You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


-----oo0oo-----

TIỂU LUẬN
THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài: NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG CÁC PHƯƠNG


THỨC THANH TOÁN NHỜ THU VÀ TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Hương Giang


Lớp tín chỉ: TCH412(He2021).1
Thực hiện: Nhóm 9

Hà Nội, T8-2021
Danh sách thành viên nhóm 9

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Lê Quỳnh Anh 1913310005
2 Phạm Xuân Đức 1913310029
3 Trần Minh Đức 1913310030
4 Trần Hương Giang 1913310038
5 Trương Mỹ Linh 1913310076
6 Lê Thị Loan 1913310078
7 Nguyễn Hải Quân 1913310106
8 Đàm Thái Xuân Quyền 1913310107
9 Nguyễn Quang Thắng 1913310114
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ...............................2
1.1. Lý thuyết phương thức thanh toán nhờ thu..............................................................2

1.2. Lý thuyết về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)................................5

CHƯƠNG II: MỘT SỐ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ
THU VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ...............................................................................12
2.1. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu..............................................12

2.2. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ........................................16

CHƯƠNG III: TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC


THANH TOÁN NHỜ THU VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ..........................................24
3.1. Case Study về phương thức thanh toán nhờ thu của ngân hàng Agribank.............24

3.2. Case Study về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng – VPBank...............................................................................................30

KẾT LUẬN.....................................................................................................................34
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu
của nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Hiệu quả của thanh toán xuất nhập khẩu ảnh
hưởng trực tiếp đến các bên tham gia xuất nhập khẩu
Việc buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các nước đang sinh ra là phải thanh
toán các hàng hoá dịch vụ và sản phẩm vào một nước nhất định. Để có thể buôn bán hàng
hoá giữa các nước này với các nước khác thì Thanh Toán Quốc Tế chính là cầu nối trong
giao dịch thanh toán giữa hai nước với nhau. Từ những điều đó, ta cũng hiểu được tầm
quan trọng trong việc hiểu rõ và hiểu đúng các phương thức thanh toán quốc tế. Trong đó,
phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ hiện nay đã được các nhà Xuất – Nhập khẩu sử
dụng rộng rãi. Không thể phủ nhận những ưu điểm của hai phương thức trên đối với hoạt
động Thanh toán Quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn còn tồn tại một số rủi ro có thể
gặp phải đối với những đối tượng tham gia vào hoạt động giao thương quốc tế nói chung
và thanh toán quốc tế nói riêng. Dựa trên những luận điểm đó, nhóm em đã lựa chọn đề
tài “Những rủi ro thường gặp trong các phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng
chứng từ”
Nội dung của đề tài:
Chương I: Cơ sở lý thuyết phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ trong hoạt
động thanh toán quốc tế
Chương II: Một số rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ
Chương III: Tình huống thực tế trong phương thức thanh toán nhờ thu và tín dụng
chứng từ

Với những hiểu biết còn hạn chế về vấn đề trên và giới hạn khả năng nghiên cứu nên
sẽ không tránh khỏi những sai sót, kính mong cô giúp đỡ và bổ sung để chúng em có thể
nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG THỨC NHỜ THU VÀ TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ
1.1. Lý thuyết phương thức thanh toán nhờ thu
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm phương thức nhờ thu
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng
phục vụ mình thu tiền từ người nhập khẩu, dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người
xuất khẩu lập ra.
Theo URC 522, chứng từ nhờ thu là các chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ
thương mại.

 Chứng từ tài chính – financial documents là hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các
chứng từ tương tự nhằm mục đích chi trả.
 Chứng từ thương mại – commercial documents là hoá đơn, vận tải đơn, các
chứng từ về quyền sở hữu hoặc các chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào không
phải là chứng từ tài chính.
Các bên tham gia:

 Người nhờ thu/người bán/người xuất khẩu (principal/drawer): gửi hàng + Ủy thác
ngân hàng nhờ thu + Chịu chi phí nhờ thu
 Người trả tiền/người mua/người nhập khẩu (drawee): trả tiền ngay/chấp nhận
thanh toán/chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác để đổi lấy bộ chứng từ từ ngân
hàng thu hộ/ngân hàng xuất trình
 Ngân hàng chuyển nhờ thu (remitting bank): ngân hàng tại đó người nhờ thu mở
tài khoản/ủy nhiệm thu. Tiếp nhận bộ chứng từ từ người nhờ thu và chuyển cho ngân hàng
thu hộ để thu tiền theo chỉ thị nhờ thu.
 Ngân hàng thu hộ/xuất trình (collecting bank/presenting bank): tiếp nhận bộ
chứng từ, xuất trình chứng từ yêu cầu người trả tiền thanh toán/chấp nhận/chấp nhận các
điều kiện và điều khoản khác
1.1.1.2. Văn bản pháp lý điều chỉnh nhờ thu
URC 522 ICC 1995 có hiệu lực pháp lý từ 1/1/1996, là một tập quán quốc tế nên có
tính chất pháp lý tùy ý áp dụng.
eURC 1.0 ICC 2019 có hiệu lực từ tháng 07/2019, bổ sung cho URC điều chỉnh
xuất trình điện tử hoặc kết hợp với xuất trình chứng từ bằng giấy
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Theo thời hạn thanh toán
Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này quy định người mua/người nhập khẩu
phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ.
Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua không phải thanh
toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi
người bán/người xuất khẩu.
1.1.2.2. Theo bộ chứng từ
Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán mà người bán sau khi giao hàng cho
người mua sẽ tiến hành lập bộ chứng từ và chuyển toàn bộ chứng từ cho người mua nhận
hàng. Sau đó, người bán mới ký phát hối phiếu cho ngân hàng nhờ ngân hàng thu hộ tiền
ở người mua (trả sau). Chứng từ nhờ thu qua ngân hàng chỉ bao gồm chứng từ tài chính
(hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu
tiền)
Nhờ thu kèm chứng từ: là hình thức mà người bán sau khi giao hàng hóa cho
người mua sẽ lập bộ chứng từ và ký phát B/E nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở
người mua với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận B/E mới giao bộ chứng từ
cho người mua nhận hàng nếu ko thì giữ lại bộ chứng từ cho người bán.
Các loại nhờ thu kèm chứng từ:

 D/P: Nhờ thu thanh toán đổi lấy chứng từ


 D/A: Nhờ thu chấp nhận đổi lấy chứng từ
 D/OT: Nhờ thu đổi lấy chứng từ theo các điều kiện khác
1.1.3. Quy trình
1.1.3.1. Nhờ thu trơn
Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu thỏa thuận trên hợp đồng dùng
phương thức nhờ thu trơn, người xuất khẩu giao hàng/cung ứng dịch vụ và
gửi chứng từ cho người nhập khẩu.
Bước 2: Ký phát hối phiếu và viết chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình
nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu nước ngoài.
Bước 3: Ngân hàng chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở nước
người nhập khẩu thu hộ.
Bước 4: Ngân hàng thu hộ xuất trình hối phiếu theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người
trả tiền.
Bước 5: Người trả tiền tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
Bước 6: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân
hàng chuyển.
Bước 7: Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất
khẩu.
1.1.3.2. Nhờ thu kèm chứng từ
Bước 1: Hợp đồng cơ sở: trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người xuất
khẩu và nhập khẩu thỏa thuận phương thức thanh toán là nhờ thu kèm
chứng từ
Bước 2: Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
Bước 3: Lập chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo hối phiếu và viết chỉ thị
nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền từ người nhập
khẩu nước ngoài.
Bước 4: Ngân hàng chuyển bộ chứng từ và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý ở
nước người nhập khẩu thu hộ.
Bước 5: Ngân hàng thu hộ xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu cho người
nhập khẩu
Bước 6: Người nhập khẩu tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu để
nhận chứng từ đi nhận hàng.
Bước 7: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân
hàng chuyển (nếu được yêu cầu, ngân hàng thu hộ có thể giữ lại hối phiếu
đã được chấp nhận, chờ khi đến hạn thanh toán sẽ thu tiền rồi chuyển trả
tiền).
Bước 8: Ngân hàng chuyển trả tiền hoặc hối phiếu đã được chấp nhận cho người
xuất khẩu

