửa hàng giúp tiếp cận và bán hàng trực tiếp tới
đại lý nước lớn. người tiêu dùng ở các thành phố lớn:
+ Nhà bán lẻ: hệ thống siêu thị big TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
C, Coopmart, … Trong thời gian giãn cách xã hội vừa
Sabeco không dùng sàn thương mại qua, Heineken Việt Nam còn hợp tác
điện tử để bán sản phẩm. với các nền tảng giao thức ăn trực tuyến
như Grab Food và Deliverynow.
Chiến lược định giá mà công ty Heineken đã áp dụng chiến lược định
Sabeco đang áp dụng là chính sách giá sản phẩm Premium hay cao cấp
định giá dòng sản phẩm. Nhằm (Premium Pricing Strategy) là chiến
thiết lập một số mức giá nhất định lược định giá sản phẩm cao cấp. Với
cho các dòng sản phẩm của mình chiến lược này, doanh nghiệp định giá
nhằm tạo ra sự đa dạng trong sự lựa sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng
chọn cũng như đáp ứng nhiều nhu sản phẩm có giá trị cao, sang trọng hoặc

Chiến cầu khác nhau cao cấp.

lược định của thị trường Định giá Premium tập trung vào giá trị

giá được cảm nhận của sản phẩm hơn là giá


trị thực tế hoặc chi phí sản xuất. Định
giá Premium là một chức năng quan
trọng của sự nhận biết thương hiệu và
cảm nhận về thương hiệu. Áp dụng
chiến lược định giá này được biết đến
với việc cung cấp các giá trị cao cấp
thông qua sản phẩm của họ.

32
Nguồn: vietnamnet.vn; amis.misa.vn
Từ năm 2016, nhà sản xuất bia hàng đầu thế giới đã sớm hợp tác với các kênh bán
lẻ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam như Lazada, Tiki, Shopee và Bách Hóa Xanh Online.
Năm 2018, doanh nghiệp này cũng cho ra mắt trang thương mại điện tử Drinkies.vn, giúp
tiếp cận và bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng ở các thành phố lớn gồm TP HCM, Hà
Nội và Đà Nẵng. Năm 2019, mảng TMĐT tăng trưởng doanh thu 200% so với năm 2018
với 87.000 đơn hàng, đạt 16.000 thành viên mới và hơn 3.300 đơn hàng qua MoMo và
Grab.
Trong thời gian giãn cách xã hội vào tháng 4, Heineken Việt Nam còn hợp tác với
các nền tảng giao thức ăn trực tuyến như Grab Food và Deliverynow, đồng thời kết hợp
với các điểm bán triển khai gói khuyến mãi dành cho nhóm khách hàng chuộng công
nghệ. Chỉ với thiết bị di động, khách hàng chỉ cần ngồi tại nhà đặt hàng là đã có thể
thưởng thức hương vị bia và nước táo lên men mát lạnh, chỉ trong 60 phút nếu đặt qua
Drinkies.
Hình 4.3 Biểu Đồ Doanh Thu Hai NSX Bia Heineken Và Sabeco Lớn Nhất Việt Nam

Nguồn: https://cafef.vn
Kết luận
Quy mô toàn cầu: Heineken là một tập đoàn bia quốc tế hoạt động trên khắp thế
giới, trong khi Sabeco là một công ty sản xuất và kinh doanh bia hàng đầu tại Việt Nam.

33
Heineken có sự hiện diện toàn cầu hơn và đã phát triển kênh bán hàng trực tuyến trên
nhiều thị trường quốc tế. Trong khi đó, Sabeco tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa
Việt Nam.
Chiến lược thương mại điện tử: Mặc dù cả Heineken và Sabeco đều nhận ra tiềm
năng của TMĐT, nhưng có thể có sự khác biệt trong việc triển khai chiến lược này.
Heineken có thể đã đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các cửa hàng trực tuyến riêng,
tìm cách mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và tăng cường nguồn cung cấp thông qua
hợp tác với nhà bán lẻ trực tuyến.
Như vậy, để có thể mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng thì Sabeco nên áp dụng
chiến lược thương mại điện tử thay vì chỉ tập trung vào kênh bán hàng truyền thống,
Sabeco có thể xây dựng một cửa hàng trực tuyến riêng hoặc hợp tác với các nền tảng
thương mại điện tử để bán sản phẩm của mình. Điều này giúp Sabeco tiếp cận đến một
lượng khách hàng rộng hơn, bao gồm cả người tiêu dùng trong và ngoài Việt Nam. Ngày
càng nhiều người tiêu dùng chọn mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Việc áp dụng
thương mại điện tử cho phép Sabeco tận dụng và tham gia vào xu hướng này, tạo ra một
trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho khách hàng và tăng cường doanh thu.
4.3. Lập kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử cho công ty Sabeco
4.3.1. Xác định mục tiêu.
Mục tiêu của việc ứng dụng TMĐT:
- Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng
- Tăng doanh số bán lẻ cho doanh nghiệp.
- Giảm chi phí.
- Đáp ứng nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng.
- Cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
4.3.2. Xác định mô hình kinh doanh
Mục tiêu của công ty là tăng doanh số bán lẻ vì thế mô hình B2C sẽ phù hợp để
công ty đạt được mục tiêu đó. Có hai loại mô hình B2C.
Mô hình B2C bán hàng trực tiếp.

