You are on page 1of 92

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
KÊNH ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN AN HỘI
HUYỆN CỦ CHI

DƯƠNG HOÀNG HẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 07/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
KÊNH ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN AN HỘI
HUYỆN CỦ CHI

DƯƠNG HOÀNG HẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

GVHD: TS. LÊ THANH LOAN

Thành phố Hồ Chí Minh


07/2014
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích lợi ích – chi phí
công trình thủy lợi kênh Đông trên địa bàn xã Tân An Hội, huyện Củ Chi”, do Dương
Hoàng Hận, sinh viên khóa 36, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

TS. LÊ THANH LOAN

Người hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình từ nhiều cá nhân, tổ chức và nhờ vậy tôi đã hoàn thành được khóa luận. Tôi
xin phép được gửi lời cảm ơn tới:

Xin gởi đến cô Lê Thanh Loan lời cảm ơn chân thành và sâu sắc vì đã giúp đỡ tôi
rất nhiều từ ngày bắt đầu thực hiện cho tới khi tôi hoàn thành khóa luận. Cảm ơn cô đã tận
tình chỉ dẫn, dạy dỗ tôi cũng như các bạn cùng lớp để hoàn thành khóa luận của mình.

Cảm ơn các thầy, cô trong khoa Kinh tế đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
bổ ích cho chúng tôi trong suốt thời gian 4 năm đại học.

Cảm ơn các cô, chú, anh, chị công tác tại UBND Xã Tân An Hội đã cung cấp
những số liệu, dữ liệu hữu ích cho tôi.

Cuối cùng, xin cảm ơn cha mẹ, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng hộ, tạo
động lực cho tôi có thể hoàn thành khóa luận.

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Sinh viên

Dương Hoàng Hận


NỘI DUNG TÓM TẮT

DƯƠNG HOÀNG HẬN. Tháng 07 năm 2014. “Phân Tích Lợi Ích - Chi Phí
Công Trình Thủy Lợi Kênh Đông Trên Địa Bàn Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi”.

DUONG HOANG HAN. July, 2014. “Cost Benefit Analysis Kenh Dong
Irrigation system”.
Mục tiêu của đề tài là hướng đến phân tích lợi ích - chi phí và đánh giá tác
động môi trường của công trình thủy lợi kênh Đông đoạn đi qua xã Tân An Hội, huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí. Bằng cách sử dụng số liệu thứ cấp từ các đánh giá báo cáo
của UBND xã Tân An Hội và áp dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí và
phương pháp giá trị thật để lợi bỏ yếu tố lạm phát ra khỏi dòng tiền, khóa luận đã đánh
giá được các tác động của kênh Đông đến tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp tại
xã Tân An Hội. Đồng thời nghiên cứu cũng tính toán được hiệu quả kinh tế của kênh
Đông giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2013. Kênh Đông đã mang lại những lợi ích to
lớn cho xã Tân An Hội; làm tăng năng suất cây trồng, giúp chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, có thêm hình thức sản xuất mới. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hiện giá lợi ích thuần NPV được ước tính là 36.687,27 triệu
đồng, tỷ số lợi ích – chi phí BCR là 2,45 và tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là 18%. Từ đó
thấy được lợi ích to lớn mà kênh Đông đã mang lại, góp phần phát triển kinh tế xã.
Bên cạnh đó kênh Đông còn giúp cải tạo môi trường sinh thái, làm tăng mức độ đa
dạng sinh học.
Luận văn cũng nêu ra được các đề xuất, giải pháp giúp sử dụng hiệu quả hơn
nữa hệ thống thủy lợi kênh Đông tại xã Tân An Hội cũng như huyện Củ Chi. Dựa trên
kết quả này của đề tài, các cơ quan chức năng có thể tham khảo để để đưa ra các chính
sách giúp mở rộng hệ thống thủy lợi kênh Đông trên toàn địa bàn huyện Củ Chi và
cũng như các địa phương khác.
MỤC LỤC

Mục lục ........................................................................................................................... v


Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................. viii
Danh mục các bảng......................................................................................................... ix
Danh mục các hình .......................................................................................................... x
Danh mục phụ lục ........................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.3.1. Phạm vi thời gian và không gian ................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nội dung ........................................................................................ 2
1.3.3. Thời gian thực hiện khóa luận ..................................................................... 3
1.4. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................ 4
2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 4
2.2. Tổng quan xã Tân An Hội ................................................................................... 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 5
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 12
2.2.3. Đánh giá chung ......................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 24
3.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 24
3.1.1. Khái niệm phân tích lợi ích – chi phí ......................................................... 24
3.1.2. Khái niệm về đánh giá hiệu quả................................................................. 25
v
3.1.3. Nguyên tắc để đánh giá hiệu quả của dự án, công trình ............................. 27
3.2. Phương Pháp Nghiên Cứu ................................................................................. 30
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 30
3.2.2. Phương pháp tính khấu hao ....................................................................... 30
3.2.3. Phương pháp giá trị thực ........................................................................... 31
3.2.4. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (CBA) ......................................... 32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 36
4.1. Đặc điểm và thông số áp dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế công trình thủy
lợi kênh Đông................................................................................................... 36
4.1.1. Đặc điểm công trình thủy lợi kênh Đông ................................................... 36
4.1.2. Thông số áp dụng trong phân tích hiệu quả công trình thủy lợi kênh Đông 37
4.2. Phân tích chi phí kinh tế của kênh Đông giai đoạn 1990 – 2013 ........................ 45
4.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng ............................................................................ 45
4.2.2. Chi phí kiên cố hóa.................................................................................... 46
4.2.3. Chi phí vận hành bảo trì hàng năm ............................................................ 48
4.3. Phân tích tác động của kênh Đông vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2013 . 50
4.4. Phân tích lợi ích kinh tế Công trình thủy lợi kênh Đông giai đoạn 1990 - 2013... 54
4.4.1. Hiệu quả do tăng diện tích sản xuất ........................................................... 54
4.4.2. Hiệu quả do chuyển đổi cơ cấu cây trồng .................................................. 57
4.4.3. Hiệu quả do tăng năng suất cây trồng ......................................................... 59
4.4.4. Hiệu quả do có hình thức sản suất mới ...................................................... 62
4.5. Kết quả phân tích kinh tế của công trình thủy lợi kênh Đông ............................. 66
4.5.1. Hiệu quả kinh tế công trình thủy lợi kênh Đông giai đoạn 1990 - 2013 ..... 66
4.5.2. Phân tích độ nhạy ...................................................................................... 68
4.6. Tác động môi trường của kênh Đông tại xã Tân An Hội .................................... 69
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 72
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 72
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 73
vi
5.2.1. Nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thuỷ lợi hiện có .............................. 73
5.2.2. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ lợi.................. 73
5.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 75
PHỤ LỤC

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCR Tỷ số lợi ích - chi phí (Benefit Cost Ratio)

BNV Bộ Nội vụ

BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BXD Bộ Xây dựng

CBA Phân tích lợi ích – chi phí (Cost benefit analysis)

DT Diện tích

GDP Tổng thu nhập quốc dân

IRR Suất sinh lời nộ hoàn (Internal Rate of Return)

KH&CN Khoa học và công nghệ

KHTLVN Khoa học thủy lợi Việt Nam

MTV Một thành viên

NPV Hiện giá lợi ích thuần (Net Present value)

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

STT Số thứ tự

TM – DV Thương mại – dịch vụ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ Tài sản cố định

UBND Ủy ban nhân dân

VNĐ Việt Nam đồng

WTO Tổ chức y tế thế giới (World health organization)

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên của các ấp tại xã Tân An Hội.......................................7
Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích xã Tân An Hội năm 2011 ....................................................9
Bảng 2.3: Độ tuổi lao động xã Tân An Hội năm 2011 ..................................................11
Bảng 2.4: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Tân An Hội. ........................................12
Bảng 2.5: Hệ thống mạng lưới trường học trên địa bàn xã Tân An Hội. .......................14
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành ............................17
Bảng 4.1. Phân cấp công trình thủy lợi ........................................................................39
Bảng 4.2. Cấp công trình theo độ bền vững .................................................................40
Bảng 4.3. Lạm phát qua các năm tại Việt Nam ............................................................44
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư xây dựng ...............................................................................46
Bảng 4.5. Chi phí kiên cố kênh Đông năm 2002 ..........................................................47
Bảng 4.6. Chi phí vận hành hàng năm..........................................................................49
Bảng 4.7. Lợi ích do tăng diện tích đất trồng lúa ..........................................................55
Bảng 4.8. Lợi ích do tăng diện tích đất trồng rau màu ..................................................56
Bảng 4.9. Lợi ích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ rau màu sang lúa nước ....................58
Bảng 4.10. Lợi ích do tăng năng suất lúa .....................................................................60
Bảng 4.11. Lợi ích do tăng năng suất rau màu .............................................................61
Bảng 4.12. Lợi ích của ngành nuôi trồng thủy sản .......................................................63
Bảng 4.13. Lợi ích của trồng cỏ ...................................................................................64
Bảng 4.14. Lợi ích của trồng tràm ................................................................................65
Bảng 4.15. Phân tích hiện giá lợi ích thuần của công trình thủy lợi kênh Đông giai
đoạn 1990 – 2013. .....................................................................................67
Bảng 4.16. Kết quả phân tích độ nhạy suất chiết khấu .................................................68
Bảng 4.17. Thành phần các loài chim trong vườn tràm ở xã Tân An Hội .....................70

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Cơ cấu lao động ............................................................................................. 12


Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế xã Tân An Hội ........................................................................ 17
Hình 3.1. Lợi ích tăng thêm trong trường hợp có dự án.................................................. 32
Hình 4.1. Kênh Đông tại xã Tân An Hội ........................................................................ 37
Hình 4.2. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2013 ........................................ 43
Hình 4.3. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Tân An Hội giai đoạn 1990 – 2013........ 50
Hình 4.4. Năng suất lúa tại xã Tân An Hội giai đoạn 1990 – 2013 ................................. 51
Hình 4.5. Số lượng lao động trong nông nghiệp tại xã Tân An Hội ................................ 52
Hình 4.6. Diện tích các loại hình sản xuất mới tại xã Tân An Hội giai đoạn 1990 – 2013 ...... 53
Hình 4.7. Tổng hợp các tác động của công trình thủy lợi kênh Đông đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp tại xã Tân An Hội giai đoạn 1990 - 2013 ........................... 54

x
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Khấu hao chi phí


Phục lục 2. Bản đồ hệ thống thủy lợi kênh Đông
Phục lục 3. Hình ảnh kênh Đông tại xã Tân An Hội

xi
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát triển lên
một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được
trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển công
nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới.

Để đáp ứng những mục tiêu đó, công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông – lâm –
ngư nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Đó
là việc đảm bảo nước để ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện sản xuất lúa, giữ
vững an ninh lương thực với sản lượng lương thực có hạt khoảng 40 triệu tấn vào năm
2010; có các giải pháp thuỷ lợi hiệu quả phục vụ cho 3 triệu ha cây công nghiệp và cây
ăn quả lâu năm, khoảng 1,2 triệu ha cây công nghiệp hàng năm; cung cấp nước cho các
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề nông thôn, cung cấp nước sạch cho
cư dân nông thôn; xây dựng các hệ thống cung cấp nước để làm muối chất lượng cao và
nuôi trồng thuỷ, hải sản với qui mô lớn; xử lý nước thải từ các vùng nuôi trồng thuỷ sản
tập trung, từ các làng nghề, từ các cơ sở sản xuất công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.

Tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh thì hệ thống thủy
lợi kênh Đông đã và đang giữ vai trò to lớn cho việc phát triển nông nghiệp của xã.
Kênh Đông đã góp phần to lớn trong việc khai thác tổng hợp nguồn nước phục vụ đa
mục tiêu theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và dân sinh của xã. Nhờ
có công trình thủy lợi kênh Đông mà xã Tân An Hội đã chủ động được nguồn nước,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, cải tạo đất giúp tăng diện tích đất
sản xuất, đời sống nhân dân được cải thiện.
Trước những lợi ích to lớn mà công trình thủy lợi kênh Đông mang lại cho
huyện Củ Chi nói chung và xã Tân An Hội nói riêng thì cần có những nghiên cứu khoa
học nhằm tìm ra được hiệu quả mà con kênh này mang lại cho môi trường sống và môi
trường sản xuất, từ đó giúp cho những nhà quản lý có cái nhìn đúng đắn trong việc đưa
ra những quyết định góp phần bảo vệ và phát triển công trình thủy lợi này. Và cũng là
mô hình tiêu biểu cho những địa phương khác học hỏi phát triển. Trước những yêu cầu
đó, đề tài “Phân Tích Lợi Ích - Chi Phí Công Trình Thủy Lợi Kênh Đông Trên
Địa Bàn Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi” được tiến hành nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích – chi phí công trình thủy lợi kênh Đông tại Xã Tân An Hội,
huyện Củ Chi, TP.HCM giai đoạn 1990 – 2013.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

 Trình bày đặc điểm của công trình thủy lợi kênh Đông

 Phân tích lợi ích - chi phí của kênh Đông có xem xét đến yếu tố lạm phát
giai đoạn 1990 – 2013, đánh giá hiệu quả kinh tế chung của công trình
thủy lợi kênh Đông.
 Đánh giá các tác động môi trường của kênh Đông trên địa bàn xã Tân An Hội.
 Đề xuất một số giải pháp nâng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kênh Đông.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian và không gian
Nghiên cứu tập trung phân tích lợi ích chi phí của công trình thủy lợi kênh
Đông trên địa bàn xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh từ khi bắt
đầu xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1990 đến năm 2013.
1.3.2. Phạm vi nội dung
Đề tài chỉ đánh giá các hiệu quả liên quan về mặt kinh tế và môi trường của kênh
Đông, những hiệu quả mang lại khác như chính trị, tôn giáo sẽ không được nói đến
trong nghiên cứu này do những hạn chế về thời gian và năng lực.

2
1.3.3. Thời gian thực hiện khóa luận
Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 01/03/2014 tới ngày
01/07/2014, và theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Thời gian từ ngày 01/03/2014 đến ngày 01/04/2014. Thu thập các
thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tiến hành viết đề cương chi tiết.
Giai đoạn 2: Thời gian từ ngày 2/04/2013 đến ngày 02/05/2014. Thu thập thông
tin và số liệu từ UBND xã Tân An Hội, huyên Củ Chi.
Giai đoạn 3: Thời gian từ ngày 03/05/2014 đến ngày 01/07/2014. Tổng hợp, xử
lý số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài.

1.4. Cấu trúc của khóa luận


Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu. Chương 1 gồm 4 phần: Đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu và cấu trúc bài báo cáo.
Chương 2. Tổng quan. Chương 2 giới thiệu các nghiên cứu đã thực hiện trước
đây, đồng thời giới thiêu về địa bàn nghiên cứu là xã Tân An Hội với các điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội từ đó thấy được thế mạnh và hạn chế của xã.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 trình bày về một
số khái niệm và nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, nói lên
phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế. Trình bày các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng trong đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận. Chương 4 trình bày tình hình sản xuất nông
nghiệp và sử dụng hệ hống thủy lợi kênh Đông trên địa bàn xã Tân An Hội, các thông
số sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế, lợi ích và chi phí kinh tế của kênh Đông.
Tác động về mặt môi trường từ khi có kênh Đông.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị. Chương 5 tóm tắt các kết quả đã đạt được trong
quá trình nghiên cứu. Phần kết luận sẽ làm nền tảng cho việc đề xuất các kiến nghị, các
giải pháp sử dụng hiệu quả kênh Đông.

3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu không chỉ từ một nguồn nào đó mà được tổng hợp từ nhiều
nguồn khác nhau. Bao gồm các lĩnh vực về môi trường, lĩnh vực về kinh tế. Chính vì
vậy, trong quá trình thực hiện, đề tài ngoài việc tham khảo các kết quả trước đây còn
tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau: internet, báo chí và các nghiên
cứu có liên quan. Đề tài tập trung tham khảo nghiên cứu này là chủ yếu:

Nghiên cứu “Đánh Giá Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình Mở Rộng Kênh Tân
Thành - Lò Gạch giai đoạn 2” của Trương Đức Toàn và Nguyễn Tuấn Anh năm 2011,
bằng cách áp dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí, nghiên cứu đã xác định được
các chỉ tiêu kinh tế là giá trị hiện tại ròng NPV = 53.994,43 triệu đồng, cao hơn giá trị tính
toán trong nghiên cứu khả thi (∆NPV = 74,55 triệu đồng); hệ số nội hoàn kinh tế IRR =
15,09%, lớn hơn so với giá trị tính toán trong nghiên cứu khả thi (IRR = 14,58%); tỷ số
lợi ích trên chi phí B/C = 1,26 cao hơn so với giá trị tính toán trong nghiên cứu khả thi
(B/C = 1,15). Từ đó, tác giả kết luận rằng dự án đầu tư đạt hiệu quả kinh tế và có hiệu quả
cao hơn trong thực tế so với đánh giá trong nghiên cứu khả thi. Đồng thời tác giả cũng
trình bày một số tác động tích cực và tiêu cực của dự án giúp cho chúng ta có cái nhìn
toàn diện hơn về những lợi ích và thiệt hại do dự án mang lại.
2.2. Tổng quan xã Tân An Hội

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Tân An Hội nằm phía Nam của huyện Củ Chi, cách trung tâm huyện khoảng
2km theo đường tỉnh lộ 8 và cách Thành Phố Hồ Chí Minh 23km. Ranh giới hành
chính được xác định như sau:

 Phía Bắc giáp xã Phước Vĩnh An, xã Trung Lập Hạ, xã Nhuận Đức và Thị
Trấn Củ Chi.

 Phía Nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

 Phía Tây giáp xã Phước Hiệp.

 Phía Đông giáp xã Tân Thông Hội.

Xã Tân An Hội nằm trên quốc lộ 22, có đường tỉnh lộ 8 và tỉnh lộ 2 chạy qua
địa bàn xã, hệ thống đường liên xã tương đối hoàn chỉnh là điều kiện đặc biệt thuận lợi
trong giao lưu văn hóa – xã hội theo hướng mở cửa với bên ngoài.