1.2. Lý thuyết về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
1.2.1. Khái niệm
Tín dụng chứng từ là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên
như thế nào, là không thể huỷ bỏ và theo đó là một sự cam kết rõ ràng của ngân hàng phát
hành để thanh toán khi xuất trình phù hợp (Điều 2 – UCP 600)
- Là một sự thoả thuận
- Có nhiều cách gọi tên : Credit, L/C, DC, Documentary L/C
- Tín dụng chứng từ không thể huỷ bỏ
- Là một cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán trả ngay sau khi xuất trình, néu tín
dụng có giá trị trả ngay. Là cam kết thanh toán về sau và trả tiền khi đến ngày đáo hạn,
nếu tín dụng chứng từ có thanh toán trả chậm. Là chấp nhận hối phiếu đòi nợ và trả tiền
khi đến hạn néu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận
- Có giá trị thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo
L/C, UCP, ISBP,…
 Các bên tham gia
- Người yêu cầu mở L/C (applicant): là bên mà theo theo yêu cầu của bên đó,
một thư tín dụng được phát hành – bên nhập khẩu
- Người hưởng lợi (beneficiary) – bên xuất khẩu hoặc ngân hàng của người bên
xuất khẩu (advising bank)
- Ngân hàng phát hành (issuing bank) – ngân hàng của người nhập khẩu
- Ngân hàng thông báo (advising bank) – ngân hàng nước người xuất khẩu
- Ngân hàng xác nhận (confirming bank) - ngân hàng thêm sự xác nhận vào thư
tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành trong trường hợp ngân hàng phát hành
không đủ uy tín.
- Ngân hàng chỉ định (Nominated bank) - ngân hàng mà tại đó thư tín dụng có
giá trị thanh toán.
1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh L/C
1.2.2.1. Tập quán quốc tế
Có giá trị tuỳ ý áp dụng, không bắt buộc. Các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng nếu
muốn áp dụng. Trong trường hợp như vậy thì tập quán quốc tế bắt buộc áp dụng. Các bên
có thể loại trừ một số điều khoản trong tập quán miễn là được thể hiện trong L/C. Bản
mới không thể thay thế cho bản cũ, vẫn có thể áp dụng bản cũ ngay sau cả khi bản mới có
hiệu lực
Bộ tập quán quốc tế về tín dụng chứng từ:

 UCP 600, ICC 2007: Uniform Customs and Practice for Documentary Credit
ICC, 2007 Revision, No. 600
 ISBP 745, ICC 2013: International Standard Banking Practice for the
examination of documents under documentary credit No. 745
 e.UCP 2.0, ICC 2019: Supplement to UCP600 for Electronic Presentation
version 2.0, ICC 2019
 URR 725, ICC 2008: Uniform Rules for bank – to – bank reimbursement
under Documentary credits No.725
 ISP 590, ICC 1998: International Standby Practices, ICC 1998
1.2.2.2. Luật quốc gia
 Bộ luật thương mại thống nhất của Mỹ (Chương 5)
 Quy định của toà án nhân dân tối cao Trung Quốc về một số vấn đề liên quan
đến việc xét xử các tranh chấp L/C
1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Theo thời hạn thanh toán
 L/C trả ngay (sight)
 L/C trả chậm (usance/deferred)
1.2.3.2. Theo đặc điểm riêng
 L/C L/C xác nhận (Confirmed): Là loại L/C không huỷ ngang do một ngân hàng
phát hành và được một ngân hàng khác xác nhận theo sự uỷ quyền của ngân hàng
phát hành. Ngân hàng xác nhận có nghĩa vụ như ngân hàng phát hành trong việc
cam kết thanh toán cho người hưởng khi người người hưởng lợi xuất trình chứng
từ giao hàng phù hợp.
 L/C có thể chuyển nhượng (Transferable): Là một L/C mà theo đó, người hưởng
lợi đầu tiên có quyền chuyển nhượng toàn phần hoặc một phần L/C đó cho một hay
nhiều người hưởng lợi thứ hai, nhưng người người hưởng lợi thứ hai không được
phép tiếp tục chuyển nhượng.
 L/C giáp lưng (Back to back): Là loại L/C không thể huỷ ngang được mở trên cơ
sở của một thư tín dụng khác. Áp dụng khi mua bán qua trung gian.
 L/C đối ứng (Reciprocal): Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối
ứng với nó đã được phát hành. L/C này dùng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia
công hàng xuất khẩu. Áp dụng khi cả hai bên đều là người mua và người bán của
nhau.
 L/C tuần hoàn (Revolving): Là loại L/C mà sau khi sử dụng hết giá trị hoặc hết
hạn hiệu lực lại có giá trị như cũ. Có 3 cách tuần hoàn đó là tự động, bán tự đồng
và hạn chế. Có 2 loại tuần hoàn là tích lũy và không tích lũy.
 L/C điều khoản đỏ (Red clause): Là một loại L/C có điều kiện cho phép người
hưởng lợi nhận một khoản tiền trước khi giao hàng. Người thụ hưởng cần làm bảo
lãnh hoặc tín dụng dự phòng hoàn trả tiền ứng trước cho ngân hàng.
1.2.4. Quy trình
 Hợp đồng cơ sở : Quy định trong phương thức thanh toán là Tín dụng chứng từ
 Yêu cầu phát hành L/C
Căn cứ vào hợp đồng cơ sở thì người nhập khẩu sẽ viết đơn yêu cầu phát hành L/C
tại ngân hàng của người nhập khẩu. Bản chất của Đơn yêu cầu là một hợp đồng dịch vụ
ký kết giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu nên cần dựa vào các văn bản pháp lý
điều chỉnh. Đồng thời, người nhập khẩu cũng phải ký quỹ tại ngân hàng phát hành để đảm
bảo rủi ro thanh toán cho ngân hàng phát hành. Tại Việt Nam, người nhập khẩu có thể yêu
cầu phát hành L/C tại chi nhánh của ngân hàng phát hành.
 Phát hành L/C
Ngân hàng phát hành L/C cũng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu sẽ phát
hành và thông báo L/C qua ngân hàng đại lý của mình tại nước người thụ hưởng ( ngân
hàng thông báo). Trong trường hợp ngân hàng thông báo không có quan hệ đại lý với
ngân hàng phát hành thì phải qua một ngân hàng thứ 3 có quan hệ đại lý với cả 2 ngân
hàng này.
L/C được phát hành bằng điện (SWIFT MT 700). L/C sau khi phát hành hoàn toàn
độc lập với hợp đồng mua bán và được coi là không thể huỷ ngang. Thời điểm L/C được
coi là đã phát hành khi L/C đó vượt ra khỏi tầm kiểm soát của ngân hàng phát hành.
 Thông báo L/C
Theo điều 9 UCP 600, ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật bên ngoài của
L/C. Nếu không kiểm tra được tính chân thật bề ngoài của L/C, ngân hàng thông báo phải
thông báo lại không chậm trễ cho ngân hàng phát hành, hoặc nếu vẫn quyết định thông
báo L/C, thì phải thông báo rằng l/C không thoải mãn tính chân thật bề ngoài
Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo, người thụ hưởng kiểm tra nội
dung trong L/C. Nếu chấp nhận L/C thì sẽ giao hàng. Còn không chấp nhận thì sẽ yêu cầu
sửa đổi Thư tín dụng tuân theo điều 10 UCP 600. Người thụ hưởng nên kiểm tra uy tín
của
ngân hàng phát hành nếu không tin tưởng thì yêu cầu xác nhận L/C. Cần kiểm tra nội
dung của L/C có phù hợp với các điều khoản và điều kiện của hợp đồng cơ sở hay không?
Hoặc các điều khoản của L/C có khiến người thụ hưởng khó hoàn thành nghĩa vụ của
mình hay không?
 Giao hàng
Người hưởng lợi sẽ giao đúng hàng hoá theo quy định trong hợp đồng cơ sở và tập
hợp đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng.
 Xuất bộ chứng từ và đòi tiền Ngân hàng
Trường hợp thông thường là người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ đòi tiền ngân
hàng phát hành sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng thông báo. (Available with
issuing bank)
Nếu người hưởng lợi đòi tiền Ngân hàng thông báo thì lúc đó ngân hàng thông báo
sẽ kiểm tra chứng từ, nếu xuất trình phù hợp thì sẽ trả tiền cho người hưởng lợi nếu là trả
tiền ngay hoặc chấp nhận thanh toán nếu là hối phiếu trả chậm. Sau đó, ngân hàng thông
báo sẽ xuất trình chứng từ đòi lại tiền từ ngân hàng ký phát. (Available with advising
bank)
Trường hợp có ngân hàng thứ ba tham gia (ngân hàng chỉ định). Người hưởng lợi
xuất bộ chứng từ và đòi tiền ngân hàng chỉ định - một ngân hàng mà ngân hàng phát hành
đã uỷ quyền thanh toán. Ngân hàng chỉ định sau khi kiểm tra chứng từ và thanh toán cho
người hưởng lợi thì đòi lại tiền của ngân hàng ký phát - uỷ quyền hoàn trả. (Available
with bank A)
Trường hợp người thụ hưởng đòi tiền ngân hàng thương lượng thanh toán, ngân
hàng thương lượng thanh toán có thể là ngân hàng thông báo, ngân hàng chỉ định hoặc bất
kỳ một ngân hàng nào. Ngân hàng đó sẽ mua lại bộ chứng từ với giá chiết khấu từ người
thụ hưởng và sẽ trở thành người thụ hưởng tiếp theo của bộ chứng từ và đòi tiền của ngân
hàng phát hành vào ngày đáo hạn. Tuy nhiên trường hợp này rất rắc rối, thường gặp rủi ro
dẫn đến tranh chấp, vì vậy ngân hàng thương lượng thanh toán cần cân nhắc kỹ uy tín của
người yêu cầu, ngân hàng phát hành, người thụ hưởng,... (Available with any bank by
negotiation)
Trường hợp người hưởng lợi đòi tiền ngân hàng phát hành bằng điện. Ngân hàng
phát hành thư tín dụng TTR. Sau khi bên bán xuất trình bộ chứng từ thì ngân hàng
thông báo
kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với điều kiện và điều khoản của thư tín dụng thì điện đòi
tiền và chuyển luôn chứng từ cho ngân hàng phát hành. Sau khi nhận được tiền của ngân
hàng phát hành trả thì ngân hàng thông báo gửi lại số tiền cho người hưởng lợi. (Available
with issuing bank by TTR)
 Chấp nhận hoặc từ chối thanh toán
- Theo Về kiểm tra L/C
Theo điều 14 UCP 600, Ngân hàng phát hành/ Ngân hàng thanh toán có tối đa 5
ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định việc xuất trình phù hợp.
Ngân hàng sẽ kiểm tra chứng từ theo L/C, UCP và ISBP.
- Về chấp nhận hay từ chối thanh toán
Nếu xuất trình phù hợp, ngân hàng phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu
xuất trình không phù hợp, theo điều 16 UCP 600, ngân hàng có quyền tiếp xúc với người
nhập khẩu đề nghị bỏ qua sai biệt. Do đó, khi ngân hàng gửi thông báo kiểm tra chứng từ
cho người mua thì người mua phải trả lời bằng văn bản trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận
được thông báo của ngân hàng phát hành.
1.2.5. Nội dung của L/C
 Số hiệu, địa điểm và ngày phát hành
- Số hiệu: Mỗi L/C cần có một số hiệu để có trao đổi thư từ, điện tín liên quan
đến thực hiện L/C và cũng để dẫn chiếu trong các thông tin liên quan đến L/C.
VD: dẫn chiếu trong B/E
- Địa điểm phát hành: Là nơi mà ngân hàng phát hành L/C. Có ý nghĩa trong việc
chọn luật giải quyết luật tranh chấp nếu trong L/C không dẫn luật áp dụng
- Ngày phát hành: Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng phát hành
L/C với người thụ hưởng. Là ngày bắt đầu tính thời gian hiệu lực của L/C
- Tên, địa chỉ của các bên liên quan: Tên, địa chỉ của bên yêu cầu; tên, địa chỉ
của bên hưởng lợi; tên, địa chỉ của ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo,
ngân hàng thanh toán (nếu có)
 Số tiền trong L/C
Số tiền thường đi kèm đơn vị tiền tệ rõ ràng. Một số mặt hàng rời không nên ghi
số tiền xác định mà chỉ ghi một giới hạn. Nếu dùng những từ ngữ “khoảng” để
miêu tả số tiền của L/C thì được phép xê dịch 10% tổng số tiền/số lượng/đơn giá
(Điều 30 UCP 600)
 Loại thư tín dụng
 Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng
- Thời hạn hiệu lực: Do các bên thỏa thuận nhưng cần thỏa thuận một cách hợp
lý vì thời hạn quá ngắn sẽ khiến người xuất khẩu không giao kịp hàng, thời hạn
quá dài sẽ khiến người nhập khẩu bị đọng vốn và chịu chi phí phát hành cao.
- Thời hạn trả tiền: Có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả ngay;
hoặc có thể nằm ngoài nếu như trả sau/chấp nhận hối phiếu. Miễn là hối phiếu có
kỳ hạn được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời hạn hạn giao hàng: Ngày giao hàng muộn nhất là ngày giao hàng nếu L/C
cấm giao hàng từng phần. Ngày giao hàng sớm nhất là ngày giao hàng nếu L/C
cho phép giao hàng từng phần
 Nội dung về hàng hoá