34
Với mô hình này, công ty sẽ xây dựng một website – gian hàng ảo. Từ đó người
mua sẽ đặt hàng trực tiếp trên website.
Mô hình B2C trung gian trực tuyến
Ở mô hình này, người tiêu dùng và công ty sẽ được kết nối với nhau thông qua các
sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki và doanh nghiệp sẽ trả phí cho các sàn
này.
4.3.3. Xác định phân khúc khách hàng
a) Theo tiêu chí sản phẩm:
Đến thời điểm hiện tại, Sabeco có hai hình thức đóng gói sản phẩm bia, đó là” chai
và lon. Tuy nhiên, để phù hợp với hình thức bán hàng trực tuyến, công ty sẽ chỉ bán
những sản phẩm bia dạng lon để thuận tiện cho việc vận chuyển.
b) Theo tiêu chí nhân khẩu học.
Hình 4.4 Phân Bố Cơ Cấu Dân Số Việt Nam Theo Độ Tuổi

Nguồn: https://accgroup.vn
Sản phẩm của doanh nghiệp là bia và hình thức kinh doanh trực tuyến vì thế nhắm
đến đối tượng từ 18 tuổi, có nhu cầu sử dụng bia và tiếp cận với các ứng dụng công nghệ.
Các nhóm tuổi mà công ty nhắm đến là:
* Nhóm I. 15-19 tuổi (chiếm 6. 76 % dân số): nhóm tuổi này còn đang đi học, tiếp
cận với ứng dụng công nghệ một cách dễ dàng, tuy nhiên nhu cầu sử dụng bia rượu thấp.

35
* Nhóm II. 20 – 29 tuổi (15,72 % dân số): nhóm tuổi sinh viên, người ra trường bắt
đầu đi làm, công việc và thu nhập dần ổn định, sử dụng các ứng dụng mua sắm online
nhiều.
* Nhóm III. 30 – 39 tuổi (16,72 % dân số): độ tuổi hầu hết đã có gia đình, thiết lập
các mối quan hệ xã hội, cần giao lưu nhiều, biết sử dụng các ứng dụng công nghệ.
* Nhóm IV. 40 – 49 tuổi (13,45% dân số): độ tuổi khẳng định vị trí của mình trong
xã hội, tần suất giao lưu tiếp khách cao, tuy nhiên mức độ sử dụng các ứng dụng công
nghệ không cao bằng nhóm II và III.
* Nhóm V. 50 – 59 tuổi (11,2 % dân số): độ tuổi mà cuộc sống đã ổn định, quan
tâm tới sức khỏe hơn, tần suất uống bia giảm, ít mua sắm online.
* Từ 60 tuổi trở lên (khoảng 10% dân số): sức khỏe suy giảm, không còn quá hào
hứng với những cuộc giao lưu trên bàn nhậu, hầu hết không sử dụng các ứng dụng mua
sắm, mức độ tiếp cận với các ứng dụng công nghệ kém.
Qua 6 nhóm kể trên, công ty nên tập trung vào nhóm II, nhóm III và nhóm IV làm
việc tại DN, hay các cơ quan nhà nước, sống ở thành phố, thị xã, mức độ tiếp xúc với các
ứng dụng công nghệ và mua sắm trực tuyến cao.
4.3.4. Xây dựng website bán hàng trực tuyến
a) Quy trình nghiệp vụ mua hàng
Hình 4.5 Sơ Đồ Mô Tả Quy Trình Nghiệp Vụ Mua Hàng Trên Các Kênh Bán Hàng
Trực Tuyến

36
Nguồn: Nguyễn Thị Phương Dung - Lớp:CCTM04A

b) Giao diện website

* Đối với khách hàng

Trang chủ: Trang mặc định ban đầu khi khách hàng truy cập vào Website của
Công ty với chức năng trình diễn toàn bộ sản phẩm. Khi muốn mua một sản phẩm nào đó,
khách hàng có thể xem và chọn sản phẩm trên Trang chủ, hoặc duyệt qua danh mục sản
phẩm ở góc phải của Website, hoặc có thể tìm kiếm theo tên, theo danh mục của sản
phẩm.