5
Hình 2.1. Bản đồ xã Tân An Hội

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội

b. Dện tích tự nhiên

Diện tích đất tự nhiên 3.024,14 ha, chiếm 6,94% diện tích toàn huyện và được
chia làm 10 ấp gồm: Mũi Lớn 1, Mũi Lớn 2, Bàu Tre 1, Bàu Tre 2, Tây, Xóm Chùa,
Xóm Huế, Hậu, Cây Xộp và Tam Tân.

6
Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên của các ấp tại xã Tân An Hội

STT Ấp Diện Tích (ha) Tỷ Lệ (%)

1 Mũi Lớn 1 352,41 11,7


2 Mũi Lớn 2 255,65 8,5
3 Bàu Tre 1 245,41 8,1
4 Bàu Tre 2 329,03 13,0
5 Tây 93,05 3,1
6 Xóm Chùa 322,57 10,7
7 Xóm Huế 36,1 1,2
8 Hậu 247 8,2
9 Cây Xộp 504,61 16,7
10 Tam Tân 573,31 19,0

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013

c. Các đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn:

 Địa hình:
Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao giảm dần theo hướng Nam, căn cứ
vào độ cao địa hình của xã chia làm 2 dạng chính:
Dạng đất gò: có độ cao biến thiên từ 12 – 15m, chiếm khoảng 40% diện tích tự
nhiên xã, gồm các ấp Cây Sộp, Bàu Tre 1, Bàu Tre 2, Hậu tập trung thổ cư, vườn tạp,
trồng rau, cỏ.
Dạng đất bưng, triền: Có độ biến thiên từ 5 – 12m gồm các ấp còn lại đây là
cánh đồng sản xuất trồng trọt chính của xã.
 Thổ nhưỡng
Chia thành 2 vùng rõ rệt, gồm 2 nhóm đất chính sau:
Vùng đất gò : chủ yếu các nhóm đất cát pha điển hình có tầng mặt trung bình từ
15 đến 30cm, thoát nước tốt.

Vùng bưng, triền: tập trung các nhóm đất đen, có cả dạng đất phèn hoạt động và
phèn trung bình có tầng mặt thấp từ 15 đến 30cm nhờ có hệ thống nước kênh Đông;
tầng Pyrite giàu hữu cơ ở độ sâu từ 50 đến 100cm.

7
 Khí hậu

Xã Tân An Hội thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Mùa mưa
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình từ 1.300 mm – 1.800 mm.

Ẩm độ không khí bình quân 80% vào mùa mưa và 70% vào mùa nắng. Nhiệt
độ bình quân 270C, số giờ nắng trung bình 8 giờ/ngày.

Gió: phân bố theo mùa vào các tháng:

 Từ tháng 2 đến tháng 5: gió Nam và Đông Nam.

 Từ tháng 5 đến tháng 10: gió Tây Nam hoặc Tây Tây Nam.

 Từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau: gió Đông Bắc.

2.2.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Diện tích đất nông nghiệp của xã là 2.060,18 ha chiếm 68,12% tổng diện tích tự
nhiên. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên cụ thể như sau:

8
Bảng 2.2: Cơ cấu diện tích xã Tân An Hội năm 2011
Đơn vị: hecta
Hiện trạng năm Tỷ lệ % so với
Khoản mục
2011 đất tự nhiên

Tổng diện tích đất 3024,14 100


Diện tích đất sản xuất 2060,18 68,12
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2009,04 66,43
 Đất trồng cây hàng năm 778,62 25,75
 Lúa nước 367,22 12,14
 Đất trồng cỏ dùng chăn nuôi 182,82 6,05
 Đất trồng rau màu 60 1,98
 Đất trồng cây hàng năm còn lại 168,58 5,57
 Đất trồng cây lâu năm 1230,78 40,70
 Đất nuôi trông thủy sản 51,13 1,69
 Đất nông nghiệp khác 0 0
Đất phi nông nghiệp 959,65 31,73
 Đất ở 160,38 5,30
 Đất chuyên dùng 768,51 25,41
 Đất tôn giáo 3,4 0,11
 Đất nghĩa trang 24,61 0,81
 Đất mặt nước chuyên dùng 2,82 0,09
 Đất phi nông nghiệp khác 0,19 0,01
Đất chưa sử dụng 4,31 0,14
Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013
b. Tài nguyên nước

Nước mặt: xã có nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp bởi hệ thống thủy lợi
kênh Đông trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, tuy nhiên vào mùa
khô nước kênh xuống thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân và
hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Nước ngầm: theo các kết quả điều tra, khảo sát về nguồn nước ngầm trên đại
bàn xã Tân An Hội cho thấy, nguồn nước ngầm phân bố hầu hết trong xã, nước ngầm
9
ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng lớp chứa nước Pleitoxen ở độ sâu 100 – 300m, trong
đó có nơi 20 – 30m. Trữ lượng khai thác ước tính 300 – 400 m3/ngày. Nhìn chung,
nguồn nước ngầm ở xã Tân An Hội khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng cho
cung cấp nước sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

c. Tài nguyên môi trường

Tân An Hội thuộc khu vực nông thôn, dân cư các ấp phân bố dọc theo các
tuyến đường giao thông, các bờ kênh, rạch mang sắc thái của Vùng Nam Bộ. Từ hình
thái quần cư đến kiến trúc nhà ở và sinh hoạt trong cộng đồng đời sống của nhân dân
ngày càng được cải thiện và phát triển theo hướng đô thị hóa.

2.2.1.3 Nhân lực

a. Dân số

Dân số toàn xã là 26.345 nhân khẩu (nam 13.699 người, chiếm 50.02 %; nữ
12.646 người, chiếm 49.98 %); trong đó 673 hộ gia đình tạm trú (bao gồm cả hộ đăng
kí tạm trú trên 6 tháng), mật độ dân số bình quân 2.51 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên từ 5 – 6%.

 Thường trú: 6.193 hộ/ 21.537 nhân khẩu, chiếm 89,14%.

 Tạm trú: 673 hộ/ 4.808 nhân khẩu, chiếm 10,86%

Dân số của xã phân bố 10 ấp, chủ yếu tập trung ở ấp Bàu Tre 1, Bàu tre 2, Cây
Sộp, Mũi Lớn 1, Mũi Lớn 2.

Trong 7.812 hộ đang sinh sống trên địa bàn xã, trong đó:

 Số hoạt động kinh tế trong các lĩnh vực phi nông nghiệp: 4.895 hộ (chiếm
khoảng 71,85%).

 Số hộ sản xuất nông nghiệp: 1.917 hộ ( chiếm khoảng 28,15%).

Diện tích canh tác còn khoảng 2.060,18 ha/ 1.671 lao động nông nghiệp.

10
b. Lao động

Bảng 2.3: Độ tuổi lao động xã Tân An Hội năm 2011

Lao động Số người Tỷ lệ (%)

Lao động trong độ tuổi phân theo giới tính 17.209 100
Lao động nam 7.860 45,67
Lao động nữ 9.349 54,33
Phân theo độ tuổi lao động
Số người trong độ tuổi lao động 17.209 65,32
Lao động chưa có việc làm 0 0
Lao động trong nông nghiệp 6.171 23,43
Lao động trong công nghiệp, TTCN 9.870 37,46
Lao động trong dịch vụ 1.168 4,43
Lao động khác 0 0

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013

Xã Tân An Hội có lực lượng lao động khá dồi dào với hơn 17.209 người (nam
7.860 người, nữ 9.349 người), chiếm 65,32% dân số toàn xã. Chủ yếu lao động trong
lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, số người dưới và ngoài độ tuổi lao động
với tỷ lệ tương đối 34,68%. Do ảnh hưởng quá trình đô thị hóa nên lực lượng lao đông
trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển dần sang các lĩnh vực khác, còn lại là lao động
trong dịch vụ thương mại, sinh viên, học sinh, công chức viên chức 28%.

11
Hình 2.1: Cơ cấu lao động

TM - DV
6,79 %
Nông nghiệp
35,86 %

Công nghiệp
57,35 %

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013


2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Hạ tầng kinh tế - xã hội
a. Giao thông

Thời gian qua chính quyền các cấp quan tâm nâng cấp, xây mới đường trục
chính liên xã, liên ấp, tổ và đường trục chính nội đồng. Tuy nhiên, vẫn đang tiến hành
thi công từng giai đoạn nên hiện nay hệ thống cầu, cống chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ
thống thoát nước tại các ấp có khu vực dân cư đông đúc. Toàn xã có 241 tuyến đường
giao thông với tổng chiều dài 117.665 m, trong đó:

Bảng 2.4: Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Tân An Hội.
Cứng hóa
Số Tổng chiều Chưa
Tuyến Chiều Tỷ lệ
tuyến dài (m) cứng hóa
dài (m) (%)
Tuyến trục xã, liên xã 21 26.249 22.423 85,42 3.826
Tuyến trục ấp, liên ấp 7 8.413 8.413 100 0
Tuyến ngõ, xóm 191 59.631 54.826 91,95 4.805
Tuyến giao thông nội đồng 22 23.372 23.372 100 0
Tổng cộng 241 117.665 109.034 8631
Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013
12
b. Thủy lợi

Hệ thống trạm bơm không nằm trên địa bàn xã Tân An Hội. Xã Tân An Hội có
tuyến thủy lợi với chiều dài khoảng 44.688 m, trong đó đã xây dựng hoàn chỉnh
15.596 m (bê tông xi măng kết hợp đường giao thông nội đồng ở những nơi xung yếu,
để đảm bảo nhu cầu sản xuất và dân sinh).

Hệ thống kênh tưới tiêu của công trình thủy lợi kênh Đông hiện nay có thể nói là
khá hoàn chỉnh so với các hệ thống thủy lợi khác đã được xây dựng ở khu vực phía
Nam. Ngoài kênh chính Đông, các hệ thống kênh cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV và kênh
nhánh được xây dựng khá đồng bộ và quản lý có hiệu quả. Nguồn nước mát của sông
Sài Gòn và Dầu Tiếng đã tuôn chảy khắp 8/21 xã ở huyện Củ Chi, tưới mát cho gần
15.000 hécta, tạo nguồn sống cho lúa, hoa màu, vườn cây ăn trái, tắm mát gia súc, gia
cầm, góp phần cải tạo đất, tăng lượng nước ngầm phát triển giao thông nông thôn. Từ đó
đã góp làm cho xóm làng đổi mới, kinh tế - xã hội, đời sống người dân vùng ngoại thành
ngày càng nâng cao, đồng thời tạo nguồn nước ngọt cho TP. Hồ Chí Minh. Kể từ năm
2002 đến nay, hệ thống thủy lợi Kênh Đông không còn là kênh mương đất nữa mà kiên
cố hóa bằng bê tông, toàn bộ hệ thống được hiện đại hóa để chủ động trong việc điều
tiết nước qua các cống vào từng cánh đồng. Với kênh chính Đông có:

 Lưu lượng đầu kênh: 64,45 m3/s

 Chiều rộng bờ kênh: từ 5 - 6 m

 Chiều rộng đáy kênh: từ 3 - 5 m

 Diện tích khống chế: 50.077 ha

Công trình trên kênh đã làm gồm: 9 Cống điều tiết, 38 Cống đầu kênh cấp 1, 3
Cầu xe cơ giới, 10 Cầu xe thô sơ, 6 Cống tiêu luồn, 2 Cống qua đường, 10 Tràn bên, 1
Tràn cuối kênh. Trong thời gian tới cần nạo vét, gia cố 24.200 m phục vụ cho việc
thoát nước ở các khu dân cư hiện hữu và tưới tiêu ở khu vực sản xuất nông nghiệp.

13
c. Điện

Toàn xã có 72.963 km đường dây trung thế, 107,223 km đường dây hạ thế, 180
trạm biến thế, tổng dung lượng phục vụ cho xã 90.365 KVA. Hiện nay 100% hộ sử
dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Các tuyến đường trục đường chính, các tuyến
đường tập trung dân cư đông đều lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng.

d. Trường học

Xã Tân An Hội có tất cả 6 trường ở 3 cấp bậc học (2 trường mầm non, 3 trường
tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, chưa có trường trung học phổ thông, đảm bảo việc
nuôi dạy cho 2.758 học sinh, nhưng chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất. Hệ thống trường
học của xã đang từng bước hoàn thiện.

Bảng 2.5: Hệ thống mạng lưới trường học trên địa bàn xã Tân An Hội.

Số lượng học Diện


Trường Địa chỉ (ấp) Số lớp
sinh tích (m2)
Mầm non Tân An Hội 1 Bàu Tre 2 9 303 2.779

Mầm non Tân An Hội 2 Mũi Lớn 1 6 266 1.935,4

Trường TH Lê Thị Pha Hậu 13 485 2.497

Trường TH Liên Minh Công Nông Bàu Tre 2 17 698 7.794

Trương TH Nguyễn Văn Lịch Mũi Lớn 2 16 545 4.922,6

Trường THCS Tân An Hội Mũi Lớn 1 12 462 10.795

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013

e. Cơ sở vật chất, trụ sở UBND xã, văn phòng ấp

Xã chưa có nhà văn hóa. Trong thời gian tới xã hoạt động cụm nhà văn hóa xã
Tân An Hội và trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi của huyện.

Hiện tại xã có 10 văn phòng ấp là nơi hội họp và sinh hoạt văn hóa cộng đồng
dân cư cho người dân nông thôn. Vừa xây dựng mới 2 văn phòng nhưng chưa đáp ứng
được nhu cầu hoạt động do thiếu nhà vệ sinh, góc truyền thống, mái che văn phòng.
Xã vẫn chưa có khu thể thao xây dựng bàn bản, mà chủ yếu tự phát theo nhu cầu của

14
người dân. Trụ sở UBND xã Tân An Hội được xây dựng năm 2006 nay đã xuống cấp,
thường xuyên bị ngập vào mùa mưa, trang thiết bị không còn đáp ứng cho người cán
bộ và người dân phục vụ nhu cầu hành chính và hội họp trong những hội thảo hay tổ
chức hội nghị.

Xã chưa có chợ nhưng giao dịch chủ yếu buôn bán nằm tự phát tại các ấp. Mặt
khác người dân chủ yếu đi chợ tại Củ Chi và chợ Tân Thông Hội. Do đó trong thời
gian tới xã không dự định xây dựng chợ.

g. Bưu chính viễn thông

Xã có 1 bưu điện văn hóa với diện tích 728m2 thuộc địa bàn ấp Tam Tân nay đã
nằm trong khu quy hoạch dân cư 100 ha. Trong thời gian tới cần xây dựng bưu điện mới
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân nông thôn trên địa bàn xã Tân An Hội.

Về hệ thống thông tin truyền thông liên lạc; Toàn xã có 9.710 điện thoại di động,
có 3.434 máy điện thoại cố định (trong đó có 678 điện thoại cố định không dây và 2.747
điện thoại cố định có dây); Bình quân 5 hộ thì có 1 máy điện thoại cố định. Hiện tại toàn
xã có 920 máy vi tính (chiếm 10%), bình quân 10 hộ thì có 1 hộ có máy vi tính.

Toàn xã có 4 điểm truy cập internet đang hoạt động. Địa điểm kinh doanh phân
bố điều trên 4 ấp (ấp Tam Tân, ấp Xóm Chùa, ấp Xóm Huế, ấp Bàu Tre 2)

h. Nhà ở dân cư nông thôn

Theo thống kê hiện nay, toàn xã xó 6.812 căn nhà. Trong đó:

 Nhà kiên cố: 2.038 căn, chếm 29.92%

 Nhà bán kiên cố: 4.606 căn, chiếm 67.6%

 Nhà khung gỗ: 169 căn, chiếm 2.48%

 Nhà nằm trong khu vực sạc lỡ: 0 căn, chiếm 0%

 Nhà tạm, dột nát: 0 căn, chiếm 0%

Nhìn chung về tình trạng xây dựng nhà ở dân cư toàn xã đa số người dân xây
nhà bán kiên cố với hình thức tường xây, mái ngói hoặc tole. Bình quân 60m2/nhà.

15
2.2.2.2. Thực trạng kinh tế xã hội và tổ chức sản xuất

a. Kinh tế

Tân An Hội là một xã ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Kinh tế xã theo
hướng : công nghiệp – nông nghiệp – thương mại – dịch vụ với mức độ giá trị dóng
góp cho sự phát triển kinh tế của xã là 54,5% - 32,7% - 12,8%.

Nông nghiệp: nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm tỷ
trọng 30% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế. Tổng diện tích canh tác là 449,3 ha
trong đó:

 Diện tích đất canh tác cây lúa 452 ha, năng suất bình quân đạt 4.5 tấn/ha;

 Diện tích đất trồng cỏ 186 ha, năng suất bình quân 40 tấn/ha;

 Diện tích canh tác trồng rau các loại 98 ha, năng suất bình quân 10 tấn/ha;

 Diện tích canh tác hoa kiểng 32,6 ha, bình quân đạt 80 triệu/ha/năm;

 Chăn nuôi phát triển nhanh: Tổng đàn heo 8.220 con, tổng đàn bò sữa 2.203 con,
tổng đàn trâu và bò 875 con, tổng đàn ngựa 17 con, tổng đàn nhím 353 con.

 Diện tích nuôi trồng thủy sản 53 ha, doanh thu bình quân 80 triệu/ha/năm

Nông nghiệp đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng trong
ngành chăn nuôi. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Xã có 107 doanh nghiệp,
trong đó có 50 Công ty TNHH, 4 Công ty Cổ Phần, 12 Doanh nghiệp Tư Nhân, 41 Chi
nhánh. Thương mại – dịch vụ: Xã có 831 hộ kinh doanh buôn ban nhỏ lẻ tập trung các
mặt hàng phục vụ sinh hoạt cho người dân trên đia bàn xã. Cơ cấu kinh tế của xã theo
hướng: Công nghiệp – Nông nghiệp – Thương mại – Dịch vụ.

16
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành
Giá trị sản xuất
STT Ngành Tỷ lệ (%)
(triệu đồng)

1 Nông nghiệp 181.620 32,7

2 Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 302.400 54,5

3 Thương mại – Dịch vụ 71.064 12,8


Tổng 555.084 100

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013

Thu nhập bình quân đầu người: 22,952 triệu đồng/người/năm (là xã có kinh tế ở
mức trung bình của huyện). Số lượng hộ nghèo theo tiêu chí dưới 12 triệu
đồng/người/năm của Thành phố Hồ Chí Minh: 503 hộ/7.182 hộ, chiếm tỷ lệ 7%.

Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế xã Tân An Hội

TM - DV
12,8 % Nông nghiệp
32,7 %

Công nghiệp
54,5 %

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2013


b. Hình thức tổ chức sản sản xuất

Trên địa bàn xã có Hợp tác xã Mây tre lá Tân Lập nhưng đã ngưng hoạt động,
xã có 3 tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa đạt hiệu quả. Số trang trại đang hoạt động trên địa
bàn xã là 3 trang trại. Về tiểu thủ công nghiệp thì xã có trên 30 cơ sở hoạt động như
làm cửa sắt, điện cơ, cơ khí, may gia công làm tủ bàn ghế.

17
Bên cạnh đó, tại xã có các loại hình buôn bán nhỏ: có 800 hộ kinh doanh cá thể,
chủ yếu là các ngành nghề tạp hóa, giải khát, ăn uống bình dân, vật liệu xây dựng, cho
thuê nhà trọ.

2.2.2.3. Văn hóa, xã hội và môi trường

a. Văn hóa

 Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 7.812 hộ chiếm 76,7%.

 Tỷ lệ ấp đạt chuẩn văn hóa 6/10 ấp theo tiêu chí “Ấp văn hóa”.

b. Giáo dục

Kết quả vận động trẻ ra lớp các cấp học tại xã Tân An Hội đạt 100%, phổ cập
giáo dục đạt 100%, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 90,20% (204/ 226 học sinh),
phổ cập giáo dục tiểu học đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi đạt 100% (343/ 343 học sinh), chống mù chữ đạt chuẩn quốc gia 100%.

c. Y tế

Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia với diện tích đất 240m2 , diện tích đất xây
dựng 178,5m2, kích thước theo 1 trệt, 2 lầu với 17 phòng. Trạm y tế xã có 1 bác sĩ, 1
nữ hộ sinh, chưa có điều dưỡng, còn thiếu 1 y sĩ đông y. Trạm y tế của xã có 4 giường
bệnh và trang thiết bị máy khí dung, hút đàm nhớt, thử đường. Bình quân hàng năm,
trạm tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho khoảng 500 lượt người và kết hợp với
UBND xã vận động các đoàn y bác sĩ bệnh viện của Thành Phố khám và điều trị miễn
phí cho các hộ nghèo và gia đình khó khăn. Có 11.019/ 26.345 người tham gia các
hình thức bảo hiểm y tế, gồm:

 Hộ nghèo: 1.576 người.

 Người thuộc diện chính sách: 869 người.

 Người hưu trí: 273 người.

 Người tự nguyện: 5.006 người.

 Trẻ em: 596 người.

 Khác (công nhân, học sinh… ): 2.735 người.

18
d. Môi trường

Tỷ lệ trồng cây xanh trên các tuyến đường xã: 70,2%. Xã đã hoàn thiện xây
dựng 140 hầm biogas cho 140 hộ dân phát triển chăn nuôi. Trong thời gian tới cần xây
dựng và phát triển thêm 300 hầm biogas cho các hộ để giải quyết vấn đề vệ sinh không
gây ô nhiễm môi trường tạo sức khỏe cho cộng đồng dân cư trong thời kỳ phát triển.

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tại xã đạt 80%, tỷ lệ hộ có đủ 3 công
trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) đạt chuẩn chiếm 95%, cải tạo và nâng cấp hệ thống
rãnh thoát nước trong các ấp đạt 90,2%, tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường
chiếm 40%, tỷ lệ số hộ thu gom rác trên địa bàn xã đạt 47,69% (3.726/ 7.812 hộ).

Những năm gần đây việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp đã
đem lại những hiệu quả rõ rệt về cải tạo môi trường. Tuy nhiên, do ý thức người dân
chưa cao, việc sử dụng nhiều loại hóa chất chưa hợp lý nên môi trường của các tuyến
kênh rạch đang dần bị ô nhiễm, mặt khác chất thải từ chăn nuôi và sinh hoạt của nhân
dân cũng ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan môi trường của xã.

2.2.2.4. Hệ thống chính trị

a. Hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức của xã.

Hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức của xã so với chuẩn gồm:

Đảng bộ xã Tân An Hội: có 20 chi bộ trực thuộc, với 414 đảng viên. Trong đó
có 10 chi bộ ấp, 1 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ hợp tác xã Tân Lập, 1 chi bộ công an, 1 chi
bộ quân sự và 6 chi bộ trường học.

UBND xã: thực hiện mô hình 1 cửa liên thông về cải cách hành chính khá nề
niếp. Trình độ Cán bộ công chức không ngừng năng cao, hiện trạng đội ngũ cán bộ xã
được giao năm 2013 là 50 người: trog đó 25 cán bộ và công chức, 25 cán bộ không
chuyên trách; số lượng hiện có tính đến tháng 4 năm 2013 là 11 cán bộ, 12 công chức,
19 cán bộ không chuyên trách. Xã đã ban hành quy chế làm việc trong Cán bộ - Công
chức, 100% Cán bộ - Công chức thực hiện tốt, trong năm qua không có trường hợp vi
phạm kỹ luật.

19
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã:

 Trình độ cao học: 01 người

 Trình độ đại học: 14 gười

 Trình độ cao đẳng: không có

 Trình độ trung cấp: 08 người

Về trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức xã:

 Trình độ đại học: không có

 Trình độ cao cấp: 04 người

 Trình độ trung cấp: 16 người

Số lượng cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
đạt tiêu chuẩn quy định tại Quyết địn số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm
2004 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ về ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công
chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm
2012 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ tuyển dụng
công chức xã, phường, thị trấn.

b. Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị

Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: hoạt động xuất sắc, hàng năm đều
đứng đầu cụm thi đua và đạt từ hạng ba đến hạng nhất cấp huyện. Trong năm 2012 tình
hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở xã Tân An Hội đạt chuẩn.

Công tác cải cách hành chính: thực hiện tốt ISO 9001:2008 do Ban cải cách
hành chính huyện chọn 4 xã thực hiện đã được cấp giấy chứng nhận. Công tác xây
dựng, cũng cố hệ thống chính trị thường xuyên diễn ra. Công tác xây dựng Đảng:
Thường xuyên triển khai nghiên cứu học tập các nghị quyết của Đảng và thực hiện
công cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua đó
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường hàng năm. Công tác
tổ chức luôn được quan tâm, xây dựng tổ chức Đảng luôn được trong sạch, vững
mạnh, nâng cao chất lượng Đảng viên, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của chi bộ Đảng, quan tâm tạo nguồn lực kết nạp Đảng. Công tác cán bộ:
20
thường xuyên rà soát bổ sung, quy hoạch cán bộ; chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, quan
tâm bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ. Công tác cũng cố hoạt
động cho hệ thống chính quyền: có nhiều tiến bộ, trọng tâm là công tác cải cách thủ
tục hành chính và các khoản đóng góp của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân tham
gia giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở, thực hiện tốt chi thị 30 của Bộ Chính
Trị và pháp lệnh 34 của Thường vụ Quốc hội về quy chế dân chủ cơ sở.

c. Tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn

Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn được giữ
vững, thực hiện tốt kế hoạch tấn công các loại tội phạm. Bảo vệ tốt các ngày lễ, tết,
quản lý tốt việc đăng ký tạm trú tạm vắng trên địa bàn. Xã cơ bản không có tội phạm
ma túy, mại dâm ẩn náo hoạt động.

Nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được ổn định và phát triển
kinh tế, đã có sự hỉ đạo xuyên suốt từ cấp Đảng đến chính quyền xã. Cụ thể, định kỳ
giao ban thường trực Đảng ủy với các ban, hội đoàn thể, thưởng 10 ấp vào sáng thứ 2
hàng tuần. Giao ban trong thường vụ Đảng ủy vào mỗi chiều thứ sáu.

2.2.2.5. Các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã

Trong thời gian qua, trên địa bàn xã Tân An Hội được quy hoạch và đầu tư khá
nhiều dự án phát triển, tuy nhiên các dự án đang triển khai lại rất hạn chế. Các dự án
này tập trung tại 8 ấp nông nghiệp nằm trong khu đô thị Tây Bắc của thành phố đang
triển khai, cụ thể:

 Dự án khu đô thị Tây Bắc 2.125,5 ha.

 Dự án khu công nghiệp Tây Bắc mở rộng giai đoạn 2 : 67 ha tại ấp Bàu Tre 2.

 Dự án trung tâm thương mại Củ Chi 4 ha tại ấp Bàu Tre 2.

 Dự án khu tái định cư công nghiệp hóa dược : 47 ha.

 Dự án mở rộng bến xe: 17 ha.

 Dự án khu định cư khu công nghiệp Tây Bắc: 40 ha.

 Dự án bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi: 6.4 ha.

21
2.2.3. Đánh giá chung

2.2.3.1. Thuận lợi

Xã Tân An Hội là một xã nông nghiệp, nguồn lực phát triển kinh tế còn ở dạng
tiềm năng rất lớn gắn với ngành chăn nuôi và trồng trọt đã hình thành lâu đời. Cơ sở
hạ tầng đang từng bước được cải thiện và phần nào đáp ứng được nhu cầu sản xuất
nông nghiệp, thương mại – dịch vụ và đời sống.

Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành dịch
vụ phát triển như giao thông vận tải, giao thương buôn bán. Giáo dục, y tế sức khỏe
cộng đồng đã được quan tâm cao, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, đạt được
nhiều thành tích khích lệ. Giáo dục đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương
và công tác y tế sức khỏe cộng đồng đã triển khai nhiều chương trình khám chữa bệnh
đến bà con nông dân của xã.

Một số lao động nông nghiệp chuyển dịch sang lao động công nghiệp, làm tăng
thu nhập trong hộ nông nghiệp. Với hệ thống kênh mươn được đầu tư trước đây đã
góp phần tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Về thị trường
tiêu thu sản phẩm nông nghiệp thì thị trường chính là TP.HCM còn thuận lợi khác là
gần các khu ông nghiệp, nhà máy xí nghiệp của các tỉnh liền kề.

2.2.3.2. Khó khăn

Công tác quy hoạch vẫn chưa hoàn chỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa
cân xứng với tiềm năng phát triển của xã và quy mô phát triển chung của huyện. Cơ sở
hạ tầng (đường, chợ, nghĩa trang, bưu điện…) chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp
ứng nhu cầu cấp thiết của nhân dân trong việc phát triển kinh tế.

Đội ngũ lao động qua đào tạo và có trình độ cao còn ít. Lao động nông nghiệp
tham gia sản xuất đa số lớn tuổi, tuy có kinh nghiệm nhưng khả năng tiếp thu kỹ thuật
và năng suất lao động thấp, dẫn đến tình trạng chưa mạnh dạn trong việc ứng dụng
một số giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao.

Tình hình thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn xã trong thời gian qua được các cấp chính quyền, địa phương tạo mọi điều kiện
quan tâm, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vẫn còn hạn chế trong việc tìm cây - con mới

22
phù hợp với điều kiện địa phương. Việc tiêu thụ sản phẩm cây trồng vật nuôi còn nhiều
khó khăn, vì nông dân chủ yếu nuôi trông dưới dạng nhỏ lẻ, phân tán không đáp ứng
nhu cầu của thị trường, nông dân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng hay chuyển đổi sang
cây trồng vật nuôi khác. Thiếu mô hình làm ăn có hiệu quả cao và việc nhân rộng vẫn
chưa được thực hiện tốt. Dù có chuyển biến nhưng quan hệ sản xuất chưa được cải
thiện, kinh tế tập thể chưa thật sự phát huy hiệu quả. Quy mô sản xuất hiện nay vẫn là
manh mún nhỏ lẻ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao còn thiếu cơ sở vật chất nên
chưa có hoạt động thường xuyên và phục vụ nhu cầu đầy đủ cho sinh hoạt thanh thiếu
niên trên địa bàn xã.

23
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm phân tích lợi ích – chi phí

Khái niệm: Phân tích lợi ích – chi phí (Cost benefit analysis) là phương pháp
đánh giá giá trị của dự án mang lại thông qua việc lượng hóa bằng tiền tất cả chi phí và
lợi ích của dự án theo quan điểm xã hội.
Phân tích lợi ích – chi phí được dùng cho việc đánh giá các dự án công, và kết
quả của dự án luôn luôn được đánh giá trên cơ sở mối quan tâm cộng đồng. không
giống như phân tích tài chính, trong đó các lợi ích và chi phí được đo lường bằng giá
thị trường, việc đánh giá trong phân tích lợi ích – chi phí được tính theo giá đã điều
chỉnh những biến dạng thị trường (giá ẩn, giá kinh tế…). Điều quan trọng cần lưu ý là
các chi phí và lợi ích được đo lường dưới dạng những thứ ‘được’ và ‘mất’ sự hữu dụng
xã hội chứ không chỉ đơn thuần là các dòng thực thu và thực chi, và tất cả các lợi ích
và chi phí ngoại tác được xem xét và tính toán trong phân tích (Đặng Minh Phương,
Mai Đình Quý, 2012).
CBA là phương pháp lượng hóa các giá trị bằng tiền. Những tác động tích cực
do dự án mang lại được lượng hóa bằng tiền là lợi ích của dự án (B). Những tác động
tiêu cực do dự án mang lại được lượng hóa bằng tiền là chi phí (C).
 Nếu lợi ích của dự án lớn hơn chi phí tức là B – C > 0 hay B/C > 1 thì dự án
mang lại hiệu quả.
 Nếu lợi ích của dự án nhỏ hơn chi phí tức là B – C < 0 hay B/C < 1 thì dự án
không mang lại hiệu quả.

Mục đích của CBA là: phục vụ cho việc lựa chọn chính sách để đi đến một
quyết định trong các phương án đưa ra.

Các nguyên tắc của CBA:


 Chi phí là sự không gia tăng thỏa dung cho bất kỳ ai.
 Lợi ích là sự gia tăng thỏa dung cho bất kỳ ai.
 Phải có một đơn vị đo lường chung.
 Phải dựa trên đánh giá của người tiêu dùng và người sản xuất vì nó thể hiện
hành vi thực sự của họ.
 Phân tích một dụ án phải nên so sánh giữa có và không có dự án.
 Phải xác định rỏ quan điểm phân tích.
 Tránh tính hai lần các chi phí và lợi ích.
 Xác định tiêu chí quyết định dự án.
 Phải xác định rõ tác động tăng thêm và thay thế.
 Một kết quả là kết quả xã hội thực chỉ khi nó làm biến đổi lợi ích ròng cho
tòan xã hội

3.1.2. Khái niệm về đánh giá hiệu quả

Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án tức là đánh giá đóng góp của dự án vào sự gia
tăng thu nhập quốc dân hay sự tăng trưởng của nền kinh tế. Việc đánh giá này về cơ
bản cũng dựa vào những phương pháp như trong phân tích tài chính như giá trị hiện tại
thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, tỷ lệ lợi ích/chi phí... Việc sử dụng những tiêu chuẩn
này chấp nhận, bác bỏ hay so sánh và lựa chọn các dự án đầu tư cũng được thực hiện
tương tự như phân tích tài chính. Tuy vậy có những điểm khác nhau quan trọng khi
đánh giá hiệu quả trên các phương diện tài chính và kinh tế. Đó là:
Thứ nhất, cơ sở đánh giá khác nhau: trong phân tích tài chính lấy lợi nhuận làm
tiêu chuẩn cơ bản, phân tích kinh tế lấy giá trị gia tăng làm tiêu chuẩn cơ bản.
Thứ hai, giá cả khác nhau: trong phân tích tài chính dùng giá thị trường, trong
phân tích kinh tế dùng giá kinh tế, kể cả tỷ giá hối đoái.
Thứ ba, lãi suất sử dụng: trong phân tích tài chính là lãi suất tính toán (itt) được
xác định trên cơ sở chi phí sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau, còn trong phân
tích kinh tế, lãi suất được sử dụng là lãi suất kinh tế(Iam) được xác định trên cơ sở lãi
vay trên thị trường vay vốn dài hạn thực tế của đất nước và khả năng tiếp nhận và cho
vay trong nước cũng như một số chính sách phát triển của Nhà nước.

a. Giá trị gia tăng trực tiếp

25
Giá trị gia tăng là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ các ảnh hưởng của dự
án đối với nền kinh tế. Dưới dạng tổng quát nhất, giá trị gia tăng là mức chênh lệch
giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào mua từ các đơn vị khác (mua ngoài). Việc đánh
giá dự án đầu tư dựa vài giá trị gia tăng thuần. Giá trị gia tăng thuần do dự án tạo ra
bằng giá trị đầu ra trừ giá trị vật chất thường xuyên và các dịch vụ bên ngoài, trừ tổng
chi phí đầu tư. Các giá trị đầu ra và đầu vào được tính toán trên cơ sở giá kinh tế.

b. Giá trị gia tăng gián tiếp

Một dự án đầu tư có thể dẫn đến việc xây dựng những dự án đầu tư mới khác,
hiện đại hoá hoặc mở rộng các đơn vị sản xuất đang hoạt động. Cũng như hỗ trợ cho
khai thác công suất ở những cơ sở khác. Giá trị gia tăng nhận được những dự án này
được gọi là giá trị gia tăng gián tiếp.

Việc xác định giá trị gia tăng gián tiếp chỉ đặt ra khi mối quan hệ nhân quả giữ
dự án đang xem xét và những dự án liên quan là rõ ràng và nhất quán. Giá trị gia tăng
gián tiếp chỉ nên giải thích khi sự phát sinh của chúng thực sự là do dự án đang xem xét
gây ra. Hơn nữa, dự án đầu tư có thể đem lại những lợi ích gián tiếp khác (như các lợi
ích của khu vực được thừa hưởng những công trình kết cấu hạ tầng của dự án, những lợi
ích của các xí nghiệp đang sử dụng lao động có được trong nghề nhờ vào dự án đang
xem xét..) hoặc gây ra những chi phí gián tiếp khác (như ô nhiễm...), những ảnh hưởng
gián tiếp không thể lượng hoá được nên được xem xét dưới những tác động khác - tác
đông bổ sung.