 Quy định về chứng từ xuất trình
 Cam kết của ngân hàng (nếu có) và chữ ký của ngân hàng
CHƯƠNG II: MỘT SỐ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
NHỜ THU VÀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
2.1. Rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu
2.1.1. Rủi ro trong phương thức Nhờ thu trơn:
Do việc trả tiền phương thức nhờ thu trơn không căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa,
mà chỉ dựa vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký phát.
 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Đối với phương thức nhờ thu trơn, đối tượng nhận rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất
khẩu. Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiên thanh
toán. Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm
trễ và tốn kém.
Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hay từ
chối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn. Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà
nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán do tình hình tài chính,
kinh doanh nhà nhập khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo
thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng nhận
được tiền.
 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
Rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán, trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được gửi đi nhưng chưa tới,
hoặc khi nhận hàng hố có thể không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại và số lượng
như đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
2.1.2. Rủi ro trong phương thức Nhờ thu kèm chứng từ
Trong phương thức này nhà xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa và chưa được
thanh toán cũng như không có bảo lãnh thanh toán ngay từ lúc gửi hàng đi. Rủi ro thanh
toán hoàn toàn thuộc về nhà xuất khẩu khi nhà nhập khẩu không trả tiền khi đã nhận được
hàng. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần, thu được hay không ngân hàng
cũng thu thủ tục phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh
toán. Nên nếu là tổ chức xuất khẩu ta chỉ sử dụng phương thức này khi có tín nhiệm hoàn
toàn với nhà nhập khẩu, hoặc có giá trị xuất khẩu nhỏ, mang tính chất thăm dò thị trường
hay hàng hóa bị ứ đọng khó tiêu thụ... Phương thức nhờ thu kèm chứng từ thủ tục đơn
giản, và chỉ phí rẻ, nhưng mức độ rủi ro đối với nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu cao hơn
so với phương thức tín dụng chứng từ.
 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Tập trung chủ yếu việc thanh toán không được thực hiện sau khi hàng giao. Nó bao
gồm: Làm trái với lệnh nhờ thu, ngân hàng xuất trình đã trao bộ chứng từ hàng hóa cho
nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Điều này có thể
xảy ra ở một số quốc gia, khi mà ngân hàng ưu tiên đặt mối quan hệ doanh nghiệp trong
nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ
quốc gia.
Nhà xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại đối với ngân hàng xuất
trình. Chữ ký chấp nhận thanh toán có tên bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không đủ
thẩm quyền hay chưa được đăng ký mẫu dấu, chữ ký. Ngân hàng chuyển chứng từ NH
nhà xuất khẩu luôn giữ lập trường rằng, nếu ngân hàng xuất trình có sai sót trong việc
thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậu quả đều do nhà xuất khẩu phải tự gánh chịu, thậm chí
ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu không hề liên quan đến việc chỉ định ngân hàng
xuất trình Theo URC522, điều 11b. Toàn bộ hay một phân chứng từ bị thất lạc. Số hàng
hóa mà bộ chứng từ là đại diện chỉ có thể được chuyển cho hay theo lệnh của ngân hàng
xuất trình với sự đồng ý của ngân hàng này từ trước.
Ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng
hóa, giao hàng hay dỡ hàng hóa. Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa như dàn
xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm
nào về tổn thất hay hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nhà xuất khẩu thường phải gánh chịu mọi
chi phí liên quan đến công việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho dù ngân hàng không
được yêu cầu làm các công việc này. Nhà nhập khẩu đã thanh toán để nhận bộ chứng từ,
nhưng ngân hàng xuất trình không chuyển cho ngân hàng chuyển, chứng từ để trả cho nhà
xuất khẩu. Điều này có thể xảy ra, ví dụ khi ngân hàng xuất trình không thể hoặc phải
chậm thanh toán do các giải pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngồi lãnh
thổ quốc gia. Ngân
hàng xuất trình chuyển tiền cho ngân hàng chuyển chứng từ, nhưng ngân hàng này lại
chậm trễ hay bị mất khả năng thanh toán, do đó nhà xuất khẩu nhận được tiền chậm hoặc
không nhận được tiên. Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán,
trong khi hàng hóa đã được gửi từ trước. Dù nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu
theo hợp đồng đã ký, nhưng điều này mất nhiều thời gian, trong khi, hàng hóa có thể đã
bốc dỡ và lưu kho hoặc nhà xuất khẩu đã ra lệnh chuyên chở hàng về nước.
Bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất mà nhà nhập
khẩu chịu như đã thỏa thuận mà nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, ngân hàng xuất trình
vẫn trao chứng từ cho nhà nhập khẩu theo lệnh nhờ thu để được thanh toán và khấu trừ
chi phí phát sinh, số tiền còn lại trả cho ngân hàng chuyển chứng từ để thanh toán cho nhà
xuất khẩu Theo URC522, điều 21a. Điều này làm nhà xuất khẩu mất một khoản chi phí
không muốn.
 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ phần lớn rủi ro thuộc về nhà xuất khẩu, tuy
nhiên nhà nhập khẩu vẫn đứng trước các rủi ro. Cho dù nhà nhập khẩu có cơ hội kiểm
chứng từ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán, nhưng hàng hóa thì có thể đã
không được kiểm định, chưa được bảo hiểm đầy đủ, hay không tuân theo các tiêu chuẩn
ghi trong hợp đồng thương mại. Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất
khẩu lập thanh toán do các giải pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài
lãnh thổ quốc gia.
Hàng hóa đã được bảo hiểm đầy đủ hay chưa? Và nhà xuất khẩu có thể khiếu nại
tiền bồi thường nếu hàng hóa bị tổn thất hay hư hại không? Các ngân hàng không chịu
trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ nào theo URC522, điều 14a.
 Rủi ro đối với ngân hàng chuyển chứng từ:
Nhìn chung, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã
cho nhà nhập khẩu vay trước khi nhận được tiền chuyển đến ngân hàng xuất trình chiết
khấu chứng từ nhờ thu. Nếu không nhận được tiền chuyển đến, ngân hàng chuyển chứng
từ chịu rủi ro tín dụng trong việc nhà xuất khẩu hoàn trả tiền vay.
 Rủi ro đối với ngân hàng xuất trình:
Nếu ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho ngân hàng chuyển chứng từ trước khi nhà
nhập khẩu thanh tổn, thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và
không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. Nếu ngân hàng xuất trình cho nhà
nhập khẩu vay để thanh toán, thì có thể chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu. Chịu
trách nhiệm kiểm tra chứng từ nhận được xem có đủ và phù hợp với danh mục liệt kê
chứng từ gửi tới, nếu chứng từ không đủ hoặc không phù hop thi phai thong báo cho ngân
hàng chuyển chứng từ để xin chỉ thị tiếp. Ngân hàng chuyển chứng từ có thể yêu câu
rằng, nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán, thì ngân
hàng xuất trình thu xếp để hàng hóa được lưu kho và được bảo hiểm cho đến khi bán
được cho khách hàng mới hay chuyển hàng quay về nước. Nếu điều này xảy ra, thì ngân
hàng xuất trình phải được bù đắp chi phí đầy đủ.
2.1.3. Biện pháp hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức nhờ thu:
2.1.3.1. Đối với phương thức Nhờ thu trơn
Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu, thông thường
hoạt động này diễn ra trước thời điểm thanh toán. Đây có thể là một bất lợi cho nhà xuất
khẩu, nhà nhập khẩu chưa phải thanh toán tiền hàng nhưng đã nắm giữ được chứng từ để
nhận hàng từ nhà chuyên chở nhưng sau đó cố ý chiếm dụng vốn, thanh toán chậm, thiếu,
từ chối thanh toán. Ngân hàng chỉ là một tổ chức trung gian thu hộ và có thể bị nhà nhập
khẩu từ chối.
Vì vậy, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cần hạn chế áp dụng phương thức
này. Nếu áp dụng phương thức thanh toán này, thì chỉ nên áp dụng khi cả hai bên là đối
tác tin cậy của nhau, đồng thời trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần có các chế
tài nghiêm ngặt để bảo đảm nhà nhập khẩu thanh toán. Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do không thanh toán, chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ; chịu lãi
suất chậm trả, chịu phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
2.1.3.2. Đối với phương thức Nhờ thu kèm chứng từ
Nhà xuất khẩu không giao trực tiếp chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu
phải trả tiền thì Ngân hàng mới giao chứng từ để mang chứng từ đi nhận hàng. Như vậy,
phương
thức này bảo vệ được lợi ích của nhà xuất khẩu, tránh được tình trạng bị nhà nhập khẩu
chiếm dụng vốn, chậm thanh toán, thanh toán không đầy đủ hoặc từ chối thanh toán.