Trang sản phẩm: Trang sản phẩm khi khách hàng truy cập vào Website của Công
ty với chức năng trình diễn toàn bộ sản phẩm. Khi muốn mua một sản phẩm nào đó,
khách hàng có thể xem và chọn sản phẩm trên Trang chủ, hoặc duyệt qua danh mục sản
phẩm của Website, hoặc có thể tìm kiếm theo tên, theo danh mục của sản phẩm.

Hình 4.6 Mô Tả Trang Chủ và Trang Sản Phẩm Của Công Ty Sabeco

37
Nguồn: https://www.sabeco.com.vn
Trang chi tiết: Trang sản phẩm khi khách hàng truy cập vào Website của Công ty
với chức năng trình diễn toàn bộ thông tin về sản phẩm. Khi muốn mua một sản phẩm nào
đó, khách hàng có thể xem và tham khảo các thông tin chi tiết của từng dòng sản phẩm
nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Trang liên hệ: Nhằm rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng,
công ty tạo riêng một trang liên hệ để khách hàng có thể gửi những thắc mắc, phản hồi,
yêu cầu tư vấn...nhằm tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hình 4.7 Mô Tả Cụ Thể Trang Chi Tiết và Trang Liên Hệ Của Công Ty Sabeco

Nguồn: https://www.sabeco.com.vn
Trang truyền thông (TTT): Trang sản phẩm khi khách hàng truy cập vào Website
của Công ty với chức năng trình để đảm bảo thông tin được đến khách hàng về tin tức, sự
kiện, tuyển dụng và chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Trang đăng ký (TĐK): Trang này dùng cho khách hàng đăng kí tài khoản để đăng
nhập vào website khi khách hàng muốn mua hàng của công ty.

Hình 4.8 Mô Tả Cụ Thể TTT và TĐK Của Công Ty Sabeco


38
Nguồn: https://www.sabeco.com.vn

Trang đăng nhập: Trang này giúp cho khách hàng có thể đăng nhập vào website để
tạo đơn hàng hoặc xem thông tin các đơn hàng đã được xử lý hay chưa.

Trang giỏ hàng: Sau khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng, để cập nhật những thông tin
trong giỏ hàng (thay đổi số lượng, xóa dòng sản phẩm khỏi giỏ hàng) khách hàng có thể
trỏ chuột vào ô ngay dưới cột “Số lượng” để thay đổi số lượng, tick vào ô ngay dưới cột
“Xóa” để xóa một dòng sản phẩm. Khi xác định thanh toán, tại trang giỏ hàng, khách
hàng click vào nút “Mua Hàng”.

Hình 4.9 Mô Tả Cụ Thể Trang Đăng Nhập và Trang Giỏ Hàng Sản Phẩm Của Công
Ty Sabeco

Nguồn: https://www.sabeco.com.vn

* Đối với nhà quản trị

Trang đăng nhập quản trị viên (adminsabeco.vn): Trang này chỉ cho phép những ai có
quyền hạn chỉnh sửa hoặc thêm mới nội dung trong website. Yêu cầu nhập tài khoản và mật khẩu
Admin để đăng nhập.

39
Trang sản phẩm: Trang này sẽ liệt kê tất cả các sản phẩm của công ty, admin có thể
click và nút thêm, xóa, sửa sản phẩm để thêm mới, sửa hoặc xóa sản phẩm.

Trang danh mục: Trang này giúp admin có thể xem lại những danh mục sản phẩm
đã có và thêm mới một danh mục sản phẩm mới.

Thống kê đơn: Trang này hiển thị thông tin về tất cả các đơn hàng của công ty, cho
phép admin có thể tìm kiếm đơn hàng theo các tiêu chí như: Họ tên, tên tài khoản, mã đơn
hàng, ngày tạo đơn, trạng thái đơn hàng, tình trạng đóng gói, tình trạng thanh toán, giá trị
đơn.

Chi tiết đơn: Trang này dùng để tracking number và admin có thể xử lý đơn hàng
cho khách hàng bằng các cập nhật các thông tin như: Thông tin khách hàng, sản phẩm.