Dưới đây chỉ xem xét phương pháp xác định giá trị gia tăng gián tiếp của một
số dự án liên quan có thể lượng hoá được. Để xác định được giá trị giá tăng gián tiếp
trước tiên cần xác định rõ những dự án khác hoặc những đơn vị đang hoạt động chịu
ảnh hưởng trực tiếp của dự án đang xem xét, bao gồm việc thành lập các dự án đầu tư
mới cung cấp các đầu vào hoặc tiếp nhận các đầu ra cho quá trình chế biến tiếp theo,
các dự án hoặc các đơn vị đòi hỏi phải hiện đại hoá hoặc mở rộng; các đơn vị sản xuất
có thể phát huy công suất hiện có bỏ không mà không cần vốn đầu tư bổ sung hoặc
cần rất ít. Tiếp theo tính toán giá trị gia tăng cho từng năm của các dự án có liên quan
đã được xác định.

26
 Nếu các dự án có liên quan là dự án đầu tư mới thì lấy tổng giá trị gia tăng
dự án đã được tạo ra.
 Nếu các dự án có liên quan là dự án hiện đại hoá hoặc mở rộng, chỉ lấy phần
giá trị gia tăng bổ sung bằng hiệu số giữa giá trị gia tăng sau và trước khi
hiện đại hoá.
 Nếu là những đơn vị sản xuất có những năng lực chưa sử dụng, chỉ lấy phần
giá trị gia tăng thêm do kết quả sử dụng tốt hơn năng lực sẵn có.

3.1.3. Nguyên tắc để đánh giá hiệu quả của dự án, công trình

 Phải xuất phát từ mục tiêu của dự án. Dự án – công trình không thể xem là
có hiệu quả khi không đạt mục tiêu đã đề ra.
 Phải xác định các tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả của dự án. Tiêu
chuẩn hiệu quả được xem là thước đo thực hiện các mục tiêu của dự án.
 Khi đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư cần chú ý đến độ trễ thời gián trong
đầu tư để phản ánh chính xác kết quả đạt được và những chi phí bỏ ra để
thực hiện mục tiêu của dự án.
 Cần phải sử dụng một hệ thống chi tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư.
 Phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi đánh giá hiệu quả của dự án.

3.1.3.1. Phân tích sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu giải quyết
công ăn việc làm

Mục tiêu giải quyết công ăn việc làm là một mục tiêu phát triển kinh tế trong
chiến lược phát triển của đất nước. Một phần đóng góp của dự án vào việc thực hiện
mục tiêu này đã được xem xét thông qua chỉ tiêu cơ bản giá trị gia tăng trong phần
phân tích hiệu quả sự đóng góp của dự án cần được phân tích một cách chu đáo để
khẳng định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

Khi đánh giá dự án đầu tư từ gốc độ công ăn việc làm, phải xem xét sự tác động
của nó đối với cả lao động lành nghề và không lành nghề, cũng như đối với số lao
động làm việc trực tiếp và số lao đông làm việc gián tiếp là những chỗ làm việc mới
được tạo ra trong các dự án khác có liên quan tới dự án đang xem xét. Cần chú ý là khi
đánh giá tác động việc làm của dự án sẽ không tính lao động dự án thuê từ nước ngoài.

27
3.1.3.2. Đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối thu
nhập

Ngoài các công cụ tài chính là chủ yếu, các dự án đầu tư cũng là những công cụ
quan trọng thực hiện mục tiêu phân phối. Đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc
thực hiện mục tiêu phân phối là xác định những tác động của dự án đến quá trình điều
tiết thu nhập theo những nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Giá trị gia tăng được tạo
ra trong các dự án khác nhau được phân phối khác nhau giữa các nhóm dân cư trong
xã hội cũng như giữa các vùng lãnh thổ của đất nước. Sự phân phối nào được đánh giá
có ý nghĩa tuỳ thuộc vào chính sách kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

3.1.3.3. Phân tích ảnh hưởng của dự án đối với môi trường

Bảo vệ môi trường nói chung và môi trường sinh thái nói riêng không chỉ là
mục tiêu trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia mà còn là mục tiêu lớn của
toàn thế giới. Ðã đến lúc mọi người đều hiểu rằng không thể tách biệt mục tiêu phát
triển kinh tế và mục tiêu bảo vệ môi trường. Đứng trên quan điểm kinh tế quốc dân và
lợi ích lâu dài, hai mục tiêu này là một. Vì vậy, vấn đề không phải là lựa chọn phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường mà là tìm cách phát triển kinh tế một cách phù hợp,
hài hoà để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường, có như vậy nền kinh
tế mới phát triển lâu bền, đảm bảo thống nhất giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài,
giữa lợi ích cục bộ và lợi ích toàn thể, giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Tác động của dự án đến môi trường có thể là tác động tích cực hoặc tác động
tiêu cực, tác động đến môi trường sinh thái và môi trường văn hoá xã hội, tác động
trực tiếp và tác động gián tiếp, tác động trước mắt và tác động lâu dài, tác động có thể
lượng hoá được và tác động không thể lượng hoá được.

28
3.1.3.4. Ảnh hưởng của dự án đến các mục tiêu khác

Tuỳ theo điều kiện đánh giá dự án, người phân tích có thể xem xét thêm khía
cạnh đóng góp sau đây của dự án:

Những quan hệ đến kết cấu hạ tầng:

Ðối với bất kỳ một dự án nào cũng đều đòi hỏi những cõ sở hạ tầng nhất định
như: điện, nước, giao thông, trường học, bệnh viện... Đối với dự án mới được xây
dựng tại địa điểm đã có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết thì chỉ chịu chi phí khả biến của
dịch vụ hạ tầng. Các chi phí này được đưa vào chi phí vận hành. Trường hợp này
không cần đánh giá tác động của dự án đến kết cấu hạ tầng vì nó được thừa hưởng kết
cấu hạ tầng có sẵn. Đối với dự án được xây dựng tại địa điểm không có kết cấu hạ tầng
hoặc năng lực của kết cấu hạ tầng hiện tại không đáp ứng được cho dự án thì dự án cần
bổ sung vốn đầu tý cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng. Những kết cấu hạ tầng mà dự
án bỏ vốn xây dựng không chỉ dùng riêng cho dự án mà có thể có những dự án khác
được dùng. Trường hợp này cần xem xét ảnh hưởng của dự án đến kết cấu hạ tầng. Để
đánh giá ảnh hưởng của dự án đến kết cấu hạ tầng trong trường hợp này được ta sử
dụng phương pháp tổ hợp công nghiệp.

Nếu kết cấu hạ tầng được dùng riêng cho dự án thì những công trình kết cấu hạ
tầng được tính toán như một bộ phận của dự án. Chi phí và thu nhập của chúng hợp
thành một phần của nội dung phân tích cơ bản.

Phân tích ảnh hưởng của dự án đến chính sách cơ cấu kinh tế:

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế luôn là một trong những vấn đề chiến lược trong phát
triển kinh tế đất nước. Xây dựng và thực hiện các dự án có nhiệm vụ thực hiện chiến lược
này.

Phân tích ảnh hưởng của dự án đến chính sách cơ cấu kinh tế là xác định ngành
mà dự án hoạt động, trình độ kỹ thuật mà dự án sử dụng, loại hình sở hữu cũng như
vùng hoặc địa phương mà dự án xây dựng:

 Những dự án nào được xây dựng tại vùng được xác định là vùng chiến lược
thì được đánh giá cao hơn những dự án đặt tại vùng khác.

29
 Những dự án nào tham gia vào các ngành được xác định là ngành mũi nhọn
hoặc ngành mà Nhà nước đang khuyến khích thì được đánh giá cao hơn trong
những ngành khác.

 Những dự án nào mà sử dụng kỹ thuật tiên tiến và có ảnh hưởng mạnh mẽ


đến ngành khác thì được đánh giá cao hơn.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được điều tra từ UBND xã Tân An Hội, và tham
khảo từ internet báo đài và các cơ quan tổ chức khác.

3.2.2. Phương pháp tính khấu hao

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động
của nhiều nguyên nhân nên tài sản cố định (TSCĐ) bị hao mòn dần. Sự hao mòn này
có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

 Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của
TSCĐ giảm dần.

 Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên
nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành
khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản
phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng. Để thực hiện khấu hao
TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng)

Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau
trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ và được xác định như sau:

NG
MK 
T

Trong đó:

30
 MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ

 NG: Nguyên giá TSCĐ

 T: Thời gian sử dụng TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ
đi các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử
dụng. các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).

Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ. Nó
được xác định căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến
sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử
dụng và hiệu quả sử dụng.

Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức
khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không
gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng năm. Nhưng phương pháp này có
nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết
được sự hao mòn vô hình của TSCĐ.

3.2.3. Phương pháp giá trị thực

3.2.3.1. Giá trị thực và giá trị danh nghĩa

a. Giá trị thực


Giá trị thực là giá trị mà sức mua đồng tiền không đổi tương ứng với một thời
điểm cụ thể. Giá trị thực không bao gồm lạm phát và sự so sánh giữa chúng có ý
nghĩa.
b. Giá trị danh nghĩa
Giá trị danh nghĩa là giá trị mà chung ta quan sát trên thị trường tại một thời
điểm cụ thể. Nó bao gồm cả lạm phát nên các giá tgrij này không thể so sánh với nhau
Nguyên tắc xử lý giá trị danh nghĩa và thực là:
 Nếu chi phí hoặc lợi ích được tính theo giá trị thực – tức là đã điều chỉnh
theo lạm phát – thì dùng lãi suất thực.
 Nếu các giá trị được tính theo giá danh nghĩa thì dùng lãi suất danh nghĩa.

31
 Nếu chi phí và lợi ích được ước tính cho nhiều năm và giả định có lạm phát
thì những giá trị này nên được điều chỉnh theo lạm phát. Cần dùng một chỉ
số chuẩn để chuyển đổi các giá trị danh nghĩa thành giá trị thực
3.2.3.2. Các bước thực hiện
Phương pháp giá trị thực được dùng để xử lý lạm phát như sau:
 Chọn thời gian gốc (thường chọn năm đầu hoạc năm cuối)
 Ước tính chi phí lợi ích theo giá thị trường
 Xác định tỷ lệ lạm phát
 Tính toán hệ số lạm phát
 Xác định giá trị thực cho chi phí lợi ích
 Tính hiện giá ròng
Trong thực tế, sử dụng phương pháp giá trị thực có lợi hơn nên được sử dụng
phổ biến. giá trị thực được đo theo sức mua của đổng tiền hôm nay, vì vậy chúng dễ
hiểu hơn.

3.2.4. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (CBA)

3.2.4.1. Lợi ích và chi phí của công trình thủy lợi kênh Đông

Các lợi ích và chi phí cần được xem xét trong trường hợp có công trình và
không có công trình (khác với trường hợp trước và sau công trình). Giả sử lợi ích ban
đầu tại thời điểm xem xét trước khi có công trình là b0 nếu không có công trình trong
khoảng thời gian t1 thì lợi ích tăng thêm là (b1 – b0) do các tác động khác, còn nếu có
công trình thì lợi ích là (b2 – b0). Đường AC biểu thị đường lợi ích trong trường hợp
không có công trình và đường AD biểu thị lợi ích trong trường hợp có công trình. Vì
vậy lợi ích tăng thêm mà công trình mang lại xét trong khoảng thời gian từ 0 đến t1:
t1

 [ B (t
0
1 )  B ( 0 )]  S ACD (1)

Biểu thức (1) thể hiện lợi ích có và không có dự án và phần lợi ích phân tích
tăng thêm chính ACD trên biểu đồ 3.1

Hình 3.1. Lợi ích tăng thêm trong trường hợp có dự án

Lợi ích

32
b2 D
Lợi ích tăng khi
có dự án có dự án
b1 C

b0 A

0 t1 t
Nguồn tin: Trương Đức Toàn, Nguyễn Tuấn Anh, 2011
a. Tổng hợp các lợi ích của công trình

 Các lợi ích có thể lượng hóa

 Lợi ích tăng thêm do tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhờ có kênh
Đông: được đo lường bằng tổng lợi nhuận thu được trên diện tích đất canh
tác tăng thêm qua từng năm.

 Lợi ích tăng thêm do năng suất tăng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng: được đo
lường bằng phần chênh lệch lợi nhuận từ việc canh tác trên diệc tích trước và sau
khi có dự án (lợi nhuận trên phần diện tích đất canh tác sau khi có dự án trừ đi lợi
nhuận trên chính phần diện tích đó lúc trước khi có dự án).

 Lợi ích do có thêm ngành mới (nuôi trồng thủy sản): là phần lợi nhuận của
ngành đó.

 Các lợi ích không thể lượng hóa


 Lợi ích cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái.

 Lợi ích do giả quyết việc làm: là số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp nhân với thu nhập bình quân đầu người tại huyện Củ Chi qua từng năm.

 Làm tăng thặng dư của người dùng nước.

 Lợi ích thu được từ việc gián tiếp làm gia tăng sản lượng của các ngành chăn nuôi.

b. Tổng hợp các chi phí có thể lượng hóa của dự án

 Chi phí có thể lượng hóa

33
 Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu: là tổng chi phí xây dựng thực tế qua các năm
và quy đổi về năm đánh giá dự án (2013), chi phí này sẽ được khấu hao theo số
năm sử dụng ước tính của công trình thủy lợi kênh Đông.

 Chi phí bảo trì: là chi phí sửa chữa, kiên cố hóa dự án và cũng sẽ khấu hao theo
số năm sử dụng ước tính còn lại của công trình thủy lợi kênh Đông.

 Chi phí vận hành: là chi phí thuê nhân công vệ sinh, bảo vệ dự án.

3.2.4.1. Các chỉ tiêu của CBA

Chỉ tiêu giá trị hiên tại ròng (NPV – Net Present value)

Giá trị hiện tại ròng là hiệu số giữa chi phí và lợi ích sau khi đã chiếc khấu về
giá trị hiện tại.

2013
NPV  (Bt  Ct) * (1  r )
t 1990
t

Trong đó:

Bt: là lợi ích mang lại tại năm t của kênh Đông

Ct: là chi phí tại năm t của kênh Đông

r : suất chiết khấu

Một phương án có lợi khi NPV có giá trị dương.

Ưu điểm: Kết quả tính toán của chi tiêu này cho phép xác định được chính xác
sau thời gian hoạt động của dự án đầu tư sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận ở thời điểm
hiện tại.

Nhược điểm: Không phản ứng đúng thời điểm chi trên thực tế và cũng chi cho
biết khả năng sinh lợi tuyệt đối của dự án mà không đánh giá được mức lợi nhuận đó
có tườn quan thế nào với vốn bỏ ra. Chính vì vậy để có một cách nhìn toàn diện về dự
án thì cần phải xem xét thêm một số chỉ tiêu khác.

Tỷ số lợi ích – chi phí (BCR – Benefit Cost Ratio)

Là tỷ lệ giữa tổng giá trị hiện tại của lợi ích và tổng giá trị hiện tại của chi phí.

34
2013

 Bt ( 1  r ) ( 2013 t)

BCR  t  1990
n

t0
Ct ( 1  r ) ( 2013 t)

Ý nghĩa: BCR cho biết tổng các khoản thu của dự án có thể bù đấp các chi phí
phải bỏ ra hay không, dự án có khả năng sinh lợi hay không. Chỉ tiêu này thường sử
dụng để phân tích các dự án công cộng. Giải pháp được lựa chọn khi BCR ≥ 1.

Ưu điểm: Chi tiêu này cho biết một cách tương đối về lợi ích và chi phí của dự
án, lợi ích mà dự án mang lại bằng bao nhiêu lần chi phí bỏ ra.

Nhược đểm: Dự án có BCR lớn nhất chưa chắc là có NPV lớn nhất, như vậy rất
khó để kết hợp hai chỉ tiêu này để lựa chọn.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

Là một trong những chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá về mặt tài
chính của dự án đầu tư một cách độc lập. Về mặt toán học, IRR là giá trị của tỷ lệ
chiếc khấu khi NPV = 0.

2013

 ( Bt  Ct )(1  IRR )
t 1990
( 2013  t )
0

IRR cho biết mỗi dự án đem lại cho chủ đầu tư một tỷ lệ lợi nhuận là bao nhiêu
phần trăm năm. Một phương án đáng mong muốn nếu nó mang lại một tỷ lệ lợi nhuận
lớn hơn so với mức lãi suất mà nhà đầu tư phải trả trên thị trường vốn vay (rgiới hạn).
Phương án được chọn nếu IRR > rgiới hạn và thứ tự ưu tiên cho những IRR lớn nhất.
IRR cho biết một cách rõ ràng dự án có khả năng sinh lãi bao nhiêu phần trăm mỗi
năm, hay là mức độ thu hồi vốn nhanh hay chậm, nó thuận lợi cho việc đánh giá các
dự án độc lập. Thông thường khi đạt được 2 chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu này cũng được
thỏa mãn.

35
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm và thông số áp dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế công trình
thủy lợi kênh Đông

4.1.1. Đặc điểm công trình thủy lợi kênh Đông

Công trình thủy lợi kênh Đông gồm ba phần chính là kênh chính Đông có
nhiệm vụ dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh về Củ Chi qua địa bàn các xã trong
đó có xã Tân An Hội. Phần thứ hai là mạng lưới kênh tưới nội đồng, mạng lưới kênh
này có nhiệm vụ dẫn nước từ kênh chính Đông đến tận đồng ruộng. Và thứ ba là kênh
tiêu có nhiệm vụ thoát nước, chống ngập úng, lượng nước tiêu thoát sẽ được đưa và
các cánh vườn tràm ngập nước. Kênh Đông Củ Chi thuộc hệ thống thủy lợi Dầu
Tiếng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và hơn 1,5 triệu ngày công
lao động xã hội chủ nghĩa của nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Công trình hoàn
thành cơ bản vào năm 1986 với chiều dài 11 km qua các xã Lập Thượng, Trung Lập
Hạ, Phước Thạnh, Nhuận Đức và đến năm 1990 đã được mở rộng ở địa bàn các các xã
Phước Hiệp, Tân An Hội, Tân Thông Hội và Thái Mỹ. Năm 2002 công trình thủy lợi
kênh đông được bê tông hóa để tăng hiệu quả sử dụng nguồn nước. Hiện nay kênh
Đông có chiều rộng trên 6 m, tổng chiều dài các kênh tưới gồm kênh chính, kênh nội
đồng với chiều dài hơn 500 km và 200 km kênh tiêu.