2.2. Rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt nhưng cũng không
phải là một phương thức tránh được hoàn toàn rủi ro cho các bên tham gia.
2.2.1. Rủi ro kỹ thuật
 Rủi ro đối với nhà xuất khẩu
Khi nhận được L/C từ ngân hàng (NH) thông báo, nếu nhà xuất khẩu (XK) kiểm tra
các điều kiện chứng từ không kĩ, chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi mà nhà XK không
thể đáp ứng được trong khâu lập chứng từ sau này. Khi các yêu cầu đó không được thoả
mãn, NH phát hành từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Lúc đó, nhà nhập khẩu
(NK) sẽ có lợi thế để thương lượng lại về giá cả nằm ngoài các điều khoản của L/C và nhà
XK sẽ gặp bất lợi.
Trong thanh toán tín dụng chứng từ (TDCT), ngân hàng mở L/C đứng ra cam kết
thanh toán cho người XK khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C,
NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán TDCT đòi
hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C.
Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK cũng có thể bị NH mở L/C và
người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu
quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà XK.
Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh
toán hay chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hoá như dỡ hàng,
lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá
hay chở hàng về quay về nước. Đồng thời, nhà XK phải chịu những chi phí như lưu tàu
quá hạn, phí lưu kho… trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà NK là sẽ đồng ý hay
từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
Nếu NH phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là
hoàn hảo thì cũng không được thanh toán.
 Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Trong thanh toán TDCT, việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn cứ
vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá. NH chỉ kiểm tra
tính chân thật bề ngoài của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong
của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hoá. Như vậy sẽ không có sự đảm
bảo nào cho nhà NK rằng hàng hoá sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không. Nhà NK có thể
nhận được hàng kém chất lượng hoặc bị hư hại trong quá trình vận chuyển mà vẫn phải
hoàn trả đầy đủ tiền thanh toán cho NH phát hành.
Khi nhà NK chấp nhận bộ chứng từ hàng hoá sẽ có nguy cơ gặp rủi ro. Bộ chứng từ
là cơ sở pháp lý đầu tiên về tính đúng đắn của hàng hoá. Nếu nhà NK không chú ý kiểm
tra kỹ bộ chứng từ (từ lỗi, câu chữ, số lượng các loại chứng từ, cơ quan có thẩm quyền
cấp các loại giấy chứng nhận…) mà chấp nhận bộ chứng từ có lỗi sẽ bị thiệt hại và gặp
khó khăn trong việc khiếu nại sau này.
Một rủi ro mà nhà NK hay gặp là hàng đến trước bộ chứng từ, nhà NK chưa nhận
được bộ chứng từ mà hàng đã cập cảng. Bộ chứng từ bao gồm vận đơn, mà vận đơn lại là
chứng từ sở hữu hàng hoá nên thiếu vận đơn thì hàng hoá không được giải toả. Nếu nhà
NK cần gấp ngay hàng hoá thì phải thu xếp để NH phát hành phát hành một thư bảo lãnh
gửi hãng tàu để nhận hàng. Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà NK phải trả thêm một
khoản phí cho NH. Hơn nữa, nếu nhà NK không nhận hàng theo quy định thì tiền bồi
thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh.