Hình 4.10 Mô Tả Cụ Thể Thống Kê Đơn và Chi Tiết Đơn Sản Phẩm Của Công Ty
Sabeco

Nguồn: https://www.sabeco.com.vn
4.3.5. Gia nhập các sàn thương mại điện tử
Gia nhập các sàn thương mại điện tử của công ty Sabeco hiện tại khá dễ dàng. Với
tiềm lực kinh tế, công nghệ, mạng lưới phủ sóng mạnh mẽ như hiện tại thì việc có một
trang chủ trên bất kì sàn TMĐT chỉ là sớm hay muộn. Tập trung vào hai sàn TMĐT bán
lẻ lớn nhất thị trường trong nước.
Đầu tiên lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử bằng nghiên cứu thị trường
nắm bắt tình hình chung của thị trường, chi tiết về đối thủ cạnh tranh, định vị thương hiệu,
mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, liệt kê chi tiết nhất các chi phí để đưa ra phương án tốt nhất
đưa doanh thu của hàng tăng sao. Kế hoạch xác định luôn rằng: “đây cũng là một trong
40
những kênh quảng bá sản phẩm, đưa bia đến gần hơn với khách hàng lẻ. Trước mắt, cần
đáp ứng yêu cầu đưa cửa hàng của SAB lên cửa hàng chính hãng (Shopee Mall, Lazada
Mall, ...) để tăng độ uy tín, mức độ nhận diện.
Xây dựng hệ thống thương mại điện tử:
Về cơ sở vật chất: Sabeco không cần đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất kho bãi hay
mạng lưới vận chuyển, chỉ cần trang bị hệ thống máy tính chốt đơn có kết nối mạng ổn
định, in và xử lý đơn hàng. Lúc này cần có một hệ thống quản lý tự động nhằm tăng năng
suất giảm chi phí. Sabeco cần khảo sát tìm giải pháp TMĐT để ứng dụng mô hình phù
hợp nhất.
Về nhân sự: Trong giai đoạn đầu cần thành lập các đội nhỏ gồm: nhân viên chốt
đơn, vận hành xem xét hệ thống, kịp thời xử lí các vấn đề đột xuất. Thứ hai cần tuyển
dụng đào tạo nhân sự chất lượng cao về công nghệ thông tin. Việc này cần nhiều thời
gian, ngân sách để xây dựng đội ngũ.
Tìm đối tác đã đi trước có kinh nghiệm về TMĐT để cố vấn thời gian đầu.
- Thiết lập hệ thống thanh toán TMĐT có các hình thức chuyển khoản từ việc tạo
lập, duy trì tài khoản.
- Chuyển khoản
- Cổng thanh toán trực tuyến: VNPay, Zalo Pay
- Ví điện tử: Momo, Zalo Pay
- Thành lập Thẻ/Ví riêng của Sabeco
- PayLater
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho
công ty Sabeco
4.4.1. Hợp tác và kết nối với các sàn TMĐT
Các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,... có thể giúp Sabeco tiếp cận một lượng
lớn khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa hiện diện trực tuyến của họ. Điều này giúp quản
lý chất lượng sản phẩm và cung cấp thông tin sản phẩm đến cho khách hàng một cách rõ
ràng và tin cậy. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để Sabeco thực hiện hợp tác và kết
nối với các sàn TMĐT:

41
a) Mở cửa hàng chính thức trên sàn TMĐT
Sabeco có thể mở cửa hàng chính thức của họ trên các sàn TMĐT hàng đầu.

Hình 4.11 Trang Chủ Bán Hàng Của Công Ty Heineken Trên Sàn Shopee Và Sàn
Lazada

Nguồn: Shopee.vn, Lazada.vn


b) Tương tác chặt chẽ với Sàn TMĐT
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các sàn TMĐT là quan trọng. Điều này
bao gồm việc thảo luận về chính sách, chương trình khuyến mãi, và các yêu cầu cụ thể về
sản phẩm và giao hàng.
c) Quản lý chất lượng và kiểm soát sản phẩm
Đảm bảo rằng sản phẩm Sabeco luôn đạt chất lượng tốt và tuân thủ quy định về
sản phẩm có cồn. Kiểm tra chất lượng định kỳ và tạo một hệ thống để quản lý an toàn và
chất lượng sản phẩm trong quá trình giao hàng.
d) Quản lý kho và giao hàng