Tại địa bàn xã Tân An Hội, hệ thống thủy lợi kênh Đông được xây dựng vào
năm 1990 – 1991 với chiều dài 6.895 m kênh chính và 42.326 m kênh nội đồng và
kênh tiêu. Đến năm 2002, công trình thủy lợi kênh Đông đã được bê tông toàn bộ hệ
thống kênh chính và 39.796 m kênh nội đồng và kênh tiêu, đầu tư xây mới 2.362 kênh
nội đồng nâng chiều dài kênh nội đồng và kênh tiêu đến nay (năm 2013) là 44.688 m.
Với lưu lượng đầu kênh là 64,45 m3/s, chiều rộng bờ kênh từ 5 đến 6 m, chiều rộng
đáy kênh từ 3 đến 5 m, công trình thủy lợi Kênh Đông đã cấp nước tưới cho 1.980 ha
đất sản xuất nông nghiệp tại xã Tân An Hội.
Hình 4.1. Kênh Đông tại xã Tân An Hội

Nguồn tin: Ảnh tự chụp, tháng 5 năm 2014

4.1.2. Thông số áp dụng trong phân tích hiệu quả công trình thủy lợi kênh Đông

4.1.2.1. Số năm khấu hao

Số năm khấu hao của hệ thống thủy lợi kênh Đông được xác định dựa vào Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế (QCVN
04 – 05: 2012/BNNPTNT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại,
phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN
03:2012/BXD).

Để xác định cấp của công trình thủy lợi kênh Đông phải dựa vào QCVN 04 – 05:
2012/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi – các quy định chủ
yếu về thiết kế” theo quy chuẩn này thì cấp công trình là căn cứ để xác định các yêu cầu
kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ theo các mức khác nhau phù hợp với quy mô và tầm quan
trọng của công trình. Cấp thiết kế công trình là cấp công trình. Công trình thủy lợi được
phân thành 5 cấp (cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV) tùy thuộc vào quy mô công

37
trình hoặc tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế – xã hội,
an ninh, quốc phòng... Công trình ở các cấp khác nhau sẽ có yêu cầu kỹ thuật khác
nhau. Công trình cấp đặc biệt có yêu cầu kỹ thuật cao nhất và giảm dần ở các cấp thấp
hơn. Như vậy theo QCVN 04 - 05: 2012/BNNPTNT thì kênh Đông thuộc dạng công
trình thủy lợi cấp I.

38
Bảng 4.1. Phân cấp công trình thủy lợi
Loại Cấp công trình
Loại công trình và năng lực phục vụ
nền Đặc biệt I II III IV

1. Diện tích được tưới hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu, 103 ha - > 50 >10  50 >2  10 2

2. Hồ chứa nước có dung tích ứng với MNDBT, 106 m3 >1000 >200 1 000 >20  200  3  20 <3

3. Công trình cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử


> 20 >10  20 >2  10 2 -
dụng nước khác có lưu lượng, m3/s
A > 100 >70  100 >25  70 >10  25  10
4. Đập vật liệu đất, đất - đá có chiều cao lớn nhất, m B - > 35  75 >15  35 >8  15 8
C - - >15  25 >5  15 5
A > 100 >60  100 >25  60 >10  25  10
5. Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các công trình thủy
B - >25  50 >10  25 >5  10 5
lợi chịu áp khác có chiều cao, m
C - - >10  20 >5  10 5
A - >25  40 >15  25 >8  15 8
6. Tường chắn có chiều cao, m B - - >12  20 >5  12 5
C - - >10  15 >4  10 4
Chú thích:
1. Đất nền chia thành 3 nhóm điển hình như sau: A: nền là đá, B: nền là đất cát, đất hòn thô, đất sét ở trạng thái cứng và nửa cứng, và C: nền là đất sét bão hòa nước ở trạng thái dẻo
2. Chiều cao công trình được tính như sau: i) Chiều cao tính từ mặt nền thấp nhất sau khi dọn móng (không kể phần chiều cao chân khay) đến đỉnh đập đối với đập vật liệu
đất, đất – đá; ii) Với đập bê tông các loại và các công trình xây đúc chịu áp khác: chiều cao tính từ đáy chân khay thấp nhất đến đỉnh công trình.

Nguồn tin: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2012

39
Nghiên cứu xác định tuổi thọ của công trình thủy lợi kênh Đông dựa vào
QCVN 03:2012/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp
công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị”. Theo quy chuẩn này thì
mỗi loại công trình được chia thành năm cấp; bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp
III và cấp IV. Trong một dự án xây dựng, các công trình có chức năng khác nhau thì
có các cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp công trình ở mức cao cho
khối công trình chính. Độ an toàn, bền vững của công trình phải được xác định trên cơ
sở các yêu cầu an toàn về khả năng chịu lực của công trình (nền móng, kết cấu); an
toàn khi sử dụng, khai thác vận hành công trình; an toàn phòng cháy và chữa cháy (bậc
chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình). Độ bền vững của công trình được
chia ra 4 bậc như sau:

 Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;

 Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;

 Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;

 Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Bảng 4.2. Cấp công trình theo độ bền vững

Cấp công Độ bền vững


trình
Bậc bền vững Niên hạn sử dụng (năm)

Đặc biệt và I Bậc I > 100


II Bậc II 50 – 100
III Bậc III 20 – 50
IV Bậc IV < 20

Nguồn tin: Bộ Xây Dựng, 2012

Theo quy chuẩn này thì hệ thống thủy lợi kênh Đông sẽ có tuổi thọ trên 100
năm. Như vậy, theo QCVN 04 – 05: 2012/BNNPTNT và QCVN 03:2012/BXD thì
công trình thủy lợi kênh Đông là công trình cấp I và có niên hạn sử dụng trên 100
năm. Do đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng niên hạn sử dụng của kênh Đông là 100 năm
để làm thời gian sử dụng của công trình trong tính toán phân tích lợi ích chi phí.

40
4.1.2.2. Lạm phát
a. Lạm phát tác động đến phân tích hiệu quả kinh tế
Trong thị trường cạnh tranh, giá cả tăng khi cầu tăng hoặc khi cung giảm, và cả
hai sự dịch chuyển này thể hiện sự gia tăng thực sự độ khan hiếm của hàng hóa hay
nhập lượng cụ thể. Cả hai sự dịch chuyển này dẫn tới sự tăng thực về giá cả, và do đó
dẫn tới sự thay đổi trong giá trị thực của hàng hóa. Nhưng trong các thị trường thực tế,
giá cả thị trường cũng có thể thay đổi do có sự thay đổi trong mức giá chung, sự thay đổi
này làm tất cả giá cả điều tăng lên theo một tỷ lệ như nhau (mà chúng ta gọi là lạm phát)
chính là sự thay đổi giá danh nghĩa. Lạm phát là sự gia tăng tổng quát về giá cả hàng
hóa xảy ra mà không phải do sự tăng thực về cầu hoặc giảm thực về cung của hàng hóa
trên thị trường.

Trong thời kỳ lạm phát, giá cả thị trường và chi phí không đo lường giá trị thực
của lợi ích và chi phí. Giá trị của lợi ích và chi phí tăng lên mặc dù giá trị thực của
chúng không tăng. Do đó khi phân tích dự án trong bối cảnh có lạm phát chúng ta phải
xét đến tác động của lạm phát đến ngân lưu dự án và qua đó đánh giá ảnh hưởng của
lạm phát đến hiệu quả của dự án:

 Lạm phát có thể làm cho dự án thành công hay thất bại. Có những dự án khi
lạm phát bằng không thì tốt nhưng khi lạm phát dương thì dự án trở nên
không tốt.

 Trong hầu hết các trường hợp, lạm phát thường tác động tiêu cực đến kết
quả dự án, lạm phát càng cao thì NPV càng giảm.

Vì vậy, khi phân tích ngân lưu dự án, chúng ta phải điều chỉnh lợi ích và chi phí dự án
theo sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát trong suốt thời gian thực hiện dự án.

b. Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều bất
ổn kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng chậm lại với mức bình quân 8,2% giai đoạn
2004 – 2007, giảm xuống khoảng gần 6% giai đoạn 2008 – 2011, thâm hụt ngân sách
lớn (khoảng trên 5% GDP) và tỷ lệ lạm phát tăng cao ở mức bình quân khoảng gần
13% trong giai đoạn 2007 – 2012.

41
Xét đến các nguyên nhân dẫn đến những bất ổn này, chúng ta thấy rằng bên
cạnh những tác động bên ngoài từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bùng
phát năm 2008; phải kể đến các nguyên nhân chủ quan như quản lý tài khóa chưa đạt
hiệu quả cao, từ phương pháp tính toán, hạch toán ngân sách không theo thông lệ quốc
tế, quá trình quản lý phân bổ các khoản chi tiêu công nhiều bất cập đến công tác huy
động, gia tăng nguồn thu ngân sách chưa bền vững. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế
giới, GDP thực tế Việt Nam tăng nhanh hơn các quốc gia khác với mức tăng trưởng
trung bình giai đoạn 1990 – 2009 là 7,32% (Bảng 4.3).Vào những năm đầu thập kỷ
1990, kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao, đặc biệt những năm 1992 và
1997 gần 9%. Tuy nhiên, đà tăng trưởng chậm lại vào cuối thập kỷ này do những ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Kết thúc năm 1999, tăng trưởng
chỉ còn là 4,8% kèm theo hiện tượng giảm phát những năm sau đó. Trong bối cảnh đó,
Chính phủ đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng và kích thích mở rộng đầu tư từ
năm 2000, đồng thời ký kết quan hệ trao đổi thương mại song phương Mỹ 7/2000. Kết
quả là kinh tế đã phục hồi trên đà tăng trưởng cao, nhưng đi kèm là tỷ lệ lạm phát tăng
lên. (Bảng 4.3)

Hơn nữa, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại quốc tế (WTO) tháng 11/2006 đã mở đường cho sự tự do hóa thị trường lớn
hơn và làm dấy lên làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, lượng ngoại tệ đầu tư trực
tiếp, gián tiếp, vay nợ nước ngoài đã tăng đỉnh điểm gấp 13 lần năm 2000. Lúc này, để
duy trì khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, ổn định tương đối tỷ giá và hạn chế gia tăng
nghĩa vụ nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp quy đổi bằng VND, Ngân hàng
Nhà nước đã cung lượng tiền VND để mua một lượng ngoại tệ vào, gây áp lực lạm phát
tăng cao ở mức 2 con số vào năm 2007 (12,6%) và năm 2008 (19,89%).

42
Hình 4.2. Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 2013

%
80

70

60

50

40

30

20

10

0
90

92

94

96

98

00

02

04

06

08

10

12
-10
19

19

19

19

19

20

20

20

20

20

20

20
năm

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008 ảnh hưởng tới sự ổn
định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cụ thể là bội chi ngân sách lớn, nợ công tăng cao,
thâm hụt cán cân vãng lai, tốc độ tăng trưởng chậm lại 6,78% năm 2010 và 5,9% năm
2011 mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp kích cầu để thúc đẩy tăng trưởng,
chống suy giảm kinh tế. Đồng thời với đó là lạm phát tăng cao, kết thúc năm 2010 và
2011, lạm phát lần lượt ở mức 11,75% và 18,58%.

Năm 2012, cũng là năm mà mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô được đặt lên hàng đầu. Theo đó, Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài
khóa thắt chặt, giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách; Ngân hàng Nhà nước thực
hiện điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt và linh hoạt; Bộ Tài chính tiếp tục lộ trình
quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường, kiểm soát chặt chẽ giá độc quyền, chống
bán phá giá, đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hóa…

Kết thúc năm 2012 lạm phát dược giữ ở mức một con số 6,81%. Mặc dù mức
tăng trưởng thấp, nhưng theo đánh giá của Tổng cục Thống kê trong bối cảnh kinh tế

43
thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát thì đây
được xem là mức tăng hợp lý.

Bảng 4.3. Lạm phát qua các năm tại Việt Nam
Năm Lạm phát % Hệ số lạm phát
(1) (3) (4)t = (4)t-1 +[(3)t/100 + 1]
1990 67,10 1
1991 67,50 1,675
1992 17,50 1,968
1993 5,20 2,071
1994 14,40 2,369
1995 12,70 2,669
1996 4,50 2,789
1997 3,60 2,890
1998 9,20 3,156
1999 0,10 3,159
2000 -0,60 3,140
2001 0,80 3,165
2002 4,00 3,292
2003 3,00 3,391
2004 9,50 3,713
2005 8,40 4,025
2006 6,60 4,290
2007 12,60 4,831
2008 19,89 5,792
2009 6,52 6,169
2010 11,75 6,894
2011 18,58 8,175
2012 6,81 8,732
2013 6,30 9,282

Nguồn tin: Tổng cục Thống kê, 2013

Như vậy, số liệu phân tích hiệu quả công trình thủy lợi kênh Đông sẽ được loại
bỏ yếu tố lạm phát để đưa về giá năm 1990 là năm gốc hay còn gọi là năm bắt đầu đầu
tư dự án. Tất cả lợi ích và chi phí của dự án để được loại trừ yếu tố lạm phát bằng cách
chia cho hệ số lạm phát đã được tính toán tại Bảng 4.3.

44
4.2. Phân tích chi phí kinh tế của kênh Đông giai đoạn 1990 – 2013

4.2.1. Chi phí đầu tư xây dựng

Công trình thủy lợi Kênh Đông là một phần của công trình thủy lợi Dầu Tiếng.
Kênh Đông Củ Chi được xây dựng với chiều dài 11 km và được đưa vào sử dụng năm
1986 tại các xã Lập Thượng, Trung Lập Hạ, Phước Thạnh, Nhuận Đức. Sau 3 năm
hoạt động kênh Đông đã góp phần thay đổi bộ mặt của Huyện. Vì lợi ích to lớn đó mà
năm 1989 UBND TP HCM đã kiến nghị trung ương mở rộng mạng lưới thủy lợi kênh
Đông huyện Củ Chi ở các xã Phước Hiệp, Tân An Hội, Tân Thông Hội và Thái Mỹ.

Theo Báo cáo việc thực hiện công tác tiếp nhận bàn giao công trình thủy lợi
Kênh Đông Củ chi của Công ty Quản lý Khai thác dịch vụ thủy lợi thuộc Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 05/1998 thì tại địa
bàn xã Tân An Hội, hệ thống thủy lợi kênh Đông được xây dựng vào năm 1990 – 1991
với nguồn kinh phí ngân sách trung ương cùng với kinh phí của UBND thành phố Hồ
Chí Minh và đóng góp UBND huyện Củ Chi. Với chiều dài 6.895 m kênh chính và
42.326 m kênh nội đồng. Chi tiết các hạng mục đầu tư và nguồn vốn sử dụng được
trình bày ở Bảng 4.4. Phần chi phí đầu tư xây dựng kênh Đông được khấu hao với tuổi
thọ của kênh Đông là 100 năm, chi tiết tại Phụ lục 1. Trong các hạng mục đầu tư thì
hạng mục đào đất chiểm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí đầu tư với 44,68 %; hạng
mục cống điều tiết chiếm 19,55% tổng chi phí đầu tư; đó là hai hạng mục quan trọng
của công trình thủy lợi kênh Đông nên chiếm tỷ trọng đầu tư cao. Tỷ trọng đầu tư kênh
chính Đông chiếm 67,08%, của kênh nội đồng là 32,92%.

45
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư xây dựng
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn Nguồn vốn TP.
Năm giải ngân Tổng đầu tư
ngân sách HCM và Củ Chi
1990 7.949,225 4.382,500 3.566,725
1991 5.377,762 3.256,400 2.121,362
Tổng 13.326,987 7.638,900 5.688,087

Trong đó:
Hạng mục Kênh chính đông Tỷ lệ % Kênh Nội Đồng Tỷ lệ %
Giải phóng mặt bằng 624,300 4,68 262,700 1,97
Đào đất 4.225,200 31,70 1.753,620 13,16
Cống điều tiết 1.620,500 12,16 984,230 7,39
Cầu qua kênh 863,200 6,48 158,560 1,19
Đường bờ kênh 1.045,800 7,85 864,550 6,49
Khác 561,400 4,21 362,927 2,72
Tổng 8.940,40 67,08 4.386,59 32,92
Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 1998

4.2.2. Chi phí kiên cố hóa

Vì kênh Đông được xây dựng là kênh đất nên hiệu quả sử dụng nước thấp, đến
năm 2001 UBND TP. HCM đã phê duyệt quyết định số 338/QĐ –UBND ngày 15
tháng 08 năm 2001 về việc kiên cố hóa hệ thống thủy lợi kênh Đông huyện Củ Chi, dự
án sẽ bê tông hóa hệ thống kênh chính Đông và kênh nội đồng. Tại Xã Tân An Hội với
chiều dài 6.895m kênh chính Đông, 39.796 m kênh nội đồng và kênh tiêu cũng được
bê tông hóa vào năm 2002 với kinh phí 12.536,4 triệu đồng, toàn bộ vốn là của ngân
sách TP.HCM.