 Rủi ro đối với ngân hàng phát hành


Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kỹ đơn xin mở L/C sẽ
dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho NH sau này.
Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận
thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để
bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì NH không thể đòi tiền nhà NK.
Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu
chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có
sự chấp nhận trước của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ
chứng từ có sai sót, khi đó nhà NK không chấp nhận và NH sẽ không truy hoàn được tiền
từ nhà NK.
Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định
của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do
kinh doanh thua lỗ.
Nếu trong L/C ngân hàng phát hành không quy định bộ vận đơn đầy đủ(full set off
bills of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một
phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là ngân hàng phát hành theo
cam kết của L/C.
NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động theo đúng UCP 600, đó là đưa
ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 5 ngày làm việc của ngân hàng. Theo quy định
là không quá 5 ngày.
 Rủi ro đối với ngân hàng thông báo
NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, đồng thời
phải xác minh chữ ký, mã khóa (testkey), mẫu điện của NH phát hành trước khi gửi thông
báo cho nhà XK. Rủi ro xảy ra với NH thông báo là khi NH này thông báo một L/C giả
hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH chưa xác nhận được tình
trạng mã khoá hay chữ ký uỷ quyền của NH mở L/C.
 Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà
XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NH phát hành hay không. Như vậy, NH xác
nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành.
Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có
sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng từ có lỗi, NH phát hành không
chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận không thể đòi tiền NH phát hành.
 Rủi ro đối với các ngân hàng được chỉ định
Các NH được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà XK trước khi nhận
được tiền hàng từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được
xuất trình, các NH được chỉ định thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi để
trợ giúp nhà XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà
XK.
2.2.2. Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro khi một bên tham gia phương thức thanh toán TDCT
cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của L/C, làm ảnh hưởng
tới quyền lợi của bên kia.
 Rủi ro đạo đức đối với nhà xuất khẩu
Mặc dù trong thanh toán TDCT đã có sự cam kết của NH mở L/C nhưng sự tin
tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán vẫn được coi là yếu tố quan trọng đảm
bảo cho sự an toàn của thanh toán quốc tế (TTQT). Khi người NK không thiện chí, cố ý
không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai sót cho dù là rất nhỏ của bộ
chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ
chối thanh toán.
 Rủi ro đạo đức đối với nhà nhập khẩu
Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì NH chỉ làm việc
với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay không. Do đó
nhà NK có thể gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi gian dối, lừa đảo…trong việc giao hàng:
cố tình giao hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng… Một nhà XK chủ tâm gian lận
có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế
không có hàng giao, người NK vẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không
nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng theo hợp đồng.
 Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng
NH là người gánh chịu rủi ro đạo đức : NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho
người hưởng lợi theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp người NK chủ tâm
không hoàn trả. NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kết
của mình như từ chối thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán hoặc đứng về phía khách hàng
gây khó khăn trong quá trình thanh toán.
2.2.3. Rủi ro chính trị
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử
dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia trong phương thức TDCT ở
nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Do đó,
phương thức TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị, xã hội của các
quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị, xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh
hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp… từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Rủi ro chính trị trong thanh
toán quốc tế theo phương thức TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về
chính trị của các nước có liên quan trong quá trình thanh toán.Thông thường đó là rủi ro
do thay đổi môi trường pháp lý như: thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, cơ chế
ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên
thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm các bên tham gia XNK và
ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ, gây
thiệt hại cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay
chiến tranh, đảo chính, đình công…hoặc những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả
hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình
thanh toán.
2.2.4. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế
Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán TDCT hay gặp là sự khủng
hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế
của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong toả hoặc
tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước
ngoài của một quốc gia là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được
áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không
đòi được tiền. Ngoài ra, sự phong tỏa kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba,
Iraq… cũng mang lại những rủi ro cho bất kỳ quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động
xuất nhập khẩu với các nước đó.
2.2.5. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ
 Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế, trước hết là
phương thức thanh toán TDCT.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để tối đa hoá lợi ích và giảm
thiểu rủi ro, các quốc gia đều phải điều chỉnh chính sách và củng cố hệ thống tài chính-
ngân hàng một cách tích cực. Đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát triển và ở
giai đoạn đầu của quá trình hội nhập như Việt Nam, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp lý
về hoạt động tài chính- ngân hàng là hết sức cần thiết. TTQT mặc dù chỉ là một nghiệp vụ
ngân hàng nhưng lại liên quan trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm, uy tín của nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật hay pháp lệnh riêng về hoạt động TTQT.
Thực tiễn các doanh nghiệp và các NHTM khi tham gia thanh toán tín dụng chứng từ hay
gặp nhiều rủi ro, tranh chấp và xung đột pháp luật, mặc dù họ đã tìm mọi cách bảo vệ
mình.
 Tổ chức tốt thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối
Việt Nam ngày càng phát triển.
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm
giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Việc hoàn thiện và phát
triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện quan trọng để các
NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và tạo thuận lợi cho nghiệp vụ thanh
toán quốc tế được thực hiện tốt hơn. Thông qua thị trường này, ngân hàng Nhà nước có
thể điều chỉnh tỷ giá cuối cùng một cách linh hoạt và chính xác nhất. Nhằm hoàn thiện thị
trường ngoại hối Việt Nam, chúng ta cần đa dạng hoá các loại ngoại tệ và các hình thức
giao dịch như: mua bán trao ngay (Spot), mua bán kỳ hạn (Forward), quyền chọn
(Option), tương lai (Future) ; mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường nhằm làm cho
thị trường hoạt động sôi động hơn, tỷ giá giao dịch sát với thực tế hơn. Ngoài ra, đây cũng
chính là giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, góp phần nâng cao chất lượng thúc
đẩy thanh toán quốc tế phát triển.
 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Tình trạng của cán cân TTQT liên quan đến khả năng thanh toán của cả nước, của
các ngân hàng, tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại tệ của cả nước.
Để cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, hạn chế tình trạng nhập siêu hiện nay, Nhà
nước cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt hướng vào các thị trường lớn
như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc thông qua các hiệp định thương mại được ký kết
giữa chính phủ các nước.
- Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Quản lý chặt chẽ nợ vay nước ngoài. Vay nợ nước ngoài cần phải đáp ứng được
hai mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả sử dụng và giữ được mức nợ ở một tỷ lệ
hợp lý, tương ứng với năng lực trả nợ của đất nước.
- Cải tiến cơ cấu hàng XK: tăng XK sản phẩm đã qua chế biến, giảm lượng hàng
thô…Hạn chế NK các loại hàng tiêu dùng và các mặt hàng trong nước đã sản xuất
được.
- Thực hiện cơ sở tỷ giá hối đoái thích hợp có lợi cho xuất khẩu.
 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, công
nghệ ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu của toàn ngành Ngân hàng. TTQT là một trong
những hoạt động ngoại bảng mang lại thu nhập cho ngân hàng dưới dạng phí ngày một
tăng không những về mặt số lượng mà cả tỷ trọng. Tuy nhiên, hoạt động ngoại bảng này
lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, muốn kinh doanh có hiệu quả, một điều kiện không thể thiếu là kỹ
thuật, công nghệ hiện đại để cung cấp thông tin chính xác, cập nhật, xử lý tình huống nhanh
chóng.
Công nghệ ngân hàng phải đưa ra các công cụ thanh toán hợp lý, phải xác định cách
thức thanh toán sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế của Việt Nam, đồng thời
cũng là yếu tố kích thích cho kinh tế Việt Nam phát triển. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ
cho hoạt động ngân hàng phải mang tính hiện đại và có thể sử dụng lâu dài, tránh lạc hậu.
Các NHTM khi tham gia vào thanh toán TDCT phải ban hành, bổ sung, hoàn
chỉnh quy trình cụ thể, chặt chẽ, rõ ràng.
Các NHTM phải ban hành quy định qui trình TTQT trong hệ thống của mình một
cách chặt chẽ, nhất quán, tuân theo quy tắc, thông lệ quốc tế, không trái pháp luật Việt Nam,
phù hợp với mô hình tổ chức, bộ máy của NH đó. Các quy định càng cụ thể, rõ ràng bao
nhiêu, càng giúp cho các cán bộ thanh toán tránh sai sót bấy nhiêu. Các NHTM Việt Nam
cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, phối hợp giúp nhau trong TTQT, đặc biệt là
trong thanh toán TDCT.
CHƯƠNG III: TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN NHỜ THU VÀ TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ
3.1. Case Study về phương thức thanh toán nhờ thu của ngân hàng
Agribank
3.1.1. Lịch sử hình thành và phạm vi hoạt động
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là
Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) được
thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988, hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Lúc mới thành lập, ngân hàng mang tên
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990 được đổi tên thành Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam và đến cuối năm 1996, ngân hàng đổi tên thành tên gọi như
hiện nay.
3.1.2. Vài nét về tình hình hoạt động và dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân
hàng
Theo thống kê của UNDP – chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, Agribank là
ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên,
mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vị thế dẫn đầu của
Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
• Tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng.
• Vốn tự có: 22.176 tỷ đồng.
• Tổng tài sản 470.000 tỷ đồng.
• Tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng.
• Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
• Nhân sự: 35.135 cán bộ.
Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án
nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)...
Agribank
hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương
(APRACA)
Một trong những hoạt động được đánh giá cao và uy tín tại Agribank hiện nay là
cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.
Hiện Agribank đang cung cấp hầu hết các loại hình thanh toán bao gồm:

 Chuyển tiền: bao gồm nhận tiền chuyển đến, nhận tiền chuyến đi...
 Nhờ thu: bao gồm nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu
 Bảo lãnh quốc tế
 Tín dụng chứng từ: bao gồm dịch vụ phát hành L/C, thanh toán L/C, thông
báo, chuyển nhượng L/C, nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C, dịch vụ Standby
L/C
3.1.3. Phân tích một số tình huống xảy ra trong phương thức nhờ thu
3.1.3.1. Tình huống 1: Tình huống tranh chấp liên quan đến chứng từ
 Đối tượng tham gia
Người nhờ thu: Công ty xuất khẩu Prosimex tại Việt Nam
Người trả tiền: Công ty nhập khẩu HOOGLAND của Hà Lan
Ngân hàng chuyển nhờ thu: Ngân hàng Agribank
Ngân hàng thu: Ngân hàng RABOBANK
Ngân hàng Agribank tiến hành chuyển chứng từ theo yêu cầu của nhà xuất khẩu Việt
Nam sang cho ngân hàng RABOBANK và nhờ thu tiền nhà nhập khẩu HOOGLAND.
Trong quá trình thu hộ ở các ngân hàng diễn ra không theo hợp đồng xuất khẩu, và
bị thất lạc chứng từ và nhà xuất khẩu phải chịu thiệt hại
 Tranh chấp
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, công ty Xuất khẩu Prosimex tiến hành
giao hàng đến địa điểm thỏa thuận cho công ty Nhập khẩu HOOGLAND
2. Công ty xuất khẩu Prosimex lập bộ chứng từ đầy đủ và điền thông tin vào chỉ thị
nhờ thu ủy thác cho ngân hàng Agribank thu hộ tiền và chuyển phát nhanh chỉ thị nhờ thu
và bộ chứng từ cho ngân hàng RABOBANK ủy thác việc thu tiền cho ngân hàng
RABOBANK
3. Ngân hàng RABOBANK nhận được chuyển phát nhanh sau đó kiểm tra bộ chứng
từ gửi đến nhưng phát hiện thiếu mất chứng từ do đó người nhập khẩu không chấp nhận
thanh toán
4. Công ty Prosimex khiếu nại Ngân hàng Agribank làm mất chứng từ của mình dẫn
đến thiệt hại
 Giải quyết
Căn cứ vào Khoản a), điều 14 của Quy tắc thống nhất về nhờ thu - URC 522,
quy định như sau:
Điều 14: Sự miễn trách về việc chậm trễ, mất mát trong vận chuyển và dịch thuật
a. Các ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh
từ việc chậm trễ và/hoặc việc mất mát các thư từ trong việc vận chuyển bất cứ các điện
tín, các thư từ, các chứng từ nào hoặc đối với việc chậm trễ, cắt xén hay các sai sót khác
phát sinh trong quá trình chuyển bất cứ điện tín nào hoặc đối với các lỗi trong dịch thuật
và/hoặc giải thích đối với các thuật ngữ. Và Khoản a Điều 12, URC 522 do ICC ban hành
2017:
“Các ngân hàng phải xác định rằng các chứng từ nhận được đều được liệt kê trong
bản chỉ thị nhờ thu và phải thông báo bằng đường viễn thông hoặc nếu không thể thì
bằng các phương tiện hỏa tốc, không chậm trễ cho bên đã gửi chỉ thị nhờ thu về bất kỳ
một chứng từ nào bị thiếu hay khác với bản liệt kê. Về việc này các ngân hàng không có
nghĩa vụ gì thêm.”
 Kết luận
Bị đơn (Ngân hàng Agribank) không có nghĩa vụ hay phải chịu trách nhiệm do việc
chứng từ bị mất trong quá trình vận chuyển. Do vậy nguyên đơn sẽ là bên phải chịu đựng
thiệt hại.
 Bài Học
- Quy định chặt chẽ các điều khoản về thời hạn giao nhận chứng từ trong thư ủy thác
và các chế tài khi đối tượng vi phạm.
- Thống nhất việc kiểm định chất lượng hàng hóa với HOOGLAND để không chịu
rủi ro đối tác từ chối thanh toán do chất lượng sản phẩm
- Cần phải có những quy định chặt chẽ hơn trong lệnh nhờ thu về nghĩa vụ của ngân
hàng RABOBANK đồng thời cũng cần quy định thêm những chế tài cần thiết để nếu rủi
ro xảy ra, bên PROSIMEX có cơ sở và dễ dàng hơn trong quá trình khiếu nại.
- PROSIMEX không gia hạn hối phiếu giống như những trường hợp khác, nên gia
hạn thời gian ngắn hơn để nếu rủi ro xảy ra, PROSIMEX sớm thực hiện những khiếu nại
cần thiết để thu hồi vốn và tránh không bị chiếm dụng vốn quá lâu.
- PROSIMEX cần thương lượng rõ ràng với HOOGLAND về:
Trung gian giám định chất lượng sản phẩm.
Mức độ hao hụt hàng hóa có thể chấp nhận được.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quá trình vận chuyển để không
chịu những rủi ro thanh toán xuất phát từ nguyên nhân này.
3.1.3.2. Tình huống 2: Tranh chấp do liên quan đến hàng hoá
Công ty Cholimex của Việt Nam ký 1 hợp đồng xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ
theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
Đối tượng tham gia:
Ngân hàng chuyển: Ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng thu: Ngân Hàng CitiBank NewYork.
Phương thức thanh toán: Nhờ thu kèm chứng từ (D/P).
 Tranh chấp
1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, công ty Cholimex tiến hành giao hàng
sang Mỹ cho nhà nhập khẩu công ty Gabrovec
2. Công ty Cholimex ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa đến
ngân hàng Vietcombank để nhờ thu hộ tiền từ công ty Gabrovec
3. Trong chỉ thị nhờ thu, công ty Cholimex đã đề nghị ngân hàng nhờ thu yêu cầu
ngân hàng thu hộ Citibank thực hiện việc mua bảo hiểm cho hàng hóa.
4. Ngân hàng Vietcombank chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân
Citibank để thông báo cho người nhập khẩu.
5. Ngân hàng Citibank lập thông báo gửi công ty Gabrovec
6. Sau khi hàng đã cập cảng và lưu kho, ngân hàng thu hộ Citibank chuyển bộ chứng
từ cho công ty Gabrovec yêu cầu thanh toán. Sau đó , trong quá trình hàng hóa vận
chuyển trên biển, hàng hóa bị thất lạc do thời thiên tai nên nhà nhập khẩu từ chối nhận bộ
chứng từ vì cho rằng hàng không đảm bảo đạt số lượng và chất lượng. Ngoài ra, ngân
hàng Citibank đã không thực hiện việc mua bảo hiểm cho hàng hóa như trong chỉ thị nhờ
thu dẫn đến hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, không được bồi thường. Do đó, Cholimex
yêu cầu ngân hàng Citibank phải bồi thường toàn bộ giá trị hàng hóa bị tổn thất
 Giải Quyết
Các nguyên tắc thống nhất về nhờ thu URC 552 1995 ICC có đề cập trong điều 10:
Các chứng từ đối với hàng hóa/ dịch vụ/ thực hiện:
b) Các ngân hàng không chịu trách nhiệm phải có bất kì hành động nào đối với
hàng hóa mà phương thức nhờ thu kèm chứng từ có liên quan kể cả việc lưu kho và bảo
hiểm hàng hóa ngay cả khi Lệnh nhờ thu quy định cụ thể điều đó. Các ngân hàng chỉ làm
điều đó khi và ở chừng mực mà họ chấp nhận trong từng trường hợp. Dù cho có quy định
ở điều 1c, quy định này được áp dụng ngay cả khi Ngân hàng thu không có bất cứ thông
báo cụ thể nào về vấn đề này
c) Tuy nhiên trong trường hợp các Ngân hàng có hành động bảo vệ hàng hóa, dù có
chỉ thị hay không, các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về số phận và/ hoặc tình
cảnh của hàng hóa và/ hoặc mọi hành động và/ hoặc có sai sót của bất kì bên thứ ba nào
được ủy nhiệm lưu kho và bảo vệ hàng hóa. Tuy nhiên, ngân hàng thu phải thông báo gay
cho ngân hàng đã gửi lệnh nhờ thu về bất kì hành động nào thuộc loại này.
Như vậy trong trường hợp này ngân hàng nhờ thu CitiBank mặc dù có nhận được
việc yêu cầu mua bảo hiểm trong hợp đồng nhờ thu. Ngân hàng đã không mua vì vượt
quá khả năng chấp nhận của họ. CitiBank cũng không thông báo lại với phía công ty
Gabrovec về việc họ không mua bảo hiểm. Và phía ngân hàng chuyển Vietcombank về
vấn đề bảo hiểm cũng không nhận được thông báo từ CitiBank. Tất cả những hành động
trên CitiBank đều không cần chịu trách nhiệm, tuy luật đã khuyến cáo cần có thông báo.
Tuy trong điều 1 (c) trong URC 522 có quy định “Nếu một ngân hàng, vì một lí do
nào đó không chịu tiến hành nhờ thu hoặc bất cứ chỉ thị liên quan nào mà ngân hàng này
nhận được thì ngân hàng này cần phải thông báo ngay cho bên ra chỉ thị nhờ thu bằng
đường viễn thông, nếu không có thể thì thông báo bằng các phương tiện khẩn cấp khác”
thì vì luật không quy trách nhiệm cho CitiBank, nên ở đây sau khi hàng đã được giao đến
nơi, CitiBank đã thực hiện được nghĩa vụ chính là nhận thu đơn chứng từ vào trao trả
chứng từ thì bên ngân hàng nhờ thu không cần chịu trách nhiệm liên quan nào nữa. Tóm
lại ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm về chứng từ tài khoản, không chịu trách nhiệm về hàng
hóa.
Cụ thể ở đây, phần trách nhiệm được quy định rõ cho bên nhập khẩu. Được ghi rõ ở
khoản e, điều 10 URC: “Mọi lệ phí, chi phí của các ngân hàng trong việc bảo vệ hàng
đều do bên gửi Lệnh nhờ thu gánh chịu”. Ở đây ta có thể thấy rõ rành trách nhiệm và cả
thiệt hại của khối hàng hóa đã được giao đến kho hoàn toàn thuộc về bên công ty nhập
khẩu Cholimex. Ở đây nguyên nhân chính là do phía công ty xuất khẩu đã tự nhầm lẫn
trách nhiệm bảo quản hàng hóa thuộc về bên ngân hàng nhờ thu nhưng thực chất ngân
hàng chỉ mang trách nhiệm giấy tờ nhờ thu
 Bài Học
- Tìm hiểu kỹ đối tác trao đổi thu mua hàng hóa
- Quy định chặt chẽ các điều khoản về thời hạn giao nhận chứng từ trong thư ủy thác
và các chế tài khi đối tượng vi phạm.
- Thống nhất việc kiểm định chất lượng hàng hóa với Cholimex để không chịu rủi ro
phải thanh toán do chất lượng sản phẩm
- Cần phải có những quy định chặt chẽ hơn trong lệnh nhờ thu về nghĩa vụ của ngân
hàng CitiBank đồng thời cũng cần quy định thêm những chế tài cần thiết để nếu rủi ro xảy
ra, Cholimex có cơ sở và dễ dàng hơn trong quá trình khiếu nại.
- Gabrovec cần thương lượng rõ ràng với Cholimex về:

 Trung gian giám định chất lượng sản phẩm.


 Mức độ hao hụt hàng hóa có thể chấp nhận được.
 Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quá trình vận chuyển để
không chịu những rủi ro thanh toán xuất phát từ nguyên nhân này.
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Để tránh rủi ro hàng hóa bị thất thoát, hư hại trên đường vận chuyển nên lựa chọn
hãng tàu có uy tín
3.2. Case Study về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank
3.2.1. Giới thiệu về NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (trước đây là Ngân hàng TMCP Các
Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh, viết tắt VPBank) là một ngân hàng ở Việt Nam được
thành lập ngày 12 tháng 08 năm 1993.
Sau 21 năm hoạt động, vốn điều lệ của ngân hàng VPBank tại ngày 31 tháng 3 năm
2021 là 25.299.680 triệu đồng (cập nhật theo BCTC Quý I/2021) và dự kiến đạt 75.000 tỷ
VNĐ vốn điều lệ vào năm 2022, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội
ngũ trên 7.000 cán bộ nhân viên.
Về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, VPBank là thành viên hệ thống viễn thông tài
chính liên Ngân hàng quốc tế SWIFT và quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng lớn trên toàn
thế giới mang đến dịch vụ chuyển tiền hoặc nhận tiền quốc tế trên phạm vi toàn cầu nhanh
chóng với chi phí hợp lý.
3.2.2. Case study: Thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại VPBank/ 1999
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một
ngân hàng (Ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người xin mở tín
dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của
thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó,
vì người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định đề ra trong thư tín dụng về Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ (UCP 600) và Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ
theo phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).
Từ đó có thể hiểu thực tiễn rằng, người xuất khẩu (người bán) chỉ cần đem bộ chứng
từ chứng minh đã giao hàng cho người vận tải đến ngân hàng giao dịch là có thể được
thanh toán. Còn người nhập khẩu (người mua) chỉ cần xuất trình bộ chứng từ hợp lệ tại
đơn vị vận tải là có thể nhận được hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm cho rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã
giúp hai bên xuất nhập khẩu tránh được rủi ro, thì phía ngân hàng mở L/C cũng vẫn tiềm
ẩn nguy cơ chịu thiệt hại từ những sự kiện cụ thể sau.
Năm 1999, việc mở L/C tại VPBank rất dễ dàng với hạn mức ký quỹ thấp và khả
năng đánh giá tín nhiệm còn hạn chế. Với khả năng đánh giá tín nhiệm trên, quy trình
phát hành L/C được coi là khá lỏng lẻo và chưa thực sự hoàn thiện tối ưu.
Hàng loạt L/C được mở tại VPBank với giá trị lớn một cách dễ dàng, đặc biệt hầu
hết là L/C trả chậm. Hoạt động trên dẫn đến kết quả hàng loạt các nhà nhập khẩu lớn mở
L/C tại đây bị mất khả năng thanh toán khi đến hạn.
Tuy nhiên, khi ngân hàng (VPBank) chấp thuận cho khách hàng mở L/C tức là ngân
hàng đã hoàn toàn đứng ra làm đơn vị bảo lãnh cho khoản thanh toán đó - tức là VPBank
đã trực tiếp phải tự chi trả cho các ngân hàng nước ngoài. Khi khoản mức thanh toán trở
nên quá lớn, thậm chí cả VPBank cũng mất khả năng thanh toán.
Tại thời điểm đó, VPBank đã bị thanh tra toàn bộ thực trạng. Đến cuối tháng
10/2001, hội đồng thanh tra đi đến quyết định cuối cùng: hoặc giải thể VPBank hoặc để
cho nhà băng này cơ hội cuối cùng để tự hồi phục.Sự việc trên dẫn đến một loạt các hậu
quả mà ngân hàng là đơn vị gánh chịu mức rủi ro lớn nhất. VPBank đã đứng trước nguy
cơ bên bờ vực phá sản, với các khoản thanh toán:
 Nợ quá hạn lên đến 80% và ngân hàng rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt.
 Tổng số nợ gần 800 tỷ VNĐ (tương đương 50 triệu $)
 Hoạt động huy động vốn bị khống chế, VPBank gần như đóng băng trong các
hoạt động xuất nhập khẩu với đối tác liên thông trong và ngoài nước
 Gần 100 cán bộ và 280 công nhân viên chức có năng lực quyết định rời khỏi
ngân hàng.
Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu thiệt hại chính,
sự việc này của VPBank còn kéo theo hàng chục ngân hàng khác của Việt Nam rơi vào
vòng xoáy hệ lụy to lớn. Đó là toàn bộ ngân hàng của Việt Nam bị hạ mức tín nhiệm. Bởi
khi L/C được mở trực tiếp tại các ngân hàng Việt Nam, bất kể ngân hàng công thương hay
thương mại đều bắt buộc bị gửi tiền mặt sang hoạt động ký quỹ và phong tỏa tại ngân
hàng nước ngoài. Việc này làm tăng thời gian và chi phí, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
thống ngân hàng Việt Nam và các nhà nhập khẩu.
3.2.3. Phân tích nguyên nhân:
 Mở rộng hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
quá dễ dàng
Khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở
giới hạn/mức độ nhất định.Trong giới hạn đó, ngân hàng có khả năng và sẵn sàng để hứng
chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng quá mức
đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín
dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ
chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Cùng với sự yếu kém của đội ngũ cán bộ,
nhân viên ngân hàng là nguy cơ rất cao xảy ra rủi ro tín dụng.
 Thực hiện không tốt nghiệp vụ ngân hàng trong hoạt động đánh giá khả năng
thanh toán của nhà nhập khẩu:
Đánh giá thông qua báo cáo tài chính để thấy đánh giá doanh nghiệp đó có khả năng
trả các món nợ khi tới hạn không. Từ đó, xem xét đưa ra các quyết định đầu tư, hơp tác và
cho vay để tránh rủi ro cao nhất.
3.2.4. Hướng giải quyết tại thời điểm đó của VPBank:
Ngay khi Tổng Giám đốc VPBank Lê Đắc Sơn lên tiếp quản
Ông Sơn được nhiều người biết đến với vai trò là nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng
VPBank, có công lớn trong việc cứu nhà băng này khỏi nguy cơ giải thể trong giai đoạn
2001-2004. Ông đã thực hiện những bước đi khôn khéo để cứu được VPBank thoát khỏi
bờ vực phá sản:
- Thực hiện đàm phán với các ngân hàng nước ngoài về việc giảm bảo lãnh nghĩa
vụ thư tín dụng và giảm các khoản nợ. Các ngân hàng nước ngoài đã chấp nhận
giảm khoản mức thanh toán 80% bằng ngoại tệ (còn 10 triệu đô cần thanh toán).
- Thực hiện đàm phán với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng bạn để thanh toán
hết số nợ của L/C quá hạn với các ngân hàng nước ngoài.
- Phát mại tài sản từ các nhà nhập khẩu mất thanh toán để thu hồi tiền.
- Vay tiền từ ngân hàng nhà nước.
Ngày 29/5/2004, tổng giám đốc Lê Đắc Sơn chính thức tuyên bố ngân hàng đã ra
khỏi chế độ bị kiểm soát đặc biệt. Như vậy thì sau những nỗ lực cứu vớt để vượt thoát
khỏi bờ vực phá sản, VPBank cũng mất tới 5 năm để hồi phục.
3.2.5. Giải pháp kinh nghiệm rút ra sau sự việc trên đối với VPBank và toàn bộ
các hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
Đối với L/C trả ngay, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được chứng
từ, thanh toán viên lập điện để thanh toán theo chỉ dẫn trong thư đòi tiền của NH gửi
chứng từ. Đối với L/C trả chậm, thanh toán viên lập điện thông báo chấp nhận thanh toán.
- Ngân hàng chỉ phát hành thư bảo lãnh hoặc ký hậu vận đơn để khách hàng nhận
hàng khi khách hàng có đủ tiền, kể cả tài khoản ký quỹ chuyển vào tài khoản tiền
gửi đảm bảo các khoản thanh toán.
- Chi nhánh sẽ tiến hành hạch toán thanh toán L/C từ tài khoản tiền gửi của khách
hàng hoặc từ tài khoản tiền vay trên cơ sở giấy nhận nợ của khách hàng đã được
phê duyệt, xuất ngoại bảng cam kết thanh toán và tính phí dịch vụ liên quan.
- Trường hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ ngân hàng, thanh toán
L/C…đơn vị phải làm đề nghị mua ngoại tệ để phòng Tài trợ thương mại xem xét
và trình lãnh đạo phê duyệt. Đề nghị mua này sẽ làm căn cứ để phòng Kinh doanh
và Ban lãnh đạo cho khách hàng vay bằng Đồng Việt Nam để mua ngoại tệ thanh
toán ra nước ngoài.
Rút ra rằng, trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu
cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà cần phải thông qua các ngân hàng
thương mại với hệ thống các chi nhánh và mạng lưới ngân hàng rộng khắp toàn cầu. Bởi
vậy, khi thay mặt khách hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng trở thành
một cầu nối trung gian thanh toán giữa hai đơn vị xuất nhập khẩu.
Thanh toán quốc tế là một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát
triển các hoạt động song song khác của ngân hàng, không chỉ là một dịch vụ trung gian
thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt
động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng và
sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng toàn thế giới.
KẾT LUẬN
Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đang đặt ra những thách
thức và cả những vận hội mới cho các quốc gia trong đó có Việt Nam trên con
đường phát triển kinh tế – xã hội của mình. Giao dịch thương mại quốc tế Việt
Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến rất đáng khích lệ. Hoạt động xuất
nhập khẩu đã đóng góp một phần không nhỏ trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Điều
này càng làm rõ ràng tầm quan trọng trong giao thương quốc tế, đặc biệt là hoạt
động thanh toán. Thanh toán quốc tế được coi là một bước rất quan trọng, một hoạt
động tất yếu để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và cải thiện vị thế trong thương
mại quốc tế.
Thông qua nội dung tiểu luận về những rủi ro trong phương thức thanh toán
nhờ thu và tín dụng chứng từ. Ta có thể hiểu thêm một số thông tin liên quan đến
rủi ro thường gặp phải trong từng phương thức và có những tình huống cụ thể. Việc
doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vốn hiểu biết và thành thạo trong hoạt động thanh
toán là hết sức cần thiết. Điều này làm giảm đáng kể những rủi ro mà doanh nghiệp
có thể gặp phải và giúp doanh nghiệp giải quyết những tranh chấp phát sinh.
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT Từ ngữ viết tắt Nội dung


1 NK Nhập khẩu
2 XK Xuất khẩu
3 GDP Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
4 L/C Letter of Credit – Thư tín dụng
7 ICC International Chamber of Commerce
9 NHTM Ngân hàng Thương mại
10 TDTC Tín dụng chứng từ
11 TTQT Thanh toán Quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS.TS Nguyễn Thị Thương Huyền, Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc
tế, NXB Tài chính.
- PGS.TS Tạ Văn Lợi, Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân.
- Uniform Customs and Practice for Documentary Credit ICC, 2007 Revision, No. 600.
- GS.TS Đinh Xuân Trình, Bộ tập quán Quốc tế về L/C của ICC, NXB Lao động
- GS.TS Đinh Xuân Trình, Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và ngân hàng sử dụng L/C
trong thanh toán quốc tế tuân thủ UCP600 2007 ICC (2020), NXB Tài chính
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu, URC522, Phòng Thương mại và Quốc tế ICC.

You might also like