42
Đảm bảo rằng Sabeco có một quy trình hiệu quả cho việc quản lý kho và giao
hàng. Điều này bao gồm lên kế hoạch cho việc lưu trữ sản phẩm, đặc biệt là trong mùa
cao điểm như các dịp lễ hội, và có một hệ thống vận chuyển đáng tin cậy để giao sản
phẩm đến khách hàng.
e) Chiến lược giá và khuyến mãi
Xác định chiến lược giá cả và khuyến mãi phù hợp trên sàn TMĐT. Cân nhắc việc
thực hiện các ưu đãi đặc biệt và chiến dịch quảng cáo để thu hút khách hàng.
- Về chiến lược Penetration Pricing Strategy
Giá là yếu tố quan trọng quyết định việc mua hàng của người tiêu dùng. Với DN,
đặc biệt là Sabeco, nó lại là yếu tố cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Từ đó, giúp doanh
nghiệp đột phá doanh thu. Theo McKinsey, 1% giá được cải thiện sẽ làm tăng lợi nhuận
lên 6%.
Để cạnh tranh với vô vàn đối thủ hiện nay và giữ vững thị phần số một, Sabeco đã
áp dụng Penetration Pricing Strategy (Định giá thâm nhập thị trường). Cụ thể, khi tung
sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường, thương hiệu sẽ đưa ra mức giá thấp trong lần chào
bán đầu tiên để thu hút khách hàng trải nghiệm. Đồng thời, hy vọng giữ chân khách hàng
khi mức giá quay trở lại bình thường.
- Định giá của Sabeco dựa trên thị trường và chiến lược phân biệt giá
Sabeco sử dụng khung ước tính dựa trên chi phí cho Saigon Lager. Ban đầu tạo ra
sản phẩm, quyết định chi phí. Sau đó, định giá dựa trên chi phí. Và thuyết phục khách
hàng về giá trị của Saigon Lager cuối cùng. Tuy nhiên, với nhiều đối thủ lớn, mức giá sản
phẩm được đặt ở mức tương đương đối thủ. Do đó, giá thị trường là yếu tố không thể bỏ
qua nếu muốn định giá phù hợp.
Chiến lược Phân biệt giá cũng được áp dụng bởi các kênh khác nhau thì có mức
giá khác nhau. Bởi hiện nay có đa dạng các kênh phân phối, đặc biệt là hình thức bán gián
tiếp.
- Định giá dựa theo nhận thức về giá trị

43
Tùy theo nhận thức của người mua về giá trị mà thương hiệu có định giá phù hợp.
Không định giá cao để chắt lọc thị trường, Sabeco muốn thâm nhập thị trường với mức
giá thấp.
Đối với người tiêu dùng: Sabeco ấn định giá trung bình và thấp để đáp ứng nhu
nhập của đa số người dân Việt Nam. Hiện các sản phẩm của Sabeco có giá thành từ
10.000đ/lon 330ml đến 255.000đ/thùng 24 lon 330ml. Ngoài ra, cũng có một số sản phẩm
phân khúc như Saigon Special là khách hàng trung lưu và Saigon đỏ cho khách hàng bình
dân.
- Đối với các đại lý, cửa hàng:
Định giá chiết khấu: Sabeco sẽ điều chỉnh giá chiết khấu ưu đãi cho những khách
hàng thanh toán trước thời hạn với khối lượng lớn.
Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: Mỗi sản phẩm của Sabeco đều được định
giá khác nhau với chi phí tương ứng.
Định giá theo loại sản phẩm: Tùy theo nhãn hiệu, hình thức, kích cỡ, tính năng…
sẽ có những định giá khác nhau
- Sabeco tích cực đưa ra các chương trình khuyến mãi với giá trị phần thưởng hấp
dẫn như xe Honda SH, TV Samsung, … Điển hình như chương trình “Open Lager – your
life better” với giải thưởng lên đến 40 tỷ đồng, 333 – Chung niềm vui lớn, bật nắp bia
chai Saigon Lager, “Giao bia tận nhà – Nhận quà thả ga”, … Đặc biệt, trong thời kỳ dịch
bệnh, khách hàng sẽ được tặng khẩu trang chất lượng cao khi đặt một thùng Bia
Saigon/Bia 333/ Bia Lạc Việt.
f) Phản hồi và Tương tác với Khách hàng
Theo dõi và phản hồi các đánh giá và phản hồi từ khách hàng trên sàn TMĐT.
Tương tác với họ để giải quyết mọi vấn đề và tạo một môi trường tốt cho phản hồi tích
cực.
g) Đo lường và Tối ưu hóa
Theo dõi các chỉ số hiệu suất như doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, và lợi
nhuận. Dựa vào dữ liệu này, tối ưu hóa chiến lược kinh doanh trên sàn TMĐT để đạt
được kết quả tốt nhất.

44
h) Hợp tác và kết nối với các sàn TMĐT
Việc hợp tác cũng như kết nối với các sàn TMĐT có thể giúp Sabeco mở rộng thị
trường và tiếp cận một lượng lớn khách hàng trực tuyến. Tuy nhiên, việc thực hiện cẩn
thận và quản lý chất lượng là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực này.
4.4.2. Quản lý chất lượng và an toàn
Đảm bảo rằng sản phẩm có cồn được lưu trữ và vận chuyển một cách an toàn và
tuân thủ các quy định về tuổi tác khi bán hàng trực tuyến. Thực hiện kiểm tra chất lượng
định kỳ để đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng tốt nhất để có thể cung cấp cho khách
hàng sản phẩm giá bình dân và chất lượng cao cấp.
Để giữ vững thị phần và tránh bị đào thải, sản phẩm là yếu tố cốt lõi mà SAB luôn
hướng đến. Hướng tới các yếu tố chất lượng cao và có lợi cho sức khỏe là trên hết. Kiểu
dáng được thiết kế tiện lợi, vừa tay, thuận tiện cho việc thưởng thức. Thiết kế độc đáo với
màu trắng sang trọng, ánh bạc lịch lãm cùng sắc vàng, đỏ tinh tế. Bởi vậy, mẫu mã đẹp là
lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ.
Một thức uống không thể thiếu trong các cuộc họp với đối tác kinh doanh, gặp gỡ
bạn bè. Thậm chí là trong mỗi bữa cơm của từng gia đình. Yếu tố “Premium” được đưa
vào chiến lược Marketing của Sabeco khi gắn những yếu tố cao cấp vào sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Hình 4.12 Sự Thay Đổi Mẫu Mã Bao Bì Các Loại Bia Saigon Special