Việc bê tông hóa kênh Đông góp phần nâng cao hiệu suất dẫn nước của kênh
Đông, làm giảm lược nước thất thoát do ngấm qua đất. Năng lực khai thác được nâng
cao rõ rệt. Trước tiên là tính đồng bộ, thông suốt của hệ thống thủy lợi được đảm bảo,
lượng nước thất thoát giảm từ 20-25%. Bảo đảm đủ độ cao mực nước trên các cấp kênh,
tăng diện tích được tưới tự chảy rút ngắn thời gian tưới nước nên công tác quản lý nước
trên hệ thống được chủ động hơn; chi phí sửa chữa, tu sửa thường xuyên giảm trên 20%
46
so với kênh đất trước đây. Cũng nhờ kiên cố hoá, nguồn nước trong kênh sạch sẽ hơn
góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, các kênh đi ven trục đường giao thông
sau khi kiên cố được mở rộng và vững chắc hơn. Diện tích canh tác do kênh mương
chiếm chỗ sau khi chiếm chỗ được trả lại đáng kể, kênh loại 1 sau kiên cố dôi ra khoảng
2000 m2, kênh loại 2 khoảng 1000 m2. Chi tiết các hạng mục tại Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Chi phí kiên cố kênh Đông năm 2002


Đơn vị: triệu đồng
Hạng mục Chi phí Tỷ lệ %
Bê tông hóa lòng kênh chính Đông 5.862,500 46,76
Bê tông hóa lòng kênh nội đồng cấp II 2.694,600 21,49
Kiên cố cống điều tiết 886,300 7,07
Kiên cố cầu qua kênh 350,900 2,80
Xây mới cầu qua kênh 962,700 7,68
Xây mới hệ thống kênh cấp II và kênh tiêu 1.564,700 12,48
Khác 214.700 1,71
Tổng 12.536,400 100

Nguồn tin:UBND xã Tân An Hội, 2002

Chi phí kiên cố hóa kênh Đông được khấu hao theo phương pháp khấu hao
đường thẳng, thời gian hữu ích lúc này của kênh Đông còn lại 88 năm. Chi tiết khấu
hao tại Phụ lục 1. Trong tổng chi phí kiên cố thì tỷ trọng của hạng mục bê tông hóa
chiếm cao nhất (68,25%), trong đó bê tống hóa lòng kênh chính Đông chiếm 46,76%
và bê tông hóa lòng kênh nội đồng chiếm 21,49%. Trong năm 2002, ngoài việc kiên cố
kênh Đông, xã Tân An Hội còn tiến hành đầu tư xây mới 2.362 m kênh cấp II và kênh
tiêu với chi phí 1.564,7 triệu đồng chiếm 12,48% tỷ trọng trong tổng chi phí kiên cố
hóa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đưa nước kênh Đông đến từng cánh
đồng, tiêu nước tốt hơn giảm ngập úng vào mùa mưa, nâng suất cây trồng tăng cao.
Sau khi kiên cố, đường giao thông bờ kênh thông thoáng hơn, đi lại thuận tiện hơn,
cầu qua kênh vững chắc đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của hoạt động sản xuất
nông nghiệp. Công điều tiết được kiên cố góp phần chủ động được nguồn nước tưới
đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất.

47
4.2.3. Chi phí vận hành bảo trì hàng năm

Kênh Đông được quản lý bởi Công ty TNHH MTV Quản Lý Khai Thác Dịch
Vụ Thủy Lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nôn thôn, hàng năm công ty này lập
báo cáo tài chính gửi chính quyền địa phương giám sát và đánh giá. Theo báo cáo tài
đánh giá chính hàng năm của UBND xã Tân An Hội thì chi phí vận hành bảo trì kênh
Đông hàng năm tại xã Tân An Hội được tổng hợp tại Bảng 4.6. Theo số liệu tổng hợp
cho thấy giai đoạn vận hành kênh Đông năm 1992 – 2001 thì chi phí vận hành cao và
tăng qua từng năm, lý do là giai đoạn này kênh Đông chưa được bê tông hóa nên hàng
năm phải nạo vét, don vệ sinh, cắt cỏ, vớt rác toàn bộ hệ thống kênh làm chi chi phí
vận hành bảo trì cao. Đến năm 2002, kênh Đông được bê tông hóa toàn bộ lòng kênh
và thành kênh nên các chi phi vận hành kênh giảm xuống, nhưng chi phí vận hành vẫn
tăng lên trong giai đoạn 2002 – 2013 lý do là do người dân còn chưa ý thức cao về môi
trường vứt rác sinh hoạt xuống kênh làm cho công tác thu gom rác vất vả hơn, chi phí
vận hành cũng tăng cao hơn, mặc dù thế tình trạng ô nhiễm của kênh Đông không
đáng kể, nguồn nước vẫn đủ chất lượng đáp ứng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tỷ
trọng chi phí vận hành khá ổn định trong giai đoạn 1990 – 2013. Trong chi phí vận
hành hàng năm thì chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao rất cao từ 70 đến 90% tổng chi
phí vận hành hàng năm.

48
Bảng 4.6. Chi phí vận hành hàng năm
Đơn vị: triệu đồng
Chi phí nhân công Chi phí vật liệu thiết bị
Năm Tổng chi phí
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1990 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
1991 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
1992 45,60 68,39 21,08 31,61 66,68
1993 45,00 78,51 12,32 21,49 57,32
1994 60,50 85,50 10,26 14,50 70,76
1995 72,60 86,48 11,35 13,52 83,95
1996 78,80 90,11 8,65 9,89 87,45
1997 85,60 91,36 8,10 8,64 93,70
1998 85,20 89,21 10,30 10,79 95,50
1999 95,40 90,90 9,55 9,10 104,95
2000 98,40 92,52 7,95 7,48 106,35
2001 112,50 92,40 9,25 7,60 121,75
2002 40,50 92,59 3,24 7,41 43,74
2003 72,40 81,51 16,42 18,49 88,82
2004 64,80 80,98 15,22 19,02 80,02
2005 66,20 82,15 14,38 17,85 80,58
2006 70,60 82,59 14,88 17,41 85,48
2007 70,00 81,17 16,24 18,83 86,24
2008 73,40 81,33 16,85 18,67 90,25
2009 75,80 80,54 18,32 19,46 94,12
2010 78,00 80,19 19,27 19,81 97,27
2011 79,50 78,06 22,34 21,94 101,84
2012 81,40 79,95 20,42 20,05 101,82
2013 80,20 78,98 21,35 21,02 101,55

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán

49
4.3. Phân tích tác động của kênh Đông vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1990 - 2013

Sau khi công trình thủy lợi kênh Đông được hoàn thành, kênh Đông đã dẫn
nước ngọt vào sâu trong nội đồng góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất, diện tích đất sản
xuất nông nghiệp tăng từ 861 ha năm 1991 đến 2.273 ha năm 2013, đã tăng được 1412
ha trong 22 năm. Mực nước mùa khô cao hơn, tiêu thoát tốt hơn, do vậy giảm được chi
phí bơm tưới và tiêu nước, thu nhập thực tế của người dân tăng lên, đời sống kinh tế
được cải thiện.

Hình 4.3. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Tân An Hội giai đoạn 1990 – 2013.

100%
90%
80% DT đất phi
70% nông nghiệp
60%
50%
40%
30% DT đất sản
20% xuất nông
10% nghiệp
0%
90

92

94

96

98

00

02

04

06

08

10

12
năm
19

19

19

19

19

20

20

20

20

20

20

20
DT đất sản xuất nông nghiệp DT đất phi nông nghiệp

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Quan trọng hơn là từ khi có nguồn nước của kênh Đông đã cải tạo đất ở những
vùng hoang hóa, nay sản xuất được quanh năm, cải thiện môi trường sinh thái và điều
hòa khí hậu. Ngoài ra nguồn nước thấm từ sản suất nông nghiệp làm cho mực nước
ngầm của khu vực tăng cao và khá dồi dào, chất lượng tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt
và một số ngành sản xuất khác. Nhiều quy mô, hình thức sản xuất kinh tế mới ra đời
nhờ có nguồn nước kênh Đông như các trang trại trồng rau sạch, nuôi trồng thủy sản
góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, làm thay đổi căn bản
diện mạo nông thôn ngoại thành, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn.
50
Hệ thống kênh Đông đã cấp nước, tháu chua phèn để đảm bảo trồng trọt, nâng
cao hệ số sử dụng đất từ 1vụ lên 3 vụ lúa/năm. Năng suất lúa ở vùng có nước tưới
kênh Đông tăng đều từ 1,5 lên 5 - 6 tấn/vụ/ha trong giai đoạn 1990 – 2013. Năng suất
rau ăn củ quả ngắn ngày tăng cao; đậu cô ve tăng từ 10 tấn/vụ/ha lên 18 tấn/vụ/ha, dưa
leo tăng từ 31 tấn/vụ/ha lên 63 tấn/vụ/ha, khổ qua tăng từ 26 tấn/vụ/ha lên 50
tấn/vụ/ha.

Hình 4.4. Năng suất lúa tại xã Tân An Hội giai đoạn 1990 – 2013

Tấn/ha
6
5
4
3
2
1
0
Năm
90
92
94
96
98
00
02
04
06
08
10
12
19
19
19
19
19
20
20
20
20
20
20
20

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Công trình thủy lợi kênh Đông hoàn thành đã góp phần ổn định một bộ phận
không nhỏ dân cư nghèo. Đây là một bước tiến và có tác động lớn tới đời sống của
người dân vùng khô hạn. Số lượng lao đông hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
tăng nhiều, đời sống người dân được cải thiện.

51
Hình 4.5. Số lượng lao động trong nông nghiệp tại xã Tân An Hội

người
8.000
7.000
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0
90

92

94

96

98

00

02

04

06

08

10

12
năm
19

19

19

19

19

20

20

20

20

20

20

20
Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Trong nhưng năm qua, nhờ có hệ thống kênh Đông mà nhiều hình thức sản xuất
mới được hình thành và phát triển trong địa bàn xã. Đầu tiên phải kể đến hoạt động
trồng tràm, xuất hiện tại xã Tân An Hội khá muộn nhưng diện tích tăng rất nhanh, đến
năm 1999 mới xuất hiện với 138 ha đất trồng nhưng đến hiện nay (năm 2013) tổng
diện tích đã lên tới 1.230 ha, nhờ những cánh vườn tràm mà hệ động thực vật của xã
càng thêm phong phú, vườn tràm là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc biệt là các
loài chim nước, các loài động vật bò sát và các loài gậm nhấm…. Nuôi trồng thủy sản
cũng phát triển mạnh những năm gần đây, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ
dân, lợi nhuận bình quân hàng năm của ngành thủy sản mang lại là 1.232 triệu đồng.
Ngành chăn nuôi của xã phát triển mạnh những năm gần đây chủ yếu là bò sữa, vì
lượng cỏ tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu của ngành nuôi bò sữa vì thế các cánh
đồng cỏ trồng tăng nhanh về diện tích giúp người dân tiết kiệm một lượng lớn tiền
thức ăn, năm 1996 tại xã chỉ có 3 ha diện tích đất trồng cỏ, đến năm 2013 diện tích đó
đã tăng lên thành 186 ha.

52
Hình 4.6. Diện tích các loại hình sản xuất mới tại xã Tân An Hội giai đoạn 1990 – 2013

hecta
1.600
1.400
1.200
1.000
800
600
400
200
0 năm
90

92

94

96

98

00

02

04

06

08

10

12
19

19

19

19

19

20

20

20

20

20

20

20
DT nuôi thủy sản DT đất trồng cỏ DT đất trồng tràm

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

Công trình thủy lợi kênh Đông có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế nông
nghiệp của xã Tân An Hội. Nhờ có kênh đông mà quỹ đất của xã được sử dụng hiệu
quả, có thêm nhiều hình thức sản xuất mới, làm tăng năng suất cây trồng, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng (từ trồng rau màu sang trồng lúa).

53
Hình 4.7. Tổng hợp các tác động của công trình thủy lợi kênh Đông đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp tại xã Tân An Hội giai đoạn 1990 - 2013

Lợi ích của


công trình
thủy lợi
kênh Đông

Tăng diện Có thêm Tăng năng Chuyển


tích đất hình thức suất cây đổi cơ cấu
sản xuất sản xuất trồng cây trồng
mới

Tăng diện Tăng diện Tăng năng


tích đất Nuôi trồng Trồng cỏ Trồng Tăng năng
tích đát suất rau
trồng rau thủy sản tràm suất lúa
trồng lúa màu
màu

Nguồn tin: Tổng hợp

4.4. Phân tích lợi ích kinh tế của Công trình thủy lợi kênh Đông giai đoạn 1990 - 2013

4.4.1. Hiệu quả do tăng diện tích sản xuất

Kênh Đông sau khi được đưa vào sử dụng đã góp phần làm tăng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp, đây là hiệu quả về mặt kinh tế của công trình. Về tình hình sản xuất lúa
nước và rau màu (chủ yếu là rau ăn quả ngắn ngày: đậu cô ve, đậu đũa, dưa leo, khổ qua,
mướp…) của xã Tân An Hội qua các năm được tổng hợp tại Bảng 4.7 và Bảng 4.8.

Dựa vào các số liệu về tổng diện tích lúa và diện tích chuyển đổi từ trồng rau
màu sang lúa ta sẽ tính được diện tích đất trồng lúa tăng thêm nhờ có kênh Đông qua
từng năm. Diện tích dất trồng lúa tăng thêm nhờ có kênh Đông của năm t được tính
toán so với diện tích gieo trồng năm 1991 (không tính phần diện tích tăng thêm nhờ
chuyển đổi cây trồng từ rau màu sang lúa) từ đó ước lượng được lợi ích do tăng diện
tích đất sản xuất lúa là phần diện tích tăng thêm nhờ có kênh Đông nhân với lợi
nhuận/ha lúa/năm. Tương tự ước lượng được diện tích trồng rau màu tăng thêm nhờ có
kênh Đông và lợi ích do tăng diện tích rau màu qua từng năm. Theo đó diện tích trồng
lúa tăng mạnh ngay sau khi kênh Đông đưa vào hoạt động; cụ thể là chỉ sau 1 năm đưa

54
vào hoạt động thì diện tích lúa tăng thêm 92 ha, diện tích rau màu tăng 53 ha; đến năm
2000 diện tích lúa đã tăng được 220 ha, diện tích rau màu do giá cả biến động nhiều
nên phần lớn nông dân chuyển sang trồng lúa nên diện tích tăng thêm không cao, năm
2000 tăng 52 ha; và hiện nay năm 2013 (sau 22 năm hoạt đông) diện tích lúa tăng
được 300 ha, rau màu tăng được 38 ha. Trung bình mỗi năm diện tich lúa tăng được 14
ha, diện tích rau màu tăng 2 ha/năm.

Bảng 4.7. Lợi ích do tăng diện tích đất trồng lúa
DT chuyển Lợi ích tăng thêm
Tổng Lợi DT tăng thêm nhờ có
đổi sang nhờ có kênh
Năm DT nhuận/ha kênh Đông
lúa Đông
(ha) (ha) (triệu đồng) (ha) (triệu đồng)
t
(1) (2) (3) (4)t =(2)t – (2)1991 –  (1)
i 1991
(5)t = (4)t * (3)t

1990 0 38 0,62 0 0,00


1991 0 42 0,67 0 0,00
1992 62 196 1,23 92 113,34
1993 14 236 1,31 118 155,05
1994 6 320 1,54 196 302,23
1995 5 354 1,68 225 378,23
1996 3 355 1,97 223 438,64
1997 4 342 2,29 206 472,36
1998 8 350 2,31 206 475,86
1999 2 352 2,65 206 545,28
2000 2 368 2,69 220 591,14
2001 4 365 2,92 213 620,90
2002 0 328 3,42 176 601,74
2003 0 344 3,96 192 760,70
2004 0 365 4,32 213 920,16
2005 0 358 5,60 206 1.153,60
2006 0 341 9,81 189 1.854,47
2007 0 398 12,31 246 3.028,26
2008 0 356 13,98 204 2.852,33
2009 0 361 18,02 209 3.766,39
2010 0 374 24,14 222 5.359,52
2011 0 367 26,00 215 5.590,86
2012 0 349 31,14 197 6.134,58
2013 0 452 33,42 300 10.026,00

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán


55
Bảng 4.8. Lợi ích do tăng diện tích đất trồng rau màu

DT chuyển Tổng Lợi DT tăng thêm nhờ có Lợi ích tăng thêm
Năm đổi sang lúa DT nhuận/ha kênh Đông nhờ có kênh Đông
(ha) (ha) (triệu đồng) (ha) (triệu đồng)
(4)t = (2)t – [(2)t-1 – (1) t ]
(1) (2) (3) (5)t = (4)t * (3)t
+ (4) t-1
1990 0 128 0,52 0 0
1991 0 131 0,53 0 0
1992 62 122 1,12 53 59,36
1993 14 110 1,33 55 73,04
1994 6 95 1,52 46 70,10
1995 5 92 1,68 48 80,78
1996 3 86 2,04 45 91,80
1997 4 81 2,32 44 102,12
1998 8 75 2,45 46 112,70
1999 2 74 2,63 47 123,70
2000 2 77 2,55 52 132,65
2001 4 73 2,79 52 144,87
2002 0 72 3,20 51 163,10
2003 0 70 4,11 49 201,39
2004 0 72 4,35 51 221,95
2005 0 68 4,86 47 228,47
2006 0 64 6,38 43 274,13
2007 0 63 8,84 42 371,36
2008 0 60 11,02 39 429,78
2009 0 62 16,57 41 679,45
2010 0 63 21,47 42 901,61
2011 0 60 25,72 39 1.003,00
2012 0 62 27,01 41 1.107,57
2013 0 59 27,89 38 1.059,97
Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán

56
4.4.2. Hiệu quả do chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Nhờ có hệ thống thủy lợi kênh Đông mà lượng nước tưới dồi dào hơn, phù hợp
cho cây lúa nước, đồng thời do đặc tích cây lúa dễ chăm sóc, giá cả ít biến động, và có
thể trồng được nhiều vụ hơn rau màu (lúa 3 vụ/năm, rau màu 1 – 2 vụ/năm) vì thế
phần lớn diện tích đất sản xuất rau màu trước đây được chuyển đổi sang trồng lúa
nước, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng này cũng mang lại lợi ích cho người dân do lợi
ích thu được từ cây lúa nước trong một năm thường cao hơn lợi ích thu được từ cây
rau màu trong một năm. Diện tích chuyển đổi từ lúa nước sang rau màu hàng năm có
xu hướng giảm dần do người dân muốn ổn định sản xuất độc canh thay vì luân canh.
Lợi ích này được tổng hợp tại Bảng 4.9.