Nguồn: https://www.sabeco.com.vn

45
4.4.3. Mở rộng và phát triển các mặt hàng trên các siêu thị online, chợ online
Các siêu thị online, chợ online như Go, Co.opMart, Bách Hóa Xanh,... bằng cách
trợ giá, khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, ... nhằm mục đích mở rộng cũng như
phát triển cho các sản phẩm của công ty.
4.4.4. Chăm sóc khách hàng
Đảm bảo rằng Sabeco có một chính sách chăm sóc khách hàng tốt trên nền tảng
e-commerce. Hỗ trợ khách hàng qua chat trực tuyến, điện thoại, và email để giải đáp các
câu hỏi và xử lý các vấn đề nhanh chóng
Phản hồi Khách hàng: Luôn luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng và thúc đẩy
sự cải thiện liên tục trong dịch vụ và sản phẩm của Sabeco.
4.4.5. Quảng cáo và Tiếp thị
Đầu tư vào chiến dịch quảng cáo và tiếp thị trực tuyến để tạo sự nhận diện thương
hiệu và tạo sự quan tâm từ phía khách hàng. Khuyến mãi đặc biệt và giảm giá có thể hấp
dẫn để thu hút khách hàng lần đầu và thúc đẩy sự mua sắm lặp lại.
Mỗi năm, Sabeco dành khoảng 50.000 – 70.000 USD cho mỗi video quảng cáo.
Và 1000 đến 2000 USD cho một khẩu hiệu. Sabeco đã đẩy mạnh uy tín và độ phủ thương
hiệu khi quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền hình lớn. Chẳng hạn như VTV1,
VTV3, … Quảng cáo trên các Billboard ở đường phố, banner trên các trang web. Chưa
kể, còn có một số chiến dịch thành công với những câu slogan trở thành hot trend, viral.
Điển hình như “Có thể bạn không cao, nhưng người khác cũng phải ngước nhìn” với sản
phẩm Saigon Special. Câu slogan giúp lan tỏa mãnh liệt về niềm tin vào chính bản thân
mình.
4.4.6. Hoạt động xã hội
Sabeco cũng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xã hội. Từ đó, khẳng định vị thế
thương hiệu, đóng góp kinh tế cho quốc gia. Đồng thời, đảm bảo trách nhiệm với cộng
đồng và xã hội. Nhờ vậy, có thể tạo được hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng. Hoạt
động trong ngành FMCG, xây dựng hình ảnh là điều cần thiết hàng đầu.
Chiến dịch “Về nhà ăn Tết” với mong muốn đưa người lao động khó khăn nhưng
giàu ý chí về quê đoàn viên với gia đình. Thương hiệu đã hợp tác với rất nhiều KOLs và