Ngay năm đầu tiên năm 1992 khi kênh Đông dẫn nước về xã Tân An Hội thì đã
có 62 ha đất trồng rau màu được chuyển đổi sang trồng lúa, những năm tiếp theo từ
năm 1993 – 2001 thì diện tích chuyển đổi cây trồng giảm đi trung bình mỗi năm chỉ 5
ha. Từ năm 2002 đến nay (năm 2013) thì không còn diện tích chuyển đổi cây trồng
nữa, lý do là việc sản xuất của người dân đã ổn định, lợi đất phù hợn với rau màu thì
không còn phù hợp với lúa nước. Lợi ích do chuyển đổi cây trổng (từ rau màu sang lúa)
có những năm là âm vì do giá cả năm đó của rau màu cao nên lợi nhuận trồng rau màu
cao hơn lúa, vì thế lợi ích năm đó là âm, nhưng nhìn chung thì lợi ích mang lại từ việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong giai đoạn 1990 – 2013 là rất cao (bình quân là 124
triệu đồng/ năm).

57
Bảng 4.9. Lợi ích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ rau màu sang lúa nước
DT chuyển Tổng DT chuyển đổi từ
Năm Lợi ích chuyển đổi
đổi sang lúa trồng rau màu sang lúa
(ha) (ha) (triệu đồng)
t
(1) (2)t =  (1) (3)t = [(2)t * LNL,t] – [(2)t * LNM,t]
1991

1990 0 0 0
1991 0 0 0
1992 62 62 6,94
1993 14 76 -1,06
1994 6 82 1,48
1995 5 87 -0,17
1996 3 90 -6,57
1997 4 94 -2,63
1998 8 102 -14,28
1999 2 104 1,56
2000 2 106 14,42
2001 4 110 14,19
2002 0 110 24,31
2003 0 110 -16,28
2004 0 110 -3,52
2005 0 110 81,29
2006 0 110 378,07
2007 0 110 381,48
2008 0 110 325,82
2009 0 110 159,39
2010 0 110 294,25
2011 0 110 31,46
2012 0 110 453,86
2013 0 110 607,86
Chú thích: LNL_t : Lợi nhuận lúa tại năm t
LNM_t : Lợi nhuận rau màu tại năm t

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán

58
4.4.3. Hiệu quả do tăng năng suất cây trồng

Năng suất cây trồng phụ thuộc rất lớn vào lượng nước tưới, lượng nước tưới dồi
dào, phù hợp sẽ giúp tăng năng suất của cây trồng đặc biệt là lúa nước. Trước đây do
chưa có hệ thống kênh Đông nên lượng nước tưới không đủ đáp ứng nhu cầy cây trồng
nên năng suất không cao, từ khi có kênh Đông lượng nước tưới được chủ động góp
phần nâng cao năng xuất cải thiện thu nhập của người dân. Trong giai đoạn 1990 –
2013 thì năng suất lúa tăng gấp 3,5 lần, năng suất rau màu tăng gấp 2 lần. Phần hiệu
quả này chính là lợi nhuận tăng thêm trên phần diện tích đất sản xuất trước khi có kênh
Đông (không tính phần diện tích tăng thêm nhờ có kênh Đông). Lợi nhuận này được
tổng hợp trong Bảng 4.10 và Bảng 4.11. Trong giai đoạn 1990 – 2013 thì lợi nhuận
lúa/ ha và lợi nhuận rau màu/ ha tăng rất nhanh, cụ thể từ năm 1991 đến năm 1992
năm hoạt động đầu tiên của kênh Đông thì lợi nhuận lúa/ha/năm tăng từ 0,67 triệu
đồng lên 1,23 triệu đồng; lợi nhuận rau màu/ha/năm tăng từ 0,53 triệu đồng lên 1,12
triệu đồng. Nhưng đó chỉ là lợi nhuận danh nghĩa, vì thế để xem xét lợi ích tăng thêm
do tăng năng suất cây trồng thì cần phải lợi bỏ yếu tố lạm phát khỏi lợi nhuận lúa và
lợi nhuận rau màu hàng năm

59
Bảng 4.10. Lợi ích do tăng năng suất lúa

DT đất tăng Lợi nhuận/ha lúa đã


Năm Lợi ích do tăng năng suất lúa
năng suất lúa loại trừ lạm phát
(ha) (triệu đồng) (triệu đồng)
(1)t = DTL,1991 (2)t = LNL,t/HSLPt (3) = [(1)t*(2)t] – [(1)t*(2)1991
1990 0 0,62 0,00
1991 0 0,40 0,00
1992 42 0,63 9,54
1993 42 0,63 9,90
1994 42 0,65 10,59
1995 42 0,63 9,70
1996 42 0,71 12,87
1997 42 0,79 16,57
1998 42 0,73 13,99
1999 42 0,84 18,44
2000 42 0,86 19,19
2001 42 0,92 21,93
2002 42 1,04 26,87
2003 42 1,17 32,33
2004 42 1,16 32,12
2005 42 1,39 41,69
2006 42 2,29 79,31
2007 42 2,55 90,28
2008 42 2,41 84,65
2009 42 2,92 105,94
2010 42 3,50 130,33
2011 42 3,18 116,85
2012 42 3,57 133,04
2013 42 3,60 134,48
Chú thích: DTL,1991 : Tổng diện tích đất trồng lúa năm 1991
LNL,t : Lợi nhuận lúa/ha/năm tại năm t
HSLPt : Hệ số lạm phát năm t

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

60
Bảng 4.11. Lợi ích do tăng năng suất rau màu
Lợi nhuận/ha rau
DT chuyển DT đất tăng năng suât Lợi ích do tăng
Năm màu đã loại trừ
đổi sang lúa rau màu năng suất rau màu
lạm phát
(ha) (ha) (triệu đồng) (triệu đồng)
t
(4)t = [(2)t * (3)t] –
(1) (2)t = DTM,1991 –  (1)
i 1991
(3)t = LNM,t /HSLPt
[(2)t * (3)1991]

1990 0 0 0,53 0,00


1991 0 0 0,31 0,00
1992 62 69 0,57 17,64
1993 14 55 0,64 18,04
1994 6 49 0,64 16,17
1995 5 44 0,63 13,95
1996 3 41 0,73 17,13
1997 4 37 0,80 18,12
1998 8 29 0,78 13,42
1999 2 27 0,83 14,03
2000 2 25 0,81 12,47
2001 4 21 0,88 11,90
2002 0 21 0,97 13,82
2003 0 21 1,21 18,87
2004 0 21 1,17 18,03
2005 0 21 1,21 18,78
2006 0 21 1,49 24,62
2007 0 21 1,83 31,86
2008 0 21 1,90 33,38
2009 0 21 2,69 49,83
2010 0 21 3,11 58,81
2011 0 21 3,15 59,48
2012 0 21 3,09 58,39
2013 0 21 3,01 56,53
Chú thích: DTL,1991 : Tổng diện tích đất trồng rau màu năm 1991
LNL,t : Lợi nhuận rau màu/ha/năm tại năm t
HSLPt : Hệ số lạm phát năm t
Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán

61
4.4.4. Hiệu quả do có hình thức sản suất mới

Nhờ có kênh Đông mà ngành nuôi trông thủy sản của xã đã phát triển góp phần
phát triển kinh tế nông nghiệp của xã. Khi chưa có kênh Đông thì ngành nuôi trồng thủy
sản chưa hình thành tại xã Tân An Hội, nhưng đến nay năm 2013 thì tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản là 53 ha, tốc độ tăng bình quân 2 ha/năm. Lợi ích hàng của ngành này
được tổng hợp ở Bảng 4.12.

Ngành chăn nuôi của xã phát triển mạnh, đặc biệt là bò sữa vì thế lượng cỏ của
các cánh đồng cỏ tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu của ngành cho nên những cánh
đồng cỏ trồng được mở rộng giúp người dân tiết kiệm được một khoảng tiền thức ăn
chăn nuôi, lợi ích này được tính toán tại Bảng 4.13. Mặc dù được xuất hiện khá trễ,
đến năm 1996 mới xuất hiện với 3 ha nhưng đến nay diện tích trồng lên đên 186 ha.
Theo đó giai đoạn 1990 – 2013, diện tích đất trồng cỏ tăng bình quân 8 ha/năm. Lợi
nhuận của ngành mang lại cũng rất lớn bình quân 517 triệu đồng/ năm.

Tràm là loại cây lâu năm có diện ích canh tác lớn nhất xã, hệ thống kênh Đông đã
cấp lượng nước dồi dào tạo môi trường thuận lợi cho cây tràm phát triển và mang lại lợi
ích (Bảng 4.14). Tràm là loại cây trồng có diện tích canh tác lớn nhất xã (năm 2013 là
1.230 ha) mỗi năm loại cây trồng này đóng góp rất lớn vào kinh tế của xã Tân An Hội.

62
Bảng 4.12. Lợi ích của ngành nuôi trồng thủy sản

Tổng DT nuôi
Năm Lợi nhuận/ha Lợi ích nuôi trồng thủy sản
trồng thủy sản
(ha) (triệu đồng) (triệu đồng)
(1) (2) (3)t = (2)t * (1)t

1990 0 1,42 0
1991 0 1,84 0
1992 2 3,46 6,92
1993 5 4,71 23,56
1994 9 5,65 50,83
1995 18 5,88 105,77
1996 26 6,35 165,05
1997 27 7,88 212,76
1998 31 8,64 267,87
1999 35 8,47 296,35
2000 32 8,75 279,97
2001 35 9,57 335,06
2002 38 10,46 397,56
2003 41 14,87 609,55
2004 40 20,96 838,56
2005 42 32,46 1.363,36
2006 42 46,82 1.966,52
2007 48 48,67 2.336,30
2008 46 52,47 2.413,53
2009 50 56,81 2.840,50
2010 54 61,62 3.327,48
2011 51 60,73 3.097,28
2012 55 58,58 3.221,96
2013 53 55,43 2.937,90

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán

63
Bảng 4.13. Lợi ích của trồng cỏ

Số tiền tiết kiệm thức


Năm Tổng DT đất trồng cỏ Lợi ích trông cỏ
ăn chăn nuôi/ha
(ha) (triệu đồng) (triệu đồng)
(1) (2) (3)t = (2)t * (1)t

1990 0 0 0
1991 0 0 0
1992 0 0 0
1993 0 0 0
1994 0 0 0
1995 0 0 0
1996 3 2,23 6,69
1997 12 3,11 37,32
1998 35 5,47 191,38
1999 46 7,85 361,15
2000 57 9,16 522,35
2001 63 9,73 613,12
2002 74 10,28 760,42
2003 76 12,46 947,04
2004 81 16,82 1.362,42
2005 88 17,64 1.552,32
2006 94 19,85 1.865,90
2007 110 22,46 2.470,93
2008 134 26,87 3.600,85
2009 144 29,81 4.292,93
2010 169 31,02 5.243,06
2011 182 34,06 6.199,10
2012 180 37,62 6.771,60
2013 186 42,52 7.907,98

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán

64
Bảng 4.14. Lợi ích của trồng tràm

Năm Tổng DT trồng tràm Lợi nhuận/ha Lợi ích trồng tràm
(ha) (triệu đồng) (triệu đồng)
(1) (2) (3)t = (2) t * (1) t

1990 0 0 0
1991 0 0 0
1992 0 0 0
1993 0 0 0
1994 0 0 0
1995 0 0 0
1996 0 0 0
1997 0 0 0
1998 0 0 0
1999 138 2,03 280,69
2000 362 2,46 889,80
2001 540 2,26 1.220,40
2002 680 2,58 1.757,12
2003 724 3,02 2.183,58
2004 794 4,27 3.388,00
2005 834 3,44 2.871,46
2006 897 3,26 2.925,12
2007 921 3,67 3.381,91
2008 985 5,28 5.196,86
2009 1.230 5,69 6.997,47
2010 1.230 5,74 7.060,20
2011 1.230 5,98 7.356,63
2012 1.230 6,46 7.945,80
2013 1.230 6,84 8.415,66

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, tổng hợp và tính toán

65
4.5. Kết quả phân tích kinh tế của công trình thủy lợi kênh Đông

4.5.1. Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi kênh Đông giai đoạn 1990 - 2013

Với tuổi thọ ước tính của công trình thủy lợi kênh Đông là 100 năm, các chi phí
kinh tế sẽ được khấu hao theo tuổi thọ ước tính. Lợi ích và chi phí của công trình được
tính toán theo từng năm sau đó sẽ loại trừ yếu tố lạm phát, cuối cùng là hiện giá trị về
năm 2013 với suất chiết khấu 10%/ năm.

Trong quá trình hoạt động kênh đông đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần
thúc đẩy kinh tế của huyện Củ Chi nói chung và xã Tân An Hội nói riêng ngày càng
phát triển. Trong đó lợi ích về tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là lớn nhất,
đồng thời nhờ có kênh Đông mà nhiều ngành sản xuất mới ra đời, tao công ăn việc làm
xóa đói giảm nghèo cho người dân. Theo số liệu tính toán thì tổng chi phí đầu tư xây
dựng, chi phí kiên cố hóa và chi phí vận hành kênh đông giai đoạn 1990 – 2013 là
26.603,95 triệu đồng. Trong khi đó tổng lợi ích kinh tế của kênh Đông lên tới
66.097,04 triệu đồng. Từ đó ta thấy răng lợi ích kinh tế mà kênh Đông mang lại trong
thời gian hoạt động là rất lớn. Hiện giá ròng (NPV) của kênh Đông được ước lượng là
NPV = 38.687,27 triệu đồng. Tỷ số lợi ích chi phí BCR = 2,45. Suất sinh lời nội bộ
IRR = 18%. Từ đó ta có thể kết luận rằng kênh Đông đã mang lại hiệu quả kinh tế
trong thời gian hoạt đông 1990 – 2013 (chi tiết tại Bảng 4.15)

66
Bảng 4.15. Phân tích hiện giá lợi ích thuần của công trình thủy lợi kênh Đông giai đoạn 1990 – 2013.
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 … 2002 … 2010 2011 2012 2013
Chi phí
Chi phí đầu tư 7.949,23 5.377,76 0,00 0,00 0,00 … 12.536,40 … 0,00 0,00 0,00 0,00
Chi phí vận hành 0,00 0,00 66,68 57,32 70,76 … 43,74 … 97,27 101,84 101,82 101,55
Lợi ích
Tăng diện tích trồng lúa (NP) 0,00 0,00 113,34 155,05 302,23 … 601,74 … 5.359,52 5.590,86 6.134,58 10.026,00
Tăng diện tích trồng rau màu (NP) 0,00 0,00 59,36 73,04 70,10 … 163,10 … 901,61 1.003,00 1.107,57 1.059,97
Chuyển đổi cây trồng (NP) 0,00 0,00 6,94 -1,06 1,48 … 24,31 … 294,25 31,46 453,86 607,86
Nuôi trồng thủy sản (NP) 0,00 0,00 6,92 23,56 50,83 … 397,56 … 3.327,48 3.097,28 3.221,96 2.937,90
Trồng cỏ (NP) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 … 760,42 … 5.243,06 6.199,10 6.771,60 7.907,98
Trồng tràm (NP) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 … 1.757,12 … 7.060,20 7.356,63 7.945,80 8.415,66
Tăng năng suất lúa (RP) 0,00 0,00 9,54 9,90 10,59 … 26,87 … 130,33 116,85 133,04 134,48
Tăng năng suất rau màu (RP) 0,00 0,00 17,64 18,04 16,17 … 13,82 … 58,81 59,48 58,39 56,53
Tổng lợi ích (NP) 0,00 0,00 186,57 250,59 424,64 … 3.704,25 … 22.186,12 23.278,34 25.635,37 30.955,36
Loại trừ yếu tố lạm phát
Tỷ lệ lạm phát % (TLLP) 67,10 67,50 17,50 5,20 14,40 … 4,00 … 11,75 18,58 6,81 6,30
Hệ số lạm phát (HSLP) năm 1990=1 1,00 1,675 1,968 2,070 2,369 … 3,292 … 6,894 8,175 8,732 9,282
Chi phí đầu tư (RP) 7.949,23 3.210,60 0,00 0,00 0,00 … 3.808,39 … 0,00 0,00 0,00 0,00
Chi phí vận hành (RP) 0,00 0,00 33,88 27,68 29,87 … 13,29 … 14,11 12,46 11,66 10,94
Tổng lợi ích (RP) 0,00 0,00 121,98 148,97 206,04 … 1.166,00 … 3.407,33 3.023,88 3.127,36 3.526,12
Hiện giá các khoản về năm 2013 (r = 10%)
Hiện giá chi phí đầu tư (RP) 71.179,81 26.135,20 0,00 0,00 0,00 … 10.865,78 … 0,00 0,00 0,00 0,00
Phân bổ chi phí cho các năm 711,80 975,79 975,79 975,79 975,79 … 1.099,26 … 1.099,26 1.099,26 1.099,26 1.099,26
Hiện giá chi phí vận hành (RP) 0,00 0,00 250,72 186,25 182,71 … 37,91 … 18,78 15,07 12,83 10,94
Hiện giá tổng lợi ích(RP) 0,00 0,00 902,65 1.002,22 1.260,13 … 3.326,72 … 4.535,16 3.658,90 3.440,10 3.526,12
Ngân lưu ròng -711,80 -975,79 -323,86 -159,82 101,63 … 2.189,54 … 3.417,12 2.544,56 2.328,01 2.415,91
NPV 38.687,27

Chú thích: NP: Nominal price – giá trị danh nghĩa (chưa loại trừ yếu tố lạm phát)
RP: Real price – giá trị thật (đã loại trừ yếu tố lạm phát)
Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán
67
4.5.2. Phân tích độ nhạy

Việc phân tích rủi ro đối với các công trình đang nghiên cứu là một công việc rất cần
thiết và quan trọng vì:

 Lợi ích và chi phí của công trình trải dài theo thời gian hoạt động của chúng và nó
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác bên ngoài do đó dự đoán dòng tiền khó
tránh khỏi sai sót và những thay đổi không mong muốn.

 Các biến số có ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công trình đều có
mức rủi ro cao. Vì vậy, chúng ta nên đo lường đọ tin cậy của các kết quả phân tích
ngân lưu của công trình.

 Việc thu thập thông tin và sô liệu cần thiết cho các tính toán chính xác thường rất tốn
kém. Do đó, phân tích rủi ro cũng có thể giúp nhận dạng những khu vực dễ gặp rũi ro
để tập trung sự quan tâm quản lý, hoặc cải tiến việc ước lượng chính xác.

Trong tính toán hiệu quả kinh tế công trình thủy lợi kênh Đông, suất chiết khấu ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả của các chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả kinh tế. Do phạm vi thời
gian của nghiên cứu này kéo dài từ 1990 đến 2013, trong giai đoạn đó suất chiết khấu có
nhiều biến động vì thế việc phân tích độ nhạy của kết quả nghiên cứu là rất quan trọng, nó
giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả của công trình. Trong phân tích độ
nhạy, nghiên cứu sẽ thay đổi các suất chiết khấu khác nhau nằm trong phạm vi biến động của
suất chiết khấu thực tế từ đó xem xét các chỉ tiêu kinh tế thay đổi như thế nào, tất cả được
tổng hợp trong Bảng 4.16.

Bảng 4.16. Kết quả phân tích độ nhạy suất chiết khấu
Đơn vị: triệu đồng
Cơ sở Độ nhạy của suất chiết khấu
Chỉ số
10% 4% 6% 8% 12% 14 %

Tổng chi phí 26.603,95 8.141,07 12.099,22 17.961,10 39.286,48 75.846,90

Tổng lợi ích 65.291,23 43.378,84 49.382,03 56.590,31 75.846,90 88.713,99

NPV 36.687,27 35.237,76 37.282,80 38.629.21 36.560.42 30.909,90

BCR 2,45 5,33 4,08 3.15 1.93 1,53

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán

68
Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy suất chiết khấu trong khoảng từ 4% đến 8%
thì khi suất chiết khấu tăng thì hiện giá tổng lợi ích và tổng chi phí của công trình thủy
lợi kênh Đông đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của tổng lợi ích cao hơn vì thế NPV
cũng sẽ tăng. Khi suất chiết khấu từ 10% đến 14 % thì khi suất chiết khấu tăng, NPV
sẽ giảm vì trong khoảng này thì tốc độ tăng của tổng chi phí cao hơn tổng lợi ích. Tuy
nhiên, sự thay đổi của NPV là không nhiều khi suất chiết khấu thay đổi, NPV luôn lớn
hơn 0 khi suất chiết khấu biến động trong khoảng từ 4 % đến 14 %. Tuy nhiên, khi
suất chiết khấu tăng thì tỷ suất lợi ích chi phí giảm, nhưng vẫn lớn hơn 1. Chỉ khi suất
chiết khấu lớn hơn 18% (IRR) thì NPV sẽ âm (< 0). Trong thực tế tại Việt Nam từ năm
2000 đến 2013 suất chiết khấu luôn bé hơn 18 %. Có thể kết luận rằng công trình thủy
lợi kênh Đông đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.

4.6. Tác động môi trường của kênh Đông tại xã Tân An Hội

Kênh Đông đã góp phần cải tạo môi trường sinh thái của xã Tân An Hội, làm
hệ động, thực vật thêm đa dạng. Trước khi có hệ thống thủy lợi kênh Đông hệ động
thực vật của xã khá đơn giản, thực vật phổ biến là cây bụi thân mềm như: cỏ tranh, cỏ
bàng, cỏ năng … Động vật gồm các loài bò sát và các loài thú nhỏ: rắn, chồn, mèo
hoang….

Từ khi hệ thống kênh Đông được sử dụng, nhiều cánh vườn tràm được trồng
đây là nơi cư trú của nhiều loài động vật, tiêu biểu là các loài chim nước. Thực vật phổ
biến là tràm cừ hay còn gọi tràm ngập nước (thuộc họ Sim Myrtaceae), động vật trên
không là nhóm chim sống dựa vào môi trường nước, dưới nước các loài cá nước ngọt
phổ biến như cá lóc, cá rô, cá trê, cá thát lát …. Độ đa dạng của hệ sinh vật không thể
so sánh với các khu rừng nhiệt đới Bắc, Trung, và Nam Trung bộ vì phổ biến là các
loài thực vật chịu đựng ngập nước và động vật kiếm sống bằng thức ăn từ môi trường
nước. Trong đó, có 1 loài chim được ghi nhận nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam
là Phalacrocorax carbo sinensis (Cốc đế), bậc R (RARE) thuộc loài hiếm ( có
nguy cấp), là loài có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang hoặc sẽ bị đe
doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng mỏng manh và cần có kế hoạch bảo vệ. Ngoài
ra còn có khá nhiều loài chim nước sinh sống tại các vườn tràm.

69
Bảng 4.17. Thành phần các loài chim trong vườn tràm ở xã Tân An Hội
TT Tên phổ thông Tên khoa học Độ phong phú Đặc tính
phân bố
Họ chim lặn Pocipedidae
1 Le hôi Tachybaptus ruficollis o R
Họ cốc
2 Cốc đen Phalacrocoax niger o R
3 Cốc đế Phalacrocoax carbo o R
Họ diệc Ardeidae
4 Cò ngàng nhỏ Egretta garxetta c R
5 Diệc xám Ardea cinerea fc R
6 Cò ruồi Bubulcus ibis c R
7 Cò lửa Ixobrychus cinnamomenus o R
8 Cò đen Dupertor flavicollus o R
Họ vịt Anatidae
9 Le nâu Dendrocygna javanicia fc R
10 Vịt trời Anas querquedula fc R
Họ gà nước Rallidae
11 Gà nước vằn Galliralus striatus o R
12 Cuốc ngực trắng Amauromis phoenicurus c R

13 Cuốc lùn Porzana pusilla r M


14 Chích Pororpyrio porphyrio c R
Họ choi choi Charadriidae
15 Choi choi nhỏ Charadrius alexandrinus c (R+M)
16 Choi choi vàng Pluvialis fulva c M
17 Choi choi cổ khoang Charadrius mongorus c M
18 Te vặt Vanellus indicus c R
Họ rẽ Scolopacidae
19 Rẽ giun Gallinago gallinago c M
20 Choắt nâu Tringa tetanus c M

70
TT Tên phổ thông Tên khoa học Độ phong phú Đặc tính
phân bố
21 Choắt bung trắng Tringa ochropus c M
22 Choắt lớn Tringa nebularia c M
23 Choắt nhỏ Tringa hypoleucos fc M
24 Rẽ ngón dài Calidris temminckeii c M
Họ Bói cá Alcedinidae
25 Bói cá nhỏ Ceryle rudis c R
26 Sả đầu đen Halcyon pileata o M
27 Sả mỏ rộng Halcyon capensis fc R
Họ Chìa vôi Motacillidae
28 Chìa vôi vàng Motacilla flava c M
29 Chìa vôi trắng Motacilla alba fc M

Họ Dô nách Glareolidae
30 Dô nách nâu Glareola maldivarum fc R
Họ mòng bể Laridae
31 Mòng bể chân vàng Larus argentatus o M
32 Nhàn Sterna hirundo o M
33 Nhàn đen Chlidonias hybridus r M
Ghi chú: Độ phong phú: c (Common)-Phổ biến; fc (Fairly common)-Tương đối phổ biến; o (Occasional)-Gặp
không thường xuyên; r (Rare)-Hiếm.

Đặc tính phân bố: R (Resident)-Loài định cư (bao gồm các loài quanh năm có mặt và làm tổ trong vùng,
hoặc chỉ di chuyển trong phạm vi hẹp); M (Migrant)-Loài di cư; (R + M)-Loài lang thang hay bay qua trên
đường di cư.

Nguồn tin: UBND xã Tân An Hội, 2010

Kênh Đông đã cung cấp nước tưới dồi dào, làm tăng thỏa dụng của người dùng
nước, giúp tiết kiệm chi phí tưới tiêu nước hàng năm, nhờ có kênh đông mà mực nước
ngầm tăng cao giúp người dân chủ động hơn trong tưới tiêu nước, giảm chi phí đào
giếng tưới. Mực nước ngầm cũng tăng cao và dồi dào kể từ ki có kênh Đông, cung cấp
nước cho sinh hoạt của người dân trong xã.

71
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Công trình thủy lợi kênh Đông đã biến mảnh đất khô cằn, sỏi đá trở thành một
vùng đất trù phú với đất sản xuất lúa từ một vụ bấp bênh nay đã sản xuất 2, 3 vụ, chen
lẫn những cánh đồng rau màu mang lại giá trị kinh tế cao. Với lượng thiết kế trên
64,45 m3/s đảm bảo đủ lượng nước tưới cho 2060,18 ha đất canh tác. Năng suất cây
trồng tăng cao, năng suất lúa tăng từ 1,5 tấn/vụ lên 5 – 6 tấn/vụ, nhiều hình thức sản
xuất mới xuất hiện và mang lại lợi ích to lớn như là nuôi trồng thủy sản, trồng tràm,
trồng cỏ, gián tiếp làm phát triển nghành chăn nuôi.
Qua số liệu tính toán được thì hiệu quả kinh tế mà hệ thống thủy lợi kênh Đông
mang lại là rất lớn, trong giai đoạn hoạt động 1990 – 2013 thì NPV = 38.687,27 triệu
đồng, tỷ số lợi ích chi phí BCR = 2,45 và tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 18%. Kết quả
cho thấy công trình thủy lợi kênh Đông mang lại hiệu quả kinh tế lớn, khả năng hoàn
vốn của công trình cao, tốc độ thu hồi vốn nhanh. Kênh Đông cũng góp phần cải tạo
đất làm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ 861 ha lên 2.273 ha, sử dụng hiệu
quả quỹ đất, không những thế kênh Đông còn góp phân tăng số vòng quay đất từ 1
vụ/năm lên 3 vụ/năm.

Về mặt xã hội, kênh Đông còn góp phần giả quyết việc làm, số lao động hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tăng (năm 1990 là 1.028 người đến năm
2013 là 6.873 người) giải quyết việc làm, đời sống nhân dân được cải thiện.

Kênh Đông còn cải thiện môi trường sinh thái của xã, động thực vật ngày càng
đa dạng. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được chủ động làm tăng độ thỏa
dụng của người dùng nước.
5.2. Kiến nghị

5.2.1. Nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống thuỷ lợi hiện có

Tổ chức tốt công tác quản lý và phân phối nước trên toàn hệ thống thuỷ lợi.
Đây là một nội dung phức tạp nhưng lại là công đoạn quyết định đến hiệu quả khai
thác của hệ thống. Muốn làm tốt phải nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa đơn vị
dịch vụ nước với những người dùng nước. Từ việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kế
hoạch dùng nước cần xem xét để bổ sung những nhiệm vụ như nước cho làng nghề,
cho thuỷ sản... trên cơ sở cân bằng nước của hệ thống; xây dựng quy trình vận hành hệ
thống đến tổ chức điều hành và kiểm tra giám sát, nghiệm thu kết quả phục vụ. Từng
bước đưa hệ thống điều hành hiện đại để nâng cao chất lượng quản lý và phân phối
nước trên hệ thống thuỷ lợi.

5.2.2. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ lợi.

Tập trung đầu tư công trình tạo nguồn nước, hệ thống tưới và công nghệ phù
hợp cho những vùng cây trồng cạn tập trung có hiệu quả kinh tế cao, vùng nguyên liệu
của các cơ sở công nghiệp chế biến, vùng cây đặc sản có ưu thế cạnh tranh trên thị
trường trong nước. Trong xem xét phát triển nguồn nước phải nghiên cứu cả nước mặt,
nước ngầm; cùng với giải pháp tưới nước cần nghiên cứu áp dụng các giải pháp giữ
ẩm. Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho cây trồng cạn cần nguồn vốn lớn. Nhà
nước cần đầu tư công trình tạo nguồn nước. Hộ nông dân, chủ trang trại tự đầu tư và
quản lý hệ thống phân phối trong phạm vi sản xuất của mình.

Đối với việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản cần xem
xét kỹ qui hoạch sản xuất và tiến độ chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên cơ sở đó xây
dựng qui hoạch hệ thống thuỷ lợi. Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản
có yêu cầu cao hơn, nghiêm ngặt hơn hệ thống tưới cho cây trồng. Trong đó vấn đề
kiểm soát chất lượng nước đến phải hết sức chặt chẽ. Vấn đề xử lý nước thải từ các
khu nuôi trồng và vấn đề tiêu thoát nước thải đảm bảo môi trường nước bền vững nhất
thiết phải quan tâm đầy đủ.

73
5.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị khai thác công trình thủy lợi.

Dù thực hiện xã hội hoá công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, nhưng
chắc chắn các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực này. Vì
thế, việc củng cố các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là một trọng tâm
nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Trong đầu tư cho công tác phát triển thuỷ lợi cần dành tỷ lệ ưu tiên cho quản lý
khai thác vì đầu tư vào lĩnh vực này hiệu quả nhanh hơn, lớn hơn đầu tư xây dựng
những hệ thống mới. Đầu tư đại tu sửa chữa nâng cấp công trình chống xuống cấp và
đảm bảo an toàn, trong đó thực hiện việc kiên cố hoá kênh mương là một nội dung rất
hiệu quả. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện quản lý vận hành cho công trình tương
xứng với đầu tư xây dựng công trình. Đưa nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ,
tin học vào quản lý để từng bước hiện đại hoá công tác quản lý khai thác và vận hành.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân trong các doanh nghiệp khai
thác công trình thuỷ lợi. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Muốn như vậy
từng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao năng lực, tay nghề cho đội ngũ. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá
để đội ngũ cán bộ công nhân đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong các
trường đại học, trung học và công nhân cần có sự kết hợp tốt với thực tế sản xuất để
bổ sung các giáo trình giáo án giúp cho công tác đào tạo những cán bộ, công nhân
quản lý có đủ những kiến thức cơ bản và bắt kịp những tiến bộ của thực tiễn.

Tóm lại, nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự
sống và môi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và là nguyên
liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Mặt khác, nước cũng có thể gây những
tai hoạ khủng khiếp cho dân sinh, kinh tế và môi trường. Tài nguyên nước luôn vận
động và luân hồi nhưng hữu hạn. Vì thế việc khai thác xây dựng và quản lý hiệu quả
các công trình thuỷ lợi để phát huy những mặt lợi, hạn chế những tác hại của nước,
vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bền
vững nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới.

74
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

Đặng Minh Phương, Mai Đình Quý, 2012. Bài giảng nhập môn phân tích lợi ích chi
phí. Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Nguyễn Thanh Sơn, 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam. Nhà xuất bản đại học
Quốc gia Hà Nội.

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2012. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công
trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế (QCVN 04 - 05:
2012/BNNPTNT). Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.

Bộ Xây Dựng, 2012. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp
công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (QCVN 03:
2012/BXD). Bộ Xây Dựng

Tổng cục thống kê, 2013. Lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1990 – 2013. Tổng cục thống kê.

Trương Đức Toàn và Nguyễn Tuấn Anh, 2011. Đánh Giá Dự Án Đầu Tư Xây Dựng
Công Trình Mở Rộng Kênh Tân Thành - Lò Gạch giai đoạn 2. Tạp chí KH&CN
Thủy lợi Viện KHTLVN.

Ủy Ban Nhân Dân xã Tân An Hội, 2013. Đề án xây dựng nôn thông mới xã Tân An
Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. UBND xã Tân An Hội.

Ủy Ban Nhân Dân xã Tân An Hội, 2010. Thành phần các loài chim nước ở xã Tân An
Hộii, huyện Củ Chi. UBND xã Tân An Hội.

75
Ủy Ban Nhân Dân xã Tân An Hội, 2002. Báo cáo nghiệm thu dự án kiên cố hóa hệ
thống thủy lợi kênh Đông, huyện Củ Chi. UBND xã Tân An Hội.

Ủy Ban Nhân Dân xã Tân An Hội, 1998. Báo cáo thực hiện công tác tiếp nhận bàn giao
công trình thủy lợi Kênh Đông tại xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. UBND xã Tân
An Hội.

TIẾNG ANH

Barry Field , Nancy Olewiler, 2002. Environmental Economics. University of Victoria.

Kerry Turner, Stavros Georgiou, Rebecca Clark, Roy Brouwer, 2004. Economic
valuation of water resources in agriculture. FAO.

Owilla Benedict Peter Obiero, 2010. Analysis of economic efficiency of irrigation


water – use in MWEA irrigation scheme, Kirinyaga district, Kenya. Kenyatta
University

Young, R.A, 1996. Measuring economic benefits for water investments and policies.
World Bank Technical Paper No. 338.

76
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Khấu hao chi phí
1.1. Khấu hao hàng năm
Đơn vị: triệu đồng
Mức khấu hao
Năm Chi phí Giá trị CP thật Hiện giá
hàng năm

1990 7.949,2 7.949,2 71.179,8 711,8


1991 5.377,8 3.210,6 26.135,2 264,0
2002 12.536,4 3.808,4 10.865,8 123,5

Nguồn tin: Tổng hợp và tính toán


1.2. Khấu hao từng năm

Đơn vị: triệu đồng


Giá trị khấu hao Giá trị khấu Tổng CP từng
Năm
CP đầu tư hao CP kiên cố năm

1990 711,8 0 712


1991 975,8 0 976
1992 976,0 0 976
1993 976,0 0 976
1994 976,0 0 976
1995 976,0 0 976
1996 976,0 0 976
1997 976,0 0 976
1998 976,0 0 976
1999 976,0 0 976
2000 976,0 0 976
2001 976,0 0 976
2002 976,0 123,5 1.099
2003 976,0 123,5 1.099
2004 976,0 123,5 1.099
2005 976,0 123,5 1.099
2006 976,0 123,5 1.099
2007 976,0 123,5 1.099
2008 976,0 123,5 1.099
2009 976,0 123,5 1.099
2010 976,0 123,5 1.099
2011 976,0 123,5 1.099
2012 976,0 123,5 1.099
2013 976,0 123,5 1.099

Tổng 23.160 1.482 24.641

Nguồn tin: Tính toán


Phục lục 2. Bản đồ hệ thống thủy lợi kênh Đông
Hình 2.1. Bản đồ kênh Đông trên địa bàn xã Tân An Hội

Nguồn tin: Internet


Phục lục 3. Hình ảnh kênh Đông tại xã Tân An Hội

Hình 3.1. Kênh nội đồng dẫn nước từ kênh Đông tưới mát các cánh đồng

Nguồn tin: Ảnh tự chụp, tháng 5 năm 2014

Hình 3.2. Sản xuất lúa nước bằng nguồn nước kênh Đông

Nguồn tin: Ảnh tự chụp, tháng 5 năm 2014

You might also like