46
influencer nổi tiếng. Đồng thời, đánh dấu sự kết hợp với ban nhạc Bức Tường. Với hiệu
ứng thành công ngoài mong đợi, thương hiệu đã đạt được: Top 4 tương tác ngành hàng
Bia, top 7 tương tác toàn thị trường, 7.7 triệu người được tiếp cận đến chiến dịch, 245,412
người tương tác với chiến dịch, $304,000 giá trị truyền thông và 2,000 người lao động
được sum họp với gia đình.
Ngoài ra, Sabeco còn chỉ đạo thực hiện các chương trình đền ơn đáp nghĩa, từ thiện
với tổng chi phí khoảng 7 tỷ đồng. Hỗ trợ 1,6 tỷ đồng cho đồng bào nghèo chịu ảnh
hưởng của cơn bão số 6 với 65 ngôi nhà được xây dựng. Ủng hộ Quỹ “Chung tay vì cộng
đồng” – chương trình “Mang xuân đến với người nghèo” gần 3 tỷ đồng, nhà tài trợ chính
cho chiến dịch “Nối vòng tay lớn” … Ngoài ra, còn mạnh tay khi trở thành nhà tài trợ của
Leicester City. Một bước đi đầy tham vọng để thâm nhập thành công vào thị trường quốc
tế.
4.4.7. Dịch vụ Giao hàng và Thu hộ
Cung cấp dịch vụ giao hàng tiện lợi và đảm bảo an toàn cho sản phẩm có cồn.
Hãy hợp tác với các công ty vận chuyển đáng tin cậy để đảm bảo rằng sản phẩm được
giao đúng thời gian và trong tình trạng tốt.
4.4.8. Phân phối Toàn quốc
Mở rộng mạng lưới phân phối để đảm bảo rằng sản phẩm có thể tiếp cận được với
khách hàng trên toàn quốc.
4.4.9. Tiếp tục nối dài và mở rộng dự án “Thắp sáng đường quê”
Chương trình do Đoàn Thanh niên Cộng sản ( ĐTNCS ) Hồ Chí Minh phối hợp
cùng SABECO đã hoàn thành 34km đường đèn năng lượng mặt trời 34 vùng nông thôn
thuộc 34 tỉnh, thành phố, chung tay gìn giữ môi trường bền vững và an toàn cho người
dân địa phương an tâm sinh hoạt và lao động.
Hình 4.13 Dự Án “ Thắp Sáng Đường Quê ” Do ĐTNCS Hồ Chí Minh Cùng Sabeco
Được Hoàn Thành

47
Nguồn: https://www.sabeco.com.vn

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận


Qua nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT của công ty
Sabeco và so sánh hoạt động thương mại điện tử của công ty Sabeco với đối thủ cạnh
tranh, rút ra một số kết luận như sau:

Tổng Công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (SABECO) là thương hiệu Việt sở
hữu nhiều sản phẩm uy tín, chất lượng cao hiện có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đồ
uống Việt Nam, với thương hiệu đã được khẳng định, các sản phẩm của công ty đã được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Trong suốt quá trình hoạt động, Sabeco luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu
ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao,

48
đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa phương và đất nước. Sabeco hiện đang
nắm giữ 40% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam, phân phối khắp cả nước và xuất khẩu tới
gần 20 quốc gia trên thế giới.

Dù chiếm 40% thị phần sản xuất tại Việt Nam nhưng Sabeco lại chưa thật sự có
một cửa hàng thương mại điện tử chính thức nào được ra mắt, chi buôn bán truyền thống
là chính và một số lượng ít khác là các sản phẩm của công ty được bán trên các siêu thị
online, chợ online. Điều này làm cho Sabeco có phần bất lợi hơn so với Heineken,
Habeco, ... đối thủ của Sabeco.

Nhận biết được sự bất lợi này, chúng tôi đã lập kế hoạch ứng TMĐT cho công ty
Sabeco. Để khảo sát kế hoạch này có khả quan không, tỷ lệ thành công là bằng bao nhiêu.

Từ đó, để có thể giúp tổng công ty tiếp tục hoạt động, phát triển những hình thức
kinh doanh cũ và để phát triển kế hoạch và tăng thêm tỷ lệ thành công cho kế hoạch ứng
dụng thương mại điện tử được lập thì những đề xuất về giải pháp cũng đã được đề ra đẩy
mạnh ứng dụng thương mại điện tử cho các sản phẩm của Sabeco. Nhằm mục đích là giúp
công ty Sabeco tăng thêm lượng sản phẩm được bán ra và tăng về độ nhận diện thương
hiệu đó là có thể ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh thành công là việc cần thiết
và thiết thực tại thời điểm hiện tại.

5.2 Kiến nghị

Đối với Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (SABECO)

Việc phát triển cả về sản phẩm và thương hiệu sản phẩm là rất qua trọng. Một khi
thiếu đi một yếu tố nào đó cũng sẽ khiến công ty rơi vào khó khăn, thách thức. Công ty
phải có những chiến lược phù hợp để làm sao giữ chân được khách hàng lâu năm và ngày
càng thu hút những khách hàng tiềm năng khác. Việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại
điện tử thật sự rất phù hợp và cần thiết cho Sabeco.

Đối với Khách hàng

49
Việc có thêm kênh mua sắm uy tín và chính hãng thật sự giúp ít cho việc tiếp cận
và mua sắm đối với khách hàng. Khách hàng sẽ chẳng phải tốn nhiều thời gian để ra chợ,
ra bách hóa mà giờ chỉ cần một chiếc điện thoại với mạng internet thì họ có thể mua sản
phẩm của Sabeco, không lo hàng giả, hàng kém chất lượng và còn được hưởng những mã
giảm khuyến mãi từ các sàn thương mại điện tử.

Kinh doanh trên ứng dụng TMĐT không chỉ đem lại tiện lợi cho khách hàng còn
đem lại lượng khách hàng tiềm năng và số lượng sản phẩm bán ra cũng rất đáng kể.

Đối với các đối thủ cạnh tranh của Sabeco

Khi Sabeco có được cho mình các sàn TMĐT tử chính thức thì cũng là lúc các
thương hiệu đó nên dè chừng vì, xuất hiện thêm một đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị
trường. Sẽ có thêm một lựa chọn có cân nặng trong lòng khách hàng.

Nhưng đây cũng chính là thách thức của Sabeco, vì thương mại điện tử còn đang
còn mới mẻ đối với công ty, công ty có thể sẽ thất bại bất cứ lúc nào nếu công ty không
nhận biết được cơ hội và bỏ lỡ cơ hội vào tay đối thủ.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ánh Hồng (2023, February 09). Khoinghiep.Thuvienphapluat.Vn. (n.d.-b).


Website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
<https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/cau-hoi-thuong-gap/website-thuong-
mai-dien-tu-san-giao-dich-thuong-mai-dien-tu-la-gi 3095.html#:~:text=Website%20th
%C6%B0%C6%A1ng%20m%E1%BA%A1i%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t

51
%E1%BB%AD%20l%C3%A0%20trang%20th%C3%B4ng%20tin%20%C4%91i
%E1%BB%87n,d%E1%BB%8Bch%20v%E1%BB%A5%20sau%20b%C3%A1n%20h
%C3%A0ng>

Admin. (2018, July 16). Dân số Việt Nam mới nhất (2023) - cập nhật hằng ngày -
DanSo.Org.DanSo.Org.https://danso.org/viet-nam/

Anh P. (2022, September 12). Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt
16,4 tỷ USD. Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới. https://vneconomy.vn/thuong-
mai-dien-tu-viet-nam-nam-2022-uoc-dat-16-4-ty-usd.htm

Admin. (2021, September 16). Website thương mại điện tử là gì, các quy định liên
quan hoạt động thương mại điện tử - VLIC. VLIC, <https://vlic.vn/vi/website-thuong-
mai-dien-tu-la-gi-cac-quy-dinh-lien-quan-hoat-dong-thuong-mai-dien-tu/>

Baodautu.Vn. (n.d.). Sabeco nhận ‘quả ngọt’ nhờ chiến lược 7 trụ cột. Baodautu.
<https://baodautu.vn/sabeco-nhan-qua-ngot-nho-chien-luoc-7-tru-cot-d169031.html?
fbclid=IwAR0-aPW4l2B-
Ll5S9KtFkhUmvHPTRaYPoMHt7mbwbZSNghNaQ4kvp9YlH0g>
Đỗ, T. V. (2018). Xây dựng website kinh doanh hoa tươi trực tuyến Vflower. com
(Doctoral dissertation, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị Việt-Hàn).

52
Hồng Linh (2019). Thống kê dân số Việt Nam theo độ tuổi. (n.d.-b). AccGroup,
<https://accgroup.vn/thong-ke-dan-so-viet-nam-theo-do-tuoi>

Nguyễn, T. P. D. (2013). Xây dựng website thương mại điện tử kinh doanh mỹ
phẩm trực tuyến (Doctoral dissertation, Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin hữu nghị
Việt–Hàn).

Thương T. H. T. H. B. C. (2023, January 23). Thương mại điện tử Việt Nam trong
năm 2023 và những lợi thế. Báo Công Thương Điện Tử, Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội.
<https://congthuong.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-trong-nam-2023-va-nhung-loi-the-
239551.html>

Trần, T. M. L. (2013). Xây dựng website kinh doanh hoa tươi trực tuyến
DIENHOADANANG. COM (Doctoral dissertation, Trường Cao đẳng Công nghệ thông
tin hữu nghị Việt–Hàn).
PHỤ LỤC

Phụ Lục 1. Bảng Thống Kê Doanh Thu Nổi Bật Của Ba Công Ty Sabeco, Habeco
và Heineken Khi Tham Gia Vào Thị Trường Thương Mại Điện Tử

SABECO HABECO HEINEKEN

Chưa tham gia vào thị Tháng 12/2021, chỉ trong 12 Năm 2019, doanh thu tăng
trường Thương mại điện tử ngày đầu tiên đã có: 200% so với năm 2018 với:

- 31.881 lượt khách ghé - 87.000 đơn hàng


thăm gian hàng và sản - Đạt 16.000 thành viên
phẩm mới
- 405 đơn hàng được - Hơn 3.300 đơn hàng qua
thực hiện MoMo và Grab.
- 598 sản phẩm bán ra.

Lọt Top 5 thương hiệu hàng


tiêu dùng nhanh bán chạy
nhất trên sàn Tiki.

Năm 2022, doanh thu tiêu


thụ sản phẩm chính của
Habeco là 6.938 tỷ đồng,
tăng 21%

You might also like